Pages

Monday, October 31, 2016

DƯƠNG THU HƯƠNG = LẤY CHỒNG HÀN = TRÁI CÂY MIỀN TÂY = MỸ HOA

Friday, December 6, 2013

DƯƠNG THU HƯƠNG * NHỮNG CƠ CHẾ

Những cơ chế của sự nhầm lẫn 
Dương thu Hương
Hiến pháp Ba Đình. Tranh Babui.

Giải ảo là thứ quả chín muộn

Dương thu Hương

Sự thất vọng của con người thường được biểu đạt bằng hai danh từ: Giải ảo và Vỡ mộng.
Các dịch giả Việt Nam dùng hai danh từ này tuỳ theo ngữ cảnh của nhóm từ Pháp: désillusionné, désenchanté, désabusé, déçu.
Tôi chọn hai từ désenchanté và désabusé để làm bệ đỡ cho sự Giải ảo và Vỡ mộng của người Việt Nam sau cuộc chiến.

Xét trên phương diện tâm lý, cuộc chiến tranh Việt-Mỹ có thể ví như một cơn nhập đồng tập thể. Một cá nhân, trong trạng thái nhập đồng, có thể làm được những điều mà bình thường họ không thể nào làm nổi. Khi trạng thái nhập đồng chấm dứt, con người cũng đánh mất khả năng ấy.



Ngô Thị Tuyển, nữ dân quân tham gia
chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng (1965) –
Nguồn ảnh: Phạm Kỉnh


Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp anh hùng Ngô thị Tuyển.Trong một cuộc máy bay Mỹ oanh tạc, để tiếp đạn cho các pháo thủ, Ngô thị Tuyển đã vác những hòm đạn nặng hơn trọng lượng thân thể của chị nhiều. Bởi vì cuộc chiến đấu kéo dài, hành động anh hùng của Ngô thị Tuyển diễn ra trước mắt tất cả mọi người, từ dân chúng, đồng đội đến các chiến sỹ pháo binh. Thế nhưng, khi các nhà báo Hà Nội yêu cầu chị diễn lại để quay phim, chị Tuyển không làm được nữa. Trước hết, cần phải nói rằng các nhà báo lúc ấy hoặc ấu trĩ hoặc hồ đồ vì không hiểu điều này: 
 
Cốt lõi hành động của Ngô thị Tuyển là lòng yêu nước cộng với bản năng tồn sinh. Vào lúc bom đạn tơi bời như thế, máy bay giặc quần thảo trên trời, tiếng rú rít của máy bay, tiếng nổ của đạn pháo, tiếng kêu thét của những người chết và bị thương tạo thành một bối cảnh tột độ căng thẳng, tình thế ấy đòi hỏi con người phải có những nỗ lực bất thường để vượt qua những nguy hiểm bất thường. Khi phải đối mặt với cái chết, không những của bản thân mà của đồng bào, đồng đội, mà phía sau những cái chết cụ thể ấy, là một cái chết vô hình hơn, cái chết của tổ quốc, những người dân yêu nước đều có khả năng làm một điều gì đó: lớn hơn bản thân họ, mạnh hơn sức lực của họ, vượt lên trên những toan tính thông thường của đời họ. Đó chính là những giây phút tạo ra các anh hùng.

Đó là sự siêu tuyệt thuần tuý (Une pure transcendance).
Khi trạng thái hưng phấn cao độ, sự siêu tuyệt qua đi, con người trở lại với chính bản thân họ, với các khả năng hữu hạn của họ mà yêu cầu họ “diễn lại như thật” các hành vi lúc nhập đồng thì hoàn toàn là điều ngu ngốc, thậm chí điên rồ. Thử hỏi các đạo diễn điện ảnh xem, nếu các diễn viên của họ phải vác một cái chuỳ thật sự nặng ba chục cân chứ không phải chuỳ bằng nhựa, liệu họ còn sức diễn nữa hay không? Những nhà báo này cũng thiếu kiến thức và sự từng trải để hiểu con người: Phàm đã là người đứng đắn, không ai đủ trơ trẽn để “diễn một màn tự khoe mình”; chỉ có những kẻ vô liêm sỉ và cơ hội mới làm điều đó. 
 
Nhìn ảnh thì biết Ngô thị Tuyển là một thôn nữ thật thà, chất phác, chị ấy từ chối diễn cũng không có gì là lạ. Lúc đó, để biểu diễn những màn “chiến thắng” nhằm tuyên truyền với báo chí trong và ngoài nước đã sẵn có cô Nguyễn Thị Hằng, người nhờ nhan sắc, nhờ ôm ấp kỹ ông Quang, chỉ huy quân khu tả ngạn, được đưa lên thủ đô. Ở thủ đô, sau khi trở thành bồ non của ông Lê Đức Thọ, cô lại được ông Lê khả Phiêu tổng bí thư đảng bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng bộ thương binh xã hội. Dân Thanh hoá có câu: “Cô Tuyển vác đạn, con đĩ Hằng lên ngôi ”


Trong cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, có vô số Ngô thị Tuyển. Cả dân tộc sống trong trạng thái Nhập đồng. Làm sao có thể khác được khi phải đối mặt với một địch thủ mạnh hơn mình cả ngàn lần? Hoặc là chết một cách bị động, hoặc phải chịu đựng sự thách thức của lịch sử bằng những nỗ lực vượt lên bản thân và phải biết chấp nhận cái chết một cách chủ động. Có lẽ, nghịch lý này cũng có tính phổ biến nếu ta đọc lại các cuộc chiến tranh từ thời thượng cổ đến ngày nay. Dân tộc Việt Nam không phải dân tộc duy nhất có khả năng tiến hành những cuộc chiến tranh không cân sức, và lòng yêu nước cũng không phải đặc tính riêng biệt của những người cộng sản Việt Nam như ông Tố Hữu tự nhận. Thói tự khoe khoang là biểu hiện của sự vô văn hoá hoặc tính mù quáng. Đáng tiếc thay, trong một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam đã tiêm nhiễm thói tự ngạo mù quáng này. Đóng góp đáng kể nhất để tạo nên cái tâm lý ấy là những bài viết của lớp “nhà báo tinh hoa của Đảng” kiểu như ông Thép Mới, và đặc biệt là các câu thơ đầy tính hào nhoáng của ông Tố Hữu:

Ta đang đứng trên đỉnh cao thời đại”
“Lương tâm nhân loại kí thác vào ta”
“Sứ mệnh của ta là thức tỉnh lương tâm nhân loại”…

 
 Những câu thơ kêu như cả đội kèn nhà binh thổi to hết cỡ, đầy ngập những tính từ như hùng tráng, chói lọi, cao cả… Tôi vốn không thích thơ Tố Hữu nhưng ít nhất, tôi cũng ngỡ những điều ông ta nói có đôi ba phần sự thật. Ai có thể ngờ được khả năng phét lác của “nhà thơ Lớn”, một trong số các rường cột quốc gia? Cuối hè năm 1984, tôi đến Mạc Tư Khoa, thủ đô Liên bang Xô viết, trong phái đoàn gọi là điện ảnh trẻ nhưng trên thực tế toàn những người xấp xỉ sáu mươi, tôi được coi như trẻ nhất cũng sắp 40 rồi. Đó là lần đầu tiên tôi đặt chân đến một xứ sở khác. Đứng trong khách sạn, nhìn xuống đường, gặp đúng lúc một đoàn Việt Nam khoảng ba, bốn chục người đi thành hàng ba bên vỉa hè đối diện. 
 
Chắc chắn đó là một đoàn cán bộ được đảng và nhà nước cho phép đi tham quan. Lần đầu tiên tôi bắt gặp hình ảnh thật của đồng bào mình: đó là những con người nhếch nhác, gầy guộc, ngơ ngác, rúm ró trong những bộ complet đen của bộ tài chính cho mượn. Vì phải mặc những thứ quần áo không phải của chính mình, trông họ khổ sở và ngượng nghịu. Vì bước tới một nơi xa lạ, lại không biết tiếng, họ có bộ mặt hoảng hốt, thất thần. Người đi sau phải níu vạt áo người đi trước vì sợ lạc, những người ở hàng trên cùng thì bám sát gót một người Nga, hẳn là người hướng dẫn và cũng là phiên dịch.

