Pages

Wednesday, November 2, 2016

ĐẶNG CHÍ HÙNG = BÙI MỸ DƯƠNG =NGÂN HÀNG VIỆT NAM=

TIN VỀ ĐẶNG CHÍ HÙNG



Can thiệp cho 3 đồng bào bị bắt ở Thái Lan
Tị Nạn


Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan

BPSOS, ngày 17 tháng 12, 2013


http://machsong.org


Tuần qua, tin tức về 3 người Việt ở Thái Lan bị cảnh sát Thái bắt đã tạo hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này. Nhiều người Việt ở hải ngoại đã bày tỏ mối quan tâm và lo lắng.


Chiều tối ngày 11 tháng 12, cảnh sát Thái bắt Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại căn chung cư nơi hai anh đang tá túc. Cảnh sát Thái cũng đã hỏi chủ nhà người Thái về anh Đặng Chí Hùng, mà tên trên giấy tờ là Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên anh Hùng đã chuyển đến ở một khu chung cư khác, cùng với gia đình anh Trần Quốc Hiền. Cả hai khu chung cư có cùng một chủ nhà.

Sáng hôm sau ông chủ nhà đã báo động cho anh Hùng để phòng thân.


Anh Hùng và anh Hiền đã cùng đến gặp luật sư của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để xin sự bảo vệ. Tuy nhiên, luật sư bảo hai anh cứ yên tâm về nhà, không việc gì phải lo lắng. Khi bước vào sân của khu chung cư, cảnh sát Thái mặc thường phục đã bắt ngay anh Hùng, còng tay anh và đưa về phòng để lục soát. Cảnh sát cho biết là chỉ được lệnh bắt anh Hùng nên đã để yên cho anh HIền và gia đình.



Hiện nay hai anh Huy và Hùng đã bị đưa vào trại giam của sở di trú Thái Lan (IDC) còn anh Quang thì, theo nguồn tin chưa kiểm chứng được, đang phải làm lao động để đóng tiền phạt nhập cảnh bất hợp pháp.


Ngay khi anh Hùng bị cảnh sát bắt, BPSOS đã được một đồng bào trong nhóm giáo dân Cồn Dầu báo cho biết. Chúng tôi đã thực hiện ngay một số công việc như sau:

- Thông tin cho Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở cấp cao nhất và yêu cầu can thiệp

- Thông tin đến bộ phận bảo vệ người tị nạn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đến Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan

- Phối hợp với các tổ chức bảo vệ pháp lý cho người tị nạn và các tổ chức nhân quyền ở Thái Lan để lên tiếng với chính phủ Thái


Ngày 16 tháng 12, chúng tôi đã truy ra được số IDC của hai anh Huy và Hùng và nhờ một người ngoại quốc đến IDC để thăm hai anh. Tuy nhiên người này mới chỉ thăm được anh Huy. Trại giam IDC cho biết là anh Hùng bị giam trong quy chế đặc biệt nên chỉ được thăm vào những giờ giấc nhất định. Người này sẽ trở lại để thăm anh Hùng nội trong tuần này.


Chúng tôi hiện có 3 mục tiêu:

(1) Ngăn chặn mọi ý định cưỡng bức hồi hương các anh Hùng, Huy và Quang

(2) Kêu gọi Hoa Kỳ nhận định cư sớm anh Huy vì anh đã có quy chế tị nạn và đã được phái đoàn Hoa Kỳ phỏng vấn đợt một trong tiến trình nhận định cư

(3) Kêu gọi CUTN/LHQ gấp rút hoàn tất tiến trình phỏng vấn tị nạn cho anh Hùng và khởi đầu tiến trình này đối với anh Quang


Theo luật hiện hành ở Thái Lan, mọi người đến Thái Lan lánh nạn đều bị xem là cư trú bất hợp pháp, ngay cả sau khi được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn. Vì không còn trại tị nạn, họ phải sống lẩn lút giữa người dân Thái và thường xuyên đứng trước hiểm nguy bị bắt và tống giam. Một khi bị đưa vào trại IDC thì họ sẽ ở đó cho đến khi hồi hương hoặc đi định cư ở một quốc gia khác. Trong một số trường hợp, người đã có quy chế tị nạn của CUTN/LHQ có thể đóng tiền thế chân để được ra ngoài sống nhưng phải trở lại IDC trình diện hàng tháng.


