Pages

Saturday, November 26, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN - ĐẠT LAI LẠT MA - VIỆT CỘNG


Thursday, June 16, 2016


PHÙNG QUÁN * THẰNG KHÙNG TRONG TRẠI TÙ CẢI TẠO



THẰNG KHÙNG TRONG TRẠI TÙ CẢI TẠO
 Phùng Quán




Mặc dầu là một Phật tử, xin mời các hiền huynh và quý bạn đọc bài viết nói về Cha Chính Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh là một chứng nhân của thời đại, một linh mục Công Giáo Việt Nam can trường, hậu thế kính tôn và ghi ân ngài.

(viết lại theo lời kể của nhà văn Nguyễn Tuân)

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.


Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen…Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.


Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.
Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài
Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.


Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:
- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?
Anh ta chấp tay khúm núm thưa:
- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.


Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc…
Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…


Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:
- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào- sống ở đây anh thèm cái gì nhất?
- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.


- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.
- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”


Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:
- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?
Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.

Mình trả lời anh ta:
- Tôi thích nhất là Candide.
- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?
Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:
- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…
Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".



- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.
Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:
- Anh là ai vậy?
Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:
- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.
Rồi anh ta tiếp:
- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…
Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.
Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.



Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.
Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.
Giám thị hỏi:
- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?
Mình nói:
- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…
Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:
- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.
Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.
Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.


Giám thị hỏi:
- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.
Mình nói
- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.
Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

Phùng Quán

________
Ghi Chú:


(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.
Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….

Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH,
Cha chính Hà Nội, (1912 – 1971).
TẤM GƯƠNG CAN TRƯỜNG

ĐẶNG THỊ TUYẾT NHƯ * CÂU CHUYỆN VƯỢT BIÊN -



CÂU CHUYỆN VƯỢT BIÊN 
 Đặng Thị Tuyết Như

Khi đi chùa, vợ chồng tôi có thói quen ngồi cuối cùng nơi chánh điện phía bên trong dù rằng phía trên còn nhiều chỗ trống. Hôm ấy có một đạo hữu cùng chí hướng với tụi tôi, ông ta tươi cười chào hỏi chúng tôi rồi ngồi xuống bên cạnh nhà tôi. Ông tự giới thiệu tên ông là Thọ.


Nhìn ông, tôi ngờ ngợ, chợt nhớ ra ông ta giống hệt cậu trai vừa bưng gíúp tôi nồi xôi vò từ xe vào chùa.
Tôi hỏi ngay : Có phải anh đi với con trai anh không?
- Vâng, sao chị biết? Ông đáp.
Tôi cười nói : vì hai cha con anh giống nhau quá.
Ông Thọ cười lớn : Chính vì thế mà suýt nữa tôi mang họa đấy.
- Sao vậy anh ? Tôi hỏi.
Bỗng có tiếng trên máy vi âm :
- Xin mời quý vị đứng dậy cùng nghinh hòa thượng giáng lâm.

Chúng tôi ngừng nói chuyện, tất cả đứng dậy chắp tay cuối đầu. Hồi chuông niệm hương, buổi lễ bắt đầu. Lễ chấm dứt lúc một giờ trưa, chúng tôi xuống nhà dưới dùng cơm chay, không quên rủ ông Thọ ngồi cùng bàn. Vừa ăn vừa nói chuyện nho nhỏ.
Ông Thọ kể tiếp chuyện. Ông nói : Anh Chị biết không, gia đình tôi đến được Mỹ cũng trầy da tróc vảy. Chẳng khác gì Mạnh Hoạch bị cụ Khổng Minh bắt bảy lần, tôi cũng vượt biên tất cả bảy lần mới thoát. Cái họa vì hai cha con chúng tôi giống nhau xảy ra ở lần vượt biên thứ sáu.
-'' Chà, bảy lần đi trốn chắc ly kỳ lắm ''. Chồng tôi nói.


- Nhiều chuyện lắm, lúc đó sợ thấy mồ nhưng đến bây giờ
nghĩ lại thì thấy tức cười .
Tôi tò mò, nài nỉ ông Thọ kể thêm chuyện.
Thế là chủ nhật nào, khi dùng cơm chay ở chùa là tuị tôi rủ ông Thọ và vài người nữa ngồi cùng bàn để nghe chuyện. Ông Thọ lần lượt kể bảy lần vượt biên của ông.


Lần thứ nhất : Vừa ra khỏi trại học tập cải tạo, ăn Tết xong, tôi có mối đi. Nơi khởi hành là Nha Trang. Em tôi ở thị xã này. Lấy cớ thăm em để rồi trốn đi luôn. Ngay cả vợ chồng nó, tôi cũng dấu, nói dối chúng nó là có việc làm ở Nha Trang, nhân thể ghé thăm, hôm sau đi nhận việc. Để che mắt công an, buổi họp tổ khu phố tối hôm đó, tôi theo bà già vợ nó đi họp. Các buổi họp Tổ thường toàn là ông bà già đại diện gia đình. Đa số ít học, đi cho có mặt, các ông bà ngủ gật là thường. Công an khu phố phải chỉ từng người bắt phát biểu ý kiến.


Bà Năm phải phát biểu. Bà nói :'' Chế độ cũ chó đẻ, chế độ mới chó chết ''. Mọi người cắn răng nín cười.
Công an khu vực cũng kiên nhẫn hỏi : '' Xin Bác giải thích rõ hơn cho Tổ nắm được ý kiến ''. Bà thản nhiên đáp :
-' Chế độ cũ chó no chó đẻ, chế độ mới chó đói chó chết ''.
Mọi người cười ngất. Bà Năm phải học tập bảy ngày vì chưa thông đường lối của nhà nước.



Đến lượt bà Lành phải phát biểu, bà hồ hởi nói : chúng tôi rất biết ơn cách mạng vì nhờ ơn cách mạng mà chúng tôi ngày nay chúng tôi không ăn đạn pháo kích của Việt cộng. Vài người ngơ ngác, vài người làm mặt tỉnh. Quả tình bà Lành chẳng biết Việt cộng là ai chứ bà không có ý xỏ xiên, nhưng bà cũng phải học tập bảy ngày vì tội phát biểu ''linh tinh''. Lúc đó Việt Nam đang đụng độ vói Trung quốc, thấy các bà phát biểu không có lợi, anh công an chỉ đại tôi và nói:


- ''Xin Anh cho biết cảm nghĩ trước sự xâm lăng của địch''. Tôi đáp ngay bằng cách nói lại lịch sử đời Trần và kết luận rằng nhân dân ta đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, tất nhiên ngày nay chắc chắn sẽ thắng nữa; rồi để cứu nguy cho chính mình, anh xin hát bài '' Hội nghị Diên hồng'' để tặng cả Tổ. Nhờ giọng ca hùng tráng, tôi được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. Sở dĩ tôi làm vậy, vì thấy nếu nói thêm vừa lòng anh công an thì chết với các bà như bà Năm mà nói vừa lòng cả Tổ thì có ngày đi học tập mút chỉ.


Ngay đêm đó, mười hai giờ khuya, tôi đi bằng ghe đánh cá. Biển sóng lớn quá, cấp sáu, cấp bảy gì đó, ghe đi không nổi. Mọi người đề nghị quay về . Có người nói : '' bị bắt cũng đươc, khi thả ra đi nữa, chứ chết thì hết đi''. Người đạo Phật, người đạ0 Chúa cầu chúa, có anh thanh niên kia cứ vái '' lạy ông cá bà cá đừng bắt con''. Cuối cùng ghe phải quay trở lại bờ. May quá, chuyến đi này không có đứa con nít nào, khi công an xét hỏi, tụi tôi nói láo là đi đánh cá, gặp sóng lớn phải quay về. Lúc hỏi giấy tờ, tôi cầm chừng như chết đến nơi, tôi chí thành cầu Phật bà Quan Âm cưú khổ, cưú nạn cho tôi. Thật là linh ứng, tôi không hiểu sao, tôi đứng áp chót không bị xét mà tên công an lại hỏi ông đứng đằng sau tôi, là người cuối cùng. Thế là tôi thoát nạn và tôi trở về Sài Gòn ngay chiều hôm đó.


Lần thứ hai : Lần thứ hai vợ tôi lo cho tôi đi bằng đường bán chính thức. Đường dây này dành cho người Hoa nhưng có nhiều người Việt giả vờ làm người Hoa cũng đi. Tôi lấy tên là Lý Thiên. Hồi còn đi học tôi đứng sau quỷ và ma, thường nhái những Ông Tàu nói tiếng Việt nên bây giờ tôi nói tiếng Việt kiểu người Tàu nói giống lắm. Chuyến đó tàu khẩm (400 người). Tàu lại chết máy phải quay trở lại. Má tôi la tôi: '' Tại bay lấy cái tên ngỗ nghịch quá, trời phạt đấy''. Tôi đuối lý, lặng thinh. Ngày 29/6/79, bán chính thức đóng cửa. Thế là tôi mất toi mười cây.


Lần thứ ba: Lần này đi chui hoàn toàn không mua bến, mua bãi, không mua công an. Thằng cha kết chủ ghe là Miên lai, vợ Việt, nó móc nối với bạn tôi, sẽ đi ở Rạch Giá. Bạn tôi rủ tôi, tôi bằng lòng. Chủ ghe nói sẽ bóc nhiều chuyến từ cá nhỏ ra cá lớn Cá lớn, lớn lắm phải đậu ở cửa biển. Cá nhỏ chở tôi, hai ông nữa, hai bà và thằng chèo ghe. Bạn tôi không đi vì chết nhát, vợ hắn, chị Nga gan hơn thế chỗ hắn. Tôi nói với Chị: ''Chị Nga à, tôi thấy tướng thằng cha kết gian hùng liệu nó có lừa mình không ?



