Pages

Tuesday, September 11, 2012

TẠP CHI VĂN HÓA VIỆT NAM 95


 SƠN TRUNG
chủ biên

đá gà


95
tháng   10 năm 2008
Updated Sept, 2012





LM. NGUYỄN HỮU LỄ * CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TẠI ÚC CHÂU






LM. NGUYỄN HỮU LỄ * Ý CHÍ VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TẠI ÚC CHÂU



Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney đã kết thúc. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và các phái đoàn giới trẻ hành hương đến từ khắp bốn phương trời lần lượt từ giã Úc Châu trở về bản xứ. Sự tưng bừng náo nhiệt của những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGTTG) đối với mọi người khắp nơi trên thế giới và nhất là Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu(CĐNVTD/UC) luôn in đậm một kỷ niệm khó quên. Trong thời gian qua, Cộng Đồng này đã phải đương đầu với một cơn thử thách thật lớn lao và đã chiến thắng một cách anh dũng. Đó là thành tích phá vỡ âm mưu của chế độ Cộng Sản Việt Nam trong kế hoạch lợi dụng Tôn Giáo nhằm dương lá cờ máu của chúng trong ĐHGTTG, nhưng âm mưu này đã bị CĐVNTD/UC bẻ gãy qua ý chí và sức mạnh hào hùng khiến cho mọi người phải thán phục.



Hình ảnh RỪNG CỜ VÀNG bay ngợp trời trong ngày lễ Bế Mạc ĐHGTTG đã gợi lên trong lòng những người Việt Nam yêu chuộng Tự Do sự xúc động mãnh liệt và một niềm vui khó diễn tả. Theo lời Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu (CĐNVTDLB/UC) thì đây là cuộc Biểu Dương Cờ Vàng lớn nhất trong lịch sử Cộng Đồng Người Việt tại quốc gia này. Trước khi mổ xẻ nguyên nhân dẫn tới sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ này, tôi muốn dừng lại nghiêng mình cúi đầu khâm phục trước thành quả lớn lao mà Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã đạt được. Nói đúng hơn, tôi xin ca ngợi đường lối lãnh đạo của Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney, cùng với tinh thần đoàn kết của toàn thể đồng hương tại Úc Châu trong việc Biểu Dương Lá Cờ Vàng chính nghĩa với khí thế cao ngút trời vừa qua.



CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO TẠI ÚC CHÂU.



Đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản tại Úc Châu là một Cộng Đồng tổ chức rất chặt chẽ theo hệ thống Liên Bang, Tiểu Bang và Lãnh Thổ. Đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đứng đầu là một vị Chủ Tịch Liên Bang, 6 vị Chủ Tịch Tiểu Bang và 2 vị Chủ Tịch Lãnh Thổ. Có thể ví vai trò của Ban Chấp Hành CĐNVTDLB/UC như một chiếc dù của tất cả các tiểu bang, các đảng phái quốc gia, các tổ chức, các hội đoàn, các đoàn thể....của người Việt trên toàn nước Úc. Mọi thành viên trong Cộng Đồng đều liên kết hoạt động nhịp nhàng. Nhờ hệ thống tổ chức hàng dọc rất chặt chẽ và ý thức trách nhiệm của từng thành viên, nên Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu rất vững mạnh trong các sinh hoạt chung, về chính trị cũng như văn hoá và các hoạt động cho công ích.



Đặc biệt nhờ hệ thống tổ chức và sự đoàn kết của các tiểu bang, các tổ chức, các đoàn thể, các hội đoàn..... nên CĐNVTD/UC tạo được sức mạnh để trở nên thành trì vững chắc trong việc ngăn chặn bất cứ âm mưu xảo quyệt nào của Cộng sản Việt Nam muốn gieo rắc ảnh hưởng tại đất nước này. Trong quá khứ, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã quyết tâm trong việc tẩy trừ và bẻ gãy âm mưu của Cộng sản qua các vụ chống VTV4, vụ chống đoàn văn công Việt cộng mang tên Duyên Dáng Việt Nam . Nhưng hùng hồn nhất là Cộng Đồng này đã bày tỏ sức mạnh và khí thế chưa từng thấy trong ngày Vinh Danh Cờ Vàng vào ngày Chủ nhật 20 tháng 7 năm 2008 nhân Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008.



Điều đáng nói là trong toàn bộ kế hoạch hành động của CĐNVTD/UC chống lại mưu toan của Cộng sản Việt Nam và để trả lời cho những kẻ làm tay sai cho bọn chúng trong dịp ĐHGTTG vừa qua, do sự tham gia rất tích cực của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney. Nhờ đó sức mạnh và tinh thần của đồng hương Úc Châu đã gia tăng cao độ. Trước thành quả lớn lao mà CĐNVTD/UC đã đạt được tôi xin bày tỏ sự mến phục và biết ơn. Tôi nghĩ rằng còn có rất nhiều người khắp nơi trên thế giới đã ngưỡng mộ như tôi.



NHỮNG ĐÓA HỒNG THẮM.



Trong tâm tình quý mến đó, tôi xin gởi tặng:



· Một Bông Hồng đến Ông Nguyễn Thế Phong-Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu và Ban Chấp Hành cùng toàn thể đồng bào trong CĐNVTD/UC.

· Một Bông Hồng đến LS Võ Trí Dũng-Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW và Ban Chấp Hành cùng toàn thể đồng bào thuộc tiểu bang NSW.

· Một Bông Hồng đến Ban Tuyên Úy và Hội Đồng Mục Vụ, ban Tổ Chức WYD4VN cùng toàn thể đồng bào Công Giáo trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney .

· Và Một Bông Hồng đến những gia đình thân hữu mà tôi quen biết tại Úc Châu. Gia đình các bạn đã dành toàn bộ công sức và thời gian trong quyết tâm ngăn chặn cờ đỏ, biểu dương Cờ Vàng.



Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney đã qua đi và đồng bào Việt Nam khắp nơi cũng thở phào nhẹ nhõm sau khi vượt qua cơn thử thách nặng nề. Đây là lúc thuận tiện để tất cả mọi người nhìn lại chặng đường đã qua với sự kiện “đất bằng dậy sóng” để rồi cuối cùng trở thành một cơn lốc trong Cộng Đồng Việt Nam tại Úc Châu trong dịp ĐHGTTG năm 2008.



CƠN BÃO TRÁI MÙA.



Sự việc bắt đầu từ lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn gởi đến 3 vị Giám mục Việt Nam đi tham dự ĐHGTTG tại Sydney . Lá thư được phổ biến hơn một tháng trước ngày khai mạc Đại Hội. Trong thư đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã công khai chống báng lá Cờ Vàng ba sọc đỏ và không muốn thấy lá cờ đó trong ĐHGTTG năm 2008 tại Sydney . Hồng Y Phạm Minh Mẫn dùng cách nói xách mé để sỉ nhục Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Hải Ngoại và những người tôn vinh bảo vệ lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, gọi việc làm của họ chỉ ngang hàng với :“một thói đời mang tính đối kháng”! Như cảm thấy chưa đủ mạnh, Hồng Y Phạm Minh Mẫn còn cổ vũ cho lá cờ đỏ của đảng Cộng sản Việt Nam bằng lối so sánh ví von: “người mẹ VN, lúc mặc áo vàng (cờ vàng), lúc mặc áo đỏ (cờ đỏ)...”. Ai đọc lá thư đó cũng lắc đầu và xem nó như một áng mây mù báo trước cơn giông bão sẽ ập tới trong ĐHGTTG năm nay tại Sydney . Và đúng như vậy!



Với nội dung và lối xử dụng ngôn ngữ như thế, không lạ gì lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn gặp sự chống đối dữ dội ngay từ lúc đầu của nhiều người và nhiều giới khắp nơi trên mặt đất. Đáng kể nhất là sự phê phán và phản bác nặng nề của những người Công Giáo.



Người đời có câu nói “gieo gió thì gặt bão”. Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã gieo gió và ngọn gió đó đã nhanh chóng trở thành cơn bão trái mùa với vận tốc cao, tôi tạm gọi là “Cơn bão PMM ”. Cơn bão PMM đó, ngay tức khắc đã gặp những phản ứng mạnh mẽ và quyết liệt tại những thành phố bên Hoa Kỳ, những nơi mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn dự trù tới trong chuyến công tác làm “mục vụ di dân”. Nhưng cũng vì cơn bão PMMđó mà kẻ gieo gió đã phải hủy bỏ các chuyến đi đã có trong chương trình, kể cả chuyến đi Sydney để dự ĐHGTTG mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn coi là rất quan trọng và quyết định sẽ tới .



Càng gần ngày khai mạc ĐHGTTG thì cơn bão PMM càng gia tăng cường độ khiến cho CĐNVTD/UC lên cơn sốt để rồi cuối cùng biến thành trận cuồng phong RỪNG CỜ VÀNG trong ngày 20 tháng 7, ngày Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney.



CỜ BAY, CỜ BAY!



Nhiều người đã không cầm được nước mắt trước cảnh tượng huy hoàng rực rỡ của LÁ CỜ VÀNG do người bạn trẻ Vũ Thanh Hùng đã dương cao trong ngày Khai Mạc ĐHGTTG. Sau đó, cảnh tượng RỪNG CỜ VÀNG và không có một bóng cờ đỏ nào trong những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney là câu trả lời hùng hồn nhất cho mưu toan gian trá của chế độ Cộng sản Việt Nam và là một phản ứng ngược rất dữ dội mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn không lường trước được bởi lá thư của Ngài gây ra. Trong tình thế đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn không thể nào dám đặt chân tới Sydney . Đây là cái nhục mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn phải chuốc lấy vào thân vì trước đó Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã viết để mở đầu lá thư: “Đức Hồng Y G. Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008. Thấy không từ chối được, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài.”



Ngoài ra, trong ĐHGTTG thêm một cảnh tượng rất đáng chú ý, đó là hình ảnh Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chúc lành cho lá Cờ Vàng, nhận từ tay người bạn trẻ Phạm Vũ Anh Dũng thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney dâng lên Ngài. Sau đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tự quàng lá Cờ Vàng vào cổ như một khăn quàng cổ. Tấm hình này đã được nhanh chóng phát tán trên toàn thế giới qua hệ thống Internet, và tôi tin là Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng đã được xem tấm hình mà nhiều người gọi đó là tấm hình lịch sử. Khi nhìn tấm hình Vị Cha Chung của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ đã ưu ái mang trên cổ lá Cờ Vàng chính nghĩa, tôi bồi hồi xúc động và không cầm được nước mắt. Tôi chợt nhớ lại những lời lẽ trong lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn mà nghe đau nhói trong tim.



Nhân đây tôi xin hỏi Hồng Y Phạm Minh Mẫn:



1. Hình ảnh Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI quàng lá Cờ Vàng ba sọc đỏ trên cổ, từ nay có trở thành: “một sự cố làm tắt nghẽn con đường hiệp thông” giữa Hồng Y Phạm Minh Mẫn với vị Chủ Chăn Tối Cao của Giáo Hội Công Giáo La Mã hay không?



2. Hồng Y Phạm Minh Mẫn có đánh giá cử chỉ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI quàng lá Cờ Vàng ba sọc đỏ là “chỉ biểu trưng cho một thói đời mang tính đối kháng” như ngài đã dùng lối văn xách mé này để gọi Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản Hải Ngoại chúng tôi hay không?



SỨC CÔNG PHÁ KHỐC LIỆT.



Sau khi ĐHGTTG tại Sydney kết thúc, tôi có nghe được nguồn tin nói rằng cơn bão PMM hiện đang di chuyển dần về thành phố Carthage, tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ và có thể sẽ tập trung thành một cơn lốc gây ra thiệt hại nặng cho Đại Hội Thánh Mẫu mà Dòng Đồng Công sẽ tổ chức vào đầu tháng 8 sắp tới và tại Lourdes, Pháp Quốc để cùng với một số vị Bản quyền khác chủ sự cuộc hành hương và Thánh Lễ tôn vinh Đức Mẹ Lộ Đức. Tôi đưa tin này với sự dè dặt thường lệ, nhưng để các Cha và các Ban Tổ Chức lưu ý lo tìm biện pháp phòng chống bão.



Lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết ngày 4/6/2008 , trước tiên đã làm thân bại danh liệt cho chính tác giả của nó. Giờ này tôi mong rằng Hồng Y Phạm Minh Mẫn nên lui về nhà vì con đường “mục vụ di dân” của ngài xem ra từ nay đã mọc lên quá nhiều chông gai và đầy cạm bẫy.



