Pages

Monday, October 31, 2016

CHUYỆN NĂM NGỰA =TRUYỆN KÝ = BÌNH MINH=CĂN NHÀ KHÔNG ĐÀN BÀ

TÚ ANH * CHUYỆN NĂM NGỰA

Năm Ngọ kể chuyện Ngựa trong lịch sử văn chương
Việt Nam và nhiều thành phố châu Á chaủan bị đón năm Ngọ - REUTERS
Việt Nam và nhiều thành phố châu Á chaủan bị đón năm Ngọ - REUTERS
Tú Anh
Đúng vào lúc 12 giờ đêm (nay) 30/01/2014 con rắn của Quý Tỵ bàn giao năm mới cho con ngựa Giáp Ngọ. Theo một số nhà chiêm tinh Á Châu đặc biệt là ở Hồng Kông thì năm Giáp Ngọ sẽ có nhiều biến động và đầy bất trắc, tai tiếng, xung đột, bạo lực cho đến động đất … ở nhiều nước châu Á.
Tuổi Ngọ được mô tả là con người phóng khoáng, nhanh nhẹn, trung thực nhưng từ « Ngựa » lại gây không ít ngộ nhận cho người tuổi ngựa kể cả trong thành ngữ …
Những hình ảnh tuyệt đẹp con ngựa trong lịch sử Việt Nam, từ con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương hay sự hy sinh của các chiến mã của Bình Định Vương Lê Lợi có lẽ người Việt nào cũng biết . Nhưng trong cuộc sống hằng ngày tại sao từ Ngựa lại mang hai ý nghĩa lúc khen lúc mắng.
Thành ngữ « thẳng ruột ngựa » là đẹp hay xấu ? Bằng cách nào mà con ngựa Pháp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng … đủng đỉnh đi vào đời sống và văn chương bình dân của Việt Nam ? Trong bài khảo luận « Ngựa… và Thẳng ruột ngựa », giáo sư Nguyễn Dư ở Lyon tìm cách trả lời các câu hỏi này.
RFI : Nhân đầu năm Giáp Ngọ, RFI, qua phần phỏng vấn sau đây, xin giới thiệu bài khảo luận vừa nghiêm túc vừa ý nhị của tác giả.  Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !
Nguyễn Dư : Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén chú chén anh. Đảo mắt nhìn quanh chỉ thấy nào lẩu dê, bê thui, nào dồi chó, cật heo, nào… Thôi đừng nói nữa, ta thèm !
Tuy vậy, ngựa chưa phải là hoàn toàn vô tích sự. Ngược lại, ngựa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Thần thoại của ta có cậu bé làng Phù Đổng sinh ra chẳng nói chẳng cười, trơ trơ, nghe tin vua tìm người cứu nước, bèn vươn vai hoá thành chàng trai cao lớn. Chàng xin vua cho đúc một con ngựa sắt để đi dẹp giặc Ân. Giặc tan…
Áo nhung cởi lại Linh-san
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. (Đại Nam quốc sử diễn ca)
Hình ảnh đẹp tuyệt vời. Dẹp giặc, giữ nước, cứu dân. Giặc tan, thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời. Không ở lại lo tính chuyện làm vua! Phải là thánh mới hành động… như vậy. (Suýt buột miệng phê bình thánh Gióng hành động… thiếu suy nghĩ. Tấu lạy Ngài, vạn lạy Ngài, xin Ngài xá tội cho).
Tục truyền vua Lý Thái Tổ (1010-1028) xây thành Thăng Long cứ bị lún, đổ. Xây mãi không được. Vua phải sai các quan đến cầu đảo tại đền Long Đỗ. Lễ vừa xong thì có một con ngựa trắng (Bạch Mã) từ trong đền đi ra, chạy một vòng rồi trở về đền. Vua bèn hạ lệnh bắt xây thành theo dấu chân ngựa chạy.
Thành Thăng Long được hoàn thành. Vua phong Bạch Mã là tối linh thượng đẳng thần, Thành Hoàng của thành Thăng Long.
Ngựa ngự trị trong tín ngưỡng dân gian. Tĩnh, điện trong nhà, hay gốc đa, gốc me, hốc đá ngoài đường được chọn làm nơi nhang khói thờ các ông hoàng, bà chúa, cậu quận. Ban thờ luôn có vài con ngựa để các ngài dùng làm phương tiện di chuyển.
Từ ngày nước ta bị Pháp cai trị, dân ta bất đắc dĩ phải làm quen với ngoại hình, nội tạng của ngựa.
Xưa kia, ai vô phúc phải đáo tụng đình (đến toà án), thì sẽ được biết cái vành móng ngựa. Vành bằng gỗ cao độ một mét, hình bán nguyệt. Trông giống hình miếng sắt đóng dưới móng chân ngựa (fer à cheval). Bị can đứng trong vành nghe quan toà buộc tội, thầy cãi bào chữa. Vành móng ngựa của thực dân ngày nay vẫn còn được dùng.
Mấy ông lính cô-lô-nhần (thực dân) ngoài Bắc rất ngán ngẩm cái mùa đông rét mướt, nhiều mưa phùn. Đóng cái áo bành tô màu cứt ngựa nặng chình chịch mà vẫn chưa đủ ấm. Cái màu xanh lá cây độc đáo! Không sáng như màu hoa thiên lí. Không xỉn như quần áo bộ đội. Không tươi như quần áo công an bây giờ. Khó tả. Dân Hà Nội thời tây cứ trông mặt đặt tên, gọi là màu cứt ngựa. Đúng nhất, hay nhất. Ai cũng hiểu.
Một dạo, thanh niên Hà Nội đua nhau cắt tóc ngắn. Mốt húi cua (court). Mái tóc chỉ còn như cái móng chân (sabot) ngựa. Gọi là đầu móng ngựa.
Vào khoảng những năm 1960, Sài Gòn có mốt tóc đuôi ngựa (queue de cheval). Các cô cột mớ tóc thề thành cái đuôi ngựa con con. Nhún nhảy, rung rinh… Ô mê ly, mê ly đời ta !
Bên cạnh ngựa thần thoại, ngựa của tín ngưỡng dân gian hay ngựa của đời sống hàng ngày, phải kể thêm mấy con ngựa của văn học. Mỗi con một số phận.
Có con mang vẻ đẹp oai hùng :
- Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in (Chinh phụ ngâm)
Có con đồng loã với chủ, làm chuyện lén lút :
- Cùng nhau lẻn bước xuống lầu
Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn (Kiều)
Có con hay tự hào, tự tôn :
Ớ ! nầy, nầy, tao bảo chúng bay
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa? (Lục súc tranh công)
Ngựa khoe cái mặt dài thòng với đám trâu, chó, dê, gà, lợn cùng hội cùng thuyền. Không biết rằng dưới con mắt của người ngoài thì mặt ngựa… thấy mà phát khiếp!
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Kiều)
(Đầu trâu mặt ngựa là bọn quỷ sứ dưới địa ngục. Nghĩa đen chỉ bọn hung ác vô lương tâm).
Ngược lại, có con mang mặc cảm tự ti. Tự hạ thấp mình một cách hơi quá đáng.
Tâu rằng: «Hổ phận ngu si,
Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông» (Nhị độ mai)
(Khuyển mã là chó và ngựa. Hai giống vật có nghĩa, mến chủ).
Tái sinh chưa dứt hương thề
Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (Kiều)
(Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người nào lúc sống mắc nợ ai mà không trả, thì chết rồi, đầu thai lại làm thân trâu ngựa để trả cho hết nợ).
Có con xả thân vì đại nghĩa :
- Năm 1422, Trẫm (Lê Lợi) thu binh trở về núi Chí Linh, quân sĩ tuyệt lương hơn hai tháng, chỉ đào rễ cây, hái rau và măng để ăn đỡ đói mà thôi. Trẫm làm thịt bốn thớt voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ, thế mà thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn … (Lam Sơn thực lục).
Có Con ngựa già của chúa Trịnh (Phùng Cung, 1956) chết thảm thương.
Ngoài ra, bên lề văn học còn có một con… có vấn đề. Thật không ? Ngựa cũng có vấn đề à?
Ta có thành ngữ Thẳng ruột ngựa. Ngắn gọn nhưng… khó hiểu. Chỉ có 3 từ mà còn than khó hiểu à? Chịu khó lật sách ra…
Loay hoay tra tìm trong đống thơ văn cổ của Tàu, của ta thì không thấy danh ngôn, điển tích nào có thành ngữ này.
- Tự vị Huỳnh Tịnh Của (1895), từ điển Génibrel (1898) không có Thẳng ruột ngựa.
- Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1928), Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang (1978) có Thẳng như ruột ngựa.
- Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức (1931) lại có Ngay ruột ngựa.
- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (1989) có Thẳng ruột ngựa.
Thành ngữ Thẳng ruột ngựa và các biến thể được giải nghĩa là: Nghĩ thế nào thì nói ra như thế, không giấu giếm, không nể nang. Cởi mở và thẳng thắn. Tính tình thẳng thắn, bộc trực.
Nói gọn lại, Thẳng ruột ngựa nghĩa là thẳng thắn, nói thẳng.
Thế nhưng, ai cũng biết rằng ruột người, ruột chó, ruột gà, ruột bò hay ruột ngựa, ruột nào cũng… không thẳng. Bộ ruột, bộ đồ lòng nào cũng được sắp xếp lòng vòng, uốn éo trong bụng con vật, con người.
Chúng ta có thể loại bỏ hai câu Thẳng như ruột ngựa và Tính thẳng đuột như ruột ngựa (Hoàng Phê, thí dụ của từ Thẳng đuột) vì thẳng như cái không thẳng là một điều chưa ai chứng minh được. Các tác giả đã chép thừa chữ như.
Còn lại hai thành ngữ có nghĩa giống nhau là Thẳng ruột ngựa và Ngay ruột ngựa,
Xin bàn về câu Thẳng ruột ngựa.
Từ trước đến nay, người ta thường hiểu câu nói được chia thành hai phần : Thẳng / ruột ngựa. Phân chia như vậy vừa đúng ngữ pháp tiếng Việt vừa dễ hiểu. Chỉ phiền một điều là… thẳng như cái không thẳng. Một nghịch lí khó chứng minh!
Chỉ còn một cách chia khác là Thẳng ruột / ngựa.
- Chia cắt kiểu gì ngộ nghĩnh vậy? Ruột ngựa bị chia hai, chẳng có nghĩa gì! Thẳng ruột nghe muốn… lộn ruột. Ngựa đứng một mình lơ láo vô duyên ! Thẳng ruột / ngựa hoàn toàn không có… bản sắc Việt Nam!
- Dạ, đúng vậy. Thẳng ruột ngựa không phải là tiếng Việt của người Việt !
1) Thẳng ruột là dịch từ chữ Hán Trực trường.
Trực trường nghĩa là : Ruột gan ngay thẳng. Tên một chứng bệnh ăn vào thì đi tả ra ngay, tuồng như đại trường thẳng tuột, nên không giữ được đồ ăn (Từ điển Đào Duy Anh).
Thực tế thì không có ruột người hay ruột súc vật nào thẳng cả. Vì vậy, Thẳng ruột chỉ được dùng theo nghĩa bóng. Đào Duy Anh cũng nói rõ là tuồng như đại trường thẳng tuột.
Thẳng ruột (Tự điển Khai Trí Tiến Đức gọi là Ngay ruột) nghĩa bóng là ruột gan ngay thẳng hay lòng dạ ngay thẳng. Trong bụng nghĩ thế nào thì nói thẳng ra như thế, không giấu giếm. Ruột gan, lòng dạ được dùng để chỉ tâm tính con người. Ruột gan, lòng dạ, tâm tính không đặt ra vấn đề thẳng như.
Mấy cách giải nghĩa của các học giả còn thiếu sót. Vô tình hay cố ý các học giả chỉ giải nghĩa hai từ Thẳng ruột và đã bỏ rơi mất từ ngựa.
2) Ngựa của thành ngữ Thẳng ruột ngựa là… ngựa Tây, ngựa thực dân. Ngựa này không biết kéo xe, không ham chạy đua. Ngựa này chỉ để cưỡi chơi trong phòng.
Tiếng Pháp phân biệt ngựa đực (cheval), ngựa cái (jument). Ngựa cái (jument) được văn chương gọi là cavale (gốc tiếng Ý là cavalla). Cavalla (giống cái) và Cavallo (giống đực) của tiếng Ý còn đẻ ra mấy từ của tiếng Pháp như cavalerie (kị binh), cavalier (kị sĩ), cavaleur (mấy ông đi tán gái), cavalière (được Việt hoá thành ca-ve, gái nhảy) v.v.
Vòng vo một hồi mới thấy ngựa (cái) có dây mơ rễ má với gái nhảy.
Mấy em ca-ve, nhảy trên sàn không đủ sống, phải nhảy cả lên giường. Thế là… ca-ve bị biến dạng, trở thành gái điếm. Từ đó, nghĩa là từ ngày thực dân Pháp cai trị dân ta, ngựa (tiếng Việt không phân biệt ngựa đực hay ngựa cái) được dùng để ám chỉ bọn me tây, đĩ tây (Nguyễn Khuyến gọi là Tây kĩ). Chẳng bao lâu ngựa của tây chạy cả vào làng xóm bình dân của ta. Cuối thế kỉ XIX ngựa đủng đỉnh đi vào sách vở.
Tự vị Huỳnh Tịnh Của có câu Thua ngựa một cái đuôi nghĩa là dâm dục quá (tiếng mắng).
Từ điển Génibrel có Nết ngựa : ám chỉ người đàn bà lăng loàn, sa đoạ (de moeurs légères, débauchée). Đĩ ngựa : đàn bà thô lỗ, hạ cấp (poissarde).
Các bà thời thượng trong Nam bắt đầu lớn tiếng chửi nhau là đồ ngựa, hay đĩ ngựa.
Năm 1931, Nguyễn Công Hoan viết Ngựa người và người ngựa, kể chuyện đêm giao thừa, anh phu xe tay bị cô gái điếm lừa.
Ngựa người ám chỉ cô gái điếm. Người ngựa (homme-cheval) là anh phu kéo xe tay. Hai loại ngựa đặc sản của thời Pháp thuộc.
Rốt cuộc, Thẳng ruột ngựa nghĩa là lòng dạ ngay thẳng của gái điếm, hay là nói thẳng, nói thật như gái điếm.
- Trời đất quỷ thần ơi ! Đĩ điếm cũng nói thẳng, nói thật sao ?
- Còn lâu ! Thẳng ruột ngựa phải được « hiểu ngầm » theo một cách khác !
- Cách nào ? Đính chánh lẹ lên.
Trước khi trả lời, đề nghị được lạc đề chút xíu.
Người xưa có câu Thật thà lái trâu và Thật thà lái buôn. Ai cũng biết rằng lái buôn, nhất là lái trâu, đều nói điêu, nói láo, lừa dối khách hàng để kiếm lợi. Không có lái trâu hay lái buôn thật thà. Thật thà lái trâu hay Thật thà lái buôn là một cách nói châm biếm, hài hước, tương tự như Vè nói ngược :
Bong bóng thì chìm/ Gỗ lim thì nổi/ Đào ao bằng chổi/ Quét nhà bằng mai…
Bao giờ cho đến tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…
Ai không thích « giễu dở » thì nói : Thật thà cũng thể lái trâu, Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Người xưa quan niệm rằng gái điếm cũng gian dối như lái buôn. Không có gái điếm ngay thật.
Nghe các em « giãi bày tâm sự » thì tình cảnh em nào cũng đáng thương. Cha chết, mẹ bịnh, một lũ em thơ. Phải bỏ nhà, bỏ quê, lên tỉnh kiếm sống, gởi tiền về nuôi gia đình. Em mới « đi » được một tuần. May sao bữa nay gặp được anh hào hoa phong nhã…
Anh nghe mà muốn rớt nước mắt… cá sấu.
Thẳng ruột ngựa muốn khuyên mấy ông hơi bị bay bướm, lang bang phải coi chừng « ruột gan ngay thẳng… của ca-ve ». Chẳng khác gì người miền Nam ngày trước khuyên nhau đừng tin lời hứa cuội của mấy ông bự hét ra lửa mửa ra khói.
Gái điếm lòng dạ không ngay thẳng. Cuội không giữ lời hứa. Lái buôn không thật thà. Thành ngữ Thẳng ruột ngựa phải được hiểu ngược, hiểu theo lối nói châm biếm.
Thẳng ruột ngựa là kết quả chồng chéo của ba nền văn hoá Tàu, Tây và Ta. Ý nghĩa quanh co chứ không thẳng đuột như người ta thường lầm tưởng, hiểu sai.
- Tôi bấy giờ còn trẻ, tính bồng bột, trả lời thẳng như ruột ngựa . Tôi không bị hạn gì cả. Đế quốc bắt tôi vì tôi làm cộng sản (Nhiều tác giả, Nhân dân ta rất anh hùng) (*).
- Anh Tịch phải năn nỉ mãi. Cũng bởi Út hay nói lô la thẳng ruột ngựa nên anh sợ (Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng) (*).
Nhà văn muốn khen anh cán bộ và cô Út, nhưng e rằng có người hiểu là anh cán bộ và cô Út đang bị chê.
Nói thẳng nhưng đừng nói… thẳng ruột ngựa!
Rắc rối quá! Nói thẳng, nói thật… khó nói quá!
Nguyễn Dư
(Lyon, Tết con Ngựa 2014)
 (*) theo Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực - Lương Văn Đang.