Chị đáp: ''Nó có gian hùng mới làm nghề này, đi thì cứ đi, đừng thắc mắc. Tôi thấy chị nói cũng có lý. Mười hai giờ khuya, cá nhỏ khởi hành, trời tối đen như mực, đi lâu lắm, trời tang tảng sáng, thằng chèo ghe tắp vào một đảo nhỏ và chỉ một hang đá bảo tụi tôi tạm trú ở đó, đến chín giờ tối sẽ ra cá lớn là tới Thái lan liền. Tôi đói, ăn ổ bánh mì phết mật ong mà vợ tôi đã bọc cho tôi. Bỗng có tiếng lạ: Jésus, lạy chúa tôi''. Ông ngồi bên cạnh vội bịt mồm bà lại. Thì ra trước mặt Bà Thoa là con rắn đen phun phì phì. Tôi vội liệng hòn đá đuổi rắn đi. Mọi người, ai có gì ăn nấy để cầm hơi. Tôi ngậm thêm miếng sâm. Suốt tối hôm đó, chúng tôi chờ dài cổ chẳng ma nào đón.Bà Thoa chửi đổng:


'' Cha tiên nhân mày, mày lừa bà rồi, quân trời đánh thánh vật, mày ăn không của bà cây rưỡi ''. Quả đúng, chúng tôi đã bị lừa. Chúng tôi lo lắng ngồi trong hang nơi hòn đảo hoang vắng, chung quanh là nước mênh mông. Xế trưa, may quá có một ghe nhỏ đi qua, chúng tôi cầu cưú, năm người gom được mười một ngàn đồng Việt Nam đưa cho chủ ghe để được vào đất liền. Chủ ghe còn dặn tụi tôi rằng :'' nếu có gặp công an thì bà con nói là đi ăn cưới ở ngoài hòn về nhé ''. Tôi nghĩ thầm : '' đi ăn cưới mà lem luốc như một lũ ăn mày, liệu công an có tin không ? ''. Nhưng hên quá không gặp công an, mọi người mừng húm. Tới Sài Gòn, tôi không dám về nhà, đi cùng chị Nga về nhà bạn. Dọc đường, chúng tôi đóng kịch cứ như vợ chồng đi làm lao động về. Khi thấy chúng tôi, thay vì lo sợ, bạn tôi lại cười tươi rói nói với vợ rằng : '' Thấy em về, anh mừng quá ''. Vợ nó tức lắm, la chồng :'' Tiền mất, không đi được mà anh mừng à? ''. Nó lặng thinh. Sau này nó tâm sự với tôi rằng: hôm vợ nó đi, nó chỉ cầu cho vợ nó đừng đi được để về với nó.

Vợ chồng nó hiện giờ đang ở Cali, đi theo diện H.O.


Wednesday, June 15, 2016


THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ





Thứ năm, 16/06/2016

Nhật tố cáo tàu do thám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Các giới chức ở Tokyo nói một chiếc tàu do thám của Trung Quốc đã tiến vào lãnh hải của Nhật Bản sáng sớm hôm nay.
Chiếc tàu do thám đã được phát giác vào khoảng 3:30 sáng hôm nay, thứ Tư 15/6 ở gần đảo Kuchinoerabu ở miền Nam Nhật Bản.
Tin cho hay chiếc tàu rời khỏi lãnh hải của Nhật Bản 90 phút sau đó.
Trung Quốc tuyên bố đã hành động trong phạm vi các quyền hợp pháp của họ dựa trên luật pháp quốc tế và quyền tự do hàng hải.
Khu vực liên hệ nằm ở lằn ranh phân cách Thái Bình Dương với Biển Đông, và không thuộc vùng biển đang là điểm nóng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Nhật Bản trước đây đã cảnh cáo rằng bất cứ tàu bè nào tiến vào các vùng biển mà Tokyo tuyên bố có chủ quyền vì bất cứ lý do nào khác hơn là “thông qua vô hại” sẽ bị tàu tuần duyên Nhật hạ lệnh trục xuất\
http://www.voatiengviet.com/content/nhat-to-cao-tau-do-tham-trung-quoc-xam-pham-lanh-hai/3377320.html 

Thứ năm, 16/06/2016


TQ cảnh báo Tổng thống Obama chớ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tổng thống Obama đã nhiều lần gặp Đức Đạt Lai Lạt ma, vị lãnh tụ tinh thần được nhân dân Tây Tạng tôn sùng, và gọi ông là một người bạn tốt.
Tổng thống Obama đã nhiều lần gặp Đức Đạt Lai Lạt ma, vị lãnh tụ tinh thần được nhân dân Tây Tạng tôn sùng, và gọi ông là một người bạn tốt.
Trung Quốc hôm 14/6 cảnh báo Tổng thống Obama chớ gặp Đức Đạt Lai Lạt ma và nói rằng làm như vậy có thể phương hại tới sự tin tưởng giữa hai nước.
Cuộc gặp gỡ được ấn định cho ngày 15/6, sẽ là một cuộc gặp riêng tư để tránh gây giận dữ cho Bắc Kinh, vốn coi Đức Đạt Lai Lạt ma là một nhân vật đòi ly khai nguy hiểm.
Tổng thống Obama đã nhiều lần gặp Đức Đạt Lai Lạt ma, vị lãnh tụ tinh thần được nhân dân Tây Tạng tôn sùng, và gọi ông là “một người bạn tốt”.
Nhưng Trung Quốc lo sợ cuộc gặp sẽ đánh đi một thông điệp sai lạc đến người dân Tây Tạng.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng, hôm 15/6 nói với các nhà báo: “Nếu cuộc gặp gỡ như vậy được tiến hành, nó sẽ đánh đi một tín hiệu không đúng tới thế lực đòi ly khai, đòi độc lập cho Tây Tạng, và như vậy sẽ phương hại tới sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước”.
Cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt ma và chính quyền trung ương Trung Quốc đã đình chỉ từ năm 2010.
Người Tây Tạng lưu vong bầu lại thủ tướng của họ vào tháng Năm vừa rồi, và vẫn hy vọng có thể tiếp tục cuộc thảo luận với Trung Quốc về “một giải pháp trung dung” để Tây Tạng có quyền tự trị thật sự.
http://www.voatiengviet.com/content/tq-canh-cao-tt-my-cho-gap-duc-dat-lai-lat-ma/3377228.html
Thứ năm, 16/06/2016

TT Mỹ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma bất chấp sự phản đối của Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Barack Obama chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tòa Bạch Ốc, ngày 15 tháng 6 năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tòa Bạch Ốc, ngày 15 tháng 6 năm 2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp nhận lời chia buồn từ cá nhân Đức Đạt Lai Lạt Ma về vụ xả súng ở Orlando, bất chấp khuyến cáo của Trung Quốc rằng hai nhà lãnh đạo không nên gặp nhau.

Lãnh tụ tinh thần Phật giáo được dân Tây Tạng sùng kính có cuộc gặp kín với Tổng thống Obama hôm nay 15/6 tại Tòa Bạch Ốc.
Chính quyền Mỹ cho hay Tổng thống Obama tiếp nhận lời chia buồn của Đức Đạt Lai Lạt Ma về vụ nổ súng và ca ngợi Ngài về các nỗ lực cổ võ lòng từ bi, sự cảm thông và tôn trọng giữa con người với nhau.

Trước đó, Trung Quốc khuyến cáo ông Obama chớ nên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma vì làm như vậy có thể gây tổn hại cho sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước Mỹ-Trung. Bắc Kinh xem Đức Đạt Lai Lạt Ma như một phần tử ly khai nguy hiểm.
Tổng thống Obama đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma nhiều lần và mô tả Ngài là ‘một người bạn tốt.’
Trung Quốc e các cuộc gặp kiểu này sẽ đánh đi một thông điệp sai lệch cho người dân Tây Tạng.
Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 15/6 nói với báo giới tại Bắc Kinh: ‘Nếu cuộc gặp đó diễn ra thì sẽ gửi đi một thông điệp sai lệch tới các lực lượng ly khai mưu tìm độc lập cho Tây Tạng, sẽ gây phương hại cho lòng tin và sự hợp tác lẫn nhau giữa hai nước.’
Các cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với chính quyền trung ương Trung Quốc chấm dứt từ năm 2010.
Người dân Tây Tạng bầu chọn Thủ tướng hồi tháng 5 và họ vẫn hy vọng rằng các cuộc đối thoại với Trung Quốc về ‘con đường trung đạo’ mang lại tự trị cho Tây Tạng có thể tiếp nối.
Thứ năm, 16/06/2016

'Những vụ việc liên quan đến các quan chức báo hiệu sự thay đổi'

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, vừa rời chức vụ cách đây 2 tháng, đã bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.
Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, vừa rời chức vụ cách đây 2 tháng, đã bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.
Truyền thông và công luận Việt Nam trong những ngày gần đây đang nóng lên về một số vụ việc gắn với các quan chức chính quyền.
Mới nhất là việc cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, người mới rời chức vụ cách đây 2 tháng, bị Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) chất vấn trong một lá thư đề ngày 13/6 về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo trong bộ và trong doanh nghiệp nhà nước.
Chức vụ cuối cùng mà ông Hải nắm giữ từ tháng 2/2015 là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một doanh nghiệp nhà nước lớn.
Tôi nghĩ rằng đây là sự chuyển động từng bước và có căn cứ và được sự ủng hộ của người dân. Đây cũng phản ánh đòi hỏi của công luận, của người dân và doanh nghiệp. Nó thể hiện cái yêu cầu của sự phát triển của kinh tế, của xã hội Việt Nam, thể hiện khát vọng dân chủ.
Nhận xét về lý do công luận bất bình về việc bổ nhiệm này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA Việt ngữ:
“Đây là một cái việc sai trái rất rõ ràng. Một ông bộ trưởng là đại diện chủ sở hữu nhà nước ở cái tổng công ty đó lại bổ nhiệm con mình vào chức vụ là phó tổng giám đốc ở đấy là một cái điều sai hẳn Luật Doanh nghiệp”.
Trước vụ việc này, truyền thông và công luận Việt Nam cũng tập trung sự chú ý, kể cả bày tỏ thái độ bực bội về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đi xe tư nhân rất sang trọng nhưng lại gắn biển xanh chỉ dành cho xe nhà nước, bên cạnh đó là những nghi vấn về việc ông trúng cử đại biểu quốc hội.

Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu kiểm tra, xác minh các nội dung báo chí phản ánh về ông ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu kiểm tra, xác minh các nội dung báo chí phản ánh về ông ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Sự ồn ào về ông Thanh trên truyền thông đã dẫn đến việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 9/6 yêu cầu các ủy ban của đảng, Bộ Công an và một số cơ quan nhà nước, kể cả Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, nơi ông Thanh từng làm lãnh đạo, phải kiểm tra, xác minh những nội dung mà báo chí phản ánh về ông này. Ông tổng bí thư yêu cầu phải “coi đây là việc cần làm ngay”.

