Pages

Tuesday, November 29, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN =LÊ HỒNG HÀ =TRUMP

Thursday, November 24, 2016

VŨ HỮU HẠNH * BỐN ĐẠI TÁ


Bốn Đại tá trốn trại tù “cải tạo”


Thứ ba, 26 Tháng 4 2016 08:42 Võ Hữu Hạnh / Chuyện tù cải tạo





Những năm dài tháng tận rồi cũng trôi qua trong nhọc nhằn khổ sở cả thể xác lẫn tinh thần. Thắm thoát đã hai năm qua ở mảnh đất tận cùng biên giới phía Bắc Việt Nam này. Hàng ngày chúng tôi phải dậy thật sớm trước khi tiếng kẻng rùng rợn vang lên giữa đêm giá rét O độ của miền Bắc rẻo cao này, để xếp hàng làm vệ sinh cá nhân, vì hễ một khi tiếng kèn đã nổi lên rồi thì mình sẽ không còn là mình nữa, mà là một con trục quay cuồng trong guồng máy luyện thép khổng lồ.






Thời gian đó các cai tù phân công chúng tôi ra từng cặp một trẻ một già, một khoẻ một yếu để vác một cây bồ đề dài khoảng 6 thước, chu vi chừng vài tấc trở lên qua đoạn đường rừng gần 10 cây số, mỗi ngày cặp tù nhân đó phải vác đủ ba chuyến như thế cho đủ chỉ tiêu. Lúc đó khoảng 4 giờ chiều, tôi và một anh bạn trẻ đang khiêng một cây Bồ Đề to lớn, đã cố sức vưọt qua bao nhiêu ngọn đèo, chỉ còn một đèo chót là đến nơi đang xây dựng bệnh xá được xây thêm cho càng ngày càng có thêm bệnh nhân tù.






Trời mưa tầm tã, dưới chân chúng tôi nước chảy thành dòng như muốn cuốn trôi mọi thứ, chúng tôi phải hết sức kềm chân cho chặt vừa phải oằn vai chịu sức nặng đẫm nước của cây tươi vừa đốn hạ. Bỗng nhiên anh bạn gánh vai sau trợt chân té ngửa, buông rơi cả thân cây to, khiến đầu cây còn lại đập mạnh vào hông phải tôi. Đau đón tôi ngất lịm, chân bị trật cả gân lẫn xương. Tôi vào bệnh xá để được một ông y sĩ Trường Sơn, mỗi lần chữa bệnh, vừa xem cuốn sách châm cứu do Miền Nam ấn hành, vừa châm vào tôi cây kim dài đã hơ qua ngọn lửa vừa nói:






- Tổ chức châm cứu săn sóc anh đây. Chừng nào anh cảm thấy đau buốt thì cứ la lên, tôi sẽ tìm huyệt khác đúng hơn!.






Nhờ mỗi ngày chịu trận cho ông y sĩ dỏm này thực tập vài ba tiếng, tôi mới được ông ký giấy cho “Miễn lao động “ trong ngày ấy.





Ngày hôm trước ngày tôi bị cây to đè ngang hông, khi tôi khiêng cây đến đoạn đường Nghĩa Lộ, vừa đói vừa khát, kiệt sức tôi ngã vật xuống bên lề đường. Hai cán bộ bảo vệ trẻ thương hại mới đỡ tôi dậy, nhưng ngay lúc đó cán bộ phó trại, ngưòi mập lùn đi ngang qua, không cho đỡ tôi lại còn đay nghiến: “-Các đồng chí không việc gì mà phải đỡ hộ họ!” Rồi anh cán bộ phó trại quay sang chúng tôi sang sảng: “ Tôi biết rõ ở trong Nam, mỗi tuần các anh hầm thuốc Bắc một đứa trẻ từ một tuổi để bồi dưỡng, đúng là quân man di mọi rợ không có tính người! Vì thế anh nào cũng béo tốt như ri, lao động một chút không bằng ai mà cũng giả vờ té xỉu..nhất là mấy anh tỉnh trưởng!!!”






Nhìn vẻ mặt anh ta đỏ gay, gân cổ lên mà nói to ra vẻ rất hiểu biết, để gây thêm căm thù, chúng tôi bỗng thấy thương hại sự ấu trĩ của họ hơn là oán ghét. Còn lạ gì một anh chăn trâu suốt đời không được học hành giáo dục, chỉ biết lặp lại, nhai lại y khuôn những gì Đảng nói và nhồi sọ cho họ, gây căm thù giai cấp càng nhiều càng tốt. Họ có biết đâu lúc đó tại các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn, hàng ngày các bác sĩ cán bộ được lệnh “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”, để hợp pháp giết non hàng ngàn thai nhi vô tội.




Chúng tôi vẫn tiếp tục lê gót sống những ngày tù khoắc khoải, thì một hôm nọ, trời vừa hửng sáng là trại bị bọn cán bộ, lính bảo vệ trang bị súng ống chĩa vào các láng trạì tù. Ngày hôm đó họ kiểm soát rất gắt gao, nhân dịp tịch thu tất cả những gì chúng tôi có thể để dành ăn chống đói như đường, sữa, bánh ngọt khô.



Cán bộ phó oang oang cái miệng hò hét om sòm:


- Dzõ dzàng nà các anh ngoan cố phản động không chịu học tập cải tạo tốt để sớm lên ngườì công dân xã hội chủ nghĩa tốt, nhất là mấy bọn đại tá các anh đã phụ nòng tin tưởng khoan hồng của Bác, Đảng và Chính phủ, các anh có biết chuyện gì xảy ra sáng nay không?

Ai nấy đều rõ nhưng vẫn im lặng như không. Các láng trại đã tung tin rất nhanh về việc 4 ông đại tá đã trốn trại làm nức lòng nhũng trại viên còn lại. Họ vừa mừng vừa lo và van vái thầm cầu xin cho các vị đó được mau thoát đến đất Lào và biết đâu đến bờ Tự Do đất Thái.


Họ đi theo đội hình như sau:


- Đại Tá Thành, trung đoàn trưởng, trưởng toán trốn trại, mở đường.

- Kế đó là Đại tá Nguyễn Văn Thi, binh chủng Pháo Binh, người giữ địa bàn định hướng.


- Người đi giữa mang thực phẩm cho toán là Đại tá Đỗ Trọng Huề, cựu giám đốc Quốc Gia Nghĩa Tử, cố vấn văn hóa cho tổng thống Thiệu.

- Và người giữ mặt hậu là Đại tá Quế, chỉ huy trưởng căn cứ không quân Pleiku.


Mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày củng cố lòng tin cho mọi người. Các cán bộ điên cuồng như ác thú lùng sục tất cả núi đồi. Các đội tù đi lấy cát, đá, vôi ở Bến Phà Ô Lâu cũng như các đội lao động nặng lên rừng đốn gỗ đều được lệnh tạm đình chỉ. Chỉ riêng 4 đội tăng gia và hái chè là còn hoạt động cầm chừng dưới sự giám sát gấp đôi của những chú bộ đội phúng phính trong bộ đồ “ Cứt Ngựa “. Các giờ giài lao 10 phút thưòng lệ đều bị cắt bỏ, chỉ tiêu tăng gấp đôi để mọi người mệt nhoài không còn thời giờ nghỉ ngơi dù là một phút giây nào. Vài anh tù “ nông cạn” vội chưởi rủa bốn anh trốn trại, vì họ mà cả bọn chịu cực khổ thêm. Còn lại đa số đều “ phấn khởi hồ hởi “ vì họ thêm một ngày hi vọng cho những ai chuẩn bị trốn trại sau đó.


Trại cho thay đổi ngay những người “ anh nuôi “. Những người nầy bị an ninh điều tra thô bạo. Anh đại tá Võ Ân bị gọi lên xuống mấy chục bận mỗi ngày để điều tra manh mối xem ai là người xếp đặt hậu cần cho các anh trốn một cách bí mật chu đáo mà không ai hay biết.



Bốn anh Đại tá trong đội “Cơ Động” hàng ngày đưọc phân công dùng xe cải tiến đến Bến Phà Ô Lâu chở vật liệu nặng về xây cất cho trại. Các anh lợi dụng những chuyến đưọc xuất trại xa như thế đã ngấm ngầm cấu kết với nhau âm mưu trốn trại qua Lào, với sự giúp đỡ của anh Võ Ân, phụ trách nhà bếp trại.


Sau cả tháng mỗi ngày giấu một ít thực phẩm khô, ngày N, giờ G, thừa lúc mấy anh bảo vệ lơ là, các anh ĐT nhà ta lần lượt biến mất sau mỗi quả đồi, hẹn nhau tại một điểm tập trung và … chạy trốn!


Các anh đã đi suông sẻ suốt ngày đầu tiên mà không ai hay biết cho đến chiều tối lúc điểm danh. Đội cơ động bị phát hiện thiếu mất bốn người khiến cán bộ quản giáo, bộ đội canh gác bấn lọan, bắn súng loạn xạ. Lúc đó cả trại mới hay có bốn ông “Bò Lục” trốn thoát, ít nữa là ngày đầu tiên, ai nấy vừa lo vừa mừng cho các anh.


Chúng tôi lo lắng vì nơi miền rẻo cao này, mỗi người dân đều là Cộng Sản, là cán bộ tình báo của chúng để quan sát theo dõi chúng tôi sít sao, vì thế mà họ không ngại “thả” chúng tôi ra ngoài để lao động khổ sai vì vùng này họ cho là an toàn nhất, một con ruồi còn khó qua mắt họ.



Nhóm anh Huề, anh Thành, Anh Thi và anh Quế vớí sự trợ giúp hậu cần của anh Võ Ân, tưởng đã trốn trại được đến gần biên giới Lào vẫn bị chúng nó phát hiện sau năm ngày sát biên giới, mà theo lời kể của các anh là “chỉ cần qua bên kia con sông đang chảy xiết là đến đất Lào rồi”, kể thì các anh quá giỏi đã vạch kế hoạch, đi đúng hướng chính xác mục tiêu, thất bại chẳng qua là.. số mệnh dun rủi mà thôi!


Chúng họ theo đuổi lùng sục các anh tận biên giới, nơi chắc chắn các anh sẽ đến, quả thật bọn chúng đánh giá không thấp trình độ của các sĩ quan ta. Khi giải các anh về bọn chúng như bầy quỷ dữ khát máu hung hăng, tha hồ đánh đập hành hạ các anh chết đi sống lại cho hả cơn giận của chúng. Riêng anh Thành, trưởng nhóm vượt ngục, bị nhốt riêng rồi thay nhau đánh đập tra khảo anh từ suốt đêm đến sáng. Càng bị hành hạ, anh càng lớn tiếng chưởi bới, cho đến khi gà gáy sáng thì anh không còn có thể la mằng gì được nữa vì chúng nó đã treo cổ anh rồi.



Sau này khi tôi bị biệt giam với các anh Huề, Thi, Võ Ân, Tâm, Huy, Bình, Đức ở khu F, phòng 7, trại Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn Bình, mỗi khi nhắc đến anh Thành là mọi người yên lặng rơi lệ, thành kính tưởng niệm một anh hùng bất khuất, nhất là anh Huề, Thi, Võ Ân.



Theo lời anh Huề, sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng cà mấy tháng trời những địa điểm tiếp tế các anh đã lần lượt chôn dấu thực phẩm cho những ngày đầu còn ở gần trại thì các anh bắt đầu đi suốt ngày đêm, tránh gặp dân chúng. Đến ngày thứ ba và thứ tư qua, bốn anh em mừng rỡ tưởng gần như thoát nạn rồi. Đường càng xa Yên Bái thì núi non càng cao dần lên, nhiều nơi dốc như thẳng đứng khiến anh em khốn khổ vô cùng. Đến sớm ngày thứ tư thì anh Thành thoáng thấy từ xa một buôn làng có những cuộn khói bốc lên từ các mái tranh. Tuy mừng rỡ nhưng anh em bảo nhau đề cao cảnh giác đi bọc vòng xa ngôi làng.


Bổng đâu có tiếng rào rào như giông to sắp đến nơi, anh Thi, người định hướng đi trong rừng giỏi nhất vì anh là cấp chỉ huy pháo binh, kể chuyện tiếp:


“Lúc đó mọi người đều rã rời vì cơn khát nung nấu dày vò, nhưng tiếng động lạ càng lúc càng to dần, mọi người đều thủ dao sẵn bên mình, sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với bất cứ ai khám phá ra bọn người đang quyết tâm đi tìm tự do với bất cứ giá nào.


Tiếng rì rào càng phút càng to dần trên đầu, bọn ngươì núp vào kẻ đá trong lùm cây chờ đợi. Thật bất ngờ! Mọi người há hốc mồm nhìn lên … đó là một con kỳ đà khổng lồ rất dài đang le chiếc lưõi đôi nhìn bọn người trốn trại nhỏ bé đang ép mình vào kẹt đá.


Ngươì ta thuờng nói “Ra đường gặp kỳ đà cản mũi, ắt việc không thành tựu được!”. Nhưng lúc đó đối với các anh tù vượt ngục đói khát suy nhược thì con kỳ đà này là món quà trời thương ban, giúp các anh có thêm sức lực.


Họ đã thấy xa xa con sông to dài tung lên những bọt trắng xóa chứng tỏ nước chảy rất mạnh. theo bản đồ và la bàn thì con sông đó có thể là sông Mekong chảy xuyên qua Trung Cộng, Lào, Kampuchia và Việt Nam, vì từ trên đỉnh núi cây lá dày đặc nhìn xuống thì nó rất rộng và dài vô tận uốn khúc như con rắn khổng lồ.

Gần bờ sông các làng mạc mọc nhiều, dân cư hay lên rừng đốn củi, săn thú nên anh em quyết định ngày ngủ đêm đi, di chuyển dần lên phía Bắc nơi con sông hẹp hơn để vượt qua. Ai cũng mừng vì sắp thành công cuộc vượt ngục hi hữu này, cố làm sao đủ sức vượt sông đến khu rừng tre dày đặc bên kia xứ Lào.


Khi con người cố gắng hết sức để đạt mục tiêu, cơ thể có khả năng siêu việt vượt qua tất cả, để một khi đạt hay gần khi gần tới mục tiêu, cơ thể rũ liệt kiệt sức, các anh em vượt trại mấy ngày đêm nay thấy gần thành công thì bỗng dưng bao mệt mõi đổ ụp xuống, tuy nhiên anh em cũng cố gắng thay phiên nhau trực canh, tìm mọi phuơng cách để vượt sông an toàn.


Bỗng nhiên có tiếng chó sủa càng lúc càng gần càng rộ lên. Thì ra, dân bản xứ đi rừng khám phá dâu chân lạ trên con đường mòn, gần bờ suối cây lá bị đạp ngã, họ thả chó đánh hơi và báo đồn công an, nghi ngờ có bọn thổ phỉ buôn lậu thuốc phiện xuyên biên giới.


Tiếng chó sủa dữ dội cùng tiếng súng bao vây các anh, những tiếng quát tháo rợn người vang lên:

- Ai muốn sống giơ tay khỏi đầu ngay!


Rồi những gương mặt dữ dằn của bầy lang sói độc ác xuất hiện kèm theo những trận mưa đòn tàn bạo, gậy gộc báng súng đánh tới tấp trên đầu, cổ, mặt mũi, mình mẩy những nạn nhân tù đày ốm đói run rẩy không chút tự vệ.


Giữa trận mưa máu, có tiếng một cụ già:

- Thôi cho tôi xin các ông! Tưởng là bọn thổ phỉ buôn lậu biên giới, hóa ra là tù “cải tạo” Miền Nam. Họ không thể chống cự, hà tất phải đánh đập họ đến chết như thế!


Bốn anh em ngất lịm đi trong cơn mưa đòn khủng khiếp nhất trên đời. Mặt mũi mình mẩy họ không còn là con ngườii nữa mà là những con vật hình thù méo mó tả tơi dướí những trận đòn từ những ác quỷ đầy hận thù đội lốt người thắng trận!


Chiều hôm đó tại láng trại, sau khi nhận điện báo khẩn, trại trưởng huy động hai đội lao công khẩn trương đục hang vào sưòn núi sâu, không ai biết để làm gì, tưởng là nơi để họ cất giấu vũ khí hay chứa thực phẩm lưong khô, đến khi có những tấm vĩ sắt dựng thành cửa ngục lên thì ai nấy đều hiểu ra đó là nơi để giam giữ tù vượt trại. Chúng tôi hoài nghi có lẽ bốn “Bò Lục” đã bị bắt và đang trên đường trở về.

Thật đúng như vậy! Một buổi chiều u ám, từ chân trời có tiếng vó ngựa tung bụi mờ, giữa bầy quỷ dữ đang hò hét trên lưng ngựa cho chiến thắng vĩ đại là bốn người tù bị lôi xểnh theo sau lưng ngựa, hứng chịu những trận đòn, họ té khụy xuống rồi lại bị lôi dậy lúp xúp chạy theo vó ngựa, rồi loạng choạng té xuống mặc cho những sợi dây trói chặt quấn lấy thân thể rách bươm lôi kéo họ như những thanh gổ vô tri giác!


Chúng tôi chết điếng lặng ngưòi nép bên đường nhìn họ đi qua sau giờ chúng tôi lao động cải tạo về, vô tình hay cố ý họ cho chúng tôi thấy hình phạt khủng khiếp của những ai có ý định trốn trại. Chúng tôi để mặc cho giòng lệ tuôn trào từ những đôi mắt trũng sâu, lăn dài trên đôi gò má hốc hác khắc khổ. Anh em chúng tôi đó! Những NGƯỜI HÙNG sau cuộc chiến! Không thành công đã thành NHÂN! Dù không còn ai có thể nhận ra các anh, vì các gương mặt đã bị bầm dập tan nát sau trận mưa đòn thù.


Sáng hôm sau, anh Thành đã chết cách anh dũng bất khuất! Xin dâng anh một nén hương lòng!

Vài hôm sau đó, có lẽ để xoa dịu lòng căm phẫn nhem nhúm trong tù trại Yên Bái trại 2, hoặc gây chia rẽ nghi ngờ giữa các anh em tù, hoặc muốn tỏ ra rằng Đảng ta luôn khoan hồng nhân đạo, nên trong một buổi học tập chính trị toàn trại, người ta đem anh Quế trình diện mọi người, đề cao anh là “thành phần tiến bộ “, biết “ tội lỗi mình làm “, xin tập thể trại viên nhận anh lại vào hàng ngũ những người cải tạo tốt. Còn hai anh Huề và Thi hãy còn ngoan cố, chưa xứng đáng được nhân dân tha thứ, còn phải chờ lâu dài. Mọi người khẽ thở dài, không ai có ý kiến gì, bởi vì không ai đoán bọn CS thâm độc mưu mô này sẽ còn dùng chiêu thức gì nữa.


Ít lâu sau đó, ngày 19/07/1977, hàng ngũ tù Đại tá chúng tôi được lệnh chuyển sang trại Tám ở thâm sơn cùng cốc đầy ao tù nước vàng đặc, nếu lỡ đạp chân xuống đó sẽ bị nhiễm sốt rét hoặc sốt rét rừng kinh niên. Ngay ngày đầu tiên khai hoang vùng hoang địa này để trồng trọt, tôi là bệnh nhân sốt rét rừng đầu tiên. Cứ khoảng 4, 5 giờ chiều cơn rét kéo tới hành hạ tôi run lập cập, đắp bao nhiêu mền vẫn không đủ ấm, cái lạnh từ trong xương lạnh ra, rồi đến 12 giờ đêm thì nóng sốt như lửa đốt như có muôn ngàn ngọn lửa châm vào đầu ngón chân mình mẩy. Thế mà sáng ra không được nghỉ ngơi, họ cho là tôi bệnh vờ nên tôi vẫn phải lao động như thường. Như chưa đủ khốn khổ, người phát thuốc ở trạm xá, vốn là người “ của ta “, nhưng nhờ “quen biết “ cán bộ, nên bắt chẹt anh em, mỗi lần anh ta bố thí cho vài viên Quinine, đã bị anh ta liếm hết chất ngọt bọc đường bao quanh, là đổi lại chúng tôi phải biếu hắn thuốc lào ba số hoặc đồ thăm nuôi. Thuốc men gia đình chúng tôi gửi nuôi đều bị trại cất giữ hộ, họ phát “Xuyên Tâm Liên “ để trị bá bệnh!

Võ Hữu Hạnh

MINH KHA * VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ

 

 Hồi Ký Tị Nạn của chị Minh Kha

Posted: Friday, December 19, 2014 by Hung Nguyen in
0
Chị Minh Kha tại NW82-1982
"Chị ngồi xổm xuống bên xác của Đức, cái thân hình dài và cái khuôn mặt mới ngày nào tràn đầy sức sống tươi đẹp nay tóp lại một cách thảm hại, bất động vô tri. Lòng chị quặn lại vì tái tê thương xót Đức như em ruột của mình, nhưng không hiểu sao chị không khóc được. ..."
Chị Minh Kha là người tị nạn đường bộ trại NW82. Chị tới trại Nong Chan năm 1981, chuyển tới trại NW82 sau đó và được JVA và INS nhận làm thông dịch viên cho những trại tị nạn biên giới vào những năm 1982-1983. Chị định cư tại Mỹ, tốt nghiệp thạc sĩ về xã hội học và làm việc cho văn phòng xã hội tại Nevada và California, giúp đở cho người tị nạn đến từ Việt Nam và những quốc gia khác.

Trong những ngày về hưu chị đã viết lại những câu chuyện vượt biên của chị như tâm sự người chị, với ý nguyện lưu lại cho mọi người cùng biết những biến cố đã xảy ra cho chị lúc vượt biên. nhưng chị không muốn đăng cho tới khi chị không còn hiện diện trên thế gian này nửa
 **
Hôm nay chị Minh Kha đã ra đi vĩnh viễn, câu chuyện của chị xin được lưu trử ở đây cho mọi người cùng đọc, để cùng không bao giờ quên những chặng đường đau thương, đầy máu và nước mắt của người Việt Nam trên con đường tị nạn cộng sản. Và cũng là một cách để nhớ đến chị, đến Đức, người bạn đường không may mắn mà chị vẫn thầm lặng thương tiếc đến những ngày cuối đời, cũng như tất cả bà con bạn bè đã bỏ mình tại vùng rừng núi biên giới xa xăm...
 
