Pages

Saturday, November 26, 2016

CÔ GIÁO HẠNH - MAI THANH TRUYẾT - MÔI TRƯỜNG -


CÔ GIÁO HẠNH XỨ NGHỆ

Xôn xao clip “người đàn bà thép” đối đầu 5 cán bộ CA lộng hành (Cập nhật phần kết)



Bạn đọc Danlambao - Video clip ghi lại sự kiện “người đàn bà thép” Nghệ An khiến 5 viên CA lộng hành phải khuất phục đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Người phụ nữ trong clip là cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh – một thạc sỹ văn chương sinh năm 1982.
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 1/7/2016 tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Cô giáo Hạnh khi đang lưu thông bình thường thì bất ngờ bị một nhóm 5 công an, gồm cảnh sát giao thông và cảnh sát trật tự chặn đường kiếm chác.
Ngay lập tức, nữ thạc sỹ am hiểu luật pháp này đã yêu cầu phía CA chưng minh lỗi vi phạm, đồng thời xuất trình lệnh cũng như chuyên đề kiểm tra theo đúng thủ tục.
Sau một hồi tranh cãi, phía CA đã buộc phải trình ra một tờ giấy – được nói là văm bản chỉ đạo của lãnh đạo. Cô Hạnh vừa đọc lên để kiểm tra thì bị những cán bộ này giựt lại với lý do “không được đọc to”, “không được chụp ảnh văn bản”…
Trong clip, có thể thấy nhiều bà con nhân dân địa phương đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc làm can đảm của cô giáo Hạnh. Một người đàn ông còn đề nghị mang ô che mát đến để nhân dân cùng giám sát việc làm của CA. 
Sau cùng, biết không thể kiếm chác do đụng phải nhầm người, lực lượng CA tỏ ra hoàn toàn khuất phục trước người đàn bà thép Nghệ An.

*Cập nhật phần kết: Sau một hồi tranh cãi, 5 cán bộ công an lộng hành do đuối lý nên đã phải chịu khuất phục trước cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh.
Được biết, cô Nguyễn Thị Hạnh từng là giáo viên dạy môn Văn tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam.
Năm 2009, cô bị sở giáo dục tỉnh Quảng Nam đuổi dạy vì đã khuyến khích học sinh tự lên mạng và vào các trang web tự do để tìm hiểu các thông tin tự do.
Cô cũng bị bộ công an CSVN cấm xuất cảnh và ngăn chặn quyền tự do đi lại.


TS. MAI THANH TRUYẾT * TRUNG CỘNG VÀ BIỂN ĐÔNG

Vài suy nghĩ về thách thức của Trung Cộng hiện tại ở Biển Đông

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trong những tháng vừa qua, tình trạng biển Đông ngày càng căng thẳng: 1- Đệ VII và Đệ III hạm Đội Hoa Kỳ đã hiện diện trong vùng này, 2- Trung Cộng tiếp tục mang hàng trăm tàu chiến bố trí khắp nơi trong vùng, 3- TC tập trận bắn đạn thật, 4- Thái độ của ASEAN về các áp đặt của TC ở biển Đông, 5- Phản ứng quyết liệt của TC trước thềm quyết định của tòa án La Haye... Tất cả nói lên tính chất nghiêm trọng của vần đề.
Để trả lời câu hỏi “Trung Cộng muốn gì tại biển Đông”, xin được lần lượt phân tích qua về tầm quan trọng của biển Đông trong vùng cùng vị trí và âm mưu của TC cũng như của “chư hầu” Việt Cộng Bắc Việt.
Tầm quan trọng của biển Đông: 
1. Về tiềm năng dầu khí: Theo ước tính toàn vùng biển Đông có trữ lượng ước tính từ 28 đến 213 tỷ thùng dầu căn cứ vào Viện Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ năm 2008 và 3,8 ngàn tỷ thước khối khí đốt (US Geological Survey năm 2010) có khả năng cung cấp cho toàn vùng trong vài thập niên.
2. Về tiềm năng quân sự: Kiểm soát được vùng này có nghĩa là khống chế toàn vùng Đông Nam Á và kiểm soát được mọi di chuyển, trao đổi quân sự của các quốc gia trong vùng với đối tác bên ngoài, đặc biệt là vấn đề di chuyển vũ khí thiết bị quân sự và tình báo. 
3. Về khả năng kinh tế: Kiểm soát các hoạt động kinh tế đi-đến của từng quốc gia; từ đó có thể ước lượng được sức mạnh kinh tế của các nước trong vùng.
4. Về chánh trị toàn cầu: Đây là tầm quan trọng nhứt. Nếu chiếm được biển Đông, ngoài các yếu tố trên, TC có thể “siết cổ” bất cứ quốc gia nào trong vùng, áp lực phải đi theo chiều hướng của Đại Hán trong chính sách đối ngoại với thế giới bên ngoài. Nhà cầm quyền nào không đi theo TC sẽ bị bóp nghẹt ngay từ trứng nước và quốc tế phải đứng trước sự đã rồi, không thể đáp ứng được hay gây áp lực với TC qua các thể chế của Liên Hiệp Quốc.
Những gì Trung Cộng muốn và những gì Trung Cộng đang làm
Nhìn qua tình hình xã hội bên trong lục địa TC, chúng ta nhận thấy tình trạng bất ổn trong xã hội như nạn thất nghiệp ngày càng cao do mức sản xuất và xuất cảng qua Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu giảm mạnh tạo ra sự khủng hoảng ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt tại Quảng Châu. Nơi đây dân chúng bắt đầu biểu tình đòi tăng lương, nâng cao phúc lợi cũng như nhân quyền và các quyền tự do khác. Và một hiện tượng bóp nghẹt tự do dân chủ gần đây nhứt, là vụ bắt nhốt Ông thị trưởng thành phố Ô Khảm do dân bầu phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên trong lịch sử TC năm 2013 là chì dấu cho thấy TC muốn dùng chuyên chính vô sản để… tránh bạo loạn xã hội.
Thêm nữa, phong trào độc đòi độc lập ở Tây Tạng qua việc người dân và nhà sư tiếp tục tự thiêu và gây bạo động. Tân Cương cũng không yên ổn với các vụ đặt bom vừa qua… Pháp Luân Công tiếp tục rao giảng và ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong toàn xã hội.
Và hiện tại, TC với chiến dịch “cắt lát xúc xích” (sách lược tằm ăn dâu) ở Biển Đông, nhằm hướng tới việc thống trị toàn khu vực. Nhu cầu nầy đã thể hiện trong một động thái mà Tờ báo New York Times đã gọi một cách đúng đắn là một “trò chơi gà” (game of chicken), làm cho nhiều người e rằng sự kiện trên có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh bi thảm giữa các cường quốc. Mục tiêu của Trung Cộng đơn giản là: thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và từ từ nhưng chắc chắn, đẩy bật Mỹ ra khỏi biển Đông. Tất cả đều nhắm vào một chiến lược đã được TC chuẩn bị và thi hành từ đầu thập niên 2000. Đó là chiến lược “chống tiếp cận/chống xâm nhập” (A2/AD).
Vì vậy,
Việc phô trương sức mạnh trên biển Đông trong những ngày tháng gần đây cho thấy nhiều chỉ dấu của TC nhằm:
- Thứ nhất: Chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong nội địa, và kích thích tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
- Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
- Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.6%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
- Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
- Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước. 
Tóm lại, chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:
- Ở phía Đông, TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
- Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
- Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: - vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; - và nóc nhà nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.
Như vậy về phía Việt Nam thì sao?