Sunday, November 24, 2013

NGUYỄN SĨ NAM * THẰNG BÚA


 

Thằng Búa
Nguyễn Sĩ Nam


Thằng Búa ! Tất cả tù nhân lớn bé trước sau gì ở cái nhà tù vượt biên ở Vũng Tàu đều phải biết đến thằng Búa. Người nào không biết đến cái thằng tù nhân “ốc tiêu” này đều không xứng đáng gọi là tù nhân.


Thằng Búa có cái đầu tròn quay, to như quả mít, tóc mọc lởm chởm, thưa thớt như một ngọn đồi trọc khô nước. Cái đầu nó thật to muốn lấn át cả cái thân gầy xọm của nó. Ai nhìn vào nó phải thấy ngay cái đầu nó trước nhất, rồi mới đến bộ xương sườn gầy guộc ỏng bụng, kế đến mới tới đôi chân khẳng khiu như hai cây sậy. Thế mà nó cũng có thể bước đi vững vàng, chạy nhảy thoăn thoắt như con chim sẻ vậy. Trông thân hình nó chẳng khác nào một cái búa. Có lẽ vì thế mà người ta đặt tên cho nó là thằng Búa chăng, hay tại Mẹ nó đã khéo đặt tên cho nó ? Chẳng ai hay biết chuyện này cả.
 

Ngày đầu tiên bị tống vô phòng biệt giam ẩm mốc, những tù nhân khác chen lấn hai bên ép tôi đến chảy nước ra. Lúc này tôi lại đâm ra thù mấy ông tù nhân bên cạnh. Trong lúc nóng giận không dằn lòng được, tôi tung cánh chỏ bên trái thụi đại một phát cho đỡ tức, tức thì có một giọng nói sặc mùi oắt con lên tiếng cảnh cáo :

- Cẩn thận nghe cha ! Mới vô mà làm tàng, ông cho một búa đi đời nhà ma bây giờ !


Tôi giật mình thầm nghĩ, quái lạ tại sao giữa chốn gió tanh mưa máu này lại có một thằng nhỏ, mà cái giọng thằng nhỏ chứng tỏ nó không phải là một tay vừa. Tôi cố nuốt nước miếng dằn bụng cho đỡ nhục trong khi cái cổ khô ran không có một giọt nước. Tôi nhận thấy tình hình nơi đây không phải là chốn bình thường nữa rồi. Căn phòng nóng ran như cái lò thiêu. Mồ hôi thiên hạ nhễ nhại trào ra hòa lẫn với mồ hôi của tôi cũng vã ra như tắm bốc lên một mùi khét lẹt đến lợm giọng. Tôi cố chờ một lát cho con mắt làm quen được với bóng tối căn phòng để nhìn cho rõ mặt thằng oắt con nào hỗn xược. Thời gian chờ đợi này cũng hơi lâu. Bỗng có tiếng xì xầm ở góc tối bên kia :


- Rồi ! Lại cảnh ma cũ bắt nạt ma mới nữa rồi !
- Bắt nạt cái gì mà bắt nạt ! Hắn mới vô mà dám tung cùi chỏ thụi vô ba sườn tui một phát, mấy bồ chịu được không ?

- Cảnh cáo là may đó ! Lại tiếng thằng oắt con vang lên.
Tôi biết mình có lỗi nên nín thinh. Đêm đó tôi cố tìm giấc ngủ nhưng không thể nào chợp mắt được. Cảnh tù nhân chen chúc nhau trong căn phòng nhỏ này như nêm cá hộp. Tôi hình dung khung cảnh nơi đây chẳng khác nào cảnh ở địa ngục A tì. Tôi cảm thấy mình nhuốm bệnh và bắt đầu lên cơn sốt dữ dội. Bên ngoài trời đêm đã xuống tự bao giờ. Thỉnh thoảng có tiếng phèng la ở ngoài vọng gác báo động như tiếng cú gọi hồn.


Suốt một đêm nằm rũ liệt, toàn thân bị ê ẩm như đã chịu đựng trăm ngàn vết roi, tôi cố nhướng con mắt dậy để tìm chút ánh sáng thì gặp ngay gương mặt thằng oắt con to chành vạnh, nhoẻn miệng cười phô bày cái nướu răng ra, chỉ còn vài cái răng mọc không đều làm kiểng, trông nó dị hợm hết sức. Nó cúi đầu sát vào mặt tôi giọng trìu mến :
- Sao, anh ngủ được không ?
Cơn giận đêm qua vẫn còn nặng trĩu trong lòng tôi nên tôi chẳng buồn trả lời nó. Thêm nữa, cái đầu nóng như thiêu như đốt, cải cổ khô ran, con mắt cứ muốn sụp xuống như đang đeo quả tạ nghìn cân, tôi đâu còn hơi để mà trả lời.
- Sao, anh còn nóng không ? Đêm hồi hôm em phải xức dầu cho anh đó. Nếu không chắc toi mạng rồi ! Quái lạ ! Cái miệng nó nói thật khó ngửi, có lẽ nó chưa súc miệng nhưng sao lời lẽ có vẻ thâm tình quá vậy ? Lúc bây giờ tôi mới nhận ra là có mùi dầu “cù là” phảng phất trên thân mình. Tôi thầm cảm ơn nó. Nó không có vẻ gì giống cái thằng đêm hồi hôm dọa nạt tôi :

- Đỡ đỡ rồi em. Cám ơn em. Bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ nó. Trong cái xôn xao náo động của một buổi sáng thức dậy trong tù, đám tù nhân bắt đầu nhao nhao như ong vỡ tổ. Mặc dù không nhúc nhích được một tấc nhưng mọi người đều cố tìm cách làm cho mình có một tư thế thoải mái được càng nhiều càng tốt. Trong lúc đó mùi phân trong cái thùng thiếc đặt ở một góc mà thiên hạ đang “đi” bay tỏa đều đặn khắp phòng khiến tôi phải bịt mũi liên tục. Đám tù nhân cũ trong phòng nhìn tôi cười sằng sặc như chế diễu…
Bỗng có tiếng lách cách như mở cửa, rồi một thằng cai tù ốm nhỏ cặp kè khẩu AK trên tay tiến vào, một thằng khác đứng canh ở bên ngoài. Thằng bên trong tiến lại mở cùm chân cho thằng oắt con bên cạnh tôi rồi ra lệnh trọ trẹ :

Dậy đi lấy nước mày. Số còn lại ngồi im nghe chưa ?
Thằng nhỏ trần trùi trụi đầy ghẻ lở khắp mình đứng phóc dậy một cách quen thuộc. Nó chỉ mặc có một cái quần đùi rách đít. Chờ cho thằng cai tù bước ra ngoài, nó kề miệng vào sát tai tôi nói nhỏ :
- Để em đi lấy nước sôi cho anh rửa mặt !
Nói xong nó phóng theo thằng cai tù để nhập với đám tù khác đi khiêng nước. Tôi lật đật xí chổ trống còn lại của nó để ngã cái lưng xuống nằm một tí cho khỏe. Lúc đó tôi mới để ý thấy có một ông già nằm bên cạnh nó, đêm qua hai người nói chuyện có vẻ tương đắc lắm, ý chừng hai cha con, tôi nghĩ vậy. Ông già nhìn tôi mỉm cười làm quen. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi nhỏm dậy chào ông già :
- Con của Bác đó hả ?

 

- Con với cái gì. Nó ở tù còn lâu hơn cái thân gìa này nữa, có điều thấy nó tội nghiệp nên già cũng nhận đại nó làm con cho đỡ buồn. Ông già nói xong, tìm cái mủng dừa còn sạch chia cho tôi một nhúm trà khô để có tí nhâm nhi buổi sáng.
Trong khi chờ thằng oắt con trở lại, tôi tò mò hỏi ông già lý do tại sao nó có mặt nơi đây, ông già buông một câu gọn lỏn :
- Nó giết người !
- Trời ơi ! Nó giết người !?
Tôi há mồm thật to ngạc nhiên hỏi.

- Ừ ! Thiệt chớ giỡn sao !


Lúc đó không ai bảo ai, bọn tù nhân đều quay về phía ông già như chờ đợi những tin sốt dẻo khác nhưng ông vẫn lặng thinh sờ vào mông gãi soàn soạt. Khi đó tôi mới có dịp nhìn tấm thân trần trụi của ông già đúng là một tấm bia ghẻ. Ghẻ mọc từ trên đầu xuống tới chân lộ ra một màu tím thẩm pha lẫn màu máu khô, mủ vàng xì ra ướt nhẹp. Thiên hạ vẫn không để ý đến chuyện đó mà vẫn tiếp tục hỏi ông già về chuyện giết người của thằng nhỏ nhưng ông già lắc đầu trả lời :
- Ai muốn biết cứ hỏi nó !