***
Chị viết xuống đây câu chuyện về Đức cho em đọc nhưng thực ra là chị viết nó cho chính bản thân chị. Chị không biết làm sao viết cho ngắn hơn, chỉ mong em đọc không chán lắm.
Tháng ba hay tư 1981 ở Saigon chị kiếm được một ông Miên dắt đường đòi chị trả hai chỉ vàng, hai chỉ chứ không phải hai cây, là một giá rất rẻ so với lúc đó thường người ta phải trả ba cây. Vì chị nói tiếng miên giỏi (nhờ học từ các gia đình miên Nam Vang chạy giặc Pol Pot sang Vietnam tới sống trong khu nhà chị), và da chị ngăm đen, quấn sà rông vào trông y miên, và vì ông ấy tử tế, chị nghĩ vậy. Ông đưa chị lên tới biên giới thì tình hình đánh nhau gay quá ông dắt chị về lại Nam Vang rồi từ đó chị kiếm đường về Saigon một mình. Vậy chị đi không thành công lần đầu nhưng đã tự tìm ra cho mình một đường dây tốt mà rẻ, lại biết qua đường đi nước bước.
Đây là lúc Đức bước vào câu chuyện. Một người anh của chị thấy chị muốn đi nữa, mà không có tiền, nên anh giới thiệu Đức cho chị, là bạn một người bạn. Chị nói với Đức chị là một người muốn đi vượt biên chứ không phải là một người làm nghề dắt đường để kiếm lợi, chị chỉ cần Đức trả chi phí cho chị, nay theo đường dây của chị giá người ta đòi là hai chỉ vàng một người vậy Đức vui lòng trả phần chị luôn, là tổng cộng bốn chỉ vàng. Chị nói tiền của Đức thì Đức cầm không cần đưa chị đồng nào, và người ta đòi Đức sẽ trả từng khoản nhỏ dọc đường cho người ta chi phí, còn thiếu lại bao nhiêu trong số bốn chỉ vàng thì khi tới được nhà thương phải trả nốt cho người ta. Chị nói Đức khi tới nhà thương rồi chị muốn Đức cho chị xin một chỉ vàng để chị có tiền xài. Đức đồng ý mọi điều kiện, còn mừng lắm vì giá đi quá rẻ mà lại không sợ bị chị lừa gạt vì không phải đưa tiền gì cho chị cả.
Đức lúc ấy là một thanh niên 22 tuổi, dáng công tử, cao hơn một mét bảy, mặt đẹp như D'artagnan trong phim Les Trois Mousquetaires. Da Đức trắng bóc, Đức nói ra phơi nắng da chỉ đỏ như tôm hùm rồi hôm sau trắng lại, chứ không bắt nắng. Chị thấy coi bộ không được vì da trắng dễ bị lộ trên đường đi sẽ nguy hiểm cho mọi người nên suy nghĩ rồi từ chối không cho Đức đi với chị.
Nhưng Đức theo năn nỉ mãi. Cuối cùng chị xuôi lòng và đồng ý cho Đức đi theo. Trước ngày đi Đức dắt chị tới gặp ông thày và ông cho mỗi người một sợi dây cà tha với một lá bùa hộ mạng bảo đeo vào cổ. Chị theo Tin Lành nên không thích lắm nhưng cũng không ngần ngại nghe lời vì mình đi chung với Đức phải làm theo, vả lại chị cũng hi vọng viễn vông biết đâu nhờ đó sẽ đi thành công. Tụi chị lên đường khoảng cuối tháng 8 hay tháng 9 không nhớ rõ, 1981.
Không nói em cũng biết Đức đã sợ hãi thế nào suốt cuộc hành trình nhưng các ông dắt đường kia làm việc chung với ông chị quen để dắt tụi chị từ Nam Vang trở đi, đều rất tử tế và lo cho an toàn của Đức. Tưởng tượng da thì trắng bóc, không nói được một chữ tiếng miên, mới đi mấy ngày đường mà mặt mày hốc hác xanh lè. Chặng cuối phải băng qua rừng khi trời nhá nhem tối thì cả Đức và chị bị tốp người dắt đường sau cùng bỏ rơi vì đau chân đi chậm quá.
Thế là bị bọn Para bắt bỏ vào tù Nong Chan. Tù này Hưng đã biết rộng dài khoảng 4m x 10m, được xây kiểu dã chiến, bốn bức tường chung quanh làm bằng thân cây lớn với dây kẽm gai giăng chằng chịt. Các vách ngăn chia trong tù cũng đều như vậy luôn nên bất cứ lúc nào mọi người trong tù cũng có thề nhìn thấy nhau.
Ngay nơi vách ngăn chia phòng lớn của đàn ông và phòng nhỏ của đàn bà, về phía phòng đàn ông, có một lối đi nhỏ. Phía trên lối đi này người ta treo một cái ống máng bằng kim loại đầu chúc xuống và hướng ra phía ngoài để ban ngày hay ban đêm mấy ông có thể đứng tiểu tiện và nước tiểu sẽ chảy ra ngoài, rơi thẳng xuống mặt đất. Khi Đức vào vì là ma mới nên "được" mấy ông cũ "nhường" cho chỗ này là chỗ ngủ tệ nhất trong tù bởi ngày đêm có người bước tới bước lui để dùng ống máng, và mỗi khi nước tiểu rơi xuống chạm mặt đất ngoài kia thì thường bắn tung tóe văng ngược vào nhà tù, dính vào đầu, tóc, cổ, và mặt Đức. À, chị quên chưa kể lính miên sắp xếp tất cả tị nạn nằm ngủ đầu phải quay về vách tường, nên nằm ngủ ở vị trí đó Đức không có cách nào tránh khỏi.
Đức nói với chị là rất lo sợ về chuyện này vì nhớ ông bạn thày tướng Ấn Độ đã dặn thờ Thần hổ phải ở nơi sạch sẽ nếu không sẽ bị thần vật. Đức không dám xin đổi chỗ với ai vì phần mình là ma mới, phần vì không muốn ai biết mình đạo Công giáo mà lại đi thờ Thần hổ. Trong tù Nong Chan mỗi sáng lính miên mở cổng và nói thơ ca thơ ca, rồi cho biết lấy mấy người, rồi ai tình nguyện thì đứng lên đi ra. Đức luôn tình nguyện đi thơ ca. Độ hai tuần sau khi vào tù Đức bắt đầu bị bệnh tiêu chảy hai ba ngày liên tiếp, người gầy tọp hẳn đi, mặt mày tái mét, nhưng mỗi ngày vẫn xin đi thơ ca chứ không chịu ở lại trong tù. Lính miên gác tù biết Đức bệnh nhưng dĩ nhiên chúng đâu có quan tâm, nên Đức không được cho thuốc men gì cả.
Trong tù có anh Hải xưa là sĩ quan không quân lái trực thăng, có nghề tay trái là thợ may. Một hôm có một tên lính miên được phát bộ đồ rằn ri to quá vào tù hỏi có ai là thợ may ở đây không, anh Hải nói có tôi. Từ đó bọn para không bắt anh Hải đi thơ ca nặng nhọc nữa mà kêu anh sửa đồng phục để chúng mặc cho vừa cho đẹp. Mấy ngày đầu chúng bắt anh làm việc trong tù nhưng anh đòi hỏi được ra ngoài và còn kéo theo chị làm thợ phụ vì "đơn đặt hàng" quá nhiều. Mỗi lần ra anh Hải và chị ngồi làm việc ngoài hiên nhà một tên lính kia và chị làm quen với vợ của nó để xin thêm cơm hay cá khô nhưng bị cấm không được đem đồ ăn về tù.
Trở lại chuyện của Đức, tối hôm đó Đức bị tiêu chảy nặng lắm rồi, trong tù Đức kín đáo đưa chị một chỉ vàng dưới dạng một mẩu cây tăm ngắn, nhờ chị tìm ai ngoài kia đi chợ mua một con gà và cúng Thần hổ giùm để xin thần tha thứ cho Đức, vì Đức tin bị tiêu chảy là do mình bị thần "vật" vì tối đi ngủ nằm phải nơi ô uế. Chị nói Đức chị quen mỗi mình vợ tên lính nơi nhà anh Hải với chị ngồi làm công việc may vá, Đức nói vậy nhờ đi. Cô vợ tên lính nhận lời giúp, nhưng nói là mua một con gà với nhang đèn để cúng sẽ tốn nửa chỉ vàng. Chị nói lại thì Đức đồng ý mặc dù giá đó mắc quá, nhưng lúc đó Đức không tiếc tiền mà chỉ sợ Thần hổ thôi.
Sau đó cô ấy có mua giùm gà và cúng giùm, chị nhìn thấy lúc ra ngoài làm việc chung với anh Hải, nhưng chị không nhớ Đức và anh Hải và chị có được ăn một miếng thịt gà nào hay không. Rồi còn lại nửa chỉ vàng của Đức cô ấy "nuốt" luôn không trả, nói là làm mất. Lúc Đức đưa vàng cho chị để đưa cho cô ấy, chị không hỏi gì nhưng biết chắc Đức đã giấu nó trong hậu môn của mình vì có một lần Đức đã nói với chị Đức giữ vàng bằng cách này. Ở Nong Chan trước khi tống tụi chị vô tù bọn para chỉ tra tấn bằng roi cá đuối và lột quần áo kiếm vàng bạc chứ không xét tới hậu môn hay đường ruột.
Cúng xong bệnh Đức cũng không thuyên giảm gì. Hai ba ngày sau đó mấy anh đi thơ ca bỗng xế trưa một anh hớt ha hớt hải chạy về nhà tù, chắc trốn không cho lính miên nhìn thấy, hôm ấy chị không được ra ngoài làm việc. Anh ta hét lên là "chị ơi em chị nó sắp chết rồi", vì lúc vào tù Đức nhận là em bà con của chị. Báo tin xong anh ta co giò chạy trở lại chỗ thơ ca. Nghe tin chị và mọi người khác trong tù sững sờ, nhưng chị không biết phải làm gì.
Xế chiều giờ đi làm về các anh thơ ca khiêng cái xác cứng đơ của Đức âm thầm đặt xuống trên mặt đất ngay phía ngoài cổng tù, mặt ai trông cũng căng thẳng và trắng bệch có lẽ vì xúc động, rồi mấy anh đi vào nhà tù mà không ai nhìn về phía chị. Tên lính miên dắt mấy anh thơ ca về tù lúc ấy hỏi chị có phải là chị của người chết không, chị lặng lẽ gật đầu, rồi hắn kêu chị bước ra ngoài. Chị ngồi xổm xuống bên xác của Đức, cái thân hình dài và cái khuôn mặt mới ngày nào tràn đầy sức sống tươi đẹp nay tóp lại một cách thảm hại, bất động vô tri. Lòng chị quặn lại vì tái tê thương xót Đức như em ruột của mình, nhưng không hiểu sao chị không khóc được. Vả lại bình thường chị rất sợ xác chết không bao giờ dám lại gần mà lúc ấy không hiểu sao chị chả cảm thấy sợ gì cả. Chị không nhớ lúc ấy chị có giơ tay vuốt mắt cho Đức không nữa, hay là đã có anh nào làm việc ấy rồi.
Tên lính miên đứng im lặng gần chị và mọi người trong tù cũng im lặng hoàn toàn nhưng chị biết ai cũng đang chăm chú nhìn ra cảnh tượng chị ngồi xổm bên xác chết của Đức, trong cảnh chập choạng tối của một ngày sắp hết. Chị nhìn vào cái mặt không hồn của Đức thầm xin lỗi đã làm Đức thất vọng không đưa được Đức tới nơi tới chốn nhưng biết Đức không giận vì Đức đã nói sẽ chấp nhận mọi rủi ro, rồi chị lâm râm cầu nguyện Chúa xin Chúa đón lấy linh hồn Đức. Rồi chị tự nhủ thế là xong một đời người, xong một ước mơ, và xong cả những đau đớn khổ sở lo lắng ...
... Không biết thời gian là bao lâu vừa qua đi khi tên lính miên lạnh lùng nhưng nhẹ nhàng nói với chị đứng dậy đi vào nhà tù lại đi, tên này là hiền nhất trong bọn lính gác tù. Rồi hắn nói hắn cần sáu hay tám người đi thơ ca ngay bây giờ, ai cũng biết là để khiêng xác Đức đem đi chôn ở một nơi vô danh đâu đó trong vùng rừng biên giới hoang vu. Khi mấy anh tị nạn tình nguyện thơ ca khiêng cuốc xẻng và xác Đức đi rồi, bóng đêm phủ xuống. Suốt đêm đó chị ngủ không được vì lương tâm cắn rứt tại chị đồng ý cho Đức đi theo nên hôm nay Đức mới chết khổ sở như thế này, trí óc chị băn khoăn vì xác chôn nơi rừng rậm xa lạ chị không thể biết đích xác ở đâu để mà sau này còn cho gia đình Đức biết. Không khí trong nhà tù đêm ấy cũng ảm đạm thê lương vì cái chết của Đức chắc đã làm chấn động tâm trí mọi người, dù là Đức chết rõ ràng vì bệnh tật chứ không phải vì bị lính miên giết.
Mấy ngày sau mọi người có vẻ bình tĩnh trở lại và bắt đầu bàn tán lý do tại sao Đức bị tiêu chảy rồi chết. Một người nói nhóm mình ở đây đã mấy tháng ăn uống không vệ sinh thật nhưng đâu có ai bị bệnh tiêu chảy, tại sao một mình Đức lại bị?
Lúc ấy chị mới nói ra Đức theo Công giáo nhưng thờ Thần hổ với hi vọng Thần hổ sẽ phù hộ mình vượt biên thành công. (Chuyện Đức giấu vàng trong hậu môn và nhờ vợ tên lính kia mua gà cúng chị chỉ kể cho một mình anh Hải nghe thôi, vì lúc ấy chị và anh Hải đã trỏ thành bạn thân.) Lúc ấy người thì bảo Đức bị tiêu chảy rồi chết vì đang theo Công giáo mà còn đi thờ Thần hổ, người thì bảo tại thờ Thần hổ mà nằm ngủ nơi dơ dáy nên bị thần vật. Có người nói có gì đâu, chỉ là số phần trời kêu ai nấy dạ. Anh Hải thì nói riêng với chị anh nghĩ rằng mỗi lần đi cầu vàng rơi ra ngoài rồi Đức phải dùng tay nhét vào đít lại, chắc chắn làm như vậy vi trùng đi theo vào trong cơ thể nên mới bị tiêu chảy.
Như vậy Đức ở trong tù Nong Chan khoảng tất cả trên dưới ba tuần, và bị bệnh tiêu chảy có một tuần thôi là chết. Cuộc hành trình vuợt biên của Đức tới đây là chấm dứt.
Đức chết xong thì khoảng hai tuần sau tụi chị được para đồng ý cho chuyển sang nhà thương Nong Chan. Khi có tin ông cha Công giáo nào đó vào nhà thương và nói sẽ giúp tị nạn gửi thơ về VN, chị viết một lá cho gia đình chị ở Saigon báo tin chị đã tới nhà thương biên giới nhưng không biết được từ đây sẽ đi về đâu. Cái chết của Đức trong tù làm chị bị choáng váng nên anh Hải tình nguyện viết giùm chị một lá thơ gửi kèm theo thơ của chị. Thơ anh ấy viết nói là anh là bạn chị và chị nhờ anh báo tin cho gia đình Đức biết về cái chết của Đức trong tù Nong Chan; với lời yêu cầu anh của chị ở Saigon là người đã giới thiệu Đức đi chung với chị, sẽ mang thơ tới tận nhà giao cho gia đình Đức.
Ở nhà thương Nong Chan khoảng một tháng sau tụi chị được chuyển sang nw82. Vài tháng sau đó đang trong nw82 chị nhận được thơ bố chị gửi từ Saigon, không nhớ rõ nhưng chắc qua địa chỉ nhận thơ của ông cha Công giáo, chứng tỏ cha đã giữ lời hứa, không những cha gửi thơ giùm về Saigon mà nay còn chuyển hồi âm của bố chị đến nw82 nữa, vì lúc đó nhà chị làm sao biết được chị đang ở trại tị nạn nào. Trong thơ bố chị nói thơ anh Hải viết gửi cho gia đình Đức đã được anh của chị chuyển tận tay, họ buồn lắm nhưng không ai trách móc gì chị.
Sau này về Saigon chơi bao nhiêu lần chị không bao giờ nghĩ tới chuyện tìm thăm gia đình của Đức. Để làm gì khi quá khứ đã yên ngủ? Mình đi chung một chuyến với thân nhân người ta, mình còn sờ sờ ra đây đang sống ở Mỹ mà thân nhân của người ta đã chết từ kiếp nào, ích lợi gì khơi lại trong họ vết thương lòng xa xưa?
Để kết thúc câu chuyện này chị muốn Hưng nhìn thấy một điều. Cái cô vợ của tên lính miên kia nhận vàng đi chợ mua gà rồi giựt nửa chỉ vàng của Đức, tuy tham nhưng con người cô ta không đến nỗi nào. Bởi lẽ cô ta đã có thể nói với chồng, nè tụi tị nạn trong tù nó còn vàng đó nghe, và biết đâu tất cả tụi chị lúc đó sẽ bị lính miên lục đồ hoặc cho uống dầu ăn giống tị nạn bên Phnomchat cho có bao nhiêu vàng bạc giấu trong người bị đẩy tuột ra hết, và lúc đó các tị nạn khác sẽ oán ghét Đức và chị tới chừng nào. Đó là chưa nói tới chúng có thể giận dữ đánh đập mọi người vì tội đã qua mặt chúng. Nhưng đã không có một chuyện gì như thế xảy ra, bởi vì cô kia chắc đã không nói ra.
Nghĩ lại đó là một hành động ngu xuẩn quá chừng, đang bị tù mà lại đi đưa vàng cho vợ một tên lính gác tù, dấu đầu lòi đuôi, nhưng lúc ấy Đức bệnh nặng quá đang sợ chết nên cả Đức và chị đều mất trí khôn. Sau này không thấy mấy anh trong nhóm người đã đem chôn Đức nói gì, vậy chị đoán là chuyện chôn cất xảy ra bình thường, đã không có tên lính miên nào đòi cắt xé thi thể của Đức ra để tìm cái gì cả. Nếu vậy, Đức đã chết đi mang theo bí mật về một số vàng giấu kín trong hậu môn, không rõ là bao nhiêu ...
Sự kiện ngày hôm nay chị sống bên Mỹ hiển nhiên liên quan đến cuộc ra đi năm xưa, mà Đức là một phần của cuộc ra đi đó. Bởi lẽ này, đến bây giờ thỉnh thoảng câu chuyện về Đức cứ trở về ám ảnh chị hoài. Một ký ức buồn.

Minhkha

Monday, November 21, 2016

SƠN TRUNG * VỀ MIỀN TRUNG

 

VỀ MIỀN TRUNG 

SƠN TRUNG

Hè năm 1988, tôi lại về thăm quê tôi. Đây là chuyến đi thứ hai của tôi về thăm quê nhà. Chuyến này tôi đi bằng xe ô-tô từ Sài gòn ra Huế, đến Huế thăm bạn bè và bà con, sau đó đáp xe đò Huế - Vinh để về nhà.


Hôm đó tôi lên xe xích lô máy ra bến xe Pétrus Ký. Lúc này muốn đi Trung, Bắc, người ta phải ra nơi này lấy xe. Sau này, xa cảng miền Đông ra đời, người ta bỏ bến xe này. Tôi đi thật sớm, khoảng năm giờ sáng vì khoảng 6giờ sáng, xe đã lăn bánh. Xe đi ngang trường đại học Sư Phạm ở đuờng Cộng Hòa. Suốt đường này trồng hai hàng cây cao, hoa màu hồng nhạt. Đây là nơi tôi đã theo học trong ba năm trời, và đã tốt nghiệp, đi dạy học vài năm trời, mà nay thì tôi đã gĩã từ sân trường. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy một hiện tượng rất lạ. 
Từ xa tôi thấy đường Cộng Hòa như có sương mù dày đặc. Xe chạy lại gần, tôi mới thấy từ trên ngọn cây cao, hàng ngàn con sâu buông mình xuống lưng chừng trời bằng những sợi tơ trắng. Thế mà trước đây tôi không thấy. Có lẽ khi đêm thanh tĩnh, sương rơi xuống nhiều, đàn sâu mới thả dây xuống rong chơi phố phường, gần sáng, xe cộ qua lại ồn ào, chúng rút lui về chiến khu an toàn, và biến mất trên tàng cây cao. Té ra phải có những lúc nào đó ta mới có thể thấy những điều mà bình thường ta không thấy.