Qua lá thư đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn chẳng những đã tự hạ giá bản thân mình mà còn làm hoen ố tước vị Hồng Y- là một tước vị rất cao quý trong Giáo Hội Công Giáo. Tước vị nầy đã được vị Hồng Y tiên khởi Trịnh Như Khuê, và ba vị khác là Hồng Y Trịnh Văn Căn, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Hồng Y Phạm Đình Tụng là những vị Hồng Y thánh thiện của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, được mọi người tôn kính đã góp công làm chiếu sáng rạng ngời.



Qua lá thư đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn làm thành một quả bom có sức tàn phá ghê gớm trong lòng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và hậu quả của sự tàn phá nầy sẽ không lường được.



Qua lá thư đó, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã tạo ra sự bực tức và đưa đến tình trạng uất hận cao độ trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại và không dễ gì đồng bào nạn nhân cộng sản trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại quên đi và tha thứ cho kẻ đã nhục mạ họ một cách nặng nề như thế.



KẾT LUẬN.



Mặc dù vậy, xét cho cùng lá thư của Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng có phần tích cực của nó. Nhờ lá thư đó mà đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là những Tu Sĩ và Giáo Dân Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại đã từng kêu gọi đóng góp tiền bạc cho Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong các chuyến đi “mục vụ di dân” của ngài, từ nay biết rõ được Hồng Y Phạm Minh Mẫn là ai để rồi sẽ có hình thức tiếp đón cho thích hợp. Mặt khác, lá thư đó cũng có tác dụng nhắc nhở, đánh thức và thách thức tinh thần đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hải Ngoại trong việc bảo vệ và phát huy chính nghĩa Tự Do dưới bóng lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, như Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đã bày tỏ một cách hùng hồn trong lễ Bế Mạc ĐHGTTG tại Sydney ngày 20 tháng 7 năm 2008 vừa qua.





Auckland , ngày 25 tháng 7 năm 2008



Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ

Tuyên úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Auckland , New Zealand

2. -- Luat Su Bui Kim Thanh Tra Loi Phong Van Dai RFA Sau Khi Den My

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Human-Rights-lawyer-BuiKimThanh-taking-refuge-in-the-US-TMi-07252008112413.html


3. --Tong thong Bush Thay Doi Chinh Sach Ngoai Giao Nham Cuu Vot McCain?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/BushNewApproaches_Khanh-07252008145019.html

LÊ ANH CHI* CÔNG ÁN THIỀN

Giải (đáp) công án chẳng phải Thiền Tông
Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Ba Phương Thức Thiền Tông

II) Pháp môn ‘‘Giải (đáp) công án’’

III) Giải (đáp) công án là tri thức chẳng phải Kiến Tánh

IV) Khởi nghi tình chớ chẳng phải là ‘‘tìm đáp án cho công án’’

V) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn

VI) Khởi Nghi tình rồi . . .

VII) Nguyên Lý Phá Nhập

VIII) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chánh pháp

IX) Sao gọi là chánh nghi ?

__________________________________________


I) Ba Phương Thức Thiền Tông



Việc tu hành của pháp môn Kiến Tánh gồm 3 Phương Thức :

1) truyền tâm ấn tâm

2) tự tu bằng Kinh Kim Cang

3) khán công án, thoại đầu

Chỉ vỏn vẹn có 3, không hai, không bốn, không năm.

Xem bài

Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông


Từ 800 năm nay, phần đông hành giả Thiền Tông đều tu theo pháp

công án, thoại đầu.

Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.


Xin lưu ý : Công án khác thoại đầu

Công án là một câu chuyện.
Thoại đầu là một câu nói.
Công án và thoại đầu đều dùng để khởi nghi tình
Bài này sẽ dùng chữ Công án thay cho cả hai chữ Công án và thoại đầu.

II) Pháp môn ‘‘Giải (đáp) công án’’

Có một số nơi tu hành như sau : thầy đưa ra một vấn đề, gọi là công án, trò tìm cách giải công án đó ; hết công án này lại đến công án kia. Giải được khoảng hơn 700 công án thì được xem là bậc thầy, là đắc đạo

Tu hành như vậy, trong bài này, được gọi là theo Pháp môn ‘‘Giải (đáp) công án’’

III) Giải (đáp) công án là tri thức chẳng phải Kiến Tánh
Ba Phương Thức Thiền Tông đều cùng một mục đích : Kiến Tánh.
Kiến Tánh là chứng ngộ Phật Tánh,
là chứng ngộ Phật Tâm
là chứng ngộ Đại Niết Bàn,
là chứng ngộ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh,
là chứng ngộ Bản Thể của Tâm

Kiến Tánh là chứng ngộ, là một sự thực chứng. Thực chứng Đại Niết Bàn,
thực chứng Thường Lạc Ngã Tịnh ,thực chứng Trạng Thái Kiến Tánh
Kiến Tánh là một sự chứng ngộ , chẳng phải là Kiến Văn Giác Tri.

1) Biết rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Biết như vậy chẳng phải là Kiến Tánh .
Hiểu, tin rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Hiểu, tin như vậy chẳng phải là Kiến Tánh .
Nhận thức rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, rằng Phật Tánh của ta bình đẳng với chư Phật, đều là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Nhận thức như vậy chẳng phải là Kiến Tánh .

Kiến Tánh là một sự chứng ngộ .
Nhận thức, hiểu, biết , tin như trên là thuộc về Kiến Văn Giác Tri, là lòng tin, là lý luận ( mà lý luận rất gần với hí luận), đều chẳng phải là Kiến Tánh ; mà chỉ là điều kiện cần thiết để tu theo Thiền Tông mà thôi !

2) Giải (đáp) công án là tri thức, là thuộc về Kiến Văn Giác Tri chẳng phải Kiến Tánh
Giải (đáp) được một công án chỉ là dùng lý luận để giải quyết một vấn đề (nhân tạo) là tri thức , chẳng dính dáng gì đến sự thực chứng Thường Lạc Ngã Tịnh, chẳng phải là Kiến Tánh.

Giải (đáp) được 700công án chỉ là dùng lý luận để giải quyết 700 vấn đề (nhân tạo) là tri thức , chẳng dính dáng gì đến sự thực chứng Thường Lạc Ngã Tịnh, chẳng phải là Kiến Tánh.

Vì mục đích Thiền Tông là Kiến Tánh
Cho nên,
Giải (đáp) công án là chẳng phải là Thiền Tông.

IV) Khởi nghi tình chớ chẳng phải là ‘‘tìm đáp án cho công án’’

Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.

Việc phải làm là khởi nghi tình chớ chẳng phải là tìm đáp án cho công án.
Cho nên,
Giải (đáp) công án là chẳng phải là Thiền Tông.

V) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn

Xin nhớ cho rằng đây là nghi tình ; nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn !
Thoại đầu không là một câu đố.
Công án không là một bài toán đố.
Tham công án, thoại đầu chẳng phải là để tìm đáp án cho một vấn đề.
Tham công án, thoại đầu để khởi nghi tình. Rồi sau đó , . . .
Rồi sau đó , như thế nào thì đã nói ở trên, và lập lại sau đây

VI) Khởi Nghi tình rồi . . .

Khởi Nghi tình rồi kết nghi tình thành một khối.
Pháp khán công án, thoại đầu là: khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối, duy trì nghi tình, đến khi nghi tình bỗng tan vỡ thì Kiến Tánh.
Tại sao tham công án, thoại đầu lại có thể Kiến Tánh ? - nguyên tắc là "dĩ độc chế độc" : Thiền sư Nguyệt Khê bảo rằng tu theo các pháp môn khác giỏi lắm chỉ đến "vô thủy vô minh", cần phải dùng "nhất niệm vô minh" để phá "vô thủy vô minh". Khi vô thủy vô minh bị phá thì Kiến Tánh.

Pháp tham công án, thoại đầu dùng nghi tình làm nhất niệm vô minh (để phá vô thủy vô minh) ; bởi vậy, cần khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối (ở giai đọan này, nghi tình là nhất niệm vô minh) và gắng sức giữ nghi tình :

nghi tình thành một khối là nhất niệm vô minh
vì nghi tình thành một khối và chỉ có một vô minh, nên vô minh này cũng là vô thủy vô minh
khi nghi tình bỗng tan vỡ thì "nhất niệm vô minh" bị phá và "vô thủy vô minh" cũng tan vỡ
khi vô thủy vô minh bị phá thì Kiến Tánh.

Tu theo Phương Thức này cũng cần có thầy vì : a) khởi nghi tình có thể làm thần kinh căng thẳng b) "thiền bệnh" : thiền sinh có thể có thiền bệnh ở vài giai đoạn của pháp môn.



Vì cần khởi nghi tình, kết nghi tình thành một khối (nhất niệm vô minh) , nên gọi đó là làm ra "cái độc", dùng "cái độc" này để phá "cái độc" vô thủy vô minh, nên gọi là dĩ độc chế độc





VII) Nguyên Lý Phá Nhập



Xem bài

Nguyên Lý Vượt Nhập và Phá Nhập

( Nguyên Lý Nguyên Lý Thiền Tông [3] )



1) Kiến Tánh = Nhảy Một Cái vào thẳng đất Như Lai

Trong Chứng Đạo Ca ,Thiền Sư Huyền Giác đã diễn tả sự Kiến tánh như sau :

NHẤT SIÊU trực nhập Như Lai địa

mà Trúc Thiên dịch :

Một nhẩy vào liền đất Như Lai .

đây là bản dịch ‘chính thức’ được nhiều người công nhận.

Tôi dịch là :

NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai
Dịch là Nhảy Một Cái thì gợi hình, gợi ý hơn và nhất là Việt hơn. Nhảy Một Cái còn nói lên được sự hoát nhiên của Ngộ.

Đây là cái nhảy siêu không gian, vượt thời gian.



2) siêu không gian

Nhảy từ Vọng tâm sang Chân tâm, từ thế giới Tam Độc sang thế giới Thường Lạc Ngã Tịnh, từ vũ trụ Ái Dục sang vũ trụ Phật Tánh , từ vũ trụ chúng sinh sang vũ trụ chư Phật.



3) vượt thời gian

Nhảy vượt ngược thời gian từ rào Vô Thủy Vô Minh sang Đại Niết Bàn, từ nghiệp chướng của vô lượng kiếp sang thời điểm Vô Sinh !

Để :

_NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai

có hai cách :
_Vượt Nhập : Vượt rào vô thủy vô minh mà Nhập đất Như Lai

_Phá Nhập : Phá rào vô thủy vô minh mà Nhập đất Như Lai



4) Nguyên Lý Phá Nhập là Phá rào vô thủy vô minh mà Nhập đất Như Lai !

Điển hình của Nguyên Lý Phá Nhập này là phương thức ‘tham công án thoại đầu‘ : dùng nghi tình làm nhất niệm vô minh để phá vô thủy vô minh .

Khi nghi tình bỗng tan vỡ thì "nhất niệm vô minh" bị phá và "vô thủy vô minh" cũng tan vỡ

Khi vô thủy vô minh bị phá thì

_NHẢY Một Cái vào thẳng đất Như Lai

tức Kiến Tánh.

Xem bài viết " Nguyên Lý Phương Thức Thiền Tông"





VIII) Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chánh pháp



Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chánh pháp

Trên con đường đến Thánh Đạo, ‘nghi ngờ Chánh pháp’ là một trong năm chướng ngại.

Đối với Thiền-tông, nhận thức, hiểu, biết , tin nhận Chân-tâm còn là điều kiện cần thiết để tu theo Thiền Tông :

Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chân-tâm

Khởi Nghi tình nhưng không nghi ngờ Chánh pháp , không nghi ngờ Chân-tâm





IX) Sao gọi là chánh nghi ?