Ngày 16 tháng 12, khi tiếp xúc với DB Ed Royce, Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện, tại văn phòng của Ông ở Nam Cali, một phái đoàn người Việt đã nêu trường hợp của các anh Hùng, Huy và Quang. DB Royce cho biết sẽ lập tức liên lạc với Đại Sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan cũng như Tổng Trưởng Tư Pháp của Thái Lan để ngăn chặn mọi ý định dẫn độ. Tại buổi họp trước đó với nhân viên đại diện cho TNS Barbara Boxer, phái đoàn yêu cầu TNS Boxer lên tiếng với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.


Phái đoàn gồm có Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS; Ông Lê Tinh Thông, Bác sĩ kiêm nhạc sĩ Trung Chỉnh và phu nhân; Luật sư Mike Võ, thành viên hội đồng quản trị của BPSOS ở California; và cô Khánh Doãn và cô Kathy Võ, nhân viên của BPSOS.


BPSOS hiện có văn phòng hoạt động ở Thái Lan với mục đích bảo vệ số ngày càng đông các đồng bào chạy sang quốc gia này lánh nạn cộng sản. BPSOS thực hiện trang blog: bpsosrcs.wordpress.com để hướng dẫn đồng bào về luật lệ ở Thái Lan, cách phòng thân, thủ tục cứu xét quy chế tị nạn của LHQ, và các thông tin liên quan đến đời sống tị nạn. Posted on Tuesday, December 17 @ 07:33:48 EST by ngochuynh

Tuesday, December 24, 2013

MỸ DƯƠNG * TÌNH HOUSTON



 TÌNH HOUSTON
   MỸ DƯƠNG 


 
 
 
  Houston là mt thành ph ln nht thuc tiu banh Texas là thành ph ln th tư ca Hoa-Kỳ. Thành ph này nm ti trung tâm khu đô-th: Houston, Sugar Land và Daytown. Houston còn là khu văn-hoá, kinh-tế ln nht ca vùng vnh Mexico, đô th ln th 7 vi dân s khong 5.3 triu. Houston ni tiếng v năng-lượng ( du ha), k ngh không-gian và kênh đào cho thuyn bè qua li; cng Houston ln hàng th 6 trên thế-giới.
Theo thống kê số người Việt khoảng 32280 người đứng hàng thứ ba sau Orange county và San José. Có trung tâm y-khoa lớn hơn bất cứ nơi nào trên thế giới: Transplant, ung thư..trung tâm phi thuyền Nasa, hàng không. 

 Nhóm bạn (53-60) ở nhiều vùng họp mặt tại Houston.


Houston nóng, ẩm gần giống khí hậu nhiệt đới, giá nhà cửa rẻ, công việc dễ kiếm nên dân Việt tiếp tục di chuyển đến khá nhiều. Ở California có Bolsa thì Houston có Bellaire, khi vào hai khu phố trên, chúng ta tưởng như đi trên đường Lê-Lợi, Nguyễn Huệ, Tự-Do, Công-Lý của Sài Gòn năm xưa. Dân bản xứ như người ngoại quốc, thiểu số, họ bị đồng hoá bởi các món ăn hấp dẫn và tự điển Mỹ có thêm chữ Phở, bánh mỳ, chả giò, gỏi cuốn….

Hai núm ruột một trai và một gái lập nghiệp ở tiểu bang rộng lớn này vì thế Texas cũng có thể gọi là “Home state”. Mỗi năm vài lần sang thăm con cháu nhưng cũng để tìm nguồn vui với bạn bè.
Nhóm bạn cùng niên khoá (53-60) với 7 năm dưới mái trường Trưng-Vương từ Bắc vào Nam, thời gian đủ biết để thương yêu nhau hơn. Năm lớp khoảng 250 học-sinh nay tản mát khắp nơi, kẻ đi người ở, danh sách sưu tầm địa chỉ của 215 bạn. 
Lúc còn đi học chung lớp chung trường, với tuổi thơ ngây chỉ biết học, chơi cùng các bạn, rời trường mỗi người theo ngành nghề khác nhau. Vào đời bổn phận làm vợ, làm mẹ nhất là thời kỳ chiến tranh ít có thì giờ gặp nhau.
Nhóm bạn (53-60) ở nhiều vùng họp mặt tại Houston.
 