Đi xe đò thì dễ mua vé hơn là đi xe lửa, và không bị người ta nằm võng đu đưa trên đầu. Xe đò lúc này đuợc sơn phết sáng sủa , lại được trang bị cassette cho hành khách nghe âm nhạc. Sau 1975, bao nhiêu radio, cassette tôi đã bán sạch. Hơn mười năm tôi không nghe âm nhạc, bây giờ ngồi xe đò đuợc nghe lại những giọng hát của Thái Thanh, Thanh Thúy, Lệ Thu, Elvis Phương qua những băng nhạc hải ngoại, lòng tôi thật cảm xúc vô cùng. Tiếng hát thật êm ái, bay bổng nhắc nhở tôi thực tại xung quanh, những tiếng hát cộc cằn thô lỗ trên đài Sài gòn sau 1975. Một anh bạn sinh viên tâm sự với tôi rằng anh ta là một sinh viên nằm vùng, rất có uy tín trong địa phương. Sau 1975, anh đuợc giao công tác văn nghệ địa phương và anh dề nghị rằng bây giờ đã hoà bình, nên có giọng hát êm ái hơn là những tiêng gào thét inh tai điếc óc như trước. Kết quả là anh đuợc người ta đem đi lao động cải tạo một thời gian vì cái ý kiến đổi mới đó.
Sống trong chế độ cộng sản, cái gì cũng trở thành những vấn đề quan trọng. Âm nhạc dường như là một niềm say mê của tuổi trẻ. Töi đã đi lao động tại nông trường Lê Minh Xuân ( Củ Chi). Nông trường này đưọc coi là thí điểm của thành phố, và điểm son của thành phố. Đây là vùng nước mặn, lại sõi đá cằn khô, nông dân chỉ trồng lúa mỗi năm một vụ. Nay đảng bắt trồng một năm hai vụ. Còn chỗ nước mặn, xưa nay bỏ hoang, đảng bắt thanh niên xung phong đáp đê ngăn nước mặn, lập thành ruộng trồng thơm
( dứa) xuất khẩu. Thơm cũng không chịu nổi nưôc mặn, chết lớp này đến lớp khác nhưng đảng vẫn kiên trì bắt dân đi lao dộng trồng thơm, để rồi thỉnh thoảng cũng sản xuất đuợc một vài trái thơm nhỏ xíu và chua lè! Tội nghiệp những dân thành phố, xưa nay chưa biêt ruộng đồng là gì, nay phải lội sình đào đất làm thủy lợi và đi trồng thơm. Người ta gọi những nông trường là những 'trung tâm tàn phá sắc đẹp'' . Sau 1975, Sai gòn đã chết, Saigon trở thành đia ngục. Những hình bóng thân thương ngày xưa đã mất. Đa số người dân Việt Nam phải sống trong đau khổ chứ không như lời ca ngợi giả dối của Trịnh Công Sơn:
Em ra đi nơi này vẫn thế. Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ. Vườn xưa vẫn còn tiếng mẹ ru.

Và đi lao động trên công trường là một đày ải chứ không vui vẻ như lời ca tụng ca Trịnh Công Sơn về nông trường đỏ.
Trên nông trường không xa lắm
Có đôi chân đi không ngại ngần
Em bây giờ, quen mưa nắng
Gánh trên vai vấn vương bụi trần

Từng vai áo phơi sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui...


 của những người cộng sản, Liên Xô sẽ xây dựng nơi đây một thành phố Sài gòn thứ hai. Nhưng sự thực những khó khăn cứ đổ dồn tới. Nông trường muốn xin tiền làm một cái gì cũng phải có đủ 20 chữ ký của cấp trên. Cuối cùng những đám giải phóng miền Nam như Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ đã bị cho về hưu, và nông trường Lê Minh Xuân cũng như bao nông trường khác sau một thời gian thổi phồng để lấy thành tich cho một vài vị vào trung ương đảng hay vào tỉnh ủy thì bị rơi vào quên lãng.

Cuối tuần, nông trường tổ chức văn nghệ do thanh niên xung phong tổ chức. Toàn là những bài hát nhạt nhẽo, buồn chán. Nhưng cuối cùng một màn trình diễn rất cảm động. Không có trống, không có đờn, những thanh niên xung phong đã lấy song, nồi, thùng thiếc sáng tạo ra những trống và đàn để trình bày những bản nhạc ngoại quốc thật sôi động.Họ bảo là nhạc Liên Xô, Đông Đức, Hungary nhưng âm hưởng giống nhạc kích động Mỹ.

Tôi nhớ một buổi chiếu phim trên đài Sài gòn về lễ quốc khánh Khmer. Theo thường lệ, sau thủ tục chào quốc kỳ Khmer, chụp hình các quan khách Liên Xô, Trung quôc, Việt Nam, và các đại biểu lên phát biểu là phần văn nghệ, và cuối cùng là một ban nhạc Khmer trình bày nhạc ngoại quốc mà dường như là nhạc Mỹ. Những nhạc sĩ và ca sĩ trình bày rất sống động , chứng tỏ nhạc Mỹ có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Tôi cũng nhớ đến tình hình trước đây, bọn thanh niên Nga mê nhạc Beatles , đã lén thu băng, lén tập hát và tạp nhảy theo nhạc Mỹ. 
Những đứa trẻ Việt Nam lên hai lên ba, khi nghe bài hát Alababa và 40 tên cướp đã vỗ tay vui cười thích thú. Và cũng ở Việt Nam, người ta đã khủng bố , đánh đuổi dân thiểu số từ nam chí bắc để chiếm rừng phá núi nhưng bề ngoài họ trình diễn thứ âm nhạc, gọi là nhạc dân tộc, cho các văn công mặc áo Thái Mèo, đánh đờn Tơ Rưng hoặc đàn tre, hát tiếng Thái, Mường, Mán, Mèo và tiếng Việt.

 Trong những buổi trình diễn này người ta đã trình diễn vài bản nhạc theo điệu nhạc Rock của Mỹ và một ca sĩ đóng khố đã gào thét như một người da đen trên màn ảnh Mỹ. Âm nhạc Mỹ đã chinh phục thế giới . Âm nhạc đích thực là một thứ ngôn ngữ quôc tế, vượt qua mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia. Âm nhạc vô hình xuyên qua những bức tường thép, và đi vào trái tim con người và thể hiện ở nét mặt và chân tay. không cần giảng giải và lý luận. . Còn âm nhạc tuyên truyền là một hình thức tra tấn của chế độ.

Tôi về Huế, trong các tiệm ăn người ta đã mở nhạc vàng. Và tôi lại được nghe những tiếng hát hải ngoại như hồn tôi đi vào thần thoại.

Sau một ngày ở Huế, tôi ra bến xe An Hòa đón xe Huế- Vinh. Đây là một chiếc xe cũ kỹ như xe buýt An Cựu- Bến Ngự hay Bến Ngự -Đông Ba hồi 1956. Trên xe toàn là dân chúng thôn quê mà phần lớn là dân Huế, Quảng Trị. Xe chạy một đoạn lại dừng để hành khách xuống hoặc lên. Con đường quốc lộ, hai bên đồng ruộng trải dài, thỉnh thoảng có xóm làng nhà của lưa thưa và những bụi tre cằn cỗi. Đường đi toàn là ổ gà hoặc đá lởm chởm, xe chạy nhảy như ngựa lồng. Đàn bà có thai không thể đi xe này được. Trên xe là một bác tài xế tuổi khoảng 35-40 rất hoạt bát nhanh nhẹn. Tôi không hiểu bác là dân xã hội chủ nghĩa hay dân Huế mới được học tập cải tạo vì bác 'trình diễn' quá. Bác ca hát luôn miệng:

Huế của ta ơi! Biết mấy tự hào!
Bác lại ngâm thơ bài Mẹ Suốt , rồi bài Bầm ơi của Tố Hữu:

Ai về thăm mẹ quê ta,
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.
Bầm ơi có rét không bầm,
Heo may gió núi lâm thâm mưa phùn.. .


Bác xách bình đựng nước, tu một hơi rồi đọc tiếp thơ Tố Hữu:

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí. . .

Tháng tám vùng lên Huế của ta,
Quảng Phong ơi! Hương Thủy, Hương Trà.
Phú Vang, Phú Lộc, đò lên Huế,
Đỏ rợp dòng sông, rộn tiếng ca. . .

Hết ngâm thơ Tố Hữu, bác kể chuyện bác Hồ, bác Tôn kính yêu. . . .

Bác là diễn viên, là cán bộ thông tin văn hóa độc nhất trên xe. Bác là người tốt, muốn giúp vui đồng bào trên xe. Mà bác cũng là cán bộ tốt, muốn tuyên truyền con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời bác cũng là con người khôn ngoan muốn chứng tỏ bác là người vừa chuyên vừa hồng, theo đúng túi khôn xã hội chủ nghĩa là phải ''ca tụng bác Hồ đọc thơ Tố Hữu'' thì khi đi xin việc, đi thi , và làm việc đều đưọc diểm cao.


Khi xe đến Bàu Cá, Quảng Bình thì mấy công an xuất hiện, và họ ra dấu hiệu ngừng lại. Bác tài xuống xe trình giấy tờ và mỉm cười cầu tài. Không biết bác phạm lỗi gì, anh công an xé một lúc khoảng hai chục tờ giấy phạt. Một lúc sau bác lên xe, nét mặt vô cùng buồn bã và tức giận. Từ đó cho đến khi xe ra sông Gianh bác vẫn im lặng, khác hẳn thái độ vui tươi trước kia.

Khác với lần trước, lần này trong thôn có vài đám cưới. Thôn tôi và thôn bên cạnh, khắp nơi inh ỏi tiếng nhạc phát ra từ các loa phóng thanh. Lúc này quê tôi theo mốt mới. Họ mua máy thu băng và loa, mở máy lớn cho anh em bà con trong đám cưới nghe nhạc vàng của Sài gòn. Đa số dân chúng không có máy và băng cassette cho nên họ rất sung sướng khi nghe tiếng nhạc vang lên từ hai ba chiếc loa treo trong đám cưới. Và chủ nhân cũng tỏ ra tự hào vì đám cưới gia đình ta rất tân tiến! Một vài người thấy đây là mối lợi cho nên đã cho các đám cưới thuê băng và máy, khiến cho ở tận thôn quê miền Trung trước đây là vùng đất xã hội chủ nghĩa nay vang lên giọng hát của Thái Thanh, Thái Hiền, Duy Trác, Tuấn Ngọc. . , Nhưng việc mở nhạc này cũng chỉ thịnh hành một thời. Tôi về lần thứ ba thì nghe nói đã bị cấm. 

VĂN QUANG * LÃNG PHÍ HAY NGU DỐT

Lãng phí hay ngu dốt?
(VienDongDaily.Com - 20/11/2016)
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Người dân VN không bất ngờ khi nghe tin rất nhiều nơi lãng phí ngân sách nhà nước, tiền ở đâu ra, cũng là tiền của dân còng lưng đóng thuế cho nhà nước thôi. Nhưng gần đây nhất người dân sửng sốt vì sự lãng phí quá nhiều từ nông thôn mới mang nợ đến các nhà máy khổng lồ “đắp chiếu” sau khi xây dựng tốn kém hàng ngàn tỉ đồng. Sự lãng phí đó bắt nguồn từ đâu? Ai đã cho phép xây dựng những công trình đó? Tất nhiên người dân không có quyền rồi, quyền là ở các quan trên. Các quan có học đâu mà biết công trình đó kiến trúc như thế nào, mang lại lợi ích gì cho xã hội cho người dân. Các quan có dốt thì mới cho phép các công trình đó mọc lên.
Lãng phí và sự ngu dốt khác nhau.

                             Ông Vũ Đình Duy và những dự án thua lỗ ngàn tỉ đồng.
Sự lãng phí là việc làm xa hoa lộng lẫy của một công trình xây dựng không cần phô trương đến thế. Còn sự ngu dốt là việc làm bừa ký ẩu cho nhà thầu để kiếm hoa hồng, còn sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. “Công trình làm xong để đấy là chuyện của chúng mày không phải của ông.”

Kiếm chác xong ông chuồn dang Tây sang Mỹ đố anh nào tìm được như trường hợp của Vũ Đình Duy của công ty PVTex đang bị xem là “có dấu hiệu bỏ trốn ra nước ngoài” là một chỉ dấu nữa cho thấy một phong trào quan chức tìm cách đào tẩu thoát thân đang hình thành, và thậm chí công khai. Chỉ đến giữa năm 2016 quốc hội Việt Nam mới bất ngờ phát hiện một đại biểu quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở Cộng Hòa Malta, và đặt ra nhiều dấu hỏi về triển vọng “một đi không trở lại,” thì ngay sau đó vụ Trịnh Xuân Thanh trốn thoát thành công đã bùng nổ.
Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất sau 10 năm ì ạch đang được đề nghị chuyển giao cho Tập đoàn Hòa Phát.


Ngay tại làng xã cũng có những hiện tượng xa hoa lãng phí như vậy. Vậy có thể kết luận rằng từ dưới lên trên đều lãng phí đến mức dân không chịu nổi nữa, ngày càng nghèo đói xác xơ. Há miệng kêu thì bị trù dập.
Tôi chỉ lấy một chuyện điển hình gần đây nhất.
Ăn từ cọng rác thải đến tiền của công nhân
Ngày 9-11 cho biết Đoàn Thanh Tra liên ngành tỉnh Tiền Giang đã có cuộc họp thông qua dự thảo kết luận thanh tra Công Ty Đô Thị TP Mỹ Tho.

Theo Đoàn Thanh tra, ngoài việc Công Ty Đô Thị Mỹ Tho được UBND Mỹ Tho hợp đồng thu gom rác và cân số lượng theo ký để quyết toán, doanh nghiệp này còn “sáng kiến” đến huyện Châu Thành thu gom rác và đưa thêm lá cây vào để cân nhằm tăng số lượng. Từ năm 2013-2016, công ty đã nâng số rác lên thêm hơn 8,000 tấn để quyết toán với UBND TP Mỹ Tho 1.8 tỉ đồng. Sau khi thanh tra vào cuộc, công ty đã nộp lại số tiền này. Ngoài ra, trong quá trình quyết toán tiền hóa chất xử lý rác thải tại bãi rác Tân Lập (huyện Tân Phước), Công ty Đô thị Mỹ Tho cũng nâng số tiền quyết toán từ 4.6 tỉ đồng lên 11 tỉ đồng VN ($480,000 Mỹ kim).

Đoàn Thanh Tra còn phát hiện số lượng rác thu gom tại
TP Mỹ Tho báo với UBND TP ít nhưng khi quyết toán với Sở Tài chính thì nhiều với số tiền chênh lệch 3.3 tỉ đồng. Tổng số tiền sai phạm về kinh tế đến hơn 10 tỉ đồng. Kết quả thanh tra cũng cho thấy việc Công ty Đô thị Mỹ Tho thi công sửa chữa nhà cho gia đình cán bộ lãnh đạo gồm ba căn của người thân lãnh đạo và bốn căn nhà khác đã có nhiều sai phạm như không báo cáo chủ tịch HĐQT, kiểm soát viên, dự toán không đúng với bản thiết kế. Chỉ riêng bảy căn nhà này đã làm cho công ty lỗ 537 triệu đồng ($24,000). Ngoài ra, công ty còn liên doanh với 2 công ty khác để thi công hai tuyến đường, làm lỗ 175 triệu đồng.
Trả thù người tố cáo?
Theo một nguồn tin, cơ quan thanh tra cũng đã có kết quả điều tra ban đầu cho thấy dấu hiệu trù dập người tố cáo xảy ra ở công ty đô thị Mỹ Tho. Cụ thể, khi ông Lâm Thiện Tất, Đội phó Đội Xây dựng cầu đường và ông Trương Văn Long, Đội phó Đội Vệ sinh môi trường, phát hiện công ty tự đặt ra việc trừ lương công nhân mỗi tháng 1 triệu đồng/người để lấy tiền gửi ngân hàng và chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng của công nhân nên khiếu nại nhiều lần nhưng ban giám đốc đều phủ nhận, họ đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Cũng theo Đoàn Thanh tra, việc ông Nguyễn Công Khanh, phó giám đốc công ty, bị tố cáo “nhờ” công ty làm hai cây cầu và một đường nhựa vào nhà mình nhưng “quên” trả tiền là có thật. Theo đó, Đoàn Thanh tra đã yêu cầu ông Khanh nộp số tiền 33 triệu đồng cho công ty. Ngoài ra, Đoàn Thanh tra cũng xác minh việc công nhân mang hoa đến nhà lãnh đạo trong dịp Tết Nguyên đán bằng tiền của công ty là có thật và đề nghị thu hồi lại toàn bộ số tiền này.
04- Đây là một trong những nhà máy trong danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm

Ăn hàng trăm triệu đồng của công nhân
Đoàn Thanh tra cũng kết luận việc tố cáo công ty đô thị Mỹ Tho đã ăn chặn hàng trăm triệu đồng của công nhân là đúng sự thật. Theo đó, ba cán bộ Phòng Kế toán của công ty có hành vi chiếm đoạt, gồm: Trần Thị Thiện Mỹ (trưởng phòng) chiếm đoạt 145 triệu đồng, Nguyễn Thị Thùy Linh (phó phòng) chiếm đoạt 69 triệu đồng và Đinh Phạm Anh Thư (thủ quỹ) chiếm đoạt 147 triệu đồng...
Cuộc chạy đua xây dựng nông thôn mới làm tốn tiền dân
700 tỷ đồng cho cuộc đua… xã nông thôn mới
Việc xảy ra tại hai xã Tam Sơn và Hương Mạc của thị xã Từ Sơn (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh- Lân cận Hà Nội), đang khiến người dân hoang mang. Hai xã này “ôm” khoản nợ 700 tỷ đồng ($30.5 triệu) với một doanh nghiệp để xây mới, sửa chữa một số công trình theo tiêu chuẩn làm nông thôn mới, góp thêm vào tình trạng sa lầy nợ của Bắc Ninh.

Bước sang năm 2016, dù nợ đã nhiều như vậy, nhưng để phấn đấu đưa 25 xã, đặc biệt là ba đơn vị cấp huyện là Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới, tổng số vốn địa phương này tiếp tục huy động khoảng 1,220 tỷ đồng ($53 triệu) để thực hiện.
Nhà máy sơ sợi Đình Vũ, một trong những công trình ngàn tỷ đắp chiếu.

Và để có được kết quả này, cần đến hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước cũng như đóng góp của người dân đổ vào và Bắc Ninh cũng trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về số tiền nợ hơn 613 tỷ đồng. Xây dựng nông thôn mới chỉ là thứ bệnh mê thành tích của các quan, hành hạ dân thôi, xây mới như thế không bằng để như cũ cho người dân tự làm, không cần đến các cơ quan nhà nước dính vào chỉ rách việc thôi. Hiện tượng chạy đua làm nhà văn hoá, hội trường, làm đường… để được công nhận nông thôn mới,

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng (nguyên Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội) cho biết, “Chúng tôi đi giám sát thì thấy ở rất nhiều xã, nợ xây dựng cơ bản đã vượt khả năng thanh toán” những ví dụ như Hương Mạc, Tam Sơn rất nhiều và đó chính là biểu hiện chạy theo thành tích. Thành tích là thứ để các quan tự sướng với nhau thôi, dân chẳng được gì ngoài sự đóng góp đến teo tóp da dầy cho cac quan tha hồ sướng.

Người dân càng choáng váng hơn khi nghe nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng vì 5 dự án nghìn tỷ đang thua lỗ "một ngày, một tháng rồi một năm". Hãy tạm kể vài nhà máy không lồ đang thoi thóp chết.
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

03- Dự án xử lý nước thải TP Cần Thơ có vốn đầu tư $22 triệu Mỹ kim nhưng không đáp ứng được điều
1. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư $305 triệu do công ty cổ phần Hóa Dầu và Xơ Sợi Dầu Khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư;

2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư $96 triệu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung;

3.Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư $350 triệu đồng, do công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư;

4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư $130 triệu, do công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp và vận tải Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

5. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư $523 triệu với chủ đầu tư là công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, tập đoàn Hóa Chất Việt Nam.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Bộ Công Thương sớm lập danh mục các dự án đầu tư đắp chiếu, có nguy cơ thua lỗ mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu tại phần giải trình. "Phải rạch ròi số này ra, vì thua lỗ một ngày, một tháng rồi một năm cộng lại thì sẽ là số vốn thất thoát rất lớn.”
Nhà máy xử lý nước thải $22 triệu vừa xây xong đã lạc hậu
Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ được đầu tư gần $22 triệu xây dựng gần 10 năm qua mới hoàn thành, vừa chạy thử đã lạc hậu vì không đáp ứng điều kiện xả thải ra môi trường.

Nhà máy xử lý nước thải Cần Thơ thi công năm 2007, có công suất xử lý 30,000 m3 nước thải một ngày đêm, với vốn đầu tư hơn 19 triệu Euro, tương đương $22 triệu Mỹ kim. Trong đó, vốn vay ODA của Đức hơn 10.4 triệu Euro, còn lại là đối ứng từ ngân sách địa phương, do Công ty cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự kiến hoạt động năm 2010, nhưng đến nay nhà máy mới hoàn thành, chưa nghiệm thu.
Theo chủ đầu tư, đến nay hai tuyến cống thu gom nước thải Bắc và Nam Cần Thơ dài 23 km và các trạm bơm hoàn thành. Còn nhà máy xử lý nước thải tại quận Cái Răng mới vận hành thử nghiệm với khối lượng 2,000 m3 một ngày đêm. Nhưng nước thải sau khi xử lý chỉ đạt tiêu chuẩn cột B (tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp - giới hạn ô nhiễm cho phép).
Các qua đừng bịp nữa hãy công khai tất cả cho người dân biết. Các ông sẽ làm gì để bù đắp vào số tiền thua lỗ đó hay chỉ nói để cho có rồi thôi, cứ họp xong lại chễm chệ lên xe ra về đợi kỳ sau họp tiếp?
Người dân còn trông đợi gì vào các ông? Họp với hành liên miên có giải quyết được gì đâu. Chỉ khổ người dân thôi.
Văn Quang (15 tháng 11, 2016)

 VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH
Cộng sản phạm cả hai tội lãng phí và ngu đốt. Họ ngu dốt đủ thú nhưng trong việc trộm cắp tiền bạc, gian lận sổ sách, mánh lới trong việc đưa ra các kế hoạch hàng tỷ đồng thì họ rất giỏi. Bao năm cai trị, cha truyền con nối, cộng sản đã thành tinh! Có kế hoạch vĩ đại, có cộng trừ nhân chia sai, có làm sổ sách, giấy tờ giả, họ mới kiếm đưọc tiền đấy các bạn ạ!

