Pages

Saturday, August 4, 2012

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG


  Đám tang thành nơi quy tụ

2012-08-01
Cái chết vì tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, vào hôm 30/7 là một tin gây chấn động dư luận cả trong và ngoài nước.

Courtesy DLB
Đám tang Bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, vào hôm 31/7 tại Bạc Liêu.
Trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông được xem là “lề trái”, rất nhiều người lên tiếng chia buồn, bày tỏ quan điểm cũng như đưa thông tin về đám tang đặc biệt này.

Người dân mọi miền đến viếng


Họ khủng bố, đe dọa, thậm chí muốn lấy đất, lấy nhà của người ta để làm cho bà mẹ phải làm theo ý họ. Họ muốn dùng gia đình để tấn công cô Tần.
LM Đinh Hữu Thoại
Kể từ sau khi gia đình đưa xác bà Đặng Thị Kim Liêng về nhà vào tối 30/7, rất nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã lần lượt đổ về Bạc Liêu để thăm viếng, thắp hương cho bà. Không hẹn mà gặp, căn nhà của bà Liêng trở thành nơi quy tụ, điểm đến của những người dân oan, những người đấu tranh chống bất công, các blogger, những nhà dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam. Nhiều người cho biết họ đến để chia sẻ nỗi đau, sự mất mát đối với gia đình Liêng và bày tỏ sự kính phục đối với bà.
Bà Bùi Thị Minh Hằng, một người đã từng nhiều lần bị bắt vì đi biểu tình chống Trung Quốc, cho biết bà hoàn toàn thấu hiểu được tại sao bà Liêng lại đi đến quyết định tự thiêu:
“Ai có ở trong nước mới hiểu được tâm trạng của những người đấu tranh. Bản chất của nhà cầm quyền, đến lúc này, họ vô cùng tàn bạo và độc ác. Họ khủng bố người dân và thân nhân của những người đấu tranh, như chị Tạ Phong Tần và Minh Hằng, đến mức độ mình nói là cái chết của bà cụ không thể nào không có bàn tay tội ác và trách nhiệm của nhà cầm quyền khi họ trực tiếp khủng bố, gây ra những bức hại khiến cho người dân đã phải dùng chính mạng sống mình để phản đối lại trước những uất ức không thể chịu đựng thêm được nữa.”
Theo linh mục Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế, một người đã từng tiếp xúc với bà Đặng Thị Kim Liêng trước đây, cho biết bà Liêng là một Phật tử sùng đạo. Suốt ngày bà chỉ biết làm việc và đi chùa. Mọi “vấn đề” đến với bà chỉ vì bà là mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một cây viết chuyên đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.  Linh mục Thoại nói:

dangthikimlieng----250.jpg
Gia đình đang thực hiện nghi thức an táng Bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, vào hôm 31/7 tại Bạc Liêu. Courtesy DLB.
“Vấn đề là cô Tần là con của bà nên khi họ muốn gây áp lực với cô Tần thì họ về nhà họ gây áp lực với gia đình và mẹ của cô Tần là người phải gánh chịu những áp lực đó. Họ khủng bố, đe dọa, thậm chí muốn lấy đất, lấy nhà của người ta để làm cho bà mẹ phải làm theo ý họ. Họ muốn dùng gia đình để tấn công cô Tần. Chính bà nói với chúng tôi là nếu nhà nước mà ép bà quá là bà sẽ tự thiêu.” Bà Bùi Thị Minh Hằng cho biết hoàn cảnh của gia đình nhà blogger Tạ Phong Tần cũng có những điểm tương tự như gia đình bà. Cũng chính vì quá bức xúc, quá uất ức mà ngay sau khi được thả ra khỏi cơ sở giáo dục Thanh Hà vào tháng 4 vừa qua, bà cũng đã từng tuyên bố sẽ lấy tấm thân mình ra để phản đối chính quyền vì những uất ức mà bà cho biết là “không thể chịu đựng nổi nữa”. Bà Minh Hằng chia sẻ về vụ việc bà Liêng tự thiêu:
“Cụ đã tâm sự với những người thân là cụ bị chính quyền đến đe dọa tịch thu nhà, đưa ra đảo, rồi bắt phải đấu tố con mình trong hoàn cảnh chị Tạ Phong Tần đang ở tù và điều này họ đã làm được và làm thành công với gia đình nhà Minh Hằng rồi. Cho nên trong bối cảnh một người cũng có hoàn cảnh tương tự, Minh Hằng quá đau xót, bàng hoàng và phẫn nộ trước thông tin cụ bà đã ra đi vì tự thiêu.”