Bấy giờ, tôi không còn tin miệng lưỡi của thằng nhỏ nữa rồi. Nếu tôi đoán không nhầm thì nó trạc chừng 11 hay 12 tuổi là cùng, miệng còn hôi sữa làm sao nó có thể giết người được ? Nhưng chẳng lẽ ông già nói xạo, kết án hàm hồ một thằng nhỏ mà ông đã coi nó như con. Còn nếu nó giết người thật thì nó giết ai ? Bao nhiêu câu hỏi cứ quay vòng vòng như vụ trong đầu tôi càng khiến tôi mất tin tưởng ở thằng nhỏ. Có lẽ nó là một thằng cực kỳ nguy hiểm không chừng. Tôi nhớ lại lời dọa nạt của nó hồi hôm mà ớn lạnh. Trong khi đó, ở một góc tối của phòng giam, mấy người nào đó xì sầm cho là ông già nói xạo !
Bỗng có tiếng xôn xao ở bên ngoài, thì ra bọn tù khiêng nước nóng đã về. Tôi cũng đoán chừng vậy thôi vì nghe tiếng lanh canh của cái thùng chớ chẳng có chỗ trống nào để mà thấy. Chỉ có một cái lỗ nhỏ như lỗ tò vò thì đã bị thiên hạ dành mất chỗ thở rồi. Tôi cứ nghĩ là mình bất ngờ chết quách một cái là xong, khỏi phải nghĩ ngợi lung tung vô ích. Còn ông già như đã quen với bầu không khí này rồi nên bắt đầu lục trong giỏ xách ra một cái muỗng nhỏ và một gói đường đen như cứt ngựa, sau đó ông bốc một nhúm nhỏ chia cho tôi.

Cuối cùng thằng oắt con cũng chui được vô phòng với một lon Ghi-gô đựng nước sôi, vừa đi vừa hô “nước sôi, nước sôi” khiến mọi người tìm cách dạt ra một bên cho nó đi. Cái miệng nó chu ra thổi phù phù cho nước nguội bớt trông thật vô duyên hết sức. Lúc đó thằng cai tù bắt đầu cho từng tù nhân ra ngoài lấy nước rửa mặt, tôi để ý thấy chẳng có người nào nhỏ như nó. Một già, một trẻ, một trung niên là tôi giống như ba cha con ngồi xúm lại một góc nhâm nhi uống nước trà trông có vẻ đế vương hơn những tù nhân khác. Thằng oắt con luôn luôn o bế tôi khiến tôi thấy đỡ cô đơn đôi chút.
Chợt một hồi kẻng dài vang lên, ông già cho biết đã đến giờ lao động. Ông chỉ tay vào góc phòng, nơi “tọa lạc” của cái thùng thiếc đầy phân của đám tù nhân khốn khổ lúc nào cũng sẵn sàng tỏa ra một mùi hôi thối không chịu được như ngầm ám chỉ đó là công tác “Xã hội chủ nghĩa” đầu tiên. Đám tù nhân cũ cử ra hai người trực cái “lò hơi” này mỗi ngày và luân phiên xoay vần trong số người của họ. Tôi lấy làm lạ hỏi ông già tại sao những thằng tù nhân mới như tôi lại không được phân công kế tiếp thì được ông già giải thích là không dễ gì được cái “vinh dự” ấy. 
 Người nào được cái “vinh dự” khiêng phân đi đổ mỗi sáng phải là người có thành tích tốt, tiêu biểu cho thành phần tù nhân tiên tiến của cách mạng “XHCN” hoặc là phải ở lâu trong tù. Lý do thật dễ hiểu là vì mỗi lần tù nhân nào được khiêng phân ra ngoài đi đổ đều có một cơ hội hiếm hoi bằng vàng để hít thở chút không khí trong lành của buổi sáng mai, có một khoảng đường dài để vận động gân cốt, có một chút khoảng trống để tập thể dục bất đắc dĩ và nhất là được ngắm lén những “người đẹp” cùng chung số phận ở dãy phía bên kia.

Thời gian cứ nặng nề trôi qua. Tù nhân cũ mới gì không cần biết điều bất thần bị gọi lên “làm việc” với bọn quản giáo. Nhiều người được gọi ban ngày, có kẻ bị lôi xềnh xệch vào ban đêm với những cú đánh hộc máu mồm bằng báng súng trước giờ “tẩm quất”. Hầu hết tù nhân đều trở về phòng với tấm thân rũ liệt, rướm máu, cong gập người lại như thân cây chuối bị bổ ngang, nằm bò lê bò càng giữa căn phòng ẩm mốc, xám xịt. Riêng thằng oắt con vì tội trạng rành rành nên bọn quản giáo ít gọi lên. Thay vào đó, chúng bắt thằng nhỏ lao động đến hụt hơi, bắt làm đủ mọi việc không kể nặng nhẹ như khiêng phân đi đổ, gánh nước đổ vào phuy cho bọn chúng tắm, trồng rau muống cho vịt ăn, quét nhà, lau chùi cống xí cho tụi nó, đánh bóng xe đạp v.v… trông chẳng khác nào một tên đầy tớ. Lòng tôi đau như cắt !
Một bữa nọ, trong khi tôi với ông già chờ nó về để cùng chia bo bo bữa ăn chiều thì bỗng một tù nhân hớt hơ, hớt hãi chạy vào cho biết là nó vừa bị mấy thằng quản giáo đánh cho một trận nhừ tử, đang nằm bất động ở trên nhà ăn. Một nhân chứng phụ trách về ẩm thực sau đó về lại phòng có cho hay là trong lúc nấu cháo heo cho lũ cán bộ, thằng Búa đã không dằn được cơn đói xé lòng nên đã múc một chén cháo nóng hổi húp chùn chụt trước khi bỏ rau vào. 
Vô phúc cho nó, một thằng quản giáo đi lớ ngớ xuống thấy nên đã tát cho nó một cái tát nẩy lửa, tô cháo rơi xuống đất bể tan tành. Vốn tánh nóng, sẵn cái dao phay thái rau trên bàn, thằng Búa nhảy bổ tới cầm lấy con dao đâm cho thằng quản giáo một phát nhưng bị hụt, thành ra cả đám cán bộ nghe tiếng kêu cứu của đồng bọn vội chạy vào “bề” cho nó một trận đòn hội chợ chí tử! Những tù nhân đứng gần đó sợ xanh mặt không ai dám vào can. Tôi và ông già lật đật chạy về phía hàng rào trố mắt nhìn qua dãy nhà bếp thì thấy một khối thịt nằm lù lù ở đó. Ông già tức giận chửi thề bên tai tôi :
- Tiên sư nhà tụi nó. Ác độc cũng vừa thôi chứ, nhè con nít mà ăn hiếp !
Người tù nhân khác đứng bên cạnh tiếp :

- Tôi phục thằng Búa sát đất. Nó nhỏ mà gan ! Không có ai ở đây dám chọc giận mấy thằng khốn đó !
Ông già tỏ vẻ hiểu biết :
- Gan là cái chắc. Tôi có coi sơ cái bàn tay nó chẳng giống ai. Tay gì mà đường trí đạo với tâm đạo trùng vào nhau thành một. Trên bàn tay nó chỉ có hai đường. Thảo nào nó nghĩ đâu thì làm đó. Hôm nọ thằng Bảy Công đang lên đồng múa võ thần quyền cho mọi người xem thì bị nó nhảy vào phía sau đâm cho một phát vô lưng, may nó nhảy ra kịp, không thì bị quật chết tươi rồi. Thiệt tội cho nó !

Tối hôm đó, thằng nhỏ được mấy bạn tù nhân khiêng về bỏ giữa phòng lạnh như cắt da để nhờ mấy bạn tù nhân bác sĩ chạy chữa. Nhờ mọi người trong phòng ai cũng thương nó một thân côi cút không người thăm nom nên đã hết sức xoa dầu, đấm bóp, hô hấp liên tục. Nhờ đó mà tỉnh lại. Nhìn những vết u bầm tím sưng vù trên trán, trên mặt, trên ngực, trên lưng nó với những dòng máu đỏ chảy nhòe ra từ mũi và miệng nó, tự nhiên tôi không ngăn được giọt nước mắt đang lăn dài trên đôi má.


Nửa tháng sau, vào một đêm nọ trời mưa tầm tã, trong lúc các bạn tù nhân phơi thân nằm la liệt trên sàn đất cố đổ giấc ngủ sau những ngày bị tra tấn, thẩm vấn liên tục đến căng não ra thì thằng Búa tự dưng trườn lên mình tôi tỉ tê :
- Anh Hai, anh có ghét em không ?
Tôi lấy làm lạ hỏi :
- Không ! Mắc gì mà ghét em ?
Ngập ngừng một lúc nó nói :
- Tại bữa đầu anh mới vô, em đã vô lễ với anh !
Tôi trực nhớ lại câu chuyện sáu tháng về trước và chợt thấy thương nó vô hạn. Tôi vội trả lời :
- Không ! Đó là lỗi của anh. Em không có lỗi gì cả !

Nói xong, tôi đưa tay xoa cái đầu tròn lẳng của nó, lòng tràn ngập tình thương chẳng khác nào tôi thương thằng em ruột của tôi còn ở ngoài quê.
Nhìn lên trần nhà giam, cái đèn tù mù như hết muốn sáng cũng còn cố soi rõ cái cảnh âm u như địa ngục a tì của một tối mùa đông. Gió lạnh từ bên ngoài nện sầm sập vào cánh cửa như muốn giải thoát đám tù nhân khốn khổ.

Những giọt nước mưa buốt giá thỉnh thoảng len vào khe cửa, hắt lên mặt tôi gây một cảm giác vừa đê mê vừa dễ chịu. Tôi nằm yên đưa lưỡi liếm những giọt nước đang đọng trên vành môi. Mấy con chuột chù ở trên trần nhà bắt đầu bám vào mấy sợi dây treo các bịch đồ ăn của tù nhân để kiếm ăn bữa tối. Lúc này thiên hạ ngủ hết nên không ai buồn đuổi chúng nữa.
Nhìn gương mặt thơ ngây, non choẹt và vàng vọt của thằng Búa, tôi chợt nghĩ chắc nó có điều gì muốn nói với tôi đêm nay. Tự nhiên tôi thốt ra :
- Búa ! Anh cám ơn em. Em đã giúp cho anh nhiều quá !

Hình ảnh thằng Búa thay tôi để đi khiêng phân mỗi lần đến phiên trực khiến tôi tự hổ thẹn với nó. Tôi xưa nay vốn không quen ở chỗ hôi thối nên rất ngại đi khiêng phân. Cứ mỗi lần tới phiên trực của tôi, thằng Búa biết trước nên tình nguyện đi làm thế cho tôi. Ơn ấy tôi không bao giờ quên.
Nó ngày càng sa sút thấy rõ, thân ốm o gầy mòn đến trơ xương ra như tàu lá chuối khô. Tôi với ông già lúc nào có đồ tiếp tế cũng đều chia sớt cho nó những phần ngon nhất nhưng những hành hạ khắc nghiệt của bọn cai tù không thể nào kéo sức khỏe nó trở lại bình thường được.
Thấy cái đầu nóng ran của nó cứ rúc rúc vào ngực tôi như con mèo con tìm vú mẹ, tôi thương hại hỏi nó :
- Búa ! Em có điều gì muốn nói với anh ?
- Dạ có ! Anh cho phép em mới nói.
Nó ngóc đầu dậy trả lời. Rồi không đợi tôi cho phép, nó bắt đầu câu chuyện một cách thật bình tĩnh :
- Anh Hai ! Em đã phạm tội giết người !

- Hả ? Em giết người ? Tôi đã biết trước mà vẫn không khỏi thắc mắc. Như không cần để ý đến câu hỏi của tôi, nó tiếp với giọng vừa đủ tôi nghe :
- Hồi trước nhà em ở miệt vườn. Nhà em nghèo lắm. Ba em là lính Nghĩa quân, Mẹ em cày cấy nuôi em nhưng cả hai đều cố cho em ăn học. Đùng một cái tụi giặc Cộng vô đây sát hại ba em, tịch thu luôn cả mảnh ruộng nhỏ bằng cái sân, bắt mẹ em vô làm tập thể gì đó mà không có lấy một hột gạo ăn.
Mẹ em đành gửi em đi chăn trâu nhờ ở nhà một người chú. Tiếng là trâu của chú chớ tụi nó cũng ăn giựt luôn. Thế là em bỏ học. Hàng ngày em đưa trâu lên phía Rạch Dừa cho trâu ăn. Cánh đồng này nằm gần đường lên trường làng. Bực một cái là bọn con cán ngố đi học ngang đây ngày nào cũng mắng nhiếc em là thằng con lũ ngụy. Em tức quá không biết làm sao nên thủ sẵn một con dao.

Một bữa nọ, tụi nó kéo nhau cả bọn đến gây sự với em, cũng mắng nhiếc em là thằng con lũ ngụy. Sau đó nó nhổ phẹt một miếng nước bọt vào mặt em. Trong lúc tức quá, em rút con dao nhỏ xông tới đâm một thằng thấu tim, máu chảy ào ào, bọn còn lại bỏ chạy tứ tung. Từ đó em bị bắt, tính đến nay đã hơn năm năm rồi mà chẳng biết tụi nó sẽ làm gì. Em xin lỗi anh, em đã giết người ! Em đã giết chết một thằng Cộng con. Ít ra em cũng đã trả thù được cho ba em. Em thà chết, quyết không chịu nhục ! Xin anh hiểu và tha thứ cho em !

