Pages

Wednesday, November 23, 2016

NGUYỄN KHÔI = TƯỢNG NGUYỄN DU = THẬN SUY



NGUYÊN KHÔI * TNH NGHĨA THẦY TRÒ



Today at 10:24 AM

Khi nghĩa thầy trò chỉ là sự đổi chác

Nguyên Khôi

Gửi cho BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam



 
Image copyrightHOANG DINH NAM AFP GETTYImage captionThần tượng của học sinh hiện nay không phải là thầy cô mà là những ngôi sao giải trí



Có phải tại Việt Nam, tình nghĩa thầy trò bây giờ chỉ còn là sự đổi chác trong trường học, nên khi bước ra ngoài xã hội, chẳng còn mấy học trò nặng tình mang theo hình ảnh người đã dạy mình?


Thống kê của trang tin therichest.com cho rằng giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị... nhưng ở Việt Nam hiện nay, thực tế lại khác.


Từ lâu, giáo viên ở Việt Nam bị coi là nghề không làm ra nhiều tiền, thậm chí đó là ngành nghề cần được xã hội hỗ trợ. Trong mắt các phụ huynh, quà cáp thế nào cho thầy cô giáo của con trong những dịp lễ tết là điều họ quan tâm, nhằm giúp cho con họ hưởng được điều kiện học hành tốt nhất.


Còn trong mắt học trò – lứa tuổi học cấp 2, cấp 3 – cứ thầy cô giáo nào khó khăn, hay gọi mình lên bảng thì… ghi danh học thêm với họ là lựa chọn tốt nhất! Và tất nhiên, thần tượng của giới trẻ hiện nay không phải là thầy cô của họ, mà chính là hình ảnh lung linh huyền ảo của giới showbiz nhiều tiền lắm của – trong cũng như ngoài nước - bao gồm cả những hotgirl hay hotboy trạc tuổi.


Vào những năm tôi bước vào đại học (thập niên 80 của thế kỷ trước), học sư phạm là lựa chọn cuối cùng của bạn bè tôi, khi không còn cách khác. Lớp có 52 bạn thì đến hơn phân nửa thi vào đại học y khoa, đại học kinh tế, còn lại chọn trường tài chính kế toán, trường tổng hợp.


Không có ai trong số bạn bè tôi chọn sư phạm, thế mà oái ăm thay, vì không đủ điểm vào đại học, đa số bạn bè tôi phải học cao đẳng sư phạm hay trung học sư phạm – một quyết định của ban tuyển sinh lúc bấy giờ, cứ ai thi đại học thiếu điểm thì chuyển vào hai trường đó, do số thí sinh chọn thi vào sư phạm quá ít.


Để được tiếp tục đi học – vừa có học bổng vừa có gạo, tiêu chuẩn của sinh viên thời đó – nhiều người bạn của tôi bỗng nhiên trở thành thầy cô giáo dạy cấp 1 và cấp 2, và đáng buồn là có rất ít người yêu cái nghề giáo viên của mình.
'Bỏ tiền vào phong bì là tốt nhất'


Tôi còn nhớ một cô bạn của mình sau này trở thành giáo viên cấp 1 ở một huyện ngoại thành có lần than phiền với tôi: “Ngày 20/11 đầu tiên của mình, bọn học trò chỉ toàn mang đến cho mình bún, bánh cuốn, bánh, trái cây, trứng gà…- những thứ nhà chúng bán hoặc tự làm, mà mình có thích những thứ đó đâu. Thế nên vào năm sau, trước ngày 20/11 mình phải nói thẳng với học trò đừng mang những thứ đó cho mình nữa!”.


Tôi hỏi: “Thế bạn thích học trò tặng mình cái gì? – Bỏ tiền vào phong bì là tốt nhất, mình có thể mua thứ mình thích! – Bạn tôi hồn nhiên trả lời.


Kể từ ngày đó cũng gần 40 năm, điều đáng buồn là ý thích của thầy cô giáo ngày nay... dường như cũng chả khác mấy.


Mới đây nhất, một bạn đồng nghiệp than thở với tôi: “Em gửi con trai 2 tuổi vào nhà trẻ. Tháng đầu tiên em mua quà tặng cô, cô nhận và không nói gì cả. Em nghĩ vậy là xong.


Sau đó thấy bé ngày nào về nhà cũng khóc lóc tỏ vẻ không thích đi học, em dọ hỏi các phụ huynh khác, họ bảo em mua quà cho cô làm gì, đưa tiền ấy. Sau đó tháng nào em cũng gửi phong bì cho cô thì mọi chuyện khác hẳn, con em được săn sóc tốt hơn, không khóc khi đi học nữa.

 


Image copyrightHoang Dinh Nam AFP GETTYImage captionHọc sinh bây giờ có ý niệm về người thầy khác nhiều so với những thế hệ trước


Một lần họp phụ huynh ở trường, một cô giáo đã nói thẳng với em: "Lương giáo viên rất thấp, chúng tôi chỉ sống bằng tiền phụ huynh cho”. Bạn ấy tỏ vẻ thất vọng vì hồi học ở quê nhà (một tỉnh miền Trung) cha mẹ bạn ấy không phải tốn tiền cho thầy cô mà bạn ấy vẫn thích đến lớp đến trường.


Thời tôi đi học, cha mẹ tôi cũng chưa bao giờ phải mua quà tặng thầy cô, chứ đừng nói tặng thầy cô phong bì tiền, thế mà tôi vẫn lên lớp đều đều, năm nào cũng nhận phần thưởng.


Đó là điều may mắn của thế hệ tôi so với các thế hệ bây giờ, vì cho đến khi đầu đã bạc, tôi vẫn còn giữ được ký ức đẹp về những thầy cô của mình và việc rủ bạn bè cùng đến thăm thầy cô vào ngày 20/11 là một trong những niềm vui.


Nhưng con tôi thì không: chả có ai trong số những thầy cô đã từng dạy nó để lại cho nó ấn tượng về sự đam mê, về thiên chức đầy ý nghĩa của nghề giáo.


Trong 12 năm học, dù chưa bao giờ thúc đẩy cha mẹ chuyện mua gì tặng thầy cô giáo vào ngày 20/11 (tôi luôn tự nguyện thu xếp việc đó như một bổn phận nhưng không bao giờ cho con tham gia) nhưng mỗi khi nhắc đến các thầy cô cũ từng học, nó toàn nói với giọng châm chọc: “Ông (hay bà ấy)… không thích đứa nào hỏi nhiều về bài học, cũng không thích đứa nào có ý kiến khác, cứ như bọn con là con vẹt ấy!”.



Những thầy cô nào đam mê thật sự với nghề giáo hiện nay sẽ vô cùng chua xót và cay đắng
Mất dần ánh hào quang


Mỗi khi nhớ đến thầy cô của mình, tôi thường buồn cho con. Suốt thời tiểu học và trung học, thầy cô luôn là thần tượng của tôi. Tôi nhớ năm đầu tiên bước vào trường trung học Lý Thường Kiệt – năm 1973 - ở quê nhà, tôi đã choáng ngợp trước hình ảnh các giáo sư (trước 1975 ở miền Nam: giáo viên dạy trung học được gọi là giáo sư) đi xe hơi đến trường, thầy giáo mặc comple (đồ veston bây giờ), còn cô giáo mặc áo dài thướt tha.


Chọn môn ngoại ngữ là tiếng Anh, bọn học trò lớp 6 chúng tôi mê mẩn cô giáo dạy tiếng Anh mỗi ngày đến trường là mặc một bộ áo dài khác nhau. Bọn tôi thường xì xào với nhau: Chắc cô có cả một tủ đầy áo dài, vì chưa bao giờ thấy cô mặc lại áo cũ.

 
Image captionLiệu có bao nhiêu học trò sau khi ra trường còn nhớ đến người thầy cũ?


Các giáo sư trung học trong mắt chúng tôi thời ấy là những con người thành đạt, có vị trí ngoài xã hội nên rất đáng kính trọng. Cô giáo chủ nhiệm lớp 6 của tôi không chỉ có những giờ lên lớp rất hay về môn văn mà còn dạy bọn học trò cách ứng xử với nhau, cách ứng xử với mọi người khi ở ngoài đường.


Chúng tôi rất yêu cô nhưng đến buổi tất niên chia tay vào cuối năm, chúng tôi chả có gì tặng cô ngoài những tấm thiệp tự vẽ bằng tay và mấy cành hoa giấy cùng chia nhau làm. Sau năm 1975, cũng học lại ngôi trường ấy, tôi sửng sốt trước hình ảnh một thầy giáo dạy tiếng Anh của lớp mình tranh thủ ít phút cuối giờ lên tiếng mời chào học trò mua… khoai lang nhà thầy trồng!


Hơn 40 năm sau, hình ảnh thầy cô giáo không chỉ trở nên khốn khổ - một nghề nghiệp cần được xã hội tương trợ - mà còn ngày càng mất dần ánh hào quang với biết bao scandal thầy cô đánh chửi học trò. Bơi giữa luồng cảm xúc coi thường của xã hội và học trò, họ thật sự cô đơn khi tận tâm với học trò mà không cần báo đáp, trong lúc những đồng nghiệp chung quanh họ đang tận thu học trò bằng mọi cách.


Năm nay, nếu tôi không kịp đến thăm thầy chủ nhiệm lớp 12, tôi chắc thầy sẽ gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Nhưng con tôi thì không có kế hoạch gì cho ngày này - không có thầy cô giáo nào con tôi muốn đi thăm hay muốn xin ý kiến mỗi khi cần, cũng như chưa bao giờ tôi nghe nói một thầy cô giáo nào gọi điện thoại hỏi thăm nó.


Tình nghĩa thầy trò chỉ còn là sự đổi chác trong trường học, nên khi bước ra ngoài xã hội, chẳng còn mấy học trò nặng tình mang theo hình ảnh người đã dạy mình…


Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo đang sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.



http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/151120_teacher_day

PHẠM ĐNH TRỌNG * CÔNG THỨC GIỮ ĐẢNG


Công thức giữ đảng





Phạm Đình Trọng




NIỀM TIN BẠO LỰC


Tiến sĩ chuyên ngành bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ở thời điểm tròn 20 năm hệ thống cộng sản quốc tế sụp đổ, cũng là 20 năm sau cuộc cúi mặt, lén lút đi đêm của lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đến Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tàu Cộng.


Hệ thống cộng sản quốc tế một thời hùng mạnh, làm giông bão sấm sét dìm một phần hành tinh, một phần loài người vào biển máu, biển lửa cách mạng, dìm hơn tỉ người vào bóng đêm nô lệ cộng sản nay bỗng chốc chỉ trong khoảnh khắc sụp đổ tan tành là nỗi lo canh cánh của vị Tổng bí thư thừa giáo điều mà quá thiếu hụt thực tế cuộc sống của dân, của nước nên xơ cứng, vôi hóa động mạch cảm xúc!


Lo từ khi chưa chính thức ngồi vào ghế Tổng bí thư.


Ở các nước dân chủ đích thực là các nước tư bản phát triển, dù bầu cử trong đảng chính trị hay trong dân, chỉ đến khi việc kiểm phiếu minh bạch xong xuôi mới biết chủ của những chiếc ghế quyền lực. Nhưng ở các nước cộng sản, mỗi dịp đại hội đảng cộng sản là một dịp phân chia trong bóng tối những chiếc ghế quyền lực đảng và sự phân chia trong bóng tối đó phải ngã ngũ rồi mới diễn ra công khai đại hội đảng và đại hội đảng chỉ để làm thủ tục bỏ phiếu hợp thức hóa sự phân chia đã được định đoạt từ trong bóng tối trước đó. Cũng như cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội sau đại hội đảng chỉ để làm thủ tục hợp thức hóa sự phân chia những chiếc ghế quyền lực nhà nước đã được định đoạt từ trước đại hội đảng. Vì thế, đại hội đảng diễn ra sau cuộc chia ghế trong bóng tối là đại hội của chiếc ghế quyền lực lớn nhất vừa được xác định trong bóng tối: Tổng bí thư của đại hội đó.


Đại hội 11 là đại hội của tiến sĩ bảo vệ đảng Nguyễn Phú Trọng. Với nỗi lo mất đảng, toan tính đầu tiên của đảng trưởng giáo điều xa dân là bạo lực hóa, công cụ hóa ban chấp hành trung ương đảng. Tin vào sức mạnh bạo lực như giáo sĩ tin vào kinh thánh, cánh cửa ban chấp hành trung ương được ông chủ nhà Đỏ Ba Đình khóa 11 mở rộng cho cánh tướng lĩnh quân đội và công an ùa vào. Trong 175 ủy viên chính thức ban chấp hành trung ương kì đại hội 11 có tới 20 tướng quân đội, 10 tướng công an, tổng cộng là 30 trên 175, gần 20 phần trăm ban chấp hành trung ương là người nắm công cụ bạo lực.


Suốt ba mươi năm chiến tranh thù trong giặc ngoài, số ủy viên trung ương đảng mặc áo công cụ, quân đội và công an, các khóa thời đó chỉ trên dưới mười người, chưa đến mười phần trăm. Thời yên hàn mà bạo lực hóa cơ quan quyền lực của đảng chính là niềm tin bạo lực của vị đảng trưởng có bằng tiến sĩ bảo vệ đảng.


Cùng với bạo lực hóa, công cụ hóa ban chấp hành trung ương, nhiều chính sách ưu đãi, vỗ về, nuông chiều bạo lực, dồn ngân sách nghèo của đất nước chăm bẵm, phát triển con người công cụ, con người bạo lực cũng được thực thi. Lạm phát tràn lan tướng công an, tướng quân đội. Thời chiến tranh, quân đội Nhân Dân Việt Nam với quân số trên triệu tay súng và phải mở các mặt trận trên khắp ba nước Đông Dương mà chỉ có trên dưới 50 tướng. Cuộc sống hòa bình, quân số giảm lớn, không gian thu hẹp, quân đội Việt Nam chỉ có mặt trên lãnh thổ Việt Nam mà quân đội có tới 489 tướng! Nhiều đặc quyền, đặc lợi được giành cho công an, quân đội, nhất là công an được chăm bẵm, ưu ái từ người lính công an đến gia đình, con cái họ. Những doanh nghiệp công an, quân đội trở thành những siêu thế lực trong đời sống kinh tế đất nước. Doanh nghiệp quân đội tự tiện cắt gần hai trăm ha đất sân bay Tân Sơn Nhất làm sân golf giữa thành phố, đẩy sân bay vào thế kẹt cứng không thể mở mang, hiện đại hóa, phải bật đi nơi khác!


Đảng chính trị, dù là đảng cầm quyền cũng chỉ là một tổ chức xã hội nhất thời và luôn biến động. Tổ chức đảng có lúc thịnh, lúc suy, lúc tồn tại, lúc tiêu vong. Đường lối, chính cương của đảng có lúc đúng, lúc sai. Với đảng cộng sản thì sai nhiều hơn đúng. Con người của đảng có lúc anh hùng xuất chúng, có lúc là tội đồ, phản bội như ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Văn Hoan.


Chỉ có Tổ Quốc, Nhân Dân là vĩnh hằng, bất biến, là một giá trị vĩnh cửu, cao cả, thiêng liêng của một đất nước và của từng người dân. Nhưng những người cộng sản đã thần thánh hóa, tuyệt đối hóa đảng của họ, đưa đảng của họ, một tổ chức chính trị nhất thời, sai nhiều hơn đúng, tội nhiều hơn công lên trên những giá trị cao cả, thiêng liêng, bất biến là Tổ Quốc, là Nhân Dân. Họ đã biến quân đội, sức mạnh bảo vệ đất nước thành sức mạnh bảo vệ đảng, biến pháp luật và công an, công cụ bảo đảm sự lành mạnh của xã hội thành công cụ bảo vệ đảng.
SÚNG QUÂN ĐỘI


Ông đảng trưởng đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và ông đảng trưởng tiền nhiệm Nông Đức Mạnh là hai ông đầu đảng đã rước Tàu Cộng vào nước ta ồ ạt nhất, sâu rộng nhất. Tàu Cộng làm chủ những dải rừng đầu nguồn chiến lược rộng lớn ở biên cương. Tàu Cộng rầm rập kéo đến mảnh đất bô xít Tây Nguyên. Tàu Cộng lặng lẽ nhưng cấp tập đổ bộ vào những vùng đất đắc địa về kinh tế, hiểm yếu về quân sự dọc bờ biển nước ta. Đất nhượng địa cho Tàu Cộng với thời gian dài trên nửa thế kỉ loang lổ như da báo, như mụn ghẻ trải rộng trên khắp bề mặt đất nước Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên. Hàng hóa độc hại của Tàu Cộng đổ vào nước ta như nước lũ, bóp nghẹt ngay tức thì nền kinh tế Việt Nam và âm thầm mang cái chết chậm đến cho giống nòi Việt Nam. Tàu chiến Tàu Cộng nghênh ngang trên biển Việt Nam, mặc sức bắn giết, cướp phá dân chài Việt Nam. Tàu Cộng làm chủ nhượng địa Vũng Áng, Hà Tĩnh, xây dựng cảng biển Vũng Áng thành một đầu cầu mà đầu cầu bên kia là quân cảng Du Lâm trên đảo Hải Nam, căn cứ hạm đội Nam Hải của Tàu Cộng được trang bị tàu ngầm hạt nhân. Vũng Áng đã Tàu hóa nối liền với quân cảng Du Lâm của Tàu Cộng thì cánh cửa thép vịnh Bắc Bộ bị đóng sập lại, Đất Việt Nam bị cắt đôi. Biển Việt Nam bị phong tỏa.


Đất nước Việt Nam bị đe dọa nguy khốn như vậy, mạng sống của người dân Việt Nam mong manh như vậy trước họa xâm lăng Tàu Cộng nhưng hai ông đầu đảng Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng lại chỉ chăm chăm lo chuyển nòng súng quân đội hướng vào người dân Việt Nam và hai ông đã thực hiện nhiều việc làm biến chất quân đội, tha hóa quân đội, làm phân tán, mờ nhạt chức năng bảo vệ Tổ Quốc của quân đội, đặt lên vai quân đội thêm chức năng nội trị nặng nề để cùng công an bảo vệ đảng.


