Pages

Monday, September 10, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHỤ NỮ TÂN VĂN

 Phụ Nữ Tân Văn (1929- 1939)
Nguyễn Thiên Thụ
 

I. Sự thành lập
Như tên gọi, Phụ Nữ Tân Văn là một tạp chí của phụ nữ. Trước đó, tờ Nữ Giới Chung (1-2-1918 đến 19-7-1918) của một người Pháp tên là Henri Blaquière, giao cho bà Sương Nguyệt Anh, con gái Nguyễn Đình Chiểu làm chủ bút, nhưng không tồn tại lâu dài.
Phụ Nữ Tân Văn là một tuần báo ra ngày thứ năm, số đầu tiên ra ngày 2-5-1929 tại Sài gòn, và đình bản theo nghị định ngày 20-12-1939 vì tội mạ lỵ ông Bùi Quang Chiêu về việc ông dính líu mật thiết với nhóm thực dân cá mập Homberg.[1]
Phụ Nữ Tân Văn ra đời vào lúc nam bắc đã có những đổi thay lớn về báo chí. Nam Phong tạp chí của Phạm Quỳnh có nội dung súc tính, là một tờ báo có tính cách bác học; Đông Tây của
Hoàng Tích Chu là một đổi thay toàn diện từ hình thức đến nội dung. Trong Nam, tờ Thần Chung của Diệp Văn Kỳ được đông đảo độc giả ủng hộ.
Phụ Nữ Tân Văn có cách trình gọn gàng, ngoài bìa có hình ba cô gái Trung Nam Bắc với câu:
Phấn son tô điểm sơn hà,
Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam.
Ngay trong số đầu tiên, Phụ Nữ Tân Văn đã nêu lên mục đích của tờ báo là đề cập đến những vấn đề liên quan đến phụ nữ,vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong xã hội. Phụ Nữ Tân Văn có những mục thường xuyên như sau:
< style="font-family: vps helv;">1. Thời sự
2. Vấn đề giải phóng phụ nữ.
3. Phụ nữ và gia đình (gia chánh)4.
4. Vệ sinh, khoa học
5. Tiểu thuyết
6. Nhi đồng
Chủ nhiệm là bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ bút là Đào Trinh Nhất. Phụ Nữ Tân Văn là một sự phối hợp giữa các nhà văn Bắc Nam Trung.
Theo Nguyễn Tấn Long, năm 1935, Hồ Văn Hảo cộng tác với Cao Văn Chánh tục bản PNTV, nhưng sau cũng bị đóng cửa vì những bài đả kích Phạm Quỳnh (VNTNTC 2, 91).
ii. các yếu nhân
1. NGUYỄN ĐỨC NHU

N (1900-1968)
Tại Sàigòn, có ba ông Nguyễn Đức Nhuận: Ông Nguyễn Đức Nhuận thứ nhất, hiệu Phú Đức, nhà văn nổi tiếng về tiểu thuyết kiếm hiệp; ôngNguyễn Đức Nhuận thừ hai là nhà thơ, nhà báo, hiệu Bút Trà, chủ nhiệm tờ Sài gòn, sau đổi thành Sài gòn mới. Ông Nguyễn Đức Nhuận thứ ba là chủ nhiệm Phụ Nữ Tân Văn. Hai ông bà đều hoạt động báo chí.
2.ĐàO TRINH NHẤT(1900-1951)
Ông là con trai của Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ. Đào Trinh Nhất tự Quán Chi, với nhiều bút hiệu Tinh Vệ, Vô Nhị, Nam Chúc, Hồng Phong, Hău Đình, Viên Nạp. . . Ông sinh tại Thuận Hóa (Huế), sau ngụ tại xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Khoảng 1925, ông du học tại Pháp, đến 1929 về Sàigòn. Chính ông có sáng kiến mở đầu việc làm báo Xuân tại Việt Nam với Đuốc Nhà Nam Xuân 1934. Suốt đời ông theo đuổi nghề báo, đã vào Nam ra Bắc, cộng tác với nhiều tờ báo và làm chủ bút như Thực Nghiệp Dân Báo, Hữu Thanh, Trung Hòa Nhật Báo, Phụ Nữ Tân Văn, Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Mai, Trung Bắc Chủ Nhật, Cải Tạo. .
Ông mất ngày 18 tháng giêng năm tân mão tức 23-3-1951 tại Sàigòn, hưởng dương 52 tuổi, an táng tại nghĩa địa Hòa Hưng.
