Pages

Saturday, October 29, 2016

MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ=KÝ BÙI BẢO TRÚC = CHỦ NGHĨA MAO

TS MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ VIỆT NAM

Hiện Trạng Y Tế Việt Nam
TS MAI THANH TRUYẾT
 Nền y tế Việt Nam hiện được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng ta thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.
Thực tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn.
 
  
Attachment: trang 11 D-L 147, 3 hình 1(a), 2(a), và 3(a)
 
 Sau 38 năm “thống nhứt” đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng, một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là việc nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.
Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước… bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.
Bài viết nầy nhằm mục tiêu nêu rõ tình trạng nền y tế của Việt Nam hiện nay và từ đó khơi dậy vài đề nghị cho một Việt Nam Tương Lai.
Hiện trạng y tế Việt Nam
Kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách “trả thù” miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam…nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam, biến Miền Nam nghèo cho bằng miền Bắc. Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn ra tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đỡtrực tiếp người dân. Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đỡ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV…mà tất cả những việc trên là bổn phận của chính họ (CSVN)ï, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi người cộng sản luôn sống vì mọi người! (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương “xã hội” mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua.)
Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước.
Những việc làm của quốc tế trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực y tế như:
- Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miền núi;
- Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;
- Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.
- Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch..
- Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…
Các giúp đỡ trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển vể nhà…cán bộ!
Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?
1- Đất nước và con người Việt Nam
Việt Nam là một nước đất hẹp người đông, có bờ biển dài trên 3.200 Km, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa cho nên rất ẩm ở hầu hết mọi nơi. Về sắc dân, người Việt chiếm khoảng 87% tổng số dân và có khoảng 54 sắc tộc thiểu số khác nhau, phần đông sống ở miền Thượng du và Cao nguyên.
Ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt. Nhiều vùng có thêm nhiều tiếng địa phương đặc biệt, tuy nhiên vẫn không có vấn đề khó khăn trong đối thoại giữa những người Việt trên toàn quốc. Về văn hóa, người Việt đặt nền tảng gia đình làm chính và tiếp theo đó là thôn xóm rồi làng xã… Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao Đài, PG Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.
Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 91.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).
Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ 6/2013 là:
- Ung thư 25%
- Tai biến mạch máu não 20%
- Bịnh liên quan về tim mạch 6%
- Bịnh kiết lỵ 8%
- Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
- Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
- Bịnh xơ gan 3%
- Bịnh lao 2%
- Bịnh sốt rét 2%
- Tai nạn đường phố 2%
Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính 4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy thân thể 2%
Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay? Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chường trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v…. Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
• Số tử vong trên đướng phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
• Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.
Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của “nhà nước”.
Về tai nạn xe cộ đường phố: Theo thống kê mới nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.
So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam giữa 2006 và 2013 cho thấy:
- Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…
- Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.
- Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.
- Tệ hại nhứt là bịnh xơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.
Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?
Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm). Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
2- Thực trạng đau lòng của y tế Việt Nam hiện đang xảy ra
Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản (người viết đã phân tích nhiều lần trước đây), môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động “đen”, và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.
Sau đây là một số điển hình nói lên thảm trạng y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau 38 năm cai trị toàn đất nước. Hàng ngũ cán bô vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện, và hiệu ứng “phong bì” có thế nói là ba nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.
(1).Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc chính phủ) hiện có là do tài sản của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho…cán bộ và các đại gia với chi phí nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim, chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy “tất yếu” của chính sách nhà nước.
 
 
Attachment: trang 11 D-L 147, Hi`nh 2
  
 
Lấy bịnh viện Nhi đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6 trẻ em và dưới gầm giường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như ngoài hành lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ải trước đó (với bao thư đi theo). Bịnh viện hiện đang theo dõi và điều trị (mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các em đành phải ra đi là thế!
Một bịnh viện ung thư khác là bịnh viện Tam Điệp, bịnh nhân được chuyền nước biển phải ra ngoài sân và chai nước biển được treo “tòn ten” trên một nhánh cây. Thậm chí thức ăn, nước uống cũng không có đủ, do đó, một số không nhỏ bịnh nhân phải đi qua chùa Thanh Nhàn kế cận để xếp hàng xin thức ăn. Còn thảm trạng nào tệ hơn nữa chăng?
Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.
(2).Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.
Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.
Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?
- Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.
Ai là người được chữa tại nơi đây?
Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.
 
 
Attachment: trang 11 D-L 147, Hi`nh 3
 
 
 
Bác sĩ” được đổi thành “Ác Sĩ” vô trách nhiệm làm chết người!
- Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và 3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An vv…, thay vì 26 – 27 điểm so với trường y khoa Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng bịnh viện thực tập. Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giảng dạy quá kém.
- Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em (7/2013), khi được hỏi, bà thản nhiên tuyên bố rằng: “Đây không phải là trách nhiệm của tôi”.
(3).Văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch Ủy ban Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu phải điều trần:”…khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực “bức xúc” nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Lương là phụ, phong bì là chính,”
 
 
Attachment: trang 11 D-L 147, Hình 4
 
 
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “khi người dân, người bịnh không đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến.” Thiệt là một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà Bộ trưởng này cần phải được xét lại tư cách và bổn phận.
Có thể kết luận là tất cả các não trạng trên là do cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản. Về hiện tượng phong bì, đó là chưa kể đến những trường hợp bác sĩ bị ép phải nhận phong bì, cán bộ lạm dụng bảo hiểm xã hội, lạm dụng việc áp đặt mua thuốc đắt tiền để moi tiền người bịnh.
Tóm lại, như đã nêu trên, ba tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo và “văn hóa phong bì” nói lên tình trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo loạn sẽ là một điều hiển nhiên.
Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiến được các tệ trạng đang xảy ra trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất Nước sẽ không thể ngẩng ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.
Mai Thanh Truyết
Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013
Ghi chú: Người viết sẽ nêu ra trong những bài tiếp theo về các trợ giúp quốc tế cho y tế công cộng Việt Nam cùng gợi ý những hướng giải quyết vấn đề y tế công cộng cho xã hội Việt Nam tương lai một khi Đất Nước thoát khỏi ách nô lệ của CS Bắc Việt.
Bài đọc thêm:
Bác sĩ đánh nhau…
Được mời đến hội nghị nhưng không phát biểu, hai bác sĩ hàng đầu của bệnh viện Nội tiết TW bực tức “cà khịa” lẫn nhau rồi lao vào đấm, đá nhau túi bụi khiến nhiều người ở hội nghị ngỡ ngàng. Kết quả một người phải nhập viện trong tình trạng máu me bê bết, còn người kia được công an phường mời về làm việc…
Đánh nhau trước hội nghị
Thừa nhận sự việc, Phó giám đốc bệnh viện Nội tiết TW Nguyễn Vinh Quang, cho biết: “Hôm đó, tôi được ông Lê Phong – Phó giám đốc trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến thông báo sự việc. Khi tôi xuống tới nơi, đã thấy công an phường Thái Thịnh có mặt tại hiện trường để điều tra sự việc”.
Ông Quang khẳng định: “Sự việc hai bác sĩ đánh nhau xảy ra ngay trong bệnh viện là điều rất nghiêm trọng. Chính vì thế, ban lãnh đạo bệnh viện đã triệu tập tất cả những người có liên quan, yêu cầu viết bản tường trình”. Ông Quang cũng cho biết thêm, bệnh viện không đưa ra quan điểm gì về sự vụ và chờ kết luận cuối cùng của cơ quan công an.
 
 
Attachment: trang 11 D-L 147, Hi`nh 5
 
 
Bệnh viện Nội tiết TW được nhắc đến với câu chuyện có một không hai này.
Trong khi đó, trao đổi với PV, đại diện công an phường Thịnh Quang (quận Đống Đa, TP.Hà Nội) xác nhận thông tin: “Có chuyện, hai bác sĩ bệnh viện Nội tiết TW là anh Hùng và anh Hưng xảy ra xô xát dẫn tới hậu quả anh Hưng bị thương. Công an đã triệu tập hai bên, lấy lời khai để giải quyết vụ việc. Hiện nguyên nhân của vấn đề đang được điều tra làm rõ”.
Theo tìm hiểu của PV, vào lúc 16h15’ ngày 31/7/2013, hội đồng Khoa học (HĐKH) của Bệnh viện Nội tiết TW thực hiện buổi họp thông qua nội dung khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường như thường kỳ để trao đổi chuyên môn và nghe báo cáo.
Khi buổi họp diễn ra chừng được 30 phút thì xảy ra xô xát giữa BS. Nguyễn Minh Hùng – Trưởng khoa Thận tiết niệu, kiêm Trưởng ban giám sát Tài chính bệnh viện Nội tiết và ThS. BS. Mai Tuấn Hưng, thuộc trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện, khiến hội nghị phải dừng lại để chờ cơ quan công an phường Thịnh Quang tới giải quyết.
Những người chứng kiến vụ việc cho hay, mâu thuẫn xảy ra khi BS. Hưng đứng dậy phát biểu ý kiến nhưng bị BS. Hùng ngắt lời với lý do BS. Hưng không có trong thành phần của hội nghị nên không được phát biểu. Bực tức, BS. Hưng cự lại với lý do được lãnh đạo trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến cử đi dự hội nghị nên có quyền phát biểu.
Lời qua tiếng lại, hai BS lập tức lao vào đấm, đá nhau túi bụi. Kết quả là BS. Hưng “được” đưa đi cấp cứu, còn BS. Hùng thì “được” công an phường mời về làm việc.
Chờ kết luận công an?
Trao đổi với PV, cả hai bác sĩ này đều đổ lỗi cho nhau. Theo lời BS. Hùng: “Ngay sau khi tranh luận về việc phát biểu, ông Hưng chỉ tay vào mặt tôi, miệng chửi rủa, lăng mạ và thách đố. Tôi nhận thấy mình bị xúc phạm quá mức nên tôi đứng dậy, ngay lập tức tôi bị ông Hưng đấm vào cằm bên trái, gây sưng, phù nề, thâm tím và lung lay răng. Trong tình huống đó, tôi buộc phải tự vệ”.
BS. Hưng thì cho hay: “Sau khi tranh luận, tôi bỏ đi, nhưng vừa ra tới cửa, anh Hùng lao tới và nói: Mày nói ai không hiểu, tao đánh bỏ mẹ mày bây giờ và đấm tới tấp vào mặt khiến tôi bị rách mí mắt, chảy rất nhiều máu. Quá choáng váng, tôi gục ngay trong phòng hội nghị”.
Theo nguồn tin riêng, BS. Nguyễn Minh Hùng từng bị lực lượng công an xử phạt hành chính 10 triệu đồng với lý do “nhắn tin đe dọa thành viên ban Giám đốc bệnh viện”. Trong khi đó, BS. Mai Tuấn Hưng thì được nhắc đến là một “nhân vật” có nhiều năm khiếu nại, tố cáo về nhiều sai phạm của bệnh viện và nhiều sự việc đã được cơ quan công an khởi tố.
Một nguồn tin khác cũng cho hay, ngay sau khi sự việc xảy ra, đã có thông tin đề nghị bộ Y tế “vào cuộc” làm rõ. Tuy nhiên, do sự vụ đang thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an, sau khi có kết luận rõ ràng, cơ quan chức năng trong ngành sẽ tiến hành xử lý theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
“Sự việc đã được bàn giao cho cơ quan công an điều tra. Nếu hai bên thống nhất giải quyết nội bộ và chuyển vụ việc để ban lãnh đạo bệnh viện giải quyết thì lúc đó chúng tôi mới tiến hành những bước tiếp theo”, ông Nguyễn Vinh Quang, Phó giám đốc bệnh viện Nội tiết TW nói.
Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra lùm xùm tại bệnh viện này, trước đó, dư luận cũng xới lên thông tin công an Đống Đa phải vào cuộc để làm rõ hành vi lập khống chứng từ rút tiền Nhà nước của một số cán bộ bệnh viện Nội tiết TW.
Theo đó, ngày 2/7/2012, cơ quan CSĐT công an quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) ra quyết định khởi tố vụ án Tham ô tài sản để điều tra hành vi phạm tội của một số đối tượng là cán bộ bệnh viện Nội tiết TW.
Sau đó, công an quận Dương Kinh đã chuyển hồ sơ vụ án về công an quận Đống Đa (Hà Nội) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền (trụ sở bệnh viện Nội tiết TW nằm trên địa bàn quận Đống Đa). Hiện sự việc chưa được các cơ quan chức năng công bố.
(Theo Người đưa tin)
Lý do bệnh nhân ung thư ở Việt Nam nhiều nhất thế giới
30 tháng tư năm 2013
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam.
Điều này làm cho Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới.
Attachment: trang 15 D-L 147, Hi`nh 6
 