Vừa nhìn đám đồng bào khốn khổ của mình, tôi vừa tự nhủ:
“Đây là những người ở rừng ra, những người bị rút kiệt máu sau một cuộc chiến tranh lâu dài và cam khổ. Những người không biết đến sự sống mà chỉ quen đối mặt với cái chết. Giờ đây, giữa ban ngày, giữa đô thị, ở một phương trời khác, họ hiện hình như các bóng ma đi ra từ những miền u tối. Họ là sự cụ thể hoá bộ mặt tàn bạo của chiến tranh. Hình ảnh của họ là hình ảnh tượng trưng cho dân tộc chúng ta, một dân tộc chưa bao giờ được sống thực sự. Một dân tộc sống sót. Một dân tộc kiên trì mơ ước sống, chuẩn bị sống, nhưng cuộc sống với đúng nghĩa của nó chưa đi tới. ”

Và tôi nhớ lại những câu thơ của ông Tố Hữu. Lúc này, những câu thơ ấy vang trong óc tôi như tiếng rít ghê tai của bánh xe lửa nghiến trên đường ray. Lẽ ra, thay vì khoe khoang hão, nhà nước Việt Nam phải chú ý đến đời sống các chiến binh của họ, ít ra lo cho họ được đôi giầy vừa cỡ, được tấm áo vừa lưng, trước khi đưa họ lên tầu. Như thế, không chỉ riêng ông Lê Duẩn mà ông Tố Hữu và rất nhiều lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác cũng mắc bệnh vĩ cuồng, họ ngửa mặt nhìn lên mặt trăng, tưởng mình đang đứng trên mặt trăng trong khi công dân của họ diễu hành trên các hè phố Mạc Tư Khoa như một đám ăn mày. Tôi ngồi chết dí trong khách sạn, khóc. Ông Tô Hoàng, một sinh viên Việt Nam đang theo học tại trường điện ảnh VGIC đến thăm, liền bảo:


“Con mụ này, người ta đi Liên xô thì cười tươi như hoa, mụ thì khóc như bị đi đầy ở Nghệ Tĩnh. Đúng là rồ.”



Tôi không trả lời. Ông Tô Hoàng cũng đã từng đi lính nhưng rất nhanh đã được quay về hậu phương và được chọn ra nước ngoài học. So với thân phận hàng triệu thanh niên thời ấy, ông là kẻ may mắn. Ông chưa từng chứng kiến cảnh những bầy kiền kiền no nê xác lính đến mức không bay lên nổi. Ông cũng không chứng kiến cảnh dân thường chết dưới bom B52 Mỹ. Ông cảm thấy sung sướng khi ở nước Nga là dễ hiểu. Nước mắt của tôi là điều bất khả tri đối với ông.


Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi thuộc số những người vỡ mộng sớm nhất. Nhưng chỉ vài năm sau, con số những kẻ vỡ mộng tăng lên một cách không ngừng. Đầu những năm 80 sự đói khổ về vật chất là con quỷ hiện hình cả ngày lẫn đêm trên toàn cõi. Đói khổ là món quà chia đều cho toàn dân, trừ một số người nắm quyền. Sự giàu có và xa hoa của một thiểu số cộng sản giống như vòi nước lạnh hắt vào mặt dân chúng. Hiển nhiên là trong dân chúng, có vô số kẻ từ chiến trường cởi áo lính trở về. Như cuốn “Bên thắng cuộc” của ông Huy Đức đã nêu, những người anh hùng lái xe tăng 390 “cắm lá cờ lên dinh độc lập” sau khi giải ngũ, một anh đánh giậm, một anh cắt tóc, một anh lái xe lam, một anh gác đầm cá, sống trong cảnh lam lũ. Tuy nhiên, họ còn cơ may được nhà báo và nhiếp ảnh Pháp Françoise De Mulder trả lại lẽ công bằng vào năm 2003. Nhưng họ chỉ là bốn người, một tuyệt đại thiểu số. Còn hàng triệu người lính khác, khi trở về cuộc sống của dân thường, đối mặt với nỗi đói khổ và sự áp bức của hệ thống cường hào địa phương, lúc đó họ nghĩ gì?

“Chúng ta đổ máu để cho ai?”
Khi ra đi, ai cũng nghĩ là chiến đấu cho độc lập dân tộc nhưng dần dà, mọi người đều ngờ ngợ rằng mình lầm. Người Mỹ không đến chiếm đất đai, không thu hải sản, không bắt dân mò ngọc trai, nộp đá quý. Tóm lại, hoàn toàn không giống cái sơ đồ quen thuộc mà họ đã hình dung về quân Minh, quân Nguyên và quân Thanh. Khi ra trận, ai cũng có ý định ngầm ẩn là thích vào trán hai từ “Sát Thát”. Bây giờ nghĩ lại, cảm thấy có gì đó bất ổn và danh từ “quân xâm lược Envahisseurs” có vẻ như không thích hợp trong trường hợp này.

“Vậy ta chiến đấu để làm gì?”
Để cho chủ nghĩa cộng sản chiến thắng và cụ thể hơn, để mấy ông lớn cộng sản cầm quyền, đó là điều hiển nhiên ai cũng thấy.

Các ông lớn cộng sản giờ nắm trong tay tất thảy chiến lợi phẩm mà xương máu hàng chục triệu người đổi lấy: Trước hết họ nắm trong tay mười sáu tấn vàng của kho Long Thành. Họ nắm trong tay toàn bộ số vàng, kim cương cũng như ngoại tệ của dân miền Nam kẹt trong các nhà băng. Nhưng sau rốt, nguồn tài sản sau đây mới là quan trọng: Họ biển thủ toàn bộ số vàng mà lính áp tải về sau cuộc giải phóng Căm-pu-chia, số lính này quá đông nên họ không thể xử lý biện pháp quen thuộc của vua chúa xưa kia là chôn sống. Những người lính này sau khi giải ngũ đã cất tiếng thở dài:

“Biết thế hồi đó thủ một nắm cho vào túi thì giờ đây đỡ khổ!”
“Bây giờ mới biết mình ngu. Lẽ ra hồi ấy…”
Biết thế! Lẽ ra! Nếu như … Toàn những lời than thở muộn màng.
Tiếng Pháp có một thành ngữ khá hay: Après coup! Người ta chỉ hiểu được sự thật khi mọi sự đã lỡ làng.


Năm 1991, những vụ hoá giá biệt thự xảy ra và khá nhiều người biết đám quan lại như Lê Hãn (con trai trưởng Lê Duẩn), Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Dương Quang Đông… cùng nhiều ông lớn khác bán mỗi biệt thự trên hai ngàn cây vàng bỏ túi. Lúc đó, bà Ngô Bá Thành, đại biểu quốc hội đã kêu lên:

“Thành phố tham nhũng tập thể, cướp công trình của cả dân tộc, chia chác xương máu của cả nước”.
Nhưng bà Ngô Bá Thành cũng như đa phần dân chúng còn không biết đến những nguồn vàng to lớn hơn, quan trọng hơn, mà kẻ cầm quyền đã chia chác trong bóng đêm.

Nỗi đau khổ chiến tranh, toàn dân phải gánh chịu, nhưng bộ phận chịu đựng sự mất mát lớn nhất vẫn là những người cầm súng và gia đình họ. Vào khoảng 2004, 2005, một tờ báo công nhận con số mất tích trong chiến tranh là trên 900.000, có nghĩa là ngót nghét một triệu. Nhà cầm quyền có thể công bố con số giả về sự tử vong nhưng con số mất tích thì khó bôi xoá vì sau chiến tranh hai, ba chục năm, những gia đình có con em mất tích vẫn tiếp tục khiếu kiện và đi tìm thân nhân của họ. Trong lúc đó, khoảng cách giữa các ông lớn cầm quyền với dân chúng càng ngày càng xa, giống như bờ đất lở.

Từ xưa đã có câu: “Tình đời thay trắng đổi đen.”
Không có gì cũ hơn và cũng chẳng có gì mới hơn là sự bội phản của người với người.
Lúc cần làm cuộc chiến tranh, ban tuyên huấn trung ương đảng tìm được cả một đội quân tuyên truyền để ngợi ca người lính. Thêm vào đó, không kể những người ăn lương để làm “tâm lý chiến” còn vô số người sáng tác theo chính cảm hứng và nhận thức của mình. Ý chí chống ngoại xâm vốn là nguồn cảm hứng cỗi rễ của một dân tộc không ngừng tranh đấu để giành quyền tự chủ như dân Việt Nam. Cố nhà văn Nguyễn Minh Châu viết cuốn “Dấu chân người lính”, cuốn sách thuộc loại best-seller đầu bảng lúc ra lò. Nhạc sĩ Vũ trọng Hối viết ca khúc tuyệt đẹp:

“Ta vượt trên triền núi cao Trường sơn.
Núi mòn mà đôi gót không mòn…”


Nguyễn Minh Châu, Vũ Trọng Hối không phải bị cưỡng chế mà viết, họ viết với tất cả sự chân thành và niềm cảm hứng. Cũng như những người lính khác bước vào chiến đấu, họ sáng tác trong trạng thái Nhập đồng, hoặc nói văn vẻ hơn, trạng thái Siêu tuyệt (Transcendance). Lúc đó, chưa ai có đủ từng trải lẫn thông tin để hiểu sự thật.

