Pages

Saturday, October 29, 2016

PHÙNG QUÁN = PHAN VĂN SONG =

PHÙNG QUÁN THƠ CÁI CHỔI - CHỐNG THAM Ô LÃNG PHI





PHÙNG QUÁN

THƠ CÁI CHỔI - CHỐNG THAM Ô LÃNG PHI




Tôi đi qua
Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt:
Tôi đã gặp
Những bà mẹ già quấn giẻ rách
Da đen như củi cháy giữa rừng
Kéo dây thép gai tay máu chảy ròng
Bởi đồn giặc trồng ngô tỉa lúa.


Tôi đã gặp
Những cô gái trồng bông
20? 30?
Tôi không nhìn ra nữa.
Mồ hôi sôi trên lưng
Mặt trời như mỏ hàn xì lửa
Đốt đôi vai cháy hồng.


Tôi đã đi qua
Nhiều xóm làng vùng Kiến An Hồng Quảng.
Nước biển dâng lên ướp muối các cánh đồng
Hai mùa lúa không có một bông.
Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ.


Tôi đã gặp
Những đứa em còm cõi
Lên năm lên sáu tuổi đầu.
Cơm thòm thèm độn cám với rau
Mới tháng ba đã ngong mong đến Tết
Để được ăn cơm no có thịt
Một bữa một ngày…


Tôi đã đi
Giữa Hà Nội những đêm mưa lất phất
Đường mùa đông nước nhọn tựa dao găm
Tôi đã gặp
Chị em công nhân đổ thùng
Yếm rách chân trần
Quần xắn quá gối
Run lẩy bẩy chui vào hầm xia tối
Vác những thùng phân

Ta thuê một vạn một thùng
Có người không dám vác
Các chị suốt đêm quần quật
Sáng ngày vừa đủ nuôi con.


Một triệu bài thơ không nói hết nhọc nhằn
Của quần chúng anh hùng lao động
Đang buộc bụng thắt lưng để sống
Để xây dựng kiến thiết nước nhà
Để yêu thương nuôi nấng chúng ta.

Vì lẽ đó
Tôi quyết tâm rời bỏ
Những vườn thơ đầy bướm đầy hoa
Những vần thơ xanh đỏ sáng loà
Như trang giấy kim

Dán lên quân trang
Đẫm mồ hôi và máu tươi của cách mạng
Như công nhân
Tôi muốn đúc thơ thành đạn
Bắn vào tim những kẻ làm càn
Những con người tiêu máu của dân
Như tiêu giấy bạc giả!

Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Định mà xem.
Đài xem lễ [1] họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở.
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.
Những con chó sói lãng phí quan liêu
Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng!


Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ “đài xem lễ” tôi xót bao nhiêu
Đất nước chúng ta không đếm hết người nghèo
Đêm nay thiếu cơm thiếu áo.
Những tên quan liêu Đảng đã phê bình trên báo
Và bao nhiêu tên chưa ai biết ai hay
Lớn, bé, nhỏ, to, cao, thấp, béo, gày
Khắp mặt đất
Như ruồi nhặng
Ở đâu cũng có!




Đảng muốn phê bình tất cả
Phải một nghìn số báo Nhân dân!


Tôi đã đến thăm nhiều hố xí cầu tiêu
Giấy trắng nửa mặt, xé toang chùi đít
Những người này không bao giờ họ biết
Ở làng quê con cái nhân dân ta
Rọc lá chuối non đóng vở học i-tờ!


Tôi đã đến dự những phiên toà
Họp suốt ngày luận bàn xử tội
Những con chuột mặc áo quần bộ đội
Đục khoét áo chúng ta
Ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ
Kim phút kim giờ lép gày như bụng đói
Những mẹ già, em trai, chị gái
Còng lưng, rỏ máu lấn vành đai!


Trung ương Đảng ơi!
Lũ chuột mặt người chưa hết
Đảng lập đội quân trừ diệt
- Có tôi!
đi trong hàng ngũ tiền phong.
Tôi gài bãy chăng lưới khắp mọi tâm hồn.
Xông khói ớt quạt lùa vào hang hốc.
Lưới bẫy của tôi chẳng tốn tơ tốn sắt.
(Dành công nhân dệt lụa dựng cầu)
Khói của tôi chẳng tốn ớt tốn rơm
Tất cả là thơ ca
Tôi rút từ tủy xương
Hiến dâng hết cho sự nghiệp đấu tranh của Đảng.

      
 

Sunday, October 27, 2013

THƠ NGHIÊU MINH

 

THƠ NHẠC NGHIÊU MINH

Oct 23 at 12:04 AM

TÔI TÍN THÁC
Tôi tín thác vào bể khổ
Để hàng ngày lội lại lội qua
Vì biết kiếp này chưa ngộ
Nên tu chay, mặn ta bà
Tôi tín thác vào nhân quả
Để trồng cây sân ra trái si
Nên kiếp này vay mượn, quên trả
Nợ chưa mòn mà ta đã ra đi!
Tôi tín thác vào cõi hư vô
Để lỡ bước vô mà không hư
Nếu có hư thì hư thân ngoại
Còn "nội thất": rau cỏ vô ưu!
Tôi tín thác tất cả vào em
Để mai kia mốt nọ tắt đèn
Em lo phúng điếu gom di chúc
Trộn tro chung. Lại khởi nghiệp duyên!
Tôi tín thác điều gì ở tôi?
Nhứt chín nhì bù lỡ vận rồi
Đường về đứt gánh, quê hương khóc
Tôi cũng khóc đây. Lục bình trôi!
NGHIÊU MINH



 



http://youtu.be/ljeiN98BWDM
MP3
MẸ TỪ BI
Nếu không tin Mẹ
Con còn tin ai
Nếu không yêu Mẹ
Làm sao con được hôm nay
Mẹ là con đường, đưa con đi đến Chân Trời
Mẹ là chiếc cầu, đưa con qua bờ sông rộng
Ôi bờ sông-rộng-Nhân-Gian!
Nếu không kính Mẹ
Con còn kính ai
Suốt trong cuộc đời
Mẹ luôn là huệ là sen
Mẹ là bài ca con hát suốt đời
Mẹ là niềm vui nuôi lớn nụ cười
Ôi nụ-cười-Chứa-Chan!
Những đêm đêm về,
Mẹ thường ra sân
Chấp tay nguyện cầu
Bình an cho đàn con yêu
Mẹ nhìn bông dừa
Trôi theo con nước lớn ròng
Mẹ nhìn sao trời
Lung linh hải hồ cuộc đời
Ôi đời hải hồ chia ly!
Chốn xa nhớ mẹ
Nhớ từng tiếng ru
Võng đưa đêm dài
Mẹ âm thầm chờ từng con
Mẹ là trường giang, mang tới bến bờ
Mẹ là thuyền nan, con hát về nguồn
Ôi cội nguồn mến yêu!
NGHIÊU MINH
 
