Pages

Wednesday, November 23, 2016

HÀN MẶC TỬ = THANH NAM = TÔ THÙY YÊN= CAO TẦN

NGUYỄN ĐÌNH NIÊN * HÀN MAC TỬ

NGUYỄN ĐÌNH NIÊN
       100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã kinh qua cuộc đời Hàn Mạc Tử, đó là: Hoàng Cúc, Mộng Cầm, Mai Đình và Thương Thương.
Sự thật của mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử
Hoàng Thị Kim Cúc thời trẻ - Ảnh: internet


Hoàng Cúc tức Hoàng Thị Kim Cúc là một thiếu nữ ở cùng đường - đường Khải Định, Qui Nhơn - được Hàn Mạc Tử yêu, khi thi sĩ còn là “một chàng trai khí huyết” chưa mắc bệnh nan y. Mai Đình, người đàn bà trôi nổi xấu số, chỉ chiếm được tình cảm thương, chứ không từng được yêu(1). Rốt cuộc, có thể nói trong khoảng đời bệnh hoạn của Hàn Mạc Tử, thi sĩ có hai mối tình lớn, hai mối tình gây thất vọng cho người thơ: đó là tình Mộng Cầm và tình Thương Thương. Tình ái là phạm vi bí mật nhất, u ẩn nhất của một đời người. Bởi vì, đó là Tuyệt Đối. Bởi vì trước nhan Người Yêu, cũng như trước nhan Thiên Chúa, người tình chỉ có một mình đối diện - bằng tất cả sâu thẳm của một hiện hữu im lặng và bí mật. Tình ái là một cuộc yêu dấu, trong đó chỉ có tay đôi, không có và không thể là tay ba. Cho nên, thiết tưởng ta chỉ nên xem những lời chứng của các chứng nhân - tức là những người thứ ba - đối với cuộc tình người, cuộc tình thi sĩ, như là những giai thoại, những mẩu chuyện nên thơ, những huyền thoại ở cái mặt ngoài sáng sủa nhất, rõ ràng nhất của chúng. Bởi vì, tình yêu không phải được phô bày ra bên ngoài ở mặt sáng sủa rõ ràng nhất của nó, mà tình yêu bao giờ cũng được nhìn từ nỗi niềm u ẩn bên trong, bởi tất cả những gì con tim đã âm thầm chịu đựng(2).
Thủ bút Hoàng Thị Kim Cúc trong thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín - Ảnh: internet
Trong các tác phẩm đề cập đến khía cạnh tình ái của Hàn Mạc Tử, có một khuôn mặt đàn bà - một khuôn mặt thiếu nữ thì đúng hơn - được nhắc đến dưới mỹ danh là Hoàng Cúc(3) hay cô Cúc(4) hay K.C(5). Người thiếu nữ xuất hiện trong thơ Hàn Mạc Tử ấy chính là một thiếu nữ có thực ngoài đời, tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc(6) sinh trưởng ở một thôn xóm xinh đẹp vào bậc nhất của Đế Đô Huế, hiện vẫn còn sống độc thân cho đến ngày nay (1970).
Chúng tôi đã tìm đến Cô Hoàng Thị Kim Cúc, để xin được tiếp xúc hỏi chuyện với người chứng trong cuộc tình Hàn Mạc Tử. Với muôn vàn ngại ngùng, và bằng những nghi lễ trang trọng nhất được dành cho một cuộc công bố chuyện tâm tình của hơn ba mươi năm về trước, Cô Hoàng Thị Kim Cúc đã trả lời chúng tôi. Trước khi vào hẳn câu chuyện, Cô Hoàng Thị Kim Cúc đã trình bày ba lý do chính khiến cô im lặng, từ chối những cuộc phỏng vấn của nhiều người từ trước đến nay(7). Lý do thứ nhất, lời Cô Kim Cúc, vì đây là một chuyện tâm tình riêng tư, đương sự muốn giữ lấy cho mình, không muốn một ai được biết. Lý do thứ hai, bây giờ Hàn Mạc Tử đã khuất, Hoàng Tùng Ngâm đã xa(8), đương sự có nói sự thực cũng chẳng có ai chứng minh cho. Lý do thứ ba đương sự có ngại ngùng rằng: công bố trên mặt báo chương, nhiều người sẽ không hiểu, sẽ cho rằng mình bám víu vào cái hào quang của một thi sĩ, để tự đề cao mình. Nhưng - vẫn theo lời Cô Kim Cúc - bây giờ chính là lúc đương sự không thể im lặng, bởi vì người ta đã căn cứ vào những giòng chữ ngắn ngủi, ít ỏi, bằng chữ in, để rồi từ đó, người ta xuyên tạc, làm sai với sự thực quá nhiều(9).
Từ trước tới nay, trong các sách báo biên khảo về Hàn Mạc Tử, các tác giả gặp nhau ở một điểm là đều nhìn nhận rằng mối tình HOÀNG CÚC là mối tình đầu của thi sĩ GÁI QUÊ. Thi sĩ hầu như không còn có một mối liên lạc nào nữa đối với Hoàng Cúc sau khi gặp gỡ và thất vọng vì Mộng Cầm, trong khi bệnh phung bộc phát, rồi gặp Mai Đình, rồi say mơ hình bóng mộng Thương Thương…
Quách Tấn, trong bài Đôi nét về Hàn Mạc Tử, đã viết về Hoàng Cúc như sau:
“Chắc cũng có bạn muốn biết:
- Mối tình Mộng Cầm có phải mối tình đầu của Tử?
- Thưa không.
Khi Tử làm sở Đạc điền Quy Nhơn, Tử có yêu một thiếu nữ ở cùng một con đường - đường Khải Định - biệt hiệu là Hoàng Cúc.
Mối tình giữa một anh chàng đôi mươi và một cô nàng mười lăm mười bảy, lẽ tất nhiên là trong đẹp, nên thơ.
Nhưng thường được gần gũi người yêu, thì tâm trạng của Kim lang đêm trăng nơi vườn Thúy, không còn là tâm trạng của chàng trai đời Gia Tĩnh triều Thanh, mà là tâm trạng chung của nòi tình muôn thuở. Cho nên đối với Hoàng Cúc đã có lần Tử muốn gác lễ nghĩa một bên.
Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường
Không dám sờ tay sợ lấm hương
Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương.
Chân tướng của Tử đã hiển hiện rõ rệt trong bài thơ này. Tình của Tử đối với Hoàng Cúc đâu phải không đượm đà, đâu phải không bồng bột. Tử chỉ giữ gìn đó thôi, dè dặt đó thôi.
Tử gìn giữ cho tình yêu trong trắng.
Tử dè dặt vì nền nếp Nho gia.
Và dè dặt gìn giữ để được thấy dưới bóng đuốc hoa cái gì cao quý nhất của người thục nữ: Tử muốn đưa tình yêu vụng lén đến cuộc hôn nhân.
Nhưng hôn sự bất thành!
Bất thành không phải vì Tử gặp cảnh rủi ro của chàng Kim Trọng. Bất thành vì vấp phải trường hợp của Tản Đà khi nhờ người giạm hỏi Đỗ thị. Nghĩa là thân sinh của Hoàng Cúc - lúc bấy giờ làm tham tá sở Đạc điền mà Tử là tùy thuộc - chê Tử không xứng mặt đông sàng!
Tử thôi làm việc ở sở Đạc điền Qui Nhơn để vào Sài Gòn làm báo - chính vì bị chê không có địa vị cao sang. Ghé vào Nha Trang thăm tôi, khi đi Sài Gòn, Tử nói:
- “Đi chuyến này, tôi quyết xây sự nghiệp văn chương cho thật vững vàng, thử xem người ta có còn dám khi dễ”.
Nhưng theo lời Cô Hoàng Thị Kim Cúc trình bày với chúng tôi, thì câu chuyện không có xảy ra đến như thế.
Không phải “hôn sự bất thành” bởi vì Hàn Mạc Tử gặp phải tình cảnh “của Tản Đà khi nhờ người giạm hỏi Đỗ thị. Nghĩa là thân sinh của Hoàng Cúc - lúc bấy giờ làm tham tá sở Đạc điền mà Tử là tùy thuộc - chê Tử không xứng mặt đông sàng”(10) như Quách Tấn đã viết. Mà “hôn sự bất thành” vì một lý do đơn giản hơn: mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử chỉ là một mối tình im lặng. Hàn Mạc Tử không hề ngỏ một lời nào với Kim Cúc. Thi sĩ cũng không hề nhờ băng nhân đến nhà giạm hỏi. Gia đình Kim Cúc lại là một gia đình lễ giáo: thân phụ của Kim Cúc là cụ Hoàng Phùng, đỗ Tú Tài Hán học kiêm cả Tây học, làm Thương Tá Sở Địa Chính tại Qui Nhơn (chứ không phải là tham tá sở Đc điền như thi sĩ Quách Tấn viết). Hàn Mạc Tử, lúc bấy giờ làm ở Sở Đạc Điền - và thi sĩ không phải là thuộc viên của thân sinh Kim Cúc. Tất cả mối tình Hàn Mạc Tử - Kim Cúc thủy chung xoay quanh “con chim xanh” là Hoàng Tùng Ngâm, vừa là bạn thơ vừa là bạn - chơi của Hàn Mạc Tử.
Từ 1932 - 1936, gia đình Kim Cúc ở tại Qui Nhơn. Hoàng Tùng Ngâm là em chú bác ruột với Kim Cúc và ở chung một nhà với nàng. Một dạo, nhà Kim Cúc ở đường Khải Định, chỉ cách nhà thi sĩ 3-4 căn nhà(11). Tất cả các chuyến đi chơi xa gần ngoạn cảnh, làm thơ giữa Thi Sĩ và Hoàng Tùng Ngâm - ở tận khuê phòng, cô Kim Cúc đều biết rõ, bởi vì đã có Hoàng Tùng Ngâm về tường thuật rõ ràng.
Năm 1936, khi xuất bản GÁI QUÊ, Hàn Mạc Tử có ngỏ ý với Hoàng Tùng Ngâm rằng sẽ cho in lời ĐỀ TẶNG KIM CÚC ở trang đầu tập thơ. Hoàng Tùng Ngâm thuật lại ý định ấy cho chị nghe. Kim Cúc tỏ thái độ không bằng lòng sự đề tặng lộ liễu ấy, nên thi sĩ đã hủy bỏ ý định.
Sau khi in tập GÁI QUÊ xong, tháng 10/1936, ở Huế có mở Hội Chợ - lúc bấy giờ Hàn Mạc Tử đã thôi làm Sở Đạc Điền - thi sĩ có về Huế thăm Huế cùng dự hội chợ. Thi sĩ mang theo những tập GÁI QUÊ, nhưng thi sĩ không tặng cho Kim Cúc tập thơ nào hết(12), trong khi đó các anh em ruột của Kim Cúc - vốn có biết làm thơ, vừa là bạn của thi sĩ - đều được thi sĩ tặng mỗi người một tập thơ vừa mới ráo mực nhà in. Thi sĩ có biết rõ ngôi nhà xinh xắn trong khu vườn yên tĩnh ở thôn Vĩ Dạ của Kim Cúc, nhưng thi sĩ lại giữ ý:
Anh thương em không dám vô nhà
Đi quanh cửa ngõ
như một chàng trai chất phác trong ca dao theo dõi cô “gái quê” xinh đẹp của lòng mình.
Trong lần về Huế này, thi sĩ có xin phép được diện kiến Kim Cúc, nhưng cô thiếu nữ của kinh đô Huế ấy đã từ chối, không cho thi sĩ gặp mặt. Từ sự kiện đó - vẫn theo lời Cô Hoàng Thị Kim Cúc - thi nhân đã viết những dòng thơ sau:
Trăng dầu sáng, còn thua đôi mắt ngọc
Trời tuy xa, lòng thiếu nữ xa hơn
Ái ân là hơi thở của van lơn,
Và thú thiệt cũng chưa thích bằng khóc
(13)
Sau lần ở Huế trở lại Qui Nhơn, thi sĩ mắc phải khổ hình bệnh phung. Kim Cúc không hề hay biết tai họa ấy đã giáng xuống đời một nhà thơ. Bởi vì, suốt trong đời sống, Hàn Mạc Tử không hề gởi thư, không từng viết một dòng chữ nào trực tiếp gởi cho Kim Cúc.
Tháng 7/1939, tập thơ Đường luật MỘT TẤM LÒNG của Quách Tấn ra đời. Hàn Mạc Tử đã đề BẠT cho tập này (từ trang 89 - 93). Kim Cúc (ở Huế) không từng quen biết Thi sĩ QUÁCH TẤN ở Nha Trang(14) thế mà, Hàn Mạc Tử đã yêu cầu Quách Tấn gởi ra tặng Kim Cúc một tập MỘT TẤM LÒNG, với dòng chữ “Kính tặng Cô Hoàng Thị Kim Cúc”, Quách Tấn viết và ký tặng.
Tháng 12/1939, tập TINH HUYẾT của Bích Khê ra đời, Hàn Mạc Tử đề TỰA (từ trang V - XIX). Kim Cúc cũng không hề quen biết Thi sĩ Bích Khê, lúc bấy giờ đương nằm bệnh ở Thu Xá, Quảng Ngãi, Hàn Mạc Tử đã yêu cầu Bích Khê gởi ra Huế tặng Kim Cúc một tập TINH HUYẾT với lời đề tặng đáng lưu ý hơn:
Tăng Ch Hoàng th Kim Cúc, người bn của Anh Hàn Mc Tử - Bích Khê”. Khi nhận được tập này, Kim Cúc đã nhắn Hoàng Tùng Ngâm gởi lại thi sĩ một lời phiền trách.
Cũng năm 1939 - lúc bấy giờ Kim Cúc đương làm giám thị, xem sóc học sinh nội trú ở trường Đồng Khánh Huế - Kim Cúc mới hay biết thi sĩ bị mắc bệnh phung. Mãi đến năm này, Hoàng Tùng Ngâm mới chịu cho Kim Cúc rõ điều đó. Hoàng Tùng Ngâm không quên kể lể với Kim Cúc, đại ý: “TRÍ vẫn không quên chị. Trong khi người ta bệnh hoạn, quá chừng đau khổ, chị cũng nên an ủi”(15).
Cái gì đã gợi ra trong con tim thâm nghiêm của một thiếu nữ khi đột ngột hay tin cái - người - yêu - mình trong bao năm đang bị mắc chứng phung hủi? Người ta có thể - theo ý chủ quan của chúng tôi - tha thứ với bệnh lao vốn là dấu ấn của người trí thức (!). Người ta có thể tha thứ với bệnh đau tim là thứ bệnh của một kiếp phù dung rực rỡ hồng đào trong khoảng khắc để rồi chóng vánh rủ xuống. Nhưng, có ai trên đời này chịu tha thứ cho bệnh phung, một thứ hiện hình ghê tởm gớm ghiếc lu lù ở ngay bề mặt?!
Theo lời khuyên của Hoàng Tùng Ngâm, Kim Cúc đã gởi cho thi sĩ một tấm ảnh. Ít lâu sau, Kim Cúc nhận được - do Hoàng Tùng Ngâm trao lại - bài:
Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ (16)
Chính khởi lên từ bài thơ “Ở đây thôn Vỹ dạ” này, bao nhiêu độc giả và bình giả đã say sưa đặt ra vô số giả thuyết xoay chung quanh “tấm ảnh” của một giai nhân gởi cho một thi sĩ. Nào là người trong ảnh mặc áo trắng. Nào là người trong ảnh là một “cô gái Huế” đứng thơ thẩn trong vườn trúc, đợi chờ. Nào là người đẹp thôn Vỹ mời thi nhân “ra chơi Vỹ dạ”, ra viếng núi Ngự sông Hương.
Kỳ thực, trong cảnh sống riêng chiếc, bệnh hoạn, “nằm trong xanh biếc của trời buồn” Qui Nhơn, Bình định, thi sĩ của chúng ta, có ít diễm phúc hơn nhiều.
Không có hình một thiếu nữ nào hết ở trong tấm ảnh Hàn Mạc Tử đã nhận được. Cũng không có một lời mời “ra chơi Vỹ dạ”(17). Bởi vì, theo lời Cô Hoàng Thị Kim Cúc vừa mới trình bày với chúng tôi - sau bao nhiêu năm trời im lặng, giấu kín - là tấm ảnh của Kim Cúc gởi vào Qui Nhơn cho Hàn Mạc Tử chỉ là một tấm hình phong cảnh cỡ 4 x 6. Đó là một tấm ảnh không người - hoặc nếu nhìn theo con mắt thi nhân thì là một tấm ảnh có người, nhưng người đi vắng cũng thế! “Trong tấm ảnh có một chiếc đò, với một khóm tre, và một cái bóng chiếu xuống nước không biết đó là mặt trăng hay mặt trời. Phía sau tấm ảnh là một câu thăm hỏi, chúc mau bình phục, không đề ngày, và không cả ký tên nữa”(18). Tấm ảnh ấy, Kim Cúc gởi Hoàng Tùng Ngâm, lúc bấy giờ vẫn còn làm ở sở Địa Chính Qui Nhơn, nhờ Hoàng Tùng Ngâm trao lại cho thi sĩ (1939). Sau đó Cô Kim Cúc nhận được bài “Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ” do Hoàng Tùng Ngâm chuyển lại.
Nói như Joubert “Hãy nhắm mắt lại, bạn sẽ thấy”(19). Đối với người thường, phải có mắt mới nhìn thấy. Thi sĩ không thế. Thi sĩ không nhìn bằng mắt, mà nhìn bằng tim. Thi sĩ nhìn bằng cái nhìn chí tình của mình, đối với mỗi đối tượng ở trong cuộc đời. Từ cái nhìn thẳm thẳm của tình - lang, từ cái nhìn mộng mơ của thi nhân, từ tiềm lực sáng tạo của nhà nghệ sĩ, Hàn Mạc Tử đã viết cho đời một bài thơ đẹp. Chúng tôi xin được phép chép toàn bài thơ ấy ở đây, để ghi lại như một giai thoại của khách tình chủng thi nhân, để làm chứng tích cho những động cơ vốn tiềm mặc u ẩn trong cõi tâm tư thao thức của mỗi con người sáng tạo:
Ở ĐÂY THÔN VỸ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Dầu sao, chúng ta và cuộc đời, cũng nên cảm ơn cái hảo ý của giai nhân. Giai nhân từ nghìn xưa cho đến giờ vẫn là những kẻ - vô tình hay hữu ý - hằng ban tặng một chút “bóng ảnh” - và rất nhiều ảo ảnh - cho thi nhân, để gợi ý thi nhân là những kẻ cầm chiếc đũa thần kỳ diệu, vạn năng của chữ nghĩa trong giờ phút linh hiển sáng tạo.
Mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử không hẳn là mối tình đầu, như thi sĩ Quách Tấn đã bảo, cũng không hẳn là mối tình có kết thúc - Đó không phải là mối tình bị tan rã do bởi hoàn cảnh gia đình nên “hôn ước bất thành” hay bởi sự ngộ nhận giữa đôi người trong cuộc. Thi sĩ có ước hẹn gì cùng giai nhân đâu. Nhưng, đó cũng không phải là mối tình câm bởi vì, giữa giai nhân và thi sĩ vẫn có một sợi dây hồng quấn quít: Hoàng Tùng Ngâm. Theo thiển ý của chúng tôi, đó chính là một mối tình - một đóa hoa mơn mởn nở ra dưới bóng mát bao dung của sự yên lặng. Đó không phải là một mối tình câm, mà chính là mối duyên nở dần ra trong im lặng như lời thơ:
Lâu rồi không nhớ bao nhiêu năm
Từ độ trông nhau hết lạ lùng
Kín tiếng nhưng lòng riêng xôn xao
Ai thấy phong ba nơi bể hồn!
Một bên thi sĩ bên đa tình
Đôi tim dóng then mà hớ hênh
Chập chờn bến Thực hay nguồn Mơ
Hay chính bâng khuâng là ái tình
(20)
Phải chăng là một điều quá đáng, khi chúng tôi dám mạo muội mượn lời thơ Vũ Hoàng Chương để kết thúc ở đây mối tình Kim Cúc - Hàn Mạc Tử?
N.Đ.N


