Pages

Wednesday, November 23, 2016

NGƯỜI VỢ PUTIN = VIỆT MỸ =TRUNG CỘNG =-TORONTO


NGƯỜI VƠ PUTIN

NGƯỜI VƠ PUTIN

Tuần trước tờ báo tiếng Đức Die Welt công bố một cuộc phỏng vấn người vợ cũ của tổng thống Nga đương nhiệm trên danh nghĩa – bà Liudmila Putina. Người chồng của tôi, tiếc rằng đã chết từ lâu rồi. Tôi phải thừa nhận điều này công khai, bởi vì tôi không thể nhìn những gì đang diễn ra dưới cái tên của anh ta. Đó là những con người khủng khiếp. Họ sẽ không dừng lại ở bất cứ điều gì. Tôi sợ rằng bây giờ họ sẽ giết tôi và các con gái tôi hệt như họ đã giết chết anh ta. Gia đình chúng tôi không xứng đáng được gọi là một gia đình lý tưởng. Khi tôi vừa mới lấy chồng, tôi đã yêu một nhân viên tình báo. Nhưng thực tế hóa ra hoàn toàn khác. Putin là một kẻ hèn hạ, một thằng đàn ông tàn nhẫn, một kẻ bạo chúa. Hắn ta không bao giờ đếm xỉa tới tôi, đơn giản là không thèm quan tâm tới sự tồn tại của tôi.
 Tôi đã là cần thiết đối với anh ta dường như chỉ để có đủ thành phần đăng ký cho một gia đình và như một người mẹ đối với những đứa con của anh ta. Tôi thấy khó để nói về điều này, nhưng Putin đã cho tôi ăn đòn, nhục mạ tôi, chế nhạo tôi. Cuộc sống cùng với anh ta là cả một sự tra tấn đầy đọa. Tôi đã gắng gượng để chiến đấu, không phải chỉ từng một lần chuẩn bị nộp đơn ly dị. Nhưng đối với người đàn ông này không có bất cứ điều gì là thiêng liêng cả. Để bịt miệng tôi, anh ta tống tôi vào bệnh viện tâm thần. Tôi đã trải qua tất cả các vòng của địa ngục… Ma túy, chất định hướng tâm thần, sự nhạo báng. Trong một thời gian dài tôi bị nhốt trong khu vực cách ly và trong một thời gian dài tôi đã không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy mọi người. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác này với sự rùng mình. 
Từ một người phụ nữ trẻ và tự tin tôi đã trở thành một cái bóng, ý chí của tôi đã bị bẻ gãy, tôi đã phải đồng ý tất cả mọi điều kiện, chỉ để được ra khỏi nơi đó. Putin là một kẻ hèn hạ, một thằng đàn ông tàn nhẫn, một kẻ bạo chúa. –Liudmila Putina Nhưng tất cả những gì bắt đầu sau cái chết của anh ta nói chung không thể mô tả nổi. Anh ta đã có một giai đoạn phức tạp. Tất nhiên anh ta đã không nói với tôi chuyện gì cả, anh ta đã càng trở nên kín đáo hơn. Một tháng trước khi chết, vào đêm hôm đó, anh ta đem những đứa con gái đi mà không hề báo trước, thậm chí tôi cũng không được biết đi đâu. Và sau đó anh ta đã hoàn toàn biến mất… Vào ban đêm, những người không rõ đã ập tới nhà chúng tôi – một số trong họ tôi có biết, một số thì lần đầu tiên trông thấy. Họ lộn tung tất cả mọi thứ từ trên xuống dưới, xem xét lại tất cả mọi giấy tờ, gõ vào tất cả các bức tường trong nhà. Họ nói với tôi chỉ có một điều: “Nếu cô còn muốn sống – thì hãy câm miệng”. 
Tất cả những câu hỏi của tôi về chồng mình được người ta vắn tắt trả lời rằng, anh ta sẽ sớm trở về, rằng anh ta đang có một cuộc họp quan trọng phải đi xa và rằng vì lợi ích của an ninh quốc gia tôi không nên thảo luận về điều này với bất cứ ai cả. Vài ngày sau thì đã xuất hiện một kẻ đóng thế anh ta… đầu tiên. Sau này tôi mới biết rằng cái chết của Vladimir (Putin) đã được chuẩn bị trước, anh ta đã bị thủ tiêu khi kẻ đóng thế đầu tiên trên thực tế gần như đã sẵn sàng thay thế vị trí của anh ta. Bề ngoài kẻ đóng thế tất nhiên rất giống Putin – tôi đã rất ấn tượng. Nhưng đó đã là một người hoàn toàn khác. 
 Họ đã bằng cách nào đó đã thành công trong việc quản chặt các các cô con gái. Còn tôi thì họ đưa ra một tối hậu thư – hoặc là tôi đóng vai trò của một người vợ trung thành tận tụy hoặc cả tôi lẫn những đứa con gái không còn trên đời này nữa.Tôi đã không có lựa chọn nào khác. Tôi trước tiên đã phải cố gắng tránh khỏi các hoạt động cộng đồng. Mọi sự chú ý có thể gây ra của các nhà báo, âm mưu và tin đồn – tất cả điều này là cấm kỵ đối với tôi. Nhưng để giả vờ là vợ của một người đàn ông xa lạ thì thậm chí còn khủng khiếp hơn. Vì vậy, họ đã chuẩn bị cả một kẻ đóng thế ngay cả tôi luôn. 
Để đến khi tôi có trót nói điều gì đó sai, không như kịch bản theo kế hoạch, thì mọi nhầm lẫn sẽ được là phẳng. Giả sử họ mà có đủ thời gian kịp dựng một kẻ đóng thế đến mức độ khá giống thì tôi đã bị giết từ lâu rồi. Thật kỳ diệu, là chúng tôi đã được cứu thoát. Vì những nguyên nhân dễ hiểu, tôi không thể kể về những người đã giúp chúng tôi ngăn chặn vở kịch khủng khiếp này và trốn thoát. “Ly dị” đã giải thoát tôi. Bây giờ tôi sống ở nước ngoài, đối với tôi mọi thứ ổn thỏa cả. Nhưng tôi sợ phải nhìn thấy những gì đang xảy ra với nước Nga. Tất cả mọi người, hãy thử vận dụng các đến giác quan của các bạn xem! 
Các bạn đang sống như những kẻ chết đói ăn xin, cố gắng giật gấu vá vai, người ta vẫn không hề đoái hoài mà một cách không thương tiếc đang tước đoạt, vơ vét và đang lừa dối các bạn. Và giờ đây chỉ đáng có một câu hỏi về cuộc sống của người dân gốc bản địa của nước Nga. Nếu các bạn hèn nhát mà tiếp tục sợ hãi và bỏ qua tất cả những gì đang xảy ra trong đất nước này – thì các bạn coi như cũng đã chết rồi. Thinh Phan Duc (fb) Xem bài gốc tại đây http://rusjev.net/2015/03/27/lyudmila-putina-moego-muzha-davno-net-v-zhivyih/

VƯỜN THƠ

DƯ THỊ DIỄM BUỒN
>
> Tôi với anh sinh ra trên nước Việt
> Anh miền Bắc có sông Đuống sông Hồng
> Miền Nam tôi có chín nhánh Cửu Long
> Nuôi ruộng lúa Tiền, Hậu Giang, Đồng Tháp...
>
> Vườn cây quằn trái thênh thang bát ngát
> Cho dân Nam có cuộc sống ấm no
> Khi chúng tôi trong lứa tuổi học trò
> Chăm sách vở, kính thầy, yêu bè bạn...
>
> Gặp người khốn khổ trong cơn hoạn nạn
> Lễ phép đưa đường, giúp đỡ, viếng thăm...
> Khi ốm đau mọi chữa trị, thuốc thang...
> Chánh phủ cho, lo cả nhà dưỡng lão...
>
> Hãng xưởng thị thành, nông thôn nếp, gạo...
> Trường dạy nghề đào tạo những sinh viên
> Học kỹ thuật và đạo đức thánh hiền...
> Tương lai đẹp dựng, xây, bồi... đất nước
>
> Nền tảng đó có từ muôn thuở trước
> Trên nước Việt Nam hùng vĩ gấm hoa...
> Ai tội đồ, rước Cộng sản vào nhà?
> Để Nam Bắc cắt chia... dòng Bến Hải!
>
> Dân miền Nam sống hiền hòa nhân ái
> Luôn siêng năng trong tài trí, thiện tâm...
> Cùng quyết lòng xây dựng một miền Nam
> Chánh thể Cộng Hòa an cư, lạc nghiệp...
>
> Miền Bắc Cộng sản ác gian, oan nghiệt...
> Bắt thiếu niên bỏ học, đào hầm chông...
> Gieo mầm thù hận, oán... tận đáy lòng
> Lẻn vào Nam gây “nồi da xáo thịt”
>
> Say máu Cộng không kể già, trẻ nít...
> Đại bác nả bừa tan tát giáo đường...
> Bịnh nhân chết... bởi pháo kích nhà thương
> Giết học trò giờ chơi trường Cai Lậy...
>
> Đất Thần Kinh đặt hầm chông, mìn, bẫy
> Tết Mậu Thân tàn sát cả vạn người...
> Những oan hồn biết đến thuở nào nguôi...
> Huế yêu ơi, Huế sầu thương chất ngất!
>
> Tôi với anh sống trên cùng dãy đất
> Chia cắt hai miền, Nam Việt sáng tươi
> Nơi đất Bắc Cộng kềm kẹp tơi bời
> Theo Tàu, Nga... toàn trái ngang, ác đức...
>
> Cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam thống nhứt
> Mấy mươi năm, dân tộc có được gì?
> Chúng tôi, giờ anh làm kiếp chim di!
> Lãnh hải, lãnh thổ... Cộng đem chia bán
>
> Rước Tàu phù vào tạo lập doanh bản...
> Làm đường, xây nhà... chỉ để mị dân
> Tốt làm chi đó cái bọn vô thần...
> Chiếm nước ta... làm quận nhà chúng nó!
>
> “Độc lập tự do” cũng câu nói đó!
> Ai mà tin! Anh bị gạt nửa đời...
> Nỗi xác xao cay đắng mãi không nguôi...
> Hãy bỏ Cộng, cùng Quốc Gia dựng nước
>
> Quê hương sẽ thanh bình như thuở trước
> Màu cờ vàng phấp phới rợp trời xanh
> Sao xả thân cho chế độ gian manh?
> Tội gì anh, còn chần chờ chi nữa...
>
> Chạy thụt mạng qua được vùng đất hứa...
> Hãy cùng chúng tôi dưới bóng cờ vàng
> Ta trở về giải phóng cứu Việt Nam
> Nếu tim anh còn quê hương, dân tộc
>
> Anh đã biết dân bị Tàu đầu độc
> Ác, gian, bán trôn, cướp giựt, lao nô...
> Từ Bắc vào Nam nếp sống xô bồ...
> Cai trị dốt, tham... thương dân chẳng có!
>
> Không nhận Quốc Kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ?
> Là anh không cùng Chánh Nghĩa Quốc Gia
> Là vĩnh viển anh không phải bạn ta!
> Dù tôi anh cùng giống dòng Hồng Lạc!
>
> DƯ THỊ DIỄM BUỒN
>
> Email: dtdbuon@hotmail.com
> ĐT: (530)822 5622 >
TRONG MƠ
Ngoài song ta đứng ngẩn ngơ
Bên song em vẫn thờ ơ lạnh lùng
Tiếc gì một nụ môi hồng
Một tia mắt ấm mà không trao mời?
Để ta lạc lõng giữa trời
Nắng vàng từng giọt rã rời pha phôi.
Bên này ta vẫn đơn côi
Ngẫm buồn thân phân nổi trôi tháng ngày
Đêm về uống rượu thật say
Ngỡ như em mở vòng tay đợi chờ.
Thì thôi em cứ thờ ơ
Còn ta, ta sống trong mơ một mình!

LÝ TỐNG

SOLITARY DREAMS

Outside here I was standing, an astounded fool;
Behind the window-frame you remained cool.
Why to spare just a smile on your lips, rosy, tender?
Why to save even an warm regard, not to render?
So that I myself felt lost in the inapposite place
With each yellow sunbeam in a withering space.
On this side I have still been always alone
Reflecting upon my plight, a plankton grown.
Every night I rely on wine to booze – gee! –
To imagine your opening arms intended for me.

Well, do continue to be chilly in the extreme!
As for me, I live my life in each solitary dream!

Translation by THANH-THANH
<
__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le

Reply via web post Reply to sender Reply to group Start a New Topic Messages in this topic (1)
Chính Nghĩa tự có tính thuyết phục - Nhân Nghĩa tự có tính cảm hóa

http://www.chinhnghia.com
http://www.kimau.com
http://www.tinhhoa.org
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

VƯỜN NHÀ Ở HUẾ

Những hình ảnh tuyệt đẹp của nhà vườn Huế
Thứ Tư, 11/02/2015 17:04  

Nhà vườn Huế vừa có nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống và An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất trong số 7 nhà vườn còn lại đến nay.

 

 
Nhà vườn Huế là một loại hình di sản kiến trúc đặc biệt ở đất cố đô. Nhà vườn Huế vừa có nét tinh hoa quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. An Hiên là nhà vườn tiêu biểu nhất trong số 7 nhà vườn còn lại đến nay, tọa lạc tại địa chỉ 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên cách Chùa Thiên Mụ vài trăm mét, ở vùng đất Kim Long lịch sử bên bờ Bắc sông Hương.
Khuôn viên nhà vườn An Hiên hiện nay có hình gần như vuông, với diện tích 4.608m2. Mặt bằng khu đất đã được quy hoạch và xây dựng theo những nguyên tắc kiến trúc truyền thống của phương Đông, của Việt Nam và của xứ Huế. Lối đi từ cổng vào nhà dài đến 34m được viền bằng 2 dãy cây bạch mai ở hai bên đan ngọn vào nhau tạo ra một chiều sâu hun hút, một ấn tượng thâm nghiêm và thanh tĩnh.
Với một bố cục chỉn chu, các công trình kiến trúc tuy không nhiều nhưng đều được sắp xếp một cách có quy chuẩn. Ở giữa khu vườn là ngôi nhà rường 3 gian 2 chái với sự thiết kế, kết cấu, chạm trổ và trang trí nội thất hết sức mẫu mực. Chức năng chủ yếu của ngôi nhà cổ này là dùng để thờ phụng và tiếp khách, ở gian chính giữa được thiết trí các bàn thờ theo nguyên tắc "tiền phật hậu linh".
Trong ngôi nhà rường, các chủ nhân quá cố đã trang hoàng những bàn ghế cổ, tủ chè xưa và treo nhiều hoành phi câu đối mang những nội dung văn học nghệ thuật và đạo lý thật sâu sắc. Toàn bộ gian chính của ngôi nhà được kết hợp bằng gỗ lim, gỗ mít chắc chắn, liên kết mộng hoàn toàn (không dùng đinh vít). Trải qua hơn 106 năm, những chất gỗ và cấu trúc đều không bị mối mọt và hư hỏng từ các vật dụng trong nhà tới các chi tiết chạm khắc tinh xảo trên gỗ.
Trước sân nhà là một bể cạn rất lớn và tấm bình phong xây bằng gạch khá rộng, vừa biểu thị cho những yếu tố của thuật phong thủy trong kiến trúc, vừa làm gia tăng các giá trị thẩm mỹ của tổng thể công trình. An Hiên là tư gia và cũng là nơi lui tới của nhiều nhân sỹ trí thức, tao nhân mặc khách. Mặc nhiên, An Hiên chứa đựng cả những giá trị văn hóa tinh thần, cốt cách sống của những con người đáng kính trọng.
Khắp trong vườn, các thế hệ chủ nhân đã cho trồng hàng chục loại cây lưu niệm cao cấp, cây ăn quả lấy giống từ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và hàng trăm loài hoa quý, thay nhau đơm hoa kết trái cả 4 mùa. Hầu hết các loại cây trong vườn là quà biếu tặng từ các giai nhân từ Bắc tới Nam với bà Đào Thị Xuân Yến lúc đương thời. Vào trong vườn, bạn có thể hái quả và ăn ngay tại vườn nhưng không được phép mang về.
Đến ngôi nhà số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên này, nếu may mắn bạn sẽ được cô hầu gái theo mẹ đã từng phục vụ bà Đào Thị Xuân Yến từ thuở nhỏ kể chuyện về bà, về khuôn phép lễ nghi trong nhà và các lễ nghi giao tiếp thời đó của bà đối với các vị khách tới nhà... Rồi bạn sẽ phải ngạc nhiên về những câu từ văn thơ của người xứ Huế thân thương và gần gũi chừng nào.
Chi phí vào tham quan khoảng 20.000 đồng/người, gửi cho chị trông nom ngôi nhà thay cho vé vào cửa.

BÁ0 TRUNG QUỐC NÓI VỀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Báo Trung Quốc: 7 điều đáng lưu ý khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ

Báo Trung Quốc: 7 điều đáng lưu ý khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ
(VTC News) – Các báo Trung Quốc đăng bài viết nói về 7 điều đáng lưu ý trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, so sánh với cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông và Nichxon năm 1972.


Bài viết trên Hải Nam nhật báo sau đó được các trang tin lớn của Trung Quốc lấy lại và đăng tải, cho rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ là “chuyến đi lịch sử”.

Bài viết này của Lăng Đức Quyền, chuyên viên của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã.

Nội dung bài viết, được giới thiệu là “phân tích, giải mã và làm rõ 7 điểm đáng chú ý và được truyền thông nước ngoài chú ý nhất” trong chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

VTC News giới thiệu nội dung chủ yếu trong bài viết nêu trên:

1.Chuyến thăm lịch sử
Không chỉ có truyền thông Việt Nam và Mỹ gọi chuyến thăm của ông Trọng là ‘mang tính lịch sử’, ‘dấu mốc lịch sử’ v.v. mà ngay cả truyền thông thế giới cũng dùng những cụm từ này. Đáng chú ý là tuyên bố chung của ông Trọng và ông Obama sau đó cũng nói đến ‘tính lịch sử’ của chuyến thăm.





Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng
Năm 1972 giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Lịch sử coi đây là cuộc gặp có ý nghĩa rất lớn, thay đổi cục diện thế giới.

Năm nay, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được mời chính thức và hội kiến Tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng, đây là điều lịch sử Việt Nam chưa từng ghi nhận, và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Cho nên, nếu nói chuyến thăm này mang tính lịch sử thì cũng không có gì là quá lời.

2.Mỹ thừa nhận chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam?
\Trước khi thăm Mỹ, ông Trọng đã dùng 16 chữ mang tính khái quát cao về quan hệ Việt Mỹ: “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Ông Trọng cũng nói lại điều này khi gặp Tổng thống Mỹ Obama.





Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Mỹ Obama
Tuyên bố chung Việt – Mỹ có rất nhiều nội dung, nhưng có thể thấy nét chính trong đó là cả hai đều đang cố gắng thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện.
Việc Mỹ thay đổi thái độ thù địch, bắt tay với các nước có nền chính trị khác Mỹ, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa là điều tốt lành với thế giới.

Tuyên bố chung Việt Mỹ nhắc đến việc “Tôn trọng sự khác biệt về thể chế chính trị”. Việt Nam không thể tạo ra mối uy hiếp với thể chế chính trị của Mỹ, nhưng Việt Nam luôn cảnh giác với các thế lực thù địch về “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” hay “cách mạng màu”.

Trong chuyến thăm của ông Trọng, mặc dù phía Mỹ không bắn đại bác theo nghi lễ, không duyệt binh, không chiêu đãi tiệc cấp quốc gia dành cho nguyên thủ, nhưng ông Trọng và ông Obama lại có cuộc hội đàm mang tính lịch sử tại Nhà Trắng. Điều này có thể hiểu là Mỹ thừa nhận địa vị và thể chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3.Quan hệ Việt Mỹ đang ở vào tuần trăng mật sau khi xóa bỏ những bất đồng?

