Pages

Wednesday, November 2, 2016

NHẠC SĨ LÊ DINH * TÂN NHẠC VIỆT NAM = MẬT THƯ TỘI ÁC CỘNG SẢN

NHẠC SĨ LÊ DINH * TÂN NHẠC VIỆT NAM


Tân Nhạc Việt Nam dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa
- Nhạc sĩ Lê Dinh -
*Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghỉa là ” nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu. 

Từ 38 năm nay Việt Nam không có một tình khúc nào làm cho người Việt hải ngoại cãm thông, nòi huỵch toẹt ra là ngữi được cả. Sau khi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình “Gào sĩ” Đàm Vĩnh Hưng không biết diễn tả bài hát mà chỉ biết gào hét để câu khách, nay thì Nhạc sĩ Lê Dình lên tiếng về hiện tình tân nhạc Việt Nam mời các bạn xem dưới đây. Đừng có nói rằng vì người Việt hải ngoại ghét cộng sản mà cho rằng cái gì cũng xấu, mà thực tế là chế độ nào sinh ra con người đó, nhạc Việt dưới chế độ bất nhân bán nước thì làm gì có tình cãm như Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Nhạc sĩ Lê Dinh viết về 2 dòng nhạc VN dưới thời VNCH và nhạc XHCN
le+dinh.jpg
Nhạc sĩ LÊ DINH


Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.
Nhắc lại để chúng ta thấy rằng tuy là những ca khúc đầu tiên, khởi thủy của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng dù đã 83 năm qua, vẫn còn nghe được, hơn nhạc bây giờ ở trong một nước có tên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Chứng minh điều đó là gần một thế kỷ qua mà người ta còn nhớ ca khúc “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương.
Tiếp theo thời kỳ âm nhạc phôi thai, hay âm nhạc cải cách, đó là giai đọan nhạc được gọi là nhạc tiền chiến mà tôi nghĩ rằng vài trăm năm sau đi nữa, vẫn còn được nhắc nhở tới. Những tác giả như Văn Cao, Đặng Thế Phong, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Hoàng Quý, Nguyễn văn Thương, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn văn Tý, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Lê Thương… đã để lại cho chúng ta một gia sản âm nhạc đồ sộ, chỉ trong vòng có 20 năm ngắn ngủi. Nhắc lại những bài như:

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc lối đào nguyên…”
Hoặc:
Suối mơ, bên rừng thu vắng
Giòng sông trôi lững lờ ngoài nắng…”
Hay:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thoát rơi
Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi…”
Hoặc như:
“Biệt ly, nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may…”
Chúng ta nghe âm điệu sao mà du dương, uyển chuyển, tha thiết, thấm vào lòng người. Còn lời ca sao mà lãng mạn, yêu đương, tình tứ ngọt ngào đến như thế.
Rồi bước qua giai đọan nhạc kháng chiến (nhạc cách mạng), một lọai nhạc hừng hực lửa của thời toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân. Những tác giả tiêu biểu cho lại nhạc hùng tráng như đánh thẳng vào lòng người này có Phạm Duy, Văn Cao,  Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Lê Yên, Phạm Duy Nhượng, Phạm Đình Chương, Văn Giảng… Nhưng phải công nhận rằng Phạm Duy là người có tác phẩm âm nhạc cổ súy tinh thần tranh đấu bài thực nhiều nhất, hay nhất. Làm sao mà chúng ta quên được, dù 1000 năm sau, những âm điệu và lời ca như:
Ngày bao hùng binh tiến lên
Bờ cõi  vang lừng câu quyết chiến…”
Hoặc man mác căm hờn, như:
“Chiều qua, tôi đi qua vùng chiếm đóng
Không bóng trâu cày bên đồng
Vắng tiếng heo gà trên sân
Chiều qua, gánh nước cho Vệ Quốc Quân
Nghe tiếng o nghèo kể rằng:
Quân thù về đây đốt làng…”
Rồi 1954 ập đến, chia hai nền âm nhạc, một nửa phát triển mạnh mẻ ở xứ tự do, phóng khoáng và một nửa chôn vùi trong chốn ngục tù, sau bức màn tre. Một số đông nhạc sĩ sáng tác ở miền Bắc ngày trước đã tìm tự do nơi miền Nam – đất lành chim đậu – cùng chung với những nhạc sĩ sáng tác đã sống trước đây dưới chính thể Đệ nhất Cộng Hòa, kết hợp thành một lực lượng sáng tác mạnh nhất, vững chải nhất, nhân bản nhất và lãng mạn nhất. Thôi thì trăm hoa đua nở.
20110704-Nh%E1%BA%A1c+s%C4%A9+V%C4%83n+P

Nhạc sĩ Văn Phụng
Ngay từ ngày đầu di cư, chúng ta có những Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Y Vân, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Đoàn Chuẩn, Huyền Linh, Phạm Đình Chương, Ngọc Bích, Đan Thọ, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Trọng Khương, Tuấn Khanh, Hoài Linh, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Canh Thân, Vũ Thành, Vũ Huyến, Hoài An, Thanh Bình, Lê Hoàng Long, Nhật Bằng…, cùng với những nhạc sĩ miền Nam nổi bật lúc đó, như Phạm Duy (đã có mặt ở Saigon từ 1951),  Lam Phương, Trúc Phương, Châu Kỳ, Nhật Ngân, Trần Trịnh, Anh Việt Thu, Châu Kỳ, Mạnh Phát, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn văn Đông, Hoàng Nguyên, Anh Việt, Phạm Mạnh Cương, Lê Mộng Bảo, Huỳnh Anh, Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Khánh Băng, Minh Kỳ, Anh Bằng, Lê Dinh…


và một số nhạc sĩ trẻ của thời đó như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Trường Sa, Trường Hải, Đỗ Lễ, Nguyễn Ánh 9, Thanh Sơn, Bảo Tố, Song Ngọc, Dzũng Chinh, Hàn Châu, Mặc Thế Nhân, Hoàng Trang, Đinh Trầm Ca, Giao Tiên, Thăng Long, Đài Phương Trang… hợp thành một đội ngũ sáng tác dưới chính thể tự do của hai nền Cộng Hòa ờ miền Nam từ năm 1954 cho đến năm 1975. ( Hình trên: Nhạc sĩ Văn Phụng )

Dù dưới hình thức nào, với bất cứ đề tài nào, nhạc sĩ của miền Nam tự do cũng viết nên những tác phẩm giá trị, nhất là những tình khúc và những bài ca ngợi người chiến sĩ VNCH, còn tồn tại, vang dội cho đến ngày nay.
nguyen+hien.jpg


Nhạc sĩ Nguyễn Hiền
 
Trong khi đó, miền Bắc với chính sách bịt miệng và láo khoét, cho nên nhạc sĩ miền Bắc viết toàn những bài ca tụng bác Hồ (của họ) gàn dỡ, vô duyên, không thể nào lọt vào tai thính giả được. Chỉ một mình nhạc sĩ Thuận Yến thôi mà cũng có đến 26 bài ca ngợi bác Hồ. Ngoài ra còn có những Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên, Vân An, Trần Hoàn, Lưu Cầu,Trọng Loan, Phong Nhã, Huy Thục, Lê Lôi, Chu Minh v.v…viêt những bài nhạc tuyên truyền, đề cao CS một cách lố bịch. Cả Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Đỗ Nhuận… cũng bị lôi cuốn trong việc sáng tác lọai nhạc bưng bô này, như Văn Cao với “Ca ngợi Hồ Chủ tịch’, Lưu Hữu Phước với “Tình bác sáng đời ta”, Phan Huỳnh Điểu với “Nhớ ơn bác”, Đỗ Nhuận với “Bé yêu bác Hồ”… vì không viết để ca tụng, tung hô bác thì không có gạo mà ăn. Nội cái áo của bác và đôi dép của bác thôi mà cũng có đến 5 bài hát nói về áo và dép  này. Chỉ còn thiếu cái áo lót của bác thì chưa có nhạc mà thôi.