Trên mạng xã hội, một số người cho rằng những vụ này là dấu hiệu của một cuộc bài trừ nạn bè phái, lạm quyền, song ở một quy mô nhỏ hơn và ít ầm ĩ hơn nhiều so với chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc. mặc dầu vậy, với con mắt chuyên gia, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ rằng đó là các dấu hiệu của sự chuyển động chứ không phải đây là một chiến dịch mà giống như là ông Tập Cận Bình đã thực hiện trong nhiều năm nay. Hai cái sự việc nó khác nhau”.
Tôi nghĩ rằng đó là các dấu hiệu của sự chuyển động chứ không phải đây là một chiến dịch mà giống như là ông Tập Cận Bình đã thực hiện trong nhiều năm nay. Hai cái sự việc nó khác nhau.
Tiến sỹ Doanh cho rằng những hành động mới đây của lãnh đạo đảng cầm quyền có thể bị thúc đẩy bởi những mong muốn thay đổi của người dân sau nhiều năm chứng kiến rất nhiều điều bất hợp lý trong cách thức điều hành chính quyền và vận hành xã hội. Ông cho rằng “có dấu hiệu” là sự thay đổi - được giới lãnh đạo chính trị điều khiển, kiểm soát - đang “thật sự chuyển dịch, có tính chất mạnh mẽ và đồng bộ hơn”.
Ông nói thêm một cách cụ thể:

“Tôi nghĩ rằng đây là sự chuyển động từng bước và có căn cứ và được sự ủng hộ của người dân. Đây cũng phản ánh đòi hỏi của công luận, của người dân và doanh nghiệp. Nó thể hiện cái yêu cầu của sự phát triển của kinh tế, của xã hội Việt Nam, thể hiện khát vọng dân chủ”.
Thời gian gần đây, đảng cầm quyền đã chịu nhiều sức ép từ người dân khi họ liên tục lên tiếng thông qua truyền thông và mạng xã hội về tình trạng ô nhiễm môi trường, nạn lợi ích nhóm, và các cái sai trái khác. Sức ép này dường như đã dẫn đến một số thay đổi nhưng chưa to lớn và có tính cơ bản như nhiều người mong đợi.
 http://www.voatiengviet.com/content/ts-le-dang-doanh-vu-viec-lien-quan-toi-cac-quan-chuc-bao-hieu-su-thay-doi/3376842.html
Thứ năm, 16/06/2016

Cứu sống phi công trong tai nạn rớt chiến đấu cơ gần Nghệ An

Ảnh minh họa: Chiến đấu cơ SU-30 MK2 của không quân Việt Nam.
Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 15/6 rằng Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, một trong hai viên phi công trong vụ rơi chiến đấu cơ SU-30 ngoài khơi bờ biển tỉnh Nghệ An ở miền trung, đã được cứu sống và đưa vào bờ.
Tin cho hay ông Cường và viên phi công còn lại đã nhảy dù khi đang bay huấn luyện vào sáng sớm 14/6 vì theo lời ông Cường “trong buồng lái có tiếng nổ”.
Ông Cường, 39 tuổi, đã được một tàu cá cứu. Ông cho biết sau khi nhảy dù ông và phi công Trần Quang Khải, 43 tuổi, “bị văng ra hai nơi cách nhau khoảng 4 kilomet”.
Địa điểm chính xác nơi máy bay gặp nạn vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, nhà chức trách đang huy động tàu hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, ít nhất 4 trực thăng và cả tàu cá của ngư dân để tìm kiếm viên phi công còn mất tích. Ông Khải là Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923.
Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nói với báo chí rằng các tàu cá được chia làm 3 khu vực, dàn hàng ngang tìm kiếm trên diện tích biển từ Thanh Hóa vào đến Hà Tĩnh.
Khu vực máy bay bị nạn được cho là trên mặt biển cách bờ biển ở thị xã Cửa Lò, Nghệ An vài chục kilomet về phía đông. Tình hình thời tiết trong hai ngày 14 và 15/6 không có gì bất thường.
Trong điều kiện như vậy, việc tìm kiếm bằng trực thăng rất thuận lợi. Tuy nhiên, gần một ngày trôi qua kể từ thời điểm xảy ra tai nạn, một viên phi công được cứu là nhờ tàu cá, còn hơn một ngày trôi qua vẫn chưa tìm thấy viên phi công còn lại. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn về khả năng cứu hộ bằng trực thăng ở Việt Nam.
Theo Thanh Nien, Zing, Vnexpress
 http://www.voatiengviet.com/content/cuu-song-phi-cong-trong-tai-nan-phi-co-su-gan-nghe-an/3376818.html

Tranh cổ động Trung Quốc xuất hiện trên truyền hình Việt Nam
Tranh cổ động 'Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông' được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' trên kênh truyền hình VTV.
Tranh cổ động 'Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông' được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' trên kênh truyền hình VTV.


Kênh truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) lại vấp phải chỉ trích của dư luận sau khi bị phát hiện sử dụng hình ảnh minh họa kêu gọi “học tập tư tưởng của Mao Trạch Đông”.
Bức tranh cổ động có tên "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông" đã được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý".
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết hiện có nhiều luồng dư luận về vụ việc này.
“Trong nước dư luận đang xôn xao, bức xúc về chuyện này. Dư luận có nhiều chiều. Có một chiều nói rằng là đồng hóa nhanh quá. Có một chiều nói rằng nhầm lẫn rồi ‘lỗi thằng đánh máy’. Nó bộc lộ một sự ngu dốt của các cơ quan truyền thông Việt Nam, khi mà phải ăn cắp những cái ảnh này”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam để hỏi ý kiến về những chỉ trích họ trên mạng.
Tuy nhiên, khi trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Phạm Việt Tiến, Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, cho biết đây là chương trình của báo Quân đội nhân dân tổ chức, VTV chỉ truyền hình trực tiếp chương trình.
Trước câu hỏi về trách nhiệm, ông Tiến được trích lời nói rằng “khi truyền hình trực tiếp thì VTV không thể xử lý hết được những cái mà ban tổ chức (báo Quân đội nhân dân) đã chuẩn bị trước đó”.
Bài báo trích lời lãnh đạo của VTV sau đó đã bị rút khỏi trang báo mà không rõ lý do. Nhận định về việc những gì liên quan tới Trung Quốc hiện đều gây ra các phản ứng ở Việt Nam, ông Thành nói thêm:
“Cái tư tưởng bá quyền, tư tưởng lăm le xâm chiếm nước Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc rất là rõ. Việc làm này thể hiện một sự đồng nhất về văn hóa của Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Phẫn nộ là vì nhân dân cho rằng đường lối, sách lược thông tin truyền thông đã bị Trung Quốc khống chế. Mà cái này lại là trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên VTV”.
Cơ quan quản lý truyền thông của Việt Nam chưa lên tiếng trước lời nhận xét của ông Thành.
Cựu du học sinh ở Trung Quốc cho biết thêm rằng bức tranh cổ động trên từng được một họa sĩ ở Việt Nam sao chép và sửa chữa thành tranh cổ động về an toàn lao động.
Năm ngoái, VTV cũng vấp phải sự cố khi phát đoạn nhạc trong bài “Ca ngợi tổ quốc”, “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc.
Trong khi đó, VTV hiện vẫn là tâm điểm của dư luận sau khi phát chương trình “60 phút mở”, bị coi là “đấu tố” một MC nổi tiếng về “động cơ” chia sẻ clip vụ cá chết, cũng như chất vấn việc “làm từ thiện vì ai”.

GS. PHẠM ĐỨC LIÊN * CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI HOA VIỆT 1977

Phạm Đức Liên

Phần 1:A. Dẫn nhập:

1. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Saigon đầu hàng, Việt Cộng (xin hiểu là Việt Nam Cộng Sản Đảng) thống nhất đất nước sau một cuộc chiến không cần thiết (3 lãnh tụ Roosevelt, Churchill và Staline của 3 cường quốc thắng trận – đã thỏa thuận về vùng ảnh
hưởng và giải phóng các dân tộc nhược tiểu – sau khi thế chiến thứ hai (1939-1945) chấm dứt tại hội nghị Yalta tháng 2/1945 và Postdam tháng 7/1945) – cốt nhục tương tàn (4 triệu dân quân đã chết – xác tan tành mà vẫn như mơ ! – đánh cho Trung Cộng, Liên Xô !). Thừa thắng xông lên, Việt Cộng theo đuổi chủ nghĩa bá quyền: một Liên Bang Đông Dương mà Việt Nam lãnh đạo. Một tiểu bá phía Nam cùng đại bá phương Bắc (Liên Xô): kẹp chết Trung Cộng ở giữa. Hiểu rõ thằng đàn em bướng bỉnh, vô ơn (không có Trung Cộng thì không thể thắng được Pháp, Mỹ), xoay chiều – Trung Cộng ra tay trước/ bằng mọi giá - ủng hộ Polpot (Khmer Đỏ) làm chủ Campuchia – từ đầu năm 1975




Trung cộng đánh Nam Quan


(cụ thể là Trung Cộng gởi hơn 10,000 cố vấn qua giúp Khmer Đỏ; viện trợ 1.5 tỉ đô la Mỹ/trong 3 năm 1976, 1977, 1978; cung cấp vũ khí, đạn dược, xe cộ, xăng dầu, cho một đạo quân Polpot có 200,000 lính (tức 25 sư đoàn); xây dựng đường mòn Đặng Tiểu Bình xuyên qua Thái Lan, mà cứu viện Khmer Đỏ. Quân Polpot quấy phá mấy tỉnh Việt Nam dọc biên giới Việt Miên và đánh chiếm đảo Phú Quốc. Việt Cộng viễn chinh, quân Việt tổng phản công trên khắp chiến trường Campuchia – và ngày 23/12/1978, Phnompenh thất thủ, Khmer Đỏ tan rã!. Việt Cộng lập chánh phủ Campuchia thân Việt Nam. Thủ tướng Việt Cộng Pham Văn Đồng bay qua Nam Vang ký hiệp ước hỗ tương. Tướng Văn Tiến Dũng cũng bay qua chào mừng chiến thắng – giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ở biên giới Việt Hoa (tháng 2/1979)!!


