Pages

Saturday, October 29, 2016

NỔI DẬY = ĐỪNG BỐC PHÉT = THANH TÂM TUYỀN

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN *NỔI DẬY BẠO ĐỘNG



NỔI DẬY BẠO ĐỘNG:
NHỮNG TUYÊN BỐ «KỲ ĐÀ CẢN MŨI»
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 30.10.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Thứ  Năm tuần trước 24.10.2013, chúng tôi viết bài QUAN ĐIỂM thứ nhất với đầu đề GÓP Ý VỀ BẠO ĐỘNG VỚI GM.HỢP VÀ TS.A trong khuôn khổ Chủ đề PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY. Bài này được viết trong mối quan tâm chính yếu của chúng tôi là BẢO VỆ sự tiến triển của những Phong trào quần chúng đang NỔI DẬY.
CSVN luôn luôn tìm cách bôi nhọ, làm lạc hướng hay tung hỏa mù hòng pha loãng ra ý chí kiên cường đấu tranh của quần chúng. Chính vì vậy việc BẢO VỆ những Phong trào đang nổi dậy lúc này là phải cảnh cáo những lời tuyên bố khả dĩ làm phương hại đến ý chí đấu tranh của quần chúng.
Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP là một trong những Vị Lãnh đạo Xã Hội Tôn Giáo và Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A là một trong những Trí thức Lãnh đạo Phong trào Xã Hội Dân Sự. Chúng tôi luôn luôn cổ võ việc đứng lên đấu tranh của hai Vị Lãnh đạo ấy, nhưng khi đọc một số lời tuyên bố của hai Vị  thì chúng tôi lo ngại những lời ấy có thể trở thành «Kỳ đà cản mũi«  cho những Phong trào quần chúng đang NỔI DẬY lúc này. Viết bài GÓP Ý VỀ BẠO ĐỘNG VỚI GM.HỢP VÀ TS.A là có ý bảo vệ ý chí của những Phong trào NỔI DẬY chứ khgông phải là công kích hai Vị Lãnh đạo.
Khi bài viết được phổ biến trên các Diễn Đàn, chúng tôi nhận được những góp ý của hai Độc giả sau đây :
a.         Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, Chủ tịch Hội Công Giáo VN vùng Đông-Nam Hoa kỳ, viết :
« Hoan hô ý kiến của Ts Nguyễn Phúc Liên.
Nếu không làm gì hơn được thì nên yên lặng (như đã từng yên lặng trước những bất công xã hội cần phải lên tiếng...) và đừng tỏ ý "kỳ đà cản mũi".  Nước đang chảy xuôi dòng, đừng be bờ cản sóng. Đừng lấy danh "nhân đức" che dấu tội ác. Nguy hiểm và còn tội hơn cả tội nữa. » (NTC)
b.         Bà UYÊN VŨ viết :
«Ông Gs Ts Nguyễn Phúc Liên kinh tế phê phán "dạy dỗ" và chê bai cách đối phó với Việt cộng của GM Nguyễn Thái Hợp rất hay, rất chính xác trong hiện tình tại quê nhà.
Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài.
Vậy mong ông Gs Ts Nguyễn Phúc Liên kinh tế hãy thông cảm cho các ngài đã lỡ khoác trên mình chiếc áo tu không thể làm như những người trần thế. Nhưng tôi tin chắc chắn một điều nếu đến khi các ngài bị lôi ra pháp trường để làm chứng Đức Tin thì các Ngài sẽ sẵn sàng chịu đổ máu.» (Uyên Vũ)
Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH biết rất nhiều về những Vị Lãnh đạo của Xã Hội Tôn giáo Công giáo Việt Nam và lo lắng cho những lời tuyên bố của Chủ chăn có thể trở thành «Kỳ đà cản mũi«  khi tâm hồn của một số Giáo dân còn ở trong tình trạng vâng theo «tối mặt«  các đấng các bậc trong Giáo Hội.
Bà UYÊN VŨ thì cắt nghĩa những lời tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris như lời của một Vị tu trì muốn cá nhân mình nên thánh bằng « …vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài : Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyên cho kẻ thù v.v. ». Có thể nói những ý kiến của Bà UYÊN VŨ có tính cách biện minh cho những lời tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris.
Chúng tôi xin khai triển những ý kiến đóng góp của hai Độc giả trên đây để quần chúng, nhất là những Tín hữu Công giáo, rộng đường phán đoán. Tất cả những khai triển cũng nằm trong những mục đích : (i) BẢO VỆ đường tiến NỔI DẬY, dù với BẠO ĐỘNG, của quần chúng Quốc nội ; (ii) Tránh những tác dụng mang ảnh hưởng «Kỳ đà cản mũi«  cho những Phong trào đấu tranh hiện nay.
Khai triển những ý kiến đóng góp
của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH
Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH viết ngắn, nhưng vì chúng tôi đã từng chung với Bác sĩ trên con đường đấu tranh lâu ngày, nhất là trong phạm vi Công giáo, nên chúng tôi hiểu những hàm ngụ phong phú qua những dòng viết ngắn ấy gồm những điểm sau đây :
=>       Không làm thì hãy yên lặng để Giáo dân làm
=>       Đừng be bờ ngăn dòng nước cản mũi kỳ đà
=>       Lấy nhân đức của mình ra để chê bai người khác
=>       Bọc tội ác trong vỏ nhân đức là hai lần phạm tội và nguy hiểm
Chúng tôi xin khai triển 4 điểm trên đây.
Không làm thì hãy yên lặng để Giáo dân làm
            Phải thành thực nhận định rằng, trong nhiều những năm trường sau 1975, hàng Giám mục lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như trùm chăn bất động giữa những tha hóa xã hội do CSVN gây ra. Việc yên lặng trùm chăn này có thể cắt nghĩa bằng những lý do sau đây :
*          CSVN tìm đủ mọi cách gài những thành phần Lãnh đạo quốc doanh vào Giáo Hội để gây chia rẽ đến chỗ hàng Lãnh đạo không thể lấy được những quyết định chung
*          Những thành phần quốc doanh này còn là những nội gián chỉ điểm làm một số Lãnh đạo chân chính phải sợ sệt.
*          CSVN can thiệp vào nội bộ Giáo Hội mà trọng yếu là lựa chọn ngay việc Phong chức Linh mục, nhất là lựa chọn những Giám mục «thuận«  với đường lối của CSVN.
*          CSVN sử dụng những Linh mục quốc doanh «hạng nặng«  như Lm.Phan Khắc Từ, Lm.Nguyễn Tấn Khóa… để lập những Phong trào Giáo dân «quốc doanh«  gây áp lực lên hàng Giám mục Lãnh đạo chân chính.
            Ngày nay, tình trạng yên lặng trước đây đã được cởi mở. Việc Hội Đồng Giám Mục VN đã thẳng thắn lên tiếng Góp Ý sửa đổi Hiến Pháp là một bằng chứng Hàng Giám mục không yên lặng nữa. Tuy nhiên ý tưởng của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH muốn nói rằng nếu còn sót lại một số Lãnh đạo Tôn giáo còn mang mùi «quốc doanh«, thì xin hãy yên lặng để Giáo dân NỔI DẬY đòi CÔNG LÝ và đóng góp với cuộc đấu tranh của cả Dân Tộc trong lúc này.
Đừng be bờ ngăn dòng nước cản mũi kỳ đà
Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH và chúng tôi đã phải đau lòng trong vụ việc cản ngăn Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT và Phong trào Giáo dân Miền Bắc NỔI DẬY đấu tranh, trong vụ việc Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm…, đòi CÔNG LÝ và SỰ THẬT để có Hòa Bình. Dòng nước đấu tranh của Giáo dân dâng lên và chảy mạnh, nhưng rồi một lực lượng «Kỳ đà cản mũi«  ngăn dòng nước đấu tranh để kết quả là Đức TGM NGÔ QUANG KIỆT phải ra đi và Phong trào Giáo dân Miền Bắc đấu tranh dần dần xẹp xuống.
Kinh nghiệm ấy đòi buộc chúng ta phải lên tiếng cảnh cáo ngày nay rằng Phong trào đấu tranh Giáo dân 500'000 Cao Đình Thuyên của Giáo phân Vinh đang dâng lên, xin đừng ai làm «Kỳ đà cản mũi«  Phong trào ấy.
Lấy nhân đức của mình ra để chê bai người khác
           
