Pages

Monday, October 31, 2016

HÌNH ẢNH THẾ GIỚI = VĂN QUANG = NGUYỄN THIÊN THU* THE DIFFERENCES BETWEEN THE COMMUNIST LEADERS

nday, November 18, 2013

VOA * HÌNH ẢNH THẾ GIỚI

Thế giới qua ảnh ngày 18 tháng 11, 2013

Phổ biến ngày 18.11.2013
br>THỬ TÀI CHỤP ẢNH CỦA BẠN
Hãy gửi cho VOA những bức ảnh của bạn và ảnh của bạn có thể sẽ xuất hiện trong chuyên mục Thế giới qua ảnh của chúng tôi! Cách gửi ảnh.
Bấm vào đây để xem thêm.
1
Khói bốc lên từ thân ống khói của một nhà máy điện sử dụng khí đốt sau khi mặt trời lặn ở vùng ngoại ô thủ đô Minsk, Belarus.
2
Ứng viên Tổng thống Chile Michelle Bachelet vẫy chào người ủng hộ trong một buổi vận động tranh cử tại thủ đô Santiago. Bà Bachelet nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, mặc dù bà sẽ phải đợi đến vòng bỏ phiếu lần hai vào tháng sau để đóng dấu chiến thắng.
3
Quân nổi dậy thuộc Quân đội Syria Tự do dùng súng máy hạng nặng chiến đấu chống lại lực lượng chính phủ ở khu dân cư Salah al-Din thuộc thành phố Aleppo phía bắc Syria.
4
Một người đàn ông bám đầy bụi làm việc tại một mỏ vàng lộ thiên ở làng Lukingi trong vùng Mubende, khoảng 150 km về phía tây nam thủ đô Kampala của Uganda, ngày 17 tháng 11, 2013.
5
Núi lửa Sinabung phun tro nhìn từ làng Sibintun ở huyện Karo, Indonesia.
6
Tàu thám hiểm sao Hỏa MAVEN của NASA trên bệ phóng ở Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ. MAVEN bắt đầu cuộc hành trình 10 ngày trên sao Hỏa từ ngày 18 tháng 11 năm 2013 và sẽ thực hiện những đo đạc quan trọng về bầu khí quyển trên sao Hỏa để giúp các nhà khoa học hiểu được sự biến đổi khí hậu trong lịch sử của Hành tinh Ðỏ.
7
Dọn dẹp tuyết trên đường phố ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
8
Một chiếc xe chỏng chơ trên đống mảnh vỡ do lốc xoáy gây ra khi quét qua thành phố Washington thuộc bang Illinois, Mỹ, ngày 17 tháng 11, 2013. Một hệ thống bão di chuyển nhanh gây ra nhiều cơn lốc xoáy, giết chết ít nhất 5 người, làm bị thương khoảng 40 người và san phẳng phần lớn thành phố Washington như nó quét qua vùng Trung tây.
9
Một du khách đi qua hai hàng rào thép gai điện tại khu tưởng niệm Auschwitz-Birkenau nơi từng là một trại tập trung người Do thái ở Ba Lan.
10
Ban công tròn, đóng cửa kể từ năm 1920, và một cầu thang xoắn ốc mới, tại Phòng triển lãm tranh Quốc gia ở trung tâm London, Anh.
11
Các vị sư chuẩn bị thả đèn trời sau khi buổi lễ trong lễ hội Hoa đăng tại một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan, ngày 17 tháng 11, 2013.
12
Một người phụ nữ ở Nairobi, Kenya, hoàn tất một món đồ chơi động vật được làm từ những mảnh dép vứt đi
13
Lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ làm nhiệm vụ tại địa điểm xảy ra vụ tai nạn máy bay chở khách của Nga gần Kazan, thủ phủ nước cộng hòa Tatarstan , khoảng 720 km về phía đông thủ đô Moscow, ngày 17 Tháng 11, năm 2013.
14
Nông dân người Tamil ở Srilanka chở vỏ dừa ở Jaffna, cách thủ đô Colombo 400 km về hướng bắc.
15
Một giống nấm có tên khoa học là Amanita muscaria loại nấm mọc ở thành phố phía tây Thorigné- Fouillard của Pháp. Nấm này là một trong những loại nấm đặc trưng nổi bật nhất với mũ đỏ và những đốm trắng, nổi tiếng với tính độc của nó và khả năng gây ảo giác.
16
Cây thông Noel đẹp mắt được thắp sáng ở Los Angeles, bang California, Mỹ, ngày 17 tháng 11, 2013.:

VĂN QUANG * TẠI SAO DÂN TÔI KHỔ?





Tại sao dân tôi khổ thế này? (kỳ 1)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


VienDongDaily.Com – 14/09/2013
http://www.viendongdaily.com/tai-sao-dan-toi-kho-the-nay-ky-1-iSXkRVci.html

Trước hết mời bạn đọc một vở kịch ngắn của một độc giả trên tờ báo Người Lao Động ngày 4-9-2013 vừa qua. Vở kịch không có tên và tác giả có cái biệt danh rất lãng mạn là Ngấn Lệ Hoàng Hôn. Nghe cái tên này không thể đoán biết là nam hay nữ. Chỉ hiểu lơ mơ rằng đó là những giọt nước mắt khóc vào lúc hoàng hôn. Nhưng tất cả không quan trọng bằng ý nghĩa thật của nó. Mời bạn đọc ghé thăm màn kịch ngắn này:



- Kịch 1 màn. 1 nhân vật độc thoại.

Nhân vật vào vai thanh tra môi trường, bụng to như cái trống, lom khom lúi húi đếm cái gì đó trong phong bì, rồi cất vào túi và ngửng đầu lên, nhìn xuống sân khấu và nói, “Thưa các đồng chí, thưa bà con sở tại, môi trường ở đây tốt lắm! Các giếng nước rất ngọt và mát, đảm bảo chất lượng môi sinh và vi sinh. Không có dấu hiệu nhiễm độc nước ăn vì thuốc trừ sâu phế thải! Bà con yên tâm cứ xài nước thoải mái, và nếu cần thì bịt khẩu trang khi ngủ, cho nó … êm lỗ mũi, nhé. Xin chào tạm biệt, cuối năm chúng tôi sẽ lên kiểm tra tiếp, nhé”! Hạ màn! (Tác giả: Ngấn Lệ Hoàng Hôn)

Phim và kịch

Vở kịch ngắn tủn nhưng lại nói lên rất nhiều điều phải nói với bà con cô bác. Chắc chắn vở kịch không bao giờ được diễn nhưng nó lại có thật ngoài đời. Thường là như thế, cái có thật khó được phơi bày, cái không thật lại được phô trương rất náo nhiệt. Vở kích tuy ngắn tủn nhưng còn hơn nhiều cuốn phim VN bây giờ, mất hàng chục tỉ, khoe một lô chân dài, một loạt nhà cửa xe cộ choáng lộn, hàng chục anh hùng đường phố oánh lộn tung bừng, phóng xe gắn máy như điên và những cuộc tình vớ va vớ vẩn kiểu yêu đương “dở dăng dở đèn”… Phim chẳng ra phim, hài “rẻ tiền,” đôi khi thô tục, chẳng nói lên được điều gì.