Quân Việt Nam

2. Người Hoa tại Việt Nam có khoảng 2 triệu (20% sinh sống ở miền Bắc, 80% buôn bán ở miền Nam) – nắm giữ phần lớn thương mại (nhất là tại miền Nam). Việt Cộng bài Hoa (ngược đãi, xua đuổi…) . Tháng 5/1978, Trung Cộng phải mang tàu qua Việt Nam để chuyên chở khối người Hoa về cố quốc (230,000) – đó là chưa kể nhiều người Hoa đã dùng đường bộ chạy qua nhiều cửa khẩu ở biên giới Việt Hoa. Trong trận “túc cầu” nầy, Việt Cộng thắng Trung Cộng 1-0.
3. Tháng 6/1978, Việt Cộng gia nhập Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế do Liên Xô đề xướng. Tháng 11/1978, Việt Cộng và Liên Xô ký Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác (có mục phòng thủ chung/quân sự). Vào thời điểm nầy thì Liên xô là kẻ thù số 1 của Trung Cộng. Thế thì trên giấy trắng mực đen: Việt Cộng không còn đu dây giữa Bắc Kinh và Moscow nữa mà hoàn toàn xoay trục (đi hẳn với Liên Xô). Chứng cớ hiển nhiên qua những con số thống kê: tháng 8/1978 số cố vấn và chuyên viên Nga tại Việt Nam là 4,000, tăng thật nhanh – để đầu năm 1979 là 6,000 (Đại tướng Obaturovym/ thường trực tại Bộ Tổng Tham Mưu). Liên Xô ồ ạt viện trợ cho Việt Cộng: tên lửa phòng không, xe tăng, máy bay , vũ khí tối tân qua cảng Hải Phòng – nhất là sau ngày 17/2/1979 (chiến tranh Hoa Việt bắt đầu)


. Hàng hàng lớp lớp tàu vận tải của Nga dồn dập bốc dỡ hàng. Viện trợ quân sự: 1977 là 130 triệu đô la Mỹ, 1978 là 600 triệu, 1979 là 1 tỉ). Nhiều phi cơ Liên Xô bay đến Cam Ranh và 2 khu trục hạm bỏ neo ở Cam Ranh… Viên trợ kinh tế cũng tăng nhanh (1975: 500 triệu đô la, 1979 trên 1 tỉ). Trong khi đó thì BắcKinh rút hết cố vấn/chuyên viên về và cắt đứt mọi viện trợ cho Việt Công từ tháng 6/1978. Cũng tháng 6/1978, Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội đóng cửa lãnh sự quán ở Côn Minh (Vân Nam), Nam Ninh (Quảng Tây), Quảng Châu (Quảng Đông)… trong thời gian ngắn nhất. Cả hai bên chuẩn bị chiến tranh.



4. Và Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Việt Nam là côn đồ. Phải dạy cho Việt Nam một bài học”. Để trấn an quốc tế, họ Đặng nhấn mạnh: “Cuộc trừng phạt sẽ giới hạn không gian lẫn thời gian”. Tháng 1/1979, Đặng Tiểu Bình xuất ngoại – tìm kiếm đồng minh. Họ Đặng gặp tổng thống Mỹ Carter (30/1/1979), trên đường về nước lại gặp thủ tướng Nhật. Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình họp với các tướng lãnh lần chót để ra chỉ thị và nhắc lại: “Tiến nhanh, diệt nhanh, rút nhanh – hạn chế không gian, thời gian”. Sáng sớm ngày 17/2/1979, cuộc chiến bắt đầu với biển người, biển lửa.. Những quả trọng pháo nổ dòn dã – tiếp theo là từng đoàn xe tăng T59, xe bọc thép K63 với bộ binh tháp tùng: biển lửa (súng phun lửa… ) biển người – đồng loạt tràn qua dọc biên giới Việt Hoa dài 1285 km. Tưởng chừng như vở cả một bầu trời – không một sinh vật nào có thể sống sót. Thế nhưng khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc đã phù hộ chúng con – chiến đấu đến cùng – bắn đến viên đạn cuối cùng – chết đến người lính cuối cùng – cho toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cẩm tú. Và:
“Chết vì tổ quốc,
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng,
Chí ta nhẹ nhàng.”
(Nguyễn Thái Học)

B. Chiến tranh biên giới Hoa Việt bùng nổ - ngày 17/2/1979.
1. Tương quan lực lượng:
a. Trung Cộng:
• Bắc Kinh dàn ra 2 mặt trận mà chiều dài chiến tuyến là 1285 km. Mặt trận Đông Bắc – quan trọng nhất do danh tướng Hứa Thế Hữu chỉ huy và mặt trận Tây Bắc do Đại tướng Dương Đắc Chí chỉ huy.
• 9 quân đoàn (mỗi quân đoàn gồm có từ 3 đến 5 sư đoàn) và 5 sư đoàn độc lập. 4 sư đoàn pháo binh và nhiều trung đoàn phòng không (với 500 đại bác và nhiều dàn hỏa tiễn địa không. Tổng số quân lính là 300,000. Cạnh đó là 500,000 dân công để tiếp tế, tải thương… Cuộc chuyển quân áp sát biên giới Việt Hoa của Trung Cộng rất ngoạn mục: dân chúng vùng biên giới vẫn sinh hoạt bình thường – say mê với “tứ hiện đại hóa” của Đặng Tiểu Bình – loáng thoáng có nghe thấy “dạy cho Việt nam một bài học” – mà ngâm nga:
“Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai”)
(Ngô Tất Tố dịch)

Lạng Sơn tan nát

  Trung Cộng huy động 700 chiến đấu cơ, phi cơ thả bom … (trong tổng số 3,500 máy bay hiện có đến những phi trường gần biên giới Hoa Việt và hạm đội Nam Hải (với 200 tàu chiến) trực sẵn ngoài khơi. Đạo quân nầy sẽ xử dụng nếu Liên Xô tham chiến?.b. Việt Cộng:• Tổng chỉ huy cuộc chiến là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Đại Tướng Văn Tiến Dũng. Bộ tư lệnh Tiền Phương là tướng Lê Trọng Tấn. Khi cuộc chiến xảy ra thì đến 50% chủ lực quân Việt Cộng đang viễn chinh tại Campuchia !!! Và lãnh đạo đang say men chiến thắng !


   Ở thế phòng thủ - nhất là địa thế hiểm nghèo – trùng trùng điệp điệp – vùng biên giới Việt Hoa, Việt Cộng đã bố trí từng sư đoàn tại từng nút chặn (check points) – đằng sau những trung đoàn địa phương quân 95, 121, 192, 254, 741, và những trung đoàn độc lập 141, 147, 148, 197 … và trung đoàn pháo 68. Binh lính tổng cộng là 100,000 cộng với 170,000 dân công tải đạn, tải thương… Quân đoàn 1 với 5 sư đoàn bọc vùng trung nguyên – bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Hai sư đoàn 327, 337 được tăng phái cho mặt trận Lạng Sơn – khi quá nguy kịch (23/2/1979). Hai bên đều tăng quân cứu viện.• Việt Cộng được trang bị bằng võ khí hiện đại (cả kho võ khí tối tân của quân lực VNCH để lại sau 30/4/1975: M16, M79, đại bác 175 ly… ) kinh nghiệm chiến đấu vẫn còn nóng hổi (cuộc chiến vừa tàn 1975) – trong khi quân Trung Cộng “ngồi chơi xơi nước” trên ¼ thế kỷ sau chiến tranh Triều Tiên (1950/53). Thế nhưng đồng bào thiểu số sống dọc theo biên giới Hoa Việt và dân tộc thiểu số song dọc theo biên giới Việt Hoa vẫn liên lạc mật thiết với nhau vì cùng một nguồn gốc. Và khối người Hoa số ở Bắc Phần là 2 nhóm vô cùng quan trọng trong cuộc chiến nầy. Họ làm tình báo, địch vận, giao liên, cắt dây điện thoại… cho Trung Cộng. Tình báo Trung Cộng đã móc nối được với họ từ lâu rồi.


Tù binh TRung Cộng

2. Cuộc chiến bùng nổ: diễn tiến (xin độc giả theo dõi sát bản đồ hành quân): Tiếng súng ầm vang hồi 5 giờ sáng ngày 17/2/1979 trên chiến tuyến dài 1285 km. Tiếng súng chỉ tạm ngưng nổ sáng ngày 5/3/1979 (sau khi Trung Cộng đã vào thị xã Lạng Sơn trong đêm/ngày 4/3/1979) sau khi đài phát thanh Bắc Kinh tuyên bố: “Cuộc chiến tranh chấm dứt vì đã hoàn tất mục tiêu và quân Trung Cộng chuẩn bị rút lui”.a. Giai đoạn 1: từ ngày 17/2 đến 26/2/1979 (10 ngày).• 17/2, ngày đầu của cuộc chiến: Trung Cộng tấn công như vũ bão (vận động chiến): pháo tới tấp – rồi xe tăng gầm thét và bộ binh (biển người). Chỉ ngày 17/2 quân Trung Cộng đã tiến sâu vào Việt nam gần 20 km. Việt Cộng chống trả kịch liệt từ những hang động, lũy chiến hào, hầm hố … khiến mặt trận phía tây, quân của tướng Dương Đắc Chí phải khựng lại ở Lào Cai. Trên mặt trận phía đông, Hứa Thế Hữu cũng bị cầm chân ở Đồng Đăng cửa ngõ vào Lạng Sơn. Cuộc chiến quá khốc liệt, hai bên đều bị thiệt hại nặng nề! – đến khủng khiếp.• Ngày 18/2 đến 22/2, Trung Cộng phải dùng du kích chiến: đánh bằng những toán đặc nhiệm, những tổ đặc công – đánh bằng bộc phá, sung phun lửa, bắn hoá chất … hai bên dành nhau từng đường hầm, từng hang động, từng cao điểm… Dã man và quá ác liệt !.