 
May 7
Full HD
EM QUÊN ĐÁNH THỨC MÙA THU DẬY
Kìa lửa đi vào. Kìa sông tuôn ra biển vô thường
Vầng thái dương chìm. Mưa đêm mịt mùng đổ vào tim
Và em khóc mãi từ thu đó
Cho đến bây giờ mưa vẫn tuôn
Và nắng đã tàn. Thu không về trong đôi mắt nhung
Phố nhòa đêm xanh bên xóm khuya đem gió lạnh lùng
Hồn tôi cũng lạnh như hồn đất
Nghe giọt sương buồn như tiếng chuông
Giờ em biết mùa đông hoang từ đấy
Như hai tảng băng giạt phương nào
Bởi em quên đánh thức mùa thu dậy
Để mùa đông còn nắng ấm cho nhau
Giờ tuyết tan dần. Giờ trăng soi hai bóng ảo bên cầu
Tôi đưa em về trên chiếc thuyền đơn theo dấu hải âu
Em đang đánh thức mùa thu dậy
Để biết hồn thu trong mắt nhau
NGHIÊU MINH




TIN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

 

Không quân Nhật sẵn sàng nghênh chiến với máy bay Trung Quốc

Tiêm kích Mitsubishi F-2A của Không quân Nhật Bản (Ảnh:en.wikipedia.org)
Tiêm kích Mitsubishi F-2A của Không quân Nhật Bản (Ảnh:en.wikipedia.org)

Trọng Nghĩa
Vào lúc Thủ tướng Nhật Bản không ngần ngại công khai cảnh báo Trung Quốc không nên dùng võ lực để thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực, báo chí Nhật Bản hôm nay 27/10/2013 tiết lộ : Tokyo đã cho chiến đấu cơ cất cánh hai ngày liên tiếp để sẵn sàng ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc tiến gần đến quần đảo Okinawa.

Theo hai hãng tin Nhật Bản Jiji Press và Kyodo News, liên tiếp trong hai ngày, quân đội Nhật Bản đã cấp tốc cho chiến đấu cơ cất cánh để sẵn sàng đối phó với phi cơ Trung Quốc bay sát không phận Nhật Bản.
Theo nguồn tin trên, bốn chiếc máy bay quân sự Trung Quốc gồm hai trinh sát cơ Y8 và hai oanh tạc cơ H6 đã bay từ vùng Biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương rồi quay ngược lại. Máy bay Trung Quốc đã đi qua vùng biển quốc tế gần quần đảo Okinawa nhưng không vi phạm không phận của Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa xác nhận hai nguồn tin này, nhưng Trung Quốc trước đó đã lớn tiếng cảnh cáo Tokyo rằng bất kỳ hành động thù địch nào trên bầu trời nhắm vào máy bay không người lái Trung Quốc sẽ được hiểu như là một « hành động gây chiến ».
Bắc Kinh đã có phản ứng gay gắt như trên vào hôm qua, sau khi báo chí tiết lộ rằng Tokyo đã lên kế hoạch bắn hạ máy bay do thám nước ngoài xâm phạm vào không phận quốc gia trong trường hợp các phương tiện này phớt lờ tín hiệu cảnh cáo của Nhật Bản.
Theo hãng Kyodo, kế hoạch trên đây đã được Tokyo đề ra sau khi một máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc tiến vào khu vực nằm trong tầm giám sát của lực lượng phòng không Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông vào tháng trước. 
Trong bối cảnh căng thẳng Trung Nhật, Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục có lời lẽ cứng rắn nhắm vào Trung Quốc dù không nêu đích danh. Trong một bài phát biểu trước một đơn vị quân đội vào hôm nay, ông Shinzo Abe khẳng định : « Chúng ta sẽ thể hiện quyết tâm của một Nhà nước không chấp nhận ý muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chúng ta phải tiến hành mọi hoạt động vì mục đích đó như giám sát và tình báo ».
Ông Shinzo Abe giải thích : « Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đó là một thực tế… Cần phải gột bỏ hoàn toàn khỏi đầu óc quan niệm thông thường theo đó chỉ cần có một lực lượng quốc phòng là có được một phương tiện răn đe ». 
Bối cảnh lời tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản rất đáng chú ý. Đó là nhân chuyến đến thanh tra một đơn vị quân đội nơi trưng bày lần đầu tiên một phương tiện đổ bộ tấn công của Mỹ. Theo hãng tin Pháp AFP, đây là một dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ quyết tâm của Tokyo, muốn tăng cường năng lực bảo vệ các hòn đảo xa xôi.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thiết lập một đơn vị đổ bộ đặc biệt để bảo vệ các hòn đảo phía nam, và tấn công tái chiếm trong trường hợp các đảo này bị kẻ thù chiếm đóng. 
Hiện nay, Bắc Kinh đang thường xuyên có những hành động bị Tokyo cho là khiêu khích, khi liên tục cho tàu tuần duyên và máy bay quân sự thâm nhập vào vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131027-khong-quan-nhat-san-sang-nghenh-chien-voi-may-bay-trung-quoc-o-gan-okinawa

Quảng Ngãi : Hàng trăm người biểu tình phản đối tàu nước ngoài hút cát trái phép

Biểu tình chống khai thác cát tại huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, ngày 27/10/2013 (DR)
Biểu tình chống khai thác cát tại huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, ngày 27/10/2013 (DR)

Trọng Thành
Hôm nay, 27/10/2013, theo tin báo trong nước, rất nhiều người dân tập trung trước trụ sở Ủy ban huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, để phản đối việc khai thác cát tại cửa biển Cửa Đại, sông Trà Khúc. Theo người dân, việc khai thác cát khiến bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Theo nhà báo Thanh Thảo cho biết, có tin hôm qua người dân địa phương đã bắt giữ ba người nước ngoài trên con tàu đang hút cát, bất chấp tỉnh Quảng Ngãi đã có lệnh cấm.


Nhà báo Thanh Thảo - Quảng Ngãi - 27/10/2013
 
26/10/2013
 
 
Trả lời RFI, nhà báo Thanh Thảo, từ Quảng Ngãi, cho biết:
Sáng nay (27/10/2013), đồng bào ở xã Nghĩa An rất trật tự đi lên công đường huyện Tư Nghĩa để phản đối việc hút cát. Ban đầu tỉnh cho một công ty khai thác cát, gọi là « nạo vét », nhưng thực chất mục đích của họ là khai thác cát biển để bán sang Singapore. Thành ra hút cát như thế gây sạt lở, hút bên này thì sạt lở bên kia bờ sông. Nói chung là rất nguy hiểm cho đời sống của nhân dân ở địa phương thuộc cả hai huyện Mộ Đức và Xuân Nghĩa.
Cái đấy, dân phản đối lâu rồi và tỉnh cũng đã quyết định dừng không cho hút cát nữa.
Nhưng không hiểu vì sao mấy hôm nay, nó lại tiếp tục hút. Nghe nói hôm qua, dân đã bắt giữ ba người nước ngoài. Tôi cũng chưa kiểm chứng ba người nước ngoài là thuộc quốc tịch nào, thành ra chưa thể nói cụ thể được, nhưng mà biết là có bắt giữ ba người nước ngoài. Ba người này là người của chiếc tàu hút cát.
Sáng nay dân biểu tình là để phản đối việc vi phạm quyết định của tỉnh. Thực ra, đã có quyết định cho dừng rồi, nhưng bọn này nó làm ẩu, có thể là địa phương cấp huyện, cấp xã làm lơ cho nó làm, thì nó mới dám làm ẩu như thế, chứ tỉnh đã có quyết định cấm.
Xem vidéo biểu tình tại Quảng Ngãi, ngày 27/10/2013:
 

Mỹ phô trương lực lượng Hải quân ở Biển Đông

Chiến đấu cơ F/A-18F cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS George Washington - Reuters/Lee Jin-man/Pool
Chiến đấu cơ F/A-18F cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS George Washington - Reuters/Lee Jin-man/Pool

Thanh Phương
Hôm qua 25/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua, đi thăm những nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.