 
Ngoài ra khi xem bất kỳ phim nào, khán giả cũng được hầu hết các đài dộng một đống quảng cáo vào mặt. Cứ chừng 10 phút lại một loạt quảng cáo dài lê thê. Có những màn quảng cáo lố bịch, xấu hoắc, ông bà chủ nhà thuốc nào đó thích lên ti vi, bèn làm quảng cáo thuốc bổ tì bổ thận, vợ chồng lên ti vi rao hàng. Mắt lé, da ngăm, miệng rộng, chân ngắn, nói dai, nói dài, nói dở… Vậy mà, nếu cứ tính trung bình, một ngày xem phim phải xem vài chục lần như thế, làm sao chịu nổi! Khán giả có cảm tưởng tốn tiền thuê bao bị các đài ép xem toàn quảng cáo! Chưa kể đến khi đang xem, màn hình bỗng tắc tịt không rõ lý do. Riêng đài K+ cứ mưa là nghỉ chơi, chỉ có cái thông báo “Tín hiệu thấp, xin xem lại đường truyền hoặc gọi số 19001592 để được hỗ trợ,” xem lại đường truyền hay gọi số ĐT cũng vô ích, chẳng giải quyết được gì. Người ta đành hậm hực tắt máy. Người thuê bao luôn chịu lép vế.


Quay lại với vở kịch không tên ngắn tủn của độc giả trên đây, độc giả đọc chơi còn thú vị hơn xem phim VN. Thật ra vở kịch chỉ thay cho một lời bình luận, ai cũng viết được, nó chỉ mang một “thể loại” khác hơn mà thôi. Vài động tác ngắn gọn, vài lời thoại giản dị mộc mạc, biểu hiện cho một nỗi phẫn nộ bởi thói gian lận, thói vô cảm, sự tha hóa lương tâm đang diễn ra trong cuộc sống. Nỗi đau, sự cô đơn làm nước mắt của người dân chảy dài trong buổi hoàng hôn của nền kinh tế, của cuộc đời nghèo đói bệnh tật. Đó là một thông điệp bằng nước mắt gửi tới những người có trách nhiệm. Thôi thì tạm lấy tên tác giả làm tiêu đề vở kịch, “Ngấn Lệ Hoàng Hôn” cho dễ nhớ. Nhưng vì sao lại có vở kịch này?

Người dân tự đi tìm chứng cớ
Nguyên do bắt nguồn vào ngày 26-8, hàng trăm người dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thuỷ và xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tự kéo nhau ra chặn chiếc xe tải bị nghi ngờ chở thuốc trừ sâu của Công ty CP Nicotex Thanh Thái đi “phi tang” trước khi có đoàn đến thanh kiểm tra công ty.

Để làm rõ sự thật, sáng ngày 30-8, hàng trăm người dân đã tràn vào phía trong khuôn viên của Công ty CP Nicotex Thanh Thái “khai quật” lên hàng chục phuy đựng hóa chất bị hoen gỉ chôn sâu dưới lòng đất. Nhiều gói thuốc bảo vệ thực vật nhãn hiệu Nitrin 100EC cùng với nhiều vỏ chai nhựa, nắp chai, vòng sắt gỉ cũng được tìm thấy.

Trong khi, toàn bộ gia đình dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, Yên Lâm đều sử dụng mạch nước nguồn ngay cạnh sát công ty để ăn. Gần 10 năm trời lại đây, tại các thôn xóm này đã có rất nhiều người mắc đủ thứ bệnh ung thư, tôi sẽ nói rõ ở đoạn sau.
Số người mắc bạo bệnh liên quan tới việc ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp thuốc trừ sâu trong lòng đất đã và sẽ còn gây ra ảnh hưởng tai hại nghiêm trọng chưa thể biết chắc chắn. Nhưng chắc chắn, sự “ô nhiễm” về tư duy, về ý thức, về lương tâm và cách hành xử ảnh hưởng tới sự an lành, an sinh của người dân, của Công ty Nicotex Thanh Thái, là quá rõ.


Sự cô đơn của người dân

Sau đó, người dân tràn vào cả khuôn viên công ty đào bới tìm kiếm “vật chứng” tội ác, nói lên một điều rất đáng buồn “người dân cô đơn quá” khi họ không thể trông chờ vào hành động tích cực nào của các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng bảo vệ cho quyền lợi, cho sự sống an lành của họ nên buộc họ phải tự cứu mình. Cái khẩu hiệu “vì dân” mà các bác hay lớn tiếng phát biểu, không biết đang cất giấu ở đâu?

Trước đó, người ta chưa quên vụ dân làng xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương), đã phải tự lập “chiến lũy,” đối đầu chống lại công ty Trường Khánh, chuyên sản xuất sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa, vì họ cũng cô đơn quá.
Giờ, đến lượt người dân các xã thuộc Cẩm Thủy, Yên Định lại đi theo con đường đau khổ của người dân huyện Kinh Môn.

Cô đơn, vì người dân các xã cho rằng, trong việc này, có dấu hiệu cơ quan chức năng bao che cho công ty, ngăn cản họ, dù họ phát hiện có tới 15 phuy hóa chất không rõ nguồn gốc còn bám đầy đất đỏ bên ngoài vỏ phuy, đang được công ty đưa đi tẩu tán.
Cô đơn hơn nữa, vì từ 15 năm nay, người dân đã kêu cứu. Nhưng dường như các cơ quan chức năng không nghe thấy gì hết.

Năm nào cũng đi kiểm tra, nhưng kiểm tra ngoài hàng rào


Để đến khi vụ việc vỡ lở, bùng phát dữ dội, mới thấy các cơ quan chính quyền các cấp, vội vàng lao vào cuộc. TừUBND tỉnh đếnPhòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương, sớm làm rõ những vi phạm của Công ty NicotexThanh Thái, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh. Nói là “sớm,” nhưng thật ra là quá muộn!
Tệ nhất, là năm nào Sở Tài Nguyên – Môi Trường (TN- MT) Thanh Hóa cũng đều có các đoàn lên kiểm tra mỗi năm một lần, nhưng lần nào cũng… báo trước. Và ông Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết, “Năm nào cũng thanh tra – kiểm tra, nhưng ngoài tường rào(!)” (Theo báo Lao động, ngày 4/9).


Tiêu hủy tốn kém nên cứ tự ý chôn lấp chất độc, ai chết mặc ai


Về sự tàn phá của chất thải này, hãy nghe ý kiến của ông Lâm Vĩnh Ánh (Cục Kỹ thuật, Binh chủng Hoá học- Bộ Quốc phòng):
“Việc tự ý chôn lấp nêu trên của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái sẽ gây nguy hại cho môi trường, nhất là khi gặp mưa chất độc sẽ phát tán ra môi trường xung quanh.

Nếu doanh nghiệp (DN) xử lý kỹ thuật rồi mới chôn lấp, thì việc làm đó phải được cơ quan chức năng biết và kiểm tra, đánh giá xem việc xử lý đến đâu, có đạt các tiêu chuẩn quy định không.Tuy nhiên, có thể do việc tiêu hủy theo đúng quy định chôn đốt khá tốn kém (khoảng 25-50 triệu đồng/tấn) nên DN đã “trốn” việc tiêu hủy theo đúng quy trình mà tự chôn lấp.”
Tất cả sự tha hóa của những kẻ tham nhũng, nhóm lợi ích, cho đến chuyện chôn lấp hóa chất độc hại, bất kể số phận, tính mạng người dân ra sao, cũng do sự tha hóa lương tâm của những kẻ có trách nhiệm.