Nói xong chừng như mệt quá, thằng Búa ho hộc hộc mấy cái rồi nằm úp mặt lên ngực tôi đầm đìa nước mắt. Tôi quá xúc động, khâm phục và thở dài. Thế mà trước đây tôi cứ nghĩ nó là một thằng ác nhơn, ác đức, giết người chả ra chi. Bây giờ ngẫm lại, tôi thấy mình thua nó xa quá ! Tôi bỗng đâm ra thương cái tuổi trẻ khốn khổ của quê hương mình. Thấy nó hối hận, tôi vội hỏi nó :

- Búa ! Ngày mai tụi nó cho anh đi lao động ở Bầu Trũng. Em có cần nhắn ai gì không ?

Thằng Búa như mừng rỡ, ngóc cái đầu dậy, gượng cười nói :

- Vậy hả ? Em nhờ anh một chuyện. Ngày mai là ngày sinh nhật của em, nếu anh có tiện thì mua cho em vài thỏi kẹo. Em thèm kẹo quá mà không có tiền mua. Với lại anh tìm cách nhắn về cho mẹ em biết là em vẫn khỏe. Được không anh ?…

Tôi muốn bật khóc, vội ôm nó vào lòng, thầm hứa sẽ cùng với ông già tổ chức một bữa tiệc vui mừng sinh nhật nó. Tôi và nó ôm nhau ngủ suốt đêm.
Sáng hôm sau, bọn cai tù lùa một đám tù nhân lam lũ xách cuốc, xẻng vác ra Bầu Trũng lao động trong đó có tôi. Thằng Búa hình như bệnh tình càng nặng hơn nằm thiêm thiếp ở một góc. Tôi lật đật giao chai dầu gió xanh lại cho ông già nuôi để xoa đỡ cho nó. Mặc vội cái áo rách tơi tả, chụp cái nón lá lên đầu, tôi hôn nó một cái rồi lật đật bước theo các bạn tù. Ngày hôm đó, nhân lúc ghé một quán nước nghỉ để mua ít kẹo cho thằng Búa, tôi xin phép thằng cai tù đi tiểu ở phía sau rồi vượt thoát luôn.

May mắn thay, chuyến vượt ngục thành công. Ngày hôm sau, tôi về lại căn nhà trọ ở Ngã Ba Ông Tạ, trong túi còn rủng rỉnh mấy bịch kẹo ngọt. Chưa biết gởi xuống cho thằng Búa bằng cách nào, cũng không biết nó còn sống hay đã chết !?


Nguyễn Sĩ Nam
_____________

Nguyễn Sĩ Nam là bút hiệu của một cựu Sinh viên QGHC, khóa Đốc Sự 17.

ĐẶNG ĐÌNH TUÂN * BÌNH MINH VỚI HOÀNG HÔN


Bình Minh Với Hoàng Hôn

Đặng Đình Tuân


Trong một bữa tiệc ở ngoài trời, lúc mọi người đang vừa ăn vừa trầm trồ nhìn ngắm cảnh mặt trời lặn, chợt có người hỏi tôi giữa bình minh và hoàng hôn tôi chọn cái nào. Không đắn đo, tôi trả lời:
- Làm sao lựa chọn được. Bình minh và hoàng hôn là hai hiện tượng thiên nhiên, trái ngược nhau, lại bổ-túc cho nhau. Không có bình minh thì không có hoàng hôn… Xin lỗi, tôi không thể tách ra chọn riêng được. Nhưng nếu ông muốn biết tôi thích cái nào thì không đắn đo mà trả lời ngay là tôi thích bình minh hơn.

- Buổi sáng chắc anh thức dậy sớm lắm nhỉ?
- Rất họa hoằn. Đúng ra thì rất hiếm. Khi tôi ra khỏi nhà trời đã sáng trưng và buổi sáng đã đi được nửa đường rồi. Tại sao ông đoán chắc vậy?
- Tôi nghĩ người thích bình minh thì phải thích sự yên tĩnh, thích không khí trong lành, thích cái tịch mịch, thích cảm giác cô-độc của buổi sáng, thích hướng vào nội tâm và thích thơ thẩn. Muốn được thế thì phải dậy sớm...

- Những điều đó với tôi không có và không còn nữa.
- Ủa, nghe sao mâu-thuẫn. Nếu có thì mới còn chứ.
- Tôi yêu không khí trong lành. Nhưng không chịu được cảm giác cô độc. Tôi thích đi thơ thẩn nhưng sợ cái tịch mịch. Thỉnh thoảng nội tâm có hứng khởi nhưng không bao giờ ghi xuống thành thơ được. Hơn nữa, tôi luôn luôn tìm đủ mọi lý do để buổi sáng được ngủ nướng thêm.
- Phức tạp, khó hiểu.

- Tôi không làm cho ông lầm lẫn đâu. Tôi nói đúng sự thật, đúng ý nghĩ chân thành của tôi đó thôi. Nhưng mà này, ông đã làm tôi nhớ lại được nhiều chuyện. Nếu ông cho phép, mình ra góc kia ít người, tôi sẽ giải thích rõ ràng hơn. Không làm nhàm tai ông đâu.
Hai người mang ly rượu đến góc vườn, xa hẳn mọi người. Chỗ này có sẵn bàn và ghế nhựa, đặt núp trong bóng mấy cây tùng. Nhìn ra trước mặt, những ngọn đồi và thung lũng trùng trùng chạy dài xuống, thấp dần về phía chân trời.



Thành phố nhộn nhịp ồn ào nằm gọn trong thung lũng dưới kia. Những mái nhà chọc trời, với ánh đèn lấp lánh, nhấp nhô chen lẫn với những đỉnh đồi. Mặt trời bây giờ đã trốn gần kín sau đỉnh đồi thấp dưới kia. Ánh sáng dịu hẳn đi. Trên không những gợn mây mỏng giăng vướng rải rác khắp nơi đã đổi mầu sang vừa vàng cam vừa đỏ huyết dụ lóng lánh rực rỡ trong vòm trời xanh. Vài cái sao hôm đã đến, lấp lánh xa thăm thẳm. Hơi ấm ban ngày đã nhường chỗ cho những làn gió chiều gây gây mát. Sương sớm buổi tối đang kéo đến ôm ấp, che chở những cành cây những ngọn cỏ là đà rồi tỏa rộng ra hơn như một tấm chăn ấp ủ, phủ kín, để đưa những thung lũng kia vào giấc ngủ.

Căn nhà nằm trên một đỉnh đồi cao, nên ai cũng nhìn thấy cảnh hoàng hôn đến, không xót một chi tiết nhỏ. Chủ nhà nói khi nào sương mù lên tới đây thì trời mới tối hẳn và cũng hãnh diện cho biết họ đã được cả những cụm mây sáng đến vuốt ve mơn trớn.
- Như mình đang chiêm ngưỡng một bức tranh vẽ.
- Ðẹp quá nhỉ!
Người bạn nâng ly rượu đỏ lên xin được chạm ly, rồi vừa trầm trồ ngắm cảnh vừa nhấp môi uống vừa có vẻ kiên nhẫn chờ đợi.
- Nhiều năm trước đây đời sống của tôi đã phải gắn bó với bình minh. Không tự ý, không lựa chọn. Khi bị đặt trên một con tàu, bị đuổi ra giữa đại dương hoang vắng, đi tới đi lui rồi chờ ngày về bến...
- À, thì ra anh làm nghề biển.

Tôi không giữ được bật lên cười nhưng khi thấy mặt người bạn có vẻ ngơ ngác tôi phải ngừng ngay.
-Gần như thế, nhưng chưa tự tay bắt cá bao giờ, mà chỉ đi xin hoặc mua thôi. Tôi đã là lính hải quân. Và hải quân đã cho tôi cơ hội đặt chân lên nhiều chỗ mới lạ mà có lẽ không bao giờ tự ý tôi muốn đến. Từ đại dương thăm thẳm đến sông ngòi sình lầy hoang vu...
-Tôi hiểu rồi ! Ði biển thì được nhìn bình minh hoài.

- Ðúng, nhưng còn nhiều thứ khác nữa. Ông biết không, sau những buổi tối cô độc vô tận ở giữa trời và nước mênh mông, bình minh báo hiệu ngày sum họp với người thân sắp đến. Sau những đêm tăm tối dài dằng dặc không ngủ đi phục kích và bắn giết ở Năm Căn, Ðồng Tháp Mười, Cửa Cạn, nơi mà chỉ có bẫy rập, sình lầy với muỗi mòng, bình minh là hy vọng mình còn sống sót. Sau những đêm nằm rạp mình tránh đạn pháo kích liên tục nổ dồn trên đầu, bên tai, kinh hoàng và khiếp đảm ở Mộc Hóa, ở Tuyên Nhơn, thấy bình minh đến mới biết mình còn có cơ hội phục hồi. Mắt tôi đã được nhìn, tay tôi đã vuốt ve, miệng tôi đã phải cầu nguyện cho nhiều người. Họ đã cố níu kéo, cố chờ đợi mãi mà vẫn không bao giờ thấy bình minh trở lại thêm một lần nữa.

Tôi nhớ nhất là những lần ở vùng biển ngoài Cửa Cạn Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết, ở vùng đảo nhỏ cạnh Qui Nhơn, Ðà Nẵng và cả Thuận An. Lênh đênh trên chiếc tàu nhỏ thả nhấp nhô theo những lượn sóng. Vừa ngồi chờ sáng. Vừa lẳng lặng làm việc vừa chăm chú quan sát. Bên ngoài con tàu, tất cả chìm đắm trong bóng tối xâu thẳm… Vũ trụ bao la mà mình thì quá nhỏ nhoi yếu đuối... Rồi đột nhiên thấy những thuyền đánh cá từ ngoài khơi tăm tối lũ lượt xuất hiện, kéo nhau trở về bến. Ðèn đuốc của làng nhỏ ở ven biển trơ trọi nghèo nàn chợt bừng sáng lên chào đón. Tối tăm tự nhiên tan biến. Tiếng người cười nói vỡ ra oang oang mừng rỡ. Tiếng trẻ thơ trong trẻo hân hoan cười đùa, gọi nhau vang vọng ra. Và khói lam nấu bếp bắt đầu tỏa lên từ khắp mọi mái nhà.

Tôi đã được chứng kiến sự phục sinh. Sự biến đổi từ địa ngục ra thiên đàng. Sự thua chạy của ma quỷ. Sự khác biệt giữa đêm và ngày. Tôi đã thấy mặt trời mang những ngày mới tinh khôi đi đến. Cùng với hào quang rực rỡ, với lễ lạc, với tiếng ca hát xưng tụng tưng bừng. Người, cảnh và áng sáng hòa hợp như trong buổi đại lễ tín ngưỡng quan trọng. Ðêm thì lẫn lộn, nhập nhằng, tàn ác. Nhưng ngày lại minh bạch, linh động và hiền hòa.

Không thể diễn tả được hết cái sống động của những hình ảnh đó.
Tôi đã hiểu ra được đây mới thực là sự sống. Ðây mới đúng là phép nhiệm mầu, là sự ra đời của đứa trẻ thơ, là bình minh mà tôi chờ đợi, tìm tòi và yêu thương. Con người nhỏ bé đơn sơ ở đây đã hăm hở đón nhận và vinh danh ánh sáng cùng với sự sống. Bình minh này mang đến ý nghĩ ham muốn và tranh đấu. Bình minh này mang cứu rỗi đến cho linh hồn và máu tươi hâm nóng cho cơ thể.

Ngay khi đó hình như nguồn sống mới đã tràn đến, thấm vào, rồi làm cơ thể tôi đổi mới. Tự nhiên tôi không còn có cảm giác lạc lõng, chán chường, thiếu ngủ nữa. Tinh thần và xác thịt biến đổi hoàn toàn sang trạng thái háo hức chờ đợi và sẵn sàng đón tiếp bất cứ biến cố gì sắp xẩy đến.
Không biết tôi có muốn trở lại sống trong những bình minh đó nữa hay không. Nhưng chỉ cần nhớ đến những hình ảnh đó không thôi thì máu nóng lại bừng bừng chẩy.
 
Từ ngày rời bỏ quê hương lưu lạc đến đây, tôi đã trải qua nhiều bình minh khác. Buổi sáng trời vẫn còn tối đã phải leo lên xe buýt. Bình minh đến lúc xe đang chở tôi đến chỗ làm và còn ngái ngủ. Những bình minh này trái ngược hẳn, chỉ mang đến chua xót, bon chen và nuối tiếc.

Chưa có cảnh bình minh nào đẹp, kích thích và cảm động như bình minh ở quê hương nghèo khổ của mình… Tôi quá chủ quan phải không? Tuy nhiên mỗi ngày trôi qua, tuổi chất đống thì ngày mới tinh ở đâu đó đối với tôi cũng là bình minh quý hóa.