Do khủng hoảng về ngân sách quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á, không dự được hai cuộc họp Thượng đỉnh APEC và Đông Á, tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chia nhau đi thăm nhiều nước Đông Nam Á, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư béo bở.

Sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã được xem như là dấu hiệu của sự suy yếu về kinh tế và ngoại giao của Mỹ ở Châu Á và đã khiến nhiều người hoài nghi về chính sách « xoay trục » sang Châu Á của Mỹ. Dư luận Đông Nam Á tự hỏi là trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có can thiệp quân sự, hay nói đúng hơn là có đủ khả năng để can thiệp quân sự hay không ?
Có lẽ nhằm giải tỏa những hoài nghi đó, Washington trong tuần qua đã phô trương sức mạnh của Hải quân Mỹ qua việc điều chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington đến Biển Đông.
USS George Washington là tàu dẫn đầu đội hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm thêm hai tuần dương hạm trang bị tên lửa, một khu trục hạm, một tàu tiếp tế và một tàu ngầm tấn công. Chỉ riêng trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã có khoảng 6000 nhân viên quân sự làm việc.

Chủ nhật 20/10/2013, chiếc hàng không mẫu hạm này đã đậu ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Đà Nẳng và một đoàn sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cùng với các quan chức chính quyền Việt Nam và đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đã bay ra thăm tàu.
Khi đón tiếp đoàn Việt Nam, một Tư lệnh trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tuyên bố : « Tầm quan trọng chiến lược của vùng Biển Đông và quyền tự do lưu thông hàng hải đều mang tính chất sống còn đối với Việt Nam và Hoa Kỳ ».


Chiếc khu trục hạm USS John McCain theo dự kiến cũng sẽ ghé cảng Việt Nam để tập huấn chung với Hải quân Việt Nam, với sự tham gia của ba chiến hạm của Nhật.
Thứ Tư 23/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã đến vùng biển Malaysia và cũng mời các quan chức cao cấp của nước này lên thăm tàu, đồng thời, tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội Malaysia.
Cùng ngày hôm đó, tàu ngầm tấn công USS Santa Fe của đội hàng không mẫu hạm đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để giới thiệu cho các sĩ quan Hải quân Singapore về khả năng chiến đấu bảo vệ bờ biển của tàu này. Các lãnh đạo chính phủ Singapore cũng bay ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.


Ngày 24/10, khi đi ngang qua vùng Biển Đông từ Malaysia đến Philippines, viên đô đốc chỉ huy hàng không mẫu hạm này đã mở một cuộc họp báo với nhiều đài truyền hình và hãng thông tấn quốc tế, với đằng sau là những chiến đấu cơ đang cất cánh từ sân bay của tàu, một cách để phô trương khả năng sẵn sàng tác chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền biển đảo.
tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Phân tích
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131026-my-pho-truong-luc-luong-hai-quan-o-bien-dong\
 

Nhiều nước muốn Nhật đối phó TQ’

Cập nhật: 04:28 GMT - chủ nhật, 27 tháng 10, 2013
Ông Shinzo Abe
Ông Abe liên tục có những tuyên bố cứng rắn nhằm vào Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng các nước khác muốn Nhật có một vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn ở châu Á để đối chọi lại sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal rằng ‘có những quan ngại rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự hiện hành bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị’.
Hôm thứ Bảy ngày 26/10, Bắc Kinh đã lên tiếng rằng nếu Tokyo bắn hạ máy bay không người lái của họ thì họ sẽ coi đó là ‘hành động chiến tranh’.
“Chúng tôi sẽ có hành động quyết liệt để đáp trả và bên gây hấn sẽ phải nhận mọi hậu quả,” ông Cảnh Nhạn Sinh, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói trên trang chủ của Bộ này.
Lời tuyên bố này là phản ứng trước thông tin rằng ông Abe đã chuẩn y kế hoạch quốc phòng cho phép sử dụng không lực để bắn hạ các máy bay tự lái của Trung Quốc trên không phận Nhật Bản.

Trung-Nhật đối đầu

Các phân tích gia cho rằng sự đối đầu giữa hai nước phản ánh sự thay đổi trong cán cân quyền lực với sự vươn lên như vũ bão về kinh tế của Trung Quốc trong khi nền kinh tế Nhật Bản lết bết trong suốt hai thập kỷ qua.
Trung Quốc đã cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc của Nhật Bản ở một khu vực mà quá khứ bành trướng thuộc địa của Nhật vẫn là những ký ức cay đắng.
"Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu Trung Quốc thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được."
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Abe nói rằng ông nhận thấy rằng ‘các nước mong Nhật lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn trên lĩnh vực an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương’.
Ông cũng hứa sẽ đưa ra những chính sách để vực dậy ảnh hưởng đang ngày càng sa sút của Nhật.
Các nước khác muốn Nhật đứng ra đối phó với Trung Quốc, ông Abe nói nhưng không cho biết cụ thể là nước nào.
“Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp trị. Nếu Trung Quốc thích đi con đường đó thì họ không thể nào trỗi dậy hòa bình được,” ông nói.
“Họ không nên đi con đường đó và nhiều nước muốn Nhật nói mạnh với Trung Quốc về điều đó. Họ hy vọng rằng nhờ đó Trung Quốc sẽ có hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”






 