Những gì Cộng sản Bắc Việt chạy theo đuôi TC: 
- Tình trạng kinh tế qua việc tài chánh và ngân hàng cùng sản xuất sụp đổ hoàn toàn. Hàng loạt ngân hàng đóng cửa. Sáu tháng đầu năm 2016 có trên 50.000 xí nghiệp trung phá sản và bị đóng cửa. Nợ công nợ tư chồng chất.
- Đối với vấn đề tranh chấp biển Đông với TC, CS Bắc Việt chỉ chơi trò “đánh-đàm”, trò “cút bắt” qua các kịch bản của TC mà thôi. Chúng ta đừng nghĩ rằng Việt Nam tuyên bố luật biển của Việt Nam ngày 24/6/2012 thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, nhưng thật sự cũng nhằm vào sự đánh lạc hướng nỗi bất bình của người dân. Việc làm nầy chỉ nhằm vào việc giải tỏa áp lực qua các vụ biểu tình chống TC, biểu tình chiếm đất của người dân, vụ cá chết ở vùng biển Miền Trung và trong nội địa, và gần đây nhứt là vụ hai phi cơ quân sự của Việt Nam bị “bắn” rơi trong hải phận Việt Nam.
- Việt Nam vẫn để “tàu lạ” tiếp tục đâm chìm hay bắt các tàu đánh cá của ngư dân, thậm chí TC ngang nhiên chận bắt và săn đuổi tàu tuần tra của Việt Nam trong hải phận của mình nữa. Trong lúc đó, hai nước vẫn “thấm tình đồng chí” cùng hợp tác tuần tra chung trên biển Đông ở Vịnh Bắc Việt.
- CS Bắc Việt tiếp tục lờ đi cho TC xây các bè cá ngay trong vùng biển quân sự ở Cam Ranh và Nha Trang suốt 10 năm qua, mà nhà cầm quyền địa phương vẫn không biết. 
Xét cho cùng, các cuộc tranh cãi giữa TC và Việt Nam trong vấn đề biển Đông chỉ là một màn kịch rẻ tiền do đàn anh dàn dựng và đàn em cs Bắc Việt theo đuôi để hầu xả bớt áp lực của người dân trong việc xâm chiếm một cách lộ liễu của TC.
Phải chăng đây chỉ là một sự dàn xếp của hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt trong việc dâng trọn đất nước cho TC để đổi lấy “ngôi sao thứ sáu” trên lá cờ của đàn anh nước lớn Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc?
Trước tình thế hiện tại, chúng ta, người con Việt hải ngoại và quốc nội muốn gì và phải làm gì?
Xin đan cử vài gợi ý để chúng ta cùng suy nghĩ:
- Việt Nam cần liên lập (liên kết trong tinh thần độc lập) với các quốc gia trong vùng biển Đông, đặc biệt là ASEAN để cùng nhau cộng sinh trước bá quyền nước lớn là Trung Cộng. Muốn được như vậy Việt Nam cần phải có dân chủ mới có thể xây dựng được sức mạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, và chính trị ổn định;
- Cần phải có được tiếng nói tổng hợp chung giữa các quốc gia trong vùng và cùng chủ trương một giải pháp quốc tế thay vì giải quyết song phương giữa từng nước với TC như hiện tại;
- Đối với người Việt trong nước, cần phải vận động triệt để hầu phủ nhận những ký kết song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ 1958, 1988, 1990 và cho đến nay; người Việt ngoài nước cần hỗ trợ đấu tranh bằng cách vận động sự đồng thuận và yểm trợ của thế giới tự do trong việc vô hiệu hóa các văn kiện giữa hai đảng cộng sản Trung Hoa và Bắc Việt;
- Chúng ta đã biết rất rõ nguyên nhân của sự xâm chiếm tiệm tiến và Hán hóa dân tộc là do chính đảng CS Bắc Việt, một nhóm Thái thú biết nói tiếng Việt của TC. Do đó, đây mới chính là mục tiêu cần phải triệt tiêu. Người Việt hải ngoại, nếu muốn đóng góp vào tiến trình nầy, cần phải dứt khoát và tích cực trong việc cấm vận tài chánh cho Việt Nam bằng cách ngưng gửi tiền, ngưng du lịch và chấm dứt những việc từ thiện xã hội không cần thiết.
- Cuộc vận động quốc tế qua các quốc gia Tây phương, Bắc Mỹ, cùng các hiệp hội quốc tế để họ có cái nhìn chính xác hơn về chính sách “cai trị phi nhân” của đảng CS Bắc Việt đi ngược lại với đà phát triển chung của nhân loại.
- Với sự đấu tranh của người việt hải ngoại như các đề nghị trên, từ đó, quốc nội mới có khả năng làm một cuộc cách mạng có thể xóa tan được cơ chế mục nát của đảng CS Bắc Việt và đưa đất nước vào trật tự mới của toàn cầu. 
Qua các phân tích vừa kể trên, chúng ta cần cùng nhau động não hầu mưu tìm một định hướng cho Việt Nam tương lai.
Kết luận
Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Cộng sản Bắc Việt đang hát bài “hợp ca Biển Đông”, “hợp tấu Mekong”, “bi hài kịch xây dựng các tụ điểm cho TC định cư”, trong đó ca sĩ chánh là TC và nhóm hát bè là CS Bắc Việt. Tiếng hát “bành trướng Đại Hán” càng to với hàng hàng lớp lớp tàu chiến tràn ngập biển Đông, kèm theo những tiếng bè nhỏ hơn nhưng người nghe vẫn cảm nhận được những câu bè “vô cảm” trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất, dâng biển cho ngoại bang để đổi lấy quyền lực và tài sản của Đất và Nước. Đó là tiếng hát bè của những thái thú biết nói tiếng Việt, đảng CS Bắc Việt!
Về phía Hoa Kỳ, mặc dù sức mạnh quân sự đang được tăng cường tại biển Đông, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam. Từ gần hai năm nay, những nhân vật đầu não của Mỹ luôn tuyên bố vấn đề tự do lưu thông hàng hải ở vùng biển Đông là một vấn đề lợi ích quốc gia đối với Mỹ, mặc dù trong hiện tại, đã hoạt động hết sức tích cực qua sự kiện bốn tầu chiến điện tử và hai tàu sân bay có mặt tại biển Đông, trong tình trạng sẵn sàng, và với những công bố cứng rắn về những động thái quân sự của TC trong những ngày gần đây. Mỹ đã và đang góp phần quyết định trong việc hoá giải những thủ đoạn của TC. Tuy nhiên, trong việc tranh chấp giữa TC và các quốc gia ASEAN, người Mỹ luôn đứng ngoài, tránh việc đối đầu trực tiếp với TC trong việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Về phía TC, Ông Trương Phong, một học giả thuộc khoa quan hệ đối ngoại của Trường “Các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương” của đại học quốc gia Úc. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện quốc gia nghiên cứu Đông Nam Á, (TC) và là tác giả cuốn sách “Trung Quốc độc bá: Chiến lược lớn và các thể chế quốc tế trong lịch sử Đông Á” có nêu vấn đề chính là cả các nước tranh chấp chủ quyền lẫn Trung Cộng đều không hiểu được chính xác Bắc Kinh muốn đạt được điều gì ở Bắc Kinh. Chỉ vì trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc có 3 luồng tư tưởng đấu đá nội bộ, gọi là 3 phe thực dụng, cứng rắn và ôn hòa.
1. Phe thực dụng cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia, bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất ở Biển Đông. 
2. Phe cứng rắn cũng có trong dân Trung Cộng, một bộ phận lớn chỉ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Bộ phận này tỏ ra hung hăng vì cho rằng đấy là thể hiện yêu nước (cực đoan), nhưng họ không nghĩ về các lợi và hại của TC một khi phải đối đầu với các quốc gia liên quan, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân.
3. Phe ôn hòa cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải sửa chủ trương để làm rõ các mục tiêu ở Biển Đông. Họ công nhận sự mập mờ hiện nay của Bắc Kinh về yêu sách chủ quyền lãnh thổ đang khiến thế giới quan ngại và không tin TC nữa.
Tuy nhiên, tất cả các phe nhóm có cùng một điểm chung là họ cũng cảm nhận rằng từ sự trỗi dậy của Trung Cộng, Bắc Kinh nên lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới, nhất là khi hầu hết các nước tranh chấp đã hiện diện hàng chục năm tại khu vực này. Học giả Trương Phong nhận định: “Thế mạnh mới buộc TC phải làm rõ các thâm ý chiến lược của mình. Và hiện ngay, có lẽ cả lãnh đạo nước này cũng chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi trên?
Chưa bao giờ hết, Việt tộc đang mang nỗi oan khiên nghiệt ngã nầy!
Vì vậy,
Một lần nữa, chúng tôi muốn gióng thêm lên tiếng chuông kêu gọi người Việt ở quốc nội cùng hải ngoại ý thức rằng cộng sản Bắc Việt đã đem “tình đồng chí của đảng CS” áp dụng chuyên chính vô sản trong suốt 41 năm qua, chẳng lẽ chúng ta không kết được “nghĩa đồng bào” của 89 triệu bà con trong nước (không kể 4 triệu đảng viên CS) và 2,5 triệu ở hải ngoại (không kể 1,5 đích thực là Việt kiều của Việt Nam Xã Nghĩa) để tẩy trừ những kẻ nội thù của quê hương.
Hội nghị Diên Hồng chính là trong thời điểm nầy của tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Ngọn lửa Tunisia ngày nào sẽ phải bùng cháy cùng hòa lẫn với máu đào của Tuổi Trẻ Việt Nam nơi quê cha đất tổ. Chỉ có MÁU mới đổi MÁU mà thôi.
Ngày Tòa án La Haye phán quyết 12/7/2016
Mai Thanh Truyết - Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)