Nghi tình là chánh nghi

Sao gọi là chánh nghi ? Vì :

_Nghi tình chớ chẳng phải là nghi vấn

_Nghi tình chớ chẳng phải là nghi ngờ Chánh pháp

_Nghi tình là phương tiện để Kiến Tánh :Khởi Nghi tình rồi dùng Nghi tình mà phá rào vô thủy vô minh mà Nhập đất Như Lai ! ( Nguyên Lý Phá Nhập)

Vì Nghi tình là một giai đọan để đạt được Kiến Tánh, nên Nghi tình là chánh nghi



*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________



Kinh sách tham khảo
Kinh :
Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Thích Trí Tịnh
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận
Cuộc đời Đức Phật (Trích dẫn Kinh), dịch giả Thích Trung Quán
Kinh Trường A Hàm, dịch giả Thích Thiện Siêu
Kinh Kim Cang, dịch giả Đoàn Trung Còn
Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Trí Tịnh
Kinh Kim Cang và Chánh Pháp chưa từng có, dịch và chú giải : Thích Huyền Vi
Kinh Kim Cang, dịch giả Thích Duy Lực
Ngữ Lục (đến đời Lục Tổ):
Sáu cửa Thiếu Thất, Đạt Ma Sư Tổ, dịch giả Trúc Thiên
Luận Tối Thượng Thừa , Ngũ Tổ, dịch giả Thích Thanh Từ
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Minh Trực
Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ, dịch giả Thích Duy Lực
Chứng Đạo Ca, Huyền Giác, dịch giả Trúc Thiên

Ngữ Lục (sau đời Lục Tổ):
Bá Trượng Ngữ Lục, dịch giả Thích Duy Lực
Truyền Tâm Pháp Yếu, Hoàng Bá, dịch giả Thích Duy Lực
Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của thiền tông, Nguyệt Khê, dịch giả Mai Phúc Hiền

Chơn tâm trực thuyết, Phổ Chiếu
Lâm Tế Ngữ Lục
Thiền Đốn Ngộ, nhiều tác giả : Huyền Giác, Huệ Hải, Thạch Thành Kim, Oánh Sơn, Hư Vân; dịch giả Thích Thanh Từ

Tọa Thiền Luận, Đại Giác, dịch giả Như Hạnh
Tu tâm quyết, Phổ Chiếu

Sách :
Tứ Diệu Đế, Thích Thiện Hoa

Thiền Sư Việt Nam, Thích Thanh Từ

Tổ Thiền Tông, Thích Thanh Từ

Cao Tăng Dị Truyện, Hạnh Huệ biên dịch

Thiền Luận, Tập Thượng . Suzuki, dịch giả Trúc Thiên

*

*

Trang Nhà Kiến Tánh www.kientanh.com
-------------------------------------------------------

* Trang Chính * M ụ c L ụ c * Đoản Luận * Thơ *

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư * Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

TRẦN BÌNH NAM * VIỆT NAM& TRUNG QUỐC




TRẦN BÌNH NAM *
Mối Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Đầy Đe Dọa, 1991 – 2008


Ngày tháng: 03/12/2008


Trần Bình Nam04-12-2008

Hội nghị quốc tế nghiên cứu về Việt Nam (International Conference on Vietnamese Studies) lần thứ ba được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 4 đến 7/12/2008. Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng Úc châu trình bày tài liệu “Cấu trúc quan hệ Việt – Trung 1991-2008” (The Structure of Vietnam – China Relations, 1991-2008) nói về quan hệ Việt – Trung trong thời gian 17 năm, từ khi hai nước tái thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1991 (12 năm sau trận đánh biên giới 1979) cho đến hôm nay (2008).

Mối quan hệ Việt - Trung trong 17 năm qua thường được trình bày bởi giới chức Việt Nam và Trung quốc như một mối quan hệ thắm thiết anh em, mặc dù bên trong sóng gió không ít do việc Trung quốc muốn chính thức hóa quần đảo Hoàng Sa (Trung quốc chiếm bằng vũ lực năm 1974) thành đất của mình và lấn chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Chính quyền cộng sản Việt Nam từ Đại hội đảng lần thứ 10 (tháng 4/2006) đã có những cố gắng phát huy nội lực (tối tân hóa quân đội, nhất là hải quân) và sáng kiến ngoại vận (xích lại gần Hoa Kỳ, Ấn độ, Liên bang Nga – nhất là Hoa Kỳ), để tạo thế duy trì chủ quyền cố hữu của mình trên biển Đông.Tuy nhiên các nỗ lực của Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Đông với các nước Anh (hãng dầu BP, tháng 3/2007), Hoa Kỳ (hãng dầu ExxonMobil, tháng 7/2008) đều bị Trung quốc làm khó dễ (1).Kết quả BP phải tạm ngưng khế ước dò tìm dầu khí với Việt Nam chờ sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung quốc ngã ngũ.


Và thông tin mới nhất cho biết công ty ExxonMobil cũng lặng lẽ rút lui khỏi giao kèo với công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam (2) & (3) để khỏi thiệt thòi quyền lợi trong việc làm ăn với Trung quốc tại các nơi khác.Tài liệu “Cấu trúc quan hệ Việt – Trung 1991-2008” (34 trang) của giáo sư Carlyle Thayer ngoài phần đầu khá dài có tính tài liệu, liệt kê đầy đủ các cuộc trao đổi và thăm viếng giữa hai nước, và các nỗ lực của Trung quốc thông qua các nước trong khối Asean để làm cho Việt Nam lúng túng, phần còn lại giáo sư Carlyle Thayer đã trình bày một cách cụ thể thực chất của sự căng thẳng giữa Trung quốc và Việt Nam.Trong bối cảnh Việt Nam đang bị Trung quốc chèn ép, việc giáo sư Carlyle Thayer trình bày công trình nghiên cứu của ông tại Hà Nội trước một cử tọa có trách nhiệm về an ninh và quốc phòng Việt Nam là một điều có ý nghĩa.


Không ai có thể không ưu tư trước những thông tin này. Và những người lạc quan nhất trong đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể không tự đặt lại vấn đề để thấy rằng chính sách của Trung quốc là một mối nguy cho sự sinh tồn của Việt Nam.Theo giáo sư Carlyle Thayer, Trung quốc không những đang ngăn trở Việt Nam khai thác tài nguyên tại biển Đông, Trung quốc còn dùng vị trí thượng nguồn của mình trên sông Cửu Long để ngầm đe dọa kho lúa gạo của Việt Nam trong đồng bằng sông Cửu Long nếu Việt Nam không ngoan ngoãn. Có hai tổ chức quốc tế khai thác sông Cửu Long. Tổ chức thứ nhất gọi là Greater Mekong Subregion – GMS do Ngân hàng Phát triển Á châu ADB thành lập năm 1992 với mục đích phối hợp khai thác kinh tế sông Cửu Long gồm các nước ven bờ Cửu Long như Trung quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam (nhưng Trung quốc không chính thức là thành viên chỉ để cho vùng tự trị Vân Nam và Quảng Tây tham dự).



Tổ chức thứ hai thành lập năm 1957 với tên gọi đầu tiên là Mekong Committee gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam (Trung quốc và Miến Điện không tham dự) và sau nhiều lần tái tổ chức vì tình hình chính trị tại Cam Bốt cho đến năm 1995 có tên mới là Mekong River Commission –MRC có nhiệm vụ nghiên cứu ảnh hưởng môi sinh của các kế hoạch khai thác tài nguyên sông Cửu Long của từng nước. Trung quốc cố tình không tham dự hai tổ chức GMS và MRC để khỏi phải trả lời các than phiền của các quốc gia khác trước các kế hoạch kinh tế Cửu Long của Trung quốc có ảnh hưởng xấu đến môi sinh của các nước khác.Trung quốc đã cho xây nhiều đập sản xuất điện lực trên thượng nguồn sông Cửu Long và tổ chức MRC đã lưu ý Trung quốc ảnh hưởng đến dòng nước hạ nguồn, nhưng Trung quốc cho rằng hai vấn đề phát triển kinh tế và môi trường liên quan đến Cửu Long không thể cột vào nhau (3).


Thái độ thiếu hợp tác của Trung quốc làm cho các nước trong GMS không thể vạch kế hoạch kinh tế liên quan đến Cửu Long nhất là kế hoạch phát triển nông nghiệp trong đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam vì thượng dòng Cửu Long bị Trung quốc kiểm soát bởi các đập nước làm Việt Nam mất khả năng trị thủy.Việt Nam không có một diễn đàn nào để nói lên thế kẹt của mình. Qua MRC thì Trung quốc nói Trung quốc không là thành viên. Qua GMS thì đại diện hai vùng tự trị Vân Nam và Quảng Tây nói tổ chức GMS không có trách nhiệm bàn về môi sinh. Trung quốc đã cắn răng ngoãnh mặt làm ngơ không áp dụng nguyên tắc “môi hỡ răng lạnh” đối với Việt Nam trong trường hợp này!Tranh chấp biển Đông gay go hơn. Cuối năm 2004 sau khi Việt Nam cho biết có ký giao kèo khai thác dầu khí với một vài công ty nước ngoài, bộ trưởng ngoại giao Trung quốc đã vội vàng lên tiếng phản đối (3).


Tháng 3/2005 Trung quốc nói các thuyền đánh cá của họ bị [một bọn cướp biển] người Việt Nam tấn công trong vùng Trường Sa. Hai tháng sau họ trả đũa bằng cách đánh đắm một tàu chở hàng của Việt Nam ngoài khơi Thượng Hải.Một hội nghị chuyên viên để giải quyết các bất đồng trên biển Đông triệu tập trong tháng 11/2005 cũng chỉ tạo thêm bất hoà. Trung quốc nhất định không chịu bàn về Hoàng Sa mà chỉ giới hạn bàn về Trường Sa (3) với nghị trình xác định xem vùng nước và thềm lục địa nào thuộc Trung quốc.Tháng 4/2006, đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam thông qua quyết nghị canh tân đất nước, tối tân hoá quân đội để đủ sức bảo vệ tổ quốc. Tháng 1/2007 Hội nghị Trung ương đảng (kỳ 4 khoá 10) thi hành quyết nghị của đại hội 10 chỉ thị thành lập một Ủy ban nghiên cứu, phát thảo kế hoạch dựa vào sự khai thác tài nguyên biển Đông là chính để hoàn tất mục tiêu vào năm 2020.

Theo giáo sư Carlyle Thayer vào cuối năm 2007 kế hoạch này đã được hoàn tất nhưng không được đưa ra công khai (3).Sự việc ExxonMobil đã ngưng giao kèo với PetroVietnam là một việc không mấy khích lệ cho Việt Nam. Khi vụ ExxonMobil xẩy ra, Hoa Kỳ, Việt Nam và công ty ExxonMobil đều có thái độ cứng rắn, nhưng sau cùng Hoa Kỳ đành nhượng bộ Trung quốc một bước.Hoa Kỳ đang trải qua cơn suy thoái kinh tế và Hoa Kỳ đang cần Trung quốc giúp đỡ. Để cho sự suy thoái kinh tế (recession) không biến thành khủng hoảng kinh tế (depression), Hoa Kỳ phải chi tiền để cứu (bail out) các công ty đầu tư, các ngân hàng và các cơ sở kinh tế tài chánh. Muốn chi Hoa Kỳ phải phát hành công khố phiếu, và Trung quốc là quốc gia duy nhất có đủ dự trữ ngoại tệ để mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.



Với sự suy thoái hiện nay, sức tiêu thụ hàng hóa toàn cầu (nhất là tại Hoa Kỳ) giảm sút, nền kinh tế sản xuất của Trung quốc cũng bị ảnh hưởng, cho nên việc giúp Hoa Kỳ của Trung quốc cũng là một cách giúp mình.Tuy nhiên Trung quốc có một con đường khác để duy trì sức sản xuất trong nước bằng cách đầu tư vào các dự án (nhất là các dự án xây cất) để tạo ra công ăn việc làm và duy trì sức tiêu thụ của dân chúng. Vì vậy Trung quốc không nhất thiết phải giúp mua công khố phiếu của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ không làm hài lòng Trung quốc ở những lĩnh vực trao đổi khác (4). Việt Nam vô tình trở thành nạn nhân của cuộc đổi chác không tên này .Theo giáo sư Carlyle Thayer, trong tháng 8/2008 có bốn trang Web tư nhân bằng Hoa ngữ lập luận rằng Việt Nam là trở lực chính của Trung quốc.


Và nếu Trung quốc muốn xác định tư thế nước lớn và ảnh hưởng trong vùng việc đầu tiên Trung quốc phải làm là chiếm đóng Việt Nam. Các trang Web nói trên còn đưa ra các kế hoạch đánh chiếm Việt Nam sao cho thật gọn nhẹ (3). Việt Nam đã chính thức yêu cầu Trung quốc ra lệnh rút các trang Web kia xuống, nhưng hình như Trung quốc làm ngơ cho rằng đó không phải là chủ trương của nhà nước Trung quốc.Theo giáo sư Carlyle Thayer các nước trong vùng Á châu Thái Bình Dương có năm đối sách đương đầu với ý đồ bành trướng của Trung quốc (3). Thứ nhất là đối kháng (balancing), thứ hai là đánh nhiều mặt (hedging), thứ ba là đứng về phiá kẻ mạnh (bandwagoning), thứ tư là ngoại giao (engagement), và sau cùng là mê hồn trận ngoại giao quốc tế (omni-enmeshment).