VIỆT CỘNG TRUNG CỘNG


Xuyên bức tường đảng

By: Banyan-The Economist, Asia - Việt-Long dịch thuật
2013-10-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg160644-305.jpg
Công nhân đang treo tranh cổ động chào mừng Đại hội Đảng X tại Hà Nội.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Nếu những âm điệu bức bách sau đây nhắc ta nghĩ đến Trung Quốc, thì hãy cùng nghĩ đến Việt Nam: một cuộc tranh luận về hiến pháp; những nỗ lực để hạn chế ưu quyền của các doanh nghiệp Nhà nước; sự phẫn nộ vì chính quyền tham nhũng; đền bù quá tệ mạt cho đất bị chiếm giữ; những hạn chế mới đối với vấn đề bất đồng chính kiến online; sự nhìn nhận rằng đổi mới kinh tế thêm nữa không những là đáng làm, mà còn là thiết yếu; và, trong lãnh vực chính trị, chứng cứ về những cuộc đấu đá dữ dội giữa các phe phái trong giới lãnh đạo cấp cao.
Trung Quốc và Việt Nam cùng có hai đảng Cộng sản trong số ít ỏi những đảng Cộng sản còn cầm quyền, nên chẳng đáng ngạc nhiên khi họ đối diện với nhiều vấn đề giống nhau. Tuy nhiên điều báo động cao nhất cho họ có thể là vấn đề không thấy được giải pháp. Cả hai đảng đều có thời biểu họp trung ương Đảng trong mùa thu năm nay (2013). Cả hai phiên khoáng đại cùng được nhận xét trước là quan trọng cho tiến trình tiến hóa của công cuộc đổi mới đất nước. Phiên khoáng đại của Trung Quốc họp vào tháng tới. Phiên họp của Việt Nam đã xong, đã qua, nhưng chỉ cho thấy quá ít ỏi những dấu hiệu rõ rệt của tư duy mới. Đảng Cộng sản Việt Nam xem ra càng thêm hỗn loạn, chứa đầy những rủi ro.
Ưu tiên trong chương trình làm việc của những người Cộng Sản Việt Nam là những đề nghị sửa đổi hiến pháp. Bản hiến pháp hiện nay, thông qua từ 1992, sửa đổi gần nhất vào năm 2001, không còn phản ánh nền kinh tế và xã hội Việt Nam hiện đã mở cửa rộng rãi hơn. Một bản dự thảo sửa đổi đã được công bố hồi trước đây trong năm nay để thu thập ý kiến đánh giá của công chúng. Kết quả đầy kinh ngạc: nhận được trên 26 triệu ý kiến bình phẩm. Nhiều ý kiến không phải là những điều mà đảng muốn nghe.
Ba điều khoản thu hút sự chú ý đặc biệt. Những người cấp tiến hy vọng hiến pháp bảo đảm một nền tư pháp độc lập. Hiện nay hiến pháp hứa hẹn rằng Nhà nước "sẽ không ngừng củng cố tính hợp pháp xã hội chủ nghĩa". Một số người từng hy vọng có sự thay đổi cho Điều 4, là điều tôn thờ vai trò của đảng Cộng sản như "lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" trong một hệ thống độc đảng (LND: nguyên văn Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.)
Và điểm thứ ba, nhiều người biện luận rằng Điều 19, tuyên cáo: “Khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, là điều khoản vừa cũ rích vừa gây hại (LND: nguyên văn Điều 19: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.)
Việt Nam đang gánh chịu hiệu ứng của cuộc khủng hoảng nợ mà một phần là do sự phung phí hoang đàng của các doanh nghiệp Nhà nuớc mà ra. Đà tăng trưởng kinh tế trên dưới 5% một năm là quá chậm, không thể đem lại công việc cho một dân số trẻ, và nền kinh tế không có vẻ gì là sẽ khá hơn nhiều vào sang năm.
Dọn dẹp sạch sẽ khu vực Nhà nước, có thể bằng cách tư hữu hoá những mảng có lãi (như các hãng rượu bia) và tỉa bớt những công ty gây lỗ lã (chiếm hầu hết phần quốc doanh còn lại) là một điều kiện tiên quyết để trở lại đà tăng trưởng nhanh hơn. Một việc khác có thể là điều thiết yếu, là Việt Nam thành tựu được việc tham gia hiệp uớc TPP, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ dẫn đạo.  Tuy nhiên giải thể “khu vực kinh tế Nhà nước” là điều khủng khiếp đối với nhiều người. Không những chỉ giúp thêm những lợi lộc trong mối quan hệ làm ăn cho nạn tham nhũng của những kẻ có quyền lực, mà hệ thống ấy còn giúp biện minh cho quyền cai trị độc đảng. Sau khoá họp, các uỷ ban sẽ tiếp tục đắp vá những ngôn từ của hiến pháp. Nhưng hầu như đã rõ là phần nhiều sẽ bị tránh né. Việt Nam sẽ vẫn phải nai lưng ra gánh lấy một chương (hiến pháp) không nhìn nhận sự chuyển đổi sâu sắc đã từng nhận lãnh được qua “đổi mới” vào năm 1986, chưa nói đến những thay đổi nhanh chóng từ ngày ấy.
000_Hkg9095445-250.jpg
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) cùng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Hà Nội ngày 14 Tháng 10 năm 2013. AFP PHOTO.
Tấm gương Trung Quốc không giúp gì nhiều ở đây, dù rằng Trung Quốc cũng có tranh biện về hiến pháp của họ. Điểm khác biệt cốt lõi là ở Trung Quốc, những nhà phê bình đảng Cộng sản chỉ đơn giản muốn đảng tôn trọng hiến pháp. Họ chỉ đòi hỏi rằng hiến pháp hứa hẹn bình đẳng, tự do phát biểu, tự do hội họp, và tự do tôn giáo, cùng với một hệ thống tư pháp độc lâp, tất cả những thứ mà đảng Cộng sản ngoảnh mặt làm ngơ. Ngay cả vai trò lãnh đạo đảng cũng chi được đề cập đến trong phần mở đầu hơn là trong nội dung chính của hiến pháp. Cho nên những tháng gần đây được thấy viên chức của Trung Quốc đặt chắn song ngăn “chủ nghĩa hợp hiến”- tức là cái ‘khái niệm kỳ quái” rằng hiến pháp cần được tôn trọng – coi đó như đường lối mới nhất để phương Tây tìm cách phá hoại quốc gia bằng cách lén đưa vào (hiến pháp) những quan niệm phóng dật để lật đổ.
Điều 4 có thể chưa thành vấn đề ở Việt Nam nếu đảng không bị khinh thường như vậy. Một phần, đây là hậu quả của chính sách điều hành kinh tế sai lạc trong những năm gần đây. Một phần, nó phản ánh sự ghê tởm đối với nạn tham nhũng của kẻ có quyền lực, được coi như đã lan tràn, nhất là ngay giữa trung tâm chính quyền. Đây là một lý do vì sao, trong một cuộc đầu phiếu vào mùa xuân tại Quốc hội, là cơ quan tỏ ra dám nghĩ dám làm hơn cơ quan tương nhiệm (Quốc hội) của Trung Quốc, gần một phần ba tổng số đại biểu đã bày tỏ mức tín nhiệm thấp đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự phẫn nộ trước một chính quyền tham nhũng cũng (là lý do) giải thích vì sao Đoàn Văn Vươn, một nông dân nuôi cá ở miền Bắc, bị giam tù năm năm hồi tháng tư, đã trở thành vị anh hùng dân gian. Tội của ông là bảo vệ đất của mình bằng súng và chất nổ tự chế khi viên chức chính quyền đến tịch thu đất. Hành vi chiếm đoạt đất đai cũng là một lý do thường xuyên cho sự phản đối ở Trung Quốc, và những sự cải tổ hệ thống sở hữu đất đai vốn nuôi dưỡng những lạm dụng có thể là (hay đúng hơn, sẽ phải là) một trong những quyết định lớn nhất được công bố trong phiên họp toàn thể của đảng.