Năm 2003, thời đảng trưởng Nông Đức Mạnh, theo chủ trương của đảng, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg về “Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới”. Từ đây, quân đội chính thức phải gánh thêm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trât tự xã hội cùng bộ máy công an khổng lồ.


Cũng dưới thời đảng trưởng Nông Đức Mạnh, tháng 10. 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại kí Nghị định 77, đưa quân đội tham gia sâu rộng, toàn diện vào việc bảo vệ trật tự xã hội từ cấp cao nhất đến cấp nhỏ nhất. Với Nghị định 77 quân đội đã có mặt cùng công an trong nhiều cuộc cưỡng chế đất đai mà thực chất là những cuộc ăn cướp mảnh đất người dân đang sinh sống hợp pháp của đám quan tham nhân danh chính quyền. Quân đội là lực lượng bạo lực quyết định trong việc dập tắt cuộc biến động đòi tự do dân chủ của người H’Mong ở Mường Nhé tỉnh Điện Biên tháng 5. 2011.


Người cầm quyền tỉnh táo đáng ra phải nhận ra ở tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn vang lên trong sương mù sớm mùa đông giáp tết năm 2012 lời cảnh báo nghiêm khắc về một qui luật tự nhiên và cũng là qui luật xã hội: “tức nước vỡ bờ”. Một chính quyền dù có sức mạnh bạo lực tàn bạo đến đâu nhưng đối kháng với Dân cũng không thể tồn tại. Nhưng với niềm tin đến mê muội vào bạo lực, coi bạo lực như bảo bối để tồn tại, sau tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng liền triệu tập hội nghị trung ương 8 để một lần nữa ra thêm một nghị quyết huy động sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc của quân đội vào cái gọi là bảo vệ chế độ CNXH, bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Nghị quyết chi li đến mức bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng, của chế độ, quân đội đều được quyền hành động trấn áp.


Người dân Việt Nam đã bị thể chế công an trị với đội quân công an dày đặc giám sát từng lời nói, từng bước đi, từng trang viết. Nay sự giám sát đó lại có thêm cả sức mạnh của nòng súng quân đội. Nghị quyết của hội nghị trung ương 8 thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, hay có thể nói cụ thể, chính xác là chính đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã chỉnh nòng súng của quân đội hướng vào Nhân Dân, coi Nhân Dân, những người đóng thuế xây dựng quân đội, nuôi quân đội, trang bị súng lớn súng nhỏ cho quân đội là đối tượng tác chiến của quân đội. Điều này giải thích vì sao ban Chấp hành trung ương đảng, bộ tham mưu của đảng, đầu não của đảng, trí tuệ của đảng thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng lại có nhiều tướng võ biền đến thế.


Đương nhiên, sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc của quân đội vừa bị hút vào hoạt động thị trường, trở thành siêu thế lực trong đời sống kinh tế đất nước, vừa được huy động ráo riết vào việc bảo vệ đảng thì nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc chỉ còn là thứ yếu.
CÒNG CÔNG AN


Sức mạnh quân đội đã bị chuyển hướng từ bảo vệ đất nước sang bảo vệ đảng. Công an còn bị đảng hóa triệt để hơn, bị tha hóa, biến dạng lớn hơn. Tha hóa biến dạng từ tâm hồn, nhận thức. Con người công an bị nhào nặn để không còn con người nhân văn, chỉ còn con người công cụ. Công an được giáo dục để chỉ biết có đảng và chỉ thuộc lòng lí luận bạo lực đấu tranh giai cấp, bạo lực chuyên chính vô sản của đảng. Không biết đến Nhân Dân. Nhân Dân chỉ là nguồn lực vô tận để khai thác, sử dụng, chỉ là quần chúng phải giáo dục, phải chuyên chính. Tổ Quốc lớn lao thiêng liêng cũng là của đảng, cũng dưới giá trị tuyệt đối của đảng. Cái phông chữ ngạo nghễ phô trương đến kệch cỡm choán hết mặt trước cơ quan bộ Công an ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” đã bộc lộ đầy đủ tâm hồn và nhận thức của những con người được Nhân Dân trao trách nhiệm bảo vệ luật pháp, bảo vệ cuộc sống bình yên của Dân đã bị đảng hóa chỉ còn là công cụ của đảng.


Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hùng hồn là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đảng của Dân thì phải theo ý nguyện của Dân. Ý nguyện của Dân chính là ý nguyện của cuộc sống, của đất nước. Nhân Dân là Tổ Quốc, là thời đại. Đảng chính trị dù có tư tưởng tiên tiến đến đâu cũng phải học Dân, theo Dân. Không thể bắt Dân theo ý nguyện của đảng. Học thuyết Mác Lê nin và lí tưởng Xã hội chủ nghĩa là ý nguyện của đảng chứ không phải ý nguyện của Dân. Coi Dân chỉ là quần chúng, những người Cộng sản tự đặt mình cao hơn Dân, tự cho mình quyền giáo dục quần chúng, giáo dục Nhân Dân. Người Dân khảng khái bộc lộ ý nguyện của Dân, ý nguyện không chấp nhận học thuyết Mác Lê nin mất tính người, không chấp nhận Chủ nghĩa Xã hội đầy tội ác thì Dân liền bị đẩy sang “thế lực thù địch”. Còng sắt nhỏ liền bập vào tay người Dân khác biệt ý nguyện với đảng và cái còng khổng lồ tạo ra bởi những con người công cụ đã còng cả không gian sống của người Dân không có cùng ý nguyện với đảng.


Pháp luật Việt Nam những ngày này đang được thực thi bởi những con người công cụ không biết đến những giá trị nhân văn, không biết đến pháp luật. Những con người công cụ coi người Dân không có cùng ý nguyện với đảng cộng sản đều là thù địch, là tội phạm. Những phiên tòa xử theo những điều luật vi Hiến 79; 88; 258 liên tiếp mở ra trên khắp đất nước buộc tội, bỏ tù những người Dân Việt Nam trung thực, lương thiện không có cùng ý nguyện với đảng cộng sản. Những nhà tù với những cai ngục chỉ biết còn đảng còn mình đang giam cầm, hủy hoại những tâm hồn và khí phách Việt Nam không có cùng ý nguyện lầm lạc, tội lỗi của đảng cộng sản.


Lịch sử Việt Nam là lịch sử của lòng yêu nước thương nòi. Trước sức mạnh khổng lồ của Đại Hán xâm lược, dân tộc Việt Nam bé nhỏ tồn tại đến hôm nay nhờ yêu thương đùm bọc dân tộc. Còng công an không phải chỉ còng thân xác những người Dân Việt Nam không có cùng ý nguyện với đảng Cộng sản. Còng công an đã còng cả lòng yêu thương đùm bọc dân tộc, còng cả dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước thương nòi không chấp nhận bạo lực đấu tranh giai cấp, bạo lực chuyên chính vô sản đã gây quá nhiều tội ác với dân tộc Việt Nam. Còng công an đã còng cả ánh sáng tự do dân chủ, dìm đất nước Việt Nam văn hiến trong bóng đêm nô lệ cộng sản.
MẬT VỤ TÀU CỘNG


Không phải chỉ giữ đảng bằng súng quân đội, còng công an Việt Nam. Tiến trình đi tới của loài người không thể đảo ngược là loại bỏ học thuyết bạo lực Mác Lê nin vào sọt rác lịch sử, giải phóng con người khỏi bạo lực nô dịch cộng sản. Chống lại tiến trình đó để giữ đảng, giữ bạo lực cộng sản nô dịch chín mươi triệu người Dân Việt Nam, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã rước cả công an, mật vụ Tàu Cộng về “để tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”, thực chất là dùng sức mạnh bạo lực của nhà nước cảnh sát Tàu Cộng đàn áp người Dân Việt Nam không có cùng ý nguyện với đảng Cộng sản Việt Nam.


Ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng liền sang kinh đô Đại Hán kí với người đứng đầu đảng Cộng sản Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15. 10. 2011, gồm những việc cụ thể đưa Việt Nam phụ thuộc sâu vào Tàu Cộng.


Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; . . . Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; . . . tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”. Ngôn ngữ ngoại giao và công khai thì phải tỏ ra bình đẳng “phối hợp và ủng hộ lẫn nhau” nhưng thực tế trong quan hệ giữa Tàu Cộng với Việt Cộng, giữa nước lớn ban phát và nước nhỏ nhận ban phát thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ là hợp thức hóa việc mở đường cho công an, tòa án Tàu Cộng nhảy vào các vụ việc nội trị của Việt Nam mà thôi.


Người Dân Việt Nam có tiếng nói khác biệt với đảng Cộng sản Việt Nam đã bị bộ máy công cụ nhà nước Việt Nam, công an, tòa án, nhà tù trừng trị thẳng tay. Nhưng tiếng nói khác biệt đó lại nhằm lên án Tàu Cộng cướp đất đai biển đảo Việt Nam, nô dịch người Dân Việt Nam thì sự trừng trị càng thảm khốc, man rợ.


Trừng trị tiếng nói đòi tự do dân chủ của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà nước cộng sản Việt Nam phải ngụy tạo cho người khai sinh ra câu lạc bộ Nhà báo Tự do tội trốn thuế vài trăm triệu đồng mà giáng mức án ba mươi tháng tù giam. Mãn hạn tù với nhà nước cộng sản Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải vẫn không được trả tự do vì ông còn “tội” lớn hơn với nhà nước cộng sản đàn anh Tàu Cộng.


Đúng ngày Tàu Cộng đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19. 1. 2008, đúng thời điểm Tàu Cộng đang rong ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn, Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang biểu tượng những vòng tròn Olympic Pekin 2008 chỉ là hình những chiếc còng sắt, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu. Ngày 29. 4. 2008, ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, trước đó 9 ngày, ngày 20. 4. 2008, Điếu Cày bị bắt.


Sau phiên tòa về tội trốn thuế với bản án ba mươi tháng tù do nhà nước cộng sản Việt Nam, trừng trị tiếng nói đòi tự do dân chủ, ngày 24. 9. 2012, Điếu Cày lại phải đối mặt với phiên tòa thứ hai với bản án man rợ mười hai năm tù, năm năm quản chế sau tù. Phiên tòa do những quan tòa Việt Nam xử Điếu Cày tội tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam nhưng những người nhạy cảm chính trị đều hiểu rằng bản án man rợ mười hai năm tù giáng xuống người đàn ông sáu mươi tuổi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ngày 24. 9. 2012 mang dấu ấn đậm nét của Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011 và bản án có sẵn trong túi ông quan tòa người Việt Nam ngồi xử Điếu Cày đã được định đoạt từ ngoài biên giới phía Bắc.


Những ông quan tòa ngồi xử Điếu Cày không theo tinh thần nhân đạo của luật pháp Việt Nam mà theo tinh thần Bắc thuộc tàn ác của Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011. Lịch sử Việt Nam sẽ xóa án cho Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và tôn vinh ông. Lịch sử Việt Nam sẽ nghiêm khắc phán xét, tuyên án các ông quan tòa tạo ra bản án man rợ cho Điếu Cày tội phản dân tộc, sẽ sòng phẳng phán xét và tuyên án cả bản Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào tội dìm giống nòi Việt Nam vào vòng Bắc thuộc, tội đánh đổi sự tồn tại của dân tộc Việt Nam cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam.


Có Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011 rước công an Tàu Cộng vào Việt Nam dưới chiêu bài tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau giữa công an hai nước Tàu Cộng và Việt Cộng, dìm Việt Nam chìm sâu vào vòng Bắc thuộc, mới có sự việc ngày 14.3.2014 công an chìm, công an nổi chỉ huy phá buổi lễ người Dân thủ đô Hà Nội tưởng niệm những người lính Việt Nam bỏ mình trong cuộc chiến đấu chống Tàu Cộng đánh cướp bãi đá Garma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988. Phá buổi lễ người Dân thủ đô dâng hương lên hương hồn liệt sĩ Trường Sa bằng khúc nhạc Tàu tấu lên phá tan không khí trang nghiêm thành kính, bằng những kẻ người Việt mang dòng máu họ Mao, họ Tập ôm nhau nhảy múa trong khúc nhạc Tàu chiếm không gian của người Dân dâng hương lên hương hồn liệt sĩ chống Tàu Cộng xâm lược.


Có Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011 mới có dòng máu đỏ chảy tràn trên mặt cựu chiến binh Trần Bang sau cú võ Tàu của những kẻ chống phá cuộc biểu tình của người Dân Sài Gòn phản đối tên trùm xâm lược Tập Cận Bình đến Việt Nam ngày 5.11.2015.


Kẻ tung cú võ Tàu đấm thẳng vào mặt người cựu chiến binh tuổi sáu mươi mặc áo NoU thét lên tiếng thét của những trái tim Việt Nam yêu nước “Đả đảo Tập Cận Bình”, kẻ đó hẳn thừa biết cựu chiến binh Trần Bang đã tham gia đánh Tàu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở biên giới phía Bắc năm 1979, đã có mặt ở hàng đầu trong mọi cuộc biểu tình lên án Tàu Cộng cướp biển đảo Việt Nam những năm tháng này.


Cú võ Tàu đấm vào mặt cựu chiến binh Trần Bang cũng như lưỡi gươm Nguyên Mông chém rụng đầu Trần Bình Trọng khi Trần Bình Trọng khảng khái thét vào mặt giặc Nguyên Mông “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Kẻ tung cú võ Tàu đấm thẳng vào mặt cựu chiến binh Trần Bang không phải chỉ nhằm hạ gục một Trần Bang cụ thể mà nhằm hạ gục ý chí giữ nước chống Đại Hán xâm lược của người Dân Việt Nam yêu nước.


Kẻ tung cú võ Tàu đánh vào lòng yêu nước của người Dân Việt Nam đã được rước vào Việt Nam bởi Tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng – Hồ Cẩm Đào ngày 15.10.2011.
DÒNG MÁU ĐẢNG CHA TRUYỀN CON NỐI


Khi dư luận xã hội ồn ào vụ việc con ông đảng trưởng một tỉnh nghèo miền Trung, cậu ấm ba mươi tuổi chỉ có thú ham chơi chim kiểng, không có đủ chuẩn mực của chiếc ghế quyền lực bỗng sỗ sàng nhảy tót lên ghế giám đốc một sở đầy thế lực; Khi ông Thứ trưởng bộ Nội vụ từ kinh kì tức tốc vào cuộc kiểm tra việc cậu ấm ham chơi nhảy lên ghế quyền lực rồi mau mắn tuyên bố ráo hoảnh rằng việc đề bạt cậu ấm là đúng qui trình thì người Dân đều phải sững sờ nhận ra rằng tàn tích cha truyền con nối của thời phong kiến hủ bại đã là chủ trương ngầm của nhà nước cộng sản Việt Nam thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng rồi!


Nhưng thời phong kiến, cha truyền con nối chỉ diễn ra ở ngôi vua. Còn chiếc ghế quyền lực từ trung ương đến địa phương đều phải qua học hành thi tuyển nghiêm túc, công khai, minh bạch ở tầm quốc gia. Thi cử nghiêm túc nên chủ khảo Cao Bá Quát mới bị tống ngục với thang tội danh phải tử hình khi ngầm nâng đỡ một sĩ tử giỏi, có bài thi xuất sắc nhưng do sơ suất có vài chữ phạm húy. Dù là quan lại địa phương cũng phải qua thi tuyển quốc gia rồi triều đình bổ nhiệm chứ địa phương không thể tự biên tự diễn được. Từ đó, hiền tài trong Dân được phát hiện qua thi tuyển minh bạch đàng hoàng và được phân bổ, sử dụng cho cả nước. Dù là quan lại địa phương cũng là bộ máy hành chính của đất nước, cũng phải là bộ mặt nhân văn của chính quyền, cũng phải là bộ mặt văn hóa của đất nước.


Với nhà nước cộng sản Việt Nam, đến những chiếc ghế quyền lực của đảng trung ương còn được định đoạt trong bóng tối rồi mới đưa ra đại hội đảng bỏ phiếu để hợp thức hóa, để đúng qui trình thì những trò bỏ phiếu tín nhiệm ở địa phương càng chỉ là thủ tục hành chính đơn giản cho có đủ hình thức, cho đúng qui trình mà thôi. Vì thế tất cả các cuộc bầu bán, các vụ việc đề bạt đều đúng qui trình! Con ông ủy viên Bộ Chính trị này làm bí thư tỉnh X đúng qui trình. Con ông ủy viên Bộ Chính trị kia là bí thư tỉnh Y đúng qui trình. Con ông Bí thư tỉnh làm chủ tịch quận đúng qui trình. Con ông ủy viên trung ương đảng làm phó giám đốc công an tỉnh đúng qui trình… Con cái của đảng ào ào ra nắm giữ những chiếc ghế quyền lực đều đúng qui trình cả. Chỉ có Dân có ý kiến nhận xét, phản bác, đòi hỏi này nọ là sai, là thế lực thù địch!


Mỗi mùa đại hội đảng là một lần người dân bị tước quyền công dân. Bỏ phiếu bầu người lãnh đạo đất nước là quyền công dân quan trọng nhất, tối cao nhất, là cách duy nhất người Dân sử dụng quyền lực của mình. Mỗi mùa đại hội đảng, những vị trí lãnh đạo đất nước từ trung ương đến địa phương lại được đảng mang ra chia chác trong nội của đảng. Người Dân mất quyền bầu chọn người thay mặt mình quản lí đất nước, điều hành xã hội.


Mùa đại hội đảng năm nay, người Dân lại được chứng kiến những người cộng sản đang hối hả học bài học giữ ngôi của các vương triều phong kiến. Cha truyền con nối của vương triều là để giữ ngôi vua. Cha truyền con nối chiếc ghế quyền lực của những người cộng sản hôm nay là để giữ đảng. Con thay cha giữ những chiếc ghế quyền lực đảng trao không phải chỉ để giữ lợi ích, bổng lộc do chiếc ghế mang lại cho bản thân, cho gia đình mà còn để quyết giữ đảng. Vì nhờ có đảng mà cha con, ông cháu nhà ta và các thế hệ chắt, chút, chít về sau mới có chiếc ghế cai trị Dân đầy quyền lực và dày bổng lộc đó. Vì thế cha truyền con nối để giữ đảng đến cùng.