Đêm 22/2, Trung Cộng chiếm được thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Đồng Đăng sau 5 ngày quyết tử. Việt Cộng di tản chiến thuật! chờ quân cứu viện.• Tàu bay Liên Xô trực sẵn ở Cam Ranh ngày 24/2 giúp Việt Cộng chở quân từ miền Nam ra Bắc (chở cả quân đoàn Việt Cộng đang viễn chinh ở Campuchia) và vũ khí, đạn dược (cả tiểu đoàn pháo hiện đại nhất BM-21 mà Liên Xô vừa viện trợ… đến Lạng Sơn – vì Đồng Đăng lá chắn cuả Lạng Sơn vừa thất thủ) . Có thể Liên Xô tham chiến. Thế giới đại chiến thứ ba bùng nổ giữa những người cộng sản anh em ! rồi lôi nhân loại vào khói lửa mịt mù!. Ngày 23/2 Đặng Tiểu bình tuyên bố: “Đây chỉ là cuộc chiến tranh hạn chế - sau khi đạt mục tiêu – sẽ rút quân trong 10 ngày”.• Ngày 26/2/1979: Trung Cộng xiết chặt vòng vây chung quanh thị xa Lạng Sơn. Cuộc chiến bước vào một khúc quanh.“Đường lên Việt Bắc quanh quanh,Non xanh nước biếc, như tranh họa đồ."(Cadao)

 Quân TRuing Cộng tấn công

b. Giai đoạn 2: từ ngày 27/2 đến ngày 16/3/1979 (20 ngày)•

Đồng Đăng thất thủ ngày 22/2/1979 thì trước và sau đó 2 sư đoàn 327, 337 cùng nhiều sư đoàn khác (cả 1 quân đoàn) lên tiếp cứu Lạng Sơn lâm nguy.• 6 giờ sáng ngày 27/2 Trung Cộng bắt đầu pháo dữ dội – tấn công mạnh để chiếm những cao điểm (như cao điểm 800) ngõ hầu ở thế thượng phong: từ những cao điểm mà rót pháo vào những thị trấn nhỏ gần Lạng Sơn. Lạng Sơn là thế trận cao điểm – không là thấp điểm (hang động, giao thông hào …) như những chiến tuyến khác nữa.• Từ ngày 28/2 đến 2/3 là “đoạn đường máu lửa”: đoạn đường chí có 4 km – mà biết bao nhân mạng Trung Cộng mới áp sát được Lạng Sơn. Chiếm được những cao điểm 340, 391… pháo binh Trung Cộng rót thẳng vào Lạng Sơn – để rồi chiều ngày 4 tháng 3: Lạng Sơn thất thủ. !!! Pháo binh làm chủ chiến trường.


• Sáng ngày 5/3/1979: Bắc Kinh tuyên bố: “đã đạt được mục tiêu và chuẩn bị rút quân!” Để rồi ngày 16/3/1979. Bắc Kinh dõng dạc: “đã hoàn tất việc triệt thoái quân khỏi Việt Nam”. Hà Nội thoát chết (đã ra lịnh tổng động viên ngày 5/3/1979).3. Hậu quả: Chiến tranh biên giới Hoa Việt xảy ra rất ngắn ngủi: chỉ trong vòng 1 tháng từ ngày 17/2 đến 16/3 năm 1979 thế nhưng bao tang tóc, tàn phá…a. Trung Cộng: 17,000 binh sĩ tử trận. Việt Cộng : 25,000 liệt sĩ. Trong bất cứ một cuộc chiến tranh cận và hiện đại thì tỉ lệ bị thương khoảng 2.5 lần số người bị chết.b. Ngày 17/2/1979, trên con đường tấn công và xâm chiếm Việt Nam, quân Trung Cộng đã tàn phá một diện tích khoảng 20kmx1285km để đạt chiến thắng. Trên đường triệt thoái (sau ngày 5/3/1979) một lần nữa lính Trung Cộng lại tàn sát và tàn phá đến bình địa mọi nhà thương, trường học, chùa chiền, nhà thờ, di tích lịch sử…: 25,700 km2 (7.5% diện tích nước Việt Nam). Hỏi rằng: “Có bao nhiêu thường dân vô tội của 6 tỉnh biên giới Việt Hoa còn sống sót?". Bao nhiêu là chất xám để xây dựng lại Việt Nam cẩm tú! Đau quá!C. Lời kết:“Sứ mạng lịch sử là sứ mạng cao cả và con đường lịch sử là con đường quyết định”.
Quân Trung Cộng tấn công

Con đường quyết định những ngày đầu năm 1979 là Lạng Sơn. Lạng Sơn thất thủ ngày 4/3 1979 từ đó dễ dàng cho đoàn quân viễn chinh Trung Cộng tiến vào Hà Nội. Thế nhưng lại một lần nữa “Khí thiêng sông núi – hồn thiêng dân tộc” đã phù hộ con cháu Lạc Hồng. Đặng Tiểu Bình – một phần lo ngại dư luận quốc tế (cá lớn nuốt cá bé) – một phần sợ Liên Xô nhảy vào chiến cuộc – đã chấm dứt cuộc chiến và ra lịnh rút quân. Hà Nội thở nhẹ nhỏm.Trong trận “túc cầu” lần thứ hai thì Trung Cộng đã thắng Việt Cộng 1-0. Trung Cộng và Việt Cộng đang đá trận cầu thứ ba. Không biết có dám cản gan mà đá hay không? Hãy trông cậy vào thực lực của mình = 100 triệu dân Việt Nam (96 triệu trong nước và 4 triệu hải ngoại). Phải tự trị đại học để sinh viên, giáo sư tự do phát minh, sáng chế (cụ thể là bằng sáng chế được trình tòa (patents) ngõ hầu sánh vai cùng năm châu bốn biển.“Việt Nam. Việt Nam ơi !Bầu trời Nam rực sáng,Tháng ngày đẹp tuyệt vời,Điện tử - khúc ca vang “.(Vietnam – oh Vietnam!The brilliant Vietnam sky,Future days are coming,“Hi-tech” is the victorious song”.)


Phần 2:1. Biên giới Việt Hoa (1285 km) là vùng núi rừng hang động hiểm trở - nuiis đồi trùng điệp, tưởng như vô tận – là 2 vòng cung Đông Bắc và Tây Bắc, che chở và ấp ủ - đàn con cháu Lạc Hồng trong cái nôi ấm áp – châu thổ sông Hồng. Quân xâm lăng phương Bắc – hầu như lúc nào cũng gầm gừ thôn tính “dải sơn hà cẩm tú đó”. Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi ! Chúng con nguyện giữ trọn từng tất đất, từng thước biển – mà tổ tiên đã hy sinh bao xương máu. Cụ thể là 3 lần con cháu Rồng Tiên đã đánh tan đạo quân bách chiến bách thắng Mông Cổ trong những năm 1258, 1285 và 1288 … cho Đại Việt “Minh Châu Trời Đông”.
Tù binh VIệt Nam
2. Chiến tranh biên giới Hoa Việt ngày 17/2/1079 chỉ kéo dài 30 ngày nhưng sức tàn phá và sự tàn sát của nó thì khủng khiếp cho Việt Nam. Trên đường triệt thoái (từ 6 tháng 3 đến 16/3/1979: chỉ 10 ngày) tướng Hứa Thế Hữu (tổng chỉ huy chiến dịch) đã ra lịnh cho binh sĩ: “Sát Cách Vô Luận” (“thấy là giết không cần lý lẽ !”). Bao nhiêu thường dân chết oan!? Dù chạy thật nhanh mà trốn vào rừng sâu. Dọc hai bên đường rút quân là bình địa (cầu cống, đường sá, nhà máy nước, trạm phát điện… bị phá hủy hoàn toàn).

Bình địa một diện tích 20x1285 km = 25,700 km2 (tương đương 7.5% diện tích Việt Nam) và nhân mạng như sau:Trung Cộng: 17,000 binh sĩ chết, 42,500 bị thương.Việt Cộng: 25,000 liệt sĩ, 62,500 bị thương, 35,000 thường dân thiệt mạng (sai số 2%)Ngay cả những cột mốc biên giới Việt Hoa cũng bị san bằng – nhiều cột mốc bị đào lên và lính Bắc Kinh đem chôn sâu về phía Việt Nam khiến ta mất khoảng 60 km2 (coi như 5x12km) phần lớn là những cao điểm quan trọng (núi Lão Sơn cao trên 1400m - Âm Sơn, cao điểm 1059. Vị Xuyên, cao điểm 685/772…). Cả hai thuộc Hà Giang. Ngày 16/3/1979, đài Bắc Kinh dõng dạc: “

Đã đạt mục tiêu và hoàn tất cuộc triệt thoái.”. Thế nhưng chiến tranh biên giới Hoa Việt vẫn âm ỉ, rồi nổ lớn năm 1984…, 1989.3. Chiến tranh biên giới Hoa Việt tháng 2/1979 chỉ kéo dài 1 tháng nhưng có rào trước, đón sau với thế giới bằng tuyên bố của Đặng Tiểu Bình (tạm gọi là cuộc chiến “easy talked than done”. Nhưng tiếng súng nổ sau ngày 16/3/1979 ở biên giới Hoa Việt khốc liệt hơn, não nùng hơn, giành giựt nhau từng ngọn núi, ngọn đồi, cao điểm, đánh xáp lá cà bằng cảm tử quân (bạch binh chiến) rồi pháo binh rót ngày trên đầu quân ta, quân thù bằng những địa danh: núi xay thịt, đồi thịt băm, lò vôi thế kỷ, thung lũng gọi hồn … vì cả hai bên đều chết hết (trên 2,000 nhân mạng trên một ngọn đồi!). Chiến tranh Hoa Việt 10 năm nầy (1979-1989) cứ âm thầm diễn tiến, rất ít lời tuyên bố của giới chức thẩm quyền đôi bên nhưng vô cùng bạo tàn bằng bạch binh chiến (tạm gọi là cuộc chiến “

Do more than talk”). “Thương nước, thương nòi, con quốc quốc”, tác giả xin quý vị theo dõi cuộc chiến nầy (10 năm ròng rã = 1979-1989) trong bài kỳ tới: “Dạy Việt Nam bài học thứ hai !”. Dạy đến thuần thục thì thôi !.4. Tình báo Trung Cộng giỏi lắm thế nhưng gián điệp Việt Công cũng chẳng thua gì, lại thêm sự giúp đỡ của điệp viên Liên Xô. Ấy thế mà sự chuyển quân của đạo binh Bắc Kinh áp sát biên giới Hoa Việt gần 1 triệu người (300,000 binh lính với pháo binh, chiến xa, quân cụ, xe cộ thực phẩm để chiến đấu trong 30 ngày cộng với 500,000 dân công..) và nhất là Trung Cộng di chuyển 700 phi cơ chiến đấu, bỏ bom đến những phi trường sát biên giới Hoa Việt để nếu cần thì chỉ 7 phút bay tới Hà Nội, rồi 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải trực sẵn ở ngoài khơi (Biển Đông) … mà Hà Nội chỉ biết lờ mờ!?