 Thêm một ngày mới, thêm những cảm giác và kinh nghiệm lạ cho cuộc đời. Thêm một lần được kiểm chứng và áp dụng lại những kinh nghiệm cũ. Tôi hãnh diện vì còn sống sót cho nên sẽ phải làm thế nào cho những ngày sống mới đầy đủ trọn vẹn hơn. Tôi không ngồi yên chờ đợi nữa mà hân hoan tích cực đón nhận. Vừa để hưởng thụ vừa để làm cho những bình minh chót của cuộc đời phong phú hơn...
 
Mải mê kể lể tôi không biết người bạn đã bỏ đi từ lúc nào. Rời đi không lời thông báo. Ly rượu cạn không còn một giọt. Ông ấy có thể đã nghĩ tôi nếu không say thì điên. Thế nào chăng nữa điều đó không làm tôi bận tâm. Say giữa hoàng hôn mà vẫn tỉnh táo nói chuyện về bình minh. Tôi đang tận hưởng hoàng hôn hiện tại nhưng tinh thần đã háo hức sẵn sàng chờ đón bình minh mới của cuộc đời. Tôi phải cám ơn người bạn đó đã gợi cho tôi cơ hội để nói riêng cho mình tôi nghe, để biết mình muốn gì…
Trích trong một tạp chí Canada.

PHAN XUÂN SINH * CĂN NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ

 

  CĂN NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ
PHAN XUÂN SINH


Anh sống với vợ chừng hơn bốn năm, được hai mặt con thì Miền Nam bị mất. Anh học tập theo diện Sĩ quan cải tạo. Vợ phải ra sức nuôi con, không còn trông vào những đồng lương của anh như lúc trước. Chị chạy ngược chạy xuôi, buôn tảo bán tần để kiếm tiền nuôi con còn thơ dại. Hai đứa con lúc đó còn quá nhỏ, nhưng vì không thể gửi cho ai được, mà bồng bế theo thì rất trở ngại. Thuê người giữ thì không có tiền trả, vì vậy chị cứ để hai đứa nhỏ ở nhà một mình, nhờ mấy bà già hàng xóm thỉnh thoảng qua lại coi chừng giùm. Hàng xóm cũng thương cho hoàn cảnh mẹ cút con côi của chị. Họ chăm sóc hai đứa bé mà không lấy một chút thù lao nào. Thỉnh thoảng hôm nào khấm khá, chị mua biếu mấy bà già đó một ít quà tượng trưng lấy thảo, để đền bù cho công lao chăm sóc hai đứa bé khi chị vắng nhà.

 Một hôm, mấy bà già hàng xóm bồng bế hai đứa nhỏ ra ngoài Ủy Ban Nhân Dân Phường, báo cáo là mẹ hai đứa nhỏ nầy đi đâu ba ngày nay chưa thấy về. Chắc bị bắt vì buôn bán trái phép, nên xin Ủy Ban tìm giùm. Ban Thương Binh Xã Hội của Phường nhận lãnh hai đứa nhỏ để nuôi đỡ vài hôm, vì nghĩ rằng thế nào mẹ chúng nó vài ngày sau cũng sẽ trở về.
 
Lúc đó họ sẽ bắt chị làm giấy cam đoan, không bỏ bê con cái bừa bãi v.v…để ép chị vào khuôn khổ của xã hội, đúng với đường lối của nhà nước Cách mạng. Bà Trưởng Ban Xã Hội nghiến răng, hăm he thế nào cũng cho chị một bài học nên thân. Bà phải bắt chị ra Phường học tập, giảng giải cho chị hiểu thông suốt đường lối của nhà nước, trách nhiệm đối với gia đình con cái. Bà đã chuẩn bị một hơi dài những điều phải nhồi nhét vào đầu chị.


Gần một tháng, chị vẫn biệt vô âm tín. Lúc đó không những Ban Xã Hội Phường, mà Bí Thư, Chủ Tịch, Nhân viên của Phường bấn lên. Ðã gọi điện thoại cho Công An Thành Phố, các Công An của các Quận, Huyện Nội Ngoại Thành, xem thử chị có bị giữ nơi đâu để họ can thiệp cho chị trở về để nuôi con. Tất cả đều không tìm thấy manh mối của chị. Hai đứa nhỏ từ khi ra Phường ở, được cho ăn uống đủ thứ nên chúng hay đau bụng, ỉa giải lung tung. Gây nhiều phiền hà cho mọi người. Văn phòng của Ủy Ban Phường biến thành một nhà giữ trẻ. Tất cả mọi người chỉ chăm chú vào hai đứa nhỏ. Nhân viên đều trở thành những người bảo mẫu tốt.

Không tìm ra được chị. Không biết chị đang ở đâu hay chết mất xác rồi. Bây giờ họ quay qua tìm kiếm anh tại các trại cải tạo. Họ nghĩ, anh dễ tìm hơn, anh đang bị nhà nước quản lý, vì hoàn cảnh cấp bách có thể xin anh về để nuôi con. Lần đầu họ nghĩ chỉ cần đưa tên anh lên Ban Quân Sự Quận, rồi Quận chuyển lên Thành Phố, rồi Thành Phố chuyển lên Quân Khu 7. Thế nào cũng tìm ra được anh nhanh chóng, rồi thả ra cho về. Chuyện cũng đơn giản, không có gì nhiêu khê. Yên tâm ngồi chờ, ngày nầy qua ngày nọ vẫn vô hiệu quả. Không biết lá đơn đi chỗ nào. Bà Trưởng Ban Thương Binh Xã Hội, bực mình làm một tờ đơn thống thiết, Chủ Tịch Phường ký tên, Bí Thư chứng nhận. Chính đích thân bà thân chinh mang đơn đi, xin thả anh ra, để về nuôi con.


Trạm khởi đầu của bà tới là Quận. Bà ngồi chờ để được Chủ Tịch Quận chứng nhận trong đơn. Chủ Tịch bận tiếp khách. Bà chờ dài cổ. Khi có chữ ký thì xế trưa, bà phải đạp xe về nhà ăn cơm, nghỉ trưa rồi chiều tính tiếp. Chiều bà đạp xe ra Thành Phố. Ủy Ban đang hội họp không tiếp khách. Bà lại đạp xe trở về. Và cứ thế xin được mấy chữ ký theo hệ thống từ dưới lên trên mất vài ngày. Bà đến Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7 (Lúc nầy đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu cũ). Bà đưa đơn cho người lính gác cửa, và yêu cầu xin được gặp Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Khu. Người lính đọc đơn xong nhìn bà nói : “Chuyện cỏn con ai giải quyết cũng được, cần gì tới Tư Lệnh”.

Bà trố mắt, nói móc : “Thế chú có giải quyết được không ?”

Người lính trả lời : “Dĩ nhiên không phải tôi, tôi đang gác. Tôi chỉ cho bà nơi giải quyết”

“Thì cứ chỉ đi, tôi tới đó ngay.”

Người lính gác dơ tay chỉ cho bà phòng tiếp khách, vào đó có người lo mọi chuyện. Bà đưa tay quẹt mồ hôi, leo lên xe đạp. Miệng lầm bầm : “Dóc tổ, thứ gác cổng mà đòi giải quyết chuyện đại sự”.

Bà khóa xe cẩn thận, bước vào bên trong, đến chỗ nhận đơn trình bày lý do. Người nhận đơn bảo bà ngồi chờ. Một lúc sau có người ra mời bà vào phòng. Ông Trưởng phòng tiếp tân, báo cho bà biết đây không phải là nơi giải quyết chuyện Cải tạo viên. Ông chỉ bà đến phòng khác. Không biết ông chỉ dẫn thế nào, mà bà đạp xe lòng vòng cả buổi trong Bộ Tổng Tham Mưu cũ, vẫn không tìm được chỗ giải quyết. Sau đó bà nhờ một anh Bộ đội chỉ giùm. Ðơn của bà được chấp thuận, và họ hẹn tuần sau bà tới đây lại sẽ cho biết kết quả.
 
 Ðúng ngày hẹn bà tới, họ đưa cho bà giấy giới thiệu đến Trảng Lớn Tây Ninh gặp Ban Quản Giáo Trại để xin giải quyết. Ngày hôm sau bà lại đón xe đò đi Trảng Lớn. Bà trình bày mọi chuyện với người phụ trách, kèm theo lá đơn có đóng dấu của nhiều cơ quan liên hệ. Cộng với những lời kính chuyển, mong giúp đỡ tận tình. Trưởng Ban Quản Giáo báo cho bà biết là nơi đây chỉ có quyền giam giữ, chứ không có quyền thả người. Bà phải trở lại Quân Khu 7 để xin giấy thả. Ðến đây thì bà đã đuối sức, mới biết chuyện nầy không đơn giản, nhiêu khê quá chừng. Bà không còn kiên nhẫn nhịn nhục được nữa rồi. Bà nói thẳng với ông Trưởng Phòng : “Ðồng Chí ơi, tôi cũng là Cán bộ, mà các ông hành tôi đi cả tháng nay như vậy. Huống chi dân chúng khổ biết chừng nào.”

“Tôi chỉ làm theo mệnh lệnh, bà thông cảm cho tôi. Tôi cũng muốn thả hết họ về cho rồi, nhốt đây làm chi thêm cực. Bà phải gặp cho được Tư Lệnh hoặc Phó Tư Lệnh, đừng để cho tụi nó chỉ bậy bạ, chạy lòng vòng thêm mệt. Chỉ có hai ông nầy giải quyết mới được.”

Kết quả thì bà kiên nhẫn cũng xin được cho anh ra khỏi trại cải tạo. Trảng Lớn, Quân Khu 7 đi đi lại lại nhiều lần, dĩ nhiên không kể thời gian phải chầu chực. Ðôi lúc bà cũng nãn lòng vì cung cách làm việc quan liêu, thế nhưng nếu bỏ cuộc thì mấy đứa nhỏ tính sao. Phường không có ngân khoản chi tiêu cho vụ nầy. Thôi thì ráng làm cho trót.

Anh mặc bộ áo quần bằng bao cát, trên tay cần bao Ny-lon đựng vài vật dụng cá nhân. Tài sản của anh khi xuất trại vỏn vẹn có bấy nhiêu. Hành khách trên xe đò biết anh là dân cải tạo mới ra, nên nhiều người dúi vào tay anh một ít tiền, đồ ăn… anh tự nhiên xúc động. Ngồi trên xe đò, bà kể rõ mọi sự đã xẩy ra của gia đình cho anh biết. Anh chỉ ngồi ôm mặt khóc, phần thương con, phần không biết bây giờ vợ ở đâu. Anh làm sao nuôi hai đứa con còn thơ dại, làm gì bây giờ để sống. Gần xuống xe đò, người tài xế nói vọng ra phía sau : “Lấy tiền bà cán bộ. Còn anh cải tạo mới về, đừng lấy tiền ảnh”. Mấy người ngồi trên xe cười ồ, cái cách phân biệt rất tự nhiên của anh tài xế. Về đến Ủy Ban Nhân Dân Phường, anh nhìn thấy hai đứa con đang chơi ngoài sân thật vô tư. Anh lại ôm con khóc nức nở. Mấy người đi ngoài đường nhìn thấy, họ cũng mủi lòng.

Anh bồng bế con về nhà cũ. Bước vào buồng ngủ anh nhìn thấy vợ và người đàn ông lạ đang nằm ngủ mê man. Cơn ghen tức nổi lên, anh không còn biết mình là dân cải tạo mới thả ra. Anh bỏ con xuống sàn nhà, nhào lại túm đầu chị đánh đá túi bụi. Người đàn ông thức giấc, ngồi dậy xô anh ngã ra sau. Hàng xóm chạy lại bênh anh, cũng nhào vô đánh chị và người tình của chị, miệng họ la lớn : “Ðánh chết gian phu, dâm phụ. Ðánh chết thứ bỏ bê con cái theo trai”. Sau một hồi ấu đả, mặt mày chị và người tình nhân sưng húp. Công an khu vực chạy lại can thiệp, dẫn tất cả ra Phường.

Công an Phường đã biết chị bỏ con cái đi mấy tháng nay, nên họ cũng bực mình. Người công an khu vực hỏi chị : “Chị về lúc nào ? Mấy tháng nay chị đi đâu ?”

Chị trả lời : “Mới về khuya nay. Ði ra Hải Phòng buôn bán”.

“Chị có biết, chị bỏ bê con cái đói khát không ?”

“Biết, mà ở nhà với con lấy gì ăn, cũng chết vậy.”

“Nhưng chị phải có trách nhiệm với con cái chứ ? Nếu không có chúng tôi, con chị chết lâu rồi.”

Chị cúi mặt, trả lời : “Cám ơn các anh.”

Người công an, hỏi chị về anh kia. Chị trả lời mà không chút sượng sùng : “Anh đó là bồ của tôi. Ảnh là cán bộ, giúp tôi làm ăn.”

“Còn chồng chị đây thì sao ?”

“Ổng về rồi thì nuôi con, cả năm nay tôi khổ quá. Tôi giao lại nhà cửa, con cái cho ổng lo. Tôi đi ra không lấy thứ gì hết.”

