Pages

Wednesday, November 2, 2016

PHAN HẠNH =VIỆT TÂN=PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO ?=PHAN KHÔI

PHAN HẠNH * NGƯỜI BẠN CÙNG PHÒNG

 
 NGƯỜI BẠN CÙNG PHÒNG
 Phan Hạnh


Đó là tất cả của cải còn sót lại từ thời thơ ấu của Minh, tất nhiên, cộng với bản thân Minh. Sinh mạng của cha mẹ và em gái, ngôi nhà khang trang, bao nhiêu hình chụp và kỷ vật, tất cả đã thiêu rụi trong đám cháy. Thay cho những mất mát to tát đó, còn lại đây, hiển hiện rành rành xương thịt, vết sẹo phỏng trên ngực, mang hình thù gần giống như một chữ ‘S’ gầy ốm, như bản đồ của quê hương Việt Nam, một nơi chốn thân yêu của cha mẹ, và của chính mình…



Vào giữa học kỳ, Minh dọn đến ký túc xá dành cho sinh viên của trường Đại Học York, mang theo cây đàn guitar trong hộp đựng cũ sờn trầy trụa có dán mấy miếng stickers tên của mấy ban nhạc, một túi đeo vai phồng to và một túi lưới đầy xà-bông của khách sạn. Tôi ăn trưa ở cafeteria xong trở về phòng trọ thì thấy Minh đang ngồi trên cái giường trống trong phòng. Chàng ta chìa tờ chuyển phòng màu vàng vẫy vẫy, và tôi chìa tay ra để bắt. Tôi tự giới thiệu:
- “Tôi tên Tuấn.”
- “Minh”. Chàng ta nói trong họng như nuốt chữ và cộc lốc. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt vì tôi vốn không ưa người nói nhiều.
Tôi nói đùa làm quen:
- “Minh này là Minh họ gì? Dương Văn Minh, Lê Hằng Minh?”
- “Minh Tran”, Minh phát âm theo tiếng Anh.
- “Trần Minh khố chuối?”
- “I’m sorry. Tôi không hiểu”, Minh lắc đầu. Mái tóc để dài hất trước trán. Quần áo lẫn đôi giày bố toàn một màu đen. Và thêm cây đàn guitar bụi đời. Đúng là một nghệ sĩ rồi.