Chưa kể những sự kiện rõ ràng: tháng 12/1978, Trung Cộng ngừng các tuyến đường xe lửa tới Việt Nam và tháng 1/1979 các chuyến bay Bắc Kinh – Hà Nội bị cắt đứt. Lạc quan tếu? hay nội tuyến ? của bài “Chiến tranh biên giới Hoa Việt, 1979” tiếp theo nầy. Và để truy điệu 60,000 quân dân hy sinh cho Việt Nam.B. Tinh thần chủ quan, Việt gian ở ngay thượng tần kiến trúc lãnh đạo Hà Nội:

1. Sau mỗi chiến thắng, đều có chia rẽ ở thượng tầng lãnh đạo:a. Lịch sử đã chứng minh. Thời VNCH trước ngày 1/11/1963 khi phải đoàn kết để đòi hỏi bình đẳng tôn giáo thì Thượng Tọa Thích Tâm Châu và Thượng Tọa Thích Trí Quang đứng dưới một mái chùa. Sau ngày 1/11/1963 được bình đẳng rồi (trong quân đội VNCH trước 1/11/1963 chỉ có một Nha Tuyên Úy Công Giáo!. Sau đó Nha Tuyên Úy Phật Giáo ra đời, chăm sóc tinh thần cho 85% quân nhân và gia đình là Phật Tử. Rồi Nha Tuyên Úy Tinh Lành…) vì nhiều lý do… quý vị chia rẽ tạo ra Phật Giáo Viện Hóa Đạo, Phật Giáo Ấn Quang…!b. Lịch sử là một sự tái diễn (L’histore est un éternel recommencement).* Những nhà lãnh đạo quốc gia phải thấu triệt lịch sử - không phải đọc mà phải học. Lịch sử (Bất Đại Học, Bất Tri Lý) và phải đậu – cho dù nhân văn không chính xác bằng STEM.*

Sau khi từ hang Pắc Bó, Việt Cộng chiếm được một nửa lãnh thổ (sau hiệp định Genève, 20/7/1954) từ vĩ tuyến 17 trở ra. Tháng 10 năm 1954, Việt Cộng tiếp thu Hà Nội. Kể từ đó Hà Nội chia rẽ: - Phe chủ trương phát triển kinh tế miền Bắc rồi với thế mạnh đó sẽ dễ dàng thống nhất Việt Nam. - Phe chủ chiến, phải xâm lăng miền Nam bằng mọi giá (la fin justifie le moyen). Phe nầy thắng.* Ngày 30/4/1975 từ địa đạo Củ Chi, Hà Nội chiếm Sài gòn (không kể gì đến hiệp ước Paris 27/3/1973 để thống nhất đất nước. Kể từ đó Hà Nội chia rẽ trầm trọng.

2. Phe “Thừa thắng xông lên”hay phe “bần cố nông”. Tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ”. Đó là phe chủ chiến, họ muốn thôn tính Campuchia rồi Lào để lập nên Liên Bang Đông Dương do Hà Nội làm chủ để đối đầu với Trung Cộng. Phe nầy gồm Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi 1906-2000), Lê Duẩn (Quảng Trị 1907-1986), Văn Tiến Dũng (Hà Nội, 1917-2002)…3. Phe “kiến quốc trong hòa bình” hay phe “trí thức”. Hiểu rằng do những khúc rẽ của lịch sử thế giới, Việt Nam đã thống nhất về một mối. Hãy hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế mà bắt tay với mọi quốc gia trên địa cầu. Đứng đầu là Võ Nguyên Giáp (cử nhân Luật, đại học Hà Nội/Đông Dương năm 1938, sanh tại Quảng Bình, 1911-2013)…*

Trong bất cứ cuộc tranh chấp nào giữa trí thức và bần cố nông thì thường phe bần cố nông thắng. Võ Nguyên Giáp và phe nhóm nhiều lúc bị thất sủng!.* vì bị mua chuộc (do ngoại bang) hay vì quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhiều người từ phe tả chạy qua phe hửu hay ngược lại như sẽ thấy sau đây.4. Trong chiến tranh biên giới Hoa Việt, tháng 2/1979: Việt gian giả vờ “lạc quan tếu !?Lãnh đạo cao cấp nhất của Hà Nội không thống nhất ý chí!: trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.• Phe dân sự: Lê Duẩn (Tổng Bí Thư): “Đập tan mọi âm mưu xâm lược của chủ nghĩa bành trướng phương Bắc”. Thế nhưng hàng ngủ dân sự cũng có chia rẽ (bị ngoại bang mua chuộc hay lạc quan tếu=chủ quan).

Cụ thể sáng ngày 17/2/1979 khi Trung Cộng tiến quân trên toàn biên giới Việt Hoa thì trưa hôm đó cơ quan tuyên giáo vẫn thuyết trình: “Cho ăn kẹo Trung Cộng không dám đánh Hà Nội “.• Phe quân sự:Ngày 16/2/1979, tướng Văn Tiến Dũng (chỉ huy quân đội nhân dân) trong buổi sinh hoạt thân thiện cùng sĩ quan khi trả lời câu hỏi : “Bắc Kinh tốt với chúng ta tại sao phải bố trí !. Ông ra lịnh cho quân chủng phòng không: “ Sinh hoạt như thường lệ, ai đi phép cứ đi, ai ứng trực cứ trực, không việc gì phải ứng chiến!”. Ra lịnh xong ông đi Campuchia giữa lúc dầu sôi lửa bỏng ở biên giới Hoa Việt: chiến tranh bùng nổ lúc 5 giờ sáng ngày 17/2/1979.Hai ba ngày trước cuộc tổng tấn công 17/2, địch đã pháo kích thăm dò và gởi những toán trinh sát để định lượng tình hình. Thế mà ngày 16/2, tại Cao Bằng trước ba quân, Thượng Tướng Đàm Quang Trung (lạc quan tếu hay bị Bắc Kinh mua chuộc ?) : “Cho ăn kẹo lạc, Trung Cộng cũng không dám đánh chúng ta!” Lãnh đạo thượng tầng của Hà Nội – có kẻ đã ăn kẹo Trung Cộng rồi !?. Kẹo kim cương, kẹo vàng lá…•  

Vài tháng trước biến cố trọng đại 17/2, dân quân địa phương nhiều vùng dọc biên giới Việt Hoa được lịnh lau chùi súng ống rồi cất vào kho chỉ để một số tượng trưng cho canh phòng biên cương! Giữa lúc Bắc Kinh ầm ầm chuyển quân áp sát biên giới Hoa Việt (ở đây là ầm ầm không phải âm thầm nữa !). Việt gian ở thượng tầng giả vờ và lạc quan tếu, bán Mẹ Việt Nam cho bọn bành trướng Bắc phương!!!. Mẹ yêu dấu ơi, dân tộc nào cũng có kẻ gian – Việt gian sẽ phải đền tội trước lịch sử dân tộc.5. Đồng bào thiểu số sống dọc theo biên giới Việt Hoa là “những cụm tình báo Hoa Nam”:a. Có đến 54 sắc tộc sinh sống (làm rẩy, săn bắn..) dọc biên giới Việt Hoa. Đông nhất là người Tày (1.6 triệu), Thái (1.6), Mường (1.3), H’Mong (1.1), Nùng (1), Dao (750,000)…

Đây là những con số thống kê năm 2009. Bắc Kinh móc nối , vuốt ve cung cấp những nhu cầu tối thiểu như mùa đông đến thì cho chăn mền… đặc biệt là cho các phương tiện truyền thông (hầu như mỗi gia đình được cho một máy radio để nghe tin tức, dĩ nhiên là nghe một chiều theo tuyên truyền của tình báo Hoa Nam). Đó là chưa kể đến khối người Hoa còn lại sau tháng 5/1978.b. Dân tộc thiểu số sống ở biên giới Việt Nam lại liên lạc chặt chẽ với đồng bào thiểu số sinh nhai dọc biên giới Trung Hoa vì họ có cùng nguồn gốc, ngôn ngữ… Đây là những cụm gián điệp nhỏ của tình báo Hoa Nam: thâu thập tin tức, địch vận, cắt giây điện thoại, và nhất là chiến dịch rỉ tai, gây hoang mang cho dân Việt (điển hình là đồng bào thiểu số nhóm Tày, Mường bảo nhau: “Vua Đặng sắp qua thăm Lào Cai, Lạng Sơn..”)


