Pages

Tuesday, September 11, 2012

NGUYỄN KIM DỤC * HO

H.O Nam Dieu Ba Chuyen

Nguyễn Kim Dục



Lời giới thiệu của Trương Kim Anh

Tác giả cho biết ông sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu và an cư tại Westminster. Bài viết của ông rất vui. Mong ông tiếp tục viết.






Năm 1990 gia đình tôi được qua Mỹ theo diện HO. Tính đến nay đã được hơn 17 năm biết bao vật đổi sao dời, nhưng những việc xảy ra trong đời vẫn hằn in trong trí nhớ.

Hồi mới qua đúng nhà quê ra tỉnh, cả quỷnh không thể tả được. Đi ra đường ngó lơ ngó láo ai nhìn thấy cũng biết là HO mới qua. Một hôm đang đi trên đường Bolsa thì có một xe hơi màu đỏ đỗ xịch sát bên lề đường ngay chỗ mình đi tới. Có một cô gái khuôn mặt không đến nỗi tệ tươi cười hỏi:

- Chú mới ở VN qua hả?

- Sao cô biết?

- Nhìn điệu bộ biết liền.

- Cô tài thật!

- Nhân tiện đây cháu mời chú đi ăn sáng.

Trong đầu tôi lúc đó đánh dấu hỏi liền tại sao ở Mỹ lại có người tốt như vậy. Đang phân vân không biết đi hay từ chối thì cô gái thò tay mở cửa xe phía bên kia tay lái nói: Chú lên lẹ đậu xe ở đây lâu cảnh sát phạt. Không kịp suy nghĩ tôi nhảy thót lên xe ngồi. Mùi nước hoa từ cô gái tỏa ra thơm phức, tôi cảm thấy dễ chịu; được người đẹp không quen biết mời đi ăn sáng còn gì thú bằng.

- Chú gài seatbelt đi. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của nàng.

- Cháu tên Hồng.

- Hân hạnh được biết cô, tôi tên Dục.

- Chú qua đây lâu chưa?

- Được hơn một tháng.

- Chú qua đây theo diện nào? Đi cả gia đình hay sang một mình?

- Tôi đi theo diện HO. Đi với gia đình gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con.

- Hôm nay cháu mời chú đi ăn mì La Cay.

- Ở đâu vậy cô?

- Cũng gần đây thôi.

- Cảm ơn cô. Sao cô tốt với tôi quá vậy?

- Có gì đâu. Cháu rất thương mấy người tù cải tạo mới qua.

Tôi yên chí lớn hôm nay gặp hên không còn thắc mắc gì nữa. Xe chạy một đoạn thì đến khu mì La Cay ở đường New Hope (sau này tôi mới biết chứ lúc đó tôi chẳng biết nàng chở tôi đi đâu).

Vào tiệm, nàng rất sành điệu kéo ghế mời tôi ngồi. Khi người phục vụ lại lấy order, nàng kêu hai tô mì đặc biệt cho hai người còn kèm theo 3 tô togo. Xong nàng vào restroom. Người phục vụ khi nãy thấy tôi ngồi ngơ ngác một mình lại gần hỏi:

- Chú mới ở VN qua phải không?

- Đúng.

- Con nhỏ này cứ lừa các chú mới qua; vào đây gọi tùm lum hết. Lát nữa ăn xong các chú phải trả đấy. Chú chờ nó ra rồi bảo đi vào restroom, bên hông có cửa đi ra ngoài, chú vọt lẹ không chú phải trả phần này đó.

Tôi cám ơn. Khi nàng ra tôi làm bộ đi restroom và tìm cách vọt lẹ.

Mấy hôm sau tôi lại quán hỏi chú phục vụ hôm đó làm sao, chú cho biết nó đợi hoài không thấy tôi ra, nó ăn hết tô của nó còn tô của tôi nó togo, luôn miẹng chửi thề lẩm bẩm. Con nhỏ này nó lừa nhiều người lắm rồi, cháu phải báo để các chú biết để tránh xa nó.