(Bài viết rút ra từ cuốn "Kinh nghiệm về thân phận làm người trong thơ Hàn Mạc Tử")


(SĐB 7/12-12)










----------------------
(1) Nói theo thói thường. Chứ thực ra, trong lòng người đàn ông, nhất là khi người đó lại là thi nhân, lấy cái gì để làm ranh giới giữa thương - thương hại, thương mến - với yêu - yêu dấu -? Con tim thi sĩ có những ngoắt nghéo, gần giống con tim đàn bà, khó mà các chứng nhân ở bên ngoài có thể hiểu thấu được.
(2) Paul Van Tieghem: “non pas l’amour dépeint de l’extérieur comme par un témoin lucide, mais l’amour vu du dedans, tel que le coeur le subit.”
(Le Romantisme Francais - P.U.F., coll. Que Sais Je?.-số 123 tr.29.
(3) Quách Tấn, Đôi nét về Hàn Mạc Tử, Văn số 73 và 74 tr.91.
(4) Đinh Hùng, Ngày đó có em,- Giao Điểm xuất bản, 1967 tr. 7 và tr. 64.
(5) Trần Thanh Mại, HÀN MẠC TỬ, Tân Việt, tr. 102.
(6) Cô Hoàng Thị Kim Cúc, sinh tháng 12 - 1913 (nhỏ thua Hàn Mạc Tử một tuổi), đỗ Tiểu học năm 1928, ở Qui Nhơn từ 1932 đến 1936, và ở Huế từ 1936 cho đến nay (1971). Từ 1938, Cô Hoàng Thị Kim Cúc làm giám thị trường Đồng Khánh Huế. Hiện nay (1971) Cô là giáo sư nữ công của Trường này.
(7) Trước chúng tôi, đã có nhiều giáo sư, học giả của thành phố Huế đến phỏng vấn Cô Hoàng Thị Kim Cúc.
(8) Ở ngoài Bác. Theo Cô Kim Cúc, năm 1943, Hoàng Tùng Ngâm có định viết sách về Hàn Mạc Tử.
(9) Trên vô tuyến truyền hình, trong các rạp tuồng Cải lương, người ta đã diễn trước mắt khán giả những hình ảnh lố lăng, bội bạc, không có thực, về Hoàng Cúc và song thân của Hoàng Cúc.
(10) Quách Tấn,- bài đã dẫn, tr. 92-93.
(11) Do đó, Hàn Mạc Tử mới viết:
Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường
Không dám sờ tay sợ lâm hương
Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương
Theo lời Cô Kim Cúc, 2 - 3 lần gia đình Kim Cúc đổi chỗ ở, thi sĩ cũng đổi nhà theo. Năm 1936, Cụ Hoàng Phùng hồi hưu, Cô Kim Cúc theo song thân và gia đình về Huế, ở tại Vỹ Dạ. Hoàng Tùng Ngâm ở lại Qui Nhơn và vẫn làm sở Địa Chính.
(12) Theo lời Cô Kim Cúc, Hàn Mạc Tử muốn tặng sách, nhưng Cô không muốn, nên thi sĩ không tặng.
(13) Trong bài DẤU TÍCH, tập Mật Đắng (Thơ Điên ĐAU THƯƠNG).
(14) Cho mãi đến nay (1971) Cô Hoàng Thị Kim Cúc và Thi sĩ Quách Tấn vẫn chưa có dịp nói chuyện với nhau. Theo địa chỉ của chúng tôi cho biết, mới đây (12-1970) Cô Hoàng Thị Kim Cúc có viết thư vào Nha Trang cho thi sĩ Quách Tấn và yêu cầu Thi sĩ đính chính ít điểm trong bài “ĐÔI NÉT VỀ HÀN MẠC TỬ” (Báo Văn số 73 và 74 ngày 7-1-1967. Bài này sắp sửa được Quách Tấn cho in thành sách). Chúng tôi không được rõ Thi sĩ Quách Tấn sẽ có phản ứng, thái độ nào, trước lời yêu cầu này.
(15) Thuật theo lời cô Kim Cúc nói với chúng tôi.
(16) Bài thơ Cô Kim Cúc nhận được, thi sĩ ghi là “Ở đây thôn Vỹ Dạ” chứ không phải là “Đây thôn Vỹ Dạ” như chúng ta thấy trong các sách đã xuất bản.
(17) Quách Tấn, bài đã dẫn, tr.94.
(18) Chúng tôi chép lại nguyên văn lời Cô Kim Cúc nói với chúng tôi.
(19) “Fermez les yeux, et vous verrez”.- Les Carnets de Joubert.- Gallimard. Paris, 1938.
(20) Vũ Hoàng Chương.- Yêu mà chẳng biết. Trong “Thơ Say” (1940),- Ta đợi Em từ ba mươi năm,- Tr. 11,- An Tiêm, Saigon, 1970.
Các bài mới
Các bài đã đăng
Chi bộ trí thức (08/10/2012)


TRẦN VĂN NAM * THANH NAM



Lịch Sử Như Ngừng Lại Trong Thơ Truyện Của Thanh Nam

 Trần Văn Nam

Nhà văn Thanh Nam là một trong những người đầu tiên rời khỏi đất nước Việt Nam vào tháng 4 năm 1975. Ông có nhiều tác phẩm văn xuôi. Văn ông hay, chừng mực, nhưng có lẽ vì không làm thành một khúc rẽ văn học, không mang một nội dung với đề tài mới, cũng không là đại diện cho một giai đoạn lịch sử nào đó, nên tác phẩm văn xuôi của ông hình như mờ nhạt với thời gian, đóng khung như một mảnh đời lặng lẽ qua truyện “Buồn Ga Nhỏ” của ông. Đó là một truyện thật đơn giản như không phải truyện theo ý nghĩa cần nhiều tình tiết, vậy chỉ là mảnh đời của một thiếu nữ tên Hảo. Hảo theo gia đình cha làm nhân viên ở một nhà ga xe lửa heo hút, lên đây từ lúc tám tuổi.

 Năm Hảo mười bốn tuổi thì mẹ qua đời, cha sau đó tục huyền với một người đàn bà bán thức ăn trên xe lửa. Gia đình còn có người anh trai làm phu khuân vác ở ga xe lửa, rồi một ngày kia thì bỏ nhà đi đâu không biết và không thấy tác giả nhắc đến nữa. Cuộc sống của Hảọ tiếp diễn như trước khi mẹ mất, với “một ông bố nghiện rượu, yêu những toa tàu và những chai rượu hơn yêu vợ con”. Năm mười bảy tuổi, Hảo lấy chồng già hơn nàng gần hai chục tuổi, lại còn “đen đủi và xấu xí như một đầu tàu xe lửa cũ kỹ”, cũng là một nhân viên trong nhà ga và cũng nghiện rượu như cha vợ. Cuộc đời của Hảo đóng khung, buồn bã với số phận bên người chồng không ra gì như kiếp sống của mẹ trước kia. Một người bạn học của anh trai từ hồi nhỏ, trước có để ý đến Hảo, nay đang làm việc khấm khá ở Sài Gòn, và trở về muốn thố lộ với Hảo một điều gì; nhưng Hảo thụ động dù cũng xao xuyến, nên đã đóng lại những biến chuyển sắp sang trang thành một truyện dài; khép lại lịch sử để chỉ còn là một mảnh đời của một truyện ngắn, “một sự tiếp nối những buồn nản thường xuyên chạy dài như những con đường sắt”.

 


So sánh với cuốn tiểu thuyết đồ sộ “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh, cả hai tác giả đều lấy cảm hứng từ những cuộc đời bình thường trong bối cảnh heo hút. Nhưng đời người dù cho bình dị đến đâu cũng có thể đã từng trải qua bao nhiêu đổi thay, như những người trôi giạt vì một cơn lụt đến ngụ cư nơi xóm ven một chiếc cầu. Nhà văn Nhất Linh đã viễn kiến thấy những nhân vật tầm thường đó cũng mỗi người là một cánh cửa mở của lịch sử, cũng mỗi người là một thế giới tâm lý phong phú, có thể đào sâu thành một truyện rất dài, đúng như nhà văn đã tiên liệu sẽ là “một cuốn Đông Chu Liệt Quốc của những đời sống tầm thường... sinh hoạt ở trong một cái xóm nhỏ ở đầu một chiếc cầu gỗ từ lúc cầu bắt đầu mọt cho đến khi cầu gẫy, và xóm nhỏ và các gia đình cũng tan tác theo với chiếc cầu gỗ”. Nhà văn Nhất Linh có khuynh hướng mở ra cho lịch sử mỗi nhân vật theo dòng đời đổi thay, trong khi nhà văn Thanh Nam khép lại lịch sử của nhân vật để chỉ thành một mảnh đời lặng lẽ không biến cố.


Về văn xuôi thì như vậy, nghĩa là Thanh Nam không mở ra một hướng nào mới như Nhất Linh đã từ bỏ khuynh hướng viết “tiểu thuyết luận đề” của mình trước đây để có một bước ngoặt khác. Nhưng về thơ thì Thanh Nam tình cờ có một bài thơ thả neo vào một thời kỳ, thời “di tản buồn” đến Hoa Kỳ vào năm 1975. Thơ của ông cảm động qua bài “Thơ Xuân Đất Khách” trong thi phẩm “Đất Khách” (xb. vào tháng tư năm 1983 tai Arkansas, Hoa Kỳ, bài thơ này đề Gửi Viên Linh). Lúc đó, người Việt thật ít ỏi, sống rải rác, không làm thành một cộng đồng đông vui mà cũng phức biệt như ngày nay. Cũng như thơ Cao Tần, thơ ông hiện thực đời sống của một giai đoạn. Nhưng trong khi thơ Cao Tần hậm hực như nguyền rủa, thơ ông chỉ ngậm ngùi buồn đau thế sự:



Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa.


Trở lui thời gian vào năm 1975, ra đi như một đứt lìa vĩnh viễn với cố quốc, khó khăn cả việc thư từ liên lạc, huống chi là còn dịp trở về thăm quê hương như bây giờ, trở lui như vậy mới thông cảm với nỗi ray rứt trong thơ Thanh Nam:



Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ.



Hình ảnh cuộc thua trận, ông vẽ ra thật thê thảm nhưng có vẻ chung chung, kiểu sách vở về chiến tranh Đông Tây Kim Cổ, lời thơ như thuộc về thời “Chinh Phụ Ngâm”. Chỉ cái hiện thực đời sống là được ông nói đến một cách đặc thù, diễn ra cho người mới đến Hoa Kỳ. Vào năm 1975, nhà văn Thanh Nam đã ở vào tuổi trung niên, tất nhiên là dở dang khi hội nhập vào xứ người, khó khăn về nghề nghiệp, khó khăn về ngôn ngữ:


Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Tập làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu.