Tôi rời Việt Nam năm 13 tuổi, do cha bảo lãnh, ít nhiều còn gốc rễ Việt Nam, hiểu biết chút ít văn hóa, vài điển tích dân gian, như câu chuyện Trần Minh khố chuối chẳng hạn. Minh thì khác, chắc sinh ra ở Canada, vốn liếng tiếng mẹ đẻ chẳng bao nhiêu đừng nói chi đến những sự tích Việt. Tôi nói:
- “Never mind. À, mà bồ theo học ngành gì?”
- “Anh văn. Văn chương. Sáng tác. Còn bạn?”
- “Tôi học môn sử và chính trị.”
Minh gật gù, xong cầm chiếc túi đeo vai to phồng trút hết đồ đạc lên giường. Lại thêm một mớ giấy xếp nhỏ. Minh hốt bỏ chúng vào ngăn kéo của bàn giấy. Quần áo của anh tất cả đều màu đen, ngay cả áo thun, quần lót và vớ. Có ba cuốn sách bao bìa giấy dầu, Minh cất lên kệ của bàn làm việc. Ngoài ra còn có cả chục cuốn sổ loại agenda bìa nhựa, gáy bằng dây kẽm xoắn ốc, tờ rời in sẵn ngày tháng trọn năm có kẽ hàng để ghi chú. Tôi thấy mỗi cuốn đều có dán miếng nhãn đề chữ “Don’t touch” (Cấm đụng tới).
- Bạn viết nhật ký hả? Tôi có thử nhưng lười quá nên bỏ.
- À không. Tôi viết truyện.
- Bạn định trở thành nhà văn? Vậy là giống bạn gái tôi rồi.
Minh ngẩn người ra một giây như vừa bị ai bấm nút “pause” rồi Minh lo mở hộp đàn, không nói cũng không hỏi gì. Cây guitar của Minh, mới liếc sơ tôi thấy nó giống như một cái xác ướp Ai Cập vì Minh bọc nó trong miếng vải trải giường. Minh trải tấm drap giường, chỉ vừa mới xong được hai góc thì nghe tiếng ồn ào ở cửa, rồi hai thằng bạn mắc dịch của tôi bước vào. Tôi giới thiệu:
- Đây là Rick và đây là Camen hai người bạn học chung nhóm. Và đây là Minh, người bạn cùng phòng mới của tao.
Một đứa hỏi:
- Minh cũng là người Việt Nam? Hai người nói tiếng Việt?
Tôi đáp:
- Không. Chúng tôi chỉ nói tiếng Anh.
Thằng Camen kềnh càng như khỉ đột đến vỗ vai Minh một cái mạnh, nói ra vẻ chịu chơi:
- Ê! Bạn mới. Tối nay tôi muốn mời bạn một chai bia để chào mừng bạn.
Minh nhỏ nhẹ như con gái đáp: “Cám ơn bạn. Tôi không uống bia rượu.”
- Bạn chưa bao giờ uống bia à? Thì đi uống với bọn tôi cho biết. Sinh viên mà không party thì phí đời. Tụi tôi còn nhiều trò khác vui lắm.
- Cám ơn bạn. Tôi mắc bận.
Thằng Camen có vẻ phật lòng. Minh nhìn tôi như ra chiều xin tôi thông cảm. Tôi bảo Camen:
- Anh ta mới tới còn lo dọn dẹp. Thôi để khi khác.
Minh tiếp tục trải tấm drap giường, căng bốn góc thật chặt, tấm drap phẳng phiu. Minh lấy túi lưới đựng những thỏi xà phòng của khách sạn bỏ vào áo gối trước cái nhìn lạ lùng của thằng Camen và thằng Rick.
Thế là qua hai cái loa miệng của hai thằng quỷ sứ Camen và Rick, chẳng bao lâu cả đám bạn học quen trong ký túc xá đều thất vọng là phòng trọ của tôi từ nay không còn là nơi tụ họp party nữa. Minh im lặng ít nói, và chỉ có âm thanh một là lúc Minh dạo đàn hai là lúc Minh gõ cái láp tóp. Dường như lúc nào Minh cũng phải dính với dây, không dây đàn thì dây điện.
Trong lúc đứng sắp hàng chờ lấy phần ăn trưa, cái miệng thằng Camen cứ oang oang:
- Tuan ơi, mầy có thấy thằng bạn mới dọn vô ở chung phòng với mầy có đi tắm lần nào chưa?
- Sao mầy hỏi vậy?
- Tại tao thấy nó để bịch xà-bông dưới gối nó.
Thật tình là tôi chưa thấy Minh đi tắm lần nào trong hai hôm qua nên tôi đành phải trả lời “Chưa”. Nói xong tôi cảm thấy tự đáy lòng như vừa phản bội lòng tin cậy của người bạn chung phòng. Thằng Rick chỏ mỏ vô:
- Chúa ơi! Vậy mầy có nghe mùi không?
Tôi nhún vai. Trên thực tế, từ bữa Minh dọn vào đến nay, phòng tôi thơm hơn trước vì nó không còn là chỗ cho đám bạn tụ lại party nữa. Phòng tôi giờ đây không còn mùi cheese chua chua của pizza nguội lạnh và mùi men bia rơi vải dưới sàn nhà nữa. Và căn phòng có vẻ thơm tho như phòng trọ của Irene, bạn gái tôi. Từ khi Minh dọn vào, tôi hay qua phòng nàng hơn, nhưng không vì thế mà nàng không đến phòng tôi, và cũng vì vậy mà nàng gặp Minh.
* * *
Chiều hôm ấy, khi nàng ghé qua sau tiết học, tôi hỏi ngay:
- Em có để ý có mùi gì không?
Irene hỉnh mũi lên đánh hơi như một con chó săn. Nàng đáp:
- Mùi cái áo thun thấm mồ hôi của anh chứ mùi gì.
Tôi đứng lên khỏi giường và bước đến cái tủ lạnh nhỏ để lấy một chai nước lạnh uống cho hạ hỏa. Tôi vừa ngửa cổ tu ừng ực thì Minh mở cửa bước vào, tay ôm một cái thùng các-tông do hãng chuyển vận Fed-Ex gởi tới.
- “À… MacBook mới hả?” Tôi hỏi. Minh gật đầu với tôi và cười với Irene. Chàng ta có vẻ hí hửng mỉm cười thẩy cái túi đeo vai và đặt thùng quà lên giường. Xong bằng một dáng điệu thành thạo tự tin, Minh mở hộp lôi cái MacBook mới ra lắp ráp nối dây trong nháy mắt là máy chạy.
Irene nói với Tuấn:
- Anh ấy giỏi lắm, anh biết không!
Irene học chung lớp viết văn với Minh.
- Cái dáng của nó lù đù thấy mồ! – Tôi nói.
- Ảnh thông minh lắm! – Irene cãi.
- Kỳ dị thì có! Tôi hơi bực. Suốt hai năm quen nhau, nàng có bao giờ khen tôi thông minh đâu. Nàng là người Canada gốc Hoa nhưng nàng lại thích những gì liên quan đến Việt Nam, nàng chọn tôi làm bạn trai, mặc dù tôi không thông minh như nàng nghĩ?
Minh chẳng nói gì. Tôi chưa biết tài năng viết lách của Minh như thế nào, nhưng tôi biết chắc một điều là Minh kém ăn nói. Sau ba tuần lễ, những gì tôi biết về anh ấy còn ít hơn những gì tôi biết về cô thư ký của ký túc xá. Con người của Minh là một cái gì đó đầy bí ẩn. Hay là tại Minh mặc toàn một màu đen nên tôi nghĩ vậy? Còn nữa, đồ đạc của Minh cứ được gởi tới, nay một món mai một món, bằng hãng vận chuyển Fed-Ex. Toàn là đồ mới nữa chứ.
Một hôm tôi với hai thằng Camen và Rick đến phòng thể dục để tập tạ. Khi tôi về đến phòng thì thấy Irene đang ngồi đọc truyện trên màn ảnh máy điện toán của Minh trong khi Minh ngồi sát bên ngắm nhìn mặt nàng. Tôi chưa ngu đến nỗi không đoán hiểu cái nhìn đó, vì chính tôi cũng thường nhìn nàng như thế những khi nàng đang làm một công việc gì đó.
Hai người ngồi chung chiếc ghế, hai khuôn mặt xương xương gần chạm má. Tôi bước đến gần và đặt lên sau gáy nàng một chiếc hôn. Nàng giơ một ngón tay như ngầm ý bảo “khoan đã”, và nàng tiếp tục đọc.
Cuối cùng tôi thấy Irene đã đọc xong truyện. Nàng đặt hai tay lên đùi và chỉ ngồi yên đó. Khi nàng quay mặt sang một bên để nhìn Minh, tôi có thể nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên mặt nàng.
- Irene thấy câu chuyện kết thúc như vậy có ổn không? Hay là lửng lơ ngang xương quá?
- Vậy là tuyệt rồi anh ạ. Irene đáp, vừa vén cao vạt áo lau nước mắt. Tôi còn nghe nàng dùng chữ “thông minh quá” một lần nữa, dĩ nhiên là để khen Minh. Nàng đứng dậy vươn hai cánh tay, co giãn nghiêng vặn người và xoa mông. Giá như lúc khác, tôi đã xoa mông nàng như một cử chỉ âu yếm. Nhưng bây giờ thì không. Tôi đang ghen và chỉ lầm lì nhìn nàng. Nàng hỏi tôi:
- Anh sao vậy?
Tôi đáp:
- Không có gì cả!
Nàng chằm chằm nhìn tôi hoang mang như thể thái độ của tôi là sai.Nàng chộp cái ba lô khoác lên vai nói “Bye” với tôi và vẫy tay nói với Minh, xong nàng mỉm cười tiến ra cửa.
Sau bữa ăn tối, Minh nằm dài trên giường đọc sách, và tôi chờ đợi Irene đến học với tôi như mọi khi. Đến chín giờ, tôi nghĩ coi như tối nay nàng không đến. Tôi cầm cuốn sách sử đi đến phòng hai thằng Camen và Rick. Hai thằng đang vừa uống bia vừa xem phim lịch sử chiến tranh năm 1812 giữa Hoa Kỳ và Canada trên DVD.
- Ê Tuan! Tao tưởng mầy quên tụi tao rồi! Làm một lon đi! Cứ tự nhiên!
- Có 6 DVD mà tụi tao mới xem tới đĩa thứ ba. Ngày mai có bài thi về đề tài này. – Thằng Rick nói.
- Khó nhai lắm mầy ơi. Phải chịu khó học thuộc hết mấy dữ kiện ngày giờ, địa điểm, tên tuổi, những con số. Chị tao học môn này năm ngoái nói học kỳ hai gay go lắm. Bài luận phân tích phải thật xuất sắc.
Tôi cảm thấy một chút buồn nôn trong dạ dày. Thông minh! Xuất sắc! Nó nhắc tôi nhớ đến cái tiếng Irene hay dùng để khen Minh. Mặc kệ, tôi chộp một lon bia Labatt Blue nguội và ngửa cổ họng rót vào.
- Irene đâu? – Rick hỏi tôi. Tôi nhún vai ra vẻ bất cần.
Hai lon bia và ba giờ sau, tôi lảo đảo về phòng. Minh đang ngồi xếp bằng trên giường, ánh sáng từ màn hình máy tính thắp sáng khuôn mặt trắng và mái tóc bồng bềnh như một bóng ma cà rồng. Tôi gắt gỏng vô cớ:
- Bộ bạn định để cái máy còm-pu-tơ chết tiệt đó mở suốt đêm hả? Làm sao tôi ngủ được chứ?
- Xin lỗi, Minh nói. Chàng đóng máy tính xách tay lại và xỏ chân vào đôi xăng-đan. Chàng cúi người chỉnh dây quai dép. Tôi cong lưng, cố gắng làm cho hai chiếc giày rơi ra khỏi chân mà không cần tháo dây. Dù tôi chà xát mạnh cách mấy, đôi giày vẫn đeo dính lấy chân tôi không chịu rớt ra. Tôi lầu bầu một tiếng chửi thề và định ngồi dậy thì Minh đã đến quỳ bên tôi và tháo dây giày cho tôi.
- Bạn say rồi. – Minh nói.
- Tôi say? Bạn dựa vào điều gì mà bạn dám bảo tôi say? Tôi đổ quạu dùng chân hất mạnh hai chiếc giày văng vào tường. Minh ôm cái láp tóp và túi đựng sách bước ra khỏi phòng.
Sáng hôm sau khi tôi tỉnh giấc, Carmen đang đặt tay trên vai tôi và lắc gọi:
- Còn nửa giờ nữa là đến giờ thi rồi. Mày có định thi bữa nay không đây?
Tôi định xổ một tràng tiếng chửi thề. May mà đêm qua tôi mặc nguyên quần áo lăn ra ngủ. Tôi tống mấy viên kẹo Tic Tac vô miệng vừa thay cho kem đánh răng vừa thay cho bữa ăn sáng. Bài thi đúng là khó nuốt mặc dù tôi đang đói. Tôi tự an ủi là đêm qua tôi có uống bia hay không thì chắc tôi làm bài thi hôm nay cũng vậy thôi.
Ra khỏi phòng thi, tôi đi xuống cầu thang thì gặp Minh đang đi lên. Tôi nói:
- Minh cho mình xin lỗi vụ tối qua nhen.
Minh không nói gì. Tôi nói tiếp:
- Chắc bạn biết tại sao.
Minh gật đầu. Tôi cố nở một nụ cười ngượng ngùng. Minh gật đầu lần nữa và bước đi. Tôi nghĩ như vậy nghĩa là sao? Chắc Minh chẳng hề để ý.
Nhưng Carmen lại nghĩ khác. Hắn tạt qua phòng tôi sau bữa ăn chiều. Hắn chỉ vào bàn của Minh với tất cả mọi thứ xếp hàng theo kích thước. Hắn kéo mạnh mở ngăn kéo giữa. Hắn nói:
- Đây này. Thằng bạn cùng phòng với mày coi bộ bị mát dây nặng đó. Tất cả những tờ ghi nốt của anh ta đều được xếp nhỏ như học trò con nít. Như vậy là sao?
Nói xong Carmen mở một tờ nốt ra xem. Tôi phản đối ngay:
- Đừng có lục lạo đồ đạc riêng của anh ta. Tao không bao giờ lục đồ đạc cá nhân của mày.
- Tao chẳng có cái gì riêng tư phải giấu cả. – Carmen nói.
Tôi giật mảnh giấy nhưng vì thằng Carmen nắm chặt quá nên tờ giấy rách một mảng. Carmen vội buông ra, dang rộng hai tay ra vẻ đầu hàng. Tôi ráp tờ giấy và cố gắng xếp lại như cũ. Tôi tưởng đâu nó ngưng, nhưng không. Nó duỗi người trên giường của Minh và lôi chiếc áo gối đựng xà-bông và trút ra giường. Khoảng một tá thỏi xà-bông nho nhỏ bọc giấy có in nhãn khách sạn Holiday Inn Hotels and Resorts, Days Inn, Red Roof Inns, Best Western International, Comfort Inns, Quality Inns… Thằng Carmen săm soi và la lên:
- Ê Tuan! Thằng bạn Minh của mày đi nhiều nơi quá! Nó có ghi trên mấy cục xà-bông nè: Toronto, Ottawa, Montreal, St. Catherines, Niagara Falls. Mấy cục xà-bông còn nguyên có nghĩa là nó không tắm, đúng không?
Tôi nói:
- Mày làm ơn cất nó lại y như chỗ cũ giùm tao đi!
- Bộ mày bênh vực nó hả?
- Thì nó là bạn ở chung phòng với tao.
- Mày có quen trước nó đâu. Mày đâu có biết gốc gác của nó. Nó là một thằng ăn cắp xà-bông của khách sạn.
- Mày đi quá xa rồi đó Carmen à. Mày không được cáo buộc người khác.
Vừa lúc đó, cô bạn gái Irene của tôi bước vào. Thằng Carmen hỏi nàng:
- Tối hôm qua cô đi đâu làm cho Tuan buồn quá trời.
Irene đáp:
- Tôi ngồi học ở thư viện.
Xoay qua tôi, nàng hỏi:
- Anh Minh đâu anh?
Tôi đáp:
- Anh có gặp Minh khoảng 11 giờ sáng nay sau khi thi xong. Có gì không em?
- Em hứa mang đến cho anh Minh một truyện để đọc, nàng chìa ra một xấp giấy có đóng kim.
- Đưa đây anh trao lại cho Minh.
- Em cần phải kể cho Minh nghe trước bối cảnh của truyện. Nàng bỏ xấp giấy vào túi xách và vẫn đứng đó.
Irene bảo rằng nàng không thể nán lại tối nay vì nàng có bài thi kiểm về một truyện gián điệp đầu tuần tới. Tôi hôn nhẹ lên má nàng chào từ biệt.
Tôi nằm dài ra trên giường đọc quyển Tội Ác và Hình Phạt. Đây là một trong những cuốn sách khó nuốt đối với tôi ở thời trung học. Bây giờ không ngờ nó lại nằm trong giáo trình môn xã hội học của tôi, thế mới khổ. Thậm chí tôi còn không thể nắm vững các nhân vật. Irene cho biết hầu hết các nhà văn, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu sự nghiệp, thường viết về những điều đã xảy ra với bản thân họ, nhưng họ phải thay đổi một ít chi tiết để họ khỏi bị kiện. Nàng nói nhà văn viết về những gì họ biết. Thế nhưng những gì Dostoevsky biết và viết đối với tôi khá nhàm chán. Nếu thiên hạ bảo ông là một nhà văn xuất sắc như vậy, thế thì tại sao tôi đọc truyện ông chỉ mới mấy trang là đã ngủ gà ngủ gật? Tôi tự hỏi người bạn chung phòng “thông minh” nuôi mộng làm nhà văn của tôi sẽ đi đến đâu? Tác phẩm của Minh một khi được in thành sách sẽ ra sao ngoài cái mác “thông minh” theo như bạn gái tôi nhận xét. Carmen nói cũng có lý là tôi không biết gì nhiều về Minh. Tối nay Minh về, tôi phải hỏi Minh nhiều thứ cho khỏi thắc mắc nữa.
Nằm nghĩ ngợi lung tung một lúc, tôi mơ mơ màng màng ngủ quên một lúc đến khi thức dậy bởi chính tiếng ngáy của mình. Tôi thấy Minh đang ngồi ở bàn giấy làm việc với máy tính xách tay và đang mang headphones. Tôi bước tới nghiêng đầu ngó vào màn ảnh. Minh đóng sầm nắp máy tính xách tay và xoay thế ngồi nhìn tôi.
Tôi hỏi, “Bồ đang viết gì vậy?”
- Một truyện ngắn.
- Về cái gì?
- Ernest Hemingway từng nói là nhà văn càng nên nói ít về tác phẩm của mình càng tốt. Minh cười cười đáp và nhìn xuống hai bàn tay với mười ngón mảnh khảnh thon dài. Mái tóc lòa xòa của Minh phủ xuống khuôn mặt. Minh vén tóc và nhìn thẳng vào mắt tôi nói:- Nếu tôi kể cho anh nghe về câu chuyện tôi đang viết thì kể như tôi không thể hoàn tất tác phẩm. Nó là như vậy đó. Minh thở ra và tiếp, “Nói tóm lại là đã kể thì không thể viết.”
Nhìn mặt Minh lúc đó, tôi liên tưởng ngay đến một đứa em họ ốm yếu con của cô tôi ở bên Úc. Tự dưng tôi cảm thấy mình cư xử với Minh hơi quá đáng. Tôi cảm giác miệng tôi khô và vị đắng trong cổ họng. Tôi thấy Minh ngây thơ chân thật. Tôi thấy Minh có hề muốn chiếm đoạt bạn gái của tôi đâu. Irene và tôi khắn khít đã mấy năm nay. Tôi lên tiếng phân trần:
- Tôi không có ý định tò mò. Tôi… xin lỗi.
Coi như ngày hôm nay, tôi đã xin lỗi Minh hai lần. Tôi đến tủ lạnh lấy ra hộp fromage hiệu La Vache Qui Rit Con Bò Cười, tôi vớ chai nước lọc tu một ngụm xong ngồi xuống giường Minh và hỏi:
- Bạn có truyện nào đã viết xong cho mình coi được không? Irene luôn khen bạn.
Quá khen. Chính nàng mới là người có tài. Minh nói và hất tóc, “Nếu anh thích, tôi sẽ in ra một truyện đưa anh xem.”
Minh nhìn đồng hồ, xong lật đật bỏ cái láp tóp vào túi đeo vai rồi vội vã tiến ra cửa vừa nói: “Hội thảo!”
* * *
Cả buổi tối tôi ngồi trong quán bia với hai thằng bạn quỷ sứ Carmen và Rick, cái quán nằm trên đường Steeles gần ngã tư Steeles với Weston Rd. do vài cựu sinh viên khoa kinh doanh của trường hùn vốn làm chủ và rất đông khách. Chúng tôi vừa uống vừa chơi bi-da cả mấy tiếng đồng hồ cho đến khi thằng nào cũng đánh lạng quạng và hết hứng nên lội bộ ra về ký túc xá.
Khi đi ngang qua thư viện, tôi tình cờ nhìn vào thấy rõ ràng Minh và Irene đang ngồi cạnh chụm đầu nhau tại một bàn học gần cửa sổ. Tôi nghĩ hai mái đầu quá gần như vậy thì tóc của họ làm sao khỏi hút nhau vì tĩnh điện.
- Này, Có phải Irene và thằng khùng ngồi đó không? – Carmen hỏi.
Rick đấm vai bạn nói:
- Tại sao mày cứ gọi nó là thằng khùng? Mày mới khùng.
Carmen đau la oai oái và đấm lại rồi lăn rai cỏ vật nhau, trong khi tôi lo ngó Minh nói gì đó và Irene cười ngửa mặt. Dưới ánh đèn huỳnh quang, da của hai người đều nhợt nhạt trắng như nhau. Bên trong thư viện, Irene lại đứng bên cửa sổ nhìn ra và Minh cũng theo đứng kế bên nàng. Minh đặt tay lên vai Irene. Tôi thấy như vậy đã đủ.
- “Thôi đi lẹ tụi bây ơi!”, tôi hối hai thằng bạn. Đầu óc tôi nghĩ ngay đến cảnh tượng Irene và Minh bỏ đi qua miền Nam Mễ Tây Cơ nắng ấm sống trong một mái nhà lợp lá ven bờ biển để cùng nhau hoàn tất một quyển tiểu thuyết. Tôi đi lạng quạng và suýt nữa tôi chúi người vào một chiếc xe đậu bên đường. Thằng Rick cũng xốc nách tôi một bên đi về đến phòng và cả ba chúng tôi nằm lăn ra sàn. Thằng Carmen nói:
- Ê, thằng khùng cướp bạn gái của mày đó. Mày muốn tụi tao đánh gãy giò nó không? Xong khiêng nó bỏ vô cốp xe. Ủa quên! Tụi mình đâu có xe.
- Không có xe thì bỏ nó vô tủ áo cũng được, thằng Rick nói.
- Tụi khùng điên thích ngủ trong quan tài hơn, Carmen nói thêm.
Con người lương thiện của tôi vực dậy và tôi bênh vực người bạn cùng nòi giống:
- Tụi bây có biết tên Minh trong tiếng Việt của tao có nghĩa là gì không? Minh là sáng, là thông minh, là “Brilliant” hiểu chưa? Chính Irene cũng nhận ra điều đó nên luôn miệng khen Minh là “brilliant”.
– Thông minh hả? Để coi nó thông minh chỗ nào! Carmen bò đến bàn của Minh và giật mở ngăn kéo bàn học. Tất cả mọi thứ rơi ra trên sàn nhà, những cuốn sổ agenda và hàng chục các tờ nốt gấp nhỏ. Carmen ném mấy tờ cho Rick và nói “Mày mở tờ này ra xem thằng khùng nó viết cái gì.”
Thằng Rick vâng lời. Đó là một đề cương cho lớp lịch sử nghệ thuật. Tờ thứ hai là một tờ thông báo cho một đêm trình diễn tự do tại hiệu sách trong trường. Thằng Rick nhận xét:
- Đây chỉ là tào lao bình thường chứ chẳng có gì bí mật.
- “Lục tiếp coi!”, Carmen đưa cho Rick một quyển agenda sau khi đã lật sơ qua để xem có cái gì giấu trong đó không. Một miếng ngăn trang rơi ra rớt xuống sàn nhà.
Carmen cũng ném cho tôi một quyển nói: “Xem chơi mày!”
Tuy chẳng muốn nhưng tôi cũng tò mò lật xem. Quyển agenda chủ yếu là các bản vẽ truyện tranh có mẩu đốithoại và rất nhiều thanh kiếm và lửa. Các nhân vật đều lấy từ trò chơi video. Minh đánh dấu những quyển sổ bằng chữ số La Mã.
Một quyển notes khác chứa đầy những hình vẽ vòng tròn màu vàng và màu đen với những khuôn mặt cười hoặc cau có. Mỗi trang đều có một hàng khuôn mặt trong các kết hợp khác nhau của những nụ cười và cau mày. Cái này mới là lạ. Tại sao anh lại làm thế? Hay là Carmen nói đúng rằng Minh có vấn đề về tinh thần? Tôi hơi hoang mang nên chộp lấy một quyển notes khác và thấy trọng tâm của Minh đã thay đổi. Bây giờ Minh bị ám ảnh với một cô gái. Có những bài thơ giống như lời bài hát vì có chữ viết hợp âm bên trên, nghe có vẻ như một bài tình ca nói lên thứ tình yêu đánh mất. Tôi ngước lên nhìn thì thấy Carmen đã cầm một nắm tờ notes rời đã bị xé vụn và đi ra hành lang để đến phòng tắm chung. Nó bỏ nắm giấy vụn xuống bồn cầu. Tôi nghe tiếng giật nước và tiếng nó nói lớn: “Xuống cống mà thông minh!” Tôi quá ngỡ ngàng, chưa biết phải phản ứng ra sao, nửa như bị lôi cuốn theo hai thằng bạn quỉ quái, nửa như muốn bảo vệ đồ đạc riêng tư của người bạn cùng phòng đang bị xúc phạm, xúc phạm Minh và dường như xúc phạm cả tôi.
Dường như chúng nó đã làm cho cầu nghẹt. Tôi nghe tiếng thằng Carmen chửi thề và tiếng thụt cầu nghẹt, tiếp theo là tiếng của một sinh viên nào khác cười chế nhạo. Thằng Carmen nổi khùng rồi. Nó trở lại phòng chộp lấy túi xà-bông của Minh. Nó bỏ vào mỗi bồn rửa mặt một cục xà-bông và nói: “Đã tới lúc cần làm cho phòng tắm thơm tho”. Nó đọc trên một miếng giấy gói xà-bông: “Ottawa, May 28”.
Tôi đứng dựa lưng vào tường sững sờ bất động, trên tay vẫn còn cầm quyển sổ của Minh có câu thơ lời ca “Hãy quấn người anh bằng dung nham lửa nóng, nếu không bằng chính vòng tay của em…” Tôi nghe hơi mát lạnh của gạch tráng men thấm qua làn áo thun mỏng trên lưng tôi. Tôi thả người ngồi phịch xuống sàn phòng tắm sũng nước, và ngồi với đôi chân tôi duỗi thẳng ra trước, quyển sổ tay của Minh đặt trên đùi tôi. Tôi nâng quyển sổ đưa gần mắt tôi và cố gắng tập trung đọc một bài viết của Minh. Minh chọn đặt cho nó vài cái tựa nhưng đều bôi xóa hết, chỉ chừa một tựa là “Lần Cháy Cuối”. Tôi đọc:
…..
“Thật buồn cười với những thứ bạn chộp lấy khi nhà có hỏa hoạn. Thay vì chộp tiền bạc, giấy tờ quan trọng, hoặc áo quần mặc cho đủ ấm…, trong cơn quýnh quáng, bạn chộp đại một vài món gì đó mà lúc ban đầu nó có vẻ như do sự ngẫu nhiên, nhưng sau đó đã cho thấy nó giá trị rất nhiều đối với bạn.
Khi Minh Tran chạy thoát từ phòng ngủ mù khói, chàng chỉ bọc túm trong tấm drap giường và thùng đàn guitar, một ba lô cũ đựng đầy những quyển sổ tay từ hồi trung học phổ thông, và một bộ sưu tập xà-bông khách sạn mà cha chàng đã mang về nhà sau những chuyến đi công tác xa trong nhiều năm qua.
Đó là tất cả của cải còn sót lại từ thời thơ ấu của Minh, tất nhiên, cộng với bản thân Minh. Sinh mạng của cha mẹ và em gái, ngôi nhà khang trang, bao nhiêu hình chụp và kỷ vật, tất cả đã thiêu rụi trong đám cháy. Thay cho những mất mát to tát đó, còn lại đây, hiển hiện rành rành xương thịt, vết sẹo phỏng trên ngực, mang hình thù gần giống như một chữ ‘S’ gầy ốm như bản đồ của quê hương Việt Nam, một nơi chốn thân yêu của cha mẹ, và của chính mình.
….
Đọc đến đây, tôi cảm thấy ruột gan mình quặn thắt như lúc tôi làm gan tham gia trò chơi roller-coasters nhào lộn. Tôi không thể nào tập trung được nữa. Tôi muốn buồn nôn. Tôi cúi mặt thẫn thờ cho đến khi trong tầm nhìn của tôi hiện ra một đôi chân mang dép màu đen, tôi ngước nhìn dần lên: quần đen, áo sơ mi đen, và… khuôn mặt của Minh. Minh ngồi xuống cạnh tôi, giơ tay ra. Tôi định bắt tay anh, nhưng anh gạt tay tôi ra và nói:
- “Quyển sổ!”
Anh nhìn vết ướt nơi trang bìa. Anh nhìn một lúc, định nói gì đó nhưng lại thôi. Anh đứng lên. Tôi gọi: “Minh!” Minh cúi xuống nhìn tôi, mái tóc dài che phủ gần hết khuôn mặt xanh xao của anh. Tôi nói:
- “Tôi không…”
Tôi bỏ lửng câu nói vì tôi biết phải nói gì đây cho Minh hiểu. Tôi không cố ý? Tôi đã không biết về quá khứ buồn đau của Minh? Tôi nghĩ chẳng biết Minh có phiền không?
Minh không cần nghe tôi phân trần, xin lỗi. Minh lẳng lặng bỏ đi.
Cánh cửa phòng tắm mở toang. Tôi nhìn ra. Irene đang đứng sờ sờ đó, tay chống nạnh. Nàng ném cho tôi một cái nhìn lạ mà tôi chưa hề thấy và cũng sẽ không bao giờ quên. Nàng buông tiếng:
- “Brilliant!”
Phan Hạnh - See more at: http://thoibao.com/2014/01/08/nguoi-ban-cung-phong/#sthash.GtUcOi2J.dpuf