NGƯỜI QUAN SÁT * NHÂN DÂN NHẬN THẢM HỌA

Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa

Người Quan Sát (Danlambao) - Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi lẫn nhận tội khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.
*
Chiều 30/6/2016, các cơ quan chức năng đã có câu trả lời chính thức cho toàn thể nhân dân Việt Nam về nguyên nhân gây ra thảm hoạ cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời báo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường - ông Trần Hồng Hà công bố nguyên nhân như sau:

“Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì chúng tôi đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công, xây dựng cho đến vận hành. Nhưng có thể nói, mấu chốt chính là phát hiện: Từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình. Điều đó khiến chúng tôi tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh.

Sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý.” (1)
Chen Yuan-cheng chủ tịch HĐQT Formosa và 
Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà
Formosa Hà Tĩnh là một nhà máy được đầu tư với số tiền lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Và thảm hoạ môi trường xảy ra do nhà máy 10 tỷ đô bị chập điện trong 5 ngày?
Hiện nay, Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chứ chưa hoạt động hoàn toàn hết công suất.
Và hãy thử tưởng tượng, với sự cố chập điện tương tự lần này thì hậu quả sẽ xảy ra thế nào khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất như kế hoạch?
Thành tích hủy hoại môi trường ở các nước mà Formosa xây dựng nhà máy có lẽ ai cũng biết.
Vào năm 2009, một tổ chức môi trường Đức là Quỹ Ethecon - tự tuyên bố là một tổ chức vì đạo đức và kinh tế - đã bình chọn và trao giải “Hành tinh Đen năm 2009” cho Formosa Plastics và tập thể lãnh đạo Formosa vì hành động thải chất độc hại ra môi trường của tập đoàn này tại nhiều nơi trên thế giới.
Chẳng hạn ở Mỹ, tại bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện chôn chất thải độc hại xuống lòng đất, gây ô nhiễm nước ngầm và thậm chí thải những chất độc hại xuống sông Mississippi.
Ngay tại Đài Loan, mặc dù có công đóng góp lớn cho sự phát triển về kinh tế và công nghiệp hóa cho lãnh thổ này, nhưng Formosa lại “nổi tiếng” với thương hiệu tập đoàn phá hoại môi trường
Vào năm 1998, Formosa đưa 3.000 tấn chất thải độc hại (nhiễm thủy ngân vượt gấp nhiều lần so với mức cho phép, cực kỳ độc hại cho con người) đến cảng thành phố Sihanoukville, Campuchia, với âm mưu để số chất thải này xuống biển. Khối chất thải này khiến nước biển, đất tại đây bị nhiễm độc và nhiều người dân sống gần cảng bắt đầu bị bệnh; sau đó có 5 người tử vong. Vụ việc này đã châm ngòi làn sóng bạo loạn phản đối. (2)
Ông Trần Hồng Hà tiếp tục thừa nhận trên VnExpress:
“Sau rất nhiều khảo sát, đánh giá, các nhà khoa học đã xác định, chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại phenol, xyanua vào nó. Chúng ta hình dung một cách đơn giản là nó như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt.”
Những ai am hiểu về kiến thức sinh thái biển đọc đoạn trên sẽ hiểu đơn giản như sau: Nơi có cá chết hàng loạt trong sự cố thảm hoạ môi trường tháng 4 vừa qua là những vùng biển chết. Và hiện tượng biển nhiễm độc khó có thể kiểm soát khi các dòng hải lưu và nước ngầm trôi qua.
Trong vài năm tới, những người đã ăn cá và tắm biển trong suốt thời gian ô nhiễm môi trường xảy ra liệu có được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe như những nạn nhân thảm hoạ ở các nước khác hay không? Trong vài năm tới liệu có ông lớn nào dám bảo đảm cho sự an toàn của ống xả thải khổng lồ nằm dưới lòng biển Vũng Án hay không?
Sau khi Formosa “nhận lỗi” trước đảng và chính phủ theo chỉ đạo một ngày trước buổi họp báo công bố nguyên nhân chính thức thì tập đoàn tai tiếng này đã kịp khẳng định "công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong bất kỳ tình huống nào" như một lời tuyên bố thách thức với toàn thể người dân Việt Nam (3).
500 triệu đô được quy đổi thành 11 ngàn tỷ tiền đồng là số tiền đền bù mà các lãnh đạo đảng Cộng sản đã đứng ra “nhận giùm” nhân dân Việt Nam bất chấp các thành tích huỷ hoại môi trường. Nhà máy 10 tỷ đô Formosa không thể bị đóng cửa bởi số tiền bôi trơn cho các quan chức từ trung ương đến địa phương ngay từ khi đặt bút phê duyệt dự án đến nay là không thể hoàn lại. Vì thế, màn trình diễn “nhận lỗi” chỉ là khúc dạo đầu để đảng Cộng sản tiếp tục trục lợi trên lưng người dân Việt Nam - những người sẽ tiếp tục nhận thảm họa bởi cung cách độc tôn lãnh đạo và điều hành đất nước của đảng cộng sản.
01.07.2016
_____________________________________

VŨ ĐÔNG HÀ * TRUNG CỘNG VÀ VỤ CÁ CHẾT

Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hình ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen. 