Quan thanh tra nói như không có chuyện gì xảy ra


Liên quan tới việc Cty Nicotex Thanh Thái bị “tố” chôn hóa chất độc hại xuống đất gây ô nhiễm môi trường, chiều ngày 4/9, ông Trịnh Quốc Huy, Chánh thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa vẫn thản nhiên trả lời như không có chuyện gì xảy ra (?!).
Ông Huy cho biết, năm nào thanh tra chi cục cũng thành lập đoàn cùng với các cơ quan chức năng liên ngành đến thanh tra hoạt động của Cty Nicotex Thanh Thái. Kết quả mới nhất năm 2012 cho thấy công ty này không vi phạm chỉ tiêu nào được ghi trong giấy đăng ký hoạt động. (?)

Trái ngược với thanh tra chi cục bảo vệ thực vật, ông Lưu Trọng Quang, Phó Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết, năm 2012 qua kiểm tra, phân tích về không khí có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Nhưng Về mẫu đất, có một mẫu có 2 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. Lần kiểm tra ngày 18/3/2013, mẫu đất có chỉ tiêu Dimithoat vượt 1.2 lần; còn mẫu nước có 2 mẫu (1 mẫu nước ao và 1 mẫu nước hồ) vượt 3.3 lần chỉ tiêu TSS.

Bên cạnh đó, trong báo cáo giám sát môi trường năm 2012 đối với Cty Nicotex Thanh Thái có nhiều vi phạm như: Cty Nicotex Thanh Thái chưa có biện pháp xử lý chất thải nguy hại như: giẻ lau dính hóa chất, cặn bùn , vỏ thùng phuy, bao bì… theo đúng quy định. Chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đúng là ông nói gà bà nói vịt.


(Xem tiếp kỳ 2 đăng thứ Hai, 16/9/2013)

Tại sao dân tôi khổ thế này? (kỳ 2)


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
VienDongDaily.Com – 16/09/2013
http://www.viendongdaily.com/tai-sao-dan-toi-kho-the-nay-ky-2-77tS8v7q.html


(Tiếp kỳ 1 đăng thứ Bảy, 14/9/2013)

Đấu tranh tới cùng, dù là phải bán cả nhà để lấy kinh phí
Mặc dù đã được lấy mẫu xét nghiệm trước đó, tuy nhiên người dân vẫn phải “mòn mỏi” chờ đợi kết quả trong “vô vọng.”
Ngày mùng 4/9 họ lại được tận mắt chứng kiến lần thứ hai cơ quan chức năng vào lấy mẫu hóa chất độc hại đi xét nghiệm và nghi ngờ việc làm trên có nhiều “uẩn khúc.”

Dường như việc lấy mẫu lần hai của cơ quan chức năng đã làm cho người dân không còn tin tưởng. Do vậy họ đã tự bật nắp các thùng phuy được chôn dưới đất lên để lấy mẫu tự mang đi xét nghiệm, đồng thời lưu giữ mẫu để “phòng” đối chứng với mẫu của cơ quan chức năng đã lấy trước đó. Như vậy là nhà nước lấy mẫu xét nghiệm riêng và người dân cũng lấy mẫu đi xét nghiệm riêng. Người dân không còn tin tưởng vào những nơi gọi là “cơ quan chức năng” nữa!

Ông Lê Văn Tuấn, người dân ở đây cho biết, “Chúng tôi không làm như vậy thì sau này con cháu chúng tôi sẽ là người trực tiếp phải gánh chịu hậu quả do công ty gây ra. Và chúng tôi sẽ đấu tranh tới cùng, dù là phải bán cả nhà, đất để lấy kinh phí.”

Hàng trăm người dân dựng lều vây kín công ty


Sau nhiều ngày đào bới, người dân đã phát hiện được trên 20 thùng phuy chứa thuốc trừ sâu được chôn dưới lòng đất, trong khuôn viên Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái. Ngoài ra còn có hàng chục điểm được người dân “khai quật” lên có chứa nguồn nước độc hại, sặc mùi thuốc trừ sâu.
Quanh khu vực nhà máy, mùi thuốc trừ sâu bốc lên nồng nặc, không khí bị đầu độc nghiêm trọng bởi những thùng phuy đựng hóa chất được người dân đào bới lên.

Theo người dân nơi đây, trong khuôn viên công ty này hiện có hàng chục tấn thuốc trừ sâu được chôn dưới lòng đất. Đặc biệt công ty này lại nằm ở chân núi, từ nơi đây có rất nhiều mạch nước chảy thẳng về khu dân cư với hàng trăm gia đình dân đang sinh sống.
Bởi vậy, ngày 3-9, hàng trăm người dân ở các xã lân cận Công ty Nicotex Thanh Thái để giữ nguyên hiện trường nơi đã đào lên 1 lượng lớn hóa chất độc hại. Để tránh công ty tẩu tán thuốc sâu đi nơi khác và thay đổi hiện trường đào bới, người dân đã dựng lều lán thay nhau túc trực quanh công ty.

Chiều ngày 10/9, hàng chục người dân các xã bị ảnh hưởng mùi thuốc sâu quanh Cty Nicotex Thanh Thái đã lên núi tìm kiếm nơi công ty này chôn hóa chất, bất ngờ người dân phát hiện ra một số điểm ở các hang đá có đấu chai, vỏ nhựa và nắp của chai thuốc. Rải rác quanh đó còn tìm thấy nhiều chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đã cũ mục.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Công an Thanh Hóa đã kết luận Công ty Nicotex Thanh Thái đã thực hiện không đầy đủ tần suất giám sát môi trường, xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường (hệ thống xử lý nước thải) theo quy định, làm phát tán mùi hôi nồng khó chịu của thuốc trừ sâu ra môi trường; chưa có biện pháp xử lý bảo đảm phòng ngừa “sự cố” trong việc lưu giữ thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng…


Làng ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non, sẩy thai…


Như trên đã thông tin, nhiều người dân trong những thôn làng xung quanh Công ty Nicotex như: xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thuỷ) và Yên Lâm (huyện Yên Định, Thanh Hóa) hằng năm phải ăn, hít thở không biết bao nhiêu hóa chất độc hại vào người. Chính vì vậy mà con số mắc bệnh hiểm nghèo tăng lên chóng mặt. Người dân không ngần ngại đặt cho những xã sống quanh Cty Nicotex là “làng ung thư.”

Theo con số thống kê từ Trạm y tế xã Yên Lâm (huyện yên Định), trong vòng hơn 10 năm qua trở lại đây tổng số người mắc bệnh hiểm nghèo của xã đã lên tới con số 315 người gồm các bệnh như: ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non, sẩy thai…

Trong đó, số người mắc bệnh ung thư đã chết là 150 người, hiện tại đang còn hàng chục người mắc bệnh ung thư nằm chờ chết. Sẩy thai 20 người, còn lại là bị thần kinh, dị dạng, đẻ non.
Ông Đào Hồng Quyết, Trạm trưởng trạm y tế xã Yên Lâm cho biết: mỗi năm ở đây có đến cả chục người chết do ung thư, ông Quyết nói:

“Trong 3 xã giáp danh Cty Nicotex thì xã Yên Lâm là xa nhất, nhưng lại có số người mắc bệnh nhiều nhất vì nằm dưới khu vực hạ lưu của sông Mã nên nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng.”
Xã Yên Lâm có 10 thôn, tuy nhiên số người chết và mắc bệnh ung thư tập trung nhiều nhất là ở các thôn như: Cao Khánh 37 người; Thắng Long 38 người và Hành Chính 12 người…
Những người mắc bệnh ung thư hầu hết ở lứa tuổi từ 40 đến 50 với chứng bệnh như: ung thư dạ dày, phổi, gan, vòm họng. Nhưng những năm gần đây số người mắc ung thư ở lứa tuổi trẻ tăng lên rất nhiều.