(Dưới thời đệ Nhất Cộng Hòa – và luôn cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa – miền Nam VN chỉ võn vẹn có một bài hát duy nhất ca tụng cá nhân vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Đó là bài Suy tôn Ngô Tổng Thống của Ngọc Bích và Thanh Nam. Đây không phải là chủ trương của chính phủ đề ra để bắt buộc văn nghệ sĩ sáng tác ca tụng lãnh tụ, mà đó là ý nghĩ riêng của hai tác giả, vì muốn mang ơn người đã khó khăn lắm mới đem đến sự an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư miền Bắc, trong đó có hai tác giả. Đây chỉ là một hành động để nói lên lòng biết ơn thôi)
Từ 1975 là một sự tuột dốc thê thảm, nhìn thấy và nghe thấy, không cần phải đắn đo suy nghĩ khi nói về nền âm nhạc ở nước CHXHCN Việt Nam bây giờ. Không phải nhìn từ bên ngoài rồi chúng ta nói thánh nói tướng, muốn nói gì thì nói, hay nói để… chống Cộng, nhưng phải nói rằng sự thật là như vậy. Thử hỏi có ai nghe được hết một câu lời ca trong một bài nhạc nào đó không? Có ai hiểu ca sĩ hát gì, nói gì trong bài hát đó không? Còn nhạc thì nghe qua rồi – dù cho nghe 5 lần 7 lượt đi nữa – hỏi có ai nhớ âm điệu ra sao không, do-ré-mi-fa-sol-la-si thế nào không? Chúng tôi không nói quá lời đâu. Mở YouTube ra, bấm đại một bài nào đó ở VN ngày nay, quý vị sẽ thấy ngay lời nói của chúng tôi không mảy may quá đáng. Bấm đại bài của Cẩm Ly hát đi, thí dụ bài “Chồng xa”, chúng ta sẽ nghe lời lẻ, văn chương quá buồn cười, trong một bài hát, nghe sao giống như lời đối thọai trong một vở tuồng cải lương hạng bét:


“Dậy đi mua đồ nấu canh chua
Về cho ba mầy bữa cơm trưa…”
Về âm điệu, chúng tôi đố người Việt tự do ở hải ngoại nhớ một câu nhạc nào đó, trong một bài hát A, B, C nào đó ở VN bây giờ. Tại sao không nhớ được? Xin thưa vì đó không phải là âm điệu mà là những nốt nhạc khác nhau, bỏ chung vào một cái túi và rút ra 5, 6, 7 hoặc 8 nốt, rồi ráp lại cho thành một câu nhạc thôi. Trong khi đó, thử tình cờ lấy một bài nào đó của miền Nam, trước 1975, như:
”Xuyên lá cành trăng lên lều vải
Lòng đất ấm thương tình đôi mươi…”
Hay như:
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn…”
Hoặc:
“Thượng đế hỡi có thấu cho VN này,
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài…”
Chúng ta nghe sao mà tha thiết quá, du dương quá và dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thương quá, dù cho cả đời mình hay một trăm năm sau cũng khó quên được.
Và xin quý vị thử bấm vào tựa một bài hát nào đó của CHXHCNVN ngày nay xem. Thí dụ như bài: “Xin anh đừng” (đừng cái gì mới được chứ?) Và vô số bài nữa, như Giấc mơ không phải của anh – Anh sẽ không níu kéo – Anh ba Khía – Ông xã bà xã – Khi cô đơn em nhớ ai – Anh sai rồi – Quen một ngày cho vui – Em có thể làm bạn gái anh không – Đừng buông tay anh…, nếu kể thêm, chắc chắn quý độc giả sẽ bị nhức đầu. Tựa đề của một tác phẩm âm nhạc là như vậy đó sao? Chúng tôi nghĩ tác giả là những trẻ con, chưa biết nói tiếng Việt hoặc là người đã trưởng thành nhưng chưa biết viết tiếng Việt. Tựa đề của một bài hát cũng phải nghe cho được chứ? “Xin anh đừng” rồi thôi, hết.
Về lời ca, mời quý vị nghe ca khúc “Giá như chưa từng quen”. Mới nghe qua tên ca khúc, chúng ta liên tưởng ngay đến một bài hát khác của miền Nam trước 1975, bài “Nếu ta đừng quen nhau”. Cùng một ý, một nội dung, nhưng người nhạc sĩ miền Nam viết tựa là: “Nếu ta đừng quen nhau”. Bây giờ, chúng ta hãy xem qua lời ca:
Bài “Giá như chưa từng quen”:
“Giá như chưa từng quen, chưa quan tâm nhiều về nhau
Người yêu ơi, anh không thể nhớ mỗi lần cách xa…”
Còn bài “Nếu ta đừng quen nhau” có lời ca:
“Nếu ta đừng quen nhau, thì đời chưa vướng u sầu
Ngày xanh chưa nhuốm thương đau, màu hoa chưa úa phai màu…”
Chúng tôi để quý vị kết luận. Chúng tôi chỉ thấy “tội nghiệp” cho tác giả bài “Giá như chưa từng quen” mà thôi.
Nếu quý vị muốn nghe thêm nữa, thì đây:
“Vì ngày hôm qua anh đã thấy em ôm hôn một người…
Như muốn cào xé nát tan trái tim anh…”
Đây là lời ca của bài “Đừng làm anh đau” và xin nói thêm , chỉ có việc “anh đau” này thôi mà có tới ba bài nhạc khác nhau, của 3 tác giả khác nhau: “Đừng làm anh đau”, “Em khóc làm anh đau” và “Mưa làm anh đau”. Đó, âm nhạc XHCNVN là như thế đó.
Về phần ca sĩ trình bày, mà người bên đó gọi là “thể hiện”, phải nói một cách công bằng, vì là nơi đông dân số, gần 90 triệu người, thì làm sao không có ca sĩ hát hay. Nhưng tiếc thay, có một số đông chỉ biết la, biết hét, hét toáng lên, khiến người nghe không biết họ hát cái gì. Và còn nữa, họ hay uốn éo ở chữ cuối câu (fioritures), có người còn ẹo ở giữa câu, nghe rất khó chịu. Việc điểm fioritures này – tức là láy – người viết nhạc chỉ dùng khi nào thật cần thiết thôi.


 Nếu tác giả không có để thêm nốt fioritures thì ca sĩ đừng có tự động láy, tự động uốn éo, tự động ỏng ẹo cho nó lả lướt, như vậy là lả lướt không đúng chỗ, nghe không thể nào chịu được. Người mình có tài hay bắt chước và bắt chước giỏi. Cái uốn éo này xuất xứ từ nhạc Âu Mỹ, nhưng mà với lời ca tiếng ngọai quốc, và cũng tùy thuộc chữ nào, ý nghĩa ra sao, thì nghe được, chứ cứ uốn éo tự do, uốn éo lung tung, bất kể quân thần thì không hợp với lời Việt chút nào.
Một phần việc ca sĩ VN trong nước bây giờ hát khó nghe, lý do cũng tại cách viết lời ca của đa số những nhạc sĩ  “lớp ba trường làng”, “trẻ tuổi tài cao” của thời XHCN này: chỗ nốt cao thỉ để chữ dấu huyền hay dấu hỏi, còn chỗ nốt thấp thì để chữ dấu sắc, hay dấu ngã. Viết lời ca như thế thì chỉ có giết ca sĩ mà thôi, bởi ca sĩ không thể nào truyền đạt cho thính giả hiểu được mình hát cái gì. Hát mà người nghe không hiểu gì thì hát làm chi?
38 năm, một thời gian đủ để những “đỉnh cao trí tuệ” giết chết tất cả, từ chữ nghĩa văn chương cho đến âm nhạc. Riêng về âm nhạc, họ đã vùi dập bao nhiêu công lao của những người đi trước, trải qua bao thế hệ, từ thời kỳ âm nhạc cải cách, đến nhạc mới hay tân nhạc, rồi nhạc vàng (chữ của họ gọi để ám chỉ nhạc miền Nam từ 1954 đến 1975 mà họ đã cố tiêu diệt nhưng không được) và nay là nhạc của thời XHCN, của thời:“Dậy đi mua đồ nấu canh chua Về cho ba mầy bữa cơm trưa”.
LÊ DINH

 


FOSSON RENÉ * MẬT THƯ TỘI ÁC CỘNG SẢN

Mật thư tội ác của  chủ-nghĩa Cộng-sản

Phần 1. Chương 8

 N Ạ N  Đ Ó I
Lược dịch Fossion René và  Trần hữu Sơn  -Trần minh Tâm đánh máy.     

Một trong những vết đen trong lịch sử của Xô-Viết mà ai cũng biết đến đó là nạn đói lớn trong những năm 1932-1933. Ngày hôm nay với các văn khố vừa được cho dân chúng tham khảo, cho người ta biết có đến 6 triệu người chết vì đói trong hai năm đó. Đây là con số không có ai có thể chối cãi được.