Đưa tôi tới người lãnh đạo

Tại Trung Quốc cũng vậy, những ai dám đứng dậy thường được truyền thông xã hội đề cao. Tại Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, một cuộc đàn áp đã diễn ra trong năm nay đối với những ai thốt lên những lời bất đồng chính kiến trên mạng, với hằng chục vụ tống giam cùng những hạn chế mới đối với bài vở, nội dung thảo luận đăng trên mạng. Ở Việt Nam chỉ có “thông tin cá nhân”, và không phải là những bản tin, là có thể được trao đổi trên mạng. Điều này có vẻ như một cố gắng không thành công để dành lại độc quyền về nguồn thông tin đại chúng mà đảng được hưởng trọn trước khi internet ra đời. Dẫu có thi hành được cuộc đàn áp, thì cũng quá muộn để tận diệt những điều nhạo báng và chỉ trích cay độc đối với đảng và nhà nước đã âm ỉ và nung nấu ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc.
Sự chỉ trích nhạo báng chua cay đó được dồn thêm năng lượng bằng quan niệm rằng các nhà lãnh đạo đảng không quan tâm đến điều hay điều tốt của quốc gia cho bằng kế sách bảo vệ quyền lực của chính họ trước những cuộc tấn kích của những đối thủ đầy tị hiềm. Ở Trung Quốc sự ngã đổ của Bạc Hy-Lai, một nhà lãnh đạo tỉnh đầy tham vọng, đã thu hút sự chú tâm hiếm có của công chúng vào những cuộc đấu đá gay cấn trên thượng từng chính trị. Ở Việt Nam Thủ tướng Dũng có vẻ như là mục tiêu của một chiến dịch của những lãnh đạo bảo thủ hơn, như chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sự khác biệt là tại Trung Quốc, cuộc đấu đá phe phái tạo ra người thắng cuộc rõ ràng như Tập Cận-Bình, nhà lãnh đạo đảng. Một phần khó khăn của Việt Nam là không ai có thể đoan chắc được người nào là người thực sự nắm giữ quyền hành.

XUÂN MAI * TS. PHAN VĂN SONG


Vuốt Mặt Vứt Bỏ Căn Cước Tỵ Nạn CS
Vuốt Mặt Vứt Bỏ Căn Cước Tỵ Nạn CS
*****
Sống tiền Pháp, chữa thuốc Tây,
Ăn cơm Tàu, thờ Việt Cộng



TS. Phan Văn Song

Bài viết của ký giả Xuân Mai trên báo áp phê số 4 tại Paris như sau:

« Ông Nguyễn Văn Tuyền, 59 tuổi đến định cư tại Pháp năm 1980. Với lá đơn thống thiết như sau: “Nếu tôi ở lại, nhà cầm quyền CSVN sẽ bắt giam, đánh đập và bỏ tù không có ngày ra. Vì lý do nhân đạo, tôi trân trọng thỉnh cầu nước Pháp, vui lòng chấp thuận cho tôi được tỵ nạn chính trị, sống tạm dung trên mảnh đất tự do nầy, và tôi chỉ trở về quê cũ khi nào quê hương tôi không còn chế độ độc tài Cộng Sản.”


Nhưng ông Tuyền đã phản bội tư cách tỵ nạn của ông đến 7 lần từ năm 1995 đến năm 2000. (Theo tài liệu của OFPRA = Office Francais de Protection des Réfugiés et Apatride – Cơ quan Bảo vệ Người Tỵ nạn và Vô Tổ quốc)

Ngày 27-6-2000, ông Tuyền và 544 Việt kiều Pháp bị OFPRA gởi thơ thông báo rút lại thẻ tỵ nạn, với lý do trở về quê cũ khi còn chế độ độc tài Cộng Sản.


“Chiếu theo điều 1, khoản 2A của Hiệp Định Genève ngày 28-7-1951, chúng tôi thu hồi thẻ tỵ nạn. Đồng thời cũng trình lên Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, kể từ nay, OFPRA không còn chịu trách nhiệm với ông, về tình trạng cư trú, xin việc làm, hưởng trợ cấp xã hội theo diện người tỵ nạn chính trị”.
Được biết, từ năm 1988 đến năm 2000, tổng số người Việt ở Pháp bị truất bỏ quyền tỵ nạn và quyền lợi, với con số là 22,417.


Bài viết ghi như sau: “Chính phủ Việt Cộng qua các đại sứ từ Võ Văn Sung, Mai Văn Bộ, Trịnh Ngọc Thái đến Nguyễn Chiến Thắng đã coi người Việt Nam là thành phần cực kỳ phản động, cần phải triệt hạ, hoặc áp dụng chính sách gậy ông đập lưng ông. Đó là, dễ giãi trong việc cấp chiếu khán cho họ, để họ bị OFPRA cắt quyền tỵ nạn và trợ cấp xã hội.


Sau khi cấp chiếu khán, tòa đại sứ thông báo danh sách cho Bộ Nội vụ Pháp biết tên họ của những người vi phạm luật tỵ nạn.
Một khi mất thẻ tỵ nạn, thì mất luôn thẻ thường trú (Carte de Séjour) nên không xin được việc làm.
Trường hợp đó, muốn sống ở Pháp trên 3 năm, thì phải có Passport của chính phủ CSVN, để trở thành công dân Việt Cộng cho đến mãn kiếp. »


Và Nhà báo kết luận :


«Cái thâm độc của VC là như thế! ».
Chúng tôi xin phép quý độc giả trích nguyên văn bài viết của báo Ép-Phê Paris là tờ báo Việt ngữ duy nhứt được phát không ở các thương hiệu và chợ Á đông ở Paris và nhở vậy được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Việt tại Paris và vùng lân cận. Dĩ nhiên với điện thoại, người Việt tỵ nạn phe ta sẽ thông báo cho bà con toàn xứ Pháp biết. Nhưng theo điều tra và hiểu biết của chúng tôi thì cho đến ngày hôm nay bản tin giựt gân nầy của báo Ép-phế hổng có Ép-phê tí nào. Người Việt tỵ nạn vẫn về Việt Nam đều đều, vì từ năm 2000 trở về nay, phe ta vào quốc tịch Pháp đông hơn.

1. Quy chế tỵ nạn chánh trị ở Pháp

Nhắc sơ đến quý độc giả hải ngoại rằng từ ngày 30 tháng tư 1975 trở đi, người Việt Nam đến ở Pháp có thể xin phép ở lại thường trú với quy chế là người tỵ nạn chánh trị. Quy chế tỵ nạn chánh trị được chứng minh bằng tư cách vượt biên trốn chạy ra khỏi biên giới nước Việt Nam của mình, … vượt biên bằng đường bộ, đường biển, vượt biển được tàu buôn vớt, hay vượt biên đến một trại tỵ nạn…


Nhưng khi đến nước Pháp, nghĩa là khi được nước Pháp nhận rước vào, việc đầu tiên là làm đơn xin tỵ nạn, kể lể thống thiết nỗi khổ khi phải sống dưới chế độ Cộng sản và tuyên thệ không trở về quê cũ, nói rằng (hù dọa rằng) khi mình trở về nước mình, thì sẽ lãnh cái búa của Việt Cộng. Và cơ quan bảo vệ người tỵ nạn, ( tức là OFFRA – Office Français des Réfugiés et des Apatrides) sau khi mình tuyên thệ và ký tên hứa hổng về Việt Nam nữa, sẽ cấp cho cái thẻ tỵ nạn, gọi là thẻ OFFRA. Với cái thẻ nầy, người mang thẻ được chứng minh là người réfugié, tức là người tỵ nạn, và từ nay réfugié cũng là người apatride luôn, nghĩa là mình mất luôn cái quyền có một đất nước, có một tổ quốc, mình hết còn là người Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa nữa ( mà mình đã trốn chạy thục mạng thì cũng đâu cần có quốc tịch ấy làm gì ! Mình chỉ còn giữ cái (chủng) tộc Việt, cái Văn hóa, cái tập tục của người Dziệt mình đó thôi ! Từ nay mình nhận nhau, gọi nhau là người mình.