Bi kịch của cả nước


Bản chất của nhà cầm quyền, đến lúc này, họ vô cùng tàn bạo và độc ác. Họ khủng bố người dân và thân nhân của những người đấu tranh, như chị Tạ Phong Tần và Minh Hằng.
Bùi Thị Minh Hằng
Cái chết vì tự thiêu của bà Liêng đã được một số người ví như cái chết của người thanh niên ở Tunisia đã làm dấy lên phong trào cách mạng hoa nhài ở Trung Đông, mặc dù hầu hết ý kiến đều nhận định rằng tình hình ở Việt Nam hoàn toàn khác với Tunisia.
Luật sư Lê Quốc Quân nhận xét:
“Đối với một cái chết của một bà mẹ mà lại tự thiêu như thế thì quả là một cú sốc rất lớn, có thể gây chấn động lương tâm và tình cảm của rất nhiều người. Tuy nhiên nếu nói rằng nó sẽ thay đổi cục diện đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thì tôi nghĩ là không có nhiều cơ hội như vậy.”
Trong khi đó, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò, một trong những người có mặt trong đoàn xe bị chặn lại khi đi Bạc Liêu thăm viếng đám tang bà Liêng, cho rằng:
“Ở Việt Nam thì mặc dù sự hy sinh của bà chưa thể làm thay đổi được chế độ độc tài nhưng tôi tin đây sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh. Tôi tin là qua sự việc này, hầu hết người dân Việt Nam sẽ biết, sẽ nhận thức được chế độ độc tài. Người dân trên thế giới đều biết được sự việc này, biết sự độc ác dã man của chế độ cộng sản.”
kimlieng-250.jpg
Gia đình đang thực hiện nghi thức an táng Bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, vào hôm 31/7 tại Bạc Liêu. Courtesy DLB.
Trước cái chết vì tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng, nhiều người đã bày tỏ phản ứng và những vấn đề bức xúc trên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông “lề trái”. Một số người thậm chí còn lên tiếng đề nghị đi biểu tình để phản đối chính quyền vì cái chết đau đớn của bà. Tuy nhiên, bà Minh Hằng cho rằng: “Cái này là tâm trạng chung của mọi người trong lúc bức xúc như thế này thì mỗi người mỗi ý kiến. Nhưng theo ý Minh Hằng, Minh Hằng cho rằng đứng trước cái chết đau thương của mẹ cô Tạ Phong Tần, đấy là một đồng bào của tất cả người Việt Nam chúng ta, là mẹ của cô Tạ Phong Tần là một chiến sỹ đấu tranh hiện nay đang nằm trong ngục tù, nên tất nhiên nó gây một sự phẫn nộ rất lớn. Nhưng Minh Hằng muốn mọi người hãy bình tĩnh để xem gia đình cô Tạ Phong Tần sẽ như thế nào. Một điều nữa là phải phụ thuộc vào hành xử của chính quyền.”
Có lẽ để ngăn ngừa những phản ứng có thể xảy ra khi thông tin về vụ việc ngày càng lan rộng và mạnh nên chính quyền địa phương đã bắt đầu có những hành động vừa kiểm soát vừa xoa dịu dư luận.
Những người đi thăm viếng cho biết ngoài các đoàn xe từ các tỉnh, thành về, khu vực xung quanh nhà bà Liêng còn đông đúc hơn bình thường do có sự xuất hiện của lực lượng an ninh với công tác theo dõi những người đến viếng đám tang. Thậm chí có người còn nhận ra mặt “người quen” là an ninh từ Sài Gòn xuống.
Đoàn những người bạn của blogger Tạ Phong Tần từ Sài Gòn xuống cho biết khách sạn họ ở đã bị cúp điện, bị cắt mạng internet nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật tin tức về đám tang. Còn đoàn xe chở bà Bùi Thị Minh Hằng và 9 người khác từ Vũng Tàu đi Bạc Liêu cũng đã bị công an chặn lại gây khó dễ không cho đi. Một nhóm dân oan từ Tiền Giang cũng đã bị chặn lại.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Bạc Liêu tuyên bố sẽ trả chi phí tang lễ và mua đất nghĩa trang cho bà Liêng.
Tuy nhiên với kinh nghiệm bản thân, nhiều người nói rằng họ không tin vào khả năng có thể thay đổi trong cách hành xử của chính quyền. Bà Minh Hằng nói thêm:
“Hiện nay, những hành xử của nhà cầm quyền không thể hiện bất cứ điều gì để nhân dân nhìn vào nghĩ rằng họ có khả năng thay đổi để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, hoặc là họ có khả năng thay đổi để sửa lại những sai lầm của họ cả.”
Hiện tin tức về cái chết của bà Liêng đã được rất nhiều các hãng thông tấn quốc tế đăng tải. Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) nói với hãng thông tấn AFP rằng cái chết của bà Liêng “không chỉ là bi kịch của riêng gia đình, mà còn là của cả nước”. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) và nhiều tổ chức nhân quyền khác cũng đã ra thông cáo báo chí lên án chính quyền Việt Nam đã đẩy bà Đặng Thị Kim Liêng tới hành động tuyệt vọng trên.