C. Lời kết:1.

Cho dù đứng cùng trong khối cộng sản, Bắc Hàn chẳng tin Liên Xô cũng không theo Trung Quốc. Bắc Hàn chỉ tin vào chính Bắc Hàn để còn cháo lỏng mà húp ! Đi với Trung Quốc, cặp với Liên Xô rồi vì quyền lợi, họ hy sinh mình như Mỹ đã hy sinh VNCH, Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc)… thì chết. Chi bằng Bắc Hàn chế bom nguyên tử, bom hóa học… hù mấy siêu cường quốc cho diễu diễu vui vui…2. Trong The TOP 50 những nước mua nhiều vũ khí nhất thế giới (2006-2010) thì Việt Cộng đứng thứ 43, (2011-2015) Hà Nội xếp hạng 8 (hay 3% tổng số vũ khí sản xuất – nếu chia đều cho 200 quốc gia thì mỗi nước là 0.5%). The Statistics của Brookings Institute và SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute/ Sweden) tháng 2/2016 Nam Hàn mua 2.6% tổng số vũ khí toàn cầu để đương đầu với Bắc Hàn. Hà Nội mua tới 3% – sẵn sàng đụng độ với Bắc Kinh (trong khi ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh là 136 tỉđô năm 2015 – Hà Nội chỉ có 4 tỉ!). Hãy trông cậy vào 100 triệu dân Việt Nam (96 triệu +4): bao nhiêu là chất xám cho Việt Nam High Tech, cho Việt Nam điện tử…
Windy City / Indy 2/1/2016Pham Duc Lien, EdDGiáo sư sử địa trung học Trịnh Hoài Đức (BD), Nguyễn Trải (Saigon)Former Prof (Maths) Central Piedmont Community College, NC


CHUYỆN THẦN BÍ VÀ CHUYỆN HÀI






CHUYỆN THẦN BÍ

 
49 con chim xuất hiện trong lễ tưởng niệm 49 nạn nhân vụ xả súng Mỹ
Một cô gái tình cờ chụp được hình ảnh đàn chim xuất hiện trên bầu trời khu vực tổ chức lễ tưởng niệm cho 49 nạn nhân trong vụ xả súng đẫm máu ở thành phố Orlando và kinh ngạc khi đếm được có 49 con chim trong tấm ảnh.
Theo CNN, buổi tưởng niệm 49 nạn nhân được tổ chức hôm 13/6 tại trung tâm nghệ thuật biểu diễn Dr. Phillips ở thành phố Orlando, bang Florida, Mỹ. Mỗi lần người ta xướng lên một cái tên, mọi người lại im lặng, đâu đó vài tiếng nức nở phát ra.
Đang chìm đắm trong không khí đau buồn thì một cô gái bỗng ngước lên trời, nhận thấy có đàn chim bay qua và bấm máy.
"Đàn chim gợi cho tôi cảm giác bình an sau thảm kịch", cô nói.
Khi nhìn lại bức ảnh, cô sững sờ vì đếm được trong ảnh có đúng 49 con chim.
"Tôi đưa cho mọi người xung quanh xem và nhờ họ đếm", cô nói. "Chúng tôi đều choáng váng".
Tấm ảnh được cô đăng lên Facebook và thu hút hàng nghìn lượt chia sẻ. 
"Trên đó có 49 con chim, là những người bạn của tôi. Họ đã bay xuống với chúng ta đêm nay".
Phát ngôn viên của trung tâm nghệ thuật Dr. Phillips cho biết, họ cũng vô cùng bất ngờ, đồng thời khẳng định trung tâm không hề thả chim trong lễ tưởng niệm. 
Tại Lakeland, thành phố cách Orlando khoảng 100 km, người ta cũng tổ chức một buổi lễ tưởng niệm và phóng sinh 49 con chim bồ câu cùng ngày. Tuy nhiên, đàn chim xuất hiện ở Orlando màu đen, khác với đàn chim phóng sinh ở Lakeland.
Sau khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, cô gái trên từ chối công khai danh tính. Cô cho biết chỉ muốn mọi người tập trung sự chú ý vào các nạn nhân.
"Người chụp ảnh không quan trọng bằng nội dung tấm ảnh", cô nói. "Hy vọng tấm ảnh sẽ hàn gắn vết thương lòng cho mọi người".
Vụ xả súng ở Pulse, một trong những hộp đêm cho người đồng tính nổi tiếng ở thành phố Orlando xảy ra khoảng 2h ngày 12/6 khiến 50 người thiệt mạng, bao gồm cả tay súng và hàng chục người bị thương. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đứng ra nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ tuyên bố không có chứng cứ rõ ràng cho thấy IS chỉ đạo vụ xả súng.


 CÁC TRẬN GIAO CHIẾN TRÊN TRỜI

Một trận tử chiến đã diễn ra gần 400 năm trước tại một điểm gần Ethin (Anh) khiến 5.000 binh lính bỏ mạng. Về sau, thỉnh thoảng dân chúng quanh vùng vẫn thấy hình ảnh hai đạo quân ma đánh nhau trên bầu trời.

Bí ẩn chưa có lời giải: Các trận giao chiến trên trời

Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “Honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng, tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.
Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử RupectơOlive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường.
Bí ẩn về các trận giao chiến trên trời
Hiện tượng xuất hiện hình ảnh các trận giao chiến trên trời vẫn là điều bí ẩn. (Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống)
Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng... Từ đó trở đi, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều.
Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước.
Năm 1748, ở Đôphin gần thành Viên, 20 người đã tận mắt nhìn thấy một đạo binh đang đi trên bầu trời.
Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó.
Những trường hợp quan sát thấy “các trận giao chiến trên không trung” tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại.
Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của quốc vương Alexandre Nhepxki đã nhìn thấy “một binh đoàn của thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời để đến chi viện cho quân Nga...
Vào tháng 11/1956, hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin. Vào khoảng 3 giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình.
Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với viên quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745.

Lý giải của khoa học

Tiến sĩ toán lý A.Gurvich đã giải thích những ảo ảnh tương tự bằng hiện tượng quang học phức tạp trong khí quyển, do sự khúc xạ của ánh sáng trong hệ tầng khí quyển.
Hiện tượng này cũng được khảo sát kỹ lưỡng bởi các nhà vật lý Mỹ A. Phrayde và U.Makhơ. Các nhà bác học này cho rằng đặc tính kỳ lạ của “thấu kính khí quyển” là tạo ra những ảo ảnh khác nhau và thay hình đổi dạng các thông tin do ánh sáng chuyển tải theo mức độ truyền lan của nó qua khối không khí.
Ảo ảnh - quả là một cách giải thích thuận tiện. Nhưng vấn đề là ở chỗ một số biểu hiện của hiện tượng này không hoàn toàn nằm gọn trong kiến giải đó. Chẳng hạn dân chúng ở thị trấn Vecve (Bỉ) đã nhìn thấy trận giao chiến này xảy ra sau trận Oateclô đúng một tuần.
Các chuyên viên của Hội nghiên cứu thần giao cách cảm nổi tiếng trên toàn thế giới cho rằng bí mật của những trận đánh trên trời là ở chỗ trong thời gian giao chiến xảy ra, đã có sự phung phí rất lớn nguồn năng lượng sinh lý tinh thần. Sự kết vón của nỗi đau đớn, tâm trạng thất vọng và nỗi lo sợ được in dấu trong không gian rồi sau đó, thậm chí qua nhiều năm tháng, đã khơi gợi những hình ảnh trong đầu óc của những người rất nhạy cảm về mặt tâm lý.
Các nhà nghiên cứu Mỹ Oen và Pret cũng đi đến kết luận tương tự. Hai ông đã phân tích hơn 100 trường hợp “ảo ảnh” và đi đến hết luận rằng phần lớn những người nhìn thấy “trận giao chiến trên trời” vào thời điểm ấy đã ở trong trạng thái bị kích thích cao độ, có lẽ vì thế đã nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy.
Vậy có đúng là “những trận giao chiến của các bóng ma” không phải xảy ra trong hiện thực mà chỉ diễn ra trong đầu óc con người và gần với những ảo giác hơn là những ảo ảnh và những hiện tượng quang học khác? Xin chớ vội đi đến kết luận.
Điều bí ẩn về “những ảo ảnh lầm lạc trong không gian” có lẽ sẽ được lý giải bởi các chuyên gia thuộc Ủy ban nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronegiơ (Nga). Họ đi cùng các cán bộ của xí nghiệp “Địa chất Voronegiơ” mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát trong đới đứt gãy kiến tạo ở Novokhopexcơ. Ở đó họ đã phát hiện và chụp ảnh được “những kênh thoát năng lượng của trái đất”. Trên ảnh thấy rõ những quả cầu và đám mây phát quang ở phía bên trên các khu đất dị thường.
Hơn nữa, theo sự khẳng định của một trong những người chỉ đạo cuộc khảo sát là ông Henrich Xilanop, đoàn đã chụp ảnh được những sự kiện xảy ra tại những địa điểm đó trong quá khứ xa xôi. Trên ảnh chụp được nhờ một thiết bị đặc biệt ở trên bờ sông Hopec, ta nhìn thấy rõ những cái lều, những hình người đội mũ sắt... Trong lúc chụp ảnh, ở đó không hề có những thứ ấy.
Các chuyên gia Voronegiơ về những hiện tượng dị thường đã giải thích như sau: Có thể tấm phim đã ghi lại được một thông tin thị giác về thời xa xưa mà “trường ký ức” năng lượng thoát ra từ đới đứt gãy còn lưu giữ. Sự thể là ở chỗ trong những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, tuyến phòng thủ đã chạy qua những địa phương ấy. Tham gia tuyến phòng thủ này có một Trung đoàn Tiệp Khắc do L.Xvvoboda chỉ huy. Và những người lính đội mũ sắt hiện hình trên các bức ảnh cũng như trang phục của họ hoàn toàn phù hợp với thời kỳ đó.
Nhưng ngay cả khi nếu giả thuyết trên được xác nhận thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn về những “trận giao chiến trên trời”. Chẳng hạn, một số tài liệu đã thông báo về hiện tượng vật chất hóa lạ lùng của những đồ vật trong khi diễn ra những trận đánh trên trời. Ví dụ, năm 1686, tại Anh quốc, người ta quan sát thấy cuộc diễu hành trên trời của các binh lính có vũ trang. Và có rất nhiều khí giới, gươm súng, mũ giáp rơi lả tả xuống mặt đất.
Năm 1800, sau trận giao chiến trên trời ở vùng Kinken, người ta phát hiện thấy trên mặt đất có những cành cây bị gãy và nhiều vết máu trên cỏ.
Cập nhật: 17/09/2015 Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexpress
http://khoahoc.tv/bi-an-ve-cac-tran-giao-chien-tren-troi-17382



Bí ẩn về các đoàn quân quá khứ



Cho đến nay, các nhà địa chất, các nhà sử học, cổ sinh vật học, môi trường học, các nhà nghiên cứu về địa cầu vật lý, các nhà khoa học... đều công nhận rằng trên hành tinh của chúng ta vẫn còn vô số hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa giải thích được.

Bí ẩn chưa có lời giải về các đoàn quân "ma" trong quá khứ

Nhiều sách vở tài liệu nghiên cứu từ cổ đại đến nay đã ghi nhận nhiều sự kiện lạ kỳ. Các địa điểm thường xẩy ra hiện tượng quái lạ, bí hiểm hiện vẫn còn nhiều trên thế giới đã thu hút hàng ngàn nhà khoa học đến nghiên cứu nhưng lời giải thích thì vẫn còn mơ hồ; những hiện tượng lạ kỳ ở Australia, ở Ireland, ở Peru, những vùng đất huyền bí ở Nam Mỹ, ở Ai Cập, Â’n Độ,... Trong số các hiện tượng “khó giải thích đó” có chuyện về các đoàn quân “ma” xuất hiện ở vùng đất Loe Bar.