 
Nước mắt lăn tròn trên má người mẹ có con bị ung thư.
Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philippines, Thái Lan và các nước trong khu vực.
Cũng báo cáo, trong cả nước, Hà Nội và SG có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại SG (năm 2010).
Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Lý do là mỗi ngày họ phải sử dụng những chiếc áo ngực Trung Quốc có chứa đủ thứ hóa chất gây bệnh mà không hề hay biết.
Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung (đối với nữ).
Mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong. Theo dự báo, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo.
Nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại.
Hàng ngày, người dân phải ăn những loại thực phẩm bị tẩm độc bởi những loại hóa chất độc hại từ Trung Quốc. Chỉ tính trong năm 2012 đã có hàng ngàn vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc trong nước bị phát hiện và bắt giữ. Trong đó, hầu hết đều có chứa các chất bảo quản gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho người tiêu dùng: táo, khoai tây, lê…
Người tiêu dùng tẩy chay hàng Trung Quốc và lựa chọn thực phẩm trong nước nhưng cũng chẳng được an toàn hơn khi hàng loạt các thực phẩm, hoa quả trong nước được tẩm ướp và chế biến, bảo quản bằng hóa chất như giá đỗ, chuối, đu đủ, cà chua, mít…
Ngay cả những thứ quà vặt cho trẻ em như bim bim, bánh kẹo hay những thứ đồ chơi cho trẻ như thú nhún, cây thông Noel cũng trở nên nguy hiểm đổi với con người bởi bên trong đó là những loại hóa chất trở thành tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Chính vậy, tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em của Việt Nam vào loại cao nhất thế giới trong những năm qua và sẽ tiếp tục tăng.
Diệp Thanh
Tử vong do ung thư Việt Nam cao nhất thế giới
Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở BV Bạch Mai ngày 11/4, ông Mai Trọng Khoa, phó GĐ BV Bạch Mai, cho hay mỗi năm có khoảng 110.000 ca mắc ung thư mới tại VN.
Cũng theo ông, số tử vong do ung thư hằng năm lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào loại cao hàng đầu thế giới.
Được biết, tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế giới là 59,7%.
Ở các nước phát triển, tỉ lệ này hạ xuống 49,4% và các nước đang phát triển là 67,8%, đều thấp hơn tỉ lệ tử vong ở VN.
 
 
Attachment: trang 15 D-L 147, Hi`nh 7
 
 
Suốt cả năm 2012, các vụ thực phẩm bẩn, nhiễm độc liên tiếp bị phanh phui.
Báo Tuổi trẻ cho biết, theo báo cáo tại hội thảo, 15 loại ung thư thường gặp nhất ở VN là phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung, thực quản, bàng quang, u lympho không hodgkin, khoang miệng, bệnh bạch cầu, tụy, buồng trứng và thận, trong đó thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi và nữ giới là ung thư vú, kế đến là đại trực tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến ở nam và ung thư tử cung, cổ tử cung ở nữ giới.
Số mắc các loại ung thư khác nhau giữa các vùng địa dư, trong đó tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở SG gấp gần sáu lần Hà Nội, nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi SG.
Nam giới SG mắc ung thư gan nhiều, nhưng nam giới Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn.
Số lượng người Việt Nam mắc ung thư tăng nhiều có lẽ cũng dễ hiểu khi chưa bao giờ người dân lại phải đương đầu với nhiều loại thực phẩm bẩn độc như hiện nay. Hết thịt lợn chứa chất tạo nạc, thuốc an thần, gà thải Trung Quốc nhập lậu còn tồn dư chất kháng sinh, đến rau phun thuốc kích phọt, giá đỗ có hóa chất cấm, măng ướp lưu huỳnh, ngô luộc bằng pin, muối diêm…
Phía cơ quan chức năng cũng phanh phui hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, độc.
Ngày 12/6/2012, Phòng cảnh sát môi trường Công an Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện cơ sở chuyên thu mua lợn chết để bán cho các cơ sở chế biến thành ruốc, thành thịt chưng mắm tép… Ngay sau đó, các vụ buôn bán lợn chết tiếp tục bị phát hiện và bắt giữ. Chủ hộ thừa nhận rằng, số lợn trên là lợn dịch tai xanh được thu gom trong nhiều ngày
Ngày 18/9/2012, Phòng Cảnh sát môi trường và Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã thu giữ hơn nửa tấn măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118 kg lưu huỳnh không rõ nguồn gốc xuất xứ để dùng sản xuất măng ở một số cơ sở chế biến tại huyện Thọ Xuân.
Đầu tháng 10/2012, Chi cục bảo vệ thực vật Quảng Ngãi kiểm tra và phát hiện 3/15 cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tiếp đó, ngày 3/12 Chi cục quản lý nông – lâm – thủy sản Quảng Bình cho biết kiểm tra giá đỗ tại các cơ sở chuyên sản xuất giá từ đầu tháng 11 tới này phát hiện 10/18 cơ sở sản xuất giá sử dụng hóa chất.
Cam Thảo

BÙI BẢO TRÚC * NGỌ THỜI NAY

NGỌ THỜI XƯA  -  NGỌ THỜI NAY
 BÙI BẢO TRÚC

Một bài báo của tờ Việt Nam Express cách đây vài hôm đã viết về vụ mấy nữ sinh khoảng 15, 16 tuổi của một trường trung học phổ thông ở tỉnh Phú Thọ đánh nhau gây thương tích khá nặng cho nhau và nhân đó, đã đưa ra mấy con số rất đáng ngại.

Bài báo nói rằng hôm nay, nếu vào Google, đi tìm tài liệu về "nữ sinh đánh hội đồng", thì sẽ được khoảng gần 3 triệu kết quả ngay trong vòng 40 giây, và nếu tìm những video clip thu cảnh học sinh đánh nhau, người ta sẽ tìm thấy khoảng 44 ngàn video clips.

 


Vụ hành hung mới diễn ra hôm 16 tháng 8 thì ngay trong ngày hôm ấy, một video clip được đưa lên facebook cá nhân để mọi người xem cho … biết. Nguyên do đưa tới việc đánh nhau có thể chỉ là vì những câu như "con kia xinh quá, đánh nó!", hay "con kia xấu quá, đánh nó!", hay "con kia dám cướp người yêu của bà à, đánh nó!" Lệnh truyền ra thì lập tức xô xát xẩy ra. Nạn nhân bị 5 nữ sinh đấm vào mặt, đạp ngã xuống đường, trong khi bị chửi bới bằng những ngôn từ hết sức tục tĩu. Nạn nhân dùng dao nhọn đâm trả, gây thương tích trầm trọng cho ba em. Những em bị thương đã phải đi bệnh viện, trong đó có 1 em bị đâm rách mắt, 2 em kia bị thương ở bụng và ở tay.



Điểm làm cho người đọc kinh ngạc là thái độ của các học sinh khác đứng xem trận đánh nhau mà không một ai ra tay can thiệp, lại còn cổ võ cho hai bên đánh tiếp để dùng điện thoại di động thu lấy hình đưa lên facebook.

Bài báo có kèm theo hai bức hình mầu khá rõ. Tôi xem kỹ cả hai bức mà không sao tìm được Ngọ của tôi đâu hết. Ngọ mặc áo dài, tay ôm tập vở, bờ vai nhỏ, tóc dài tà áo vờn bay…
Chỉ thấy những con ác quỉ mặc quần jeans, áo bông đang lao vào đấm đá một đứa đang nằm còng queo dưới đất. Trong bức ảnh thứ hai, là một đứa mặt đầy máu đang được dìu đi. Chung quanh là một đám đông lố nhố dừng xe lại đứng xem một cách bình thản.

Vì thế, cũng không kịp trao vội vàng chùm hoa mới nở, để Ngọ ép vào cuối vở…


Một ngày rất đẹp phải kết thúc như thế. Ngày ấy đã mất vĩnh viễn. Tại sao vậy? Tôi tin chắc là Ngọ, và những Ngọ khác của chúng ta không bao giờ phải làm cái công việc mà tờ Tuổi Trẻ nói là học tập theo gương Hồ Chí Minh như những đứa học sinh vô cùng mất dậy trong những bản tin ngày nào cũng vài ba vụ đánh nhau, chửi nhau hung tợn và tục tĩu đầy trên những tờ báo trong nước.


Phạm Thiên Thư vẽ lại hình ảnh của Ngọ, của những Ngọ của chúng ta ở những cổng trường ngày nọ. Chiếc mobylette tắt máy, đạp lẽo đẽo đi sau. Cơn gió gửi lại mùi tóc thơm mùi nắng, những chiếc lá me rụng như mưa xuống đường đi. Mấy câu thơ của Nguyên Sa bỗng trở lại. Buổi tối đi học một mình, cột đèn theo gót bóng lung linh , mặt trăng theo ánh đèn trăng sáng , đôi mắt trông vời theo ánh trăng …
Một ngày rất đẹp phải kết thúc như thế. Ngày ấy đã mất vĩnh viễn. Tại sao vậy? Tôi tin chắc là Ngọ, và những Ngọ khác của chúng ta không bao giờ phải làm cái công việc mà tờ Tuổi Trẻ nói là học tập theo gương Hồ Chí Minh như những đứa học sinh vô cùng mất dậy trong những bản tin ngày nào cũng vài ba vụ đánh nhau, chửi nhau hung tợn và tục tĩu đầy trên những tờ báo trong nước.
Những bài công dân giáo dục, đức dục không còn nằm trong chương trình học của các trường Việt Nam nữa. Những gương sáng cho mấy thế hệ toàn là những thứ mẫu mực tồi bại của một xã hội băng hoại thì lấy đâu ra những hình ảnh tuổi trẻ tử tế cho được.

Từ năm 1954 ở bắc vĩ tuyến và sau năm 1975, những thứ tệ lậu như vậy lan xuống cả miền nam thì đừng có nói những thứ ấy là tàn dư Mỹ Ngụy nhá.

Hôm nay đường này, cây cao hàng gầy, đi quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi.

Bùi bảo Trúc
__,_._,___
Ngày nay, những chuyện nữ sinh đánh nhau trở thành phổ biến. Xin xem những clip sau: 




TIN THẾ GIỚI











 
 Hoa Kỳ : Khủng hoảng ngân sách chưa lối thoát, nguy cơ vỡ nợ đã cận kề
 
 


Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, ngày 08/10/2013
REUTERS/Kevin Lamarque


Cuộc khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ đã kéo dài hơn một tuần nhưng vẫn chưa có lối thoát. Hậu quả tai hại đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới đang hiện rõ hơn khi hạn trả nợ đang tới rất gần, nếu mức trần nợ mới không được nâng nước Mỹ sẽ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, gây đảo lộn thị trường thế giới.
Chỉ còn 8 ngày nữa đến kỳ hạn đáo nợ của nước Mỹ, trong khi đó phe Cộng Hòa kiểm soát Thượng viện và Dân Chủ nắm đa số ở Hạ viện vẫn đối thoại với nhau như những người điếc, mỗi bên một phách, không bên nào chịu nhượng bộ, cho dù cả hai đều ý thức được nguy cơ đe dọa nền kinh tế của nước Mỹ trong những ngày sắp tới.