Từ ngữ tây Apatride là vô tổ quốc. Từ ngữ họp bởi tiếp ngữ đầu a = không, phi, hổng có, mậu, (thí dụ apolitique = phi chánh trị). patrie = tổ quốc. a-patride = mậu tổ quốc, phi tổ quốc, hổng có tổ quốc. Từ nay, khi đã vượt biên rồi, người gốc gác miền Nam Việt Nam ta, vì mất cái thẻ căn cước Việt Nam Cộng Hòa ( mà dù có, cũng không ai nhìn nhận, vì Việt Nam Cộng Hòa đã chết sau ngày 30 tháng tư năm 1975 rồi) và cũng chẳng có, hay chưa có cái chứng mình nhơn dân Việt Cộng nên khi đến Pháp, sau vài ngày ói mữa, thoát chết, khát nước, bị hải tặc, lêng đêng sóng nước lưng trời, giữa biển cả hãi hùng …, sau một cuộc sống vài tháng, chen chúc nóng nực, chen lấn chầu chực phờ người…. ở một Pilau nào đó ở Mãlai, hay một trại kiểu Songkla ở Thái lan, hay trại gì gì đó… hoặc được tàu Đảo Ánh sáng rước, hoặc theo quy chế đoàn tụ gia đình kiểu tây giấy, tây thiệt, tây giả, tây dỏm … gì cũng được, nhưng khi làm thủ tục với Offra, lãnh giấy réfugié đều mất quy chế công dân Việt Nam và thành người apatride hết trọi.


Mà apatride ngon lắm, apatride và réfugié, là được giấy tạm trú nè (Carte de séjour temporaire), với giấy tạm trú nhận được giấy đi làm (Carte du travail). Có carte du travail, cũng như có thẻ xanh bên Mỹ, là có quyền tự kiếm ăn sanh sống, tự lập, tự chủ đời sống mình rồi !. Đi làm ! Có quyền đi làm ! Mà bên Tây nầy, có quyền đi làm là có trợ cấp Bảo hiểm Xã hôi (Sécurité Sociale), do ông chủ đóng tiền, do mình đóng tiền, (chút chút thôi),… do Nhà nước Chánh phủ Tây tổ chức : đi Bác sĩ gần như miễn phí ( 75 % chí phí được hoàn lại), nằm Nhà thương cũng gần như miễn phí (75 %), sản phụ sanh con, thì chắc chắc free rồi (100%), còn thuê nhà không trả nỗi thì có trợ cấp nhà, APL (Allocation Pour le Logement = một loại tiền housing kiểu Mỹ). Chưa kể một lô trợ cấp khác : trợ cấp con nhiều con ít, trợ cấp mẹ đơn chiếc không chồng mà phải nuôi con, đẻ con cho con bú thì trợ cấp cho con bú – allocation d’allaitement, không có sữa, hay sợ xệ vú không cho con bú mà phải đi mua sữa bò hay sữa bột (hiệu Guigoz chẳng hạn) thì có trợ cấp mua sữa.


..Nói tóm lại khi đã có giấy tỵ nạn tạm trú rồi thì cũng như dân tây local địa phương đẻ ở đây dzậy! Họ hưởng cái gì mình hưỏng cái đó. Có thẻ đi làm, có nghĩa là không phải bắt buộc phải đi làm. Tiếng Tây ba xí ba tú, chưa thông ? Tây cho đi học, thế là kể như đi làm, trợ cấp dzô đầy mâm. Hổng biết nghề vì hồi bên Việt Nam, chuyên ra Chợ cũ chạp áp-phe, bây giờ phải đi học nghề, Tây cho đi học. Mà đi học, thì kể như đi làm. Réfugié mới đến có quy chế đi học nghề, đi tìm nghề, chưa làm việc ngày nào cũng lãnh tiền đi học, ngang bằng tiền thất nghiệp. Dân Tấy nó làm thụt con mắt, điếc con ráy, mới được lãnh thất nghiệp, đây mình chưn ướt chưn ráo, ba xí ba tú, có tiền đi học tiếng Tây, học nghề học nghiệp vẫn lãnh tiền khỏe re ! Còn muốn đi du lịch, no problem, có cái giấy Thông hành – Titre de Voyage. Thẻ Du lịch, nghĩa Thẻ đi chơi ( Vì quyền du lịch đi lại là một Nhơn quyền). Quốc gia nào cần visa thì ta mua visa, quốc gia nào tư do đi lại như các quốc láng giềng Pháp ở Tây Âu là cứ đi thả giàn : Ý, Đức, Hòa Lan, Bỉ, Toà Thánh Roma, Đức mẹ Lộ Đức, Fatima, hành hương, du lịch chụp hình tự do…

Chỉ có một cái cấm: dù sao mình cũng là người tỵ nạn mà, là cấm đi du lịch ở các quốc gia gần Việt Nam, nơi mình bỏ xứ ra đi vì « nạn Cộng sản » Lào, Miên và Thái và dỉ nhiên là không đi về Việt Nam, vì mình đã khai là «hổng dìa khi còn bóng dáng Cộng sản là kẻ đã hành hạ mình » để nhận cái căn cước người vô tổ quốc và tỵ nạn.


Nói tóm lại, apatride , réfugié, tỵ nạn có tất cả quyền lợi như người bản địa, trừ một điểm là không phải công dân Pháp, không có quyền ứng cử, bầu cử thôi ! Nhưng thật sự phe ta cũng lè phè, sống theo Tây, bắt chước Tây thích ăn bánh mì Tây, nhưng thích ăn cái cùi (hay bánh mì thịt), thích ra la cà các tiệm cà-phê Tây nhưng để đánh lô tô và cá ngựa. Phần còn lại đời sống xã hội Tây, mặc kệ nó.


(Tây cũng có trò chơi tên là Kéno – người viết biết tên nhưng hổng biết chơi ra sao – ai biết viết lên báo chỉ dùm. Cá nhơn người viết có một cái ngu rất lớn là hổng biết luật lệ cờ bạc gì cả : hổng biết cờ tướng vì khó quá toàn chữ Tàu đã đành, hổng biết cờ échec của Tây, hổng biết cờ dame đánh sao ăn thua sao, Tứ sắc không biết, xập xám cũng không, belote cũng chịu, bridge cũng “no-way”, biết đánh croix-zéro, làm chữ thập với vòng tròn chơi lúc thuở học trò thôi. Bạn dắt đi viếng Casino, ở Úc, ở Monaco, ở Las Vegas nhìn vào như nhìn trận đồ bát quái chẳng hiểu gì cả. Poker, phé nghe dzậy OK, nhưng cũng không hiều ra sao. Chắc bữa nào phải tìm một anh bạn chỉ giáo vài chiêu để nói chuyện với đời. Quê quá !)