Sống khổ hơn chết

Theo danh sách trong sổ của ông Quyết, phóng viên báo VN Net đến thăm gia đình chị Phạm Thị Ng. (21 tuổi) thôn Thắng Long.
– Chị Ng. bị căn bệnh ung thư tử cung hai năm nay, giờ chỉ nằm ở nhà chờ chết.
Cũng như chị Ng., còn có nhiều người trẻ khác mắc bệnh như: Lê Thị H (23 tuổi) ung thư vú; Đặng Thị Ng (22 tuổi); Lê Thị Tr (28 tuổi)…

– Cũng chung cảnh “làng ung thư” như xã Yên Lâm, ông Lê Viết Hùng, trưởng thôn Cò Đồm (xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thuỷ) cho biết, thôn Cò Đồm có 75 gia đình dân, với hơn 300 người. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây đã có gần chục người chết do ung thư. Còn số người đẻ non, dị dạng thì không thể đếm xuể. Đúng là cảnh sống khổ hơn chết.

– Chị Lê Thị Tân, thôn Cò Đồm cho biết, đứa con trai chị sinh ra được hơn một năm nhưng cháu không hề biết khóc thành lời, cũng không thể phát âm ra tiếng gì ngoài lắp bắp miệng. Chị Tân cho biết “Nhà tôi cách Công ty Nicotex qua một quả núi. Nhưng mùi thuốc sâu bốc lên nồng nặng, nhất là trời sương mù thuốc sâu càng đậm đặc. Có những hôm ăn cơm mà không thể nuốt nổi. Chúng tôi nghi ngờ nguồn nước ăn ở đây bị thẩm thấu qua khiến con tôi mới bị di chứng thế này”

Tại sao dân tôi khổ như thế này?


- Bà Đinh Thị Lương (61 tuổi), thôn Phong Mỹ, nhà bà Lương có 4 người, chồng bà đã chết do căn bệnh ung thư phổi (năm 2005). Người con dâu thì bị tai nạn, giờ chỉ còn bà và đứa con trai đang mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, chờ ngày về với ông bà tổ tiên. Bà Lương không giấu được những giọt nước mắt trên khuôn mặt già nua mỗi khi nhắc đến người chồng và đứa con trai đang nghi mang trong mình căn bệnh ung thư này.

Nhìn vào di ảnh của chồng, bà khóc như ai oán, “Tại sao gia đình tôi lại khổ đến như vậy. Chồng đã ra đi vì căn bệnh ung thư, giờ đây tôi cũng nằm chờ chết với bệnh ung thư vòm họng. Đứa con trai đang nghi ngờ bị ung thư, nhưng nó không dám đi khám vì sợ bị suy sụp tinh thần rồi không lo hậu sự được cho tôi khi tôi chết.”


Bà Lương cho biết, người dân ở đây khổ lắm. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là giếng khơi, làng lại nằm ở dưới hạ lưu sông Mã nên hóa chất độc hại của Cty Nicotex theo dòng nước chảy xuống ngấm vào nguồn nước.

Ông Đoàn Quang Tơn, y tá thôn Phong Mỹ cho biết, hiện nay thôn Phong Mỹ cũng có tới cả chục người đang mắc bệnh ung thư. Con số này không dừng lại ở đó, vì lẽ người dân không đi khám nên không biết mình mang bệnh. Chỉ đến khi bệnh nặng thì mới phát hiện là mình sắp chết.


Những di chứng do chất độc gây ra được bù đắp như thế nào?


Tôi tưởng không cần đưa ra lời bình luận nào thêm về thảm cảnh của những người dân đang sống khổ hơn chết của những thôn xóm được gọi là “làng ung thư.” Xin chuyển đến những người gọi là có trách nhiệm với nhân dân câu hỏi ai oán “Tại sao gia đình tôi khổ như thế này?.” Và một câu hỏi được đặt ra:
Sự việc trên sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ, những kẻ vi phạm sẽ bị xét xử. Ngoài ra, những người dân bị ảnh hưởng có thể kiện công ty này bồi thường vật chất về những thiệt hại mà họ đã và đang gánh chịu. Thế nhưng, những thiệt hại về tinh thần, những di chứng do chất độc đối với con người hiện tại và các thế hệ tương lai sẽ được bù đắp như thế nào?
Văn Quang (13-9-2013)

NGUYỄN THIÊN THU* THE DIFFERENCES BETWEEN THE COMMUNIST LEADERS

 
THE DIFFERENCES  BETWEEN THE COMMUNIST LEADERS
by  NGUYỄN THIÊN THU
Marx was a confidant philosopher, he always affirmed that his theory was  absolutely correct . Besides , Engels appraised him so much when he wrote:
This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.( 1 )

Formal logic itself has been the arena of violent controversy from the time of Aristotle to the present day. And dialectics has so far been fairly closely investigated by only two thinkers, Aristotle and Hegel. But it is precisely dialectics that constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another ( 2) 

Natural Science is an exact science, but philosophy, literature and religion are  the Social Science. Nobody cannot deny the laws of science , on contrary, there are many discords  in politics, religion and philosophy.   It is the same in the Communist world, a lot of communist leaders didn't   follow exactly Marx, even they betrayed Marx. Milovan Djilas  criticized  Marx's dialectic of nature :
In the history of human thought  it would be difficult  to find anything more nonsensical  than the Marxist doctrine on the  dialectic of nature ; yet for all that , it has , by supplementing Marxist ideology , played a tremendous role  in social struggles This could well  lead one to take a rather dim view of human being and their intelligence. (3)
 
I. PROLETARIAT  AND  PEASANT 

Karl Marx  focused on the modern capitalism and proletariat.  The Industrial Revolution was the transition to new manufacturing processes in the period from about 1760 to sometime between 1820 and 1840.  It began in England and within a few decades had spread to Western Europe and the United States.
In 1848,  Marx wrote the Communist Manifesto , the capitalism and the proletariat  were developing. But at that time, the intellectuals established the Communist Party and Karl Marx and Engels wrote the "Communist Manifesto".  In this manifesto, he wrote:"In countries like France, where the peasants constitute far more than half of the population".(4)  

Thus, Marx realized that the peasants were the majority but he forgot them, he only focused on the proletariat class.In common sense, proletariat is the lowest or one of the lowest economic and social classes in a society. In ancient Rome the proletariat consisted of the poor landless freemen. It included artisans and small tradesmen who had been gradually impoverished by the extension of slavery. But in Marxism, proletariat class is only the working class.  Engels defined that: by proletariat, the class of modern wage laborers who, having no means of production of their own, are reduced to selling their labor power in order to live.(5)
Marx proclaimed:" Of all the classes that stand face to face with the bourgeoisie today, the proletariat alone is a genuinely revolutionary class ( 6)  while  he criticized the middle class including the peasants: The lower middle class, the small manufacturer, the shopkeeper, the artisan, the peasant, all these fight against the bourgeoisie, to save from extinction their existence as fractions of the middle class. They are therefore not revolutionary, but conservative. Nay, more, they are reactionary, for they try to roll back the wheel of history.(7)
Although realized the important role of the peasants in the revolution when he said:
Today the question of the peasant movement has become vital not only in the theoretical but also in the most direct practical sense. We now have to transform our general slogans into direct appeals by the revolutionary proletariat to the revolutionary peasantry. The time has now come when the peasantry is coming forward as a conscious maker of a new way of life in Russia. And the course and outcome of the great Russian revolution depend in tremendous measure on the growth of the peasants’ political consciousness (8),  Lenin still followed Marx strictly to highlight the workers.