Có thể thấy, khi Nhà Trắng hoan nghênh ông Trọng thì một số chính khách và thế lực chính trị nói họ “lấy làm tiếc” về quyết định của Nhà Trắng. Những người này coi chế độ một Đảng ở Việt Nam là căn nguyên của những vi phạm nhân quyền.


Tổng thống Barack Obama bắt tay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 7/7 - Ảnh: Reuters 


Ngoài ra, khi lãnh đạo cấp cao nhất của Mỹ và Việt Nam hội đàm, có vài trăm người Việt mang theo cờ của chính quyền Sài Gòn – chính quyền đã bị lật đổ cách đây 40 năm biểu tình ngoài Nhà Trắng.
Trong số này cũng có những người mà Việt Nam coi là tổ chức khủng bố như đảng Việt Tân. Ai cũng biết lâu nay người đứng sau ủng hộ công khai hoặc bí mật của Việt Tân là ai? Chính phủ Mỹ và Việt Nam đều biết rõ điều này.

Cho nên, từ thực tế này có thể thấy rõ một điều: Nói và làm là hai chuyện khác nhau.

4.Truyền thông Mỹ cho rằng, ông Obama lần này có ý lôi kéo Việt Nam, thúc đẩy việc ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP. Tiến trình ký kết này sẽ thế nào?

TPP là một trong những nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo của Việt – Mỹ lần này, tuy nhiên, rõ ràng là họ chưa đạt được bước đột phá thực sự nào.

Trong tuyên bố chung, họ nói về TPP bằng từ “hy vọng”, “nỗ lực” v.v. Có thể thấy việc ký kết TPP giữa Hà Nội và Washington sẽ còn cần một đoạn đường dài.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ ký thỏa thuận tài trợ giữa Tập đoàn Phú Cường và Cơ quan Phát triển Thương mại Hoa Kỳ nhằm tài trợ dự án điện gió tại Trụ sở Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) ở Thủ đô Washington D.C. chiều 8/7 theo giờ địa phương. Ảnh: TTXVN 


Mỹ luôn nói với Việt Nam rằng, nếu nước này gia nhập TPP thì sẽ trở thành quốc gia thu được nhiều lợi ích nhất, xuất khẩu có thể tăng tới 32%, GDP tăng 25% mỗi năm. Các chuyên gia Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra rất nhiều ‘bánh vẽ’ nhằm lôi kéo Hà Nội.

Nhiều năm qua, Mỹ luôn là quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất, và cũng là đối tác đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam hy vọng thông qua TPP để tăng lượng xuất khẩu hàng dệt may, giày da, nông sản v.v. vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng gặp phải không ít khó khăn để thông qua TPP, ví dụ như vấn đề nhân quyền, bảo hộ sản phẩm và một số quy định trong thể chế của Việt Nam.

Đến khi nào Hà Nội và Washington sẽ ký kết được TPP, e rằng cả hai bên đều không thể nói rõ. Thậm chí nếu gia nhập TPP thì Việt Nam sẽ được gì, câu trả lời lại nằm ở thời gian.

Việt Nam là quốc gia duy nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo trong TPP. Chế độ của Việt Nam và Trung Quốc là khá giống nhau. Những khúc mắc trong đàm phán TPP của Việt Nam cũng là điều mà Trung Quốc gặp phải. Cho nên, ở góc độ khác, việc Việt Nam đàm phán TPP cũng là một bài học quý báu cho Trung Quốc.

Nếu như Mỹ thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì không có lý gì không thừa nhận Trung Quốc.


5.Hà Nội và Washington sẽ “bắt tay nhau đối phó Trung Quốc”?
Tuyên bố chung Việt – Mỹ, xét về mặt từ ngữ, câu chữ mà nói thì không có gì mới, đó đều là những thứ đã xuất hiện trong nhiều văn bản của hai bên lâu nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc trả lời phỏng vấn các hãng tin, tờ báo Mỹ ngày 3/7 về chuyến thăm chính thức Mỹ - Ảnh: AP 


Sự hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, có một số điểm liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng có lẽ còn lâu nữa mới có cái gọi là “bắt tay nhau chống Trung Quốc”.

3 tháng trước, ông Trọng từng có cuộc gặp với Tổng Bí thư Tập Cận Bình, hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều nhận thức chung, bao gồm việc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông.

Cho nên việc có một số người nói Việt – Mỹ bắt tay chống Trung Quốc, hay thậm chí là lính Mỹ đặt căn cứ ở quân cảng Cam Ranh v.v. đều là suy đoán không căn cứ. Đây là những âm mưu xảo trá nhằm chia rẽ quan hệ Trung – Việt.

6.Để lính Mỹ vào Cam Ranh là tự sát

Năm 1975, sau khi Việt Nam kháng chiến, chống Mỹ giành thắng lợi, Mỹ tuyên bố áp lệnh cấm vận toàn diện với Việt Nam, bao gồm vũ khí.
Từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, hai nước bắt đầu thay đổi chính sách. Năm 1991, Mỹ bỏ lệnh cấm du lịch đến Việt Nam, một năm sau đó là bỏ lệnh cấm giao dịch thương mại.

Video: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama
Đến năm 1995, hai nước bình thường hóa quan hệ. Nhưng Mỹ vẫn giữ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, cho đến tháng 10 năm ngoái, Washington mới dỡ bỏ một phần lệnh cấm này.

Việc Việt Nam yêu cầu Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí là một yêu cầu chính đáng. Nếu như Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm đó thì quan hệ hai nước không thể coi là thật sự bình thường hóa. Việc này có nhiều tương đồng với quan hệ Mỹ - Trung.
Vũ khí chủ yếu của Việt Nam có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và Nga, một số ít lấy từ Ấn Độ. Cho nên, việc Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam làm một chuyện, còn nước này có cần số vũ khí ấy hay không lại là chuyện khác.

Người có kiến thức đều biết rằng, vũ khí Nga và Mỹ không tương thích với nhau. Cho dù Mỹ muốn bán, chưa chắc Việt Nam muốn mua. Ngược lại, cái Việt Nam muốn mua, chưa chắc Mỹ muốn bán.

Việt Nam tuyên bố chính sách quốc phòng, ngoại giao của họ dựa trên nguyên tắc ‘ba không’. Đó là không lập liên minh quân sự, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào một nước nào đó để chống lại nước thứ ba. Nếu Việt Nam để Mỹ đóng quân ở Cam Ranh thì điều này đồng nghĩa với tự sát.

Xét về lâu dài, Việt Nam có lẽ sẽ mua một số trang bị quân sự của Mỹ và Châu Âu bởi Hà Nội thực sự đang tính đến hiện đại hóa, đa dạng hóa vũ khí, khí tài quân sự.

Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Hà Nội khá hạn hẹp, họ cũng phải tính tới độ tương thích giữa các loại vũ khí với nhau. Do đó, trong thời gian tới, có lẽ quân đội Việt Nam không có nhiều thay đổi lớn về vũ khí.

7.Chính sách ngoại giao
Giới phân tích Mỹ cho rằng, Hà Nội luôn tìm kiếm sự cân bằng với các nước như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ và những nước khác. Khó có khả năng Hà Nôi ngả hẳn về phía Washington.

Chính sách ngoại giao của Việt Nam có thể gói gọi trong câu sau: độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa. Ở một mức độ nào đó, chính sách của Việt Nam là duy trì sự cân bằng giữa các nước lớn.
Video: Tổng Bí thư dự tiệc chiêu đãi của Phó Tổng thống Mỹ
Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu cải cách, chính sách ngoại giao cũng theo đó mà bỏ đi cái gọi là ‘nghiêng về một phía’. Chính sách này cũng được đa số các nước Đông Nam Á áp dụng.


Việt Nam là một quốc gia phát triển tầm trung, hết sức coi trọng quan hệ với các nước lớn. Trong đó bao gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Nhật Bản, Ấn Độ, Australia v.v.
Việt Nam theo đuổi mục tiêu trở thành đối tác, bạn bè đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý là năm nay hai chuyến đi quan trọng của ông Trọng là tới Bắc Kinh và Washington.

Hiện tại, Hà Nội gấp rút chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sẽ diễn ra vào năm sau. Có lẽ trong Đại hội này, những chính sách quốc phòng, ngoại giao của Hà Nội sẽ không có thay đổi đáng kể.
Một điều cần lưu ý là Hà Nội và Bắc Kinh đều coi trọng quan hệ với nhau, do đó, hai bên đều kỳ vọng và mong muốn mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp sau Đại hội Đảng lần thứ 12 của Việt Nam và trong tương lai lâu dài.

Theo chúng tôi, bài viết này của Hải Nam nhật báo đánh giá cao về chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Về điểm 1 điểm 2, như bài báo này và nhiều hãng thông tấn trên thế giới, chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước. Như chính bài báo khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama thừa nhận địa vị và thể chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điểm thứ 4, như bài báo khẳng định, kinh nghiệm đàm phán TPP của Việt Nam được Trung Quốc hết sức coi trọng.
Còn ở điểm thứ 5, trước thông tin trên một số đài truyền hình, báo điện tử Trung Quốc nói về cái gọi là “Việt – Mỹ bắt tay chống Trung Quốc”, tác giả bài viết trên Hải Nam nhật báo cũng đã cải chính: việc có một số người nói Việt – Mỹ bắt tay chống Trung Quốc, hay thậm chí là lính Mỹ đặt căn cứ ở quân cảng Cam Ranh v.v. đều là suy đoán không căn cứ. Đây là những âm mưu xảo trá nhằm chia rẽ quan hệ Trung – Việt.

Điều này cũng được làm rõ ở điểm thứ 6, vì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố rõ ràng chính sách quốc phòng, ngoại giao của Việt Nam dựa trên nguyên tắc ‘ba không’. Đó là không lập liên minh quân sự, không để nước khác đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào một nước nào đó để chống lại nước thứ ba.

--

Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH
VN-SHARE-NEWS là diễn đàn của mọi người có cùng quan tâm, ủng hộ hoặc tham gia vận động dân chủ cho Viêt Nam; cùng trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm, thảo luận những vấn đề liên quan đến VN, thời cuộc thế giới, xã hội dân sự và con người, v.v.. trong tinh thần tương kính, hòa nhã, tôn trọng mọi khác biệt.
Gửi bài đăng, email vn-share-news@googlegroups.com

Ghi tên gia nhập VN-SHARE-NEWS, email vn-share-news+owners@googlegroups.com
Không nhận email nữa, email vn-share-news+unsubscribe@googlegroups.com
Đọc các email đã đăng, vào http://groups.google.com/group/vn-share-news

Liên lạc moderator, email bandieuhop@gmail.com
Chúng tôi xin được xóa các ý kiến phê bình cá nhân hay không phù hợp với chủ trương của diễn đàn. Bạn đọc nào không theo đúng tinh thần hòa nhã tương kính, thì chúng tôi sẽ rút tên, mời ra khỏi diễn đàn; và sẽ đăng tên lên diễn đàn khi cần thiết và thuận tiện.

Ban Điều Hợp VNSN

---

Tuesday, September 22, 2015

DU KHÁCH VĂN MINH NƯỚC RỢ

  Vài chuyện trời ơi của du khách Trung quốc!

Vài chuyện trời ơi của du khách Trung quốc!

Đoàn Dự ghi chép



Thưa quý bạn, trong lịch sử nước Trung Hoa từ muôn đời trước hầu như không lúc nào là không có chiến tranh và nghèo đói. Ngay cả đời nhà Đường, là thời đại tương đối rất khá, vậy mà nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) sống trong thời đó cũng viết: “Chu môn tửu nhục xú, lộ bàng đống nỗi cốt” – “Trong cửa son mùi rượu thịt nồng nặc, bên lề đường có xương người chết vì đói rét”. Đời Đương Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng, coi như rất thịnh trị, cũng bị An Lộc Sơn khởi loạn, đánh cho tơi bời hoa lá phải bỏ ngai vàng chạy vào Tứ Xuyên, dân chúng đói quá có nhiều người phải đổi con cho nhau để ăn thịt. Hơn 1.200 năm sau, đến thời Mao Trạch Đông (1893-1976), nhà văn Mạc Ngôn – giải thưởng Nobel Văn Chương 2012 – trong tác phẩm Báu vật của đời, nói rằng trong thời Đại Cách mạng văn hóa 1959-1961 của “Mao chủ tịch”, dân chúng nhiều người phải ăn cả lá dâu, xác chết đói la liệt.
Nay, những thời nghèo đói đã qua đi, Trung Quốc đã tương đối phát triển. Chúng ta nói “tương đối” là so sánh với các thời đại trước của họ mà thôi, chứ hiện nay trong nước vẫn còn người giàu người nghèo, người sung sướng kẻ khốn khổ cùng cực, chưa thể so sánh với nhiều nước bên Tây phương được. Mà, khi đã giàu có thì “phú quý học làm sang”, dân chúng Trung Quốc nhiều người đi du lịch cho biết đó biết đây và tỏ ra ta cũng văn mình không kém gì thiên hạ. Tuy nhiên, sự “văn minh” của họ không giống ai hết. Bản tính bủn xỉn, keo kiệt vốn có từ nhiều đời trước, họ bỏ ra hàng ngàn Mỹ kim để đi du lịch thì được nhưng lại tiếc 5 bath Thái Lan, tức tương đương với 3.500 đồng Việt Nam hay 18 xu Mỹ (cứ 31 bath ăn 1 Mỹ kim), không chịu vào nhà vệ sinh, phóng uế tùm lum tà la tại các danh lam thắng cảnh hoặc các chùa chiền được coi là linh thiêng nhất, khiến dân chúng Thái Lan hết sức bất mãn. Cả thế giới không nước nào ưa nổi khách từ Trung Hoa Lục địa. Bây giờ xin mời quý bạn xem xét những hành vi trời ơi đất hỡi chẳng “văn minh” một tí nào hết của họ. Tất cả đều có hình ảnh chứng minh cụ thể, chỉ tiếc là các hình ảnh này được khách du lịch các nước chụp bằng cell-phone trong lúc bất ngờ nên không được rõ lắm. Xin mời quý bạn coi qua cho biết…


1. Hành khách Trung Quốc hất nước nóng và tô mì vào mặt nữ tiếp viên Thái
Ngày 11/12/2014, trên chuyến bay của Thai AirAsia từ Bangkok đi thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, một nữ hành khách Trung Quốc đã hất nước nóng và tô mì vào mặt một tiếp viên Thái Lan vì cô tiếp viên này cứ theo số ghế, không chịu đổi chỗ cho 4 người cùng nhóm được ngồi gần nhau. Các hành khách khác trên máy thấy việc tạt nước nóng và ném tô mì là quá quắt nên thì thầm, dị nghị với nhau. Một thanh niên cùng nhóm với 3 người kia hét lớn, la mắng mọi người là hãy câm miệng đi, việc “con nhóc” tiếp viên bị bỏng chỉ là tai nạn nho nhỏ không đáng kể khi bưng nước nóng và tô mì vậy thôi. Anh ta còn dọa nếu mọi người không câm miệng, anh ta sẽ đánh bom máy bay cho chết cả lũ.
Sự việc đã khiến phi công trưởng buộc lòng phải cho máy bay quay trở lại Bangkok, kêu an ninh phi trường lên lôi cô hành khách tạt nước nóng, cậu thanh niên và hai người khác cùng nhóm xuống máy bay để phi trường “xử lý”, có thể là sẽ bị phạt.
Một đoạn video phát trên đài truyền hình CCTV Trung Quốc cho thấy toàn bộ chuyện này, và cơ quan Du lịch Trung Quốc thông báo nhóm du khách đã làm gián đoạn chuyến bay đồng thời gây ảnh hưởng xấu, “hủy hoại nặng nề hình ảnh dân chúng Trung Quốc” họ sẽ bị trừng phạt thích đáng để làm gương cho mọi người khác.
Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết nhóm du khách nói trên sẽ bị trừng phạt như thế nào. Cũng theo cơ quan này, có thể công ty tổ chức chuyến du lịch cũng sẽ bị phạt vì không hướng dẫn để du khách xử sự đúng đắn khi ra nước ngoài, và công ty phải liệt nhóm du khách có hành vi xấu nói trên vào danh sách đen để thông báo cho các công ty du lịch khác trong nước biết để họ không chấp nhận những người nói trên đi du lịch bằng máy bay tiếp.
Nhiều người Trung Quốc cho biết họ cảm thấy xấu hổ về các hành vi tương tự. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm mới đây tới Maldives cũng kêu gọi du khách Trung Quốc hãy văn minh hơn bằng cách không ném ly giấy, túi giấy, chai nhựa v.v… bừa bãi hay phá hủy các rặng san hô.
Đây không phải là lần đầu tiên hành khách Trung Quốc gây rắc rối trên máy bay, nhưng hầu hết những vụ trước đó chỉ giới hạn trong các chuyến bay nội địa. Các hành khách nước này thường không kiềm chế được cơn giận dữ vì chuyến bay bị trễ hoặc bị hoãn, thức ăn trên máy bay không ngon hoặc dịch vụ không vừa ý.
Sau cơ quan Du lịch Quốc gia, đến lượt các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc nhóm hành khách hất nước nóng cùng tô mì vào mặt tiếp viên hàng không Thái Lan cũng như đe dọa đánh bom máy bay sau khi không hài lòng với việc sắp xếp chỗ ngồi.
Đoạn video quay lại cảnh hung hăng của những người này đã lan truyền rộng rãi trên mạng Internet.
doadu 3213
2. Đền Trắng Thái Lan từ chối du khách Trung Quốc do làm mất vệ sinh
Tờ Nhân dân Nhật báo Online của Trung Quốc cho biết: Đền Wat Rong Khun (còn gọi là Đền Trắng, ngôi đền nổi tiếng nhất ở Chiang Rai, Thái Lan) vào hôm 03/02/2015 đã từ chối khách du lịch Trung Quốc. Theo trang mạng xã hội có tên Thailand Headlines, nguyên nhân là do người Trung Quốc sử dụng không đúng cách nhà vệ sinh của đền.
Về phần đền thờ, ban quản trị Đền Trắng cũng xác nhận họ đã không cho phép du khách Trung Quốc vào đền từ sáng 03/02/2015 do du khách nước này thường sử dụng không đúng cách nhà vệ sinh, đặc biệt chiều hôm trước có một nữ du khách Trung Quốc bỏ giấy vệ sinh mà cô đã dùng vào bồn nước trong toilet rồi bỏ đi mặc dầu đã được nhân viên của đền thờ nhắc nhở là phải nhặt ra và làm sạch bồn.
Chủ sở hữu Đền Trắng đã ra lệnh cho nhân viên từ chối khách du lịch Trung Quốc từ sáng ngày hôm sau, nhưng sau đó nửa ngày Đền Trắng đã phải mở cửa trở lại cho du khách Trung Quốc vì có một số lượng rất lớn du khách phản đối bên ngoài cổng đền.
Sau khi mở cửa trở lại, ban quản trị Đền Trắng đã thông báo cho các hướng dẫn viên du lịch từ Trung Quốc rằng nếu khách hàng của họ làm dơ nhà vệ sinh, bản thân hướng dẫn viên có trách nhiệm phải dọn dẹp.
Đền Trắng là một ngôi đền Phật giáo đương đại do tư nhân sở hữu. Ngôi đền được ông Chalermchai Kositpipat xây dựng và bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1997, vào thăm miễn phí.
Báo Direct Matin của Pháp còn nói những người phụ trách quản lý Đền Trắng đang dự tính xây thêm nhà vệ sinh dành riêng cho du khách Trung Quốc.
Hôm 28/02/2015, một người phụ trách của Đền Trắng than phiền về chuyện hành xử mất vệ sinh của du khách Trung Quốc: “Họ phóng uế bừa bãi cả trên sàn nhà vệ sinh, tiểu tiện ở tường bên ngoài nhà vệ sinh và dùng giấy vệ sinh xong thì vứt vô tội vạ”.
Theo nhân viên này, mỗi khi có đoàn người Trung Quốc đến thăm Đền Trắng thì những du khách khác không thể dùng tiếp được nhà vệ sinh, do đó, Đền Trắng đang dự tính xây nhà vệ sinh riêng biệt cho du khách Trung Quốc.
Dù là nguồn khách lớn ở Thái Lan với khoảng 4,62 triệu người ghé thăm mỗi năm, nhưng du khách Trung Quốc đã khiến cho dân bản địa không ít lần phải than phiền.
Hồi cuối tháng 2 mới đây, theo Daily Mail, các trang mạng của Thái Lan đã lan truyền với tốc độ rất nhanh một đoạn video quay cảnh một anh Ba công dân Trung Quốc dùng chân đá vào dàn chuông thiêng ở chùa Wat Phra That Doi Suthep, gần Chiang Mai, rồi cười lớn với nhau trước khi quay đi.
Hành vi bất kính đó khiến dân chúng Thái Lan vô cùng phẫn nộ và cảnh sát khẳng định họ sẽ truy lùng các du khách này để trừng phạt.
Thậm chí, giới quản lý du lịch Thái Lan đã cho phát hành cuốn cẩm nang “Hướng dẫn hành xử đúng mực” bằng tiếng Hoa chỉ dành riêng cho du khách Trung Quốc.
3. Hành khách Trung Quốc đánh nhau túi bụi trên máy bay
Vừa có thêm một vụ đánh nhau trên máy bay và một vụ… mở cửa thoát hiểm “cho thoáng” xảy ra, bổ sung vào loạt scandal hành khách Trung Quốc gây rối trên máy bay trong thời gian gần đây.
Trên chuyến bay của hãng China Airlines từ Trùng Khánh đi Hong Kong ngày 19/12/2014, hai phụ nữ lấy làm khó chịu vì tiếng khóc của một em bé ở ghế phía sau.
Chuyến bay cất cánh lúc 9 giờ sáng, hai người phụ nữ Trung Quốc đang thiu thiu ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng khóc của trẻ con. Họ bắt đầu phàn nàn với người mẹ 27 tuổi của em bé, tên trong vé máy bay của người mẹ này là Chan Juan Sung (Trần Nguyên Tống – ĐD).
Một nhân chứng kể lại rằng hai người phụ nữ kia đã to tiếng, bắt người mẹ của đứa bé phải làm cho nó im lặng. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao người mẹ 27 tuổi lại tức khí đánh một trong hai phụ nữ và hai người này đánh trả lại dữ dội. Cuộc “hỗn chiến” xảy ra, đứa trẻ thì gào khóc còn hành khách chung quanh thì la ó. Cảnh tượng náo loạn y như trong phim. Các tiếp viên nam nữ phải nhào vô lôi kéo họ ra, bấy giờ trật tự mới được vãn hồi.
Cũng may lịch trình của chuyến bay không bị ảnh hướng và máy bay vẫn tới điểm đến đúng giờ. Cảnh sát đã chờ sẵn để “dàn chào” cả ba hành khách này. Phát ngôn viên của China Airlines cho biết, du khách không thể cư xử kiểu đó được, mọi người đều phải tuân theo Luật Hàng Không, nếu ai gây rối sẽ bị xử phạt như quy định, gần đây sự việc hành khách Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người Trung Quốc quá nhiều.
Riêng vụ hành khách định mở cửa thoát hiểm “cho thoáng” thì tiếp viên đã ngăn lại kịp, nhưng hành khách đó cũng bị cột cả hai tay vào thành ghế và bị lập biên bản cấm kể từ nay không được đi máy bay của bất cứ một hãng hàng không nào nữa.