“Thế chị không thương con sao ?”

“Dĩ nhiên là có. Nhưng người tình không thể bỏ được.”

Thế là bắt đầu từ đó, chị chia tay với anh. Không chút bận bịu, vương vấn gì cả.

Cái cảnh gà trống nuôi con của anh thật tội nghiệp. Anh cũng tái diễn màn nhờ vã hàng xóm như chị trước đây. Mấy bà già nói đùa : “Chớ dại bỏ con đi biệt tích như con vợ mầy. Nó thì được, còn mầy lạng quạng là vô trại cải tạo lại ngay.”

Anh cười, nói đùa lại : “Ðây cũng hơn gì cải tạo đâu.”

Bạn bè giúp đỡ, anh có một số vốn nho nhỏ mở quán cà phê. Che cái lều gần nhà, công an cũng thông cảm làm ngơ. Vì có thể vừa trông con, vừa buôn bán. Không phải nhờ vã mãi hàng xóm được. Anh đặt tên Quán là “Cà phê Năm Râu”. Từ khi cải tạo về, buồn tình anh để râu ria mọc um tùm trên mặt, chẳng thèm cạo. Những người chung quanh gọi anh bằng cái tên theo thứ tự gia đình, cộng thêm ít râu trên mặt. Người Miền Nam hay gọi tên theo vóc dáng, Tư Mập, Hai Lùn v.v… nên gọi anh cũng vậy.

Quán bán lai rai cũng đủ sống qua ngày. Một hôm, ông Trưởng Phòng Thông Tin Văn Hóa Quận đi ngang qua, nhìn thấy tên quán. Ông lập tức về viết giấy mời, bắt anh phải có mặt, lý do cho biết sau. Anh vội vàng gửi con, nhờ bà hàng xóm trông coi giùm quán cà phê. Anh đạp xe lên văn phòng Thông Tin Văn Hóa, cầm tờ giấy mời vào đưa cho cô thư ký tiếp khách. Một giờ sau đó, cô ra mời anh vào phòng ông Trưởng Phòng.

Ông hỏi anh : “Anh là chủ quán Cà Phê Năm Râu phải không ?”

“Dạ thưa, phải”

“Anh có giấy phép mở quán không ?”

Anh ú ớ : “Dạ thưa không có, tôi chỉ xin phép Phường. Hơn nữa quán lẹp xẹp, người ta bảo không cần phải tới Quận.”

“Ngày mai anh về đóng cửa ngay. Lý do là tên cửa hiệu, không phù hợp văn hóa. Cái tên Năm Râu, nghe rất xấc xược và thiếu văn hóa hết sức. Thế mà anh trương nó lên cho mọi người trông thấy. Tướng râu ria của anh, đã thiếu văn hóa rồi. Anh lại bắt mọi người chú ý cái chuyện bê bối của anh hay sao ?”

" Dạ thưa Bác Hồ cũng có râu.”

“A, anh dám cả gan so sánh với Bác à. Anh thật to gan. Râu của Bác đẹp, phong nhả như thần tiên. Nhìn kìa, râu của anh như một đống rác, gắn lên mặt. Ðúng, anh là thứ thiếu văn hóa, phải cho anh một bài học mới được.”

Ông Trưởng Phòng chậm rãi rút điếu thuốc, châm lửa, rít một hơi dài. Lấy giọng, rồi cho anh một bài học về văn hóa tràng giang. Sống phải đúng văn hóa để hòa đồng với xã hội mới. Ông thao thao bất tuyệt, rồi cuối cùng ông lên giọng : “Anh về thực hiện điều tôi nói, tôi chỉ thị về phường theo dõi anh.”

“Dạ thưa đồng chí, tôi về hạ bảng ngay.”

“Không những hạ bảng mà đóng cửa luôn. Thấy mặt anh để mọi người ngứa mắt sao ? Mặt mày anh dơ dáy như vậy, thì làm sao anh đảm bảo giữ vệ sinh được.”

Pháp luật và mệnh lệnh của nhà nước, được tùy tiện xử dụng. Người ta xét xử theo tùy hứng, tình cảm cá nhân. Pháp lý không có chỗ đứng ở đây. Nạn nhân là những kẻ thấp cổ bé họng, không kêu ca với ai được. Làm gì có sự công bình, khi mà đất nước được điều khiển bằng quyền lực.

Thế là quán bán cà phê Năm Râu của anh dẹp tiệm, số vốn bạn bè giúp đỡ kể như đi đời. Ngày đầu, anh chở con đi xem tình hình có thể buôn bán được gì không. Anh đi từ xa cảng Miền Tây, vòng quanh các chợ búa Sài Gòn, Gia Ðịnh. Làm gì cũng phải cần vốn liếng, mà anh thì đào đâu ra tiền. Chán nãn, anh về nhà nằm nghĩ cách nào để sống cho qua ngày.

Chiều, anh ra ngoài chợ Thanh Ða mua kí gạo, để nấu cho cha con ăn. Anh thấy một người đi xe đạp, chở tới một bao cát gạo bỏ mối. Anh mon men tới hỏi thăm. Người nầy nhìn anh một hồi, rồi nói nhỏ : ” Có phải thầy tên Bình không ?”

Anh giật thót người : “Ðúng, tôi là Bình. Tôi làm cu-li chứ có thầy ba chi anh. Làm sao anh biết tôi ?”

“Hồi trước cùng đơn vị với Thầy. Binh nhứt Cẩm.”

Anh nhìn anh Cẩm một hồi lâu, mới nhớ ra. Cẩm lúc đó mang đại liên cho đại đội của anh. Cẩm mời anh sang quán rượu bên cạnh, hai người làm vài xị rượu đế. Anh kể hoàn cảnh của mình hiện tại cho Cẩm nghe. Cẩm cũng nghèo rớt mồng tơi, nhưng còn xoay xở được. Anh thì hoàn toàn bế tắc. Cẩm thấy thương hại cho cha con anh, nên cho anh mượn một ít tiền chỉ cách đi Long An buôn gạo. Cách buôn nầy cũng năm ăn năm thua. Xui xẻo bị Quản Lý Thị Trường, hay Thuế Vụ bắt thì coi như đứt vốn. Còn may mắn trơn trụt thì lãi gấp rưởi. Anh mừng hết lớn, không ngờ mình cũng còn quý nhân giúp đỡ.

Anh lại gửi con cho hàng xóm, bốn giờ sáng thức dậy đạp xe đi Long An với Cẩm. Mỗi ngày anh mua hai giạ gạo, về bỏ mối cho các hàng bán gạo tại các chợ nhỏ. Anh đạp xe luồng lách để tránh các trạm kiểm soát dọc đường. Về tới Sài Gòn, anh tìm các đường hẻm để đi. Vài tháng như vậy trót lọt. Anh và các con được ăn uống tử tế, mỗi ngày có quà biếu xén mấy bà hàng xóm giữ con, tối làm một xị đế cho giản gân cốt.

Thấy làm ăn cũng được, anh và Cẩm dành dụm mua được mỗi người một chiếc xe Gobel chạy dầu. Xe nầy tiếng nổ nghe nhức tai, khói ra còn hơn tàu lửa. Có một điều là khỏi phải còm lưng đạp, lại chở gạo tương đối nhiều. Ngày đầu tiên ra quân, chạy về tới xa cảng Miền Tây. Hai người chia hai ngã, anh vừa quẹo vào một ngõ hẽm, nhìn lại phía sau thì thấy một đoàn quân Quản Lý Thị Trường chạy Honda theo. Một người chạy lên đầu xe anh chận lại. Thế là, anh bị đưa về văn phòng lập biên bản tịch thu số gạo.

Khi anh bước vào phòng, anh lỡ đụng tay vào bình nước trà để trên bàn, bị đổ. Nước chảy ra ướt giấy tờ, cán bộ lập biên bản thấy gai mắt rồi. Nên họ quyết tịch thu gạo, rồi tống cổ anh ra ngoài cho mau. Khi hỏi đến tên họ, anh khai tên là Ðỗ Bình. Người cán bộ mặt đỏ lên, tưởng anh chọc tức mình, chỉ vào mặt anh :

“Ðây là cơ quan, không phải chỗ chơi để anh đùa giởn. Anh vừa đổ bình nước của tôi, tôi chưa hỏi tội. Bây giờ hỏi tên anh nói là đổ bình. Anh muốn gì đây ?”

“Thưa ông, tôi đúng tên là Ðỗ Bình. Ðây giấy tờ của tôi.”

Ông coi giấy tờ, nói : “Trong giấy là Ðỗ Binh, tại sao anh nói là Bình ?”

“Quả thật tôi là Ðỗ Bình, người làm giấy tờ ra trại quên thêm dấu huyền.”

“Tôi không cần biết điều đó. Tôi cảm thấy từ khi bước vào đây, anh có thái độ bất mãn chúng tôi. Anh mới đi học tập trở về, mà không chấp hành pháp luật nhà nước, chưa thông suốt đường lối Cách mạng. Quen thói mánh mung, buôn bán chụp giựt. Tôi đề nghị với công an nơi anh cư ngụ, gửi anh trở lại trại cải tạo.”

Ðến đây thì anh bực mình, nói giọng cà xốc : “Tôi đâu muốn về, nhà nước bắt tôi về để nuôi con. Bây giờ ông muốn đưa tôi đi đâu cũng được, con tôi giao cho Phường nuôi lại.”

“À, anh thách thức tôi. Ðể rồi anh coi.”

Nửa giờ sau, xe công an Quận 11 đến chở anh về giam. Nằm trong phòng giam đến hai ngày, không ai hỏi han gì cả. Anh nóng ruột, chắc hai con anh ở nhà mấy ngày nay đói khát. Không biết mấy bà hàng xóm cho chúng nó ăn uống giùm không. Ðang nghĩ vơ vẫn, thì công an gọi lên phòng làm việc. Họ đưa cho anh vài tờ giấy bắt làm tờ kiểm điểm.

Anh ngồi húy hoáy viết, kể chuyện học tập được phường bảo lãnh về. Không tìm được việc làm, nên đi buôn gạo để kiếm tiền nuôi con. Tuyệt nhiên anh không viết về ăn năn hối hận gì cả. Anh nghĩ thế nào cũng bị hạch họe lung tung, bị giảng giải hăm dọa trước khi cho về. Không ngờ, ngồi một hồi, anh công an dẫn anh ra chỗ dựng chiếc xe Gobel, trên yên còn nguyên hai bịch gạo. Anh công an vừa đi vừa nói : “Anh buôn lậu mà đi xe tiếng nổ lớn gây ồn ào, khói tỏa mù mịt. Gây chú ý. Nên chúng nó bắt anh đúng thôi. Lần sau làm ơn đi xe đạp giùm cho.”

Anh “dạ”. Rồi nhận tờ giấy thả. Leo lên xe chạy về nhà. Con cái được hàng xóm đem ra Phường giao, tự nhiên Phường phải có bổn phận tìm ra anh ở đâu. Anh nghĩ trong bụng chắc công an phường, hay quận can thiệp cho anh về. Anh ra nhận con, chủ tịch Phường gọi vào hỏi : “Gạo anh nhận lại đủ không ?”, rồi ông vừa nói đùa vừa nói thật : “Chúng tôi nhờ Công an quận can thiệp, thả ngay anh ra. Con anh đói gần chết.” Ôm con vào lòng, bây giờ anh mới thấm thía và đau xót. Vì sự sống còn của gia đình, anh đem các con ra để làm trò tung hứng, mặc cả.

Thế là những ngày sau, khi chở gạo về Thành phố anh không phải dọt vô đường hẽm. Cứ đường chính chạy bon bon, mà chẳng cần tránh né. Thuế vụ, Quản Lý Thị Trường, Công An sau nầy đều nhẵn mặt anh. Anh nói với mấy bà hàng xóm, nếu không thấy anh về là cứ mang con ra ngoài Phường giao. Tự động Phường sẽ tìm anh ra ngay, không cần chi phải lo. Thời buổi đó, mọi gia đình đều ăn bo bo, gạo quý lắm. Nên chở được từ miền Tây về trót lọt, thì lãi tương đối khá. Sau nầy anh thấy gạo chở nhiều mà tiền lãi không bao nhiêu, nghe lời mấy bà bán thịt, anh đi Long An mua thịt heo về bán.

Anh bắt đầu nhập vào chuyện buôn lậu thịt, anh cũng dạo một vòng các chợ để biết mối lái, giá cả. Trước khi bắt tay vào việc nầy. Anh lắng nghe các chuyện cười ra nước mắt, bằng đủ các trò để đưa được thịt vào Thành phố. Có bà quấn thịt dưới hai ống chân, mặt quần đen ống rộng phủ bên ngoài. Có bà độn thịt ở bụng giả làm người mang bầu. Xe cứu thương hụ còi inh ỏi, không có người bị cấp cứu, chỉ toàn chở lậu thịt v.v…Thành phố Sài Gòn lúc ấy thiếu thốn đủ mọi thứ, tất cả mọi người chỉ còn lo lắng cho cái ăn. Dân chúng mỗi tháng chỉ được mua 100gr thịt cho một người theo giá chính thức. Muốn ăn thêm phải mua giá chợ đen.