Tiến sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG không thể không đắn đo lời nói trong Bản Tin về những tuyên bố của Gm.NGUYỄN THÁI HỢP tại Paris. Tiến sĩ viết :
“Trong phần trao đổi, Đức Giám mục giáo phận Vinh cho biết sau thời gian biến động, đây là thời điểm để tái lập thế quân bình. Các môn đệ của Chúa Giêsu làm chứng cho sứ điệp tình yêu : Ngài hy sinh bản thân để cứu độ nhân loại.
Nhắc lại những ngày biến động vừa qua ở Mỹ Yên, ngài khuyên nhủ hãy lấy ân báo oán, thay cho lề thói của thế nhân : lấy oán báo oán.”
            Qua những lời tường thuật này của Tiến sĩ LÊ ĐÌNH THÔNG, chúng ta thấy :
*          Một mặt, Gm.HỢP tự khen mình là người lấy tình yêu thương kẻ thù ra để theo Chúa Giêsu «hy sinh bản thân để cứu độ nhân loại». Tiến sĩ THÔNG còn nhấn mạnh sự thánh thiện của Gm.HỢP : «ngài khuyên nhủ hãy lấy ân báo oán « . Về điểm này, không phải chỉ nguyên Ts.Lê Đình Thông tường thuật, mà chính Bà UYÊN VŨ cũng khẳng định về thái độ của Gm.HỢP :
«Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
*          Mặt khác, theo tường thuật của Tiến sĩ THÔNG, Gm.HỢP còn đặt sự đối chọi với ý khinh khi những ai mà Ngài nói là theo lề thói của thế nhân : «lấy oán báo oán.». Thực ra «Oán báo oán«  hay «Răng thay răng«  là sự đòi hỏi phải có CÔNG LÝ trong cuộc đời này, thì giữa người với người trong xã hội mới giảm đi những lợi dụng Yêu thương, Nhân ái mà làm những bất công, tàn ác. Nếu hai chữ «thế nhân«  đây ám chỉ 500,000 Giáo dân Vinh đang đòi CÔNG LÝ, thì Gm.HỢP như có ý khiển trách Giáo dân và bắt họ phải theo sự «thánh thiện«  của Ngài là «lấy ân báo oán« .
            Đọc những lời có ý so sánh Gm.HỢP và Giáo dân Vinh, chúng tôi nhớ đến ngụ ngôn của Chúa Giêsu về hai người cùng vào Đền Thờ cầu nguyện. Một người tiến thẳng lên gần bàn thờ, ngẩng mặt lên vỗ ngực kiêu ngạo tự xưng mình là người nhân đức, thánh thiện, bỏ của cải ra để bố thí. Một người khác chỉ đứng ở cuối Đền Thờ, cúi mình khiêm nhường xưng mình là kẻ tội lỗi không xứng đáng và cầu nguyện. Chúa Giêsu đã kết luận rằng chính kẻ khiêm nhường đứng cuối Đền Thờ kia được Chúa nhậm lời.
            Thánh sử Luca, Đoạn 18, từ câu 9 đến câu 14, viết :
            «Đức Giêsu kể ngụ ngôn sau đây cho một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác. Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisiêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisiêu đứng riêng một mình cầu nguyên rằng : «Lậy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa vì con không như bao kẻ khác : tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mặt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng : »Lậy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi«. Ta nói cho các ông biết, người này khi về nhà thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không : Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.» (Lc.18, 9-14)
Bọc tội ác trong vỏ nhân đức là hai lần phạm tội và nguy hiểm
            Oû phần trên, chúng tôi muốn đưa ra việc những người ca tụng nhân đức của mình, đồng thời để đánh bóng thêm nhân đức của mình, lại đem người khác ra chê bai, dìm kể khác xuống để mình được cao thêm nữa. Dù là mình có nhân đức thực sự, mà đưa người khác ra để chê bai, hạ bệ để làm tăng nhân đức của mình cao hơn lên, đó là điều đáng chê trách.
            Trong phần này, chúng tôi muốn khai triển ý tưởng của Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH về loại người bọc tội ác của mình trong vỏ nhân đức. Đó là phạm tội hai lần và nguy hiểm.
            Chúng tôi muốn nhắc ra đây loại người mà quần chúng Á Đông nói đến qua những câu : «Khẩu Phật, Tâm Xà«  hay «Miệng thì lẩm bẩm Nam Mô, trong thì chứa một bồ dao găm«. Đây là loại người phạm tội hai lần : tội hại người khác thực sự trong lòng và tội sử dụng những mỹ từ nhân đức bề ngoài để bọc những gian xảo ác hiểm hại người chứa chất trong lòng.
            Loại người này mà quần chúng Á Đông nói tới giống hệt như loại người Pharisiêu mà Chúa Giêsu gặp đâu  mắng đó cách đây hơn hai ngàn năm. Chúa Giêsu truyền giảng về lòng yêu thương tha thứ, nhưng không bao giờ Chúa tha thứ cho đám Pharisiêu và gặp đâu là mắng chúng :
« Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các người nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyên lâu giờ, cho nên các người sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn !» (Mt 23, 14)
Chúa Giêsu kết án chứ không tha thứ, chứ không «lấy ân báo oán«, mà Chúa còn kết án hai lần nghiêm khắc về tội «nuốt hết tài sản của các bà góa«  và về tội lấy nhân đức cầu nguyện lâu giờ để bọc cái tội «nuốt tài sản của các bà góa.»
CSVN đúng là đám Pharisiêu giả hình phạm tội hai lần : vừa ăn cướp của cải của dân, vừa rêu rao là mình phục vụ dân. Chúa Giêsu không những không tha thứ cho đám Pharisiêu mà còn gặp đâu mắng đó. Thử hỏi Giám mục NGUYỄN THÁI HỢP vâng lời Cha Chí Thánh ở chỗ nào khi còn xin ĐỐI THOẠI với Pharisiêu CSVN và «lấy ân báo oán«  cho đám giả hình Pharisiêu CSVN này.
Khai triển những ý kiến biện minh
cho Gm.HỢP của Bà UYÊN VŨ
Chúng tôi có cảm tưởng rằng những lời Bà UYÊN VŨ viết về Gm.HỢP là những ca tụng riêng của Bà được đẩy đến tối đa, chứ chưa hẳn đây là những lời mà chính Gm.HỢP muốn nói về sự thánh thiện của Ngài cao đến như vậy. Chắc chắn Ngài không thể không thuộc lòng lời Chúa nói vắn gọn : «Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.»
Cũng nên chú thích một số điểm sau đây :
*          Sự CÔNG BẰNG là nền tảng của lòng BÁC ÁI. Khi xây dựng vững chắc nền tảng CÔNG BẰNG, thì không có gì phải ngại sợ cho lòng BÁC ÁI bị lợi dụng. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến lòng BÁC ÁI mà quên nền tảng CÔNG BẰNG, thì có thể có những người lạm dụng BÁC ÁI bề ngoài để làm những điều BẤT CÔNG.
*          Câu nói «Ai tát má bên này, thì đưa má bên kia cho kẻ đó tát thêm nữa«  phải hiểu theo nghĩa bóng về lòng tha thứ, chứ không thể hiểu theo nghĩa đen. Chẳng lẽ CSVN phá một Thánh đường, lại đưa thêm Thánh đường nữa cho chúng phá. Chẳng lẽ chúng ăn cướp nhà đất của Dân Oan, thì Dân Oan lại đưa dâng nhà đất nữa cho chúng cướp lấy. Chẳng lẽ tụi cướp đến nhà cướp hết tiền bạc, chủ nhà lại mở thêm tủ cất vàng cho chúng cướp vàng nữa hay sao.
Trong những lời phẩm bình, Bà UYÊN VŨ viết để bênh vực cho Gm.Nguyễn Thái Hợp như sau :
«Còn Ngài GM Nguyễn Thái Hợp là một nhà tu thì chỉ biết vâng lời dậy của Thầy Chí Thánh đã dạy bảo, nào là: "Ai tát má này thì đưa má bên kia cho nó tát tiếp, phải yêu thương kẻ thù, lại còn phải cầu nguyện cho kẻ thù v.v.." Vì Ngài muốn trở thành một người con biết vâng lời nên Ngài không thể làm khác. Ngài chỉ có thể cầu nguyện liên lỉ và vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