doandu 3218
4. Dân chúng Nhật tránh gặp du khách Trung Quốc
Trang báo Phượng Hoàng của Trung Quốc đưa tin: hôm 10/2/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi dân chúng nước này “không nên cậy có tiền mà làm bừa, hay do không biết mà hành xử không có giới hạn”. Song dường như lời kêu gọi đó không đem lại hiệu quả, bởi vì trong dịp Tết âm lịch vừa qua, những hành vi kém văn minh của du khách Trung Quốc vẫn tái diễn.
Điển hình là mới đây, một đài truyền hình Nhật Bản đã ghi lại hình ảnh một phụ nữ Trung Quốc cho con mình đi tiểu ngay trước Trung tâm thương mại ở khu Ginza, Tokyo.
Điều đáng nói, khi bị phát giác, người phụ nữ Trung Quốc này đã ngay lập tức giơ một chiếc túi ni-lon ra và cãi rằng cô đã cho con trai tiểu vào đó chứ không “đi bậy” ra mặt đường. Người này cũng kiên quyết không thừa nhận hành vi của mình là thiếu văn hóa.
Ngay cả khi đi vào các trung tâm thương mại tại Nhật Bản, du khách Trung Quốc vẫn bị tố không chịu tuân thủ các quy định và thường xuyên bóc mở các gói thực phẩm trong siêu thị, chê thì bỏ lại, trước khi trả tiền. Nhiều người Nhật Bản không muốn tới những khu vui chơi “tràn ngập du khách Trung Quốc”.
Cư dân mạng Trung Quốc đã phải lên tiếng hối thúc người dân nước mình khi đi du lịch cần “nhập gia tùy tục” và… không thể “tiểu bậy trên khắp thế giới được”.
5. Viết và vẽ bậy trên di tích cổ của Ai Cập
Hồi năm 2013, cha mẹ của một thiếu niên 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải lên tiếng xin lỗi khi con trai họ bị cư dân mạng lên án vì hành động vẽ bậy lên di tích tại một ngôi đền cổ 3.500 tuổi ở Luxor, Ai Cập.
Vụ này diễn ra chỉ sau ít ngày Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cho rằng “hành vi thiếu văn minh” của một số du khách Trung Quốc đang làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia.
Ông Uông Dương nói: “Họ gây ồn ào ở nơi công cộng, khắc tên mình lên di tích lịch sử, vượt đèn đỏ và khạc nhổ ở khắp mọi nơi. Những hành vi ấy đang làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và gây ra những hậu quả không đáng có”.
doan du 3217
6. Tiếc tiền nên “phục kích” phóng uế ở đảo Jeju, Nam Hàn


Bắc Kinh hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Seoul, do đó, không ít người dân Hàn Quốc lo sợ trong tương lai Trung Quốc sẽ có tiếng nói trong mọi chính sách của nước này. Bởi trong số 6,1 triệu du khách Trung Quốc đến thăm Nam Hàn vào năm 2014, gần một nửa trong số đó tới đảo Jeju, tăng gấp 5 lần so với năm 2011.
Jeju là hòn đảo đẹp mê hồn, có các nhà vệ sinh kín đáo, sang trọng và giá vé chỉ tương đương 1 Nhân dân tệ (tức khoảng 3.400 đồng Việt Nam hay 16 xu Mỹ) nhưng du khách Trung Quốc lại “tiết kiệm”, không thích vào nhà vệ sinh mà thường tìm chỗ khuất sau các tảng đá hoặc các lùm cây ngay tại bãi biển để tiểu tiện hoặc phóng uế, khiến cảnh quan không còn trong sạch và khách tham quan của chính Nam Hàn hay các nước khác thấy ghê sợ, hết sức bất mãn. Việc “chống Trung Quốc” lên cao đến nỗi nhiều khách sạn ở vùng đảo Jeju phải treo bảng thông báo họ không liên quan gì tới Trung Quốc.
Kim Hong-gu, một doanh nhân Jeju, phàn nàn về việc người Trung Quốc hay tranh cãi và hút thuốc trên đường phố. Ông Kim cho rằng Trung Quốc đang dùng tiền của mình để biến Jeju thành một “khu phố của người Tàu”.


Bên cạnh những cáo buộc liên quan tới việc các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc “xâm lấn” Nam Hàn, giới truyền thông Nam Hàn còn nhận định rằng, hầu hết du khách Trung Quốc không chỉ coi thường và vi phạm một số tập quán xã hội của Triều Tiên mà còn thường chỉ lưu trú, ăn và đi mua sắm trong khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm do người Trung Quốc làm chủ.
Trong một cuộc khảo sát 1.000 người dân đảo Jeju năm 2014, 68% cho biết số lượng du khách Trung Quốc ngày càng tăng nhưng không hề đóng góp gì cho sự phát triển của đảo Jeju.
7. Tiếc tiền, đi vệ sinh bừa bãi cả ở Âu châu
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, dẫn lời một hướng dẫn viên du lịch tên Linda Li, kể về câu chuyện một đoàn xe chở khách du lịch Trung Quốc dừng chân tại trạm nghỉ trên đường cao tốc ở Frankfurt, Đức. Khi cô thông báo lệ phí đi nhà vệ sinh công cộng là 0,5 Nhân dân tệ (khoảng 8 xu Mỹ – ĐD), hầu hết du khách Trung Quốc đều phản đối dữ dội. Thậm chí, nhiều nam du khách đã tiểu tiện ngay ngoài trời hoặc chấp nhận nhịn đi vệ sinh.
Cô Li nói: “Tôi đã bị choáng. Nhiều người ăn mặc bảnh bao, giàu có cũng không chịu bỏ ra 0,5 Nhân dân tệ để đi vệ sinh trong khi họ có thể chi hàng ngàn euro để mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu Vacheon Constantin”.
Theo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành du lịch Trung Quốc, cuốn Cẩm nang hướng dẫn cách cư xử cho công dân nước mình khi ở nước ngoài của Cơ quan Du lịch Trung Quốc phát hành hay lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình hoàn toàn vô tác dụng. Bởi những người thiếu văn minh thì vẫn hành xử bậy bạ, còn người hiểu biết thì luôn đúng mực.
Tuy nhiên, hướng dẫn viên Li nhấn mạnh lối hành xử không đúng của du khách Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân ngành du lịch Trung Quốc mới chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không hướng tới giáo dục cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường như tại các nước phương Tây. Nói cách khác, du khách Trung Quốc cần phải học cách ứng xử tử tế, thân thiện với môi trường ngay từ khi ở nước nhà.
Theo tờ Phượng Hoàng, ngay tại các ga tàu hỏa đông đúc ở thủ đô Bắc Kinh, những hành vi thiếu văn hóa của người dân vẫn thường xuyên tái diễn. Hình ảnh người lớn cho trẻ nhỏ đi tiểu ra đường đã trở thành việc thường ngày đến mức các nhân viên vệ sinh chán không nhắc nhở nữa.
8. Người Hồng Kông cũng chịu không nổi người Trung Quốc
Ở Hồng Kông, làn sóng phản đối du khách Trung Quốc tăng cao đột biến sau sự việc một cặp vợ chồng người Trung Quốc cho cậu con trai 2 tuổi phóng uế ngay trên đường phố Hồng Kông.
Mới đây, Channel New Asia đưa tin, người dân Hồng Kông còn tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối du khách Trung Quốc cứ đổ xô tới đặc khu mua sắm khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người dân Hồng Kông. Các mặt hàng như sữa bột trẻ em, mỹ phẩm, dược phẩm và hàng hóa cao cấp là những sản phẩm yêu thích được nhiều người Trung Quốc tìm mua nhiều nhất khi đặt chân tới Hồng Kông.
Thậm chí, tại quận Yuen Long, cảnh sát Hồng Kông đã buộc phải bắt giữ 38 người dân và dùng hơi cay để giải tán đám đông tụ tập biểu tình trước cửa một trung tâm mua sắm để phản đối du khách Trung Quốc.
9. Indonesia trục xuất 18 người Trung Quốc
Giới chức di trú ở tỉnh Jambi của Indonesia ngày 17/01/2015 đã trục xuất 18 người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp và bị cáo buộc điều hành một mạng lưới đánh bạc qua mạng quốc tế.
Theo tờ The Jakarta Post, một nhóm người Trung Quốc, gồm 3 phụ nữ và 15 người khác, đã bị buộc phải rời khỏi Indonesia qua ngả phi trường Quốc tế Sukarno-Hatta Tangerang, Banten, gần thủ đô Jakarta.
“Những người nhập cư bất hợp pháp này bị trục xuất trong tình trạng an ninh thắt chặt. Họ sẽ được đưa về Trung Quốc trên hai chuyến bay và sẽ không bao giờ được phép quay trở lại Indonesia nữa”, ông Davenson, một quan chức di trú ở Jambi, cho biết.
Nhóm người Trung Quốc nói trên không có hộ chiếu và hiện chưa rõ họ nhập cảnh Indonesia bằng cách nào. Một lực lượng an ninh hỗn hợp của Indonesia đã bắt giữ nhóm người này trong cuộc lục soát một ngôi nhà ở khu vực Talang Bakung thuộc Jambi.
Cảnh sát đã tịch thu hàng chục điện thoại và các thiết bị khác tại ngôi nhà nói trên.
Theo hãng thông tấn Antara của Indonesia, cuối năm ngoái chính quyền tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia cũng đã trục xuất 5 người Trung Quốc vì họ vi phạm các quy định về di trú.
doandu 32111
doandu 32110

10. Tây Ban Nha: “Cấm chó và người Trung Quốc”
Phía Trung Quốc vừa hối thúc truyền thông Tây Ban Nha phải “sửa sai” sau khi một chương trình truyền hình của Tây Ban Nha phát sóng hình ảnh “xúc phạm đến người Trung Quốc”.
Đài truyền hình Telecino đã phát sóng một chương trình mang tên Aida. Trong tập phim phát ngày 15/05/2014, họ đưa hình ảnh một người đàn ông Trung Quốc tức giận bỏ về từ một quán bar vì bị chủ quán phân biệt chủng tộc.
Nhân vật này đã bị chủ quán chỉ vào tấm biển có dòng chữ “Cấm chó và người Trung Quốc”. Sự việc đã tạo thành làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người Hoa tại Tây Ban Nha.
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Đài truyền hình Tây Ban Nha Telecino thường xuyên phát sóng nhiều chương trình sỉ nhục người Trung Quốc. Ông đòi hỏi đài này phải nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa tính chất kỳ thị này.
Phía Trung Quốc khẳng định, suốt một thời gian dài, cộng đồng người Trung Quốc sống tại Tây Ban Nha đã chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, sống hòa thuận với người dân địa phương, đóng góp vào kinh tế, phát triển xã hội và sự đa dạng của đất nước sở tại.
Đoàn Dự ghi chép
doandu 3214
doan du 3216
doandu 3211

 

  DU KHÁCH VĂN MINH NƯỚC RỢ

06/03/2015 13:50 GMT+7
TT - Du khách Trung Quốc đang tỏa đi khắp thế giới khi đời sống kinh tế khá lên. Nhưng cách ứng xử không phù hợp của họ cũng gây phẫn nộ ở nhiều nơi, đặc biệt tại Hong Kong, Thái Lan.

  
           

00:00
 

         
Du khách Trung Quốc dùng chân đá vào chuông chùa gây phẫn nộ ở Thái Lan - Ảnh chụp lại từ màn hình

Du khách Trung Quốc dùng chân đá vào chuông chùa gây phẫn nộ ở Thái Lan - Ảnh chụp lại từ màn hình
Hôm 3-3, tờ South China Morning Post của Hong Kong đưa tin hai hành khách Trung Quốc bị đuổi khỏi chuyến bay KA902 của Hãng Dragonair, khi máy bay sắp khởi hành đi Bắc Kinh từ sân bay Chek Lap Kok của Hong Kong.
Liên tục gây hoãn chuyến bay
Nguyên do là hai người này không chịu rời buồng vệ sinh trên máy bay trở về chỗ ngồi theo yêu cầu của phi hành đoàn, khiến chuyến bay bị hoãn hơn hai giờ rưỡi.

Vụ việc được kể lại như sau: một nữ hành khách 33 tuổi lau rửa cho con trai mình trên bồn rửa mặt trong buồng vệ sinh sau khi đứa bé phóng uế. Cô này lại không đóng cửa khi máy bay chuẩn bị cất cánh khiến mùi xú uế lan ra làm các hành khách khác phản ứng.
Dù các tiếp viên đã tiếp cận yêu cầu nữ hành khách cùng chồng hoàn tất nhanh việc vệ sinh cho con để trở về chỗ ngồi, thắt đai an toàn nhưng cả hai từ chối. Sự việc buộc tiếp viên phải báo cho cơ trưởng theo đúng quy trình.
Vị cơ trưởng phải lên tiếng yêu cầu hai người này rời máy bay để giữ vệ sinh chung cho khoang hành khách và vì tình trạng sức khỏe của đứa bé. Nhưng cặp đôi này đã dùng dằng gần hai giờ, đến khi cảnh sát sân bay xuất hiện họ mới chịu rời máy bay.
Đây là sự kiện gây rối hàng không thứ ba trong vòng một tuần của hành khách Trung Quốc trên các chuyến bay nội địa lẫn quốc tế.
Trước đó, ngày 24-2 một cặp vợ chồng người Trung Quốc và con trai 3 tuổi bị yêu cầu rời chuyến bay CX654 của Hãng Cathay Pacific do đứa trẻ nhất quyết không chịu cho cài đai an toàn khi chuyến bay sắp cất cánh đi Bangkok (Thái Lan).
Chuyện sẽ không có gì ầm ĩ nếu cha mẹ đứa trẻ không cự cãi với tiếp viên. Họ khăng khăng đòi để cho đứa trẻ ngồi với mẹ. Kết quả là chuyến bay phải hoãn gần 30 phút.
Một sự cố tương tự cũng xảy ra trên chuyến bay của Hãng Hong Kong Airlines khi máy bay chuẩn bị đáp xuống sân bay Chek Lap Kok. Một cặp vợ chồng người Trung Quốc đã ôm đứa cháu 3 tuổi trên tay dù tiếp viên yêu cầu để bé ngồi đúng vào ghế của mình vì lý do an toàn.
Đá chuông thiêng, khoe ngực trần
Báo Bangkok Post hôm 2-3 cho biết một nữ du khách người Trung Quốc đã ngang nhiên để ngực trần trong một nhà vệ sinh nữ ở sân bay. Hình ảnh người phụ nữ này lại làm dấy lên làn sóng phản đối những hành vi không đẹp của du khách Trung Quốc khi đến Thái Lan. Hình ảnh xấu này được đăng đầu tiên trên trang Facebook CSI LA từ ngày 27-2, sau đó đã được chia sẻ nhiều lượt.
Tuy nhiên, một quan chức Hiệp hội Du lịch Thái Lan, ông Anek Srichiwachat khuyến cáo người dân Thái không nên chia sẻ quá nhiều những hình ảnh này, tránh tình trạng làm ảnh hưởng những du khách khác.
“Chúng ta chỉ nên cảnh cáo nhẹ nhàng họ chứ không nên lan truyền những hình ảnh này” - ông Anek kêu gọi.
Trong khi đó, theo báo Direct Matin, thậm chí những người phụ trách chùa Wat Rong Khun, một trong những điểm được viếng thăm nhiều nhất ở Thái Lan, đã dự tính xây thêm nhà vệ sinh riêng cho du khách Trung Quốc.
Theo tờ báo này, hôm 28-2 một người phụ trách của chùa than vãn về chuyện hành xử mất vệ sinh của du khách nói tiếng Hoa: “Họ phóng uế cả trên sàn nhà vệ sinh, tiểu tiện ở tường bên ngoài nhà vệ sinh chứ không đi đúng chỗ và dùng giấy vệ sinh xong thì vứt đầy ra”.
Theo vị này, gần như mỗi khi có đoàn du khách Trung Quốc đến thăm chùa thì những du khách khác không thể dùng tiếp được nhà vệ sinh, vì thế chùa dự tính xây nhà vệ sinh riêng biệt cho du khách Trung Quốc.
Dường như du khách Trung Quốc, dù là nguồn khách lớn ở Thái Lan hiện nay (khoảng 4,62 triệu mỗi năm), nhưng đã gây phiền lòng người dân nước sở tại. Theo Direct Matin, trong những tháng gần đây nhiều lời than phiền đã xuất hiện liên quan nhóm khách đông đảo này.
Gần cuối tháng 2 vừa qua, theo Daily Mail, trên các trang mạng của Thái Lan lan truyền chóng mặt một đoạn video quay cảnh một người Trung Quốc đá vào dàn chuông thiêng ở chùa Wat Phra That Doi Suthep, gần Chiang Mai, rồi cười lớn trước khi quay đi.
Hành vi bất kính đó khiến người dân Thái thật sự phẫn nộ và cảnh sát buộc phải lên tiếng sẽ truy lùng để trừng phạt du khách này.
Nhiều lời than phiền đã khiến giới quản lý du lịch Thái Lan phải phát hành cuốn cẩm nang “Hướng dẫn ứng xử đúng mực” dành cho du khách Trung Quốc đến thăm đất nước này.
Cần giáo dục lại
Sự kiện những hành khách Trung Quốc ương bướng ngay lập tức đã gây tranh cãi trong dư luận cả ở Trung Quốc và Hong Kong. Một bạn đọc Trung Quốc có biệt danh Paulinelopl viết trên South China Morning Post rằng những hành vi “xấu” của người Trung Quốc trên máy bay rất đáng báo động.
Bởi không chỉ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước mà còn gây nguy hiểm đến an toàn của hàng trăm hành khách khác.
“Tôi cho rằng đó là những hành vi rất ích kỷ. Để tránh tình trạng này, tôi nghĩ hãng hàng không sẽ thể hiện vai trò của mình, hành khách cũng phải có trách nhiệm và quan trọng hơn hết là chính phủ của chúng ta nên thực thi pháp luật và trừng phạt thật nghiêm. Để cải thiện hơn nữa thì giáo dục là quan trọng, mỗi người Trung Quốc phải hiểu thật kỹ điều này trước khi đặt chân ra nước ngoài” - bạn đọc này góp ý.