Hơn một thập kỷ sau, vào năm 1985, Nguyễn Minh Châu (sinh năm 1930) hẳn đã vỡ mộng nên đã nói với tôi trên trại sáng tác Đại Lải của Hội nhà văn:
“Mình xui con người ta đi vào chỗ chết. Biết đâu sự thể nó lại ra thế này?…”
Rồi anh thở dài và im lặng. Nguyễn Minh Châu vốn là người kín đáo, thường tự nhận một cách công khai trước đồng nghiệp:

“Tôi nhát lắm, tôi sợ chết lắm. Vua chúa châu Á vốn coi nhà văn ngang với bọn ăn mày. Chúng ta phải biết thân biết phận.”

Tuy sợ chết, anh vẫn không tránh được cái chết. Chừng vài năm sau ngày gặp tôi trên trại viết văn Đại Lải, anh chết vì ung thư máu, do nhiễm chất độc màu da cam trong chiến trường Quảng trị. Đó là một nhà văn quân đội, đã từng sống khá lâu với lính Trường sơn. Tuy nhiên, anh chết sớm còn là may, nếu sống thêm một vài năm nữa, anh sẽ phải chứng kiến sự phản bội tàn độc của những kẻ cầm quyền đối với binh lính, và con tim nhút nhát của anh sẽ phải dày vò quằn quại một cách dữ dội hơn nếu anh thấy những người anh hùng năm xưa “Xẻ dọc trường sơn đi đánh Mỹ” đã biến thành “Những thằng tù không số, bị giết dần trong các nhà giam”.

Đó là sự kiện xẩy ra cuối thập kỷ 80, gần như cùng lúc với vụ Thiên An Môn ở Trung quốc.
Tôi tạm gọi là Thiên An Môn Việt Nam.
Vì sao lại là Thiên An Môn?
Vì bản chất sự việc cũng là một cuộc tàn sát dân chúng để bảo vệ nền chuyên chính và số lượng người thiệt mạng cũng ngang ngửa với vụ Thiên An Môn xẩy ra ở Tầu.
Thời đại của chúng ta là thời đại truyền thông.


Thiên An Môn Trung quốc có cơ may được biết đến vì nó xảy ra giữa ban ngày, tại Bắc kinh, nơi báo chí thế giới làm việc. Nhà cầm quyền Trung quốc vốn cứng rắn, không thèm đếm xỉa tới dư luận nước ngoài nên họ không che giấu hoặc nguỵ trang cuộc tàn sát dân chúng. Như thế, nhân loại biết được sự kiện này nhờ thói ngạo mạn của ông vua Đặng tiểu Bình.

Ngược lại trăm phần trăm, Thiên An Môn Việt Nam xẩy ra trong bóng đêm, tại các tỉnh, trước hết là Thái Bình, nơi các phóng viên báo chí thế giới bị ngăn cấm đi tới. Nhà cầm quyền Việt Nam không dám ngỗ ngược thách thức dư luận thế giới như các bậc đàn anh Trung Hoa, họ chọn con đường mềm dẻo hơn, khôn ngoan hơn và hiệu quả hơn. Số người bị chết trong cuộc tàn sát này là khoảng giữa một ngàn với hai ngàn, có nghĩa là bằng số người bị bắn chết trên quảng trường Thiên An Môn nhưng sự giết chóc diễn ra từ từ, lặng lẽ, trong các trại giam khác nhau, không một tiếng kêu nào lọt được ra ngoài, không một ống kính thu hình nào ghi lại được. Nhà cầm quyền Việt Nam, hành động theo truyền thống du kích, có nghĩa là ẩn mình trong bóng tối, nói cách khác, họ thực thi các biện pháp độc ác một cách uyển chuyển của loài rắn rết (à la façon reptilienne). Họ thành công tuyệt đối. An toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng vì không thể giết hết gia đình của các cựu chiến binh nên những người như chúng tôi mới có thể điều tra về cuộc tàn sát này.

Tôi xin kể vắn tắt:
Thời gian ấy, tôi vẫn thường gặp gỡ các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang. Một bữa, ông Độ bảo:
- Mấy hôm nay họ tăng cường số công an gác cửa nhà tôi. Họ nghi cô với tôi chỉ đạo cuộc nổi dậy của các cựu chiến binh ở Thái Bình.
- Vì sao? Tôi hỏi.
Ông Trần Độ trả lời:

- Tại vì cô là dân Duyên hà còn tôi là dân Tiền hải. Chúng ta đều có gốc ở tỉnh Thái lọ. Thêm nữa, tôi là tướng còn cô cũng là dân từ Quảng bình khói lửa trở về. Họ cho rằng chúng ta xúi giục cựu chiến binh.
Tôi nói:
- Tôi có biết gì đâu. Đã gần một tháng nay tôi ngồi viết, không tiếp xúc với ai, không rời khỏi nhà quá một trăm mét. Hành trình của tôi chỉ bao gồm từ tầng ba khu chung cư xuống mặt đường rồi lại leo lên. Vài ngày một lần tôi xuống đường mua thực phẩm. Tuy nhiên, nếu họ đã ngờ vực tôi xúi giục cuộc khởi dậy này, tôi sẽ điều tra sự thật về nó, như thế, để khỏi phụ lòng bộ nội vụ Việt Nam.
Ông Độ bảo:
- Nhưng cô cũng bị theo rõi mà.
Tôi đáp:
- Đương nhiên. Nhưng bọn công an không thể theo rõi tôi 24 trên 24, buổi tối chúng nó phải về chăm con và ngủ với vợ. Vả chăng, trước kia Việt minh hoạt động du kích ra sao thì bây giờ tôi cũng hoạt động du kích đúng như vậy. Thêm nữa, tôi không phải một mình cho dù các nhà báo Pháp đặt cho tôi biệt danh “Con sói cái đơn độc”. Không ai có thể chiến đấu một mình trừ các vị thánh. Tôi không phải là thánh, tôi là người.

Phong trào đấu tranh của các cựu chiến binh tỉnh Thái Bình khởi dậy ở Quỳnh Lưu, một trong các xã nghèo nhất tỉnh. Ở đây, chính các cựu chiến binh là những người đầu tiên phát hiện ra các vụ “thu thuế đểu” của bọn hào lý. Họ phát động dân chúng lên thành phố biểu tình, yêu cầu tỉnh uỷ trả lại dân các món tiền thu khống. Dường như ở tất cả các xã, cựu chiến binh đều là lực lượng đầu tầu hướng dẫn dân chúng đấu tranh. Phong trào nhanh chóng lan sang các huyện khác. Rồi từ tỉnh Thái Bình, cuộc biến động lan sang Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định và một phần Quảng Ninh. Lúc đó, có khá nhiều nhà báo nước ngoài đòi xuống các tỉnh để xem xét tình hình. Công an Hà Nội trả lời một cách mềm mỏng:

“Xin các vị chờ một vài ngày để chúng tôi sắp xếp phương tiện đi lại. Nếu các vị đi bây giờ e rằng mất an toàn.”
Họ khất lần như vậy. Ngày nọ qua ngày kia, đám nhà báo mất kiên nhẫn. Việt Nam đã bị lãng quên, chẳng có gì đáng làm một cuộc đầu tư lớn, kể cả thời gian lẫn tiền bạc. Các điểm nóng của hành tinh đã chuyển sang vùng đất khác. Vậy là, các phóng viên nước ngoài, sau một hồi chờ đợi mỏi mệt, người nọ theo người kia lần lượt leo lên thang máy bay. Một khi, không còn ống kính báo chí nào ở Hà Nội, chính quyền lập tức tổ chức một cuộc bắt bớ rầm rộ ở khắp các địa phương. Đương nhiên, số lượng người bị bắt nhiều nhất vẫn là ở Thái Bình. Nửa đêm, xe hòm thép của công an ập vào từng làng, dưới sự dẫn đường của cán bộ xã, lôi những “kẻ đầu sỏ” các cuộc biểu tình lên xe, trước tiếng kêu la gào thét của thân nhân lẫn láng giềng. 
 