Theo dòng thời sự:

Quốc tế bày tỏ quan ngại về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần

Bà Ðặng Thị Kim Liêng (thứ nhì từ bên trái) đã qua đời sau khi tự thiêu trước UBND tỉnh Bạc Liêu (ảnh: Danlambao)
CỠ CHỮ
Vụ thân mẫu blogger Tạ Phong Tần tự thiêu đánh động sự quan tâm của quốc tế một lần nữa về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên bày tỏ quan ngại trước sự việc, kêu gọi Hà Nội tôn trọng nhân quyền và trả tự do ngay lập tức cho các blogger đang bị giam giữ.
Hoa Kỳ ngày 1/8 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng và kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger sắp bị đưa ra xét xử bao gồm Tạ Phong Tần, Điếu Cày, và Anh Ba Sài Gòn.
Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết Hoa Kỳ hết sức quan ngại và đau buồn trước việc bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu hôm 30/7 mà tin cho hay có liên quan đến vụ giam giữ con gái bà là blogger Tạ Phong Tần bị bắt từ tháng 9 năm ngoái và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 7/8 cùng với hai đồng sáng lập viên của “Câu lạc bộ Các Nhà báo Tự do” là Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) và Phan Thanh Hải (tức blogger Anh Ba Sài Gòn).
Ba blogger này bị chính quyền Hà Nội cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà tòa đại sứ Mỹ cho là ‘điều luật áp dụng những điều khoản với câu chữ mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai’.
Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nêu rõ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba blogger này ngay lập tức. Trích dẫn phát biểu của Tổng thống Obama nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, tòa đại sứ Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam ‘hãy tiến hành những bước cần thiết để tạo ra một xã hội mà nơi đó các nhà báo độc lập có thể hoạt động tự do và không sợ hãi’.
Trước đó một ngày, hôm 31/7, ba tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế bao gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân Quyền, Tổ chức Quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam có trụ sở tại Pháp cùng gửi thư chung tới 33 đại sứ các nước trên thế giới có nhiệm sở tại Việt Nam, yêu cầu thúc đẩy Hà Nội trả tự do vô điều kiện cho 3 blogger vừa kể và cử đại diện từ các tòa đại sứ tham dự phiên xử vào ngày 7/8.
Thư nhắc tới những vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam đối với công dân và khẳng định rằng phiên tòa tới đây chỉ nhằm trừng phạt những người chỉ trích nhà nước qua các hành xử ôn hòa về quyền tự do ngôn luận.
Một số tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế khác cũng đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại trước phiên xử ba thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do và vụ tự thiêu của thân mẫu blogger Tạ Phong Tần.
Thông cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) nhấn mạnh vụ tự thiêu của bà Liêng là một bi kịch mà đáng lẽ đã không xảy ra nếu chính quyền Hà Nội không quá cố chấp. RSF cho rằng cộng đồng quốc tế cấp thiết phải mạnh mẽ nhắc nhở Việt Nam về các nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền và quyền tự do ngôn luận.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói sự việc bà Liêng tự thiêu trước phiên xử con gái mình là một vụ gây chấn động. Vẫn theo Human Rights Watch, thực tế cho thấy Việt Nam đang tiến hành một chiến dịch có hệ thống sách nhiễu các blogger và điều này có tác động rất lớn với các gia đình nạn nhân.
Trong thông cáo chia buồn với gia đình blogger Tạ Phong Tần ngày 31/7, dân biểu Loretta Sanchez, một tiếng nói mạnh mẽ chỉ trích nhân quyền Việt Nam ở Hạ Viên Hoa Kỳ, nói rằng sự hy sinh của bà Liêng nhắc nhở các giá trị và sự hy sinh mà các nhà hoạt động cho nhân quyền phải trải qua để đấu tranh cho tự do và công lý.
Thân nhân bà Liêng nói sẽ tổ chức an táng bà vào ngày 2/8. Gia đình và những người viếng tang cho biết có nhiều công an theo dõi trong suốt thời gian tang lễ diễn ra và một số đoàn viếng đã bị quấy nhiễu, cản trở.
Bà Lư Thị Thu Trang, một trong những người viếng tang bà Liêng đầu tiên, cho VOA Việt ngữ biết:
“Các cựu tù nhân chính trị trên đường tới viếng tang đã bị chặn xe ở Tiền Giang, bị gây khó khăn rất nhiều. Những người dân oan ở các tỉnh lân cận đến chia buồn với gia đình cũng bị sách nhiễu, gây khó khăn rất nhiều. Sáng hôm nay (1/8) tại tang lễ đã diễn ra một hình thức không biết phải diễn tả thế nào. Họ cử côn đồ thật sự hay côn đồ do công an giả dạng đến cầm mã tấu đứng chặn trước ngõ ra vào nhà chị Tạ Phong Tần, gây cho những người đến viếng tang lễ một sự sợ hãi tột cùng. Phía ngoài công an và an ninh dày đặc mà ngay trước cổng ra vào lại có côn đồ ngang nhiên cầm mã tấu đứng trấn cửa vậy đó.”
Phiên xử con gái bà Liêng là blogger Tạ Phong Tần, cùng hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn ban đầu dự tính diễn ra vào giữa tháng 5 năm nay, nhưng sau bị hoãn, và ngày xử dự kiến sắp tới là 7/8.
Tuy nhiên, tới ngày 1/8 gia đình blogger Tạ Phong Tần vẫn chưa nhận được giấy báo chính thức của chính quyền. Cô Tạ Khởi Phụng, em gái blogger Tạ Phong Tần, cho VOA Việt ngữ biết:
“Không có nghe nói, không có ai gửi giấy mời tham dự phiên xử chị em hết.”
Blogger Điếu Cày, sáng lập viên Câu lạc bộ nhà báo tự do, là người được biết đến qua các hoạt động và bài viết chống Trung Quốc xâm lấn Trường Sa-Hoàng Sa.
Blogger Tạ Phong Tần, nguyên là một công an, là tác giả các bài viết tố cáo tham nhũng và bất công trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Blogger Anh Ba Sài Gòn từng đăng các bài bình luận trên blog chỉ trích và yêu cầu hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam vì cho rằng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến Pháp quy định.