2. Việt Kiều


Báo Ép phê khi đang cái tựa dùng từ « Việt kiều Pháp » là sai. Người tỵ nạn ở Pháp gốc Việt Nam không phải là Việt kiều. Vì đã là tỵ nạn là chúng ta đã là apatride rồi, chúng ta không có quốc tịch Việt Nam nữa. Chúng ta là người Việt, chứ chúng ta không phải là công dân Việt Nam, nghĩa là chúng ta không phải là người của nước Việt Nam.


Từ ngữ Việt kiều (les resortissants vietnamiens) nên dùng để gọi những người quốc tịch của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với Thông hành Việt Nam (từ Việt cộng gọi là Hộ chiếu). Việt kiều là người quốc tịch Việt cư ngụ tại Pháp và như vậy có giấy tạm trú của Pháp. Nhưng muốn được tạm trú, phải có giấy chứng nhận của Lãnh sự quán Việt Nam, chứng nhận họ là công dân Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, thông hành Việt Nam, phải hoặc là sanh viên ( có ghi danh ở đại học đóng tiền hoặc có học bổng) hoặc làm việc ở một cơ quan Việt Nam thuộc ngoại giao đoàn, hay có hợp đồng làm việc với một công ty địa phương (Pháp) hay ngoại quốc nhưng có địa chỉ tại địa phương (Pháp) và như vậy được cấp thẻ làm việc của Pháp, và đóng thuế lợi tức cho nước mình cư ngụ và làm việc làm nước Pháp. . Người có quốc tịch Việt Nam đi du lịch ba tháng qua Pháp, cũng không được gọi là Việt kiều, nên gọi là người Việt đi du lịch thôi. (les touristes vietnamiens).


3. Thẻ tạm trú, thể đi làm, thông hành


Thẻ tạm trú (carte de séjour temporaire) hạn định một năm, gia hạn ba lần, sau ba lần được thẻ thường trú hạn định ba năm (carte de résident), sau hai lần có thể xin carte de résident permanente – thẻ cư ngụ vĩnh viễn, thẻ này 10 năm xin lại một lần. Có thẻ nầy rồi, với quy chế nầy rồi, khỏi phải vô dân Tây làm gì cho mệt ! Nếu không phải Việt kiều, vì Việt kiều có thông hành (hộ chiếu Việt Cộng) đi về Việt Nam, dân tỵ nạn có một cái nhức đầu là làm sao dìa Việt Nam chơi đây bây ? Lỡ đưa tay thề với thằng Tây là đến Tết Congo, còn thằng Việt Cộng là ta hổng dìa. Nhưng nhớ đồng nhớ ruộng, nhớ mắm con ba khía, nhớ con cá nướng trui, nhớ làng nhớ xóm…làm sao đây bây?


Dễ lắm : dễ ợt. Tòa Đại sứ Việt Nam Công sản ở Paris bèn tổ chức rất điệu nghệ. Mặc dù hồi đó, tụi bây bỏ tao ra đi theo tiếng gọi tư bản nhưng ngày nay tao cũng ráng thương tụi bây vì tình nghĩa khúc ruột ngàn dặm tha hương. Dễ lắm, tụi bây ráng dzô Hội Việt Kiều Đoàn kết (cựu Liên Hiệp Việt Kiều, cựu Việt Kiều Yêu nước Chống Mỹ Ngụy Cứu nước ). Vô Hôi Đoàn kết xong, vì Hôi có Travel Agency – Agence de Voyage của Hôi, Hội sẽ bán giấy đi du lịch Mã lai. Đến Mã lai, Toà Đại sứ CHXHCN Việt Nam sẽ cầp cho một cái giấy rời xuất cảng nhập cảng Mã lai/ Việt Nam/ Mã lai Aller Retour, Khứ hồi Round trip, giá phải chăng.


Về Việt Nam incognito, chẳng ai biết, khi về Pháp cũng chẳng thằng Tây nào biết, mình đi du lịch Mã lai mà; báo hại mấy năm đó sao mà thông kê Mã lai thấy sao nhiều khách du lịch ở Pháp tới đông quá vậy ? Nhưng sao các khách sạn hổng có khách phương Tây vãng lai ? Thế là dân tỵ nạn phe ta quên hết tất cả lời thề Kinh kha, « một ra đi không bao giờ trở lại », thiên hạ ùn ùn rủ nhau về Việt Nam.


Người Việt tây giấy về đã đành, người tỵ nạn càng về đông hơn. Thoạt đầu còn mắc cở với đám bạn bè chống cộng, lén lén lút lút về …chơi tí, thăm má, thăm tía nay đã già . Riết rồi cũng chả thành mắc cở gì nữa, bây giờ tranh nhau xem thằng nào về nhiều hơn thằng nào. Riết rồi, nếu lở tía má có mất, thì về xây mồ, sửa mả. Riết rồi … kẹt quá …ở lại hổng xong với bà xã, bỏ về thì nhớ …con nhỏ vừa mới quen. Rồi bắt đầu trong cộng đồng có những chuyện nho nhỏ « wánh ghen wánh tương » … ! Vài gia đình thôi, hổng bao nhiêu, một thiểu số mà !. Thiệt tình ! Quý vị nghĩ coi, đi tù Cộng sản, học tập cải tạo tù đày gia đình không bể, ngon lành ; đi kinh tế mới cũng hổng bể, vượt biên cũng ngon lành hổng bể, qua Tây làm cu-li cực như con chó cũng hổng… Nay mới về Việt nam chợi có một hai chiến gì đó, thằng chả gặp con nhỏ, cà chớn, thế là gia đình bể.

Và một buổi đẹp trời ,Việt cộng nó chơi cú xí mứn ! Nó đưa cách danh sách những người tỵ nạn Việt Nam đi lậu về Việt Nam. Ô thôi bỏ mạng sa trường, thằng hành chánh Tây nó thật thà, thôi kệ tụi tỵ nạn, nó nhớ nhà, nostalgie… mà ! Nhưng Cơ quan Offra, nó đâu có chịu vậy, các anh đã hứa mà, … « Có Việt Cộng là tui hổng dìa ». Nhưng nay các anh dìa. Mất mặt bầu cua, Offra cúp, không cấp thẻ tỵ nạn nữa !. Thế là mất cả, chì chài, ghe thuyền…mất quy chế tỵ nạn là hết đi làm, hết tạm trú, thường trú… Chỉ còn một cách hoặc về Việt Nam, hoặc vô quốc tịch Việt Nam (Cộng sản). Làm Công dân Công sản Việt Nam tại quốc nội hay làm Việt kiều tại Pháp. To be or not to be .., that is the question!


Chúng tôi đã nghe câu chuyện Việt Cộng chơi cú xí mứn nầy một lần vào năm 1988 rồi. Danh sách lúc ấy vào khoảng độ chưa đến 2000 người ?