 
Không cần tuyên bố, cũng chẳng có cáo trạng, các cuộc bắt bớ này diễn ra giống hệt các cuộc vây ráp, khủng bố của thực dân Pháp trước đây nếu không muốn nói là còn tàn bạo hơn. Sau đêm ấy, gia đình các cựu chiến binh không có cách nào liên lạc được với thân nhân của họ. Những ông bố, bà mẹ, những người vợ hội họp nhau để đi kêu cứu. Nếu ai sống ở Hà Nội vào thời gian đó, sẽ nhớ rằng có những ngày đột nhiên con phố Trần Bình Trọng bị bít kín hai đầu, ngăn xe qua lại. Ấy là vì thân nhân các cựu chiến binh biểu tình ở cổng bộ nội vụ (số 15 Trần bình Trọng), đòi trả lời về những người bị bắt. Không ai đánh đập họ nhưng cũng không ai tiếp họ. 
 
Đám dân khốn khổ ngồi giãi nắng qua trưa, được các quan lớn phát một chiếc bánh mì rồi tống lên xe tải chở về Thái Bình. Nhưng đến nửa đường, lái xe dừng lại (đương nhiên là theo lệnh bề trên), đuổi đám dân quê xuống, bắt buộc họ phải đi bộ bốn năm chục cây số mới về đến làng. Tình trạng giao thông ở Việt Nam thời ấy vô cùng tồi tệ và khoảng cách là một trở ngại mà con người, trước hết là các nông dân, không đủ phương tiện, không có tiền nong, khó có thể vượt qua. Như thế, qua vài lượt, những người dân quê cạn kiệt hơi sức, cũng chẳng còn tiền mua vé xe lên Hà Nội tranh đấu nữa. Họ đành phải câm lặng chịu đựng. Chịu đựng, vốn là thói quen cố hữu của dân Việt Nam.
Trong lúc ấy, số phận những cựu chiến binh ra sao?

Vỡ mộng. Nguồn: Orangeya’s photostream


Họ bị phân bố vào các nhà tù khác nhau nằm rải rác trên toàn quốc, người nọ không còn liên lạc được với người kia. Sau vài tuần, họ bị chuyển đến sống trong các trại giam dành cho bọn tội phạm đặc biệt, những kẻ mang án chung thân hoặc ít nhất hai mươi lăm năm tù, những kẻ hung hãn, giết người không ghê tay. Ở đó, họ được thanh toán một cách dần dà bởi chính đám tù này. Giết một cựu chiến binh, án được giảm hai năm. Giết hai, án được giảm bốn năm. Tỷ lệ cứ theo thế mà nhân lên, càng giết được nhiều, càng nhanh được giải phóng. Vì thế, cuộc tàn sát trở thành một “sự nghiệp quan trọng” một cuộc “đua tranh” của bọn tội đồ. 
 
 
Chúng giết họ theo nhiều kiểu khác nhau. Nhưng cách được xử dụng nhiều nhất là “cắm đũa”. Vì trong trại giam, những vật được coi là vũ khí đều bị cấm nên đám quản giáo chỉ thị ngầm cho bọn phạm là chỉ sử dụng các vũ khí đặc biệt “tiện lợi, nhẹ gọn”. Phương tiện hữu hiệu nhất là đũa tre. 
 
 
Những chiếc đũa được vót bằng tre đực già, cứng như sắt, một đầu được mài nhọn như kim, đầu kia để tù kiểu như đầu một que đan. Khi đã có được thứ “kiếm tre” này, bọn tội phạm rình lúc các cựu chiến binh ngủ say, ấn đầu đũa nhọn vào lỗ tai họ đồng thời dùng mu bàn tay hoặc một hòn đá quả xoài thay cho chiếc búa, đóng thật mạnh vào đầu tù của chiếc đũa cho nó xuyên từ tai nọ sang tai kia. 
 
Người bị hại chết ngay tức khắc, chết không một tiếng kêu. Kiểu chết này là thứ sáng tạo vô cùng độc đáo của công an Việt Nam đáng được ghi vào sử sách. Những người cựu chiến binh, đám anh hùng Trường Sơn năm xưa, những chàng trai “vừa ca hát vừa đi vào chiến trường” đã được Đảng thân yêu của họ xử lý theo cách đó.

Trong nhóm đấu tranh của tôi có một người cũng là cựu chiến binh, trong chiến tranh Việt-Mỹ đã hai lần được đề bạt là anh hùng và cả hai lần đều trượt vì mắc tội chửi cấp trên là: “Lũ chó, chúng mày ham thành tích, chúng mày giết lính”.

Lúc xảy ra vụ Thiên An Môn Việt Nam, anh rất lo cho số phận một người đồng đội cũ nên đến Quảng Ninh tìm. Anh bạn Quảng Ninh nổi tiếng là một tay thiện xạ trong chiến tranh, ngực treo đầy huân chương, may mắn không bị bắt vì suốt thời gian xảy ra cuộc biến động phải ở trong bệnh viện nuôi đứa con bị bệnh nặng. Nhưng hai người bạn thân nhất của anh đã chết trong tù. Người cựu chiến binh này đã để nước mắt rơi lã chã và nghiến răng nói:

“Những viên đạn của tôi bay lạc. Đáng lẽ chúng phải găm vào đầu những thằng khác.”
Đáng lẽ!…
Đây là sự vỡ mộng của một người lính bị phản bội. Sự vỡ mộng ấy kèm theo ước muốn trả thù, nó bạo liệt hơn hơn tất thảy các trạng thái vỡ mộng thông thường, chỉ bộc lộ bằng những tiếng thở dài ảo não.


*****

Cuộc chiến tranh Việt-Mỹ là cuộc chiến tranh mà truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã bị lạm dụng ở mức tối đa.
Xương máu của lính và dân đổ xuống đã xây nên bức tường thành theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa thực.

Bức tường thành đồ sộ ấy có thể là khải hoàn môn cho người này và là cổng vào địa ngục cho người kia, tuỳ theo cách nhìn của họ.
Đối với tôi, đó là bằng chứng kinh khủng nhất cho sự nhầm lẫn của con người.

Paris ngày 11 tháng 2 năm 2013.
--
Phan Cao Tri
Visit Thần Phong TaeKwonDo Australia
http://thanphongaustralia.com/

HÔN NHÂN & MUA BÁN GÁI VIỆT

Những "công chúa" Việt ở Hàn vỡ mộng hôn nhân


Nguyễn Huệ - theo Trí Thức Trẻ | 29/09/2013 08:30

(Soha.vn) - Ngày 26/9, TAND tỉnh Hậu Giang mở phiên tòa và tuyên chấp nhận ly hôn với năm trường hợp lấy chồng người nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan, Hàn Quốc.