Nhật lo ngại về TQ trên biển

Cập nhật: 06:25 GMT - thứ ba, 31 tháng 7, 2012
Tàu tuần tra Trung Quốc chạm trán tàu tuần duyên Nhật trên Biển Hoa Đông
Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc trên biển
Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ quan ngại về hoạt động của các chiến hạm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương trong một báo cáo thường niên được công bố vào thứ Ba ngày 31/7.
Bản báo cáo dài 484 trang này đã dành 20 trang để nói về việc Trung Quốc tăng cường năng lực cũng như các hoạt động quân sự.

‘Hoạt động thường kỳ’

Theo đó thì sự xuất hiện của các tàu chiến Trung Quốc đang trở thành ‘thường lệ’.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Tokyo đang lo lắng về một Trung Quốc ngày càng mạnh bạo trong các tranh chấp chủ quyền ở các vùng biển xung quanh, hãng thông tấn Kyodo của Nhật nhận xét.
Một lần nữa, Bạch Thư của Nhật Bản đã mô tả cách hành xử của Trung Quốc trong tranh chấp với các nước láng giềng là ‘mạnh bạo’ – vốn từng làm Bắc Kinh khó chịu trong ấn bản hồi năm ngoái.
Bạch Thư của Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự đoán nhiều khả năng Trung Quốc sẽ mở rộng thêm các hoạt động trên biển, bao gồm các hành động quân sự và huấn luyện, theo cơ chế thường kỳ trên các vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương.
"Nếu chúng ta không nắm về quá trình ra quyết định của họ (Trung Quốc) thì chúng ta không thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào. Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải đứng từ góc độ xử lý khủng hoảng để nhìn vào vấn đề"
Một quan chức quốc phòng Nhật Bản
Báo cáo này cũng lưu ý rằng Nhật Bản nên chú ý đến những các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, nơi cả Bắc Kinh và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Bạch Thư này được công bố trong bối cảnh các tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản. Hồi tháng Sáu năm ngoái, các chiến hạm của họ đã đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyako ra Thái Bình Dương để tập trận.