Biển chết! 
Chết theo nghĩa sẽ không còn những chiếc thuyền ra khơi, không còn cái gọi là ngư dân bám biển giữ chủ quyền. Tàu lạ từ phương Bắc với những thủ đoạn bắt cóc, làm chìm tàu, đánh đập, cướp của, giết người... đã không làm chùn lòng những ngư dân Việt Nam hiền hoà nhưng cương quyết. Nhưng chất thải Formosa đã thành công trong việc biến những tàu thuyền vượt sóng ra khơi thành những chiếc thuyền nan lật úp, những con tàu phế thải trơ trọi trên bờ.
"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn
Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải. 
Lối giải thích này cho thấy: 
- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển
- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.
Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những chất hoá học độc hại trong nước thải là không có điện!
Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc. 
Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số ngày" là điều vô lý.
Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.

Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai? 
Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần tìm hiểu Formosa Gang Thép Hà Tĩnh là ai?

Tập đoàn Formosa và dự án gang thép Vũng Áng

Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty Đài Loan được thành lập vào năm 1954 bởi 2 anh em Wang Yung-ching và Wang Yung-tsai. Khởi đầu là một công ty sản xuất nhựa, FPG đã trở thành một công ty đứng trong hàng 861 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes vào năm 2000 (1). Năm 2007, tổng thu nhập của FPG lên đến 2000 tỷ NT, tương đương với 15.4% GDP của Đài Loan lúc ấy. Hiện nay, FPG là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan.
Dự án gang thép Vũng Áng được phối hợp bởi 2 công ty Formosa và Taiwan's China Steel với cổ phần ban đầu là 95% và 5% cho mỗi công ty.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Taipei Times thì vào tháng 9, 2014 Formosa thông báo cổ phần của Formosa chỉ còn 59% sau khi mỗi 4 công ty con của Formosa hạ thấp cổ phần đầu tư từ 21.25% xuống 14.75%. (2)
Câu hỏi được đặt ra là như vậy thì 36% số vốn đầu tư mà Formsa không còn giữ nữa được chuyển nhượng sang cho China Steel hay công ty nào khác? 
Vào đầu năm 2015, Taiwan's China Steel tăng cổ phần từ 5% lên 25%. (3)
Như vậy còn lại 16%. 
Ai là sở hữu chủ mới của 16% Formosa Hà Tĩnh?

Ai là những kẻ có khả năng kiểm soát hệ thống thanh lọc chất thải tại Formosal Hà Tĩnh?
Để có thêm những dữ kiện cho câu trả lời, hãy cùng theo những con cá chết từ Vũng Áng để xuôi Bắc lẫn xuôi Nam.
Cá chết từ Vũng Áng sang đến sông hồ, từ Trung ra Bắc, từ Bắc xuống Nam
Hiện tượng cá chết được phát hiện vào ngày 04.04.2016 tại vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh bởi chất thải không thanh lọc của Formosa. Chỉ vài ngày sau thảm trạng cá chết lan qua vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.
Trong khi dư luận dồn mọi nghi vấn vào Formosa là nơi thải nước độc hại ra biển thì bất ngờ hiện tượng cá chết lại xảy ra ở một số sông hồ:
- Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá (4);
- Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai (5);
- Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh Hoá (6);
- Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, bị chết (7);
- Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt (8);
- Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông Hinh, Phú Yên (9);
- Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn (10);
- Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội (11);
- Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang (12); 
- Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên (13);
Cá chết hàng loạt từ biển miền Trung, khởi đầu với những nguyên nhân do các cán bộ nhà nước tự chế như tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ đã bị các lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội đánh sập.
Do đó, những lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông ngòi, trải dài từ Bắc xuống Nam là do thời tiết cũng bị đánh sập.
Đã có một bàn tay nào đó gây nên thảm trạng cá chết tràn lan này với 2 lý do:
1. Từ ban đầu muốn đánh lạc hướng và gây hoang mang trong dư luận đang đổ dồn về nguyên nhân gây ra cá chết tại Vũng Áng và che giấu tội phạm Formosa.
2. Nhân cơ hội tàn phá toàn bộ công nghệ thủy sản của Việt Nam bằng hiện tượng cá chết ở khắp mọi nơi.
Từ "sự cố" nước thải độc hại với liều lượng cao được cố tình tống ra biển Đông sang đến nhiều sông hồ trên khắp 3 miền bị bỏ độc dẫn đến câu hỏi: Thế lực ngoại bang nào có khả năng để làm chuyện đó trên đất nước Việt Nam?
Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì
Vào ngày 02.06.2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết (14). Tuy nhiên, mãi cho đến gần 1 tháng sau mới công bố. Tại sao?
Đúng là đảng và nhà nước cùng với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, dàn dựng sao cho cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ và cho Formosa. Nhưng không thể nào cần đến cả tháng, không nên kéo dài khi mà sức ép và sự phẫn nộ của dư luận quần chúng đang đụng trần. Phải có lý do nào khác để phải trả giá cho việc chờ đợi.
Bên cạnh đó, vào ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành - chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh - đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chính thức nhận tội". Lý do gì để nhà nước CSVN phải trì hoãn thêm đến 12 ngày?
Lý do chính là chuyến đi của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng sang Việt Nam vào ngày 27.06.2016, 3 ngày trước khi nhà nước Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm cá chết.
Cuộc gặp gỡ của Dương Thiết Trì với lãnh đạo đảng và nhà nước, bên cạnh những ký kết về toà lãnh sự Tàu tại Đà Nẵng, bản "ghi nhớ" về biển Đông cùng với 19,5 triệu USD cho cung hữu nghị Việt-Tàu được công bố ra bên ngoài thì còn có gì khác?
Đó có thể là thái độ cần "ghi nhớ" với thủ phạm cá chết Formosa; phải trình bày như thế nào? phải chấp nhận và chốt cho xong những gì đang chưa ngã ngũ với Formosa. Và con số bồi thường 500 triệu USD.
Tại sao có con số 500 triệu USD khi mà trong một thời gian quá ngắn, không một tổ chức chuyên nghiệp nào, một quốc gia tiên tiến nào có thể định lượng được những thiệt hại về thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này để từ đó dẫn đến con số bồi thường? Tại sao phía đảng và nhà nước CSVN chấp nhận con số đó? Có gì bảo đảm rằng bên cạnh 500 triệu USD được công bố do Formosa bồi thường, bên cạnh 19,5 triệu USD Bắc Kinh dành cho cung hữu nghị, Dương Thiết Kỳ lại không hứa hẹn riêng tư về một con số đô la với nhiều số không theo sau với các lãnh đạo Ba Đình?
Câu hỏi "thế lực ngoại bang nào có khả năng để tạo hiện tượng cá chết từ biển đến sông, từ khắp Trung Nam Bắc" đã bắt đầu có hướng trả lời.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào có cổ phần không công bố và nhân sự trong Formosa Hà Tĩnh để lũng đoạn hệ thống thanh lọc chất thải; thế lực nào có hạ tầng cơ sở, có những đặc khu, có một lực lượng quản trị, công nhân, quân đội / tình báo trá hình tràn lan khắp nước Việt Nam để gây nên cá chết khắp sông hồ; thế lực nào khống chế được lãnh đạo đảng CSVN và có tay sai nằm ở trong guồng máy chính trị và ngay ở thượng tầng lãnh đạo Hà Nội.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào hưởng lợi nhiều nhất khi ngư dân Việt Nam không còn hiện hữu đủ ở Biển Đông để bám biển như là một biểu tượng đang giữ chủ quyền, khi toàn bộ kỹ nghệ hải sản Việt Nam bị phá sản, kéo theo tình trạng tuột dốc của kỹ nghệ du lịch và thụt lùi về kinh tế.
Chúng ta cần ưu tiên tìm ra câu trả lời một cách rành mạch và logic - ai là thủ phạm?. Cần ưu tiên để đòi hỏi minh bạch về thông tin, cụ thể những gì đã xảy ra, bao nhiêu tấn hóa học độc hại đã thải ra, tại sao cá chết ở khắp các sông hồ... 
Con số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng, nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.
Chúng ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.