Khi Bà viết những điểm trên đây, tôi có cảm tưởng như Bà viết về Đức Cha HỢP như một người tu hành trong một dòng tu chiêm niệm để lên Thánh không phải chỉ ở đời sau mà còn là «Thánh sống«  ngay cả ở đời này. Nếu Đức Cha HỢP vẫn là một tu sĩ dòng Đa Minh, sống xa với trần thế, chỉ chăm lo lên Thánh cho cá nhân tu sĩ, thì tôi không góp ý về những lời Ngài tuyên bố tại Paris mới đây làm gì.
Nhưng Ngài là một Giám mục, nhận trách nhiệm Lãnh đạo Giáo phân Vinh, một Xã Hội Tôn Giáo gồm 500,000 Giáo dân phải sống giữa quyền lực CSVN vô thần về mặt tinh thần, sống giữa CSVN tham lam cướp bóc về mặt vật chất.
Giáo dân Vinh trải qua những cuộc đánh đập đàn áp như những vụ Cồn Dầu, Mỹ Yên chẳng hạn. Giáo dân các Hạt kéo về hiệp thông với Mỹ Yên để cho CSVN thấy rằng họ có một Lực lượng khả dĩ TỰ VỆ và nếu CSVN đè nén quá mức thì Lực lượng Tự Vệ cũng có khả năng TẤN CÔNG. Tấn công cũng là một phương cách tự vệ. «Si vis pacem, bellum preparatur« (Muốn hòa bình, hãy sửa soạn chiến tranh). Khi nhìn những CÁN CỜ, CÁN BIỂU NGỮ rắn chắc của những đoàn Giáo dân kéo về Mỹ Yên, thì chúng ta hiểu rằng người Giáo dân đã sửa soạn TỰ VỆ hoặc tấn công khi bị côn đồ xã hội đen được thuê xông vào đánh đập mình! Dùng những CÁN CỜ, CÁN BIỂU NGỮ rắn chắc này để đập bể đầu đán côn đồ xã hội đen để TỰ VỆ mình! Điều đó có nghĩa là người Giáo dân không muốn khi đám côn đồ xã hội đen tắt rạch đẫm máu má bên này, họ lại đưa má bên kia cho đám côn đồi tát rạch đẫm máu nữa !
Gm.NGUYỄN THÁI HỢP là một Lãnh đạo của Xã Hội Tôn giáo Vinh gồm 500'000 như trên, không thể trốn chạy vào ẩn ở tu viện để trở thành «Thánh sống«  một mình Ngài. Điều mà chúng tôi góp ý với Gm.NGUYỄN THÁI HỢP về những lời tuyên bố mới đây tại Paris là về phương diện Giám mục Lãnh đạo một Xã Hội Tôn giáo, chứ không phải về phương diện một tu sĩ chiêm niệm sống riêng lẻ muốn làm «Thánh sống« .
Bà UYÊN VU viết : « (Gm.HỢP)…vâng theo Thánh Ý của Cha Ngài. »
Về phương diện này, chúng ta cũng nên nhìn lại những Tỉ dụ trong Tân ước hoặc gương những Vị Thánh đã đi trước :
*          Khi Chúa Giêsu bị quỷ Satan cám dỗ trên sa mạc, Ngài hòa nhã đối đáp 2 lần : (i) Lần thứ nhất về đồ ăn ; (ii) Lần thứ hai về quyền phép. Nhưng đến lần thứ 3 quỷ Satan yêu cầu Ngài sấp mình bái lậy nó, thì Chúa Giêsu NỔI XÙNG thực sự : « Satan kia, xéo đi ! « (Mt.4, 1-11). Việc sấp mình bái lậy Satan là phạm đến Thiên Chúa Cha, điều mà Chúa Giêsu không thể tha thứ được nữa.
Tại Mỹ Yên, tụi côn đồ đã vào nhà Giáo dân đập phá ảnh tượng, biểu tượng cho Đức Tin vào Thiên Chúa. Không thể tha thứ ở điểm này được.
*          Khi Chúa Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem, thấy những con buôn biến Đền Thờ thành nơi gian lận buôn bán trộm cắp, Ngài không thể tha thứ được nữa và đã BẠO ĐỘNG xô đổ bàn ghế của những kẻ trộm cướp gian lận này. Nếu tát má của chính Ngài, Ngài có thể tha thứ, nhưng không tôn trọng Thiên Chúa Cha nơi Đền Thờ, thì Chúa Giêsu không thể tha thứ và trở thành bạo động để bênh vực Thiên Chúa Cha. (Mc.11, 15-17)
*          Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đi khắp nơi rao giảng tình yêu thương, tha thứ, nhưng chỉ có một lớp người mà Chúa Giêsu gặp họ là mắng chửi, đó là đám người Pharisiêu giả hình, lấy những mỹ từ đạo đức ra để che đậy bên trong những tội lỗi hiểm độc. Ở bất cứ đâu, gặp những người Pharisiêu giả hình, Chúa Giêsu đều mắng những câu tương tự như:
«Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình ! Các người giống như mồ mả tôi vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. «  (Mt.23, 27)
CSVN toàn là ăn gian nói dối. Chúng sử dụng những mỹ từ «Đoàn Kết Dân Tộc«, «Khúc ruột ngàn dậm«  … để dụ dỗ người khác vào sự cùm kẹp độc tài của chúng. Đảng CSVN gồm toàn đám Pharisiêu !
*          Trên Thập Tự Giá, Chúa Giêsu tha thứ cho một người ăn trộm cùng bị đóng đinh, nhưng người đó biết chân nhận lỗi của mình và biết hối cải. Chúa Giêsu tha thứ cho những người thiện tâm, nghĩa là mang Lương tâm thành thực với chính mình. (Lc.23, 39-43). Chúa Giêsu nói tội phạm đến Thánh Linh là tội không thể tha thứ. Thánh Linh là Lương Tâm mỗi người. Khi không thành thực với Lương tâm mình, thì không ai có thể tha thứ.
Thử hỏi CSVN xem họ có thành thực với lương tâm của bản thân họ không, hay chỉ hành sử theo «lương tâm«  được thay thế bởi Mác-Lê độc địa mà họ thấy trái với lòng của chính họ nghĩ.
Không giống như Gm.NGUYỄN THÁI HỢP lãnh đạo một Xã Hội Tôn Giáo nhỏ của Giáo phận Vinh, muốn «lấy ân báo óan… » đối với tội ác CSVN trong vụ Mỹ Yên để được lên «Thánh sống«, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lãnh đạo cả một Xã Hội Tôn Giáo Thế giới, đã tuyên bố : «Nếu Cộng sản Nga đem xe tăng tái xâm chiếm Ba Lan, thì Ngài cởi áo Giáo Hoàng để về Ba Lan chiến đấu cho nước của Ngài«. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II là Thánh và sẽ được phong Hiển Thánh vào tháng 4 năm tới 2014. Những tội ác của Cộng sản đã ở cái mức phải đạp đổ như Chúa Giêsu đã đạp những bàn ghế của đám gian xảo trộm cướp ở Đền Thờ Giêsrusalem vậy.
Đôi lời Kết Luận
            Phong trào NỔI DẬY BẠO ĐỘNG mỗi ngày mỗi đi tới mạnh hơn không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung quốc nữa. Vụ việc một chiếc xe cảm tử nổ cháy  tại Khoảng trường Thiên An Môn mới xẩy ra là việc NỔI DẬY BẠO ĐỘNG. Có lẽ rồi đây, quần chúng bất bạo động của Tây Tạng sẽ không còn Tự Thiêu nữa, mà trước khi chết họ sẽ BẠO ĐỘNG tấn công CSTQ chiếm nước họ. Thay vì Tự thiêu chết một mình mà không lay chuyển được CSTQ, thì thà BẠO ĐỘNG giết được một tên CSTQ còn hữu ích hơn cho cái chết.
            Giữa lúc cao trào NỔI DẬY tiến đến BẠO ĐỘNG như vậy, thì Tiến sĩ NGUYỄN QUANG A lại hô hào «đừng khích động BẠO LỰC«  và Giàm mục NGUYỄN THÁI HỢP lại tuyên bố thiết lập ĐỐI THOẠI với CSVN và «lấy ân báo oán« , «CSVN tát má này, thì hãy đưa má kia cho chúng tát nữa« . Điều chúng tôi ngạc nhiên là tại sao hai Vị Lãnh đạo Xã Hội Dân Sự và Lãnh đạo Xã Hội Tôn Giáo lại tuyên bố chủ trương đi ngược lại cao trào quần chúng đang tiến đến NỔI DẬY BẠO ĐỘNG. Chúng tôi đặt ra những câu hỏi sau đây để quý Đọc giả suy nghĩ tìm câu trả lời :
*          Có phải hai Vị quá sợ hãi CSVN nên tự động tuyên bố như THANH MINH THANH NGA trước để van lậy CSVN tha cho mình khi Phong trào quần chúng NỘI DẬY BẠO ĐỘNG ?
*          Có phải CSVN nhìn thấy Viễn tượng NỔI DẬY BẠO ĐỘNG của quần chúng và sợ hãi Viễn tượng ấy, nên CSVN sử dụng vị thế Lãnh đạo của hai Vị để công khai tuyên bố «PHẢN CHIẾN«  làm «Kỳ đà cản mũi«  đối với dòng nước NỔI DẬY của quần chúng đang dâng trào lên ?
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 30.10.2013
Web: http://VietTUDAN.net