Lương bổng của công nhân viên chức, mỗi tháng chỉ đủ tiền mua được một con gà, họ phải chật vật chạy mánh mung ngược xuôi để nuôi gia đình. Người dân trong nước đều ở trong tình trạng phạm tội, từ cán bộ cấp nhỏ cho tới dân chúng mang một tâm trạng sợ sệt.

Anh rời khỏi nhà lúc 2 giờ sáng. Ðến lò xẻ thịt tại thị xã Tân An, lấy xong rồi quay về ngay. Sợ nắng lên, sẽ làm cho thịt bị hôi. Cứ thế, ngày nầy qua ngày khác anh vẫn đều đặn công việc làm ăn của mình. Ban ngày ở nhà chơi với con, hoặc chở con đi thăm bà con bạn bè.

Một hôm, anh mang các con vào chợ Bà Chiểu lấy tiền thịt bỏ mối, và luôn tiện cho chúng ăn uống. Cha con vừa ngồi xuống hàng bán cháo, thì thấy vợ anh đang đi lại. Chị ăn mặc rất sang trọng. Các con trông thấy mẹ gọi ríu rít, chị quay lại chạy tới ôm chúng vào lòng, quên đi mình bây giờ, quên đi sự dòm ngó của người khác chung quanh. Nước mắt chị chảy ra, nghẹn ngào không nói gì được. Anh thì cúi đầu lặng lẽ. Ðây là cái lúc đối diện thật oan nghiệt cho anh, cho chị. Tự nhiên anh thấy lòng mình chùng xuống.

Những điều hận chị trước đây bỗng dưng bay đâu mất, anh cảm thấy thương chị. Ðúng ra vì oán hờn chị, anh không cho chị lại gần các con. Nhưng không biết vì sao anh không thể làm điều đó được, các con anh cũng cần có tình thương của mẹ. Ðôi mắt của chúng mở lớn sung sướng, vì được mẹ tới ôm hôn. Anh không thể ích kỷ, bắt các con thèm khát những cái mà anh không thể nào tìm ra được cho chúng. Anh vừa thấy xót xa, vừa thấy bằng lòng với sự yên lặng của mình.

Chân đã bước quá xa, không thể nào quay lại được. Lầm lỡ nào cũng gây cho mình một cảm giác đau đớn. Trong lúc thừa mứa vật chất, bây giờ chị lại thèm khát một mái gia đình. Chị đã đánh vở mất những báu vật linh thiên của cuộc sống. Chồng con chị ngồi đó, mà chị không dám nhìn. Lâu ngày gặp lại, đúng ra phải mừng, nhưng chị lại khóc. Ðời sống họ tả tơi, tan tác, chị không giúp đỡ được. Mà chị có giúp thì họ cũng không thể ngửa tay ra nhận. Cái nghèo của họ thật đáng quý, đáng trân trọng.

Anh chở con về nhà, dỗ cho chúng ngủ. Anh đến ngồi bên cửa sổ, hình ảnh chị ôm các con lại hiện ra lung linh. Trông chị bây giờ đẹp thật, da thịt mát rượi, đời sống sung túc đã thay đổi hẳn con người. Còn cha con anh, trông thật thê thảm, quần áo xốc xếch, ốm đói. Căn nhà trống vắng quá, đang thiếu một cái gí đó để khỏa lấp. Thiếu một bàn tay chăm sóc, thiếu một tiếng nói dịu dàng, để sưởi ấm lại gia đình. Gần cả năm nay vì phải lo chạy từng miếng ăn, phải lo cho đời sống các con, chăm sóc chúng, anh không còn nghĩ gì khác hơn. Bây giờ mọi thứ tạm ổn, mọi sinh hoạt vẫn đều đặn. Phải có một người đàn bà trong gia đình. Vâng, anh thầm nhủ như vậy.


Phan Xuân Sinh 

SƠN TRUNG * CÁO HỌC PHÁP THUẬT

CÁO HỌC PHÁP THUẬT

Một con Cáo Trắng đến gặp Thần Rừng để xin được ban cho ít phép thuật. Thần Rừng chấp nhận, với điều kiện, Cáo phải thực hiện được ba điều: Thứ nhất là lấy được viên ngọc lưu ly trong miệng rắn, thứ hai là phải đậu vào trường đại học “Bách thú khoa” và thứ ba là phải làm giám đốc một công ty quốc doanh nào đấy.
Đầu tiên, Cáo Trắng cho đàn em là nhím mang đến tặng rắn món nhái khô vốn là món khoái khẩu của rắn nhưng đã quá “đát” ba tháng. Rắn bị ngộ độc thực phẩm phải đi bệnh viện. Sau đó, thỏ “bắt tay” với bác sĩ gấu kê cho rắn một loạt toa thuốc ngoại nhập. Giá thuốc cao và viện phí quá đắt mà nhà rắn lại nghèo không trả nổi tiền thuốc nên phải đem ngọc đến chỗ thỏ cầm cố.

Sau đó, Cáo đến gặp Sói là trùm tổ chức đường dây thi hộ, bỏ ra một số tiền lớn để Sói làm bằng tốt nghiệp giả, giấy chứng minh nhân dân giả cho mèo rừng thông thái đi thi hộ. Kết quả là Cáo đậu thủ khoa.


Nhờ có ô dù và tấm bằng đại học loại xịn, Cáo xin vào làm ở công ty cổ phần Cổ Cò và được bổ nhiệm làm phó phòng. Về đây Cáo không bỏ qua cơ hội nào để lấy lòng sếp. Từ sinh nhật thủ trưởng đến sinh nhật vợ thủ trưởng, từ đám cưới con thủ trưởng đến mừng thọ mẹ thủ trưởng, từ mừng tân gia, mừng năm mới đến mừng xe mới… tất cả đều được Cáo mừng bằng phong bì dầy cui.

Đó là chưa kể mời thủ trưởng đi khách sạn nhà hàng và… em út. Không chỉ đánh vào mặt tiền, Cáo còn đánh vào mặt hậu là… vợ thủ trưởng. Thỏ thường bảo vợ mình đến rủ vợ thủ trưởng đi shop, đi siêu thị, du lịch… Nhờ vậy mà chẳng bao lâu thỏ nhảy từ phó phòng lên trưởng phòng, phó giám đốc rồi… giám đốc!

Sau đó, Cáo Trắng đến chỗ thần rừng và kể cho thần nghe mình đã hoàn thành ba điều kiện như thế nào. Nghe xong thần lắc đầu thở dài nói:
- “Phép thuật”của nhà ngươi đã lợi hại hơn ta rồi, làm sao ta có thể dạy ngươi được. Để mai ta tâu với Ngọc Hoàng cho ngươi làm thần ở đây, còn ta “lạc hậu” quá rồi, không thể phục vụ tốt triều đình nữa, ta phải về vườn thôi.

THƠ HOÀNG CẦM



EM BÉ LÊN SÁU


Mỗi chính sách của Đảng
Là một tia nắng hồng
Nắng vương mây sám lạnh
Cỏ hoa còn ngóng trông
Ước có nhiều trận gió
Thổi sạch quang vòm trời
Cho tia nắng nhảy múa
Vui hát thực trên đời



I
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố: cường hào nợ máu
Mẹ bỏ con lay lắt
Đi tuột vào trong Nam

Từ khi lọt lòng mẹ
Ăn sữa, ngủ giường êm
Áo hoa lót áo mềm
Nào biết mình sung sướng

Ngọn sóng đang trào lên
Ai nghĩ thân bèo bọt
Nhưng người với con người
Vẫn sẵn lòng thương xót


Có cụ già đói khổ
Lập cập đi mò cua;
Bố mẹ nó không còn
Đứa trẻ nay gầy còm
Bỗng thương tình côi cút
Cụ nhường cho miếng cơm

Chân tay như cái que
Bụng phình lại ngẳng cổ
Mắt tròn đỏ hoe hoe
Đo nhìn đời bỡ ngỡ:
"Lạy bà xin bát cháo
Cháu miếng cơm, thầy ơi!"

II
Có một chị cán bộ
Đang phát động thôn ngoài
Chợt nhìn ra phía ngõ
Nghe tiếng kêu lạc loài.

Chị rùng mình nhớ lại
Năm đói kém từ lâu
Chị mới năm tuổi đầu
Liếm lá khoai giữa chợ

Chạy vùng ra phía ngõ
Dắt em bé vào nhà
Nắm cơm dành chiều qua
Bẻ cho em một nửa.

Chị bần cố nông cốt cán
Ứa nước mắt quay đi:
-- "Nó là con địa chủ
Bé bỏng đã biết gì
Hôm em cho bát cháo
Chịu ba ngày hỏi truy"


Chị đội bỗng lùi lại
Nhìn đưá bé mồ côi
Cố tìm vết thù địch
Chỉ thấy một con người

Em bé đã ăn no
Nằm lăn ra đất ngủ
Chị nghĩ: "sau lấy chồng
Sinh con hồng bụ sữa".

III
Chị phải đình công tác
Vì câu chuyện trên kia
Buồng tối lạnh đêm khuya
Thắp đèn lên kiểm thảo

Do cái lưỡi không xương
Nên nhiều đường lắt léo
Do con mắt bé tẻo
Chẳng nhìn xa chân trời
Do bộ óc chây lười
Chỉ một màu sắt rỉ,
Đã lâu năm ngủ kỹ
Trên trang sách im lìm
Do mấy con người máy
Đầy gân thiếu trái tim

Nào "liên quan phản động"
"Mất cảnh giác lập trường"
Mấy đêm khóc ròng rã
Ngọn đèn soi tù mù
Lòng vặn lòng câu hỏi:
"Sao thương con kẻ thù ?
Giá ghét được đứa bé
Lòng thảnh thơi bao nhiêu!
Nhưng bụng nó lúc đói
Giống bụng ta khi nghèo"
Em bé đến ngoài cửa
Thành quen xin miếng cơm
Nhịn cho em một nửa
Chị đưa qua khe tường

Ngồi viết lên từng chữ
Sáng tình yêu con người
Ngoài kia sông núi mở
Thao thao đến chân trời

IV
Có đồng chí cấp trên
Lật từng trang kiểm thảo
Nước mắt mấy giọt liền
Rơi trên tờ báo cáo :
- "Có bầu trời nhân đạo
Còn vương vất bóng đêm
Đồng chí đã thắp đèn
Dòng mực vắt như sữa
Nhức căng hai đầu vú
Nuôi ngày mai lớn lên"
Em bé lên sáu tuổi
Được chăm nuôi lớn dần
Đã tung tăng cặp sách
Cùng trẻ em nông dân
Bướm bay quanh mắt sáng
Cỏ xanh rờn chân em
Cỏ đang lấp bùn đen
Của nghìn năm tội ác

Chị đội thăm trường học
Cờ lên, em đứng chào
Mắt sáng như hôm nào
Được miếng cơm của chị.

(6/1995)
Tập thơ Những bài thơ lẻ


LÁ DIÊU BÔNG

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ



Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn


Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!

VŨ MÃO * TRẦN ĐỘ

Thư ông Vũ Mão về đám tang Trần Độ

Vũ Mão
Tháng 7 năm 2007 này, vừa đúng năm năm lễ tang ông Trần Độ. Hôm nay tôi viết lại đôi dòng về một khía cạnh đã diễn ra ngày ấy. Tôi là người được Tổ chức phân công đọc Điếu văn vì tôi là Trưởng ban Lễ tang. Còn việc vì sao phân công tôi làm Trưởng ban Lễ tang sẽ được trình bày vào một dịp khác.

Điếu văn đọc tại Lễ tang Ông Trần Độ được phân công chuẩn bị khá công phu. Sau đó, có tham khảo ý kiến của gia quyến. Gia quyến đề nghị bỏ đoạn nói về thiếu sót, khuyết điểm của ông Trần Độ. Bộ phận soạn thảo cũng muốn vậy nhưng không được cấp trên chấp nhận, vì lập luận rằng, phải công bằng và khách quan giữa cống hiến và khuyết điểm. Bản Dự thảo mới, tuy vẫn nói tới thiếu sót nhưng đã được giảm nhẹ và thu gọn lại. Đã có một cuộc họp nhanh, nói cho chính xác là có cuộc hội ý ngay sau phiên họp buổi chiều của Quốc hội. Các ý kiến phát biểu sôi nổi và vẫn giữ ý kiến như cũ, tức là phải nói cả công lao và thiếu sót. Cuối cùng, các đồng chí dự Hội nghị đã vui vẻ dặn tôi: Khi đọc Điếu văn, đoạn nói về những đóng góp của ông Trần Độ thì đọc to; còn về thiếu sót, khuyết điểm thì đọc nhỏ thôi.

Mọi người đều biết tôi không muốn nhận sự phân công này, đặc biệt trong Điếu văn lại phải đọc cả thiếu sót khuyết điểm của người quá cố là điều tối kỵ, chưa ai làm thế bao giờ, nên tôi càng không đồng tình.
Tuy nhiên, tôi không có cách nào khác là chấp hành sự phân công của Tổ chức và tôi đã thực hiện nghiêm chỉnh.