Đúng là mình ngớ ngẩn. Chả ai thương hại thân phận mới qua của mình đâu tại vì thấy mình ngố quá lừa một quả cho biết.

Một hôm có người bạn vượt biên qua trước rủ mình đi ăn sáng. Đang đi trên đường thấy cái xe đằng trước lái lạng quạng, anh ta phán một câu:

- Lại HO!

- Sao mày biết?

- Thì đi xe cũ mà lái lạng quạng chỉ có HO mới qua thôi.

Tự nhiên tim tôi nhói đau. Mọi người nhìn chúng tôi và đánh giá chúng tôi như vậy sao? Chả trách gì người dưng ngay anh ruột tôi cũng có cái nhìn như vậy. Gia đình anh tôi ở San Diego nên chúng tôi được về đó ở. Được một tuần cô em tôi nói:

- Anh H. nói với em là anh lù đù như thế thì làm được việc gì để có tiền nuôi vợ nuôi con.

Tôi âm thầm đau đớn với sự nhận xét của anh tôi, nghĩ bụng sẽ làm tất cả những gì để có cuộc sống tốt đẹp cho vợ con sau này. Thế là ở đúng 2 tuần ở nhà anh tôi, tôi xin phép anh tôi cho gia đình tôi lên Santa Ana ở với lý do là thành phố San Diego là thành phố nghỉ mát khó kiếm việc làm, lên Santa Ana dễ kiếm việc làm hơn. Anh chị tôi cũng can ngăn nói chú mới qua lạ nước lạ cái ở với anh chị một thời gian đã rồi đi đâu hãy đi. Nhưng trong lòng tôi đã quyết rồi - mình phải tự lực vươn lên.

Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở chúng tôi phải đi học ESL ở trường Saint Anselm cùng thời thời gian ấy, tôi thi lấy bằng lái xe. Hôm đi thi gặp ông giám khảo người Phi Luật Tân tôi nói với ông ta xin ông nói chậm chậm vì tôi mới ở VN qua tiếng Anh còn yếu lắm. Ông nhìn tôi cười: Thế tôi nó tiếng Việt Nam với anh được không? Tôi há hốc mồm: Ông nói tiếng Việt được hả? Hồi xưa tôi đi lính sang phục vụ tại Việt Nam, tôi lấy vợ VN đem về Phi nên tôi học tiếng Việt Nam qua vợ tôi nên bây giờ tôi nói tiếng Việt như người VN vậy.

- Cám ơn ông. Hôm nay gặp ông tôi may mắn quá. Hồi xưa bên VN tôi là đại úy đi tù Cộng Sản hơn chín năm.

- Chín năm ở tù CS. Terrible! Bên VN anh có lái xe được không?

- Lái được

- Vậy thì lái đi một vòng cho đúng luật rồi tôi cho anh đậu khỏi cần thi. Nhớ là luật lái xe ở VN khác ở bên đây chẳng hạn mỗi lần change lane phải signal và quay đầu lại, nhiều người bị rớt vì điều này, nhớ đấy. Tôi rất thương mấy người lính bị tù Cộng Sản. Gặp mấy người đó tôi cho đậu liền.

- Cám ơn ông, ông là người ngoại quốc thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi.

Thời gian cứ trôi đi, tôi lãnh welfare được năm tháng còn sáu tháng nữa tôi sẽ bị cắt thì một hôm có thằng bạn thân làm trong hãng máy bay gọi cho tôi nói: "Tao đã tìm được việc làm cho mày ở trong hãng tao. Chuẩn bị ngày mai tao chở đi interview."

- Tao còn sáu tháng nữa mới hết welfare bỏ tiếc quá.

- Bỏ mẹ nó đi. Đây là dịp ngàn năm một thuở, lỡ dịp này không còn nữa đâu.

- OK, vậy ngày mai lại đón tao.

Tôi chuẩn bị quần áo. Một cái quần tây và cái áo sơ mi màu vàng lạt vì thầy bói bảo tôi hợp màu vàng còn những người qua đây lâu thì cho tôi biết đi phỏng vấn không được mặc quần jeans.