Friday, November 1, 2013

TRẦN HỒNG TÂM* QUÂN ĐỘI BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG

Đừng bốc phét nữa

 
VONGUYENGIAP-TUDU
Tôi là một gã Bắc kỳ. Từ lớp vỡ lòng đến đại học tôi được học dưới cái gọi là “mái trường XHCN”. Anh tôi là một bộ đội phục viên. Cháu ruột là đại tá trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh đang tại chức. Tôi đi nghĩa vụ quân sự 3 năm, mang quân hàm trung úy, chức đại đội phó, có tham gia một vài trận đánh ở chiến trường Campuchia.
Dài dòng một chút để các bạn hiểu: tôi không liên hệ gì đến Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hận thù, không chống cộng. Tôi chỉ muốn được chia sẻ chút suy nghĩ của mình trước những thậm từ mà thiên hạ đang sử dụng để tung hô tướng Giáp: “mãi mãi là một biểu tượng sống động của trí tuệ”; “Thiên tài quân sự”; “Đại trí, đại nhân, đại dũng”; “Vị tướng huyền thoại”; “Nhà quân sự lỗi lạc nhất của mọi thời đại”; “Một nhân cách lớn”.
Có thiệt vậy không?
Những Điều Tận Mắt
Khoảng đầu năm 1983, ông Giáp đến thăm một trường đại học. Khi đó ông đã thôi chức Bộ trưởng quốc phòng, đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục, mang quân hàm đại tướng. Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20, rất ngưỡng mộ  ông, kéo đến nghe ông nói chuyện. Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt, chung chung, vô thưởng vô phạt, với những sáo ngữ mòn cũ, giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ, chi đoàn như là Đảng ta, nhân dân ta anh hùng, quân đội ta anh dũng, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm, vượt mức, lập thành tích, quán triệt, phát huy,…
Không có gì sắc sảo, mới lạ. Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại, hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế, Trần Quốc Vượng nói về Hà nội học, hay Xuân Diệu bình thơ. Vì thế nghe tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá. Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở, ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như: Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT tổng bí thư…, đ/c Trường Chinh ủy viên BCT chủ tịch hội đồng nhà nước…, đ/c Phạm Văn Đồng ủy viên BCT, chủ tịch hội đồng chính phủ, và các đ/c khác trong trung ương… tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí…
Thì ra ở đâu ông cũng ăn nói na ná như nhau.
Ngày 30 – 4 -1995, kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam. Năm chẵn, nên tổ chức rất hoành tráng ở t/p HCM. Truyền hình Mỹ chiếu trực tiếp lễ duyệt binh, có phần phỏng vấn tướng Giáp và tướng Westmoreland. Ý họ là để cho hai vị tướng đã từng đối đầu ở chiến trường có dịp trò chuyện với nhau. Sau lời phát biểu khá khiêm tốn của tướng Westmoreland, đến lượt tướng Giáp – ông nói đại ý rằng chúng tôi vô cùng tự hào vì Việt Nam là một thuộc địa nhỏ bé nhưng đã đánh thắng được hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Một thiên tài quân sự, một chính khách lỗi lạc, một nhà ngoại giao tài ba, mà lại phát biểu như vậy sao. Tôi tự hỏi.
Từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò
Ngày 22-11-1944, ông Giáp cùng với 34 chiến sĩ đã qua một cơn chuyển dạ đớn đau, rồi sinh hạ  QĐNDVN duới gốc đa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Đến tháng 5-1948, tức 3 năm rưỡi sau, ông Giáp được ông Hồ Chí Minh phong cho chức Đại tướng. Khi ấy ông Giáp mới 37 tuổi. Riêng điều này thì “huyền thoại” thiệt. Cả thế giới đến nay mới xuất hiện hai đại tướng được phong vượt 17 cấp bậc như thế! Ông Giáp ở Bắc Việt Nam, và Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên! Từ đó người ta gọi ông Giáp là “tướng Giáp”. Ông giữ những chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh QĐNDVN cho đến năm 1982.
Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét Lại Chống Đảng” do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phát động. Ông Giáp trở thành đích ngắm của vụ án, nhưng ông lại không bị đánh trực tiếp, mà đòn hiểm lại nhằm vào những người đồng chí trung thành của ông ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Thượng tướng Chu Văn Tấn tư lệnh Quân Khu Việt Bắc, Thiếu tướng Đặng Kim Giang chỉ huy hệ thống hậu cần, Tướng Lê Liêm một ủy viên đảng ủy, Trung tướng Trần Độ chỉ huy đại đoàn 312, mũi tấn công chính vào sở chỉ huy Pháp, và là người tiếp nhận sự đầu hàng của tướng de Castries, Đại tá Đỗ Đức Kiên cục trưởng tác chiến, Đại tá Phạm Quế Dương, ông Hoàng Minh Chính, và nhiều người khác nữa. Tất cả bị vu cáo cùng một tội  “chống đảng, xét lại, làm gián điệp cho nước ngoài”. Điều trớ trêu là tướng Giáp biết rõ là ngụy tạo, nhưng ông không bao giờ mở miệng, hoặc có một động thái nào để bảo vệ, hay giúp đỡ những người bạn cũ đang bị đối xử rất tàn ác.
Đại hội Đảng V – 1982, ông Giáp bị đưa ra khỏi bộ chính trị, mất chức bộ trưởng bộ quốc phòng, và được “phân công” về làm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Thực chất đây là một vụ cách chức, hay nói trắng ra là ông Lê Đức Thọ đã hạ nhục ông Giáp một cách không thương tiếc. Ông Giáp vẫn không có một hành động gì dù nhỏ nhất như là từ chức, xin về hưu để tỏ thái độ, và giữ gìn khí tiết của một người làm tướng. Ông tỏ ra như một đứa con ngoan vâng lời cha mẹ. Dân Bắc kỳ phải ngán ngẩm mà than rằng:
Xưa làm bộ trưởng quốc phòng
Nay làm bộ trưởng đặt vòng tránh thai
Hay:
Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp… lo khâu đặt vòng.”
Một bài vè khác thì chẳng còn úp mở gì:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công l… chị em.
Khi hai ông Duẩn – Thọ về thăm Bác, tưởng rằng vòng kim cô trên đầu tướng Giáp sẽ được gỡ ra. Nhưng không, nó còn bị siết chặt hơn bởi một cặp bài trùng mới: Đỗ Mười – Lê Đức Anh (được biết đến là MA, viết tắt từ Mười – Anh). MA đã giáng một đòn trực tiếp vào ông Giáp với một bản cáo trạng gồm 8 tội danh:
1. Ông Giáp từng là con nuôi của chánh sở mật thám Đông Dương, Louis Marty.
2. Ông Giáp cầm đầu vụ án Xét Lại Chống Đảng từ năm 1957-1958.
3. Ông Giáp bán bí mật quân sự cho Đại Sứ Liên Xô Serbakov.
4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Giáp hèn nhát, sợ chết quanh quẩn trong hầm, không dám ra ngoài. Nguyễn Chí Thanh mới chính là người chỉ huy chiến dịch.
5. Ông Giáp nhận định tình hình kém, vội vàng giải tán 80.000 quân, để khi Pháp – Mỹ trở lại thì không có đủ quân chống đỡ.
6. Tết Mậu Thân 1968 ông Giáp nhận định rằng Mỹ sẽ dùng bom nguyên tử đánh Hà Nội, nên xin đi nghỉ ở Moscow để lánh nạn.
7. Ông Giáp hèn nhát, sợ B-52 của Mỹ rải thảm, nên không đi B (chưa bao giờ dám đặt chân vào chiến trường miền Nam trước 1975).
8. Ông Giáp đã có vợ, nhưng lại ăn nằm với một phụ nữ đã có chồng. Cô này đến nhà riêng ông Giáp dạy đàn piano.
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp ra khỏi ĐCSVN.  Lê Đức Anh nương tay hơn, chỉ gạt ông Giáp ra khỏi ghế “ủy viên trung ương” – một vị trí an ủi mà thời Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn còn bố thí cho ông.
Người ta ví von rằng trận đòn mà MA đánh ông Giáp cũng giống như trận đòn mà Đặng Trần Thường đánh Ngô Thì Nhậm ở Quốc Tử Giám cách đây 200 năm. MA đánh Giáp bằng những tội danh rất hiểm. Thường đánh Nhậm bằng roi tẩm thuốc độc. Nhậm đau lắm nhưng vẫn đối đáp  khí khái, ăn miếng trả miếng, bảo vệ được thanh danh, để lại tiếng thơm cho đời sau. Còn tướng Giáp thì vẫn nhũn như con chi chi, nhịn nhục, không dám nói năng gì. Có phải lòng kiêu hãnh của một vị đại tướng đã thành gỗ đá, không bao giờ bị thương tổn?
Có người lại bảo ông Giáp phục kích, chờ cơ hội. Đúng, ông Giáp đã chờ cho đến khi cả hai ông MA đã vào tuổi 90, sức khỏe cạn, quyền lực hết, không còn ảnh hưởng nhiều đến phong cảnh chính trị Việt nam thì ông Giáp mới dám mở miệng để đòi lại danh dự. Tiếc thay, tướng Giáp chỉ đòi công lý cho cá nhân ông, còn những đồng đội trung thành của ông ở Điện Biên Phủ ông chẳng hề bận tâm.
Dân Hà nội thì đàm tiếu rằng con đường tòng chính của tướng Giáp đầy gian nan vất vả, ông đã hành quân qua một chặng đường dài từ Cây Đa Tân Trào đến Cây Đa Nhà Bò. Cây Đa Nhà Bò là một trạm hộ sinh nằm trên phố Lò Đúc, Hà Nội, dành cho những phụ nữ thuộc giới bình dân, chuyên đỡ đẻ, nạo phá thai, khám phụ khoa, thông vòi trứng, hút điều hòa kinh nguyệt, điều trị rong kinh huyết trắng. (Ngẫm ra, dân Hà Thành thâm thiệt!)
Viết về tướng Giáp mà không phân tích một trận đánh do ông chỉ huy, thì rất là thiếu sót. Tôi quyết định chọn trận đánh cuối cùng trong cuộc đời cầm quân của ông. Đó là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu giữa hai người anh em cùng ý thức hệ cộng sản: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND) do tướng Giáp chỉ huy và Hồng Quân Trung Hoa (HQTH) do tướng Dương Đắc Chí là tư lệnh.
Cuộc chiến Việt – Trung tháng 2-1979.
QĐND hoàn toàn bị bất ngờ: 
Để trừng phạt Việt nam, HQTH đã sử dụng 10 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn độc lập, bao gồm 300.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối, hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay phía sau.
Các nguồn tin phương Tây nhận định rằng HQTH đã mất từ 60 đến 90 ngày để đưa quân vào các vị trí tập kết sẵn sàng cho các mũi tấn công. Chỉ cần là nhân viên quân báo cấp trung đoàn, hay các tổ trinh sát đặc biệt cũng nhận ra được ý đồ, và ngày giờ khai hỏa của đối phương, nói gì đến tình báo chiến lược.