Nhà văn Thanh Nam đến Hoa Kỳ lúc mới vào thời trung niên, chỉ vào khoảng từ 40 đến 45 tuổi, khoảng tuổi đó kể như đã về chiều đối với người các xứ Á Châu, nhưng đối với tuổi thọ khá dài như bây giờ ở các nước tiên tiến về môi trường sống và chăm lo sức khỏe, thì tuổi đó đang là tuổi tháo vác và sáng tạo trong việc làm. Lại còn vướng mắc vấn đề “sĩ diện”, khiến cuộc đời không thích nghi.

Vì ông vốn là nhà văn thành công khi ở trong nước, đã có trình độ Việt Ngữ hoặc Pháp Ngữ; không muốn đến trường học Anh Ngữ như lớp người mới định cư khác; không muốn đi vào môi trường dòng chính tìm việc làm mà thường là lao động dành cho người không có kinh nghiệm chuyên môn ngành nghề kỹ thuật nào. Vì vậy từ ngày đến Hoa Kỳ cho đến khi mất, nhà văn chỉ lo công việc gần gũi với chữ nghĩa Việt ngữ là làm tờ báo “Đất Mới” cho cộng đồng người Việt. Hơn nữa, cộng đồng người Việt đó lại quá ít ỏi ở một nơi xa xôi gần Canada, tiểu bang Washington. Như vậy thì làm sao đời sống có thể cải thiện khá hơn khi đang ở trong một xứ đáng lý là dễ thăng tiến, do đó ông mới chua chát thấy “Thân phận không bằng đứa mãng phu”.


Chứng nhân của thời kỳ đầu di tản sang hoa Kỳ, đại diện rõ nét về thi ca hội nhập đời sống là Cao Tần và Thanh Nam. Sau cuộc di tản 1975 là thời vượt biên, thời ra đi theo chương trình thỏa thuận giữa chính quyền Việt Nam và Hoa Kỳ, thì mỗi thời kỳ còn nhiều nhà thơ đại diện cho hội nhập buồn hoặc hội nhập vui, hoặc hội nhập tất nhiên. Như giới hạn vào thời di tản có thêm Giang Hữu Tuyên với bài thơ hội nhập buồn “Trời Mưa Đi Phát Báo”, nhưng ít người biết đến cho đến khi Giang Hữu Tuyên mất vào ngày 14 tháng 11 năm 2004 tại Hoa Thịnh Đốn. Cùng đi vào cảng mới ngay cuối cuộc Chiến Tranh Việt Nam, nhưng Cao Tần đã bỏ neo bằng một văn phong lạ, văn phong đưa văn xuôi sống sượng vào thơ như lời nhận định của nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, trong khi đó Thanh Nam chỉ bỏ neo bằng một văn phong cổ kính vào nền văn chương hải ngoại.


Thanh Nam mất ngày 2 tháng 6 năm 1985 tại Seattle, tiểu bang Washington. Như vậy thì ông định cư tại Hoa Kỳ chỉ vào khoảng 9 năm, đó là thời gian khá ngắn để có những đổi thay cuộc sống. Vì vậy bài Thơ Xuân Đất Khách báo hiệu trước sự khép lại lịch sử, chỉ vĩnh viễn là đại diện cho thi ca hội nhập buồn. Nhưng nhà thơ Cao Tần có những biến chuyển từ bất mãn cuộc sống buổi đầu, sang giai đoạn làm những việc an nhàn đều đặn mà tác giả khiêm tốn gọi là tháng năm hèn; thơ có sử tính đi từ hậm hực sang bình thản với cuộc đời:



Râu lâu lâu cạo, lâu lâu để
Cho tháng năm hèn tí biển dâu...
Thôi thì ta để râu cho quen
Mai mốt tìm về nơi tịch mịch
Vuốt ngậm ngùi dăm sợi thần tiên
Cho những đời sau làm cổ tích.

(Trích bài thơ Gửi Thảo Trường)


Thơ Thanh Nam, trái lại, đã chấm dứt sử tính. Cái chết của ông đình chỉ mọi sự đổi thay về cuộc sống. Nếu còn sống lâu, biết đâu chừng ông có dịp thành công về mưu sinh, để thi ca lại có lịch sử từ những phản ánh lạc quan hoặc cởi bỏ bon chen để hướng về siêu thoát.


“Buồn Ga Nhỏ” của Thanh Nam khép lại lịch sử bằng lối viết có vẻ như tác giả không muốn mở rộng tình tiết để một mảnh đời thành một cuộc đời chất chứa trong truyện dài. Còn thơ của Thanh Nam mãi mãi là thơ hội nhập buồn do định mệnh đã khép lại lịch sử./.

Walnut, California, tháng 11.2007

Trần Văn Nam



NGUYỄN THIÊN THỤ *TÔ THÙY YÊN



TÔ THÙY YÊN

NGUYỄN THIÊN THỤ

Sau 1975 ông bị tù ba lần, tổng cộng 13 năm tù cộng sản, ông và gia đình đến Mỹ năm 1993, cư ngụ tại St. Paul, Minnesota, Mỹ (Bà Thụy Vũ còn ở lại Sài Gòn) .
Tác phẩm:
-Thơ Tô Thùy Yên xuất bản ở Mỹ năm 1995.
-Thắp Tạ. Houston, Texas, Hoa Kỳ, 2004.

Chúng ta có thể lấy mốc thời gian 1975 để phân định giai đoạn văn học, và giai đoạn sự nghiệp của đa số văn nghệ sĩ miền Nam . Do đó, chúng ta có thể chia thơ Tô Thùy Yên ra hai giai đoạn:



Giai đoạn I: Trước 1975
-Giai đoạn II. Sau 1975.


Trên tạp chí Sáng Tạo, Tô Thùy Yên thường làm thơ, viết truyện, nhưng thường xuyên là thơ. Ông làm thơ xuôi, thơ tự do không vần, nhưng phần lớn thơ ông lúc này rất bí hiểm như thơ Thanh Tâm Tuyền.
Anh thường tự cật vấn có phải bởi anh là quanh cảnh bãi cát biển khơi mùa rét mướt, có phải bởi anh là cánh chim lẻ bầy bị nhiễm hoàng hôn sao cuộc đời lại như triều nước con kinh, sao cuộc đời lại như ngày không hạt cơm nào?
( Nhân nói về một danh từ riêng. Sáng Tạo 24, tháng 9-1958)

Thi ca của Tô Thùy Yên sau 1975 là một bước trỗi dậy của tâm thức và của nghệ thuật. Sau 1975, ông đã nói lên tiếng nói của dân tộc, một dân tộc yêu chuộng hòa bình đang quằn quại trong gông cùm cộng sản. Tô Thùy Yên đã nói về những thăng trầm và khổ đau của đời ông trong cơn lốc thế kỷ trong nhiều bài thơ viết sau 1975. Hai chữ TA VỀ của ông mang nhiều ý nghĩa. Trước tiên là quy cố hương sau bao năm tù đày. TA VỀ cũng có ý nghĩa « sinh ký tử quy », ai rồi cũng về cõi vĩnh hẳng, nhất là lớp người thất thập lại thấy ngày về gần hơn !.


Mười năm trong trại tù, ông mới được thả về. Ông nói lên tâm trạng ông trên đường về:
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
. . . . . . . . . .

Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẫn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
.( Ta về)

Ông chấp nhận thực tại đắng cay của người thua thiệt:

Hề ta trở lại gian nhà cỏ
Sống tàn đời kẻ sĩ tàn mùa
Trên dốc thời gian hòn đá tuột
Lăn dài kinh động cả hư vô
. . . . . . . . .

Hề ta trở lại gian nhà cỏ
Tử tội mừng ơn lịch sử tha
Ba vách, ngọn đèn xanh, bóng lẻ
Ngày qua ngày cho hết đời ta.

(Hề ta trở lại gian nhà cỏ)

-Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt săp vô danh.
. .( Ta về)


Một đôi khi, Tô Thùy Yên cũng có chút lạc quan yêu đời vì trong địa ngục ông vẫn thấy có hoa nở, có bếp lửa ấm:

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui vì nỗi lẻ loi.

. . . . . . . .

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này.
( Ta về )



Khi ông trở về ngôi nhà cũ, mọi sự đã là đổ vỡ. Nhà tan cửa nát, ông phải tu bổ lại, và phải xây dựng lại cuộc đời:

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào gỗ đá ơi.
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi.(
Ta về)


Nghĩ về mình, về quốc gia, dân tộc, Tô Thùy Yên không khỏi xót xa vì chúng ta đã bị lũ lang sói tàn sát:

Lâu rồi quên cả bao lâu,
Thí thân, há sá tóc râu rộ tàn.
Một lần núi đổ sông dâng
Vắt cơm, hớp nước, âm phần là đây
Đêm nằm lệ chảy mòn tay
Nghe chừng đá nát vàng phai đến điều
Mịt mùng gió lửa hiu hiu
Bóng nào khóc, bóng nào kêu não nùng
Thịt rơi xương rụng trùng trùng
Một thời thế ngã với từng xác thân. (
Hái rau)


Cái hình ảnh 'thiên địa dậy binh lửa', ( cũng giống như Chinh phụ ngâm thiên địa phong trần) cái hình ảnh tan vỡ của ngày 30-4-75 luôn hiện rõ trong tâm tưởng thi nhân:

-Nhớ xưa thiên địa bày hoang hạn,
Sông cạn, đầm khô, rừng rụi tàn
Gió đuổi trùng trùng sa mạc chạy
Thú sẩy đàn, nhân loại lìa tan.. . . .
Người chết không còn người dọn cất
Bỏ mặc tình quạ mổ diều tha.
( Lão trượng )


-Nhớ xưa thiên địa dậy binh lửa
Xứ xứ rần lên người giết người
Xứ loạn rừng kêu rú nhật nguyệt
Ruộng hoang, thành trống, ai tìm ai?

. . . . . .


Nhớ xưa thiên địa làm ly tán
Anh em nhà không ngó mặt nhau
Người chạy về thành, kẻ nhảy núi
Dốc đời cho một cuộc chiêm bao. . ( Hái rau )

Tô Thùy Yên đã ghi dấu tội ác của cộng sản lên trang sử nuớc Việt:


Mòn mỏi, thành Nam, nghĩa sĩ tận
Kèn chiều mấy tiếng lạc trời quê. . .
Pháp trường úng máu, khí xung uất. .. .

( Nhớ có lần trên bến bắc khuya, nghe một ông lão đàn hát)


Thơ của Tô Thùy Yên sau Sáng Tạo, nhất là sau 1975, là thơ hiện thực, là thơ tranh đấu, là thơ phản chiếu lịch sử quốc gia.

Ta nhớ dăm ba hình ảnh cũ
Lờ mờ như nhớ lại tiền thân.
Đời ta khi trước vui vầy thế
Bỗng thảm thương nghìn nỗi ngói tan
Đem thân làm gã tù lưu xứ
Xí xóa đời ta với đất trời
Ngàn dặm lìa tan tình cố cựu
Bàng hoàng thân thế cụm mây trôi
Đã mấy năm nay quằn quại đói
Thèm ăn như đứa trẻ con nghèo. ( Tàu đêm)


Bao năm buồn cho phận mình lưu lạc, thương cho quê hương tràn ngập trong sương khói, bây giờ khoảng 70 tuổi đời, ông cũng giống như bao người đi trước ông, nặng lòng nghĩ đến một ngày phải lên đường trở về cõi Không. Cuối cùng, mọi người đều phải đi tàu tốc hành (đi tàu suốt), và chỉ mua vé một chiều ( One way ticket)


NHỮNG THÀNH PHỐ MÀ TA KHÔNG GHÉ LẠI


Anh cũng như em đều từng trượt lỡ, trượt lỡ
Những cơ may
Thoáng vụt
Không chừng đã mở sáng cho ta
Những con đường khác hẳn
Đưa về những trạm dừng cũng khác hẳn ...
Nơi ta được chính mình
Như được bạc
Ở một nhà sòng cực cao sang.
(Nhà sòng đó cuối cùng phải đóng cửa.)


Và ta đứng lên sừng sững rỡ ràng
Giữa trăm nghìn con mắt sửng lặng
Đích đáng một lần trên trần gian.
Ôi những trượt lỡ thương tâm
Hoặc do mình hoăc chẳng phải do mình,
Thường khi không hiểu nổi
Như tính tình phản trắc của tương lai.

. . . . . . . .


Mai ta đi rồi.
Mai ta đi rồi,
Họa chăng còn một ít tàn tro
Từ bếp lửa qua đêm ngoài quãng trống.
Gió thổi bay tan
Trong một khoảng luyến thương
Nghe chừng cũng ngắn ngủi.
Ôi những thành phố mà ta chỉ băng
Mãi còn mơ ước ghé.



Sáng Tạo là giai đoạn I của Tô Thùy Yên tuổi trẻ. Thơ Tô Thùy Yên sau 1975 là một bước nhảy vọt. Và Thắp Tạ là một chuyển mình. Nhưng ba giai đoạn đều là thơ triết lý. Ta về, Lão trượng, Hái rau là những tiếng thở dài của thời loạn, của một tù binh trở về nhà cũ đổ nát. Thắp Tạ là nỗi đắng cay khi nhìn bóng xế chiều tà.


Thắp Tạ có 45 bài thơ, gồm một số bài thơ cũ đã sửa chữa như Lão trượng, Nhớ có lần trên bến bắc khuya, nghe một ông lão đàn hát, Hái rau. . .. Thắp Tạ có nhiều bài thơ hay, và đó cũng là nỗi niềm u uất của một thi nhân vong quốc.



THẮP TẠ

tặng Huỳnh Diệu Bích


Một mình nàng lên núi chan chứa
Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri
Về sau, đời có ra sao nữa
Cũng đã đành tâm sẵn một bề


. . . . . . .


Thắp tạ càn khôn một vô ích
Thắp tạ nhân quần một luyến thương
Biển Đông đã một ngày xe cát...
Đắm giạt, mơ lai kiếp dã tràng.


Trong Thắp Tạ ông bày tỏ lòng yêu thương lẫn thù hận .Cũng như Nguyễn Đính Chiểu, ông yêu kẻ hiền lương, giận quân gian ác. Hai câu này được đặt ở trang đầu :


Thắp tạ càn khôn một vô ích,
Thắp tạ nhân quần một luyến thương


và ở đoạn sau


Người nhớ người mà cũng sợ người

( Nhớ có lần trên bến bắc khuya, nghe một ông lão đàn hát)



Thắp Tạ cũng như trong các thơ trước, bi quan và lạc quan nối tiếp nhau


-Nhìn cuộc sống còn nửa thức nửa ngủ
Hỏi lại mình: Lòng ngất tạnh khuya.

( Đường trường đêm)


-Dưới đất ta, đất nào chẳng võng,
Đời quẫy gây chao đảo thất thần.
Thôi hãy mừng còn đứng được trên đó. . .