Wednesday, January 8, 2014

TRẦN KHẢI THANH THỦY * VIỆT TÂN


ĐỂ NGỎ
Trần Khải Thanh Thủy

Cười ra nước mắt...


Hóa ra, con người là một sự biệt hóa đến vô cùng, người nọ khác người kia một trời, một vực là vậy. Cho nên tuy cùng có chân trong tổ chức, cùng là vụ trưởng vụ quốc nội (ở hai thời điểm khác nhau) mà hai cách điều hành khác hẳn nhau, như câu chuyện tiếu lâm trong kho tàng dân gian Việt Nam được Cử Tạ biến báo thành thơ vậy:


Thỏ đực cùng gà mái
Sống chung trong khu rừng
Tình bạn rất trong sáng
Thắm thiết đến vô cùng

Thường ngày thì gà mái
Giặt giũ và nấu ăn
Còn thỏ thì vác súng
Vào trong rừng đi săn
Ở nhà cơm gần chín
Gà nhảy lên miệng nồi
“Rặn” vào một quả trứng
Đợi thỏ về cùng xơi
Thỏ ăn cơm với trứng
Miệng tấm tắc khen ngon
Hỏi gà cách tạo trứng
“Rặn” làm sao cho tròn?

Gà thật thà bày cách:
“… Cứ thế, cứ thế thôi
Mình cứ chờ cơm cạn
Rồi nhảy lên miệng nồi…”
Thỏ nghe chừng thích chí
Hôm sau đòi ở nhà
Giặt giũ và nấu nướng
Đi săn - phần bạn gà
...Thỏ rình cơm cạn nước
Cố làm theo lời gà
Cong mông lên và “rặn”
Một “quả trứng” kỳ khôi
Gà vừa về đến ngõ
Thỏ chạy ra lôi vào
Rồi nhanh tay mở nắp
Khoe món “trứng” tuyệt vờiVừa nuốt được nửa miếng
Gà rú lên thất thanh
Và ói ra liên tục
Cả mật vàng, mật xanh

Qua lần kinh hãi ấy
Thỏ , Gà vĩnh biệt nhau
Không bao giờ chung sống
Kể từ đó về sau!


Khi “gà mái” bực tức bỏ đi khỏi “cánh rừng” Việt Tân rồi, thời của mình cũng chấm dứt. Nồi cơm – là các bài viết của mình không được “gà mái” đẻ vào quả trứng vàng thơm phức cho cộng đồng nữa mà thay vào đó là một gã thỏ đực...cong mông rặn...

Đời trớ trêu là vậy, mình ngạc nhiên và luống cuống biết bao nhiêu khi nhận được lá đơn xin ra khỏi đảng cũng là khỏi chức vụ ủy viên trung ương đảng của anh...Vì nhân cách bị tổn thương , vì niềm tin đổ vỡ, anh vứt bỏ hết cả quãng đời 30 năm tuổi đảng cùng đồng lương khó nhọc sau nửa cuộc đời cống hiến và hy sinh( đến mức mất cả vợ và con), để lặng lẽ ra đi, đầu không ngoảnh lại, mặc sau lưng mình khóc vơi đầy. 
Mình bắt đầu có ý thức “phản kháng” từ ngày đó, đêm không ngủ của anh cũng là những đêm trăn trở, trằn trọc của mình đến sáng. Rõ ràng , chỉ vì sự sai và “trật” của các “chém” hữu ( cứ khăng khăng công khai hóa Việt Tân trong quốc nội), đến nỗi cả một loạt đảng viên bị bắt. Không cam tâm nhìn các hạt vàng, thóc giống do tổ chức mất bao nhiêu công sức vun vén tạo dựng được, rơi vào tay đảng cộng sản, anh “ ngậm một nỗi oán hờn trong tim óc” để bỏ mình lại, sau bảy năm trời gắn bó, khăng khít. Một cây lớn rời đi, cả khoảng trời trống vắng, dù bao nhiêu cây nhỏ bên cạnh cũng không lấp kín được khoảng trống trong lòng mình do anh để lại.

Tư tưởng là hạt giống của hành động , khi mầm “phản kháng” đã cựa quậy, gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển thành mầm, nảy chồi, đâm rễ rồi thành cây xum xuê tươi tốt. Bằng cảm nhận , linh giác nhạy bén và nhanh tắp lự , mình biết sớm muộn rồi mình cũng có ngày theo anh. Chỉ không ngờ là nó đau đến thế. Có lẽ trong tình yêu, phải có chất ảo người ta mới say nhau được. Khi tình yêu biến thành hôn nhân, bị những viên đá thực tế ném xuống khiến lớp men hạnh phúc mỏng manh tan vỡ, lập tức người ta buộc phải nhìn thẳng vào sự thực và một điều không tránh khỏi là các cuộc cãi vã, lục đục, không hài lòng nổ ra, khiến mầm phân rã theo thời gian ( thông qua các sự kiện đau lòng), tăng vọt. Mình cũng vậy, 7 năm trời trong nước, thử thách, thể hiện lòng chung thủy, tin tưởng rạng ngời của mình qua ngọn lửa đấu tranh, cũng là qua hàng nghìn trang viết , hàng trăm cuộc trả lời phỏng vấn lớn nhỏ, để thể hiện tình yêu của mình với tổ quốc, với nhân dân. 
Bị cộng sản hành đủ mọi thứ, mà sức một người khó vượt nổi (nếu không có sự yểm trợ từ phía cộng đồng, tổ chức) ... mình đã được cả đại gia đình Việt Tân yêu quý, nâng đỡ, tiếp sức, hy vọng mình sẽ thành quả bom tấn nổ giữa lòng cộng sản để tạo thanh danh cho đảng... Về “nhà chồng” rồi, vừa chân ướt, chân ráo, mắt nhắm mắt mở, chưa kịp làm quen với hai bên nội ngoại và các thành viên trong nhà, thì hai ông anh cả (hai ủy viên trung ương đảng) là anh Nguyễn Hải và bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đã bỏ đi, còn trước đó -53 chiến hữu cốt cán của đảng (những con người thực sự tài cao, đức trọng) cũng lặng lẽ ra đi (Chưa kể lần vỡ đảng lớn nhất từ 1987 do anh Phạm văn Liễu “đầu têu”. Tưởng không một hồi âm, tiếng vọng mà thực sự là vết dao cào trong ký ức mỗi đảng viên Việt Tân hiện tại, đặc biệt là người nhạy cảm như mình. 
Tái tê nhất là trong lần ra mắt bà con đầu tiên ở Nam Cali, nghe mình trịnh trọng cám ơn Việt Tân, một số hàng ghế phía sau bị bỏ trống
Buổi tối, vào phòng ghi hình của báo người Việt , phóng viên Ngọc Lan hỏi:-Xin chị xác nhận lại, chị có phải là thành viên của đảng Việt Tân không?
Mình tự tin lật bông hoa mai màu xanh cài trên cổ áo( Biểu tượng của Việt Tân ) chĩa về phía ống kính đáp:
- Vâng, Việt Tân là sự lựa chọn của tôi,...
Ngay sáng hôm sau, anh Tuyển – trưởng ban bạn đọc, người chuyên nhận bài viết cũng như chuyển tiền, thư cho mình, gọi điện thoại hẹn gặp rồi dúi vào tay mình một phong bì và bảo:
- Đây sẽ là tháng lương cuối cùng của cô, tôi làm ở đây tôi biết. Người Việt không thích dây dưa với đảng phải , đặc biệt là Việt Tân 
Cả khoảng trời mênh mông huyền ảo đổ ập trước mặt, đường xá như lộn ngược , quay mòng mòng: Lẽ nào đây lại là sự thực? Từ đầu tháng 2 /2008, khi mình vừa rời khỏi nhà tù nhỏ lần thứ nhất, được chị Bích Huyền kê ghế cho ngồi, mình đã được hưởng lương 400 USD một tháng( cao gấp đôi Việt Tân). Hơn một năm sau, mải mê với lý tưởng của mình, viết bài cho trang nhà Việt Tân rồi VNN, dân lên tiếng, tin tức hàng ngày ( cũng của Việt Tân) viết cho người Việt chỉ là phụ, đối phó, nên chỉ còn 200 $ ( Cho đến khi ngồi tù vẫn được hưởng khoản lương này). Cứ tưởng ra tù có cơ hội trả cái ơn sâu nặng của người Việt với mình suốt 21 tháng trời , ai ngờ ...
Sau đó , biết bao nhiêu bàn tay thân thiết trong Cộng đồng xòe ra vẫy gọi, cho ăn ở miễn phí, cho hưởng mọi đặc quyền đặc lợi, từ chi phí chữa bệnh, xe cộ v.v chỉ với điều kiện duy nhất: “ Ra khỏi Việt Tân”...Khiến mình giận tím mặt, cắt phăng mối quan hệ ( khiến người ta phải lạ lùng vì cách cư xử “có một không hai” của mình ):
“Hôm trước chị chị, em em,
Hôm sau đã lại chẳng xem ra gì”.