Trước đó, tòa án tỉnh này cũng xử nhiều vụ ly hôn tương tự. Nguyên nhân các cô gái đưa ra là do bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau dẫn đến mâu thuẫn, bị nhà chồng ngược đãi, có trường hợp vì không sinh được con nên thường xuyên bị chồng đánh đập. Tại tất cả phiên tòa đều không có mặt các ông chồng người nước ngoài.
Nhiều vùng quê Việt Nam “trắng gái xuân thì”, còn con trai thì khó lấy vợ vì vấn nạn lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Và cái kết của nhiều cô gái nhận về là sự đổ vỡ trong hôn nhân. Việc ly hôn giữa cô dâu Việt và những chàng rể nước ngoài còn tạo nên một thế hệ con lai bất hạnh. Các bé dù ở với bố hay về Việt Nam cùng ông bà ngoại thì tiếng cười tuổi thơ của các em cũng không được trọn vẹn.
Trước thực trạng ấy chúng tôi đã có buổi trò chuyện với bà Kim Young Shin, Giám đốc dự án Gia đình đa văn hóa (Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt – Hàn).
Bà Kim Young Shin, Giám đốc dự án Gia đình Đa Văn hóa (Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt – Hàn).
Bà Kim Young Shin, Giám đốc dự án Gia đình Đa Văn hóa (Trung tâm Giao lưu văn hóa Việt – Hàn).
PV: Theo bà nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng ly hôn của nhiều cặp vợ chồng Việt – Hàn?
Bà Kim Young Shin: Các cô dâu Việt Nam biết tới đất nước Hàn Quốc chủ yếu qua phim ảnh. Xứ sở Kim Chi với họ rất trừu tượng. Và họ luôn nghĩ mình sẽ trở thành “công chúa” khi sang đây. Nhưng thực tế không phải như vậy, cuộc sống ở đất nước Hàn Quốc cũng rất vất vả.
Xã hội Hàn Quốc trước đây là gia trưởng. Người đàn ông đi làm có trách nhiệm kiếm tiền chăm sóc gia đình mình. Còn vợ chăm sóc gia đình và con cái. Đó là vai trò của phụ nữ Hàn Quốc. Hiện nay, quan niệm sống đó đã thay đổi nhiều. Nhưng đàn ông Hàn Quốc lấy vợ Việt Nam chủ yếu là từ 40 tuổi trở lên. Chính vì vậy, tư duy của họ vẫn là tư duy của người Hàn Quốc truyền thống. Với họ, nụ cười của người vợ mỗi sáng trước khi đi làm có ấn tượng rất mạnh, họ coi đó là điều may mắn cho cả ngày. Nhưng gương mặt cau có của vợ mỗi sáng khiến họ thấy xui xẻo.
Thêm nữa là sự khác biệt về văn hóa, cách sống. Các cô dâu Việt Nam không hiểu được văn hóa Hàn Quốc. Họ vẫn làm theo thói quen của mình là mỗi sáng cả gia đình ăn sáng ở ngoài thay vì lo bữa ăn sáng tại nhà. Chính vì thế nhiều người chồng và gia đình nhà chồng rất ngạc nhiên. Thêm ví dụ nữa là khi chồng đi làm vợ vẫn nằm ngủ trông rất mất lịch sự.
Tôi đã từng thăm 50 gia đình Việt – Hàn tại Hàn Quốc và phần nhiều là xảy ra thực trạng đó.
Mặc dù vậy, không hiểu văn hóa nhưng hai bên sống chân thành, nỗ lực xây dựng gia đình hạnh phúc sẽ khắc phục được những xung đột phát sinh.
 
Cận cảnh các cô gái Việt Nam tham gia buổi tuyển rể Hàn Quốc tại Hải Phòng.
Cận cảnh các cô gái Việt Nam tham gia buổi tuyển rể Hàn Quốc tại Hải Phòng.
PV: Cô dâu Việt Nam sang Hàn Quốc luôn nghĩ mình là “công chúa”, vậy đã có trường hợp nào cô dâu Việt thấy thất vọng chưa, thưa bà?
Bà Kim Young Shin: Tôi xin được lấy ví dụ về một trường hợp có thật tại lớp học “Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam theo diện kết hôn”. Trong tiết học ẩm thực, một cô dâu người Việt không học. Giáo viên hỏi lý do vì sao không học nấu món Hàn Quốc thì cô gái này trả lời lương của chồng em là 2.000 USD. Lúc này, giáo viên là người Hàn Quốc giải thích: Lương của chồng tôi là 4.000 USD nhưng tôi không thể thuê người giúp việc được. Vì thuê người giúp việc phải trả là 2.000 USD, nên em phải học tập cách nấu ăn của người Hàn Quốc thì em mới có thể tồn tại được. Các em không biết giá trị của tiền Hàn Quốc như thế nào nên lương 2.000 USD không phải là mức giàu có.
Các cô dâu Việt Nam tham dự buổi khai mạc lớp học “Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam theo diện kết hôn”.
Các cô dâu Việt Nam tham dự buổi khai mạc lớp học “Trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc dành cho phụ nữ Việt Nam theo diện kết hôn”.
PV: Điều gì ở các cuộc hôn nhân Việt – Hàn khiến bà thấy buồn?
Bà Kim Young Shin: Tôi tới Việt Nam vào năm 1993. Lúc đó, tôi không bao giờ tưởng tượng được người Hàn Quốc lại lấy vợ Việt Nam nhiều như vậy. Đầu năm 2000, tôi nghe thông tin người Hàn lấy vợ Việt Nam chỉ trong vòng 3 ngày. Thông tin ấy khiến tôi rất buồn và đau khổ. Tôi tự đặt ra câu hỏi: làm sao trong 3 ngày không biết về đối tượng mà có thể kết hôn được? Chính vì thế, tôi tìm hiểu về hôn nhân quốc tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu, khoảng năm 2004, tôi phát hiện thêm thông tin khiến tôi hết sức ngạc nhiên là có một làng quê Việt Nam, tất cả con gái độ tuổi xuân thì đều đi lấy chồng Hàn. Con trai làng này thì khó lập gia đình.
PV: Thời gian gần đây có thông tin cô dâu Việt lấy chồng Hàn bị bạo lực, bạo hành. Đây là những thông tin không tốt khi mà con gái Việt sang Hàn Quốc làm dâu. Bà đánh giá như thế nào về thông tin này?
Bà Kim Young Shin: Hiện nay, bạo lực gia đình với những gia đình Việt – Hàn tại Hàn Quốc theo thống kê là ít hơn so với phát sinh giữa người Hàn với người Hàn. Thống kê đưa ra, cứ ba cặp vợ chồng người Hàn với nhau thì có một cặp mâu thuẫn, đánh nhau hoặc ly hôn. Trong khi đó thì gia đình đa văn hóa họ sống hạnh phúc hơn nhiều.
Nhưng vì đây là kết hôn đa văn hóa, hôn nhân quốc tế giữa hai nước Việt – Hàn nên có bất kì sự việc xấu gì đều được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải. Còn thông tin về những gia đình đa văn hóa sống hạnh phúc thì ít được báo chí quan tâm đưa lên.
PV: Bà có “hiến kế” nào cho cô dâu Việt Nam muốn kết hôn với người Hàn Quốc lựa chọn được con đường đi đúng đắn nhất?
Bà Kim Young Shin: Chế độ hôn nhân quốc tế của Hàn Quốc phải thay đổi. Các chú rể khi muốn đăng kí kết hôn quốc tế phải làm bộ hồ sơ có tất cả thông tin về mình. Không chỉ thông tin trên giấy tờ mà cả những thông tin về hình ảnh, video. Ví dụ, nhà đang ở như thế nào, kinh tế ra sao, thậm chí chụp cả ảnh người thân trong gia đình… để cô dâu Việt biết rõ đối tượng mình sắp kết hôn.
Có thể lập ra website để những người muốn kết hôn quốc tế có thể đăng tải hình ảnh, thông tin của mình và tự làm quen trước khi đi tới quyết định về cuộc hôn nhân.
Tuy nhiên, nhiều cô dâu Việt Nam thông qua công ty môi giới kết hôn với người Hàn Quốc nhưng mục đích không phải kết hôn. Mà kết hôn, sang đó rồi họ bỏ trốn đi lao động bất hợp pháp kiếm tiền. Ở Việt Nam cũng cần có biện pháp để có thể loại trừ những người kết hôn với mục đích như thế.
Ở Việt Nam chưa cho phép công ty môi giới hoạt động. Họ muốn tìm cô dâu Việt nhưng không quảng cáo được nên phải qua một trung gian. Các trung gian này thường tìm các cô gái ở các vùng quê. Họ nhận tiền, tìm rể Hàn, dâu Việt một cách thiếu minh bạch.
Nếu Việt Nam cho phép các công ty môi giới hoạt động theo luật định và cấp giấy phép cho họ thì vấn đề này có thể giải quyết được. Việc giới thiệu phụ nữ Việt Nam sang làm dâu Hàn Quốc sẽ không phải qua đầu mối và minh bạch hơn. Theo tôi, như thế, những trường hợp đáng tiếc xảy ra như chồng giết vợ, li hôn, bạo lực gia đình… sẽ được hạn chế tới mức thấp nhất.
Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!


Đường dây 'tuyển vợ' cho người Trung Quốc

Ngày 11/1, Công an tỉnh Tây Ninh bắt tạm giam 9 nghi phạm liên quan đến đường dây buôn bán phụ nữ do Từ Thị Em (53 tuổi, ngụ Tây Ninh) cầm đầu.