Tóm lại, công thức giữ đảng của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng là: Còng Công An + Súng Quân Đội + Mật vụ Tàu Cộng + Dòng Máu Đảng Cha Truyền Con Nối. Cả bốn thành tố này đều bất chính và vô cùng nguy hại cho Dân cho nước.


Một chính đảng phải nhờ những điều bất chính để tồn tại là đã tự đào thải, tự kết thúc sứ mạng lịch sử trong bi hài, tự kết thúc số phận trong tội lỗi với dân tộc, với lịch sử.


P.Đ.T

TƯỢNG NGUYỄN DU


Tượng Đại thi hào Nguyễn Du qua' dep, kha'c khe'o qua'
Sau hơn 3 tháng thi công, tượng Đại thi hào Nguyễn Du được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối nặng 4,8 tấn đã được hoàn thành





Chủ nhân của bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du “khủng” là anh Lê Văn Huy (SN 1971, TP. Vinh, Nghệ An). Khoảng tháng 4/2014, anh Huy tình cờ biết người dân tộc ở huyện miền núi Nghệ An đào được gốc cây gù hương khủng nên quyết mua về.





Vốn mến mộ cụ Nguyễn Du từ thuở bé, nên khi mua được khúc gỗ quý, anh Huy liền lên ý định tạc tượng cụ Nguyễn Du để thỏa chí đam mê. Trong ảnh là bản thảo của bức tượng.





Ban đầu, khúc gỗ gù hương anh Huy mua được có chiều cao hơn 3,5m. Đường kính chỗ lớn nhất là 2,5m. Khúc gỗ này nặng hơn 4,8 tấn và ước tính có tuổi đời lên đến cả nghìn năm.





Anh Huy cho biết, mua gỗ thì dễ nhưng việc tìm thợ giỏi để về tạc tượng theo ý tưởng của mình là rất khó. Anh đã phải đi ra tận tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để thuê những người thợ giỏi về tạc tượng.





Cuối năm 2014, anh Huy bắt đầu lên ý tưởng tạc tượng giống như bản thảo trước đó. Tuy nhiên, vì phải tham khảo nhiều ý kiến từ các nghệ nhân khác để hoàn thiện hơn nên mãi đến tháng 6/2015, công việc mới được triển khai.





Anh huy cho biết, anh phải thuê rất nhiều tốp thợ với mỗi tốp 2 người để làm từng công đoạn một như cắt gỗ, tạc thô. Còn tạc chính và hoàn thành thì chỉ duy nhất một nghệ nhân tại tỉnh Bắc Giang đảm nhiệm.





Sau hơn 3 tháng làm việc cật lực, bức tượng đã được hoàn thành vào cuối tháng 9 vừa qua.





Sau khi hoàn thành, tượng có chiều cao 3,02m (tính cả đế), đường kính phần lớn nhất là 2m. Đây được xem là pho tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam.





Chia sẻ về ý tưởng tạc tượng này, anh Huy cho biết do từ nhỏ đã được nghe những lời ru câu kiều nên không biết mến mộ cụ Nguyễn Du từ lúc nào. Từ đó anh ấp ủ tạc tượng để tôn vinh cụ.





Anh Huy cho hay, từ lúc biết anh hoàn thành bức tượng này, có rất nhiều người đến hỏi mua với giá rất cao. Tuy nhiên anh nhất quyết không bán mà giữ lại.





Ở phía cạnh bên tượng là tấm biển khắc tên và năm sinh năm mất của cụ Nguyễn Du.





Ở phía bên thân tượng còn có một hộc cây đã ôm lấy hòn đá lâu năm. Cho rằng đây là mộc ngậm thạch rất đặc biệt nên anh Huy và những người thợ quyết tâm giữ lại nguyên bản mà không xử lý.





Mọi chi tiết bức tượng đều được tạc rất sắc sảo, đẹp.





Ngoài thân tượng, các nghệ nhân còn tạc thêm những cuốn sách, hồ lô và bàn, chén để bên cạnh rất đẹp và độc đáo.





Khuôn mặt cụ Nguyễn Du được tạc rất đẹp và giống y nguyên với những mẫu tượng về cụ trước đó.





Trên tay bức tượng vẫn cầm một chiếc bút mang nét độc đáo riêng của Đại thi hào Nguyễn Du.





Toàn bộ thân tượng và các chi tiết đều được tạc từ khúc gỗ gù hương nguyên khối mà không hề có sự chắp nối.





Hiện tại tượng đã tạc xong nhưng vẫn được anh Huy gửi tại một kho gần nhà. Vì sợ nắng nên anh Huy phải dùng bạt che để tránh gây sự hư hại cho tượng.





Được biết, anh Huy là thành viên Hội Di sản Sông Lam (Nghệ An) và đam mê đồ cổ. Trong nhà anh có đến hàng nghìn đồ cổ có tuổi đời từ trăm năm đến cả nghìn năm.





Vợ anh - chị Nguyễn Thị Vân Huyền (SN 1979) là cháu đời thứ 8 của dòng họ của cụ Đại thi hào Nguyễn Du.





Anh dành hẳn 1 gian phòng để trưng bày cổ vật cho thỏa chí đam mê.





Rất nhiều đồ cổ từ thời đồ đá.





Có cả vòng của người Việt Cổ ngày xưa dùng làm trang sức.





Anh Huy cho biết, tượng sẽ được trưng bày trong dịp “Lễ kỷ niệm 250 năm (1765 - 2015) ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du” được tổ chức vào tháng 11 tới đây.





Gia đình anh Huy, chủ nhân bức tượng đặc biệt.