Đối kháng có hai hình thức, hoặc liên minh với các quốc gia đồng quyền lợi để cùng chống Trung quốc, hoặc phát huy nội lực mà chính yếu là huy động sức dân và canh tân quân đội. Đánh nhiều mặt gồm áp dụng nhiều giải pháp cùng một lúc, thí dụ vừa ngoại giao mềm dẽo, vừa cứng rắn. Đứng về phiá kẻ mạnh là phương án làm vui lòng kẻ mạnh để mua lợi ích kinh tế và giảm áp lực. Phương án ngoại giao tự danh từ đã giải thích. Và mê hồn trận là phương pháp dùng ngoại giao lắt léo, nhiều mặt, nhiều đường để đưa kẻ địch vào sự ràng buộc của luật lệ quốc tế.Kế sách đáp ứng của Việt Nam trước áp lực của Trung quốc cho đến nay không có gì rõ ràng. Hình như Việt Nam đang thử phương án đánh nhiều mặt, và đưa Trung quốc vào mê hồn trận ngoại giao quốc tế. Tháng 12/2007 sau khi Trung quốc cho thành lập thành phố Tam Sa, Hà Nội cho phép thanh niên sinh viên biểu tình hai lần, sau đó cấm cản.



Mặt khác mới đây các nhân vật lãnh đạo cao cấp của Việt Nam chia nhau đi “xoa diụ” và “cầu viện”. Cuối tháng 5/2008 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi Tàu, cuối tháng 6/2008 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ, tháng 10/2008 thủ tướng Dũng lại đi Tàu, đồng thời Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi Nga.Trên mặt mê hồn trận, Việt Nam thường nhắc nhỡ đến luật biển, viện dẫn Thỏa ước về sự ứng xử trên biển Đông (5), và cảnh gíác Trung quốc rằng Việt Nam có thể đưa vấn đề tranh chấp biển Đông ra Liên hiệp quốc và Toà án quốc tế (6).Việt Nam cũng không quên phương án đối kháng, như chỉ thị canh tân quân đội, và gần đây nhất đã huy động một cuộc “biểu tình trên mạng” bằng cách cho phép VietnamNet (một mạng điện tử của nhà nước) đăng tải hằng lọat lời ủng hộ của mọi tầng lớp quần chúng ủng hộ lập trường “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” của chính phủ và phản đối gay gắt quyết định của Trung quốc cho tập đoàn dầu khí quốc doanh Cnooc Ltd. (China National Offshore Corporation) dò tìm và khai thác dầu khí trong vùng tranh chấp tại Trường Sa (7).



Liên minh với Hoa Kỳ để bảo vệ nguồn dầu khí tại biển Đông và sự tự do lưu thông của tàu thuyền cũng là một phần của phương án đối kháng, nhưng như đã nói ở trên Hoa Kỳ đang ở một thời điểm khó khăn để mạnh tay giúp Việt Nam.Tình hình chung cho thấy Việt Nam đang lâm nguy. Các phương án thoát hiểm hữu hiệu rất ít và Việt Nam cũng không còn nhiều thì giờ. Tuy nhiên lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam cho thấy Việt Nam có thể thoát hiểm nếu người cầm quyền (bất cứ là vua thay trời trị dân hay một đảng độc tài) biết đoàn kết toàn dân để huy động nội lực của dân tộc.


Đảng cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo quốc gia. Bề ngoài Việt Nam có vẻ phát triển và ổn định, nhưng thực tế Việt Nam là một quốc gia rã rời thiếu nội lực. Sức mạnh của dân tộc không hội tụ lại được dưới sự cai trị độc tài của đảng cộng sản Việt Nam. “Biểu tình trên mạng” không tạo ra sức mạnh và chẳng dọa được ai!Đảng cộng sản Việt Nam đang nắm ưu thế chính trị tại Việt Nam và có đủ điều kiện để cứu nước nếu đảng cộng sản Việt Nam quyết định cởi bỏ chế độ độc tài, dân chủ hoá đất nước để mọi tầng lớp nhân dân, qua một chế độ chính trị đa nguyên, được đóng góp ý kiến và sức lực bảo vệ tổ quốc.Khi nội lực của dân tộc đã được triển khai, trước hết Trung quốc phải e dè vì họ là người biết nhìn lại lịch sử. Họ sẽ không quên Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa …


Và thế giới - chủ yếu là Hoa Kỳ - sẽ tin tưởng để bạo dạn hơn trong chương trình liên minh với Việt Nam để bảo vệ quyền lợi kinh tế và chiến lược chung. Có nội lực Việt Nam cũng không sợ ai sẽ bỏ mình.Trong bối cảnh hiện nay, cuộc hội thảo quốc tế về quan hệ Việt - Trung tại Hà Nội từ ngày 4 đến 7/12/2008 với những thông tin có tính cảnh giác trong bản thuyết trình của giáo sư Carlyle Thayer đến thật đúng lúc .Lương tri và trách nhiệm của những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam không bùng dậy lúc này thì còn chờ lúc nào? (8)

==


(1) Báo “South China Morning Post” ngày 20/7/08 phát hành tại Hồng Kông: Trung quốc đã áp lực công ty ExxonMobil của Hoa Kỳ rút ra khỏi thỏa thuận dò tìm và khai thác dầu khí trong biển Đông ExxxonMobil vừa ký với công ty quốc doanh PetroVietnam.(2) “China-Vietnam ties remain more sour than sweet” by Roger Mitton, Asia Sentinel Consulting, 14/11/08,(3) “The Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008”, paper by Professor Carlyle Thayer for the 3rd International Conference on Vietnamese Studies, Hanoi, Vietnam, 4-7/12/2008(4) Theo “A Path Out of the Woods” by Fareed Zakaria, Newsweek Dec. 1, 2008(5) “Thỏa ước về cung cách hành xử và giải quyết các tranh chấp trên biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea – DOC) khối Asean ký với Trung quốc năm 2002. (6) Phỏng vấn ông Lê Công Phụng, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày 23/9/2008 của nhà báo Lý Kiến Trúc, Tạp chí Văn Hóa số 132(7) Theo bản tin RFA ngày /12/2008http://www.vietnamnet.vn/bandocviet/2008/12/816344/(8) Tài liệu tham khảo: 8.1 “Việt Nam trên đe dưới búa” (6/2008)http://www.tranbinhnam.combinhluan/Vietnam_TrenDe_DuoiBua.html8.2 “Trung quốc khiêu khích Hoa Kỳ” (7/2008)http://www.tranbinhnam.com/binhluan/TrungQuoc_KhieuKhich_HoaKy.html8.3 “Đài RFA phỏng vấn Trần Bình Nam về vụ ExxonMobil” (7/2008)http://www.tranbinnhnam.com/binhluan/AChau_TuDo_PhongVan_Ve_ExxonMobil.html8.4 “Trung quốc muốn dạy Việt Nam một bài học” (8/2008)http://www.tranbinhnam.com/binhluan/Trungquoc_MuonDay_VN_MotBaiHoc.html8.5 “RFA phỏng vấn về tranh chấp biển Đông (8/2008)http://www.tranbinhnam.com/binhluan/RFA_Phongvan_VeBienDong.html8.6 “Chuyến công du Trung quốc gian nan của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2008http://www.tranbinnhnam.com/binhluan/CongDu_TrungQuoc_TTDung.html

==

TIN TỨC * CÔNG AN TRUNG CỘNG GIẢ SƯ TÂY TẠNG



Công an Trung Quốc đầu trọc, mặc y phục sư Tây Tạng thế là xâm nhập và đánh phá Phật giáo và nhân dân Tây Tạng.

Cộng sản Việt Nam cũng thế. Một số sư hải ngoại hay sư trong nước
ra hải ngoại quyên tiền chính là công an.cộng sản hoặc tay sai cộng sản!

GS. NGUYỄN CAO HÁCH * HIẾN PHÁP HOA KỲ


HIẾN PHÁP HOA KỲ
Prof. NGUYỄN CAO HÁCH


Năm 1878, khi Hiến Pháp Hoa Kỳ sắp sửa trọn vẹn Đệ Nhất Bách Chu Niên, Thủ Tướng Anh Cát Lợi William E. Gladstone long trọng tuyên bố là Hiến Pháp Hoa Kỳ ban hành năm 1787 quả là “áng văn long trọng của thời kỳ đó do trí óc và nguyện vọng con người đã sáng tạo ra” (the most wonderful work ever struck off at a given time by the brain and purpose of man”).
Ngay thời đó, dân Mỹ không để ý tới toàn thể bản văn của Gladstone, trong đó tác giả đã phân tích rõ ràng các khiá cạnh tế nhị và phức tạp trong lời khen thán phục của mình.. Và cũng không chú ý rằng, ngay thời kỳ đó, thẩm phán tối cao Johnson (Supreme Court Justice William Johnson) đã viết ra một đoạn văn gần như tương tự, ngay từ năm 1823.
Dù sao, thì với thời gian dần dần trôi qua, câu văn thán phục của Gladstone “đã được nhắc lại nhiều nhất” đối với Hiến Pháp Hoa Kỳ (“the most commonly quoted observation about the U.S. Constitution”), vì dân Mỹ “đã quá quen tự hào và cũng vì thế nên quá ít để ý tới khung cảnh chính quyền của xứ mình” (“Americans have taken too much pride and proportionately too little interest in their frame of government”).
Một giáo sư chuyên giảng dạy các định chế chính trị, Charles Black, đã đặt câu hỏi sau đây khi bàn đến lời tuyên bố của Gladstone: “Được lắm, nếu không phải là Hiến Pháp Hoa Kỳ, thì áng văn nào là vĩ đại nhất mà, một thời nào đó, đã do trí óc và lương năng của con người tạo rả”
Mọi người đều đồng ý: Hiến Pháp Hoa Kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử nhân loa.i. Vậy theo đúng con đường đó để áp dụng phải là trách nhiệm của toàn thể chúng ta. Một điểm quan trọng phải chú ý: áp dụng đúng Hiến Pháp phải là trách nhiệm của toàn dân, không phải là trách nhiệm của riêng một nhóm người cầm quyền cai trị.
Hiến Pháp bắt đầu bằng câu: “We the people of the United States” (chúng ta công dân Hoa Kỳ): nó quy định rõ ràng hoàn toàn trách nhiệm thuộc về người dân. Cũng vì thế nên câu “chính quyền tự trị” (self-government) rất thông du.ng. Công dân nào cũng lãnh phần trách nhiệm đó. Người nào cũng sẵn lòng hy sinh để bảo vệ Hiến Pháp.
Nhưng muốn áp dụng Hiến Pháp thì phải hiểu rõ Hiến Pháp. Nên chú ý đặc biệt tới một chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu Hiến Pháp và là tác giả sách The Age of American Law đã ví thời ban hành Hiến Pháp Hoa Kỳ với thời đại văn hào Shakespeare tạo ra các bi kịch nổi tiếng và thời Mozart tạo những bản âm nhạc kiệt tác, trước kia và sau này không có kiệt tác nào có thể bì đươ.c.
Hiến Pháp Hoa Kỳ quả là “không tiền khoáng hậu”. Các nhà cách mạng Mỹ thời đó đã sáng tạo một thể chế chính trị mới. Trong một thời kỳ lịch sử mà toàn thế giới chỉ có những chế độ quân chủ độc tôn (absolute monarchy) hoặc những chế độ hà khắc độc đoán (despotism), người Mỹ thời đó đã sáng tạo chế độ cộng hoà (republic), -- một chế độ mà liïch sử đã chứng minh là hơn vượt bực các thời kỳ oanh liệt của Đế Quốc Hy Lạp và La Mã cổ xưa. Người ta đã tặng thời kỳ sáng chói vô song đó là Thuở Bình Minh ( Enlightment).
Nhóm người sáng lập thời kỳ mới có phần đề cao cảnh giác hậu quả lâu dài của công việc mình làm đối với quốc gia vừa mới sáng lập và đối với các thế hệ tương lai. Với lòng tin tưởng là các thế hệ sau này sẽ tiếp tục tăng tiến để thể hiện một tương lai tiệm tăng tới một chế độ sáng lạn khả dĩ làm gương cho các thể chế của loài người.
Lịch sử đã tặng cho nhóm sáng lập viên đó mỹ danh là “những nhà sáng lập” (the Framers). Nhóm đó đã tạo một mỹ từ để chỉ toàn thể dân chúng: “Chúng ta nhân dân” (“We the People”), nó là một lời ước hẹn và tin tưởng đối với cả hiện tại và tương lai.
Đây là cả một ước hẹn và tin tưởng là một chính quyền chỉ có thể hợp hiến và hợp pháp và tồn tại lâu dài khi nào toàn dân thỏa thuận ủng hộ theo chính nguyện vọng của Dân, và dân tự nguyện ủng hộ (active participation of the governed).
Tác giả Woodrow Wilson đã viết trong cuốn Constitutional Government in the United States (1908): “Một chính quyền hợp hiến chỉ có thể sáng lập và tồn tại trong một thể chế đặt trên quyền lợi và nguyện vọng chung, và nó không thể phục vụ quyền lợi của riêng một nhóm người mà không phải là cộng đồng dân chúng” (“Constitutional Government can exist only where there is actual community of interest and of purpose, and cannot, if it be also self-government, express the life of any body of people that does not constitute a veritable community”).
Đó là những tư tưởng cao siêu của người thời xưa. Ngày nay, đầu thế kỷ 21, ta khó mà nói được là toàn thể đại chúng đều nghĩ như thế. Một tác giả đã viết một cách thực tế hơn: “Ta làm sao mà kết luận rằng đại đa số dân chúng đồng ý về những ý niệm mà chưa chắc họ đã hiểu là gì?” (“It is hard to see how the vast majority of the population can be presumed to have agreed to something that they could not conceive of?”). Thay vì được giảng dạy rành mạch về các vấn đề phức tạp đó, người dân chỉ đọc những biện luận từ chương bởi một số phê bình gia chuyên môn trong mỗi lãnh vư.c.
Ngày nay các bản án của Tối Cao Pháp Viện (Supreme Court) xuất bản dưới nhan đề United States Reports đóng thành những quyển sách rất dày, đã quá 500 cuốn, mỗi cuốn hơn ngàn trang. Đó là một kho tàng qúy báu. Thẩm phán Tối Cao William Douglas đã nói: “Thực quyền lớn nhất của Tối Cao Pháp Viện là khả năng và cơ hội huấn luyện giáo dục và lãnh đạo tinh thần” (“The Court’s great power is its ability to educate to provide moral leadership”).
Vậy tiêu chuẩn vững nhất để lựa chọn giữa rừng ý kiến đó là xem một ý kiến xác định có phù hợp với các tiêu chuẩn chính yếu của Hiến Pháp hay không?
Goldstein, tác giả cuốn The Intelligible Constitution (1992) đã nhận định rằng Tối Cao Pháp Viện có trách nhiệm hiến định của một “Thầy giáo cộng hòa” (Republican schoolmaster) là trình bày cho toàn dân các vấn đề chính yếu của mỗi thời đại, tức là xây dựng và duy trì những tương quan hợp lý để toàn dân hiểu rõ các vấn đề chính yếu của mỗi giai đoạn (“the important issues of the day”). Đó là nhiệm vụ giáo dục đại chúng.
Đại chúng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng truyền thống trình bày và tranh luận về các truyền thống căn bản, nó là nền tảng của xã hội này. Các giá trị tinh thần đó bắt nguồn từ lịch sử, và nội tâm tinh thần của nó biến theo từng giai đoạn lịch sử liên hệ. Vấn đề đã được Alexander Hamilton phân tích rõ ràng trong tài liệu lịch sử Federalist Paper No 1 (1787) xuất bản khi Hiến Pháp còn đang trong thời kỳ tranh luận: “It seems to have been reserved to the people of this country, by then conduct an example to decide the important question, whether societies of men are really capable or not of establishing good government from reflection and choice or whether they are forever destined to depend for their political constitutions on accident and forcẻ”
Vấn đề đã được trình bày rất minh bạch bởi James Wilson, một trong sáu thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện đầu tiên:“The science of law should, in some measure and in some degree, be the status of every free citizen, and of every free man. Every free citizen and every free man has duties to perform and rights to claim, unless, in some measure and in some degree, he knows these duties and rights, he can never act a just and independent part”.
Tóm lại toàn dân phải hiểu rõ Hiến Pháp của xứ mình. Nếu không, chính mình mới là mối đe dọa cho chế độ cộng hòa. Abraham Lincoln, ngay tại Gettysburg đã định nghiã rõ ràng: “Chế độ của chúng ta do nhân dân sáng lậïp, do nhân dân thi hành, và phục vụ nhân dân” (A government of the People, by the People, and for the People)