Mờ sáng ngày 17-2-1979, HQTH tấn công trên toàn tuyến biên giới dài 1.400 Km, trải rộng trong một khoảng không gian gồm 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Việt nam hoàn toàn không hay biết gì. Khi HQTH tràn qua biên giới, thì thủ tướng Phạm Văn Đồng và đại tướng Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng, đang thăm viếng xứ Cao Miên. Dân chúng không được thông báo trước, trẻ em, người già, và phụ nữ có thai, không kịp di tản ra khỏi vùng chiến địa. HQTH đã tạo ra được một yếu tố bất ngờ đến ngọan mục. Không hiểu tướng Giáp biện minh thế nào cho việc không hay biết gì về giờ nổ súng của đối phương.
Thất bại về tình báo và nhận định tình hình:
Tháng 11-1978, Đặng Tiểu Bình công du Thái Lan, Malaysia và Singapore. Đặng nói với các vị chủ nhà rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực nếu Việt Nam tấn công Campuchia. Đặng đã gọi Việt Nam là những tên du côn của phương Đông, phải dạy cho chúng một bài học. Có lẽ vì lời của Đặng quá khiếm nhã, báo chí Trung Quốc chỉ dùng nửa sau của câu nói.
Ngày 28-1-1979, Đặng thăm Mỹ, và tuyên bố “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi”, “Trung Quốc kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược Việt Nam”. Giọng điệu chiến tranh của Đặng rất rõ. Báo chí Mỹ loan tải sớm muộn gì thì một cuộc chiến giữa hai nước cộng sản sẽ nổ ra.
Sau 3 ngày thăm Mỹ, Đặng đến Nhật. Tại đây, Đặng vẫn giọng điệu hung hăng “để trừng phạt Việt nam, dù có gặp những nguy hiểm cũng phải hành động”; “không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “Đối phó với loại người vô ơn như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”. Các nhà ngoại giao Nhật ngạc nhiên vì lời lẽ và thái độ phi ngoại giao của Đặng.
Cũng khoảng thời gian này, TASS – hãng thông tấn của Liên Xô cũng đưa tin một lực lượng rất lớn quân đội Trung Quốc đang áp sát biên giới Việt–Trung.
Từ Nhật về, Đặng chỉ thị tấn công Việt Nam vào ngày 17-2. Thời gian của chiến dịch không dài hơn cuộc chiến một tháng với Ấn Độ (1962); không gian của cuộc chiến sẽ tiến hành một cách hạn chế, trong phạm vi trên duới 50 cây số từ biên giới.
Bằng chứng Đặng sẽ trừng phạt Việt nam đã rõ như ban ngày, nhưng không hiểu vì sao phía Việt Nam tin rằng Trung Quốc là một nước XHCN anh em, và nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình, sẽ không ủng hộ chiến tranh. Trung Quốc sẽ không tấn công, hoặc nếu có thì chỉ từ cấp sư đoàn đổ lại.
Thiếu tin tình báo, nhận định và phân tích tình hình sai, không nắm được thời điểm nổ súng, thời gian, không gian, và quy mô chiến dịch của đối phương, đã dẫn đến việc tướng Giáp không hề bố trí những quân đoàn chủ lực dọc biên giới. Tất cả phó thác cho dân quân tự vệ, bộ đội địa phương, và một vài trung đoàn độc lập.
Một thất bại về chiến thuật:
Kế hoạch hành quân của Trung Quốc chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: từ 17-2 đến 25-2, phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam, làm chủ thị xã Cao Bằng, Lào Cai, và hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, để mở đường cho cuộc tấn công vào  Lạng Sơn.
Giai đoạn 2: từ 26-2 đến 5-3, chiếm được thành phố Lạng Sơn, và hai thị trấn Sa Pa va Phong Thổ.
Giai đoạn 3: từ 5-3 đến 16-3, bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới, trước khi rút về.
Ngày 21 tháng 2, khi chiến dịch đang diễn ra rất ác liệt, tuần dương hạm Sverdlov và khu trục hạm Krivak của Liên Xô đã tiến về bờ biển Việt nam. Cầu hàng không của Liên Xô giúp Việt Nam chở quân và vũ khí ra Bắc. Hai chuyến bay đặc biệt của Liên Xô và Bulgaria đã chở vũ khí tới Hà Nội.
Trước tình hình đó ngày 23-2-1979, Đặng sợ Liên Xô nhúng tay, nên lên tiếng về “cuộc chiến sẽ giới hạn trong vòng 50 km, và sẽ rút quân trong 10 ngày tới. Rõ ràng Trung Quốc không có ý định tấn công vào Hà nội. Họ chỉ ba hoa rằng “ăn sáng ở Lạng Sơn và ăn tối ở Hà Nội.”
Việt Nam lại tin rằng cuộc chiến sẽ kéo dài, và Hà nội sẽ bị tấn công. Từ nhận định sai lầm này mà dẫn đến việc dồn hết công sức, và tâm trí vào việc xây dựng “Phòng Tuyến Sông Cầu”, để cố thủ Hà nôi. 7 tỉnh biên giới gần như bị bỏ ngỏ, phải tự chiến đấu trong tuyệt vọng, tự gánh vác lấy sức nặng của cuộc chiến, không được chi viện. Trận chiến tại Đồng Đăng là một thí dụ:
Đồng Đăng là một thị xã nằm sát biên giới Việt-Trung, cách thành phố Lạng Sơn 14 Km về phía Đông Nam. Trận đánh bắt đầu sáng 17-2 và là trận ác liệt nhất.Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, thuộc sư đoàn Sao Vàng, QĐND. Phía Trung Quốc dùng 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh, (Tương quan lực lượng là khoảng 10 đánh 1). 
Pháo đài Đồng Đăng tạo thế chân kiềng bảo vệ phía Tây Nam thị xã, (Pháo đài này được Pháp xây dựng rất kiên cố, vì ở đây đã diễn ra khá nhiều va chạm đẫm máu giữa Pháp và nhà Thanh trước đây). Việt nam chỉ có 2 tiểu đoàn trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn. Lực lượng phòng thủ không hề được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được 22 ngày đêm. Cuối cùng HQTH cũng đã làm chủ được khu vực bên ngoài Pháo Đài, nhưng Trung Quốc không gọi được đối phương cố thủ bên trong ra đầu hàng. Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, phun chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn. Khi chiếm được Pháo đài Đồng Đăng, HQTH đã dùng 10 tấn thuốc nổ để phá hệ thống cố thủ này.
Việt Nam lúc đó đã có ít nhất 5 sư đoàn đang ở miền Bắc, trong đó có sư 308 – là một sư đoàn thiện chiến đã từng đánh ở Điện Biên Phủ và Khe Sanh. Nếu 5 sư đoàn này được tham chiến vào buổi bình minh của cuộc chiến thì tình thế sẽ hoàn toàn có lợi cho phía QĐND. HQTH không thể tiến sâu vào lãnh thổ VN, không thể làm chủ được thời gian, không thể đạt được những những mục tiêu như họ muốn, và họ sẽ không có lý do gì để tuyên bố là “Chiến Thắng”. Đây là một sai lầm mang tính chiến thuật mà tướng Giáp và bộ tổng tham mưu của QĐND phải chịu trách nhiệm.
Một kết thúc mập mờ dẫn đến một sai lầm chiến lược:
Sau những ngày chiến đấu ngoan cường nhưng đơn độc của sư đoàn Sao Vàng trước một đối phương áp đảo về số lượng và hỏa lực, ngày 4-3-1979, Lạng Sơn thất thủ.
Sáng 5-3, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu của cuộc trừng phạt, chiến thắng vẻ vang, và quyết định rút quân.
Cùng ngày 5-3, Việt nam phát lệnh “Tổng Động Viên”. Những quân đoàn chủ lực của QĐND có xe tăng, pháo binh, và không quân từ chiến trường Campuchia trở về, cùng với một địa hình muôn vàn hiểm trở của núi rừng miền Bắc, Việt Nam đã vào vị trí vây hãm HQTH. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc phản kích, mà phần thắng sẽ thuộc về tay QĐND.
Nhưng tiếc thay, Việt Nam lại tuyên bố “Thiện Chí Hòa Bình”, rằng truyền thống ông cha ta… rằng lòng cao thượng… rằng lòng nhân đạo của dân tộc ta … , Việt Nam sẽ để cho HQTH rút quân an toàn.
Sự thực trên đường rút quân, HQTH vẫn chém giết, vơ vét, và phá hoại. Vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại Đổng Chú, huyện Hòa An, Cao Bằng là một thí dụ. HQTH đã dùng búa, dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, 20 trẻ em, và 2 người đàn ông, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc vứt hai bên bờ suối. HQTH có đủ thời gian và không gian để phá hoại hạ tầng cơ sở, chiếm giữ những điểm cao quan trọng, và gài lại hàng triệu trái mìn cá nhân trên đường rút lui.
QĐND đã không tổ chức những trận đánh cấp tập, vu hồi, tạt sườn trên đường rút quân của HQTH. Kết thúc cuộc chiến một cách mập mờ, nửa vời, đánh rắn giữa khúc, nửa nạc nửa mỡ. HQTH coi thường ý chí và kinh nghiệm chiến đấu của QĐND, và còn mỉa mai rằng chưa được “vuốt râu cọp”. Họ không tôn trọng danh tiếng của một đạo quân thiện chiến.
Quyết định “Thiện Chí Hòa Bình” của Việt Nam hình như là một thái độ thủ hòa, nhưng hòa vào một thế vô cùng bất lợi. Từ đó, trong bất kỳ những cuộc thương thảo nào về biên giới, Trung Quốc luôn ở thế kẻ cả, áp đảo, và lấn lướt mà chúng ta thấy rất rõ. Đây là hệ luỵ từ sai lầm mang tính chiến lược do tướng Giáp và Bộ tổng tham mưu gây ra.
“Anh Đặng”
Đặng Tiểu Bình là người đã phát động cuộc chiến đẫm máu, man rợ, gây ra bao nhiêu đau thương và dẫn đến những hệ lụy cho đất nước Việt Nam nhiều năm sau đó. Đặng đã từng gọi lãnh đạo của Việt Nam là “những thằng du côn của phương Đông”, “lũ tiểu bá”, “đám vô ơn, bội bạc”. Thế mà 10 năm sau, khi những vết thương trên thân mình Tổ Quốc vẫn còn đang chảy máu, ngày 3-9-1990, ba ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng bí mật  đến Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, hy vọng được yết kiến Đặng Tiểu Bình. Đặng không gặp, để cho hai đàn em Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp. Cả ba ông Linh, Mười, Đồng rất tiếc vì đã không gặp được “anh Đặng”. Ông Võ Văn Kiệt ở nhà cũng tiếc hùi hụi, phàn nàn rằng “nếu có anh Đặng, thì anh Tô (Đồng) mới nên đi.”
Kẻ tử thù của của nhân dân Việt nam, nay được các nhà lãnh đạo Việt Nam gọi bằng “ANH” thân thiết qúa.
Cũng khoảng thời gian đó, tướng Giáp đến thăm Trung Quốc, và xin được gặp tướng Dương Đắc Chí – tổng tư lệnh trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979. Nhưng Dương tướng quân từ chối, nói: “Đời nào tôi lại gặp ông ta. Mộ của các cán bộ chiến sĩ vẫn còn chưa xanh cỏ!”
Chỉ vài thông tin để các bạn thấy được cái gọi là “Đại trí, Đại nhân, Đại dũng” của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, trong đó có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.
(Trong bài này tôi có tham khảo tài liệu của các tác giả Bùi Tín, Trần Quang Cơ, Trần Vũ,
và Bharat Raksha và trang mạng Talawas. Tôi cảm ơn các tác giả kể trên).