Trước đó, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảnh sát hình sự phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) bắt quả tang Nguyễn Thị Châm (41 tuổi) cùng chồng Nguyễn Văn Hùng (42 tuổi, cùng quê Bắc Giang) đang làm thủ tục cho 3 phụ nữ Việt Nam và 3 người đàn ông ngoại quốc bay ra Hà Nội rồi xuất cảnh sang Trung Quốc. 
Mở rộng điều tra, cảnh sát bắt giữ Từ Thị Em và Nguyễn Thị Hiếu (53 tuổi), Nguyễn Bảo Chung (31 tuổi, con của Em), Nguyễn Thị Yêm (29 tuổi) và Nguyễn Trọng Nhân (28 tuổi, cùng ngụ Tây Ninh)... 3 người Trung Quốc và những cô gái đang chờ "xét tuyển" lấy chồng nước ngoài đã bị tạm giữ hành chính.
Theo nhà chức trách, đường dây của Em hoạt động hơn một năm. Vợ chồng Hùng - Châm thường xuyên "đặt hàng" của bà này rồi tìm cách dụ dỗ, bán các cô gái sang Trung Quốc với giá 33 triệu đồng một người.
Đến nay, nhóm này đã bán được 10 phụ nữ Việt Nam cho đàn ông Trung Quốc. Vụ việc đang được Công an Tây Ninh điều tra mở rộng.
Nguyệt Triều

Gia cảnh nghèo khó
Bà Trương Thị L., 79 tuổi, ngụ ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, Long An rất đông con, nhưng chỉ còn cô út là chưa lập gia đình. Cuộc sống của những đứa con đã lập gia đình đều rơi vào hoành cảnh khó khăn. Cô con gái út, tên là N.T.M (SN 1975), bị dị tật hở hàm ếch. Với bản tính hiền lành, chậm chạp nên đã 37 tuổi mà chị M. vẫn chưa có mối tình vắt vai, nói chi đến chuyện lập gia đình. Hai mẹ con ở trong căn nhà nhỏ, trên đất xóm giềng cho mượn tạm cùng lòng từ thiện của xóm giềng và tiền trợ cấp xã hội của chính quyền địa phương.

Bức ảnh cưới duy nhất để làm bằng chứng chị M. lấy chồng "ngoại quốc".
Vì khù khờ, chị M. bị kẻ xấu lợi dụng cưỡng hiếp đến mang thai và sinh được con trai. Khi con trai lớn, biết mình sinh ra trong hoàn cảnh nghiệt ngã đã bỏ đi biệt tích cho đến nay. Vì quá nghèo nên bà L. chưa có cơ hội đi tìm cháu ngoại.
Bà L có 2 đứa cháu ngoại (con riêng của chồng) là N.T.T và N.T.C. lấy chồng Trung Quốc. Tháng 4/2012, T. và C. về thăm cha mẹ ở ấp Sơn Lợi, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Trong chuyến "hồi hương" này, T. và C. dẫn theo 2 người đàn ông Trung Quốc. Ở một vùng quê nghèo, con gái được lấy chồng ngoại quốc thì cả gia đình, dòng họ hãnh diện, vì "made in.....ngoại quốc". T. và C. khoe đời sống sung sướng của các cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc một cách thái quá, rồi tỏ ra tốt bụng cho biết, mong muốn các cô gái quê nhà nhanh chóng đổi đời bằng cách lấy chồng Trung Quốc.
Lừa cả người nhà
C. nhanh chóng "môi giới" được vợ cho người đàn ông Trung Quốc, rồi họ nhanh chóng sang xứ người. T. ở lại kiếm vợ cho Xie Nanhe (SN 1972), ngụ ở thị trấn Thích Trung, TP. Long Nham, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Lý do cơ bản nhất khiến Xie Nanhe "ế" là trong một trận thư hùng kiểu giang hồ, bị chém mất 1 mảng sọ đầu. Hiện tại, Xie Nanhe rất "vui vẻ", có thể cười 24/24 giờ kể cả trời nắng hoặc mưa.
Thấy gia đình bà L. nghèo, T. liền tìm đến gợi ý. Bà L. gả cô M. cho Xie Nanhe, sẽ nhận được 25 triệu đồng. Nghĩ con gái mình vô duyên bất hạnh, bây giờ có cơ hội lấy chồng, mà lại là chồng nước ngoài nên bà L. gật đầu đồng ý liền. Anh chị của M. ngăn cản quyết liệt nhưng không được. T. nhờ thợ chụp ảnh cưới cho Xie Nanhe và chị M. để làm bằng chứng. Ngay hôm sau (22/5/2012), T. thuê ô tô đến nhà đưa chị M ra sân bay Tân Sơn Nhất. Linh tính cho biết mình sẽ nguy hiểm, chị M. trốn, về quê. Chị đi bộ suốt 3 ngày mới đến Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Một người chạy xe ôm tốt bụng, thương tình hỏi số điện thoại của người nhà chị M. rồi gọi điện báo tin.
Mấy anh chị của M. lập tức đi Củ Chi đón em gái về. Nhưng khi vừa về đến nhà thì T. xuất hiện tiếp tục dọa dẫm, ép lên xe ô tô. M. khóc lóc van xin ở lại. Trang đe dọa, muốn hủy bỏ "hôn nhân", bà L. phải trả lại 120 triệu đồng. Sợ quá, M. đành theo T. đi "làm vợ".
Người đưa tin sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Từ lời kêu cứu khẩn thiết của gia đình bà L., sau vài cú điện thoại, tôi đã liên lạc được với chị M. ở Trung Quốc. Qua điện thoại, tiếng khóc của chị thảm thiết: "Má ơi cứu con! Nó trói, bỏ đói, đánh, bắt uống nước tiểu... Đau quá má ơi! Con phải giấu điện thoại trong quần lót..".
Huyền Thoại



NGỌC TRINH * CHUẨN BỊ TẾT

Trái cây miền Tây chuẩn bị ra chợ Tết

Còn 2 tháng nữa mới đến Tết, nhưng tại vựa trái cây miền Tây, thương lái và nhà vườn đã chốt đơn hàng. Các loại trái cây chủ lực của chợ Tết đang được nhà vườn tất bật chăm bón, có loại đang chuẩn bị thu hoạch.
Vùng bưởi Năm roi ở Phú Hữu - Hậu Giang, nhiều nhà vườnđã cho thu hoạch bán cho thương lái.

Bưởi được chuyển từ trong vườn ra bờ kênh bằng xuồng. Nhà vườn bán bưởi sớm kỳ vọng giá tốt hơn so với giá bán cận tết.
Ngoài mặt hàng bưởi Năm roi truyền thống ở Hậu Giang, nhiều năm nay, các nhà vườn còn đưa ra thị trường khoảng bưởi hồ lô rất được ưa chuộng, với giá bán từ 700.000 -1,5 triệu đồng/cặp
Quýt hồng cũng là loại trái cây của miền Tây không thể thiếu của chợ Tết.

Vùng quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp đang hứa hẹn một mùa Tết bội thu.
Chôm chôm Chợ Lách - Bến Tre,

...nhãn xuồng cơm vàng ở Vĩnh Long cũng bắt đầu được cho thu hoạch bán trước tết.
Ở vùng cù lao Tân Lộc - TP. Cần Thơ, nhà vườn cũng tất bật thu hoạch mận An Phước.
Mãng cầu là loại trái không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết.
Xoài cát Hòa Lộc ở Đồng Tháp những ngày này thương lái đến tận vườn thu mua, với giá 28.000-30.000 đồng/kg.
Nhiều nhà vườn tranh thủ thu hoạch dưa hấu sớm, để có thể trồng thêm 1 vụ nữa bán vào dịp qua tết.

Dưa hấu xuống ghe để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Vùng trồng thanh long ở Tiền Giang cũng đang tất bật chăm sóc để bán vào dịp tết.

Cam soàn và cam sành hai mặt hàng cam được dự đoán hút hàng mạnh dịp tết này,  song nhà vườn ở Hậu Giang vẫn lo dội chợ rớt giá, nhiều vườn tranh thủ bán sớm.
Ngoài các loại cây ăn trái, chanh cũng là loại không thể thiếu.
Đu đủ kiểng cho trái vàng ở Sa Đéc là loại quả độc đáo được săn mua mạnh ở chợ Tết.
Ổi ruột hồng, giống mới phát triển ở ĐBSCL. Năm nay, mặt hàng này cũng góp mặt ở chợ Tết.
Ở làng khóm Cầu Đúc - Hậu Giang, thời điểm này hàng đã được thương lái chốt xong giá, chỉ còn chờ thu hoạch đưa ra chợ. Trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam, khóm (thơm) là loại không thể thiếu.
Ngọc Trinh

Thursday, December 5, 2013

TIN THẾ GIỚI

Bà Marie Harf


Mỹ 'không công nhận vùng phòng không'

 08:58 GMT - thứ năm, 5 tháng 12, 2013

Mỹ từng yêu cầu Trung Quốc hủy thiết lập ADIZ
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói Washington yêu cầu Bắc Kinh không thực hiện vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới thiết lập.
Bà Marie Harf có họp báo với giới phóng viên nước ngoài hôm thứ Tư 4/12 tại Washington DC sau khi Phó Tổng thống Joe Biden tới Trung Quốc.
Bà Harf lặp lại lập trường của Hoa Kỳ, rằng nước này "không công nhận vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới thông báo thiết lập".