GS.ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TÌM KIẾM TRIẾT GIA



TÌM KIẾM TRIẾT GIA

Đặng Phùng Quân


LTG. Bài viết này “Thay lời nói đầu” cho quyển sách xuất bản vào năm 1973 - hơn một phần tư thế kỷ - đối với tác giả, coi như đã thất lạc nay tìm lại, nhờ một người bạn vong niên giữ được một bản mới vừa gửi tặng (anh viết: cho châu về Hiệp phố - tháng 11 năm 2007).


Hôm nay giở lại trang sách cũ, chạnh nghĩ đến thế sự, muốn đưa ra đây như một lời tâm huyết gửi bạn đồng tâm.


Hoàng Sa/Trường Sa?

Có người bạn trẻ hỏi: những nhà trí thức đi đâu hết rồi? - tôi cũng có lần hỏi: tâm sự của nhà triết học Trần Đức Thảo, những người trí thức Việt Nam khác có lỗ tai để nghe không?

Tôi cũng nhận được Bản Lên Tiếng kháng cáo Trung Cộng âm mưu chiếm đoạt hai đảo nói trên, và kêu gọi “chính quyền Việt Nam” phải động thái? - tôi không ký vì một lý do đơn giản: tôi không nhìn nhận “nhà cầm quyền Hà Nội” - song tôi đồng tình với những cuộc xuống đường: những đợt sóng đầu tiên sẽ dấy lên sóng thần cuốn đi những “trầm tích” của lịch sử (trong Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít (x.b. 2002) tôi đã viết: Sự cáo chung của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu đã tạo những hụt hẫng cho những nước còn tồn tại dưới lá cờ Mác-Lênin. Vì thế danh xưng chủ nghĩa xã hội chỉ là một hư từ chính trị trong việc biện minh cho sự tồn tại chính trị của đảng cộng sản ở những nước trầm tích này.)



Bạo lực là một vấn đề đối với triết học: khi một nước lớn đàn áp một nước nhỏ dưới bất kỳ hình thức nào thì chỉ có một động thái đối kháng bằng bạo động. Nguyên lý ấy không bao giờ thay đổi.

Diogène một ngày kia cầm đèn lồng thắp sáng đi giữa thanh thiên bạch nhật “tìm kiếm con người” - không ai biết ông có gặp cái bóng mình? Triết lý, khởi sự bằng kinh ngạc, nhưng cũng kêu gọi tới sự suy tưởng độc đáo. Kẻ đi suy tưởng về chính mình, gây mối nguy cơ cho bản thân và cho xã hội. Bởi vì tra hỏi, tức là nghi hoặc, và ngờ vực nên phải đi tìm kiếm. Có một lịch sử những tư tưởng vẽ lại những lối đường giải đáp, như cũng có một khoa học chối từ những tư tưởng, hệ thống để vạch ra một lịch sử khác, lịch sử những con người đi suy tưởng trong những chiều hướng, kích thước của tư duy, của lý trí, của văn hóa đã thành.
Khảo cổ học, từ ngữ mang sắc thái thời thượng biểu thị một nỗ lực vượt ra bên ngoài những giai tầng văn hóa, khai quật lại những lớp trầm tích tư tưởng vô sở trú, vô ngôn.
Bản viết này không nhằm đi tạo dựng một biểu đồ lịch sử triết học, nhưng chỉ phác thảo những nét đại cương khảo cổ học về một nền triết học đã thành. Phải chăng triết gia không còn hiện hữu?



*
* *




Có ai trong đời sống làm triết lý, bây giờ, mà không đặt vấn đề về sự cần yếu của triết học thực hiện trong thế giới bạo hành? Triết học dường như không phải chỉ để dành nói về con người, nhưng triết học cũng không khả hữu nếu không ngừng hỏi về yếu tính con người. Vấn nạn đó hàm ngụ sự tìm kiếm ý nghĩa cho chính con người một định nghĩa. Con người bản nhiên là một con vật - như muốn tự hữu, muốn là một cái khác để tự nhận biết là mình phải có lý trí. Người là một con vật được phú cho lý trí (ratio) và ngôn ngữ (logos). Logos hy lạp hàm ngụ ngôn từ, ratio la tinh bao hàm khả năng dự tính và suy tưởng. Dự tính chỉ thị sự vén mở những mã số hữu thể luận - phải chăng con người được mô tả như một hữu là cái nó không là, bởi vì tự yếu tính người là chính sinh thành như chính tự thành.


Nói như Hegel, người mang theo hủy thể tính của chính mình. Con người có lý trí bởi vì con người có khả năng thực hiện hủy thể chính mình, không những điều con người nói về mình, nhưng cả những gì con người tạo trong cuộc đời của mình. Lý trí được phú cho không phải là một phẩm tính của sự vật, của đối tượng con người bắt gặp, tìm thấy trong thế giới như tìm thấy những cây cối; lý trí không vẽ ra tự ngoại tại, như một tha thể, nhưng tự phác họa như thể trong khi vận chuyển, lý trí là chính lý trí tự phác họa, lýù trí trong chính sự vật, lý trí tự suy và lý trí tự hủy. Khả tính phú cho không hiểu theo nghĩa con người có được những bàn tay, hay biết đi đứng; con người được phú cho lý trí như chính lý trí gắn liền trong một thân xác động vật, phải biến đổi qua lý trí và dựa theo lý trí. Lý tính không còn mang theo niềm tin bí nhiệm đã xây dựng lên triết học đại duy lý như thế kỷ XVII, bởi vì lý tính không đem lại những thỏa mãn cho những vấn đề siêu hình dựa trên một vô cùng vô hạn tích cực, ở đó ý niệm phủ định khả hữu, trong khi lý trí là chính sự hài lòng, như một hiện diện vô song, tồn tại ngay trong cả sự vắng mặt của mọi xác quyết tích cực, khẳng định. Hiện diện đơn thuần chỉ khả hữu, như hình dáng hiện vào trong bóng tối, như sự vắng mặt của ngày là đêm, là ý thức trải dần trên vô thức.




Con người là chính mình - không gì khác hơn con người - là lý trí, không những chỉ hữu lý, nhưng bao gồm cả lý giằng buộc vào trong một thân xác khốn khổ đầy những đòi hỏi, khao khát mù lòa, đam mê ngông cuồng. Công việc đời trong cần lao nhân tính, ngày lại ngày, vươn tới nỗ lực nhằm biến đổi hữu thân mang nặng những hành trang trên con đường tiến mà không bao giờ lùi lại được, giao kết trong thường hằng của cuộc sống trồi lên giữa hai vực thẳm tương xứng của sự khai sinh và nỗi chết. Chết - cái phi thực (Unwirklichkeit) ấy, là một điều khủng khiếp nhất (furchtbarste) phải đương đầu trong sức lực phi thường nhưng không bao giờ chạm mặt; sống là chịu đựng cái chết và tự bảo toàn trong cái chết; tinh thần chỉ đạt tới chân lý khi tự tìm thấy mình trong sự xâu xé (Zerrisenheit) tuyệt đối. Con người tình nguyện chấp nhận cái chết, hướng về nó trong tri thức nguyên cớ, người là một hữu thể ý thức cái chết của mình [1]. (Phải chăng một triết học về điều chết bao giờ cũng tuyên xưng vô thần?)



Biến đổi, đó là mục phiêu của cả cuộc đời triết lý nơi con người, giản lược cái phần còn hữu lý, nhiên hậu cả con người là lý trí, tưởng chừng như chưa bao giờ thành tựu. Vẫy vùng, phung phá, biến đổi như thể làm chủ tuyệt đối chính mình, khởi sự rồi thất bại, miên tục trong dòng luân lưu của đời sống tương tranh với Tha thể; không bao giờ con người toàn diện là lý trí nhưng cũng đôi lúc là lý trí, đôi lúc là tự do, là thượng đế trong một vài thời khoảng, hiện diện trước thế giới hiện diện, có tích cực bởi phủ định hủy thể tính vô thức, tuyên xưng hữu lý, con người vươn tới sự biểu lộ khao khát được tự do, người là chính niềm khát vọng trong những thời khoảng của hạnh phúc tuyệt đỉnh, của viên giác không thể diễn tả, ở đó người đã sống, đã chấp nhận không phải cho lý trí nhưng chính con người tự thành lý trí. Một lý trí ngay trong cuộc đời phục vụ cho cuộc đời, khát vọng và nhu yếu. Nhưng người là gì? Cùng lý trí đó, người không là cái gì là người, bởi vì người không muốn là cái gì là nó, vì không bằng lòng là cái gì tại hữu, không bằng lòng có cái gì tại hữu. Lý ưng, người lại là con vật biết nói, biết sử dụng ngôn ngữ để nói không trước cái gì tại hữu. Khát vọng tại hữu và tự do thúc đẩy nó biến đổi, nhưng nếu con người phải biến đổi, thì cái cần phải biến đổi, chính là con người. Khởi sự ly cách giữa con người của cuộc sống thông thường với con người triết lý từ đó. Bởi vì con người triết lý muốn trở thành nhà triết học, muốn lý trí mang ý nghĩa, đã bị kết án vào chọn lựa nhưng không phải ở đời sống thường nhật. Lý trí trở thành một cái khác; công việc đời sống hàng ngày nơi con người thường làm bộ lạ mặt với công việc của nhà triết học; con người triết lý bởi vì hữu lý có thể tự thành nhà triết học, nhưng con người không triết lý chỉ vì hữu lý bởi con người cũng bận rộn với công việc một cách hữu lý, giải quyết một cách minh mẫn mà suốt đời không cần bận tâm đến triết học là gì.