TÁC PHẨM
Thế Lực Khách Trú và Vấn Đề Di Dân vào Nam Kỳ.
Án Cao Đài
Nhật Bản Ba Mươi Năm Duy Tân
Việt Nam Tây Thuộc Sử
Phan Đình Phùng
Đông Kinh Nghĩa Thục
Đời Cách Mạng Phan Bội Châu
Việt Sử Giai Thoại
Lương Ngọc Quyến
Chu Tần Tinh Hoa
Vương Dương Minh
Vương An Thạch
Ông cũng là một tiểu thuyết gia viết truyện dài đăng trên Trung Bắc Chủ Nhật:
Cô Tư Hồng
Con Quỷ Phong Lưu
Lê Văn Khôi
Bùi Thị Xuân
3.PHAN KHÔI
Ông là một nhà cựu học, có tinh thần cách mạng, từng gây nên những cuộc tranh luận trên văn đàn (Sẽ trình bày chi tiết ở phần Thơ mới sau đây, và quyển Văn Học Hiện Đại).
4.BỬU ĐÌNH
Một nhà cách mạng, ngồi tù Côn Đảo, chuyên viết tiểu thuyết.
5.NGUYỄN THị KIÊM
Nguyễn Thị Kiêm, bút hiệu Manh Manh, sinh năm 1914 tại Gò Công. Thân phụ bà là ông Nguyễn Đình Trị, làm tri huyện, cũng là một văn gia thời bấy bấy giò. Nguyễn Thị Kiêm học trường Áo Tím (Gia Long) Sàgon. Sau khi đỗ bằng Thành Chung, bà làm phóng viên báo chí, ra sức cổ võ cho thơ mới
(sẽ trình bày rõ hơn ở thiên Thi Ca)
III.thành tích của PHụ nữ tân văn
Thành tựu lớn lao nhất của PNTV là về văn học. Đây là một tờ báo tụ họp nhiều nhân tài nkhắp ba niền Bắc Trung Nam.
1.CHÍNH TRị
PNTV đã nhiều lần công kích thực dân và quan lại nên bị đóng cửa. Chúng ta không có tài liệu về vụ PNTV công kích Bùi Quang Chiêu để hiểu rõ nội vụ như thế nào.
2.Xã HộI
PNTV đã khơi dậy phong trào giải phóng phụ nữ. Cô Nguyễn Thị Kiêm, bạn của bà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm PNTV, cùng các bà Phan Văn Gia đòi nam nữ bình quyền. Cô cùng Nguyễn Thị Út hô hào nữ giới tập thể dục.
- Tại Hội Chợ do tuần báo PNTV tổ chức tại Sài gòn, từ 1 đến 7-5-1932 , cô Nguyễn Thị Kiêm diễn thuyết về nam nữ bình quyền.
- Tại hội Khuyến Học Sài Gòn đêm 26-7-1933, cô Nguyễn Thị Kiêm ứng khẩu diẽn thuyết tiếng rưỡi đồng hồ về ‘’ vận động phụ nữ’’, ‘’ giải phóng phụ nữ’’ khỏi xiềng xích của hủ tục.
- Lập hội Dục Anh để tiến tới mở viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi.
-Trợ cấp cho học sinh nghèo du học Pháp.
-Triển lãm nữ công
-Lập quán ăn xã hội
3.TIỂU THUYẾT
PNTV đã đăng nhiều truyện dài rất hấp dẫn ký tên B.Đ. như các truyện Cậu Tám Lọ, Mảnh Trăng Thu. B.Đ. tức Bửu Đình, cựu chủ bút tờ Tân Thế Kỷ là một tờ báo đối lập , đang bị ngồi tù Côn Đảo.
4.THI CA
Thành tựu lớn nhất của PNTV là thi ca. PNTV đã là nơi tập trung rất nhiều thi ca của các nhà thơ trong nước mà đa số là thơ cũ.Hơn nữa, một số thi ca trên PNTV rất có giá trị.
Trên Phụ Nữ Tân Văn PNTV 9, 27-6-1929, chúng ta thấy có bài Chơi vườn Bách thú của nữ sĩ Băng Tâm(?) là một bức họa mô tả rõ rệt và đầy đủ thực trạng xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, từ bọn thực dân và tay sai cho đến hạng cùng đinh:
Dưới bóng cây xanh đủ mọi chuồng
Mỗi chuồng nhốt một thứ chim muông.