Nữ phát ngôn viên này nói danh sách yêu cầu mà phía Trung Quốc đưa ra đối với các máy bay nước ngoài khi vào khu vực ADIZ là "không phù hợp với thực tế hàng không quốc tế".
Bà Harf cũng tuyên bố hành động của Trung Quốc "là hành động có tính khiêu khích cao" và có khả năng góp phần gây ra những tính toán sai lầm và sự cố trong khu vực.


         
Mỹ yêu cầu Trung Quốc hủy các yêu cầu thủ tục cũng như các đòi hỏi đã đưa ra.
Trong các cuộc đối thoại với lãnh đạo Trung Quốc, Phó Tổng thống Joe Biden cũng đã đề cập 'thẳng thắn' tới chủ đề ADIZ.
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Biden nói vùng phòng không của Trung Quốc đã gây quan ngại ở châu Á.
Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc khi tường thuật về phát biểu của Phó phát ngôn viên Mỹ cho rằng Mỹ đã "giảm giọng điệu".
Tờ China Daily nói thay vì đòi hỏi hủy ADIZ như trước, bà Harf chỉ nói Mỹ yêu cầu không thực hiện nó. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131205_us_china_adiz.shtml nó.
                 

               Ông Biden: Xung đột với Trung Quốc không phải không thể tránh được        

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Nguyên Triều tại Bắc Kinh, ngày 5/12/2013. Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Nguyên Triều tại Bắc Kinh, ngày 5/12/2013. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng tuy mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh là phức tạp và hai nước có những bất đồng thật sự, xung đột không phải là không thể tránh được. Ông Biden tuyên bố như thế ngày hôm nay trong ngày cuối của chuyến đi thăm Bắc Kinh trong chuyến công du 3 nước Á châu. Từ thủ đô Trung Quốc, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Chuyến công du Á châu trong tuần này của Phó Tổng thống Biden đã bị bao phủ bởi những mối quan tâm về việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông Trung Hoa, bao trùm quần đảo  mà Nhật Bản tuyên bố có chủ quyền.
Trung Quốc nói rằng vùng này được thiết lập để bảo vệ an ninh quốc gia và sẽ không ảnh hưởng tới tự do phi hành trong khu vực. Cho đến nay, Trung Quốc chưa can thiệp vào những chuyến bay trong vùng phòng không thường được gọi tắt là ADIZ mà họ tuyên bố thiết lập hồi tháng trước. Mặc dù vậy họ đã phái máy bay chiến đấu bay vào vùng này, làm tăng mối lo ngại về những vụ tính toán sai lầm trong không trung.

Cả ba nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên đều đã phái máy bay quân sự bay vào vùng này mà không lý gì tới những đòi hỏi của Trung Quốc là phải thông báo trước cho Bắc Kinh.

Vùng ADIZ là một trong những vấn đề chính mà ngày hôm qua ông Biden đã thảo luận tại cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


"Loan báo đột ngột của Trung Quốc mới đây về việc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới rõ ràng là đã tạo ra một sự bất bình đáng kể trong khu vực. Và trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi đã rất thẳng thắn khi trình bày lập trường kiên quyết của chúng tôi và những sự trông đợi của chúng tôi."
 
 Tuy trước cuộc họp ông Biden đã không công khai nói tới vấn đề này, nhưng ngày hôm nay ông đã phát biểu như sau với một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Kinh.
 
Ông Biden cũng cho biết những sự bất đồng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc không chỉ giới hạn trong phạm vi các vấn đề an ninh.
"Chúng tôi có rất nhiều sự bất đồng, và một số những sự bất đồng sâu sắc đối với một số những vấn đề đó vào thời điểm này là sự đối xử với các nhà báo. Nhưng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ mạnh hơn và ổn định hơn và có sức sáng tạo nhiều hơn nếu họ tôn trọng các quyền phổ quát của con người."
Vị phó tổng thống của Mỹ nói thêm rằng mặc dù mối quan hệ là phức tạp và những sự bất đồng là có thực, nhưng xung đột với Trung Quốc không phải là không thể tránh được. Ông nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ra sức hình thành một mối quan hệ mới giữa các cường quốc và sắc thái chính của quan hệ đó là hợp tác và xây dựng.
"Cạnh tranh mọi mặt và cạnh tranh kịch liệt khác với xung đột về bản chất. Thật ra, chúng tôi nhận thấy có sự quan tâm chung đáng kể về mặt an ninh. Một Á châu Thái bình dương an ninh và hòa bình tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế của toàn thể khu vực."
Sau khi rời Trung Quốc, ông Biden sẽ đến thăm Nam Triều Tiên, là nước cũng đã mạnh mẽ chỉ trích vùng phòng không mới của Trung Quốc. Seoul là chặng dừng chân chót trong chuyến công du Á châu của ông Biden.
http://www.voatiengviet.com/content/xung-dot-voi-trung-quoc-khong-phai-khong-the-tranh-duoc/1804060.html

Philippines: Sẽ phản đối nếu TQ lập vùng phòng không ở Biển Đông        
  • Việt Nam quan tâm về việc TQ lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông
  • Ông Biden: Xung đột với Trung Quốc không phải không thể tránh được
  • Đại sứ Trung Quốc: Bắc Kinh ‘có quyền’ thiết lập vùng phòng không ở Biển Ðông
  • Vùng phòng không của Trung Quốc: Phép thử cho biển Đông?
  • Ông Biden gặp Chủ tịch TQ, không công khai nói tới vùng phòng không
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn

  • CỠ CHỮ
    Chính phủ Philippines ngày 4/12 loan báo sẽ phản đối thông qua các kênh ngoại giao bất kỳ vùng nhận dạng phòng nào mà Bắc Kinh lập ra ở khu vực Biển Đông.

    Nhật báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời người phụ trách truyền thông của Văn phòng Tổng thống, ông Herminio Coloma, nhấn mạnh Manila quyết theo đuổi quyền tự do hàng hải tại vùng biển có tranh chấp cho dù đó là vận chuyển đường không hay đường biển, và không phận trên Biển Đông.

    Phát biểu của ông Coloma đáp lại tuyên bố của đại sứ Trung Quốc ở Philippines Mã Khắc Thanh hôm 2/12 nói rằng Bắc Kinh có quyền quyết định thời gian và địa điểm thành lập thêm một vùng nhận dạng phòng không mới sau tuyên bố về vùng phòng không ở Biển Hoa Đông hôm 23/11.

    Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng có nguy cơ Trung Quốc sẽ kiểm soát không phận ở Biển Đông.
    http://www.voatiengviet.com/content/philippines-se-phan-doi-neu-trung-quoc-lap-vung-phong-khong-o-bien-dong/1804298.html

    Việt Nam quan tâm về việc TQ lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông
                           
    Bản đồ vùng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Ðông.
    Bản đồ vùng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Ðông.
    CỠ CHỮ
    Việt Nam bày tỏ ‘quan tâm sâu sắc’ về các căng thẳng ở Biển Hoa Đông sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/12, Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Lê Hải Bình, cho biết Việt Nam ‘theo dõi với sự quan tâm sâu sắc các diễn biến tại khu vực Biển Hoa Đông’ và mong ‘các bên liên quan kiềm chế’, giải quyết bất đồng theo luật quốc tế thông qua các biện pháp hòa bình để ‘đảm bảo an ninh, an toàn cho các đường bay quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực.’

    Vùng phòng không mới thiết lập của Trung Quốc hôm 23/11 ở Biển Hoa Ðông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền một nhóm đảo nhỏ với Nhật, đã khơi lên phản ứng giận dữ từ các nước láng giềng trong khu vực và Mỹ.

    Khi được hỏi bình luận về khả năng Bắc Kinh thiết lập vùng ADIZ trên Biển Đông, nơi Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền, Phó phát ngôn Lê Hải Bình đã không trả lời trực tiếp mà chỉ lập lại tuyên bố chung của Hà Nội lâu nay rằng: ‘Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, không gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình.’

    Ông Bình cho biết vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông không ảnh hưởng tới các chuyến bay của Việt Nam qua khu vực vì ‘các chuyến bay đều được thông báo cho nhà chức trách của các quốc gia liên quan theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.’