01.07.2016


THIỆT HẠI BAO NHIÊU?

Các tỉnh đánh giá thiệt hại vụ Formosa

  • 3 tháng 7 2016


Image copyright AFP
Image caption Nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh

Hai trong số bốn tỉnh ở miền Trung của Việt Nam là Thừa Thiên - Huế và Hà Tĩnh đánh giá thiệt hại sau thảm họa môi trường cá chết diễn ra ở khu vực ven biển, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam.
Lãnh đạo của Tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh, công bố thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường biển vào ngày 2/7, hai ngày sau khi Formosa nhận gây ra thảm họa cá chết và hứa hẹn bồi thừa 500 triệu đô la Mỹ, vẫn theo trang mạng của Chính phủ.
Trong thảm họa môi trường cá chết kéo dài từ đầu tháng 4/2016, Huế là nơi sớm công bố kết quả phân tích mẫu nước khi hiện tượng cá chết xảy ra hàng loạt ở các khu vực biển ven bờ tỉnh này.


"Tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt," theo báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên - Huế công bố ngày 26/4 ở khu vực Đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô.

'Chùa bà đanh'

Sau khi Formosa nhận trách nhiệm làm chết hàng loạt thủy hải sản ở bốn tỉnh miền Trung, vào ngày 1/7, Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng lập đồng đánh giá thiệt hại và Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất sau thảm họa cá chết.
Trước đó, ngày 28/6, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng cho biết sẽ xây dựng đề án dạy nghề cho 1 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi thảm họa cá chết tại bốn tỉnh miền Trung.
Nhiều người đặt câu hỏi về số tiền 500 triệu đô la Mỹ mà Formosa cam kết bồi thường cũng như khả năng khôi phục lại vùng đánh bắt cũng như sinh kế của ngư dân.
"Trong 500 triệu USD đó bao nhiêu để khắc phục bãi biển dài hàng trăm km đang như "chùa bà đanh" trở về như xưa chứ đừng nói "không để tái diễn tương tự," một ý kiến đưa ra nhận xét trên trang mạng của BBC Việt ngữ cuối tuần này.
Quý vị có thể theo dõi Tọa đàm của BBC Việt ngữ về chủ đề Chính phủ Việt Nam công bố điều tra nguyên nhân vụ cá chết bất thường, hàng loạt ở đây.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160703_formosa_danh_gia_thiet_hai