HUỆ NGÔ * TORONTO




Một thoáng TORONTO

Ngày 26 tháng 8 vừa qua, ba chị em chúng tôi từ Nam Cali, Maryland và Edmonton (Canada) đã hội ngộ với nhau ở Toronto sau gần 3 năm không gặp. Phi trường Toronto về đêm hơn 9 giờ vẫn nhộn nhịp và đông du khách mới xuống máy bay. Ba chị em gọi điện thoại tìm nhau, gọi nhau ơi ới trong phi trường. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng như ba chị em ruột lâu ngày mới gặp. Anh bạn mới quen ra đón 3 chúng tôi về nhà. Chủ nhà đã nấu sẵn một nồi phở nóng hổi chờ khách từ phương xa về ăn. Câu chuyện rôm rả tới 12 giờ khuya mới chia tay đi ngủ.\


Sáng hôm sau, chúng tôi mướn xe hơi Toyota Corolla chạy loanh quanh tốn $80/ngày luôn lệ phí bảo hiểm xe. Từ nhà bạn tôi đi Toronto tốn khoảng 30 phút lái xe, nhưng lúc về gặp giờ tan sở mất hơn 1 giờ đồng hồ. Xa lộ của Toronto cũng giống xa lộ Mỹ, rộng rãi và dễ lái. Hướng dẫn đường sá trên xa lộ cũng dễ hiểu. Chúng tôi đã đi phố tàu của Toronto cũng rất đông vui. Đổi tiền Mỹ ra tiền Canada được 1 USD = 1.30 CAD. Chúng tôi quyết định đi ăn một nhà hàng Việt Nam trong khu phố Tàu. Một tô phở khoảng 10 CAD. Vào nhà hàng, nhân viên đưa chúng tôi menu, một cây viết và 1 tờ giấy để chúng tôi tự ghi vào món nào muốn kêu, nhân viên không lấy order giống như ở Mỹ. Hình như nhà hàng nào cũng làm giống như vậy. Vậy cũng hay, tiết kiệm được tiền mướn thêm nhân viên phục vụ. Sau đó chúng tôi đi ăn Sushi trong một nhà hàng Nhật ALL-YOU-CAN-EAT, nhà hàng này tối tân hơn nên cho chúng tôi order các món ăn sushi bằng IPAD. Chỉ cần chọn các món sushi, các món ăn trong đĩa nhỏ trên IPAD, order của khách sẽ vào thẳng nhà bếp và nhân viên phục vụ sẽ đem đến cho khách trong vài phút. Thật là hiện đại, đi xa mới thấy ở Mỹ chắc phải học hỏi Canada cái mục này.

Sau đó chúng tôi đi thăm CN Tower cao 447 m / 1465 feet, giá vé 35 CAD một người. Chung quanh thì có viện bảo tàng chế bia và một xe lửa để du khách chụp ảnh lưu niệm. Nhà hàng Pháp gần đó cũng đông khách lắm. Chúng tôi đã đi bộ ghé thăm bảo tàng của đài radio Canadian Broadcasting Corporation (CBC). Nơi đây trưng bày nhiều radio phát thanh từ cả trăm năm trước cho tới bây giờ. Đặc biệt có 1 tác phẩm điêu khắc rất đẹp và sống động của 1 người đàn ông ngồi chờ xe buýt.






Từ CN Tower, du khách có thể lên xe buýt chạy một vòng thành phố Toronto và ghé thăm nhiều di tích thắng cảnh, giá cũng nhẹ nhàng 45 CAD cho hơn 2 tiếng đồng hồ đi city tour. Đặc biệt xe buýt đã ghé thăm CASA LOMA là một toà lâu đài của Sir Henry với nhiều di tích lịch sử đã lưu giữ cả trăm năm nay.


Tối hôm đó, chúng tôi đã gặp và trò chuyện với ĐKA, một người bạn mới quen nhưng chắc là cùng làm việc cho cộng đồng nên chúng tôi nói chuyện với nhau rất thân tình và dễ dàng chia sẻ với nhau nhưng khó khăn và nỗi niềm của những người dấn thân cho những ước vọng tương lai cho đất nước. Câu chuyện từ 8 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau vẫn chưa muốn dứt. Cám ơn chị Th. chủ nhà đã chịu khó thức khuya với chúng tôi. Hy vọng sẽ còn nhiều dịp làm việc chung với nhau với các anh chị ở Toronto.



Ngày hôm sau , chúng tôi đã lái xe 1giờ 30 phút để thăm thác nước nổi tiếng Niagara Falls . Du khách vào mùa hè thì đông vui từ tháng 5 đến tháng 10. Sau đó thì vắng vẻ cả thành phố chìm trong tuyết đóng băng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vé đi tàu thăm thác nước hùng vĩ thì 20 CAD một người. Du khách được phát 1 áo mưa màu đỏ cho bên Canada và màu xanh cho bên Mỹ. Lúc đến gần thác nước, nước rơi mạnh quá nên ai cũng bị ướt nhưng vui lắm.


Ba ngày ở Toronto qua mau quá, chưa đủ để đi chơi nhiều chỗ hấp dẫn gần đó như Ottawa, Montreal. Tôi xin hẹn lại một dịp khác sẽ trở lại Toronto một lần nữa. Cám ơn những người bạn Toronto dễ mến. Hy vọng sẽ có dịp đón tiếp các bạn ở Nam Cali một ngày không xa. Cho mình đáp lễ với nhé.\


HUỆ NGÔ


BÀI THƠ “HỠI CHÚ BÉ THỌT CHÂN

BÀI THƠ “HỠI CHÚ BÉ THỌT CHÂN
CẦM QUẢ TÁO VÀNG” CÙNG HỌC TRÒ RA TRẬN
 .
Xây dựng: Vào đầu những năm thập kỷ 70 thể kỷ trước, Nhà báo Lê Quang Vinh vốn là giáo viên dạy môn Văn cấp 3 (Trung học phổ thông bây giờ). Ông kể, vào thời đó, người giáo viên phải tuân thủ nghiêm ngặt dạy theo sách “Hướng dẫn giảng dạy” của Bộ Giáo dục dành riêng cho giáo viên. Mở rộng ra là bị “kiểm điểm” ngay. Môn nào cũng thế, rất cứng nhắc. Nên có lần, một học sinh tâm sự với thầy: Thưa thầy, môn Văn của thầy, chúng em chỉ học vài bài đầu là suy được cả năm. Văn hay thơ, bài nào cũng “chủ đề tư tưởng”, “đại ý; tiếp là “chia đoan”, “phân tích”, “kết luận”. Quanh đi quẩn lại đều “yêu dân yêu nước sâu sắc, căm thù giặc cao độ, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước để chiến đấu hy sinh anh dũng tuyệt vời”… (có thêm phần nghệ thuật của nhà thơ nhà văn)…chỉ chừng ấy ý, nội dung v.v…
Tưởng là chuyện chơi, nhưng đó là hiện trạng việc dạy và học văn trong trường phổ thông. Thành ra trên 95% học sinh (nếu không nói tuyệt đối là 100%) đều chán học văn. Các thầy đã đánh rơi bộ môn văn trong nhà trường từ thuở xa xưa ấy…
Tuy nhiên, chỉ mấy năm dạy học, ông cũng đã có những kỷ niệm rất đáng nhớ, qua bài viết dưới đây.
            Giữa trưa một ngày đầu hè năm 1995, tôi đang cắm cúi biên tập bài vở tại cơ quan Tòa soạn Báo Thương Mại (số 20 phố Lý Thường Kiệt – Hà Nội), thì nhận được cú điện thoại đường đột mời đi ăn trưa ở đường Bạch Đằng tận ngoài bãi đê - con phố nằm sát mép sông Hồng, thuộc quận Hoàn Kiếm. Đầu dây bên kia là giọng Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh – Tổng biên tập Báo Doanh Nghiệp – người anh em thân thiết đã cùng công tác suốt mấy chục năm, nên tôi nhận lời ngay.
            Trước đó mươi lăm phút thôi, trong câu chuyện giữa mấy anh em tại ngôi nhà số 541phường  Bạch Đằng (cũng là phố Bạch Đằng), anh chủ nhà dò hỏi Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh: “Em có một ông thầy dạy bộ môn "Văn” thời học cấp 3, người Quảng Bình tên là Lê Vinh, hiện cũng làm nghề báo như các anh, mà không biết đang ở báo nào. Ông thầy em dạo đó đẹp trai lắm. Em rất nhớ những giờ văn thầy giảng. Thật đặc biệt. Nhớ nhất bài thơ tình do thầy sáng tác và đọc cho cả lớp nghe, có tên là “HỠI CHÚ BÉ THỌT CHÂN CẦM QUẢ TÁO VÀNG”. Những lời phân tích bài thơ đó của thầy cũng rất hay: Chú bé thọt chân cầm quả táo vàng đi trên xe tam mã, đêm đêm biến thành con kiến rồi bò lên sống mũi người nào thì sáng ra người đó được thần ban cho "tình yêu" (Thầy nói: "Theo thần thoại phương Tây"). 
             Hồi ấy – những năm đầu 70 (thế kỷ trước), nói đến “thơ tình” là lạ rồi, lại những lời dẫn dụ độc đáo ấy nữa thầy rót vào hồn lứa học sinh tuổi chưa tới đôi mươi tụi em thì quả như thứ "men mới" khiến ai cũng phấn chấn, mê say…”
            Khi tôi đến nơi, thì vỡ òa một cuộc vui vô cùng đặc biệt. Bởi buổi "hội ngộ" tình nghĩa thầy trò không hẹn mà thành sau suốt mấy chục năm xa cách...

            Anh chủ nhà ra đứng ngoài cổng chờ sẵn, nên giây phút đầu tiên giáp mặt nhau là đã dang đôi cánh tay ôm chầm lấy tôi với nụ cười rạng rỡ. Trong tích tắc cảm động đó, anh cất lên mấy tiếng chỉ đủ cho tôi nghe thôi nhưng đầy hào hứng: “Em chào Thầy ạ! ”…Tôi cũng ôm chặt anh ta vào lòng, tức thời chỉ cảm nhận được một điều: “Đây như là người anh em họ hàng ruột thịt, chắc mất công kiếm tìm tôi nhiều lắm nay mới được gặp”.
           May là trong nhà còn có mấy người quen nữa (của tôi) đứng lên chào hỏi nên tôi định thần ngay khi được mời cùng ngồi xuống mâm chiếu trải giữa nhà. Đó là Nhà báo Nguyễn Hoàng Linh (như đã nói ở trên); Nhà thơ - nhà báo Trần Quang Đạo, cũng là người con quê Quảng Bình như tôi, đang làm Phó TBT Báo Nhi Đồng; Nhà báo trẻ Nguyễn Anh Dũng…Khi tất cả đã ngồi gọn vào mâm, anh Hoàng Linh nhanh nhảu giới thiệu: “Thưa hai bác, đây là Nhà báo Lê Quang Vinh, Anh ấy đã “mất dạy” rồi, không còn là “Thầy giáo Lê Vinh” của anh Nguyễn Đăng Vinh nữa đâu. Xin mọi người cầm ly. Chúc mừng! Chúc mừng!...”. Bất chợt, tôi hiểu ra: “Thôi rồi, Nguyễn Đăng Vinh là học sinh cũ của tôi cách nay đã 23 năm”. “Hai bác” chính là cụ Nguyễn Đăng Lại và cụ Phạm Thị Năm – song thân của Nguyễn Đăng Vinh. Ông bà vốn là cán bộ quản lý - giáo viên tại địa phương; nhà ở 248 C – Khu 3 – Thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (thời tôi còn dạy học ở đây là tỉnh Hải Hưng). Nhà báo Nguyễn Anh Dũng, là phóng viên của Báo Doanh Nghiệp, là em ruột của Nguyễn Đăng Vinh.
            Lúc này, một tay cầm chén rượu, tay kia thì nắm chặt bàn tay tôi, Nguyễn Đăng Vinh với giọng đầy xúc động, chia sẻ những lời từ gan ruột: “Ngay sau ngày ra quân, em đã hỏi tìm thầy rất nhiều; thế mà nay mới gặp. Mừng quá thầy ơi!”. Nguyễn Đăng Vinh mời mọi người cạn ly cùng hai thầy trò, rồi nói tiếp: “Em học lớp 9A do thầy Đặng Hùng dạy sinh vật làm chủ nhiệm, thầy Nguyễn Văn Dòng dạy toán, thầy Cao Đại Môn (cùng người huyện Thanh Miện như thầy Dòng) dạy địa lý, thầy Lê Vinh đây dạy văn... Một hôm, thầy giáo Vinh lên lớp “diện lắm”, với bộ đồ rất “thời thượng”: đầu thì đội mũ “bere bát” màu tím than; mình thì mặc áo cổ cồn trắng phía trong, ngoài là áo len hoa thêu hình con bướm sợi đen trên nền len màu ghi, quần bằng vải tecgan kẻ ô màu xanh rêu với đường là chết li thẳng đuột… 


Gần cuối tiết hai học về thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bỗng dưng thầy đọc bài thơ tình của thầy sáng tác (như em đã nói ở trên). Cả bài thơ thì nay em không còn nhớ nguyên văn nữa, chỉ nhớ mấy đoạn mấy câu thôi, nhưng nội dung bài thơ thì vẫn nhớ như in. Hôm đọc, thầy còn nói bài thơ viết về người yêu đang học “bác sĩ” ở trường Đại học Y (Hà Nội). Thế mà, những tháng năm em đang đi chiến đấu, “đêm đêm” trong huyền thoại ấy lại hiển hiện về ở Trường Sơn mịt mù khói lửa do máy bay Mỹ - Ngụy ngày đêm bắn phá rải thảm bom đạn, cùng với rừng sâu nước độc gây nên bao nguy hiểm gian lao; em đã đọc suôn sẻ gần như cả bài thơ và kể cho các chiến sĩ "tích" của nó để rồi cùng chuyền cho nhau trên từng cánh võng câu chuyện lãng mạn này với ước nguyện được một lần “con kiến bò lên sống mũi"; và bao câu chuyện khác của thầy giáo truyền cho. Nhiều đồng đội, nhiều anh chị em thanh niên xung phong nghe được mà dịu bớt căng thẳng thần kinh giữa cái sống và cái chết…”. 

 
              Với  giọng chùng xuống, Nguyễn Đăng Vinh còn nói  thêm cho thầy cũ của mình biết: “Có chiến sĩ của em được nghe câu chuyện trong bài thơ cứ luôn háo hức, thế mà chưa kịp được “kiến bò” lần nào, đã ra đi mãi mãi ở tuổi thanh xuân do bom đạn trong chiến đấu và do sốt rét rừng ác tính. Bản thân em cũng vấp phải vài ba lần như thế, mà may mắn thế nào lại qua được. Em dám chắc với thầy, những gì nhà trường đã trang bị cho bọn em hồi học với thầy ở Trường Cấp III Ninh Giang, nó quý vô cùng. Có nhiều hôm băng rừng mà đói vàng con mắt, em lại “khao” anh em từng mẩu chuyện nhỏ của thầy để vượt qua bom đạn, đèo cao suối sâu hoàn thành nhiệm vụ…”.
              Anh chủ nhà mời cơm hôm nay - Người học trò và là người chiến sĩ trẻ tuổi đôi mươi thuở ấy, hiện là Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan tỉnh Hải Dương, thuộc Cục Hải quan TP. Hải Phòng (Tổng cục Hải Quan VN). Nhiều năm liền, đơn vị Nguyễn Đăng Vinh phụ trách đã luôn đi đầu trong toàn ngành mọi khâu công tác. Chi cục Hải Quan tỉnh Hải Dương đã được Nhà nước thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và năm nào cũng được các cấp ở trung ương và địa phương khen thưởng bởi những thành tích xuất sắc trong nghiệp vụ hải quan và xây dựng đơn vị chính quy, tiên tiến đáp ứng công cuộc hội nhập của nền kinh tế đất nước trên địa bàn.
                                                     *
                                                   *  *
             Kể từ sau buổi sum họp đặc biệt này giữa tôi với học trò Nguyễn Đăng Vinh và gia đình, thầy trò chúng tôi luôn có nhiều dịp để chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống – kể cả những khó khăn, trắc trở thường nhật. Tôi được gia đình ông bà Giáo Lại coi như “người thầy chung” cho tất cả con cháu trong nhà. Những dịp giỗ chạp ở quê hương Ninh Giang, tôi thường được ông bà và các em mời theo đi như những cuộc “hành hương về nguồn” nên tôi vô cùng trân trọng và luôn có mặt.
             Ông Giáo Lại từng là giáo viên “Bình dân học vụ” của cao trào “Diệt dốt” sau Cách mạng Tháng 8 và “ Xóa nạn mù chữ” trong kháng chiến chống Pháp. Sau ngày hòa bình lập lại trên miền Bắc, ông là cán bộ giáo dục nòng cốt của quê hương Ninh Giang suốt hơn 40 năm cho đến tuổi nghỉ hưu. Bà Phạm Thị Năm, cũng là một Nhà giáo trọn đời. Hai ông bà có tất cả 6 người con được dạy dỗ chu đáo, ăn học đến nơi đến chốn. Tất cả họ đều tốt nghiệp đại học và có vị trí công tác xứng đáng trong các bộ - ngành. Ngoài người anh cả Nguyễn Đăng Vinh, người em thứ 2 là Nguyễn Thanh Tân – Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước CHXHCNVN tại Úc, Ấn Độ…; người em thứ 3 là Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập Báo Xây dựng. Các em sau cũng là cán bộ cấp phòng (Bộ) công tác trong ngành Ngoại giao, Hải quan. Sáu anh em Nguyễn Đăng Vinh đều được đào tạo dưới mái trường Cấp 3 Ninh Giang. 

Tuy nhiên, do chiến tranh đang giai đoạn cao trào ác liệt, nên khi chưa kịp ra trường, người anh lên đường nhập ngũ; sau chiến tranh hoàn thành nhiệm vụ trở về, vẫn nối chí học lên cùng các em, để thành “những viên ngọc quý” được mài luyện công phu trong một gia đình nhà giáo nghèo xứ quê. Cho nên không ngẫu nhiên chút nào, cả sáu học trò của trường Cấp 3 Ninh Giang ấy – Sáu đứa con yêu của hai Nhà giáo Nguyễn Đăng Lại và Phạm Thị Năm, đã – đang và tiếp tục tỏa sáng cho quê hương đất nước.