 



VŨ THƯ HIÊN * LÊ HỒNG HÀ

21/11/2016


Lê Hồng Hà - Từ bóng tối bước ra đường sáng

Nhà văn Vũ Thư Hiên
Gửi cho BBC từ Paris, Pháp
clip_image001
Ông Lê Hồng Hà là 'tấm gương sáng cho những người một thời lầm lỡ', người đã 'mất nhiều', nhưng đổi lại được dân thương và kính trọng, theo nhà văn Vũ Thư Hiên

Lê Hồng Hà không còn nữa.
Ở tuổi tôi, tin về cái chết của ai đó số bạn bè cùng trang lứa không còn làm tôi ngạc nhiên, nhưng lần nào cũng vậy, vẫn cứ là đột ngột. Sự ra đi không bất ngờ của Lê Hồng Hà làm tôi bàng hoàng. Tôi quen có anh, mặc dầu chúng tôi rất ít liên hệ với nhau.
Cảm giác hụt hẫng này y hệt trong chiến tranh, khi người bạn chiến đấu luôn ở bên mình, trên đường hành quân, trên trận địa, bỗng một ngày không thấy đâu.
Có một sự trớ trêu của số phận trong tình bạn giữa chúng tôi.
Cuối năm 1967 Lê Hồng Hà là chánh văn phòng Bộ Nội vụ, người ký lệnh điều động người đi bắt tôi. Trong nhà tù Hỏa Lò nổi tiếng, tôi chỉ đôi lần thoáng thấy anh đi cùng các viên chức làm công việc hỏi cung.
Cái kiến nghị hiền lành của hai bầy tôi vốn ngoan ngoãn chứa trong lòng nó một kết luận táo bạo và nguy hiểm: những người bị bắt đều vô tội. Câu hỏi tiếp theo, không được đặt ra bằng lời, nhưng ai cũng hiểu: "Nếu họ đều vô tội thì kẻ gây ra tội là ai?
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Thế rồi vào một ngày không chờ đợi, khi tôi đã ra tù nhiều năm, bỗng nghe sấm động giữa trời quang - Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng cùng ký kiến nghị đòi Trung ương đảng thẩm tra và giải oan cho những người bị bắt tù nhiều năm không xét xử trong vụ án gọi là "nhóm xét lại chống Đảng và làm tay sai cho nước ngoài".
Đảng của hai anh đã không xem xét kiến nghị thì chớ, lập tức tống hai anh ra khỏi hàng ngũ của nó.
Trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ đã sơ hở không tiêu huỷ mọi hồ sơ của vụ án nguỵ tạo. Chúng vẫn nằm trong tủ của Vụ bảo vệ đảng để Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành có điều kiện lần giở từng biên bản khám xét, biên bản hỏi cung, rà soát lại tính pháp lý của vụ án để từ đó hiện ra một âm mưu.
Công việc này không thể làm ngay trong khi những nạn nhân còn nằm trong trại giam, mọi hồ sơ còn chưa được khép lại. Nó đòi hỏi một độ lùi về thời gian, đòi hỏi sự xem xét kỹ càng, sự tính toán, cân nhắc, để việc làm có thể có kết quả.
Nói về âm mưu này thì dài, tựu trung nó chỉ có mục đích củng cố quyền lực của những kẻ yếu bóng vía sợ mất nó. Để nắm chắc quyền lực chúng không ngần ngại trước bất cứ điều gì.
Cái kiến nghị hiền lành của hai bầy tôi vốn ngoan ngoãn chứa trong lòng nó một kết luận táo bạo và nguy hiểm: những người bị bắt đều vô tội. Câu hỏi tiếp theo, không được đặt ra bằng lời, nhưng ai cũng hiểu: "Nếu họ đều vô tội thì kẻ gây ra tội là ai?"
'Phải có gan cóc tía'
clip_image002
'Trong nỗi buồn mất anh tôi có được niềm vui - nhân dân thật công bằng', nhà văn Vũ Thư Hiên nói về ông Lê Hồng Hà.
Ở miền Bắc Việt Nam vào những năm ấy mà dám vạch ra sự không anh minh trong một việc làm mờ ám của vua chúa thì phải có gan cóc tía. Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành chưa hề nổi tiếng gan dạ. Hai người chỉ nổi tiếng là những đảng viên trung thành, những công chức mẫn cán. Điều không ai ngờ là trong họ vẫn sống dai sống khỏe một tâm hồn lương thiện, nó sinh ra cái ta gọi là công tâm, là sự tử tế được truyền nối từ các thế hệ cha ông.
Cái giá phải trả là rất đắt theo chuẩn mực thời ấy. Nó là dấu chấm hết cho mọi thăng tiến, mọi quyền lợi, mọi ưu tiên ưu đãi. Họ có day dứt không? Có đấy. Nhưng họ đã chấp nhận giá ấy, không lùi bước. Có một chút khác nhau giữa hai anh. Nguyễn Trung Thành đau đớn, tôi nghe nói vậy, Lê Hồng Hà thì không.
Từ vị trí ăn trên ngồi trốc trong hệ thống cai trị, Lê Hồng Hà quyết định rời bỏ đảng của anh để đi về phía lẽ phải, có nghĩa là về phía những người chống thể chế độc tài. Anh trở thành bạn của chúng tôi, những nạn nhân của vụ án mà anh là người tham gia trấn áp. Trớ trêu là ở chỗ đó.
Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành là tấm gương sáng cho những người một thời lầm lỡ. Họ sẽ mất rất nhiều, nhưng đổi lại họ sẽ được cái lớn hơn - tình yêu thương và lòng kính trọng của nhân dân.
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Lê Hồng Hà ngày một đi xa hơn. Anh phủ định lý thuyết mác-xít về đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội, phủ định chuyên chính vô sản, phủ định mọi thần tượng - Marx, Lenin, Stalin, Mao. Riêng Hồ Chí Minh thì hai anh né, chưa phải lúc. Trong chuyện này giữa chúng tôi - Lê Hồng Hà, Nguyễn Minh Cần và tôi - đã có những cuộc trao đổi ý kiến khá gay gắt. Nhưng đó là những va chạm về quan điểm chiến thuật. Ngoài ra, chúng tôi luôn là một.
Với Lê Hồng Hà lập trường là rõ ràng. Anh đòi phải trả lại nền cộng hoà sơ khai năm 1945 và phát triển nội dung dân chủ của nó trong sự đối lập với cai trị độc tài. Anh chủ trương giữ hoà khí với Trung Quốc, nhưng phải có khoảng cách, trong đường lối ngoại giao đa phương…
Nói tóm lại, dưới cách trình bày mềm mỏng để người nghe không bị sốc, anh dứt khoát ly khai đảng của anh để đứng về phía nhân dân.
Tôi báo tin anh mất trên facebook vào trưa hôm qua 15.11. Hôm nay, cũng vào buổi trưa, tôi xem lại dưới tin ấy đã thấy có trên 1.500 người vào đọc và viết lời chia buồn. Là riêng một trang Facebook của tôi thôi, không kể những trang khác, và những trang chia sẻ. Trong nỗi buồn mất anh tôi có được niềm vui - nhân dân thật công bằng.
Nhận thức là một quá trình. Người nào tìm sẽ thấy. Nhân dân sẵn sàng đón nhận họ vào hàng ngũ của mình.
Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành là tấm gương sáng cho những người một thời lầm lỡ. Họ sẽ mất rất nhiều, nhưng đổi lại họ sẽ được cái lớn hơn - tình yêu thương và lòng kính trọng của nhân dân.
V.T.H.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả của cuốn hồi ký chính trị 'Đêm giữa ban ngày', hiện đang sống tại Paris, Pháp.

CÁNH DÙ LỘNG GIÓ *MỌI THỨ SẼ TĂNG


Mọi thứ tới đây sẽ tăng

Cành Dù lộng gió (Danlambao) - Nợ công của CSVN đã tới lúc báo động đỏ, phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho phép thí điểm vài Ngân Hàng phá sản (*). Tại sao cho tới giờ mới sảy ra tình trạng phá sản. Hồi còn làm TTg 3X rất siêng năng đi xin xỏ và vay vốn ưu đãi các Nước để về bơm tiền cho các Ngân Hàng có vốn đầu tư của con hắn kể cả các Ngân Hàng nhà Nước, nên các Ngân Hàng còn thoi thóp tới tận bây giờ.
Nợ công của mỗi đầu người kể cả những đứa trẻ mới lọt lòng mẹ ra cũng phải gánh nợ công một đầu người hơn 2000USD rồi, hàng năm CSVN phải thanh toán tiền lãi xuất vay còn xất bất xang bang, ngắc ngư mãi chưa biết xoay trở thế nào, giờ lại tới thời kỳ phải trả cả vốn lẫn lời, đào đâu ra, vì thế bắt buộc CSVN phải cầu cứu quan thày giúp đỡ, mà muốn giúp đỡ vớt nền kinh tế phá sản của tập đoàn CS này thì phải có điều kiện, điều kiện đó thì ai trong chúng ta cũng quá rõ rồi, khỏi dài dòng chi nữa.
Cái quan trọng là hết mọi cái đều đã cạn kiệt, nhà cửa đất đai của người Dân trong nước, chỗ nào thấy ngon, quy hoạch, khoanh vùng bán có giá thì đã cướp sạch sành sanh hết rồi, kể cả những nơi bất khả xâm phạm Chùa Chiền nhà Thờ, như Chùa Liên Trì do Hòa Thượng Thích Không Tánh làm chủ trì, các nhà Thờ Công Giáo cũng không ngoại lệ như tòa Khâm Sứ của Giáo Xứ Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm nhà Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm cũng không ngoại lệ đối với chúng, lúc nào chúng cũng thèm những khu đất vàng đó, tìm mọi cách có thể chiếm được để chiếm nếu có cơ hội.
Giờ đây không còn gì để cướp nữa thì chúng lại nghĩ ra các loại siêu cao thuế nặng để moi thêm tiền và chất thêm những gánh nặng còng xương sống trên lưng người Dân Quốc Nội.
Hết 10 năm phải đổi lại giấy CMND, giấy phép lái xe phải đổ mới lại, phạt vi phạm giao thông đường bộ gấp nhiều lần trước đây, còn sắp sửa phạt luôn xe không chính chủ nữa.
Bắt đầu các ông chủ Thiên Đường XHCN phải chuẩn bị tinh thần tới đây tiền điện, xăng dầu sẽ lên chóng mặt, một lít xăng bên Singapore nhập vào chỉ 7 VNĐ, nhưng về VN bán ra cho người Dân là hơn 20 ngàn VNĐ. Tiền viện phí cũng sẽ tăng gấp nhiều lần trước.
Các quan lãnh đạo CSVN ăn quen, nhịn không quen, ngồi mát ăn bát vàng nên nghĩ ra nhiều chiêu mới mẻ để moi tiền của Dân mà trên thế giới chưa có chỗ nào có luật lệ như thế.
Ngành giáo dục thì khỏi cần bàn, mỗi năm mỗi cải cách, mỗi đóng các khoản tiền mới, mua sách vở giáo khoa mới, quần áo đồng phục, nhưng học thì có lúc học sinh cấp ba phải trở xuống học lại cấp một vì sai lỗi chính tả
Còn nhớ đã có lần chúng nó đã ra cái luật phụ nữ không có ngực sẽ không được lái xe, bị chửi rủa thậm tệ nên chúng không gỡ bỏ, cũng không dám thi hành.
Tới đây TT Mỹ mới đắc cử đã tuyên bố Trung cộng và Việt Cộng là 2 nước ăn cắp việc làm của người Mỹ nhiều nhất, sắp tới ông ta sẽ làm mọi cách để các công ty Mỹ rút về nước, tạo điều kiện cho công dân Mỹ có thêm nhiều việc làm mới. CSVN sẽ lính quýnh với việc Sinh viên VN ra trường không có việc làm, kinh tế kiệt quệ.
Vì thế nếu người Dân mãi cam chịu thì tới đây mọi gánh nặng do đảng CSVN gây ra sẽ chồng chất lên đầu lên lưng người Dân ngày một nặng hơn, chỉ khổ và tội cho Dân nghèo không ngóc nổi đầu lên để kịp thở.
Ngày 17/11/2016

MAI TÚ ÂN * TRUMP

Ông Donald Trump không phải là kẻ thù của chúng ta...

Mai Tú Ân (Danlambao) - Cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ 2016 đầy sôi động và cũng đầy bất ngờ đã kết thúc. Ông Donalp Trump đã đắc cử tổng thống, và bà Hillary Clinton, người phụ nữ mà đa phần người Việt Nam chúng ta yêu mến và mong cho thắng cử đã thất bại.
Thật đáng tiếc cho những ai có lòng ủng hộ cho người phụ nữ đầu tiên hy vọng ngồi vào chiếc ghế tổng thống quyền lực nhất thế giới đã phải thất vọng ngập tràn. Bao hy vọng và hạnh phúc của những tháng ngày trước bầu cử đã khiến chúng ta thăng hoa. Các nhận định của các người uy tín, cùng các số liệu trong các cuộc thăm dò khiến chúng ta bay bổng. Nhưng ngày bầu cử 8/11 đã diễn ra khác hẳn và đã đưa những người Việt ủng hộ bà Clinton như chúng ta phải hạ cánh xuống mặt đất. Không phải là hạ cánh an toàn mà là ngã ngửa xuống đất vì kết quả quá ư bất ngờ. Không phải chỉ người Việt chúng ta mà đa phần người dân thế giới cũng đều thảng thốt ngỡ ngàng trước chiến thắng đầy thuyết phục của ông Donald Trump.
Nhưng còn biết nói gì hơn nữa khi kết quả rành rành như thế, khi ông Donald Trump thắng áp đảo với 320/270 phiếu đại cử tri so với người phụ nữ mà chúng ta ủng hộ Hillary Clinton với con số buồn 232/270 phiếu đại cử tri. Điều đó cho thấy rõ ràng là người dân Mỹ, những công dân tự do của một đất nước tự do đã lựa chọn được người lãnh đạo của mình một cách hoàn toàn tự do. Dù đúng, dù sai theo quan niệm nào đi nữa thì họ cũng đã chọn lựa dứt khoát rồi. Và nếu ông Donald Trump được đa số người dân Mỹ chọn lựa làm tổng thống thì ông không phải là người phân biệt chủng tộc, không coi thường phụ nữ. Bởi đơn giản là ông đã được người dân Mỹ chọn lựa thì ông không thể xấu xa như thế.
Hãy chấp nhận sự thật như nó vốn có, hãy chấp nhận sự thật vì đó đã xảy ra và chấp nhận can đảm và bình thường như những người dân Mỹ đã chấp nhận. Việc thắng thua của một cuộc bầu cử là những điều bình thường của một nền dân chủ, khi có điều bằng lòng, có điều không bằng lòng nhưng cuối cùng tất cả đều phải chấp nhận cuộc chơi mà luật lệ đã đề ra trước đó. Ông Trump đã đắc cử. Phải chấp nhận kết quả dù thích hay không. 
Ông Donald Trump không phải là kẻ thù của những người đấu tranh dân chủ chúng ta. Có thể thời gian vận động tranh cử chúng ta, vì ưu ái nữ ứng cử viên của chúng ta mà té nước theo mưa với dân Mỹ mà đả kích, chế riễu hay nguyền rủa ông ta thì bây giờ đã qua bầu cử rồi, ông Trunp đã được bầu làm tổng thống rồi thì chúng ta hãy ngưng đả kích ông. Hãy ủng hộ tổng thống Donald Trump. Bởi tổng thống Mỹ, có thể lúc này lúc khác nhưng căn bản không bao giờ là kẻ thù của những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Giống như các nền dân chủ trên thế giới không bao giờ là kẻ thù với các ước vọng dân chủ của chúng ta. Mà ngược lại họ luôn là ngọn cờ, là nền tảng và là niềm hứng khởi cho tất cả chúng ta trong công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nước nhà.
Chính những kẻ đang ngồi trên đầu trên cổ chúng ta ở Ba Đình kia mới là kẻ thù của những ước vọng tự do dân chủ. Vẫn là những kẻ đang ra lệnh bắt giữ trái phép và cầm tù bất công những người đấu trang dân chủ. Vẫn là những kẻ âm mưu phá hoại sự đoàn kết của giáo hội, hay muốn trục xuất các cha xứ can đảm ra khỏi giáo dân của họ. Những kẻ đang dùng bạo quyền, độc tài toàn trị để bóp nghẹt chúng ta. Chính những người đó mới là kẻ thù của tự do dân chủ, và mới là kẻ thù của chúng ta...