theo Trí Thức Trẻ

HỨA HOÀNH * HỒ CHÍ MINH GÂY NỘI CHIẾN




HỒ CHÍ MINH GÂY NỘI CHIẾN VÀ CHỦ TRƯƠNG CHIẾN TRANH TRƯỜNG KỲ



GS HUA HOANH



Đến đây (1949) cuộc kháng chiến chống Pháp, không còn là kháng chiến nữa. Nó trở thành cuộc đấu tranh giai cấp trường kỳ...
“Kháng chiến chống Pháp là hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”.
(Tổng Bí Thư Trường Chinh)
“Ông Hồ cứ đổ vạ cho người khác (Pháp) trong khi chính ông chủ trương gây nội chiến và trường kỳ kháng chiến để nắm quyền hành và làm cách mạng vô sản”.
Khác với những tài liệu, sách báo do Việt Cộng viết ra “...Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh nầy chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm...”. (“Bác Hồ, những ngày tháng Chạp 1946”, báo Nhân Dân số ra ngày 15/12/1986).
Tất cả sách báo bên nhà viết ra đều theo đúng lập trường như trên. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu lý thuyết Mác Lênin và những hoạt động của Lénin hồi cáchmạng vô sản tháng 10/1917 tại Nga, thì chúng ta nhận ra một sự thật trái ngược. Ông Hồ không những không muốn tránh chiến tranh, mà còn cám ơn Pháp đã xâm lăng Việt Nam, để ông có cơ hội cho đảng Cộng sản nắm chặt quyền bính, cũng như ông đã chủ trương gây nội chiến để triệt hạ tất cả những thành phần đối lập, thuộc giai cấp tiểu tư sản.
Bằng mọi thủ đoạn lừa dối, gian xảo, một nhóm đảng viên cộng sản vô nghề nghiệp (thực chất lúc đó chỉ có 8 người), tụ tập giữa rừng sâu (Tân Trào), tự phân chia vai vế với nhau (16/8/1945), âm thầm kéo về Hà Nội vào ban đêm (24/8/1945), dùng báo tuyên truyền bịa đặt chuyện “Quốc Dân Đại Hội Tân Trào” bầu ra chính phủ lâm thời. Vừa nắm chính quyền bất hợp pháp, ông Hồ thi hành một chính sách hai mặt:
- Về công khai, ông kêu gọi mọi người “đoàn kết với Việt Minh” để ủng hộ chính phủ lâm thời do ông lãnh đạo.
- Trong bí mật, ông thi hành một chính sách khủng bố dã man, dùng như sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở Nga. Chính sách đó là “bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, mổ bụng, cắt tiết, buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê” (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, trang 88, Văn Hóa xuất bản 2002).
Những tháng kế tiếp, các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ những cán bộ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, những người có chút tiếng tăm hay gia sản. Việt Minh chụp cho họ cái mủ “Việt Gian” để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo ấy”.
Hồ Chí Minh Gây Nội Chiến
Xin quý độc giả nhớ rõ một điều lúc nào Việt Cộng cũng xưng tụng “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người học trò trung thành nhứt của Lênin, mới rồi báo Nhân Dân còn ca tụng “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin còn sống mãi”. Những gì Lênin đã làm cho dân tộc Nga hồi cách mạng vô sản 1917, đều được ông Hồ đem áp dụng vào trường hợp Việt Nam.
“Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, các trang 126 - 127).
Ngay từ khi mới chiếm được chính quyền, quan niệm của Lênin rất rõ: “Phe Bolchevik cướp được và giữ được chính quyền là điều ưu tiên lớn nhứt, mọi việc khác đều phụ, đều là thứ yếu, đều vặt vãnh...” (Thành Tín, Về Ba Ôâng Thánh, trang 54). Còn ông Hồ? Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm nghiên cứu “HCM tại Trung Quốc”, sau khi phân tích tỉ mỉ, đã đưa ra nhận xét: “Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó (1945/46) đã không phải là vấn đề: có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không?”. (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 356 - 57).
Hồi đó (1917 - 1918) vừa nắm chính quyền, Lênin liền tiến hành “chiến tranh giai cấp, tiến hành nội chiến để tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 56). Còn trong “Mác Anghen tuyển tập, NXB Sự Thật, Mát xcơ va 1978, tập I, trang 555 thì nói rõ: “Cuộc đấu tranh cho giai cấp vô sản, dù về mặt nội dung không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình trước đã” (Dẫn lại của LS Nguyễn Văn Chức). Như vậy buổi đầu mới nắm chính quyền, ông Hồ ngụy trang trong mặt trận Việt Minh để mọi người lầm tưởng họ kohng phải là cộng sản. Tuy nhiên trong hành động, thì Việt Minh hiện nguyên hình là “đấu tranh giai cấp” dùng bạo lực để củng cố chính quyền.”
Liền sau khi tuyên bố độc lập (2/9/45) một chiến dịch khủng bố bắt đầu:
- Trước đó một ngày 1/9/45, VM đem quân đánh một căn cứ Đại Việt ở Ninh Bình.
- Ngày 5/9/45, ký sắc lệnh giải tán các đảng Quốc Gia Xã Hội, Thanh Niên Ái Quốc, Đại Việt Quốc Dân Đảng.
- Ngày 6/9/45 bắt thủ lãnh Thanh Niên Ái Quốc Võ Văn Cầm. Cùng ngày này trong Nam cũng xảy ra khủng bố, bắt cóc.
- Ngày 10/9/45, Trần Huy Liệu họp báo thanh minh: “Đó không phải là khủng bố, vì bị bắt bao giờ cũng là những kẻ do sự điều tra, nhận thấy có phương hại đến chính quyền của nhân dân.”
- Ngày 12/9/45 bắt nhiều cán bộ, các đảng quốc gia: Bùi Trần Thường, Đào Chu Khải, Lê Ngọc Vũ...
- Ngày 13/9/45 bắt hai lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, bắt hụt Nhượng Tống... sau đó cắt tiết hai ông Sơn và Nghiệp ở Chèm Vẻ, thả trôi sông.
- Ngày 15/9/45, ông Hồ ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng... (Xem Chính Đạo. Việt Nam Niên Biểu, tập 1A, từ trang 255 tới 261).
Như vậy những gì ông Hồ đã làm chính là sao chép cái phương pháp của Lênin đã áp dụng cho dân tộc Nga.
Nếu quý vị là thành viên hay lãnh tụ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, bị khủng bố như vậy, liệu quý vị có phản ứng lại hay không? Các đảng phái của những người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc buộc lòng phản ứng lại, chống lại Việt Minh để sinh tồn, tức nội chiến xảy ra. Ai gây ra nội chiến?
Để thấy những việc làm của ông Hồ chính là cái bản sao của Lênin trong thời gian mới chiếm được chính quyền ở Nga, xin nhắc thêm: “Nhiều giấy tờ, chỉ thị mang bút tích của Lênin đều xác nhận chính Lênin chủ trương “tiến hành nội chiến” để “tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. Điều này cũng đúng với lý thuyết của Mác Anghen như đã dẫn ở trên.
Chúng tôi xin dẫn chứng thêm trên báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương đảng CS Đông Dương, xuất bản tại Hà Nội ngày 5/10/45, có đăng bài “Kỷ Niệm Lần Thứ 28 Cách mạng tháng 10” đã cổ võ nội chiến như sau: “Giữa cơn bão lửa gầm thét khắp năm châu, Lênin, ... lên tiếng. Những lãnh tụ vô sản này đã kêu gọi quần chúng nhân dân các nước quay súng lại, bắn vào đầu bọn tư bản trong nước, đổi “chiến tranh chống đế quốc ra nội chiến”. Như vậy thâm ý của ông Hồ thay vì chuẩn bị kháng chiến chống xâm lăng, chống đế quốc Pháp, thì ông quay ra gây nội chiến trước, đúng sách lược Lênin. Và như vậy, thực dân Pháp chỉ là kẻ thù phụ, thứ yếu, còn kẻ thù chính là giai cấp tiểu tư sản mà ông Hồ phải “tiêu diệt đương nhiên và trước hết.”
Trong việc đấu tranh giai cấp để giành giựt chính quyền, ông Hồ có mô phỏng cái phương pháp lừa dối của Mao Trạch Đông hay không?
Nên nhớ, từ năm 1938 - 1941, ông Hồ phục vụ trong Hồng quân Trung Quốc. Ông khoe đã học được kinh nghiệm ấy như sau: “Nếu muốn giới thiệu những kinh nghiệm của đảng cộng sản Trung Quốc, ngay những ngày (tôi) ở tại Diên An thôi, thì dù có dùng đến vài cây số giấy, cũng không thể viết hết được”. (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 152). Mà kinh nghiệm đó là gì? Là nhờ Nhựt xâm lăng, để cộng sản Trung Quốc hô hào kháng chiến chống Nhựt, không phải đánh Nhựt, mà nhằm làm tiêu hao lực lượng chính phủ Quốc Dân Đảng để nắm quyền... Trong cuộc hội kiến lần đầu tiên với TT Nixon ngày 21/2/1972, Mao thú nhận: “Nhựt Bản đã làm một việc có lợi cho đảng cộng sản Trung Quốc là tấn công vào Trung Quốc hồi thế chiến thứ hai, tạo nên sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và cộng sản, làm cho đảng cộng sản mở rộng được thanh thế về sau giành thắng lợi lớn.”
“Đến tháng 9/72, Mao tiếp thủ tướng Nhựt Bản Kakuei Tanaka tỏ lời xin lỗi về cuộc xâm lược của Nhựt Bản, Mao liền đáp lại là chính nhờ vào việc tấn công ấy mà đảng CSTQ giành được thắng lợi, để bây giờ có cuộc gặp lịch sử nầy.” (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 120).
Rập khuôn theo sách lược của Mao, ông Hồ dựng cờ chống Pháp buổi đầu, không phải thực sự chống Pháp, mà bí mật hợp tác với Pháp để tiêu diệt những đảng phái yêu nước khác Việt Minh. Có thể nói ông Hồ cám ơn Pháp, vì nhờ có cuộc xâm lăng ấy, nên Việt Minh mới có cơ hội kháng chiến, mới có chính nghĩa để nắm quyền, mới thi hành chính sách “đấu tranh giai cấp”, mới tiến hành “nội chiến” để tiêu diệt “kẻ thù giai cấp”, đúng như chỉ thị của học thuyết cách mạng vô sản”... Đương nhiên và trước hết giai cấp vô sản phải thanh toán giai cấp tư sản nước mình trước đả” (Sách đã dẫn ở trên).
Nhờ đánh nhau với Pháp, ông Hồ mới có dịp “dựng cờ độc lập”, để vận động quần chúng ủng hộ Việt Minh. Thời gian từ năm 1938 - 41, ông Hồ được cộng sản quốc tế phái về hoạt động tại Diên An, rồi lần xuống Quảng Tây, Vân Nam. Ông là một thành viên của đảng cộng sản Tàu, rút được ý nghĩa thật sự của chiêu bài “Kháng Nhựt cứu quốc”, mà mưu đồ thật sự của họ không phải đánh Nhựt, mà làm tiêu mòn lực lượng của chính phủ Quốc Dân Đảng, để cho lực lượng của mình lớn mạnh lên. Cũng giống như vậy, khi lập “Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam”, với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, thật sự không phải để đánh Mỹ, mà nhằm phân hóa, lôi kéo các phần tử bất mãn chính phủ VNCH gia nhập MTDTGPMN. Đối với Pháp, ông Hồ cũng áp dụng cái công thức đó, cho nên buổi đầu ông chỉ tuyên bố đánh Pháp hùng hỗ bằng... miệng, nhưng lại bí mật tiếp xúc với Pháp, xin cộng tác. Kết quả của sự cộng tác ấy là “Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/46”. Ngày nay theo các tài liệu lưu trữ có thể thấy rõ hơn, hai điều sai lầm bỉ ổi nhứt của phái Bolchevik hồi ấy (1917), là “làm mọi cách để nước Nga thua trận”, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và tổ quốc Nga, đâm đao vào lưng người lính Nga đang chiến đấu gian nan chống đế quốc Đức bành trướng, rắp tâm thổi phừng lên ngọn lửa nội chiến...” (Thành Tín, sách đã dẫn, trang 37).
Điều này cũng được ông Hồ áp dụng tại VN. Thứ nhứt ông cố tránh giao chiến với Pháp, rồi còn ký hiệp ước “thân thiện rước quân đội Pháp vào VN...” là một sự đầu hàng nhục nhã, bị dân chúng Hà Nội biểu tình, lên án, gọi Hồ là “Việt gian bán nước”. Hồ cho lính đàn áp, phản biểu tình vào lúc 4 giờ chiều trước Nhà hát lớn, tuyên bố “Tôi thà chết chứ không bao giờ bán nước”. (Chính Đạo, VN Niên Biểu, tập 1A, trang 319). Đó là một thủ đoạn, gây đau khổ tang tóc cho đồng bào, nhưng ông vẫn cam tâm chấp nhận miễn có lợi cho đảng CS.
Thứ hai, trong lúc nhân dân, chiến sĩ Nam Bộ chiến đấu đẫm máu, hy sinh nhiều sinh mạng để chống Pháp trở lại xâm lăng, thì ông Hồ lại “hòa với Pháp”, ông còn đưa nội dung nghị trình cho quốc hội (3/4 là Việt Minh) thảo luận chấp thuận:
- Bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Pháp sống ở...VN.
- Nhân dân VN không có thù oán gì với công dân Pháp (đang sống ở VN).
Để biện hộ cho hành động phản quốc này, Việt Cộng cho rằng ký hiệp ước 6/3/1946 là để “nhằm mục tiêu tạo điều kiện đi tới một cuộc thỏa hiệp với Pháp. Mục đích trước mắt và ngay sau đó chưa phải đấu tranh cho một nền độc lập hoàn toàn”. (Hoàng Văn Hoan, Giọt Nước Trong Biển Cả, trang 274). Một lý do ngụy biện khác nữa là để chuẩn bị công cuộc kháng chiến (?). Theo Võ Nguyên Giáp “để đuổi quân Trung Hoa...” mà sự thật thì Pháp Hoa ký hiệp ước 28/2/46, để quân Trung Hoa rút về rồi!.
Tóm lại, những điều VC ngụy biện chối tội, đều hoàn toàn không có cơ sở. Lý do chính của việc thương thuyết với kẻ thù, thông đồng với giặc Pháp, phản bội tổ quốc của ông Hồ là để tiến hành cuộc nội chiến, tiêu diệt các đảng đối lập, tiêu diệt kẻ thù giai cấp.”
Sau nầy tôi còn nghe vài dư luận về phía Việt Cộng biện hộ hành động bán nước bằng “hiệp ước 6/3/46” ô nhục, chống chế, cho rằng “cần chịu thiệt để có thời gian củng cố lực lượng, chấn chỉnh hàng ngũ cách mạng”. Sự thật mà họ đưa ra là “đây không phải đầu hàng, không phải phản quốc, mà là sự cần thiết để cúu chế độ Xô Viết vừa mới thành lập.”
Qua đó, chúng ta thấy rằng thay vì yêu nước, tận dụng mọi khả năng chuẩn bị tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, thì ông Hồ nhứt định gây nội chiến. Từ đó ông thà chịu “gạt bỏ lòng yêu nước chân chính, danh dự quốc gia và khái niệm về nhân đạo” để lao vào tội ác khủng khiếp đối với dân tộc. Đối với ông, lòng yêu nước, nếu có phải đặt dưới mục tiêu cách mạng vô sản. So sánh hai cuộc đời của hai lạnh tụ Lênin và HCM cũng có điểm giống nhau: sau 30 năm bôn ba làm tay sai cho kẻ thù, cho cộng sản quốc tế, thì đến năm 1945, ông Hồ trở lại Hà Nội với cương vị chủ tịch nước, để nhìn thấy tận mắt đồng bào của ông bị xiềng xích trói chặt, bị khủng bố dã man bởi chính đồ đệ của ông và chính mệnh lệnh của ông. Từ đó, những người làm cách mạng vô sản chuyên nghiệp chẳng còn nghĩ gì đến quyền lợi nhân dân và đất nước. Đối với họ chỉ có quyền lợi của quốc tế cộng sản. CS đã nắm tất cả quyền lực để đè bẹp tất cả mọi đối thủ.
Hồ Chí Minh chủ trương chiến tranh trường kỳ
Tất cả những lạnh tụ CS tốt nghiệp một trường: trường dậy phản bội tức “Học viện thợ thuyền Đông phương” (thành lập 4/1921) tại Nga, và thuộc nằm lòng những huấn thị của CS như một thứ kinh thánh. Họ nhắc nhở cho nhau phải thực hiện cho kỳ được. Cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp là một sách lược của “đấu tranh giai cấp”, của học thuyết CS. Đấu tranh giai cấp là một cuộc chiến trường kỳ, dai dẳng không ngừng nghỉ, cho đến bao giờ thắng lợi hoàn toàn, tức xây dựng được thế giới đại đồng. Mấy chữ “cuộc thánh chiến” được dùng trong chiến tranh chống Pháp (1945 - 54) cũng là mô phỏng cuộc cách mạng vô sản ở Nga năm 1917. Đó là kế hoạch do Stalin đệ trình cho chính quyền Bolchevik để đối phó với ngoại xâm. Tất cả những gì ông Hồ mô phỏng để thực hiện việc cướp chính quyền và giữ chính quyền đều được đảng CS ca tụng “đi theo con đường cách mạng tháng 10 Nga”. Còn nói về sự giả bộ hợp tác với các đảng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc khác (Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội) thì trong “HCM toàn tập, tập 4 Lênin có nói: “Đối với kẻ thù khi cần phải hợp tác thì cứ hợp tác, và người CS không được tỏ ra ngại ngùng trước chuyện phản bội.”
Một chỗ khác, cũng do sự nghiên cứu, đã đưa ra nhận xét: “Người CS kể cả VC, khi cùng đối phương liên hiệp, không bao giờ chịu tôn trọng địa vị của đối phương, mà chỉ biết lợi dụng đối phương làm công cụ của họ. Họ cũng không muốn thế lực của đối phương tồn tại hoặc phát triển, vì mục đích tối hậu của họ chỉ nhằm tiêu diệt đối phương”. (Tưởng Vĩnh Kính, HCM tại TQ, trang 206)
Chủ nghĩa CS xuất hiện là một thảm kịch của nhân loại. Từ lúc nó ra đời (1917), cho đến khi giẫy chết (1991), đã có hằng trăm triệu nạn nhân đã chết vì nó. Gần đây một quyển sách mới xuất bản “Sổ đen của chủ nghĩa CS: tội ác, khủng bố, đàn áp” do một tập thể tác giả gồm những học giả danh tiếng như Stephane Courtoire, Nicolas Werth, Jean Louis Pane, Andrej Paverkowski. .. vạch trần tội ác của CS: riêng tại Liên Xô đã có trên 20 triệu người bị giết. Nếu tính toàn thế giới, có đến 85 triệu sinh linh bỏ mạng vì nó, cao hơn số người chết trong hai trận thế giới đại chiến cộng lại. Sở dĩ CS thắng được trong một thời gian dài, là nhờ kỹ thuật tuyên truyền lừa bịp. Cán bộ CS, khi mở miệng thì nói toàn “hòa bình, độc lập tự do, hạnh phúc, no ấm...” nhưng khi hành động thì làm ngược lại.
Sau đây là một vài thí dụ để chứng minh. Khi mới kéo về Hà Nội, cái chính phủ tự phong của ông Hồ trong rừng, liền quảng cáo: “Khắp trong khu Việt Bắc ai cũng hiểu rằng UBND là chính quyền do dân chúng lập ra, để tự cai trị lấy mình. Ai cũng hiểu rằng nhờ có Việt Minh chỉ bảo, mà dân chúng mới lập được chính quyền dân chủ ấy. “Ngay khi chính quyền của giặc Pháp bắt đầu tan rã, tổ chức của Việt Minh ở địa phương liền đứng lên hiệu triệu quần chúng già trẻ, trai gái hội họp để bàn các công việc, rồi bầu ra UBND xã. Các thứ thuế cũ của giặc Pháp đặt ra, để bóp cổ dân chúng đều bãi bỏ”. (Cứu Quốc, Đi thăm các UBND tại chiến khu” số ra ngày 27/8/45). Sự thật đối với những lời tuyên truyền ấy ra sao?
Ông Tưởng Vĩnh Kính viết trong “HCM tại TQ”, do Thượng Huyền dịch, trang 329:
“Sau khi thành lập chính quyền địa phương (UBND), Việt Minh dùng chính sách khủng bố để thống trị. Các phần tử của các đảng khác, hoặc không thuộc đồng đảng, hoạt động trong phạm vi thế lực của mình, đều bị Việt Minh giết hại thê thảm. Những người bị thảm sát, đều bị Việt Minh gán tội “Việt gian”, “làm gián điệp cho địch”, hoặc “thân Nhựt”...Cái cách thức đó của Việt Minh cũng lại hoàn toàn giống với Trung Cộng trong “khu giải phóng” của họ.” Còn khi tuyên truyền về cái chính phủ “được quốc dân đại hội Tân Trào (bịp) “bầu ra” thì ông Hồ viết: “Tóm lại trái với chính phủ của bọn thực dân, là chính phủ áp bức bốc lột dân chúng, nên dân chúng chỉ đợi cơ hội để lật đổ đi, còn chính phủ nhân dân (tức cái chính phủ ông Hồ tự phong trong rừng kéo về) mưu độc lập, tự do hạnh phúc cho dân chúng... dân chúng nhiệt liệt ủng hộ, thiết tha âu yếm như người mẹ đối với đứa con yêu, có thể cùng chết cùng sống với đứa con đó...” (Báo “Cứu Quốc” số ra ngày 27/8/45, bài “Chính quyền nhân dân”).
Còn cùng một vấn đề, những kẻ khác thì làm xấu xa, CS làm thì đúng. Thí dụ như “sự chuyên chính (dùng bạo lực) thì “Chuyên chính của tư bản là chuyên chính của thiểu số người, đi áp bức bốc lột, đè nén số đông nhân dân , để duy trì chế độ người bốc lột người. Trái lại chuyên chính vô sản là chính quyền của số đông nhân nhân, dựa vào võ lực để đàn áp sức phá hoại của đám người đi áp bức bốc lột vừa bị lật đổ. (Báo “Cờ giải phóng”, cơ quan tuyên truyền cổ động của trung ương đảng CSĐD, xuất bản tại Hà Nội ngày 11/11/45).
Muốn thấy rõ ý đồ thầm kín chủ trương chiến tranh trường kỳ của ông Hồ, chúng ta nhìn qua vài điểm căn bản của chủ thuyết Mác xít. Duy vật biện chứng pháp chủ trương tìm hiểu mọi tiến trình giải quyết mâu thuẫn để tiến bộ. Theo mô thức ấy, xã hội tư bản có hai mâu thuẫn lớn, giai cấp tiểu tư sản (TTS) và vô sản. Giai cấp vô sản phải làm cuộc cách mạng lật đổ TTS để tiến tới thiên đường CS. Trong cuộc cách mạng bằng bạo lực ấy, giai cấp vô sản là tiền phong, lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp liên tục, không ngừng nghỉ, cho đến khi đạt tới thắng lợi. Như vậy chủ thuyết của Mác xít trong cứu cánh, đâu có “độc lập”, “tự do”, “hòa bình”? Những từ ngữ đó chỉ là “sáng kiến riêng của ông Hồ”, để vận động quần chúng làm cuộc cách mạng ấy. Nói theo chữ nghĩa của VC “Đảng ta chớp được thời cơ” là việc Pháp trở lại xâm lăng hồi cuối năm 1945, và ông Hồ liền “dựng cờ độc lập”, rồi dùng chiêu bài “giải phóng” để lừa bịp toàn dân. Như vậy, đối với ông Hồ, Pháp không phải là kẻ thù chính, mà là ân nhân, đã giúp đảng CSĐD có cơ hội “làm cách mạng vô sản để nắm chính quyền”. Như vậy, nếu Pháp xâm lăng, là kẻ thù của dân tộc VN, thì với ông Hồ, là đồng minh. Trong thâm tâm, ông Hồ đã cảm ơn Pháp làm cuộc xâm lăng nầy. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để đảng CSĐD làm cuộc cách mạng vô sản, nhưng lại ngụy trang dưới hình thức “cuộc kháng chiến chống xâm lược”. Nhờ đó đảng mới khoác áo chính nghĩa, mới được toàn dân ủng hộ. Nhưng tất cả một dân tộc bị đảng lừa dối. Cả một dân tộc bị đảng đem làm bia đỡ đạn, đem hy sinh, để thực hiện chỉ thị của quốc tế cộng sản.
Vì thế khi cuộc kháng chiến thành công rồi (1954), hay sau 30/4/75, CS đâu có dừng lại đó, để xây dựng đất nước. CS phải thực hiện mục tiêu tối hậu, tiến lên tiêu diệt thế giới tư bản. Cuộc chiến tranh đánh sang Cam pu chia, được đảng mệnh danh là “làm nghĩa vụ quốc tế”, với trên 50.000 quân hy sinh trên chiến trường.
Mỗi khi gặp khó khăn, CS đổi chiến thuật, mục tiêu vẫn giữ y nguyên: Các chính phủ lâm thời (16/8 và 2/9/45), chính phủ liên hiệp (2/3/45), giải tán đảng CSĐD (11/45), tái lập đảng Lao Động (1/51), lập MT Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (1960), rồi những năm gần đây (thập niên 1990) có “phong trào thống nhứt dân tộc và xây dựng dân chủ”, rồi “Hòa hợp, hòa giải”... rồi “đổi mới” (đổi mới nhưng không đổi màu).
Hiện nay cuộc đấu tranh giai cấp đang tiếp diễn. Không có kẻ thù cụ thể, “đảng ta” phải “sáng tạo ra kẻ thù”, các thế lực thù địch, “diễn tiến hòa bình”... để hù dọa, bắt dân chúng phải sống trong nỗi sợ hãi. VC luôn luôn dùng những tập họp từ ngữ “sự độc lập của ta đang bị đe dọa”, quyền lợi của nhân dân đang bị thử thách...” để răn đe, chụp mũ, khủng bố những cá nhân hay đoàn thể nào muốùn tranh đấu cho tự do dân chủ, hay tự do tôn giáo. Các vị lãnh đạo các tôn giáo như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý, cụ Lê Quang Liêm (Hòa Hảo), cùng rất nhiều vị khác đang tranh đấu cho dân tộc được hưởng chút tự do đã được đảng long trọng ghi lên hiến pháp từ nửa thế kỷ qua, nhưng không thi hành. Đó là các ông Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang... đang trở thành tù nhân của chế độ.
Ở Trung Quốc, sau khi chiếm được chính quyền rồi (1950), không còn kẻ thù xâm lăng nữa, Mao sáng tạo ra phong trào “Trăm hoa đua nở”, “cải cách ruộng đất”, “Bước nhảy vọt”, rồi “cuộc đại cách mạng văn hóa...” tất cả chỉ là những thủ đoạn dùng bạo lực củng cố quyền hành. Hồi xưa, trong lịch sử các chế độ phong kiến, những bạo chúa hành sử ra sao, các lãnh tụ CS làm giống hệt như vậy, chỉ có khác là những tên gọi các hành động ấy. Nhân dân bị lừa, bị họ tráo “tội đồ dân tộc” bằng “công lao với nhân dân, quần chúng”. Những gì Mao làm cho dân tộc Tàu, cũng như Lênin, Stalin làm cho dân tộc Nga đều được ông Hồ làm cho dân tộc VN.
Hồi năm 1945 - 46..., ông Hồ cũng biết nhiều thuộc địa cùng hoàn cảnh như VN, khôn ngoan thương thuyết giành độc lập không đánh nhau, hay chỉ đánh nhau vài ba năm (Indonésia).. . nhưng ông cứ một mực “trường kỳ kháng chiến” giành độc lập, tự do... chứ không chịu thương thuyết. Ông luôn luôn che giấu ý đồ nuôi dưỡng chiến tranh, và nói ngược lại: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình, và nếu người ta (Pháp) buộc chúng tôi phải làm (chiến tranh), thì chúng tôi sẽ làm” (Bác Hồ những ngày tháng Chạp 1946), Nhân Dân số ra ngày 15/12/86). Ông cứ đổ vạ cho người khác, trong khi sự thực thì chính ông và đảng của ông chủ trương gây chiến tranh trường kỳ để nắm chính quyền, để làm cuộc cách mạng vô sản. Ông biết trước cuộc chiến tranh với Pháp sẽ khốc hại, nhưng ông sẵn sàng đưa dân tộc VN ra chịu đựng, rồi còn giả vờ ngây thơ tuyên bố “thà chết chứ không chịu mất nước”.
Còn nói về vấn đề độc lập cho VN, xin nhắc lại những sự kiện chính:
- Ngày 8/3/49, tổng thống Pháp Vincent Auriol ký hiệp định Elysée với quốc trưởng Bảo Đại, trả độc lập cho VN từ Nam Quan tới Cà Mau.
- Ngày 20/7/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Lào.
- Ngày 8/11/49, Pháp ký hiệp định trao trả độc lập cho vương quốc Cao Miên. Như vậy cả 3 nước Đông Dương đều độc lập trong năm 1949. Tuy nhiên ông Hồ không nhận, vì nếu nhìn nhận nước VN độc lập từ 8/3/49, CS không còn lý do gì để kháng chiến nữa. Mà không kháng chiến thì làm sao nắm giữ chính quyền và làm cách mạng vô sản? Mời độc giả nghe nguyên văn hai câu tuyên bố của ông Hồ và Trường Chinh về cái gọi là “kháng chiến” như sau:
“Kháng chiến là một bộ phận của mặt trận dân chủ nhân dân (tức CS) thế giới, do Liên Xô lãnh đạo” (HCM).
Còn Trường Chinh thì: “Kháng chiến là một hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới, giữa tư bản thế giới và vô sản thế giới tức QTCS”. (Nguyễn Kỳ Nam, Tài liệu lịch sử 1945 - 54, trang 83).
Tới đây chúng ta thấy mục tiêu kháng chiến không còn đi tới “độc lập”, “Tự do” nữa, mà trở thành cuộc đấu tranh giai cấp do QTCS lãnh đạo. Cuộc kháng chiến VN không phải để đánh Pháp nữa, mà trở thành một bộ phận của “mặt trận dân chủ nhân dân” (mấy chữ mới ám chỉ QTCS) do Liên Xô lãnh đạo. Nói ngắn gọn, cuộc kháng chiến chống Pháp không phải của VN đánh đuổi Pháp, mà nhân dân VN nhận chỉ thị của Liên Xô để làm cách mạng vô sản!
Từ ngày nước Pháp ký hiệp định long trọng trao trả độc lập cho VN là 8/3/49 đến ngày CS chiến thắng trận Điện Biên Phủ (7/5/54), ông Hồ phải liên tiếp chiến đấu 6 năm ròng, hy sinh hàng triệu binh sĩ, đồng bào vô tội, tài sản vật chất khổng lồ, nhưng rồi ông Hồ vội vã ký hiệp định Genève 20/7/54, để nhận một nửa VN độc lập (VN chia đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới), đó là thiệt hại lớn lao của dân tộc nhưng là “thắng lợi riêng cho đảng CSĐD của ông Hồ... Người bàng quan, lấy công tâm nhận xét, cũng như người quốc gia, thấy chuyện “Kháng chiến, hy sinh xương máu do ông Hồ chủ trương quá vô lý, nhưng người CS thấy nó chí lý, vì đảng CSĐD “đã thắng lợi” là giành được quyền thống trị phân nửa nước VN, để đưa toàn dân vào quỹ đạo CSQT sau đó.
Đối với CS không có độc lập, tự do. Những gì họ nói chỉ là tuyên truyền lừa bịp, mị dân. Với CS cũng không có quốc gia, dân tộc, chỉ có quốc tế vô sản. Từ đó CS đâu có tranh đấu cho quốc gia dân tộc, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi quốc tế vô sản. Khi đảng của họ lâm nguy, họ kêu gào “đất nước lâm nguy”, “tự do dân tộc bị lâm nguy”... rồi kêu gào mọi người “cứu nước” tức cứu đảng CS!