Trước ngày 17/10 tới đây, Quốc hội Mỹ sẽ phải có quyết định nâng mức trần nợ công của nước Mỹ (hiện nợ công của Mỹ đang là 16.700 tỷ đô la), nếu không, thì dù là cường quốc kinh tế số một thế giới, Mỹ sẽ không thể vay mượn trên thị trường trái phiếu cũng như không còn khả năng trả một số món nợ. Nước Mỹ sẽ bị mất độ tin cậy về khả năng tài chính, nếu tiếp tục được vay mượn thì cũng phải trả lãi suất cao, hệ quả tiếp theo là nền kinh tế bị đẩy vào suy thoái. Một kịch bản như vậy chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ.
 Chính quyền Obama những ngày qua đã liên tục cảnh báo làn sóng sốc do mất khả năng thanh toán có thể vượt qua khỏi biên giới của nước Mỹ. Ngày hôm qua, Tổng thống Obama đã có cuộc gặp riêng Chủ tịch Hạ viện, John Boehner, người của đảng Cộng Hòa để tiếp tục cuộc thương lượng không chỉ về ngân sách chính phủ mà còn cả về việc nâng mức trần nợ công. 
Dường như cuộc làm việc gấp rút này cũng không đi đến kết quả gì khi ông Obama thông báo với giới báo chí ngay sau đó : « Nếu những người của đảng Cộng Hòa biết điều muốn bàn về tất cả các chuyện đó, tôi sẽ vui vẻ tới Capitol và cố gắng. Nhưng tôi sẽ không làm việc này nếu như những người cực đoan nhất của bên Cộng Hòa tiếp tục buộc ông John Boehmer phải đưa ra những đe dọa nền kinh tế của chúng ta ». Một giờ sau phát biểu của Tổng thống Obama, Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã đẩy cuộc thương lượng trở lại điểm xuất phát với tuyên bố : « Tôi thất vọng thấy Tổng thống từ chối thương lượng. Về vấn đề nợ, cần phải thương lượng. Chúng tôi không thể nâng mức trần nợ mà không làm gì để sửa chữa điều đã khiến chúng ta vay nợ thêm và chi tiêu nhiều mình có ».
Năm 2011, chính quyền Obama cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng ngân sách tương tự, sau sáu tháng đảng Cộng Hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện. Nhưng khi đó bế tắc đã được giải khai thông vào phút chót và nước Mỹ đã phải trả giá bằng việc bị cơ quan thẩm định tài chính Standard &Poor’s hạ điểm tín nhiệm nợ công. Nhưng lần này, hai phe có vẻ quyết đấu với nhau bất chấp đe dọa nước Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ và cho dù nhiều nhà phân tích cảnh báo hậu quả gây đảo lộn nền kinh tế tài chính không chỉ trong phạm vi nước Mỹ.
Từ khi cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ xảy ra, thị trường tài chính thế giới đã căng thẳng nghe ngóng. Mối quan tâm lúc này của chính quyền Mỹ không chỉ là việc ngân sách bị khóa khiến một phần của Nhà nước Liên bang Mỹ bị tê liệt, mà nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ gây những hệ lụy đối với cả nền kinh tế Mỹ.
Còn chưa kịp hồi phục đầy đủ sau cơn suy thoái 2007-2009, từ đầu năm nay nước Mỹ lại phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu khiến tăng trưởng kinh tế trở nên ì ạch hơn. Các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hôm quan đều đưa ra dự phóng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và năm sau sẽ chậm lại.
Hiện tại Nhà trắng vẫn nhắc lại rằng chỉ có Quốc hội có thể khai thông bế tắc do chính mình gây ra. Tuy nhiên ngày càng có nhiều chuyên gia nhận định, Hiến pháp Mỹ vẫn dành đủ phạm vi hành động cho Tổng thống để có thể xoay chuyển tình thế. Trong các cuộc tranh luận đang diễn ra tại Mỹ, các nhà phân tích viện dẫn ra điều 14 tu chính Hiến pháp Mỹ, theo đó nếu không đạt được thỏa hiệp nào để nâng trần nợ công, Tổng thống Barack Obama có thể quy kết phe Cộng Hòa hành động trái Hiến pháp. Chứng minh được điều này, Tổng thống Mỹ có thể sử dụng quyền đặc biệt để bảo vệ lợi ích quốc gia trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên ở Mỹ người ta vẫn hy vọng vào một thỏa hiệp giữa hai phe nhiều hơn vì lợi ích của cả quốc gia.

 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131009-hoa-ky-khung-hoang-ngan-sach-chua-loi-thoat-nguy-co-vo-no-da-can-ke

Châu Á chới với vì khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ

Những chỉ số chứng khoán tại thị trường Tokyo ngày 1/10/2013.
REUTERS/Issei Kato
Thanh Hà
Bế tắc ngân sách Mỹ bắt đầu tác động đến một số hoạt động kinh tế của thế giới. Cuộc đọ sức chính trị kéo dài trên sân khấu Hoa Kỳ với ngân sách bị bắt làm con tin phương hại đến tăng trưởng và ổn định kinh tế của châu Á. Chưa kể là Hạ viện Hoa Kỳ dọa không bỏ phiếu tăng mức trần nợ công của chính quyền liên bang. Nếu kịch bản này xảy ra, chính phủ Mỹ dù là siêu cường kinh tế số 1 của thế giới bị đe dọa mất khả năng thanh toán nợ đáo hạn. Khi đó tác động còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Vào lúc Mỹ cần thảo luận với các đối tác Á châu để cân bằng lại chính sách thương mại, tiền tệ, để nhanh chóng thành lập một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn nhất thế giới qua Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương thì tổng thống Obama phải ở lại Washington vì khủng hoảng ngân sách.
Tổng thống Barack Obama phải hủy toàn bộ vòng công du châu Á : lỡ hẹn với các đối tác Đông Nam Á là Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei và để chiếc ghế trống tại các thượng đỉnh APEC (Indonesia), Đông Á (Brunei). Tham vọng kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay thêm xa vời.
Vào lúc chính sách đối ngoại của ông Obama đang « xoay trục » về châu Á và Washington đề ra mục tiêu phối hợp chặt chẽ hơn với châu Á để đem lại ổn định kinh tế vì quyền lợi của bản thân Hoa Kỳ và các nước Á châu, chiếc ghế bỏ trống của tổng thống Mỹ tại các thượng đỉnh ở Indonesia và Brunei là điều khó hiểu.
Nhiều đối tác Đông Nam Á của Hoa Kỳ như Malaysia hay Singapore không che dấu thất vọng. Các đồng minh truyền thống của Washington như là Philippines, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng vậy.
Bế tắc về ngân sách của Mỹ bắt đầu tác động đến một số hoạt động kinh tế của thế giới. Cuộc đọ sức chính trị kéo dài trên sân khấu Hoa Kỳ với ngân sách bị bắt làm con tin phương hại đến tăng trưởng và ổn định kinh tế của châu Á. Chưa kể là Hạ viện Hoa Kỳ dọa không bỏ phiếu tăng mức trần nợ công của chính quyền liên bang. Nếu kịch bản này xảy ra, chính phủ Mỹ dù là siêu cường kinh tế số 1 của thế giới bị đe dọa mất khả năng thanh toán nợ đáo hạn. Khi đó tác động còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Tại Mỹ, tình trạng tê liệt tại nhiều cơ quan hành chính đã kéo dài từ một tuần qua. Hơn 800.000 nhân viên của chính phủ phải tạm nghỉ việc chờ Quốc hội thông qua dự luật ngân sách mới. Gần 400 công viên, bảo tàng trên toàn quốc phải đóng cửa gây phẫn nộ cho du khách quốc tế.
Trước khi tìm hiểu về hậu quả của khủng hoảng ngân sách Hoa Kỳ với kinh tế Mỹ và với các nước Á châu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ California nhắc lại về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng « shutdown » ngày này :
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhìn trong bối cảnh dài thì Hoa Kỳ đang ở giữa giai đoạn tự điều chính sau khi tiết kiệm quá ít và vay mượn quá nhiều. Việc điều chính ấy là cần thiết sau vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 nhồi trong nạn tổng suy trầm. Vì khủng hoảng, Hoa Kỳ phải cải tổ cơ chế tài chánh và ngân hàng, là điều chúng ta đã tìm hiểu trong một kỳ trước. Vì nạn suy trầm, Chính quyền liên bang Mỹ phải tăng chi và nâng bội chi ngân sách nên càng phải vay nhiều hơn. Nỗ lực chấn chỉnh chi thu để giảm chi và tiến dần đến quân bình ngân sách là điều xảy ra từ năm 2009, với phản ứng của cử tri là dồn phiếu cho phe Cộng hòa chiếm lại Hạ viện từ cuộc bầu cử năm 2010 và tiếp tục duy trì tình trạng phân cực trong cuộc bầu cử năm 2012. Hai cực đối nghịch được cử tri bầu lên để kiếm soát lẫn nhau đã tiếp tục tranh đấu suốt hai năm qua. 
Khởi đầu trận đấu về chi thu là từ đầu năm 2011 với cao điểm là bế tắc về nâng trần nợ khiến trái phiếu Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm vào Tháng Tám. Nối tiếp là việc tự động giảm chi và tăng thuế khi đôi bên không đạt thỏa thuận nên đưa tới biện pháp cầm cố chi tiêu là sequestration và vực thẳm ngân sách fiscal cliff năm ngoái kéo dài tới đầu năm nay. Bây giờ vì kỳ hạn đã tới cho ngân sách của tài khóa mới, chuyện đấu tranh này lại tái diễn. 
Cái "nhân" là việc Hoa Kỳ tất yếu phải điều chỉnh và tái quân bình việc chi thu, từ tư nhân tới chính quyền. « Duyên » là những yếu tố khiến mâu thuẫn về việc điều chỉnh đang bùng nổ trước mắt. Trong vụ này, cái duyên chính là tính toán chính trị. 
Một mối « duyên » là đạo luật cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế, gọi là Obamacare được ban hành gần bốn năm trước, có cả chục điều sửa đổi trong một văn kiện dài 2.700 trang và khai triển một phần quan trọng từ mùng một Tháng 10 này. Đảng Cộng Hoà không bỏ phiếu từ đầu và liên tục chống đối đạo luật vì nhiều lý do không hẳn là vô lý. Đạo luật quá phức tạp mà sự lợi hại chỉ được thấy vài năm sau khi khai triển, đang bị phân nửa dân chúng không ủng hộ, 26 tiểu bang từ chối áp dụng và có cả chục đề mục gây tranh luận với lập luận sai lệch từ cả hai phe. Nhưng đấy là luật đã ban hành với sự thẩm định giá trị pháp lý từ Tối cao Pháp viện. 
Vậy mà một thiếu số trong đảng Cộng Hoà vẫn chống đến cùng, dưới sự thúc giục của phong trào Tea Party. Phong trào này quy tụ người Mỹ trung bình, có chủ trương giới hạn vai trò nhà nước và giảm chi ngân sách nên gây áp lực rất mạnh trong đảng Cộng hòa. Áp lực này khiến Hạ viện Cộng hòa gài vào dự luật ngân sách điều kiện là không chi một đồng cho kế hoạch Obamacare. Khi bị Thượng viện Dân chủ bác bỏ, Hạ viện nhượng bộ dần và đưa ra nhiều đề nghị khác để duy trì hoạt động của chính quyền nhưng vẫn không được phe Dân chủ đồng ý. 
Cái « duyên » khác là từ Tổng thống Obama. Ông đang lúng túng và mất hậu thuẫn bên Dân chủ về hồ sơ Syria lẫn việc bổ nhiệm người sẽ làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương thì phản ứng quá khích bên Cộng Hoà là cơ hội cho ông xây dựng trận tuyến thống nhất trong đảng Dân chủ. Vì vậy ông cũng nhất quyết không thoả hiệp. Có thể là vì nạn phân cực hiện nay trong Quốc hội, ông Obama không thực hiện được chương trình nào khác trong nhiệm kỳ hai nên vụ này cũng là cơ hội tác động vào cuộc bầu cử năm tới, với hy vọng là đảng Cộng Hoà mất đa số ở Hạ viện nên sẽ cho Tổng thống nhiều quyền hạn hơn trong hai năm cuối. 
RFI: Đâu là, hậu quả của tình trạng tê liệt này đối với kinh tế Hoa Kỳ? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ lối tính toán chính trị ấy, người ta chờ đợi phản ứng của cử tri Mỹ về hậu quả, cho nên khi nói tới hậu quả thì cũng cần phân biệt ấn tượng với thực tế. Phía Cộng Hoà thì cho là hoặc mong rằng hậu quả không quá nặng khiến cử tri phẫn nộ mà bỏ phiếu trừng phạt vào năm tới. Bên Dân Chủ thì nhấn mạnh đến thiệt hại kinh tế của vụ này để khai thác. Và cả hai đều dùng truyền thông làm máy khuếch âm nên người ta cần thận trọng khi đánh giá hậu quả. 
Về thực tế thì xã hội Mỹ vận hành nhờ nhiều yếu tố khác hơn là chỉ nhờ bộ máy công quyền và xứ này đã từng bị 17 vụ dài ngắn như vậy trong 37 năm qua và sau cùng thì Tổng thống và đối lập trong Quốc hội đều phải thỏa nhượng. Lần này là thứ 18 và đôi bên đều có vẻ găng nhưng trong tuần đầu thì thị trường cổ phiếu Mỹ chưa hốt hoảng sụt giá và có lẽ người dân thấy bất tiện mà chưa tai hại. Nếu tình hình kéo dài thì có thể khác vì giới kinh tế ước tính là mỗi tuần đóng cửa sẽ làm đà tăng trưởng trong quý bốn có thể sụt từ 0,1 đến 0,2%. 
Tình hình có thể kéo dài vì qua ngày 17/10/2013 thì Quốc hội phải nâng trần nợ và đấy là đề mục đấu tranh tiếp, với ảnh hưởng lan rộng hơn. Tổng trưởng Tài chính Mỹ báo động là nếu Quốc hội không nâng trần nợ thì Hoa Kỳ không trả được các khoản nợ đáo hạn và bị coi là "vi ước về tài chính", défaut de payment, dù chưa vỡ nợ hay phá sản thì cũng gây họa trầm trọng hơn vụ khủng hoảng 2008. Lý do là giới đầu tư chủ nợ sẽ mất tin tưởng và đòi phân lời trái phiếu cao hơn, với hậu quả bất lợi cho cả nền kinh tế. Ta nên "trừ bì" về lời báo động này vì xuất phát từ chính quyền trong một trận đánh về chính trị nhắm vào chân trời bầu cử sắp tới. 