Cả ông anh rể mình cũng vậy, lần đầu sang Houston, hai chị em gặp nhau mừng mừng tủi tủi , trước đó chị đã tự hào về sự bừng ngộ chuyển biến trong tâm hồn mình bao nhiêu (khi làm trong hãng, những người bạn của chị cứ nhắc tới tên mình với một sự ngạc nhiên xen lẫn cảm kích, thương yêu quý trọng), coi mình như một bông hoa mọc giữa rừng gươm giáo dùi cui của cộng sản, nên háo hức lắm, vừa nghe tin mình đến đã lặn lội tìm gặp . Hai chị em ôm nhau sau 10 năm trời xa cách , chị tíu tít mời mình về nhà bằng được...Chỉ vì câu nói “hớ hênh” của anh rể: “Việt Tân là em việt cộng” làm cảm xúc tâm hồn mình tụt xuống tận...đất , nhiệt tình xuống dưới độ âm, lạnh tanh máu huyết, kiên quyết không thèm về nhà chị nữa mà ở lại sinh hoạt cùng anh chị em luôn, làm chị hụt hẫng, hờn lẫy (vì đã sắm sửa giày dép, quần áo, quà cáp đón mình từ mấy hôm trước ) ...
Bây giờ người xúc phạm đến lý tưởng cao cả, sáng ngời của mình lại chính là các...chém hữu, cấp trên của mình, những người chẳng hiểu quái gì về văn chương chữ nghĩa, cũng như cách quản lý, điều hành , thiếu cả cái tâm, cái tầm và sự trung thực, dũng cảm khiến những thành kiến của cộng đồng về Việt Tân và sự ra đi của bao nhiêu người trong tổ chức cứ loang ra mãi, trở thành một vết thương không bao giờ thành sẹo trong hồn cũng không sao gột bỏ được khỏi tâm trí mình.


Thay vì bỏ đi như bao người bất lực, ngao ngán khác , mình không thể cứ chống mắt nhìn gã “thỏ đực” cong mông rặn ...nên đã phát vào mông nó một cái đau điếng , hy vọng nó tỉnh ngộ, đừng bậy vào niêu cơm của người khác như thế( hoặc đã trót bậy rồi phải biết cải chính, xin lỗi). Không ngờ nó oai như cóc, ra lệnh đóng cửa rừng, mặc cả cánh rừng ù xọe, tan hoang như gặp bão, người bênh, kẻ trách , người bảo:
-Bài của bà Thủy chẳng có gì để các ông phải đánh cả, phía quần chúng chỉ có phản hồi tốt đẹp , gửi tiền về hỗ trợ cho bà Nguyễn thị Nga , bà Ngô Thị lộc , dân oan , rồi Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh v.v cả mấy ngàn bạc, như thế là qúa tốt, có lợi cho tổ chức biết bao nhiêu? Biết sai thì phải sửa, sao bỗng dưng xóa password của người ta để cái xảy nảy thành cái ung lớn...
Người bảo:
- Bà ấy láo, từ xưa đến nay, dù đúng dù sai, không ai dám phát vào mông thượng cấp cả, để bà ấy đi cho lãnh đạo Việt Tân khỏi phải giật mình... trước những cái sai của mình. Như người dân Việt Nam mượn thơ dân gian nói:


Một sai làm chẳng nên non
Ba sai chụm lại thành hòn núi sai...


Cứ sai sai lại sai thế này, làm gì Việt Tân chả thành việt teo, thành tổ chức hội họp bù khù với nhau cho vui, cho nhuốm vẻ yêu nước thôi chứ canh tân, đấu tranh gì?


Trần Khải Thanh Thủy


CHÂU HIỀN LY * CẢ NƯỚC BỊ LỪA

CẢ NƯỚC BỊ LỪA
 CHÂU HIỀN LY

 Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của VN so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế trí thức!
  

150 năm đã trôi qua, nhưng bài học này còn nguyên vẹn. Đó là 80 năm nô lệ, 40 năm với 4 cuộc chiến tranh lớn (Pháp, Mỹ, Cam Bốt, Tàu) – trong đó 3 thế hệ liên tiếp gánh chịu những hy sinh khốc liệt, 35 năm xây dựng trong hòa bình với biết bao nhiêu lận đận, và hôm nay VN vẫn còn là một nước chậm tiến.
Thảm kịch của đảng cộng sản thực ra đã bắt đầu ngay từ ngày 30-4-1975. Sự bẽ bàng còn lớn hơn vinh quang chiến thắng. Hòa bình và thống nhất đã chỉ phơi bày một miền Bắc xã hội chủ nghĩa thua kém miền Nam, xô bồ và thối nát, về mọi mặt. “Tính hơn hẳn” của chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành một trò cười. Sự tồi dở của nó được phơi bày rõ rệt cùng với sự nghèo khổ cùng cực của đồng bào miền Bắc.

Nhìn lại sau hơn nữa thế kỷ dưới chế độ CS, hàng loạt các câu hỏi được đặt ra :
_ Năm 1954 sau khi thắng Pháp, tại sao hơn 1 triệu người Bắc phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn di cư vào miền Nam ?
_ Sau năm 1975 , tại sao dân miền Nam không ồ ạt di cư ra Bắc sinh sống để được hưởng những thành quả của CNXH mà chỉ thấy hàng triệu người Bắc lũ lượt kéo nhau vào Nam lập nghiệp ?
_ Tại sao sau khi được “giải phóng” khỏi gông cùm của Mỹ-Ngụy, hàng triệu người phải vượt biên tìm tự do trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông ?
_ Tại sao nhân viên trong các phái đoàn CS đi công tác thường hay trốn lại ở các nước tư bản dưới hình thức tị nạn chính trị ?
Tất cả những thành phần nêu trên, họ muốn trốn chạy cái gì?
_ Tại sao đàn ông ?của các nước tư bản Châu á có thể đến VN để chọn vợ như người ta đi mua một món hàng?
_ Tại sao Liên Xô và các nước Đông âu bị sụp đổ?
_ Tại sao lại có sự cách biệt một trời một vực giữa Đông Đức và Tây Đức, giữa Nam Hàn và Bắc Hàn?
Tại sao nước ta ngày nay phải quay trở lại với kinh tế thị trường , phải đi làm công cho các nước tư bản?
_ Tại sao các lãnh tụ CS lại gởi con đi du học tại các nước tư bản thù nghịch?
Hỏi tức là trả lời, người VN đã bỏ phiếu bằng chân từ bỏ một xả hội phi nhân tính . Mọi lý luận phản biện và tuyên truyền của nhà nước cộng sản đều trở thành vô nghỉa.

Sự thực đã quá hiển nhiên nhưng đảng cộng sản không thể công khai nhìn nhận. Họ không thể nhìn nhận là đã hy sinh bốn triệu sinh mệnh trong một cuộc chiến cho một sai lầm. Nếu thế thì họ không còn tư cách gì để nắm chính quyền, ngay cả để hiện diện trong sinh hoạt quốc gia một cách bình thường.

Nhìn nhận một sai lầm kinh khủng như vậy đòi hỏi một lòng yêu nước, một tinh thần trách nhiệm và một sự lương thiện ở mức độ quá cao đối với những người lãnh đạo cộng sản. Hơn nữa họ đã được đào tạo để chỉ biết có bài bản cộng sản, bỏ chủ nghĩa này họ chỉ là những con số không về kiến thức. Cũng phải nói là trong bản chất con người ít ai chịu từ bỏ quyền lực khi đã nắm được.

Thế là sau cuộc cách mạng long trời lở đất với hơn ba chục năm khói lửa, máu chảy thành sông, xương cao hơn núi, Cộng Sản Hà Nội lại phải đi theo những gì trước đây họ từng hô hào phá bỏ tiêu diệt. Từ ba dòng thác cách mạng chuyên chính vô sản, hy sinh hơn bốn triệu mạng người, đi lòng dòng gần nửa thế kỷ, Cộng Sản Hà Nội lại phải rập khuôn theo mô hình tư bản để tồn tại .

Hiện tượng “Mửa ra rồi nuốt lại” này là một cái tát vào mặt các nhà tuyên giáo trung ương.

Cách mạng cộng sản đã đưa ra những lý tưởng tuyệt vời nhất, cao cả nhất, đã thực hiện những hành động anh hùng vô song, đồng thời cũng gieo vào lòng người những ảo tưởng bền vững nhất.
Nhưng thực tế chuyên chính vô sản đã diễn ra vô cùng bạo liệt, tàn khốc, chà đạp man rợ lên đạo lý, văn hóa và quyền con người ở tất cả các nước cộng sản nắm chính quyền. Sự dã man quỷ quyệt mánh lới và sự bất nhân khéo che đậy của Cộng sản chưa hề thấy trong lịch sử loài người.
Con người có thể sống trong nghèo nàn, thiếu thốn. Nhưng người ta không thể sống mà không nghĩ, không nói lên ý nghĩ của mình. Không có gì đau khổ hơn là buộc phải im lăng, không có sự đàn áp nào dã man hơn việc bắt người ta phải từ bỏ các tư tưởng của mình và “nhai lại” suy nghĩ của kẻ khác.

Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối , những kẻ mù chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều…
Công dân của nhà nước cộng sản luôn luôn sợ hãi, luôn luôn lo lắng không biết mình có làm gì sai để khỏi phải chứng minh rằng mình không phải là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội.

Cơ chế quyền lực cộng sản tạo ra những hình thức đàn áp tinh vi nhất và bóc lột dã man nhất. Vì vậy công dân trong các hệ thống cộng sản hiểu ngay điều gì được phép làm, còn điều gì thì không. Không phải là luật pháp mà là quan hệ bất thành văn giữa chính quyền và thần dân của nó đã trở thành “phương hướng hành động” chung cho tất cả mọi người.

Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là suy đồi đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống…

Bác và đảng đã gần hoàn thành việc vô sản hóa và lưu manh hóa con người VN (vô sản lưu manh là lời của Lê Nin). Vô sản chuyên chính (đảng viên) thì chuyển sang làm tư bản đỏ, còn vô sản bình thường (người dân) trở thành lưu manh do thất nghiệp, nghèo đói.

Nền kinh tế Việt Nam bây giờ chủ yếu là dựa trên việc vơ vét tài nguyên quốc gia , bán rẻ sức lao động của công nhân và nông dân cho các tập đoàn kinh tế ngoại bang , vay nước ngoài do nhà nước CS làm trung gian .
Huyền thoại giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp do cộng sản Việt Nam dày công dàn dựng đã tan thành mây khói khi giai cấp “vô sản” âm thầm lột xác trở thành các nhà Tư bản đỏ đầy quyền lực và đô la.

Do vậy, lý thuyết CS dần dần mất đi tính quyến rủ hoang dại. Nó trở nên trần trụi và lai căng. Tất cả điều đó đã làm cho các ĐCS trên toàn thế giới dần dần chết đi. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành do vay mượn quỹ tiền tệ Quốc Tế nhưng đạo đức xả hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vủ khí, cảnh sát và hơi cay chỉ là muổi mòng giửa bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân đã hết niềm tin vào chính quyền.