VÕ KỲ ĐIỀN * THANH TÂM TUYỀN

   

THANH TÂM TUYỀN, TỈNH BÌNH DUƠNG VÀ NHỮNG NGÀY DẠY HỌC

      Bất ngờ tôi được tin buồn thi sĩ Thanh Tâm Tuyền vừa từ trần lúc 11 giờ 30 sáng ngày 22 tháng 3 năm 2006 vì bị ung thư phổi, tại tiểu bang Minesota, thời gian vừa qua một bạn thân, anh Nguyễn Hữu Chung (Montréal) cũng mất vì chứng bịnh nầy, mặc dù anh không bao giờ hút thuốc và rất kỵ những người hút thuốc ở gần. Hai người mà tôi quí mến, một là thầy, một là bạn cùng mất vì một chứng bịnh, nhưng với thầy Thanh Tâm Tuyền, thì tôi không ngạc nhiên bỡi vì thi sĩ có thói quen hút thuốc lá loại nặng và thường xuyên từ lúc còn trẻ, dù vậy vẫn khiến tôi xúc động.

    Thanh Tâm Tuyền được coi như là người khởi đầu cho thơ tự do, để lại nhiều dấu ấn trong dòng sinh hoạt văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975.  Thơ lẫn văn của ông lạ kỳ, bí hiểm, khó hiểu, đặc biệt được viết bằng một bút pháp lạ lùng, ngang tàng.  Thơ thì không phải thơ (thường), văn thì không phải văn (thường), không được phổ biến rộng rãi, độc giả phải thuộc giới kén chọn.  Tập thơ đầu tay Tôi Không Còn Cô Độc của thi sĩ nổi tiếng như vậy mà phải bị nằm ngoài lề đường dầm mưa dãi nắng, để bán với giá rẽ 5 đồng bạc.., mà cũng ít người mua. Thời đó Văn Nghệ Tiền Phong với loạt bài châm biếm, gọi đó là lối thơ hủ nút với hình vẽ thi sĩ với mái tóc hớt cua, trêu chọc...

    Một hiện tượng nghịch lý kỳ lạ là với lối viết khó hiểu nhưng đa số văn nghệ sĩ, những người sinh hoạt trong giới văn học nghệ thuật đều công nhận Thanh Tâm Tuyền là người có tài năng thực sự, một bản lãnh thực sự và là một cây bút lãnh đạo hàng đầu của nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa.  Ông viết tương đối không nhiều (3 tập thơ và 7 tập truyện) nhưng ảnh hưởng của ông cực kỳ sâu sắc và lâu bền. Theo tác giả Trần Khải của Việt Báo thì chính những dòng chữ của Thanh Tâm Tuyền đã thúc đẩy hay xô tới để văn học Việt Nam thêm một đà phóng tới.... Thanh Tâm Tuyền đã viết những dòng chữ lạ thường giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường của dân tộc Việt Nam.

    Khi thi sĩ nằm xuống, nhiều nơi ở hải ngoại, những người sinh hoạt trong giới văn học nghệ thuật làm lễ tưởng niệm nhà thơ như là một cảm mến, thương nhớ, cám ơn và từ biệt. Thanh Tâm Tuyền được coi như là nhà thơ, nhà văn, người lính, người tù cải tạo...
  