Thách thức an ninh

Bên cạnh đó, Tokyo cũng quan ngại về sự không rõ ràng trong việc ai chịu trách nhiệm về các chính sách quân sự của Bắc Kinh. Điều này cùng với sự gia tăng các hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc đang đặt ra ‘thách thức an ninh cho khu vực’, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Báo cáo này cho biết họ không rõ phe quân sự Trung Quốc có quyền lực thế nào trong các quyết sách so với các lãnh đạo dân sự của Đảng Cộng sản. Điều này làm cho bên ngoài khó lòng hiểu được các động cơ của quân đội Trung Quốc.
"Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế."
Bạch Thư của Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Theo đó thì những bước tiến dài mà quân đội Trung Quốc đã đạt được trên đường nâng cao sức mạnh và hiện đại hóa đã làm quan hệ giữa quân đội và Đảng trở nên ‘phức tạp’ và bên ngoài không biết rõ liệu hiện nay giới quân sự có tiếng nói mạnh hơn hay yếu hơn trong các quyết sách của nước này.
Mặc dù Nhật Bản đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc không đủ minh bạch về quá trình hoạch định chính sách quân sự, nhưng đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng của họ nêu lên vấn đề mối quan hệ giữa các lãnh đạo dân sự và quân sự của Trung Quốc.
Bạch Thư này lưu ý một mặt quân đội Trung Quốc đang ngày càng quả quyết để bảo vệ các lợi ích trên biển, mặt khác ngày càng có ít đại diện của giới quân đội có mặt trong các cơ quan trọng yếu của Đảng Cộng sản để tham gia bàn bạc các quyết định.
“Nếu chúng ta không nắm về quá trình ra quyết định của họ (Trung Quốc) thì chúng ta không thể biết được Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào,” một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói với Kyodo, “Điều này đặt ra yêu cầu chúng ta phải đứng từ góc độ xử lý khủng hoảng để nhìn vào vấn đề.”

Trung Quốc phản ứng

Một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Nhật hiện có tranh chấp với Trung Quốc một chuỗi các đảo trên Biển Hoa Đông
Báo cáo cho biết chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong khoảng thời gian 24 năm trong bối cảnh liên tục có những lời kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về ngân sách quốc phòng.
Thêm vào đó, hải quân nước này cũng đang cố gắng nâng cao năng lực hoạt động ngoài khơi để các tàu chiến của họ có thể thực hiện các sứ mạng vươn xa hơn nữa.
“Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về tính minh bạch được mong đợi ở một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế,” bản báo cáo viết và nhận định rằng điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động nhiều hơn ở các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông và sẽ ‘thường xuyên tiến ra Thái Bình Dương’.
Trong một bài xã luận có tiêu đề ‘Bạch thư Nhật Bản khơi dậy mối đe dọa Trung Quốc’ được đăng trên trang mạng vào ngày 31/7, Hoàn cầu Thời báo dẫn lời một số nhà quan sát Trung Quốc nhận xét Nhật ‘tiếp tục phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để đánh lừa nhân dân của họ và giành sự ủng hộ của Hoa Kỳ’.
"Nhật tiếp tục phóng đại mối đe dọa Trung Quốc để đánh lừa nhân dân của họ và giành sự ủng hộ của Hoa Kỳ."
Lý Khiết, Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc
Báo này dẫn lời ông Lý Khiết Thuộc Viện nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nhận xét rằng Nhật Bản muốn thổi phồng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ‘để chứng tỏ rằng họ đang bị đe dọa và áp lực từ phía láng giềng’.
“Bạch Thư này tạo cớ cho Nhật bắt đầu xung đột về các hòn đảo và lý do thích hợp để Mỹ trở lại châu Á,” ông Lý nói.
Còn ông Cao Hồng, nhà nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, thì cho rằng Nhật đang muốn làm phức tạp dư luận của cộng đồng quốc tế để biến nỗi sợ của riêng họ thành nỗi sợ của thế giới trước Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/07/120731_japan_white_paper_2012.shtml



Trung Quốc dọa sẽ phản ứng nếu Ấn Độ khai thác dầu khí ở Biển Đông

Giàn khoan dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu
CỠ CHỮ
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 1/8 đề nghị phải có phản ứng mạnh mẽ với Việt Nam và Ấn Độ nếu hai nước này nhất định khai thác dầu khí trong vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Tờ Hoàn Cầu thời báo nói Trung Quốc phải mạnh mẽ dùng áp lực chính trị đối với Ấn và Việt Nam, cảnh cáo Hà Nội và New Delhi rằng hoạt động hợp tác của họ trong việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông là 'bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh'.

Tờ báo cho hay tác giả bài viết này dựa trên cuộc phỏng vấn với ông Su Hao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương thuộc trường đại học Ngoại giao Trung Quốc.

Báo này cho rằng ý đồ chiến lược của Ấn Độ là quá rõ ràng khi lại một lần nữa dính líu tới các vấn đề ở Biển Đông.

Tờ Global Times tố cáo Ấn Ðộ muốn làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng Biển Đông, cản chân Trung Quốc để chiếm ưu thế trong các vấn đề xuyên suốt khu vực.

Vẫn theo bài báo, hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với Ấn ở Biển Đông có động cơ chính trị hơn là các lợi ích về kinh tế.

Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo Ấn Ðộ không được hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp.