Năm 1975, vận nước đổi thay chúng tôi bị cuốn vào trận cuồng phong.                

“ Quê mẹ đấy, ưu phiền nhiều quá lắm,
Hàng cau già, mo thương bẹ quắt-queo.”
 ( Nguyễn đình Toàn)

 Dân Việt tản mát khắp nơi trên thế-giới.
 “Trôi dạt từ đông sang cõi bắc.
Hành trình trơ một gánh ưu-tư.” (
Thanh Nam).
Khi còn trẻ ở ngay trong nước nào ai nghĩ tới tuổi gìa, cô đơn, trống vắng hay lìa bỏ quê hương ???.Đời sống tạo dựng bao năm vụt mất từ vật chất đến tinh thần. Rất nhiều người đã đánh đổi cả mạng sống! Sự hoảng loạn , bơ vơ của lớp người chạy giặc, mất quê hương đè nặng tâm tư.
                     
“ Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng,
Nghĩ đắt vô cùng giá tự-do”
( Thanh Nam ).
    Các bạn vùng nam, bắc Californi

 Cuộc sống dần ổn định, đã  có thì giờ nghĩ đến mình nhiều hơn. Người gìa hay gậm nhấm nhìn lại dĩ vãng, còn gì chứng mình rõ ràng bằng :“ những ngày xưa thân ái ”. Các bạn hồi niên thiếu, thời mà bây giờ gọi là tuổi thần thánh, tươi đẹp nhất của thời con gái. Để nhớ lại chính mình, chúng tôi đến với nhau; ôi bao kỷ niệm khơi lại, kể cho nhau. 
   Các bạn vùng nam, bắc Californi
 
Tuổi mới lớn với bao nghịch ngợm quấy phá. Tuổi đôi tám của các cô gái xinh đẹp, tràn đầy nhựa sống, những kỷ niệm làm hành trang cho cuộc đời. Sau gần nửa thế-kỷ  xa cách gặp lại biết bao chuyện buồn vui, chia sẻ cuộc sống về chiều!
                    
Ôi hỡi quê-hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa-mù
”. ( Thanh Nam)
Khi trước gia-đình tôi ở tiểu bang Lousiana hàng xóm của Texas, mấy lần muốn sang Houston lập nghiệp vì ở đó đám bạn cũ nhiều hơn, hấp dẫn, nhưng duyên chưa tới. Bây giờ Trời định cho cơ hội gặp các cô bạn thương yêu thuở nào.
Cô bạn Châu-Hà nhí-nhảnh, giọng nói như chim hót, hiếu khách, đã từng là “láng-giềng” ( khu Nguyễn tri Phương) thuở mới di cư từ Bắc vào Nam (1954).
 Rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn mấy ai quên được chốn cũ quê xưa. Lòng khắc khoải nhớ làng, nhớ quê chưa vơi.
                     
Lòng quê dờn-dợn vời con nước,
Không khói hoàng-hôn cũng nhớ nhà
(Huy Cận)
Hay:                
                              
“ Ai quên cho được mái tranh nâu,
Luống đất, bờ ao với nhịp cầu;
Mồ-mả ông bà nằm giữa đất,
Lòng người, lòng đất, cảm thông nhau.
  ( Kiên Giang)
Sự hoảng loạn cô đơn năm 1975 khiến chúng tôi tìm đến nương tựa nhau, khu chúng cư Oakridge thuộc tiểu bang Iowa một lần nữa gia-đình anh chị Phạm huy- Cường & Châu Hà cũng có mặt. Tình bạn học, tình láng giềng, tình quê-hương đã gom chúng tôi lại và rồi những người liên hệ chồng con thân thiết như anh em trong nhà. Nhớ những ngày mới gặp nhau tại xứ lạ mấy gia-đình chúng tôi đã có những đêm không ngủ, tâm sự cho vơi bớt những đau đớn của kẻ mất quê-hương. Lo lắng cho tương lai, bàn bạc thích ứng với xã-hội mới. Để giảm bớt những áp lực thì giấc mơ dĩ vãng trở về
Kỷ niệm đẹp thời xa xưa như hiển hiện quanh đây.
                      