Triết học chắc chắn chinh phục được người khác nếu họ muốn nghe; nhưng có điều là người khác không muốn nghe thì nhà triết học làm gì?
Chọn lựa triết lý, không phải vì triết học đã hoàn tất chân lý nhưng chính vì chọn lựa hàm ngụ những khả hữu mà trong muôn vàn những khả hữu quan trọng đối với con người triết học là một khả hữu tính của con người phụ thuộc vào lãnh giới con người có thể làm hay không thể làm được gì. Người là một hữu thể biết suy nghĩ, biết nói, vả lại, con người sống, cảm thấy đang sống trong cuộc đời này, con người có thể làm triết học, tìm kiếm hiểu biết và khôn ngoan. Triết lý trong tình trạng sơ sinh - in statu nascendi.. Chọn lựa triết lý, trong khi triết học không thể minh chứng chân lý cho con người, bởi vì nhà triết học đã phải chọn lựa đối với chính mình trước khi chứng tỏ bất cứ điều gì mà minh chứng chỉ có giá trị đối với con người, đã chọn lựa sự chứng minh.



Khả hữu tính triết lý là một khả hữu của con người, nhưng đã là khả hữu chỉ thị điều gì có thể thì những khả hữu khác cũng xuất lộ như tự do đối với tất yếu, im lặng trước ngôn từ. Im lặng giả định ngôn từ. Nhưng ai nói? Đó là câu hỏi nguyên ủy chung quanh định mệnh con người, tương quan giữa hữu và ngôn ngữ, đặt lại số phần của văn hóa và tri thức. Ngôn ngữ, ký hiệu, lời thốt ra nhằm đối diện với hữu thể của con người biết nói, phải chăng câu trả lời chỉ tìm thấy nơi chính sự thực hiện cụ thể, chính nơi chữ nghĩa, như Mallarmé đã kiếm được, trong mỗi dòng chữ mỏng manh, mang chất liệu vẽ lại bằng mực trên trang giấy. Con người không ngừng tự xóa mình lẫn vào ngôn ngữ của riêng mình để thực hiện Tác phẩm phối hợp nơi diễn từ. Tư tưởng lại diễn về diễn từ; ở đó hữu thể và biểu tượng nơi tư tưởng cổ điển không còn đặt thành vấn đề nữa. Con người hành động một cách hữu lý theo diễn từ. Đối với nhà triết học, chắc chắn diễn từ có một ý nghĩa tất yếu, ngay cả khi triết học phản kháng chống lại diễn từ, bởi vì phản kháng lại nhờ vào một diễn từ. Giữa những diễn từ kháng đối lẫn nhau, lý trí trở thành tính khả hữu nơi con người và triết học là một chọn lựa tuyệt đối.




Đối diện với triết học, phi triết học biểu thị thái độ biến diễn từ thành thù hận (như trường Hàn lâm định nghĩa: Aphilosophia: êxis kath'en ô êchon misologos esti). Yếu tính triết học dường như vén mở một bí mật trong cuộc tương tranh tư tưởng và giả tư tưởng, nhờ vào diễn từ của đối thủ đối nghịch với diễn từ hữu lý, nhờ vào phi triết học: cuộc tranh đấu thân hữu khởi sự nơi ngôn ngữ, chữ viết có tính cách phá hủy và tự hủy, ngôn ngữ trở thành bạo động và nhà triết học muốn bạo động tan biến trong thế giới này. Bạo động không còn là vấn đề nhất thời, diễn biến của khoảnh khắc, biến cố trong lịch sử nhưng bạo động là hồi cố của ngôn từ, khả tính của diễn từ, là thường hằng - mà thường hằng thì luôn luôn thách đố nơi con người.





Lý trí và bạo động cùng có tính chất khả hữu: con người thường không chấp nhận luận ngôn của kẻ khác và tìm kiếm thỏa thích trong nỗ lực tranh đấu cho luận ngôn của mình nhưng không có giá trị duy nhất cho mình, nhưng cho mọi người, nỗ lực thúc đẩy thành phổ quát toàn diện hóa đối đầu với sự tiêu diệt những luận ngôn không phải là luận ngôn chọn lựa; con người chỉ muốn tự diễn như một hữu thể trong bộ diện cảm thấy nơi chính mình, với một ngôn ngữ có thể lãnh hội, chứng tỏ, không phô bày mâu thuẫn bởi vì không mâu thuẫn nào có thể tưởng được. Con người theo đuổi bạo động và bạo động đuổi bắt con người trong vòng luân lưu: tất cả trở thành khả hữu hay không là gì hết. Nhưng toàn thể là cái thực, lưỡng luận hàm ngụ sự hữu lý hoặc muốn trở thành hữu lý. Một lý trí như thể chỉ tại hữu đối với con người trong vòng cương tỏa của bạo động, bởi vì con người không bao giờ ra khỏi lãnh vực mà bạo hành và niềm kinh hãi đều khả hữu. Con người đơn độc trong việc đương đầu với bạo hành, với những gì có thể xẩy đến trong dòng hiện hữu tại thế này. Điều nghịch lý phân cách triết học chủ lý chính vì niềm tin nền tảng vào tính thuần lý cũng trở nên nghịch lý: con người tự do nói không trong mọi hoàn cảnh, nhưng không luôn luôn được tự do để hành động.




Trước bạo động, con người phát kiến thân phận mọi người đều bình đẳng và diễn từ của mỗi người là phát biểu chung giá trị với tất cả nếu diễn từ ấy mag giá trị chính mình - cách mạng chỉ có ý nghĩa với đám đông, không phải với kẻ cầm đầu. Lời than thở của mỗi người đóng góp vào triều khích động của tập thể. Vinh danh nơi người chứng thực trong hiện hữu thường nhật và đời sống trực tiếp nhất cũng trở thành triết lý. Thế giới mang ý nghĩa vén mở toàn diện chính nơi người. Không hình thái diễn từ nhân tính nào tuyệt đối phi lý. Bạo động không còn ra khỏi diễn từ, nhưng trở thành nguồn thúc đẩy tích cực không trào lưu nào thiếu được. Ở đó triết học khả hữu. Triết học là một khả hữu khác của con người: trong cuộc đời này con người có thể làm triết lý. Mọi diễn từ triết lý đều bắt nguồn từ động lực của bạo động. Bạo động là vấn đề đối với triết học: đến đây, chúng ta cảm thấy thất vọng khi lần giở những trang triết lý mà sự lạnh nhạt của triết học, của bản viết vượt ra khỏi hiện tính mà chúng ta nhăn mặt - những vòng giây kẽm gai, khói lựu đạn cay hay xao động thường trực trong cục diện thế giới hiện đại không để lại những đường nét bằng máu, bằng mực trên trang triết lý - chỉ có những chữ viết bạo động, hương khói của ngọn bạch lạp leo lét, khuôn mặt nhà thông thái cúi xuống trước án thư? Không, không phải thế, gót giầy xâm lược ngày nào vẫn rung chuyển trong tâm hồn nhà triết học trẻ tuổi ngày nào ở Berlin khi chàng đang soạn bộ Hiện tượng luận về Tinh thần mà tư tưởng vẫn không ngừng khai phá.




Tư tưởng vươn mình trên bạo động (trong khi bản đồ thế giới của tinh thần trải rộng dần, triết học thâu gồm lịch sử và địa chí); thành quả nghịch lý là bạo động chỉ có ý nghĩa đối với triết học, trong khi triết học chối bỏ bạo lực không ngừng. Tuy nhiên triết học chỉ có thể hiểu được và thực hiện với bạo động bởi vì đương đầu với bạo động, bạo động này là phương tiện tất yếu nơi tư tưởng, qua ngôn từ, phát sinh sự chống bạo động, trong một thế giới của bạo hành. Diễn từ hình thành, con người lập ngôn trong bạo động chống bạo động, trong phủ định sự phủ định. Có dòng lịch sử để con người tìm kiếm thấy mình, thấy dòng hiện hữu của mình, trong thường hằng chống thường hằng, nhưng chính nơi diễn từ con người có thể ý thức được sự khám phá, trong nỗi ngỡ ngàng và kinh sợ khôn cùng.




Thực hiện diễn từ trong lý trí này, đó là khởi nguyên lý tưởng nơi triết học. Chọn lựa triết lý, dòng hiện hữu của con người gắn liền với lý tính như chưa bao giờ minh bạch đến thế. Khởi từ bạo động, con người đã chọn lựa diễn từ về diễn từ này trong những thực hiện ở cùng thế giới và thực hiện chính mình, chúng ta có thể nhận thấy lờ mờ một kết luận đến quá sớm là không những triết học đồng nhất với lịch sử triết học, chính lịch sử cùng đồng nhất với triết học. hiểu như vận chuyển bạo động ngăn chặn thác lũ bạo hành. Không có sự khác biệt giữa con người dưới phố và nhà tư tưởng khi triết học dấn thân xuống đường, gõ cửa mọi xã hội để dán lên thành trì thế giới một biểu ngữ mang những chữ: Ultimi barbararum.

*
* *

Trong triết học - Kant đã viết khi trả lời Eberhart - không có tác giả cổ điển. Cổ điển, những điều có thể giảng dạy như người ta thường làm trong các lớp học, nhằm bắt tinh thần phải chịu phục tòng toàn diện, ký ức phải tái tạo tỉ mỉ những khuôn sáo, bước đi đứng, lối suy nghĩ, thứ phân tích ròng những sự kiện biên niên, thuộc về lịch sử; cổ điển trói buộc tác giả vào trong một thế lực, khoác lên tác phẩm sự hóa thân khiến “tác phẩm được coi như một kiểu mẫu” [2]. Cổ điển tạo nên những tường thành kiên trì của thẩm quyền và giáo quyền, chận đứng lịch sử và đóng kín vận chuyển tư tưởng. Đối với Kant, cổ điển là những đại diện tiêu biểu cho sự tuyển chọn cái tốt đẹp hơn, hướng dẫn những tư tưởng sống động, những tinh thần cao quý vươn lên khỏi sự tranh tuyển, lọc lõi vào một bảo tàng viện mang tính cách phụ quyền; vẻ chói lọi của uy thế đó làm mất ý thức chọn lựa, tính nhưng không của tranh tuyển và điều đòi hỏi của phán đoán. Những ai trong công việc triết lý, đi tra hỏi lại lý trí không ngừng nhìn về sự đồ sộ của công trình tư tưởng đến từ nhiều đời, lại không tự hỏi có chối bỏ tính cách cổ điển của sách vở, có thoát khỏi ám ảnh gán ghép cho con người - ta đang gặp lại tư tưởng của họ trong lúc này, ở đây, bây giờ - một nhãn hiệu tác giả cổ điển, và chính mình, có trở thành tác giả cổ điển?