(Nỗi mình lần giở)


Thắp Tạ là nói về chuyến đi trong tương lai, là những chuẩn bị tư tưởng cho cuộc hành trình sau cùng của một kiếp người. Ý tưởng này đã có lần trình bày trong Thơ Tô Thùy Yên như bài Những thành phố mà ta khôn ghé lại, nhưng lần này đậm nét hơn. Tác giả viết:


-Thức cho xong bài thơ
Mai sớm ra đi
Cài lên cửa tặng. ( Tặng phẩm)

-Đi như đi lạc trong trời đất
Thủy tận sơn cùng xúy xóa ta.
Cõi chiều đứng lại khóc như liễu
Có thật là ta đi đã xa.( Đi xa)

-Hay là vẫn mỗi cơn mê,
Trùng trùng mây sóng đi về tụ tan?
Tới luôn vượt vượt ngỡ ngàng,
Mà coi sau phía hoang đàng có chi.
Đằng nào cũng một lần đi,
Thêm vui,bớt tẻ, thôi thì tự ta. ( Cơn mê)


Chúng ta thấy Tô Thùy Yên mang tâm trạng vội vàng ra đi vì thời gian đã kề cận:


-Trời rạng. Chuyến đi không hoãn được.
Bài thơ tâm phát dẫu chưa xong.
Xin vẫn cài hờ lên cửa tạ.( Thơ tạ)

Thắp Tạ cho ta thấy tâm hồn cô đơn của tác giả.


-Mặt trời mọc đã quá lâu
Bức bối nỗi trần thân cô độc.( Dừng bước)


-Đơn thân trồng giữa mênh mông.

(Gặp gỡ giữa đường)


Trước đây, tác giả đã nhiều lần nói lên cái cảm giác cô đơn của ông. Tác giả cô đơn vì bại trận, biến thân tự do thành đời tù nhân đày đọa, và khi trở về nhà cũ, cha me, anh em, bạn bè, thành phố, cảnh vật đã đổi thay theo chiều hướng xấu. Nay sang Mỹ, ông cảm thấy lạc lỏng vì ông phải sống lưu đày trên đất Huê Kỳ xa lạ:


Nước Mỹ này quá rộng và quá buồn,
Anh không còn muốc tự liệu định
Tốc độ cao gài cố định mặc,
Đường trường lái băng đêm.,
Như tự nguyện thất dại .


. . . . . . . . .


Nhìn cuộc sống còn nửa thức nửa ngủ
Hỏi lại mình: Lòng ngất tạnh khuya
Tìm đâu một chốn ấm hơi đời?

( Đường trường đêm)


Thắp Tạ là cái nhìn trở lại về đời mình, là những cảm tưởng về bản thân, là bản tự phê khi gần kết thúc một định kỳ. Ông cho rằng đời ông là đau khổ, là gian truân:


Mãi vận nghiệt vào ta,
Nỗi bất ổn làm người. ( Vận nghiệt)
Một đời hư bỏ liều mưa nắng.
. . . . . . . .

Bây giờ ta đã lỗi thời đặc. ( Nỗi mình lần giở)
Đa số thi sĩ thành công là nhờ những bài thơ thuở niên thiếu, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng nổi tiếng là nhờ những bản tình ca lúc bình minh cuộc đời vừa lên. Thơ trước 1975 của Tô Thùy Yên mang nhan sắc tầm thường của cô gái mười ba. Nhưng sau 1975, thơ ông như cô gái dậy thì mà nhan sắc đã làm choáng váng nhiều kẻ tình si. Có lẽ tang thương của bản thân ông và đất nước đã cho ông một cảm xúc mạnh, và thay đổi tâm tư và tài năng. Rõ là cái học của đại học Văn Khoa và những sách vở Đông phương đã ảnh hưởng nhiều đến thơ ông. Thơ ông mang ý vị cổ kính của Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Kinh Thi , Đường Thi và kinh Phật:


Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm cổ lục đã ai ghi ?( Ta về)
Than ôi! Trời đã bỏ rơi dân! ( Mùa hạn)


Rau hạnh, rau vi từ lúc có
Chưa từng nguôi biếc bãi Kinh Thi
Cửa đẩy lầm, vô lường cuộc diện
Ba ngàn thế giới đã nhà chưa? ( Thắp tạ)


-Cổ kim chung một mái trời


Kinh Thi cũng có bóng người hái rau.(Hái rau)

-Trời đất vô ngôn lại bất nhân

( Hề ta trở lại gian nhà cỏ)


Ông thiện nghệ trong việc láy đi láy lại một từ: Ta về...Ta về..

Người nhớ người mà cũng sợ người

. . . . . . . . .


Trời ơi! Những xác thây la liệt,
Con ai, chồng ai, anh em ai?

( Nhớ có lần trên bến bắc khuya, nghe một ông lão đàn hát)


Tàu chạy mau tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu

. . . . . . . .


Ngựa thở gào hển thở hào hển
Tàu chạy mau vẫn mau vẫn mau. .

( Cánh đồng con ngựa chuyến tàu)


Cách dùng chữ của Tô Thùy Yên rất tuyệt diệu, mang một tính cách mới mẽ và mạnh bạo:


Kể từ đây thế giới cư tang .

. . . . . . . . .

Ta gắng về sâu lòng quá vãng
Truy tầm mê mỏi lý sơ nguyên

. . . . . . . .

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ

. . . . . . . .


Ta về như tứ thơ xiêu tán

Trong cõi hoang đường trắng lãng quên ( Ta về)


Nghệ thuật của ông rất cao, và ông thường dùng lối ẩn dụ:


Trên dốc thời gian hòn đá tuột
Lăn dài kinh động cả hư vô (Ta về)
-Đôi bàn tay vỗ những âm thanh
Loan báo trần gian buổi thượng trình..
Của các vương tôn miền trí tuệ

( Mòn gót chân sương nắng tháng năm)



Sau 1975, Tô Thùy Yên thiên về dùng trường ca. Bài Ta về, Tàu đêm, Mòn gót chân sương nắng tháng năm, Hái rau, Hề ta trở lại gian nhà cỏ. . . là những bài thơ hay vì lời hay ý đẹp và hình ảnh rất nổi bật:


-Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can


. . . . . . . . .


Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủơ trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta ( Ta về)


Thơ của Tô Thủy Yên lời đẹp, ý sâu là đỉnh cao của nghệ thuật tượng trưng.Tiếng thơ của Tô Thùy Yên là tiếng thơ quê hương, tiếng thơ ngục tù. Thơ của ông là những hạt ngọc trong kho tàng văn học lưu đày của người Việt hải ngoại. Cuối năm 2004, tác giả 70 tuổi vẫn còn làm thơ, xuất tiền in thơ, tình yêu thơ của Tô Thùy Yên rất lớn lao!

(Trich NGUYỄN THIÊN THỤ -VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ,
 6 TẬP-  gần 5000 trang. Sẽ xuất bản nay mai)


MINH TÂM * MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ

Mỹ Đi Rồi Mỹ Lại Về... - Minh Tâm

Liên quan tới tình hình VN: Mỹ đi rồi Mỹ lại về. Vững chân Mỹ sẽ tách bè Cộng ra. Chuyến đi Mỹ của Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng là bước chót Mỹ trở lại VN, chuyển hoá chánh trị VNCS, tách VN khỏi khối CS còn sót lại ở Á châu.

Thực vậy, trên phương diện siêu linh, có điềm ứng. Trước hay sau những biến cố lớn của quốc gia dân tôc Việt Nam, người Việt thường hay nhớ lại những lời tiên tri trong Sấm của Cụ Trạng Trình Nguyễn bĩnh Khiêm. Như câu “ Cữu cữu càn không thiên dĩ định” linh ứng với biến cố quốc gia đại sự VN mà số năm cộng lại thành số 9 thần kỳ. Nhà Nguyễn mất ngôi, Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nôi, vào năm 1945 (4+5=9). Đất nước chia đôi, miền Bắc CS, Nam Quốc gia vào năm 1954. Đệ nhứt VNCH bị đảo chánh năm 1963; Mỹ rút quân toàn bộ khỏi VN Cộng Hoà năm 1972. Đệ nhị VNCH coi như bị bức tử với Hiệp ước Paris ký năm 1972, cũng số 9, nhưng nhờ cái cái đức dân chủ VNCH cố gắng kéo dài tới 30- 4- 75.

Năm 1995 Mỹ và CSVN bình thường hoá bang giao, rồi giao thương, rồi phát triễn hợp tác toàn diện. Giai đoạn này có nhiều biến động biển đảo do TC xấm lấn, sự trở lại của Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, cuộc đấu đá của hai phe CS Bắc Việt và CS Nam bộ Tổng Trọng nắm đảng quyền bảo thủ thân TC và TT Dũng nắm Nhà Nước đổi mới, hướng về Mỹ và cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền VN, tư do tôn của dân chúng, trí thức và người có tín ngưỡng ở VN. Nhưng biến động này linh ứng với câu Sấm Trang Trình “ Mã đề dương cước anh hùng tận; Thân dậu niên lai kiến thái bình.” Tức có thể hiểu năm Mùi 2015 là năm sẽ có nhiều biến cố làm anh hùng sẽ tận số. Năm Thân 2016, năm Dậu 2017 sẽ có thái bình cho quốc gia dân tộc VN.

Trước và khi công du Mỹ, TBT Trọng lâu nay là người cầm đầu phe bảo thủ, thâm căn cố đế thần phục TC như bị Mỹ bỏ bùa mê “charm offensive”. Mỹ vượt tập tục ngoại giao với nhà nước, đặc cách mời Tổng Trọng là đảng trưởng thay vì nguyên thủ quốc gia công du Mỹ, và tiếp rước vào Toà Bạch Ốc.Tổng Trọng trở thành một tổng bí thư CS duy nhứt được đón tiếp vô Phòng Bầu Dục, nơi làm việc của tổng thống Mỹ. Tổng Trọng thoả mãn tự ái cá nhân, sướng ngây người, nói như lên đồng, “ hồ hơi, phấn khởi” tuyên bố với báo chí ngoại quốc, như hãng tin Bloomberg ngày 03/07, “ Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao của chúng tôi ”.

Trên phương diện thực tế có rất nhiều hành động tiêu biểu và sự việc đã rồi mà Mỹ đã thực hiện. Trong năm năm gần đây, có quá nhiều chuyển động ngoại giao, quân sự, qua nhiều sự kiện, thời sự trong tương quan Hà nội và Washington, người ta thấy Mỹ trở lại VN. Mỹ làm mà không nói. Dân chúng VN đặc biệt từ Bến Hải vô Cà mau thuộc VNCH trước 1975 mừng khấp khởi. Phe thân Trung Cộng của Nguyễn phú Trọng gốc CS Bắc Việt thủ cựu bối rối, lo sợ phe đổi mới kinh tế đang nắm Nhà Nước cụ thể là phe Thủ Tướng Chánh Nguyễn tấn Dũng người đang mạnh nhứt trong chế độ sẽ triệt tiêu đảng quyền như Yeltsin ở Liên xô.

Nào là Mỹ bán vũ khí, huấn luyện hải quân cảnh sát biển VN trong công tác tuần duyên. Không bao lâu sau khi Phó Đô đốc William Lee thuộc bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ nói Mỹ đến VN sẵn sàng giúp huấn luyện VN, bảo vệ ngư dân VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông. 

Còn Bộ Trưởng Ngoại Giao Pham bình Minh con trai của Cố Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyển cơ Thạch là người từng móc nối và thiết lập được bang giao giữa Washington và Hà nội. Bộ Trưởng Phạm bình Minh vô cùng mừng đích thân ra đảo Lý Sơn thăm đồng bào để cùng đồng bào thấm thía niềm đau và nỗi khổ trước cảnh bờ cõi giang sơn gấm vóc VN bị xâm lấn.

Nào là Mỹ hứa cho VN mua máy bay và tàu tuần thám biển của Mỹ.Máy bay tuần thám biển loại P-3C Orion do hãng Lockheed Martin chế tạo. Mỹ hưa bán vũ khí sát thương một phần cho VN, giúp tàu tuần duyên và 18 triệu cho cảnh sát biển. Quan trọng nhứt là mời Bộ Trưởng Công an, rồi TBT Đảng CSVN công du Mỹ. 

Có nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ âm thầm dàn xếp cho Nhựt liên minh với VNCS trong vấn đề biển đảo. Trong khi Tổng Trọng công du Mỹ thì Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng công du Nhựt vận động Nhật ‘tiếp tục ủng hộ’ về Biển Đông và xin Nhựt viện trơ không hoàn lai cho VN tàu tuần duyên. 

Nhiều lãnh đạo cao cấp của Mỹ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ. 



Sau cùng và quan trọng, những diển biến trên chỉ là bọt biển báo hiệu nhiều đợt sóng ngầm lớn với nhiều tác động có thể làm thay đổi tình hình chánh trị, thể chế VN. Vị trí của VN là một nhu cầu chiến lược của Mỹ trong việc bảo vệ tư do hàng hải từ eo biển Mã lai lên Bắc Thái Bình Dương. Đó là quyền lợi then chốt mà người Mỹ gọi là quyền lợi quốc gia của Mỹ.Vị trí VN cần cho Mỹ nên trong cuộc vận động thành lập hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình Dương, TPP, Hành Pháp Mỹ dành cho VN như một thành viên duy nhứt dù còn theo chế độ CS.

Do đó, dân chủ hoá chế độ VNCS là một nhu cầu tiên quyết để Mỹ có chánh nghĩa viện trợ quân sự cho VN, làm tiền đồn be bờ chống TC bành trướng. Đây là một công tác tối mật của ngành an ninh tình báo chánh trị của Mỹ, chỉ một số viên chức then chốt toà đại sứ, bộ ngoại giao, phủ tổng thống biết mà thôi. CIA trung ương tình báo và DIA tình báo quốc phòng là cơ quan thực hiện. Nhiều chuyển biến ít ai dè gần đây, Mỹ thẳng thắn đặt vấn đề nhân quyền một cách mạnh mẻ, và rốt ráo. Mỹ trực tiếp vinh danh nhiều nhà ly khai chống chủ nghĩa CS và chống đảng độc tài đảng trị CS qua nhu nhược trước TC xâm lược. 


Trong khi đó Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ít ai dè chẳng những thoát một cách dễ dàng trước đòn thù quyết hạ bệ của hai đối thủ Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng trong âm mưu dùng đại hội trung ương Đảng “ kỷ luật đồng chí X”, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chánh Trị, kết quả trái với mưu mô của Tổng Trọng, Thủ Tướng Dũng hạng nhứt, Trọng tới hạng 8. Nói một cách khác, phe đổi mới do Nguyên tấn Dũng nắm Nhà Nước cầm đầu đã làm liệt môt phần lớn đảng quyền.

TT Dũng là người có con gái, rễ là công dân có quốc tich Mỹ. Công luận lâu nay cho thấy TT Dũng đang nhắm ghế Tổng Bí Thư trong đại hội đảng vào đầu năm 2016. Với cán cân thế lực nghiêng về Ba Dũng, một cuộc đảo chánh hay chỉnh lý đảng quyền như Yeltsin đã làm đối ơ Liên xô CS, đối với Thủ Tướng Dũng không phải là chuyện khó. TT Dũng đã mào đầu rồi. Bộ Trưởng Quốc Phòng Đại Tướng Phùng Quang Thanh thân TC, thân Tổng Trọng, coi như đã thành phế nhân, liệt lão rồi. TT Dũng đã công khai cổ động Quân Đội tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Dân tộc, với Hiến pháp ngay trong Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX tổ chức ngày 1/7/2015 tại Hà Nội, hoàn toàn khác với thông lệ đã thành công thức là Quốc hội trung với Đảng.