Ngây-thơ nào biết em xinh đẹp,
Cùng trẻ bên đường đánh chắt chơi
  ( J. Leiba).
Hay:

“ Gió thổi sân trường, chiều chủ-nhật,
Ôi! Thời thơ-bé, tuổi mười lăm
  ( Huy Cận)


Kim-Long học-sinh giỏi, đẹp người đẹp nết. Thời gian là kẻ thù nhưng với chị hầu như bị thua vì càng ngày vóc giáng, vẻ đẹp đằm thắm, mặn mà hơn.
                       
“Khi mới lớn, tuổi mười lăm, mười bẩy,
Làm học-trò, mắt sáng với môi tươi “
   ( Đinh-Hùng)
                                                                                   
          Anh chị Vũ Toản & Kim-Long cũng chọn Texas làm quê-hương thứ hai, mỗi lần sang chơi anh chị tiếp đón tận tình nào chuyên chở cho ăn tại tiệm, tại nhà. Cám ơn anh chị.
Tiểu bang này còn nổi tiếng về nhóm 5 con mèo, họ gắn bó với nhau vì cùng mang tuổi của 12 con giáp: tuổi mão (Tuổi mèo chỉ có trong lịch Việt-Nam chứ lịch Tầu là con thỏ).
Đứng đầu của nhóm là chị hai Bùi Huệ-Hương, đảm đang, nấu ăn ngon, lái xe giỏi, nhà  thường là nơi hội họp của bạn bè. Cuộc đời gập gềnh nhưng chị can đảm chống đỡ và kết quả tốt đẹp. 
        “ Đắng cay chia với ngọt ngào,
Rồi tình thơ dại, đi vào lãng quên”
. ( Nhất Tuấn )

Huệ-Hương là người mẹ tốt lo cho các con yên phận rồi mới ra đi. Bạn về chốn bình yên nhưng gia-đình và bạn bè luôn nhớ thương! 
Con mèo Bùi Hồi-Hương (em họ) là người đẹp TV  hiền lành dễ thương, nhưng ông Trời ghen với hạnh phúc nên đã cất người hùng khỏi cuộc đời để chị phải gánh cả“ giang sơn” nhà chồng.
                      
“ Dải lúa cô trồng, nay đã tươi,
Gió xuân ý-nhị vít bông cười….”
      ( Hồ Dzếnh )
Nguyễn thị Tuyết vui tinh, dễ dãi, chiều bạn và nụ cười luôn nở trên môi. Có thể vì vẻ duyên dáng đó mà anh Tần Quang Ích đến xỏ mũi mang đi sớm.
     “ Ngày mai, trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”
   ( Hàn Mặc Tử).


Lê Bích-Nguyệt, một con mèo dễ thương tề gia, nội trợ : nấu nướng, làm bánh nổi tiếng. Nhà chị có những 5 tủ lạnh chất đầy đồ ăn, nếu có mưa gió bão bùng cả tháng cũng không bị đói!
“ Vậy đó! Bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến đó ai ngờ”
 ( Huy Cận)


Bích Nguyệt khéo ăn nói đã làm cho chàng phi công Trần trọng Ngọc hào hoa đắm say đón về làm nội tướng. Anh Ngọc lái máy bay nên điều khiển xe hơi đáng gì ??? Anh đưa đón lũ bạn vợ, cho ăn uống lúc nào cũng vui vẻ. Cám ơn anh chị thật nhiều.
Phạm Tuyết Mai, con mèo này thích ứng với môi trường mới: nói tiếng Mỹ hay, đã được tuyển vào làm trong Nasa cơ quan không gian Hoa-Kỳ. Con cái thành đạt, về hưu chị dùng thì giờ cho tha nhân, ngợi khen lòng từ thiện!
Đỗ Dương Chi, người đẹp nổi tiếng với nước da trắng ngần.
                  