Bản thân tôi thì cho rằng thị trường đã biết rằng đấy là trò chơi của chính trường nên không bị rúng động. Nhưng cũng vì trò chơi kỳ cục này mà nước Mỹ chưa xử lý một vấn đề thật là tình trạng nợ nần quá lớn của cả chính quyền liên bang lẫn rất nhiều tiểu bang và địa phương, chưa nói đến một tình trạng thực tế rất đáng quan ngại của nước Mỹ. 
RFI: Do mải tranh cãi về cái « ngọn » mà chính quyền Mỹ chưa giải quyết được vấn đề ở phần « gốc » ? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngân sách liên bang Mỹ có hai loại công chi. Một loại bắt buộc thì chiếm 60% số tổng chi cho các chương trình như An sinh Xã hội, Bảo dưỡng Y tế, Trợ cấp Y tế và quỹ hưu bổng hay nhiều khoản chi xã hội khác. Loại kia là nhiệm ý có thể tăng giảm hàng năm nhưng không nhiều và là đề mục tranh luận chính, với các dân biểu nghị sĩ đều muốn tăng chi cho địa phương của mình. Các khoản chi bắt buộc và riêng quỹ an sinh hay y tế đều sẽ phá sản vì những cam kết vượt quá khả năng thanh toán trong thập niên tới mà chẳng ai mó vào. Vì vậy chuyện tranh cãi và đóng cửa ngày nay chỉ là trò đùa chính trị trước một núi nợ quá lớn và sẽ sụp nếu không có thay đổi. 
Chuyện thứ hai là cả hai đảng đều có quyền phân vùng bầu cử ở địa phương sao cho phe mình dễ tái đắc cử trong thành lũy riêng. Chân trời của chính giới lịch bầu cử, hai năm cho dân biểu và sáu năm cho nghị sĩ. Nếu chỉ nhìn vào lịch bầu cử để o bế cử tri nòng cốt thì các dân biểu nghị sĩ khó nói về tương lai u ám lâu dài mà cứ tiếp tục tăng chi để bảo vệ thành trì của mình. Đấy mới là vấn đề thật và nếu vụ đóng cửa này mà gây khủng hoảng lớn thì may ra người ta sẽ đi vào cách gốc của vấn đề mà cải sửa. Trong khi chờ đợi thì người dân và doanh nghiệp Mỹ đã biết thân biết phận mà thu vén chi tiêu và gia tăng tiết kiệm, với sự tín nhiệm dành cho Quốc hội Mỹ nằm ngang tầm cỏ. Nhưng dù chẳng tín nhiệm Quốc hội họ vẫn bỏ phiếu cho giới dân cử quen thuộc ở địa phương và kéo dài tình trạng phân cực và ách tắc này.
 RFI: Hậu quả đối với quốc tế ? 
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ đến ba tầng hậu quả. Thứ nhất, Hoa Kỳ là siêu cường kinh tế và quân sự với người dân vẫn tin rằng nước Mỹ có một định mệnh xuất chúng. Điều ấy có thể là đúng vì xã hội Mỹ có ưu điểm linh động, sáng tạo và biến báo ít xứ nào bì kịp. Nhưng giới lãnh đạo thì đôi khi xuất chúng ở chuyện tráo trở và điên khùng mà không ý thức được tai họa cho xứ khác. Vụ đóng cửa này là một thí dụ nổi bật. 
Thứ hai là về an ninh và quyền lợi Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ có chương trình công du Châu Á để thăm bốn nước Đông Nam Á là Malaysia, Philippines, Indonésia và Brunei và dự ba thượng đỉnh của diễn đàn APEC, Hiệp hội ASEAN và Đông Á. Cuối cùng thì vì vụ khủng hoảng ngân sách ở nhà, Tổng thống Mỹ phải hủy một phần rồi toàn phần của chuyến Á du tuần này.
 Nghĩa là Hoa Kỳ mất cơ hội gặp gỡ và vận động đồng minh Đông Nam Á về các hồ sơ hệ trọng như Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TPP hay quan điểm thống nhất giữa Mỹ và các nước ASEAN về Quy tắc Hành xử ngoài biển Đông trước áp lực mua chuộc và chia rẽ của Trung Quốc. Chính quyền Obama cứ nói đến việc Mỹ chuyển trục về Đông Á mà đây là lần thứ ba ông lỡ hẹn với các nước Đông Nam Á vì những lý do chính trị bên trong nước Mỹ! 
Còn hậu quả thứ ba và đây là tầng quan trọng nhất vì liên hệ đến kinh tế nên cũng ảnh hưởng tới an ninh. Đây cũng là một vấn đề rất phức tạp mà ít được lãnh đạo giải thích cho người dân. 
Vụ khủng hoảng 2008 là kết quả của một thất quân bình tích lũy từ lâu giữa các nước tiêu thụ quá nhiều mà tiết kiệm và đầu tư quá ít với các nước tiết kiệm nhiều và tiêu thụ ít. Tình trạng xin tạm gọi là "thừa/thiếu bổ sung cho nhau" đã kéo dài mấy chục năm cho tới khi thất quân bình này sụp đổ và từ mấy năm nay, các nước đều phải cải tổ để tìm lại một quân bình khác. 
Một cách cụ thể và nói riêng về Hoa Kỳ, nước Mỹ tiêu thụ quá nhiều, tiết kiệm ít và bị khiếm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai, tức là nhập cảng tư bản từ xứ khác, chủ yếu là từ Châu Á, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc và nhiều nước Á Châu khác thì đạt xuất siêu và có tiền thì đầu tư vào Mỹ kiếm lời. Sau cơn khủng hoảng, Hoa Kỳ đang điều chỉnh, cụ thể là sẽ nhập khẩu ít hơn, xuất cảng nhiều hơn và bớt lệ thuộc vào tiết kiệm dư dôi từ Châu Á. Ngược lại, các nước Á Châu cũng phải cải tổ và chuyển hướng, nhất là tại hai nền kinh tế đứng hạng nhì hạng ba sau nước Mỹ, là Trung Quốc và Nhật Bản. 
Khi tại hai bờ Thái Bình Dương, cả hai khối đều cần điều chỉnh theo hướng trái ngược thì sự phối hợp nhịp nhàng là cần thiết để tránh dao động về ngoại thương, hối đoái và tín dụng, với hậu quả có thể là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và khủng hoảng là điều xảy ra hơn 80 năm trước. Đáng lẽ cầm đầu phái đoàn Á du gồm các Tổng trưởng Ngoại giao và Thương mại cùng đặc sứ về Ngoại thương, Tổng thống Mỹ đã có thể xác định tư thế và thiện chí của Hoa Kỳ để cùng các đối tác Á Châu thực hiện việc chuyển hướng và đẩy mạnh sáng kiến tự do mậu dịch như nước Mỹ đang làm với Âu Châu, thì lại bận ở nhà vì những chuyện mà các nước khác cho là kỳ cục. Vì vậy, tổn thất kinh tế của vụ này có thể rộng lớn hơn những gì mà chính khách Mỹ đo đếm.

Hoa Kỳ: Tuần thứ hai tê liệt ngân sách, phe Cộng hòa bắt đầu chia rẽ

Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi quyết định hầu bao của chính phủ Mỹ. Ảnh chụp ngày 3/10/2013.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ, nơi quyết định hầu bao của chính phủ Mỹ. Ảnh chụp ngày 3/10/2013.
REUTERS/Gary Cameron

Trọng Thành
Tại Hoa Kỳ, các công chức bước sang tuần thứ hai thất nghiệp kỹ thuật, trong khi ngân sách quốc gia vẫn chưa được thông qua. Đảng Cộng hòa tiếp tục yêu cầu rút luật về bảo hiểm xã hội thì mới bỏ phiếu thông qua luật tài chính, và đe dọa làm tương tự đối với vấn đề nâng trần nợ. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng hòa đang phân hóa rõ rệt trong vấn đề này, trong bối cảnh cánh hữu của đảng áp đặt quan điểm của mình. Chủ tịch Hạ viện thuộc phe Cộng hòa ở vào một tình thế hết sức nhạy cảm.

Thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình từ Washington:
Mùa hè này, ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện, thuộc phe Cộng hòa, đã sẵn sàng cho việc bỏ phiếu thông qua ngân sách. Hôm nay, ông John Boehner thừa nhận rằng các lập luận rất thuyết phục của cánh hữu của đảng Cộng hòa đã khiến ông thay đổi ý kiến.
Quyết định nhường bước trước các đòi hỏi mang tính cực đoan này, để không làm nội bộ đảng bị chia rẽ (để giữ ghế, theo nhận định của những người chỉ trích quyết liệt nhất), dù sao cũng có thể quay về chống lại chính ông. Nhóm những người ôn hòa của đảng Cộng hòa đã hợp sức lại để phản đối. Nhóm này kêu gọi bỏ phiếu thông qua ngân sách, mà không đưa ra các đòi hỏi về Luật Cải tổ Y tế Obamacare.
Dân biểu Peter King của New York nói : « Chúng ta cần phải chứng tỏ sức mạnh, và tôi nghĩ rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho John Boehner. Chúng tôi, với khoảng 20 đến 25 nghị sĩ, cần nói rằng, chúng tôi sẽ bỏ phiếu KHÔNG đối với mọi văn bản, cho đến khi nào dự thảo nghị quyết được đưa ra để bỏ phiếu ».
25 nghị sĩ sẵn sàng bỏ phiếu công khai chống lại đảng, đây là điều chưa bao giờ thấy. Thậm chí dân biểu King cho rằng, nếu bỏ phiếu kín, thì không phải 25, mà có đến 150 nghị sĩ Cộng hòa sẽ ủng hộ ngân sách, có nghĩa là, nếu như những người này không phải chịu áp lực hết sức lớn từ phía các nghị sĩ đảng Tea Party. Về điều này, Chủ tịch Hạ viện John Boehner từ chối bình luận.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ phủ nhận cuộc nổi dậy trong nội bộ đảng Cộng hòa, nhưng từ chối đưa vấn đề ngân sách ra bỏ phiếu, điều cho phép kiểm định được thực sự mức độ đoàn kết nội bộ của đảng. Dấu hiệu của sự căng thẳng này là, tại một số tiểu bang, nơi có dân biểu đảng Tea Party trúng cử, các lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp lại với nhau, để tìm cách ủng hộ các ứng cử viên Cộng hòa thuộc phái ôn hòa, sẵn sàng đối đầu với đảng Tea Party trong các cuộc bầu cử vào năm tới.

Chủ nghĩa Mao hồi sinh tại Trung Quốc

Biểu tình trước lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải ngày 16/09/2012 với ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc.
Biểu tình trước lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải ngày 16/09/2012 với ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc.
REUTERS/Aly Song

Lê Vy
Liên quan đến châu Á, nhật báo Le Figaro có bài đáng chú ý mang tựa : « Bắc Kinh phục hồi chủ nghĩa Mao ». Theo báo Le Figaro, các quan chức Trung Quốc được mời gọi phải gần gũi dân chúng hơn và thực hiện các hành động của chủ nghĩa Mao như tự phê bình và tố giác hành vi sai trái.