Thảm cảnh của nạn đói này không giống như những năm đói đã xảy ra trước đây theo chu kỳ của nền nông nghiệp dưới thời Nga Hòang.
Nạn đói lớn của năm 1932-1933 là hậu quả trực tiếp của phương pháp khai thác nông dân theo kiểu '' phong kiến quân sự '', sáng kiến của một lãnh tụ Bôn-sơ-vích chống Stalin, tên la Nikolai Boukharine. Phương pháp khai thác này được áp dụng khi thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa. Kết quả  của chính sách đã dẫn đến sự suy thóai trầm trọng đời sống xã hội.
Điểm khác biệt với các nạn đói xảy ra vào những năm 1921-1922 là vào những năm đói này nhà nước Xô-Viết kêu gọi quốc tế trợ gíup. Nhưng nạn đói của những năm 1932-1933,  Liên Xô muốn che dấu sự thất bại của mình, không cho thế giới bên ngòai biết chỉ vì nhu cầu tuyên truyền cái tốt của chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều quan sát viên ngọai quốc đã bị lường gạt khi họ đến thăm Liên Bang Xô Viết. Vào mùa hè năm 1933, Thượng nghị sĩ kiêm chủ tịch đảng cấp tiếng Pháp ông Edouard Herriot được mời đến viếng vùng Ukraine , đã tuyên bố :'' Tôi thấy các vườn rau của các hợp tác xã nông nghiệp được chăm sóc và hệ thống tưới nước rất đáng khen. Các vụ mùa thu họach rất khả quan'' . Ông kết thúc chuyến tham quan bằng câu nói quyết định : Tôi đã đi khắp suốt vùng Ukraine. Điều mà tôi thấy là cả vùng này đang ở trong thời kỳ sản xuất..
Cái nhìn mù quáng này là kết quả của một vụ dàn cảnh dưới tài đạo diễn của công an. Cơ quan này mời các quan sát viên ngoại quốc đến và hướng dẫn họ đi thăm các hợp tác xã nông nghiệp đã được chuẩn bị trước. Công an  cũng dẫn các nhà quan sát quốc tế đến các vườn trẻ kiểu mẫu.
Vì nhu cầu chính trị của đảng mình và nhất là vì muốn thỏa hiệp với Liên Xô để quân bình hóa lực lượng quân sự ở Âu Châu trước mối đe dọa của Đức Quốc Xã, nên các nghị sĩ Pháp mới thóat ra những  nhận định mù quáng trên.
Nhưng cũng có một số chính khách khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Liên Xô vào những năm 1932-1933. Đó là những chính khách cao cấp của Đức và Ý. Các bản phúc trình của các tòa sứ quán Ý tại các vùng Karkhov, Odessa và Novorosski  mà sử gia người Ý, ông Andrea Graziosi gần đây đã cho đăng tãi trên một tờ nguyệt san cho biết Thủ Tướng Mussolini đã đọc và biết rất rõ tình hình của nạn đói ở Liên Xô. Nhưng Mussolini không bao giờ dùng các sự kiện này để chống lại cộng sản.
Trái lai, vào mùa hè năm 1933 hai nước Ý và LiênXô đã ký hiệp ước thương mai và hiệp ước bất tương xâm. Vì quyền lợi của Ý, các nhà lãnh tụ nước này đã làm lơ trước nạn đói của Xô Viết.
Năm 1949  Kravchenko viết một quyển sách với tựa đề '' Tôi chọn tự do '', trong đó ông mô tả nạn đói năm 19232-1933 đã làm hoang mang dư luận thế giới. Ông bị coi như là phần tử xuyên tạc chế độ cộng sản. Nhưng từ năm 1985 các công trình nghiên cưú của các sử gia Tây phương cũng như của Xô Viết cho thấy những gì trong quyền sách ''Tôi chọn tự do'' là sự thật. Cũng đã có một số tài liệu do các người Ukraine tị nạn cung cấp nhưng vẫn còn rất ít, và rất ít người biết đến.
Nguyên nhân của nạn đói này là do mối tương quan mới giữa nhà nước Xô Viết và cộng đồng khối nông dân sản xuất, phát xuất từ chính sách cưỡng bách tập thể diễn ra ở nông thôn.
Tại các vùng này, sự tập thể hóa đã hình thành và các hợp tác xã nông nghiệp giữ một vai trò quyết định. Hợp tác xã phải cung cấp một số lượng nông sản nhất định và thường xuyên  cho nhà nước. Vào những ngày mùa Thu khi vụ mùa gặt hái bắt đầu, hợp tác xã mở chiến dịch thu mua cưỡng bách. Đó là những thời điểm  đấu sức giữa chính quyền và tập thể nông dân sản xuất. Những người nông dân muốn giữ phần nông phẩm của họ để họ có thể sống qua mùa đông, chờ vụ mùa năm tới.  Đối với nhà nước, việc thu mua nông sản quyết định sự sống còn của chế độ. Ở những vùng càng phì nhiêu, càng bị thu mua gắt gao bây nhiêu.
Vào năm 1930  chính quyền Xô Viết ấn định thu mua 30% tổng số thu hoạch vùng Ukraine ; 38% ở các vùng phì nhiêu Kouban và vùng bắc Caucase;  33% tại các vùng Kazakhstan.
Qua năm 1931, các vụ mùa thu hoạch ít hơn nhưng nhà nước Xô Viết gia tăng số lượng thu mua. Tại Ukraine từ 30% tăng lên 41,5%. Vùng Bắc Caucase và Kouban từ 38% tăng lên 47%. Vùng Kazakhstan  từ 33% tăng lên 39,5%. Vì số lượng nông phẩm bị tịch thu quá nhiều nên đã gây ảnh hưởng đến chu trình canh tác tại các vùng này.
Với kế hoạch trưng thu cưỡng bách này, nông dân chỉ có quyền bán ra thị trường từ 15% đến 20% sản phẩm. Họ chỉ để lại từ 12% đến 15% làm hạt giống cho vụ mùa năm sau. Họ phải trích ra 25% đến 30% để nuôi gia súc. Số còn lại họ mới được làm thưc phẩm riêng để sinh sống chờ vụ mùa năm tới. Về phía nông dân phải tìm cách cất giữ các sản phẩm nông nghiệp cho các nhu cầu thiết yếu của họ. Mặt khác, chính quyền tìm cách trưng  thu càng nhiều càng tốt để cung cấp cho các chương trình được coi là chẳng thực tế tí nào.
Qua năm 1932, thuế đóng góp nông phẩm lại gia tăng hơm 32% kế họach thu mua cưỡng bách của năm 1931. Vì vậy các cuộc đụng độ giữa nông dân và nhân viên thu mua của nhà nước càng trở nên ác liệt.
Ban đầu việc thu mua diễn ra chậm chạp. Khi đến vụ mùa, các nhân viên trong hợp tác xã nông nghiệp, là những nông dân gia nhập vào hợp tác xã, tìm cách đem các nông phẩm đi dấu. Hoặc ban đêm họ đi ăn cắp  các phần vừa mới thu hoạch. Họ thông đồng với các thành viên khác trong hợp tác xã, thông đồng với đội trưởng, với kế tóan viên, với bí thư địa phương. Để chống lại sự thất thóat này, Trung Ương đã phải cừ các tóan xung phong  xuống tận địa phương, tận các hợp tác xã.  Tóan xung phong gồm những đảng viên trung kiên của đảng cộng sản ở các thành phố.
Tình trạng căng thẳng ở những vùng nông thôn lúc bấy giờ đã được một ủy viên chính trị đi công tác huấn luyện  chính trị cho các Ủy Ban Hành Chành địa phương ở vùng hạ lưu sông Volga, một vùng sản xuất nông phẩm,  gởi về trung ương với chi tiết như sau :
'' Nhiều thành phần khác nhau đã thi hành các vụ bắt giam và lục sóat . Như các thành viên của uỷ ban hành chánh xã, thành viên của đội xung phong, và các thành phần đặc phái khác. Năm nay đã có 12% nông dân bị đưa ra tòa án nhân dân, không kể những nhân viên trong hợp tác xã đã bị đưa đi lưu đày và một số nông dân bị phạt tiền. Theo ước tính của chủ tịch tòa án nhân dân vùng này có chừng 15% là nạn nhân của các vụ truy lùng này. Nếu tính chung con số 800 người tham gia hay nhân viên sản xuất bị khai trừ ra khỏi hợp tác xã thì chúng ta có thể ước lượng được hậu quả của các cuộc đàn áp. Nếu chúng ta không lưu tâm đến sự cần thiết của các cuộc đàn áp vì tình hình, chúng ta phải nhận ra rằng các cuộc đàn áp đã không giảm bớt đi . Khi đến một mức nào đó, chúng ta khó mà chận đứng lại được. Các trại tù không còn chổ để giam người nữa. Số tù nhân của nhà tù Balachevo đã gia tăng gấp 5 trên con số dự định. Tại vùng Elan, mộ nhà tù thật nhỏ đã phải chứa 610 người.  Trong tháng qua, nhà tù Balachevo đã chuyển qua Elan 78 tù nhân đã bị kết án.Trong số này có 48 tù nhân dưới 10 tuổi. 21 tù nhân được phóng thích tại chỗ. Với tình trạng quá đông tù nhân này, cai tù chỉ có thề dùng vỏ lực để quãn lý. Hai mệnh lệnh được thi hành ở đây là : Gieo hạt và sản xuất. Cho đến ngày nay công việc của chúng ta làm là chuyển hướng họ để thi hành hai hai mệnh lệnh trên.  Thí dụ điển hình sau đây cho thấy mức độ khủng bố đối với nông dân. Tại Morsy, mỗi nông dân phải đóng 100% số nông sản.  Một nông dân đã đến gặp đồng chí Formitchev bí thư xã, xin tình nguyện đi lưu đày chớ không thể nào sống được trong tình trạng thuế má như vậy.  Một bằng cớ khác là một thỉnh nguyện thư của 16 người của hợp tác xã Alexandrov cũng tình nguyện xin đi lưu đày.  Nói tóm lại, chính sách  lao động tập thể đã trở thành  chiến dịch đột kích ăn cắp hạt giống, gia súc, dụng cụ sản xuất. Người ta đột kích lao động. Không có việc gì mà người ta không đột kích. Họ bao vây từ 9 hoặc 10 gìơ tối cho đến khi rạng đông. Các cuộc đột kích đã diễn ra như sau: Các đội phục kích đóng quân tại một căn nhà gỗ dùng làm phòng làm việc. Họ cho người đi đến các nhà nông dân và ra lệnh từng người đến văn phòng chấp vấn. Họ thuyết phục và ra lệnh nông dân phải thi hành chỉ thị nộp nông phẩm. Họ chấp vấn liên tục, lập đi lập lại suốt đêm''.
Vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc xung đột giữa nhà nước và nông dân, một đạo luật kỳ lạ đã được nhà nước cho ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932. Đạo luật này đóng vai trò quyết định. Theo đạo luật này, bất kỳ người nào ăn cắp hay biển thủ tài sản của Xã hội chủ nghĩa đều bị xử án 10 năm tu hay bị hành quyết. Dân chúng gọi đạo luật này là ''đạo luật hột lúa''.  Bởi vì những người bị kết án là những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, ăn cắp vài hột lúa mì của hợp tác xã.
Với đạo luật tàn ác này, chính quyền đã kết án 125000 người bị xử án 10 năm và kết án tử hình 5400 người trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1932 đến tháng chạp năm 1933.