Đó cũng là điều Mỹ muốn để VN dân chủ hoá, thích hợp với truyền thống dân chủ. Mỹ cần một một đồng minh, một chánh quyền mạnh, một chánh quyển dân chủ.Và nhứt là sự dàn xếp cho Tổng Trọng công du Mỹ biến Ông trở thành người ủng hộ Mỹ trở lại VN, một cách nhiệt liệt. Quan chuyến đi Mỹ của Tổng Trọng, Mỹ đã bứng dược gốc thân TC ngay trong đảng cần quyền VNCS. TC tức như điên. Tin VOA của Mỹ cho biết, báo Hoàn Cầu Thời Báo, một dạng bản của của tờ Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lên tiếng tố và hăm CSVN đang lợi dụng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để hưởng lợi, mà còn đang tìm cách dùng ảnh hưởng của bên này để chống lại bên kia; điều đó sẽ đẩy Hà Nội vào “tình thế nguy hiểm”. Vậy thì lời tiên tri trong Sấm Trạng Trình, “ Mã đề dương cước anh hùng tận”, tức đầu năm Ngựa 2014, cuối năm Mùi 2015, là thời gian qua nhiều biến cố báo hiệu CSVN lâu nay độc tài đảng trị toàn diện, tự hào là “ đội ngũ tiên phong”, “quân đội anh hùng” đã tới thời tận số.

NGUYỄN MẠNH TRINH * CAO TẦN

Cao Tn, thơ người di tn bun
Nguyn Mnh Trinh
                                                       Cao Tần Là một thi sĩ xuất hiện một cách bất ngờ trong thời điểm vô cùng đặc biệt. Lúc đó, là những năm đầu kế tiếp sau cuộc di tản của mấy trăm ngàn người Việt lưu lạc sang xứ người. Trong hoàn cảnh bắt đầu của một cuộc sống xa lạ, khởi đi từ những nỗi niềm mang theo, văn chương ở hải ngoại đã nảy mầm từ những tâm tư thương nhà nhớ nước của người Việt tị nạn sau một cuộc đổi đời. Cao Tần là một nhà thơ xuất hiện sớm nhất và cũng là một nhà thơ nổi bật nhất trong thời kỳ ấy. Vốn là một nhà văn đã thành danh ở Việt Nam và cũng là một ký giả có lối viết phiếm luận sắc bén, thơ Cao Tần đã được để ý từ những bài thơ đầu tiên.
Năm 1977, gần hai năm sau ngày 30 tháng tư năm 1975, trên tờ báo Bút Lửa có đăng mấy bài thơ của một thi sĩ danh tánh lạ hoắc ký tên Cao Tần. Những bài thơ ấy mới xuất hiện đã nổi bật ngay và gây một hiện tượng xôn xao cho độc giả. Nhiều người liên tưởng tới như những bài thơ của T.T Kh. đã tạo thành một nghi vấn cho văn học Việt Nam mà còn mù mờ chưa rõ ràng .Quả thực những bài thơ trên Bút Lửa ấy đã gây kinh ngạc cho độc giả. Mãi về sau này, mới biết Cao Tần là bút danh của nhà văn Lê Tất Điều hay nhà báo Kiều Phong, một người đã là một cây bút quen thuộc của hai mươi năm văn học miền Nam…
Ông sinh ngày 2 tháng 8 năm 1942 tại Hà Đông. Di cư vào Nam năm 1954 và di tản sang Mỹ năm 1975. Trước khi di tản ông là một nhà giáo và cũng là một ký giả ở Sài Gòn. Đã xuất bản truyện dài Đêm Dài Một Đời đã đoạt giải thưởng của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, và các tập truyện ngắn Khởi Hành, Kẻ Tình Nguyện, Quay Trong Gió Lốc, Phá Núi, Người Đi, Những Giọt Mực.
Lý do mà những bài thơ đầu tiên mang tên Cao Tần được chú ý thật là giản dị. Bởi tâm sự của Cao Tần khi làm thơ cũng là tâm trạng chung của những người Việt di tản lúc ấy. Với ngôn ngữ vừa bi hùng vừa tha thiết, diễn tả lại một tình trạng tâm lý của những người còn xa lạ với cuộc sống mới và tiếc nuối những tháng ngày của cuộc đời xưa cũ. Lúc ấy, một nền văn học lưu vong đang dần dần hình thành. Ở những ngoái nhìn quá khứ và băn khoăn từ những bước chân đi đến tương lai. Ai mà chẳng cùng chung suy tư và ở những câu thơ Cao Tần lại gợi lên từ tâm cảm yêu nước nhớ nhà và ngôn ngữ mẹ đẻ đã thành thân yêu vô cùng trong những ngày bắt đầu tạo dựng một cuộc sống mới ở xứ người..
Có lẽ hồi trước 1975, nhà văn Lê Tất Điều cũng không làm thơ và sau này khi loạt thơ Cao Tần chấm dứt ông cũng ngưng làm thơ. Tại sao ông chỉ làm thơ trong khoảng thời gian đó?
Có lẽ chỉ có một mình tác gỉa mới có thể trả lời câu hỏi khó này. Trong một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do RFA do Mặc Lâm thực hiện thì ông giải thích
“Tự nhiên tôi không có cảm hứng viết truyện ngắn nữa. Thế rồi thơ nó lôi cuốn bởi vì trong bài thơ công việc sáng tác nó ngắn hơn nó không đòi hỏi thời gian nhiều..”
Nhà văn Võ Phiến có viết đại ý là Cao Tần làm thơ như người kể chuyện và đó chính là một yếu tố để thơ ông gần gũi với cuộc sống hơn và tạo sự chú ý của độc giả.
Trong bài đề tựa tập thơ Cao tần do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành, nhà văn Võ Phiến nói rằng thơ của Cao Tần kết cấu như truyện và là những truyện ly kỳ nữa nên gợi được sự tò mò muốn tìm hiểu của người đọc. Và ông nêu ra vài thí dụ bài thơ Kho tàng kể về chuyện của một anh chàng tị nạn Cù Lần..
Nội dung của bài thơ cũng chỉ là một anh chàng tị nạn lúc nào cũng kè kè bên mình một cái túi không một phút nào rời xa. Bạn bè tưởng là anh chàng biển lận nên đè anh ta xuống để mở cái túi bí mật kia ra. Và cũng chẳng có gì ngoài một lạng vàng, chiếc khăn tay và những danh thiếp cũ. Nhưng là cả một kho tàng của một người di tản và nhắc lại người và cảnh đã xa. Vàng thì nhắc đến người mẹ:
“.. miệng túi mở ra kho tàng rơi tung toé
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét “vàng này thằng em bé
không mại đi mày tính để đem thờ
“Sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ba, bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho”
Còn khăn tay thì nhắc đến người vợ bây giờ đã xa cách ngàn trùng:
“ ..một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
mầu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
“ giẻ rách gì đây hở thằng chết tiệt
“ Khăn vợ tao trao ngày khoác áo nhà binh”
và những tấm danh thiếp, ôi những tấm giấy làm nhớ lại những tên đường những tên người đã vào xa xưa:
”đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ
…Với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn ngàn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương.”
Đọc xong bài thơ này chúng ta thấy thế nào?
Phải nói là rất xúc động anh Trinh à! Nhưng có khi chỉ cảm thấy thôi chứ diễn tả ra cái hay thế nào thì khó lắm. Phải có một lúc , đợi xúc cảm lắng xuống thì dễ dàng để thất bài thơ này độc đáo ra sao..
Chúng tôi cũng như những độc giả khác, chỉ cảm thấy rung động thôi và cũng phải loay hoay suy nghĩ để may ra có thể tìm được những điều mà mình cho là tâm đắc và tuyệt diệu. Bài thơ sống động quá với những ngôn ngữ đời thường mô tả những cuộc đối thoại chuyên chở được ý tình mà tác giả muốn đề cập đến. Có một chút diễu cợt nhưng chỉ là cảm giác thoáng qua để thay vào đó là sự thương camû. Chỉ một túi nhỏ tầm thường của người di tản vỏn vẹn có thế mà sao lại coi như một kho tàng vô gia được ? . Bởi vì những vật thể này không còn đơn thuần là vật thể nữa mà nó chứa đựng cả một trời quê hương và nhắc lại những người thân đã xa và những nơi chốn đã khuất biệt. Câu chuyện kể bằng thơ chỉ giản dị như thế nhưng lại gây ra sự xúc động đến vô bờ cho người đọc. Bởi nó đánh động đến tâm sự chung nên đầy ắp những chia sẻ…
Một bài thơ khác mà nhà văn Võ Phiến nhắc đến như một bằng chứng đơn cử cho lập luận của mình. Như bài” Ta làm gì cho hết nửa đời sau”.Hình như đã có nhiều người lưu vong thốt lên lời nói đó mỗi khi bị ray rứt vì chuyện nước chuyện non..
“Dăm thằng khùng họp nhau bàn chuyện lớn
gánh sơn hà toan chất thử lên vai
chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
dọn tinh thần cưa nhẹ đỡ vài chai..”
như trong một cơn đồng thiếp, một chàng hào hùng;
“một tráng sĩ vung ly cười ngạo mạn
nửa đời xưa ta trấn thủ lưu đồn
nay đất khách léo lê đời rất nản
ta tính sẽ về vượt suối trèo non
sẽ có lúc rừng sâu bừng chuyển động
những hùm thiêng cựa móng thét rung trời
và sông núi sẽ vươn mình trỗi dậy
và cờ bay trên đất nước xinh tươi..”
Và một chàng khác,thì lại muốn làm tượng thần tự do hỏa thiêu thân xác chính mình để làm đuốc soi đường cho những oan hồn bị trầm luân trong đáy nước bao la:
”Một tráng sĩ vô êm chừng sáu cối
thần tự do giờ đứng ở nơi nào?
Ta muốn đến leo lên làm đuốc mới
Tự đốt mình cho lửa sáng xem sao
Thần tự do giơ hoài cây đuốc lạnh
Ta tiếc gì năm chục ký xương da
Sẽ làm đuốc soi tìm trong đáy biển
những oan hồn ai bỏ giữa bao la”
Và kết cuộc, chỉ là một cơn say, một tỉnh dậy giữa nỗi buồn của những người thấy mình
bất lực giữa thế thời, mộng ước lớn mà bàn tay thì qúa nhỏ:
”..sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới
Ta làm gì cho hết nửa đời sau.”
Thật là cảm khái. Thật là cay đắng với những nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời lớn lên và trưởng thành trong những nghiệt ngã của đất nước chiến tranh. Thực trạng sao buồn quá! Câu hỏi như một tiếng than…Ta làm gì cho hết nửa đời sau?…Những thân phận lưu vong. Những nỗi niềm nhược tiểu.
Mỗi người tị nạn đều mang theo những kỷ niệm trong ký ức. Có những người vẫn còn vương vấn đến tận bây giờ. Có những buồn phiền . có những ray rứt. Nhà thơ Cao Tần có bài thơ nào diễn tả tâm trạng ấy trong nhiều bài thơ. Chúng ta thử đọc bài thơ Chốn Tạm Dung xem. Bản thân tôi đã sống ở đây ba chục năm, thế mà có lúc cũng có những nỗi niềm trống vắng như thế.Thơ nói lên tâm cảm của những người nhiều khi thấy mình bơ vơ giữa cuộc sống và kỷ niệm của nơi chốn xưa của đời sống cũ vẫn cứ bàng bạc hiện hữu:
“nhà tôi ở toòng teng đỉnh đồi
buổi mai đi làm thấy đời xuống dốc
sau lưng sương ngập cao lưng trời
trước mặt thông sầu reo đáy vực
bắt đầu ngày bằng một chút vui
hát nghêu ngao trong lòng xe rỗng tuếch
bài ca quen bỗng chợt quên lời
chút kỷ niệm còm lại mất khơi khơi
tiếng Việt trong ta ngày bỗng héo
hồn Việt trong ta ngày mỗi khô
dốc mở như đời ta trước mặt
sương kín như đời ta năm xưa..”
Một ngày qua một ngày. Ra đi khi lúc vừa mờ sáng và trở về khi phố đã lên đèn, khúc ca sầu xứ mãi mãi ám ảnh. Trải qua bao nhiêu cuộc đổi dời. Bao nhiêu là nỗi muộn phiền . bao nhiêu là ray rứt. Người tị nạn có một mẫu số chung, của khởi hành đi vào cuộc đời mới với tất cả năng lực của mình nhưng vẫn canh cánh bên lòng nhớ mong về quê hương đất nước:
“chiều về lên dốc thân tơi tả
một quả hoàng hôn phủ kín trời
mình mới ngoi lên ngày đã ngả
đêm phờ lăn lóc ngủ thay chơi
giữa đỉnh sương mù thông đáy vực
ngược xuôi ngơ ngẩn một linh hồn
còng lưng gánh nốt đời lưu lạc
nặng trĩu nghìn cân nhớ nước non.”
Cái độc đáo của thơ Cao Tần là dùng những ngôn từ thật sống động , những ngôn ngữ tạo nhiều hình ảnh như: kỷ niệm còm“, như “quả hoàng hôn”, như “mất khơi khơi”. Xử dụng những ngôn từ ấy thành thơ chinh là một dụng công để thi ca có máu huyết xương thịt của đời sống thực, của suy nghĩ thực…
Người tị nạn tuy hôi nhập vào dòng chính nhưng vẫn còn ám ảnh bởi quê hương cũ của đất nước xưa. Có một lúc nào thơ Cao Tần biểu lộ tâm cảm ấy .
Đọc bài thơ Cảm Khái chúng ta nhận ra ngay lập tức.Tấm thẻ căn cước , tờ chứng chỉ tại ngũ nhắc lại một thời xa xưa.Một cách hóm hỉnh pha lẫn đau xót,tác gỉa nhận thấy hình như những tấm hình trên căn cước đều lam nhem xấu xí , không biết có phải là số phận tiền định xui khiến như vậy:
“hình căn cước anh nào mà chẳng xấu
tên chụp hình như một lão tiên tri
triệu mặt ngây ngô bàng hoàng xớn xác
cùng đến một ngày gãy đổ phân ly
nhìn hình chim in trên tờ chứng chỉ
chợt nhớ câu thơ Gãy cánh đại bàng
ngàn lẫm liệt tan trong chiều rã ngũ
muôn anh hùng phút chốc hóa tang thương..”
và những câu cảm khái mà chúng ta trong những ngày lưu lạc thường hay thấm thía:
“Hỡi kẻ trong hình mặt xanh mày xám
người sắp thành tên mọi Mỹ rồi ư
hỡi thằng chiến binh một đời dũng cảm
mày lang thang đất lạ đến bao giờ
Oâi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mũi ngu ngơ
Oâi trong trí mỗi anh hùng thuở trước
Còn dậy trời lên những buổi tung cờ.”
Có người nhận xét rằng mỗi bài thơ của Cao Tần đều mang theo một thông điệp gửi gấm cho người cùng cảnh ngộ và gửi trả lại quê hương. Trong hai mươi bài của tập Thơ Cao Tần, hình như hầu hết các bài đều diễn tả được một tâm sự đặc thù của người bỏ xứ ra đi.
Thư Quê Hương là “Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
anh sẽ đọc đất trời ta đã thở..”
Chuyện Thần Tiên là:” Ta muốn điều chi cuối đời lưu lạc
Này bà tiên vừa hỏi giấc mơ ta
‘”hãy đem hết những đổi đời tan tác
gói giùm vào cơn mộng dữ đêm qua”
Chiều Bát Phố la ”Chỉ gặp toàn Tây một chiều bát phố
Tiếc sao xưa cả nước chẳng quen nhau
Quen cả nước? Ra đường chào gẫy cổ
Và chắc gì nay nghĩ lại không sầu
Nhưng quen cả nước chắc lòng sẽ nhẹ
Khi đi có chào may bớt xót xa
Ơi xóm mưa ơi có khi nào đổi kiếp
Tôi về thành chim hót trước hiên nhà.”
Mai Mốt Anh Về là: ”nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra ngàn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp
Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm
Bồ bịch hết không đứa nào là ngụy
Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng”
Và còn nhiều bài thơ khác với những ý tưởng khác, thông điệp khác. Giở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại.