 
             Ông Trời cũng thật khéo sắp đặt. Vợ của Nguyễn Đăng Vinh tên là Nguyễn Thị Khánh, cùng quê thị trấn Ninh Giang, cũng là học trò tôi dạy (lớp 9E). Tôi từng chọn em vào đội tuyển để bồi dưỡng đi thi học sinh giỏi văn toàn tình Hải Hưng. Đang lỡ dở lớp 9 thì thầy Vinh chuyển công tác. Thật tiếc. Tốt nghiệp phổ thông, Khánh thi đỗ vào Trường Đại học Thương mại. Ra trường, em về Hải Phòng công tác. Sau này chuyển lên Nhà khách Chính phủ (số 2 - phố Lê Thạch, Hà Nội).
               Nếu người xưa đã đúc kết có câu rất chí lý “nhân vô thập toàn” răn muôn người luôn khiêm tốn; thì với tôi, gia đình cụ Giáo Lại quả đã là “Gia hữu thập toàn” – Bốn chữ tôi kính tặng nhân ngày “Bát tuần Đại khánh” (80 tuổi) của cụ Nguyễn Đăng Lại cách đây dăm năm.
        
HỠI CHÚ BÉ THỌT CHÂN
CẦM QUẢ TÁO VÀNG
Tôi đã biết những điều bội bạc
Mà thâm tâm không muốn nói ra
Tôi đã hiểu những chiếc hôn tẻ nhạt
Khi trao nhau chẳng vị đậm đà
Ôi lòng ta trắng trong tuyệt đỉnh
Mà tình người  quá đỗi phôi pha
Trong vần thơ của chiều tàn yên tĩnh
Nghe vô hồi căm giận ngững ngày qua
Hãy mua nhau bằng lời gian giối
Như Sở Khanh lừa đảo nàng Kiều
Có thể đấy là tình yêu vời vợi
Của riêng em sớm sớm, chiều chiều
Tôi chỉ tiếc trái tim tôi nồng cháy
Đã trao cho em trọn ngọn lửa đầu
Tôi chỉ tiếc tháng ngày đeo đuổi ấy
Những ngày xuân êm đẹp nhất còn đâu!
Hỡi chú bé thọt chân cầm quả táo vàng
Hãy hiện nguyên hình là tình yêu cường tráng
Vì Người là "Thần Hạnh phúc" mãi mãi đoan trang
Cho thế gian những thiên tình trong sáng
Hỡi chú bé thọt chân
        - Người khởi điểm của lương tâm
Trở về đây làm tòa án cõi lòng
Để xét xử người ta yêu quý nhất
Cho lòng ta trong sạch nợ nần...
                                         18/9/1972
            Nhân 50 năm ngày thành lập Trường cấp 3 huyện Ninh Giang – Nay là Trường THPT huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương), xin chép lại chuyện xưa như một ký ức nhớ về những năm tháng đầu tiên sau khi tôi tốt nghiệp đại học về đây công tác (1970). “Ngôi trường nhỏ tuềnh toàng tre lá/ Mà hồn ta rực nắng trưa hè”.
                                                               Hà Nội, 17 giờ 08’ ngày 21/9/2015
                                                                                    LQV
         (ĐT: 0912006243 04 62607979 – E-mail: vinhhoaninh@yahoo.com)

CHỦ NGHĨA LÝ LỊCH = TẾT TRUNG THU =TIN QUỐC TẾ

Friday, September 25, 2015


J.B. NGUYỄN HỮU VINH * CHỦ NGHĨA LÝ LỊCH

Chủ nghĩa lý lịch và hậu quả quái đản

Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Tĩnh
2015-09-25

000_Hkg10192212
Một kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia tại trường Đại học Bách Khoa học và Công nghệ Hà Nội ngày 01 tháng 7 năm 2015.
AFP photo
Nhìn lại những vấn đề qua kỳ tuyển sinh vừa qua của Bộ Giáo dục, người ta thấy nổi lên quá nhiều điều bất cập.
Sau những vụ cả thí sinh và phụ huynh nháo nhác chạy rút ra đút vào hồ sơ của mình để kiếm tìm khả năng vào trường đại học  gây bức xúc dư luận nhân dân, thì lại nổi lên việc nhiều học sinh vào trường Công an không được tuyển, chỉ vì "lý lịch gia đình".
Những vấn đề đó phản ánh một tình trạng đặc thù của Việt Nam thời Cộng sản. Thời mà đến mấy thế hệ được giáo dục bởi "Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" (Hồ Chí Minh - Thư gửi Học sinh nhân ngày khai trường 1945).
*Từ chuyện một thí sinh thi đỗ nhưng không được vào trường
Chuyện một thí sinh rồi hai, ba thí sinh thi đỗ vào một trường của ngành công an, nhưng đã bị từ chối vào trường chỉ vì lý lịch của ông bố có tiền án. Mà cái tiền án đó đã có đã xóa án tích từ thời đứa trẻ chưa được sinh ra.
Sẽ chẳng có gì nói như bao trường hợp xưa nay vẫn thế, chuyện được đi học hay không, vào ngành công an hay quân đội lại là một vấn đề thuộc "bí mật quốc gia" nên người dân chẳng ai dám ý kiến. Có điều, thời nay là thời của mạng Internet, nên cái kim trong bọc đã thò mũi ra để cho thấy một chính sách và cách làm của nhà nước, ngang nhiên chà đạp mọi nguyên tắc pháp luật tối thiểu.
Lẽ thường, đối với một công dân khi đã đủ 18 tuổi, họ tự chịu trách nhiệm cá nhân về bản thân họ trước pháp luật. Lý là như vậy, luật là như thế. Nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên giấy tờ. Bởi các công dân Việt Nam đã và đang luôn chịu sự chi phối ngang nhiên của cái lý lịch mà trong đó, nhiều điều rất ngớ ngẩn, chính bản thân họ cũng không hiểu là gì.
Chẳng hạn, bất cứ tờ lý lịch nào của học sinh sinh sau cái gọi là Cải Cách ruộng đất từ những năm 50 của thế kỷ trước, vẫn phải ghi vào đó: Thành phần gia đình? Thành phần bản thân? - Những quy định quái gở nhằm phân chia giai tầng xã hội trong phong trào tội ác thực hiện chủ trương Cải Cách ruộng đất. Cái thời mà cho đến nay, kể cả những quan chức cộng sản cao tuổi nhất đang cầm quyền, thì khi nó xảy ra, họ cũng chỉ là những cậu bé cởi truồng chưa biết mặc quần áo.
Thế nhưng nó vẫn dai dẳng bám trụ đến ngày nay và tác oai tác quái trên số phận những người dân bị trị.
*Chủ nghĩa Lý lịch - chiếc dây thòng lọng phân biệt đối xử
Dù rằng trong Hiến Pháp và các văn bản luật lệ của nhà nước, đặc biệt là các phát ngôn của những người cầm quyền, những nhà ngoại giao... luôn luôn rằng thì là "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" rằng thì là bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai, hòa giải, hòa hợp dân tộc...
Thế nhưng, khi đụng đến những công việc cụ thể trong đời sống xã hội thì sự phân biệt rõ ràng và rất... thực tế. Khi đó những hành động của hệ thống cầm quyền không lưu tâm và thậm chí không cần biết luật pháp là gì, quyền bình đẳng là thế nào.
Hãy nhìn vào bất cứ một tờ Sổ Hộ khẩu hoặc Giấy Chứng minh Nhân dân của người dân Việt Nam, người ta sẽ thấy rất rõ những thông tin mà nhà nước quan tâm như Tôn giáo, Dân tộc... Điều đó không có nghĩa là nhà nước chỉ cần để biết mà trên thực tế, đó là sự phân biệt hẳn hoi. Bởi bất cứ đi đến đâu, từ anh dân phòng đến chị phòng thuế, đều có thể biết rõ tông tích tôn giáo của từng cá nhân. Mà với chế độ cộng sản Việt Nam trước đây, thì con người mang tôn giáo được coi như một thứ "trọng tội".
Thế nhưng, không chỉ các thông tin trên tờ CMND hay hộ khẩu mới thể hiện sự phân biệt đối xử theo Chủ nghĩa lý lịch, mà cả  hệ thống cầm quyền đã nghiễm nhiên coi sự phân biệt đối xử là chuyện hiển nhiên.
Đất nước trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và đã trải qua nhiều chế độ khác nhau. Ở mỗi chế độ, đều có những tầng lớp đảm nhiệm những chức vụ, những công việc của nó. Thế nên khi sang chế độ cộng sản, việc phân biệt đối xử đối với các thành phần, tầng lớp không được cộng sản ưu tiên thì đó là tai họa đối với phần lớn những người "không may" rơi vào những tầng lớp người, những tôn giáo mà nhà cầm quyền Cộng sản không ưu ái.
Điều thấy rõ nhất ở chủ nghĩa lý lịch, ngoài phân biệt đối xử với các thành phần, tầng lớp gọi là giai cấp, thì việc phân biệt đối xử với tôn giáo càng hết sức trầm trọng và có hệ thống.
Trừ những nhóm tôn giáo bị nhà nước lũng đoạn, khuynh loát, còn lại, hệ thống tôn giáo chân truyền và độc lập, là những đối tượng bị phân biệt nặng nề, nhất là Công giáo.
Có thể nói, trong hệ thống cầm quyền hiện nay với 11.118 xã, phường cho đến cấp Huyện, Tỉnh, Thành phố và Trung Ương với đội ngũ công chức lên đến hàng triệu người, thì trong đó không hề có bóng dáng một người công giáo chân chính nào. Ngoài ra, lực lượng công an đông nhung nhúc hiện nay, ở đó không có chỗ cho người công giáo. Còn trong quân đội, người công giáo muôn đời  chỉ là anh lính trơn. Trong khi đó số giáo dân chiếm 1/10 dân số Việt Nam.
Bởi điều kiện đơn giản nhất, tối thiểu nhất để được làm một chức vụ nào đó, dù rất nhỏ, họ đều phải trở thành Đảng viên cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Mác vô thần - Điều này, đồng nghĩa với việc những người đó buộc phải từ bỏ tôn giáo họ đang theo.
Một thời gian rất dài, những học sinh, con em công giáo đến trường bị phân biệt đối xử thậm tệ. Sự phân biệt đó không chỉ ở những ánh mắt, lời nói, sự xúc phạm ngang nhiên của thầy giáo, bạn bè về tôn giáo các em đang theo, không được thực hiện các nghi lễ tôn giáo, nghỉ ngơi những ngày lễ buộc... mà ngay trong chương trình đào tạo, những sự chống đối, nhục mạ niềm tin người có tôn giáo nghiễm nhiên được đem ra sử dụng. Thậm chí, những năm trước đây, khi làm hồ sơ thi Đại học, học sinh công giáo và các tôn giáo khác đều được hướng dẫn ghi vào phần Tôn giáo: Không. Ban đầu, học sinh chỉ hiểu rằng ghi như vậy nhằm mục đích là để được dễ dàng hơn trong việc học tập trong môi trường đại học và chuyên nghiệp vốn kỳ thị tôn giáo nặng nề. Thế nhưng, mãi cho đến sau này, người ta vẫn khó hiểu vì sao lại có chuyện đó. Có thể có một nguyên nhân  khác, là trên con số thống kê chính thức, số lượng người mang tôn giáo  giảm đi đáng kể theo những người vào cơ quan nhà nước?
Chính vì thế mà đã xảy ra chuyện hài hước là một linh mục công giáo ở Giáo phận Vinh được ghi trong hồ sơ của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ở mục tôn giáo: Không.
Ở đất nước Việt Nam, cái được xác định với cái tên nửa dơi, nửa chuột là "Nhà nước pháp quyền XHCN" dưới "sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng" và qua đó, sự phân biệt đối xử bằng chủ nghĩa lý lịch trầm trọng trong đời sống xã hội.
*Từ chuyện ưu tiên tội phạm đến ưu tiên kiến thức
Chủ nghĩa lý lịch không những chỉ tác động đến những việc phân biệt đối xử, bố trí công việc, cất nhắc trong xã hội, mà chủ nghĩa lý lịch còn tác động đến những vấn đề trầm trọng hơn như tội phạm và thi cử.
Trong rất nhiều phiên tòa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản, các gia đình có công với cách mạng, gia đình cán bộ, quan chức, các tội ác đều được giảm nhẹ mức hình phạt một cách đáng ngạc nhiên.
Người ta dần dần không thấy lạ, khi ba nông dân trộm một hai con vịt thì bị phạt tù 13 năm. Trong khi quan chức cộng sản tham nhũng, hối lộ, phá hoại hàng ngàn tỷ, thậm chí là cả chục ngàn tỷ đồng của nhân dân thì chỉ "chịu trách nhiệm chính trị" rồi thôi. Hình như, cái việc "chịu trách nhiệm chính trị" nó quan trọng và nguy hiểm hơn cả việc tù đày, chết người của người dân?
Như vậy, điều đó có nghĩa là cùng một hành động tội ác, thì những người  có công, có lý lịch tốt được ưu tiên mức án nhẹ hơn. Có nghĩa là tội ác được ưu tiên hơn, dung túng hơn cho những người "Có công với cách mạng" có công với đảng và nhà nước?
Đó là sự tác oai, tác quái của cái gọi là chủ nghĩa lý lịch trong hệ thống pháp quyền hiện nay.
Không chỉ  có những lĩnh vực về đời sống xã hội, kinh tế, tội phạm được ưu tiên sử dụng chủ nghĩa lý lịch, mà việc thi cử bổ nhiệm gần đây cũng đã dần dần lột trần sự vô lý đến buồn cười của sự tác động này. Đó là việc ưu tiên điểm thi tuyển vào trường Đại học (!)
Điều ai cũng biết, là kiến thức là điều chỉ có được trong quá trình học tập và tích lũy cho mỗi cá nhân. Để phục vụ xã hội trong những lĩnh vực nhất định từ khoa học kỹ thuật đến khoa học xã hội, điều cơ bản cần thiết là các cá nhân phải có một trình độ nhất định. Mà trình độ đó chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, sáng tạo của mỗi người chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào cá nhân đó là ai, lý lịch như thế nào.
Thế nên, một nguyên tắc rất rõ ràng là kiến thức phải được sử dụng đúng với những yêu cầu khách quan của xã hội.
Một cây cầu, tòa nhà được thiết kế, xây dựng lên cần những yếu tố như sự bền vững, an toàn và tiết kiệm cần thiết. Điều này chỉ có thể được thực hiện bởi những người có trình độ nhất định, mà trình độ đó không phụ thuộc vào tiêu chí vì anh ta là "con của người có công" của quan chức hoặc thành phần ưu tú của đảng hay thuộc thành phần đảng không ưa. Bởi dù được thiết kế, thi công bởi những hạt giống đỏ đi nữa, mà trình độ kém, thì cầu vẫn sập và nhà vẫn đổ như thường.
Bởi lẽ chẳng có cái lý lịch nào thay được kiến thức con người.
Vì thế chẳng xã hội tiến bộ nào có thể chấp nhận nghịch lý là những sản phẩm đưa ra xã hội không đủ tiêu chuẩn vẫn cứ ngang nhiên tồn tại "bình đẳng" chỉ vì nó từ thành phần được ưu đãi.
Thế nhưng, những điều vô lý đó vẫn nghiễm nhiên tồn tại như một quy luật của riêng chế độ Cộng sản với chủ nghĩa lý lịch.
Những cuộc thi cử chọn người hiền tài, những phần tử con ông cháu cha, người có công, con thương binh, liệt sĩ, con quan chức... được ưu tiên thêm điểm và các điều kiện khác để vào các trường đại học.
Và điều gì sẽ xảy ra khi các sản phẩm con người được chọn từ những người kém về kiến thức nhưng được ưu tiên đó?
Hẳn nhiên sẽ có một lớp người với tấm bằng trong tay một cách tượng trưng để đưa ra xã hội, cộng với lý lịch "đẹp đẽ" rồi được đưa vào các cơ quan nhà nước, để rồi với kiến thức và trình độ ngu muội gia truyền, họ sẵn sàng phá nát đất nước không thương tiếc.
*Con vua thì lại làm vua?
Khi mới cướp được chính quyền, trong các sách giáo khoa, luôn có những câu ca dao rằng thì là "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" nhằm tố cáo chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu. Rằng chế độ đó không có chỗ cho người dân dù tài giỏi và uyên bác đến mấy có chỗ để dung thân.
Thế nhưng, càng ngày, người ta càng thấy trong chế độ "XHCN ưu việt", hiện tượng con vua lại làm vua ngày càng trắng trợn bất chấp dư luận.
Người ta không lạ gì một Nông Quốc Tuấn, được đưa lên giữ những chức vụ quan trọng chỉ vì đó là con Nông Đức Mạnh, dù anh ta học hành chẳng có gì nổi bật hoặc có thể nói là dốt, không đỗ đại học đi lao động ở Đức về đưa cấu tạo vào đoàn thể, dựa thế bố mà leo lên.
Người ta cũng không ai không biết nếu không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì cậu bé Nguyễn Minh Triết vào BCH Đảng bộ Tỉnh Bình Định khi mới 24 tuổi là chuyện mặt trăng rơi xuống đất.
Người ta cũng chẳng ngạc nhiên khi Nguyễn Bá Cảnh vào Thành ủy Đà Nẵng khi 31 tuổi chỉ vì là con Nguyễn Bá Thanh - một người luôn ra rả về tệ nạn lạm nhũng chức quyền và kéo bè kéo cánh trong cơ quan nhà nước.
Thế rồi, như cha ông nói: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn". Càng ngày càng nở rộ chuyện con ông cháu cha vào chiếm chỗ trong các cơ quan quyền lực nhà nước cách bất thường. Mới đây, con trai Bí thư Thành ủy Sài Gòn Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu trở thành chủ tịch quận trẻ nhất Sài Gòn khi mới 34 tuổi. Tiếp bước là con trai cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam làm giám đốc sở ở tuổi 30...
Như vậy, những thực tế của nhà nước cộng sản ngày nay, đã vả vào miệng những nhà tuyên giáo đã từng mạnh mẽ lên án chế độ thực dân phong kiến thối nát đã dung túng hiện tượng "Con vua thì lại làm vua".
Có lẽ ngày nay, dưới "chế độ ưu việt" điều khác biệt hơn chế độ phong kiến ngày xưa là ở chỗ: Ngày xưa, cả nước chỉ có một vua, còn ngày nay, có một tập thể các ông vua mang cái thẻ đảng viên đỏ chót.
Và chủ nghĩa lý lịch đã thành công trong việc tạo nên hiện tượng xã hội quái đản này.
Phải chăng, đó cũng là đặc thù của "chế độ mới, chế độ ưu việt" luôn rêu rao: "Mọi người đều bình đẳng"?
Hà Tĩnh, Ngày 24/9/2015
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
 http://www.rfa.org/vietnamese/blog/resume-regime-the-result-nhv-09252015143504.html