Bí ẩn về các đoàn quân quá khứ
Những quân đoàn "ma" vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại (ảnh minh họa)


ột buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenkins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar - một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cornish. Trong khi Jenkins đang chăm chú theo dõi các vùng đất thì bỗng nhiên ông ta vô cùng kinh ngạc khi thấy phía trước mặt mình một đạo quân thuộc thời Trung Cổ xuất hiện.
Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua những cuộc chạm trán trong trận mạc. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu và khoác loại áo choàng không có tay màu trắng, màu đỏ và màu đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenkins đứng.

Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenkins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung Cổ biến mất tức thì.
Jenkins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenkins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng.
Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm của trước đây Jenkins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenkins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được.


Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt mình, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ.
Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenkins đã nói như sau: “ Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ nặng cân hơn và có giá trị đứng đắn trung trực hơn...”


Bí ẩn về các đoàn quân quá khứ 

Các nhà khoa học vẫn tin có hiện tượng kỳ lạ về những đoàn quân "ma" từ thời Trung Cổ nhưng họ vẫn chưa tìm được lời giải (ảnh minh họa)
Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này. Theo sự giải thích của chính Stephen Jenkins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cornish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một giao điểm (node).
Loe Bar vẫn còn đó nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenkins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.
Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904.
Tháng ba năm ấy, một toán học sinh được thầy giáo dẫn đi du khảo. Họ leo lên ngọn đồi Marlpit gần Honiton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen. Toàn thể con người và gương mặt u ám như phủ một màn sương khói. Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma ấy đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedgemoor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marlpit.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tất cả các học sinh trong chuyến du khảo ấy đều thấy (người đàn ông trong quá khứ ấy) nhưng thầy giáo dẫn các học sinh thì tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả
Cập nhật: 08/09/2015 Theo TTVNOL
http://khoahoc.tv/bi-an-ve-cac-doan-quan-qua-khu-339




Nguyễn Phú Trọng viếng hàng thịt.

Tổng Lú : Chà ! Thịt trông ngon quá. Làm ăn khá không ?
Anh bán thịt : Mấy ngày trước khá hơn. Hôm nay chả bán được cân thịt nào hết.

Tổng Lú : Sao vậy ?
Anh bán thịt : Vì đồng chí đến đây, nên an ninh không cho ai vào chợ hết !

Tổng Lú : Vậy anh bán cho tôi một cân thịt đi !
Anh bán thịt : Xin lỗi đồng chí Tổng Bí Thư, không thể được.

Tổng Lú : Sao lại không ?
Anh bán thịt : Vì người ta đã tịch thu con dao chặt thịt rồi.

Tổng Lú : Cũng tốt thôi. Vậy bán cho tôi nguyên cái đùi heo này đi.
Anh bán thịt : Dạ, không được, thưa đồng chí.

Tổng Lú : Anh vẫn không chịu bán cho tôi là sao ?
Anh bán thịt : Thú thật với đồng chí, tôi đâu phải là người bán thịt. Tôi chỉ là nhân viên an ninh giả vờ làm người bán thịt thôi.

Tổng Lú : Thế anh giả làm người bán thịt, vậy thịt này thật hay giả ? Có tẩm thuốc không ?
Anh bán thịt : Dạ xin lỗi, tôi không dám tiết lộ bí mật quốc gia.



Nguyễn phú Trọng sang Mỹ gặp Obama và hỏi:

"Ông làm sao mà điều hành được một chính phủ hiệu quả như thế?"
Obama trả lời:
"Rất đơn giản, ngài chỉ cần được vây quanh bởi những người thông minh".
Nguyễn phú Trọng lại hỏi:
"Thế làm sao ông biết được ai là người thật sự thông minh?"
Obama trả lời: "cũng dễ thôi, ông chỉ cần đố họ câu hỏi thông minh", nói xong đoạn nhấn nút yêu cầu tiếp tân mời John McCain vô...
Hai phút sau John McCain vô và nói:
"Thưa Tổng thống, ngài gọi tôi".
Obama hỏi
"Hãy cho tôi biết, John McCain, ba mẹ của ông có đứa con, nó không phải anh em của ông, không phải chị em của ông, vậy nó là ai?"
John McCain trả lời: "Thưa ngài, đó là tôi".
Obama trả lời: "Chính xác! Rất tốt".
-Nguyễn phú Trọng trở về nước và kêu Nguyễn Tấn Dũng vào hỏi:
"Chú Dũng, cha mẹ chú có đứa con, nó không phải anh em của chú, cũng không phải chị em của chú, nó là ai?
Nguyễn tấn Dũng trả lời: "Em cũng chưa chắc, em sẽ trả lời sau".
Nguyễn tấn Dũng họp hết nội các lại và hỏi câu hỏi đó mà không ai trả lời được... Hỏi vòng vòng không xong, cuối cùng ở nhà vệ sinh Nguyễn tấn Dũng gặp Ngô Bảo Châu và hỏi:
"Thầy Châu, có thể trả lời tôi, cha mẹ thầy có đứa con mà nó không phải anh em thầy, nó cũng không phải chị em thầy, thế nó là ai?"
Ngô Bảo Châu trả lời:"Dễ mà! đó là tôi".
Trở lại gặp Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng nói hớn hở:
"đó là Ngô Bảo Châu",
Nguyễn phú Trọng tức giận chòm tới vố vào đầu Nguyễn tấn Dũng và thét to:
"đồ ngu! là John McCain!"
 CHA GIÀ DÂN TỘC 

Câu chuyện vui dưới đây được truyền-khẩu trong dân gian VN vào năm 1979, khi mà quan-hệ ngoại-giao giữa hai nước Cộng-sản VN và Trung-hoa lúc đó đã suy đồi đến mức tồi-tệ.

Chuyện xảy ra vào năm 1976. 
Thủ-tướng Trung-cộng Chu-Ân-Lai vào lúc đó có năm đứa con, ba trai hai gái. Trong năm đứa con này, đứa con trai út cho đến năm ba tuổi vẫn chưa biết nói, dù chỉ một tiếng.
Gia-đình rất lo, có chạy chữa khắp nơi, nhưng không có kết-quả.
Một hôm, một chuyện lạ đã xảy đến cho đứa bé. Ðang ngồi ăn cơm, thằng bé bỗng đứng phắc dậy, nhìn lên trời và thốt lên hai tiếng, "bà ngoại!". 
Ngay ngày hôm sau, bà ngoại của cháu qua đời. 
Ma chay chôn cất bà ngoại của cháu vừa xong thì một tuần sau, đang ngồi ăn cơm, thằng bé lại bỗng đứng phắc dậy, lại nhìn lên trời và thốt lên hai tiếng, "ông ngoại!".
Ngay ngày hôm sau, ông ngoại của cháu qua đời.
Thủ-tướng Chu-Ân-Lai rất lấy làm lo lắng.
Qua hai cái chết đột ngột của ông bà già vợ, dường như ông nhìn thấy được sự liên-quan giữa điều mà đứa con út của ông thốt ra và cái hậu-quả thảm-khốc xảy đến cho người mà nó nhắc tới. Rõ ràng là thằng bé này mà nhắc đến người nào thì người đó phải chết, như một lời tiên-tri, như một bản án tử-hình.
Chưa kịp tìm được cách nào để cho thằng bé không nói nữa thì chuyện khủng-khiếp đã xảy ra.

Ðang ngồi dự tang lễ của ông ngoại của nó, thằng bé lại đứng dậy, lần này không nhìn lên trời, chỉ la lên một tiếng thật lớn, "CHA".
Ngày hôm sau, Ðồng-chí Mao-Trạch-Ðông lăn quay ra chết.


Chúng tôi chịu, không thêm được một điều khôi-hài gì nữa, vì câu chuyện đã quá rỏ-ràng.

Ngay cả kết-quả khảo-nghiệm DNA cũng đã xác-nhận là thằng bé ba tuổi ở trên chính là con của Ðồng-chí Mao-Trạch-Ðông. Cả bốn đứa kia cũng vậy.



 

 Bắp và luật :
1 cụ già 60 tuổi , rụng hết răng đi chợ .
- bán cho bà 1 quả bắp nướng .
Tay bán bắp đưa bắp cho bà liền hỏi .
- bà mua cho cháu à ?...
Bà nhau mặt và nói .
- tôi mua cho tôi không được à .
Tay bán bắp cười và nói
- thề bà nhai bắp kiểu gì ?
Bà liền hỏi lại .
- chú có thấy quốc hội và chính phủ ra rất nhiều luật ?
- vâng có .
- và có những luật không thể thực hiện được nhưng vẫn ra luật, luật ra xong lại bỏ vào thùng rác .
- vâng , đúng thế .
- người dân thấy nghịch lý nhưng chả ai dám nói .
- vâng , vì luật đâu phải do dân nghĩ ra nên họ làm gì được ý kiến , nhưng nó liên quan gì tới trái bắp ?
- thế chú chưa hiểu à , tôi là chính phủ , quả bắp là luật , chú là dân .
Bắp tôi mua tôi ăn được hay không là quyền của tôi , không ăn được tôi bỏ . chú là dân ý kiến làm éo gì .
Tay bán bắp ???



 
 Chữa bệnh khó ngủ .
Bác sĩ : ông bi làm sao ?
Bệnh nhân : dạ mất ngủ .
Bác sĩ : lâu chưa ?
Bệnh nhân : hơn 1 năm rồi , tôi đã nghe lời khuyên của bác sĩ trước về luyện tập thể thao , ăn uống điều độ và sinh hoạt tình dục đúng cứ mà chả khá hơn tí nào ....
Bác sĩ : thế ông đã vào họp quốc hội lần nào chưa ?
Bệnh nhân : ??
Chưa , nhưng có liên quan à ?
Bác sĩ : ông vào đó là ngủ được liền à , tôi chữa cho cả trăm và thành công cả trăm . năm nay đang chọn người mới ông mua 1 ghế đi vào trong đó ngồi ngủ .




Cá nào không chết .
trong đợt biển nhiễm hóa chất cá chết rất nhiều nhưng có loại cá nào không chết .
thầy mới tí trả lời .
dạ cá độ ạ





No comments:

Post a Comment