SONG NGUYỄN * MẸ TÔI



MẸ TÔI

        Song Nguyễn 

         (Để tưởng nhớ Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu )

Tôi xa mẹ tôi từ những ngày còn nhỏ.Tôi trưởng thành như một đứa mồ côi mẹ. Lớn lên không có mẹ là một sự thiệt thòi, một bất hạnh không gì có thể so sánh được. Toàn quốc kháng chiến năm 1946 xäy ra khi tôi vừa đư®c bÓn tuổi. Gia đình tôi tan tác, mỗi người đi về một ngả. Anh Cả tôi đã tham gia chiến đấu chống quân Pháp tại Hà Nội trong đoàn Tự Vệ thành. Anh không theo kịp Trung Đoàn Thủ Đô khi Trung Đoàn này rút ra khỏi Hà Nội sau gần 2 tháng đánh vùi với quân Pháp trên các đường phố. Trung Đoàn này, gồm toàn các thanh niên tạch tạch sè (tiểu tư sản ) của Hà thành, sau trở thành Trung Đoàn Tây Tiến. Nhà thơ nổi tiếng Quang Dũng là một thành viên của Trung Đoàn này : Tây tiến đoàn quân không mọc tóc Anh thứ nhì của tôi đã biền biệt đi theo kháng chiến để vào khu. 


Ở nhà chỉ còn có cha mẹ và hai chị em tôi. Tôi được cha mẹ cưng chiều hết mực. Một đêm, cha mẹ tôi đánh thức chị em tôi dậy để rời khỏi quê ngay tức khắc vì Tây sắp tràn về. Cùng đoàn người chạy loạn, chúng tôi đi, đi mãi, rÒi xuống thuyền vượt qua con sông Cáisau này tôi mới biết đó là một nhánh của sông Thái Bình, biên giới giữa làng tôi và làng Thanh Hà. Đối với tầm nhìn của một cậu bé bÓn tuổi như tôi vào lúc đó, vượt qua con sông Cái có nghĩa là đã đi xa, xa lắm. Cuộc chạy loạn , bỏ quê nhà ra đi đã kéo dài rất lâu, lâu lắm theo trí óc non nớt của tôi vì tôi còn nhớ đã hưởng môt cái Tết đơn sơ trong thời gian chạy loạn. 


Cùng gia đình, tôi đã sống qua nhiều nơi mhư Cầu Ràm, Ngọc Chi…,những địa danh mà tôi hoàn toàn không biết thuộc về tỉnh nào. Trong giai đoạn chạy giặc Tây, khi tới bất kỳ chỗ nào gia đình tôi cũng như tất cả các người chạy loạn khác đều được tiếp đón, giúp đỡ đầy đủ. Chỗ cuối cùng mà gia đình tôi đến tá túc trên bước đường chạy loạn là làng Nhân Lý. Tôi cũng không biết làng này thuộc về đâu. Tại đây, gia đình tôi được gia đình ông Tuần Nhạc cho ở nhờ. Con Ông Tuần- thằng Lẫm, cái Cấm- đều trạc tuổi tôi nên chúng tôi trở thành bạn. Các cô gái làng đến tuổi cập kê, đều được gọi là cô Tý -như Cô Tý Hoa, cô Tý Phượng … cho tới ngày lÆp gia đình thì m§i hết được gọi là cô tý . Năm tôi lên 5, cha mẹ tôi quyết định đưa cả gia đình hồi cư, trở về sống ở quê nhà. Làng tôi đã trở thành một làng xôi đậu. 


Ban ngày, làng do Tây với Ban Hội Tề cầm trịch, ban đêm là thời điểm của những người Bolcheviks kháng chiến về làng tuyên truyền, đoàn ngũ hóa các thanh thiếu niên. Người dân sống một cổ hai tròng nhưng ít nhứt, quê hương được im tiếng súng để người dân có thể canh tác mùa màng. Đó là những năm sung sướng hồn nhiên của tôi. Cuộc vui với lũ nhÕ hàng xóm tưởng chừng như không bao giờ hết: đánh đáo, đánh khăn, thả diều, trèo cây hái trái hay tìm các ổ chim để bắt các chim non về nuôi trong lồng… Mẹ tôi thư©ng cho tôi đi theo trong các công việc đồng áng, hoặc được theo mË tham dự các ngày giỗ, ngày lễ lạc trong họ. Mẹ dåy tôi làm cần câu, đi câu cá trong ao nhà. Mẹ d¥n tôi chỉ được giựt cÀn câu để bắt cá khi nào chiếc phao làm bằng ruột cây khoai mì bị kéo chìm xuống khỏi mặt nước. Khi cái phao đông đậy, nhấp nháy là lúc cá đang rỉa mồi, chưa cắn câu nên đừng giựt cần câu. Dù đã lớn, tôi vẫn thích được mẹ cho ngủ chung 37 để nghe mẹ hát, ru tôi đi vào giấc ngủ mỗi tối. Tiếng Mẹ, cao và thanh :
 Hò ơi Anh về để áo lại đây Để em khuya đắp gió Tây lạnh lùng Hò ơi Lạnh lùng lấy mùng em đắp Mà để áo anh về đi học kẻo khuya hoặc Cái ngủ mầy ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về Bắt được con cá rô trê Làm thịt đem về cho cái ngủ ăn 

Nhiều khi mẹ ngâm nga nhiều đoạn thơ dài nhiều lần để ru tôi ngủ, tôi gần như thuộc lòng nên hay đọc theo bà : 
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngát một mầu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai hay
 Nghĩ mình bọt nước cánh bèo Đã nhiều lưu lạc lại đầy gian truân Bằng nay chịu tiếng công thần Thênh thang đường cái công danh hẹp gì Công tư vẹn cả hai bề Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương Cũng ngôi mệnh phụ đường đường Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha 
Trên vì nước, dưới vì nhà Một là đắc hiếu hai là đắc trung Chẳng như chiếc bách giữa dòng Eo sèo mặt nước, hãi hùng cỏ hoa …. Khi học Việt văn ở Trung học, tôi mới vỡ lẽ là Mẹ rất thích Chinh Phụ Ngâm, thích Truyện Kiều. Tôi lêu lổng nhưng sung sướng vô bờ cho tới năm tôi được 8 tuổi. Mẹ quyết định cho tôi lên Hà Nội ở với anh Cả của tôi để đi học. Anh tôi sau khi được Tây thả ra khỏi trại giam, đã quyết định ở luôn tại Hà Nội, không về quê nữa. Sau này tôi hiểu tại sao anh lại quyết định như vậy. Lý do là với cái gốc Việt Nam Quốc Dân Đảng của anh, người Cộng Sản ở quê nhà sẽ không để anh được sống yên ổn. 


Tôi rời quê, lên Hà Nội năm 1951. Lần đầu tiên tôi thấy Hà Nội. Ôi sao cái gì cũng đẹp, cũng sang, từ người cho đến xe c¶. Tôi như một tên khờ đi lạc vào một thế giới khác. Ngày mẹ tôi rời Hà Nội để trở lại quê nhà, tôi đã khóc sướt mướt.Vũ trụ như quay cuồng. Lần đầu tiên trong đời, tôi phải sống xa mẹ. 

Tôi phải làm quen với cuộc sống mới trong đó mọi thứ đều như lạ lùng. Nghe những người bán hàng rong rao lò mai phàn, chê nhì chê nào ai lốc nhì chê tôi không hiểu họ rao bán gì. Sau này tôi biết đó là xôi lạp xường và mía hấp. Anh tôi làm giấy khai sinh mới cho tôi, khai rút đi 2 tuổi để tôi kịp vào học lớp bét Trường Hàng Than. Trong thời gian chờ đợi, tôi được anh tôi xin cho vào học vỡ lòng tại trường Cát Thanh gần nhà. Ngày đầu tiên tại trường Cát Thanh, tôi được phát cho m¶t cuốn Vần Quốc Ngữ thực hành của tác giả Nguyễn Bình. Hôm đó, vì thầy giáo vắng mặt , thầy Hiệu trưởng, cũng là thầy giáo của lớp bên cạnh phụ trách luôn việc dåy lớp tôi. Thầy chỉ định một học trò ngồi cùng bàn với tôi chỉ tôi đọc: a sắc á, a huyền à, a hỏi ả, a nặng ạ. Sau này tôi mới biết tên của cậu ta là Hoàng Văn Lạng. Đang ngồi mơ màng nhớ mẹ thì đột nhiên Lạng bảo tôi « mày đi theo tao». Lạng dẫn tôi qua văn phòng thầy Hiệu Trưởng và nói «thưa thầy, đứa này nói chuyện làm mất trật tự trong lớp». 


Thực là oan cho tôi, một cậu bè mới từ nhà quê ra tỉnh ! ! Thầy Hiệu trưởng không hỏi han gì cả, bắt tôi xòe bàn tay ra rồi quật mạnh cái thước kẻ vào bàn tay tôi hai cái. Tôi không khóc nhưng xón đái trong quần. Ở nhà, tôi được cha mẹ nuông chiều. Tôi chưa bao giờ bị mắng mỏ, chưa bao giờ bị đòn . Đây là lần bị đòn đầu tiên trong đời tôi. Cái thuở ban đầu này tôi không lưu luyến gì cả nhưng nhớ suốt đới. Về lớp, tôi tủi thân, khóc nức nở. Tôi thầm thì «mẹ ơi ! con mẹ xa mẹ ,đang bÎ bắt nạt, hành hạ» Độ hai tháng sau, tôi nghỉ học trường Cát Thanh 38 để bắt đầu cuộc đời mới ở trường Hàng Than. 


Tôi đã rũ sạch các dấu vết của một cậu bé nhà quê. Trời run rủi làm sao, Hoàng Văn Lạng lại học chung lớp với tôi ở trường này. Nhớ trận đòn thước kẻ ngày xưa nơi trường Cát Thanh, tôi đánh Lạng một trận. Sau trận đòn, Lạng sợ tôi lắm, gọi tôi bằng anh và xưng em. Mẹ tôi vẫn đi đi về về Hà Nội. Mỗi lần chia tay đưa mẹ về quê là mỗi lần bịn rịn đầy nước mắt. Kỳ nghỉ hè nào tôi cũng về quê, sống với mẹ. Tôi đã lớn hẳn lên, không còn được mẹ ru ngủ như xưa kia nhưng sống bên mẹ trong suốt mùa hè là những ngày thần tiên. 


Thực như thi sĩ Trần Trung Phương đã nói : Chín mươi ngày nhẩy nhót ở đồng quê Ôi tất cả mùa Xuân trong mùa Hạ Tháng 5 năm 1954, Quân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Chiến tranh chấm dứt. Đất nước bị chia đôi với ranh giới là vï tuy‰n17. Theo Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 thì sau 2 năm sẽ có Tổng Tuyển cử để thống nhứt đất nước. Gia đình tôi quyết định di cư vào Nam. Tôi về quê sống vài tháng trước khi xa quê. Chỉ chưa đ‰n m¶t năm mà quê hương đã hoàn toàn thay đổi. Các cán bộ công khai xuất đầu lộ diện để hoạt đ¶ng, sẵn sàng tiếp thu khi quân Pháp rút đi theo đúng hiệp Định đình chiến Genève. Tôi cảm thấy lạc lõng, đi đâu cũng thấy hát các bài ca cách mạng, các buổi nhẩy hòa bình : Đông Phương hồng mặt trời lên Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông Với muôn dân, Người là cứu tinh Tính tang tình tang… toàn dân ấm no đời đời hoặc Anh chiến sĩ ơi đánh cho nó tơi bời Diệt tan quân xâm lăng, diệt tan quân cướp nước Cuộc đời thoát ách nô vong, cuộc đời thoát ách nô vong. 


Ngày 28 tháng 8 năm 1954, tôi theo người anh con ông Bác để vào Nam trước. Theo chương trình, đại gia đình của tôi sẽ vào Nam sau T‰t, khoảng đầu tháng 2 năm 1955. Sau Tết gia đình tôi vào Sàigòn ngoại trừ Mẹ tôi. Bà nhắn vào : chỉ chia đôi có 2 năm, tao vào Nam làm gì ? Không thấy mẹ, nghĩ đến thời gian dài dằng dặc 2 năm, lòng tôi như tan nát. Tôi không cầm được nước mắt thương nhớ mẹ. 


Tôi chắc mẹ ở lại chờ người anh thứ nhì của tôi đi kháng chiến trở về. Trong suốt thời gian chia đôi đất nước- từ 1954 đến 1975- tôi không có tin tức của mẹ. Tôi không biết mẹ tôi hãy còn sống hay đã ra người thiên cổ. Cuộc biệt ly thay vì 2 năm, đã kéo dài như thiên thu bất tận. Tôi không ngớt cầu nguyện cho mË, nhứt là trong thời gian miền Bắc bị oanh tạc. Không lúc nào hình ảnh mẹ mờ nhạt trong trí tôi. Các bài hát ca tụng mẹ như bài Lòng mË của Y Vân, bài Mẹ tôi của Nhị Hà…được tôi ưa chuộng. Tôi đọc thuộc lòng các bài thơ về mẹ như bài thơ sau đây mà tôi quên tên tác giả: Mẹ sinh con trong đói khổ Cơm ăn, cháo trộn củ mì Xanh mồ cỏ sầu mẹ chết Khi con còn chập chững biết đi Còn nhớ gì về mẹ không?


 Lung linh bóng hòm sơn đỏ Giã từ nhà hoang cửa ngõ Mẹ đã đi vào mênh mông Và người ta nói mẹ đi chợ Và con mỏi mắt chờ trông Hình hài ai thấp thoáng ngoài ngõ Dáng nào lảng vảng bên song Con đi vay tình thiên hạ Đau lòng đâu dám nói ra Có khi con quên mất mẹ Vì đời con lắm phong ba Những chiều dừng chân quán vắng 39 Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Con thấy tường in bóng mẹ Ngoài hiên sương lạnh trăng mờ Đốt nến sang đi tìm mẹ Thoát hồn lên đến hư không Bấy giờ con yêu gặp mẹ Mẹ ơi, mẹ ở trong lòng ( thơ khuyết danh ) Chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Người Cộng Sản đã thành công trong việc áp đặt chế độ Cộng Sản lên cả dân tộc. Tôi và vợ con thoát ra khỏi Sàigòn trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, những ngày cực kỳ mê loạn của quê hương miền Nam.