“ Xuân sang, mộng nở, lòng thêm tuổi,
Em đẹp hơn lên, đẹp mỹ miều”
    ( Cao Tiêu)
Dương-Chi cùng tôi theo nghề giáo nhưng chị  đã nhìn xa chọn Anh ngữ; còn tôi với vốn liếng “ chi, hồ, giả gĩa”; đến đất mới  học nói mờ người. Cụ Phạm Quỳnh  khẳng định
 “ truyện Kiều còn, tiếng nước ta còn” không còn hữu hiệu ở xứ này! Anh chị Hưng Thịnh & Dương Chi nay hành nghề tại gia là làm thầy của đám cháu nội.
Nguyễn thị Hoa, dịu dàng, thương mến bạn, chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, đi ăn đi chơi để nhớ lại những ngày “ ăn qùa là bốn” nhưng không “trốn việc” vì nhà chị rất ngăn nắp sạch sẽ. Anh Tiết hiền Phẩm quốc gia hành chánh đã chọn đúng người về nâng khăn sửa túi
                             
“ Mừng xuân em thấy tim hồi hộp,
Nhìn cái xuân sang khác mọi lần”
.   (J. Leiba)
Trần thị Hanh, rất thích vui tuy ở xa nhưng có họp đám bạn cũ là chị tới ngay.
                     
“ Em nhớ năm em, mới lên mười,
Tóc em buông xõa, chấm ngang vai.
  ( Huy Cận)

Bây giờ tóc không còn xanh mà mầu bạch kim thay thế nhưng dáng đi vẫn như tuổi đôi mươi. Anh chị Lê Khánh & Trần thị Hanh thích du ngoạn, thường dùng xe hơi rong ruổi để ngắm cảnh thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
Phạm kim-Dung, cô ký điệu, quần áo lúc nào cũng tươm tất, ăn nói dịu dàng đã làm chàng sĩ quan đẹp trai như tài tử đón về chiều chuộng.
                  
“ Nắng hoa rải nhạt hoa trên đất,
Đời dịu vừa như nguyệt trước rằm
”.  ( Huy Cận)
  
Các con thành đạt đã cho anh chị niềm vui tuổi gìa. Mừng gia đình bạn hạnh-phúc.
Trương hoàng Yến hàng xóm của ngày xửa ngày xưa, chị định cư ở Texas trước khi chúng tôi chạy giặc nên cuộc sống vững vàng. Chị là một hiền phụ chăm sóc chồng con hết mình, nhiệm vụ làm vợ xong, nay lại trả hiếu mẹ gìa.
                       
“ Cô gái Việt-Nam ơi!
Nếu chữ hy-sinh có ở đời,
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực,
Cho lòng cô gái Việt-Nam tươi”.
  ( Hồ Dzếnh).
Đoan-Dung lớp sau nhưng là cái chân thay thế chị hai để Hồi hương vẫn nối kết bạn hữu, tội nghiệp trái tim làm khó nhưng chị vẫn cố gắng để chúng tôi có ngày vui. Cám ơn Đoan Dung, chúc sức khẻo để chúng mình cùng kéo dài buổi chiều tà !
Cô Sửu chủ nhân của nhà hàng Phố Xưa luôn hợp tác trong các buổi tiền và hậu đại hội của nhóm ( 53-60). Cô còn trẻ năng động việc nhà, việc sở rất bận nhưng vẫn không quên giúp các bà chị tìm niềm vui. Cám ơn cô em nhé.
Mai thanh Phong ở thành phố Alorado xa Houston vài giờ lái xe, luôn hết lòng với bạn, hễ có họp mặt là chị đến ngay. Cuộc đời làm khó nhưng chị nhưng vẫn vui làm việc hầu giúp cho gia-đình các anh chị em và các cháu nữa.
                        