VŨ LỘC YÊN * HẬU QUẢ TRUMP ĐẮC CỬ

Donald Trump đắc cử: Hậu quả cho thế giới và Việt Nam trong tương lai

Vũ Ngọc Yên (Danlambao) - Chủ nghĩa dân túy, mị dân đã thắng lương tri trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 8.11.2016. Donald Trump, một Ứng cử viên cộng hòa đã gây phân hóa trầm trọng cho đất nước gia qua chiến dịch tranh cử với những phát ngôn phân biệt chủng tộc, phỉ báng người ngoại quốc, miệt thị phụ nữ và gieo rắc hận thù giữa các giai tầng xã hội, lại có thể đánh bại nữ Ứng cử viên dân chủ nhiều uy tín Hillary Clinton để trở thành người lãnh đạo một siêu cường.
Vào tháng giêng 2017, Donald Trump sẽ chính thức được tấn phong vào chức vụ Tổng thống thay thế Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Thế giới sẽ trực diện trước một tân Tổng thống có quyền lực nhất trong thế giới tư do mà đường lối và chủ trương có ảnh hưởng lớn đến chính trường quốc tế.
Bất ổn trong chính sách kinh tế và an ninh
Đến nay công luận chưa rõ chiều hướng chính sách của chính quyền Trump, vì vị tân Tổng thống, 70 tuổi, chỉ đưa ra những tuyến bố mập mờ trong cuộc tranh cử mà không cụ thể hóa kế hoạch điều hành quốc gia.
Trong cuộc tranh cử, Trump luôn nhấn mạnh mọi chính sách của ông sẽ phục vụ cho nước Mỹ qua các khẩu hiệu Nước Mỹ trước hết (America first) và làm nước Mỹ vĩ đại trở lại "Make America great again".
Trump khẳng định lập trường đối nghịch thương mại tự do và sẽ xét lại sự tham gia Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên các quan hệ quốc tế có thể đứng trước nhiều thử thách.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang lo ngại: Nếu chính quyền Trump thực sự hủy bỏ đường lối thương mại tự do, để theo đuổi chính sách bảo hộ kinh tế thì kinh tế thế giới sẽ bị khủng hoảng. Đặc biệt đối với Âu Châu giao dịch thương mại tư do với Mỹ là cột xương sống cho sự thành công kinh tế của nhiều nước từ khi chấm dứt Đệ nhị thế chiến nên chính sách bảo hộ kinh tế của Mỹ sẽ mang nhiều bất lợi cho các quốc gia xuất cảng. Ngoài ra, một khi Mỹ không còn quyết tâm bảo vệ NATO và cắt giảm tài trợ, thì các quốc gia Âu châu thành viên trong liên minh buộc tăng ngân sách quốc phòng và điều này sẽ ảnh hưởng đến các chương trình đầu tư và phát triển kinh tế. Hiện nay Mỹ đóng góp hơn một nửa vào toàn bộ ngân sách quân sự của NATO.
Trump xem chính sách đối ngoại của Obama và Clinton là một thảm họa do đó chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của ông sẽ chuyển hướng rõ ràng để các đồng minh và đối thủ nhận thức được quyết tâm của Mỹ và sẽ kính trọng nước Mỹ trở lại. Trump sẽ đưa ra yêu sách đòi các đồng minh phải tăng cường an ninh nhiều hơn "Các quốc gia mà chúng ta bảo vệ phải trả tiền cho việc này. Nếu không, Mỹ sẽ sẵn sàng để các quốc gia đó tự lo cho mình". Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo "Washington Post" Trump nói: Là tổng thống, ông không chỉ giảm sự can thiệp của Mỹ ở nước ngoài mà còn giới hạn vai trò của Mỹ trong Liên minh NATO vì NATO quá tốn kém cho Mỹ. Ông nói thêm các quốc gia thành viên khác trong NATO như Đức phải đóng góp nhiều hơn nữa. Tại sao Đức không lo cho nước Ukraine? Tại sao các quốc gia láng giềng của Ukraine chẳng làm gì hết? Tại sao luôn là chúng ta phải lãnh đạo chiến tranh, thậm chí có thể dẫn đến thế chiến thứ ba với Nga Sô?
Là Tổng thống, Trump sẽ giới hạn sự tham gia quân sự ở khu vực Á châu-Thái bình dương. Nam Hàn và Nhật bản phải đóng góp nhiều hơn cho sự phòng thủ quốc gia. Trump sẽ tăng cường đối phó với Trung Quốc và có chính sách ngăn cản thương mại.
Đối với Nga, Trump ngợi khen Tổng Thống Wladimir Putin là một Tổng thống mạnh có nhiều đóng góp cho quốc gia. Khác với Obama, Trump sẽ hòa hoãn với Nga và không có gì chống sự tham chiến của Nga ở Syria. Ông nói "Nếu Nga bỏ ra một triệu Đô la mỗi ngày để dội bom chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) thì tôi tuyệt đối ủng hộ."
Tại Hội nghị của Hiệp Hội AIPAC (một tổ chức vận động chính trị hỗ trợ Do Thái) Trump tuyên bố sẽ giữ lập trường trung dung giữa Do Thái và Palestina. Thỏa thuận nguyên tử với nước Ba Tư sẽ được duyệt lại.
Bảo hộ kinh tế và rút khỏi các Hiệp định thương mại tự do
Lập trường chống đối các Hiệp định Thương mại tự do và đưa ra chủ trương bảo hộ thương mại, tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các nước khác, được Trump nhấn mạnh nhiều lần trong các diễn văn tranh cử.
Donald Trump cho biết sẽ đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Mexico và Canada (NAFTA), Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại tây dương Transatlantic Trade and Investment Partnership (TTIP) và Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dươngTrans-Pacific Partnership (TPP). Trump đả từng tuyên bố "tôi sẽ không ký Hiệp định TPP và sẽ nói cho các đối tác của Hiệp định NAFTA biết là phải thương thảo lại để tạo các điều kiện thuận lợi cho công nhân của chúng ta".
Trong quá trình tranh cử, ông Trump từng đề xuất việc áp mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng ngoại nhập, ví dụ hàng từ Trung Quốc có thể lên đến 45%, các mặt hàng xuất xứ từ Mexico lên đến 35% và mức thuế 15%-45% đối với hàng hóa đến từ các quốc gia có dấu hiệu thao túng tiền tệ. Các nước có tiềm năng bị áp mức thuế cao có cả liên hiệp Châu Âu (EU), Nhật, Hàn Quốc.
Trump hứa hẹn sẽ làm một cuộc "cách mạng thuế vụ" vĩ đại. Thuế lợi tức tối đa 33% cho thành phần có mức thu nhập lớn. Những người có lợi tức thấp được giảm thuế nhiều. Thuế doanh nghiệp giảm từ 35% xuống 15% để hỗ trợ doanh nghiệp nội địa trong cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra Trump sẽ có biện pháp ngăn cản các công ty Mỹ sản xuất hàng ở ngoài nước trong tương lai như sẽ đánh thuế cao vào các hàng nhập khẩu trở lại Mỹ.
Về mặt dân sinh, Trump sẽ thực hiện một chương trình cải thiện hạ tầng cơ sở để tạo ra 25 triệu việc làm mới cũng như sẽ trục xuất tới 3 triệu trong số 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Hệ thống bảo hiểm y tế hiên hành (Obamacare) chỉ được duy trì một phần. Các chương trình bảo vệ khí hậu, môi trường và sử dụng năng lượng tái tạo sẽ được xét lại. Nói chung, về kinh tế và thương mại quốc tế, nếu Donald Trump thực hiện những lời hứa trong lúc tranh cử, sẽ bày ra thế cờ mới trên thế giới.
Bắc kinh lo sợ trước cuộc chiến thương mại?
Dư luận đã cảm nhận điều này khi Chủ tịch nhà nước và đảng Tập Cận Bình đã gọi điện thoại chúc mừng Donald Trump và mong muốn hợp tác tốt với tân chính quyền ngay sau khi có kết quả bầu cử. Chính quyền Trung cộng biết rõ những gì có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế. Một cuộc chiến thương mại sẽ diễn ra nếu Tổng thống Trump thực sự áp dụng thuế nhập khẩu 45% đối với hàng Trung cộng. Tuy nhiên không ai ở Bắc Kinh cũng như ở các thủ đô khác trên thế giới dám tiên liệu Trump sẽ thực hiện những tuyên bố trong lúc tranh cử ở mức độ nào hay chủ nghĩa thực dụng sẽ kiềm chế được phản ứng của hai bên. Thông tấn xã Tân Hoa (Xinhua) đã tường thuật về sự khởi đầu mới trong quan hệ giữa hai cường quốc. Tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) bình luận đề cao mối quan hệ Trung-Mỹ trong tương lai và nhấn mạnh, Trung cộng đủ mạnh để ứng xử với sự thay đổi lãnh đạo ở Mỹ. Giới bình luận chính trị Trung quốc nhận xét chiến thắng của Trump là điều tốt cho Trung cộng. Trung cộng sẽ không còn chịu nhiều áp lực từ Mỹ vì siêu cường sẽ phải lo đối phó tranh cãi với nhiều đối tác thương mại khác. Một khi Mỹ rút lui Trung cộng có thể đảm nhận một vai trò lớn trong việc phát huy toàn cầu hóa. Và nếu Hiệp định TPP thực sự không thành, Bắc Kinh sẽ mưu tìm hậu thuẫn cho một thỏa thuận mới về khu vực thương mại tự do ở Châu Á - Thái Bình Dương do Trung cộng dẫn đầu.
Tác động của chính sách bảo hộ kinh tế Mỹ đối với Việt Nam
Quan điểm phản đối các Hiệp định Thương mại tự do và đưa ra các chính sách mang tính bảo hộ thương mại cao, tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ các nước khác là một trong những điểm luôn được Trump nhấn mạnh trong chiến dịch tranh cử. Trump đã tuyên bố sẽ không ký Hiệp định TPP.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được coi là một trong những “cứu cánh” cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. TPP không được thông qua thì đây là một tín hiệu tiêu cực. Các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ TPP như dệt may, da giày, logistics... sẽ mất đi yếu tố thuận lợi. Các dòng vốn FDI mới hoặc mở rộng quy mô của các dự án FDI đã đầu tư vào Việt Nam trong các năm gần đây để đón đầu TPP có thể chững lại.
Trong thời gian qua, đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Việt Nam (kể cả của doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước) tăng nhanh khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào cơ hội mà TPP đem lại cho lĩnh vực này. Một khi TPP bị hủy bỏ thì việc này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của không ít nhà đầu tư tại Việt Nam.
Kể từ năm 2006 đến nay, Việt Nam cũng luôn có thặng dư thương mại với Mỹ với giá trị ngày càng tăng (gần nhất năm 2015 Việt Nam xuất siêu 25 tỷ USD sang Mỹ).
Trong 9 tháng đầu năm 2016, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị 28,3 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mỹ: dệt may (8,6 tỷ USD); giày dép (3,3 tỷ USD); điện thoại (3,1 tỷ USD), máy vi tính và sản phẩm điện tử (2,1 tỷ USD)… Do đó, chủ trương cứng rắn của Trump về bảo hộ sản xuất trong nước qua việc áp dụng tăng thuế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ từ tất cả các đối tác thương mại sẽ làm lượng xuất khẩu hàng Việt Nam bị suy giảm.
Với sự "khai tử" TPP những cam kết ràng buộc của nhà nước CSVN với Hoa Kỳ về Nhân quyền, tự do Nghiệp đoàn, Tài chính, Môi trường... xem như không còn nữa. Đây sẽ là một bất lợi lớn cho công cuộc dân chủ hóa đất nước. Ngoài ra có ý kiến cho rằng có nhiều triển vọng là chính quyền Trump sẽ ít can thiệp vào cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trump đến nay chưa có thái độ rõ ràng về chiến lược chuyển trục về Á châu của Obama mặc dù đã có lập trường về Hiệp định TPP.
17.11.2016

Sunday, November 20, 2016

PHAN VĂN SONG * TRUNG ĐÔNG


Do Đâu Khủng Hoảng Trung Đông Ngày Nay?
Phan Văn Song
Một trăm năm trước, hai nhà ngoại giao Anh-Pháp đã vẽ lại bản đồ của Trung và Cận Đông. Đó có phải là nguyên do của những biến loạn của ngày nay của vùng ấy chăng ?
 

Chúng ta không thể nói đến Trung và Cận Đông, nói đến Thổ Nhỉ Kỳ mà không nhắc đến tên tuổi của hai nhà ngoại giao lịch sử François Georges-Picot (1870-1951), người Pháp và Mark Sykes (1879-1919, người Anh. Vừa qua, cặp tên Picot-Sykes, được nhà nghiên cứu chánh trị học Pháp, Giáo sư Karim Emil Bitar nhắc đến dưới từ ngữ « biến chứng Sykes-Picot - Syndromes Sykes-Pivot » trong tác phẩm « Từ Đại Chiến đến Đại Liban-De la Grande Guerre au Grand Liban », làm sống dậy trong ý thức người Ả Rập và Thổ Nhỉ Kỳ tất cả những nhục nhã, tất cả những xấu xa do cái Họa Người Phương Tây mang đến cho dân tộc và đất nước họ.
 
Phải, Phương Tây, đại diện bởi hai nhà ngoại giao nói trên, đã âm thầm, đi đêm, ký kết lén lút  xé nát, cách đây 100 năm vào tháng năm 1916, toàn lãnh thổ vùng Trung và Cận Đông, đất nước của Đế Quốc Ottoman đang thời mạt vận. Tuy nhiên, vẫn là nuối tiếc của một Đế Quốc Ottoman huy hoàng của Mustapha Kemal Atatürk và là giấc mơ của …Recep Tayyip Erdogan đầy tham vọng !
Chẳng nên ngạc nhiên khi nhìn hai hiện tượng đang diễn ra song song, khủng hoảng chánh trị Thổ hiện nay của chế độ Ankara và hổn loạn của toàn thể Trung Đông Ả Rập với những tấn công của Daesh. Cả hai, đã, cùng một lúc phát xuất, từ một vết rạn nứt chia rẻ đã có từ cái thuở những năm 1914 ấy rồi ! Thời đại 1914 đang tái diễn chăng ?
  
Hãy trở về những năm trước Thế Chiến 1, khi Phương Tây, ra tay phù thủy, vẽ lại bản đồ thế giới, chọn Ả Rập, bỏ Thổ Nhỉ Kỳ. Để rồi cuối cùng, cũng bỏ luôn anh « đồng minh mới» chỉ vì ích kỷ, lợi nhuận cá nhơn. (Y chang, 50 năm sau, khi Huê Kỳ với chiến lược be bờ « bẻ bàng » ở Đông Nam Á, đối đải với đồng minh Việt Nam-Cộng Hòa phe ta vậy ! -Thảo nào ngày nay từ Phi luật Tân đến Mã lai đều « ê càng », không tin cậy Mỹ.  Chỉ tội nghiệp dân ta Việt Nam từ nay mất biển, mất đất, mất Tổ quốc, Lãnh thổ, Dân tộc, mất cả tiếng nói !)
Trở về những năm đầu thế kỷ XX, sự giảy chết của Đế quốc Ottoman biến Thổ Nhỉ Kỳ, một thời làm người bệnh quan trọng của Phương Đông-le grand homme malade de l’Orient. Thật vậy, từ cuối thế kỷ thứ XIX, Thổ không ngớt đi dần vào tụt hậu, đối với các quốc gia âu châu. Khi Thế Chiến 1 bùng nổ, Liên Minh Anh-Pháp không muốn Thổ vắng mặt, chẳng những vì những lý do chiến lược mà cả lý do …kinh tế. Chỉ vì Constantinople – Istanbul chẳng những là một con nợ thượng hạng của các nhà băng Pháp-Anh, mà cả hai nền kinh tế thương mại nầy đều có những quyền lợi khổng lồ ở Đế quốc Ottoman, mà cả hai đều không muốn mất. Đối với Vương Quốc Anh, các nhà chánh trị kinh tế trách nhiệm rất ngại, nếu để mất Thổ Nhỉ Kỳ, thì sẽ mở một cửa ngõ cho anh địch thủ lịch sử là Nga xuyên qua Caucase đâm thẳng vào Ba Tư và  Ấn Độ (Thuộc địa Anh) giành ảnh hưởng và thị trường.
Do đó, phải vận dụng mọi mánh mưu để dân chúng gốc Ả-Rập của Đế Quốc Ottoman nổi dậy đòi tự trị. Cùng lúc ấy, lợi dụng chánh sách kêu gọi dân Ả Rập tự quyết ấy, Ông Chúa Sultan MehmehV (Ả Rập) kêu gọi một cuộc thánh chiến, với mục đích là tạo những cuộc nổi dậy ở hai quốc gia có số dân Hồi giáo rất đông là Pháp-với ba thuộc địa Bắc Phi Maroc Algérie Tunisie-, và Anh với bán đảo Ấn Độ. MehmehV có giấc mơ tạo một cuộc nổi dậy của các « xứ » Ả-Rập (Như Daesh ngày nay vậy). Vì giấc mơ nầy có thể thực hiện được ! Từ cả chục năm nay rồi, Đế quốc Ottoman đang A-Rập hóa dần dần. Thế nhưng, cũng đừng quên, trên bàn cờ chiến lược lúc bấy giờ, sự nổi dậy của của các tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc Ả-Rập cũng phải đụng độ, đối đầu lại với sự bùng nổ của tinh thần dân tộc Thổ, với Phong trào Nhóm trẻ Thổ-Les jeunes Turcs đang chiếm dần quyền lãnh đạo quốc gia Thổ. Nhưng thật sự mà nói, tiếng gọi Thánh chiến A Rập của Chúa Mehmeh V hoàn toàn vô hiệu. Và sau những thất thủ ở Caucase và ở Suez, vào mùa Đông 1914, Đế quốc càng ngày càng « Thổ Nhỉ Kỳ hóa » hơn, dần dần đàn áp chống dân Ẩ Rập. Những nạn nhơn đầu tiên là dân Arméniens, sau đó đến các nhóm quốc gia Ả Rập, bắt đầu từ tháng 5/ 1915, những cuộc treo cổ diễn ra hằng ngày ở Syrie, Liban, Palestine …Đế quốc Ottoman bắt đầu giết công dân con cái của họ.
Phía Vương quốc Anh, quan niệm quản trị « Chia để Trị » được áp dụng triệt để. Lật ngược thế cờ, dùng gậy ông đập lưng ông. Tiếng gọi thánh chiến của dân A Rập được dùng để chống Contantinople Thổ Nhỉ Kỳ. Ngay từ đầu năm 1914, Henry McMahon, Tồng trấn Le Caire và Hussein, Thị trưởng Mecca (A Rập) bắt đầu cuộc thương thuyết. Mục đích là « Dựng thế giới Ả-Rập nổi dậy chống chánh quyền và dân Thổ. Dựa vào sức mạnh tinh thần (thần quyến và thế quyền) của Thị trưởng Mecca để tạo một thế lực Ả Rập độc lập trên bán đảo A Rập ». Một cuộc trao đổi gần như thường trực giữa McMahon và Hussein. Hussein nhứt định quyết đòi cho được Anh trao sự lãnh đạo chẳng những toàn bộ vùng Á Châu Ả-Rập mà cả toàn Vương quốc-Califat. Năm 1915, Hussein bất mãn Anh rút khỏi Liên Minh nên vào mùa Xuân năm ấy, quân Liên Minh bị quân của Đế quốc Ottoman đánh cho một trận tơi bời ở Gallipoli, thuộc bán đảo Dardanelles. Thế nhưng, theo phân tích của nhà sử học Pháp Henry Laurens trong bài phân tích chánh trị « Vấn đề Palestine – La question de Palestine » thất bại ấy do chỉ là một sự hiểu lầm thôi ! Hussein đinh ninh rằng trong những sắp đặt trao đổi với McMahon, hắn sẽ nhận được đất Palestine, một cửa ngõ nhìn ra Biển Địa Trung Hải. Thế nhưng, trái lại, dân Anh không nhường Palestine cho hắn mà giữ làm của riêng. Chỉ vì quyền lợi, Anh muốn kiểm soát đường thông thương giữa Biển và vùng Lưởng Hà – La Mésopotamie, nơi ấy Anh vừa tìm ra mỏ dầu lửa thoạt đầu ở Ba Tư, năm 1908, và tiếp theo đó ở Irak, và Anh muốn tiếp tục sự kiểm soát thông suốt ấy đến tận Ấn Độ. Palestine là quyền lợi của Vương quốc Anh !
Riêng về phần Pháp, sợ Anh xé lẻ thương thuyết riêng với Ả Rập, bô Ngoại Giao Pháp làm việc rối rít. Pháp giành với Anh, quản trị Syrie và Liban. Vì hai nơi ấy Pháp có nhiều ảnh hưởng văn hóa, nhứt là ở Liban, có các cộng đồng Thiên Chúa Giáo, đặc biệt cộng đồng Maronites, được Paris đặc biệt ưu ái và che chở. Để đả thông tư tưởng phải có một xứ Ả Rập Độc Lập, dân Anh « bèn hù » Pháp là coi chừng thánh chiến ả rập. Phải vuốt ve dân Ả Rập. Năm 1915, tháng 11, Paris chỉ định François Georges-Picot - ông cậu của cựu Tổng Thống Pháp Valéry Giscard-d’Estaing của những năm 1970 - đi thương thuyết với dân Anh tương lai và vận mệnh của Syrie. Thương thuyết tạo ra lằn ranh Sykes-Picot. Quyền lợi Nga cũng được hai nhà ngoại giao Anh-Pháp chú ý. Cả hai cùng đến Petrograd hứa hẹn giành cho Nga nhiều quyền lợi ở cựu Đế quốc Ottoman.
Thế nhưng, đến khi chia những lãnh thổ, và phải giữ những hứa hẹn đối với dân Ả Rập, chính Paris lại phá vỡ giấc mộng một Đế quốc Ả Rập. Năm 1919, Paris hoàn toàn chống một Đế quốc Ả Rập thay thế Đế quốc Ottoman, thành lập chung quanh Damas, Alep, Oms trên vùng đất do Pháp cai quản. Tướng Gouraud, với đoàn quân Đông Phương -Les Troupes d’Orient đè bẹp quân của Fayçal, và tuyên bố sự ra đời của xứ Đại Liban-Grand Liban, gồm những lãnh thổ các cộng đống ven biển Hồi Giáo Sunni, các cộng đồng Thiên Chúa Giáo Maronites của giải núi Liban, và các cộng đồng Hồi giáo Shia của đồng bằng Bekaa ! Sau một thời gian phản đối, dân Anh chào thua để Pháp tự do thao túng, và cũng nuốt luôn lời hứa với dân Ả Rập ngày nào nữa. Hussein, quá nãn vì chờ đợi, ( hay phản bội) kéo một đạo quân, chiếm Mecca và Djedda vào tháng 6/1916 tạo Vương quốc A Rập Xê Út ngày nay.
Đối với Mustapha Kémal (Thổ) Anh Quốc cũng mềm yếu tương tự. Mà cũng dễ hiểu thôi, Anh Quốc đang chìm đắm trong những khủng hoảng triền miên. Nào là Cách Mạnh ở Ai Cập, nào nổi dậy ở Irak, ở Ái Nhĩ Lan, nào là Ấn Đố lộn xộn, và cả ngay xứ Anh cũng đang bị  khủng hoảng tiền tệ. Đồng bảng Anh mất giá, phải tiết kiệm nhứt là vấn đề quân sự. Tháng 3, 1921, Hôi Nghị Le Caire dưới sự điều khiển của Winston Churchill thành lập Vương quốc Transjordanie, làm trái độn giữa Palestine nơi Anh mong làm một nơi cư ngụ tương lai cho dân Do Thái lang thang và Irak, nơi Anh đang tạo một vương quốc cho Fayçal vừa bị hất khỏi ngôi trị vì ở Syrie.
Đối với Kémal đang trên đường thành công, chiếm từng vùng nầy đến vùng khác trên đất Thổ, Anh quốc, mệt mỏi rút quân, sau khi thua trận IstanbuL Pháp cũng thế, lợi dụng vài thất bại nho nhỏ, để rút quân, để cho dân Thổ chiếm hẳn xứ Tiểu Arménie, phía Bắc Syrie. Năm 1938, để chiêu dụ Thổ không được ký kết với Đức Quốc Xã, Pháp trả lại vùng Alexandrette cho Thổ Nhỉ Kỳ.
Chớ quên rằng Mustapha Kémal rất thù dai, nuôi chí phục thù, chỉ muốn trả nỗi nhục đã bị Anh-Pháp xé nát Đế quốc Ottoman. Cho nên dù, từ Pháp, đến Anh, Ý, Hy lạp hay ai đi nữa…những quốc gia thắng trận Thế Chiến 1 muốn « xí phần ăn có » chiếm đất Thổ đều bị Kémal, với sự viện trợ và tiếp viện tài chánh của Nga bôn-sơ-vích đánh gục cả. Kết cuộc, Tây phương thua, rút đi. Chỉ báo hại cho hai quốc gia Kurditan và Arménie do Anh Pháp che chở, bị phá tan, chiếm đóng, đân số sát hại, phân tán. Dẹp Kurdistan, dẹp Arménie, dân Thổ cũng cố quyền lãnh đạo Trung Đông đối với dân Ả Rập !
Ngày nay, Recep Tayyip Erdogan đang muốn làm một Atatürk mới. Nhưng nếu Kémal Atatürk đã tạo một quốc gia thế tục, Erdogan lại muốn đem Hồi Giáo làm Quốc Giáo.
Pháp Anh, nay Mỹ vẫn còn ảnh hưởng ở Trung Đông. Nga vẫn còn ảnh hưởng ở Trung Đông. 1916 – 2016. Một trăm năm qua, bàn cờ vẫn thế, quân cờ vẫn thế, thế trận vẫn thế. Những biên cương những biên giới, lãnh thổ đã được vẽ một lần. Sẽ được vẽ lại lần nữa.
Việt Nam ta cũng vậy ? Các cường quốc, các ngoại nhơn sẽ tranh nhau vẽ lại bản đồ biển Đông, bản đồ hinh chữ S. Nước Việt Nam còn là Đại Việt không ? Hay tương lai trở thành Quận Giao Châu, Giao Chỉ ? Câu hỏi được đặt ra - Trả lời do nơi người dân Đại Việt !
Hồi Nhơn Sơn, Mùa lạnh 2016
Phan Văn Song  
  
  
.
Ý kiến bạn đọc
18/11/201617:18:32
Khách
VN nếu còn lại một mảnh cho tự do thì cũng là đại phúc, tôi sợ mất luôn, xích hóa hết và dân ta se như tây tạng !
Thời cơ VN giữ lại chút gì đã mất sau năm 1975 !
Thời gian mới mong giữ lại chút gì để khỏi rơi vào TQ hết cứ thường đã đến từ TT Bill Clinton, nhưng vì csvn luôn chọn đảng làm gốc và nhất quyết phải giữ đảng nên cơ hội cuối cùng để VN còn là thời TT Obama, csvn vẫn không chuyển đổi nên cứ thường theo tôi VN sắp bị sát nhập vào TQ, không xóa được Công Hàn Phạm Văn Đồng và Hội nghị Thành đô thì dứt khoát phải vậy !
May lắm là còn được cho tới 2020, mà cứ thường sẽ sớm hơn !
Không có Mĩ là đồng minh thì đó là kết luận đúng, rất đúng ! Cho dù lúc này có Mĩ là đồng minh thì cũng chỉ may ra còn giữ được một phần !

KÝ THIỆT * HẬU BẦU CỬ MỸ



Vui buồn hậu bầu cử Tổng tống Mỹ 2016


Sau hơn một năm tranh cử sôi động, ồn ào, náo nhiệt, ngày 8.11.2016 vừa qua cử tri đã tới phòng phiếu chọn người sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Donald Trump.