Tại Lễ truy điệu, tôi đọc Điếu văn. Trong lời đọc của mình, khi nói về công lao, thành tích, cống hiến của ông Trần Độ đối với Cách mạng, đối với Tổ quốc và Nhân dân thì tôi đọc to và rõ ràng, hào hùng đầy khí thế. Tôi xúc động thực sự từ đáy lòng mình. Khi đọc đến thiếu sót tôi đọc rất nhỏ, thực chất chỉ mấp máy môi để không ai nghe thấy gì cả. Trong trường hợp này, có thể nói: “Tôi là một Nghị sĩ đã đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc trong diễn đạt và biểu cảm”.

Tôi tự ví von, mình là một Nghị sĩ đóng vai một Nghệ sĩ xuất sắc, âu cũng là sự hài hước để giảm nhẹ bớt nỗi đau của riêng mình. Thế mới biết, dù có dùng bất cứ một thứ nghệ thuật nào và trình độ diễn đạt có siêu đẳng đến mấy cũng không thể thay thế cái công bằng của sự thật, tình nhân ái của con người.
Hội trường Ba Đình, ngày 1/8/2007
1235019_546775972082844_1293673618_n.jpg
Nguồn: Tư liệu của Nhà văn Võ Bá Cường (Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
* * *

Trần Quang Vinh: Bức thư của anh Vũ Mão

"Trong cuốn sách 'Nhớ nhà văn Trần Độ', có đăng bài 'Bài ca tặng anh Trần Độ' của anh Vũ Mão – lúc đó nguyên là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Bài viết lấy từ một bức thư của anh Vũ Mão viết và gửi cho ông Trần Độ ngày 17 tháng 2 năm 1993 và được gia đình gìn giữ như một kỷ vật thiêng liêng".
1458637_546775432082898_274941577_n.jpg

NGUYỄN QUANG LẬP * ANH CU ĐOM

24-11-2013


Chuyện tình anh cu Đom

Nguyễn Quang Lập
 Thuở bé mình mới biết có người tên xấu như anh Đom. Mình hỏi anh, nói răng anh tên Đom. Anh kể nhà anh đã có 5 con trai, ba mạ anh ráng đẻ thêm một đứa nữa, hy vọng con gái. Ngày mạ anh có chửa, chả biết mấy cô y tá hộ sinh ở trạm xá khám xét thế nào, khẳng định là con gái. Ba mạ anh mừng lắm, mổ heo ăn mừng. Đến ngày sinh, ba anh chầu chực suốt đêm bên cửa sổ. Nghe tiếng trẻ khóc ông nhóng cổ thò mồm qua cửa sổ, nói trai hay gái? Nghe bảo con gái ông cười cái hậc, nói đom! Từ đó anh có tên là cu Đom.


Khi mình lên thung lũng Chớp Ri thì anh cu Đom đã học xong lớp 7, chuẩn bị vào học lớp sư phạm 7+ 2, tức lớp 7 cộng hai năm trung cấp sư phạm là ra trường đi dạy, dốt dạy cấp một giỏi dạy cấp hai. Thời chiến tranh giáo viên thiếu kinh khủng, có lẽ giáo viên nhập ngũ quá nhiều mới có tình trạng đào tạo cấp tốc kiểu đó. Có đợt còn đào tạo sư phạm 10+3, tốt nghiệp lớp 10 học thêm ba tháng là thành cô thầy giáo cấp 2. Kinh.

Anh cu Đom ở xóm Cá, sát ngay xóm của mình, anh chọn học sư
phạm 7+2 vì Trường trung cấp sư phạm Quảng Bình sơ tán lên thung lũng Chớp Ri, đóng sát ngay sau nhà anh. Nếu học tiếp lên cấp 3 anh phải vượt đèo Cao Mại ra phố huyện cách nhà hơn hai chục cây số. Anh học sư phạm như học phổ thông, khi nào cũng một cuốn vở cuộn tròn nhét túi, chẳng thấy túi, cặp gì. Học đựợc nửa buổi anh bỏ lớp tót về nhà chơi với tụi mình, lắm khi anh bỏ học hai ba ngày không tới lớp. Phần vì anh ham chơi, đi học chẳng qua vì đỡ phải đi làm chứ anh chẳng thiết tha gì việc học hành, phần vì anh mê cô Lý.

Cô Lý là cô giáo 7+2 thực tập lớp trường mình. Cô ở cùng xóm với mình, xưa gọi bằng chị nay gọi bằng cô. Gọi bằng cô cho cô mừng thôi chứ cô chẳng dạy dỗ gì mình. Cô Lý hiền lành nhu mì nhưng xấu chết, đen thui từ đầu đến đuôi. Chả hiểu sao anh Đom mê cô Lý. Anh đẹp trai, đánh bóng chuyền giỏi lại biết thổi kèn armonica. Học sau cô Lý nhưng anh Đom còn hơn cô Lý một tuổi vì anh đúp mấy năm liền mới qua được lớp

 7. Một hôm thấy anh Đom đứng đái, mình chạy lại đái gần anh, tranh thủ chiêm ngưỡng con cu rất hoành tráng của anh. Anh nói nhìn cái chi, lên lớp 7 là bằng cu tau thôi mà. Mình nói anh yêu cô Lý à? Anh nói yêu chớ sợ chi không yêu. Mình nói răng anh yêu cô Lý, anh nói con nớ bụ to. Chợt anh vỗ vai mình đánh bốp, nói a nhớ rồi, mi biết mần thơ phải không, duyệt tao bài thơ. Anh lôi ra bài thơ vừa sáng tác tặng cô Lý. “Ôi cái tên Minh Lý/ Tên em đẹp hết ý/ Lý ơi yêu anh tí/ Đêm nào anh cũng bí.” Mình ôm bụng cười rũ, nói anh mần thơ như ẻ. Anh trợn mắt lên, nói thằng ni nói chi rứa bay, thơ tau gieo vần êm như nhíp.
Mình nói anh không biết mần thơ để tui mần cho. Anh ôm lấy mình ra sức nịnh nọt, nói mần giúp anh nghe, anh sẵn sàng cho mi tập giấy năm hào hai mới cứng. Mình nói anh đừng nịnh cô Lý, cô Lý ghét nịnh, phải dọa cô mới sợ. Anh hỏi dọa răng. Mình đọc ngay tức thì, nói nếu mà Lý chẳng yêu Đom/ thì Đế Quốc Mỹ thả bom xuống liền. Anh vỗ tay đánh bốp, nói oa chà hay chi hay ác! Anh chép ngay bài thơ. Hôm sau đưa mình tập giấy năm hào hai, nói cảm ơn mi, nhờ thơ mi tau sờ được bụ con Lý rồi.
Cô Lý ở gần nhà mình, chỉ cách một ngõ nhỏ. Mình vọt về kiểm tra xem anh Đom có nói láo hay không. Cô đang thái rau heo, mình chạy vào hỏi cô, nói cô đang yêu à. Cô cười, nói ừ. Mình hỏi cô yêu ai. Cô ngừng thái rau, mắt mơ màng, nói yêu một người đáng yêu. Mình nhăn răng cười, nói em biết cô yêu ai rồi. Nghe vậy cô Lý tái mặt vội vàng ôm lấy mình, nói em đừng nói với ai cả nghe chưa. Ba cô ghét anh Đom lắm. Mình lại vọt đi tìm anh Đom, nói ba cô Lý ghét anh lắm đó.. Anh cười cái hậc, nói è he, mần cặc chi tau.
Mình đeo lấy anh Đom, đòi anh kể chuyện anh yêu cô. Anh kể hấp dẫn như các chú bộ đội kể chuyện đánh giáp la cà. Anh nói tau hun cái nghe chưa, hắn cho tau một tát nghe chưa, tau không sợ nghe chưa, tau đè hắn ra nghe chưa, hắn cho tau một đạp nghe chưa, tao xé đứt lai quần hắn rồi ngoạm hắn nghe chưa, hắn mềm dần như bún, he he rứa là xong om. Mình nói ngạm chỗ mô, anh nói chỗ hắn đi đái đó, thằng ngu. Mình nhăn răng cười, nói tởm tởm, anh ni tởm gớm bay. Anh đá đít mình, nói ngu, mi đúng là đồ con nít. Từ đó hễ gặp cô mình đều tưởng tượng anh Đom ngoạm cô thế nào. Nghĩ mãi không ra tại sao anh Đom ngoạm thì cô mềm dần như bún. Hi hi.
Một hôm đi học về thấy cô Lý ngồi bó gối dựa tường gạch, nước mắt hai hàng. Chắc ba cô vừa đánh cô. Hôm trước ba cô cầm dao rượt đuổi anh Đom, anh bỏ chạy vào rừng, chạy vòng vèo khiến ba cô đuổi đứt hơi. Anh lừa ba cô chạy vào khu rừng người ta hay bẫy heo. Ba cô sập bẫy, treo lủng lẳng suốt ngày trong rừng. May có người nghe tiếng kêu cứu không ông chết không ai biết.
Mình hỏi anh Đom, nói răng ba cô Lý ghét anh. Anh cốc đầu mình phát, nói thằng ni tò mò tọc mạch gớm. Mình túm áo anh, nói kể đi kể đi. Anh nói cả nhà con Lý căm thù nhà tau như căm thù Đế Quốc Mỹ, nghe chưa. Mình hỏi răng căm thù. Anh nói xưa ba con Lý tố cáo ba tau tham ô ba tạ thóc, ba tau trả thù bằng cách rặp cho được vợ ông ta, nghe chưa. Nay ông ta lên trường sư phạm tố cáo tố cáo ăn cắp mít nhà ông, tao trả thù bằng cách rặp cho được con gái ông ta, nghe chưa. Anh ngửa cổ cười he he he, nói rứa đo rứa đo.
Tất nhiên mình không dám kể chuyện này với cô Lý. Thấy cô khóc, mình cũng thương nhưng chẳng biết nói gì, không lẽ bảo cô bỏ quách anh Đom cho xong. Bỗng cô vùng dậy lao đầu đập tường liên tục, đập đến tóe máu đầu, vừa đập vừa hét chết đi cho rồi! Chết đi cho rồi! Mình sợ quá ôm lấy cô, khóc nói cô ơi đừng chết! Cô ơi đừng chết! Cô ôm đầu hét rất to. nói không, cô phải chết thôi, không ai cho cô sống đâu!
Mình nói với anh Đom, nói anh thôi yêu cô Lý đi cho rồi, tội cô lắm. Anh Đom cười, nói tại hắn yêu tau chớ, tau rặp được rồi, hắn bỏ càng khỏe xác tau. Tối mình về tìm các đọc trộm nhật kí cô, cô viết dài hàng chục trang. Bây giờ chẳng nhớ gì, chỉ nhớ câu: Đom ơi em không thể sống thiếu anh! Đom ơi là Đom ơi. Đom Đom Đom Đom…
Mình chạy tìm anh Đom, nói cô Lý nói không thể sống thiếu anh. Anh cười cái hậc, nói đàn bà con mô nỏ rứa, lẹo phát là dính như keo.. Mình không hiểu lắm, chỉ biết cô Lý coi anh Đom như người tình lý tưởng trong khi anh chẳng mấy quan tâm, chỉ kể chuyện làm tình với cô, đè cô ra sao, ngoạm cô thế nào và cười he he he.
Cô Lý thức trắng mấy đêm liền, rồi bỏ trốn, rủ cả anh Đom cùng đi. Thầy hiệu trưởng nói nhất định trốn vô rừng và huy động cả trường đi tìm. Mình vừa đi vừa gọi, nói anh Đom ơi anh Đom trốn mô ra đi, tụi em đói lắm rồi. Ba cô Lý cầm dao lùng sục khắp rừng, nói cha tổ mi vơ Đom, bắt được tau chặt mi ra ba khúc. Chuyện này ầm ĩ khắp thung lũng.
Cuối cùng cô Lý và anh Đom cũng trở về. Cô Lý xanh như que củi, nằm ốm cả tháng trời, chỉ còn da bọc xương. Hết ốm thì bị chuyển trường, không đuổi dạy, chỉ chuyển trường thực tập thôi. Mình hỏi anh Đom, nói cô Lý với anh trốn mô, sao tự nhiên bỏ về? Anh Đom nói chui vô hang Dơi chớ mô, ăn hết đồ ăn mang theo thì về chớ răng. Anh nói cô Lý mang theo bánh bích qui, thịt heo rừng nướng, xôi cả bọc to, ăn đã thôi. Anh khoa chân múa tay, nói chưa khi mô tau được ăn no như rứa, ngày sáu bữa, cơm no bò cưỡi ngày sáu phát, sướng cực, sướng cực. Anh lại ngửa cổ cười he he.
Bỗng cái miệng anh dần ngậm lại, cô Lý như mọc dưới đất lên, nói anh vừa nói chi, nói lại nghe coi. Anh cười nhăn nhở, nói chi mô nói chi mô. Cô cho anh một tát nảy đom đóm rồi bỏ đi, đi mãi không thấy cô trở lại. Người ta bảo cô Lý ra suối Tranh tự vẫn nhưng không ai tìm ra xác.
NGUYỄN QUANG LẬP
QUÊ CHOA

No comments:

Post a Comment