BÙI VĂN PHÚ * ĐỘC LẬP TƯ DO

Sau ba tháng sống qua các trại tị nạn, tôi đến Mỹ vào mùa hè năm 1975. Khi đó ra đường thấy những trạm đổ xăng mang thương hiệu số 76 trên quả cầu tròn mà không hiểu và thấy lạ, vì nhắc đến xăng dầu khách đi đường thường quen với tên của những công ty như Shell, Caltex hay BP, Chevron. Sau mới hiểu ra thương hiệu 76 là mang tinh thần độc lập của người Mỹ được công ty Union Oil ở California chọn đặt tên từ những năm 1932.
Một năm sau khi định cư tại Hoa Kỳ, năm 1976 là dịp kỷ niệm 200 năm ngày khai sinh Bản Tuyên ngôn Độc lập nên nước Mỹ tổ chức rất nhiều sinh hoạt chào đón Lễ Độc lập, nhưng tôi chỉ nhớ nhất là được đi xem bắn pháo bông rực rỡ trên bầu trời San Francisco. Còn những món ăn truyền thống trong ngày lễ hội này thì chưa được biết đến nhiều, hay cũng vì chưa quen ăn.
Mới qua Mỹ, đã quen cơm gạo lâu năm nên hot dog, burger hay BBQ không gây ấn tượng gì về ẩm thực Mỹ đối với tôi. Tô canh, đĩa rau xào vẫn ngon miệng hơn. Hơn nữa chiếc bánh hamburger đầu tiên tôi được ăn là từ tiệm có tên Oscar ở Berkeley, với quầy bếp nướng thịt trước mắt khách hàng và thịt như bíp-tếch, thơm ngon. Đây là bữa ăn burger đầu tiên của tôi trên đất Mỹ, khi theo cô giáo dạy ESL đưa học trò đi ăn trưa, vì thế tôi chẳng bao giờ mê ăn những món ở cửa hàng McDonald’s vì vừa khô lại không mùi vị.
Thoáng một cái mà tôi đã ở Hoa Kỳ hơn 40 năm. Đã quen với nếp sống Mỹ, thích nhiều món ăn lạ, thích pizza, hot dog, nhưng vẫn không thể thích McDonald’s vì có những chọn lựa khác, cũng burger nhưng của In n Out hay từ những cửa tiệm burger nho nhỏ vẫn có hương vị đậm đà hơn. Còn BBQ giờ cũng đã trở thành truyền thống trong gia đình mỗi khi anh em, bạn bè tụ lại vui chơi, ăn nhậu với đủ thứ hương vị Mỹ, Mễ, Hàn, Tàu pha trộn.
Independence Hall ở Thành phố Philadelphia nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được công bố cách đây 240 năm (ảnh Bùi Văn Phú).
Independence Hall ở Thành phố Philadelphia nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ được công bố cách đây 240 năm (ảnh Bùi Văn Phú).
Năm nay là Sinh nhật Hoa Kỳ lần thứ 240. Lịch sử ghi rằng ngày 4 tháng Bảy năm 1776, Quốc hội Mỹ thông qua Tuyên ngôn Độc lập, với mười ba tiểu bang đầu tiên chính thức tuyên bố chấm dứt sự lệ thuộc vào Anh quốc.
Năm mươi sáu đại biểu quốc hội từ 13 tiểu bang họp tại Independence Hall ở Thủ đô Philadelphia, bang Pennsylvania, đã ký tên vào bản tuyên ngôn. Nước Mỹ chính thức chấm dứt sự lệ thuộc vào vương quốc Anh từ đó.
Ngày nay 13 tiểu bang đầu tiên của Hiệp Chúng Quốc được biểu hiện trên cờ Mỹ bằng 13 vạch đỏ và trắng, gồm: Connecticut, New Hamsphire, Rhode Island, Massachusetts, New York, Delaware, Pennsylvania, New Jersey, Virginia, Maryland, South Carolina, North Carolina và Georgia.
Sau khi tuyên bố độc lập, người Mỹ tiếp tục mở rộng cõi bờ bằng những cuộc nam tiến và tây tiến, chiếm đất giành dân cùng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh để mở mang biên thùy. Có những cuộc chiến ngắn ngủi chỉ vài tháng, một năm, thường là đánh nhau với những bộ lạc da đỏ như ba lần chiến tranh với dân Seminole. Có những cuộc chiến kéo dài nhiều năm như Texas Indian Wars từ 1820 đến 1875, hơn nửa thế kỷ.
Rồi đến chiến tranh Cayuse từ 1847 đến 1855. Cuộc chiến Navajo từ 1858 đến 1866 ở vùng đất ngày nay là tiểu bang New Mexico. Cuộc chiến Bắc Nam giải phóng nô lệ 1861-1865. Chiến tranh Yaqui ở Arizona và Mexico từ năm 1896 đến 1918.
Không chỉ chiến tranh nội bộ mà người Mỹ còn phải chống ngoại xâm đến từ Anh quốc, Tây Ban Nha, Pháp.
Cho đến đầu thế kỷ 20, chiến tranh vẫn còn xảy ra trong nội địa Hoa Kỳ với cuộc chiến biên giới với Mexico từ năm 1910 đến 1919.
Trong 240 năm lập quốc, hầu hết có chiến tranh trong nước Mỹ. Vô số những cuộc chiến lớn nhỏ, dài ngắn để thành hình liên bang Hoa Kỳ như ngày nay.
Khởi đi với 13 tiểu bang nguyên thủy khi Bản Tuyên ngôn Độc lập được ký ban hành, đến nay với 50 tiểu bang hợp quần gây sức mạnh đã đưa nước Mỹ lên hàng cường quốc trong hơn nửa thế kỷ qua. Như chúng ta thấy 13 sọc và 50 sao trên cờ Mỹ.
California gia nhập liên bang Mỹ năm 1850. Những tiểu bang miền tây gia nhập liên bang sau cùng là Alaska và Hawaii vào năm 1959, New Mexico và Arizona năm 1912 và Oklahoma năm 1907.
Khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, dân số Mỹ ước chừng 2 triệu 500 nghìn dân, tăng gấp đôi vào năm 1798. Đến năm 1871 là 40 triệu. Năm 1953, sau Thế Chiến thứ Hai là thời gian Hoa Kỳ bắt đầu phát triển nhanh, dân số Mỹ đạt mức 160 triệu. Hiện thời là 310 triệu.
Công dân Mỹ đa số có nguồn gốc di dân. Người Việt cũng như biết bao di dân khác đã đến đây định cư lập nghiệp là do ở truyền thống đón tiếp di dân của đất nước này.
Bản Tuyên ngôn Độc lập được Quốc hội phê chuẩn năm 1776 thừa nhận rằng con người sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tinh thần đó đã hấp dẫn người dân khắp thế giới muốn đến Hoa Kỳ sinh sống.
Thomas Jefferson là nhân vật chính soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và có sự góp ý, sửa đổi của John Adams và Benjamin Franklin.
Chuông Tự do đặt trước Independence Hall (ảnh Bùi Văn Phú)
Chuông Tự do đặt trước Independence Hall (ảnh Bùi Văn Phú)
Những ý tưởng của Thomas Jefferson về tự do của con người đã được Hồ Chí Minh đưa vào Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được tuyên đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Đây là sự kiện mà lãnh đạo Việt Nam hiện thời hay nhắc đến để tiến tới quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ.
Trong chuyến thăm Mỹ năm ngoái của lãnh đạo Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm đài tưởng niệm Thomas Jefferson ở Thủ đô Washington. Tuy nhiên sự kiện này ít được truyền thông trong nước nhắc đến.
Tổng thống Barack Obama trong chuyến đi Việt Nam hôm tháng Năm nhắc đến tinh thần đấu tranh giành độc lập của dân Việt trong lịch sử với bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Lãnh đạo Mỹ cũng nhắc đến tư tưởng về độc lập, tự do của Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.
Nhưng nhìn vào thực tế lịch sử thì còn một khoảng cách lớn, như cả một đại dương bao la, trong tinh thần độc lập và tự do ở hai nước.
Nếu yêu và hiểu được nước Mỹ, bạn sẽ thấy ca từ trong quốc ca Hoa Kỳ thật ý nghĩa: “The land of the free and the home of the brave”. Đúng là “Đất nước của con người tự do và quê hương của những người can đảm”.
Còn ở Việt Nam, khắp nơi nhan nhản khẩu hiệu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, nhưng, như có lời giải thích tếu táo về những điều đó là “Độc lập trừ tự do trừ hạnh phúc”. Nhưng đó lại là sự thực.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Bùi Văn Phú

    Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
     http://www.voatiengviet.com/a/doc-lap-tu-do-va-hanh-phuc/3400882.html