Sáng hôm sau vào sở phỏng vấn, người bạn chỉ vào phòng. Vừa mở cửa ra thì nghe tiếng "chào ông". Nhìn quanh không thấy ai chỉ có một người Mỹ ngồi trong phòng. Tôi nói: "Good morning sir." Ông rất lịch sự đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi ghế. Ông cho biết tên ông và hỏi tôi tên gì. Không lẽ tôi nói tên Dục thì người ngoại quốc khó đọc, tôi nói "My name is Đức (D.U.C).

- Nice to meet you. Tôi lập lại "nice to meet you".

Ông trạc 50 tuổi cũng bằng tuổi tôi, gương mặt nhân hậu nhìn có cảm tình liền, người có vẻ trí thức.

Ông cho biết sở đang cần thêm một người thợ đứng máy cắt Panel. Sở này làm đồ trang bị trong máy bay như làm ghế ngồi và những thùng phía trên chỗ ngồi đựng hành lý, xe đẩy đồ ăn nghĩa là những gì phần trong máy bay.

- Ở Việt Nam anh có skills gì?

Tôi giơ ngón tay trỏ ra dấu bóp cò súng.

Ông làm bộ giật mình ngửa ra phía sau, giơ hai tay lên và nói:

- Robbery hả?

- Không, vì tôi ở trong quân đội chỉ biết bóp cò súng. Tôi đùa.

Sau đó ông cho biết người VN các anh thông minh lắm, chỉ cần training vài ngày là biết liền, và người VN chịu khó nữa nhất là các anh tù cải tạo, bằng chứng là có mấy anh đang làm ngoài kia. Họ rất siêng năng và khéo tay không làm hỏng gây lãng phí. Tôi thấy mát ruột được một người Mỹ khen tù cải tạo giỏi.

Ông còn dặn tôi làm việc ở Mỹ làm vừa vừa thôi. Anh có làm nhiều làm giỏi mà hết việc nó vẫn cho anh nghỉ. Tôi rất buồn các anh Việt Nam không biết thương yêu nhau, không bênh vực cho nhau như các cộng đồng khác, còn chèn ép nhau nữa như lương đứng máy mà anh apply, trước đây trả $7.50 một giờ mà ông VN nói với ông chủ người VN cần job trả mấy họ cũng làm nên bây giờ bớt xuống dưới 7 đồng, vậy anh có bằng lòng với mức lương đó không?

Dĩ nhiên tôi bằng lòng mà nghe đăng đắng trong cổ họng. Không ngờ có chuyện ấy xảy ra!

- Anh có xe chưa?

- Dạ có.

- Vậy thứ 2 tuần tới anh bắt đầu đi làm, và những người cũ sẽ train cho anh.

- Cám ơn ông rất nhiều.

- Không có chi. Hồi xưa ở trong quân đội anh ở trong binh chủng nào?

- An ninh quân đội

- Oh my God! Sao tôi không biết anh? Tôi làm ở cục an ninh quân đội ở Saigon đó.

- Tôi là thứ cắc ké làm ở tỉnh ngoài miền Trung.

- Cắc ké là gì?

- Là thứ tép riu (ồ, mà giải thích như vậy làm sao ông ta hiểu được?), là sĩ quan cấp thấp.

- Tiếng Việt của các anh hay quá cũng như tôi lấy được cô vợ Việt Nam cũng "xức vây trầy vảy"

- Ông lấy vợ VN thảo nào ông nói tiếng Việt giỏi quá. Hồi ở VN ông mang cấp bậc gì?

- Tôi không có cấp bậc.

- Ông là sịa gộc hả?

- Khỏi nói.

- Trời ơi là trời. Ông mà nói tiếng Việt như vậy ông là bậc thượng thừa rồi. You are super. Làm sao phải xức vây trầy vảy mới lấy được vợ?

- Nàng chê tôi mắt xanh mũi lõ, tôi lại có một đời vợ trước rồi. Nàng học đại học Văn Khoa, giá trị của nàng cao lắm chứ không như mấy cô gái ở mấy quán bar nên tôi phải vất vả lắm sau này nàng mới chịu.