Hứa Hoành

Sunday, November 22, 2015

Y HỌC


Sống Với Thận Suy


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức



Thận Suy (Kidney Failure) là một bệnh rất trầm trọng, cần được chăm sóc, điều trị một cách chu đáo trong suốt cuộc đời.


Khi sanh ra, mỗi người có hai trái thận nằm phía dưới lồng ngực, khoảng giữa lưng. Đôi khi nhiều người chỉ có một trái thận và nếu toàn vẹn, vẫn đủ khả năng duy trì cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh.

Thận phục vụ cơ thể bằng nhiều phương thức: 


-Thận lọc máu, loại bỏ các chất phế thải rồi tái hấp thụ nước và một số chất cần thiết trở lại máu.

-Cân bằng nước và muối để duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể.

-Giữ huyết áp ở mức độ trung bình.


-Giúp cơ thể cấu tạo hồng cầu và xương vững chắc.
-Kiểm soát lượng muối khoáng kali, calci, magnesium và phosphor trong máu.

Thận không có nhiệm vụ gì trong hoạt động tình dục như nhiều người nghĩ.

Dấu hiệu của thận suy:

- Nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn

-Ứ nước trong cơ thể với phù sưng bàn tay bàn chân

-Khó thở

-Thay đổi tâm trạng

-Tiểu tiện khi nhiều khi ít

-Da có mầu sâm, ngứa, tê dại

-Huyết áp tăng cao.

-Lên cơn co giựt, kinh phong

-Ngây ngất, kém tập trung, mất định hướng

- Hôn mê nếu không điều trị.

Nguyên nhân gây suy thận

Thận bị suy nhược khi chúng không chu toàn nhiệm vụ loại bỏ ra khỏi cơ thể chất cặn bã và chất lỏng dư thừa. Các chất này sẽ tăng cao trong máu và đưa tới bệnh. Giảm chức năng dần dần sẽ đưa tới Suy-Thận-Mãn-Tính.

Có nhiều nguyên nhân đưa tới bệnh thận mãn tính, thông thường nhất là bệnh tiểu đường và cao huyết áp không được điều trị đúng cách.

Khi chức năng còn lại dưới 15%, thận ở giai đoạn cuối của sự tồn tại và cần được điều trị suốt đời bằng lọc máu hoặc thay ghép thận.

Điều trị thận suy

Có ba phương thức điều trị suy thận mãn tính:

a-Thẩm tách máu (hemodialysis), thông thường gọi là Lọc máu hoặc thận nhân tạo được thực hiện tại một trung tâm chuyên môn hoặc tại nhà, ba lần một tuần. Hiện nay có dụng cụ mới chữa ngắn thời gian nhưng nhiều lần trong ngày hoặc ban đêm.

Máu được đưa qua dụng cụ có màng thấm tách, phế chất có hại được một dung dịch ở bên kia màng lấy đi và máu tinh khiết được đưa trở lại cơ thể.
b-Lọc máu qua xoang phúc mạc bụng (Peritoneal dialysis) có thể thực hiện tại nhà, sở làm hoặc một nơi sạch sẽ kín đáo để có thể thay túi đựng dung dịch chất lọc.
c-Ghép thận (Kidney transplant) cho từ người còn sống hoặc lấy từ tử thi mới mệnh một.
Nên lưu ý là các phương thức lọc máu không chữa trái thận đã bị suy và mỗi phương pháp có những điểm tốt xấu mà bệnh nhân và gia đình cần biết.
Chăm sóc, điều trị
Khi được bác sĩ cho hay bị thận suy, bệnh nhân trải qua nhiều tâm trạng khác nhau.
Mới đầu là thái độ ngạc nhiên hoảng hốt, tự hỏi sao mình lại rơi vào tình trạng nan y này.
Rồi cảm thấy bất lực thất vọng, tiếc nuối thời kỳ khỏe mạnh khi xưa “giá kể mình để ý đến sức khỏe một chút thì đâu đến nỗi này”.
Cuối cùng thì đành chấp nhận và thích nghi với hoàn cảnh mới.
Lọc máu hoặc thay thận đều đưa tới nhiều thay đổi trong toàn bộ cơ thể người bệnh, từ thể chất tới tinh thần.
Để duy trì nếp sống khỏe mạnh, người bệnh phải chủ động trong việc tự chăm sóc nhưng họ cũng cần được sự điều trị, hướng dẫn của các nhà chuyên môn y học và sự hỗ trợ của thân nhân.
Bác sĩ chuyên về tiết niệu sẽ phối hợp với bác sĩ gia đình để lo việc điều trị thận suy. Bác sĩ gia đình tiếp tục chăm lo sức khỏe tổng quát.
Bệnh nhân đừng ngần ngại nói với bác sĩ về tình trạng bệnh, về điều mình mong muốn. Hỏi bác sĩ các điều không biết về bệnh và các biến chuyển có thể xảy ra. Ghi rõ các hướng dẫn của bác sĩ để khỏi quên.
Tại cơ sở lọc máu, nên có giao hảo tốt với chuyên viên điều khiển dụng cụ và theo dõi diễn tiến mà ta sẽ gặp mỗi tuần lễ 3 lần, mỗi lần kéo dài tới 3-4 giờ.

Lọc máu lấy đi chất phế thải và nước dư trong cơ thể. Nếu các chất này được loại đúng số lượng thì người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn và có nhiều triển vọng sống lâu hơn.

Tại Hoa Kỳ, chi phí lọc máu được chương trình bảo hiểm của chính phủ hoặc bảo hiểm tư nhân đài thọ

Một số điều cần lưu ý:

1-Chế độ dinh dưỡng

Dù là lọc máu bằng thận nhân tạo hoặc qua xoang phúc mạc, bệnh nhân với suy thận đều cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng đúng đắn. Chế độ này sẽ giúp bệnh nhân duy trì một sức khỏe tốt và giúp sự lọc máu thành công hơn.

Mỗi bệnh nhân có một quy chế ăn uống riêng về các chất dinh dưỡng như nước, các muối khoáng potassium, sodium, phosphor, chất đạm... Các chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bệnh nhân lựa chọn một chế độ thích hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh trạng của mình.

a-Nước

Bệnh nhân cần lưu ý tới lượng nước tiêu thụ hằng ngày.

Với thận suy mà dùng quá nhiều nước sẽ đưa tới ứ nước, tăng huyết áp, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn.

Giới hạn thực phẩm chứa nhiều nước như dưa hấu, thạch, kem, nước đá cục, thực phẩm đông lạnh.

b-Chất đạm

Khi bị suy thận, bệnh nhân thường được bác sĩ khuyên giới hạn tiêu thụ chất đạm, để giảm thiếu chất thải ure.

Khi lọc máu, bệnh nhân lại được khuyến khích ăn nhiều hơn các loại chất đạm có phẩm chất tốt từ thịt, cá, gà vịt...vì các chất đạm này tạo ra ít ure. Lý do là cơ thể cần nhiều chất đạm để tăng cường sức khỏe

c-Muối

Muối ăn cần được hạn chế để tránh giữ nước trong cơ thể và để tránh tăng huyết áp.

Ăn thực phẩm tươi. Tránh thực phẩm đóng hộp, thịt cá muối.

Nên đọc nhãn hiệu để coi món ăn có bao nhiêu muối.

d- Potassium

Kali thường lên cao trong thời gian giữa hai lần lọc máu và gây ra rối loạn nhịp tim, đôi khi đưa tới ngưng tim.

Ðể giữ mức potassium bình thường trong máu, nên bớt ăn thực phẩm có nhiều khoáng này như chuối, cam, trái cây khô...

đ-Phospho

Giới hạn thực phẩm có nhiều phospho như sữa, pho mát, đậu khô.., vì khi dư thừa, khoáng này sẽ lấy calcium từ xương, làm cho xương yếu, giòn, dễ gẫy.

e-Sinh tồ, khoáng chất

Lọc máu đôi khi cũng lấy đi một vài loại sinh tố, khoáng chất của cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định những chất nào mà người bệnh cần dùng thêm.

2-Tổ chức nếp sống

Người bệnh cần sắp xếp lại nếp sống cho thoải mái, bớt căng thẳng tinh thần, giới hạn các chất có thể gây hại cho thận, nói riêng, và toàn cơ thể nói chung.

-Nhớ vận động cơ thể đều đặn, hợp với khả năng để máu huyết lưu thông, xương khớp trơn tru, cơ bắp mạnh mẽ và tăng cường sức chịu đựng với thận suy. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về chương trình vận động thích hợp.

-Không hút thuốc lá để tránh nhiều bệnh do thuốc là gây ra, như ung thư phổi, bệnh đường hô hấp. Riêng với thận suy, ngưng thuốc lá giảm rủi ro bị cao huyết áp, tăng làm việc cho tim và ảnh hưởng tới trái thận đã suy yếu.

-Người bệnh có thề đi du lịch đó đây, vì các trung tâm lọc máu đều có ở nhiều nơi. Ta chỉ cần biết sẽ ở nơi nào, lấy hẹn trước từ 6 tới 8 tuần lễ để việc điều trị không bị gián đoạn.

-Người bệnh cũng có thể tiếp tục công việc thường lệ, sau khi đã làm quen với sự lọc máu, nhưng nên tránh các việc cần nhiều sức mạnh như nâng vác vật nặng, đào đất...


Nói cho chủ nhân rõ tình trạng của mình để được thông cảm, hỗ trợ. Năm 1990, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết đạo luật cấm kỳ thị vì bệnh hoạn.

-Về thuốc men, nên tránh thuốc trị ợ chua, acid dạ dày vì có nhiều muối natri; thuốc xổ táo bón vì có thể đưa tới khô nước và mất muối khoáng.


Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cây con thiên nhiên.


-Hình dáng bề ngoài có vài thay đổi: da lợt hoặc hơi vàng, khô tróc vẩy. Cần tắm mỗi ngày và thoa kem giữ hơi ẩm trên da.

-Thay đổi vị giác và khứu giác do ảnh hưởng chất thải quá cao trong máu. Miệng có mùi hôi. Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và đi khám nha sĩ 2 lần mỗi năm.

-Nam giới với thận suy có thể có rối loạn cương dương vì bệnh, do thiếu máu, tác hại của quá nhiều chất thải. Nên thảo luận với bác sĩ vì nhiều trường hợp có thể điều trị được.


-Phụ nữ lọc máu không nên mang thai e là có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn thai nhi.

-Và đặc biệt là để ý tới tâm trạng. Những khó khăn sống với thận suy, lọc máu, ảnh hưởng của chất thải, của dược phẩm có thể làm tâm trí ta căng thẳng, trầm buồn, lo âu hơn. Đó là chuyện có thật, thường xảy ra và cần được biểu lộ, chia sẻ để nhẹ lòng mình cũng như thân nhân. Đừng nghĩ rằng mình là gánh nặng cho gia đình, vì thận suy có thể đến với mọi người.


Nếu có những dấu hiệu như trầm cảm kéo dài hơn hai tuần lễ, ý nghĩ quyên sinh, giảm khẩu vị, thay đổi giấc ngủ, bỏ thú vui thường lệ, luôn luôn buồn bực, không quyết định, tự cô lập…nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn, điều trị.


Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

Texas-Hoa Kỳ

(www.bsnguyenyduc.com)








Bài thuốc trị ung thư kỳ diệu của linh mục Romano Zago



Vị linh mục giúp hàng ngàn người "lật ngược" án tử ung thư từ bài thuốc lô hội và mật ong
Công thức kỳ diệu này được linh mục Romano Zago ghi rõ trong cuốn sách "Ung thư có thể chữa được". Thật khó tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tiền liệt…
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao, đứng đầu thế giới trong tất cả các loại bệnh mắc phải. Theo số liệu gần đây nhất, mỗi năm có ít nhất 8,2 triệu người tử vong vì ung thư, nhiều hơn các ca tử vong vì HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại.
Đây là căn bệnh được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư nghiên cứu để tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp cho mỗi loại ung thư nhưng nó vẫn là thách thức lớn đối với y học.
Chữa bệnh ung thư hiện nay vẫn là thách thức lớn đối với y học hiện đại
Thế nhưng, gần đây việc nghiên cứu và chữa trị thành công cho bệnh nhân mắc ung thư của Linh mục Romano Zago đã gây ngạc nhiên cho toàn giới y khoa trên thế giới.
Linh mục Romano Zago (SN 1932, tại tỉnh Lajeado, Brazil) và được chỉ định làm mục vụ tại Thánh địa Bethalem. Từ nhiều năm nay, Linh mục Romano Zago rất nổi tiếng vì đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh ung thư, mặc dù ông không phải là bác sĩ, cũng không phải là thầy phép.



Công thức kỳ diệu để điều trị nhiều bệnh ung thư này đã được ông ghi rõ vào cuốn sách “From the air you can recover” với mong muốn truyền công thức này đi cho mọi người tên toàn thế giới. Thật kì lạ và khó tin nhưng hỗn hợp chỉ có 3 loại nguyên liệu là nha đam, mật ong và rượu đã giúp hàng ngàn người chiến đấu thành công với căn bệnh ung thư đường ruột, cổ họng, trực tràng, ung thư gan, vú, tuyến tuyền liệt…




Linh mục Romano Zago, tác giả của công thức chữa ung thư kỳ diệu
Công thức đơn giản gồm: Hai lá lớn hoặc ba lá nhỏ cây lô hội (chừng 1kg), nửa cân mật ong và 3 hay 4 muỗng canh rượu trắng mạnh. Cách làm: Rửa sạch lô hội, gọt bỏ hai hàng gai 2 bên và cắt thành từng lát mỏng mà không cần gọt lớp vỏ xanh. Sau đó cho cả 3 nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra thành một loại xi rô.
Hỗn hợp sau khi xay nhuyễn xong, đổ vào chai thủy tinh có miệng lớn. Sau vài giờ nước bọt của lô hội lắng xuống, đem cất vào tủ lạnh. Vậy là ta đã có vũ khí để tiêu diệt tế bào ung thư rồi.
Trước khi dùng phải lắc khuấy đều lên, ngày uống ba lần, mỗi lần một muỗng canh (khoảng 20ml), và phải uống trước các bữa ăn từ 15 đến 20 phút (nghĩa là uống khi bụng còn đói) mới công hiệu. Trong quá trình uống hỗn hợp trên nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa chất béo, sữa, sản phẩm từ sữa, đồ ăn ngọt...
Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây tươi, gừng, hành tây...vào thực đơn hàng ngày. Người khỏe mạnh và để ngăn ngừa bệnh ung thư, nên uống mỗi năm một lần với một loạt trị liệu 10 ngày như cách chỉ dẫn ở trên.
Cuốn Ung thư có thể chữa được của Linh mục Romano Zago
Linh mục Zago nói, ông đã học được của người dân nghèo Brazil cách sử dụng nhiều loại cây cỏ để chữa bệnh. Mật ong là một vị thuốc hữu hiệu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn để cho mật ong pha lẫn với xi rô lô hội dẫn tới mọi tế bào trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể, vừa nuôi dưỡng tế bào, vừa chữa lành mọi vết thương và vừa lọc máu.
Bình thường việc chữa bệnh kéo dài khoảng 10 ngày. Uống trên 10 ngày nên đi khám bệnh lại để xem bệnh tình ra sao, và so sánh kết quả trước và sau khi điều trị.

