Pages

Friday, July 6, 2012

KÝ NGUYỄN QUANG LẬP



                                  Khổ thân giáo sư

Lâu nay cứ tưởng giáo sư là học hàm được Nhà nước tấn phong cho những thầy giáo nghề nghiệp tinh thông,  nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục. Té ra không phải vậy, đọc Quyết định 174/2008/QĐ-TTg và Công văn  số 89/CV-HĐCDGSNN  mới ngã ngửa người ra: giáo sư không phải là một danh hiệu cao quí, đó chỉ là một chức vụ hành chính, giống bà trưởng phòng ông tổ trưởng vậy thôi, và được bổ nhiệm, bổ nhiệm hẳn hoi nhé.
 Lâu nay cứ tưởng giáo sư là học hàm được Nhà nước tấn phong cho những thầy giáo nghề nghiệp tinh thông,  nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp khoa học và giáo dục. Té ra không phải vậy, đọc Quyết định 174/2008/QĐ-TTg và Công văn  số 89/CV-HĐCDGSNN  mới ngã ngửa người ra: giáo sư không phải là một danh hiệu cao quí, đó chỉ là một chức vụ hành chính, giống bà trưởng phòng ông tổ trưởng vậy thôi, và được bổ nhiệm, bổ nhiệm hẳn hoi nhé.

 Đọc kĩ Quyết định 174 và Công văn 89 mà thương các giáo sư quá. Sau khi được hội đồng bầu chọn giáo sư xong đừng có tưởng bở ngồi rung đùi chờ Nhà nước tấn phong nhé, còn lâu. Giáo sư phải trải qua ba bước bi hài nữa may ra mới có cái danh hiệu cao quí ấy. Bước bi hài đầu tiên là sau khi bầu bán xong xuôi, có giấy chứng nhận giáo sư rồi nhưng theo  QĐ 174, “sau 2 năm không được bổ nhiệm, giấy chứng nhận chức danh GS, Phó GS không còn giá trị.” Muốn được bổ nhiệm các giáo sư phải làm việc cho một “cơ sở giáo dục đại học” nào đó. Khổ thân mấy bác giáo sư hưu trí, về hưu rồi con biết làm việc ở đâu, nghỉ hưu cũng nghỉ luôn cái danh hiệu cao quí. Danh hiệu cao quí cũng có chế độ nghỉ hưu, rõ là chuyện lạ có thật.
Nếu được làm việc ở “các cơ sở giáo dục đại học” cũng không chắc được bổ nhiệm giáo sư đâu nhé. Công văn 89 chỉ thị: “Bước bổ nhiệm chức danh GS, PGS, trước hết do các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu của cơ sở mình, công bố công khai những vị trí công tác cần tuyển chọn.” . Chả hiểu nhu cầu giáo sư là thế nào, thế nào mới gọi là có nhu cầu? Rất tù mù. Chỉ biết sau khi “ cơ sở” có nhu cầu rồi thì bước thứ hai bi hài là những  ai muốn có cái danh GS, PGS phải “xin” được bổ nhiệm, và cơ sở có nhu cầu tuyển GS, PGS “cho” thì mới được danh hiệu cao quí ấy, công văn 89 nói vòng vèo nhưng tóm lại là như thế. Có lẽ dưới gầm trời này chỉ có nước Nam ta mới có chuyện “xin cho” danh hiệu cao quí và danh hiệu cao quí được bổ nhiệm chứ không phải tưởng thưởng hay tấn phong.

“Xin” được rồi cũng không chắc nhé, quyêt định 74 quyết định thế này: “Định kỳ 3 năm 1 lần, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học tiến hành rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các GS, PGS để xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo.” Nghĩa là muốn có hàm giáo sư thì phải có “ nhiệm vụ được giao”, không có nhiệm vụ gì thì cái hàm ấy cũng đi toi. Nếu chuyển từ cơ  sở này sang cơ sở khác cũng phải chờ xem cơ sở mới có “nhu cầu” hay không, có được “giao nhiệm vụ” hay không. Tức lại phải “xin” và chờ được “bổ nhiệm”, đó là bước thứ ba bi hài, khổ ơi là khổ.
 Bây giờ các giáo sư mới ngơ ngác hỏi nhau: giáo sư là học hàm hay là cái gì? Trong Quyết định và Công văn đã nói lúc bảo chức vụ khoa học, lúc bảo học hàm, lúc khác lại bảo là chức danh, loạn cả lên, chẳng biết đằng nào mà lần. Gọi là học hàm sao không được Nhà nước tấn phong mà được bổ nhiệm với ba bước bi hài khổ đau? Còn bảo là chức vụ sao hàng năm cứ đến ngày 20/11 lại kéo nhau ra Văn Miếu để vinh danh Danh hiệu cao quí? Lại còn đòi xây một Văn Miếu mới để thờ các vị có danh hiệu cao quí kia? Rõ bi hài.

Các giáo sư ngửa mặt lên trời khóc ba tiếng, nói sao có chuyện kì khôi vậy ta? Lại cười ba tiếng, nói không kì khôi sao gọi là giáo dục nước nhà. Hu hu. 


QUÊ CHOA

No comments:

Post a Comment