Sau khi được định cư ở Canada, tôi tìm cách liên lạc với gia đình còn ở lại Việt Nam. Lúc đó, tôi m§i bi‰t mẹ vẫn còn sống. Mẹ đã tức tốc vào Nam tìm tôi, đứa con lạc loài của mẹ. Mẹ đã khóc ngất khi biết tôi đã bỏ xứ ra đi, định cư ở một nơi cách quê hương một nửa vòng trái đất. Sau bao năm sống trong mong chờ gặp con, mẹ thấy mất hết niềm hy vọng. Tôi tìm cách liên lạc với mẹ ở miền Bắc. Đến năm 1994, tôi đã nhờ người đón mẹ sang Canada để mẹ con gặp mặt. Ngày găp mẹ ở phi trư©ng Mirabel, mẹ con tôi đã không cầm được nước mắt. Mẹ nắm tay tôi, nhìn kỹ khuôn mặt tôi như để tìm lại hình dáng đứa con đã lạc mẹ từ mấy chục năm qua. Xa mẹ từ năm 1954, sau 40 năm tôi đã g¥p lại mẹ. 
\

Nhưng không gì bù lại được những mất mát, những thiếu vắng của cả một thời niên thiếu của tôi. Tôi lớn lên, trưởng thành như một đứa trẻ mồ côi mẹ. Thiếu vắng mẹ là một bất hạnh to lớn không gì bì kịp. Chiến tranh Việt Nam đã gây ra muôn vàn thảm cảnh chia lìa mẹ con, mà trường hợp của tôi là muôn mt. Tôi đã khắc khoải nhớ thương mẹ trong hơn nửa đời người.

Saturday, September 26, 2015


CÁNH CÒ * GIẢ LƯƠNG THIỆN

Cái giá của lương thiện giả vờ.


Đã từ lâu, cả nước biết các công bộc của dân tuy lương không đủ ăn nhưng nhà cửa tài sản lại không chỗ chứa. Điều nghịch lý này chỉ khó hiểu đối với người dân chất phác nhưng đối với người nhanh nhạy làm ăn hay theo dõi thời sự thì không khó nhận ra: tất cả đều đến từ tham nhũng.
Lớn tham nhũng lớn còn nhỏ tham nhũng nhỏ. Ngay một anh dân phòng cũng tham nhũng được thì nói chi tới công an, chủ tịch hay bí thư lớn bé?
Đọc báo thấy nhà nước cứ theo đuôi Trung Quốc, cho họ thắng thầu hết gói này tới gói nọ, hết công trình lớn tới công trình nhỏ. Hầu như công ty Trung Quốc có mặt khắp chốn Việt Nam. Có người thở dài cho là Hội nghị Thành Đô vẫn còn tác dụng, có người lại nói Việt Nam sợ chiến tranh, trót hứa hẹn rồi nên nay phải cưỡi cọp leo xuống thì bị nó vồ. Cũng có các chuyên gia nóng mặt chỉ ra nguyên nhân tại sao các cấp lớn nhỏ đều quỵ lụy Trung Quốc không phải bất cứ lý do nào vừa nêu nhưng chung quy bởi Trung Quốc biết hối lộ và sự hối lộ đã thành truyền thống của bất cứ nhà thầu nào.
Còn Việt Nam thì cũng có…nhu cầu ăn hối lộ, do đó bánh ít đi bánh quy lại là điều dễ hiểu xưa nay.
Hối lộ lớn, nghiêm trọng xảy ra phổ biến nhất là từ các gói ODA và nhà thầu. Chính phủ toàn quyền mở thầu và hầu như gói thầu nào cũng đã biết trước người thắng cuộc. Họa hoằn lắm mới có những gói thầu được các công ty uy tín Nhật, Mỹ hay EU thắng và chắc chắn một điều khi người thắng không phải là nhà thầu Trung Quốc thì người thua là …nhà nước Việt Nam.
Số tiền lại quả theo các chuyên gia uy tín tính toán thường là không dưới 30% cho người đứng sau các gói thầu. Nhà thầu chấp nhận trả lại quả cao như vậy vì họ biết rằng sau đó có thể điều chỉnh giá mà không gặp trở ngại nào bởi lẽ người ký tờ giấy cho phép thầu cũng sẽ là người ký tiếp những loại giấy tờ khác.
Vòng tròn làm ăn ấy được bảo vệ kín mít như luật im lặng của mafia. Nếu không may lộ ra bên ngoài thì kỹ thuật che chắn thường giống nhau như hy sinh tốt thí nào đó để một thời gian thì mọi chuyện bị chôn vào quên lãng.
Người dân có thể trầm trồ khi thấy gia đình Thủ tướng giàu có vượt bậc mà không cần tìm hiểu sâu hơn mặc dù manh nha biết được với số lương ơi hỡi của ông Thủ tướng thì không cách gì giúp cho gia đình ông vượt ngưỡng “nghèo” một cách ngoạn mục như vậy.
Các ông khác xếp hàng theo chân Thủ tướng và mọi sự như “tiền định” Bộ chính trị đã quyết mỗi anh giàu một cách, mỗi anh hùng cứ một lĩnh vực miễn sao cùng dắt tay nhau thật chặt, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết như lời bác Hồ dạy.
Cho tới ngày Mỹ chấp nhận dẫn độ một trùm tham nhũng Trung Quốc trở về Bắc Kinh đi thì hình như đã làm sợi dây đoàn kết ràng buộc ít nhiều nới ra, nới có nghĩa là đã rúng động tận trung tâm quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam. Không có gì không thể và một lúc nào đó những cán bộ giàu có hôm nay sẽ bị dẫn độ, trục xuất trở lại Việt Nam như Dương Tiến Quân của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 9 này.
Dương Tiến Quân là cựu giám đốc công ty Minghe ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ông bị truy nã vì tội "đưa hối lộ" và "tham nhũng".
Dương đã trốn sang Mỹ từ năm 2001 và sống ở đây 14 năm. Ông này đứng đầu danh sách 100 nghi phạm tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài đang bị Bắc Kinh truy nã.
Đừng vội cho rằng Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau vì Mỹ sẽ không bao giờ dẫn độ một cán bộ tham nhũng trở về Việt Nam đâu mà mơ. Dĩ nhiên rồi, Việt Nam không có vụ đả hổ diệt ruồi. Việt Nam làm ăn chia chác chặt chẽ và rất tôn trọng luật im lặng. Trong trường hợp hiện nay thì đúng nhưng ở thì tương lai thì lại sai hoàn toàn.
Hãy nghĩ tới kịch bản Việt Nam thay đổi chế độ (vì cộng sản chắc chắn sẽ không vĩnh viễn làm mưa làm gió mãi tại Việt Nam) khi một thể chế mới nắm quyền, kể cả phe này trong đảng chiến thắng phe kia, thì sẽ có cuộc bỏ chạy của cán bộ sang nước ngoài trước đó một thời gian ngắn. Đích tới là Mỹ và các nước EU nơi cán bộ hiện nay đã cài cắm tiền bạc, người thân của họ từ lâu.
Tuy nhiên khác với những cuộc tị nạn chính trị trước đây 4 thập niên, lúc ấy lo rằng không có cánh cửa nào mở ra cho họ, ngoại trừ những anh chàng lém lỉnh thấy trước tương lai u tối của đảng mà đã núp sâu trong những vùng đất hứa này.
Núp sâu cỡ nào rồi cũng phải chường ra, bởi FBI lúc ấy sẽ đặt hồ sơ của những thành phần này lên bàn và biện pháp trục xuất chúng về Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền mới không phải là không thể.
Họ phải bị mang về Việt Nam trả lời nguồn tiền của họ đã móc được từ đâu. Những ai là đồng bọn và tài sản nào còn che dấu. Chính quyền mới lúc ấy đủ chính danh để làm những công việc bình thường của một quốc gia độc lập và lúc ấy không khó lắm để thấy tương lai của những kẻ đang nhởn nhơ tại nước ngoài với những bó đô la bất chính hiện nay.
Thấy người mà ngẫm đến ta là câu mà ông bà luôn luôn đúng. Tuy vậy chỉ ngẫm mà không làm thì hậu quả cũng sẽ khó lòng khác với Dương Tiến Quân.
Mà làm gì được bây giờ khi tay đã trót nhúng chàm quá lâu, quá sâu. Màu chàm đã ăn vào tới óc thì làm sao che dấu? Ngay cả khi sang tới Mỹ người ta vẫn thấy lóng lánh màu chàm trên từng viên hột xoàn bóng lưỡng. Thói tật con người là không thể giữ được yên lặng mà phải khoe của, cho dù là của nả bất chính. Đồng tiền chiếm đoạt từ xương máu tiền nhân khiến kẻ sở hữu nó mù quáng và chủ quan. Ngay cả cái chết trước mắt họ cũng khó kềm hãm lòng hưng phấn trước những xấp đô la quá dày trong tủ.
Có bao nhiêu con cháu cán bộ mang tiền hối lộ sang Mỹ? Có bao nhiêu kẻ lận lưng hàng triệu đô la chạy sang đây như những kẻ làm ăn lương thiện?
Sự lương thiện giả vờ ấy khó lòng che mắt được người dân, nhất là những người Việt tha hương khắp thế giới bởi vì họ quá kinh nghiệm trên đường chạy trốn lịch sử. Lương thiện trên đồng vốn bất lương thì làm sao tồn tại?

VIETTUSAIGON * CHUYỆN NGẬP LỤT

Chuyện ngập úng


Vài năm trở lại đây, đặc biệt là vài tháng giữa năm nay, tình trạng mưa là ngập, ngập là úng đã diễn ra ở hầu hết các thành phố trên đất nước Việt Nam. Đặc biệt những thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn thì chuyện ngập úng đã đến hồi cao trào. Ở Hà Nội chưa nghe nói gì chứ ở Sài Gòn, có quan chống ngập đã tuyên bố Sài Gòn phải tốn 66,800 tỉ đồng để chống ngập. Nhưng sau đó lại có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, 100,000 tỉ đồng để chống ngập.
Người dân nghe đến những con số như cậy chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Có người còn nói đùa: “Thì Sài Gòn mới là hòn ngọc Viễn Đông, chứ bây giờ thành cái hồ rồi, hồ Chí Minh đó, thành cái hồ thì phải nhiều nước chứ! Có gì đâu mà bàn cho mệt!”.
Mức độ ngao ngán của cư dân sài Gòn hiện nay có thể nói đã lên đến đỉnh điểm. Nhưng cũng có cái hay là sức chịu đựng của người Việt hiếm có dân nước nào bằng. Suốt bảy mươi năm ở miền Bắc và bốn mươi năm ở miền Nam, đói khổ, mệt mỏi, bị chèn ép, bị coi thường, bị lừa phỉnh… Đủ các thứ khổ nạn, vậy mà người dân vẫn cứ sống như chuyện đó rất ư bình thường, nước ngập thì xắn quần mà lội, dân phòng, công an đổ hết trái cây thì mai sắm cái hác mà bán lấy lãi…!
Có người lại ra chiều trầm ngâm, lắc đầu: “Chuyện ngập úng ấy à? Thường thôi, vì cái quan trọng nhất là tâm hồn, trí tuệ, nó đã bị ngập úng mấy mươi năm nay rồi thì nghĩa lý gì vài thành phố bị ngập! Trí tuệ ông nào đỉnh cao kia mới không bị ngập, vì có đỉnh cao trí tuệ rồi thì sá gì ba cái trí tuệ lèng phèng ở dưới!”.
Lời ta thán của người bạn khiến tôi giật mình, ông nói đúng, chuyện Sài Gòn thành cái hồ gọi là hồ Chí Minh theo cách hiễu đầy chất giễu nhại hoặc chuyện các thành phố lớn thi nhau mà ngập đều là hệ quả, cái đến sau của sự ngập úng tư tưởng, ngập úng trí tuệ. Khi tư tưởng, trí tuệ bị ngập úng, thối nát trong một hệ thống vốn dĩ sẽ đi đến kết cục như vậy thì mọi thứ chẳng còn gì để bàn.
Chỉ riêng thành phố Sài Gòn và Hà Nội, hai thành phố lớn và chưa bao giờ có “truyền thống” ngập úng như hiện nay lại trở thành tiêu điểm của ngập úng và thiệt hại do ngập nước gây ra thì khỏi phải chê vào đâu được! Trong khi đó, hai thành phố này nổi tiếng là có nhiều ao hồ và kênh rạch. Nếu như Hà Nội có nhiều ao hồ thì Sài Gòn lại có rất nhiều kênh rạch và hệ thống thoát nước ở đây cũng khá rộng lớn.
Ao hồ ở Sài Gòn trước đây cũng khá nhiều nhưng đã bị san lấp thành khu dân cư. Mọi thứ xúm tụm vào một trung tâm chật chội, ngột ngạt, hệ thống cấp thoát nước không có gì thay đổi mặc dù kinh phí hàng năm vẫn luôn chiếm con số rất lớn, hệ thống cấp thoát nước đang sử dụng hiện nay tại Sài Gòn đều dựa vào hệ thống do Pháp xây để lại.
Trong khi đó, với thiết kế của Pháp, hệ thống cống rãnh, kênh rạch và các đầu cầu dẫn lưu là bất di bất dịch. Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng không có gì thay đổi về vấn đề cấp thoát nước. Khi Sài Gòn rơi vào tay chính quyền Cộng sản Việt Nam, mọi thứ thay đổi. Ao hồ bị san lấp, kênh rạch bị san lấp và ở các đầu cầu đều cho xây nhà kín mít, nhà gần đầu cầu thì người dân tìm cách đắp nền cho cao ngang với dốc cầu, móng nhà trở thành đập ngăn nước thoát từ đường xuống sông. Mọi xây dựng sau 1975 đều dẫn đến hệ quả là khi trời mưa, nước không có đường thoát (đầu cầu dẫn lưu, kênh rạch) và cũng mất luôn chỗ tạm thoát (ao hồ).
Dân số thì càng ngày càng đông, nhà cửa chen chúc nhau xây dựng. Trong lúc cơ quan quản lý xây dựng của thành phố này vẫn đi soi mói từng viên gạch khi nhân dân xây nhà để đóng thuế, để phạt. Và có bao nhiêu nhà xây dựng hợp pháp ở thành phố? Đương nhiên phải là 100% nhà ở những điểm quan trọng như đầu cầu, khu san lấp ao hồ. Vậy cơ quan quản lý kiến trúc, xây dựng thành phố này tồn tại để làm gì?
Tiếp đến, đã có bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian người dân chờ đợi các ngành liên quan đào dường, dựng lô cốt hằng năm trời để xây dựng hệ thống thoát nước? Và đã bao nhiêu lần các quan chức tuyên bố sau khi xây dựng hệ thống lô cốt thoát nước này thì Sài Gòn không bị ngập nước? Có thể nói rằng lời hứa nhăng hứa cuội này đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần, nghe riết thấy đầy lỗ tai!
Ở Hà Nội, hệ thống thoát nước cũng do thời Pháp để lại, hệ thống mới hầu như không đáng kể, chỉ có ở những khu phố mới và hiệu năng của chúng thì quá thấp. Trong khi đó, chi phí xây dựng hệ thống này cũng chẳng thấp một chút nào. Sở dĩ các thành phố đều trở nên tệ hại như hiện thấy là do nạn tham nhũng, rút ruột công trình quá nặng. Nặng đến độ một tay thầu công trình thoát nước kể rằng anh ta chỉ nhận đúng 1km đường cống ở Hà Nội, tổng kinh phí là ba tỉ đồng, anh phải chung chi cho quan chức bên A, tức chủ tịch, phó chủ tịch và các nhân viên  ủy ban quận hết một tỉ rưỡi đồng. Số tiền còn lại, xây dựng xong hệ thống cống dài 1km này, anh lãi được chín trăm ba chục triệu.
Như vậy, sau khi trả hết tiền công lao động, tiền vật liệu xây dựng, tiền chi phí cơ hội mỗi ngày của chủ thầu, anh ta chỉ mất đi năm trăm bảy chục triệu đồng. Số tiền ngót nghét 18% so với số tiền phải trích ngân sách bỏ ra. Thử hỏi, liệu có bao nhiêu km đường cống rãnh ở Sài Gòn và Hà Nội đã không bị cắt xén, bòn rút như trường hợp trên? Và với mức độ bòn rút, cắt xén kinh phí như vậy, liệu có mấy công trình có thể trụ qua được mùa mưa?
Tôi dám chắc rằng mọi hệ thống thoát nước do nhà nước xây dựng trong thời gian qua ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội đều đã hư hỏng. Nhưng vì nó nằm dưới lòng đất nên không ai nhìn thấy. Và khi không ai nhìn thấy được, người ta dễ dàng nói phét để qua chuyện. Bởi lẽ, sự ngập úng hiện tại không còn là chuyện của mưa, chuyện của thành phố hay cống rãnh mà là chuyện ngập úng của cả một hệ thống tư tưởng mục ruộng, thối nát.
Khi tư tưởng, trí tuệ đã thối nát, thì mọi sự thối nát, ngập úng khách chỉ là biểu hiện bên ngoài. Hiện trạng việt Nam đang là thảm trạng của thối nát và ngập úng, càng ngập úng thì càng tự coi mình là đỉnh cao trí tuệ!
 VietTuSaiGon's bl
 http://www.rfavietnam.com/node/2807