Nếu cần thì uống tiếp thêm 10, 20 hoặc 30 ngày nữa cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh. Bình thường bệnh nhân sẽ cảm thấy khá ngay sau đó. Vì thuốc cây lô hội này trị được tất cả mọi bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư cổ họng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư óc, ung thư bao tủ, ung thư ruột và cả ung thư máu nữa…




Mật ong có tác dụng tăng đề kháng cho cơ thể, phòng nhiễm trùng
Linh mục Zago cho biết, lô hội có tất cả trên 300 loại nhưng loại dùng để chữa bệnh tốt nhất là cây lô hội có lá hình thon, vỏ mầu xanh lá cây tươi và có đốm trắng (không nên dùng loại lá có màu xám và đốm trắng), hai bên có gai nhọn nhưng rất mềm, lá dài trung bình từ 30 đến 50cm, chiều cao 60 đến 90cm, bên trong là chất thạch trắng. Lô hội là loại thực vật chứa chất oxy mạnh, có đến 40% chất chống ung thư và hơn 200% các loại dược liệu so với các loại cây khác.
Ngoài ra lô hội còn có hiệu năng để chữa chứng rụng tóc: Lấy chất nhờn của lá lô hội thoa lên đầu, cứ hai ngày thoa một lần nơi vùng tóc bị rụng, để cho nhựa khô lối hai hoặc ba giờ đồng hồ rồi mới gội đầu cho sạch. Phải áp dụng từ 6 tháng trở lên tóc mới mọc trở lại khá rậm rạp.
Lô hội là loại thực vật chứa chất oxy mạnh, có đến 40% chất chống ung thư
Cây lô hội còn có công dụng khác như cầm máu, phỏng da, mụn ngứa, mụn sừng trâu. Ví dụ chỗ phỏng da bị rát, lấy một miếng lô hội cắt đôi đắp lên chỗ phỏng, lấy băng keo dán lại, qua đêm sẽ hết đau. Về mụn thì phải đắp bốn năm ngày liên tiếp mới có kết quả. Ngoài ra nó còn trị được bệnh nhức đầu và bệnh đau bụng ngâm ngẩm cũng uống cách thức như áp dụng để chữa bệnh ung thư cũng có kết quả hữu hiệu.
Với công thức đơn giản mà kỳ diệu để đánh bật tế bào ung thư này, Linh mục Romano Zago đã chữa thành công cho rất nhiều bệnh nhân như trường hợp của Thư ký của trường Thánh địa Bethelem bị ung thư cổ họng. Chỉ 2 tháng sau khi dùng xi rô lô hội do Linh mục Zago làm, ông Thư ký đã khỏi bệnh, nói được và làm việc bình thường trở lại.
Hay như trường hợp của chú bé Geraldito người Argentina chỉ mới 5 tuổi đã mắc bệnh ung thư máu. Đây là ca chữa bệnh cảm động nhất mà Linh mục Romano Zago còn nhớ cho tới tận giờ. Sau khi tìm đủ cách chữa trị cho Geraldito mà không hiệu quả, cha mẹ em đưa em sang thăm Thánh địa Bethelem để cầu xin Chúa Giê Xu Cứu Thế, biết đâu hy vọng Chúa sẽ thương xót mà chữa lành bệnh cho đứa con yêu.
Bằng xi rô lô hội, Linh mục Zago đã chữa nhiều ca ung thư thành công
Tại đây song thân em tình cờ gặp Linh mục Romano Zago. Linh mục đề nghị cha mẹ của em sử dụng thử phương thuốc chữa bệnh của Linh mục trong vòng hai tháng. Rất may là bé Geraldito hợp tác, ngoan ngoãn uống xi rô lô hội do Linh mục Romano xay cho.
Nhưng vào trước khi tháng thứ hai chấm dứt, các bác sĩ chữa trị cho biết em đã hoàn toàn khỏi bệnh ung thư máu. Chính Linh mục Romano Zago đã kể lại các vụ chữa bệnh công hiệu trên đây cho nguyệt san Thánh Địa để cho mọi người biết rằng có thể chữa khỏi bệnh ung thư với các chất liệu đơn sơ mà tạo hóa đã dựng nên trong thiên nhiên để ban bố cứu giúp con người.



Công thức từ lô hội và mật ong chữa ung thư:

- Thành phần: lô hội (hay nha đam, chừng 1kg), 0.5kg mật ong, 3-4 muỗng canh rượu mạnh (1 muỗng canh khoảng 20ml).

- Cách làm: rửa sạch lô hội, bỏ gai thái mỏng. Xay nhuyễn lô hội cùng mật ong và rượu. Sau đó để tủ lạnh dùng trong khoảng 10 ngày.


- Cách dùng: uống trước bữa ăn 30 phút, ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh (khoảng 20ml). Uống 10 ngày, nghỉ 5 ngày trước khi bắt dầu liệu trình mới


,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,


2.
Father Romano Zago's Cure for Cancer Using Aloe Vera and Honey




Cancer Can Be Cured!: Ofm Romano Zago: 9780981989907: Amazon.com: Books


Cancer Can Be Cured! [Ofm Romano Zago] on Amazon.com. *FREE* shipping on qualifying offers. Father Romano Zago, a Franciscan Friar and scholar, wrote the book Cancer Can Be Cured to reveal to the world an all natural Brazilian Recipe that contains the juice made from the whole leaf plant of Aloe Arborescens and honey that has been shown to rapidly restore the body's health so it heals itself of all types of cancer. The book tells how it was while administering to the poor in the shantytown of Rio Grande dol Sul


Read more...


The book "Cancer Can Be Cured


" is written by Father Romano Zago in 2000 and then he also wrote in 2009, "Aloe isn't Medicine and Yet it Cures.


" The purpose of these books is to show the world that curing cancer does not have to be expensive. His simple 3 ingredient formula when prepared correctly has been reported to cure many types of cancers and even Lupus.


Who is Father Romano Zago


Father Romano Zago is a Franciscan Friar and scholar and was born in 1932 in Brazil. The book goes into detail on how he was tending to the poor in Brazil along with Father Arno Reckziegel where they witnessed how quickly the people returned back to health after being administered Aloe Arborescens and honey. He later traveled to Israel where he continued his studies on this plant and witnessed even further healings of the chronically ill. These revelations inspired him to spend the next 20 years of his life studying this plant.

The Recipe is very simple
The recipe is very simple and Father Zago never states it is miraculous, although it has healed many types of cancers. The cancers that have been healed are: throat cancer, cancer of the uterus, vocal chords, skin cancer, ovaries, breast, prostate, kidneys, lymphatic system, blood system (such as leukemia), spinal column, brain/cerebellum (incl. children's brain tumors), liver as well as intestinal and rectal cancer, bone and bladder cancer, and many instances of colon cancer.
The duration it takes to heal is two to three months. When taking the mixture you should drink it for 10 days and then wait 10 days. Then start again. Some have reported that they took the syrup or mixture continuous with no health risks, but Father Zago suggests you take a break due to the fact that the aloe plant may be toxic in large quantities.
Ingredients
300 grams of fresh Aloe arborescens leaves*
500 grams of pure bee honey
4 - 5 tablespoons of rum, whisky, grappa or similar alcohol (cañazo, aguardiente)
Note: Older plants are the best - between 4 to 5 years old and there is a big difference between Arborescens leaves and regular Aloe Vera. Aloe Arborescens has 200% anti-cancer properties where Aloe Vera has only 40%. If you are unable to find Aloe Arborescens then Oasis Wellness has a wonderful organic Aloe Vera

Barbadensis Miller juice which is organic and the best quality.


Traditional methods of refining the Barbadensis Miller plant involve a hand filleting process to remove the gel from the leaf. The leaf is then discarded. Ironically, the largest concentration of the active ingredients, polysaccharides and mucopolysaccharide (Acemannan), are found just beneath the outer surface of the leaf (the rind), which can be bitter, indigestible, possibly abrasive and difficult to refine. The new whole leaf process employed in the making of R PUR-ALOE products allows the cellulose to be dissolved, aloin and aloe emodin are removed. This total procedure is done entirely by a cold process and refining treatment. Maximum efficiency is thus assured, resulting in products rich in polysaccharides including mucopolysaccharides (Acemannan).


You are to juice the entire leaf, after the thorns are removed. The entire leaf with the outer area, gel and juice are to be added to the honey. The distilant is used to open up the veins and allow the healing to take effect. If you are not allowed to drink alcohol due to religion, then thy using raw apple cider vinegar in its place. Store the syrup in the refrigerator and hide from the light. The syrup should last approximately 10 days.
Other Things to Avoid and Do
Besides taking the syrup to remove the cancer and all other diseases, he suggests that you avoid: meat of all kinds, dairy products, sugar, artificial coloring, chemicals, sweeteners, white flour and white rice. You should eat healthy organic foods, such as broccoli, cauliflower, kale, garlic, beans, blueberries, onions, ginger, spirulina, chlorella, fresh fruits, etc.
Prevention is Also Suggest by Father Romano Zago
Besides curing cancer, Father Zago suggests that you do his protocol once a year for prevention. In his book he goes into great detail and gives many types of recipes. He insists that this syrup can be used by anyone and with any disease. As a good prevention, take this recipe in full until it is all gone, even if it is past the 10 days.


Read the Aloe Vera Miracle PDF


Father Zago's Recipe for Brain Fog
Father Zago's recipe is also listed on Natural News as part of a protocol for brain fog.

Steps for Immediate Relief of Brain Fog:


1. Before sleeping take 1/4 cup of extra virgin olive oil mixed with the juice of one lemon.

2. Before breakfast take 1 teaspoon of nigella sativa oil mixed with 1 teaspoon of raw honey.

3. One half hour later take 1 tablespoon of Father Romano Zago's recipe: 1/2 liter of honey, 1 ounce of distillates (raw apple vinegar can be substituted) and 350 grams of whole aloe vera leaves juiced. Mix well.

4. For breakfast have the Kousimine-Budwig Power Breakfast (recipe part one).

5. Brain elixir to be used as mid afternoon snack. Place 1 cup of yogurt, 2 figs, 1 rosemary twig and 1 tablespoon of olive oil in a jar. Refrigerate overnight and the next afternoon, place in blender and mix well.

6. Follow the diet of Dr. Catherine Kousimine in Part I with no more than one cooked meal a day.

7. Also get plenty of sunshine; eat no packaged or processed foods and avoid all pharmaceutical medicines.


Learn more: http://www.naturalnews.com/027844_natural_remedies_dementia.html#

Testimony from a Stage IV Cancer Survivor

This recipe has also been reported to heal late or terminal cancers. A woman with stage IV cancer gave a testimony on this simple cure:
“My mother was diagnosed with Stage 4 non-small cell carcinoma (lung cancer) back in January of this year which had metastasized to her eye. She first did 6 weeks of radiation for the tumor in her eye and then began her chemotherapy which was scheduled for 4 cycles.
In the meantime my mom learned about the [aloe] tonic from a family friend who had traveled to Uruguay on vacation and found [the aloe/honey recipe] laying on the seat of a bus and decided to pick it up because she figured one day it would help someone.
In June my sister went to a party and ran into this friend of ours who mentioned the recipe she found after she found out about my mom. As soon as we received it I bought everything we needed to prepare it and made sure she began to take it right away. By this time my mom had already started her chemotherapy cycles.

During chemo my mom didn't experience any chemo side effects. She wasn't nauseous, she didn't lose her hair or lose any weight. It was all the opposite. Her hair only thinned but she still had a full head of hair, her blood levels were always perfect. The doctor was always amazed at her results every time he saw her and her blood was drawn. To make this long story short my mom's chemo was cut short and the doctor decided to test her after her 3rd cycle because he was so amazed at her results and how well she was doing.

My mom had her PET scan in July and the scan came back negative. There was not a trace of cancer anywhere in her body. Her doctor is still amazed and she is doing great. We owe my mom's health and recovery to all of our faith and this heaven-sent tonic.


All I ask you is that you continue to spread this recipe any way you know how especially if it can save someone's life like it did for my mom.”

Resources:

http://www.naturalnews.com/027152_aloe_curing_cancer.html

http://www.healingcancernaturally.com/aloe-vera-honey-rum-treatment.html

http://patriziacattaneo.com/lang3/aloe_and_cancer.html


9 nhóm bệnh có thể được phát hiện nhờ vị trí các cơn đau

12-10-2015 11:03:06

Nhận thức được nguyên nhân của các cơn đau thường rất quan trọng trong việc chẩn đoán những căn bệnh đe dọa tới tính mạng.

Dưới đây là những bệnh có thể được phát hiện sớm dựa trên vị trí cơn đau trên cơ thể bạn:

1. Bệnh tim
Nếu bạn đang gặp vấn đề về tim, bạn có thể bị đau ở vùng ngực xung quanh tim. Tuy nhiên, bạn cũng có bị đau dọc theo cánh tay trái hoặc ở phần thượng lưu của lưng.


vị trí cơn đau 1
Trong sách của trường Đại học Y khoa Michigan có viết: Đau tim thường liên quan đến việc đau thêm ở các bộ phận khác trên cơ thể như tủy sống vì nó là nơi nhận các cảm giác từ tim truyền tới. Điều này đặc biệt đúng ở phía bên trái.
Bất kỳ cơn đau nào liên quan tới tim mạch đều có khả năng đe dọa tới tính mạng và đòi hỏi cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
2. Bệnh liên quan tới phổi hoặc cơ hoành
Các bệnh liên quan tới phổi hoặc cơ hoành có thể là nguyên nhân việc bạn bị đau ở một bên cổ hoặc vai ở khu vực trên.

vị trí cơn đau 2
Đây có thể là nguyên nhân của việc khó thở hoặc do tác động của các dây thần kinh chạy từ cột sống tới phổi hay tới cơ hoành.
Nhà trị liệu Paul Ingraham viết: Hầu hết mọi người đang gặp phải những dấu hiệu này và nhiều hậu quả khác của việc hô hấp không hiệu quả.
Vấn đề hô hấp luôn luôn cần phải được
xem xét nghiêm túc và đòi hỏi bạn đi đến bác sĩ ngay lập tức.
3. Bệnh liên quan tới gan và túi mật
Các vấn đề liên quan tới gan hoặc túi mật cũng có thể gây đau ở cổ và vùng vai phía trên, cũng như ở bên phải của cơ thể hay ngay phía dưới vùng ngực.

vị trí cơn đau 3
Hiệp hội vật lí trị liệu Mỹ viết rằng: Bệnh liên quan tới túi mật có thể là nguyên nhân của việc đau xương bả vai. 
Chỉ có chính bạn mới thấu hiểu được cơ thể bạn đang nói gì, bạn sẽ phân biệt được sự khác biệt giữa cái đau cứng cổ hay là một cơn đau nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ rằng cổ hay vai của bạn bị đau bất thường thì bạn chắc chắn cần phải đi gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức.
4. Bệnh liên quan tới dạ dày và tuyến tụy
Đau một trong hai khu vực được tô đậm khác màu trên bức ảnh ở phía trước và sau của cơ thể (trên hình minh họa) có thể chỉ ra rằng bạn đang gặp vấn đề liên quan tới dạ dày hoặc tụy.

vị trí cơn đau 4
Trên web Physio-pedia.com viết: Khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp có xuất hiện các cơn đau ở phía sau. Hay bạn cũng có thể gặp phải "đau bụng, thường ở các góc phần tư phía trên".
Khi bạn đang gặp vấn đề có ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ biểu hiện ra dưới hình thức của các cơn đau sẽ làm cho bạn chú ý tới và điều trị kịp thời.
5.  Các bệnh liên quan đến ruột
Nếu bạn đang gặp các bệnh liên quan tới tới ruột, bạn có thể bị đau ở vùng bụng gần rốn.

vị trí cơn đau 5
WebMD viết: Đau bụng ở vùng giữa (đau ở vùng quanh rốn) có thể là bạn đang gặp phải các vấn đề liên quan tới ruột: viêm đường ruột, co thắt ruột hay rối loạn chức năng về đường ruột.
Các vị trí bạn bị đau có thể rất hữu ích đối với các bác sĩ trong việc tìm nguồn gốc của việc đau bụng của bạn, vì vậy việc xác định chính xác vùng đau của bạn thực sự là cần thiết.
6. Bệnh đau ruột thừa và các vấn đề về đại tràng
Viêm ruột thừa và các vấn đề về đại tràng thường biểu hiện ra với những cơn đau ở vùng bụng.

vị trí cơn đau 6
PatientPlus viết: Nếu đau ở phần bụng bên phải thì bạn hãy nghĩ ngay lập tức tới việc mình mắc bệnh viêm ruột thừa. Thêm vào đó, tổ chức Y tế Thế giới viết rằng nếu "đau ở giữa bụng" có thể là vấn đề liên quan tới đại tràng.
Viêm ruột thừa có thể đe dọa tới tính mạng của bạn cho nên việc chú ý tới các cùng đau này ở trên cơ thể hoàn toàn quan trọng để bạn có biện pháp điều trị bệnh kịp thời.
7.  Bệnh thận
Các vấn đề liên quan tới bệnh thận có thể làm bạn đau ở rất nhiều nơi bao gồm cả lưng, bụng, khung chậu, và phần trên của chân.

vị trí cơn đau 7
Trên web IHealthBlogger.com viết rằng đau thận có thể là nguyên nhân của "sự đau đớn mà bạn cảm thấy ở vùng lưng dưới hai bên sườn ngay dưới xương sườn".
Các dấu hiệu đau ở các vùng này thực sự là quan trọng giúp bạn chuẩn đoán bệnh vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc khó chịu ở các khu vực này.
8. Bệnh liên quan tới bàng quang
Đau đớn vùng xương chậu ở phía trước hoặc phía sau là bạn đã bị gặp các vấn đề liên quan đến bàng quang.

vị trí cơn đau 8
 Hiệp hội vật lí trị liệu Mỹ có viết: Vì bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu cho nên nhiễm trùng bộ phận này có thể gây ra đau vùng thắt lưng.
Nếu như bạn gặp phải cơn đau này, đặc biệt là khi nó đi kèm với bất kỳ vấn đề tiết niệu nào khác thì thực sự bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay thôi.
9. Bệnh liên quan tới buồng trứng
Các bệnh liên quan tới buồng trứng có thể gây đau ở hai phía bên của bụng.

vị trí cơn đau 9
Trên web Womens-Health-Advice.com có viết: U nang buồng trứng có thể gây ra đau thắt ở một bên của bụng.
Ung thư buồng trứng là một bệnh đe dọa tính mạng nên nó rất nghiêm trọng. Bất kỳ một cơn đau bụng dữ dội nào xuất hiện cũng nên được kiểm tra bởi bác sĩ. 
(Nguồn: Littlethings)


 
 

Xoa bóp giúp giảm tê bì tay chân

(21:33:59 | 13/04/2015)
Tê tay, chân là hiện tượng khá phổ biến, từ những dạng tê chân, tê tay thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu. Để giải quyết tình huống khi bị tê tay, chân bạn có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp sau
1.Xoa bóp tay
Miết bàn tay: Miết các khe xương ngón tay, kết hợp bóp mạnh vào các khớp ngón tay, lắc đều bàn tay và dùng tay bên kia vuốt từ cẳng tay xuống tới các ngón tay vài lượt. Tê bên nào, xoa bóp bên đó hoặc có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.