- Bây giờ cô ta ở đâu? (Không lẽ hỏi sống sượng là hai người còn ở với nhau không.)

- Ở California này. Hiện giờ đang làm cho chính phủ. Chúng tôi có hai đứa con, một trai một gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Ông chắp hai tay lại nói: Cám ơn Chúa cho con có một người vợ Việt Nam tuyệt vời.

Tôi thấy mặt ông rạng rỡ, chắc gia đình tràn đầy hạnh phúc. Tự nhiên ông bắt sang chuyện khác. Không biết tôi có cái gì hạp nhãn hoặc trước kia cùng chung ngành nghề mà ông có cảm tình rồi tâm sự chứ người Mỹ họ kín đáo lắm, ít cho biết đời tư của họ nhất là mới gặp lần đầu tiên.

Sau khi cho biết cuộc sống gia đình như ra khỏi ngành hồi nào, tại sao về Cali này ông đều cho tôi biết hết. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi:

- Chúng tôi còn nợ những người tù cải tạo các anh nhiều lắm! Thật đấy. Với phương tiện của Mỹ chỉ cần hai ba ngày là chúng tôi có thể bốc tất cả các anh ra khỏi nước trước khi Cộng Sản tới. Thế mà chúng tôi đã không làm điều đó để các anh ở lại vào tù CS. Có người đến giờ này vẫn chưa được về, cũng trên 15 năm!

- Vì lý do gì?

- Tôi không thể nói được.

Ông không nói ra nhưng tôi cũng đã biết rồi. Tự nhiên tôi bị xay xẩm mặt mày, không ngờ sự thật lại phủ phàng đến thế, mà chính miệng người Mỹ nói ra điều này. Trong tù chúng tôi đau đớn gặm nhắm nỗi buồn nhược tiểu và sự phản bội của đồng minh.

- Anh làm sao thế? Mặt xanh vậy?

- Ông làm ơn cho tôi xin ly nước lạnh.

Ông chạy lại tủ lạnh và đem cho tôi một ly nước. Sau khi uống xong tôi thấy người hơi dễ chịu, tôi đứng dậy xin phép ông ra về và không quên cám ơn ông đã nhận tôi vào làm việc.

- Tôi phải ra ngoài. Cần một chút air.

- Don't forget next Monday.

- Thank you, sir.

Sau khi ra khỏi sở tôi rất vui khi apply được job, nhưng trong lòng buồn làm sao vì câu chuyện người Mỹ cho tối biết. Thà rằng tôi không gặp người Mỹ này thì hay biết mấy để cái tâm tôi bình thản sống những ngày còn lại trên đất Mỹ này. Bây giờ vết thương lại khơi lại. Nỗi buồn này chúng tôi đã gặm nhắm trong tù ngày này qua tháng nọ vì nỗi buồn mất nước và đồng minh đá giò lái.

Hồi trong tù tôi đã hơn một lần được nghe các bậc trưởng thượng cho biết là Mỹ bỏ rơi Việt Nam đã đành, họ còn rút kinh nghiệm cuộc di cư vĩ đại năm 1954 từ Bắc vào Nam. Hơn một triệu người vừa Công giáo vừa nhân viên chế độ cũ coi như đã dọn sạch bãi rác cho CS Bắc Việt không còn ai ở lại chống đối chúng nữa nên rảnh rang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc toàn lực vào xâm chiếm miền Nam. Vì lý do đó mà Mỹ sau khi rút đi, đã để lại tất cả quân cán chính của chế độ VNCH cho CS quản lý. Đúng là mớ bòng bong mà CS phải gỡ rối. Đối với thành phần này phải bứng tận gốc tróc tận rễ cho nên đã hốt tất cả vào các trại cải tạo từ miền Nam ra miền Bắc, đâu đâu cũng có trại tù, phải bỏ biết bao nhiêu của cải và người để trong coi quản lý đám tù cải tạo. Thả không được, càng giam lâu thế giới càng lên án nhiều, và mọi người đã thấy rõ bộ mặt thật dã man tàn ác của chế độ CS. Chúng tôi ở tù là một trong các sách lược của Mỹ để chống phá CS quốc tế bằng chứng là đến đầu thập niên 90, CS Đông Âu và CS Liên Xô sụp đổ. Sự hy sinh của chúng tôi không được đền bù. CSVN vẫn còn đó. Tám mươi triệu người dân trong nước vẫn sống trong gông cùm CS.