In China and in Vietnam, at the beginning of the XXth century, the force of capitalism and the proletariat were still weak.According to Đào Duy Anh, under  French colonial rule, Vietnam had 150.000 workers (9).According to Nguyễn Thế Anh,  before 1945, Vietnam had 200.000 workers including children.(10)

Thus, the force of workers in Vietnam under  French colonialism occupied about 1% the population. The force of workers in China, Russia might be the same. In China, the farmers  comprised  far more than half of the population.  Mao Zedong recognized  the power of the farmers,  he  promoted both farmers and workers , so both of them became allies in the Chinese Communist Party.
After Mao Zedong died,  Dèng Xiǎopíng returned to Capitalism with  the market economy. Jiang Zemin came to power following the Tiananmen Square protests of 1989, replacing Zhao Ziyang as General Secretary of the Communist Party of China.  Jiang Zemin presented his Three Represents theory at its Sixteenth Party Congress in 2002."Three Represents" refers to what the Communist Party of China currently stands for.
That is:
It represents the development trends of advanced productive forces.
It represents the orientations of an advanced culture.
It represents the fundamental interests of the overwhelming majority of the people of China.(11)


His theory is very obscure. But in fact, Jiang Zemin abandoned Marx and Mao, and replaced workers and farmers with businessmen and intellectuals. But businessmen and intellectuals are the red capitalists, the family members of the Chinese  communist leaders.

Marx, Lenin, Stalin, Mao Zedong and Hồ Chí Moinh emphasized the workers, but in fact workers and peasants became their victims. With their command economy, they created  Five year plans, Ten year plans to serve  their ambition of rapid industrialization and collectivization of agriculture. However, these efforts often led to less efficient production, ensuring that mass starvation swept the countryside.
In a word,  Communists took advantage of farmers and workers, they killed them, tortured them  and exploited them. When their people , especially the workers and peasants lived in misery, they became the red capitalists enjoyed a splendid life. They betrayed their country and their people. They were the liars.

II.  THE CLASS STRUGGLE
 
Karl  Marx came out with the theory of class struggle, hence many people followed him and praised him so much. Although he was maltreated after the Nhân Văn Giai Phẩm movement in 1956, Trần Đức Thảo wrote:" the class struggle perspective is correct and fundamental. " (12)
 
 Many philosophers and communists in the world respected Stalin, especially Mao Zedong and Hồ Chí Minh. But  everything changed when Khrushchev gave a speech entitled, "On the Personality Cult and its Consequences," concerning Stalin on 25 February 1956  to a closed session of the Twentieth Party Congress of the Communist Party of the Soviet Union. Khrushchev thoroughly shocked his listeners by denouncing Stalin's dictatorial rule and his cult of personality as inconsistent with Communist and Party ideology. After De-Stalinization, Khrushchev launched a lengthy series of reforms. Those reforms were called revisionism.

Khrushchev’s revisionism refers to claims by Soviet leader Nikita Khrushchev that:
• Socialism can be brought about by peaceful, constitutional means within capitalist democracies.
• Socialist and capitalist countries can coexist peacefully.

 The term "revisionism" has been used in a number of different contexts to refer to a number of different revisions (or claimed revisions) of Marxist theory but all kinds of revisionism have the same aim to criticize Marxism.

 In the late 19th century, revisionism was used to describe democratic socialist writers such as Eduard Bernstein (12) and Jean Jaurès, who sought to revise Karl Marx's ideas about the transition to socialism and claimed that a revolution through force was not necessary to achieve a socialist society. The views of Bernstein and Jaurès gave rise to reformist theory, which asserts that socialism can be achieved through gradual peaceful reforms from within a capitalist system.

 In the 1920s and 1930s, the International Left Opposition led by Leon Trotsky, which had been expelled from the Communist International, accused the leadership of the Comintern and Soviet Union of revising the internationalist principles of Marxism and Leninism in favor of the aspirations of an elite bureaucratic caste which had come to power in the Soviet Union.

The Trotskyists saw the nascent Stalinist bureaucracy as a roadblock on the proletariat's path to world socialist revolution, and to the shifting policies of the Comintern, they counterposed the Marxist theory of Permanent Revolution. The Soviet authorities, meanwhile, labeled the Trotskyists as "revisionists" and eventually expelled them from the Communist Party of the Soviet Union, whereupon the Trotskyists founded their Fourth International.

In the 1940s and 1950s within the international communist movement, revisionism was a term used by Stalinists to describe communists who focused on consumer goods production instead of heavy industry; accepted national differences instead of promoting proletarian internationalism; and encouraged liberal reforms instead of remaining faithful to established doctrine. Revisionism was also one of the charges leveled at Titoists as punishment for their pursuance of a relatively independent form of communist ideology, amidst a series of post-World War 2 purges beginning in 1949 in Eastern Europe by the Soviet administration under Stalin.

 After Stalin's death a more participatory, more democratic form of socialism became briefly acceptable in Hungary during Imre Nagy's government (1953-1955) and in Poland during Władysław Gomułka's government, containing ideas that the rest of the Soviet bloc, and the Soviet Union itself, variously considered revisionist, although neither Nagy nor Gomułka described themselves as revisionists, since to do so would have been self-deprecating.
Following the 1956 Secret Speech that denounced Stalin, many communist activists, astounded and disheartened by what they saw as the betrayal of Marxist-Leninist principles by the very people who had founded them, resigned from western communist parties in protest. These quitters were sometimes accused of revisionism by those communists who remained in these parties, although some of these same loyalists also shortly thereafter split from the same communist parties in the 1960s to become the New Left "anti-revisionists", indicating that they, too, were disillusioned by the actions of the Soviet Union by that point in time.

Most of those who left in the sixties started aligning themselves closely with Mao Zedong as opposed to the Soviet Union. E. P. Thompson's New Reasoner was an example.In the early 1960s, Mao Zedong and the Communist Party of China revived the term revisionism to attack Nikita Khrushchev and the Soviet Union over various ideological and political issues, as part of the Sino-Soviet split. The Chinese routinely described the Soviets as "modern revisionists" through the 1960s.(Wikipedia).
In the years 1960, a lot of Vienamese communists adopted the revisionism of Khrushchev with the hope that Socialist and capitalist countries can coexist peacefully and North Vietnam and South Vietnam could live in peace.(Wikipedia- Revisionism)

Khrushchev's party colleagues, Mao Zedong, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ attacked The Modern Revisionism  but in the World War II, Stalin and Mao cooporated with the USA, and Dèng Xiǎopíng
opened China to foreign capitalists' investment. So do the Vietnamese communists.

V. FIVE STAGES OF  HUMAN KIND
 
 Marx divided fives stages in the history of humankind:
- Primitive Communism
- Slave Society
- Feudalism
- Capitalism
- Socialism
Marx demanded a certain, "inevitable" path, a "law of history" that would demonstrate the absolute inevitability of history's reaching its final glory in a communist society. In the Communist Manifacto, he said:" What the bourgeoisie therefore produces, above all, are its own grave-diggers. Its fall and the victory of the proletariat are equally inevitable "(14)


Marx is wrong because of many reasons:
(1). Five stages are avoidable and unecessary.
Until today, there are many tribes living in the forests. In some countries, feudalism coexisted with capitalism.  Communism couldn't conquer  France, England, Autralia, Canada, and the USA. In those countries, Capitalism coexisted with Proletariat.  Capitalism lasts long than communism because the fall of East Europe and USSR at the end of XXth century.

(2). Marx's affirmation of five stages is  contrary to his Dialectical and Historical Materialism.