Kìa trông vua hổ no nằm ngủ,
Nọ ngắm đàn hươu đói chạy cuồng.
Lũ khỉ được no bày lắm lối,
Đàn chim lên giọng hót ra tuồng.
Lại vài chị sói, dăm anh gấu,
Hì hục tranh nhau một miếng xương.
Bài thơ Khuê phụ thán , Tục Khuê phụ thán của Thượng Tân Thị viết về hai vua Thành Thái, Duy Tân đã gây nên một phong trào xướng họa và tranh luận.
Uả này chồng! ũa này con!
Duyên nợ chi xui cuộc chẳng tròn.
Kẻ ở một mình đau chín khúc,
Người đi muôn dặm cách nghìn non.
Ôm lòng biển Ấn trông mù mịt,
Ngóng cổ trời Phi ngó vót von.
Chua xót nỗi này ai có thấu?
Xương mai ngày tháng luống hao mòn.
II
Hao mòn thân xác chỉn lo âu,
Sống thác quê người có biết đâu.
Nước cũ dẫu còn khôn nuốt thảm,
Biển cừu chưa lấp dễ nguôi sầu.
Lưới thưa mở đặng chăng thì mở,
Phận mỏng dù may rủi mặc dầu.
Lưỡng lự ra vào trăng đã xế,
Đồng hồ tích tắc suốt đêm thâu. . .
(Khuê phụ thán)
Những bài thơ trên là những bài thơ hay, nhưng lúc bấy giờ trên các báo kể cả Nam Phong và Phụ Nữ Tân Văn, đa số mang tính cách khuôn sáo. Các thi sĩ phần đông mang cái tật không đau mà rên, không sầu mà khóc.Hễ cầm bút là than thở, buồn bã và khóc lóc. Trịnh Đình Rư trong bài Văn thơ với nữ giới đăng trên PNTV số 14, 1-8-1929 đã phê bình một số thơ ca thời ấy như sau:
Có cô thi Thành Chung không đău mà đến phát ra rằng:
Đêm khuya hiu hắt canh tàn,
Trời hây hây gió , lòng man mác sầu.
Trông về cố quận thấy đâu,
Bên trời góc bể ai sầu hơn ta?
Cùng là:
Kiếp hồng nhan đã long đong,
Khắt khe riêng giận cho ông thợ trời!
thì lời văn dẫu hay song ý tưởng có phải là trần hủ vô cùng không? Ở đời may rủi là thường, thi hỏng thì về, việc chi mà sầu đến như thế? Vả nhân thi hỏng mới nhớ đền cố quận, mới than kiếp hồng nhan thì tầm thường quá lẽ! Có cô dạy học ở nơi xa, đêm thu nhớ nhà mà đến ngâm rằng:
Lạnh ngắt đêm thu nơi lữ xá,
Nhớ nhà gạt lụy suốt năm canh.
thì văn càng sầu thảm quá! Nhớ nhà thì buồn là cùng, can chi mà khóc! Khóc đến suốt năm canh thì cái khóc cũng kỳ thay!
Quan trọng nhất là việc Phan Khôi khởi xướng thơ mới trên PNTV đã gây nên một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam.Trên Phụ Nữ Tân Văn số 122, ngày 10-3-1932, Phan Khôi đã đăng bài báo như sau:
MộT lối thơ mớI trình chánh giữa làng thơ
Mới đây, tôi có gặp ông Phạm Quỳnh ở Sài gòn, trong khi nói chuyện, ông nhắc đến mấy bài Trúc chi từ của tôi đã làm trên Sông Hương khi gặp ngườI bạn cũ là ông Nguyễn Bá Trác ở ngoại quốc mới về ;ông Phạm tỏ ý khen mấy bài đó và nói chính mình đã dịch nó ra tiếng Pháp. Sau hết ông khuyên tôi nên giữ cái thái độ ngâm thơ như hồi đó thì hơn.
Lời khuyên của ông Phạm đó, dầu có nói giỡn đi chăng nữa, đối vớI tôi phải nhìn là có ý nghĩa. Nhưng sau khi nghe lời ấy, tôi chỉ có thể gật đầu mà làm thinh không dám vội vàng tỏ ra mình đã vui lòng lãnh giáo. Vì con người ta mà muốn thay đổi cách sinh hoạt về tinh thần lại còn khó hơn chánh phủ thay đổi chế độ giáo dục hay chế độ nấu rượu nữa mà không phải việc chơi đâu mà hấp tấp. Duy có nghe lời đó mà tôi nhớ sực lại sự làm thơ. Thật, cái động cơ khiến viết bài này là chính ở mấy lời của ông vậy.