Đối với những môn đồ nhiệt tín của học thuyết Wolff như Eberhard [3] chẳng hạn, tư tưởng của ông thầy có tính cách cổ điển và trở thành giáo điều, tượng trưng cho một thế lực. Nhưng Kant đã đối lập với triết học giáo điều bằng triết học phê bình - để nhìn thấy ngay chính nơi Wolff hay bất cứ nhà triết học thuần lý giáo điều nào, một bộ diện khác, một dự phóng tiến bộ trong hành trình siêu hình học, ở đó người ta không có thể cũng như không phải học hỏi nơi Wolff hay nơi Leibniz cái gì đúng trong triết học. Triết gia dường như đã phân cách với nhà khoa học, hay ít ra với nhà toán học ở chỗ không đi đặt nền tảng cho triết học là một khoa học chính xác. Trước Hegel, Kant không giảng dạy đặc biệt về lịch sử triết học hay viết về lịch sử triết học ngoài những nhận xét ngắn về diễn biến tư tưởng môi trường và thời đại triết học phê bình của ông đã tương tranh với những triết học trước và đương thời. Nhưng Kant đã viết: Một lịch sử của triết học khả hữu không phải trên lịch sử hay theo kinh nghiệm, nhưng khả hữu một cách thuần lý, nhĩa là tiên nghiệm. Bởi vì nó xây dựng những sự kiện của lý trí không phải vay mượn nơi sử ký, nhưng rút ra từ bản chầt của lý trí con người theo danh nghĩa khảo cổ học trtiết lý. Điều đó cho phép các tư tưởng gia giữa mọi người được lý luận về nguồn gốc, mục đích và cứu cánh các sự vật trong thế giới. [4] Những dòng chữ trên tìm thấy nơi những Tờ Rời, ghi lại mọi thời khoảng trong cuộc đời suy tưởng của Kant, làm mới tư tưởng trong tinh thần đặt lại quan điểm về lịch sử triết học.
Trước Hegel, các nhà viết lịch sử triết học làm những công việc của một người sưu tầm trên phương diện lịch sử và không có một quan điểm nào trên phương diện triết lý. Phải đợi tới Hegel, một lịch sử triết học mới được viết ra trong tinh thần triết lý, khởi từ bài diễn giảng tại Đại học đường Heidelberg vào tháng 10 năm 1816, khi Hegel lưu tâm đặc biệt đến vị trí của triết học kinh qua những biến cố của thời cuộc, những lợi ích tầm thường nhỏ nhoi của đời sống đã làm triết học tàn tạ và rơi vào lãng quên của kỷ niệm; nhưng sau cái nhìn thấy tính cách phong phú của lịch sử triết học, Hegel lại có tham vọng đặt hệ thống triết học của ông trên lịch sử, báo hiệu sự cáo chung của lịch sử và của triết học. Điều sai lầm của Hegel có thể giải thích bằng chính khởi điểm của việc nhìn lại lịch sử triết học nơi Hegel có tính cách phiến diện vì Hegel không nhìn thấy lưỡng tính của vận chuyển tư tưởng: có một lịch sử triết học song hành với một khảo cổ học về tri thức như Kant đã khám phá ngay từ thế kỷ XVIII (và phải đợi tới M. Foucault ở thế kỷ XX này mới đặt thành vấn đề). Con người vẫn tiếp tục đi khai quật lại những di tích của văn hóa những dấu vết của tri thức trên tiến trình mênh mông của những kẻ phiêu lưu trong đời này, để lại sự nghiệp tưởng chừng như những chứng cớ của thành công rồi thất bại - thất bại trong đời người để thành công trong vĩnh cửu. Sự bất tử của những tên gọi, những khuôn mặt mang nhiều quốc tịch, xuất hện đây đó trên đụa chí triết học ở mọi từng lớp sống nhiều hoàn cảnh khác nhau, đặt để những vấn đề khác nhau lối nhìn và ưu tư những vấn nạn khác nhau chứbng thực sự tồn tại của triết học, kể cả sau khi một lịch sử này chấm dứt, một lịch sử khác bắt đầu, một tri thức này bị tiêu diệt, một văn hóa mới sinh thành. (Phải chăng triết học sinh thành trên đống tro tàn?) Sự bất tử không phải đem lại vinh diệu nhưng đem lại chiến thắng cho tư tưởng. Tư tưởng tiến hóa không ngừng đem lại những ý nghĩa cho hiện hữu và những dấu hiệu cho tri thức. Vận chuyển của tư tưởng đánh dấu điều kiện xuất hiện của những triết học, những hình thái, quy luật của biến đổi triết lý, sự bất liên tục của dòng thời gian. Dường như sự đoạn lià của khôn ngoan tư tưởng không những chỉ thị sự đổ vỡ theo chiều dọc của văn minh, còn hàm ngụ sự phung phá theo chiều ngang của lý trí. Nhưng vẫn còn một cái gì tồn tại mang theo sự khả hữu của hữu tưởng - triết học như làm mới tự uyên nguyên. Cho nên Merleau-Ponty tin tưởng: Con người ngày mai có thể không còn những vấn đề như đơn tử, chấp ý bản thể, thuộc từ nhưng họ vẫn tiếp tục học hỏi nơi những người như Leibniz hay Spinoza phương cách mà những thế kỷ bình an sung sướng đó đã suy nghĩ cách giăng bẫy được con Nhân sư, để trả lời theo cách thế của họ về những ẩn ngữ ngày một phức tạp đặt ra với họ.[5]





Nôi dung của tư tưởng chứa đựng sinh hoạt triết lý, nhưng nội dung của cách thế tư tưởng quan trọng hơn, nó hàm ngụ sự khả hữu của triết học là triết học - nói chung - ở bên trên những triết học - chủ nghĩa - bên cạnh những khoa học như những khoa học tổng quát: y học, sinh học, kinh tế học. Tư tưởng không những chỉ nhìn lên theo chiều cao, đắm đuối vào chiều sâu nhưng còn hiện nguyên hình qua những tham vọng và xảo thuật của nhà tư tưởng trên bình diện trái đất này. Khác với Hegel nghĩ, thực tại và thuần lý đều phân định trên một bản thể là sự hiện hữu lịch sử của những khuôn mặt tư tưởng và nhờ đó, thực tại có thể nói đầy hứa hẹn cho lý trí. Triết học vẫn tiếp diễn -bất chấp thế lực của hệ thống tưởng chừng kết thúc lịch sử - cuộc hành trình hoàn tất của tư tưởng. Tư tưởng trải qua cuộc thí nghiệm dùng đá thử vàng là lý trí chung nhân tính. Có một “sử tính của tri thức” như Merleau-Ponty đã gọi, để chỉ thị tư tưổng mang theo lịch sử, ở đó một luận lý ngay trong thường hằng, một lý trí ngay trong phi lý. Nói như thế có nghĩa là nhà tư tưởng không những chỉ có thực trong những điều ông thấy, mà ngay cả những điều ông không thấy. Sự chọn lựa triết lý quả thực không bao giờ đơn giản, ngay khi chọn đã là triết lý.
Nhà triết học không chọn lựa vị trí trong lịch sử triết lý nhưng chọn lựa cách triết lý trong vận hành tư tưởng. Giữa vô số những chọn lựa căn bản, lý trí cuốn theo cơn lốc biện chứng bởi vì nhà tư tưởng không lúc nào trùng hợp với một hình ảnh trước đó ngay trong sách vở để lại. Triết lý luôn luôn làm mới, chính là cách mạng và viết triết lý hàm ngụ sự thi hành bạo động để thực hiện cuộc cách mạng này. Con người không phải lúc nào cũng chung những tư tưởng hay những ngôn ngữ - cơn xúc cảm bạo động thúc đẩy tư tưởng, ngôn ngữ phóng tới tư tưởng và ngăn chặn tư tưởng - những điều được nói ra và được nghĩ tới luôn luôn không ngừng là những điều đã không có ở trước đó, không ngừng chối bỏ những điều đã có ở trước đó; con người như một tia chớp lóe bùng, ngôn ngữ mang theo những nghịch lý của thời khoảng và những ngộ nhận của không gian, đến nỗi chúng ta không thể xác quyết là những điều chắc chắn dẫn tới hiểu biết có thể biệt phân là tốt hay xấu, mà cũng không ngừng ngăn chặn chúng ta hiểu biết. Ngôn ngữ và tư tưởng dường như chiếm hữu chúng ta thay vì chúng ta đã chiếm hữu chúng.Những dấu hiệu mới bắt đầu: một Kant không ngừng vượt khỏi địa phận của học thuyết Kant, một Descartes chối bỏ cái gì là chủ nghĩa Cartésien, một Hegel của hiện đại nói và nghĩ những điều nhận thấy được nơi hình ảnh nhà triết học lớn của thế kỷ XIX. Có một Kant tuyệt đối, một Descartes tuyệt đối, một Hegel ở bên trong và bên trên tri thức tuyệt đối. Cho nên người ta vẫn không ngừng nói về Kant, về Descartes, về Hegel cũng như không ngừng nghĩ theo Freud và Marx. (Ngày nay, mọi nỗ lực của tư tưởng văn chương và triết lý cố “đọc cho được” những bản văn đã hiện hữu trong thế giới của văn hóa bằng những lý thuyết văn chương, bằng tri thức luận theo Marx hay theo Freud?)




Lý trí, khởi sự với ngôn ngữ, được canh tác sau những thời gian bỏ hoang đầy hoài vọng.
Câu hỏi nguyên ủy của mọi tranh luận giữa lý trí và hiện hữu, trong biện chứng phá hủy và tái tạo trí năng chính là: Làm thế nào kinh nghiệm khả hữu?




*
* *




Triết gia chính là con người đem lại những khả hữu cho kinh nghiệm, bởi vì mọi kinh nghiệm cũng như khả hữu của kinh nghiệm thiết yếu là trí năng.
Song không phải chỉ có những khả hữu của kinh nghiệm mà có nhiều kinh nghiệm khả hữu. Người phương tây thường nói: Có nhiều mái nhà trong tư tưởng của con người. Thế giới những văn minh đa biệt ngày nay chứng thực: chúng ta không sống cùng dưới mái nhà, nhưng sống trong nhiều căn nhà; điều quan hệ là không phải những ốc đảo cô lập.
Mọi căn nhà đều tọa lạc trên cùng một nền đất - Grundform - trái đất của chúng ta như một sinh giới, thế giới của đời sống cho một nhân loại sống thành cộng đồng và ở đó con người có thể thỏa hiệp trong một niềm thông cảm về mọi sự vật trên đời này.
Đất, nền tảng cuối cùng của nhân loại cộng đồng (Husserl).





Vấn đề đối với triết gia không phải là đi tìm mặt trời mọc ở phương Đông, cũng không phải chứng thực loài chim cú Minere bay lên ở hướng chiều tà. Con người đang sống giữa Ngọ, vào lúc mặt trời lên tới đỉnh. Buổi ban mai của nhân loại đã khuất, hay tiếng kèn tận thế gần kề?
Không phải thế. Triết gia hẳn từ lúc khởi sự không phải là tiên tri hay thấu thị. Anèr philosophos, con người chuyên chú đi tìm hướng về sophon. Chính ở đó philosophos phân biệt với sophistes [6].
Triết gia ngày nay không đem một sứ điệp đi rao giảng không chiếm giữ một vai trò trong cộng đồng, không đi tìm vinh diệu của Quyền lực. Vinh danh như Rilke đã nói, không có nghĩa là làm thế nào để được biết đến. Vinh danh là sự Hiện diện chói lọi. Chắc hẳn những vinh dự của một đời triết lý ngày nay chỉ là ảo tưởng.




Những cảnh: Cả thành phố Nhã điển dự đám tang Platon, hay cả thành phố Nhã điển dự đám tang Théophrastye, ngày nay chỉ còn là huyền thoại bởi vì ở thời đại này “võ sĩ quyền thuật được coi như vĩ nhân của cả một dân tộc.” [7] Những con người được ưu đãi, dự vào triều chính, hưởng quyền cấp dưỡng ở những thời xa xưa không phải là bộ mặt muôn thuở của triết gia.
Triết gia không phải chỉ là con người Nói, còn là con người Viết. Logos không những chỉ thị Lời còn hàm ngụ Chữ nghĩa. Trong lịch sử triết học, có mấy ai không hoài niệm những bản văn đã thất lạc, để mưu đi dựng lại một viễn quan trên những Dấu vết?




Có mấy ai trong đời sống triết lý không nghĩ đến việc trình diện trước công chúng những trang Bản thảo hóa thân thành quyển sách? - Xuất bản, công việc dấn thân của triết gia. Từ những giòng chú giải đến những bài diễn thuyết, từ giảng khoa dành cho lớp công chúng khởi đầu đến di cảo còn trong tình trạng phôi thai: sự quan hệ giữa bóng tối tư tưởng và ánh sáng triết lý, làm thay đổi lối nhìn, phục sinh đời sống của con người bị quên lãng trong dòng đời thầm lặng.
Triết lý, công việc của nhà văn sử dụng ngôn từ xây dựng khả hữu của kinh nghiệm tư tưởng. Khởi từ đây, mỗi ngôn từ mang dấu vết của kinh nghiệm tư tưởng, chỉ thị một đời sống riêng hướng về Toàn thể hữu hiệu trong diễn tiến phi chủ thể của vận hành.
Giải pháp hữu hiệu triết lý liệu có là liều thuốc cho con người đến bờ Trí tuệ hay tới vực Mê cuồng?

ĐẶNG PHÙNG QUÂN

[1] X. Hegel, La phénoménologie de l'esprit (bản dịch của Hyppolite, tr 29. Nguyên tác: Phänomenologie des Geiste).
[2] X. định nghĩa trong Littré: “1/ qui est à l'usage des classes; 2/ auteur, poète, ouvrage classique. Celui qui est regardé comme un modèle; par extension, tout auteur, tout ouvrage qui fait autorité”. Littré, t. II, p. 379, J.J.Pauvert éditeur.
[3] Chritian Wolff (1679-1754), nhà triết học và toán học Đức sống vào thời Khai sáng/Aufklärung trước Kant (1724-1804). J.A. Eberhard (1739-1809) nhà triết học đại chúng và thần học Đức chịu ảnh hưởng Wolff, Locke và Leibniz.
[4] Kant, Les progrès de la métaphysique en Allemagne depuis Libniz et Wolff (Bản dịch tiếng Pháp của Guillermit,tr. 107-8).
[5] Merleau-Ponty, Signes, r. 200.
[6] Cuộc tương tranh miên tục diễn ra muôn đời. Sophistes đại loại như kiểu triết lý cái đình, chỉ thấy cái nhà thờ.
[7] Heidegger, Introduction à la Métaphysique (bản dịch của Kahn, tr. 46).