Tôi làm thợ tiện ở hãng C&D Aerospace được hơn 10 năm thì sau 9/11/2001 tôi bị laid off. Lúc đó tôi đã trên 62 tuổi nên xin về hưu non. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Cả gia đình tôi sang Mỹ đúng 4 năm thì tôi mua được nhà do áp dụng kinh tế tập trung. Bà xã tôi bắt tất cả các con là tiền đi làm về giao hết cho bà quản lý cần gì bà đưa cho và cũng nói rõ mục đích là để dành tiền mua căn nhà để ở - có an cư mới lập nghiệp. Cũng may con cái ngoan nghe bà răm rắp. Nhờ có tiền chúng tôi mua được căn nhà ngoài sức tưởng tượng của ông anh tôi. Ông cho biết sang Mỹ từ năm 75, mười năm sau ông ấy mới mua được căn nhà.

Coi vậy, có nhà cũng khổ vì nhà bị bà hàng xóm người Mỹ cứ gọi lên city complaint hoài. Hôm thì sửa sang phía đằng trước, đất đào lên chưa đem đi kịp cũng gọi lên city, họ cho người xuống thấy còn đang làm dở dang họ không nói gì chỉ nói rằng khi làm xong phải dọn dẹp đất cát sạch sẽ. Họ cho biết con mẹ bên cạnh nó crazy lắm, nó complaint đủ mọi người xung quanh. Nó gọi, tụi tao phải xuống. Một hôm, mở cái cửa bên hông nhà nó, city xuống liền. Họ cho biết mở cửa sổ hay cửa cái cũng phải xin phép, còn add phòng không xin phép là có vấn đề. Ông nhìn xuống patio phía dưới hỏi cái này có giấy phép không? Tôi mới mua nhà này và người bán cho biết không có giấy phép. Vậy lên city xin 2 cái form một cái cửa và một cái patio, khi kiểm tra điện và gas xong tôi sẽ ký phép cho, lúc đó căn nhà sẽ có giá trị hơn. Khi sửa xong nhà, tôi có mời ông thầy địa lý lại coi cách xếp đặt trong nhà có đúng cách không. Sau khi xem xong ông chỉ cách sắp đặt lại bàn thờ và giường ngủ của từng người. Tôi nói với ông ta con mẹ Mỹ bên cạnh nó phá tôi hoài ông có cách nào làm cho nó đi được không? Ông nói được, rồi ông ngồi tính toán một chút xong quay qua tôi nói: "Anh mua một cái kính soi mặt bằng bàn tay, đúng ngày giờ này anh treo lên tường phía ngoài chiếu vào nhà nó, trong vòng từ 3 đến 6 tháng nó phải đi." Tôi nghĩ trong bụng, làm thế đếch nào mà nó đi được nhưng cũng hỏi thầy, thầy có chắc không? Ừ, nó nóng ruột nó phải đi. Bẵng đi thời gian sau khoảng 3, 4 tháng thì nó dọn đi thật. Thế có tài không!

Hôm đó vào khoảng 10 giờ đêm, thằng con trai của tôi vào phòng chị nó nói:

- Chị Quỳnh Anh ơi, em báo cho chị một tin buồn.

- Gì mày? Chị nó ngồi bật dậy.

- Nhà cháy.

- Nhà nào?

- Nhà bên cạnh. Em đã lấy vòi nước xịt lên mái nhà mình rồi mới vào báo cho chị biết. Chị nó ba chân bốn cẳng phóng ra khỏi giường vừa chạy vừa càm ràm thằng em.

- Thiệt cái thằng!

Ra nhìn đã thấy khói bốc lên từ mái nhà liền gọi 911. Chỉ 5 phút sau đã có 3 xe vòi rồng lại xịt nước vào chổ cháy và dập tắt ngay được ngọn lửa.