Miết bàn tay
Xoa bóp tay: Tự nắm bàn tay bị tê lại rồi xòe thẳng với lực mạnh. Dùng tay bên này xoa bóp cho tay bên kia và ngược lại.

Xoa bóp tay
Xoa mu bàn tay: Dùng mu bàn tay bên này sát vào mu bàn tay bên kia. Mỗi bên làm như thế 10 lần.

Xoa mu bàn tay
Bóp và xát tay: Dùng tay nọ bóp tay kia ngược từ cổ tay lên vai 3 lần rồi xát mạnh từ phía trong cổ tay lên nách và ngược lại. Làm theo vòng như thế 5 lần, rồi đổi bên.
Bóp và xát tay
2. Xoa bóp chân
Bàn chân trái để lên đùi chân phải, dùng tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, kết hợp dùng lòng bàn tay kia xoa nhẹ gan bàn chân từ 30 - 50 lần, rồi đổi bên.

Xoa bóp lòng bàn chân
Miết bàn chân: Dùng đầu ngón tay cái miết thật mạnh vào các khe xương đốt ngón chân từ 3 - 5 lần cảm giác “kiến bò” sẽ biến mất.

Miết bàn chân
Vuốt đầu gối: Dùng tay vuốt nhẹ xung quanh đầu gối. Sau đó ấn 2 ngón tay cái trên gối, di chuyển lên phía đùi. Làm như thế đến khi hết sự tê mỏi.

Vuốt đầu gối
Ấn bắp chân: Xòe tay nắm trọn bắp chân, ấn 2 ngón tay vào trung tâm, giữ trong 7 giây, tiếp tục cho 2 ngón tay lên phía trên là lặp lại y như vậy. Lặp lại động tác này nhiều lần.

Ấn bắp chân
Bạn có thể lựa chọn một trong những cách xoa bóp tay, chân nào phù hợp và dễ làm nhất để xử lý tại chỗ khi chân, tay bị tê trước khi đến gặp bác sĩ. Hiểm họa sẽ rất khôn lường khi bạn không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý chúng.
Do đó, hãy sớm đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện lâm sàng trên nếu bạn không muốn phải gặp họa về sau.

3. Lưu ý

Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm tình trạng tê tay và tê chân bằng một số phương pháp như: Ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra sẽ đỡ tê; Nắm bàn tay lại xoè mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra; Dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại; Mua bàn massage để lăn 2 bàn tay và chân hoặc dùng hai quả bóng nhỏ lăn đều trong lòng bàn tay cho khí huyết lưu thông.

Lời khuyên khác là duy trì lối sống lành mạnh, trong đó giữ cân nặng ở mức vừa phải, có chế độ ăn uống cân bằng, tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu bia. Bên cạnh đó là bỏ thuốc lá vì hút thuốc làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.
Nguyễn Tâm - Tổng hợp
 
Xoa bóp ngón tay
Finger massage
***
 
    Mỗi ngón tay của chúng ta được liên kết với một hoặc nhiều cơ quan khác của cơ thể. Xoa bóp ngón tay có thể làm giảm cơn đau ở một số bộ phận cụ thể, giúp bạn bớt sợ hãi, khó chịu, bất an và lo lắng. Dưới đây là những bài tập xoa bóp ngón tay theo Boldsky, rất tốt cho sức khỏe.
 

Bài tập xoa bóp ngón cái: Thổi bay nhức đầu và sự lo lắng
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
Ngón tay cái đóng vai trò quyết định và thường liên kết với những triệu chứng của cảm xúc. Đồng thời, ngón tay cái cũng kết nối với lá lách và dạ dày. Nếu đang cảm thấy buồn và lo lắng nhiều hoặc đã phải chịu đựng các cơn đau đầu cùng sự căng thẳng kéo dài thì bạn hãy ấn lên ngón tay cái. Hãy thực hiện hành động này từ 3 đến 5 phút, hoặc cho đến được thư giãn.
 
Bài tập xoa bóp ngón trỏ: khỏi đau nhức cơ bắp và tống khứ cảm xúc thất vọng
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
 
Ngón trỏ là bộ phận kết nối với các trạng thái của sự sợ hãi và sự rối loạn chức năng của thận. Một số nghiên cứu cho thấy, xoa bóp ngón tay cái sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh thận, vấn đề về cơ bắp và lưng hoặc hay đau nhức chân tay.
 
Bài tập xoa bóp ngón giữa: thổi bay cơn giận dữ và giảm sự mệt mỏi
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
Đây là bài tập bấm huyệt giúp giảm đau và tiêu viêm đã được biết đến rộng rãi. Ngón giữa chủ yếu liên quan đến cảm xúc của sự tức giận và khó chịu, đồng thời cũng gắn liền với các vấn đề về gan. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn so với bình thường trong thời gian gần đây hoặc đang gặp vấn đề với sự lưu thông máu, hãy thử áp dụng bài tập xoa bóp ngón giữa ngay bây giờ.
 
Một số nghiên cứu cho thấy bài tập này cũng tạo ra một tác dụng thư giãn đáng chú ý, giúp những người bị cao huyết áp giảm được huyết áp và người bị stress không còn quá căng thẳng nữa.
 
Bài tập xoa bóp ngón áp út: cải thiện hệ tiêu hóa và không còn cảm xúc tiêu cực
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
 
Nếu bạn đang nghi ngờ về bản thân mình hoặc cảm thấy đầy tiêu cực với mọi thứ xung quanh thì hãy cố gắng tập trung vào ngón đeo nhẫn của mình. Theo chuyên gia bấm huyệt ,bài tập xoa bóp ngón áp út sẽ giúp bạn giảm đau ngực và thận, kèm theo đó là cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp.
 
Bài tập xoa bóp ngón út: giảm căng thẳng
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
 
Bài tập này rất tuyệt vời với những ai đang bị đau cơ và gặp các vấn đề về sự căng thẳng thần kinh. Khi thực hiện bài tập này, bạn hãy cố gắng quên đi danh sách về những thứ khiến bạn cảm thấy “sa lầy” và cố gắng để tâm trí thư giãn.
 
Bài tập xoa bóp lòng bàn tay: giúp giảm buồn nôn và tiêu chảy và táo bón
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
 
Lòng bàn tay là bộ phận cực kỳ quan trọng. Lưu truyền rằng nếu lòng bàn tay của bạn nắm giữ sự kết nối với các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể cùng tất cả các giác quan và cảm xúc của con người. Các bài tập xoa lòng bàn tay thường xuyên sẽ giúp giảm buồn nôn, tiêu chảy và táo bón.
 
Bài tập xoa bóp lòng bàn tay được thực hiện bằng cách cứ mỗi lần nhấn vào trung tâm của lòng bàn tay như trong hình thì bạn sẽ giữ yên lực trong 3 lần hít thở sâu, thực hiện nhấn và xoa một cách luân phiên.
 
Bài tập ép chặt 2 lòng bàn tay: giúp tăng lưu thông máu và cải thiện hệ miễn dịch
5 phút xoa bóp ngón tay “đá bay” mọi bệnh tật
 
Bài tập này khiến bạn dễ dàng liên tưởng đến hoạt động thiền định và rất đơn giản để thực hiện. Bạn ép 2 lòng bàn tay vào nhau như trong hình, hít thở sâu và tăng sức ép, mỗi lần giữ yên trong 3 lần hít thở. Bài tập này giúp gia tăng lưu lượng máu lên đến thận và ruột.
 
Thông qua việc xoa bóp bàn tay, ngón tay và hít thở sâu, bạn sẽ đánh bay áp lực, giúp cơ thể thư giãn. Từ đó, bạn có thể làm chủ ý thức, điều chỉnh tâm trạng và cân bằng lại cảm xúc. Tất nhiên, khi làm các bài tập này, hãy nhớ luôn giữ bình tĩnh và kiểm soát hơi thở của bạn



THƠ = LÊ VĂN TÁM

Tuesday, November 24, 2015

VƯỜN THƠ


THI NHÂN HOÀI CẢM
Tôi là kẻ ly hương từ nước Việt
Ðến xứ người sau cuộc chiến nổi trôi
Ba mươi năm dường quên hẳn nụ cười
Thương quê Mẹ dầm chan mưa nắng hạ

Tôi đã sống nơi đây, vùng đất lạ
Theo dòng đời ân sũng của Hoa Kỳ
Mang trong lòng một ước nguyện khi đi
Ngày trở lại huy hoàng cho Tổ Quốc

Dân Việt tôi vẫn ngàn đời bất khuất
Nêu chí hùng văn hiến mấy ngàn năm
Vì chiến chinh lê kiếp sống âm thầm
Nhiều đêm nhớ … lệ sầu rơi trăn trở !

Nơi viễn xứ muôn đời tôi vẫn nhớ
Lũy tre xanh, đồng lúa chín thơm vàng
Liễu buông mình tha thướt dưới đêm trăng
Gà gáy sáng vang lên trong xóm nhỏ…

Ở nơi đây cũng vầng trăng sáng tỏ
Nhưng tìm đâu hình ảnh của quê tôi
Mùa xuân về trong lặng lẽ đơn côi
Bao giờ nhỉ…sum vầy xuân nước Việt !

Sống nơi này dân Việt tôi đã biết
Nghĩa cử ân nhân bác ái của Hoa Kỳ
Tật nguyền, già nua cùng bệnh nan y
Họ cũng vẫn đưa vòng tay đón nhận

Họ săn sóc chu toàn bao bổn phận
Trợ cấp chi tiêu, ai cũng ấm lòng
Chẳng nệ hà cực khổ dẫu thu đông
Sương buốt lạnh trắng đêm dài không ngủ…

Họ đã bỏ xương tàn bao chiến sĩ
Nơi nước tôi vì lý tưởng muôn đời
Ðược gì đâu…đành ly biệt đôi nơi
Trời Nam đất Mỹ lệ tuôn tuôn tràn !

Họ cố quên niềm đau trong dĩ vãng
Cứu giúp dân tôi chẳng nệ sang hèn
Ân sũng này ngày thêm một lớn lên
Ơn chính phủ Hoa Kỳ xin ghi đậm…

nguyễn phan ngọc an - Thanksgiving 2015



THƯ TÙ
Muốn nói cùng em cả vạn điều
Mà rồi chẳng nói được bao nhiêu,
Mặc dù đã định trong tâm trước
Mà  gặp  nhau  là  ý  bạt  phiêu!

Cũng có  vài điều  có nhớ ra
Mà vì  bên cạnh  lắm  người ta,
Và vì thẳng mặt mà phân-tích
Thì quá... sỗ-sàng, quá... khổ-qua...

Nên mượn lời thơ  để giãi-bày
Nỗi lòng ấp-ủ bấy lâu nay ...
Em ơi, bình-tĩnh nghe anh nói:
Ta hãy vươn lên khỏi cảnh này!

Ta đã yêu nhau thuở trẻ-trung,
Xây nên tổ ấm  đẹp vô cùng.
Cõi  trần  ví  thử  bình-yên  cả
Thì đã trọn đời hưởng phúc chung.

Với bát cơm ngon, tấm áo lành,
Người đời bắt buộc phải đua tranh.
Phũ-phàng cuộc sống làm lem-lấm
"Hai trái tim vàng, một mái tranh".

Anh cứ ngây-ngây dại-dại hoài,
Lợi-quyền cấp-chức gác ngoài tai.
Nửa đời mẫn-cán cam cơ-cực,
Đơn độc khư-khư luyện đức+tài (!)

Anh đã (là khôn hay dại đây?)
Nằm ngoài tất cả mọi vòng vây .
Thức trong giấc ngủ, trong mơ tỉnh;
Bảo-bọc hồn hoa trong xác cây.

Anh đã (đương-nhiên là dại rồi!)
Tự mình đày đọa chính mình thôi!
Lại còn ép-uổng con và vợ
Thiếu-thốn quanh năm chật-vật hoài.

Bạn-lứa: đô-la với hạt xoàn!
Chồng người: đại-phú với cao-quan!
Chồng em thủ-phận nghèo, cô-thế;
Chẳng chịu chen chun, chỉ chịu gàn!

Đến lúc đem thân đi ở tù
Anh không để lại một đồng xu!
Một mình mọi việc em lo-liệu;
Viễn-ảnh tương-lai quá mịt-mù.

Em đã lo cho con học-hành
Lại còn lo tiếp-tế cho anh.
Hùn hoài tổ-hợp hàng không chạy;
Bụng hiếm khi no, bệnh khó lành!

Thân-thích lià xa hoặc mạt-thời;
Gia-tài sự-nghiệp hóa ma-trơi!
Nhà không bán được, người ta chiếm!
Thuế nặng, hàng cao, chạy hụt hơi!

Con lớn theo nhau đi lấy chồng,
Còn đàn con nhỏ yếu gia-công.
Em ngày một mệt, đau, gầy, yếu:
Cực-khổ trăm đường, chịu nổi không?

Em ạ! Ngày xưa, gái góa chồng:
Ba năm
* tang-chế thế là xong!
Khổng Nho nghiêm-nghiệt chuyên vây thắt
Mà đã buông lơi cả một vòng!

Anh có còn gì để lại đâu?
Cho em: chỉ một khối ưu sầu!
Năm năm
* đằng đẵng là thôi hết:
Môi đã phai son, má nhạt mầu!
*Thế mà tác-giả đã bị "cải-tạo" hơn 12 năm!

Anh gửi về em lòng nhớ ơn,
Và lời... tạ tội – Biết gì hơn!
Cầm như anh đã thành thiên-cổ:
Sông đã vơi khô, núi đã sờn!

Hãy gạt anh ra khỏi cuộc đời!
Đừng còn bận-bịu nữa, em ơi!
Vai gầy gánh nợ khôn kham nặng:
Em có toàn-quyền thở, thảnh-thơi!

Có rẽ chia nào không đớn đau?
Lấy lòng mà hiểu chút lòng nhau:
Chấp-kinh đành phải tòng-quyền vậy!
Lỡ một hành-nhân: lọt cả tàu ...

Rồi, một ngày kia... em sẽ quên,
Như hơi gió nhẹ thoảng ngoài hiên,
Bớt buồn rưng-rức trong muôn một
Mới vợi trong anh mối muộn phiền!...


                       
"Nhà Trắng" (Thôn 5) 1980
                          THANH-THANH
                (trong tập thơ "Cơn Ác-Mộng")

ÐỐI-THOẠI NGƯỜI VÀ THƠ          

                             I                                                                                              
Ngàn trang thơ nào đã nói được gì                           
Qua vui khổ suốt đời mình mài miệt?                  
Bởi chút mình có: đời nào cần-thiết                                
Mà cái đời cần: mình lại tay không!                             
Thôi, thì đành thôi – ngày tháng lặng thầm               
Một ngày sống mong một ngày đẹp nghĩa              
Sáu mươi tuổi trời chờ ra nghĩa-địa                           
Vẫy tay cuộc đời ngậm đắng nuốt cay!                
Có phải khổ đau chắp cánh thơ bay                         
Nếu quả thế còn gì không mơ ước?                              
Cuộc trần truân chuyên thực, hư trái ngược                       
Ngàn trang thơ toại ý được câu nào?                          
Thi ca đỉnh cao – biển vẫn sóng gào                        
Sức mòn mỏi, ý cùng năng-lực tận                          
Canh cánh bên lòng trĩu đau mối hận              
Thương quê-hương xa xót nỗi cơ-cầu!               
Viễn khách chiều, đêm ngồi nhớ rừng sâu                    
Thời oanh liệt qua – tiếp thời khốn kiếp!              
Rũ chiến y khoác áo tù oan nghiệt                             
Tổ-quốc ơi! chúng con tội tình gì?!                                  
Tháng sáu bảy lăm Mẹ tiễn con đi                             
Ngày trở lại cỏ xanh mồ lặng ngắt                               
Tim quặn thắt máu hằn lên đôi mắt                                  
Thơ giúp được gì trước nỗi quằn đau.          
                      
                         II                                                                                              
Chưa nói được gì cũng bởi do đâu                          
Vốn vô tội – thơ một đời nghiệp dĩ                               
Người và thơ từng khi cùng ngã quị                                  
Ngoài thơ ra ai chung thuỷ bên ngườỉ               
Những lúc đớn đau thơ ban nụ cười                          
Phút sa ngã ai vực người đứng dậy?                            
Bốn mưới năm hơn, thơ – người tình thuở ấy                      
Cùng ra chiến trường, vào ngục tối oan khiên! 
Sáng mắt sáng lòng thơ khơi dậy niềm tin                      
Giờ tuyệt vọng chính thơ là ngọn đuốc               
Mười ba năm oan khiên ai người thân thuộc              
Dỗ giấc khuya đông đói rét nhục nhằn?             
Áo trấn thủ sao bằng thơ chăn ấm                                
Ấp ủ hình hài gầy đét ma trơỉ                           
Quản bút còn đây thưa chuyện cùng đời                 
Bát sắn nhạt – ơn thơ – thìa muối mặn!              
Quên đành sao tháng năm dài lận đận                 
Sống tới giờ này và giữ vững niềm tin            
Tiếp hơi thở – thơ người tình tử, sinh                            
Xếp, gác bút ai bên đời để sống?
                                                       
                            III                                                                                             
Ngọn đuốc, kiếm thép, nụ hồng, chăn bông              
Làn gió nhẹ giữa trưa đời oi bức                        
Tạ lỗi, hàm ân qua suy tư chợt thức                               
Tâm nguyện cùng thơ xin trọn nghĩa một đời!        
          