Đáp lại, Ấn Độ khẳng định Biển Đông thuộc sở chung của thế giới và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp qua đường lối đối thoại dựa trên luật quốc tế.
Cập nhật: 12:18 GMT - thứ ba, 31 tháng 7, 2012
Thăm dò khí đốt
Trữ lượng khí chưa được xác định
Tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil cho hay đã tìm thấy thêm khí đốt ngoài khơi miền Trung Việt Nam, tuy chưa rõ trữ lượng.
Các nguồn tin dầu khí nói gần một năm sau khi tìm thấy hydrocarbon trong giếng khoan thứ hai, giếng khoan thứ ba của Exxon cũng cho thấy khí.
Được biết giếng khoan thứ ba này - mang tên Cá Voi Xanh-3X, nằm trong lô 118, ngoài khơi Đà Nẵng.
Exxon nói quá trình khoan thăm dò diễn ra thuận lợi từ tháng Năm tới tháng Bảy này.
Từ tháng 5/2011, ExxonMobil đã khoan ba giếng tại lô 118, hai giếng tìm thấy khí.
Lô này nằm ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, thuộc vùng biển các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Nam, rất gần đường chín đoạn mà Trung Quốc lập ra để đòi hỏi chủ quyền Biển Đông. Đường yêu sách này còn được gọi là đường 'lưỡi bò', bao quanh tới 80% diện tích Biển Đông.

Không bỏ cuộc

Hồi tháng 7/2008, Trung Quốc đã gây sức ép buộc ExxonMobil ngừng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Dự án bị Trung Quốc phản đối lúc đó nằm trên thềm lục địa phía Nam, gồm các lô 135 và 136, khu vực Tư Chính - Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn. Exxon lúc đó không tuyên bố rút lui, nhưng sau đó cũng không có thêm thông tin gì về tiến độ dự án.
Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, khiến Hà Nội lên tiếng cực lực phản đối.
Chín lô dầu khí nói trên nằm trong một khu vực rộng trên 160.000 cây số vuông, ở độ sâu từ 300-4.000 mét. Trong đó bảy lô nằm trong bể trầm tích mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam (Phú Khánh) ngoài khơi miền Trung Việt Nam và hai nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây (Tư Chính-Vũng Mây).
Các giếng mà Exxon đào và tìm thấy khí không nằm trong chín lô này.
Trong một diễn biến khác, bốn công ty đã nộp đơn xin thăm dò ba lô trên Biển Đông theo lời mời của chính phủ Philippines.
Trong số này, chỉ có một công ty nước ngoài, đặt ở Anh, Pitkin Petroleum, nộp đơn chung cùng một công ty địa phương.
Một số hãng nước ngoài như Nido Petroleum của Úc, Repsol của Tây Ban Nha, Eni của Italy ban đầu nằm trong danh sách mời thầu hồi tháng Tư.
Nhưng những công ty này đã không nộp đơn hôm 31/7.
Manila tuyên bố ba lô của họ nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Các bài liên quan





Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam 

Phúc trình nói rằng chính phủ Việt Nam nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của phần lớn các tổ chức tôn giáo có đăng ký và một số tổ chức không đăng ký
CỠ CHỮ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 30/7 công bố phúc trình về tự do Tôn giáo quốc tế năm 2011 trong đó nói rằng chính phủ Việt Nam đã không chứng tỏ xu hướng cải thiện hay thụt lùi trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo.

Phúc trình nhận định rằng mặc dù được Hiến pháp và luật lệ cũng như các chính sách khác của Việt Nam công nhận, trên thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn trong một số trường hợp.

Phúc trình nói rằng chính phủ nhìn chung đã tôn trọng quyền tự do tôn giáo của phần lớn các tổ chức tôn giáo có đăng ký và một số tổ chức không đăng ký, tuy nhiên một số tổ chức tôn giáo, kể cả các tổ chức có đăng ký, vẫn tố cáo về các vụ vi phạm.

Vẫn tiếp tục có báo cáo về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo, gồm cả các vụ bắt bớ, giam giữ và truy tố.

Các vấn đề khác vẫn tôn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình phản đối việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu.

Một số  nhóm Thiên Chúa giáo cũng nói rằng họ bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên, phúc trình cũng nhận định rằng chính phủ đã có dấu hiệu tiến bộ và viện dẫn việc chính quyền hỗ trợ việc xây dựng hàng trăm nơi thờ tự mới, công nhận hai tổ chức tôn giáo mới và cho một số giáo đoàn mới đăng ký, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện và cử hành các buổi thánh lễ với qui mô lớn với hơn 100.000 người tham dự. Chính phủ và Tòa thánh Vatican tiếp tục thảo luận hướng tới việc bình thường hóa quan hệ.