TẾT TRUNG THU

Tết Trung Thu xưa và nay

Chân Như, phóng viên RFA
2015-09-23

000_Hkg10211981-622.jpg
Phố bán đèn Trung Thu ở Hà Nội ngày 23/9/2015.
AFP


Hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 8 âm lịch, tại VN mọi người và đặc biệt là các trẻ em lại nô nức ăn thêm một cái tết nữa-đó là tết Trung Thu. Trong đêm rằm, các em được ba mẹ cho cầm lồng đèn đi rước ông trăng, được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Năm nay tết trung thu rơi vào ngày 27 tháng 9 nhằm cuối tuần nên các trẻ em lại có nhiều cơ hội để vui chơi nhiều hơn, và đây cũng là chủ đề cho diễn đàn bạn trẻ kỳ này, Chân Như và cùng một số các bạn trẻ nhớ lại kỷ niệm một thời của họ vào ngày tết trung thu này và cũng để xem Trung Thu ngày nay có gì hay hơn xưa.
Chân Như: Xin chào các bạn, chắc hẳn các bạn đây còn nhớ khi còn bé tí thì rất nao nức chờ được đến ngày này, và đặc biệt hơn là được ba mẹ mua cho chiếc lồng đèn, hoặc được ba mẹ làm lồng đèn cho để tối đi rước ông trăng. Các bạn có những kỷ niệm nào đặc biệt vào ngày này cùng chia sẻ với nhau nào?
Kiều Mỹ: em sống ở vùng quê, nên lễ cổ truyền được tổ chức khá là nhiều. Tối thường ba mẹ cúng rằm sau đó là dẫn em đi chơi và mua lồng đèn hay gì đó.  Thường tụi con gái thích lồng đèn công chúa, chứ em thì lại thích lồng đèn giấy và chơi bằng đèn sáp. Ba mẹ không cho mà em đòi dữ quá thì ba mẹ buộc phải mua.  Mua về, em cùng một số bạn ở trong xóm tụ tập thành một đám  xách đèn đi theo đoàn lân. Đoàn Lân sẽ vào nhà mình vào dịp trung thu. Ở VN thì em thấy truyền thống múa lân vào dịp lễ Trung Thu rất đặc sắc. Khi bé mình thấy những nhộn nhịp thế thì thích đi theo. Lúc đó nhà em trong hẻm tối. Em đi theo đoàn đó đi chơi rất xa và em bị lạc đường, em đi bộ mà đi em lạc tới tận chỗ bán lồng đèn; May là chỗ bán lồng đèn quen với ba mẹ em nên cô đó mới hỏi lý do tại sao khóc và sau đó dẫn em về nhà. Đó là năm lớp 3 và  là kỷ niệm lớn nhất.  Mấy năm sau có đi thì có ba mẹ chở đi chứ không dám cho em đi một mình nữa.
Bảo Linh: Thời của em thì phải tự làm những lồng đèn và thường làm bằng cây nứa với mấy giấy màu kiếng để dán lại thành những lồng đèn. Mỗi mùa Trung Thu ba em hay làm lồng đèn cho em. Hồi đó cũng không có keo để dán giấy kính mà phải dùng bột mì tinh, nấu cho sôi lên rồi dùng bột đó dán giấy kính lên trên lồng đèn. Làm một lồng đèn rất là cực.  sau đó, lớn lên một tí xíu thì ba chỉ cho cách làm sau đó tự làm lồng đèn để chơi Trung Thu luôn.  Kỷ niệm vui nhất chơi Trung Thu là tới đêm Trung Thu, những bạn cùng lứa tuổi ở xóm hay tổ chức đêm Trung Thu tại nhà của nhau , thi xem lồng đèn của ai làm đẹp nhất, xong bắt đầu đốt đèn cầy lên những lồng đèn đó. Ai làm lồng đèn xấu hoặc tệ quá thì cây đèn cầy khi cắm sẽ nghiêng qua một bên và làm cháy lồng đèn. Lúc đó nhiều đứa là khóc bù lu bù loa, đó là những kỷ niệm vui nhất trong mùa Trung Thu của em.
Thái Nhật: Kỷ niệm của em thì cũng giống như tất cả những bạn nào mà ở Việt Nam ở thời điểm đó:  được mặc đồ đẹp xong đi rước đèn Trung Thu ở trong xóm với những đứa bạn cùng tuổi với mình, mà đèn ngày xưa cũng chỉ là đèn giấy không được bằng điện tử bây giờ.  Vậy nên những kỷ niệm đó đối với em là đặc biệt hơn.
Chân Như: Có vẻ như thời nay cái không khí của trung thu nó không còn như xưa nữa và hầu như người lớn đã vô tình cướp đi cái ngày lễ này của các em nhỏ. Điều này có đúng không? Vì sao?
Kiều Mỹ: Vâng em là một ví dụ điển hình của việc bị cướp đi ngày Trung Thu.  Nói chung ngày nay mọi thứ đều có sẵn hết, thí dụ bánh Trung Thu cũng vậy. Em nghe bà nội em kể thì ngày xưa Trung Thu thì người ta thường tập trung lại làm bánh theo truyền thống, hoặc là làm lễ cúng rằm rồi tối gia đình tụ họp. Tới thời của em,  bánh Trung Thu đã có sẵn, chỉ là mua để đi biếu cho người khác rồi thời gian dành cho gia đình không có nữa.  Trẻ em thì ba mẹ cho lựa chọn một món đồ chơi nào đó và cho chơi ở nhà cũng không dám cho ra đường.  Người ta quan niệm Trung Thu là một lễ gì đó để ăn chơi chứ không còn là một lễ để tưởng nhớ về ngày lễ Trăng Chú Cuội, Chị Hằng nữa.  Em thấy về căn bản nó đã bị mất đi cái không khí hoàn toàn.
Đèn ông sao ế ẩm. Cô bé bán đèn ngôi sao đứng cả đêm chẳng có người mua
Đèn ông sao ế ẩm. Cô bé bán đèn ngôi sao đứng cả đêm chẳng có người mua
Bảo Linh: Dạ đúng rồi Trung Thu hiện tại nó không giống như hồi xưa nữa nó mất đi giá trị truyền thống rồi.  Đầu tiên, nói về chiếc lồng đèn thì bây giờ cũng chẳng ai đi làm cái lồng đèn như Trung Thu hồi xưa nữa mà giờ là những chiếc lồng đèn có bán sẵn rồi; Những cái bánh Trung Thu đủ kiểu; Những loại bánh khác mới mẻ hơn,giống như những chiếc bánh ngọt thôi nhưng trong hình dáng của bánh Trung Thu rồi người ta cũng gọi là bánh Trung Thu.  Bánh Trung Thu thì trở thành những món quà để biếu xén nhau vào mùa Trung Thu. Nó mang một ý nghĩa khác giống như là để giúp cho một công việc gì đó nó dễ dàng hơn hoặc là tặng để làm vui lòng nhau thôi chứ còn hồi xưa là những người trong nhà tặng cho bà con bạn bè nó mang cái ý nghĩa tình thân nhiều hơn.
Thái Nhật: Em rất đồng ý với câu trả lời của hai bạn vừa rồi là ngày nay cái tục biếu quà bánh Trung Thu dành cho người thân nó không còn ý nghĩa ban đầu nữa mà bây giờ nó thành cái gì đó để mà biếu xén cho những sếp cao hoặc những người mà mình thấy cần phải nịnh hót hay là vụ lợi cho bản thân mình chứ không còn ý nghĩa ban đầu đẹp nữa.
Chân Như: Thêm một điểm nữa có vẻ như ngày nay trẻ em mất nhiều thời gian cho việc học-học chính thức, học thêm, học đàn ,học vẽ...nên ít có thời gian để chơi “nhà chòi” với các bạn hàng xóm. Và ngay cả những người hàng xóm, họ không còn “tình làng nghĩa xóm” thân mật như xưa. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, nhà nào về là đóng cửa, nên không phải hàng xóm ai cũng biết nhau như ngày xưa. Vì thế, trẻ em không có nhiều bạn bè lối xóm để có được những cuộc vui chơi rước đèn trong xóm.  Các bạn có thấy điều đó hay không?
Bảo Linh: Trẻ em thì em nghĩ ở thành thị thì khó có cảm nhận được Trung Thu như trẻ em ở mìên quê vì miền quê không gian thoáng đãng hơn rồi những sự liên kết hàng xóm nhiều hơn là ở thành thị.  Trẻ em ở quê thì buổi tối có thể xúm lại với nhau chơi chung những trò chơi Trung Thu.  Nhưng ở thành thị thì ban đêm khó có thể làm được điều đó tại vì đường xá xe cộ, rồi phụ huynh thì sợ để con mình đi ra ngoài, sợ tai nạn giao thông, sợ bắt cóc, sợ tội phạm, sợ đủ thứ hết. Chỉ có những đứa trẻ ở quê mới có những mùa Trung Thu trọn vẹn hơn là ở thành phố. Mặt khác, ở trong trường học bây giờ thường cũng có tổ chức những buổi Trung Thu cho những đứa trẻ nhưng chỉ là ban ngày thôi nên cũng khó cảm nhận được không khí Trung Thu giống như hồi xưa nữa.\
Kiều Mỹ: Em thì ở quê. Em cũng có cảm nhận được không khí ở quê nó được hưởng ứng rất nhiều so với thành phố nhưng cũng không còn như trước. Ở các UB xã thì thay vì người ta sẽ kêu gọi học sinh hoặc là mời tất cả mọi người cùng lên UB xã để tổ chức để cho các em chơi Trung Thu, nhưng thật ra cái đó chỉ là hình thức gián tiếp để bán các loại lồng đèn hay là gì đó chứ nó không còn là diễn văn nghệ để vui chơi nữa. Năm nào cũng vậy cũng mời lên phát quà cho trẻ em, sau đó là diễn văn nghệ rồi bắt đầu chương trình marketing về một số các mặt hàng cần bán rồi họ giao lưu với phụ Huynh. Em cảm thấy việc ấy mang tính chất kinh tế nhiều quá.
Chân Như: Tết trung thu mà không có lồng đèn ông sao, con gà, con bướm .... thì không còn là Trung Thu. Các em nhỏ chỉ ước mơ có thế. Tuy nhiên, với đà phát triển và cuộc sống khó khăn như hiện nay cái gì nhanh gọn đều là sự chọn lựa của người dân. Do vậy, nhiều phố lồng đèn cổ truyền đã không còn được nhiều người quan tâm, mà họ lại thích mua những chiếc lồng đèn điện tử, khỏi mất thời gian gắn nến và lại không bị cháy. Các bạn thấy đó là điều nên hay không nên? Nó có làm mất đi cái hồn của đêm trăng, ngắm chị Hằng và chú Cuội không?
Kiều Mỹ: Nói chung là có một cái gì đó mới, thay thế nó hiện đại và thích hợp với cuộc sống thì cũng tốt nhưng mà mục đích của nó là để chạy theo kinh tế chứ không còn là giữ vững truyền thống nữa. Theo em việc thay thế hoàn toàn bằng đèn điện tử cũng không hay lắm vì  đúng vào lễ này mình nên rước bằng đèn cầy thì nó ý nghĩa hơn; Kiểu giống như những ngọn lửa tâm hồn ấm áp sưởi cho nhau thay vì bật sáng nó lên với nhạc “tung toé” khắp nơi dẫn tới ồn ào nhà người này người kia.  Anh cứ tưởng tượng khoảng mấy chục người đi chung với nhau mà cầm cái lồng đèn nào cũng điện tử và bấm lên mỗi người một kiểu nhạc thì nó trở thành một đám hỗn loạn rồi. Lúc đó, người ta không còn sợi giây liên kết  với nhau. Em nghĩ thay thế như vậy thì cũng có cái mặt tốt nhưng cũng có mặt rất hạn chế. Lồng đèn thắp đèn cầy thì đúng là có thể nó gọi là lạc hậu so với bây giờ nhưng thật ra giữ vững cái dòng chảy truyền thống. Em nghĩ nó vẫn là xuyên suốt và nên giữ nó lại vì nó rất là hay. Đó cũng là một môn nghệ thuật mà truyền thống cần được lưu giữ.
Bảo Linh: Dạ đúng rồi. Với em chiếc lồng đèn điện tử bây giờ người ta hay bán ở ngoài cho trẻ em vào mỗi mùa Trung Thu. Em nghĩ loại đèn này không được gọi là cái lồng đèn mà nó chỉ là một món đồ chơi thôi. Lồng đèn thì tất nhiên phải được làm bằng cái khung rồi dán giấy kính hoặc là vải giống như những lồng đèn ở hội an hoặc là đèn Trung Thu truyền thống của mình thì ý nghĩa hơn; Còn món đồ chơi điện tử mà có đèn trong đó thì không nên gọi nó là cái đèn Trung Thu nó làm mất cái ý nghĩa Trung Thu của trẻ em.  Nếu em mà có những đứa em hay những đứa con thì em sẽ tự làm những chiếc lồng đèn truyền thống để tặng cho nó, và dạy cho nó cách làm lồng đèn để duy trì truyền thống Trung Thu của Việt Nam mình.
Thái Nhật: Với em, em nghĩ một phần là có thể ban đầu cái lồng đèn điện tử khi nhập vào VN thì nó cũng là một cái gì đó thích thú cho trẻ em vì nó lạ, nhiều màu sắc, đẹp hơn, nhiều kiểu mẫu hơn rồi đâm ra trẻ em Việt Nam rất thích.  Nhưng em cũng đồng ý với ý kiến của hai bạn là những lồng đèn kéo quân hay là lồng đèn truyền thống VN thì vẫn là tốt hơn.  Nhưng quan trọng hơn em thấy rằng bởi vì những nhà sản xuất lồng đèn không chịu cập nhật hoặc sáng tạo thêm kiểu mới mà lại nhập khẩu những lồng đèn Trung Quốc qua, nên đâm ra như thế.  Bây giờ anh đến một tiệm bán lồng đèn đi mà anh thấy treo những lồng đèn thật là đẹp với một lồng đèn bằng giấy thì đương nhiên ánh mắt nhìn của bố mẹ của mấy đứa nhỏ thì vẫn thích những lồng đèn màu mè hơn, điện tử hơn. Do vậy, cái loại lồng đèn cổ truyền VN lại không có được nhiều người sử dụng.
Chân Như: Và câu hỏi cuối là nếu như được một vé trở về thời thơ ấu, thì các bạn sẽ làm gì  với ngày tết Trung Thu?
Kiều Mỹ: dạ nếu như có thời gian quay lại thì em uớc là từ năm 12 tuổi em sẽ không phải đi học (thêm), em sẽ cùng được gặp ba mẹ ở xa về cùng nhau đón Trung Thu cùng nhau làm bánh, cùng nhau làm lồng đèn, cùng nhau xoay tụ vào ngày Trung Thu chứ không phải mỗi người mỗi nơi, mỗi người một công việc.
Bảo Linh: Đối với em nếu được một vé để đi về tuổi thơ thì em chắc chắn là sẽ ngồi với ba em để làm một chiếc lồng đèn để tự xách đi chơi trong đêm Trung Thu. Bên cạnh đó thì sẽ phụ bà của em, tại vì hồi xưa nhà em theo truyền thống xưa là mỗi đêm rằm Trung Thu là phải cúng Trời Đất, cúng hoa quả và bánh Trung Thu. Ý nghĩa của tết Trung Thu là ngày đoàn viên của gia đình, sum vầy bên nhau. Muà Trung Thu cũng là mùa người lớn  cúng để tạ ơn cho mùa màng đã thu hoạch được trong những tháng vừa rồi; Quây quần bên nhau cắt bánh Trung Thu, mời người lớn ăn trước, rồi tới những người nhỏ trong nhà ăn sau. Không khí ấm cúng đoàn viên một mùa Trung Thu rất là trọn vẹn.
Thái Nhật: Nếu mà được một vé trở về thời thơ ấu trong ngày tết Trung Thu này thì em rất được muốn ba và mẹ cùng nhau bày cỗ cúng ngày rằm rồi gia đình ba người ngắm trăng với nhau, rồi uống trà và ăn bánh. Sau đó, em sẽ được ba mẹ chở đi vòng vòng ở khắp xóm để cùng nhau đi rước đèn chung với mấy người bạn, giống như thời thơ ấu mà em đã có.  Nếu mà được trở lại em rất muốn được như vậy.
Cám ơn ba bạn Bảo Linh, Kiều Mỹ và Thái Nhật đã dành thời gian cho chương trình tuần này.

THÔNG TIN & BÌNH LUÂN QUỐC TẾ


Căng thẳng Biển Đông là chủ đề quan trọng tại thượng đỉnh Mỹ-Trung

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-09-25
000_Was8965575-622.jpg
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng hôm 25/9/2015.
AFP

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm quan trọng đến Hoa Kỳ. Trong cuộc gặp với Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào thứ 6 này, vấn đề căng thẳng tại biển Đông sẽ là một trong những chủ đề chính được hai bên đề cập đến. Liệu Hoa Kỳ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông nhân cuộc gặp lần này hay không hay Hoa Kỳ sẽ tìm cách đánh đổi lấy những quyền lợi khác quan trọng hơn cho mình?

Không nhắm mắt làm ngơ?

Một trong những khác biệt lớn sẽ được lãnh đạo hai nước Hoa  Kỳ và Trung Quốc đề cập vào ngày thứ sáu tới đây là căng thẳng tại biển Đông với những hành động xây dựng cải tạo đất mà Trung Quốc đã tiến hành liên tục trong thời gian qua, bất chấp những kêu gọi đóng băng các hoạt động này từ phía Hoa Kỳ.
Phát biểu trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, chuyên gia về Trung Quốc, Cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC, bà Bonnie Glaser, cho rằng các hoạt động cải tạo đất đá và xây đường băng của Trung Quốc tại Trường sa là một trong những thảo luận căng thẳng nhất giữa hai nhà lãnh đạo trong cuộc gặp lần này:
Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên.
-Bà Bonnie Glaser
“Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề căng thẳng nhất trong cuộc gặp lần này giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Obama. Ngay cả những trao đổi ngoại giao tích cực trước chuyến thăm này, cũng không thu hẹp được những khác biệt giữa hai bên. Hoa Kỳ, mà theo tôi biết thì Bộ Trưởng Quốc phòng Carter đã tiếp tục kêu gọi Trung Quốc ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất và quân sự hoá nhưng Trung Quốc một mực nói rằng các hoạt động của họ là hợp pháp và hợp lý. Họ cho rằng Hoa Kỳ đang can thiệp và có lập trường đối với những tranh chấp về chủ quyền.”
Trong bài phát biểu quan trọng tại trường đại học George Washington tại Washington DC hôm 21 tháng 9 vừa qua, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice khẳng định lập trường của Mỹ trong vấn đề căng thẳng tại biển Đông:
“Hoa Kỳ cũng đã nói rõ lập trường của mình về vấn đề tranh chấp trên biển lien quan đến Hoa Đông và biển Đông. Hoa Kỳ không đứng về bất cứ bên nào trong các tranh chấp chủ quyền nhưng khẳng đinh và sẽ tiếp tục nhấn mạnh quyền lợi quốc gia quan trọng trong việc duy trì tự do hang hải và thương mại qua những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới này. Tàu thuyền và máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục đi qua và hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép… Hoa Kỳ kêu gọi các bên lien quan ngưng ngay các hoạt động cải tạo đất, xây dựng các cơ sở mới và quân sự hoá các tiền đồn tại các khu vực tranh chấp. Thay vào đó, chúng tôi thúc giục Trung Quốc, và các nước ASEAN hoàn tất Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông và đưa ra những quy định rõ ràng, có tính rang buộc trên biển Đông.”
000_Hkg9812263.jpg
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Theo một báo cáo mới đây từ Bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung Quốc đang xây lấp tại các đảo và bãi đã ở biển Đông một cách tích cực nhất từ trước đến nay và hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh đã cho ngừng các hoạt động này hay chưa, mặc dù Trung Quốc nói đã cho ngưng các hoạt động này. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói với báo giới hồi cuối tháng 8 vừa qua rằng các hoạt động tiếp tục của Trung Quốc có thể đơn giản chỉ là hoàn tất những gì mà Trung Quốc đã làm từ trước hơn là làm thêm, nhưng Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi rất sát sao các hoạt động này.
Cũng theo báo cáo mới của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo đất từ tháng 12 năm 2013 đến nay, nước này đã lấy thêm được hơn 1,170 ha đất tính đến tháng 6 năm 2015. Trung Quốc đã lấy hơn gấp 17 lần số đất trong vòng 20 tháng qua so với các quốc gia đòi chủ quyền khác trong khu vực cộng lại trong vòng suốt 40 năm qua, chiếm khoảng 95% diện tích các đảo và bãi tại Trường Sa.
Trong buổi họp báo tại Washington DC hôm 22 tháng 9 nhân chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Hoa Kỳ, Giám đốc Uỷ ban An ninh Quốc gia phụ trách các vấn đề châu Á, Daniel Kritenbrink khẳng định vấn đề biển Đông sẽ được đề cập thẳng thắng trong cuộc gặp lần này giữa lãnh đạo hai nước, và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không tìm cách che giấu những khác biệt hay nhắm mắt làm ngơ:
“Hoa Kỳ không che giấu những khác biệt với Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng,… Hoa Kỳ không trao đổi lấy những giúp đỡ từ Trung quốc trong các vấn đề khu vực và thế giới để nhắm mắt làm ngơ trước các hành vi gây vấn đề.”