Ông Phạm bảo tôi nên lấy thái độ ngâm thơ hồi trước. Trong đó tỏ rằng bấy lâu tôi đã bỏ mất hay đã đổi cái thái độ ấy đi nghĩa là bấy lâu nay tôi không ngâm thơ. Mà quả thế, gần mười năm nay tôi không có bài thơ nào hết, thơ bằng chữ gì cũng không có.
Trước kia, tôi dầu không có tên tuổi trong làng thơ như ông Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải, song ít ra trong một năm, tôi cũng có được dăm bảy bài, hoặc bằng chữ hán, hoặc bằng nôm. Mà năm bảy bài của tôi, không phải là nói phách, đều là dăm bảy bài nghe được.Vậy mà gần năm mươi năm nay, mót lắm chỉ được một vài bài mà thôi, thời kể như không có.
Xin thú thực với mấy ông thợ thơ, không có không phải tại tôi không muốn làm nhưng tại tôi làm không được! Vậy thì hiện nay, đừng nói tôi không chịu nhận lời khuyên của ông Phạm, dầu tôi nhận đi nữa mà tôi không còn làm thơ được, thì ông mới xử trí cho tôi làm sao? Đó chính là ở cái vấn đề ở đó rồi.
Lâu nay, mỗi khi có hứng, tôi toan giở ra ngâm vịnh thì cái hồn thơ nó lúng túng! Thơ chữ Hán ư? Thì có ông Lý, ông Đỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ nôm ư? Thì cụ Tiên Điền, bà huyện Thanh Quan đè ngang ngực, làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói, lại nói ra được nữa thì đọc di đọc lại, nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào họ chưa nói, mình muốn nói ra thì bị những niêm, những vận, những luật bó buộc mà nói không được! Té ra mình cứ loanh quanh luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ hoài, thật là dễ tức!
Duy tân đi! Cải lương đi!. . .
( bị bỏ một đoạn dài)
. . . . . . . . . . . .
(xin xem thêm Thiên Thi Ca).
Ở Trung, Lưu Trọng hưởng ứng; ngoài Bắc, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Nhất Linh, Đoàn Phú Tứ, Phạm Huy Thông nhất loạt theo gót; và trong Nam, Nguyễn Thị Kiêm đã lên diễn đàn cỏ võ thơ mới, và sáng tác những bài thơ mới đầu tiên, đồng thời tạo nên những cuộc tranh luận về thơ mới và sáng tác thơ mới trên PNTV. Những thi sĩ mới đã xuất hiện đồng thời với Manh Manh trên PNTV rất nhiều như Hồ Văn Hảo, Ba Tiêu, Khắc Minh, Khổng Tuyên, Thiết Mai, Hoàng Xuân Mộng, Minh Tâm, Nguyễn Nhiều, Vân Đài, Vi Ngã. . . PNTV cũng như Phong Hóa đã đóng góp nhiều công lao vào công cuộc xây dựng thơ mới.
PNTV số 210, ngày 3-8-1933 đã đăng bài bình luận có lẽ là của bà chủ nhiệm về cuộc diễn thuyết của cô Nguyễn Thị Kiêm như sau:
ĐÁP L[1]I MộT CUộC BÚT CHIẾN
Cô Nguyễn Thị Kiêm đã diễn thuyết ở hội Khuyến học Sàigòn về lối thơ mơi.
Tất cả các bạn đọc có xem qua cuộc bút chiến to tát của vài tở báo đối với thơ mới đăng ở Phụ Nữ Tân Văn sẽ nhận được ý nghĩa cuộc diễn thuyết này.
Vài năm nay, đành rằng vẫn có nhiều người bảo phải bỏ những khouon khổ cũ trong thi ca An Nam, vì nó không còn thích hợp với tình tứ và tư tưởng của thi sĩ đời nay là đời điễn khí.
Có người cũng đã bắt chước lối Tây hay tự bày ra lốimớI để làm thửmột hai bài thơ.
Nhưng thật ra, chưa có thi sĩ nào dạn dĩ bước hẳn vào con đường mới, không quản sự mai mỉa của nhiều người thủ cựu.