Kết quả cuộc bầu cử còn gây ra những sôi động, ồn ào, náo nhiệt hơn là trong thời gian tranh cử! Lý‎ do: Hầu hết những người theo dõi cuộc tranh cử, trong nước Mỹ và ngoài nước Mỹ, thù cũng như bạn, đều nghĩ rằng ông Trump sẽ thua nặng. Các cuộc thăm dò dư luận (polls), báo chí truyền thông, dân đánh cá, chiêm tinh gia… đều nói rằng bà Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân, cựu nghị sĩ, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ hạ đo ván ông tỉ phú tay mơ về chính trị chỉ rành về tổ chức các cuộc thi hoa hậu.

Hy vọng thắng của hai ứng cử viên: Clinton 70%, Trump 30%.
Cờ bạc: đánh cá chấp 5 ăn 1. Thậm chí tuần san Newsweek số ra vào ngày bầu cử còn in chân dung Hillary trên bìa trước với hàng chữ lớn “MADAM PRESIDENT”!

“Vui” nhất là tại một hội nghị quốc tế ở Mỹ của các nhà chiêm tinh thế giới, sáu thầy bói trứ danh chuyên coi sao trên trời tiên đoán mọi việc dưới đất đã nói chắc như bắp rằng Trump sẽ thua. Tin này được tờ báo lớn Los Angeles Times loan tải và được dịch ra tiếng Việt như sau:

Sáu nhà chiêm tinh đến từ các nước Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Slovenia, Bosnia và Mỹ đã đưa ra dự đoán rằng bà Clinton sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Họ là thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Chiêm tinh Thế giới (ISAR), tới tham dự một hội nghị quy mô lớn tại Costa Mesa, California, hồi tháng 10 với sự tham gia của hàng trăm hội viên để dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Ray Merriman, Chủ tịch ISAR, cho biết các nhà chiêm tinh đã nghiên cứu và nhận thấy các hành tinh sắp xếp trên bầu trời trong ngày bầu cử 8/11 sẽ có lợi cho cung Bọ Cạp của bà Clinton hơn là cung Song Tử của ông Trump. (ngưng trích)

Kết quả, bà Clinton không những thua đau (bruising loss) mà đảng Dân Chủ cũng tan tác như ong vỡ tổ, cãi nhau như mổ bò để tìm nguyên nhân thất bại và tìm người lãnh đạo mới.
Đảng Cộng Hòa, với chiến thắng của Donald Trump, không chỉ chiếm Bạch Cung mà còn tiếp tục chiếm giữ cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện tại Quốc Hội Hoa Kỳ, chiếm 33 ghế thống đốc trên 50 tiểu bang (2 phần 3), và Tổng thống Trump sau khi tuyên thệ nhậm chức sẽ đề cử một thẩm phán bảo thủ vào chiếc ghế đang bỏ trống tại Tối Cao Pháp Viện.


Đảng Cộng Hòa như… chết đi sống lại vì từ ngày ông Trump ra tranh cử, nội bộ chia rẽ, cấu xé lẫn nhau vì nhiều “quan lớn” trong đảng không ủng hộ ứng cử viên của mình. Donald Trump bị coi như con ghẻ, không những phải một mình chống đỡ những đòn phép của đối phương mà còn phải đương đầu với cái gọi là “truyền thông dòng chính” (mainstream media) xúm vào đánh phá.
Kết quả, ngoài Hillary Clinton và đảng Dân Chủ, những kẻ thua nặng nhất trong đêm 8 tháng 11 là “truyền thông dòng chính” hay “truyền thông cấp tiến” (liberal media) Mỹ và những phần tử “tiến bộ cực tả” (far-left progressives), trong đó có vài tên tuổi như:

· Noam Chomsky, một học giả Mác-xít, đã phán rằng bầu cho Hillary để ngăn chặn con quỷ dữ hơn.
· Jeff Cohen, một giáo sư dạy môn báo chí tại Đại học Ithaca, cũng kêu gọi cử tri tại các “tiểu bang đu đưa” giữa Cộng Hòa và Dân Chủ (swing states) hãy bầu cho Clinton như cách duy nhất để ngăn chặn Trump vào Bạch Cung.
· Michael Moore, một tay làm phim thiên tả ở Hollywood, đã to mồm ủng hộ Hillary hết mình tại một cuộc vận động ở Michigan, tiểu bang Trump đã thắng sau đó!
· Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (CPUSA). Tờ báo People’s World của đảng đã đăng bài công khai cổ vũ đảng viên đi bầu cho Hillary Clinton và các ứng cử viên Dân Chủ vào Thượng, Hạ viện Quốc Hội Hoa Kỳ.


Trớ trêu là nhiều đảng viên Cộng Hòa hay thuộc phe bảo thủ trong giới truyền thông Mỹ cũng là những kẻ thua đau vì đã chống Trump trước ngày bầu cử, gồm có: Bill Kristol và Stephen Hayes của Tạp chí The Weekly Standard. Kristol đã khuyến khích đảng thứ ba ra tranh cử chống lại Trump, trong khi Hayes viết một bài tựa đề “Vì sao tôi sẽ không bầu cho Trump hay Hillary?”
Còn nhiều, và nhiều nữa, những kẻ thua đau và bị hố nặng, trong đó có vài kẻ đã đe dọa sẽ bỏ nước Mỹ sang Canada “tạm trú”.

Về phía người Mỹ gốc Việt cũng có nhiều kẻ thắng người thua với những bài bình luận sôi nổi trên mạng điện tử.

Ông Giao Chỉ ở San José, California, viết:


Cuộc bầu cử kỳ này đã mở ra những trang sử đen tối và những vấn nạn vô cùng lớn lao. Suốt thời gian qua hai bên đã dùng những lý lẽ và ngôn ngữ đầu đường xó chợ để trao đổi. Chỉ qua một đêm, mọi người chợt tỉnh dậy dùng lại ngôn ngữ ngoại giao. Từ con mẹ khốn nạn Hillary bỗng lại trở thành phu nhân Clinton, bà là người đã có một thời gian lâu dài đóng góp cho Mỹ quốc. Đó là lời lẽ của ông Trump, ai bảo ông không biết nói lịch sự và hợp lý. Rồi đây chúng ta mong rằng lời hô hào hai đảng hợp tác để xây dựng lại nước Mỹ sẽ là sự thực. Giúp cho Trump và giúp đảng Cộng Hòa bây giờ chính là đảng Dân Chủ. Những trận ném bùn vào mặt nhau đã qua rồi, may mà chưa đổ máu. Da trắng kỳ thị đã ra quân mang lại chiến thắng cho Cộng Hòa, cả nước đã biết rồi. Hãy buông hòn đá hận thù trong tay để cầm lại kìm búa lao động. Trận đánh nhau trong tinh thần dân chủ tại Hoa Kỳ được coi như Thắng Vinh quang mà Bại cũng Anh hùng. Nước Mỹ đã có Tổng thống mới. Hoa Kỳ đã chán chường với các chính trị gia nay tìm được ông nhà buôn suốt đời chỉ biết có lợi nhuận. Xin đừng nghĩ chúng ta có vị thần làm phép lạ. Trước sau ông này vẫn là con người lời nói không đi đối với việc làm. Chúng ta chỉ mong đúng như thế. (ngưng trích)

Ông Trọng Nghĩa:
Vào hôm nay, 10/11/2016, Việt Nam cho biết đã chính thức gởi điện chúc mừng tổng thống Mỹ tân cử Donald Trump. Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, giới lãnh đạo Việt Nam đồng thời bày tỏ hy vọng là chính quyền của ông Trump vẫn tiếp tục thúc đẩy và củng cố quan hệ đối tác với Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể du thời tổng thống Obama.

Theo báo chí trong nước, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam đã xác nhận rằng ngay từ hôm qua 09/11/2016, hai lãnh đạo Việt Nam là Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.


Theo ông Lê Hải Bình, trong bức điện, lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với Mỹ và mong rằng chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ « tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện » giữa hai nước.


Trong số các lãnh vực được nêu bật trong bức điện, dĩ nhiên là có hai lãnh vực hợp tác đã có những bước tiến đáng kể dưới thời tổng thống Obama : an ninh, quốc phòng và hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế.

Giống như nhiều nước châu Á khác, phản ứng của Việt Nam được cho là khá thận trọng. Vì không nước nào chờ đợi là ông Trump đắc cử.(ngưng trích)

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Little Sài-Gòn, Nam California:

Hóa ra Donald Trump bắt mạch được sự tuyệt vọng của lực lượng trung lưu xưa nay đã xây dựng nếp giá trị tinh thần của nước Mỹ thâm sâu. Niềm kiêu hãnh và giấc mơ thăng tiến của lực lượng này bị chặn từ mấy thập niên. Ngồi kẹt ở dưới, họ bàng hoàng khi xã hội tân tiến lại đề cao nếp sống buông thả và khinh miệt những kỷ cương mà nhiều thế hệ đã thấm nhuần.

Đảng Dân Chủ bỏ rơi họ, giới thượng lưu Cộng Hòa thì lãnh đạm. Cho nên cách phát biểu của Trump càng bị đả kích thì lực lượng trung lưu thấp càng thấy là ông mới thông cảm với sự bất mãn của họ. Ông nói lớn những gì họ rủa thầm ở trong nhà!

Hillary Clinton và giới thượng lưu kinh tế và ưu tú văn hóa tin rằng sẽ thắng cử mà có lẽ chẳng biết đếm. Truyền thông báo chí và giới nghệ sĩ phóng đãng còn gây thêm lầm lạc qua phương tiện thông tin tân kỳ và các mạng xã hội. Phong trào phản kháng nhuốm mùi mị dân của Donald Trump thì đếm theo kiểu khác để hội đủ số phiếu.

Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau khi bỏ phiếu cho thấy vài điều bất ngờ. Phụ nữ có học thì ghét Trump lắm mà không đủ là lực lượng bảo vệ nữ quyền do Hillary đề cao. Dù mang tiếng là kỳ thị, ông Trump vẫn được 20% lá phiếu của cử tri gốc Latino. Còn thành phần da trắng quê kệch, nghèo nàn - và mê tín lạc hậu vì vẫn tin vào Thượng đế lẫn kỷ cương xã hội - đã giúp ông Trump chiến thắng tại các tiểu bang xôi đậu có tính cách chiến lược nhất. Thí dụ ai cũng nói tới là dù có Thống đốc Cộng Hòa là John Kasick công khai chống Trump, cử tri Ohio vẫn bỏ phiếu cho nhân vật lố bịch này!

Hình ảnh tiêu biểu từ cơn động đất vừa qua là giới trẻ thong dong nói về thời trang điệu nghệ toàn cầu trong quán Starbucks phải nhìn vào vụ nổi loạn của đám Mỹ ruộng! Các chuyên viên ưu tú từ New York nói tới kinh doanh Thượng Hải phải tìm hiểu tâm tư của đám bình dân muôn màu đang xếp hàng đi chợ trong Wal-Mart. (ngưng trích)

Trần Trung Đạo:
Với một tổng thống Mỹ không kinh nghiệm lãnh đạo chính quyền và đang cần phải học nhiều, chưa từng công khai bày tỏ cảm tình với lý tưởng dân chủ tại các nước độc tài như Việt Nam, nhiều người đang lo lắng những ngày tháng tới các phong trào dân chủ tại Việt Nam sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói là sẽ bị chính giới Mỹ bỏ rơi. Những phong trào hay tổ chức đang chuẩn bị các đề án hoạt động trong không gian và khuôn khổ của TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) chắc sẽ hủy bỏ vì Trump đã nói nhiều lần ông ta không đồng ý với TPP. Trung Cộng, ông tổ của chủ nghĩa cơ hội, sẽ tiếp tục bành trướng trên Biển Đông mà không bị cản trở mạnh nào. CSVN sẽ thẳng tay đàn áp các phong trào dân chủ nhưng sẽ không được quốc tế quan tâm can thiệp v.v... và v.v...(ngưng trích)


Và đây, ông Chu Tất Tiến, từ San José, Bắc California, trong bài tựa đề "Nước Mỹ sẽ ân hận" ngày 9 tháng 11 đã mạt sát tân tổng thống Mỹ tận đất đen trước khi kết tội những người đã bỏ phiếu cho ông Trump:
“Cuối cùng, vấn đề Nhân quyền Việt Nam đi về đâu, một khi nước Mỹ có một ông Tổng thích đóng cửa rút cầu với thế giới? Sẽ chẳng còn có CPC để kéo nước Việt Nam Cộng Sản lại nữa. Dân Oan sẽ bị bắt tràn lan, chật ních các khám đường… Tóm lại, những ai viết giấy bầu cho Trump là những kẻ ký bản án tử cho Dân Oan Việt Nam đó.” (ngưng trích)

Ghê quá và cũng oan cho những người đã bầu cho Trump. Họ tự hỏi những người Việt, hay Mỹ gốc Việt, đang mạt sát nước Mỹ và khoe tài khoe giỏi đã làm gì và ở đâu khi Việt Cộng chiếm đất nước của họ, và tại sao dân Mỹ lại phải lo cho “dân oan” VN trong khi “Việt kiều” cứ đổ kiều hối về nuôi béo VC.

K‎ý‎ Thiệt


HUYỀN CHIÊU * NGƯỜI ĐI TRÊN ĐỐNG TRO TÀN


 NGƯỜI ĐI TRÊN ĐỐNG TRO TÀN
 HUYỀN CHIÊU 
 N H, ngày 14 tháng 1  2014
Anh K thương mến,
Những năm trước khi nghe anh nói năm nay anh cũng chưa về VN được, em rất buồn. Hơn 20 năm rồi còn gì. Nhưng năm nay thì em lại nghĩ khác. Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
Em sẽ bắt đầu từ đâu nhỉ?

À. Huyện lỵ của mình bây giờ được gọi là thị xã. Nếu về anh sẽ không nhận ra đâu là đâu. Ngôi trường bé nhỏ dưới mấy gốc bàng nơi anh và em học lớp vỡ lòng, đã bị đập bỏ để xây một cung thiếu nhi nguy nga. Hai hàng tre bên sông Dinh đã được thay bằng bờ kè bằng đá. Đường sá cũng được mở rộng thay cho những con đường làng nhỏ mà thuở bé anh hay đạp xe chở em về thăm quê nội hay rong chơi đây đó. Xem ra thì đướng sá cầu cống, dinh thự, trường học có khang trang hơn xưa nhưng đó là hàng mã. Tất cả đều chỉ đẹp đẽ trong ngày khánh thành, còn sau đó nó hư hỏng nhanh chóng là điều bình thường ở xứ sở này. 
Trên những con đường ở đất nước gọi là thanh bình này mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn xe cộ. Người chết vì tai nạn giao thông mấy mươi năm nay còn hơn số người chết trong cuộc chiến vừa qua. Không có ở nước nào mà người dân phải tự di chuyển bằng xe gắn máy. Không có ở đâu mà xe gắn máy chạy chung với xe tải, xe khách, xe chở container. Người mình chết nhiều đã đành. Cứ mỗi lần đọc báo có tin một chuyên viên nước ngoài đến VN làm việc bị xe tông chết thì em vừa xấu hổ vừa thương cho họ. Đáng lẽ họ không nên đến đây, một đất nước mà mạng người chỉ là cỏ rác.

Trong thư anh thường nói phong cảnh ở VN là đẹp nhất. Núi đẹp, rừng đẹp, những ngôi nhà nho nhỏ giữa những thửa ruộng xinh tươi.


“Chiều ơi, lúc chiều về là lúc yên vui
Trâu bò về dục mõ xa xôi …ơi chiều” (*)
Anh ơi, làng quê thì vẫn còn màu xanh như cũ nhưng nó không còn là chốn yên lành. Rượu, phim bạo lực, phim sex, thất nghiệp đã làm dậy lên men say cuồng sát và cảnh chém giết nhau anh cũng đã biết rồi trên các báo online. Anh cũng sẽ không còn tìm ra những nàng thôn nữ:

“gánh gánh, gánh, gánh thóc về gánh về gánh về” (*)
Không còn nữa nụ cười e ấp dưới vành nón che nghiêng.
Tìm đâu thấy chiếc áo bà ba quen thuộc của bà, của mẹ.


 
Hàng Trung Quốc bây giờ vừa rẻ vừa model đã biến cả các phụ nữ nông thôn thành những con rối hồn nhiên háo hức với “quần bò” hở rún, áo hai dây hoặc không có dây nào.
Trước đây người dân được dạy cho biết lao động là vinh quang và mọi người mọi nhà phải tăng gia sản xuất. Lúc đó cây khoai mì đã trở nên một biểu tượng được tôn sùng của đất nước. Nhưng sau đó họ sực tỉnh ra rằng những cây gỗ trăm năm, ngàn năm bạt ngàn trên rừng Trường Sơn mới là triệu triệu dollars. Và thế là một cuộc thảm sát long trời lỡ đất chưa từng có đã biến cho đất nước mình thảm hại như một con đại bàng bị vặt trụi lông.


 

Anh sẽ khóc khi nhìn thấy Dalat mất gần hết rừng thông, anh sẽ thất vọng khi Dalat không còn cái lạnh đáng yêu của một châu Âu giữa lòng một đất nước chỉ có hai mùa mưa nắng. Và anh sẽ phì cười khi thấy đã có tiệm bán quạt máy ở Dalat.

Người Việt dẫu sao cũng dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Em thương nhất, đau lòng nhất khi nhìn vào đôi mắt buồn vời vợi của những người thiểu số khi họ bị bứt khỏi núi rừng.
Núi rừng là quê hương của họ, là ngôi nhà kỳ vỹ của họ. Thật nhẫn tâm khi để chiếm núi rừng, người ta lùa họ ra sống ở những ngôi nhà gạch, mái tôn xây vội. Nhìn họ uể oải nhảy múa, đánh cồng, đánh chiêng phục vụ cho ngành du lịch thấy mà đắng lòng.


 

Anh đã từng nhìn thấy voi khóc chưa? Mỗi lần nhìn vào mắt của những con voi chở khách du lịch em chắc chắn rằng chúng đang khóc. Những con voi cuối cùng ở buôn Đôn ấy đã lần lượt ngã gục sau một đời nô lệ, xiềng xích, đói khát.
Dalat không còn hoang sơ, bí ẩn, thơ mộng như thuở nào.
Rồi đây cáp treo sẽ đưa người lên Phan Xi Pang, lên Langbian. Những rùa, nhím, trút, chồn hương, nai hoẳng sẽ bị tận diệt cho những cái bao tử phàm phu khốn nạn.

Người ta cũng phát hiện ra rằng ngoài rừng, biển cũng là triệu triệu dollars. Không biết vua Duy Tân có lỗi gì với dân tộc mà sau năm 1975 con đường tuyệt đẹp mang tên ông trải dọc biển Nha Trang đã đổi thành đường Trần Phú. Và cũng từ đó biển Nha Trang dân dần bị biến dạng. Song song với cuộc tàn sát rừng, biển cũng bị xâm lấn nặng nề. Nếu anh về thăm biển Nha Trang anh sẽ thấy biển không còn gây cho anh cảm giác mênh mông, anh sẽ không còn cái thú được thấy mình như “con ốc bơ vơ nằm trên cát” (*). Biển Nha Trang bây giờ bị bao vây bởi một rừng khách sạn khổng lồ ngạo nghễ nhìn ra biển. Nằm dưới chân những gã khổng lồ khách sạn, biển Nha Trang đã biến thành một cái ao làng với rất nhiều bao ny lông nhớt nhát trôi vật vờ. Nha Trang bây giờ không còn thênh thang gió biển, .

Còn đâu nữa:

“Phố chiều bao tà áo trắng,
Lượn quanh hè phố nắng
Những cô nàng xinh đang tròn trăng”
(Hoàng Thi Thơ)



Nhưng điều đau buồn nhất là một thế hệ con cháu chúng ta đã lớn lên như những con gà công nghiệp trong một chiếc lồng chật chội.
Làm sao trách chúng được khi chúng lớn lên trong một không gian mù mờ về lịch sử..
Chúng được dạy dỗ rằng chúng đang sống rất hạnh phúc trong một đất nước đã được giải phóng và chúng phải biết ơn Bác, biết ơn Đảng.
Mà hạnh phúc thật đấy. Một diễn viên nổi tiếng của Hollywood tổ chức đám cưới chỉ mời không đến vài chục khách trong khi bà Hai bán phở, ông Chín nhân viên thuế vụ, chị Năm y tá làm đám cưới cho con mời bốn, năm trăm khách. Trong đám cưới, thật ngỡ ngàng khi có ông cựu binh sĩ VNCH hào hứng lên sân khấu hát bài “Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng” !!!

Nếu anh về đi thăm bà con, anh sẽ chạnh lòng khi nghe thím Hai khoe con thím đi làm ở Bưu Điện được cử đi học lớp cảm tình đảng. Điều đó có nghĩa nó có hy vọng vào đảng và lên chức. Buổi tối về nhà anh sẽ nghe mấy đứa cháu anh ê a học “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…”

Không thể trách được. Dù là gà công nghiệp, gà cũng thèm mổ gạo, cũng thèm sống.


Làm sao trách được người dân Việt khi trong sân bóng đá họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là lá cờ đỏ sao vàng để cuồng nhiệt phất lên mừng đội nhà chiến thắng.
Sau năm 1955 chúng ta có một cuốn phim với một tên gọi rất hay “Chúng Tôi Muốn Sống”, Sau 1975 em rất thích phim “Phải Sống” của Trương Nghệ Mưu.
Phải sống thôi..
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ.
Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.


Phải chi có anh vào những ngày cuối năm này em sẽ dẫn anh đi thăm một nơi mà em rất thích vì nó yên tỉnh, đẹp và buồn.
Đó là nghĩa trang nơi có mộ ba, má, mộ cậu Sáu, dì Bốn, mộ ông Ba Cà, bà Tám Hương, ông Mười Cảnh… Những người hàng xóm thân thiết của chúng ta đều có mặt ở đây. Đến đây anh sẽ nhớ lại những ngày thơ ấu tươi vui của chúng mình những đứa trẻ nghèo, thiếu thốn nhưng được tự do bay nhảy trong khu rừng nguyên sinh bát ngát tuyệt đẹp của một đất nước tên gọi Việt Nam .