Học thuyết về xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân, không hơn không kém; đảng nói một đằng, làm một nẻo.
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột” thì chính những đảng viên lại là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người ; đảng nói ” một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản” thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân.

Sở dĩ ĐCSVN còn cố giương cao ngọn cờ XHCN đã bị thiêu rụi ở tất cả các nước sản sinh ra nó vì chúng đang còn nhờ vào miếng võ độc “vô sản chuyên chính” là… còng số 8, nhà tù và họng súng để tồn tại !
Nhân dân đang hy vọng rằng Đảng sớm tự ý thức về tội lổi tầy trời của mình . Đảng sẻ phải thẳng thắn sám hối từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chấp vá một cách trơ trẻn.

Người dân chẳng còn một tí ti lòng tin vào bất cứ trò ma giáo nào mà chính phủ bé, chính phủ lớn, chính phủ gần, chính phủ xa đưa ra nữa. Họ nhìn vào ngôi nhà to tướng của ông chủ tịch xã, chú công an khu vực, bà thẩm phán, ông chánh án, bác hải quan, chị quản lý thị trường, kể cả các vị “đại biểu của dân” ở các cơ quan lập pháp “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà kết luận: “Tất cả đều là lừa bịp!”

Do đó XHCN sẽ được đánh giá như một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử VN. Con, cháu, chút, chít chúng ta nhắc lại nó như một thời kỳ … đồ đểu ! vết nhơ muôn đời của nhân loại.
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng
Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 vần thơ :

“Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa !
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!”


Chẳng lẽ tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế hay sao ? Chẳng lẽ máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp để cuối cùng tạo dựng nên một chính thể đê tiện và phi nhân như vậy ?

Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chổ cho cái xấu?
Một xã hội mà cái xấu, cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc trong khi cái tốt, cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối thì dân tộc đó không thể có tương lai !

Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi.
Châu Hiển Lý
Bộ đội tập kết 1954

NGUYỄN LONG THÀNH NAM * PHẬT GIÁO HÒA HẢO


PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO ?
Nguyễn Long Thành Nam



Các trích đoạn sau là từ tập biên khảo “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của tác giả Nguyễn Long Thành Nam. Trích từ Chương 14: PGHH Dưới Chế Độ VNCH 1956-1963. Các dấu ba chấm (...) là cắt bớt.
Vài nét về tác giả: Ông Nguyễn Long tự Thành Nam sanh năm 1922 tại Bắc Việt, từ trần 1989 ở Calfornia. Vào Nam lúc còn trẻ, ông đã sớm trở thành một tín đồ trung kiên của Ðức Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo và đã hoạt động đấu tranh không ngừng để phụng sự Ðạo pháp và Dân tộc.
● Từ 1946-1955: Tuần tự giữ nhiều chức vụ trong Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng, chủ biên tờ báo Chiến Ðấu, tiếng nói của Quân đội Phật Giáo Hòa Hảo; Ðại diện Phật Giáo Hòa Hảo trong Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc Gia.
● 1956-1963: Lưu vong sang Cao Miên, về nước sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
● 1963-1975: Giữ các chức vụ cao cấp trong Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo. Bên cạnh chức Chánh thư ký Ban Trị sự Trung ương nhiệm kỳ IV, ông cũng phụ trách nhiều chức vụ khác. Được chánh quyền mời tham dự Hội đồng Kinh tế Xã hội Quốc gia với chức vụ Chủ tịch Ủy ban Canh nông.

● 30/04/1975- 1989: Lưu vong sang Hoa kỳ, giúp lập Văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo Hải ngoại, lập Việt Nam Dân Chủ Xã hội Ðảng Hải Ngoại. Cùng một số thân hữu đã nghiên cứu, xuất bản một số tác phẩm nghiên cứu Anh ngữ về đề tài VN và Phật Giáo Hòa Hảo.
● Ông Nguyễn Long Thành Nam từ trần 28/12/1989, sau 1 cơn bạo bệnh tại California.
Ông Nguyễn Long Thành Nam lập gia đình với bà Nguyễn Hòa An và có sáu người con. Tất cả đều thành nhân. Bà Nguyễn Hòa An, trước kia trong thời kháng chiến, là liên lạc viên của Ðức Huỳnh Giáo Chủ.


CHƯƠNG 14


PGHH DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CÔNG HOÀ 1956-1963


...Từ thời điểm 1956, Phật Giáo Hòa Hảo bước vào một giai đoạn mới, gọi là “nằm im chịu đựng”, dù không biểu lộ thái độ hay có hành động chống đối ra mặt, nhưng rõ ràng là bất hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm...
...tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã cảm thấy bị uy hiếp, đàn áp về tinh thần, bị miệt thị, bị đẩy vào vị trí thất thế trong một chế độ mà họ không còn phương tiện để đối phó...
... Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đây là thời kỳ pháp nạn mà Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu đựng, khá lâu dài.
Phương thức chịu đựng của Phật Giáo Hòa Hảo ở giai đoạn này là phương pháp “chân không”, tạo ra một tình huống trống rỗng, không tổ chức, không giáo hội, không lãnh đạo, không sinh hoạt...

... Năm 1955, để nối tiếp các hoạt động Dân Xã, ông Phan Bá Cầm và Nguyễn Bảo Toàn đứng đơn xin hợp thức hóa Đảng trở lại, nhưng chỉ ít lâu sau đó cũng bị chánh quyền Ngô Đình Diệm khủng bố, và phải rút vào bí mật, các lãnh tụ kẻ bị giết, người bị đày ra Côn Đảo.
Ông Nguyễn Bảo Toàn, Tổng Bí thơ Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng thành hình ngày 28-4-1955 để cứu nguy ông Ngô Đình Diệm, giúp ông có thế lực đối phó với Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia trong cuộc tranh chấp gay go năm 1955. Ngay bữa xảy ra giao tranh giữa quân đội quốc gia và quân lực Bình Xuyên, Hội đồng Nhân dân Cách mạng ra đời, với thành phần:


Nguyễn Bảo Toàn, Chủ tịch; Hồ Hán Sơn, Phó Chủ tịch; Nhị Lang, Tổng Thơ ký; và một số nhân vật khác.
Hội đồng này quả đã cứu ông Ngô Đình Diệm trong một tình thế hiểm nghèo. Nhưng chỉ ít lâu sau, Hội đồng này lại là nạn nhân bị chế độ ông Diệm khủng bố. Ba nhân vật chính yếu của Hội đồng nói trên, thì ông Nguyễn Bảo Toàn phải lưu vong sang Mỹ, ông Nhị Lang lưu vong sang Cao Miên, còn ông Hồ Hán Sơn ở lại bị giết trong một trường hợp mờ ám rất đau lòng...

... ông Toàn cũng bị mật vụ của ông Diệm bắt giam và thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao bố cột lại quăng xuống sông, mất xác, không biết đâu mà tìm nữa...
...Một vụ thảm sát khác đã làm cho Phật Giáo Hòa Hảo mất đi năm cán bộ cao cấp, và cũng là một vụ điển hình rõ ràng nhứt của chánh sách tiêu diệt cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bởi mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm. Tầm quan trọng của vụ thảm sát này rất lớn, làm cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mất hết chút cảm tình mong manh còn sót lại đối với chế độ.





Đây là một cuộc tấn công táo bạo vào Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, và vào cá nhân Đức Ông Huỳnh Công Bộ thân sinh của Huỳnh Giáo Chủ. Bốn người bị giết là các cán bộ cao cấp, cộng sự viên thân tín của Đức Ông, và được mặc nhiên xem như bộ tham mưu của Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo.

Vào khoảng giữa năm 1962, bốn cán bộ: Trần Văn Tập, Lê Hoài Nam, Huỳnh Thiện Tứ, Huỳnh Hữu Thiện, và một người lái xe, cùng đi trên một chiếc xe nhà của Đức Ông, từ Thánh Địa Hòa Hảo lên Saigon. Họ bị bắt đem đi mất tích.
Từ đó về sau, không có tin tức nào của họ, cũng không biết ai bắt, vì tội gì, giam giữ tại đâu. Trong không khí nặng nề của khủng bố, và trong màn lưới khủng khiếp của mật vụ, các trại giam mọc thêm rất nhiều, và bí mật, cho nên các nỗ lực tìm kiếm tung tích những người bị bắt đều vô hiệu quả.

Chỉ sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ vào ngày 1-11-1963, các tin tức bưng bít trong các trại giam, nhà tù, khám đường, và cơ sở mật vụ, được lọt ra ngoài, do chính những người đã bị bắt giam, bị tra tấn. Nhờ phối kiểm các nguồn tin tức cá nhân này, phía Phật Giáo Hòa Hảo mới khám phá ra được manh mối và diễn tiến sự mất tích của chiếc xe hơi và năm người trong đó...
...Trên bình diện pháp lý, đạo Dụ số 10 là một văn kiện pháp lý thể hiện sự bất công tôn giáo. Theo đạo Dụ số 10, các tôn giáo Việt Nam bị xem như hiệp hội, với quy chế sinh hoạt giới hạn của hiệp hội, ngoại trừ Thiên Chúa Giáo. Tinh thần điều 44 miễn trừ Giáo hội Thiên Chúa Giáo, không bị chi phối bởi Dụ số 10, và ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô”. Như thế, Thiên Chúa Giáo được xem là giáo hội (một tôn giáo), còn các tổ chức tín ngưỡng khác ở Việt Nam chỉ là những hiệp hội, ngang hàng với các loại hội hè tương tế...

...Trên bình diện quyền lực, chánh sách của chế độ biệt đãi người có theo đạo Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là trong tổng số chín sư đoàn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thì bảy sư đoàn trưởng là tín đồ Thiên Chúa Giáo, trong số 47 tỉnh trưởng ở Miền Nam, thì 36 vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều sĩ quan đã xin theo đạo để có thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đời mình.
Trên bình diện tài sản và phương tiện, Thiên Chúa Giáo thủ đắc những tài sản khá quan trọng nên có nhiều phương tiện để thiết lập các cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ và truyền đạo: Các tiểu Chủng viện, đại Chủng viện, cơ sở xã hội văn hóa, các hệ thống trường tư thục Taberd, Lasan tiểu, trung và đại học, về số lượng cũng như phẩm chất vượt xa các tôn giáo khác.


Luật cải cách ruộng đất ban hành năm 1957 đã có một khoản đặc biệt rằng “tài sản của Giáo hội Công Giáo không bị chi phối bởi luật này”, có nghĩa là: trong khi các điền chủ phải bị truất hữu ruộng đất để bán lại cho quốc gia dùng cấp phát cho người cày có ruộng, thì những đất ruộng của Thiên Chúa Giáo không bị truất hữu, vẫn là tài sản nguyên vẹn của Giáo hội Thiên Chúa Giáo...

...Trong một hoàn cảnh như thế, Phật Giáo Hòa Hảo suốt chín năm dưới chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, ở một ví trí thất thế, thiệt thòi về mọi mặt, trên các bình diện và lãnh vực.
(Nguồn: http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-4171_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/)

PHAN ĐẮC LỮ * PHONG TRÀO NHÂN VĂN - GIAI PHẨM

PHAN KHÔI VÀ NHỮNG NGƯỜI TRONG PHONG TRÀO NHÂN VĂN - GIAI PHẨM BỊ ĐÀN ÁP NHƯ THẾ NÀO?.

Phan Đắc Lữ 
   (ý kiến phát biểu nhân cuộc tọa đàm về quyển sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG của PHAN AN  SA ngày 18 tháng 8 năm 2013)
             Kính thưa quý bà con tộc PHAN làng Bảo An .
             Kính thưa quý khách .
 
Hai vợ chồng cụ Phan Khôi
      Trong buổi tọa đàm về quyển sách NẮNG ĐƯỢC THÌ CỨ NẮNG của
anh Phan An Sa hôm nay,[ 18-8-2013] tôi sẽ không bàn về tài năng ,đạo đức  và nhân cách của cụ Phan Khôi trong lĩnh vực báo chí và văn chương .Việc ầy để nhường cho những nhà học thuật , những nhà phê bình văn học nghệ thuật uyên bác. Ở đây tôi chỉ xin  nêu ra một số hành động đàn áp và đối xử của chính quyền C/S đối với những người tham gia vào phong trào NHÂN VĂN - GIAI PHẨM nói chung và với cụ Phan Khôi nói riêng .
 BỐI CẢNH LỊCH SỬ NHỮNG NĂM 1955—1959. Những năm cuối đời của cụ Phan Khôi :
     Những năm từ 1955 đến 1959, một nửa đât nước Việt Nam từ vỹ tuyến17
trở ra với ba sự kiện  “long trời lở đất” xảy ra vô cùng đau thương , tang tóc:                               .   
     1   Cải Cách Ruộng Đất  
     2   Phong trào NhânVăn – Giai Phẩm
     3   Cải tạo Tư Bản  
      Cải Cách Ruộng Đất với hàng trăm ngàn người  bị đấu tố, bị tù  đày và bị giết oan . Hậu quả là lực lượng sản xuất nông nghiệp hùng hậu và năng  động  ở nông thôn bị tiêu diệt hoàn toàn . Nền đạo lý,đạo đức ngàn đời của  dân tộc bị phá vỡ tận gốc : vợ tố chồng , con tố cha, anh em tố nhau … hệ  lụy  đến ngày nay vẫn chưa khôi phuc đươc mà càng ngày càng trầm trọng hơn .
    Vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm là phong trào những văn nghệ sỹ, trí thức trụ cột  trong 9 năm  kháng chiến chống Pháp, rất trung thành với chế độ .Có thể do tác động từ sai lầm trong trong Cải Cách Ruộng Đất ; họ đứng lên đòi  hỏi dân chủ và tự do trong sáng tác văn hoc nghệ thuật mà bị đàn áp , tù đày đến thân tàn ma dại !
     Vụ cải tạo Tư Sản đã triệt tiêu hết nguồn tài sản và nhân lực của guồng máy sản xuất công nghiệp ở Thủ Đô Hà Nội và các thành phố ở miền Bắc    
Việt Nam . Bao nhiêu gia đình tan nát, ly tán ,con cái không đươc học hành.