    Nhưng đối với riêng tôi, mãi mãi, Thanh Tâm Tuyền là một thầy giáo phẩm hạnh được học trò thương yêu và kính mến.  Thầy cực kỳ thông minh, nhiều tài năng, kiến thức sâu rộng, tận tụy, tư cách xứng đáng và nhứt là tình cảm thương mến đối với học trò...  Tôi xin trích dẫn một đoạn văn tôi đã viết từ lâu (1985) để nhớ tới người Thầy cũ, đồng thời cũng đăng một bức thư của Thầy viết riêng cho tôi (1992), nhắc lại những ngày dạy học ở trường Nguyễn Trãi (Bình Dương) như là một kỷ niệm quí báu, để chúng ta cùng thấy được tấm lòng thương mến học trò của thầy Tuyền. 
(trích một đoạn trong lời tựa tập truyện  KẺ ĐƯA ĐƯỜNG của Võ Kỳ Điền, viết  mùa Giáng Sinh 1985)

   …. Lúc còn nhỏ bắt đầu lên trung học, tôi vẫn còn phải theo học một trường tư thục nhỏ bé ở tỉnh nhà. Ba má tôi vì thương con nên không muốn cho anh em tụi tôi đi học ở Sài gòn. Tuy Sài Gòn chỉ cách Bình Dương vỏn vẹn có ba mươi cây số. Đến bây giờ,ø nhiều khi hồi tưởng lại không biết đó là rủi hay may.

     Thời đó (1952 -1956…) Bình Dương chưa có trung học công lập. Trường Nguyễn Trãi là trung học tư thục duy nhứt. Ông hiệu trưởng cùng các giáo sư đa số là người địa phương. Như thầy Châu, chủ một sạp bán tạp hoá ở nhà lồng chợ, thầy Hoàng chủ nhà máy xay lúa, thầy Phổ thì làm việc ở tiểu khu chuyên thông dịch cho quân đội Pháp. Giữa năm đệ nhứt niên, trường có mời một giáo sư Sử Địa mới. Cả lớp xôn xao bàn tán vì thầy Ngô Đình Hộ là nhạc sĩ Lê Thương.  Rồi vài tháng sau trường có thêm thầy Phạm Duy Nhượng. Tụi học trò lại có dịp điều tra lý lịch.  Ông Nhượng là em ruột thạc sĩ Phạm Duy Khiêm và là anh của nhạc sĩ Phạm Duy. 
    
   Lúc đó tôi cảm thấy cả cái xứ Việt Nam nầy chỉ có trường tôi là hạng nhứt. Làm sao các trường khác, dầu là các trường lớn ở Sài Gòn có được những vị giáo sư  giỏi giắn như vậy. Vào những dịp nghỉ hè hoặc lễ tất niên, nhìn thầy Nhượng, người ốm ốm, cao cao, vóc dáng thanh tú, ôm đàn lục huyền, búng các ngón tay thon dài vào sáu dây thánh thót, tôi nhìn say mê ngây ngất.  Tự dưng tôi muốn học đờn để thành nhạc sĩ.  Nhưng đến năm sau, rồi năm sau nữa, trường có thêm các giáo sư ngoài Bắc mới di cư vô. Thầy Lê Xuân Khoa hết sức đẹp trai, nói năng thiệt duyên dáng, cả lớp như bị thôi miên. Thầy Ngọc Dũng dạy vẽ, thường mặc áo xăn tay, giọng nói hơi cà lăm. \


   
Nhưng người mà chúng tôi chú ý, bàn tán nhiều nhứt là thầy Dư văn Tâm, có bút hiệu Thanh Tâm Tuyền. Thầy Tuyền người tầm thước, lưng hơi khòm, da đen ngâm ngâm, mặt to vuông, càm bạnh, miệng kín mà rộng, da mặt đầy mụn. Đặc biệt tóc hớt ngắn, thật sát như ở quân trường giống hình móng ngựa.  Bàn tay mềm và đẹp với các ngón đều đặn hình mũi viết.  Quyển Bếp Lửa rồi tới tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc được lần lượt xuất bản. Vừa tung ra thị trường nó gặp nhiều phản ứng, chống đối kịch liệt. Càng bị đả kích, tên tuổi Thanh Tâm Tuyền càng sáng chói.  Thầy giảng bài say mê. Nhiều khi đã hết giờ, thầy vẫn còn nán lại, chưa muốn chấm dứt bài giảng. Nhờ thầy Tuyền mà tôi biết mê cái thế giới văn chương với những nhận xét, độc đáo, kỳ lạ.  Nhìn chung thì thầy Tuyền hơi xấu trai. Nhưng điều đó có gì quan trọng. Những lúc thầy giảng bài, cả lớp ở dưới trông lên không nháy mắt.  Tôi nhìn bằng cả một cõi lòng say mê, kính phục. Càng ngắm, tôi càng thấy thầy đẹp trai hẳn ra. Cái tóc cũng đẹp, cái miệng thật có duyên, cái lưng khòm khòm, nghệ sĩ hết chỗ nói.
   
    Mà đâu phải chỉ có mình tôi thấy như vậy. Hình như các chị ở trong trường, ai cũng đều ái mộ thầy hết.  Người nào cũng kè kè cuốn Tôi Không Còn Cô Độc trong cặp sách. Lúc nầy tôi thôi muốn làm nhạc sĩ mà lại ước ao mai sau vừa được làm thầy giáo, vừa viết văn làm thơ.
 
   Mười năm sau trở về trường cũ, nhìn cái sân lởm chởm đá đỏ, cái vườn có cây cau cây dừa, có con rạch cùng cạn nước, tôi bước vào lớp, đứng trên bục giảng ngày xưa, bùi ngùi nhớ lại giấc mơ thời mới lớn. Tôi, tài hèn sức mọn, chỉ thực hiện được có phân nửa điều mình ước ao. Cố gắng hết sức chỉ làm được tới thầy giáo.  Một thầy giáo ở tỉnh nhỏ, tầm thường, an phận, không dám mơ ước điều gì cao xa.  Đôi khi nổi hứng làm thử vài bài thơ, viết một hai truyện ngắn.  Hôm sau, đọc lại thấy hơi kỳ cục, không dám gởi cho các báo.  Đường vào làng văn khó hơn đường vô xứ Thục. Thôi, không thèm nghĩ đến, văn nghiệp chỉ dành riêng cho người có duyên.  Mãi như vậy mà tôi lui cui đi dạy học cho tới ngày mất nước.
                                                                            …..      

    (Thư của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền gởi người học trò cũ)


St-Paul 18-1-92                                        Anh Võ Kỳ Điền,

    Thư và sách anh gửi tặng đã đưa tôi trở lại Thủ Dầu Một, nhắc lại cho tôi những mãnh tình bị bỏ lạc đâu đó bằng cái ký ức bị nhồi nhét chật chội xô bồ. Tôi đã mất cả một ngày mới nhớ ra tên cụ Pháp, người đã xuống tận nhà tôi để đón mời tôi lên dạy vào mỗi cuối tuần (chiều thứ sáu, sáng thứ bảy?), giúp cho tôi có quyết định dứt khoát; bỏ trường công ra dạy trường tư -mặc dầu phải đi xa hơn. Tôi nhớ bấy giờ tôi vừa được gọi cho vào dạy tại trường Nguyễn Trãi (SàiGòn) được nửa tháng và tôi đã trốn không tham dự việc phải hướng dẫn học sinh tham dự cuộc biểu tình trong ngày tuyên bố ''Hiến Ước Tạm Thời'' của ông Ngô Đình Diệm sau khi đã truất phế ông Bảo Đại (ngày 23 -10 -1955) .

      Lúc bấy giờ trường Nguyễn Trãi (Thủ Dầu Một) chưa xây cất thêm, lớp đệ tam có khoảng hơn 10 học sinh đặt trong ngăn phía sau ngôi nhà chính -mái ngói, sàn gạch tàu, vách ván; chỗ ở của ông bà cụ Pháp và 2 cô cháu gái mồ côi (?) -còn hai lớp đệ tứ, đệ ngũ đông hơn chiếm hai phòng lớn trong nếp nhà gạch cất kế sát bên trái nhà chính gồm ba phòng (phòng nhỏ ở đầu dãy dùng làm văn phòng) Giờ nghỉ các giáo sư thường ngồi ở bộ''sa lông''mộc kê ở gian giữa nhà chính trước trang thờ cao rộng trông ra khoảng sân trước nơi học sinh qua lại để đến lớp, hai gian bên kê mấy bộ ngựa rộng mát nơi nghỉ ngơi buổi tối của các giáo sư ở Sài Gòn -Lái Thiêu lên.