Em thích nhất là được ngắm nhìn những rặng núi xanh thẳm buồn buồn, được nghe tiếng những hàng cây rủ rỉ trong gió chiều tịch mịch.

“Me có hay chăng con về
Chiều nay thời gian đứng yên để nghe”.
Nói vậy nhưng em vẫn tin rằng anh sẽ về. Anh nhé.

Em gái

Huyền Chiêu

ĐẬU DUNG * TRỊNH CỘNG SƠN & MẸ

 TRỊNH CỘNG SƠN & MẸ

Cho đến bây giờ, sự ra đi của mạ, sự ra đi của anh vẫn là hai nỗi đau khủng khiếp không gì bù lấp nổi cho tất cả anh chị em chúng tôi. Tất cả.
 

“Ngày mạ mất, anh tôi viết "Đường xa vạn dặm".

Ngày mở cửa mạ, là 49 ngày theo phong tục của Việt Nam, anh tôi mang theo bản nhạc đó bên người, cầm guitar ngồi hát bên mộ mạ. Hát xong rồi đốt. "Mẹ bỏ tôi đi đường xa hoạn nạn/ Giấc ngủ chưa tròn mẹ bỏ tôi đi/… Mẹ bỏ con đi đường xa vạn dặm". Cho đến bây giờ, sự ra đi của mạ, sự ra đi của anh vẫn là hai nỗi đau khủng khiếp không gì bù lấp nổi".

1. Mạ tôi - bà Lê Thị Quỳnh vốn là hoa khôi của trường Jeanne D'Arc (Huế). Hồi đi học,
mạ được rất nhiều người để ý nhưng phải lòng ba tôi. Ngày đó, ba viết thư tình cho mạ nhiều lắm. Đến nỗi, ba mất mấy chục năm sau, thư ba viết mạ vẫn còn giữ nguyên y. Khi chúng tôi lớn lên, lâu lâu vẫn thấy mạ mang hộp thư ba viết ra phơi nắng cho đỡ ẩm mốc.

Mặc dù người không còn nhưng quần áo, giày dép của ba, mấy chục năm sau đó vẫn như vừa mới đây. Mỗi tuần, mạ đều mang giày ba ra đánh xi và hong nắng. Lúc dọn bàn ăn, bao giờ, mạ cũng để ra một cái ghế trống và một phần ăn trên bàn. Và thể nào, cũng rót thêm một ly rượu chát mời ba về.


Ba không may bị tai nạn rồi mất. Khi đó ông mới 39 tuổi. Mạ tôi ở tuổi 34, trở thành góa phụ một mình với 8 người con nhỏ. Anh Sơn lúc đó vừa mới 16 tuổi. Mạ tôi và anh tôi, hai con người nhỏ bé, yếu ớt nhất của cuộc đời.

Thời ba vào Sài Gòn, có quen ông Đồng Khánh - chủ tiệm xe lớn nhất Chợ Lớn thời đó. Ba bắt đầu mở tiệm kinh doanh xe đạp, ở Sài Gòn đặt tên là Quỳnh Sơn (tên mạ và tên anh Sơn ghép lại), ở Huế là Thanh Tâm (tên ba và chị gái tôi ghép lại).


Sau khi ba mất đi, để lại một sản nghiệp lớn. Tuy nhiên, anh Sơn và anh Hà (anh thứ 2) không may bị thương rồi đổ bệnh trong một lần tập Judo với nhau, mạ phải mời bác sỹ người Pháp chữa bệnh cho hai anh.
Đồng thời, mạ cũng phải đi đi về về giữa Huế và Sài Gòn gặp ông Đồng Khánh để bàn chuyện làm ăn, tiếp tục duy trì tiệm xe. Ngoài xe đạp, cửa hàng nhập thêm xe gắn máy, ví dụ như xe Gobel, xe Velo Solex…



Hình ảnh gia đình. Ảnh: Tư liệu.

Một mình mạ chạy xuôi chạy ngược lo cho đàn con, vừa phải lo kiếm tiền. Nhà tôi lúc đó khá giả lắm, về Huế hỏi tiệm xe Thanh Tâm hầu như ai cũng biết. Mặc dầu bận thế nhưng cuối tuần, lúc nào, mạ cũng thu xếp công việc để dắt các con đi chùa và ra thăm mộ ba. Rất đều đặn, thành thói quen. Mạ tụng kinh mỗi ngày. Ngồi bên cạnh lúc nào cũng có anh Sơn.

Có lẽ từ đó, ngay từ nhỏ, mấy anh em trong nhà đã thấm đạo Phật rồi. Mạ tôi lúc nào cũng đem kinh Phật ra dạy dỗ con cái. Mạ nói sống hay rồi thì phải sống hay hơn. Sống đẹp rồi thì phải sống đẹp hơn.
Anh tôi từ nhỏ tới lớn thường học trường Tây. Lúc đó, giấy tờ cũng đã xong xuôi để chuẩn bị đi Pháp học. Nhưng ba mất đột ngột nên anh đã quyết đinh ở lại để giúp mẹ, dạy dỗ các em. Anh trở thành người bạn, người đồng hành bên mạ.


Mạ đội 8 người con trên đầu đi qua bao nhiêu bão tố của cuộc đời. Chúng tôi có ngày hôm nay cũng là do công mạ dạy dỗ. Mạ là tấm gương cho con cái noi theo. Mạ làm tất cả mọi việc để nuôi con và vẫn có thì giờ làm từ thiện. Mạ luôn dạy con lộc bất tận hưởng, luôn chia sẻ với người nghèo.
Chúng tôi còn nhớ như in, ngày mạ mất, đại diện của 67 ngôi chùa trên toàn lãnh thổ Việt Nam đến niêm hương. Lúc đó, các anh chị em rất ngạc nhiên hỏi sao biết mạ con mất. Họ bảo rằng: từ năm 1975 tới giờ, mạ các con là người gửi gạo hằng tháng cho các chùa.

2. Mạ là một người văn hay chữ tốt. Bà làm thơ hay và hát cũng hay nữa. Cái tiếc nhất là qua bao nhiêu biến cố của chiến tranh, từ năm 1968 đến mùa hè đỏ lửa 1972, gia đình phải di tản trong tinh thần hoảng loạn, ra đi tay không, chẳng mang theo được bất cứ thứ gì. Tất cả tài liệu, hình ảnh mất hết. Thật đáng tiếc.
Mặc dù không còn giữ lại được thứ gì nhưng trong trí nhớ của các con, mạ hay đọc thơ và nói về Kim Vân Kiều Truyện, nói về Truyện Kiều. Mạ bình luận hay lắm. Chúng tôi hồi đó chưa học tới Truyện Kiều nhưng đã hiểu về Truyện Kiều rất nhiều vì ngày nào cũng được tiếp xúc qua mạ.


Chúng tôi nghĩ, để có được một người như anh Sơn, không phải tự nhiên được. Anh lớn lên trong một môi trường giáo dục văn minh thời đó, hấp thụ triết lý Đông - Tây, lại nhận được tình cảm của ba mạ, lại là người chứng kiến tất cả những thăng trầm của gia đình, của đất nước nên anh Sơn ngay từ nhỏ đã là một con người khác thường.
Mỗi lần anh viết xong một bài nhạc, người anh "khoe" đầu tiên là mạ. Lúc nào cũng thế, anh bảo, mạ ơi, Sơn mới làm được bài này, mạ nghe... Mạ là người rất tế nhị. Nghe xong, mạ nhẹ nhàng nói Sơn ơi, mạ nghĩ nếu chữ đó Sơn dùng thử chữ này thì Sơn nghĩ sao.

Bây giờ ngẫm lại, mạ thì không có gì để nói thêm được nữa. Đó là một người đàn bà đẹp, giỏi giang và suốt cả cuộc đời hi sinh cho chồng con. Khi mạ mất, mọi người từ anh Sơn xuống tới tôi, không ai nói với nhau điều gì mà ai cũng chỉ muốn đi theo mạ. Anh Sơn cũng đổ bệnh luôn từ ngày đó.

Trong 3 ngày tang lễ, 8 anh em chúng tôi từ người bình thường chỉ còn da bọc xương. Để thấy rằng, mất mát đó đã đến tận cùng. Chúng tôi nằm quanh quan tài mạ, cứ thế, cứ thế.
Sau này, khi anh Sơn mất đi, cảm giác đó lại quay về lần nữa. Trong cuộc đời này, chưa bao giờ chúng tôi nghĩ sẽ mất mạ, mất anh. Đó là 2 trụ cột, 2 chỗ dựa đầy bao dung, thành kính nhất của cuộc đời này. Khi mất đi rồi, nỗi đau khủng khiếp lắm, không ngôn từ nào diễn tả hết được.


Ba mạ và anh Sơn ai cũng nghiêm khắc trong việc dạy dỗ. Tôi nhớ mạ có lần kể, ngày xưa, trên bàn ăn, ba và mạ ngồi đầu bàn, hai bên là các con. Ba dạy các con ngồi ăn, cái tay phải để như thế nào, khi có người lớn ngồi cùng bàn, không được phép để 2 cái tay lên trên bàn ra sao, khi người lớn nhất đụng đũa vào đĩa nào thì các con mới bắt đầu được phép đụng đũa vào đĩa đó.
Mạ dạy các con ngủ dậy phải mở mùng ra xếp thẳng bỏ vào tủ, ga giường 4 góc phải thẳng. Nếu không phải giờ ngủ thì không được phép lên giường. Lí do: Chỉ được ngủ khi đúng giờ ngủ. Nếu không phải giờ ngủ, chỉ được phép ngồi trên ghế đọc sách hay làm gì thì làm, nhưng tuyệt nhiên không được leo lên giường.



Bà Lê Thị Quỳnh, người sinh thành cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Thứ nữa, cuối tuần là ngày nghỉ học, ngủ dậy phải tắm, các anh bận áo sơ mi, bỏ vào quần tây đàng hoàng; con gái thì phải thay bộ đầm, không được mặc pyjama. Nên nhiều lúc, có người qua chơi thấy anh Sơn ăn mặc chỉnh tề, hỏi anh đi đâu vậy.
Nguyên tắc này được truyền lại đến đời con cháu chúng tôi. Mạ mất, anh Sơn trở thành "mạ" của chúng tôi. Anh dạy chúng tôi "dạ - thưa", dạy chúng tôi làm người, sống hay, sống đẹp. Bài học ngày xưa mạ dạy, bây giờ anh tôi làm thay.


Anh Sơn là một người ai cũng biết là hiền lành, nhân ái, nghệ sỹ. Nhưng trong gia đình, anh rất nghiêm khắc đối với các em. Anh hay nói, sau nầy với các em, anh thấy rất là thương vì lúc ba mất, các em còn nhỏ nhưng anh lúc nào cũng sợ, sợ trách nhiệm nặng nề, sợ các em hư hỏng, nhất là em gái. Anh thấy tự có lỗi nếu để điều đó xảy ra nên anh rất nghiêm khắc kỷ luật. Anh dạy em gái ăn uống, đi đứng, nói chuyện ra sao. Anh bắt chúng tôi mỗi ngày tập đi, để sách nặng trên đầu, đi thẳng theo đường ô ca-rô.

Rồi anh bảo, con gái đi hai cái chân như thế nào là rất xấu. Anh dạy con gái phải mặc áo kín. Anh Sơn ảnh hưởng mạ, ảnh hưởng ba. Dưới sự chỉ dạy của anh, chúng tôi thường có thời khóa biểu và ai cũng phải làm theo răm rắp. Cuối tuần mới được tiếp bạn 15 phút. Lúc đó khủng khiếp lắm. Nhưng giờ nhìn lại, bao nhiêu cái tế nhị, cái tốt trong cuộc sống mà chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ mạ, nhờ anh.


3. Đôi khi chúng tôi nghĩ, đời mình hóa ra cũng dở. Vì không làm được như lời mạ, lời anh chỉ dạy. Cũng vì mặc cảm đó in sâu vào tâm cảm của mấy anh chị em nên sự ra đi của mạ, của anh Sơn mang đến một nỗi buồn đau, một mất mát thật lớn.


Mạ tôi mất khi anh Sơn ở tuổi 50. Anh tôi viết Đường xa vạn dặm nghe thắt lòng. "Mẹ bỏ tôi đi, đường xa vạn dặm/ Mẹ bỏ con đi đường xa mịt mùng". Ngày mở cửa mạ, là 49 ngày theo phong tục của Việt Nam, anh tôi mang theo bản nhạc đó bên người, cầm guitar ngồi hát bên mộ mạ. Hát xong rồi đốt.
Cho đến bây giờ, sự ra đi của mạ, sự ra đi của anh vẫn là hai nỗi đau khủng khiếp không gì bù lấp nổi cho tất cả anh chị em chúng tôi. Tất cả.

Sau khi mạ mất, gia đình mời thầy về tụng kinh 100 ngày. Tụng đến ngày thứ 100, có một chuyện lạ đến giờ ai cũng nhớ. Thường thì đúng 6 giờ sáng, thầy mới bắt đầu tụng kinh.
Thế nhưng hôm đó, chưa đến giờ, các anh chị em trong nhà đều nghe thấy tiếng gõ mõ, tưởng là ngủ quên, quá giờ tụng kinh. Lúc chạy xuống thì không thấy ai hết, đồng hồ mới hơn 5 giờ. Lúc đó, tự nhiên nghe tiếng chuông, gõ mõ vang rất rõ ràng. Sau hỏi lại thầy, thầy giải thích trong kinh Phật có những trang đó, giờ phút đó, mạ lên trời.

Chúng tôi không tường tận một cách chính xác hết được những nội dung trong kinh Phật. Chỉ hiểu nôm na rằng, những người làm điều ác thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục, ai làm điều tốt thì lên thiên đường. Trong kinh Phật, tiếng chuông ấy như một lời chào của mạ gửi đến các con trước khi về cõi an lành.

4. Những mảnh vụn về người đàn bà đặc biệt này được ghi lại theo lời kể của hai người em gái cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu và ca sỹ Trịnh Vĩnh Trinh. Ngồi trò chuyện tại căn nhà lưu giữ quá nhiều kỷ niệm, nhìn đâu cũng thành kỷ niệm ấy, tôi hỏi, sống mà nhớ nhung quá, luyến lưu quá, cũng buồn quá chứ?
"Đúng là đời sống có quá nhiều kỷ niệm thì buồn. Nhưng buồn của thời trẻ khác. Buồn của những ngày bây giờ khác. Là cái buồn của người đi qua một cuộc bể dâu. Và có những cái buồn tưởng rằng không thể vực dậy nổi thì ở tuổi này rồi, mình cũng phải tự tìm lối thoát cho mình".


Hai cô em gái của nhạc sỹ nói rằng, ông trời chia đều vui buồn cho mỗi người. Chỉ khác với nhau một điều, đó là mình nhìn về cái buồn, cái vui đó ở mức độ như thế nào và lối thoát như thế nào. Ngay cả những cái mình được, mình thấy được quá nhiều thì mình sướng. Người ta thấy được nhưng chưa đủ thì lại là không hạnh phúc.
Dù rằng, đó là một lần đến với nhân gian hao gầy này hay một buổi nao buồn phiền, "người đi vắng về nơi bế bồng".

Đậu Dung

Mời nghe lại:


Đóa Hoa Vô Thường & vuconghienPlaylist

VUA DOUGHNUTS CAMBODGE

Vua Doughnuts Cambodge Triệu Phú Thành Kẻ Không Nhà 

Dưới mái hiên của một Mobile home ở Long Beach, vua Doughnuts Cambốt, ngả lưng nằm suy gẫm sự đời. Một thời được hưởng giầu sang và sự nể trọng của cộng đồng; Một chú bé nghèo rớt mùng tơi, lấy được con gái người danh gia vọng tộc nhất Cambốt; Triệu phú, đã gặp mặt và tài trợ cho 3 vị Tổng thống Hoa kỳ.
Ted Ngoy tạo sự nghiệp bằng nghề làm Doughnuts. Qua nhiều năm ông hướng dẫn hàng ngàn đồng bào ông vào thương trường.. Nhờ doughnuts, nhiều người Cambốt đã thoát khỏi hoàn cảnh cô lập đi vào dòng sinh hoạt chính của người Mỹ.

 Ngày nay, ở tuổi 62, vua doughnuts đã phá sản, vô gia cư và sống nhờ vào sự bố thí của vài người bạn còn lại.

Ông James Dok, Chủ tịch Liên Hiệp Cộng Ðồng Cambodge, cán sự xã hội ở Long Beach nói:

“Ông ta đã mất hết mọi tiệm doughnuts, giờ đây ông mới bắt đầu một đời sống mới.”
Với cái tên cúng cơm Bun Tek Ngoy, mẹ nuôi Ngoy tại một làng nhà quê sát biên giới Thái Miên.

Anh thuộc giống Miên gốc Hoa, thành phần bần dân ở xứ Chùa Tháp.

Năm 1967, mẹ gởi anh lên học ở thủ đô Nam Vang. Anh phải lòng một cô gái đẹp và kiêu sa. Tên cô Suganthini Khoeun.

 Bố cô là một viên chức cao cấp trong chính phủ.
 Anh rể cô, Sutsakhan Sak, là cảnh sát trưởng, đã một thời gian thật ngắn,
 trong những biến động chính trị của Cam Bốt đã hành sử quyền làm tổng thống trong vài ngày ngắn ngủi.
Cha mẹ nàng mong muốn con mình sẽ nên duyên chỗ xứng đôi vừa lứa.
Lúc bấy giờ, ở tuổi 16, Suganthini bị kín cổng cao tường, không bạn bè,
không được nói chuyện với con trai và hoàn toàn cấm ra khỏi nhà một mình.
Ngoy sống trên gác xép, một căn nhà thuê, cách căn phố lầu của nhà nàng mấy con đường.
Là con trai một anh phu xích lô chắc hẳn không có chút hy vọng nào được lọt vào mắt nàng,
không có cả quyền mơ đến chuyện yêu cô. Nhưng một đêm anh đã nghĩ ra cách.
Giống như truyện Trương Chi, Ngoy leo lên nóc nhà ngồi thổi ống sáo, tiếng sáo lánh lót vang xa khắp xóm.
 Suganthini và mẹ cô nghe được tiếng sáo thiên thai ấy. Mẹ cô nói đó là loại âm thanh của người con trai đang yêu.
Ngoy viết thơ cho nàng, nhận là người thổi sáo ấy, và nhờ cô sen của nàng đem thơ trao nàng.
Tuần sau, Suganthini hồi âm, từ đó cô cậu bắt đầu bí mật trao đổi thư tín. Và rồi, Ngoy xin được gặp mặt.
Nàng viết, “Em nghĩ anh không dám vào phòng em đâu, nhà em đầy lính gác và có nhiều chó dữ.”
 Một đêm mưa tầm tã, Ngoy chui qua rào kẽm gai bị xước da rách thịt, leo cây dừa chung quanh nhà nàng.
 Ðu cây dừa nhẩy lên mái nhà rồi lẻn chui qua một cửa sổ.
Ướt như chuột, máu me tùm lum, Ngoy rón rén ngoài hành lang mà cũng không biết phòng nào là phòng nàng.
Hé mở cửa và lại trúng ngay chóc phòng Suganthini.
Cô nàng kinh hoàng, nhưng cũng cho anh ở lại. Suốt 45 ngày, anh trốn trong phòng nàng.
Ngủ dưới gầm giường và phải trốn khi gia nhân vào phòng dọn dẹp.
Ðêm đêm, Ngoy cõng nàng trên lưng leo cây dừa xuống đường, đạp xe đưa nàng ra dạo phố Nam Vang.
 Gần sáng lại phải đưa nàng về phòng.
Một đêm, dưới ánh trăng rằm, hai người quì gối bên nhau, chích máu ngón tay, nặn vào ly nước, cùng uống, thề trọn đời chung thủy.
Bất thần, bố mẹ nàng khám phá chuyện bí mật tống cổ Ngoy ra khỏi nhà.
Họ dàn cảnh cho Ngoy hẹn gặp nàng tại nhà một người quen, ép Ngoy phải nói anh chỉ đùa với nàng mà thôi.
Bố mẹ cô và người nhà ngồi nấp phía trong theo dõi.
Thoạt đầu, Ngoy nói không yêu cô; Anh chỉ giả bộ vậy thôi.
Nhưng sau đó Ngoy rút dao ra đâm vào bụng mình và thú thật, anh nói theo lời ép của bố mẹ em.
Máu me lênh láng, buộc lòng bố cô phải kêu xe cứu thương chở đi bác sĩ.
Sau biến cố ấy, Suganthini bị nhốt trong phòng nhiều ngày. Bất mãn, đau khổ, cô uống thuốc ngủ tự tử.
Nhờ phát giác kịp Suganthini chỉ bị coma. Sau khi cả hai bình phục, buộc lòng bố mẹ nàng phải chấp thuận cho họ lấy nhau.
 Chiến tranh bùng nổ, năm 1970, Ngoy nhập ngũ.
Ðược người anh rể nàng nâng đỡ, Ngoy leo lên đến cấp thiếu tá và được bổ đi làm tại lãnh sự quán bên Thái Lan.

1975, Pol Pot và Khờ Me đỏ cướp chính quyền, cuộc diệt chủng Cam Bốt mở màn.

Ngoy sang Mỹ khởi nghiệp trong thế giới doughnuts.
Họ thuộc đợt dân Cambốt đầu tiên đến tị nạn ở Mỹ.
Hai vợ chồng, ba người con đến trại Pendleton không một xu dính túi.
 Nhà thờ Lutheran Peace ở Tustin thuê Ngoy làm hốt rác, quét dọn.
 Anh xin được việc làm thứ hai tại cây xăng. Gần cây xăng có một tiệm donut.
 Hàng đêm anh quan sát khách ra vào tiệm. Hăm hở muốn học việc buôn bán,
Ngoy tìm gặp ông chủ tiệm. Họ nói Winchells Donut có chương trình huấn luyện và thuê làm quản lý.
Ngoy xin vào học nghề rồi nhận tiệm Winchell donut ở Newport Beach.
Anh thuê vợ và đứa cháu vào làm. Mấy người nhà làm 17 giờ mỗi ngày và dành dụm nhiều năm.
Ngoy mua tiệm donut đầu tiên của một cặp vợ chồng về hưu, tiệm xìu xìu ễn ễn.
Từ ngày đổi tên là Christys Doughnuts ở La Habra bắt đầu sung túc.
Từ đó bất cứ tiệm donut nào Ngoy mở cũng mang tên Christys Doughnuts.