ANTOINE CƯƠNG * VIỆT CỘNG HÈN

Đất nước của những thằng hèn




Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội với biểu ngữ "Ai đầu độc biển miền Trung?", ngày 1/5/2016.
Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội với biểu ngữ "Ai đầu độc biển miền Trung?", ngày 1/5/2016.
Thế rồi, chuyện gì phải đến cũng đã đến. Sau hơn 3 tháng mong mỏi chờ đợi, cái kết thúc thật không nằm ngoài dự đoán và không lấy gì làm bất ngờ với nhân dân chúng tôi: 500 triệu đô la và màn kịch xin lỗi của những tên hại dân hại nước, làm giàu trên quê hương và xương máu của đồng bào Việt Nam.
Còn những thằng hèn lãnh đạo thì cứ trâng tráo và lươn lẹo trước những nỗi đau và mất mát của dân tộc.
Sau 3 tháng loay hoay đối phó, tìm đủ mọi phương án, huy động hơn trăm nhà khoa học trong một đất nước có hàng ngàn tiến sĩ giấy, sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu để uy hiếp và đe nạt dân đen, những thằng hèn trên đất nước Việt Nam cuối cùng cũng phải thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm hoạ cá chết tại Miền Trung lây lan kéo dài trên cả nước. Đây là điều mà dân đen chúng tôi đã biết lâu rồi, từ khi cá nổi lềnh bềnh trên biển, dạt vào trong đất liền và lên từng mâm cơm của ngư dân nghèo Việt Nam. Thủ phạm mà các thằng hèn loay hoay tìm kiếm, lươn lẹo để chứng minh thì dân chúng tôi đã biết từ khi những người thợ lặn hy sinh tính mạng mình để tìm ra cái ống xả thải của Formosa.
Vậy mà những thằng hèn như các ông phải đợi đến hơn 90 ngày mới xác minh được thủ phạm khi dân chúng tôi chỉ nhìn qua đã biết. Để rồi chiều qua, với màn kịch cúi đầu và 500 triệu đô la bỏ túi, các ông, các bà nghĩ là dân chúng tôi sẽ cho qua và Formosa vẫn tiếp tục hoạt động, xả thải làm huỷ hoại môi sinh Việt Nam ư?
500 triệu ấy có đủ để đền bù thiệt hại khi ngành thuỷ hải sản phải thất thu khi hàng trăm tấn thuỷ hải sản xuất khẩu đi EU, Châu Úc, Châu Mỹ bị trả về?
500 triệu ấy có đủ để đền bù cho những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam khi du khách quốc tế ngày càng e sợ khi đến nước này?
Và 500 triệu ấy có đủ đền bù cho những huỷ hoại về môi sinh của Việt Nam phải gánh chịu trong những năm tháng tiếp đây mà không biết khi nào mới có thể khôi phục lại hoàn toàn?
Đau xót hơn nữa là 500 triệu ấy các ông có tính đến những thiệt hại mà ngư dân các tỉnh Miền Trung bị thiệt hại hơn 3 tháng qua hay không? Trong khi ngư dân vẫn chưa dám ra biển để đánh bắt và thuỷ hải sản họ ăn hàng ngày liệu có phải là những tấn hàng bị trả về vì nhiễm độc từ nước xả Formosa? Chưa kể nguồn nước và môi trường bị tàn phá, các rặng san hô ngầm đã chết và nước biển thì đã thấm đủ độ độc hại.
Hay để tôi trả lời cho những thằng hèn các ông là 500 triệu ấy chỉ để bịt mõm những tham quan như các ông có thừa quyền hành và bạo lực để đàn áp người dân hiền hòa chúng tôi!
500 triệu ấy làm gì đến được đến tay dân đen chúng tôi khi mà các ông cứ ra rả nói rằng đã hỗ trợ 5 triệu cho những ngư dân nghèo bị thiệt hại cách nay 3 tháng mà trên thực tế nó còn chưa đến tay họ. Các ông chỉ giỏi tuyên truyền mị dân chứ bòn rút trên xương máu đồng bào thì các ông thuộc loại có tiếng tăm trên thế giới.
Tôi thấy Formosa còn đỡ hèn hơn khi họ còn dám đứng lên nhận tội để tiếp tục mua chuộc lũ hèn nhằm phá nát, huỷ hoại môi sinh Việt Nam vì lợi nhuận chứ những tên hèn các ông nợ dân chúng tôi một lời xin lỗi khi dám vu khống chúng tôi là “thế lực thù địch” và dám vu khống cả Trời gây thuỷ triều đỏ trong khi các ông không dám thừa nhận nguyên nhân cá chết tại Miền Trung là do nhà máy Formosa gây ra.
Để rồi, sau khi công bố thừa nhận thủ phạm là Formosa, nhận đủ 500 triệu vào tay, những tên hèn lại tiếp tục sâu xé và chia chác trên sự đau khổ và đói nghèo của người dân Việt Nam. Nếu dân đen chúng tôi không làm lớn chuyện, không xuống đường biểu tình ôn hoà thì chắc chắn các ông chẳng có được 500 triệu để chia chác. Formosa vẫn còn đó, rồi một ngày xấu trời bất chợt máy phát điện bị hư tiếp, chúng lại tiếp tục xả chất độc ra để huỷ hoại Việt Nam.
500 triệu để mua sự tồn tại của một tập đoàn là kẻ thù, là thủ phạm và sẵn sàng thả độc bất kỳ lúc nào để giết hại dân tộc Việt Nam.
Thủ phạm đã nhận tội, sao những thằng hèn có đủ quyền hành trên đất nước này không đuổi cổ bọn chúng ra khỏi giang sơn Việt Nam? Lấy 500 triệu xong đuổi bọn chúng khỏi đất nước này thì may ra các ông bà còn đỡ hèn. Chứ lấy 500 triệu xong thủ phạm vẫn cứ trơ ra như thế thì các ông bà thật quá hèn. Tội của Formosa một thì tội của những tên hèn trên đất nước này phải gấp trăm, gấp ngàn lần vì các ông bà bao che và thông đồng để huỷ hoại môi trường Việt Nam, hãm hại ngư dân Việt Nam và bán rẻ đất nước Việt Nam để lấy 500 triệu bỏ túi riêng.
Tôi nhìn thấy những ngày tháng u ám tiếp theo của dân tộc Việt Nam khi có quá nhiều thằng hèn trên đất nước này.
Sài Gòn 1/7/2016
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

CÁNH CÒ * TIỀN FORMOSA

Ông Phúc, ai cho phép ông nhận và chia tiền Formosa?


Là một công dân Việt Nam, tôi nói cho ông biết ông cũng chỉ là một công dân như tôi, vì vậy tôi có quyền chọn lựa cách xưng hô với ông, và tôi tin rằng khi gọi ông trống không như vậy tức là tôi đang bày tỏ thái độ coi thường ông, vì trong cương vị thủ tướng ông đã không hiểu việc của ông làm đang dẫn tới hệ lụy trực tiếp cho người dân Việt Nam trong đó có tôi.
Hãy nghe đây: ông là ai khi vụ Formosa xảy ra không ai thấy ông một lần hiện diện tại nhà máy Vũng Án hay những khu vực chung quanh đó để nắm bắt hiện tình của vụ biển bị đầu độc. Ông đứng từ xa chỉ tay vài lần cho thuộc hạ làm việc. Trong những cái chỉ tay ấy ông im lặng đồng tình với mấy cái lưỡi gỗ khi chúng tuyên bố thảm họa biển do thủy triều đỏ chứ không phải do Formosa. Chúng tuyên bố làm lớn chuyện Formosa là tổn hại đất nước. Chúng kéo nhau ra biển đóng trò ăn cá tắm biển để người dân tin theo mà chết. Chúng thi nhau nói rằng ăn cá nhiểm chất độc phenol sẽ không ảnh hưởng sức khỏe. Chúng bắt bớ đánh đập người dân biểu tình chống Formosa. Chúng lên VTV chà đạp nhân phẩm những người có chính kiến về Formosa. Chính phủ do ông cầm đầu đã liên tiếp ba lần từ chối sự trợ giúp điều tra của Đại sứ Hoa Kỳ, của đại diện Liên Hiệp Quốc và kể cả chính phủ Đài Loan nơi tập đoàn Formosa gọi là nước mẹ. Là một thủ tướng, ông đã làm gì khi những chuyện như vậy diễn ra trong chính phủ của ông?
Một mình một chợ ông ra lệnh đàn em “đi đêm” với Formosa. Trong khi đó quốc hội không được ông thông qua, hay nếu có thông qua mà quốc hội im lặng thì ông cũng phải báo cho nhân dân chúng tôi biết. Ông tự tung tự tác, đem cả bốn tỉnh miền Trung ra đánh đổi lấy 500 triệu đô la cho chính phủ của ông và không hề có một cuộc nghiên cứu khoa học nào để người dân biết được hậu quả mà Formosa làm cho cả vùng biển Đông của Việt Nam sẽ ra sao trong vài mươi năm tới.
Ai cho phép ông nhận số tiền 500 triệu đó?
Cuộc mặc cả của các ông không có giá trị vì người thiệt hại là nhân dân chúng tôi. Chính phủ của ông phải liên đới trách nhiệm vì đã cho phép Formosa hoạt động vượt quá thẩm quyền và không có biện pháp kiểm soát quy định sả thải. Chính phủ và Formosa đang cùng nhau đánh một canh bạc trên thân xác Việt Nam. Canh bạc ấy được lấy “tiền sâu” hay “hồ” là 500 triệu. Ông là người đánh bạc với Formosa sao lại có quyền lấy “tiền sâu” của chúng tôi để phân phát tùy tiện số tiền có tỷ giá bằng máu này?