Mặc dù cho thi hành các biện pháp gắt gao nhưng số lúa thu họach hay bị cưỡng bách thu mua chẳng đạt được bao nhiêu. Đến tháng 10 năm 1932 kế hoạch thu mua tại các vùng sản xuất nông phẩm chính cũng chỉ được từ 15% đến 20%.  Vì số lượng thu mua quá ít, Bộ chính trị đảng cộng sản Nga quyết định gởi hai phái đòan đặc biệt về hai vùng Ukraine và Caucase để đẫy mạnh công tác thu mua nông phẩm. Hai phái đoàn này do hai đảng viên cộng sản trung thành Viacheslav Molotov và Lazare Kaganovitch lãnh đạo.
Ngày 2 tháng 11 năm 1932  phái đòan Kazanovitch cùng với phụ tá Genrik Iagoda đến tỉnh Rostov trên sông Don. Bí thư đảng của các vùng  thuộc Bắc Caucase đều có mặt trong phiên họp và cùng biểu quyết :  Vì lý do thất bại trong chiến dịch thu mua lương phẩm , nay bắt buộc các cơ sở đảng địa phương phải bẽ gãy các âm mưu phá hoại do các phần tử phản cách mạng trong các hợp tác xã, những đảng viên có tinh thần chống đối  chủ trương, các tổ trưởng của các hợp tác xã đã tham gia vào các hoạt động phá hoại.
Một số biện pháp sẽ được đem ra thi hành ,như : thâu hồi tất cả sản phẩm, nông sản hiện tại tồn kho; Các dịch vụ mua bán phải thanh toán ngay các tiền nợ; Phải đóng các thuế đặc biệt; Bắt giam tất cả những người lạ mặt, những người phản cách mạng, những kẻ phá hoại; Áp dụng thủ tục khẩn cấp dưới quyền giám sát của các toán xung kích. Nếu bị truy tố vì tội phá hoại thì tập thể dân chúng trong vùng sẽ bị đưa đi lưu đày.
Tháng 11 năm 1932 là tháng đầu tiên áp dụng biện pháp chống phá hoại. 5000 đảng viên ở các vùng nông thôn bi truy tố trước toà án nhân dân về tội đã dễ dãi đối với các phần tử phá hoại ở nông thôn, lơ là trong công tác thu mua. Tại vùng Bắc Caucase , vùng sản xuất nhiều nông phẩm mang tính chiến lược, đã có 15000 nhân công của các hợp tác xã nông nghiệp bị bắt giam. Qua đến tháng chạp , chiến dịch đưa đi lưu đày lan tràn khắp nơi. Khởi đầu dân của vùng Cosaque. Hồi năm 1920 dân của vùng này cũng đã bị đàn áp nặng nề. Rồi đến những công nhân của các hợp tác xã. Chiến dịch mà họ gọi là đi khẫn hoang ở các vùng kinh tế mới đã lưu đày không biết bao nhiêu người gìa, trẻ, trai, gái,.. Trong năm 1932 đã có 71236 người bi bắt đi. Đến năm 1933 con số này lên đến 268091.
Ở vùng Ukraine , phái đoàn do Molotov cầm đầu  cũng đã thi hành các biện pháp tương tự. Molotov cho ghi vào sổ đen tên các vùng không thu mua đúng chỉ tiêu. Ông ra lịnh  thanh trừng và sa thải ra khỏi các đảng viên cộng sản không tích cực trong công tác thu mua. Bắt giam tất cả công nhân hợp tác xã kể cả các chủ tịch nếu có báo cáo đã làm giảm thiểu số lượng thực phẩm thu mua. Chẳng bao lâu, biện pháp này cũng được đem ra áp dụng trên khắp khu vực nông thôn sản xuất.