    Trước những lo ngại rằng Trung Quốc có thể lập một vùng phòng không ở Biển Ðông, đại sứ Trung Quốc ở Philippines Mã Khắc Thanh hôm 2/12 tuyên bố Bắc Kinh có quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không trên biển ở một khu vực khác giống như đã làm ở Biển Hoa Ðông nhưng không nêu rõ hiện Trung Quốc có kế hoạch như vậy hay không.

    Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, không thể loại trừ khả năng này.

     

    Vén màn chính trị Bắc Hàn


    Cập nhật: 16:30 GMT - thứ tư, 4 tháng 12, 2013


    Anh hưởng của ông Chang Song-taek tới giới ưu tú của Bắc Hàn quá lớn khiến Kim Jong-un lo ngại?
    Báo cáo từ Nam Hàn ẩn ý rằng Chang Song-taek, nhân vật cao cấp lâu năm và đầy ảnh hưởng thân cận với các lãnh đạo Bắc Hàn, có thể đã bị tước bỏ vị trí phó chủ tịch Ủy ban Quân sự.
    Nếu tin này là đúng, bước phát triển này có thể cho thấy rằng Kim Jong-un, bị coi là lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, sau gần hai năm lên cầm quyền có lẽ đã trở nên tự tin hơn và bắt đầu chứng tỏ quyền năng cá nhân cũng như chính trị bằng cách ít bị lệ thuộc hơn vào các cố vấn lão làng thân cận với cha ông, Kim Jong-il.
    Cho tới giờ, chứng cớ về việc ông Chang bị cho nghỉ việc phần lớn dựa trên tuyên bố của hai thành viên cơ quan lập pháp Hàn Quốc sau một buổi cập nhật tin tức của Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS).
    Theo tìm hiểu của NIS, mặc dù được cho là dựa trên “nhiều nguồn tin”, rất nhiều trong số đó vẫn dựa trên phép loại suy từ các báo cáo về hai cố vấn thân cận của ông Chang bị hành quyết trước dân chúng vào tháng 11 do các tội liên quan tới tham nhũng.
    Đối lập với sự thay đổi các lãnh đạo cấp cao trước kia, chẳng hạn như lần bãi chức ông Ri Yong-ho, nhân vật cao cấp nhất của quân đội vào năm 2012, việc thay đổi vị trí của ông Chang vẫn chưa được xác nhận từ các nguồn quan chức Bắc Hàn, và cũng chưa có các báo cáo chứng thực từ truyền thông Trung Quốc.

    Kiểm soát tập trung


    Một nguyên do khác khiến ông Chang mất chức có thể vì sức khỏe bà Kim Kyung-hee ngày càng yếu
    Ảnh hưởng của ông Chang đến từ tuổi tác và kinh nghiệm. Vị trí cao cấp mà ông nắm giữ trong quân đội, đảng và bộ máy an ninh, và mối quan hệ của gia đình ông với triều đại Kim – do hôn nhân của ông với bà Kim Kyung-hee, em gái ông Kim Jong-il và là cô của nhà lãnh đạo đương thời.
    Nếu báo cáo của NIS là đáng tin (được khẳng định bởi ít nhất một phân tích gia cao cấp của ROK và là người từng đào tẩu từ Bắc Hàn), thì nó cho thấy một vài cách hiểu khác nhau.
    Ảnh hưởng của Kim Kyung-hee có thể đã giảm, một phần là do sức khỏe yếu, thế nên khả năng bà bảo vệ cho vị trí của chồng cũng bị giảm bớt.
    Chỉ mới mùa thu năm 2010 có ý kiến cho rằng bà Kim và chồng sẽ đóng vai trò người hướng dẫn cho Kim Jong-un, là người đương nhiên kế vị cha. Nhưng kiểu chế độ nhiếp chính này giờ đây có thể được thay thế bởi một hệ thống kiểm soát tập trung cụ thể hơn nhiều mà lãnh đạo mới đang tìm cách nhấn mạnh quyền lực độc tôn của mình.
    Ông Chang từng không được ưa chuộng trong quá khứ. Ông từng tạm thời biến mất trước công chúng giữa năm 2004 và năm 2006 do bị cáo buộc là khoe khoang của cải quá nhiều, và lần biến mất này có vẻ sẽ lâu dài.

    Cơ sở quyền lực

    Ông Chang thường được coi là nhân vật cải cách kinh tế và có thể việc ông mất chức báo trước sự đảo ngược trong cải cách kinh tế.

    Một giải thích nữa là vị lãnh đạo trẻ tuổi có thể đã tự tin hơn sau gần hai năm lên cầm quyền

    Tuy nhiên, Kim Jong-un đã đưa ra một loạt tuyên bố hùng hồn trước đại chúng, nổi trội nhất là vào tháng 4/2012, nhấn mạnh cam kết riêng nhằm cải thiện tình hình kinh tế, và khó có khả năng ông rời bỏ lập trường này.
    Ông Chang cũng có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, từng có chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 8/2012.
    Việc ông bị mất chức cũng có thể khiến Bắc Kinh khó chịu.
    Tại Bắc Hàn, sự trung thành là chìa khóa của ảnh hưởng cá nhân và sự sống còn. Nên khó cho rằng ông Chang đánh liều vị trí của mình trong quá khứ bằng cách tỏ vẻ ủng hộ Trung Quốc quá đà.
    Sự ra đi của ông lúc này này có thể phản ánh lo ngại từ phía Kim Jong-un (và những người gần gũi với ông) về sự đáng tin của ông Chang hay lo ngại rằng việc ông ta chiếm lấy tầm ảnh hưởng trong giới ưu tú cũng ngang như thiết lập một cơ sở quyền lực đối lập, thách thức quyền năng của ông Kim.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131204_chang_song_taek_analysis_north_korea.shtml

    TƯỞNG NĂNG TIẾN * CỘNG SẢN NÓI VÀ LÀM

    000_Hkg9064948-305.jpg  
    Nói vậy nhưng không phải vậy

    S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
    2013-11-15 Email
    Ý kiến của Bạn
    Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:

    Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người ;đảng nói “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầ̀y rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám, đục khoét tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?


    Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết mới: Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ trước:
    Trở về nhà trên xe của bộ Công an sau 18 tiếng "làm việc" cùng cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao Tuyên bố 258... Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé..."

    Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi, không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm nên dè chừng...??! Có một câu chuyện vui thế này: "Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"

    Tôi thực lòng không dám dở trò láu cá, mới (giả lả) khen Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"
    -Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội?  Phải chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng ào, lũ khốn nạn nào chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ  nói năng lạng quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá hà!

    Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:


    Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người ;đảng nói  “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?
    Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần cả chục năm vì tội “ tuyên truyền chống nhà nước.” Tù là phải. Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà còn chạm tới Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:
    Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ lòng trong đó có câu mẫu "Nó ở tù" để dạy ghép vần có nguyên âm u:"Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác".


    Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).
    Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:

    Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà rất nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin ông Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18x24 ông Hồ Chí Minh tặng bà với dòng chữ "Thân ái tặng thím Huỳnh" trước ngày ông lên đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của gia bảo...

    Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn trực tiếp điều khiển công việc đất nước.


    Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của chủ tịch nước... Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh(V.T.H. Sđd, 22 -24).
    Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:
    Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.

    Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến. [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminsre, CA: Người Việt, 2006)].
    tran-huynh-duy-thuc250.jpg

    Anh Trần Huỳnh Duy Thức. Courtesy of tranhuynhduythucofficial
    Sự “tán tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra khi nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người mà  “Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại loại này – theo nhà văn Phạm Đình Trọng:

    Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người tù Cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù Cộng sản.
    Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn Thất Tần, 32 năm (1946 - 1977), để lại trong nhà tù Cộng sản.


    Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm 1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?


    Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh.. chớ? Lòng nhân ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc VN cũng biết là ngụy tạo!
    Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí của mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh ... đang nằm sống dở chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” ?


    Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần trở thành truyền thống (cho cả đảng) và kéo dài cho mãi đến hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé..."


    Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư bản) ở VN đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần, 33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần ...với những tội danh hoàn toàn bịa đặt!


    Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam, xin đọc qua vài đoạn bài trong bài viết mới nhất (“Có hay không việc Trần Hùynh Duy Thức bị tra tấn?") của ông Trần Văn Huỳnh, sau  chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:


    ...  tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến…


    Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất thường diễn ra đối với Thức.  Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo cho gia đình?


    Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con mình được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh thần rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha già này không thể chịu đựng nổi.
    Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà sự minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải tin vào điều gì nữa.


    Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do cho Thức.
    Tháng 11/2013
    Trần Văn Huỳnh
    Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA

    No comments:

    Post a Comment