Nguồn: Chân dung triết gia (Lửa Thiêng xuất bản. 1973, tr. VII - XXIV).

TRẦN BÌNH NAM * IRAN


Nếu Iran chế tạo được bom nguyên tử?
Trần Bình Nam

Thế giới đang lên cơn sốt về vấn đề Iran làm bom nguyên tử. Trong không khí chống khủng bố, Iran lại là nước công khai tuyên bố chính sách thù nghịch với Hoa Kỳ và Do Thái, thế giới - nhất là Hoa Kỳ- lên cơn sốt là một điều tự nhiên.
Nhưng trong cơn sốt mà Hoa Kỳ thiếu bình tĩnh để mở thêm một mặt trận nữa với một nước Hồi giáo trong khi mặt trận Afghanistan và Iraq đang còn phức tạp chưa có giải pháp giải quyết thì không biết mặt trận mới có phải là mặt trận cần thiết không? Chỉ một vài lời tuyên bố cứng rắn của Hoa Kỳ (trong thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11/2007) đã làm cho giá dầu thô tăng lên gần 100 mỹ kim một barrel ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới, thì không ai có thể tiên đoán nếu xảy ra chiến tranh với Iran tình trạng cung cấp dầu thô trên thế giới sẽ bị xáo trộn đến mức độ nào.
Tuần lễ từ 5/11 kể cả hai ngày cuối tuần 10 & 11/11/2007 là tuần lễ bận rộn nhất của tổng thống Bush. Đầu tuần tổng thống Bush tiếp tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp tại Hoa Thịnh Đốn, cuối tuần đón bà thủ tướng Đức Angela Merkel tại trang trại riêng của ông ở Crawford, Texas cũng chỉ để bàn đối sách ngăn chận Iran chế tạo vũ khí nguyên tử.
Một câu hỏi cần nêu ra: Nếu Iran có bom nguyên tử thì sao? Có nhiều người nghĩ: thì đã sao!
Trên thế giới hiện nay có nhiều nước có bom nguyên tử (công khai và không công khai). Và những người lãnh đạo nước Iran vô lẽ toàn những người không có đầu óc đến độ chỉ chờ làm được bom nguyên tử là mang ra đánh Do Thái hay cung cấp cho bọn khủng bố để đánh Hoa Kỳ. Họ biết một cách chắc chắn làm vậy là tự diệt. Và có ai muốn tự diệt?
Chính vì sợ tiêu diệt lẫn nhau mà không ai dám dùng bom nguyên tử trước. Nguyên tắc sợ tiêu diệt lẫn nhau đã giúp cho trận chiến tranh lạnh kết thúc, Liên bang Xô viết chấp nhận thua trận và sau đó tan rã, mà không xẩy ra thế giới đại chiến, mặc dù có những thời điểm căng thẳng tưởng như không tránh được chiến tranh như khi Liên bang Xô viết phong tỏa Bá Linh (6/1948- 5/1949), và khi Khruchev cho lén đặt một dàn phóng vũ khí nguyên tử tại Cuba (9/1960).
Tổng thống Bush đang thuyết phục thế giới rằng Iran là một nước Hồi giáo thù nghịch với Hoa Kỳ nên nếu thế giới – qua Liên hiệp quốc – không tiếp tay với Hoa Kỳ tìm cách ngăn chận Iran chế tạo bom nguyên tử thì Hoa Kỳ có thể phải ra tay trước.
Nhưng Pakistan cũng là một mối lo vì Pakistan cũng là một nước Hồi giáo có bom nguyên tử và có nhiều thành phần quá khích. Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Pakistan bề ngoài tưởng như là một sự tranh chấp giữa tướng Pervez Musharraf chủ trương độc tài và cựu thủ tướng Benazir Bhutto đòi thực thi dân chủ nhưng thực chất đó là một cuộc tranh chấp giữa phe ôn hòa thân Hoa Kỳ (tướng Musharraf và bà Bhutto đều thân Hoa Kỳ) và phe Hồi giáo quá khích thân Taliban và al Qaeda (nằm sau lưng vụ ám sát tướng Musharraf cuối năm 2002 và vụ nổ cảm tử ngày18/10 vừa qua định tâm giết bà Bhutto khi bà trở về Pakistan).
Quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Pakistan hiện nay không phải là một quan hệ bền vững (cũng như trước đây từ thập niên 1940 cho đến năm 1979 Iran cũng đã từng là một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ), cho nên không ai tiên đoán được quan hệ đồng minh giữa Pakistan và Hoa Kỳ biến chuyển ra sao. Và trong trường hợp xấu nhất, phe quá khích thắng thế tại Pakistan thì kho bom nguyên tử (chừng 50 quả bom) của Pakistan sẽ nguy hiểm cho an ninh của Hoa Kỳ đến mức độ nào. Pakistan có nguy hiểm như Iran hay không?
Một số người lạc quan cho rằng câu hỏi này không cần đặt ra vì Hoa Kỳ đã có chương trình bảo vệ kho vũ khí nguyên tử của Pakistan, nều cần thì lấy đi (theo nhật báo The San Diego Union Tribune ngày 11/11/2007 trích từ Washington Post của ký giả Joby Warrick) trong trường hợp tình hình Pakistan trở nên rối loạn và phe Hồi giáo quá khích có khả năng cướp chính quyền. Nhưng việc này cũng không phải dễ như lấy một đồ vật trong túi.
Trên thực tế sự nguy hiểm do sự thủ đắc vũ khí nguyên tử của Pakistan cũng không kém như Iran có bom nguyên tử. Vì thế cơn sốt Iran hiện nay là một cơn sốt không cần có và chủ trương dùng chiến tranh để ngăn chận Iran làm vũ khí nguyên tử không phải là một chính sách khôn ngoan. Đánh Iran để phá hủy khả năng sản xuất vũ khí nguyên tử của Iran chỉ làm cho tình hình Trung đông trở nên rối loạn hơn và tạo điều kiện cho phe quá khích cướp chính quyền tại Pakistan.
Đứng trước một thứ vũ khí giết người kinh tởm như vũ khí nguyên tử bất cứ ai còn lương tri đều nghĩ phải chi thế giới không có vũ khí nguyên tử thì tốt hơn. Các nhà khoa học (trong đó có ông Einstein, người khám phá ra năng lượng nguyên tử chứa trong vật chất) liên hệ đến việc sản xuất vũ khí nguyên tử sau khi thấy sức tàn phá độc hại của bom nguyên tử tại Nhật Bản đã tỏ ra hối hận. Nhưng khi hung thần đã sổng ra khỏi chuồng thì khó nhốt lại vào địa ngục nên thế giới chỉ còn một cách là khôn ngoan đối với hung thần. Nói cách khác tốt nhất là có một chính sách khéo léo để cho hung thần khỏi tác oai tác quái.
Chính sách ngăn chận sự phổ biến vũ khí nguyên tử của thế giới hiện nay thiếu cân đối nếu không muốn nói là thiếu công bình.
Căn bản đặt trên nguyên tắc: 5 nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung quốc đã có vũ khí nguyên tử được xem là một thực tế. Các quốc gia khác không được chế tạo vũ khí nguyên tử. Để thực hiện chính sách này Liên hiệp quốc thiết lập một hiệp định gọi là Non Proliferation Treaty - NPT mà thành viên tham dự hứa không chế tạo và cũng không truyền đạt hiểu biết chế tạo vũ khí nguyên tử cho nước nào khác. Quyền lợi của thành viên là sẽ được trao đổi các hiểu biết kỹ thuật về năng lượng nguyên tử áp dụng một cách hòa bình (thường là sản xuất điện lực). Nước nào không tham dự được xem là thành phần xấu và nếu chế tạo vũ khí nguyên tử sẽ bị Liên hiệp quốc (qua Hội đồng Bảo an) trừng phạt kinh tế.
Nhiều nước không tham gia NPT như Ấn độ, Do Thái. Pakistan … và nhiều nước tham gia nhưng vẫn sản xuất lén vũ khí nguyên tử. Đến lúc này tuy không chính thức tuyên bố thế giới đều biết Do Thái, Đài Loan đã có vũ khí nguyên tử. Đức, Nhật, Nam Hàn, và có thể cả Brazil chưa có vũ khí nguyên tử nhưng có khả năng và đồ án sản xuất trong một thời gian ngắn nều cần. Năm 1974, Ấn độ thí nghiệm bom nguyên tử thành công. Về phần Pakistan, sau hai thập niên lén lút nghiên cứu, năm 1998 cũng theo chân Ấn độ cho thí nghiệm thành công vũ khí nguyên tử của mình. Liên hiệp quốc đã phản ứng mạnh mẽ và trừng phạt kinh tế Ấn độ trong một thời gian dài. Nhưng đến nay, Ấn độ và Pakistan đã được xem như là thành viên chính thức của hội những nước có vũ khí nguyên tử.
Năm 1986 Hoa Kỳ phát hiện Bắc Hàn (một thành viên của NPT) cũng đang lén lút lén chế tạo vũ khí nguyên tử. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn chận nỗ lực sản xuất vũ khí của Bắc Hàn bằng chính sách “cây gậy và củ cà rốt” nhưng bất thành. Năm 1993 Bắc Hàn rút ra khỏi NPT và tháng 12/1998 cho nổ thử quả bom nguyên tử đầu tiên. Qua thỏa ước tháng 2/2007 mới đây với nhóm các nước Nhật, Nam Hàn, Nga, Mỹ, Trung quốc, Bắc Hàn cam kết tạm ngưng chương trình sản xuất thêm vũ khí nguyên tử và ngưng bán các hiểu biết nguyên tử cho các nước Hồi giáo để đổi lấy những quyền lợi kinh tế và ngoại giao Bắc Hàn đang cần, nhưng chắc rằng Bắc Hàn sẽ không hủy bỏ kho bom nguyên tử (dù ít ỏi) đã có.
Bức tranh đó cho chúng ta thấy các biện pháp ngăn chận sự sản xuất vũ khí nguyên tử của Liên hiệp quốc không hữu hiệu. Vũ khí nguyên tử đã phổ biến khá rộng rãi trên thế giới và đang trên đà lan rộng, và những nước có vũ khí nguyên tử không phải đều là những nước đồng minh với nhau. Liên bang Nga đang nỗ lực phục hồi vị thế siêu cường của mình, và kèn cựa với chương trình đặt hỏa tiễn của Hoa Kỳ tại Ba Lan. Trung quốc cũng là một quốc gia có khả năng biến thành thù nghịch với Hoa Kỳ do vấn đề Đài Loan hay do chính sách mới của Hoa Kỳ đối với các nước trong vùng Đông Nam Á, nhất là sự xích lại gần nhau hơn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Một thực tế là ngoài chiến tranh không có gì có thể ngăn chận quyết tâm trở thành một lực lượng nguyên tử của Iran. Nhưng nếu chiến tranh với những hệ lụy không lường trước được đối với nhân loại thì câu hỏi nhức đầu vẫn là: có nên dùng chiến tranh để chận đứng chương trình chế tạo bom nguyên tử của Iran không?
Tại Hoa Kỳ có luật cấm tàng trữ, sản xuất và xử dụng ma túy. Hằng năm Hoa Kỳ tiêu tốn hơn 10 tỉ mỹ kim cho chương trình ngăn chận sản xuất và chuyển vận ma túy trên thế giới để chận ma túy nhập lậu vào Hoa Kỳ. Ngân sách năm 2006 là 12.5 tỉ, và năm 2007 là 12.7 tỉ (theo Google: US. anti-drug budget). Nhưng các nước sản xuất ma túy như Columbia, Afghanistan, vùng tam giác vàng giữa Lào, Miến Điện và Thái Lan vẫn sản xuất và các thành phố Hoa Kỳ vẫn đầy dẫy ma túy. Số thanh thiếu niên nghiện ma túy không thấy suy giảm. Trước thực tế này nhiều nhà làm luật Hoa Kỳ từng đưa ra ý kiến bỏ luật chống ma túy, ai thích sản xuất cứ sản xuất, ai thích dùng cứ dùng (như hút thuốc lá vậy), hại sức khỏe thì ráng chịu và nạn ma túy có thể sẽ biến mất không còn là một vấn đề bận tâm. Đó chỉ mới là ý kiến nhưng không phải là không có lý.
Ý kiến này tại sao lại không thể áp dụng vào trường hợp vũ khí nguyên tử? Cứ để cho Iran, hay bất cứ một nước nào khác, gồng mình làm bom nguyên tử. Làm được không phải là dễ mà có làm được cũng chỉ để mà nhìn chẳng dám dùng để đe dọa ai vì đánh người khác là mua sự tự diệt./.

Trần Bình Nam

Nov. 13, 2006

binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com