Cô gái Việt-Nam ơi!
Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi .
Thế hệ huy-hoàng không đủ xoá,
Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.
      ( Hồ Dzếnh)
Ngô Kim Nhụy, cô bạn nam kỳ thật thà, dễ thương luôn sát cánh với đám bạn, chị đóng góp và hiện diện rất nhiều trong những ngày lễ Trưng-Vương.
Rất thương vì sức khỏe giảm cũng như đường đời không bằng phẳng làm chị không vui. Thăm và chúc bạn thân tâm an lạc… 
                        
“ Mây bạc lưng trời bay lững thững,
Chim trời tan-tác bóng hoàng-hôn”
.  ( Thái Can)
Phạm thị Chiên mới thật là “ bỏ cuộc chơi” sớm vì nàng xinh đẹp, có duyên nên bị  chàng không quân cao lớn đẹp trai bắt cóc khi còn là cô nữ-sinh bé bỏng. Nay nàng cũng cô đơn, lẻ loi một mình đi nốt đoạn đường trần.
                      
“Đàn xưa ai dứt dây đàn,
Đứt dây từ đấy, chứa chan mạch sầu!
   ( Tương Phố)
Vũ Ngọc Ly, đẹp gái, lý-lắc, cuộc đời hạnh phúc được cả chồng lẫn con. Chắc Trời Phật, bà mẹ thân yêu đã phù hộ cho bạn tôi, bù lại những bất hạnh từ tấm bé. Tuổi gìa thể lực giảm nhưng tình thương yêu của gia-đình, chồng con, đã tiếp sức cho chị được bình yên. 
Anh Trần đình Thủy ngoài tình thương yêu vợ con, anh còn dành cho đám bạn vợ một chỗ đứng trong trái tim. Cám ơn những tình cảm của anh chị đã dành cho chúng tôi.  
   
                                                      
Nhà tâm-lý học Thomas Fuller đã nhận định “ Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia xẻ nỗi buồn” hoặc “ Không ai có thể hạnh-phúc mà không có bạn bè”.
Cuộc sống thật đa dạng, ta cần có nhiều bạn, gặp nhau nói ra những điều phiền muộn; chúng ta chỉ sảng khoái khi có bạn tâm giao, kể lại những kỷ-niệm đẹp trong quá khứ.
Seneque:  “Tình bạn xoa dịu đi mọi lo lắng, xua tan mọi buồn phiền và khuyên nhủ khi ta gặp bất hạnh”. Trong kinh Thánh: “ Lúc nào người bạn cũng thương ta và trong nghịch cảnh người bạn trở thành anh em ruột.”

Vj.Nemtro with Dantsbenke “Trong đời có những giây phút thật gay go, khi đó sự cô-độc là nỗi bất hạnh lớn và ta cần có bạn.

Cám ơn các bạn Houston đã cho niềm vui, vực lại tinh thần khi tôi ngã qụy. Mỗi lần nghĩ đến vùng Houston là thấy trẻ lại vì ở đó có đám bạn bè thương quí dẫn dắt trở về quá khư của nửa thế kỳ trước’. Cả một khung trời đẹp của tuổi thơ, tuổi đôi tám, đời mầu xanh và mầu hồng chờ đón.
  “ Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.”
( Huy Cận).
               Nh các bn Houston, ngày mưa lnh bui chiu Đông 12/2013
                                                                        M-Dương
                                            

PHẠM CHÍ DŨNG * NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng

Phạm Chí Dũng



Giáng sinh buồn
Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng.
Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh.
Ngược lại, tai họa đang chờ đón những tác nhân đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua.
Nhanh nhảu hơn thời gian cuối năm 2012, vào lần này những con số lỗ lã đã phát lộ từ chính Ngân hàng nhà nước. Tuy vẫn có hơn 100 đơn vị tín dụng có lãi trong năm 2013, nhưng đến 50% đơn vị có mức lợi nhuận bị giảm một nửa so với năm 2012.
Không thể khác hơn, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục một năm lao dốc. Có đến 17% tổ chức tín dụng lỗ trong năm 2013, chỉ tính theo báo cáo chính thức.
Một nữ nhân viên ngân hàng than thở là trong suốt năm qua, cô đã không thể một lần đặt chân vào spa. Chỉ với 7 triệu tiền lương hàng tháng, cô luôn phải cố gắng tằn tiện để làm sao “gìn giữ hạnh phúc gia đình”.