     Ở đây tôi gặp thầy Nhượng, thầy Lân, thầy Hoanh, thầy Thành, thầy Châu. Bà cụ Pháp nấu cơm cho chúng tôi ăn -tôi và thầy Lân (cùng ở Gia Định với tôi), thầy Hoanh (ở Lái Thiêu, tôi đã một lần vào thăm nhà thầy ờ đấy), thầy Thành (cũng dạy chung với tôi ở Nguyễn Bá Tòng Sài Gòn) -để chúng tôi đỡ mất công ra chợ. Tôi cũng nhớ lại những buổi tối ở lại đấy, cụ Pháp đưa tôi đi dạo chơi quanh phố chợ hoặc ghé chơi nhà thầy Châu, thầy Nhượng, -nhà thầy Nhượng ở trên lầu của một tiệm nước trông sang nhà lồng chợ.
   
       Tôi rất thích con đường bờ sông vắng vẻ với bên một là khu tòa tỉnh cây cối um tùm, một bên là mặt nước trải phẳng, xa xôi và hiền lành; ngồi ở ngôi nhà thủy tạ bên bờ sông có thể trông xa tới tận ngôi trường Công Binh nằm phía bên kia cây cầu xi măng ngắn nơi  ngăn cách con đường  tráng nhựa của thị xã và con đường đất bụi của vùng ngoại vi.  Nhiều buổi tối, tuy là còn sớm, nhưng cái bầu không khí u tịch của vườn tược, mương lạch bao quanh nhà làm ra như đã muộn khuya, bà cụ Pháp ngồi trên một bộ ngựa -luôn luôn là bộ ngựa bên gian phải -bỏm bẻm ăn trầu và trò chuyện  với tôi một lúc, trước khi rút vào trong để nghe lén đài HàNội -đó là cách bà cụ tìm gặp mấy người con xa vắng… Còn tôi nằm trên bộ ngựa kê phía ngoài gian trái những lúc ấy tôi lắng nghe gì thì đến nay quã thật tôi mù tịt…

   Đầu những năm 70 khi tránh Sài Gòn xin đổi lên Đà Lạt, làm việc tại trường Võ Bị, tôi có nhận được một xấp giấy quay ronéo thông báo về việc thành lập hội ái hữu cựu học sinh Nguyễn Trãi (Bình Dương), trong ấy thấy có tên mình được ghi vào ban Cố Vấn của hội, tôi đã nói riêng với mình : A, thế nầy là khi ''hồi hưu'' mình có chốn để trở về đây. Thủ Dầu Một cũng có một vài chỗ hao hao giống như Đà Lạt -như chỗ trước nhà thờ chẳng hạn -tôi thích gọi tên Thủ Dầu Một hơn là Bình Dương (có lẽ vì Bình Dương bị gắn liền với ''Người Đẹp Bình Dương'' và ''Người Đẹp Bình Dương'' thì bị gắn liền với cô T T Hằng ). Bây giờ cái giấc mộng nhỏ nhoi, gần gũi ngày nào đã trở nên cái gì thật là xa vời, cách trở.  Cho cả tôi lẫn anh : chúng ta đang được ướp trong tuyết giá, đang là những con người tuyết -nói ngoa hơn là những xác ướp. Có phải thế không ?

      Lúc ra đến Lào Kay, tôi có gặp được anh Võ Tấn Vinh. Anh nhìn ra tôi, chứ tôi không thể nhìn ra anh.  Bởi ở hai khu cách biệt, chúng tôi chỉ gặp nhau được đôi ba lần, nói với nhau vài câu ngắn ngủi, không có dịp nào trò chuyện.  Xuống đến Vĩnh Phú, tôi cũng có gặp được anh Nguyễn Văn Chi (trí nhớ tôi giờ quá tệ, mấy ngày nay rồi mà lục tìm không ra tên) học cùng lớp với Charles Boyer, quê anh ở Bù Đốp, lúc học ở Nguyễn Trãi anh ấy phải xuống ở nhờ trong chùa, anh đã ở cùng, ăn cùng với tôi suốt cả năm trước khi tôi được thả (anh về sau tôi khoảng hơn một năm)  Lúc làm thủ tục để rời Sài Gòn, tôi có gặp anh Nguyễn Thành Nhơn, cùng lớp với anh Vinh.  Chúng tôi cùng bị khám lại phổi, tôi may mắn không bị bắt uống thuốc, còn anh Nhơn phải uống thuốc trong 3 tháng : tội nghiệp cho anh, nghèo, nhà ở tận Biên Hoà, mỗi ngày phải đi xe đò xuống Sài Gòn rồi vào Chợ Lớn để lãnh thuốc uống tại chỗ. Tôi không hiểu anh Vinh, anh Nhơn đã sang được chưa. Anh có liêân lạc  với các anh đó không ?

      Tôi thật không ngờ đã viết nổi một bức thư dài đến chừng nầy. Từ ngày sang đây, tôi thật ngại cầm đến bút, kể cả khi cần viết thư về nhà. Điều nầy chứng tỏ, ít nhứt riêng với tôi, quyển sách anh viết đã thành công . ''Chữ đã đẻ ra chữ, nó đã không đẻ ra được cơm gạo cho người ta qua cơn đói lòng nhưng nó cũng không đẻ ra những phù chú, pháp thuật nhằm ''mà'' mắt người hòng thủ lợi. (ở đây cũng như ở kia) Người ta đã không thể ''nhá chữ'' mà sống  thì người ta cũng không thể ''nuốt chữ '' để say sưa quên đời và chết một cách ngu xuẩn. Chữ chỉ dùng để đọc thôi.

   Chúc anh luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, luôn có hứng thú tuôn thành chữ để cho những ai thích đọc anh, được đọc chữ nghĩa của riêng anh.

                                                                                     Thân,

                                                                                     TAM     
                                              
Ghi chú của Võ Kỳ Điền : Vừa mới di cư vào, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, cùng với họa sĩ Ngọc Dũng dạy học ở tư thục Nguyễn Trãi (Bình Dương). Trường được xây cất trong một khu vườn đầy cây trái cách chợ Bình Dương chừng vài trăm thước.
-Khung cảnh nhà trường nầy thường được mô tả tỉ mỉ trong quyển Cát Lầy và trong các truyện ngắn đăng trên Sáng Tạo. Chiều chiều, thầy Tuyền thường mặc bộ đồ bà ba trắng ngà mang guốc vông, cùng các giáo sư và ông hiệu trưởng Pháp (ông rất khó tánh nên học sinh đặt biệt danh là ông già chuồng) đi dạo mát dọc bờ sông và các con đường đẹp đẽ trong tỉnh lỵ. Thầy hút thuốc lá loại nặng liên tục, đến đổi vàng ố cả ngón tay. 


*Các giáo sư được nhắc trong thư là các thầy: Phạm Duy Nhượng, Cổ Thượng Lân, Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Hoanh, Nguyễn Ngọc Châu. Còn lại là tên những học sinh Đệ Tứ, Đệ Tam giỏi của những năm 1955, 1956, Thầy Thanh Tâm Tuyền phụ trách môn Quốc Văn.  Sau năm 1975 thầy trò lại gặp gỡ nhau trong trại học tập cải tạo ở đất Bắc, sau khi miền Nam thua trận.
*Thầy Lê Thương vào Nam từ thập niên 40 nên giọng và tiếng nói mang nhiều nét đặc biệt của miền Nam là điều dễ hiểu. Thầy Thanh Tâm Tuyền chỉ mới di cư vào Nam năm 1954 và chừng năm ba tháng sau thầy dạy học ở Bình Dương, vậy mà thầy lại rất ưa dùng tiếng miền Nam một cách kỳ lạ (…bộ ngựa, như bộ mặt chầm dầm).





*Trong bài ''Bao giờ'' có câu : …vườn măng rừng tháng sáu đêm sâu,
                                                        muốn làm người học trò mười bảy tuổi,
                                                        đạp xe trên đường đồng,….
Đó là vườn măng cụt ở Búng, cây măng cụt to và khi đi vào vườn có cảm giác như đêm sâu.
*Nhà văn Kiệt Tấn cho tôi biết Thanh Tâm Tuyền cưới vợ là người đẹp Bình Dương, ở miệt Búng, tôi chưa hề nghe ai nói về việc nầy. Tôi hoàn toàn không biết gì về Cô.  Nếu thật Cô là người ở Búng thì thi sĩ Thanh Tâm Tuyền và đất Bình Dương quả thật có duyên nợ, ân tình. 

No comments:

Post a Comment