             LÊ NGUYỄN 

DIALOGUE BETWEEN MAN AND MUSE

                     
                                       I                                                                     I
What have expressed thousands of pages of verse
Through ups and downs of life I have been absorbed in?
Because that little bit I got life does not need,
But what life wants has been impossible for me to win!
Well, so be it! – Months after months silently
I have lived and wished it a meaningful one each day.
Sixty years old, I just await going to the grave-yard
Bidding farewell to this world, a long thorny bitter way.
Is it that misery sets Pegasus on wing?
And if it is so, why of it do I not dream?
In this painful existence truth and falsehood contradict,
How many lines please me amongst so many a ream?
Poetry reaches heights – waves still wail at sea;
Power worn out, ability exhausted, will in degeneration,
I suffer agony in deep heart, laden with resentment,
To pity my native country submerged in tribulation.
At dusk, at night, this stranger sits missing the jungle,
The past heroic period – followed by the arduous time!
To take off fatigues, put on prisoner’s uniforms:
Oh motherland!  Had we committed what crime?
In June nineteen seventy five, my mom saw me off;
On my return, over her cold tomb green grass grew.
My heart hurt, grudge blood rose to my eyes:
What was the use of rhymes in such writhing rue?
                                      II            
For what reason, Poety has not spoken up anything?
Originally innocent – poetry is my predestined career.
Man and Muse have had times fallen down together:
Besides my ballad stanzas who else is my loyal dear?
Wherever I feel distress, you offer me your smile;
Whenever I tumble, it is you who help me rise again.
For over forty years – poetry since then as my lover
Accompanied me on each battlefield and in each chain!
You opened my eyes and mind, aroused my belief;
In my hour of despair, you were my very torchlight.
Through thirteen unjust years you were my intimate
To soothe my hunger, cold, shame in each winter night.
The quilted jacket could not yield warmth as the verse
That replaced a blanket to wrap up my body in disfavor.
My pen is still here to tell the story to the world:
To the insipid manioc, Poetry’s grace was to add savor.
How can I have the heart to forget the long hard years?
You reinforced my breath, my life and death lover -
Poetry - for me to survive and to hold firm to my faith!
To cease writing, lose my joy of life, who would cover?
                                       III                           
You, bright torch, sharp sword, fresh rose, warm blanket,
Cool breeze in the earthly stifling noon full of slime!
I apologize, I owe your favour, in awoken reflection
I heartily pledge devotion to you, Poetry, all lifetime.
                                 Translation by THANH-THANH
NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Từ một nước xa xôi đầy gian khổ
Thêm chiến tranh tàn phá nát quê hương 
Dân tộc tôi vì thời cuộc nhiễu nhương
Ôm mối hận ra đi tìm đất sống
Trên thế giới có bao nhiêu thành phố
Dân Việt tôi chẳng thiếu mặt nơi nào
Từ những vùng tuyết phủ núi đồi cao
Thân tỵ nạn xin bằng lòng tất cả
Bốn mươi năm bềnh bồng nơi xứ lạ
Người gặp cơ may nên cửa nên nhà
Tạo công danh xứng mặt Việt Nam ta
Cũng có kẻ thân tàn theo vận nước
Bốn mươi năm bao nhiêu là ân phước
Của Hoa Kỳ, Ðức, Pháp, Úc, Canada
Giúp dân tôi trong cuộc sống vừa qua
Có đầy đủ cả tinh thần và vật chất
Chúng tôi đã thấy rồi trên đất khách
Thấy tự do, báo chí thấy nhân quyền
Thấy văn minh tân tiến khắp mọi miền
Siêng làm việc, học hành là thành đạt
Xin cảm ơn bao tấm lòng nhân ái
Bằng lời thơ chân thật của tim tôi
Nguyện trong tâm dân Việt sẽ một đời
Tận tâm phục vụ nơi mình định cư.
NPNA
THE HUMANE HEARTS
From a far-away hardship-ridden country,
A war-ravaged native land sunk in welter,
My people, trying to survive troubled times,
Swallowed resentment to flee and seek shelter.
How many cities there are on the globe,
My Vietnamese compatriots are in most present;
Even on the snow-covered high mountain areas,
We, as refugees, willingly accepted, pleasant.
Twenty seven years adrift in this new country,
Many have luckily succeeded getting homes to own,
Creating positions and fame worthy of being Viet,
Though some with their old state into perils thrown.
Twenty seven years, so much favor and felicity!
The US, Germany, France, Canada, Australia, so on
Have so far helped our folks in their lives with
Physical and intellectual comforts to build upon.
As for me... ten years in this foreign land
I have witnessed freedoms, press, human rights,
Civilization, modernization everywhere
As hard working, hard studying lead to heights.
Thank you for all of your humane hearts
With my genuine rhymes of inmost laudation.
We Vietnamese communities pledge devotion
To lifetime service to every resettlement nation...
THANH-THANH translator English
Bai tho Nhung Tam Long Nhan Ai cua Ngoc An
Kỷ niệm mùa lễ Tạ Ơn 2015


KIẾP THU
Ta ví ta như ngọn gió thu
Ðêm se se lạnh thổi sương mù
Nửa khuya trở giấc cơn mê tỉnh
Mơ dáng sông hồ trong mộng du
Lòng thu xao xuyến buồn chi lạ
Lơ lửng cành hồng giữa bão giông
Gom nhặt tro tàn vùng kỷ niệm
Bao nhiêu niên kỷ lạnh trong lòng
Nàng thu ve vuốt những đài hoa
Tô thắm môi em sắc mặn mà
Bởi nắng hạ vàng oi bức quá
Thiêu mòn thân xác tháng ngày qua
Thu trải niềm riêng với thế gian
Trăng thu vằng vặc giữa mây ngàn
Cho thu hò hẹn cùng trăng gió
Mai mối đem thu đến gặp chàng
Thu đang hạnh ngộ với chàng đây
Mái tóc bồng bềnh tựa khói bay
Dáng dấp phong trần đời nghệ sĩ
Ưu tư trăn trở … dáng hao gầy
Thu ôm ấp mãi bóng hình ai
Sầu lắng từng canh, giọt vắn dài
Cho sắc thu buồn theo nỗi nhớ
Bởi thu nào phải liễu trang đài
Hồn bướm mơ tiên, ôi ảo vọng
Ước mơ, mơ ước chỉ hoài công
Vì thu như kiếp sương rơi rụng
Là ánh chiều tàn giữa nắng đông …
nguyễn phan ngọc an - 2015
 


ĐÀLẠT TRONG LỜI KINH MƯA


Chiều nay ai đón em tan trường
Đàlạt đang mưa như trút niềm thương
Em đứng dưới hiên như cành lan trắng
Tôi cũng dưới mưa bên kia đường

Và tôi theo dấu nắng cuối ngày
Nhà em trên phố mưa phùn trắng bay
Tôi vẫn đứng đây mùa đông khuya lạnh
Ngôi giáo đường xinh - lời kinh tôi, em hay?


Tôi yêu em tự thuở nào
Đi trong mưa vẫn chào
Khi phong thư vẫn còn
Chờ đến kiếp nào trao?


Tôi yêu em đến bao giờ
Khi không gian sẽ phai mờ
Hay thời gian xa bến đợi
Em có nghe từng giọt mưa nên thơ?

Rồi mai kia nghe tiếng hạc chào
Dù hai đứa có ngồi đợi mưa
Và không đưa đón như ngày xưa ấy
Mong vẫn dìu nhau qua bên kia đường!


NGHIÊU MINH

Monday, November 23, 2015

SỬ HỌC CỘNG SẢN VÀ LÊ VĂN TÁM


VAN MỘC CƯ SĨ BÌNH


Bản chất cộng sản dối trá, tàn bạo và nền giáo dục của cộng sản là giáo dục ngu dân. Văn hoá, chính trị, kinh tế cộng sản là phi dân chủ, phản quốc, hại dân. Phải xóa bỏ cộng sản, phải cắt bỏ toàn bộ khối u cộng sản không phải chỉ xoa bóp bên ngoài theo kiểu các ông đạo sờ!
Không phải bỏ môn sử, môn văn mà phế bỏ mọi tàn tich cộng sản để xây dựbng một nền giáo dục mới, xã hội mới và quốc gia mới.
Nay cộng sản hở môi muốn bỏ môn sử chăng qua trong lịch sử Việt Nam có nhiều trang chống Trung quốc xâm lược, bọn tay sai Bắc kinh sợ phật lòng chủ nên tạ sự mà nói vậy
Vạn Mộc cư sĩ

 Từ 'tích hợp' môn sử tới 'bó đuốc' Lê Văn Tám

22 tháng 11 2015 Cập nhật lúc 23:08 ICT
Sử gia Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Đại học Maine, Hoa Kỳ, chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy học môn lịch sử từ trong nhà trường phổ thông tới Đại học ở Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 22/11/2015, Giáo sư Long đã cho biết kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp môn lịch sử trong nhà trường của Mỹ ra sao, cũng như việc 'phân luồng' hướng nghiệp học sinh như thế nào gắn với việc dạy và học.
Ông cũng đưa ra lời khuyên về dạy và học môn lịch sử ở nhà trường nên ra sao, liên quan cuộc tranh luận hoặc bất đồng về giảng dạy môn lịch sử ở giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay.



Giáo sư Long cũng phân tích về việc nên hay không nên giảng dạy sử học 'đa chiều' khi bình luận về trường hợp trên truyền thông xã hội Việt Nam gần đây xuất hiện 'thách thức' đề nghị nhà trường và ngành giáo dục ở Việt Nam cho 'dạy học môn sử đa chiều' mà có thể được hiểu là không nên chỉ giảng dạy 'một chiều theo lối tuyên truyền' hoặc theo 'quan điểm đảng và nhà nước'.
Sử gia cũng bình luận về thái độ cần có của giới sử học và giáo giới ngành sử để xử lý những vấn đề, sự kiện, nhân vật được cho là ngụy tạo và gây tranh cãi từ trong quá khứ như trường hợp biểu tượng anh hùng 'đuốc sống' Lê Văn Tám của Việt Nam.

Tại sao 'nói láo'?

Trả lời câu hỏi của BBC xem liệu có cách thức nào 'giải quyết' ổn thỏa câu chuyện này không, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:
"Trước hết là chuyện Lê Văn Tám ấy, khi dạy lịch sử mình phải lặp lại tại sao người ta đã lập lên chuyện Lê Văn Tám, bởi vì cái này nó trở thành vấn đề lịch sử của Việt Nam.
"Nếu mà một đất nước, một dân tộc mà nói láo, thì phải hiểu là tại sao mình nói láo?
"Mình nói láo là vì mình yêu nước phải không?
"Nếu mà yêu nước mà nói láo như vậy có thể là không đúng. Thì mình phải học được bài học lịch sử này.
"Vấn đề này tôi đã nói không phải là vấn đề lịch sử nữa, mà nó là vấn đề xã hội, vấn đề luân lý, nó là vấn đề con người," sử gia từ Hoa Kỳ nói với BBC.
Quý vị có thể theo dõi một cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC với sự tham gia của Giáo sư Ngô Vĩnh Long về thực hư môn sử bị 'xóa sổ' trong trường học tại Việt Nam ở đâyở đây.

CHRIS BARANIUK * MỸ TICH TRỮ DẦU

Vì sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?

  • 23 tháng 11 2015



 
Image copyright Getty

Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ.
Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành ‘Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược’ (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu.
Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành.
Thế nhưng tại sao các nước muốn cất giấu dầu dưới lòng đất?
Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi 1973.
Khi đó, các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Ả-rập đã cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur.
Thế giới lệ thuộc vào dầu của vùng Trung Đông đến nỗi giá dầu tăng chóng mặt và chẳng lâu sau nước Mỹ phải ra định mức đối với người tiêu dùng ở các trạm đổ xăng.



Có nơi không còn một giọt dầu. Người ta lo sợ nguy cơ bị trộm xăng và một số ít người đã vác cả súng ra canh giữ xe hơi.
Một vài năm sau, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động.
Kịch bản được tính tới là một khi xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để khắc phục việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới.
Một trang web chính phủ Mỹ viết: “Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao.”
Tuy nhiên, đó là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất tốn kém. Ngân sách trong năm nay để duy trì SPR là 200 triệu đô la.

‘Vòm muối’

Bob Corbin ở Bộ Năng lượng Mỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho số tiền này được chi tiêu hợp lý.
“Tất cả những địa điểm tích trữ của chúng tôi đều nằm ở những nơi mà chúng tôi gọi là vòm muối,” ông giải thích. “Dầu thô không thẩm thấu qua được muối cho nên chúng là nơi tích trữ tuyệt vời."
Corbin, người đã có 22 phục vụ trong lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tự hào với bốn nơi cất giấu này. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì – chỉ là một số miệng giếng và đường ống.
Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.
Corbin cho biết quản lý những cơ sở như vậy đi kèm với thách thức riêng.
Chẳng hạn như những đường hầm bằng muối không phải ổn định hoàn toàn. Đôi khi một phần tường hay trần của những đường hầm này sẽ bị đổ xuống gây hư hại hệ thống và phải cần được thay thế cẩn thận.



Image caption Mỹ từng phải áp định mức xăng dầu cho người dân trong cuộc khủng hoảng 1973
Các công nhân cũng không thể nào đi vào trong những đường hầm này, do đó cũng giống như việc khai thác dầu từ giếng tự nhiên, công việc lấy dầu từ đường hầm phải được điều khiển từ xa.
Tuy nhiên, người ta dùng một số thiết bị đặc biệt để giúp thấy được những gì bên trong.
“Theo chu kỳ khi những đường hầm này trống trơn thì chúng tôi có thể chụp ảnh dò sóng âm,” Corbin cho biết. "Cách làm này cho phép ta nhìn được theo góc nhìn ba chiều."
Một số đường hầm có hình dạng rất thú vị, ông cho biết thêm. Ví dụ như có một khoang chứa trông giống như một chảo rán cực lớn.
Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn.
Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.

Dự trữ dầu trên toàn thế giới

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.
Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới.



Image caption Thoả thuận quốc tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải trữ đủ lượng dầu ít nhất tương đương 90 ngày nhập khẩu
Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của IEA, nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày.”
Không phải nước nào cũng có vòm muối để cất giữ dầu dưới lòng đất.
Cũng như không phải nước nào cũng có cơ sở tích trữ chuyên dùng lớn dùng để tích trữ dầu.
Như nước Anh chẳng hạn, là nước không có vòm muối, cũng chẳng có cơ sở tích trữ.
“Nghĩa vụ của Anh là giữ cho lượng dầu ở những nơi sản xuất hiện tại ở trên mức thông thường,” Young cho biết. Lượng dầu này được các công ty bí mật để qua một bên để chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tức khi cần thiết.
Hai nước không phải là thành viên của IEA, ́n Độ và Trung Quốc, trong những năm gần đây cũng đã đổ tiền của vào kho dự trữ SPR của họ.
Đặc biệt, Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng.
Họ hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ.
Trung Quốc không có các đường hầm muối và do đó phải dùng đến các phương tiện tích trữ tốn kém hơn nhiều, đó là dùng những bồn chứa trên mặt đất.
Những bồn chứa này có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bản đồ Google Earth và trên những hình ảnh vệ tinh – ta chỉ cần tìm những dãy đốm trắng lớn.
Địa điểm tích trữ ở Trấn Hải (Zhenhai) là một trong số này và hiện đang trữ hết công suất, 33 triệu thùng.

Dùng SPR để thao túng giá dầu?

Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở SPR tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu.
“Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến.”
Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.



Image caption Một điểm dự trữ dầu của Nhật, nhìn từ Google Map
Dĩ nhiên, việc làm giảm tác động của giá dầu tăng cao là mục đích ban đầu của việc cho ra đời các cơ sở SPR.
Carmine Difiglio thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giải thích: “Bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tác động của giá dầu nội địa tăng vọt là mục đích của SPR vào năm 1975 và nó vẫn là mục đích của SPR ngày nay.”
Nhưng có một lằn ranh quan trọng cần phải phân biệt giữa việc này và việc sử dụng SPR cho mục đích thao túng giá dầu trên thị trường thế giới.
Về điểm này, Martin Young nhấn mạnh: “Kho dự trữ dầu không phải dùng để kiểm soát giá cả như thế. Chúng dùng để khắc phục sự thiếu hụt dầu trên thị trường do sự gián đoạn nguồn cung.”

Nên sử dụng SPR như thế nào?

Tuy nhiện, hiện vẫn đang tiếp tục có tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào.
Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ Mỹ kim, hay không.
Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác.
Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.



Image caption Những nước không có nơi cất trữ dầu được yêu cầu phải để sẵn dầu dư ở các cơ sở sản xuất
Chính phủ các nước và IEA chuẩn bị cho việc này bằng cách tính toán họ sẽ lấy ra bao nhiêu dầu từ SPR trong trường hợp khủng hoảng.
Thậm chí có những công ty chuyên hỗ trợ cho việc này, chẳng hạn như EnSys.
EnSys đã phát triển một mô hình tinh vi trên máy tính để giả định những biến động giá dầu trong tương lai.
Công nghệ này giúp EnSys tư vấn cho những nước hiện đang nắm giữ SPR về việc khi nào và tại sao họ nên xem xét mở kho dự trữ dầu cho các nhà máy lọc dầu địa phương.
Như Martin Tallett, giám đốc điều hành của EnSys, giải thích: đó là cuộc chơi của các con số. Sản lượng dầu nhập khẩu sẽ bị thiếu hụt bao nhiêu thùng trong lúc khủng hoảng và cần phải mở kho lượng dầu bao nhiêu để bù đắp cho tác động của việc này?
Trong lúc chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.
Rõ ràng là Hoa Kỳ và nhiều nước khác tin rằng SPR là một cách đầu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, dù cho công tác chuẩn bị cho được làm cặn kẽ tới đâu thì vẫn có khả năng xảy ra chuyện trong tương lai, dầu không được chuyển kịp thời từ các kho dự trữ chiến lược tới những nơi cần thiết.
Vậy liệu tình trạng như hồi 1973 có lặp lại không?
Bob Corbin là một trong những người tin rằng không. "Tôi không muốn đồn đoán về việc chuyện gì có thể hay không thể xảy ra," ông nói. "Chúng ta đã sẵn sàng đưa dầu đi vào bất kỳ khi nào chúng ta cần."
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/11/151123_why-the-us-hides-700-million-barrels-of-oil-underground_vert_fut

No comments:

Post a Comment