Sức ép không đủ mạnh?

Mặc dù các giới chức Hoa Kỳ không ngần ngại nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngưng các hoạt động gây căng thẳng tại biển Đông nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Hoa Kỳ vẫn chưa gây đủ sức ép lên Trung Quốc. Chuyên gia Bonnie Glaser cho biết:
Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do…
-Bà Bonnie Glaser
“Theo tôi Hoa Kỳ chưa gây nhiều sức ép lên Trung Quốc và Trung Quốc thấy là họ có khá nhiều tự do… Hồi tuần trước khi Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) nói rằng Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện các hoạt động tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý của bất cứ bãi chìm trước đó nào và Trung Quốc đã thấy khá nhẹ nhõm nhưng cũng rất ngạc nhiên khi nghe thấy điều này vì từ tháng 5 đã có thông tin là Hoa Kỳ sẽ thực hiện các hoạt động này.”
Các hình ảnh mà Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế có được cho thấy Trung Quốc đã xây 4 đường băng trên các đảo tại biển Đông và các tàu nạo vét của Trung Quốc hiện vẫn hoạt động để mở rộng thêm các cảng.
Lập trường của Hoa Kỳ trong chiến lược chuyển trục về châu Á là gia tăng các hợp tác nhiều mặt với các nước đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Nam Hàn, và Philippines, đồng thời gia tăng các mối quan hệ với các nước mới nổi trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ đã và đang viện trợ giúp các nước như Philippines và Việt Nam xây dựng, củng cố khả năng tuần tra, phòng vệ trên biển qua việc cung cấp các tàu tuần tra hiện đại. Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ cũng khẳng định những hoạt động này không nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Cam kết củng cố mối quan hệ

Cố vấn Anh ninh Quốc Gia Mỹ, bà Susan Rice trong bài phát biểu trước chuyến thăm của Chủ tịch Tập CẬn Bình tới Mỹ, cũng khẳng định mối quan hệ có hiệu quả giữa hai nước là yếu tố quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo bà Susan Rice, kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức cho đến nay, xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn thứ 3 cho các hàng hoá của Mỹ, chỉ sau Canada và Mexico. Cũng trong thời gian này, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng từ 1 tỷ đô la lên 10 tỷ đô la.
Hoa Kỳ cũng đã gia tăng các hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc trong các năm qua. Hiện Trung Quốc đã tham gia tập trận hải quân đa quốc gia RIMPAC với Mỹ.
Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định bất chấp những khác biệt giữa hai nước, Hoa Kỳ cần phải tiếp tục củng cố mối quan hệ tốt với Trung Quốc. Theo bà, mối quan hệ này quá lớn và quá quan trọng khiến Hoa Kỳ phải có nỗ lực toàn bộ. Bà cũng khẳng định rằng mối quan hệ bình ổn và có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính sách đối ngoại của Mỹ trong tương lai
\

Những gì sẽ được nói đến ở thượng đỉnh Mỹ-Trung?

RFA
2015-09-24

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn tại tại hãng máy bay Boeing ở Everett, Washington ngày 23/9/2015. Ông Tập Cận bình đã ghé Seattle trước khi đến thủ đô Washington
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn tại tại hãng máy bay Boeing ở Everett, Washington ngày 23/9/2015. Ông Tập Cận bình đã ghé Seattle trước khi đến thủ đô Washington
AFP

Bốn giờ chiều hôm nay tại căn cứ không quân Andrew Air Force Base nằm phía ngoài thủ đô Washington D.C., chiếc phi cở chở Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô cất cánh đi New York, là chặng dừng chân thứ nhì của Ngài trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ kéo dài 6 ngày. Đúng một tiếng đồng hồ sau đó cũng tại sân bay vừa nói, chiếc phi cơ chở Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình hạ cánh, và mọi người trông đợi cuộc gặp gỡ quan trọng sẽ diễn ra ở Nhà Trắng vào ngày mai, thứ Sáu 25 tháng Chín 2015 giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và người lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Quốc. Những gì sẽ được nói đến ở thượng đỉnh Mỹ-Trung? Liệu cuộc thảo luận quan trọng này có đem lại kết quả nào hay không? Đó là những câu hỏi được Diễm Thi đặt ra trong cuộc trao đổi với anh Nguyễn Khanh sau đây.
Diễm Thi: có người cho rằng Tổng Thống Hoa Kỳ đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô trước khi đón ông Tập Cận Bình là dấu hiệu bên trọng bên khinh, điều đó có đúng không?
Nguyễn Khanh: câu trả lời của tôi là không. Thông thường, những cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Hoa Kỳ bao giờ cũng được sửa soạn ít nhất là nửa năm, có khi cả năm trời, sao cho phù hợp với lịch trình làm việc của Tổng Thống và phù hợp với thời khóa biểu của khách được mời.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng quên ông Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ với tư cách quốc khách, sẽ được đón tiếp long trọng ở Nhà Trắng với tất cả những nghi thức dành cho một quốc trưởng, trước khi bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Mỹ. Một điểm nữa là tối nay ông được mời dùng cơm với Tổng Thống Obama và Phó Tổng Thống Joseph Biden, tối mai ông cùng phu nhân dự quốc tiệc do Tổng Thống Obama và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle khoản đãi. Chị thấy tối trước tiểu yến, tối sau đại yến, như thế làm sao bảo là bên trọng bên khinh được, đó là chưa kể đến chuyện một nhà lãnh đạo được Tổng Thống Hoa Kỳ mời ăn 2 bữa cơm liên tiếp là điều hiếm khi xảy ra, phải nói cho đúng là rất hiếm khi xảy ra.
Diễm Thi: chúng ta có thể xem những điều đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nồng ấm hơn hay không?
Nguyễn Khanh: tôi không nghĩ như thế. Tôi thấy quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày một trở nên khó khăn hơn, có nhiều vấn đề, nhiều trở ngại hơn, do đó, tôi nghĩ rằng những nghi lễ đón tiếp đặc biết mà Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama dành cho Chủ Tịch Tập Cận Bình chỉ nhắm vào mục đích làm thế nào để mối quan hệ  khó khăn đó đừng trở nên lạnh nhạt hơn.
Diễm Thi: khó khăn ở những điểm nào?
Nguyễn Khanh: ở rất nhiều điểm, và tất cả những điều khó khăn đó đều đã được các viên chức Nhà Trắng nói đến trước ngày ông Tập Cận Bình đến Mỹ, và nói rõ là Tổng Thống Obama sẽ thẳng thắn trình bày với người lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc.
Trước hết là chuyện tin tặc. Hoa Kỳ có những bằng chứng xác nhận bọn tin tặc chuyên đánh phá, xâm nhập các trang mạng của chính phủ và những công ty Hoa Kỳ để lấy tin tức là lực lượng được chính phủ Bắc Kinh yểm trợ, vì thế, hôm thứ Hai vừa rồi, Bà Cố Vấn An Ninh QUốc Gia Susan Rice đưa ra lời cảnh báo rất cứng rắn, nói rằng chính phủ Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc này. Bà nói thêm hành động của bọn tin tặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh và kinh tế của nước Mỹ, gây ảnh hưởng bất lợi cho quan hệ giữa hai nước, và tin mới nhất cho thấy số lượng tài liệu cá nhân của công chức Mỹ bị bọn tin tặc Trung Quốc đánh cắp gấp 5 lần con số đã được chính phủ Mỹ công bố trước đây.
Chuyện thứ nhì là việc Trung Quốc bồi đắp, cải tạo các đảo và bãi đá ở Trường Sa, gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông, đe dọa an ninh các nước nhỏ láng giềng, trong đó có Việt Nam, đe dọa an ninh hàng hải và hàng không ở tuyến đường quan trọng nhất nhì thế giới. Đây là điều Tổng Thống Obama, Ngoại Trưởng John Kerry, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Ashton đã nói đến, không chỉ một lần mà rất nhiều lần. Vì thế,  các viên chức Nhà Trắng cho biết trước trong cuộc thảo luận thượng đỉnh, Tổng Thống Obama sẽ khẳng định rõ 2 điều, thứ nhất Trung Quốc là một cường quốc và phải ứng xử như một cường quốc, thứ nhì là Hoa Kỳ sẽ tái khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên các tuyến đường đi ngang qua Biển Đông.
Điều thứ 3 là vấn đề nhân quyền. Bản báo cáo tình trạng nhân quyền toàn cầu do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phổ biến hàng năm cho thấy tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc không được cải thiện mà ngày lại một xấu hơn trước, chuyện đàn áp tôn giáo, bắt giữ những người lên tiếng trình bày quan điểm một cách ôn hòa, chuyện đàn áp blogger, đàn áp những nhà báo tự do ngày càng gia tăng, khiến chính phủ Mỹ phải quan ngại hơn. Chỉ những điểm đó không thôi đã cho thấy thượng đỉnh Mỹ- Trung lần này rất căng thẳng. Xin được nói rõ chữ “căng thẳng” không phải là chữ của tôi, mà là chữ của các nhà quan sát chính trị ở thũ đô Washington dùng để nói về cuộc họp sắp diễn raq giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình.
Diễm Thi: biết trước là căng thẳng, liệu 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết như thế nào?
Nguyễn Khanh: thú thật với chị, tôi chưa thấy có cách giải quyết.
Diễm Thi: dựa vào đâu mà anh có câu trả lời có vẻ bi quan như vậy?
Nguyễn Khanh: thú thật với chị tôi không muốn bi quan nhưng cũng chẳng thể nào lạc quan. Lý do là vì trong bài diễn văn nói về chính sách đọc ở Seattle hôm thứ Ba vừa rồi, ông Tập Cận Bình nói rằng mâu thuẫn và đối đầu sẽ dẫn đến tai họa cho cả 2 nước và cho toàn thế giới, cho rằng 2 nước cần phải hiểu rõ hơn về mục đích chiến lược của nhau, đề nghị một mô thức mới cho quan hệ cường quốc, trong đó bao gồm việc hiểu nhau hơn và giảm thiểu tối đa sự nghi kỵ.
Về chuyện biển Đông, ông Tập Cận Bình cho biết mọi hoạt động xây dựng, cải tạo mà Trung Quốc làm ở Trường Sa không nhắm vào mục đích đe dọa bất kỳ quốc gia nào, và được thực hiện trên những hòn đảo, bãi cạn chủ quyền thuộc về Hoa Lục. Ông còn lên tiếng cho rằng không nên gây thêm ồn ào về chuyện Biển Đông. Còn chuyện tin tặc thì ông Tập gọi hành động của bọn tin tặc là hành động phạm pháp, nói thêm chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của bọn gian, đề nghị lập một ủy ban cấp cao để cùng giải quyết tệ nạn này.
Điều đó báo trước là tranh cãi sẽ diễn ra ở thượng đỉnh, và cuối cùng cả hai đều hiểu chuyện tin tặc, biển Đông hay nhân quyền là chuyện khó có thể giải quyết ở thượng đỉnh lần này, cách tốt nhất là tránh đừng để tình hình trở nên xấu hơn. Điều cả hai nhà lãnh đạo đều biết là quan hệ song phương Mỹ-Trung không chỉ ảnh hưởng tới ổn định, phát triển của hai nước, mà ảnh hưởng đến ổn định và phát triển toàn cầu. Dó đó, tôi tin rằng một mặt, cả hai nhà lãnh đạo đều cố gắng bằng mọi cách để giữ vững lập trường, quan điểm của mình, mặt khác như lúc nãy tôi có nói từ lúc đầu là họ sẽ làm thế nào để mối quan hệ  khó khăn hiện nay đừng trở nên lạnh nhạt hơn.
Diễm Thi: liệu có thể làm được điều đó không?
Nguyễn Khanh: thưa chị tôi nghĩ có. Tôi nghĩ 2 quốc gia sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đưa ra lời cam kết cùng làm viêc chung để bảo vệ môi trường, không chấp nhận những hành động mang tính gây hấn của Bắc Hàn chẳng hạn. Tức là Tổng Thống Obama và ông Tập Cận Bình khai thác tối đa những điểm đồng thuận, xem đó là thành quả của thượng đỉnh Mỹ-Trung 2015, trong lúc chờ có dịp giải quyết những điểm rất muốn giải quyết nhưng chưa thể giải quyết được ngay trong lúc này.
Diễm Thi: xin cám ơn anh Nguyễn Khanh.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/xi-arrive-in-washington-09242015131319.html
 

Cựu Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funseth, người đàm phán chương trình H.O.

Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation.
Nguyễn Khanh, RFA
2005-05-03

Email


Ít năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Việt Nam để đưa những cựu quân nhân Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa và gia đình sang Mỹ định cư, qua chương trình được gọi là H.O, viết tắt từ chữ Humanitarian Operation mà chúng tôi xin được tạm dịch là Chương Trình Nhân Ðạo.
RobertFunsett150.jpg
Ông Robert Funsett hôm 3-4-2005. Photo by Thy Nga
Ðại diện cho Washington để thảo luận với Hà Nội về vấn đề này là ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Robert Funseth, từng làm Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao trong thời gian cuộc chiến Việt Nam đang xảy ra.
Ông Funseth nay đã nghỉ hưu và đồng ý dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt vào đúng chiều 29 tháng Tư giờ Washington, tức sáng sớm ngày 30 tính theo giờ Việt Nam. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
Nguyễn Khanh: Chắc ông vẫn nhớ chuyện gì xảy ra ở Washington cách đây 30 năm chứ?
Robert Funseth: đúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ phòng điều hành, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở.
Ông đại sứ Martin nói chuyện với tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.
Ðại Sứ Martin là một người anh hùng, người con trai duy nhất của ông ta chết ở chiến trường Việt Nam. Ông Martin tìm đủ cách đã hoãn giờ phải rời Sài Gòn vì ông ta muốn di tản được càng nhiều người Việt càng tốt.
Kể từ cái đêm kinh hoàng 29 tháng Tư 1975 đó ở Washington, chúng tôi không bao giờ quên được Việt Nam. Ở ngay Bộ Ngoại Giao, chúng tôi có đặt một tấm bảng tưởng niệm những nhân viên ngoại giao đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam.
Tấm bảng này ghi tên biết bao nhiêu nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đã chết vì lý tưởng đem lại tự do và dân chủ cho nhân dân miền NamViệt Nam.
Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó, tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự.
Nguyễn Khanh: Tại sao chương trình Ra Ði Có Trật Tự được thành hình?
Robert Funseth: Vì lúc đó có biết bao nhiêu người chết trên biển cả, nên chúng tôi muốn phía Việt Nam đồng ý cho những người Việt muốn sang Mỹ được nộp đơn xin định cư và đến Mỹ an toàn hơn.
Nguyễn Khanh: Về chương trình H.O, tức là chương trình đưa tù cải tạo mà trong cuộc điều đình với Hà Nội, Washington gọi là tù nhân chính trị và thân nhân của sang Mỹ, chúng tôi muốn biết ai là người đưa ra sáng kiến này?
Robert Funseth: Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Ðặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao, kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Ði Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi bắt đầu tham khảo với đại diện của phía Việt Nam ở Geneva, và ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên với họ, tôi được thông báo là trong số những người Hoa Kỳ muốn đón sang Mỹ định cư, thành phần tù nhân chính trị là diện khó nhất. Năm 1982, tôi gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Hà Văn Lâu và đưa đề nghị cho thân nhân của những người đang cư ngụ ở Mỹ và thành phần tù chính trị được nộp đơn định cư, tức là những cựu quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị tù cải tạo vì họ có liên hệ với Hoa Kỳ, và những nhà văn, nhà báo, các tu sĩ.
Chúng tôi tiếp tục thảo luận, tiếp tục áp lực Việt Nam qua những phiên họp cấp thấp nhưng kết quả chẳng được là bao. Một năm sau đó tôi gặp lại ông Hà Văn Lâu, tiếp tục yêu cầu và thúc đẩy để đạt kết quả.
Ðến mùa hè năm 1984, tôi đánh giá thấy những cuộc vận động ngoại giao như vậy không đem lại kết quả, nên tôi đề nghị ông Ngoại Trưởng George Schultz trình thẳng với Tổng Thống Reagan là khi thông báo cho Quốc Hội Liên Bang biết về con số người nước ngoài được nhập cảnh vào Mỹ hàng năm, ông Ngoại Trưởng sẽ thay mặt Tổng Thống đưa ra một chương trình mới là nhận 10,000 tù nhân chính trị từ Việt Nam và 5,000 người ở diện con lai.
Sau đó tôi đi Geneva đưa vấn đề này ra nói với đại diện của Việt Nam là ông Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Lê Mai nhưng cũng không nhận được đáp ứng tích cực, và con số tù nhân chính trị mà chúng tôi hứa nhận định cư cứ mỗi năm mỗi tăng.
Cuối cùng vào năm 1988, tôi đi Hà Nội gặp ông Trợ Lý Bộ Trưởng Trần Quang Cơ và chúng tôi đạt được thỏa thuận đầu tiên. Ðùng một cái chuyện Hà Nội chiếm đóng ở Kampuchea được đưa ra mổ xẻ, Hà Nội bèn loan báo đình chỉ tất cả mọi hợp tác với Hoa Kỳ như hợp tác POW/MIA, hợp tác thảo luận và thực hiện chương trình cho tù chính trị sang Mỹ định cư.
Lúc đó làn sóng người vượt biển tiếp tục xảy ra, những chiếc tầu tiếp tục đến các nước trong vùng, nhiều người chết trên biển cả, bao nhiêu người khác lọt vào tay hải tặc.
Chúng tôi vẫn tiếp tục thúc đẩy, nói với Hà Nội rằng họ không thể nào có quan hệ tốt với các nước láng giềng và với Hoa Kỳ nếu không đồng loạt giải quyết 3 vấn đề then chốt là Kampuchea, POW/MIA và cho tù nhân chính trị sang Mỹ định cư.
Cuối cùng, tại Hội Nghị Quốc Tế Lần Thứ Nhì Về Tỵ Nạn Ðông Dương được tổ chức ở Geneva hồi 1989, tôi gặp ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch là người cầm đầu phái đoàn Việt Nam để trình bầy chính sách của Hoa Kỳ, và phía Việt Nam đồng ý mời tôi trở lại Hà Nội vào tháng Bảy năm đó và hai bên đều hiểu là sẽ đi đến kết quả rõ rệt.
Nguyễn Khanh: Cuộc đàm phán kéo dài bao nhiêu năm mới hoàn tất, theo ông thì tại sao lại kéo dài như vậy không?
Robert Funseth: Tôi không biết rõ chuyện gì xảy ra trong nội bộ của họ ở Hà Nội, nhưng có lẽ vấn đề tù nhân chính trị, tù cải tạo là một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi, tôi tin rằng ngay trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là trong quân đội của họ không muốn thấy chuyện thả tù và cho đi Mỹ định cư xảy ra.
Nhưng cũng có những người thực tế hơn, lượng định rằng nếu Việt Nam muốn cải tiến quan hệ với các nước Ðông Nam Á và với Hoa Kỳ, thì phải làm điều này, phải giải quyết những vấn đề có tính cách nhân đạo.
Nguyễn Khanh: Lúc ngồi trên máy bay đi Hà Nội để ký kết văn kiện đưa những tù nhân chính trị từ Việt Nam sang Mỹ, cảm tưởng của ông như thế nào?
Robert Funseth: Nếu tính từ năm 1982 cho đến năm 1989, tôi thu thập được rất nhiều kinh nghiệm đàm phán với Hà Nội, vì ít nhất là tôi và họ nói chuyện với nhau 25 lần, phần lớn là ở Geneve, có 2 lần ở New York. Vì thế trên đường đi Hà Nội, tôi vừa hy vọng những cũng không lạc quan quá mức.
Tôi còn nhớ rõ là hôm 29 tháng Bảy, sau 2 ngày thảo luận rốt ráo vẫn chưa đi đến kết quả nào cụ thể cả. Cuối cùng tôi đề nghị với người cầm đầu đoàn đàm phán Việt Nam là ông Vũ Khoan là tôi với ông ta gặp riêng nhau, để thảo luận từng điểm một. Chúng tôi cùng nhau giải quyết từng điểm một và cuối cùng văn kiện ngoại giao đó thành hình, tôi và ông ta cùng ký tắt ở Hà Nội.
Nguyễn Khanh: Ông nghĩ gì lúc đặt bút ký kết?
Robert Funseth: Dĩ nhiên tôi rất vui mừng, nhưng đồng thời cũng tiếc là phải mất quá nhiều thời gian mới giải quyết được chuyện này. Phải cho giải quyết được nhanh hơn thì có thể giảm bớt những ngày khổ đau cho những người tù chính trị ở Việt Nam. Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.
Ðến nay, đã có 300,000 người Việt, gồm cả những cựu tù nhân chính trị và gia đình đến Mỹ định cư qua chương trình H.O.
Nguyễn Khanh: Họ có liên hệ với ông không?
Robert Funseth: Nhiều lắm. Trong những năm qua, tôi cảm động, nghẹn ngào vì cảm tình họ dành cho tôi. Tôi nói với mọi người là công này không phải chỉ mình tôi, mà còn liên quan đến rất nhiều người khác nữa, từ những người tham dự đàm phán cho tới những người thực hiện chương trình giúp định cư.
Tôi nghĩ phần nào chương trình này đã bù lại cho những mất mát xảy đến sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ, bao nhiêu người phải đi tù. Chúng tôi vẫn kiên trì, không bỏ rơi họ và cuối cùng đạt được thành công.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/RobertFunsett_HO_NKhanh-20050503.html-09112007143119.html