Với biện pháp này, nhà nước có thể thắng được toàn khối nông dân sản xuất hay không ?
Trong bản phúc trình của viên lãnh sự  Ý ở tỉnh Novorossijk đã ghi rất rõ là không. Mặc dù lực lượng của chính quyền rất hùng hậu nhưng không đàn áp được ý chí chống lại của tập thể nông dân.Nông dân chia ra thành các toán nhỏ chống lại  lực lượng của nhà nước. Dần dần lực lượng Xô Viết kiệt sức. Họ phải rãi quân khắp nơi. Nơi này có cánh đồng lúa chưa chín. Nơi khác có vài tạ lúa cất giấu và được phát giác; chổ kia có chiếc máy cày không được sử dụng; Một máy cày khác bị phá hư và một chiếc thì chạy rong chơi chớ không phải đang làm công tác,...Rồi họ nhận ra một kho nông phẩm  bị đánh cắp. Sổ sách của các hợp tác xã không ghi đúng số lượng cũng như không ghi đúng ngày tháng; có nơi ghi giả mạo. Giám đốc các hợp tác xã hoặc vì sợ hoặc vì bất cẩn, đã báo cáo không đúng sự thật trong các bản phúc trình.
Chỉ còn có một cách duy nhất để thắng  kẻ thù là tạo ra nạn đói. Hay nói đúng hơn là kế hoạch'' tuyệt lương''.
Trong các bản phúc trình gởi về Mạc Tư Khoa vào mùa hè năm 1932 đã tiên liệu là nạn đói sẽ có thể xãy ra vào mùa đông  1932-1933.  Tháng 8 năm 1932 Molotov báo cáo về MạcTư Khoa triển vọng chết đói có thể diễn ra ở các vùng vốn sản xuất nông phẩm nhiều nhất. Nhưng đồng thời ông cũng đã hứa là sẽ tìm đủ mọi cách để đạt cho kỳ được mục tiêu của kế họach thu mua.
Cũng vào thời tháng 8,  ông Issaev, chủ tịch ủy ban nhân dân vùng Kazakhstan bí mật báo cáo lên Staline về mức độ của cuộc khủng hỏang thực phẩm này. Vùng Kazakhstan đã hòan tất chương trình định cư tập thể. Chương trình này đã làm xáo trộn đời sống của các nhóm dân du mục. Ngay cả hai nhân vật thân tín nhất của Staline là ông Stalinas Kossiloz, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Ukraine và ông Mikhail, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Dniepropetrovk cũng phải viết thư riêng cho Staline và Molotov xin giảm bớt chỉ tiêu quá cao của kế hoạch thu mua. Hai ông viết: ''Để cho tương lai  công tác sản xuất nông phẩm đạt được chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu của nhà nước Vô sản, chúng ta phải  thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của các nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Nếu không, chúng ta sẽ không còn đủ hạt giống để bảo đảm sản xuất trong vụ mùa tới.''
Molotov ,trong bức thư trả lời đã nói rằng các bí thư đã không nhận định đúng tình hình, sai với tinh thần Bôn-sơ-vích. Ông nói : Là những người Bônsêvích, chúng ta phải đặt nhu cầu của nhà nước vào ưu tiên một. Các nhu cầu này sẽ được đảng xác định bằng những quyết định của Đảng, và sẽ không được giảm một chút nào cả chớ đừng nói đến ưu tiên thứ hai.
Vài ngày sau, Trung Ương Đảng gởi văn thư xuống các cơ sở Đảng địa phương yêu cầu các cơ sở phải ra lịnh cho các hợp tác xã nào chưa cung cấp đủ chỉ tiêu nông phẩm đã được ấn định, phải xuất tòan bộ nông phẩm dự trử dùng làm hạt giống cho vụ mùa năm sau, đem nộp cho các toán thu mua. Vì bị cưỡng bách kể cả dùng vũ lực tra tấn cho nên nông dân cuối cùng cũng phải đen giao luôn các hạt giống cho nhà nước. Kết quả là mặc dù những nông dân đang sống trên các vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhưng họ cũng đành chịu chết đói vì không có cách gì kiếm ra thực phẩm để sống qua ngày.
 Nếu họ muốn sống thì chỉ còn có cách là phải đổ xô về thành phố. Nhưng nhà nước cộng sản đã chận đứng làn sóng người trở về thành phố này bằng một đạo luật ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1932. Theo tinh thần của đaọ luật này, chính quyền thiết lập việc kiểm tra dân số cư ngụ trong thành phố. Nhà nước cấp thẻ thông hành nội bộ. Như vậy những người từ vùng kinh tế mới trở về sẽ không có giấy thông  hành nội bộ và họ sẽ bị bắt, bị tống về trở lại vùng chết đói, nơi mà họ đã bỏ ra đi.
Trước tình trạng làn sóng trở về thành vì sự sống còn, ngày 22 tháng giêng năm 1933, Bộ chính trị trung ương đã cho ban hành một nghị quyết '' ác ôn'', dẫn đến nạn chết đói cuả hằng triệu nông dân trong những ngày sắp tới. Chiếu theo nghị quyết do Staline và Molotov ký tên, họ ra lệnh cho các cơ sở đảng và công an địa phương  bằng đủ mọi cách chận đứng những ngưới nông dân trở về thành phố. Nhất là nông dân của các vùng Ukraine và vùng Bắc Caucase. Nghị quyết nêu rõ : Nhà nước có đủ bằng cớ cho thấy các người trở về theo kế hoạch của các phần tử chống phá chính quyền , những người chống phá cách mạng, của những  điệp viên  hoạt động cho Ba Lan nhầm tuyên truyền phá hoại các hợp tác xã nói riêng, và nhà nước Xô Viết nói chung . Các toán công an địa phương thiết lập các nút chận tại các nơi đang xãy ra nạn đói, tại các nhà ga xe lửa, nhầm ngăn chận làn sóng người trở về thành phố.
Đầu tháng 3 năm 1933, một toán công an báo cáo tình hình chính trị về Trung Ương. Bản báo cáo cho biết trong vòng một tháng họ đã ngăn chận được 219460 .Trong số này họ đã trả lại 186588 người trở về lại nơi cư ngụ. Số người khác bị bắt giam và đưa ra tòa án. Bản báo cáo không nói thêm chi tiết về những người bị trả trở lại. Nhưng viên lãnh sự Ý thuộc vùng Kharkov, một vùng đã xảy ra nạn đói trầm trọng, báo cáo về chính phủ Ý những nhận xét như sau :
'' Từ một tuần lễ nay người ta tổ chức một cơ sở để đón nhận trẻ em  mồ côi. Bởi vì cha mẹ của các em này đã kéo nhau trở về thành phố để kiếm cách sinh nhai, nhưng bị bắt buộc phải trở lại vùng chết đói. Họ bỏ con em ở lại với ước nguyện sẽ có người ra tay giúp đở. Còn họ , họ trở về chịu chết trong những làng quê hẻo lánh.
Từ một tuần lễ nay nhà nước huy động những người gác cỗng, các lao công của các công thự, cho mặc các chiếc áo choàng trắng đi truy lùng các trẻ em đem về nhốt tại các đồn công an khu vực. Nửa đêm, họ dùng xe nhà binh chở ra nhà ga Servodonetz. Tại đây cũng đã có một số người lớn còn sót lại trong thành phố và bị lùng bắt. Chuyên viên y tế sẽ khảm nghiệm sức khoẻ để phân loại. Người nào không phù thủng, có nghĩa là còn khoẻ sẽ được đưa về các gian nhà gỗ vùng Holadanaia Gora hay đưa về các gian trại sống chung với 8000 người khác đang nằm hấp hối trên đống rơm.
Số người khác, bịnh hoạn, sẽ được xe lửa chở đến các vùng cách thành phố chừng 50 hoặc 60 km. Họ bị đuổi xuống dọc đường rồi bị lùa vào  các làng hẻo lánh. Họ bị bỏ rơi ở đó, chờ chết, không ai hay biết gì đến họ cả.
Và cũng tại những nơi được chỉ định, người ta cho đào những lỗ bên đường. Nhân viên trên xe lửa quăng các thây người chết xuống các lỗ đã đào sẳn này.''
Con số người chết đói đạt đến điểm cao nhất của nó vào mua xuân năm 1933. Cùng với nạn đói, các bịnh truyền nhiễm cũng bắt đầu lan tràn. Có những thị trấn trước kia với dân số vaì chục ngàn người, ngày nay sau nạn đói chỉ còn sống sót lại vài ngàn . Tình trạng  ăn thịt người đã xảy ra ở một vài nơi. Trong các bản báo cáo của các cơ quan an ninh địa phương cũng như của các văn phòng sứ quán Ý:
Mỗi đêm người ta đi nhặt dọc theo đường phố khoảng 250 thây người chết vì bịnh dịch. Các thây chết này bị mất lá gang. Dường như lá gang bị móc ra qua một lỗ nhỏ ở trên bụng. Sau cùng cơ quan công an được tin cho biết có một số người móc lấy lá gang rồi trộn vào thịt để làm nhưn bánh bao, đem ra chợ bán.
Tháng 4 năm 1933, nhân chuyến viếng thăm vùng Kouban, nhà văn Mikhail Cholokhov viết hai lá thư gởi cho Staline. Trong thư ông viết từng chi tiết về những biện pháp tra tấn của công an đối với nông dân để buộc các nông dân này phải đem nộp nông phẩm dự trữ trong hợp tác xã của họ. Chính vì thế mà phải lâm vào tình trạng chết đói. Ông đề nghi với Staline để cho ông gởi một số lượng lương thực để cứu những người nông dân này.
Staline từ chối và nói thẳng rằng những người nông dân này bị trừng phạt vì phạm vào cái tội đình công và phá hoại. Họ đã mở trận chiến tiêu hao chống lại nhà nước cộng sản. Cũng vào năm 1933 này, trong lúc nạn thiếu lương thực đã giết hàng triệu người, thì nhà nước Xô Viết cho xuất cảng ra ngoại quốc 1800000 tấn lúa mì để thu ngoại tệ cho công cuộc kỹ nghệ hoá.
Các cuộc kiểm tra dân số của các phân khoa dân số học vào những năm 1937 và 1939 được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay, giúp chúng ta biết thêm chi tiết về nạn đói năm 1933 .
Theo các cơ quan thống kê này, nạn đói đã xảy ra tại các vùng  đất đen Ukraine, vùng đất phù sa ven sông Don, vùng Kouban , vùng Bắc Caucase  và một phần lớn vùng Kazakhtan. Đã có khoảng 40 triệu người là nạn nhân của nạn đói tại các vùng này. Con số thiệt hại lớn nhất là các vùng ở chung quanh thành phố Kharkov. Số người chết từ tháng giêng đến tháng sáu tăng lên gấp mười so với mức độ chết trung bình.  Trong tháng 6 năm 1933 con số người chết đói lên đến 100.000 người so với 9.000 người của tháng 6 năm trước. Đó là chưa kể đến con số người chết không khai báo.
Ở nông thôn con số người chết cao hơn ở thành phố. Trong một năm, thành phố Kharkov mất 120.000  người; thành phố Krasnodar mất 40.000 người và thành phố Stavropol giảm 20.000 người.
Ngoài con số người chết tại các vùng xảy ra nạn đói, con số người chết ở các nơi thiếu ăn cũng không ít. Vùng nông nghiệp phụ cận thủ đô Mạc Tư Khoa số người chết gia tăng 50% trong vòng từ tháng giêng đến tháng 6 năm 1933.  Cũng trong khoảng thời gian nửa năm này con số người chết đói của thành phố Ivanovo gia tăng 35%.
Trên toàn nước Nga , có trên 6 triệu người chết đói trong năm 1933 cao hơn các năm trước. Chỉ riêng vùng Ukraine con số ngừơi chết đã lên đến 4 triệu. Vùng Kazakhtan chết 1 triệu , phần lớn là dân du mục. Vùng Bắc Caucase 1 triệu.
Trong bức thư gởi cho Staline vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, nhà văn Mikhail Cholokhov, tác giả của tác phẩm '' Dòng sông Don êm đềm'' viết :