      Ngững sai lầm đó đã đưa đất nước và nhân dân đến cảnh nghèo đói triền miến suốt 30 năm .  Đến nay, đảng và chế độ đã cho người dân thấy sự sai lầm qua “ đổi mới” : Khôi phục lại chế độ Tư bản !
         Riêng vụ Nhân Văn- Giai Phẩm tôi sẽ nói rõ về một số người mà tôi
quen biết và hiểu biết qua tư liệu văn hoc, báo chí…đã bị chính quyền  C/S dàn áp, vu khống, bôi nhọ nhân phẩm,  tù đày một cách dã man :
         

 1 Nguyễn hữu Đang : Người được cử làm trưởng ban tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình 2 tháng 9 năm 1945 . Sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị đàn áp , tháng 4/1958 Nguyễn Hữu Đang bị bắt trên đường tìm vào Nam. Ngày 19 - 1- 1960 ông bị đưa ra tòa , bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế. Ông đã trải qua các nhà tù từ Hỏa Lò chuyển lên Yên Bái rồi đày qua trại giam Hà Giang. Năm 1973 ông được thả theo diện “đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris” và bị quản chế tại Thái Bình.Những ngày ở Thái Bình ông sồng trong nhà kho của một hợp tác xã , đấy là những ngày đói rách, cơ cực nhất của một nhà văn hóa, môt trí thức lớn của đất nước: Hằng ngày ông  đi sưu tầm bao thuốc lá để đổi cho bọn trẻ con cóc nhái về làm thức ăn!
       Năm 1989  “được phục hồi”. Năm 1990 được trả lương hưu . Năm 1993  
về sống ở Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội cho đến khi mất năm 2007.

 2 HỮU LOAN  (Tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim bất tử) Sau năm 1954
Hữu Loan về lại Hà Nội , làm việc trong tòa soạn báo Văn Nghệ. Cuộc đời ông chuyển biến trong giai đoạn 1955 --1956 khi xảy ra phong trào Nhân Văn- Giai Phẩm . Chính bài thơ bất tử   “ Màu Tím Hoa Sim”  mà chính
quyền đã buộc tội ông là phản động , ông bị “đánh” tơi bời .Vào năm 1956 ông bỏ Đảng về quê đi cày, đi thồ đá để nuôi con .Theo lời ông kể: “ Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe thồ đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi , đến nỗi tôi phải đẩy xe cut-kit, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đùn hay kéo. Xe cut-kit họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu  cũng  có công  an theo dõi tôi, cho người rình rập sát hại tôi ..Nhưng luc nào cũng có người cứu tôi.”
        Những gì đã diển ra trong cuôc đời ông như là huyền thoại .Thi sỹ Hữu Loan đúng là một đấng trượng phu !  

       3 HOÀNG CẦM : Sau vụ đàn áp nhóm Nhân Văn –Giai Phẩm ,Hoàng Cầm tuy không bi đi tù nhưng ông bị khai trừ ra khỏi Đảng , khai trừ ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam.Tât cả các tác phẩm văn học của Hoàng Cầm bị cấm xuât bản.Trong các bài “đánh” Hoàng Cầm bọn bồi bút luôn luôn dùng hai chữ “đồi trụy” nhằm vào đời tư của ông : Vì ông nghiện thuốc phiện và có nhiều vợ, vi ông là một thi sỹ lãng mạn, đa tình . Sau khi bị kỹ luật , ông về  sống với bà Lê Hoàng Yến, một cựu hoa khôi đất Hà thành ở 43 Lý Quốc
Sư Hà Nội. Những năm sống bị quản chế, ông làm đủ mọi “ nghề” : Đẩy xe ba gác chở vật liêu. Nhưng, một nhà thơ chuyên cầm bút nhẹ nhàng đôi tay làm sao mà đẩy xe ba gác được! Ông bỏ“nghề”. Sau đó chuyển sang viết thuê.    Ông viết thuyết minh cho flim đèn chiếu của Xưởng flim Đèn Chiếu  thuộc bộ Văn Hóa, một loại flim từng ảnh một bất động và đọc  lời  thuyết  minh.
       Tuy ông không bị đi tù vì tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm, nhưng lại đi     tù vì một vụ án khác : Từ năm 1959 đến năm 1960 ông sáng tác tập thơ VỀ KINH BĂC.Về Kinh Bắc là một kiệt tác của đời thơ ông. Những năm 60-61 tôi được vinh hạnh gặp và quen thân ông . Ông xem tôi như  một  người  em, một người bạn thơ vong niên [ông hơn tôi 15 tuổi ] Những đêm thứ Bảy Chủ nhật ông hay rủ tôi ra thị xã Phủ Lạng Thương , Bắc Giang [ những năm đó tôi công tác tại nhà máy Phân đạm Bắc Giang] hay ra ga Hàng Cỏ Hà nội, đi lang thang suốt đêm, uống chè chén ở những quán cóc vỉa hè và ngâm cho tôi nghe những bài thơ trong tập thơ Về Kinh Bắc. Trong đời , tôi chưa bao giờ nghe một giọng ngâm thơ nào hay như giọng ngâm thơ của Hoàng Cầm  Cho nên ông dược mệnh danh là “Con Oanh  Vàng Kinh Bắc”.
 Năm 1982, do ông sơ suất, bị chính quyền C/S phát hiện ra tập thơ Về Kinh Bắc. Họ gép tội ông phán động, chống lại chế độ , bỏ tù ông 18 tháng. Trong vụ án nầy co nhiều người liên lụy . Sau khi được thả về, ông bị bệnh tâm thần . Vợ con ông cũng bị vạ lây : gia đình sống trong cảnh đói nghèo, túng quẩn. Hằng tháng ông phải lên trình diện chính quyền để được cấp 12 cân gạo. Vợ ông, bà Lê Hoàng Yên mất năm 1985. Năm 1988 ông “được phục hồi”.Tập thơ Về Kinh Bắc được xuất bản. Ông mất năm 2010, để lại cho đời môt khối lương thơ văn đồ sộ, rât có giá trị .                                            

  4 TRẦN DẦN - Nguyên nhân xuất phát phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm bắt nguồn từ quân đội . Những người chủ xướng trong đó có Trần Dần .         
      Trong trường ca NHẤT ĐỊNH THẮNG có mấy câu :
           “ Tôi bước đi
                                Không thấy phố
                                                   Không thấy nhà
            Chỉ thấy mưa sa
                                   Trên màu cờ đỏ 
      Vì những câu thơ trên, kết hợp với cuốn nhật ký ghi chép lại những cảnh đấu tố hãi hùng trong Cải Cách Ruộng Đất, kết hợp với việc ngày 16-5-1955
ông làm đơn xin ra khỏi Đảng , xin ra khỏi quân đội . kết hợp với việc ông
tham gia tất cả các báo Nhân Văn và Giai Phẩm , cho nên ông bị ghép vào
tội phản động , làm gián điệp , chống Đảng , chống chế độ . Tháng 2 năm
1956 ông bi bắt cùng với Tử Phát ở Bắc Ninh , bị giam trong hầm kín . Sau
đó , ông và một số ít người nữa , làm bản tự kiêm điểm , nhận tội , xin Đảng khoan hồng để được an thân . Nhưng , với một người lãnh đạo văn nghệ và cầm đầu cuộc đàn áp Nhân Văn – Giai Phẩm một cách tàn bạo , chỉ biết:   “…Thương cha , thương mẹ , thương chồng    -   Thương mình thương một ,    thương ông [Stalin] thương mười “     thì  làm sao  có  thể  thương  được Trần Dần và  những  người  chống  Đảng , chống chế độ . Rốt cuộc lại, ông vẫn phải sống bĩ cực đến mãn đời . Ông mất ngày 7 tháng 1 năm 1997.                                                                                                                               
       Trên đây là bốn nhân vật trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm tôi nêu
ra sơ lược làm điển hình, làm nền . Còn nhiều người nữa như :  Lê Đạt,  Phùng Cung, Phùng Quán,Tử Phát, Trương Tửu, ThụyAn, Trần Đức Thảo v. v… đều bị kỹ luật  hoặc bị  đi tù nhiều  năm. Vì khuôn khổ bài viết nên không nêu hết được. Trọng tâm trong bài phát biểu hôm nay là nói rõ hơn về sự đàn áp của chính quyền và cách hành xử của mọi người đối với cụ Phan Khôi :
          PHAN KHÔI : Đối với cụ Phan Khôi thì Tố Hữu cầm đầu một “ đạo quân bồi bút ” hùng hậu , không những “ đánh ” như  những  người  trong Phong trào NhânVăn – Giai Phẩm mà còn mở một chiến dịch bão táp, quyết chôn vùi tài năng , thanh danh , đạo đức và lòng yêu nước vô bờ của cụ:
        Trước tiên , nhà văn Nguyễn Công Hoan [Tác giả tiểu thuyết Đống Rác Cũ] “ đánh” cụ bằng một bài thơ Đường luât vừa dở,  vừa tục tiểu , vừa hỗn láo ,  nhân ngày sinh lần thứ 70 của cụ [ 6 -10 – 1957] Bài thơ như sau :
                       Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi !
                       Thọ mi xin chúc chớ hòng ai
                       Văn chương đù mẹ thằng cha bạc
                       Tiêt tháo tiên sư cái mẻ ngoài
                       Lô- đích , trước cam làm kiêp chó
                       Nhân văn , nay đã hit gì voi ?
                       Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục
                       Thêm nhục cơm trời chẳng thấy gai !
                                                Nguyễn Công Hoan
                                        [Tư liệu của Nguyễn Vạn An]    
                                       
        Trong bài TƯỞNG NIỆM VỀ PHAN KHÔI của TRÂN DUY có một đoạn miêu tả lại ngày gia đình cụ bị đuổi nhà tại 51 Trần Hưng Đạo, Hà Hội như sau :  Một buổi chiều tôi đến 51 Trần Hưng Đạo thì gặp cảnh  một quan
chức có quyền lực quát đuổi vợ chồng ông ra khỏi nhà 51 Trần Hưng Đạo.
      Người nầy quát lớn : “ tống cổ thằng già khốn nạn nầy ra khỏi đây!
   
     Vợ ông, bà Huệ ôm chăn màn sách vở ; ông Phan Khôi lảo đảo theo sau.
     Ra cổng gặp tôi , ông chào nói :“ thôi , anh về đi…buồn không cần thiết. Đến buồn mà cũng không cần thiết , kể cả khi bát nước hắt đi vẫn không hớt  lại được.
           Hôm sau tôi gặp lai vị quan chức hôm qua , nguyên là bạn học cùng tôi thời tiểu học ở Quy Nhơn , Bình Định ; tôi hỏi : “ Ăn ở , đói xư với nhau như vậy có quá lắm không ? Nhất là tầm tuổi ông Phan  cũng  ngang  hàng cha chú chúng mình”
          Ông bạn tôi cười nói: “ Cậu có biết chuyện lên đồng không ? Người lên đồng nói những điều không do họ chịu trách nhiệm , họ nói những điều từ thế giới khác ”
          Người bạn của họa sỹ Trần Duy thời tiểu học ở Quy Nhơn mà ai cũng biết đich danh là nhà thơ tài hoa Chế Lan Viên , người gỏi ca ngợi bác Hồ , ca ngợi Đảng , ca ngợi cảnh sống ở nông thôn miền Bắc VN tươi đep mà xã viên mỗi người mỗi tháng được chia 4 - 5 cân thóc . Có lẻ , trong lòng người thi sỹ ấy còn một chút lương tri , nên ông đã sám hối . Trong thơ di cảo , ông ân hận là mình đã làm thơ cổ võ những người lính chết năm Mậu Thân :
                
                        “ Mậu Thân , 2000 người xuống đồng bằng
                           Sau một đêm chỉ con lại có 30 ”  [ Ai ? – Tôi ! ]             
     