Giờ đây, “hạnh phúc” là một khái niệm xa xỉ đối với giới ngân hàng. Nếu vào thời điểm kết thúc năm 2011, những ngân hàng được mệnh danh là “cười trên nỗi đau khổ của người khác” liên tiếp công bố khoản lợi nhuận khủng với thái độ hân hoan không kém phần tự mãn, thì hai năm sau đó, tình thế đảo lộn hoàn toàn.
Vào tháng Chạp năm ngoái và năm nay, thông tin về một số ngân hàng thương mại cắt giảm nhân viên và thưởng Tết đã nhanh chóng trở nên một phong trào rộng khắp. Vào những ngày u ám sắp Tết, người ta đã chẳng khó khăn nhận ra bản chất của ngành ngân hàng trong hai năm qua: không còn “ăn trên ngồi trốc” trước cái chết lâm sàng của ít nhất một phần ba số doanh nghiệp sản xuất, các ngân hàng đã phải ăn vào vốn của mình và nặng nề hơn thế, có khi phải ăn luôn cả vào vốn dự trữ bắt buộc.
Tương lai băng hà của khối ngân hàng thương mại vẫn lừng lững ập đến. Ngoài những ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, nhiều ngân hàng còn lại đã không thể trụ nổi trước cơn cuồng phong của suy thoái kinh tế.

Agribank là một tiêu biểu cho trạng thái tâm thần phân liệt ấy. Cho dù là quán quân về thu hút lượng tiền gửi lớn nhất trong dân và doanh nghiệp, nhưng cũng nổi danh kỷ lục với số vụ quan chức bị đưa vào vòng lao lý do tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác, ngân hàng này đã không làm sao tránh thoát nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ xấu bất động sản.
Thông tư 02
Vào tháng Chạp năm nay, một đám mây mù mới bất chợt hiện ra trên bầu trời kinh tế đầy u ám và tiềm ẩn sấm sét. Giới ngân hàng và các quan chức nhà nước trở nên xung khắc quyết liệt vì bản thông tư 02.
Bình thường, đây chỉ là một văn bản nghiệp vụ thông thường và chẳng có gì đáng sợ. Song vào thời gian này, mối đe dọa của nó lại là quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu năm 2013, với thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013. Ngay lập tức, đã xuất hiện “lo ngại” từ phía ngân hàng rằng nếu áp dụng thông tư trên thì sẽ có “đổ vỡ”.

Trước tình trạng “điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa đủ để đỡ sức nặng tác động của những quy định mới”, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong 1 năm, đến 1/6/2014. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cùng lúc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm một thời gian, thậm chí đến 2015 và 2016.
Gần như biến mất các khuôn mặt thân quen của giới chuyên gia ngân hàng trong cuộc tranh luận này. Gương mặt phản biện độc lập gần như duy nhất là chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu – người mà vào năm 2012 đã nêu ra dự báo sẽ phải mất  tối thiểu 5 năm để xử lý vấn đề nợ xấu, thay vì “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước đến năm 2015.

Vào lần này, ông Hiếu xác nhận tác động của Thông tư 02 là “ghê gớm”. Ông dự tính, nợ xấu tại nhiều ngân hàng theo báo cáo chỉ khoảng 3-4%, nhưng áp Thông tư 02 có thể lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Khi đó, ngân hàng phải dồn một nguồn dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất…
Dấu hiệu cạn kiệt tiền mặt ở nhiều ngân hàng hiện thời là rất rõ.