'' Thưa Đồng chí Staline,
Việc phân phối thực phẩm không đạt đúng theo như kế hoạch đã chỉ định tại các khu vực Vechenski cũng như tại các vùng Bắc Caucase không phải vì lý do có sự phá hoại cuả các nhân viêng trong hợp tác xã mà chính là  vì không biết cách quản trị của các cơ quan địa phương.
Để đạt chỉ tiêu trong công tác thu mua nông phẩm, ủy ban địa phương của đảng cộng sản đã giao tòan quyền quyết định cho đồng chí Ovtchinnikov. Ông ta đưa ra các biện pháp sau đây:
Tịch thu tất cả nông sản, kể cả số lượng dự trữ của các hợp tác xã dùng làm hạt giống cho năm sau.
 Nhân viên hợp tác xã phải đến từng gia đình thu mua một số lượng nông phẩm sao cho đủ chỉ tiêu để giao cho nhà nước.
Thi hành các biện pháp trên sẽ đạt được gì ?
Ngay từ đầu chiến dịch thu mua, nông dân đã tìm cách đem giấu cất số lương thực phẩm riêng tư của họ. Số thu được rất khiêm nhường : 593 tấn lúa mì. Trong số lúa mì này có một phần đã cất giấu từ năm 1918. Xin kể ra đây một số thủ đoạn thua mua.
Thủ đoạn sức chịu lạnh . Họ bắt nông dân trong các hợp tác xã cỡi bỏ quần áo, đứng khỏa thân trong các nhà kho  lớn giữa cái lạnh của mùa đông.
Thủ đoạn sức chịu nóng . Họ thấm dầu lửa vào chân hay vào chiếc váy của phụ nữ rồi châm lửa. Khi lửa bốc cháy, họ cho cháy một chốc rồi dẹp tắt. Cứ như thế họ lập đi lập lại.
Tại Napolovski, ủy ban địa phương bắt nông dân ôm lấy các ống khói của các lò sưởi đang đun nóng. Sau đó họ đem giam, khỏa thân trong các nhà kho lạnh buốt.
Tại Lebiajenski, người ta bắt nông dân đứng xếp hàng như chờ hành quyết.
Tôi có thể kể ra không biết bao nhiêu trường hợp khác đã xảy ra nhiều nơi. Đó không phải là những hành động lạm quyền. Nó là những phương pháp thông thường của các toán công an áp dụng để thu mua nông phẩm của nông dân.
Nếu đồng chí Staline nhận thấy rằng bức thư này đáng đựơc Bộ chính trị lưu tâm, xin hãy biệt phái ngay một cán bộ cộng sản chơn chính về địa phương để điều tra. Cán bộ này phải có đủ can đảm lột mặt nạ các nhân viên địa phương. Vì chính những nhân viên này đã phá  hoại chương trình xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Đồng chí là nguồn hy vọng lớn nhất của chúng tôi.
 Ký tên : Mikhail Cholokhov của đồng chí. ''
[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 45/1/827/7-22].

Ngày 6 tháng 5 năm 1933 Staline viết thư phúc đáp nhà văn Mikhail Cholokhov.

'' Đồng chí Choloklov thân,
Tôi đã nhận được hai bức thư của đồng chí. Đề nghị xin gíup đở của đồng chí đã được thực hiện. Tôi đã phái đồng chí Chkiziatov đi về các địa phương để giải quyết các vấn đề cuả đồng chí nêu ra. Xin đồng chí hãy tiếp tay Chkiziatov. Nhưng thưa đồng chí Cholokhov, không phải đó là những điểm  mà tôi muốn nói.  Thực ra thư của đồng chí viết tôi cho rằng không khách quan. Về vấn đề này tôi muốn nói thêm vài lời với đồng chí.
Tôi cám ơn đồng chí đã viết thơ cho tôi.  Bức thơ đã vạch ra một cơn bịnh nhỏ  trong guồng máy của chúng ta. Vì muốn thực hiện tốt các chỉ thị, tức là giải giới kẻ thù cuả chúng ta , đã có một số cán bộ đảng va chạm đến những người bạn của chúng ta. Nhiều khi họ lám quá trớn. Nói thẳng ra là quá hung bạo. Nhưng với sự quan tâm của tôi, tôi không thể nói là tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí về mọi khía cạnh của vấn đề. Đồng chí đã nhìn cái ''dạng ''của vấn đề mà thôi. Nhưng tôi phải nhìn nhận là cái nhìn của đồng chí khá sắc bén. Nhưng đó chỉ là cái dạng bên ngoài của sự việc. Với cái nhìn chính trị, bức thư của đồng chí không phải là loại thư văn chương tả cảnh mà là một nhận xét chính tri. Nhưng chúng ta phải nhìn ở khía cạnh thực tế của vấn đề. Đó là những nông dân đáng kính của chúng ta ở các vùng mà đồng chí nêu ra trong thư. Họ đã đình công và phá hopại. Họ sẵn sàng chấp nhận đình công để cho thợ thuyền và Hồng quân không có bánh mì . Mặc dù họ không gây đổ máu, họ chỉ hoạt động trong êm lặng, nhưng trên căn bản họ cũng chính là thành phần phá hoại. Họ đang mở một cuộc chiến tranh tiêu hao, chống lại quyền lực Xô Viết. Đây là một trận chiến sống mái, xin đồng chí Cholokhov hiểu cho !
Theo như nhận xét của đồng chí , quả thật những vi phạm của các cán bộ địa phương không thể nào chứng minh được đó là sự lộng quyền cả.  Các thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Nhưng có một điều rất rõ là những người nông dân đáng kính trọng của chúng ta chắc chắn không phải là những con chiên ngây thơ như người ta tưởng tượng khi đọc thư của đồng chí.
Chúc đồng chí sức khỏe tốt. Chào đồng chí. Staline của đồng chí.''.