            Cũng trong bài Tưởng niệm về Phan Khôi này, cụ Phan Khôi kể cho Trần Duy nghe một mẫu chuyện: Đó là chuyện một nhân vật lão thành cách mạng viết một số bài báo quy cho Phan Khôi cái tội làm tay sai cho bọn mật thám Pháp: Bon Pháp nhét ông dưới gầm bàn của một tiệm ăn ở Sài Gòn- Chợ Lớn để ông Phan theo dõi môt cuộc họp giả trang của tổ chức Đảng .  .         “Tôi kể chuyện ấy không nhằm minh oan , nhưng là để chứng minh sự ngu dốt của người đã bịa ra câu chuyện ấy
          Năm 1958 , tôi có đọc trên báo Nhân Dân , nhà nghiên cứu tuồng cổ Hoàng Châu Ký và trên  tạp chí Văn  Nghệ, nhà văn Đào Vũ bịa đặt , vu cáo cụ Phan Khôi rằng : Mỗi lần ở Sài Gòn về quê , Phan Khôi  ra bãi bồi triền sông Thu Bồn , hể đầu cây ba ton của Phan Khôi cắm ở đâu là đất đó của Phan Khôi . Những người dân làng Bảo An tập kết ở Hà Nôi ai cũng biết đó là bịa đặt, vu cáo , nhưng không ai dám phản đối .
       Còn rất nhiều người : những bạn bè chí thân của cụ như : Tú Mỡ - nhà thơ trào phúng , nhà thơ Thế Lữ , người mà trước năm 1945 dẫn cả một đoàn kịch nói ăn ở nhà cụ cả tháng trời để diển kịch ở sân đình làng Bảo An tuy nhà cụ rất nghèo . Đặt biệt là Hồng Quang , một cán bộ cao cấp không dám ký tên thật , cùng với Phùng Bảo Thạch , Nguyễn Đổng Chi…đồng loạt viết bài bịa đặt , vu khống , nhục mạ cụ một cách hèn hạ !
      Cách đây mấy năm ,tôi có nghe dư luận nói rằng : Cụ Nguyễn Đổng Chi [Thân phụ của giáo sư Nguyễn Huệ Chi]  khi còn công tác ở Ban Văn - Sử -Địa , cụ bị dảng ủy cơ quan ép buộc cụ phải viết một bài “đánh” Phan Khôi .
Nhưng cụ Nguyễn Đỗng Chi là nhà văn hóa lớn ,có đạo đức ,có nhân cách , sau đó cụ ân hận, lương tâm rây rứt, cụ thừơng tâm sự với mọi người : Vì
không cưỡng lại đươc sức ép của Đảng ủy , của chính quyền , cụ đã viết bài
toàn bịa đặt , vu khống một học giả tài giỏi , yêu nước , cương trực , đức độ như cụ Phan Khôi ! Những ngày trước khi  qua đời , cụ có dặn dò lại với con trai là giáo sư Nguyễn Huệ Chi , sau này phải giải oan cho cu , đế linh hồn  cụ được thanh thản nơi suối vàng ![ Viêc nầy đúng sai đến đâu , mong giáo sư Nguyễn Huệ Chi là người trong cuộc , chỉ giáo cho ]
          Trên đây là cách hành xử của những người ngoài xã hội . Còn những việc xảy ra trong gia đình cụ mới là  đau thương , bi đát :  Trong thời gian này, người con trai trưởng của cụ Phan Khôi là anh Phan Thao , [ Đại biểu quốc hội đầu tiên của nước VNDCCH ] đang công tác tại báo Nhân Dân ; hằng ngày anh phải đọc , biên tập, duyệt và cho in những bài báo cố tình suy diển, bịa đặt, vu khống,  bôi nhọ nhân cách cha mình . Thổi bùng lên ngon lửa căm thù đối vơi một người cương trực,  yêu nước như cha mình, lòng anh đau như dao cắt . Anh đọc những bài báo đó mà “tối sầm mặt mũi”. Nhưng, với cái Vòng – Kim – cô - Đảng siết chặt trên đầu, anh không thể nào không cho đăng những bài như thế. Anh biết cha mình đúng hoàn toàn bị oan sai, bị đối xử bất công, nhưng anh không đủ can đảm để đứng về phía chân lý mà bênh vực cha mình ! Vô hình trung , anh đã đứng về phía cái ác, cái vô luân, đồng lõa với chính quyền,  bôi nhọ thanh danh cha mình . Thật  đau thương !  Giống như những gì xảy ra trong Cải Cách Ruộng Đất !
      Sau đây tôi xin trích một vài đoạn trong sách Nắng Được Thì Cứ Nắng
của anh Phan An Sa , người con trai út của cụ Phan Khôi, để thấy rằng, những xung đột trong gia đình cụ Phan Khôi là rất nặng nề :  
            Sau khi Giai Phẩm Mùa Thu –Tập 1 phát hành , trong đó có bài Phê Bình Lãnh đạo Văn Nghệ , các con trai, con gái cụ đọc, giật mình kinh hãi anh Phan Thao đến thăm cha , anh nói :
-         “ Dạ thưa thầy , con biết trong bài Phê Bình lãnh đạo Văn Nghệ ,thầy
nói toàn sự thật và ai cũng hiểu là thầy mong muốn sự việc tốt lên . Sự ngay  thẳng của thầy con làm sao lại không biết ạ ? Nhưng con vẫn lo lắm , lúc nầy nhiều chuyện rất không ổn
         Thật ra là trước ông , anh không dám nói hết được những gì anh định nói .
          Ông nhìn con , tỏ ý không hài lòng . Ông nói :
      -  Anh hiểu như thế là được ! Con lo , thì có cái chi mà lo ? nhiều việc
không ổn thì phải bình tỉnh mà gỡ từng việc một . Muốn gỡ  những việc đó
thì trước hết phải sửa chữa các khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm thì
phải có người chỉ ra các khuyết điểm để mà sửa chữa . Thầy của anh đây là
người chỉ ra các khuyết điểm ấy đấy. Chỉ ra khuyết điểm mà là làm khó cho
các anh sao ?
            Anh Phan Cừ, em kề Phan Thao, sỹ quan cục Quân Báo, Bộ Tổng Tham Mưu, đến thăm cha, bằng ngôn ngữ cuả một quân nhân, anh nói :
       - Ở Bộ Tổng tham Mưu, con làm việc ở cục 2, không biêt nhiều về các
anh làm bên văn nghệ quân đội. Nhưng thưa thầy, đọc Gai  Phẩm  Mùa Xuân hồi đầu năm , con thấy có nhiều bài của anh em văn nghệ sỹ quân đội viết là rất không có lợi cho công cuộc đấu tranh đòi hiệp thương thống nhất đất nước . Chưa chắc thầy đồng ý với con , nhưng con cũng xin nói rõ với thầy như thế .
        Ông nhìn thẳng vào người con trai thứ hai của mình , nói :
    -  Anh nói không có lợi , là không có lợi ở chỗ nào ? Chăc anh cũng đã đọc bài Phê Bình Lãnh Đạo Văn nghệ của thầy rồi và anh cũng thấy không có lợi phải không ? Không có lợi là sợ bên địch nó xuyên tạc , nó lợi dụng ,
phải không ? Chuyện nầy thì tôi đã nói luôn ở trong đó rồi , anh còn nói làm
chi nữa ?
          Cách đây mấy năm , chị Phan Thị Kỹ Khanh [Phan Thị Miều] có viết tập hồi ký NHỚ CHA TÔI PHAN KHÔI trong đó có đoạn chị viết :
          “ Những ngày vui vẻ của cái gia đình mới được sum họp ấy đã qua nhanh , khi cuối năm 1957 , cha tôi bị liên can vụ Nhân Văn – Giai Phẩm ,
đăng nhiều bài bộc lộ những sai trái ,làm giảm  lòng  tin  của  quần  chúng  nhân dân với cách mạng . Sau vụ nầy, ông bị đình chỉ công tác , chuyển đổi chỗ ở rồi nghỉ viêc luôn” .                                                                                                                   
     Qua đoạn văn trên cho ta thấy: Người con gái của cụ Phan Khôi , khác với hai người anh ruột , không thấy cha mình hoàn toàn đúng , bị oan uổn , bị đối xử bất công mà nhận định là cha mình sai trái , đứng hẳn về phía nhà cầm quyền , gay gắt lên án cha mình . Không biết vi thật lòng hay vi bị sức ép nào mà Phan Thị Mỹ Khanh viết đoạn văn trên ? hay viết như thế để được cho in sách ? Nhiều bạn đọc ngưỡng mộ tài năng và kính trọng nhân cách cụ Phan Khôi đã phê phán chị Phan Thị Mỹ Khanh .
        
             Nghĩa tử là nghĩa tận ! Ngày ông mất , ngoài hai bà vợ , con cháu, dâu rể trong nhà; không một ai trong bạn bè , đồng nghiệp , bà con thân tộc , đủ can đảm đến phúng viếng , tiễn đưa Phan Khôi về nơi an nghỉ cuối cùng : Họ sợ bị liên lụy ! Nhà thơ Trần Dần nhờ người mang một vòng hoa đến phúng viếng , bị Phan Thao từ chối . Họa sỹ Trần Duy lấm la lấm lét , mắt trước mắt sau đến nhìn mặt ông Phan Khôi lần cuối cùng được mấy phút rồi lặng lẽ… chuồng ! không dám ngồi lâu , sợ người ta nhìn thấy .             
         Một cổ quan tài gỗ mộc , trên chiếc xe tang màu đen cũ kỹ, có hai con ngựa… còm lọc cọc kéo đi , qua mấy phố phường Hà Nội , ra nghĩa trang Hợp Thiện . Không kèn , không trống , không có một vành khăn trắng nào chít trên đầu vợ con . Người con trưởng cũng chẳng đội rế, chống gậy. Đó là
ngày 17 tháng 1 năm 1959 . Ông nhắm mắt , xuôi tay vào ngày 16 tháng 1
năm 1959 .
             Mười mấy năm sau, nghĩa trang Hợp Thiện bị giải tỏa. Ngày di dời lên nghĩa trang Bất Bạt , Sơn Tây ,vợ con ông Phan Khôi ly tán mỗi người một nơi , không ai biêt có thông báo di dời , ngôi mộ đất của ông bị thât lac.  Người con út của ông là anh Phan An Sa bỏ ra bao nhiêu công sức truy tìm .
Nhưng vẫn không tìm thấy hài cốt cuả cha mình. Phần mộ của ông ở Bạc Hà  khang trang là ngôi mộ gió . Ngày thanh minh , bà con tộc phan lang Bảo đi tảo mộ vẫn đến thắp hương vái ông , để tỏ lòng ngưỡng mộ .  
            Vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm đã lùi sâu vào quá khứ gần 60 mươi năm . Nhũng người tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phâm và những người “ đánh” Nhân Văn – Giai Phẩm hầu hết đã ra người thiên cổ ! nhưng chắc chắn rằng , dưới Suối vàng , không có một người nào được thanh thản tâm hồn . Lịch sử và dư luân đã khẳn định : Nhà cầm quyền , những người lãnh đạo văn nghệ , những bồi bút ăn theo đàn áp những người trong phong trào Nhân Văn – Giai Phâm nói chung và Phan Khôi nói riêng là sai lầm , là tàn bạo.Triệt phá hết lực lượng sáng tác văn học , nghệ thuật của đất nước .
Mấy chuc năm sau  nền  văn học rơi vào bế tắt : Chế Lan Viên sau này sám hối bằng 2 tập thơ di cảo , cho rằng thơ mình là Bánh vẽ . Nguyễn Khải, một cây bút tiêu biểu của Hội Nhà Văn Việt Nam , trong bài Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất” xem giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Hồ Chí Minh là “ Tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.” Và mai sau những tác phẩm văn học của ông chỉ để cho con cháu ông bán cho ve chai !
         Suốt một thời gian dài diển ra cảnh đàn áp những văn nghệ sỹ , trí thức yêu nước trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm cho ta và đời sau thấy rằng :
Chính quyền C/S , lãnh đạo văn nghệ là những kẻ lấy oán mà trả ân ! Giống như trong Cải Cách Ruộng Đât và Cải Tạo Tư Sản .
          Lịch sử đã từng xảy ra những vụ án oan sai .Triều đại nhà hậu Lê , đời vua Lê Thái Tông xảy ra vụ án oan khuất Lệ Chi Viên , đại thi hào Nguyễn Trãi - Thị Lộ cùng với 3 họ bị tru di . Thế nhưng , chỉ 20 năm sau , đời vua Lê Thánh Tông lên ngôi , biết vụ án oan sai , đã ra chiếu chỉ minh oan cho Nguyễn Trãi - Thị Lộ . Thế mà nay, chính quyền C/S sau gần 60 năm , vẫn chưa có một văn bản nào giải oan cho vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm , nói chung và Phan Khôi nói riêng , chỉ âm thầm “ Sửa sai ” bằng cách trao giải thưởng nầy, giải thưởng nọ, cho xuất bản tác phẩm văn học, ra cái vẽ ta đây vẫn đúng đắng ; độ lượng  khoan hồng cho những kẻ lầm đường lac lối . 
           Tôi với cụ Phan Khôi là bà con trong tộc PHAN làng Bảo An , tôi vai em, cùng đời thứ 13 . Sinh sau cụ những 50 năm .Tôi là người rất kính  trọng, ngưỡng mộ tài năng và đức độ của cụ. Cụ Phan Khôi là niềm tự hào của tộc Phan làng Bảo An và là niềm tự hòa chung của dân tọc Việt Nam !
                                                   Sài Gòn , ngày 18 tháng 8 năm 2013
                                                                PHAN ĐĂC LỮ                                                                                                                                                                                                                                              (Bài do tác giả gởi đến viết theo văn phong và quan điểm của tác giả)   

TRẦN VĂN RẠNG * ĐẠO CAO ĐÀI BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO?

ĐẠO CAO ĐÀI BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO?