Tờ báo nhận định, những hành động phổ biến dưới thời Mao Trạch Đông, hiện nay bị người Trung Quốc xem như đã lỗi thời. Thế nhưng, chủ trương này vừa được chủ tịch nước Tập Cận Bình tung ra vào tuần trước tại tỉnh Hồ Bắc.
Hàng loạt các buổi tự kiểm điểm của các lãnh đạo Trung Quốc diễn ra tại khắp nơi trên đất nước và được chiếu trên truyền hình. Mục đích là nhằm củng cố quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, hình ảnh các lãnh đạo địa phương toát mồ hôi, rưng rưng nước mắt khi thú nhận những mặt trái của họ, được chiếu trên các trang mạng xã hội với đầy vẻ nhạo báng. Một quan chức thú nhận : « Tôi toát mồ hôi và suýt oà khóc nhiều lần khi lục lại trong ký ức của mình ». Một quan chức khác của tỉnh Hồ Bắc thừa nhận đã tiêu 3,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 400 000 euro) để mời các gương mặt ngôi sao dự buổi tiệc gala xuân.
Theo tờ Nhân dân nhật báo (tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), chính quyền đã chuẩn bị trước các buổi xưng tội từ tháng bảy vừa qua, bằng việc thu thập khoảng 171 200 kiến nghị từ 8000 ngôi làng. Sau đó, các cán bộ phải viết báo cáo tự kiểm điểm.
Để thể hiện thiện chí khuyến khích hành động hoài Mao này, chủ tịch Tập Cận Bình đã dành ra bốn ngày rưỡi để dự các buổi tự kiểm điểm của các quan chức. Trước sự lo ngại của một số cán bộ, nhân vật số một của Trung Quốc giải thích, hành động này nhằm sửa chữa những vấn đề bê bối và xoa dịu sự lo lắng trong dân chúng. Các quan chức cũng được kêu gọi phải biết tố giác lẫn nhau.
Được bắt đầu áp dụng trong những năm 1940 dưới thời Mao Trạch Đông, hình thức này nhằm mang lại dân chủ hơn trong nội bộ Đảng khi cho phép dân chúng nêu lên ý kiến của mình. Trên thực tế, Mao Trạch Đông đã dùng hình thức này làm một công cụ đáng sợ nhằm thanh trừng trong nội bộ Đảng Cộng sản và loại bỏ những thành phần đối lập. Các hình thức này dần bị bỏ xó sau cuộc Cách mạng văn hóa. Thế nhưng, ông Tập Cận Bình lại thể hiện tinh thần hoài Mao. Hành động này nằm trong chiến dịch chống tham nhũng của ông nhằm mang lại đạo đức trong nội bộ đảng bằng cách đào thải những cán bộ ngông cuồng, chỉ lo hưởng thụ quá mức.
Bài báo còn cho biết, một số cán bộ hoảng hốt, cứ lập đi lập lại đến hơn 30 lần bản tự kiểm điểm khiến cư dân trên mạng phải phì cười. Nhiều người dân châm chọc, mỉa mai cay độc về hành động này, một số gọi màn kịch này là « ghê tởm ». Một cư dân mạng trên mạng Vi Bác (Twitter Trung Quốc) gợi ý : « Sao không bắt đầu bằng việc phê bình tài khoản cá nhân và các tài sản kếch xù của họ? »
Chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động do thiếu ngân sách
« Chính phủ Mỹ đóng cửa do hết ngân sách », đó là tựa lớn trên trang nhất báo Le Monde. Báo kinh tế Les Echos chạy tựa trên trang nhất : « Khủng hoảng chính trị Mỹ : đóng cửa các dịch vụ công có nguy cơ kéo dài ». Báo Le Figaro nhận định trên trang nhất : « Obama đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ».
Theo báo Le Monde, đây là lần đầu tiên một chính phủ Mỹ phải đóng cửa sau 17 năm qua và là lần đóng cửa « shutdown » thứ 18 từ cuộc cải cách ngân sách vào năm 1976. Khoảng 800.000 nhân viên công chức liên bang bị thất nghiệp từ ngày 1/10. Các công viên quốc gia và một số dịch vụ công bị ngừng hoạt động sau khi quốc hội không thông qua được đạo luật ngân sách cho năm tài khóa mới, bắt đầu từ 1/10.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tê liệt của chính phủ Mỹ ? Đó chính là do Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ không đạt được đồng thuận về Đạo luật Tài chính cho phép tránh được cái gọi là « bức tường ngân sách ». Các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục, nhưng trong khi chờ đợi, nước Mỹ phải hoạt động chậm lại do hết ngân sách.
Báo Le Monde trang bên trong cũng có bài viết cho biết, tình hình khiến nhiều nhà lập pháp lo rằng vào ngày 17/10 tới, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sẽ trễ hạn trả nợ. Mỹ sẽ không còn khả năng vay tín dụng. Vào ngày 17/10 tới đây, trừ khi Quốc hội Mỹ nâng trần nợ, nếu không Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chỉ còn 30 tỷ USD tiền mặt trong tay và rơi vào bờ vực vỡ nợ.
Ngoài ra, báo kinh tế Les Echos thì quan tâm đến sự kiện này nhiều hơn về các tác hại gây ra cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nếu đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không đưa ra được đồng thuận trong việc nâng nợ trần thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế : « Điều này có thể sẽ gây ra cuộc suy thoái nghiêm trọng và cuộc khủng hoảng ngân hàng nặng nề ». Nếu chính phủ ngừng hoạt động càng lâu thì thì sẽ làm thay đổi các số liệu kinh tế, đặc biệt là càng gây thiệt hại về việc làm và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là con số đăng số lượng việc làm được tạo ra vào tháng 9 được trông đợi vào thứ sáu này, sẽ phải hoãn lại. Theo Les Echos, một ngày đóng cửa làm việc, Mỹ phải chịu mất đến 300 triệu đô la.
Người tiêu dùng, nhà kinh doanh và niềm tin của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cổ phiếu và thị trường tài chính rơi vào tình trạng hỗn loạn. Giới đầu tư càng lo ngại hơn trong trường hợp thương thuyết về « bức tường ngân sách » thất bại.
Tiêu hủy kho vũ khí hóa học tại Syria sẽ bắt đầu
Trở lại tình hình thời sự tại Syria, báo La Croix hôm nay đăng bài viết mang tựa : « Tại Syria, hoạt động tiêu hủy kho vũ khí hóa học sẽ bắt đầu ».
Tờ báo cho biết, 20 thanh tra thuộc Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học đã đến Damas vào ngày hôm qua. Họ có nhiệm vụ tiêu hủy một kho vũ khí ước tính lên đến một nghìn tấn vũ khí hóa học, trong một đất nước đang chìm trong nội chiến nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, kho vũ khí hóa học được dàn trải trên 45 địa điểm, trong đó có 300 tấn khí độc sarin và khí mù tạt.
Bài báo nhận định, vấn đề bảo vệ an toàn cho các thanh tra và hoạt động của họ quả là một thách thức lớn, đặc biệt là tại các địa điểm đặt kho vũ khí giáp ranh với khu vực giao tranh hay phải đi qua lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của phe đối lập. Theo Công ước của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học (OIAC), Syria có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo vệ an toàn cho chuyên gia thực hiện nhiệm vụ. Cũng theo Công ước quy định, Syria xem như phải đích thân tài trợ cho việc tiêu hủy kho vũ khí. Thế nhưng, Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học cũng kêu gọi các nước thành viên tự nguyện đóng góp một phần tài chính cho công việc này.
Những chênh lệch của dân số thế giới
Báo La Croix dành hồ sơ lớn cho một nghiên cứu tóm lược những đặc điểm chính của dân số thế giới được đăng vào ngày hôm nay do Viện Nghiên cứu dân số quốc gia Pháp (Ined) tiến hành.
Kết quả của nghiên cứu cho biết, hành tinh của chúng ta chứa 7 tỷ dân vào năm 2013 và sẽ tăng đến 10-11 tỷ dân vào cuối thế kỷ XXI. Điều đáng ngạc nhiên và đáng mừng là những thập niên gần đây, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm nhanh chóng trên toàn thế giới.
Tờ báo nêu lên một số dữ liệu đáng chú ý trong nghiên cứu này. Ví dụ : có 5,227 triệu trẻ được sinh ra trong Liên hiệp châu Âu vào năm 2013. Macao, một khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, chỉ rộng 25 km2 nhưng hiện tại giữ kỷ lục thế giới là nơi có mật độ dân số dày nhất (22 885 người/km2).
Nigeria được xem là đất nước trẻ nhất thế giới với 50% dân số dưới 15 tuổi. Con số này là hệ quả của tỷ lệ sinh sản của phụ nữ nước này cao nhất thế giới (hơn 7 trẻ/phụ nữ). Đồng thời, đất nước châu Phi này sẽ trở thành quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới vào năm 2050. Tại Qatar, 87% dân số trong độ tuổi lao động.
Nhìn sang châu Á, đảo quốc Singapore nhỏ bé có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới (2 trong tổng số 1000 trẻ sơ sinh). Tờ báo nhận định, đảo quốc phía Đông Nam châu Á này có một hệ thống chăm sóc y tế khá tốt. Còn Nhật Bản không chỉ được xem là đất nước già nhất hành tinh mà dân số già đi nhanh hơn mức trông đợi (25% người Nhật ngoài 65 tuổi). Ngoài ra, đất nước mặt trời mọc còn giữ vị trí quán quân trên thế giới về tuổi thọ của người dân (86 tuổi đối với nữ và 79 đối với nam). Đó là dấu hiệu cho thấy ngành y tế được cải thiện. Trên thế giới, hiện nay, tuổi thọ trung bình lên đến 70 tuổi. Thế nhưng, tình trạng này cũng gây khó khăn cho một số quốc gia phải khốn khổ trong việc chi trả lương hưu khi tuổi thọ của người dân kéo dài.
Cuối cùng, về thu nhập bình quân đầu người, Pháp xếp thứ 21 (26 923 euro). Pháp vẫn được xem là một nước giàu có trên hành tinh vì con số này cao gấp 3 lần thu nhập bình quân của người dân trên thế giới (8632 euro). Đứng đầu bảng xếp hạng giữa các nước giàu nhất thế giới vẫn là đất nước dầu mỏ Qatar (62 522 euro).
Uống rượu, nước tăng lực nguy hiểm cho sức khỏe
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiêu thụ khá nhiều thức uống có chất kích thích mà không ý thức được rằng nó rất có hại cho sức khỏe. Nhiều nhật báo ra ngày hôm nay đều quan tâm đến đề tài này và gióng lên hồi chuông cảnh báo. Báo Le Monde đăng bài : « Tiêu thụ nước tăng lực có thể gây nguy hiểm ».
Ngoài ra, trên bài báo của Le Figaro, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên cần phải chú ý khi uống rượu, nước giải khát tăng lực có chất kích thích.
Nước uống tăng lực là thức uống có gaz, thường cho thêm các khoáng chất khác như : chất kích thích (caféine), taurine, vitamine…
Các thức uống này đều có tác dụng kích thích năng lượng người sử dụng. Để đưa ra kết luận, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) đã thống kê trường hợp những người có vấn đề về sức khỏe, bị nghi ngờ có liên quan đến việc tiêu thụ loại thức uống này. Trong 200 người được thống kê, có 95 người có vấn đề về tim mạch, 74 người có vấn đề về tâm lý hành vi. Cuối cùng, có 2 trường hợp tử vong mà nguyên nhân gây tử vong được cho là rất gần với việc tiêu thụ rượu và nước tăng lực. « Đó là một thiếu nữ 16 tuổi, bị chết bất thình lình khi vừa ngừng nhảy trong một buổi tiệc », theo Tổ chức Anses. Trước đó, trong buổi tiệc, cô đã uống vừa nước tăng lực vừa rượu.
Hằng ngày, người Pháp tiêu thụ chất caféin rất nhiều, có trong cafe và trà. Đối với họ, nguy cơ bắt đầu cao khi hằng ngày, họ uống thêm loại nước tăng lực hay rượu và chơi thể thao. Theo chuyên gia của Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses): « Nhiệt của cơ thể khó tiêu tan hơn với chất caféin ». Một hiện tượng đặc biệt xảy ra trong các hộp đêm. 32% người sử dụng nước tăng lực khi uống trong các quán bar và 41% uống trước hoặc sau khi chơi thể thao. Nếu những người này uống nhiều lần cà phê trong ngày thì nguy cơ còn tăng gấp bội.
tags: Châu Á - Chính trị - Trung Quốc - Xã hội - Điểm báo
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131002-chu-nghia-mao-hoi-sinh-tai-trung-quoc
 
 

Tuesday, October 8, 2013

GS NGUYỄN XUÂN VINH * THEO DÒNG LỊCH SỬ

GS Nguyễn Xuân Vinh
Theo Dòng Lịch Sử.
Chúng ta ai cũng có những ưu tư về tương lai của đất nước, và một câu hỏi thường đặt ra là: “bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?”. Có một lần tôi hỏi ông Douglas E. Pike câu này. Ông là chuyên gia nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về chiến tranh VN. Ông từng là giám đốc Indochina Archive ở UC Berkeley từ năm 1981, sau này từ năm 1997 ở Texas Tech University cho đến khi nghỉ hưu và qua đời vào ngày 13/5/2002. Câu trả lời của ông là: “Không bao giờ tôi trả lời câu hỏi này …. ”.
Tôi thật thông cảm với ông Pike vì, với sự hiểu biết của ông, tuy không nói ra nhưng tôi chắc ông nghĩ rằng: “cộng sản sẽ sụp đổ duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi khi có sự thay đổi quan trọng trên đất nước, thì tình hình chính trị, và tất nhiên là tình hình quân sự, bao giờ cũng đột biến. Tuy vậy, trước đó thế nào cũng có những triệu chứng báo hiệu rằng có việc quan trọng sắp xẩy ra, nhưng khó tiên đoán được ngày nào sẽ xẩy ra.