Không ai có thể cãi rằng cô Nguyễn Thị Manh Manh đã đem lại thi cảm thật mà đặt vào khuôn khổ mới, tỏ ra là một tân nhân vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của thơ Tây.
Người nào chịu bỏ thiên kiến, không kể những lời chế giễu quá dễ dàng của vài ông túng ‘’ câu chuyện hàng ngày’’, người nào có huấn luyện về văn thơ, người nào chịu khó suy nghĩ trong khi đọc, tất nhận được thi cảm trong những bài thơ mới của cô Nguyễn, và đã tự hiểu rằng: tình tứ mới cần diễn ra trong khuôn khổ mới.
Không những thế, ai hay suy xét tất đã nhận rằng người đời nay dầu tinh tứ với tư tưởng khác xưa đến thế nào, mà hễ đặt mình trong khuôn khổ thơ nhà Đường thì rồi đến cũng lập mãi những câu sáo: non sông,hồ thỉ, tang bồng, giai nhân tài tử v.v.. .như cổ nhân.Về thời đại xưa khuôn khổ ấy vốn thích hợp cho nên có thể sinh ra thi sĩ hay đặng. Ngày nay mọi đường kinh tế và chánh trị đã biến đổi dữ, ai giam mình trong bốn vách nhà Đường tất là hy sanh cái thi tài của mình một cách rất đáng tiếc, vì không ích gì cả.
Cô Nguyễn đã tỏ ra quan niệm mới đối với thơ vần; cô lại là người có thi cảm cho nên sự sáng kiến của cô có ảnh hưởng và nhơn đó mà sinh ra bất tiện cho cô. Ta cứ xem cuộc bút chiến to lớn phi thường về thơ mới thì đủ biết.
Người thi sĩ của báo PNTV đối phó với sức phản động ra thế nào?
Cô đã đăng đàn diễn thuyết để đáp lại những lời chỉ trích; cô đã tỏ ra nghị lực phấn đãu một cách rõ rệt.
Thái độ của bạn này sẽ có ảnh hưởng hay cho vận động phụ nữ; bạn đàn bà có thể tự phụ vì cô Nguyễn đã dạn dĩ phấn đãu như thế! Chúng tôi xin chị em lưu ý tới thái độ của ban biên tập chỉ là vì cơ vận động phụ nữ; chúng tôi nêu việc này ở mục xã thuyết là vì cái ảnh hưởng của nó đối với trào lưu phụ nữ, chớ không phải vì nhà diễn thuyết là bạn của chúng tôi đâu.
Chị em đọc báo tất đã nhận chủ tâm của chúng tôi.
Nhơn cuộc dieên thuyết của cô Nguyễn Thị Kiêm đêm thứ tư tuần rồi, chị em sẽ phát triển năng lực phấn đãu hơn nữa.
Gương một bạn nữ lưu cổi được xiềng xích của hủ tục mà mãnh tiến trên đường phấn đãu sẽ làm cho các bạn đều suy nghĩ.Từ nay trong lịch sử của cuộc vận động phụ nữ nước ta lại ghi thêm một việc đáng ghi: tức là việc một người thiếu nữ đã dám chọi với sức phản động một cách rất quả quyết.
Cử động của cô Nguyễn sẽ không phải là vô ích. . .Trong các phạm vi khác, cũng như trong văn giới, chị em sẽ đáp chuông với người thiếu nữ hoạt động.
PNTV
Một số báo thường có óc bè phái. PNTV thì không thế. PNTV kết hợp các nhà văn, nhà thơ ba miền cho nên được độc giả toàn quốc hâm mộ. PNTV số Xuân 1934 đã đăng bài của Tản Đà châm biếm Phan Khôi và chỉ trích thơ mới.
THƠ MỚI
Từ khi Lý Bạch chết, thiên hạ không chuộng thơ mà thơ kém hay. BởI thế mới có Phan tiên sinh ra đời.
Từ khi Bá Nha chết, thiên hạ không chuộng đờn, mà đờn kém hay. Bởi thế mà có Quách tiên sinh ra đời.
Phan tiên sinh cải lương về nghề thơ, ở đời chưa gặp ai tri kỷ.
Quách tiên sinh cải lương về nghề đờn, ở đời chưa gặp ai tri âm.
Một hôm kỳ ngộ duyên may, hai tiên sinh gặp gỡ..