[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 3/61/549/194 ].
Năm năm trước khi xảy ra cuộc tổng khủng bố với mục đích trước tiên là trừng phạt giới trí thức, các cán bộ Đảng,  nhân viên bộ kinh tế, nạn đói năm 1932-1933 phải được coi là cao điểm của chiến dịch do nhà nước Xô Viết chủ trương khởi từ năm 1929, nhằm chống lại tập thể nông dân. Đó là một giai đoạn quyết liệt. Với kinh nghiệm này, chính quyền cộng sản sẽ đem áp dụng để đàn áp từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng xã hội.
Nạn đói đã làm suy sụp mọi mặt, từ chính trị cho đến xã hội.
Tại các địa phương, con số người lộng quyền gia tăng. Họ sẵn sàng dùng bạo lực để cưỡng đoạt số lương thực cuối cùng của nông dân. Hành vi sách nhiễu, cướp bóc xảy ra hằng ngày. Trẻ em bị bỏ rơi. Hiện tượng ăn thịt ngươì xuất hiện, cùng với sự lan tràn các thứ bịnh truỳên nhiễm. Người ta cho thiết lập các ''trại tử thần''. Những người đói lã sẽ được đưa vào trại đó để chờ chết. Nông dân ở trong giai đoạn này bị nhà nước hành sử giống như những nông nô của thời Trung cổ.
Tháng giêng năm 1934, Sergo Ordjonikidze và Serguei Kirov đã điêên cuồng ca tụng các cán bộ cộng sản trong những năm đói kém như sau :
''Các cán bộ của chúng ta đã làm việc và chịu đựng trong cái hoàn cảnh đói kém của những năm 1932-1933. Phải thành thật thừa nhận rằng họ đã được trui luyện như là thép. Tôi nghĩ rằng với số cán bộ như vậy, chúng ta có thể xây dựng một nhà nước mà cho đến ngày hôm nay lịch sử chưa hề có được.''       
Đối với các sử gia của ngày hôm nay, kể cả các sử gia của Ukraine, nạn đói vĩ đại này là một cuộc diệt chủng nhân dân Ukraine. Không ai có thể chối cãi một sự kiện : nhân dân Ukraine là nạn nhân chính của nạn đói năm 1932-1933.
Nạn đói này là một cuộc tổng tấn công của nhà nước sau các cuộc tấn công mở ra hồi năm 1929 nhằm vào tầng lớp trí thức. Họ bị buộc phải cái tội đã đi sai con đường khi chọn chủ nghĩa quốc gia.
Andrei Sakharov đã định nghĩa việc làm  của Staline là bài trừ và sợ người Ukraine . Định nghĩa này thật là chính xác. Nhưng không những chỉ Ukraine bị đói mà nạn đói lan tràn ra đến các vùng Bắc Caucase, vùng lưu vực sông Don, vùng Kouban và cả vùng Kazakhtan.
Năm 1930 , Kazakhtan đã hoàn toàn vào quy chế làm ăn tập thể. Họ cưỡng bách đân du mục định cư. 80% gia súc của dân du mục bi chết trong vòng 2 năm. Vì không thể sinh sống, hai triệu người Kazakhtan phải bỏ nước ra đi. Nửa triệu người lánh đói chạy qua các vùng đất Trung Á. Một triệu rưỡi người vượt núi rừng qua Trung Quốc.
Trên thực tế, tại các vùng đất đen ,nơi sinh sống của giống dân Cosaque thuộc Ukraine  cuộc chiến đã diễn ra giữa nông dân và nhà nước XôViết từ năm 1918-1922.
Có một điều trùng hợp lý thú giữa các vùng chống đối mạnh mẻ của những năm 1918-1922 , những vùng bị cưỡng bách vào tập thể vào năm 1929-1930 với những vùng bị nạn đói .
Năm 1934 cơ quan công an ghi nhận 14.000 vụ nổi loạn trong đó 85% các vụ nổi loạn này xaỷ ra tại các vùng bị trừng phạt vì nạn đói. Đó là những vùng đất trù phú, dân chúng hiếu động. Các vùng này đã đóng góp rất nhiều  mà cũng bị mất rất nhiều vì chính sách  cưỡng đoạt của nhà nước cộng sản.
Nông phẩm sản xuất xuống rất thấp khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa nền nông nghiệp. Chính vì thế các vùng này bị thiệt hai nhiều nhất và con số người chết đói lên cao nhất.
http://www.tinparis.net/timhieu/cs_p1_c8.html

BBC * MAO TRẠCH ĐÔNG QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH HOÀNG SA

Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa'

Cập nhật: 17:24 GMT - thứ bảy, 28 tháng 12, 2013
Áp phích Mao Trạch Đông


Mao là người chủ xướng cuộc tấn chiếm Hoàng Sa, theo nhà nghiên cứu VN.
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu giai đoạn từ 1993-1996 khẳng định Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh do thấy Việt Nam 'là một món hàng tốt' có lợi cho vị thế và bang giao quốc tế của Trung Quốc, có thể giúp ích cho Bắc Kinh trước nguy cơ của người Mỹ ở khu vực.
Về sự kiện Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông Dy nói:
"Việc đánh chiếm Hoàng Sa lần thứ hai ngày 17/1/1974, đánh chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam, nói thẳng là Mao Trạch Đông là người quyết định đánh,"
"Mao Trạch Đông là người quyết định đánh... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy
"Tôi có tài liệu, Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."
Nhà nghiên cứu nói quyết định này của Mao, cũng như các chính quyền kế thừa của ông về sau, phản ánh tính 'nhất quán' trong điều mà ông gọi là 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông.
"Cái đó là âm mưu nhất quán của Trung Quốc trong vấn đề bành trướng, chiếm cứ trên đảo thôi, nó không có gì lạ cả," ông Dy nói.
Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng nói thêm hành động của Bắc Kinh chỉ có thể tiến hành được do có sự 'bật đèn xanh' và một thái độ được cho là 'không đứng đắn' của Washington mà khi đó đang là một đồng minh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn.
"Phải nói thẳng đây là một hành động không đứng đắn của người Mỹ...
"Thua mất mặt ở Việt Nam, họ xấu hổ, nên nhà cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ bật đèn xanh để cho Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam."

'Việt Nam là một món hàng'

Ông Dương Danh Dy nêu quan điểm cho rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với chính quyền cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ là có tính toán.
Nhả nghiên cứu Trung Quốc này nói: "Trung Quốc từ xưa tới nay chưa bao giờ vô tư viện trợ Việt Nam như họ vẫn nói đâu, mà họ viện trợ cho Việt Nam đều nhằm mục đích trục lợi trên cái đó.
"Bắt đầu từ Hội nghị Geneve về Đông Dương, Trung Quốc thấy Việt Nam là một món hàng tốt, nhờ có Việt Nam mà Trung Quốc mới được mời đến tham dự Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, với tư cách một nước lớn ở khu vực có liên quan...
Tàu hải quân Trung Quốc tấn công Hoàng Sa
Tàu hải quân Trung Quốc tham gia tấn công Hoàng Sa tháng 1/1974.
"Trong quá trình diễn biến của Hội nghị Geneve, Trung Quốc càng thấy rõ Việt Nam là món hàng có thể dùng nó để trao đổi với Anh, với Pháp, sau này cả với cả Mỹ, trong quan hệ."
Theo cựu quan chức ngoại giao này, Trung Quốc đã giúp Bắc Việt 'chống Mỹ' vì quan ngại miền Bắc Việt Nam rơi vào tay người Mỹ, thì Trung Quốc 'sẽ không được yên' và không thể làm được cuộc 'cách mạng văn hóa'.
Tuy nhiên, ông Dy cũng thừa nhận Việt Nam đã nhận được những sự giúp đỡ 'to lớn' và 'quan trọng' của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh mà ông xem đó là sự 'nhường cơm, sẻ áo' của 'nhân dân Trung Quốc'.
Ông nói: "Xưa nay khẳng định đúng là nhân dân Trung Quốc nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ chúng tôi"
"Nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh đã lợi dụng những tình cảm đó của người dân Trung Quốc để dùng vào mục đích không cao đẹp tí nào cả."
Cuối cùng, đánh giá về việc chính Trung Quốc đợt này chỉ kỷ niệm sinh nhật Mao Trạch Đông 'có chừng mực', nhà nghiên cứu nhận định điều này là do phe không muốn 'đề cao' ông Mao một cách rầm rộ trong nội bộ Trung Quốc đang 'tạm thời thắng thế'.

NGUYỄN THIÊN THỤ * VŨ TRỤ QUAN ĐÔNG PHƯƠNG

 

VŨ TRỤ QUAN ĐÔNG PHƯƠNG

NGUYỄN THIÊN THỤ
Vũ trụ có nhiều thứ, và các nhà khoa học Đông Tây đều có những cái nhìn khác nhau. Người Trung Hoa thu lại trong hai loại là âm dương, hay năm loại, gọi là ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Ấn độ lại quan niệm vũ trụ gồm bốn yếu tố, gọi là tứ đại: phong đại, hỏa đại, thủy đại, và địa đại. Còn, các khoa học gia Tây phương gọi là các nguyên tố như O, H, C,N, Hg . .Nay tôi xin trình bày sơ lược về âm dương và ngũ hành.