Trở lại hơn một trăm năm trước đây, qua hoà ước Patenôtre ký năm 1884, khi triều đình Việt Nam dâng đất nước cho thực dân Pháp thống trị, thì trước đó những người theo dõi tình hình đưa quân viễn chinh chiếm thuộc địa của những nước Tây Âu cũng biết được rằng vấn nạn mất nước của những tiểu nhược quốc sẽ xẩy ra, duy chỉ không đoán được vào thời điểm nào mà thôi. 

Vào thời đó, trên đất nước ta, thì Nam kỳ đã hoàn toàn là thuộc địa của chính phủ Pháp. Rồi tới năm 1882, khi quân Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ hai và sau đó tiếp tục đánh chiếm những tỉnh thành khác ở Bắc kỳ, thì triều đình nhà Nguyễn không còn uy thế nào với người dân Việt. Để làm áp lực với Triều đình Huế, ngày 15 tháng 7 năm Qúi Mùi (1883) Toàn quyền Harmand và Đô đốc Courbet đem chiến thuyền vào đánh cửa Thuận An là cửa ngõ vào kinh thành. Triều đình Huế đang gặp cảnh bối rối vỉ Vua Dực Tông vừa băng hà. Các quan Đại thần phải ký hoà ước nhận sự bảo hộ của Chính phủ Pháp. 

Văn bản chính thức đưa Việt Nam chịu Pháp thuộc được ký kết ngày 6 tháng 6 năm 1884, năm Âm lịch là Giáp Thân, khi Công sứ nước Pháp ở Bắc Kinh là ông Patenôtre trên đường đi nhậm chức, nhận được chỉ thị của Chính phủ ở Paris đi cùng với Khâm sứ Rheinart ra Huế thương lượng với Triều đình nước ta để sửa đổi vài khoản trong hiệp ước Qúi Mùi cho thích hợp với chính sách chia để trị của Pháp.

Nhửng lần khác, có sự thay đổi chính thể trên đất nước ta, cũng có những diễn biến tương tự. Trước tiên là có những dấu hiệu suy thoái để dẫn tới một biến động. Mồi lửa châm ngòi nổ cũng đột ngột. Lấy thí dụ tiếp theo là ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi chỉ trong một đêm quân đội Nhật tước khí giới quân đội Pháp trên toàn cõi Đông Dương. 

Diễn biến này cũng bất thường nhưng sự việc cũng có thể biết trước duy không biết là ngày nào xẩy ra vì lẽ dễ hiểu là hai lực lượng quân sự, Pháp và Nhật, mà không phải là đồng minh trong một trận chiến toàn cầu, thì tất nhiên không thể nào cùng sát cánh đứng chung dài lâu được. Đầu mối làm quân đội Nhật phải phát động là Toàn quyền Đông Dương khi đó là Đô đốc Jean Decoux, tuy trực thuộc chính phủ Vichy ở Pháp nhưng có dấu hiệu đã liên lạc với Hải quân Hoàng gia Anh ở Viễn Đông.

Tiếp theo là ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật xin đầu hàng Hoa Kỳ. Sự việc này có thể đoán trước được khi chiến cuộc Thái Bình Dương thu dần về Okinawa và tiến vể Tokyo. Dấu hiệu báo trước là ngày 26 tháng 7 năm 1945, khi Hội nghị các nhà lãnh đạo Đồng minh ở Postdam ra tuyên cáo đòi Nhật đầu hàng. Ngòi nổ báo động sự việc là hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki những ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945. Vào dịp này Việt Minh đã lợi dụng thời cơ cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945. Sau đó, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng vào ngày này thế giới chỉ chú trọng vào Lễ đầu hàng của Nhật do Đại Tướng Douglas MacArthur chủ toạ trên chiến hạm USS Missouri đóng neo ngay ở ngay vịnh Tokyo.

Thời điểm lịch sử tiếp theo là ngày 7 tháng 5 năm 1954 khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Đây là ngòi nổ đưa đến hiệp định Genève chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7, năm 1954 và dẫn đến sự thành lập Việt Nam Cộng Hoà ở dưới vĩ tuyến 17. Sự việc này cũng là đột biến vì trước đó một năm hay chỉ là vài tháng thôi, không ai nghĩ đến chuyện có giòng sông Bến Hải ngăn cách Bắc và Nam, hai miền của đất nước.

Mốc lịch sử tiếp theo mà chúng ta không ai quên được là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975. Biến động này bắt nguồn từ ba năm trước đó, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Chủ Tịch Trung Cộng Mao Trạch Đông để sau đó cho Henry Kissinger mật đàm với Lê Đức Thọ soạn thảo hiệp định ngưng chiến ký ngày 27 tháng Giêng năm 1973 cho Nixon được rút quân Mỹ về nước nhưng lại để cho VC với sự trợ giúp khí giới của Nga sô mở cuộc tấn công toàn diện vào miền Nam VN bắt đầu từ ngày 13 tháng Chạp năm 1974. Những ngày cuối cùng, quân viện không đầy đủ, Quân Lực VNCH bị bó tay, đã chiến đấu tới viên đạn và giọt xăng cuối cùng. Ngòi nổ báo động lần này chính là vụ Watergate đã xẩy ra để cho Nixon phải từ chức ngày 9 tháng 8 năm 1974.

Qua nhửng sự phân tích kể trên, nếu chúng ta muốn biết đất nước Việt Nam, dưới sự cai trị độc tài và thiếu nhân tính của Đảng Cộng Sản sẽ đi về đâu, và muốn đoán được thời điểm nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tàn lụi thì phải theo thứ tự:
·Tìm dấu hiệu suy sụp.
·Tiên đoán dài hạn.
·Tìm điềm báo hiệu.
Một nhận xét chung là mỗi lần quốc biến như vậy bao giờ cũng có sự tham dự của các nước liên hệ trực tiếp như Pháp và Hoa Kỳ và gián tiếp như Nga và Trung Quốc. Xét về tình hình hiện tại trên nước nhà mà muốn có một nhận xét về tương lại của đất nước, ta phải xét về sự liên hệ giữa hai nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà ta viết tắt là VN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa mà ta dùng chữ quen thuộc để viết tắt là TQ. Ngoài ra trong bài viết này, khi nói đến những chế độ cầm quyền độc tài cộng sản thì chúng tôi dùng nhửng danh từ là Việt cộng và Trung cộng.
Hiện Tình Chủ Quyền Đất Nước
Tình hình thế giới đang trở nên căng thẳng . Quyết định cuả Hoa Kỳ quay trở lại Á Châu đã nói lên vấn đề trầm trọng cuả mối đe doạ đến từ Trung cộng. Sau khi nước này lớn mạnh do nhận được sự đầu tư cuả chính Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, Trung cộng đã duy trì toàn bộ hệ thống chính quyền cai trị sắt máu thời cách mạng vô sản và hệ thống kinh tế chỉ huy quốc doanh, tích lũy toàn bộ nguồn vốn khổng lồ vào Nhà Nước. 

Người dân hoàn toàn không được hưởng mọi điều, kể cả nhân quyền và đời sống vật chất thường ngày. Trung cộng dùng nguồn vốn thu thập được mang đổ vào Phi Châu và Nam Mỹ để khai thác tài nguyên khoáng sản trong đó có dầu mỏ.

 Trung cộng cũng đã dồn nguồn vốn vào nỗ lực trang bị quốc phòng và canh tân vũ khí. Những nhà nghiên cứu chính trị quốc tế phải nhìn thấy ngày nay Trung cộng tin rằng đã đủ mạnh về kinh tế để có thể hất cẳng các nước Tây phương ra khỏi lục địa Phi châu và đe doạ quyền lợi cuả Hoa Kỳ tại chính Mỹ Châu và Trung Đông, đồng thời lấn chiếm, gây bất ổn khắp nơi trên thế giới, trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Riêng với Việt Nam thì Trung cộng là nước lân bang “Sông liền sông núi liền núi” đã từng có “Hạt gạo cắn làm đôi” thì VN không thể không bị ảnh hưởng và bị xử dụng như một “Chiến trường lớn cho Hậu phương lớn của Trung cộng lần thứ hai” trong bối cảnh hiện nay. Ta hãy nhìn tình hình Chủ Quyền đất nước hiện nay trong tình hình tranh chấp Biển Đông như thế nào. Đối với thế giới, Tập Cẩm Bình khi họp thương đỉnh tại Hoa Kỳ ngày 8 tháng 6 năm 2013 đã ngang ngược coi thường Quốc Tế, và dám tuyên bố với Tổng Thồng Barack Obama rằng: "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa”.

Việt Nam trong lịch sử từ cổ chí kim, luôn bị Trung quốc từ phương Bắc tìm cách thôn tính và bằng mọi cách đồng hoá trong 4 thời kỳ Bắc thuộc nhưng đều bị thất bại. Ngày nay Trung cộng đang hung hãn chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông một cách thô bạo và ngang ngược, bất chấp chủ quyền cuả các nước trong vùng, bất chấp luật lệ quốc tế vả các yếu tố lịch sử đã thành văn có chứng tích qua nhiều niên kỷ. Trung cộng đã ngang nhiên tự vẽ lằn ranh biên giới trên biển với hình lưỡi bò lấn sát vào bờ biển các nước mặc dầu Quốc tế đã quy định về thềm lục điạ cuả mỗi nước là hai trăm hải lý.

 Trung cộng đã lấn sâu vào bờ biển các nước trong vùng Biển Đông chỉ còn hai mươi hải lý và tuyên bố “chủ quyền này không thể tranh cãi”. Với hành động này, Hải lộ quốc tế trên Biển Đông đi từ Nhật Bản, Nam Hàn qua Ấn Độ Dương, để đi tới Phi châu và Trung Đông sẽ đi qua vùng Trung cộng kiểm soát. Trên đất liền, Trung cộng cũng không từ bỏ mọi hành động thôn tính các nước lân bang, và đã chiếm đoạt và sáp nhập Tân Cương và Tây Tạng vào lãnh thổ Trung cộng. Việt Nam cũng không tránh khỏi mưu tính này.
Trong Chiến Tranh Lạnh, miền Nam Việt Nam đã từng là vị trí chiến lược mà Hoa Kỳ đã hiện diện trong nhiều thập niên để ngăn cản không cho làn sóng Chủ Nghiã CS tràn xuống Đông Nam Á và Nam Bán Cầu. Nhưng với Hiệp Ước Paris, Hoa Kỳ đã bí mật ký kết để cho Hà Nội tiến chiếm Miền Nam thống nhất lãnh thổ để thiết lập thế Chiến Lược mới khi quyết định xoá bỏ VNCH để đổ nguồn vốn khổng lồ đầu tư vào Hoa Lục trong kế hoạch Toàn Cầu hoá nền Kinh Tế Thế Giới. Trung cộng đã không bỏ lỡ cơ hội khi Hoa Kỳ rút khỏi VN, và đã bằng mọi cách, gây ảnh hưởng mạnh mẽ vào đất nước này. Hiện nay ta có thể coi như là Trung cộng đã kiểm soát VN hoàn toàn. 

Mở đầu là cuộc chiến biên giới năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình nói là phải “Dạy cho VN một bài học”. Sau đó, Hà Nội hoàn toàn cúi đầu thần phục Bắc Kinh.
TQ coi VN như một điạ điểm chiến lược trên đất, gắn liền với Biến Đông. Ảnh hưởng mạnh mẽ cuả TQ đến VN đang thể hiện trong nhiều lãnh vực từ chính trị, kinh tế, môi trường đến văn hoá và lịch sử dân tộc. Trước hết là kế hoạch khống chế hai nguồn nước Hồng Hà và Cửu Long cuả hai đồng bằng vựa luá lớn cho cả nước. TQ đã đắp nhiều đập ngăn nước trên thượng nguồn cả hai con sông chính của VN. Với dòng sông Hồng sau khi các đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Đà và Sông Hồng bên kia biên gii đóng lại thì toàn vùng luá gạo đã bị kiệt nước nhiều tháng. 