Dialectics holds that nature is not a state of rest and immobility, stagnation and immutability, but a state of continuous movement and change, of continuous renewal and development, where something is always arising and developing, and something always disintegrating and dying away.
Engels said: "All nature, from the smallest thing to the biggest. from grains of sand to suns, from protista (the primary living cells – J. St.) to man, has its existence in eternal coming into being and going out of being, in a ceaseless flux, in unresting motion and change (15)

 All nature  changes why communism doesn't change? Something is always arising and developing,why communism is worse than capitalim?
Lenin  was  Marx's discipline but he didn' follow strickly his master when Lenin advocated that countries can move on communism without the development of capitalism. Thus, Lenin proved that people can make history, history is a pruduction of human mind,  hence history is not the materialist law. If we can abandoned the stage of capitalism, we also can abandon communism. Communism is evitable! So  Marx's fives stages of history were also production of his imagination, not the law of history.

Moreover, Lenin divided the stage of communism into two phases: socialism and communism. Thus, are there five stages or six stages of history of human development?

In a word, Marxism is  a wrong theory, therefore many people criticized it, even the communist leaders.



Although trying to change USSR with the policy of Perestroika  and Glasnost , at last Gorbachev gave up, he said:"
“We have retreated from the perennial values. I don't think that we need any new values. The most important thing is to try to revive the universally known values from which we have retreated.

As a young man, I really took to heart the Communist ideals. A young soul certainly cannot reject things like justice and equality. These were the goals proclaimed by the Communists. But in reality that terrible Communist experiment brought about repression of human dignity. Violence was used in order to impose that model on society. In the name of Communism we abandoned basic human values. So when I came to power in Russia I started to restore those values; values of "openness" and freedom.” ( Wikipedia)

President Boris Yeltsin also proclaimed": You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long. Communists are incurable, they must be eradicated.
The sayings of the most famous  communist leaders in USSR are the grace shots given to the communism at its last day

____

(1).Engels.Preface to the Third German Edition of The Eighteenth Brumaire of Louis Bonapart.
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1885/prefaces/18th-brumaire.htm
(2). Engels.On Dialectics (1878)http://www.marxists.org/archive/marx/works/1878/05/dialectics.htm
(3). Milovan Djilas .Unperfect Society Beyond the New Class.Harcourt Bruce& World, NewYork, 1969, 83.
(4).Communist Manifesto Part III,
(5). Communist Manifesto. Note by Engels - 1888 English edition.
(6). Communist Manifesto I
(7). Communist Manifesto I
(8).Lenin. The Proletariat and the Peasantry- http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1905/nov/12.htm )
(9). Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Quan Hải Tùng Thư, Huế.1938. 68.

(10). Nguyễn Thế Anh.Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, Saigon. 1970, 256
(11). What Is "Three Represents" CPC Theory?  .http://www.china.org.cn/english/zhuanti/3represents/68735.htm
(12).Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người Xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 122.
(13).Eduard Bernstein (6 January 1850 – 18 December 1932) was a German social democratic political theorist and politician, a member of the Social Democratic Party (SPD), and the founder of evolutionary socialism and revisionism. Bernstein had held close association to Karl Marx and Friedrich Engels, but he saw flaws in Marxist thinking and began to criticize views held by Marxism when he investigated and challenged the Marxist materialist theory of history.[1] He rejected significant parts of Marxist theory that were based upon Hegelian metaphysics; he rejected the Hegelian dialectical perspective.(Wikipedia)
 (14). Comminist Manufacto, part I.\
(15). Marx and Engels, Vol. XIV,  p. 484.)

NGUYỄN THIÊN THỤ * SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TƯ TƯỞNG GIA CỘNG SẢN

                      


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TƯ TƯỞNG GIA CỘNG SẢN 

 Marx tự hào rằng chủ nghĩa Marx là một khoa học nghĩa là tất cả gì Marx nói là hoàn toàn đúng không ai có thể cãi được. Thí dụ ngày xưa người ta  nói trời tròn đất vuông, mặt trời chạy quanh trái đất. Ai cũng thấy là mặt trời sáng mọc phương đông và tối lặn ở phương tây. Nhưng đó là nói  theo cảm tính, theo cái nhìn sai lầm  của con mắt mình. Khoa học chứng minh rằng  mặt trời là định tinh, nghĩa là đứng một chỗ , còn trái đất là hành tình, nghĩa là quay xung quanh mặt trời.

Nay thì ai cũng công nhận điều này đúng, không thể có ý kiến khác. Một thí dụ nhỏ nữa, các nhà khoa học nói rằng nước sôi ở trăm độ, dù ở châu Âu hay châu Á, nước vẫn sôi ở trăm độ,  không ai dám nói nước sôi ở 90 độ hay 80 độ. Nói theo cảm tính là sai, vì chủ quan, còn khoa học là đúng vì có chứng minh, kiểm nghiệm.
Engels ca tụng Marx, nghĩa là ca tụng ông và chủ nghĩa duy vật của hai ông. Ông nói rằng triết học Marx là khoa học, triết học Marx như là dầu Nhị Thiên Đường chữa bách bệnh; thuyết lý của Marx là thuyết lý khoa học, định luật khoa học. Ông nói:
This law, which has the same significance for history as the law of the transformation of energy has for natural science.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)

Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)

Engels nói như vậy là chẳng hiểu gì về khoa học. Không có định luật nào là chung cho các khoa học huống hồ chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Và Marx cũng như Engels quá tự hào và chủ quan vì triết học Marx cũng chỉ là một khoa học nhân văn, không phải là khoa học thuần túy.
Chủ nghĩa Marx không phải là khoa học như Marx quả quyết vì có nhiều lý thuyết gia cộng sản cãi lại lời Marx. Họ là những lãnh tụ cộng sản, không phải là phản động hay kẻ địch xuyên tạc Marx. Và họ cũng không phải là những kẻ ngu si, không hiểu gì Marx mà nói bậy. Điều này cho thấy chủ nghĩa Marx cũng là một loại học thuyết như trăm ngàn học thuyết khác  chỉ có giá trị tương đối mà thôi,  cũng  bị cải biên, suy thoái, mất bản săc buổi đầu , bị phê phán và chống đối. Còn khoa học thì có giá trị tuyệt đối tuy rằng một số vấn đề khoa học theo thời gian cũng bị đào thải, hoặc sửa đổi.

I. CÔNG NÔNG

 Marx viết Tuyên Ngôn Cộng sản năm 1848, lúc này giai cấp tư sản mới manh nha và giai cáp công nhân cũng non kém. và họ là những nông dân bỏ ruộng đồng ra thành thị xin việc làm. Cách mạng công nghiệp mới phát triển tại Anh, còn toàn cầu vẫn là những quốc gia nông nghiệp. Chính Marx thú nhận điều này trong bản Tuyên Ngôn Cộng sản:"
" Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số"(1)

  Thế mà chỉ một đám nhỏ, không phải là công nhân mà là trí thức, con nhà tư bản, địa chủ, phú hào tụ họp tại Luân Đôn thảo ra Tuyên Ngôn Cộng sản. Bọn họ có tài thật, từ một bóng ma, họ tuyên truyền cổ vũ khiến cho bóng ma này thành một lực lượng toàn cầu!
Lúc Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản đề cao giai cấp công nhân trừ nước Anh  đi đầu tiên trong việc phát triển khoa học còn các nước khác vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu, đa số dân chúng vẫn là nông dân. 
 Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (2). Theo Nguyễn Thế Anh , lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:


1905
1930
1938
Công nhân mỏ
5.000
53.240
54.950
Công nhân kỹ nghệ và thương mãi
12.000
86.624
61.025
Công nhân nông nghiệp

81.188
70.000
Tổng số

221. 052
185.975


Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( 3)

Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản . Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn. Hơn nữa cuộc cách mạng này không phải do Lênin và Bolchevich lãnh đạo mà do toàn dân đa số là nông dân. Cách Mạng Nga xảy ra hai lần.  Tháng 2/1917, đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga tổng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng, thành lập nên Nhà Nước Dân Chủ Cộng Hòa Nga, do hoàng thân Lvov cầm đầu chính phủ  Lúc này Lenin ở nước ngoài, Trotsky và đồng đảng Bolshevishs tuyên truyền phản chiến khiến binh sĩ bỏ ngũ cho nên chính phủ suy yếu . Tám tháng sau, tức Cách mạng tháng mười, hầu hết các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Bolshevik của Đảng Công Nhân Xã Hội do Lenin lãnh đạo loại trừ, cùng chuyển thể Đảng Xã Hội này thành Đảng Cộng Sản. Lúc này số công nhân còn it thì tư bản vẫn còn it, không phải là một lực lương đe dọa giai cấp vô sản. Vô sản không có, tư bản không có, như vậy là Marx suy diễn, thêu dệt cho thế giới nổi lên cuộc chém giết theo cái đầu óc điên cuồng của ông trong chủ trương " đấu tranh giai cấp" của ông.
Marx đề cao công nhân, nhưng Mao Trạch Đông thấy rõ vấn đề hơn nên đã trung dung mà nêu khẩu hiệu công nông đoàn kết. Công nhân chỉ là 1/100, còn tại nhiều nơi, nông dân chiếm 90%, cần phải đề cao nông dân trong  cuộc kháng Nhật và việc cướp quyền.  Công nhân các nước cộng với cộng sản chỉ có vài chục ngàn, không phải là đa số. Cộng sản lợi dụng lòng yêu nước, dùng  tuyên truyền giả dối và thủ đoạn khủng bố man rợ mà  thành công.

  Ngay tại Anh, thành thị mở rộng, hãng xưởng  phát triển, nhưng công nhân không phải từ trên trời rơi xuống. Họ là những nông dân bỏ ruộng đồng ra thành phố tìm việc. Cái tâm lý họ, tinh thần của họ vẫn là nông dân. Marx cho rằng giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng nhất nhưng bản chất vẫn là nông dân có khác gì nông dân mà bảo họ có tinh thần cách mạng? Tại Việt Nam, bọn cộng sản phải giả làm công nhân mà khich động họ theo cộng sản, biểu tình và phá hoại. Nếu không tuyên truyền, đem thủ đoạn dụ dỗ và khủng bố thì chẳng ai theo. Giai đoạn đầu không có vô sản mà là trí thức. Đỗ Mười,  Võ Chí Công ,Trần Quốc Hoàn ...chỉ theo cộng khi cộng đã mạnh. Các nước khác cũng vậy. Công nhân chỉ theo công sản giai đoạn sau và cộng sản chỉ lợi dụng " vô sản" để họ thành giai cấp thống trị.

Sau cuộc lật đổ chính quyền, các lãnh tụ cộng sản theo Marx  giết hại tư sản, tịch thu tài sản tư sản nhưng tư sản đâu có nhiều, cho nên Mao, Hồ phải đem trung nông, phú nông, đôi khi là bần nông lên làm địa chủ để mà đấu tố và giết hại. Theo Trung cộng, địa chủ chiếm 5% dân số. Trong khoảng 1954, nếu ngoài Bắc có khoảng 20 triệu dân thì một triệu dân là địa chủ.Một triệu địa chủ cộng thêm vơ con, nếu mỗi gia đình có ba con, vị chi  năm triệu người đau khổ...

Nhưng lý thuyết trọng công nhân  của Marx đã bị Mao phủ nhận, rồi sau này Giang Trạch Dân sửa đổi.  Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên làm "hoàng đế", ông nhận thấy kinh tế Marx Lenin sai lầm, chỉ hại dân tốn của nên đổi sang kinh tế tư bản, tức kinh tế thị trường. Kinh tế tư bản quả nhiên hiệu nghiệm, nó giúp hàng triệu đảng viên thành địa chủ tư bản. Địa chủ, tư bản lúc này chính là cộng sản, không phải là kẻ thù của nhân dân. Họ không phải là kẻ thù mà lại là lãnh tụ của đảng cộng sản Trung Quốc. Tình thế đã đổi thay cho nên Giang Trạch Dân đã sửa cương lĩnh đảng và luật lệ Trung Quốc.  

Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết Ba đại diện, thì giai cấp tư sản cùng công nông là ba thành phần quan trọng của đảng Cộng sản. Giang Trạch Dân nêu lên thuyết ba đại diện và nay, trong quốc hội Trung cộng đã có vài trăm tỷ phú và triệu phú, vậy vô sản đi đâu rồi hỡi đảng vô sản? Nếu có mặt họ, thì được bao nhiêu mống? Đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã bỏ Marx Lê và Mao vào sọt rác nhưng vẫn theo đường lối cai trị của cộng sản, vẫn treo cờ cộng sản vì ông nhận thấy chính sách bá đạo của cộng sản giúp ich cho ông cai trị Trung Quốc với bàn tay sắt. Nhưng một khi  hạ tầng cơ sở là kinh tế tư bản thì thượng tầng kiến trức cộng sản có thích hợp không? Nay Trung Quốc phải thay đổi kinh tế và chính trị, có thành công không?

Nói tóm lại việc Marx đề cao giai cấp công nhân là một điều dối trá vì công nhân chỉ là kẻ bị lợi dụng. Công nhân chẳng thích cộng sản, chỉ trừ công nhân các nước nghèo đói, mất độc lập, nhưng sự thành công tại châu Á là do lòng yêu nước của nhân dân mà đại đa số là nông dân. Công nhân tại các nước tư bản không theo cộng sản. Cộng sản đã thất bại tại các nước công nghiệp mà nơi đây giai cấp công nhân rất lớn mạnh.
 
II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP:

Marx đưa ra thuyết đấu tranh giai cấp nhiều người thán phục trong đó có Trần Đức Thảo. Sau 1956, ông bị cộng sản trị tội tham gia Nhân Văn GIai Phẩm,  ông nhận thức rằng lối lý luận cộng sản là lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân, ông vẫn ca người  chính sách tàn bạo của cộng sản khi ông viết :" Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. "  (4)

Chính sách đấu tranh giai cấp và chủ trương sắt máu của vô sản chuyên chính của Stalin đã  bị Trotsky chống đối vì cho là quá tàn nhẫn. Chính sách đấu tranh giai cấp của Marx lại bị Khruschev loại bỏ khi ông tố cáo tội ác Stalin và hô hào xét lại. Nội dung chủ nghĩa xét lại hiện đại là phê phán chủ nghĩa cộng sản độc tài, tàn bạo, hô hào bỏ đấu tranh giai cấp, tư bản cộng sản sống chung hòa bình. Đi xa hơn, Khrushchev chủ trương hai miền Nam Bắc Việt Nam hòa bình(5)
Lý thuyết sống chung hòa bình này bị đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam phản đối. Nhưng chính Stalin, Mao Trạch Đông đã sống chung hòa bình trong đệ nhị thế chiến. Và sau này, Trung Cộng và Việt Cộng cũng giao thương với tư bản mặc dầu vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.
 Milovan Djilas  nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(Unperfect Society Beyond theNew Class, 83)

Thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân, luật thừa kế , chính sách kinh tế thị trường, giao thương với tư bản đã là những phát đại bác bắn vào thành trị cộng sản mặc dầu Trung Quốc, Việt Nam vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.Cuôc vùng dậy của dân Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XIX  đã đạp đổ thần tượng Marx Engels, Lenin và Stalin. Cộng sản nay chỉ còn tàn dư tại Trung Quốc Việt Nam. Chừng ấy sự kiện lịch sử đã cho thấy nhiều triết gia cộng sản đã it nhiều phủ nhận Marx, và triết thuyết Marx là một chủ thuyết sai lầm và thất bại

III. NĂM GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
 
 Marx cho rằng xã hội loài người phát triển theo năm giai đoạn mà giai đoạn cộng sản là tất yếu. Điều này hoàn toàn sai vì khi Marx viết Tuyên Ngôn cộng sản, có nhiều bộ lạc sống trong rừng, không thay đổi gì cả. Và cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn có nhiều bộ lạc.  Tại Anh, Nhật và nhiều nước khác, quân chủ vẫn tồn tại trong xã hội tư bản. Và cuối thế kỷ XX, cộng sản đã tiệt tiêu tại Đông Âu và thành trì Liên Xô. Như vậy là chủ thuyết của Marx sai lầm.

Trong khi Marx chủ trương xã hội phải trải qua năm giai đoạn phát triển, thì Lenin chủ trương các nước có thể "tiến lên cộng sản chủ nghĩa " mà bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là Lenin suy nghĩ và làm trái với Marx.

Nếu loài người có thể bỏ qua giai đoạn tư bản thì cũng có thể bỏ qua giai đoạn cộng sản. Vậy sau tư bản là chế độ nào?
Sở dĩ Lenin cãi Marx là vì Nga lúc bấy giờ bắt đầu có cơ sở tư bản nhưng thực chất vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu. Nếu theo Marx thì phải chờ đến trăm năm hay vài trăm năm xây dựng tư bản chủ nghĩa thì lâu quá, Marx và đám cộng sản Nga chết hết rồi còn đâu! Vì vậy, sau khi lật đổ các chính phủ dân chủ, Lenin vội xưng vương và lập nên một triều đại cộng sản độc tài .

Marx rất khôn khi chủ trương muốn phát triển chủ nghĩa cộng sản phải thông qua tư bản chủ nghĩa bởi vì lúc này nền kinh tế tư bản vững vàng, đem chân tay vào cướp nhà giàu thì có sẵn vàng bạc, nhà cửa,heo gà, giường chiếu, mặc sức thu hưởng. Còn cướp nhà nghèo thì chỉ có nhà rách vách xiêu. Lenin đành cướp nhà nghèo, dẫu sao thì Lenin vẫn làm hoàng đế tất nhiên là sống huy hoàng, còn bọn dân đen sống chết mặc tụi nó.


Chủ trương của Marx là tịch thu tài sản tư bản và các tư liệu sản xuất là khôn vì cộng sản cướp của người làm của mình , mình từ tay không nay có một mớ vàng bạc, nhà cửa, xe cộ hãng xưởng thật là sướng.  Chủ trương này cũng có lợi là họ có thể tuyên truyền rằng họ  tiêu diệt hết giai cấp bóc lột, giải phóng vô sản, và đem của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Tất nhiên những hạng giàu lòng từ bi, nghĩa hiệp và dân nghèo đều hoan hô và quy tụ đông đúc xung quang đảng cộng sản nhưng những đàn kiến khổng lồ!Còn như một số nhóm tổ chức sống theo chủ nghĩa cộng sản mà lương thiện và tự lực thì chật vật, khổ sở lắm.
Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ ra sức xây dựng chủ nghĩa cộng sản nhưng Khruschev đã phá hoại chủ nghĩa cộng sản gần một nửa. Cuối thế kỷ XX, Gorbachev đã cố gắng cải tạo  với các chính sách
Perestroika  Glasnost nhưng vẫn không vực dậy nổi liên bang Xô viết và nước Nga, ông đành đem chôn cái thây ma  cộng sản xuống ba thước đất , và  ông tuyên bố:
“We have retreated from the perennial values. I don't think that we need any new values. The most important thing is to try to revive the universally known values from which we have retreated.

As a young man, I really took to heart the Communist ideals. A young soul certainly cannot reject things like justice and equality. These were the goals proclaimed by the Communists. But in reality that terrible Communist experiment brought about repression of human dignity. Violence was used in order to impose that model on society. In the name of Communism we abandoned basic human values. So when I came to power in Russia I started to restore those values; values of "openness" and freedom.” 

 Chúng ta đã rút lui khỏi những giá trị lâu đời. Tôi không tin rằng chúng ta cần những giá trị mới. Điều quan trọng nhất của là cố gắng làm sống lại những giá trị mà ta từ bỏ. Khi còn trẻ, tôi thực sự chú tâm vào lý tưởng cộng sản, Một tâm hồn trẻ không thể chối bỏ những vật như công bằng và bình đẳng. Đó là mục tiêu của những người cộng sản. Thực tế rất kinh khủng.  Người cộng sản đã đem lại áp bức vào phẩm giá  con người. Bạo lực được dùng làm khuôn mẫu xã hội. Với danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, chúng ta từ bỏ giá trị căn bản của con người. Vì vậy mà khi tôi  nắm quyền lực ở Nga, tôi bắt đầu  lập lại , giá trị của cởi mở và tự do. những giá trị này.(Mikhail Gorbachev. Wikipedia)

You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long. Communists are incurable, they must be eradicated.
 Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải xóa bỏ đi.
( Russia President Boris Yeltsin -Tổng Thống Nga)
 Đó là những tư tưởng gia, và cũng là lãnh tụ cộng sản đã kết thúc chủ nghĩa cộng sản.


Lý thuyết của Marx không phải là khoa học. Đó chỉ là một mớ kiến thức mươn danh khoa học để lòe đời. Bộ môn khoa học tự nhiên là một khoa học chính xác , nó được nghiên cứu với tinh thần khách quan và phương pháp khoa học. Nó giải thích đúng, áp dụng được và tiên đoán đúng. Những thuyết của Marx chưa kiểm nghiệm đã áp dụng gây thiệt mạng cho hàng trăm triệu người,  bao triệu gia đình đau khổ, và nửa thế giới điêu tàn. Ngay trong hàng ngũ cộng sản, nhiều lãnh đạo đảng cộng sản đã ý thức đươc sai lầm và hiểm họa cộng sản đã lên tiếng phê bình, và hành động chống lại chủ nghĩa Marx,cuối cùng chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, chỉ còn  tàn dư ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn. Một ngày gần đây dông bão sẽ đi qua, và mặt trời sẽ đem lại ánh sáng cho nhân loại.
__________________
(1). Tuyên ngônCS, ch.III. B. chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
(2).Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. 1938. 68.
(3). Nguyễn Thế Anh.Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, Saigon. 1970, 256).
(4).Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người Xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 122.
(5).Chủ nghĩa Xét lại là quan điểm lí luận chính trị đòi "xét lại" những luận điểm của K. Marx và F. Engels về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... xem nó có còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước hay không. Những quan điểm xét lại tùy theo trường phái từ xét lại một phần đến xét lại toàn phần học thuyết của Marx và Engels, do đo có chủ nghĩa xét lại hiện đại. Chủ nghĩa Xét lại do E. Bernsteinn khởi xướng
( XÉT LẠI HIỆN ĐẠI- WIKIPEDIA.)


No comments:

Post a Comment