I. ÂM DƯƠNG


 Người Trung Quốc chia vũ trụ thành hai là âm và dương. Âm và dương là hai thế xung khắc, đối chọi nhưng đồng thời cũng là hai thế tương hợp, cần hợp tác với nhau để tạo thành vũ trụ. Âm dương là hai cái tên đại diện cho vũ trụ. Từ âm dương, người ta sẽ thấy vũ trụ có những cặp mà người ta thường gọi là mâu thuẫn:

-cao thấp,
-béo gầy,
-trắng đen
-thông minh, ngu dốt
-thiện, ác
-giàu nghèo
-trai , gái
-ít nhiều
-sáng tối
-ngày đêm. . .


Những cặp này có người bảo là xung khắc, đối nghịch.Triết học Marx cũng chia ra các phạm trù và chú trọng về mặt mâu thuẫn như mâu thuẫn giai cấp ( đấu tranh giai cấp), mâu thuẫn cũ mới ( cái mới tháng cái cũ, cái mới thay thế cái cũ, hủy thể của hủy thể. . .). Trái lại, Lão tử và Khổng tử thì cho là không mâu thuẫn:
1.Không phải mâu thuẫn
Âm dương không đối nghịch, tàn sát nhau mà là những trạng thái khác nhau, tính chất khác nhau, sự biến hóa xảy ra kề cận nhau, nối tiếp nhau trong cuộc sống và trong vũ trụ. Đôi khi chỉ là hai trình độ hay mực độ khác nhau của một vật thể hay sự kiện. Hết có thành không; không khó thì dễ; dài là nhiều thước tấc, ngắn là it thước tấc; cao thấp cũng vậy; âm thanh là do nhiều điệu tiếng hòa hợp nhau; trước sau là do không gian, thời gian khác nhau.Trong Đạo Đức Kinh 道德經, Lão tử nói:





Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương doanh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy(Chương 2)

(So alive and dead are abstracted from nature,
Difficult and easy abstracted from progress,
Long and short abstracted from contrast,
High and low abstracted from depth,
Song and speech abstracted from melody,
After and before abstracted from sequence )
(http://www.chinapage.com/gnl.html)


2. Sự cần thiết cho tiến hóa:



Vũ trụ cần sự giao hòa, sự thay đổi và nhờ vậy mà có tiến bộ. Vũ trụ không bao giờ đứng một chỗ, mặt trăng, mặt trời, ngày đêm, nóng lạnh là hình tướng của việc biến dịch vũ trụ và nhân sinh.
日往則月來,月往則日來,日月相推而明生焉.
Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên (Hệ từ hạ)
Nếu vũ trụ chỉ có màu đỏ, một thời tiết nóng, hay chỉ một người, hay một nhóm người cai trị vĩnh viễn thì không bao giờ tiến triển, và việc này không bao giờ có được.
3. Vũ trụ là kết hợp:
Kinh Dịch là một triết lý cách mạng, hòa đồng và phát triển. Âm và dương không triệt hạ nhau, không tranh đấu tiêu diệt nhau nh ư Marx chủ trương. Âm và dương bình đẳng. 一陰一陽之謂道 Nhất âm nhất dương chi vị đạo.Hệ từ thượng. (Một âm, một dương hợp thành đạo).
Cây cối và con người cần ngày và đêm, cần nóng và lạnh. Giàu và nghèo giúp đỡ nhau, trí thức và công nông thương là một gia đình. Bầu và bí là anh em. Nam và nữ không chống đối nhau, tiêu diệt nhau mà cần hòa hợp để xây dựng gia đình và xã hội:
.天地絪缊,萬物化醇;男女構精,萬物化生 Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh .( Hệ từ thượng)Khí trời đất nghi ngút cho nên vạn vật phát triển; nam nữ giao hợp, vạn vật sinh sôi.
4. Các yếu tố có mối tương quan nhân quả.
Vạn vật có tương quan chặt chẽ. Nếu ta tạo được mối giao hảo tốt đẹp, mọi sự sẽ đạt được hòa bình và phát triển. Trái lại nếu gieo tranh chấp, gây chiến tranh thì nhân loại điêu tàn. Nếu thiên địa tương hòa thi vạn vật tương sinh, gia đình thịnh vượng, quốc gia lớn mạnh như kinh Dịch nói:

有天地,然後有萬物;有萬物,然後有男女;有男女,然後有夫婦;有夫婦,然後有父子;有父子,然後有君臣;有君臣,然後有上下;有上下,然後禮義有所錯。

Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ. Hữu nam nữ, nhiên hâu hũu phu thê, hữu phu thê nhiên hậu hữu tử tôn, hữu tử tôn nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ; hữu thượng hạ, nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thác. (Hệ từ thượng)



II. NGŨ HÀNH

So sánh ngũ hành và tứ đại thì ngũ hành nhiều chất hơn, song cả hai bên đều có ba yếu tố giống nhau là thủy, hỏa và thổ. Người Trung Hoa yêu ngọc và nói nhiều về khí, tại sao không thêm vào thạch và khí?
Ngũ hành rất quan trọng, có thể áp dụng trong đời sống, trong phong thủy, bói toán và trong y học cổ truyền.
Theo lý luận, ngũ hành gồm hai thế tác hợp ( hợp) và phản động ( xung):
Hợp: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim.
Xung: kim khăc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa; hỏa khắc kim,
Nói như vậy là cổ nhân đã nhìn nhận sự vật có hai chiều là tương hợp và tương khắc. Tuy nhiên, tương hợp và tương khắc cũng chỉ là tương đối, và không phải là nhất định. Sự hợp tác giữa hai đồng loại thì lý luận khác nhau.Có người nói “Lưỡng thổ thành sơn” , nhưng cũng có kẻ bảo “lưõng mộc mộc chiết”; và
“ lưỡng hỏa hỏa tuyệt”..
Theo lý thuyết, kim khắc mộc nhưng sắt non, thép yếu làm sao chặt được gỗ?
Lý thuyết nói thủy khắc hỏa nhưng nước it thì làm sao làm tắt lửa?


Người ta gán ghép các sự vật vào ngũ hành như đỏ thuộc hỏa, xanh thuộc mộc. Nhưng ngày nay người ta tạo ra hàng chục, hàng trăm màu sắc khác nhau chứ không phải là ngũ sắc. Và thế giới này là một sự tổng hợp lớn lao, màu cầu vồng thuộc về kim, thổ hay hỏa?Hơn nữa, chúng ta không nên quá khích, tuyệt đối hóa sự vật. Sự vật thường là tổng hợp, it khi ở trạng thái thuần chất.Trong âm có dương, trong dương có âm. Trong mộc có thủy , hỏa. Trong thủy có kim, thổ. Trong kim có thổ, thạch. . .Nước tinh lọc cũng không phải là đơn thuần vì trong nước có H và O.
Nói tóm lại, vạn vật phức tạp, không thể thâu tóm vào trong ngũ hành. Đàng khác, ngũ hành có xung, có hợp, lúc thì thế này, lúc thì thế khác, không nhất định sẽ là xung hay hợp, ich hay hại, tốt hay xấu. Nước có thể làm nổi thuyền, nhưng nước cũng có thể làm lật thuyền. Lửa làm cháy rừng, đốt nhà cửa nhưng con người cần lửa trong sinh hoạt. Không thể yêu sắt mà ghét gỗ và đất, yêu màu đỏ mà tiêu diệt màu trắng, màu đen. Ngũ hành hợp thì có ich nhưng con người cũng biết lợi dụng sự xung đột để kiến tạo như dùng rìu,cưa, đục búa để đẵn gỗ, làm bàn ghế,làm nhà cửa, lâu đài. . .
Vạn vật có xung có hợp, nếu ta biết hòa hợp thì ta sẽ tạo nên hòa bình và phát triển; nếu ta vô tình hay cố ý tạo ra mâu thuẫn hay chỉ chú trọng về mâu thuẫn thì thiên hạ đại loạn, và thân ta bất an.
Triết học Nho Lão Phật là triết học an bình cho cá nhân và thế giới. Trái lại, những lý thuyết và hành động nhắm gây hận thù, chia rẽ, phỉnh phờ, gây chiến tranh thì rất nguy hại cho đời sống cá nhân và xã hội.

 


No comments:

Post a Comment