Các con đập trên thương nguồn sông Mekong phiá TQ đã làm lượng nước phù sa giảm đi nhiều khiến nước biển tràn vào cửa sông Cửu Long làm nước ở cửa biển bị nhiễm mặn. 

Một khi conđập cuối cùng tại Lào đắp xong thì Trung cộng có thể vắt kiệt nước sông Cửu Long. Hiện nay đang có sạt lở khắp nơi tại Cà Mau, là vùng đất phù sa bồi nhiều trăm năm trước. Thêm vào nữa, vì TQ kiểm soát lượng nước ở thượng nguồn nên ngoài việc hạn chế được sự sản xuất của hai vựa lúa ở những đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, còn làm cho cuộc sống của ngừoi dân Việt làm nghề chài lưới càng thêm khốn khổ.

Từ ngày Việt Minh cướp chính quyền, và trong suốt thời gian chống Pháp, và sau này trong cuôc tấn công để cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng đã lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Lục, với sự chỉ đạo trực tiếp cuả Trung cộng. Tới thời gian hiện tại, mọi chỉ thị cuả Bắc Kinh đang được âm thầm thực hiện, đều theo kế hoạch làm biến toàn thể VN thành một bộ phận của TQ. Đất nước đang bị Cộng Sản Hà Nội giao hoàn toàn cho Bắc Kinh quyết định.
Các rừng đầu nguồn, từ Bắc chí Nam đã cho quân Trung cộng âm thầm chiếm đóng trong kế hoạch cho thuê rừng đầu nguồn dài hạn 50 năm. Các làng TQ mọc lên khắp nơi tại VN cũng như kế hoạch khai thác Bô Xít tại cao nguyên Gia Rai và các công trình trúng thầu xây cất nhà máy ở khắp nước mà công nhân được tuyển dụng tại TQ, và khí cụ được chuyển sang từ phương Bắc. Việt cộng đã bị ép buộc phải bỏ chiếu khán nhập cảnh cho Trung cộng và điều này làm cho cuộc di dân TQ tràn ngập sang VN.

 Tại VN, người dân bị cướp đoạt mọi quyền tự do nên cho đến nay không có một cuộc kiểm tra thống kê chính thức để biết kế hoạch kiểm soát và Hán hoá VN đã tiến hành đến mức độ nào hay đã vượt quá mức báo động như đã lên tới 40% xẩy ra trước đây ở Miến Điện.
Tình Hình Quân Sự
Để chuẩn bị xâm chiếm miền Nam của chính phủ VNCH, Việt cộng đã từng có một đạo quân gồm hơn một triệu người được tiếp viện võ khí đầy đủ bởi Liên Sô và có sự hậu thuẫn và cố vấn của Trung cộng. Sau thời điểm 1975, Việt cộng bị giằng co giữa hai thế lực cộng sản là Trung cộng và Liên Sô. 

Để làm giảm lực lượng của Việt cộng nên Trung cộng đã viện trợ quân sự cho Căm Pu Chia dưới sự lãnh đạo của Khmer Đỏ để giúp cho quân đội nước này quấy rối biên giới VN và có lần đánh chiếm đảo Phú Quốc, và bắt đi mấy trăm người dân Việt sống trên đảo. Vì muốn chấm dứt tình trạng này nên vào ngày 13 tháng 12 năm 1978 Việt cộng đã tấn công toàn diện và chiếm đóng Căm Pu Chia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Chiến dịch này đã làm cho giới lảnh đạo Trung cộng nổi giận và mở đầu cho cuộc chiến Việt-Trung kéo dài từ ngày 17 tháng 2 cho tới ngày 18 tháng 3 cùng trong năm 1979, chỉ chấm dứt khi Trung cộng tuyên bố là đã thực hiện được kế hoạch trận chiến đánh chiếm 6 tỉnh biên giới và tuyên bố lui quân. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi nhưng cả hai bên đều thiệt hại nặng, số tử vong mỗi bên đều lên tới hàng mấy chục ngàn quân binh. Vì trận chiến diễn ra trên phần đất VN nên người dân thường đã phải trả giá nặng nề về nhà cửa và nhân mạng. Sau cuộc chiến tranh chính thức, những cuộc xung đột biên giới còn kéo dài thêm mười năm cho đến năm 1989 mới tạm ngưng tiếng súng. Qua cuộc chiến này cả hai bên cùng rút được nhiêu kinh nghiệm, nhưng khi đem áp dụng thì lợi thế lại về bên Trung cộng. Trong những ngày đầu đưa quân qua biên giới, Trung cộng có “đạo quân thứ Năm” xuất hiện là những người Việt gốc Hoa dã từ lâu sinh sống ở những tỉnh địa đầu và những kiều dân này đã hướng dẫn những đoàn quân tiên phong chiếm đánh những vị trí quan trọng. Một kinh nghiệm đau thương nữa cho VN là đoàn quân Trung cộng đã rất dã man, bắt và hãm hiếp phụ nử không kể là người dân thường hay cả những phu nữ mặc quân phục bị bắt như là tù binh. Những sác người loã lồ còn để lại bị cắt vú, mổ bụng, hình ảnh trông thật thương tâm, mà Việt cộng phải che dấu vì nếu công bố ra sẽ làm lòng dân phẫn nộ, hận thù Tàu khựa, và đàn anh Trung cộng nổi giận. 

Những hình ảnh này mới đây đã được tìm thấy và công bố trên các mạng lưới toàn cầu. Bài học cho phe Trung công là, dùng bộ chiến, họ đã đánh giá thấp sự phản công của Việt cộng và trong hai ngày đầu lâm trận phe Trung cộng đã có 4000 binh sĩ thương vong. Với một quân số vào khoảng 120 ngàn tràn qua biên giới bằng ba ngả mà phải nhiều ngày mới chiềm được ba tỉnh thành lớn là Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Rút kinh nghiệm chiếm đóng VN bằng võ lực không phải là đắc sách, Trung cộng nay đã dùng chính trị và kinh tế để ép được Việt cộng phải hàng phục, dâng đất, dâng biển và trên thực tế đã chiếm trọn được toàn thể VN bằng những biện pháp di dân, lũng đoạn kinh tế và mua chuộc lãnh đạo. 

Khởi đầu trong kế hoạch di dân để thành lập “đạo quân thứ Năm” trên toàn quốc, Trung cộng đã cho quân sang làm thường dân tiến qua biên giới, từ xa lộ huyết mạch Hoa Nam nối với Đường Trường Sơn vào tới Bình Dương nơi lập raĐông Đô Đại Phố là một trung tâm kinh tế lớn với kiến trúc hoàn toàn đặc trưng văn hoá Hán Tộc. Các làng TQ đã mọc theo, người TQ tự làm, tự quản không tiếp xúc với người Việt mà chỉ xử dụng Đường Trường Sơn qua xa lộ Hoa Nam để về nước. Các kế hoạch bố trí quân sự cuả Trung cộng đã làm cho một số cấp chỉ huy quân sự Việt cộng nay nghỉ hưu phải lo ngại. 

Một vài người đã lên tiếng về kế hoạch trồng rừng và chiếm lĩnh cao điểm, trá hình là trung tâm khai thác Bô Xit, thuộc vào chiến lược quân sự của Trung cộng, nhưng không được chú ý. Các lực lượng tranh đấu cho nhân quyền trong nước, đang từng bước đòi hỏi sự bạch hoá này cho toàn dân được biết, nhưng đang bị đàn áp khốc liệt.

Với chiến lược gài quân ở khắp nơi, dùng những đập nước ở thượng nguồn để làm áp lực kiểm soát sự sản xuất lúa gạo, và cùng một lúc khủng bố dân Việt làm nghề chài lưới ở Biển Đông, Trung cộng nay đã hoàn toàn khống chế Việt cộng về kinh tế. 


 Chiến tranh biên giới Việt-Trung như năm 1979 chắc chắn không thể xẩy ra được nữa. Trong chuyến sang Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ngày 19-21 tháng 6 năm 2013 để nhận chỉ thị của Tập Cận Bình trước khi sang Hoa Kỳ theo lời mời của Tồng thống Barack Obama, TQ và VN đã ra một Tuyên Bố chung. Những ai đọc bản thông báo này đều thầy ngay là một bản dịch sang tiếng Việt từ bản chính viết bằng Hoa ngữ. Nội dung chỉ là toàn thể mọi bàn thảo nào trong tương lai đều phải dựa trên phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt là sáu tỉnh trên đất Việt ở sát biên giới là Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã bị Trung cộng chiếm đóng trong trận chiến năm 1979 thì nay Trung cộng đề nghị là có sự hợp tác điều hành chung ở những nơi đó và còn cộng thêm Điện Biên Phủ, không phải là tỉnh biên giới vì nằm sâu trong nước Việt. Trung cộng đã nhìn ngay thấy đây là một địa điểm chiến lược nằm trên Đường Trường Sơn và họ cần được quyền kiểm soát và quản lý nên ghi là một vị trí hợp tác. Nội dung của bản Tuyên Bố chung từ đầu đến cuối chỉ dựa trên căn bản “gác tranh chấp, cùng chung khai thác” nhưng mọi vấn đề tranh chấp, đất và biển đều xấy ra trên đất nước Việt Nam. 

Ngoài ra hai bên cùng hứa xây dựng Trung tâm Văn hoá của nước này ở nước kia, nhưng trên thực tế sẽ chỉ là chương trình phổ biến dậy tiếng Hán và văn hoá TQ cho trẻ em Việt, từ những lớp tiểu học chứ có bao giờ Việt cộng được phép mang những bài “Bình Ngô Đại Cáo” hay “Hịch Tướng Sĩ Văn” sang giảng dậy cho Tầu khựa.

\
Lực lượng quân sự của Việt cộng khi xưa đã có lần tấn công ào ạt sang Căm Pu Chia và có thời kỳ chống trả lại một cách quyết liệt sự tấn công qua ba ngả biên giới của Trung cộng thì nay chỉ còn lại như kiểu dân quân tự vệ để cho Đảng xử dụng trong những cuộc càn quét dân chúng phụ lực với lực lượng công an. 


Theo tin chính thức thì quân lực Việt cộng nay gồm có 400.000 Bộ binh, 50.000 người cho Hải quân và 30.000 người cho Không quân. Cộng thêm vào có thêm 60.000 người cho Bộ đội Biên phòng và ước lượng có 260.000 người cho lực lương Công an Cảnh sát. Một mặt khác, để tranh dành ảnh hưởng giữa những cấp lãnh đạo đảng trong những năm vừa qua đã có nhiều sự thanh trừng trong nội bộ, hoặc cho về hưu nhiều tướng lãnh, hoặc cho thăng chức lên cấp tướng nhiều sĩ quan ở các phe phái nhưng chưa có một ngày chiến trận, thậm chí có nhiều tin tức về tai nạn mày bay làm tử nạn cả một bộ chỉ huy và tham mưu cấp quân đoàn. Những cuộc thanh trừng xẩy ra liên tục để tiêu diệt các thế lực đối kháng Trung cộng trong nội bộ lãnh đạo của Việt cộng. Đã có những tin sau này được tiết lộ như toàn bộ Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 tại Thanh Hoá khi bay lên thị sát mặt trận Hải quân, bị bắn cháy chết toàn bộ. Một tin khác cho biết phi cơ chở phái đoàn cấp Bộ trưởng từ Hà Nội đi Lào họp bị nổ tung trên biên giới Lào Việt. Những tin tức này tất nhiên được giới lãnh đạo giữ kín, thỉnh thoảng mới bị lọt ra và không được kiểm chứng. Tuy vậy, đã có những tin thanh trừng được chính thức loan báo như việc toàn bộ Tư Lệnh của 7 Quân Khu khắp nướđã bị thay thế, đểkhông thể đồng lòng chống ngoại xâm Trung cộng. Điều mà truyền thông quốc tế được biết và loan tải rộng rãi là toàn thể những người khởi xướng các phong trào yêu nước, chống sự khống chế của Trung cộng đều lần lựot bị bắt bớ giam cầm và xử án nặng nề. Những từ ngữ tuyên truyền khi xưa như “Quân đội Trung với Đảng, Hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” giờ đây không còn ý nghĩa gì nữa. Nói chung thì hiện nay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chỉ là một lực lượng để cho giới lãnh đạo xử dụng phòng ngừa sự nổi dậy của dân chúng mà thôi. Kẻ thù truyền kiếp là TQ thì hiện nay đang điều khiển giới lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Những nhân vật nắm quyền trong tay, giờ chỉ là những Thái Thú nhận lệnh của Trung cộng, và dựa vào Đảng để chia chác quyền lợi. Ngay cả trong việc sửa đổi Hiến pháp họ còn bố trí để có điều khoản là nhiệm vụ chính của Quân Đội Nhân Dân là bảo vệ Đảng cộng sản Việt Nam


Ta chỉ cần xét những đề nghị đòi hỏi phải sửa đổi bản dự thảo Hiến pháp do Việt cộng đưa ra năm 2012, và bản đề nghị chung này đã có chữ ký của 72 nhân vật sáng giá ở đủ mọi thành phần, nhiều ngưởi đã từng được chế độ ưu đãi. Đặc biệt là đề nghị sửa đổi điều nói về quân đội được trích nguyên văn như sau:

Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không còn được bố trì để phòng ngừa một sự tấn công qua biên giới phía Bắc nửa vì chiến thuật của Trung cộng là dùng hoả tiễn tầm trung đặt tại Quảng Đông để cảnh cáo Việt cộng. Gần đây, có thông tin cho hay Trung Quốc vừa thiết lập Lữ đoàn827 tại thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông xử dụng loại hoả tiễn Đông Phong có tầm bắn vào khoảng 1.200 km. 