Sáng hôm sau đang đứng trước nhà cháy bên cạnh, thì ông chủ nhà người Mỹ tới. Câu đầu tiên ông nói với tôi:

- Nó đi mày mừng lắm hả?

- Sao mày biết?

- Nó là con mẹ điên. Nó mướn nhà tao 3 tháng nay nó không trả tiền nhà. Trước khi đi nó còn set- up cho cháy nhà. Tao cám ơn gia đình mày đã gọi 911 kịp lúc. Nhà cháy tao không care, có insurance đền. Tao sẽ sửa lại và bán. Mầy coi có ai mua giới thiệu. Sau đó tôi giới thiệu có người VN đến mua được và tôi tháo cái kiếng chiếu sang nhà bên cạnh và 2 gia đình sống hòa thuận láng giềng tốt, sống bên nhau trên 10 năm, không có chuyện gì xảy ra cả.

Nguyễn Kim Dục

Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize

Vietnam: Eight Vietnamese Writers Receive Prestigious Human Rights Prize

Writers Banned, Censored, Harassed, and Jailed

(New York, July 22, 2008) – Eight Vietnamese writers are among a diverse group of 34 writers from 19 countries to receive Hellman/Hammett awards this year in recognition of the courage they showed when facing political persecution, Human Rights Watch said today. There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.

Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch

The Hellman/Hammett awards, administered by Human Rights Watch, are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. The grant program began in 1989 when the American playwright Lillian Hellman willed that her estate be used to assist writers in financial need as a result of expressing their views.



“The Vietnamese phrase for censorship, ‘bit mieng,’ means to cover the mouth,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “There is no stronger image of the dismal state of freedom of expression in Vietnam today than the photograph of police physically muzzling Father Ly during his trial.”

The Vietnamese authorities have used both official and unofficial sanctions to silence this year’s Hellman/Hammett award winners from Vietnam. Dissident writers have been harassed, assaulted, indicted, jailed on trumped-up charges, dismissed from their jobs, socially isolated, detained and interrogated by police, publicly humiliated in officially orchestrated “Peoples’ Tribunals,” and injured by officially sanctioned mobs or targeted traffic “accidents.”

“Many people around the world do not know that Vietnamese writers are being locked up for simply expressing their views,” said Adams. “That makes it more important than ever to recognize the brave writers who have suffered persecution or sacrificed their freedom in order to push for a free press, human rights, and a multi-party system in Vietnam.”

Human Rights Watch has administered the Hellman/Hammett awards since 1989, awarding nearly 700 writers over the 19 years of the program. The Hellman/Hammett program also makes small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

Short biographies of seven of the eight Vietnamese writers who can be safely publicized follow below:

Le Quoc Quan, 36, is a lawyer who has written extensively on civil rights, political pluralism and religious freedom. He was detained by police four days after returning home from spending five months in the United States on a National Endowment for Democracy fellowship. For several days after his arrest, his whereabouts were unknown and no charges against him were publicized. Quan was later charged under Article 79 of the Criminal Code for “activities aimed at overthrow of the government.” He was released on June 16, 2007, but charges against him are still pending. On November 27, 2007, while trying to attend an appeals court hearing on two fellow attorneys, Quan was beaten and taken to a local police station to prevent him from attending the hearing.

Le Thi Cong Nhan, 29, is a lawyer widely recognized as a leader in a new generation of young activists who are building organizations inside Vietnam with links to groups outside. She was a founding member of the Committee for Human Rights in Vietnam and spokesperson for the Vietnam Progressive Party, one of several opposition parties that surfaced during a brief period in 2006 when the Vietnamese government temporarily eased restrictions on freedom of expression. As a frequent writer of appeals for democratic change in online newspapers and blogs, she has been harassed, intimidated and placed under house arrest. She was arrested in March 2007, and sentenced to four years in prison, which was later reduced to three years, on charges of disseminating propaganda against the government under article 88 of the criminal code.