Nhưng lúc bấy giờ, Offra chơi đẹp, lờ đi và nói rằng từ nay, nếu có những chuyện cần thiết, tang ma, hôn lễ gì gì đó thì được phép về, nhưng phải xin phép và phải chứng minh đàng hoàng. Nhưng phe ta ngon lắm ! Chả nhẽ đi sợ thằng Tây. Vả lại Việt Cộng cần tiền mình mà, cần mình về du lịch, chơi đâu cũng dzậy, chơi đây cho em nhờ. Mình hằng năm về ào ào, nó đâu có dại gì mà nó giết con gà đẻ trứng vàng. Nhưng than ôi, cũng tại vì tin cái thằng Bàng Quyên mà ngày hôm nay Tôn Tẩn què giò. Và Việt công chơi luôn một cú thứ hai, rồi cú thứ ba …và từ năm 1988 đến năm 2000, chơi tới luôn bác Tài: trên 22 ngàn tên tỵ nạn bị rút thẻ tỵ nạn.


Và kết quả của ngày nay, Việt kiều càng ngày càng đông vì vô dân Việt Công để ở lại làm ăn ở Pháp ( bắt buộc, vì kẹt giỏ, có thề ở lại như thường trú nhờ có việc làm, với quy chế immigrant/di cư nhưng vẫn apatride). Và cũng nhờ vậy, người tỵ nạn gốc Việt cũng dzô dân Pháp ào ào cho nó phẻ. Bây giờ mỏa français rồi, mỏa dìa Dziệt Nam vã cẳng (vacances), mỏa hổng sợ chết thằng Tây nào cả. Ngày nay không biết mấy ai còn thẻ tỵ nạn Offra nữa không ? Và chuyện dài carte de séjour temporaire chắc cũng chẳng mấy ai kể lể nữa.


4. Người Việt tỵ nạn / Việt Kiều

Nếu ai cắt cớ hỏi, ở Pháp có bao nhiêu người Việt Nam, chúng tôi đành chịu thua, không làm sao biết được, thứ nhứt là vì chánh sách Pháp đối với người ngoại quốc nhập tịch không có thống kê theo cộng đồng.


Khi một người ngoại quốc đã nhập Pháp tịch, người ấy vào thống kê người Pháp và phía người ngoại quốc giảm đi một đơn vị. Vì không có thống kê kiểu cộng đồng nên không thể biết cộng đồng Việt Nam bao nhiêu người, còn muốn biết thành phần cộng đồng người Việt Quốc gia tỵ nạn Cộng sản sau năm 1975 trở đi thì càng khó nữa vì rất nhiều người vào Pháp tịch, thêm hồi tịch nữa ( những thành phần sanh ở Nam kỳ trước 1954). Chỉ biết chung chung người gốc Việt Nam chúng ta khá đông, ở nhiều xung quanh các thành phố lớn như Paris và vủng phụ cận, gọi chung là Île de France – tên đặc biệt của vùng phụ cận Paris, đừng dịch, đừng tìm hiểu. Île de France là Île de France, hổng phải Đảo Tây Đảo France gì cả. Nó gồm Paris (tỉnh Seine số 75) rồi các tỉnh phụ cận, 77, 78, 92, 93, 95, chúng tôi có dịp sẽ nói đến – Người Việt cũng có mặt ở Marseille rất sớm, hồi thời đệ nhứt thế chiến lận, Montpellier, Toulouse, Bordeaux, Lyon… Người Việt hội nhập rất tốt với dân bản xứ. Các thế hệ 2,3 có mặt đầy ở tất cả các nghề nghiệp. Nhưng rất ít người gốc Việt tham gia vào các đoàn thể chánh trị. Vì pour vivre heureux, vivons caches ( Muốn sống hạnh phúc ta nên sống kín đáo). Trái với cộng đồng người Việt ở Mỹ, người Việt ở Pháp sống rất kín đáo.

Nhưng người tỵ nạn Cộng sản ? Nhưng tại sao có cái tin của báo Ép phê?


Người Việt tỵ nạn Cộng sản với các tin giựt gân của tờ báo Ép phê cho biết là một sự thật. Người Việt tỵ nạn Cộng sản ở Pháp phần đông không phải tỵ nạn chánh trị, họ chỉ là những người tỵ nạn kinh tế. Vì vậy khi làm ăn thoải mái ở Pháp rồi thì phải về khoe của với bà con bên nhà. Quyền lợi công dân bên Pháp rất bảo đảm. Người Việt Nam quen tằn tiện, 150 grammes thịt bò xào củ hành cả nhà ăn với cơm và nước mắm. Tây mỗi người một miếng bít tết 250 grammes, đủ so sánh rồi. dành dụm tậu nhà tậu cửa. Gia đình con cái lớn vẫn còn ở với cha mẹ. Con cái Tây 18 tuổi là nói đi ra khỏi nhà rồi.


Thiệt tình, theo kinh tế mà nói, thì người Việt phe ta hổng đem lợi nhuận gì cho Tây cả, ăn thì đi chợ Tàu ( nói chợ Việt nam cho đở tủi thân chứ thật sự hàng hóa Tàu nhiều hơn). Người Việt Nam mình ít tiêu thụ, hàng ăn uống thì Á đông, sách báo thì cũng Á đông, vừa xin, vừa photocopie, tranh ảnh trên tường trang trí thì lịch tàu lịch tây xin về, treo lẫn với hình chụp đi du lịch. Ít thấy nhà một người Việt nam nào có các tranh thật các họa sĩ, có chăng cũng copies căt từ báo. Đi làm, ăn tiền ông chủ Pháp, ăn tiền chánh phủ Phủ, bệnh hoạn có bảo hiểm xã hội Tây lo, đi Bác sĩ miễn phí, uống thuốc pharmacie Tây miễn phí, (lâu lâu cũng gặp người ghiền cạo gió bằng dầu cù là con cọp phải gời mua tận Mã lai hay Singapore, nhưng đó là trường hợp rấy hiếm hoi, hi hữu).

Vậy thì sắm xế ? Xế thì có tiền đi xế xịn Mercedès. Xế ít tiền, đi xế Toyota, hay Hyundai, nói tóm lại cũng không mua xe Tây. Vậy dư tiền làm gì ? Dạ thưa , về chơi Việt Nam. Chơi đâu cũng vậy, chơi đây em nhờ. Giờ đây về Việt Nam, ở Hôtel 5 sao, ở Tây ở Mỹ sức mấy mà vào được những Palace 5 sao ấy. Sức mấy mà có bồi bếp phục vụ. Về Việt Nam có cả. Nào Mủi Né, nào Nha Trang… Người Việt ở Pháp, suốt một năm làm thợ, nghỉ hè, nghỉ Tết, về Việt Nam một tháng làm thầy, thôi cũng đặng !

Chỉ tôi nghiệp cho những người còn tâm huyết ký tên thỉnh nguyện với chánh phủ Mỹ, chánh phủ Úc xin hãy đặt điều kiện Nhơn quyền với chánh phủ Việt Nam.


Người Việt tỵ nạn chúng ta có ai đặt điều kiện Nhơn quyền với Hà nôi không ? Khi hằng năm gởi về 10 tỷ, khi hằng năm trở về du hý, du lịch ? Mình không thể nhờ người ta đấu tranh Nhơn quyền, cho Dân chủ cho Tự do của dân tộc mình khi mình hổng làm gì hết !

http://lehung14.wordpress.com/linh-tinh-miscellaneous/vuot-mat-vut-bo-can-cuoc-ty-nan-cs/

No comments:

Post a Comment