Trần Văn Rạng


LGT:  Các thông tin sau trích từ Chương VIII trong tập biên khảo “Chân Dung Hộ Pháp Phạm Công Tắc” viết bởi Hiền tài Trần Văn Rạng -- Hiệu trưởng trường Trung Học Phú Khương, Trưởng Nhiệm Văn Hoá và Trưởng Nhiệm Giáo Lý Ban Thế Đạo -- bản điện tử lưu ở kho dữ liệu đaị học University of Sydney, địa chỉ:
Vì viết về cuộc đời của Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc, nên chỉ ghi tới năm 1959. Các dấu ba chấm là cắt bớt cho gọn.


... Khi Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm từ giã ra về, Đức Hộ-Pháp nhắc nhở Thủ-Tướng nhớ sớm quốc-gia-hóa quân-đội Cao-Đài. Thế nên, chánh phủ Ngô Đình Diệm đã ban hành lịnh quốc-gia-hóa quân-đội Cao-Đài vào ngày 2.05.1955. Từ đó, Đức Hộ-Pháp từ vị Thượng-Tôn Quản-Thế do Thánh-lịnh số 704/VPHP, ngày 11.03 Ất-Mùi vì Đạo không còn quân-đội nữa.
Tóm lại, thời gian từ năm 1947-1955 là giai-đoạn thanh-bình thịnh-trị của Đạo Cao-Đài. Danh Đạo đã sáng chói trên hoàn cầu...


... Nhờ viện-trợ Mỹ, Ngô Đình Diệm vận-động phá vỡ "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc-Gia", bằng cách (Donald Lancaster, The Emancipation of French Indochina, London 1963) mua chuộc và chia rẽ các lực lượng giáo-phái. Phòng Nhì của Diệm đã bỏ ra một trăm triệu để mua chuộc Nguyễn Thành Phương (chưa nhập-môn theo Đạo) và Năm Lửa (Cố-vấn Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Nguyễn Thành Phương kéo quân lên Tòa-Thánh để thanh trừng những phần-tử Cao-Đài chống-đối chế-độ độc tài gia đình trị.)



Trong khi Nguyễn Thành Phương bao vây Hộ-Pháp Đường không cho Đức Hộ-Pháp trốn thoát, một số cựu quân-nhơn do Đại-Tá Huỳnh Thanh Mừng (sau trận nầy ông đi theo Mặt-Trận Giải-Phóng Miền Nam), chỉ huy binh-sĩ chống lại hành động của Tướng Phương, chiếm đóng vùng chợ Long-Hoa đến Cửa Số 6.  Đại-Tá Mừng cho đóng quân từ Núi Bà đến cửa Hòa-Viện, nhứt quyết một còn một mất với Tướng Phương. Nhưng chẳng may Đại-Tá Mừng bị bộ-hạ của Tướng Phương phục-kích bắn gãy một cánh tay, khiến cuộc tranh chấp đôi bên quyết liệt hơn.

Nhóm thứ ba do Thiếu-Tá Nguyễn văn Đờn và Nguyễn văn Mạnh chỉ huy, kéo quân vào đóng trong nội-ô Tòa-Thánh tuyên-bố là sẽ ngăn chặn hai nhóm kia hầu tránh cảnh lưu huyết vô lối.

Để tránh viễn cảnh máu đổ giữa đồng-đạo và làm cớ cho cường-quyền Ngô Đình Diệm chiếm Tòa-Thánh, Đức Ngài ra "Bản Tuyên-Ngôn" có câu: "Cơ Đạo trải qua hồi biến chuyển, Bần-Đạo khuyên cả con cái Đức Chí-Tôn bình tĩnh, sáng suốt, chờ Hội-Thánh giải quyết".



Đức Ngài cũng nói với các cấp chỉ-huy quân-đội: "Các con là lửa Tam-Muội. Lửa dữ trừ được ma vương mà cũng có thể đốt thiêu luôn Tòa-Thánh".



Vì thế, Đức Ngài phải ép lòng ra đi để làm cho các phe phái đối lập không còn lý do gì tranh chấp với nhau. Dự kiến nầy được giữ kín, ít ai biết. Thế mà nhóm Mừng, Đờn, Mạnh cũng đoán được, nên họ đề-nghị dọn đường rừng đưa Đức Hộ-Pháp đi để tránh sự săn đuổi của Tướng Phương. Đức Ngài lặng lẽ và làm theo kế hoạch của riêng mình...



...  Khổ-nhục kế để Đức Hộ-Pháp phải ra đi ư? Đó là trúng kế Ngô Đình Diệm, để Đạo mất đầu, sau đó họ đàn-áp Đạo suốt chín năm trời (1955-1963), cớ sao gọi là khổ-nhục kế? Giả thử, Ngô Đình Diệm cho mật-vụ ám-sát Đức Hộ-Pháp, hoặc bắt Đức Ngài bỏ tù, thì cố-vấn chánh-trị Ngô Đình Nhu có để cho Ngô Đình Diệm làm như thế không? Ngô Đình Nhu không bao giờ muốn chọc tay vào tổ ong có mạng lưới khắp cả Miền Nam như tôn-giáo Cao-Đài. Ngô Đình Nhu cũng không muốn đổ thêm dầu vào lửa, vì tình hình giữa chánh-phủ và Mặt-Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc-Gia đã đổ vỡ. Không cách nào hơn, Ngô Đình Nhu dùng mẹo "ném đá dấu tay". Mà người thi-hành kế là Nguyễn Thành Phương được Nhu hứa hẹn cho nhiều quyền lợi, mà chịu "nối giáo cho giặc Đạo". Người Đạo nào lúc ấy lại không biết chuyện đó, biện minh mà chi?!...



... Trong nước, chánh quyền Ngô Đình Diệm ra sức phá hoại hiệp định Genève, từ chối hiệp thương với chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam, nhằm phân chia lâu dài là một thiệt thòi lớn cho con Hồng cháu Lạc.

Để thực hiện Chánh Sách Hòa Bình Chung Sống, Ban Túc Trực Bến Hải được thành lập, ngày 17-4 năm Bính Thân (1956), vị Trưởng phái đoàn Lê Văn Thoại đã cắm được cờ Nhan Uyên (Nhan Uyên kỳ là cờ trắng của Thầy Nha Hồi dùng để khi nòi giống xô xác thì trương lên giải hòa ) trên nhịp thứ hai cầu Hiền Lương thuộc sông Bến Hải, ông Thoại bị mật vụ Ngô Đình Cẩn bắt ngay tại Quảng Trị và ba người khác: Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Văn Lợi và Nguyễn Quốc Đại cũng bị cảnh sát bắt tại bến xe tỉnh này. Tất cả nhóm 4 người đều bị giam tại Lao xá Thừa Thiên trên 3 năm mới được trả tự do.



Cảnh sát Thừa Thiên còn bắt Giáo-sư Thượng Cao Thanh (Mã Tăng Cao), Khâm Trấn Đạo Cao Đài Thừa Thiên vì bị tình nghi chứa chấp và đưa đường Ban Túc Trực tới Bến Hải. Ông chết trong ngục tại Huế.



Chánh sách này hoạt động âm ỉ trong giáo phái Cao Đài Tây Ninh. Vào ngày 23-10-1961, Sĩ Tải Phạm Duy Nhung thừa ủy nhiệm của Đức Hộ Pháp họp báo tại nhà hàng Soái Kình Lâm (Chợ Lớn) trước báo chí, đài phát thanh trong và ngoài nước, ông công bố các bức thư gởi cho các cường quốc Anh, Pháp, Mỹ có đơạn viết:



"Chúng tôi tin tưởng vào sự chân thành của quí quốc với đại danh là liệt cường luôn luôn có ý chí giúp đỡ dân tộc chúng tôi mà không vụ lợi". Ông bị chánh quyền Ngô Đình Diệm bắt và tra tấn đến chết. Phong trào Thánh Xa Thơ ngày càng lên mạnh. Các ông Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương, Thừa Sử Phan Hữu Phước... đều bị bắt từ đây và đều bỏ mạng trong tù.

Tính sổ, có trên hai ngàn chức sắc, chức việc và tín đồ trên toàn quốc bị bắt giam cầm. Đức Hộ Pháp có lập danh sách gởi đến Hội Đồng Nhân Quyền nhờ can thiệp mà không kết quả …


... Ngô Đình Diệm ra lịnh thẳng tay đàn áp bắt bớ các tín đồ Cao Đài. Đến ngày 17-9-1956, Diệm cho mở chiến dịch Trương Tấn Bửu gồm chín bước, kéo dài trong 150 ngày đêm, nói là "tố Cộng". Nhưng thực chất là diệt Đạo Cao Đài. Đầu tiên làm thí điểm ở xã Phước Vinh (Hảo Đước), mật vụ của Diệm bắt 4 người lính Cao Đài cũ nói là Việt Cộng nằm vùng. Giáo dân Cao Đài phản đối kịch liệt họ phải thả bốn người này.



Tại Nhàn Du Khách Sạn bị mật vụ Diệm chiếm đóng không ngày nào họ không bắt người tra khảo xem coi có liên lạc gì với Đức Phạm Hộ Pháp. Chiến dịch kết thúc mà không đạt ý muốn vì mgười tín đồ ngậm miệng chịu tra tấn tù đày để giữ vẹn niềm tin.



"Mặc dù bị đàn áp gắt gao, khí thế của giáo phái Cao Đài vẫn mạnh mẽ, khiến đầu năm 1957, anh em họ Ngô phái đại diện đi Nam Vang gặp giáo chủ Phạm Công Tắc thương thuyết, mời về hợp tác.



"Vị Giáo chủ Đạo Cao Đài đưa điều kiện đòi Diệm phải thả hết những người Cao Đài bị giam giữ, chấm dứt chiến dịch gọi là Tố Cộng, để bắt bớ các tín đồ tôn giáo, ngưng hẳn đàn áp các giáo phái, ban hành các tự do dân chủ, và thành lập chánh quyền liên hiệp quốc gia.

"Không mua chuộc, dụ dỗ được giáo chủ Phạm Công Tắc, anh em Diệm tiếp tục chánh sách kỳ thị tôn giáo



". (Hoàng Trọng Miên , - Đệ Nhất Phu Nhân, Tập I )


Nhân ngày vía Đức Chí Tôn năm Đinh Dậu (1957), Ngô Đình Diệm đưa tiền mua chuộc một số người kêu gọi giáo dân mít tinh, trưng hình Đức Hộ Pháp và các biểu ngữ: "Yêu cầu Đức Hộ Pháp hồi loan" và "Đạo không đời không sức, đời không Đạo không quyền". Một số người nhẹ dạ nghe lời tuyên truyền của cán bộ thông tin "Ngô Tổng Thống đã chấp thuận Đạo Cao Đài là quốc Đạo" v.v...



... Ngô Đình Diệm còn cử phái đoàn Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ lên Tòa Thánh áp lực Hội Thánh lấy tro Đức Cường Để tại Báo Quốc Từ. Một số chức sắc buộc phải làm biên nhận việc lấy tro cốt, mượn danh nghĩa là đưa về Huế thờ, thật sự là đào tận rễ không để chút di tích chánh trị nào giữa nhà Nguyễn và Hội Thánh Cao Đài. Đồng thời Ngô Đình Diệm cho chiếm luôn Nhàn Du Khách Sạn (vốn của Đạo), trước cửa chánh môn Tòa Thánh, tăng cường thêm mật vụ để dò la các tín đồ Cao Đài thường tới lui cúng kiếng. Mọi việc diễn biến ở Tòa Thánh đều được báo cáo đầy đủ lên Đức Phạm Hộ Pháp ở Nam Vang...



... Được tin Đức Hộ-Pháp triều thiên, toàn đạo trong nước vô cùng thương tiếc. Từ miền Trung đến Lục Tỉnh kéo về Tòa-Thánh làm lễ truy điệu Đức Hộ-Pháp. Mật-vụ của Ngô Đình Diệm hay tin đến giải tán. Tấm lòng của người Đạo đối với Đức Ngài quá to lớn, nên họ phân tán từng nhóm nhỏ vượt biên giới sang Nam-Vang. Những tổ-chức trong nước cũng phân tán mỏng như Hòa-Bình Chung-Sống, Thánh Xa-Thơ, Phạm-Môn, Phạm-Nghiệp



... Mỗi nhóm đều tổ-chức tưởng niệm Đức Ngài trong nội-bộ của mình để che mắt mật-vụ và Cần-lao Nhân-vị.


Tại Nam-Vang, năm mươi ngàn tín-hữu Cao-Đài khắp nơi lũ lượt đưa nhau về Thủ-đô Phnom Penh thọ tang suốt mười ngày đêm túc trực bên liên-đài của Đức Ngài. Đại-diện các Tôn-Giáo trong nước Cam-Bốt từ các Tỉnh xa như Xiêm-Rệp, Battambang, Kratié, Kompong Cham, Kompong Speu, Kompong Xom, Sway Riêng, Mimot đều đến chia buồn phúng điếu với Hội-Thánh Ngoại-Giáo. Một số lớn ngoại-giao đoàn tại thủ-đô Phnom Penh cũng đến đặt vòng hoa. Thủ-Tướng Pen Nouth đại-diện chính-phủ Hoàng-Gia Cao-Miên đến chiêm-ngưỡng và đặt vòng hoa trước liên-đài...


Trần Văn Rạng

(Toàn bộ cuốn biên khảo: http://www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/tvrcdhp-cVIII.htm )


No comments:

Post a Comment