Nguyen Phuong Anh, 36, is one of the most prolific and widely read dissident writers in Vietnam today. A former businessman, he owned a 1,000-seat restaurant and a thriving import-export company. After he became involved in the struggle for human rights and democracy, he began writing satiric critiques of the government on Vietnamese websites. He is a staff member of the To Quoc (Fatherland) underground bulletin, which is distributed quietly in Vietnam and through the internet. As soon as he became an activist, he was summoned to police headquarters and told to mind his own business. When he ignored the warnings, full fledged harassment began. Police came to his restaurant in uniform, state newspapers reported lies, and the restaurant went bankrupt. Goods imported by his company were confiscated, all his bookkeepers suddenly quit, and his company was fined for not paying taxes and went broke. Along with all this, he has been repeatedly detained and beaten by the police.

Father Thadeus Nguyen Van Ly, 60, one of the founders of the underground Tu Do Ngon Luan (Freedom of Expression) review, is receiving a Hellman/Hammett grant for the second time. Father Ly has been writing appeals for religious freedom, freedom of expression and a multi-party system in Vietnam for more than 30 years, an endeavor that has resulted in him spending 15 years in prison since 1977. During one prison stint in 2001, it is believed that he was drugged and beaten before a visit by a US congressional delegation so that his words were slurred and he uncharacteristically admitted to having committed criminal acts. He was released in 2005 and promptly returned to advocacy and dissident writing. Father Ly was one of the founders of the democracy movement in Vietnam known as Block 8406, named after the date of its inception on April 8, 2006. His latest arrest in February 2007 led to a prison sentence of another eight years on charges of disseminating propaganda against the government.

Nguyen Xuan Nghia, 58, is a journalist who also writes novels, short stories, poems and essays. He comes from a family with strong revolutionary credentials; his father joined the Vietnamese Communist Party (VCP) in 1936 and his oldest brother was killed in the first Indochina war. Nghia continues to be a member of the Association of Vietnamese Writers, despite his outspoken position against the VCP. As a journalist, he wrote for all the main government papers until 2003, when the government banned him because of his pro-democracy activities. Since then, he has been arrested, detained and interrogated multiple times; his house has been searched twice; he has been denounced at public meetings and socially isolated. He is a member of the editorial board of To Quoc (Fatherland) Review, an underground pro-democracy publication. He is also a standing committee member of Block 8406 and the Alliance for Democracy for Human Rights. On November 27, 2007, he was badly beaten by policemen at the Hanoi court house when he showed up to demonstrate in support of two fellow dissidents who were on trial.

Nguyen Xuan Tu, aka Ha Sy Phu, 68, is a biology researcher and one of Vietnam’s most respected dissident writers. Writing under his pen name of Ha Sy Phu, he first became known in 1987 for his essay, “Let’s go Forward Hand in Hand Under the Guide of Reason.” He continued writing philosophical essays, satirical pieces and poetry that are published abroad and clandestinely in Vietnam. Over the past 20 years, he has suffered repression, social isolation, police interrogation, detention, imprisonment and house arrest. Because of his widespread influence on other dissident writers and the democracy movement, for the past 11 years he has been prohibited from owning a telephone or using the internet. Despite bad health, he continues to write and participate in the debate about democracy.

Pham Hong Son, 40, is a physician who writes articles and open letters that are circulated by hand in Vietnam and posted on websites of the Vietnamese diaspora. He was arrested and imprisoned in March 2002 on charges of espionage under article 80 of the criminal code for writing about human rights and democracy and posting them on the internet. Released in August 2006, he immediately resumed writing, even though he is under administrative probation, a form of house arrest. One of Vietnam’s most prominent dissidents, he has been unable to find a job since his release from prison, despite his training as a medical doctor and in business administration.

http://www.hrw.org/en/news/2008/07/21/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize
http://www.hrw.org/asia/vietnam
http://tinquehuong.wordpress.com/2008/07/23/vietnam-eight-vietnamese-writers-receive-prestigious-human-rights-prize-human-rights-watch-22-7-2008/
http://www.fva.org/0700/story02.htm

No comments:

Post a Comment