Pages

Tuesday, September 11, 2012

GS. NGUYỄN CAO HÁCH * HIẾN PHÁP HOA KỲ


HIẾN PHÁP HOA KỲ
Prof. NGUYỄN CAO HÁCH


Năm 1878, khi Hiến Pháp Hoa Kỳ sắp sửa trọn vẹn Đệ Nhất Bách Chu Niên, Thủ Tướng Anh Cát Lợi William E. Gladstone long trọng tuyên bố là Hiến Pháp Hoa Kỳ ban hành năm 1787 quả là “áng văn long trọng của thời kỳ đó do trí óc và nguyện vọng con người đã sáng tạo ra” (the most wonderful work ever struck off at a given time by the brain and purpose of man”).
Ngay thời đó, dân Mỹ không để ý tới toàn thể bản văn của Gladstone, trong đó tác giả đã phân tích rõ ràng các khiá cạnh tế nhị và phức tạp trong lời khen thán phục của mình.. Và cũng không chú ý rằng, ngay thời kỳ đó, thẩm phán tối cao Johnson (Supreme Court Justice William Johnson) đã viết ra một đoạn văn gần như tương tự, ngay từ năm 1823.
Dù sao, thì với thời gian dần dần trôi qua, câu văn thán phục của Gladstone “đã được nhắc lại nhiều nhất” đối với Hiến Pháp Hoa Kỳ (“the most commonly quoted observation about the U.S. Constitution”), vì dân Mỹ “đã quá quen tự hào và cũng vì thế nên quá ít để ý tới khung cảnh chính quyền của xứ mình” (“Americans have taken too much pride and proportionately too little interest in their frame of government”).
Một giáo sư chuyên giảng dạy các định chế chính trị, Charles Black, đã đặt câu hỏi sau đây khi bàn đến lời tuyên bố của Gladstone: “Được lắm, nếu không phải là Hiến Pháp Hoa Kỳ, thì áng văn nào là vĩ đại nhất mà, một thời nào đó, đã do trí óc và lương năng của con người tạo rả”
Mọi người đều đồng ý: Hiến Pháp Hoa Kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử nhân loa.i. Vậy theo đúng con đường đó để áp dụng phải là trách nhiệm của toàn thể chúng ta. Một điểm quan trọng phải chú ý: áp dụng đúng Hiến Pháp phải là trách nhiệm của toàn dân, không phải là trách nhiệm của riêng một nhóm người cầm quyền cai trị.
Hiến Pháp bắt đầu bằng câu: “We the people of the United States” (chúng ta công dân Hoa Kỳ): nó quy định rõ ràng hoàn toàn trách nhiệm thuộc về người dân. Cũng vì thế nên câu “chính quyền tự trị” (self-government) rất thông du.ng. Công dân nào cũng lãnh phần trách nhiệm đó. Người nào cũng sẵn lòng hy sinh để bảo vệ Hiến Pháp.
Nhưng muốn áp dụng Hiến Pháp thì phải hiểu rõ Hiến Pháp. Nên chú ý đặc biệt tới một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu Hiến Pháp và là tác giả sách The Age of American Law đã ví thời ban hành Hiến Pháp Hoa Kỳ với thời đại văn hào Shakespeare tạo ra các bi kịch nổi tiếng và thời Mozart tạo những bản âm nhạc kiệt tác, trước kia và sau này không có kiệt tác nào có thể bì đươ.c.
Hiến Pháp Hoa Kỳ quả là “không tiền khoáng hậu”. Các nhà cách mạng Mỹ thời đó đã sáng tạo một thể chế chính trị mới. Trong một thời kỳ lịch sử mà toàn thế giới chỉ có những chế độ quân chủ độc tôn (absolute monarchy) hoặc những chế độ hà khắc độc đoán (despotism), người Mỹ thời đó đã sáng tạo chế độ cộng hoà (republic), -- một chế độ mà liïch sử đã chứng minh là hơn vượt bực các thời kỳ oanh liệt của Đế Quốc Hy Lạp và La Mã cổ xưa. Người ta đã tặng thời kỳ sáng chói vô song đó là Thuở Bình Minh ( Enlightment).
Nhóm người sáng lập thời kỳ mới có phần đề cao cảnh giác hậu quả lâu dài của công việc mình làm đối với quốc gia vừa mới sáng lập và đối với các thế hệ tương lai. Với lòng tin tưởng là các thế hệ sau này sẽ tiếp tục tăng tiến để thể hiện một tương lai tiệm tăng tới một chế độ sáng lạn khả dĩ làm gương cho các thể chế của loài người.
Lịch sử đã tặng cho nhóm sáng lập viên đó mỹ danh là “những nhà sáng lập” (the Framers). Nhóm đó đã tạo một mỹ từ để chỉ toàn thể dân chúng: “Chúng ta nhân dân” (“We the People”), nó là một lời ước hẹn và tin tưởng đối với cả hiện tại và tương lai.
Đây là cả một ước hẹn và tin tưởng là một chính quyền chỉ có thể hợp hiến và hợp pháp và tồn tại lâu dài khi nào toàn dân thỏa thuận ủng hộ theo chính nguyện vọng của Dân, và dân tự nguyện ủng hộ (active participation of the governed).