Mặc dù đã có những lời đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo, tức CPC, trong đó có lời kêu gọi của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gọi tắt là USCIRF, và một số dân biểu tại Hạ viện Hoa Kỳ, nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không đưa tên Việt Nam vào danh sách này trong năm 2011.

Các nước bị đưa vào danh sách CPC là những nước bị đánh giá là có các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng, có hệ thống, và vẫn đang tiếp diễn. 

 

Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình

2012-08-01
Việc 42 nhân sĩ trí thức Sài Gòn vừa qua đề nghị nhà cầm quyền để cho các đoàn thể đứng ra tổ chức biểu tình, là một nét mới trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam.

AFP photo
Người Sài Gòn với quyết tâm phản đối Trung Quốc trong một lần xuống đường biểu tình vào năm 2011

Trách nhiệm của người dân ...

Trong thời đại ngày nay, biểu tình được hiểu là những hành vi hợp pháp và văn minh. Thông qua diễn biến các cuộc biểu tình, nhà cầm quyền có thể kịp thời điều chỉnh các chính sách quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo như nguyên văn trong bản kiến nghị của 42 trí thức, hoàn toàn không thấy các cụm từ như là “Đơn xin phép” hay “xin tổ chức biểu tình”… Vậy giữa “xin phép” và “đề nghị” trong vấn đề biểu tình, có ý nghĩa khác nhau như thế nào ? Chúng tôi được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một trí thức có tên trong danh sách 42 người, giải thích như sau:
"Đây là đề nghị các cơ quan đoàn thể của nhà nước, đứng ra tổ chức biểu tình chống những hành động càng ngày càng ngang ngược của Trung Quốc. Chứ không phải là xin tổ chức biểu tình. Nhưng nếu nhà nước không cho các cơ quan, đoàn thể đó tổ chức thì các nhân sĩ sẽ thông báo cho nhà nước biết rằng mình sẽ đi biểu tình.
Như vậy có 2 mục. Mục đầu là đề nghị, mục thứ hai là sẽ thông báo. Nói rõ trong đơn như vậy. Hơn nữa, sự khác nhau giữa đề nghị với xin phép là quyền biểu tình là quyền được Hiến pháp cho phép. Có ghi rồi. Đúng luật pháp, nếu có đi biểu tình thì thông báo cho chính quyền biết địa điểm và thời giờ mình đi biểu tình thôi. Cho nên không cần phải xin phép."
Hiện nay, xóa bỏ dần cơ chế xin - cho là để đẩy mạnh hơn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân. Đồng thời cơ quan quản lý cũng không thể mãi làm thay việc cho người dân. Nhà nước cần chuyển từ vai trò kiểm soát sang giám sát các hoạt động công dân.
Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Trong danh sách 42 vị ký tên vào đơn đề nghị, hầu như có nhiều thành phần trong xã hội tham dự. Đó là các vị từng giữ các chức vụ trong bộ máy đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; rồi các tu sỹ, nhà văn, nhà báo và giảng viên đại học; nam nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, các vị ký tên trong bản đề nghị này gặp nhau ở điểm chung như sau:
"Thực ra điểm chung là điểm chung của hơn 85 triệu dân Việt Nam, tức là chung một lòng với đất nước. Ai cũng có chung một tấm lòng đó, chứ không riêng gì những nhân sỹ trí thức đại diện cho đủ các thành phần trong đơn đó. Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả. "
Về thái độ của người dân, liệu có đồng tình ủng hộ hành động 42 trí thức đứng ra kiến nghị nhà cầm quyền, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho chúng tôi biết ý kiến như sau:
"Thấy qua thư, qua những lời phản hồi bình luận trên các blog thì người ta ủng hộ rất nhiều. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta đang đối diện với nỗi sợ hãi. Mà nỗi sợ hãi này đã có từ mấy chục năm nay. Cái gì mà thấy nhà nước lắc đầu thì người dân sợ. Qua những gương người đi biểu tình bị làm khó dễ, người ta thấy rằng cũng khó khăn cho họ.
Đương nhiên là biểu lộ đồng tình rồi, nhưng biểu lộ qua cách này cách khác thì sự đồng tình chưa rõ ra. Trừ những người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thì người ta biểu lộ sự đồng tình đó. Nghĩ rằng, riêng chuyện này thì ai cũng ủng hộ biểu tình hết. Có thể người ta không tham gia nhưng người ta rất ủng hộ."