Giới phân tích cũng cho rằng điều đáng sợ nằm ở quy định trên, khi thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng lúc có một số khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, song chỉ cần một khoản rơi vào diện nợ xấu ở ngân hàng này, tất cả các khoản vay còn lại tại những ngân hàng khác đều trở thành nợ xấu, theo phân loại quy định tại Thông tư 02.
Một số chuyên gia lo ngại, tính chất dây chuyền này có thể đẩy nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên gấp đôi, tín dụng sẽ càng đóng băng, lãi suất và nhiều vấn đề xoay quanh sẽ biến động rộng hơn, nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi, nếu không nói là xấu đi.

Hẳn nhiên, tình hình sẽ trở nên xấu tệ nếu ít nhất người ta không thể minh bạch được tỷ lệ về nợ xấu. Cho đến nay, bất chấp hàng loạt vũ điệu công bố của Ngân hàng nhà nước về nợ xấu chỉ vào khoảng 5-6%, con số mà giới quan sát ủng hộ hơn nhiều vẫn cao gấp 6 lần: 35-37% là tỷ lệ nợ xấu mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công khai vào giữa năm 2013.

Nợ tương lai

Nợ xấu bất động sản – chiếm ít nhất 70% tổng nợ xấu hiện thời – là nguồn cơn kinh hoàng nhấn chìm khối ngân hàng trong cơn đại hồng thủy mà chính ngân hàng là một tác nhân quan yếu gây ra. Cho đến tận giờ này, những con số về nợ xấu bất động sản vẫn nhảy múa không ngớt.
Dù đã bị ém nhẹm trong suốt một thời gian dài, nhưng kể từ tháng 5/2012, những thông tin đầu tiên về nỗi sợ hãi hoàn toàn không vô hình như thế cuối cùng đã phải lộ ra. Khởi đầu là Agribank, sau đó đến Vietinbank, để vào đầu quý 4/2012, các ngân hàng thi nhau tung ra hàng loạt con số nợ xấu như một hành động gây áp lực đối với Chính phủ.


Người đời nói không sai: vào bất cứ lúc nào ngân hàng phải kêu gào cầu cứu thì chính đó là thời điểm nền kinh tế thực sự nguy kịch. Không còn cầm giữ được những uẩn khúc trong bóng tối, các ngân hàng đã bắt buộc phải trưng sự thật ra ánh sáng, dù biết làm như thế họ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về uy tín và khả năng huy động tiền gửi, tình trạng tồn ứ vốn vay và triển khai những dự án, chương trình đặc quyền.


Trong tâm thế đặc quyền ấy, dĩ nhiên có cả động tác “tái cơ cấu nợ vay” mà các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng nhà nước đặc cách “hướng dẫn” bởi văn bản 780 vào tháng 4/2012. Sau văn bản này, có khoảng 250.000 tỷ đồng đã được “sắp xếp lại”, với cái cách làm sao chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề.


Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ.
Nhưng như hiện trạng mà tất cả mọi người đều nhìn rõ, trong hai năm qua đã chẳng hề hiện ra bất kỳ tín hiệu nào lạc quan nào đối với thị trường nhà đất, hệ số tiêu thụ gần như bằng 0, đặc biệt bi đát đối với phân khúc căn hộ cao cấp.

Điều không thể đáng buồn hơn là mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” – một khái niệm trong tài chính quốc tế liên quan đến đáo hạn nợ vay – đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan.
Cũng vào cuối năm 2013, đã lần đầu tiên phát lộ kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ và Ngân hàng  nhà nước, với giá trị kỷ lục 320.000 tỷ đồng trong năm 2014.
Không thể có bất kỳ một nguồn tiền mới nào để làm hồi sinh huyết quản ngân hàng và hồi phục nền kinh tế, Chính phủ chỉ còn cách dùng giấy để mua tiền.


 Giai đoạn từ giữa đến cuối năm 2014 lại là thời gian mà các ngân hàng phải tiến hành đáo hạn vô số khoản vay đã được gia hạn đến 2 lần, từ những người đã từng có thời là đại gia bất động sản. Nhưng tỷ lệ sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng lại đang xác nhận cái được gọi là nguy cơ: sẽ có những ngân hàng đầu tiên phải ra đi vào cuối năm 2014 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, sự ra đi có tính dây chuyền của các ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh.
P.C.D.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
 

No comments:

Post a Comment