LS NGUYỄN VĂN ĐÀI * MỘT CỔ BA TRÒNG

Người dân Việt Nam: Một cổ ba tròng


Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đài

Trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/9. ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh “nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này.
Tại sao lại như vậy?
Chế độ cộng sản duy trì ba hệ thống tồn tại dựa vào tiền thuế của Nhân dân, đó là: Hệ thống chính quyền và hệ thống đảng và hàng trăm các tổ chức chính trị xã hội. Cả ba hệ thống này đều được thiết lập từ trung ương đến địa phương, có tới 3 cấp địa ở địa phương: tỉnh, huyện, xã. Và có mặt ở đủ 63 tỉnh, thành. Tất cả những người làm việc cho 3 hệ thống và 4 cấp này đều được gọi là công chức, viên chức. Và được hưởng lương từ tiền thuế của Nhân dân.
Trong khi đó ở các quốc gia dân chủ văn minh, các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội không được phép sử dụng tiền thuế của người dân. Các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội chỉ được sử dụng tiền từ việc đóng góp của các thành viên và sự ủng hộ tự nguyện của dân chúng.
Nước Mỹ với hơn 300 triệu dân đóng thuế, họ chỉ phải nuôi 2,7 triệu nhân viên Nhà nước. Việt Nam với 90 triệu dân, phải nuôi hơn 2,1 triệu nhân viên Nhà nước và quan chức đảng cộng sản.
Ngân sách hàng năm của đảng cộng sản chưa bao giờ được công khai cho những người dân đóng thuế được biết. Trong khi đó ở nhiều nơi trụ sở, trang thiết bị làm việc của các cơ quan đảng còn to lớn, hoành tráng hơn cả trụ sở của các cơ quan chính quyền.
Đa số người dân Việt Nam còn nghèo, chỉ đủ ăn, mặc, chưa được chăm sóc đầy đủ về y tế, văn hóa, giáo dục, xã hội,….. và càng chưa có được các điều kiện để hưởng thụ các thành quả phát triển. Trong khi đó, hàng phải nộp cả trăm loại thuế, phí, quĩ,… khác nhau.
Ngân sách được thu từ tiền thuế, phí,… của người dân còn hạn chế, nhưng việc quản lý, chi tiêu nguồn tiền này còn lãng phí được xếp hàng đầu của thế giới.
Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2013 đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 102 về chỉ số về lãng phí trong chi ngân sách. Tức là phần chi ngân sách và lãnh phí ngân sách của Việt Nam được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá là nghiêm trọng rất nhiều.
Ngày 13 tháng 6 năm 2015,  Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá có tới 30% cán bộ công chức không làm được việc. Tức là Nhân dân phải nuôi tới 700,000 cán bộ công chức, viên chức một cách lãng phí.
Thời thực dân phong kiến, người dân Việt Nam phải một cổ hai tròng đã không chịu nổi. Đất nước có độc lập, người dân lại phải một ba tròng.
Phải nuôi ba hệ thống với bốn cấp chính quyền, đảng cộng sản và các tổ chức chính trị xã hội với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khổng lồ, cộng với nạn lãng phí, tham nhũng ngân sách thì đúng là KHÔNG DÂN NÀO NUÔI NỔI BỘ MÁY NÀY.

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Tiền Baht và Tiền Bác


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà ... (không rõ nhời) !

 Lão Nông
Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:
Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn
Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề
Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối mặt lạ
Mong một người đồng hương
Sao trông mình thảm thương
Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao
Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)
...
Thì cũng nói cho nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà ... “dừng chân nơi quán lạ” – hả Trời? Tui “chuồn” ra Bangkok, từ một trại tị nạn chuyển tiếp, và trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô.
Vào thời điểm này, một Mỹ Kim tương đương với 24 đồng tiền baht. Xe bus lượt đi lượt về đã mất hết 4 baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ mua (lẻ) vài điếu thuốc lá Samit nữa thôi.
Không lẽ “dừng chân nơi quán lạ” uống (đại) dăm chai bia Singha rồi bỏ chạy sao? Mà chạy đi đâu giữa kinh đô Vọng Các xa hoa, và xa lạ này?  Đ... mẹ, tui chỉ (thường) say thôi chớ có điên hồi nào đâu – mấy cha?

Tiền Baht. Ảnh: fotolibra.com
Ba mươi lăm năm sau, tôi trở lại chốn xưa (vào mùa Hè năm 2015) với cả ... đống U.S.A dollar trong túi. Tiền đã nhiều mà một Mỹ Kim hôm nay còn đổi được tới 35 đồng baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn được như xưa nữa.
Giá xe bus đã lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra sao.
Tô mì hôm nay đã giá gấp 7 rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht như hồi năm cũ  nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái – tất nhiên – cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.
Khác với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương phản nào (rõ nét) giữa mức sống giữa nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe ôm nữa –  nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở Cambodia, hay Lào.
E là mình chủ quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau, tôi nhận được hồi âm:
Anh Tư mến,
Em đọc thư anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.
Đợt vừa rồi tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt là những người Thượng Tây nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.
Họ khổ quá, thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế thì nó là như thế.
Chuyện lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động phổ thông người Thái theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho 03 người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất 2-2,500 baht. Số tiền còn lại còn trăm thứ phải tiêu: diện, nước, internet và ăn uống tiêu dùng.
- Lương của một Hạ sỹ quan CS Thái lan khoảng 18,000 baht
- Lương của một Sỹ quan CS Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.
- Lương cho giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.
- Lương của một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.
Nhìn chung lương viên chức ở Thái lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm theo khá tốt như các vấn để an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như bố, mẹ, vợ con v.v...
Mặt khác ở Thái lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn free 100%, có trợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000 baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng viên chức người Thái phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và xe hơi.
Những người có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so với lương viên chức.
Vật giá ở Thái lan khá rẻ. Thức ăn bán sẵn cho 03 người một bữa có 03 món thịt, cá và canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà.
Lái xe taxi cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng phải trả tiền thuê khoảng 7-800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao nhiêu. Còn lại khoảng 7-800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gaz.
Có xe riêng thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có moto và trả phí hàng ngày chừng 50-60 baht cho chủ bến (Cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng kiến được khoảng 1,000 baht.
Lạm phát ở nước Thái thì ít so với VN, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của lao động phổ thong từ 6,000 baht/ tháng lên 9,000 baht/tháng.
Em viết vội cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.
Chúc anh khỏe.
Ở VN thì đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền Bác. Đồng tiền này được lưu hành trên toàn quốc từ ngày 23 tháng 9 năm 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 27 tháng 9 cùng năm) ghi lại thế này đây:
Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

Tiền Bác. Ảnh: facebook
Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Thảo nào mà trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay  đắng:
Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời
Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi
Miền Nam "ruột thịt" âm thầm hiểu: 
Cách mạng là đây: bọn giết người !
Mà đắng cay là phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới, , theo như ghi nhận của dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency:
1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone
Theo thời giá thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba người. Còn 1.000 ngàn đồng tiền Bác thì ngay cả đến giới ăn xin cũng không muốn nhận – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, trên Vietnamnet:
Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.
‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…
Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”

Ảnh: vtc
Lý do khiến đồng Bác bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải như sau:
“Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.
Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng...”
Những cái “người dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.”  Đã đến lúc mà vấn đề được đặt ra theo một chiều hướng khác, thách thức thấy rõ:
“Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới... Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới... 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại...

Ảnh: Pháp Luật
Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?” (Benjamin Ngô. “Sự Nhẫn Nại Của Chúng Ta.” Báo Pháp Luật, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2015).
Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!

VIETNAMESE POETRY * THƠ THANH NAM




VIETNAMESE POETRY

translated and annotated


Dr. Đàm Trung Pháp
Professor Emeritus
Texas Woman’s University





“Thơ xuân đất khách”


Thanh Nam


One of the most cherished literati in pre-1975 Saigon was the writer and poet Thanh Nam (1931-1985), who along with Nguyên Sa was the driving force behind the magazine “Hiện Đại” [1]. This popular author of more than twenty novels was also noted for his exquisite poetry. He was admired by people in every walk of life, including famous singers, and top-rank writers and poets. People loved Thanh Nam because of his intellectual probity – he wrote about life as he had actually lived it. Thus, his prose and his poetry were all about real life. “Thanh Nam’s real soul penetrates his literary works,” noted Bình Nguyên Lộc [2]. “The style is the man himself. This saying fits Thanh Nam perfectly,” declared Mai Thảo [3]. Although his first novel was published in Saigon in 1957, Thanh Nam had started writing with his colleagues Ngọc Giao, Nguyễn Minh Lang, and Thy Thy Tông Ngọc in Hanoi in the early 1950s. In 1952, he moved to Saigon and flourished in the literary circle there until the collapse of South Vietnam in 1975.
If we needed just one publication to introduce Thanh Nam, that would be his 1983 poetic collection “Đất khách” (“In exile”); and if we needed to read just one poem typical of him, that would be his “Thơ xuân đất khách” (“Vernal poetry written in exile”).
Thanh Nam penned “Thơ xuân đất khách” in Seattle on February 18, 1977, which was also the first day of the Lunar Year of the Snake (Đinh Tỵ). This first day of the lunar year is a most solemn time, during which the Vietnamese honor their ancestors, visit relatives and friends, wear their nicest clothes, and rejoice. The entire poem is translated into English below, along with annotations and references.
Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ Đông sang cõi Bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
The calendar leaf marking the new year coolly dropped
Reminding me that seasons had changed
Since the day I left as an expatriate
Two springs of homesickness had willy-nilly gone by
Drifting from the East to the North [4]
The trip was a glaring load of sorrows
In a foreign land, expatriation gnawed at me
In an unfamiliar environment, I wondered about my journey
Thanh Nam
A writer in exile who could not write was like a defeated warrior lying on a battlefield, who heard the imaginary sound of bugles commemorating his past dreams. That was Thanh Nam’s plight, awake or asleep. His sense of humiliation was poignant:
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bờ
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa
Awake or asleep it was me alone in humiliation
The miles were long, my feet tired, my steps forsaken
Like a soldier who had just been defeated
I lay on the battlefield, shattered by wind and rain
Eyes closed I tried to forget about my warrior life
To become a vegetable slumped on a riverbank
Suddenly from the bottom of my wounded soul
I heard bugles commemorating dreams of yesteryear
The pain felt by expatriates is acute. A year for others is twelve months, but for Vietnamese refugees it is just April, the fateful month in which South Vietnam was overrun by North Vietnam. The calamity caused broken hearts and tangled minds:
Ới hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!
Alas, home country and old friends
What was your fate amidst this calamity
We lost one another that late spring
No tidings from home, not even a letter
Pining in an endless wait for your news
My tangled mind is like snow flurries
People have twelve months a year
For me, the whole long year is just one April!
Experiencing the pains of culture shock [5], the displaced poet feared that he would have to spend the rest of his life on foreign soil, as a worthless person:
Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Tập làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Accepting two lives for one birth
I am enduring the whims of a brutal tempest
Reincarnated in this world
I will have to finish off this parasitic life
Reversing the order of family and first names
Imitating infants that babble puerile speech
Burying the past deep into the dust
My condition is less than that of a villain
What justified all these daunting changes? Freedom, of course! Nevertheless, the poet recalled with bitterness the forced demise of the South:
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do!
The card game has not started, yet my money is lost
The chess game still has moves for me, but I must give it up
I want to shed tears when dreams fade
Fathomlessly high is the price of Freedom!
Thanh Nam spoke for all Vietnamese refugees at that time, just two years after the first wave of this historic diaspora, as he ended the poem with a lonesome note:
Bằng hữu qua đây dăm bảy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta
Among friends who made it to this country
Some are nursing grudge, others have not given up
Yet some are leading a complacent life
Or enduring a humiliating superfluous existence
While clouds and water have a chance to meet again
Our dear friends in exile are still afar
This spring I welcome my approaching fifth decade
By getting inebriated all by myself
NOTES AND REFERENCES
[1] Thanh Nam was the pen name of Trần Đại Việt, who was born on August 26, 1931 in Nam Định, North Vietnam. He died on June 2, 1985 in Seattle. Among his major works are Hồng Ngọc (1953), “Người nữ danh ca” (1953), Giấc ngủ cô đơn (1963), Buồn ga nhỏ (1963), Còn một đêm nay (1963), Bầy ngựa hoang (1965), Giòng lệ thơ ngây (1965), Những phố không đèn (1965), Mấy mùa thương đau (1968), Đất khách (1983). Nguyên Sa and Thanh Nam’s Hiện Đại magazine was founded in 1960 in Saigon. In 1965 Thanh Nam became managing editor of Tuần Báo Nghệ Thuật.
[2] Bình Nguyên Lộc (1966). Một tác giả viết về một tác giả: Thanh Nam dưới mắt Bình Nguyên Lộc. Tuần Báo Nghệ Thuật issue 36 dated June 18, 1966.
[3] Thanh Nam dưới mắt trời Tây Bắc. In Mai Thảo (1985), Chân Dung. Westminster, CA: Văn Khoa.
[4] Thanh Nam and family were first resettled in New Jersey in October 1975. They later moved to Seattle; thus, they were “drifting from the East to the North.”
[5] How political refugees cope with a new life in America has been observed by social scientists. According to them, it is a painful and complex psychological process that consists of four phases: (1) euphoria, the time during which the displaced people feel extremely glad that they have somehow received a new lease on life; (2) culture shock; (3) stability; and (4) acculturation. Euphoria is only short-lived and may not mean much, but culture shock could last a long time and make their new lives miserable. Its duration depends on the individuals: the older they are, the longer their culture shock will last; and perhaps suffering the most during this trying time would be the sentimental artist whose heart bleeds easily.

No comments:

Post a Comment