... trước họa ngoại xâm

000_Hkg5121039-250.jpg
Người dân Hà Nội cũng xuống đường biểu tìnhchống Trung Quốc hôm 17/7/2011. AFP photo
Vậy những người không nằm trong danh sách ký tên vào bản kiến nghị này, sẽ có thái độ như thế nào về sự kiện 42 trí thức Sài Gòn lên tiếng. Chúng tôi trao đổi với Blogger Nguyễn Hoàng Vy thì được biết như sau: "Tôi nghĩ vấn đề đó sẽ tốt thôi. Vì lần đầu tiên mà họ dám đứng ra công khai làm cái đơn đó, thì sẽ có nhiều người tham gia cuộc biểu tình. Cũng giống như ở Hà Nội vậy.
Bản kiến nghị với 42 nhân sỹ trí thức như vậy sẽ có tác động là sẽ có nhiều người mạnh dạn tham gia. Bởi vì thành phần trí thức đã lên tiếng tham gia như vậy, chắc chắn sẽ kéo theo rất nhiều người. Mọi người sẽ an tâm khi xuống đường hơn. Còn đối với bản thân tôi, không có những đơn kiến nghị như vậy thì mình vẫn cứ xuống đường, như bình thường thôi."
Trong bối cảnh hiện tại, việc công khai bày tỏ lòng yêu nước bằng hành vi biểu tình là phải vượt qua những nỗi sợ hãi. Chúng tôi có phỏng vấn nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển, một trí thức khác không có tên trong danh sách bản kiến nghị biểu tình, thì được cho biết ý kiến về vấn đề này như sau:
"Hiện nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang dùng chính sách công an trị. Họ đã đưa rất nhiều thành phần vào trong đội ngũ công an của họ, có cả những thành phần, tôi phải dùng từ là, không có được đào tạo, trình độ rất là thấp kém. Họ hy vọng sẽ giữ vững được an ninh trật tự tại Việt Nam.
Nhưng mà cái hành vi của những cái người gọi là an ninh này, rất là khó kiểm soát. Họ có thể hung hăng, họ có thể dùng những hành động bạo lực để trấn áp người dân; bắt giữ những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Họ cố ý tạo ra một nỗi sợ hãi, để từ đó không ai còn dám nghĩ đến việc xuống đường biểu tình nữa.
Họ cũng lo sợ rằng, cuộc biểu tình ở tại Sài Gòn chống Trung Quốc sẽ biến thành một cuộc biểu tình chống chế độ. Họ rất lo sợ điểm này, thành ra họ đã cố gắng ngăn cản rất là nhiều những quan điểm xuống đường.
Nhưng nói là sợ hãi thì tôi cũng không nghĩ là sợ hãi nhiều lắm đâu. Bởi vì tôi thấy rằng những cuộc biểu tình vừa qua, Sài Gòn cũng được vài trăm cho đến vài ngàn người. Nỗi sợ hãi của con người ta từ từ cũng bớt đi, khi thấy rằng trách nhiệm của người dân là phải nói lên lòng yêu nước của mình. Không thể để lòng yêu nước ấy bị một nhóm nhỏ người nào đó chi phối hay kiểm soát. Tôi tin rằng trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều người mạnh dạn hơn nữa để dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho Việt Nam của mình."
Hành vi đề nghị chính quyền có chủ trương để tổ chức biểu tình là một nét sinh hoạt mới của người dân Sài Gòn, biểu hiện tinh thần dân chủ trong một nhà nước pháp quyền cần phải có. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh phân tích như sau:
Tôi tin rằng trong thời gian tới, sẽ có rất nhiều người mạnh dạn hơn nữa để dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho Việt Nam của mình.
ô. Nguyễn Bắc Truyển
"Biểu tình là quyền của nhân dân, nhưng ở đây không đề nghị nhà nước tổ chức mà đề nghị các đoàn thể của nhà nước. Thực ra các đoàn thể gọi là đoàn thể quần chúng, nhưng trong chế độ mình thì những đoàn thể đó do nhà nước quản lý hết. Do đó biểu tình là người dân biểu tình, chứ nhà nước không biểu tình. Người dân biểu tình thì thông qua các đoàn thể, tổ chức; để cho cuộc biểu tình được mạnh và có đầy đủ các thành phần.
Cái chuyện Trung Quốc uy hiếp và ngược ngạo với mình quá nhiều như vậy, người dân không thể lặng câm được. Nhà nước có thể nhường nhịn, nhưng người dân phải lên tiếng nói cho người ta thấy rằng, người dân không có sợ chuyện đó. Sẵn sàng đoàn kết mà đối phó lại."
Trong bối cảnh nền an ninh quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng, người dân cần thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Cần nhanh chóng xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, nhu cầu thông qua Luật Biểu tình đang trở nên cấp thiết. Mục đích xây dựng luật pháp là để bảo vệ kỷ cương phép nước, nhưng cũng nhằm bảo vệ quyền lợi các công dân.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-suggested-gov-demons-nk-08012012172547.html

ytics/

No comments:

Post a Comment