Trong một nhà ở phố Khâm Thiên, Phan đương nằm hút ở trên gác, bỗng nghe có tiếng đờn nẩy, nhận lâu rất thấy khác thường:tiếng đờn thưt hay mà như không có cung bực. Do bụng hoài nghi, Phan tiên sinh bước xuống bực thang ngó thử coi, thấy ngườI nẩy đờn đó chừng cũng là một du tử,mà coi ra có vẻ cao nhân; nhân bước xuống thang, làm quen nói chuyện chơi. Người đó là ai? Tức là Quách tiên sinh vậy. Rồi đó, Quách tiên sinh nói chuyện đờn, Phan tiue6 sinh nói chuyện thơ.
Rôi Quách đờn một chập, Phan thơ một hồi.
Rồi Quách lại đờn, Phan lại thơ.
Rồi Phan, Quách lại chuyện thơ, chuyện đờn.
Cái thú gặp tri kỷ, khó bút mực nào vẽ cho hết.
‘’Chị chở đò’’ nguyên là một tay tài tình, văn thơ âm nhạc de6đu có hiểu qua; nhân bàng quan một cuộc cầm thi, cũng cảm tác một bài ‘’thơ mới’’:
Đờn là đờn
Thơ là thơ
Thơ thời có chữ, dờn có tơ
Nếu không phá cách vứt điệu luật
Khó cho.thiên hạ đến bao giờ!
Bá Nha xa,
Lý Bạch khuất.
Thơ có họ Phan, đàn họ Quách.
Thơ có chữ
Đờn có tơ.
Đờn thời ngơ ngẩn, thơ vẩn vơ.
Tài tử văn nhân nhường rứa rứa.
Bút huê ngao ngán bận đề thơ.
Tản Đà
Cũng như Phong Hóa, PNTV là trung tâm sáng tạo thơ mới ngay tự buổi đầu. Người đi tiên phong là Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm, Hồ Văn Hảo và nhiều khuôn mặt trẻ.
HAI CÔ THIẾU N
Nguyễn thị Manh Manh
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
(Một cô ở chợ,một cô ở đồng)
Hai cô thiếu nữ đi ra đồng
Một mảnh lụa hồng, một vóc vải đen.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm,
Cô đi chân không, cô đi dép đầm.
Hai cô rủ nhau đi xuống đầm
Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Băng đi tha thướt dưới bóng nhành cây.
Mỗi người tay xách một giỏ mây,
Cô này bắt cá, cô này hái hoa.
Rồi lại rủ nhau đi về,
Một cô nhẹ nhàng, một cô nặng nề.
Rồi lại rủ nhau đi về,
Giỏ cá cũng gần kề giỏ bông.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường
Hai cô mới ngừng đeê hỏi tỏ tường.
Gặp bà lão khóc dựa bên đường
Nghe tỏ tường, cả hai động lòng thương.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ
Mồ côi cha mẹ, cùng bà bơ vơ.
Bà kia còn ba mụn cháu thơ
Nhà tranh hết gạo biết nhờ cậy ai?
. . . . . . .
. . . . . . . .
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô ở đồng bay nhẹ bổng tấm lòng,
Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng,
Cô áo hồng mang nặng cái giõ bông.
(PNTV ,1933)
VẦN THƠ B[1]N TRẺ
Hồ Văn Hảo
Tôi thích tuổi thơ trẻ
Vì tuổi hay vui cười.
Trông miệng như hoa tươi,
Lòng tôi thấy vui vẻ.
Các bạn không biết nghiêm.
Tính ngây thơ chất phác,
Các bạn như dđàn chim
Chuyền trện cành ca hát.
Muốn được như các bạn,
Sống quảng đời tỏ rạng,
Và ca mãi ngày xuân.
Tôi hát trong mấy vần
Thơ , mong bạn sẽ hở
Nụ cười như hoa nở
(PNTV số 266, 15-11-1933)
XUÂN SANG
Mme Vân Đài
Chị em ơi!
Nhìn thử coi, cảnh xuân sang đẹp đẽ,
Bóng thiều quang chói sáng khắp non sông
Trăm hoa tươi, cười cợt với gió đông.
Khoe nhan sắc vẻ tân hồng tươi tốt,
Trên cành chim,oanh líu lo vui hót,
Lả lơimàu liễu lục thướt tha đưa
Phô màu xanh lá biếc thướt tha đưa.