Tác giả Woodrow Wilson đã viết trong cuốn Constitutional Government in the United States (1908): “Một chính quyền hợp hiến chỉ có thể sáng lập và tồn tại trong một thể chế đặt trên quyền lợi và nguyện vọng chung, và nó không thể phục vụ quyền lợi của riêng một nhóm người mà không phải là cộng đồng dân chúng” (“Constitutional Government can exist only where there is actual community of interest and of purpose, and cannot, if it be also self-government, express the life of any body of people that does not constitute a veritable community”).
Đó là những tư tưởng cao siêu của người thời xưa. Ngày nay, đầu thế kỷ 21, ta khó mà nói được là toàn thể đại chúng đều nghĩ như thế. Một tác giả đã viết một cách thực tế hơn: “Ta làm sao mà kết luận rằng đại đa số dân chúng đồng ý về những ý niệm mà chưa chắc họ đã hiểu là gì?” (“It is hard to see how the vast majority of the population can be presumed to have agreed to something that they could not conceive of?”). Thay vì được giảng dạy rành mạch về các vấn đề phức tạp đó, người dân chỉ đọc những biện luận từ chương bởi một số phê bình gia chuyên môn trong mỗi lãnh vư.c.
Ngày nay các bản án của Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court) xuất bản dưới nhan đề United States Reports đóng thành những quyển sách rất dày, đã quá 500 cuốn, mỗi cuốn hơn ngàn trang. Đó là một kho tàng qúy báu. Thẩm phán Tối Cao William Douglas đã nói: “Thực quyền lớn nhất của Tối Cao Pháp Viện là khả năng và cơ hội huấn luyện giáo dục và lãnh đạo tinh thần” (“The Court’s great power is its ability to educate to provide moral leadership”).
Vậy tiêu chuẩn vững nhất để lựa chọn giữa rừng ý kiến đó là xem một ý kiến xác định có phù hợp với các tiêu chuẩn chính yếu của Hiến Pháp hay không?
Goldstein, tác giả cuốn The Intelligible Constitution (1992) đã nhận định rằng Tối Cao Pháp Viện có trách nhiệm hiến định của một “Thầy giáo cộng hòa” (Republican schoolmaster) là trình bày cho toàn dân các vấn đề chính yếu của mỗi thời đại, tức là xây dựng và duy trì những tương quan hợp lý để toàn dân hiểu rõ các vấn đề chính yếu của mỗi giai đoạn (“the important issues of the day”). Đó là nhiệm vụ giáo dục đại chúng.
Đại chúng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng truyền thống trình bày và tranh luận về các truyền thống căn bản, nó là nền tảng của xã hội này. Các giá trị tinh thần đó bắt nguồn từ lịch sử, và nội tâm tinh thần của nó biến theo từng giai đoạn lịch sử liên hệ. Vấn đề đã được Alexander Hamilton phân tích rõ ràng trong tài liệu lịch sử Federalist Paper No 1 (1787) xuất bản khi Hiến Pháp còn đang trong thời kỳ tranh luận: “It seems to have been reserved to the people of this country, by then conduct an example to decide the important question, whether societies of men are really capable or not of establishing good government from reflection and choice or whether they are forever destined to depend for their political constitutions on accident and forcẻ”
Vấn đề đã được trình bày rất minh bạch bởi James Wilson, một trong sáu thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện đầu tiên:“The science of law should, in some measure and in some degree, be the status of every free citizen, and of every free man. Every free citizen and every free man has duties to perform and rights to claim, unless, in some measure and in some degree, he knows these duties and rights, he can never act a just and independent part”.
Tóm lại toàn dân phải hiểu rõ Hiến Pháp của xứ mình. Nếu không, chính mình mới là mối đe dọa cho chế độ cộng hòa. Abraham Lincoln, ngay tại Gettysburg đã định nghiã rõ ràng: “Chế độ của chúng ta do nhân dân sáng lậïp, do nhân dân thi hành, và phục vụ nhân dân” (A government of the People, by the People, and for the People)

No comments:

Post a Comment