Trung Quốc chủ trì cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN

Hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng Sáu cho thấy Trung Quốc gần hoàn tất đường băng dài 3.000 mét trên bãi đá Chữ Thập.
Hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng Sáu cho thấy Trung Quốc gần hoàn tất đường băng dài 3.000 mét trên bãi đá Chữ Thập.
Trung Quốc loan báo sẽ chủ trì cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước Đông Nam Á giữa căng thẳng tranh chấp Biển Đông.
Reuters ngày 25/9 dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết thượng đỉnh không chính thức diễn ra trong hai ngày 15 và 16/10 tại Bắc Kinh và Trung Quốc đã mời Bộ trưởng Quốc phòng từ 10 nước ASEAN tham dự.
Người phát ngôn từ chối không bình luận khi được hỏi về việc Trung Quốc có thật sự đang xây dựng một đường băng thứ ba ở Biển Đông hay không. Ông chỉ lặp lại quan điểm lâu nay của Bắc Kinh là các công trình xây dựng của họ ở Biển Đông nhằm đáp ứng ‘các nhu cầu quốc phòng cấp thiết.’
Việc Trung Quốc tăng cường đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền khiến các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam quan ngại và khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ Hoa Kỳ.
Ông Wu cho biết trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng tới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ ‘trao đổi quan điểm sâu sắc’ với những vị đồng nhiệm từ các nước, nhưng không tiết lộ thêm chi tiết về trọng tâm thảo luận.
Theo Reuters, CAN
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-chu-tri-cuoc-hop-bo-truong-quoc-phong-asean/2979123.html


SAIGON NGẬP LUT

 

Sài Gòn, ngập lụt và những hiểm họa







Image caption "Chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình đã gây ngập nặng"

Liên tiếp ngập chồng ngập và ngày càng nặng hơn là điệp khúc nhiều năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân.
Cứ sau mỗi trận mưa lớn họ phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù đang đi ngoài đường hay ở nhà.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều dự án thoát nước với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD từ nguồn vốn ODA, chưa kể đại dự án trị giá 12 ngàn tỷ đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chỉ cần trời mưa với lượng mưa trung bình thì đã gây ngập nặng nhiều con đường chính như Lạc Long Quân, An Dương Vương, Ba Tháng Hai, Minh Phụng, Kinh Dương Vương, Âu Cơ…
Ngoài ra còn có cả trăm con đường khác trên thành phố cũng chìm trong biển nước.

Vì sao?

Nguyên nhân gây ngập do mưa, thủy triều dâng ngày càng cao do biến đổi khí hậu, tỷ lệ nghịch với nền đất toàn thành phố lún bình quân theo năm và đô thị hóa lấn kênh rạch làm mất các dòng chảy…





Nhưng nguyên nhân chính quan trọng nhất là lỗi chủ quan trong việc lập dự án, với trình độ chưa đủ tâm, đủ tầm hoặc chỉ chạy theo khai thác nguồn vốn…
Hệ lụy là đã đầu tư rất nhiều nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập ở Sài Gòn nhưng xem ra không hiệu quả.
Quy hoạch chống ngập úng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua đã tìm kiếm những giải pháp muộn màng, chắp vá, thiếu gắn kết đồng bộ giữa các quy hoạch thành phần.
Trình độ, nhận thức, dự đoán dài hạn trong quy hoạch và xây dựng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế đã dẫn đến vấn nạn tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường do ngập trên địa bàn thành phố càng ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hệ thống cống thoát nước mưa chống ngập dọc theo đường thành phố mới xây dựng đã biến thành đường chứa nước với mực nước ngầm cao nhất, làm cho tiết diện thoát nước thu hẹp và giảm khả năng thoát nước khi mưa.
Nhiều hệ thống cống có tiết diện không phù hợp để đáp ứng khả năng thoát nước, gây ra ngập úng bởi những trận mưa lớn và và rút chậm trong thời gian dài.
Hệ thống ngăn chặn triều cường để thoát nước mưa xuống kênh rạch vẫn còn vô dụng.

Trách nhiệm?

Phòng chống ngập lụt hiệu quả ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang là bài toán được giải trong mò mẫm.
Biện pháp và nguồn tài chính để tiếp tục sứ mệnh đến nay hầu như bế tắc.
Chẳng ai chịu trách nhiệm với kết quả của những luận chứng thất bại khi điều hành, khi sử dụng khoản tiền khổng lồ, góp phần đẩy nợ công lên cao mà không đem lại hiệu quả thiết thực.
Bức xúc và chịu đựng của người dân phải đối diện hàng ngày với nước ngập, hiện vẫn chưa được tìm thấy hướng giải quyết rõ ràng từ các nhà chức trách.






Chấp nhận thói quen sống với nước bẩn, tai nạn giao thông, ô nhiễm, dịch bệnh đe dọa giữa thành phố ngày càng ngập nặng hơn, sẽ trở thành “nếp sống văn hóa” của người dân Sài Gòn.
Thực tế hiện nay dòng xe to có nhỏ có chen chúc nhau chạy trên những con đường ngập trong mưa vội vã.
Các loại xe ô tô, xe buýt phóng nhanh trong dòng nước, tạo nên những đợt sóng cao gần cả mét, xô đẩy những sinh mệnh thấp hèn đang đi lại, đang đèo đón con nhỏ bằng xe máy đi học về dưới mưa.
Sự việc diễn ra trước mắt nhưng những người có trách nhiệm lại thờ ơ, bất chấp tai họa hiện hữu, không có biện pháp ngừa - bằng những kế hoạch phân luồng, tạm dừng xe chạy hay hạn chế tốc độ tối thiểu.
Sài Gòn là một vùng đất được xây dựng trên lớp bùn dày.
Những hàng cây cổ thụ hai bên đường ngày càng cao, gốc ứ nước do đường ngập. Chỉ cần một cơn gió mỏng manh cũng dễ dàng làm bật gốc đổ cây.
Nhiều trường hợp người đi đường đã bị đè chết, thậm chí đang ở trong nhà cũng khó mà tránh khỏi.
Việc xác định đốn hạ các cây cổ thụ hai bên đường phải có tính toán thực tiễn, khoa học, cụ thể lý lịch cho từng cây một và đúng ra phải thực hiện từ nhiều năm trước đây.
Nếu tới hạn nguy hiểm buộc phải phá bỏ từng cây và chọn biện pháp thay thế phù hợp nền đất yếu. Nhưng kế hoạch đốn hạ hiện tại mù mờ, theo cảm tính và triển khai chậm chạp.




Image caption Tuy nhiều dự án mới được xây dựng và góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố...
Đâu đó trong thành phố có cây bị bật gốc, gây thiệt hại người, tài sản, rồi mới đem cưa ra cưa dọn dẹp hiện trường và lấy gỗ, thì chắc chắn rằng tai họa vẫn còn xảy ra liên tục khi mưa.
Những trụ điện giăng dây như mạng nhện, nhan nhản khắp nới trong thành phố, đã tồn tại quá nhiều năm vẫn không thay đổi, ngày thêm chằng chịt hơn.
Đã không ít lần xảy ra chạm mạch gây cháy nhà, cháy chợ trong lúc nắng và đứt rơi hờ hững trên đường gây những cái chết thương tâm, oan uổng bởi bị giật điện khi trời mưa.
Việc thay đổi thông thoáng đường dây điện vẫn không được thực hiện nhanh chóng, triệt để, dù cho người dân sử dụng điện hàng ngày, giá cả nhà nước tự quyết định, nâng giá và thu đủ, không nợ.
Dù cho không ít nhà máy phát điện đựơc đầu tư bởi vốn vay nước ngoài mà nguồn trả chính từ tiền thuế của dân thông qua việc trả nợ công hiện tại.
Những lùm cây cỏ, các bãi rác dọc đường sắt tàu hỏa vào thành phố vẫn đang tồn tại và phát sinh. Tiềm ẩn những ổ dịch bệnh là điều đương nhiên.
Những đường bộ dân cư đi lại cắt ngang đường ray trong thành phố không có cổng chặn vẫn còn nhiều, thỉnh thoảng cũng lấy đi mạng người khi sơ ý.
Tất cả sự việc đã và đang diễn ra hàng ngày gây thiệt hại về sinh mạng và tài sản người dân Sài Gòn, đồng thời những sự việc nguy hại hơn sắp sẽ xảy ra tiếp theo.
Chắc chắn một điều rằng chẳng có ai chịu trách nhiệm. Vì họ vẫn luôn muốn an vị, luôn chối phủi trách nhiệm bằng những câu thật ngây thơ, đổ cho “Số liệu quy hoạch lỗi thời”, “Chờ đợi quy hoạch tương lai” hay “ Lỗi tại trời”.
Sự vô tâm, vô cảm, thờ ơ, bảo thủ hay yếu kém, vô tránh nhiệm và trốn trách nhiệm, coi thường sinh mạng người dân của những người có quyền, những người quản lý nhà nước, hiện tại đang là căn bệnh nan y, bất trị.





Image caption ... nhưng cảnh ngập lụt vẫn diễn ra thường xuyên

Biện pháp?

Nên chăng cần di dời ga Hòa Hưng và xí nghiệp toa xe ra ngoại thành, tận dụng trên 100 ngàn m2 đất để làm hồ thu, chứa nước nhiều ngăn và điều tiết ra cầu Bình Lợi bằng hệ thống cống rút nước tiết diện lớn được xây dựng dưới đường sắt hiện hữu mỗi khi triều hạ hoặc qua nhà máy xử lý nước thải? Khai thác quỹ đất bên trên để tạo nguồn vốn trong hoàn cảnh bế tắc tài chính chống ngập thành phố?
Việc làm vừa không tốn kinh phí đền bù giải tỏa, vừa tận dụng khai thác triệt để hệ thống cống dọc chính đã đầu tư xây dựng nhưng kém hiệu quả, vừa thu nước chống ngập được các khu vực quận 3, quận 5, quận 6, quận 10 , quận 11, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức.
Việc làm tăng thông thoáng giao thông bằng xây dựng hệ thống đường xá trên đường sắt cũ trong hoàn cảnh kẹt xe, giảm trừ tai nạn giao thông, ô nhiễm và dịch bệnh và các công trình điện nước ngầm kèm theo.
Việc làm tách biệt hệ thống thoát nước thành phố và triều cường, tránh ảnh hưởng mực nước biển dâng cao cho những năm sau này do biến đổi khí hậu.
Phải chăng Chính phủ đang bận nghĩ đến nhiều dự án quá to tát, muốn cạnh tranh, xứng tầm khu vực với những giá trị hão huyền mà quên đi những quan tâm nhỏ nhoi, quên đi nhiều nguyên nhân gây nên tai họa ngày càng cao, đang rình rập sinh mạng người dân thành phố Hồ Chí Minh?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một bạn đọc BBC Tiếng Việt từ TP Hồ Chí Minh.
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/10/141027_saigon_ngap_lut






Mưa Sàigon !

Sài Gòn , là thủ đô của Việt Nam Cộng Hoà ( Miền Nam Việt Nam )

Ai đã từng ở , hoặc công việc chung với Sài Gòn ... trước năm 1975 mới biết chuyện mưa Sài Gòn .

Ngày ấy , Sài Gòn dù mưa lớn , mưa lâu cũng không bao giờ ngập cao quá ống chân , vì có hệ thống thoát nước từ cống rãnh , ao hồ thông với sông rạch .


Ngay nay , Việt cộng cầm quyền thì vô phương cứu chữa . Chúng cứ láp ao hồ sông rạch , cống thoát nước từ tiện xây cất làm của riêng !!!

Thành Hồ mưa lớn mưa lâu ,
Mưa cho cá lội bao lâu nhớ đời .
Từ ngày Việt cộng vào nơi ,
Làm cho dân khổ khắp nơi hỡi trời !!!
NamDonCo .
Saigon ơi!
https://www.facebook.com/video.php?v=507625406056095




ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI MỸ

 

Chiến dịch bảo vệ Giáo hoàng lớn nhất lịch sử Mỹ

Washington đang triển khai một trong những chiến dịch bảo vệ lớn nhất lịch sử nước này nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Giáo hoàng Francis khi ông thăm Mỹ.
85709087-reuters-5590-1443086209.jpg
Dàn xe hộ tống Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Mỹ, Ảnh: Reuters
Gần như mọi nguồn lực an ninh ở Washington, New York và Philadelphia, những địa điểm Giáo hoàng Francis dự kiến đi qua, đều được huy động tối đa, theo Washington Post. Dù chiến dịch lần này có sự tham gia của hàng nghìn cảnh sát liên bang nhưng chuyên gia nhận định những mối nguy hiểm tiềm ẩn vẫn rất lớn.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Mỹ, Giáo hoàng đến thăm Nhà Trắng và Quốc hội, diễu hành qua Đại lộ Hiến pháp ở Washington, gặp gỡ giáo dân tại cung thể thao Madison Square Garden, diễu hành qua Công viên Trung tâm ở New York và trò chuyện cùng 1,5 triệu tín đồ ở Philadelphia.
Vào thời điểm Giáo hoàng tới New York, tại đây cũng diễn ra kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Các phái đoàn từ khoảng 150 quốc gia khác nhau sẽ tề tựu về thành phố. Chính vì thế, khu trung tâm New York được dự báo sẽ bị phong tỏa.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nêu rõ mỗi địa điểm dừng chân của Giáo hoàng Francis sẽ được bảo vệ như một Sự kiện An ninh Đặc biệt cấp Quốc gia, tương đương các dịp có ý nghĩa trọng đại như lễ nhậm chức tổng thống, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Thế vận hội mùa Đông 2002.
Cơ quan Mật vụ Mỹ là đơn vị đóng vai trò chủ chốt, có nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động liên chính phủ về chống khủng bố, kiểm soát đám đông, đối phó  khủng hoảng, cũng như điều chỉnh lưu lượng giao thông trên bộ và trên không. Cục Điều tra Liên bang (FBI), lực lượng bảo vệ bờ biển, Cơ quan Quản lý các Tình huống Khẩn cấp và cảnh sát địa phương được yêu cầu hỗ trợ.
Nhiều cơ quan chính phủ ở Washington khuyến khích nhân viên làm việc ở nhà từ ngày 22 đến 24/9 để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong nội đô. Song, việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tới thăm Nhà Trắng vào ngày mai đang chất chồng thêm thách thức an ninh đặt ra cho nhà chức trách Mỹ.
"Họ xây dựng một chương trình bảo vệ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ tại cả ba thành phố", Jonathan Wackrow, cựu nhân viên mật vụ từng tham gia chuẩn bị an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống Barack Obama vào năm 2013, nhận xét. "Giáo hoàng Francis được bảo vệ nghiêm ngặt ngang bằng, thậm chí còn hơn cả tổng thống Mỹ".
Ông Johnson cho hay để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ và an toàn, nhiều ban ngành, cơ quan liên quan tại Mỹ phải lên phương án từ trước đó hàng tháng. Tại Trung tâm Kết nối Đa Cơ quan, khoảng 90 nhân viên từ 50 đơn vị chuyên trách đang tập trung để giám sát mọi hình ảnh, âm thanh phát đi trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.
Thực tế, các mối đe dọa có thể xảy đến với Giáo hoàng không phải chỉ là lý thuyết. Giáo hoàng John Paul II hồi tháng 5/1981 từng bị bắn trong khi đang tiến vào Quảng trường Vatican. Vì thế, đằng sau hậu trường, Cơ quan Mật vụ Mỹ cần vạch ra một chiến lược an ninh tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Joseph Clancy cùng đội ngũ nhân viên, những người luôn túc trực bên cạnh, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác bảo vệ Giáo hoàng, mùa hè vừa qua tới Vatican để họp bàn với bộ phận an ninh của Giáo hội. Họ phải đi theo xe của Giáo hoàng tới khắp các ngõ ngách của Tòa Thánh, nghiên cứu từng thói quen, cử chỉ nhỏ của Giáo hoàng.
"Chúng tôi cần xem mọi thứ ở đó vận hành như thế nào" Clancy nói trong một cuộc phỏng vấn. "Điều này rất có ích".
Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ trực thuộc Cơ quan Mật vụ, một đội ngũ tập hợp các đặc nhiệm chống bắn tỉa và chống tấn công áp sát giàu kinh nghiệm, cũng phải tấp huấn tại những trại huấn luyện đặc biệt trước chuyến thăm vài tuần. Họ còn thuê hẳn một chiếc xe mô phỏng chính xác phương tiện di chuyển trong lúc diễu hành của Giáo hoàng để xây dựng phương án tác chiến.
Cơ quan Tình báo Mỹ thì đảm nhận trọng trách giám sát mọi nguy cơ khủng bố cả trong và ngoài nước. Ông Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện, tuần trước cho hay các mật vụ đã phá vỡ một âm mưu phá hoại chuyến thăm của Giáo hoàng. Tuy nhiên, một số cơ quan có thẩm quyền khác lại nói không biết gì về sự việc trên.
Chuyên gia an ninh nhấn mạnh việc bảo vệ Giáo hoàng là một thử thách vô cùng khó khăn. Điều này xuất phát từ việc Giáo hoàng thường xuyên có xu hướng hòa nhập vào đám đông chào đón, ủng hộ mình.
Hồi năm 2013, chiếc xe chở Giáo hoàng bị một nhóm người cuồng nhiệt vây kín ở Rio de Janeiro. Giáo hoàng Francis khi đó kéo tấm kính cửa sổ xuống, bắt tay những người đứng cạnh ông, thậm chí còn ôm hôn một em bé.
Giới quan sát cho rằng các biện pháp ngăn chặn đặc biệt sẽ khiến sinh hoạt của người dân trở nên bất tiện, về mặt nào đó, chúng còn có thể phản tác dụng.
Ông Scott White, giáo sư an ninh quốc gia tại Đại học Drexel, Philadelphia, nhận định kế hoạch cấm đường cao tốc và chặn cầu trong thời gian Giáo hoàng tới thăm thành phố là chưa từng có tiền lệ. Ngay cả đối với những chuyến công du của các nguyên thủ quốc gia, yêu cầu giao thông ngừng hoạt động cũng chỉ là tạm thời.
Vấn đề chi phí an ninh quá lớn cũng làm dấy lên nhiều mối nghi ngại. Chính quyền liên bang dự trù 4,5 triệu USD ngân sách một năm cho các Sự kiện An ninh Đặc biệt cấp Quốc gia, song nhà chức trách từ chối tiết lộ liệu số tiền trên có đủ để phục vụ cho chuyến thăm lần này của Giáo hoàng hay không.
Vũ Hoàng

No comments:

Post a Comment