Ông Phúc, ông có biết ông là ai hay không?
Ông là một người dân, nhớ kỹ điều đó. Ông không phải là thiên tử hay con trời mà muốn làm gì thì làm. Ông không thể tùy tiện cầm xấp bạc 500 triệu ấy phân phát cho người dân chúng tôi với sự chỉ định dốt nát và tùy hứng. Ông không được nhìn chúng tôi dưới đôi mắt “biện chứng” cộng sản khi tin rằng nói gì chúng tôi cũng tin và làm theo.
Ông Phúc, khi ông đánh bạc với Formosa trên sống lưng chúng tôi thì vai trò thủ tướng của ông đã chấm dứt, và vì vậy tôi yêu cầu ông im lặng như từ xưa tới nay chính quyền của các ông từng quen thói.
Và quyết định của chúng tôi ông sẽ thấy trong các ngày tháng sắp tới. Nếu đã lấy tiền “chui” của Formosa để mà nói rằng: “Nếu Formosa còn tái phạm thì sẽ bị đóng cửa” thì ông nên lo là vừa vì nhân dân chúng tôi không chấp nhận canh bạc của nó với các ông trên đất nước này thêm một thời khắc nào nữa.
 Canhco's blog
 http://www.rfavietnam.com/node/3333

Saturday, July 2, 2016


PHỎNG VẤN TS. PHẠM CAO DƯƠNG

Bài học từ Hiệp định Geneva 1954

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-07-19


Ông Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi ký Hiệp định Genève 1954.
Photo courtesy of wikipedia


Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.

TQ nhượng bộ Pháp và miền Nam?

Gia Minh hỏi chuyện sử gia Phạm Cao Dương hiện ngụ tại California, Hoa Kỳ về những điểm đáng chú ý của Hiệp định Geneva 1954 và bài học cần rút ra. Trước hết ông cho biết:
Phạm Cao Dương: Trước hết Hội nghị Geneva năm 1954 không phải được nhóm họp sau ngày sự kiện Điện Biên Phủ chấm dứt, mà nó đã được triệu tập từ trước rồi (từ ngày 26 tháng 4). Mục tiêu của hội nghị ban đầu không phải bàn về Việt Nam mà bàn về chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên). Việc bàn về Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 mới bắt đầu và không phải là chính. Nhưng vì tình hình tại Việt Nam thay đổi: biến cố, trận chiến Điện Biên Phủ chấm dứt nên người ta họp vào ngày đó.
Thứ hai, sách trong nước thường ca ngợi đó là chiến thắng của phía Việt Minh. Điều đó không hoàn toàn đúng, vì nếu chúng ta theo dõi những gì xảy ra trước đó khi ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang họp với Chu Ân Lai ở Liễu Châu, người ta thấy phía Việt Minh tức tối lắm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp có nói rằng khi ông thuyết trình thì bản đồ đưa ra ‘đỏ’ hết tất cả; nhưng đến khi Chu Ân Lai thuyết trình thì theo lời ông Võ Nguyên Giáp ‘Bác và tôi rất ngỡ ngàng’ vì sự nhượng bộ mà Chu Ân Lai dành cho phía Pháp và miền Nam.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
-Sử gia Phạm Cao Dương
Lý do hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không vừa ý vì hai ông tin tưởng được nhiều lợi thế hơn những gì mà phía Chu Ân Lai và Molotov (ngoại trưởng Nga lúc đó) buộc phía Việt Minh phải chấp nhận. Trước hết là sự hiện diện của bộ đội Việt Minh ở Miên và Lào. Chủ trương của Việt Minh hồi đó là muốn nâng đỡ hai tổ chức cộng sản bên Miên và Lào (Pathet Lào và Khmer Issarak). Phía đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa luôn phủ nhận không có sự hiện diện của bộ đội bên hai nước đó, nhưng cuối cùng Chu Ân Lai và Molotov ép buộc Việt Minh phải phần nào chấp nhận điều đó, và sau đó chấp nhận luôn. Có nghĩa chấp nhận đã rút rồi nhưng vẫn còn một phần ở lại bên Miên và Lào. Do vậy Pháp và phía Miên, Lào không chấp nhận nên cuối cùng chấp nhận ‘nếu còn sẽ rút đi’.
Điểm nữa về phân chia lãnh thổ. Khi có sự chia đôi, bên phía người Pháp đề nghị vĩ tuyến 19 và phía Việt Minh muốn vĩ tuyến 13 hay ít ra là vĩ tuyến 16; nhưng cuối cùng cũng hai ông Chu Ân Lai, Molotov và phía người Pháp - Mendes France, thỏa thuận vĩ tuyến 17.


Đến chuyện ngày bầu cử thống nhất, đầu tiên Phạm Văn Đồng muốn 6 tháng, nhưng sau đó lên 1 năm và 2 năm. Quyết định cuối cùng là năm 1956, tức 2 năm sau.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
Gia Minh: Việc tuyển cử như ông nói được thống nhất vào năm 1956, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có đề nghị với phía miền Nam, nhưng miền Nam từ chối. Lý do vì sao thưa ông?


Phạm Cao Dương: Thực ra phía miền Nam mà buổi đầu là Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau này là Việt Nam Cộng Hòa của ông Ngô Đình Diệm, không chấp nhận bản Tuyên bố Cuối cùng. Chúng ta nên nhớ sự thỏa thuận ở Geneva gồm hai phần: phần thứ nhất là đình chiến và phần thứ hai là chính trị. Phần đình chiến được ký kết hẳn hoi, có nhiều bản thỏa ước; còn phần chính trị không có bản thỏa ước được ký kết mà chỉ là Bản Tuyên bố Cuối cùng được các bên chấp nhận bằng miệng mà thôi.


Phía Quốc gia Việt Nam lúc đó và sau này là Việt Nam Cộng Hòa thì không chấp nhận Bản Tuyên bố Cuối cùng đó. Phía Mỹ cũng không chấp nhận. Nên nếu không chấp nhận thi hành cuộc bầu cử đó chẳng qua vì họ không bị ràng buộc về phương diện pháp lý.
Thứ hai nữa, nếu có bầu cử phải cần những điều kiện tối thiểu để có sự công bằng. Đằng này chưa chắc có sự công bằng đó, thành ra miền Nam không chấp nhận cũng có lý của họ.

Bài học kinh nghiệm

Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng.
-Sử gia Phạm Cao Dương
Gia Minh: Sau 60 năm rồi, ông thấy có những bài học gì?
Phạm Cao Dương: Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng. Nếu bên Trung Quốc vì quyền lợi riêng mà hy sinh đồng minh là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì đó cũng là điều tự nhiên mà thôi. Nhưng Hà Nội không thấy điều đó!
Thứ hai nếu nhìn vào thế giới trong thời gian đó và những năm tiếp theo, không phải chỉ có Việt Nam bị chia đôi. Còn nhiều nước khác bị chia đôi nữa nhưng không có nước nào dùng võ lực để tiến chiếm nước kia. Còn Việt Nam thì chuyện đó đã xảy ra.
Nhưng hậu quả là Hà Nội không có đủ thực lực để tự mình đánh xuống miền Nam nên phải dựa vào thế của Trung Quốc; Hà Nội và cả miền Nam đều không nhận ra điều, không biết đánh lá bài của Trung Quốc. Vì hồi đó Trung Quốc không muốn người Mỹ vào miền Nam và hiện diện tại miền Nam, họ muốn dùng người Pháp để giữ không cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn sử gia Phạm Cao Dương.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/geneva-accords-1954-essence-n-lessons-gm-07192014103843.html

NS. TUÁN KHÁNH * QUÊ HƯƠNG NÀY

Quê hương này không để bán

tuankhanh's picture


Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.
Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?
Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị…  đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn?
Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?
Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình.
Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền.
Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền!
Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”?
84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm gai nhưng tê liệt trước thực tế.
Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này.
84 ngày để có kết quả của Chính phủ - chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai.
Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Như chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen.
Có một thông điệp đánh kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động: Quê hương này không để bán.

No comments:

Post a Comment