Phô màu xanh lá biếc tự năm xưa,
Đã trót hẹn với Xuân năm ngoái đến,
Rờn rợn sông Xuân dòng nước biếc,
Gió xa đưa lớp sóng râp rớn mây.
Lòng yêu Xuân, tôi như dại như ngây,
Tôi thầm nghĩ lúc Xuân về mà tiếc.
Rồi tuổi xanh tôi cũng dần dần dần hết.
Với ngày Xuân thấp thoáng bóng trời chiều.
Lòng nhủ lòng to nhỏ một hai điều.
Sống êm ái như cảnh Xuân đầm ấm.
Hãy cùng người chen lấn,
Cạnh tranh lên cõi sống an nhàn,
Dắt nhau tìm hạnh phúc an toàn,
Ngày vui thú, Xuân về không cómấy.
(PNTV số Xuân 1934)
NHỚ B[1]N
Minh Tâm
TrờI thu bảng lảng bóng tà huân,
Tả tơi lá vàng rụng đày sân.
Theo làn gió hắt hiu khiến lòng này tưởng nhớ.
Tới bạn thơ ngàn trùng cách trở.
Mà hồn ta vẫn theo bên,
Bạn ơi ta chẳng bao quên,
Cái vẻ dịu dàng, cái tình của bạn
. . . . . . . .
. . . . . . . .
Của cái tỉnh bè bạn tinh thần
Nó như gương trong chẳng chút bụi trần.
(PNTV số 267, ngày 22-11-1934)
TUỔI TRẺ NÊN VUI
Vi Ngã
Nếu niên thiếu chỉ là một đoạn,
Trong thời gian vô hạn vô cùng.
Nếu tuổi xanh là lúc rạng đông,
Tươi tốt tựa muôn hồng nghìn tía.
Thì can chi lại đem lòng yếm thế
Mà cho cuộc đời là bể khổ trầm luân.
. . . . . . . .
. . . . . . . .
Đường gian nan chớ chồn chân ngại bước,
Vẫn tươi cười mà dấn bước đi mau.
Can chi ủ rủ âu sầu!
(PNTV số 268 ngày 29-11-1934)
Phụ Nữ Tân Văn tồn tại mười năm là một kỷ lục khá cao của báo chí Việt Nam. Phụ Nữ Tân Văn đã lập được nhiều thành tích to lớn, đặc biệt về văn học Việt Nam cũng như về xã hội. Trên tạp chí Phổ Thông số 13 ngày 15-6-1959, Thiếu Sơn viết bài Một đời người, luận về Phụ Nữ Tân Văn như sau:
Tên của tờ báo là nhằm vào ‘’phái yếu’’ nhưng khi đọc qua, mọi người đều hài lòng, tìm được những bài bổ ích, mặc dầu nội dung không đề cập tới những sinh hoạt chính trị trong nước. Nếu so sánh với hai tờ báokhác ở Nam kỳ là Đông Pháp Thời Báo hoặc Thần Chung thì Phụ Nữ Tân Văn. Có đường lối ôn hòa, tuy nhiên, nếu so vớI báo chí ở Bắc Kỳ thì nó lại tương đối tiến bộ hơn.Bởi vậy nó thu hút được một số độc giả ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Khi cuộc khởi nghĩa Yên Báy nổ bùng, tiếp theo đó là phiên họp của Hội Đồng Đề Hình lên án tử hình các nhà cách mạng thì độc giả ở Bắc Kỳ lại phải tìm Phụ Nữ Tân Văn để đọc, để tìm vài bài bình luận chánh trị viết khéo léo,, thúc đảy dân chúng nên đứng về lập trường của những chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc. Báo chí ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ làm sao có thể đăng tải những bài tương tự -- vì thực dân không cho phép- - (Trích Huỳnh Văn Tòng, 175).
(văn học quốc ngữ)
nguyễn thiên thụ


Thư Tich
Bùi Đức Tịnh. Phần Đóng Góp Của Văn Học Miền Nam: Những Bước Khởi Đầu
của Báo Chí, Tiểu Thuyết và Thơ Mới. Lửa Thiêng, Sài gòn, 1975.
Huỳnh Văn Tòng Lịch Sử Báo Chí Việt Nam. Trí Đăng. Saigon, 1973.
Tạp Chí Phu Nữ Tân Văn.
> Tế Xuyên. Nghề Viết Báo.Khai Trí, Saigon,1968,32.Trích Huỳnh Văn Tòng, 176.
  



No comments:

Post a Comment