Kế hoạch chiến lược của Trung cộng đưa hỏa tiển tầm trung tới Hoa Nam không hẳn chỉ dùng để doạ đàn em Việt cộng nhưng trong trường hợp Biển Đông dậy sóng có sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ thì những hoả tiễn này có thể được đưa ngay xuống dọc đường Trường Sơn, nơi đây đã có những căn cứ Trung cộng được thiết lập với đầy đủ quân số trong kế hoạch khai thác rừng và khoáng chất mà Việt cộng đã nhường cho Trung cộng. 


Những dàn hoả tiễn đặt theo Đường Trường Sơn sẽ là khí giới mãnh liệt để trấn giử Biển Đông cho Trung cộng. Tin tức mới đây đưa ra là VN đã đặt mua 6 tầu ngầm loại Kilo của Nga và sẽ nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013 đã làm cho những nhà nghiên cứu chiến thuật thắc mắc không biết VN đề phòng hải phận để chống Hải quân nước nào.

 
Khi bài này được soạn thảo gần xong thì Việt cộng đang hồ hỡi loan tin về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được Tổng Thống Barack Obama mời sang thăm viếng Hoa Kỳ và tiếp đón tại Toà Bạch ốc ngày 25 tháng 7 năm 2013. Nhưng thử hỏi cách đây hơn một tháng, những ngày 19-21 tháng 6, Trương Tấn Sang đã sang Bắc kinh triều kiến Tập Cận Bình để nhận chỉ thị và ký văn kiện chính thức dâng nước cho Trung cộng, trong bản tuyên bố chung dài khoảng 3 trang từ đầu đến cuối toàn những điều tuân theo, gồm có 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” để thực hiện những sự cải cách ngay trên đất nước mình theo ý kiến của TQ, thì Việt Nam còn gì nữa đâu để trao đổi với cường quốc Hoa Kỳ.

 Theo những nhà bình luận chính trị thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón như một quốc khách theo đúng lễ nghi. Chuyện thăm viếng chỉ cốt làm cho Tổng Thống Hoa Kỳ ghi được thêm thành tích là đã gặp gỡ tất cả mọi Quốc trưởng các nước trên địa cầu và rồi đây được mời tới cả những nơi chưa được ánh sáng dân chủ và tư do soi tới.
Kết Luận
Qua 4 thời kỳ Bắc Thuộc, trong Lịch sử Dân Tộc VN chưa hề có một lần dân Việt chịu khuất phục Bắc Phương, bị Hán hoá hoàn toàn. Các cuộc nổi dậy dành lấy Độc lập và Tự chủ bao giờ cũng do lòng người dân phẫn uất với chế độ cai trị bạo tàn, và nổi lên chống quân xâm lươc. 

Ngày nay một khi Đảng cộng sản Việt Nam còn đàn áp người dân yêu nước thì điều hiển nhiên là Việt cộng đang tiếp tay cho Trung cộng để tạo ra một cuộc thống trị lâu dài đất nước, xáp nhập và đồng hoá hoàn toàn VN vào TQ. 

Chế độ hiện tại đã đồng loã với ngoại bang để đặt ra chương trình học chữ Hán từ cấp tiểu học trở lên, để chuẩn bị cho một thời kỳ Bắc Thuộc. Ta có thể nghĩ đó là điềm báo hiệu có sự thay đổi sau nhiều năm tháng dài chờ đợi. Toàn thể dân tộc VN tất nhiên không thể chấp nhận một cuộc Bắc Thuộc lần thứ năm và chắc chắn một cuộc khởi nghiã sẽ phải bùng lên.

Năm 2001 Luật Sư Lê Chí Quang đưa lên mạng lưới bài “Hãy cảnh giác với Bắc Triều” trong đó người trí thức trẻ vì đau lòng với vận nước, đã viết:
“Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Đăng Dung quỳ gối xin hàng giặc hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn, cá lớn không thể nuốt cá bé dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu mãi quốc cầu vinh xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của mình!”

Bài viết này đã làm cho anh bị bắt bớ, và tù đầy. Hơn mười năm sau nhiều bạn trẻ trong nước đã lên tiếng chống Tầu khựa và không còn sợ hãi đảng cầm quyền. Vấn đề hiện nay không còn giới hạn là “cảnh giác” nữa, cũng không còn ở mức “hiểm hoạ” nữa mà thật sự đất nước Việt Nam đã mất vào tay Trung Quốc. Thị thành dọc biên giới đã mất, rừng mất, biển mất, cao nguyên mất, người TQ tràn ngập lãnh thổ do lệnh bỏ chiếu khán nhập cảnh qua biên giới. 

Theo những tin tức đưa ra từ trong nước, giới lãnh đạo già nua còn ngoan cố, chia nhau quyền lợi để tham ô vơ vét tài lợi, bám lấy địa vị độc tôn, nhưng tuổi trẻ đang nổi giận. Lòng Yêu Nước trong mỗi thanh niên đang bùng cháy. Một Lê Chí Quang, một Lê Công Định, một Việt Khang và ngày nay các sinh viên Đinh Nguyên Kha, Vũ Phương Uyênlấy máu mình viết thành lời nguyền chống “Tàu Khựa” và họ đã bị đàn áp khốc liệt, nhà tù đang mỗi ngày một đông. Người Việt ở hải ngoại phải cùng nhau đoàn kết, hết lòng hỗ trợ những nhà tranh đấu cho dân chủ, và nhân quyền ở trong nước. Họ đang chờ đợi những tiếng nói và những hành động cụ thể của chúng ta. Chúng ta cũng nên cảnh giác những mưu đồ thâm độc của Việt cộng hòng chia rẽ người Việt ở khắp nơi qua Nghị quyết 36. Chúng ta nên tránh đừng để sa vào bẫy xập của Việt cộng. Ở mỗi nơi, có một tổ chức ái hửu hay đồng hương vừa thành hình thì Việt cộng lại mưu đồ lập thêm ra một tổ chức khác trông như vẻ cạnh tranh nhưng thửc ra là gây chia rẽ. Hàng ngày chúng tung lên mạng lưới nhưng tin tức về người này, đảng phái nọ, tôn giáo kia, hầu hết là những chuyện bịa đặt, cốt để gây tranh cãi, làm chúng ta quên được sự việc bán nước, tham nhũng đang xẩy ra trên quê hương. 

Những hành động gây chia rẽ này sẽ làm cho những người có lòng phải nản chí. Riêng với người viết bài này, và những người đồng chí hướng, thì những thủ đoạn chia rẽ nhau của Việt cộng chỉ làm cho chúng tôi thêm ý chí muốn cùng nhau đoàn kết mà thôi.
Phụ chú:
1/ Bài viết này ghi lại những lời thuyết trình của tác giả tại buổi Hội thảo về “38 Năm Nhìn Lại-Hiện Tình và Tương Lai Việt Nam” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An - Nam California tổ chức ngày Chủ Nhật 14 tháng 7 năm 2013 tại Le-Jao Center của Đại Học Costline Community College, thành phố Westminster, với 5 diễn giả là những GS Nguyễn Xuân Vinh, GS Lưu Trung Khảo, GS Phạm Cao Dương, GS Trần Huy Bích và GS Trần Lam Giang.
Tác giả ghi nhận sự giúp đỡ tìm kiếm tài liệu của Ban Nghiên Cứu - Tập Thể CSVNCH/HN.
2/ Buổi Hội Thảo được Ban Điều Hành tổ chức rất trịnh trọng và đúng giờ với số người tham dự lên tới trên 300 người ngồi chật hội trường và chăm chú nghe suốt chương trình từ 1:00 giờ trưa tới 4:00 chiều. Sau phần thuyết trình, khán thính giả quan tâm tới vận nước đặt ra rất nhiều câu hỏi. Về những câu hỏi đặt ra với diễn giả muốn nghe câu trả lời về“bao giờ chế độ cộng sản VN sẽ sụp đổ?” tác giả đã kể lại kỷ niệm vui là trong buổi gặp gỡ trước đây, chuyên gia về Chiến Tranh Việt Nam là ông Douglas E Pike có hỏi lại là: “Ông là giáo sư về Astrodynamics tại Đại Học danh tiếng University of Michigan và cũng đã từng giảng dậy ở UC Berkeley, vậy ông có thể tiên đoán được hay không về thời điểm chính xác khi một vệ tinh nhân tạo hết hạn kỳ và rơi trở lại tan vỡ ra thành từng mảnh vụn trong bầu khí quyển của trái đất?”. 

Câu trả lời của diễn giả là sau khi quan sát qũy đạo một thời gian người ta có thể biết là“vệ tinh nhân tạo sẽ có ngày rơi vào bầu khí quyển duy chỉ khó lòng tiên đoán được ngày giờ mà thôi”.
3/ Câu chuyện bên lề là nhiều khoa học gia đã viết bài về lý thuyết “Life-time of artificial Earth satellite”. Về lý thuyết trở về bầu khí quyển của phi thuyền hay vệ tinh nhân tạo tác giả có viết một sách chuyên khoa với đề là “Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics” viết chung với nhà bác học người Đức là GS Adolf Busemann và khoa học gia Hoa Kỳ là GS Robert D Culp. 


Một cựu sinh viên tiến sĩ của tác giả là ông James M Longuski, khi làm việc tại Jet Propulsion Laboratory thuộc cơ quan NASA, có cho JPL ấn hành một phần luận án của ông với đề là“Analytic Theory of Orbit Contraction and Ballistic Entry into Planetary Atmospheres” . Theo lý thuyết này, được kiểm nghiệm rất chính xác thì khi vệ tinh nhân tạo có hình ellip với cận điểm thấp gần bầu khí quyển thì mỗi lần chạy qua, có sự cọ xát với làn không khí dù rất mỏng manh cũng sẽ làm giảm dần vận tốc và làm cho viễn điểm hạ thấp dần để cho qũy đạo co lại. Khi viễn điểm tới bằng cận điểm, qũy đạo thành hình tròn, đó là điềm báo hiệu chỉ còn vài ngày là vệ tinh rơi vào bầu khí quyển và trong mấy vòng cuối cùng sự chuyển đổi qũy đạo sẽ rất mãnh liệt chứ không còn đều đặn như trước. Tiến sĩ Longuski nay là giáo sư Đại Học nổi tiếng Purdue University ở Lafayette, Indiana.

 
Chuyện sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam có lẽ cũng tương tự, và giống như những chế độ độc tài ở các nước Trung Đông. Người dân sẽ mất dần lòng tin, và khi lòng dân uất hận đã lên cao độ và bùng nổ thì chính biến xẩy ra kéo xập chế độ chỉ trong vài ngày.
4. Để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã nhắc lại tập thơ “Đố Vui Việt Sử”viết cùng với học giả Đào Hữu Dương. Cụ Đào Hữu Dương viết ra 100 câu hỏi theo thể thơ lục-bát, và tác giả đã trả lời mỗi câu hỏi bằng hai câu thơ cũng theo thể thơ lục-bát. Hai câu hỏi cuối cùng trong tập thơ là
99 Mùa Xuân nào phá quân Thanh?
100 Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?
Để làm kết luận cho bài viết này tác giả xin ghi lại những câu trả lời
99 Quang Trung thần tốc phát binh,
Mùa Xuân Kỷ Dậu chiếm thành Thăng Long.
100 Lời ca con cháu Tiên Rồng,
Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.

No comments:

Post a Comment