Trong vòng năm sau Ngoy mua các tiệm ở Fullerton, Anaheim, Anaheim Hills và Buena Park.
 Anh còn muốn mua thêm tiệm nữa, nhưng đã thấm mệt với 5 tiệm đầu tiên này.
 Ngoy nẩy ra sáng kiến. Dân Cambốt tị nạn đến California khá đông. Tiệm doughnuts rất dễ điều hành.
 Chủ nhân có thể thuê mướn toàn người nhà.
 Ngoy mua và mở thêm nhiều tiệm và cho người đồng hương sang lại.
Ngoy gật gù: “Tôi vui và mọi người đều vui vẻ cả làng.”

Ngoy lái xe motorhome, xe đủ tiện nghi đi vòng quanh California,
mở tiệm ở Los Angeles, Modesto, Fresno, San Jose, vùng vịnh Brisbane, Sacramento và San Diego.
Tại mỗi địa phương anh dựng tiệm và huấn nghệ cho gia đình rồi sang lại cho chủ nhà.
 Ngoy dạy họ cách làm bánh và tính sổ sách.
 Anh dạy họ tên từng loại bánh: Old fashion, Jelly-Filled, Glazed.
Anh giúp họ xin giấy phép. Anh cùng đứng tên với chủ vay tiền mua dụng cụ và hàng hóa.
 Ngoy giúp cho hàng trăm dân Cămbốt tị nạn xin nhà ở và thẻ An sinh xã hội.
 Cũng nhờ Ngoy mà nhiều người Cambốt khai nghề nghiệp đầu tiên của họ ở Mỹ là làm Donut.

Nhiều gia đình đã đi theo bước chân của Ngoy học buôn bán, làm ăn và học Anh ngữ.
Lợi tức từ tiệm donut đưa con cái họ vào đại học.
Ðến bấy giờ Ngoy không nhớ nổi đã làm chủ bao nhiêu tiệm donut, 40 ? 50 ? 60 ?
Ngoy thường nói: “Tôi muốn mở càng nhiều tiệm càng tốt.
Chẳng biết rồi sẽ ra sao, nhưng tôi vẫn cứ tiếp tục mở thêm tiệm.”
 Cũng như Ngoy, nhiều người Cambốt gốc Hoa sang tiệm của ông.
Họ sang tiệm và giao dịch bán buôn chỉ cần một cái bắt tay. Ông nói hầu như mọi người đều sòng phẳng với ông.

Khoảng giữa thập niên 1980 Ngoy đã thành triệu phú.
Nhưng, hơn cả tiền tài, ông được sự kính nể của mọi người.

Năm 1985, ông và Suganthini trở thành công dân Mỹ. Họ thay tên Mỹ.
Ông là Ted bà là Christy.
Vợ chồng ông mua căn nhà 3 tầng, 7,000 square-feet, trị giá $1 triệu đô, garage 3 xe ở Lake Mission Viejo, Quận Cam.
Ted thích chơi xe Cadillac và bà vợ khoái Mercedes-Benz mui trần.
Họ có một căn nhà mát ở Big Bear, và phần nhà chung nghỉ hè ở Acapulco, Mexico.
Họ đã đi du lịch sang Âu Châu hai lần.

Ted Ngoy gia nhập đảng Cộng Hòa, tổ chức tiệc gây quĩ cho tổng thống Bush bố, đã diện kiến tổng thống Reagan và Nixon.

Ông luôn luôn cổ động đồng hương gốc Á Châu ủng hộ đảng Cộng Hòa.

Năm 1991 Ted Ngoy gia nhập Ðảng Cộng Hòa,

giúp gây quỹ tuyển cử cho Tổng Thống George Bush.


Dân Cambốt theo kiểu Ted Ngoy làm thương mại. Khách hàng của Ted mở thêm tiệm và cho đồng hương sang lại.
Khoảng đầu thập niên 1990 con số tiệm Doughnuts, do người Cambốt làm chủ tại California lên đến 2400 tiệm.

Ngoy mãn nguyện: “Mọi người đã tìm được mỏ vàng.”

Thế nhưng, dù với những thành công ấy, Ted Ngoy vẫn cảm thấy không hạnh phúc và bị cô lập.
“Thiếu chính trị, thiếu tôn giáo, chỉ có làm và làm;” “Tất cả chỉ thấy tiền, đonut rồi ngủ.”

Ông sẵn sàng đi vào một thứ đam mê khác. Ngoy cảm nhận hương vị đam mê mấy năm trước đó.
Gia đình ông Ngoy đi Las Vegas lần đầu năm 1977. Họ coi Elvis Presley trình diễn, và Ted chơi vài ván “Zì Zách.”
Mấy năm sau, Ted trở lại Vegas hàng tháng, coi show Tom Jones, Diana Ross và Wayne Newton, và cũng đánh bài nhiều hơn.

Các sòng bài Caesars Palace, MGM Grand và Mirage đón rước Doughnuts King rất phải phép.
 Họ cho phòng free, đồ ăn, vé máy bay hạng nhất, ngồi hàng đầu xem show và boxing.
 Ngược lại, Ted cúng cho sòng bài hàng ngàn, hàng ngàn đô la.

Ted Ngoy tâm sự: “Las Vegas là thế giới mới, bên cạnh tiền và Donut.”
 Vợ Ngoy rất ghét tánh cờ bạc của ông. Chị thấy những khoản tiền thua bạc khổng lồ rồi họ cãi cọ liên miên.
Nhiều lần bà tha thứ khi ông hứa bỏ, nhưng ít lâu sau, chứng nào tật ấy. Bà nói: “Tôi đã tin lời hứa của ổng cả ngàn lần rồi.”

Rồi Ngoy lén bay đi Las Vegas không cho vợ biết, nhiều khi đi cả tuần không về.
Bà lái xe, chở đứa con út, kiếm ổng từ sòng bài này tới casino khác.
Ngoy ký giả tên vợ, check vợ. Ngoy mượn tiền của các chủ thuê tiệm. Mượn nhiều quá ổng gán tiệm luôn cho họ.

Ngoy tâm sự: “Khi ngồi vào bàn bạc, ta thấy hứng khởi, ma lực trong cơ thể sai khiến ta, không thể cưỡng lại nổi.”

Tiếng đồn lan ra. Người tị nạn vẫn đến nhờ ông cố vấn bắt đầu xa lánh, họ sợ bị ông vay tiền.
Trong lớp hướng dẫn tránh bài bạc Gamblers Anonumous, Ngoy than:
 “Tôi khóc, mọi người thề thốt, nhưng sau đó chúng tôi vẫn trở lại với thần đỏ đen.”
Ngoy còn cá độ với những tay bookies Cambốt đủ đồ chơi: football, basketball. Nhiều Chua nhật ông thua cả 50 ngàn đô.

Năm 1990, Sau cuộc khủng hoảng bài bạc ở Las Vegas, ông Ngoy bay lên Washington DC xin vào chùa, cạo đầu, mặc áo cà sa.
 Ông vua Donut tu tâm trọn tháng.
 Sau đó ông còn bay sang chùa ở miền quê bên Thái Lan.
Sáng sáng ôm bình bát, đi chân không, trên nhiều khúc đường sỏi đá xin ăn với các khất sĩ khác.

Sau chuyến khổ tu, trở lại quận Cam, ông lại cờ bạc hơn trước.
Ngoy than: “Sư sãi, không giúp được tôi, Phật cũng chẳng cứu nổi tôi.”

Cambodge có chương trình bầu cử lần đầu năm 1993, nhà nước kêu gọi công dân về tham chánh.
Ngoy là một trong số những người nghe theo.
 Tài sản Doughnuts của ông cũng gần tiêu tan hết. Ông bán luôn mấy tiệm còn lại. Nhà băng tịch thu căn nhà ở Mission Viejo.

Trở về Cambốt, Ngoy lập đảng Cộng Hòa Tự Do Phát Triển.
 Ông Ngoy tin sẽ giúp tạo cơ hội cho mọi người phát triển đi đến phồn vinh.

Ông cũng hy vọng với việc tham gia sinh hoạt chính trị sẽ giúp ông lánh xa bài bạc..

“Khi thành một nhân vật lớn, tôi không thể bài bạc được nữa vì cử tri sẽ không bỏ phiếu cho tôi. Họ không tin kẻ bạc bài.”

Ðảng của ông thảm bại cả hai cuộc bầu vào quốc hội 1993 và 1998.

Nhưng thủ tướng Hun Sen mời ông Ted Ngoy làm cố vấn về thương mại và nông nghiệp.

Dùng ảnh hưởng thân cận với đảng Cộng Hòa,
ông Ngoy thành công trong việc vận động Hoa kỳ ban qui chế Tối Huệ Quốc cho Cam bốt,
năm 1995, giúp cho kỹ nghệ may mặc phát triển mạnh tạo hàng ngàn việc làm.
Khi Christy trở về California dự sinh nhật cháu ngoại năm 1999, Ngoy cặp một thiếu nữ, ông mang về sống trong nhà.
Ðối với Christy, đó là sự phản bội sau cùng.
Bà ly dị và không trở lại Cambốt nữa.
Ông Ngoy rời chính trường bất ngờ năm 2002,
khi chống lại hai người đồng minh lớn, bộ trưởng thương mại và Chủ tịch phòng Thương mại Cambodge.

 Trong một cuộc họp báo ông Ngoy tuyên bố giải tán đảng và tố cáo chính quyền tham nhũng.

Ngày hôm sao ông bay trở lại Los Angeles, bỏ sau lưng bà vợ mới và hai đứa con với bà.

Ông vua doughnuts một thời đến phi trường LAX chỉ còn $50 đô trong túi.
Ông trở lại với cộng đồng tỵ nạn ngày xưa.
 Trong khi ấy 30 tiệm Doughnuts của bà Christy vẫn còn hoạt động cũng như hàng trăm tiệm của những chủ nhân Cambodge khác.

Người Cambodge cũng đang bắt đầu bỏ dần nghề đô nut,
vì quá mệt mỏi với cách làm việc 17 giờ mỗi ngày mà chỉ kiếm được 13 xu lợi tức từ mỗi chiếc bách bán ra 65 xu.
Họ bắt đầu tiến lên, đầu tư vào tiệm liquor, chợ và nhà hàng.
Không một người nào đã được ông Ngoy giúp đỡ ngày xưa cứu vớt ông.
Ông Ngoy trách: “Tôi dạy cho họ, chia xẻ tình yêu với họ, bằng con tim trí óc. Và bây giờ họ đâu hết rồi?”
Ông nói tật bài bạc của ông đã kiểm soát được rồi - hoặc chẳng còn tiền bạc để thử nữa.
Hiện giờ ông Ngoy sống nhờ vào lòng từ bi của vài người bạn bố thí cho.
Ông từ chối làm gác dan, vì: “Còn sức đâu mà đứng ngày 8 tiếng.”
Ông có học lớp địa ốc nhưng than không thể nhớ nổi nhiều chi tiết.

 Ông Ngoy đã tin Chúa Jesus, cho biết ông cầu nguyện mỗi ngày, xin Thiên Chúa cứu giúp ông.
 Chúa Nhật ông thường dự Thánh lễ tại nhà thờ Parkcrest Christian ở Long Beach,
rồi trầm tư mỗi chiều, một mình, ngồi đọc Thánh Kinh.

Một tín hữu cùng Hội thánh cho ông ngủ nhờ ở mái hiên có lưới, bên ngoài cái mobile home của bà.
Ông thu vén lại thành chỗ ngả lưng, gia tài còn lại là mấy cái áo và vài cái quần máng trên dây phơi.
Ông Ngoy tự xét mình, đang chịu hình phạt của Thiên Chúa,
phạt ông về tội bội lời thề uống máu của ông và Suganthini dưới ánh trăng rằm ở Nam Vang năm nào.

 Bà Christy Ngoy hiện giờ làm chủ một nhà hàng đặc sản Peru ở Irvine.
 Một người con trai của họ làm cố vấn tài chánh, người kia làm Computer Networking.
Con gái bà làm chủ tiệm Hamburger kiểu cổ điển cũng ở quận Cam.
Bà Christy nói về người chồng cũ:
“Ðã có lần tôi tưởng, chắc tôi chết nếu có chuyện gì xẩy đến với anh ấy.
Nhưng cuộc tình lãng mạn ấy giờ đây đã quá xa, tôi thấy dường như đã xẩy ra cho một người nào khác.
 Người đàn ông lạ đột nhập vào phòng ngủ của tôi cách đây 35 năm là một người xa lạ với tôi rồi.”

Ted Ngoy cũng trở thành người xa lạ với chính ông ta.

Ông nói: “Tôi không biết bây giờ tôi là ai.

Tôi tự hỏi: Ted, Ông là Ai? Tôi cũng không biết luôn.”

CNN viết theo Sam Quinones, Los Angeles Times

MỐI TÌNH BUỒN

 

Kim Long - Đông Tây Gãy Gánh
Tin tức: Ngày 26/6/2013 tại ngã ba Kim Long – Nguyễn Hoàng – Nguyễn Phúc Nguyên có một người Tây phương đã tự trầm mình xuống sông Hương đến chết sau khi đốt một ít tài sản và đã găm trên cây bông dại một mảnh giấy có mấy chữ Việt…

Chuyện ông Tây chết đuối ngay ngã ba là thật làm xôn xao dân quanh xóm, con cháu xì xào kể lại khi chúng tôi về, nhưng không ai biết nguyên nhân... báo và TV Huế cho tin quá ngắn như trên.... Và sau đây là sưu tầm chúng tôi tìm được :


Pierre De Lattre là một lãng tử đến từ kinh đô ánh sáng Ba lê. Thuộc dòng dõi quý tộc của một danh tướng Pháp, Pierre chịu ảnh hưởng của bà nội, một người đàn bà sống nhiều về nội tâm có nhiều cảm tình với nền nếp nho phong và khả ái của dân tộc Việt Nam, chàng được nghe bà kể chuyện Việt..ca tụng vẻ đẹp non xanh nước biếc nơi bà đã theo chồng sinh sống nhiều năm trên mảnh đất quê hương hình cong chữ S và chàng ấp ủ một giấc mơ. Là một thanh niên Pháp đa cảm, thông suốt văn thơ thời lãng mạng, quyết tâm thực hiện giấc mơ “Du lịch Việt Nam”. Pierre tìm tòi học hỏi văn hóa Việt Nam và học tiếng Việt qua một bà nguyên là cung nữ của cố đô Huế. Ngoài văn thơ kim cổ Pierre còn hiểu biết nhiều danh từ Hán Việt và thổ ngữ đất thần kinh.

Cơ hội đến cho chàng trai quý tộc nói lưu loát tiếng Việt là Pierre được nhận dạy tiếng Pháp bán thời gian cho Đại học Huế.

Đến Huế vào mùa tựu trường 2011 như một ông Tây ba lô giản dị, Pierre có nhiều thời gian rỗi rãnh thăm viếng cung điện, chùa chiền, lăng tẩm... danh lam thắng cảnh. Di chuyển bằng xe đạp, sinh sống với đồng lương dạy giờ tạm thoải mái.

Câu chuyện ở đây bắt đầu vào mùa Xuân năm 2012:
Định mệnh an bài, một buổi chiều chạng vạng, trời lất phất mưa. Pierre đạp xe ngang qua ngã ba Kim Long – Nguyễn Phúc Nguyên với Nguyễn Hoàng, một xe máy phóng ra từ đường Nguyễn Hoàng đụng xe đạp, Pierre ngã vào một khách bộ hành đang đi trên lề đường. Khách là một cô gái, không bị thương tích nhưng áo quần lấm lem bùn, Pierre hoảng loạn ríu rít xin lỗi tiếng ta lẫn tiếng tây. Cô gái trả lời bằng tiếng Pháp cho anh chàng Tây đang ngớ cả người... an tâm rằng mình không sao. Sau vài câu trao đổi hai người chuyển qua tiếng Việt, thấy anh Tây nói được tiếng Huế có tư cách trí thức nên cô cũng bỏ qua cho rằng tai nạn chẳng có gì đáng phải quan tâm .

“Nhạn quá Trường Giang” - “Nhạn vô di tích chi ý, Thủy lưu di ảnh chi tâm”

“Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không”?. Cô gái “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” nói được tiếng Pháp với một phong thái phi phàm. Từ đấy, Pierre đổi nết ra vào thơ thẩn tương tư, đổi tính không còn ham danh lam thắng cảnh, chỉ mong ngày chóng tàn để ...chiều chiều lang thang trên đường Kim Long, mong gặp lại tà áo ấy, tà áo... lấm lem bùn.

“Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn” trời không phụ người có lòng kiên nhẫn, ba ngày sau Pierre gặp lại cô Tôn nữ....bắt chuyện được với cô trên quảng đường không quá trăm thước từ ngã ba Tình yêu (tạm gọi vậy) về đến nhà nàng.
Cô gái ấy là ai mà bắt mắt được chàng trai phong lưu trí thức từ bên kia nửa quả địa cầu? – Xin thưa. Từ xưa ở thị trấn Kim long có dinh cơ của một bà Quận chúa. Cô không là quận chúa, mẹ cô hay bà cô là quận chúa không ai hay, nhưng chắc một điều cô là một Tôn nữ, một Tôn nữ mà dòng họ đang ở vào thời kỳ suy tàn.
Thi sĩ Đông Hồ đã từng nhắc đến nàng Tôn nữ: “Gió cầu vương áo nàng Tôn Nữ, quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ”, chúng ta cảm thấy các món trang sức như tà áo, chiếc nón, bài thơ trong nón đều góp phần tạo nên nét duyên e ấp, cũng có khi là ỡm ờ của “nàng Tôn Nữ” và nàng Tôn Nữ ở đây cũng là tính tình chung của các thiếu nữ Huế, kín đáo không bộc lộ tâm tình cho người khác biết.


“... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình” (Jean Hougron, Soleil au ventre)

Cô sống với mẹ, mẹ bây giờ nhưng ngày xưa thời vàng son là bà vú của nàng. Trong một biệt thự tàn tạ rêu phong, họ rất hiếm khi giao thiêp với láng giềng. Mặc dầu áo vải, quần thâm nhưng con người cô như toát ra một chút gì cao quý, phong cách cô như có một chút gì lá ngọc cành vàng; lời ăn tiếng nói của cô như không phải đồng hạng với bầu bạn lân bang trong xóm quanh cô. Cô âm thầm vào ra nơi có thể tạm cho là kín cổng cao tường. Nhưng dầu thâm nghiêm đến đâu, người ta cũng biết được nàng Tôn nữ có khuê danh là Hương Long.

Tôn nữ Hương Long chắc đã có một thời xa xưa cùng cha mẹ hay họ hàng lên xe xuống ngựa, ở nơi lầu son gác tía và học trường Tây. Đoán già đoán non có lẽ thế thôi, chứ không ai biết chắc. Điều này cũng không quan trọng lắm để chúng ta phải mất thì giờ tra cứu. Mỗi ngày nàng đi về bằng xe bus qua Viện Âm Nhạc (trường Pellerin củ) dạy piano, hai mẹ con sống tự lập không vướng bận họ hàng xa trong Thành nội.

Chàng trai De Lattre gặp nàng Tôn nữ cố đô hẳn là phải hợp, vì cùng xuất thân từ những dòng họ thế phiệt trâm anh. Mặc dầu ngày nay không còn nhưng tổ tiên họ là những nhà ăn trên ngồi trước, quyền thế khuynh loát thiên hạ. Chúng ta không lạ khi 2 người gặp ngay coup de foudre (tiếng sét ái tình) sau vài lần gặp gỡ.

Ngày qua tháng lại con đường trăm thước dài không đủ cho câu chuyện của hai người. Ngoài nhà hàng, quán nước, chùa và lăng tẩm, Họ chọn vườn hoa mới lập có bụi hoa dại cạnh bờ sông Hương làm nơi thường xuyên tình tự, giải bày tâm sự và tính chuyện chung sống tương lai.

Bên bụi hoa dại, chàng ngắt đóa hoa tím mân mê muốn cài lên mái tóc, nàng ngắt một chiếc lá xanh cho vào miệng nửa trong nửa ngoài giữa đôi môi son xinh đẹp, nàng dùng hàm răng ngọc nhâm nhi chiếc lá một chút ngọt chút bùi, còn lại là chua, chát, đắng cay…nhưng không độc không sao.

Chàng hỏi hoa chi?
– không biết.....
- Cây chi?
– không biết.

Chàng chỉ vào chiếc lá giữa miệng nàng hỏi chi đây?
- Hương Long, nàng buộc miệng cười.... Chàng chớp ngay:
- A ha đây là chiếc lá Hương Long thì cây này phải là cây Hương Long và đóa hoa này là hoa Hương Long.

Nàng lại mĩm cười nhỏ nhẹ đáp:
- E cũng được.
Từ đây ta đã có tên cho bụi hoa, hoa Hương Long không có trong tự điển thực vật, chỉ có trong tự điển tình yêu của hai người :

Hoa Hương Long kết sợi tơ Hồng.
Duyên em e ấp nàng Tôn Nữ,
Tình anh trong sáng ánh Ba Lê.”

“Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ...
Rồi chúng mình yêu nhau...
” (1)

Trãi qua một năm đầy mật ngọt, tìm hiểu nhau sâu sắt ...ý hiệp tâm đầu, hai người không còn trẻ nữa để tháng đợi năm chờ. Họ lên kế hoạch xa nhau vài tháng để chàng bay về “Kinh đô Ánh sáng” có cha mẹ, anh chị bàn thảo chi tiết qua lại cưới xin; nàng ẩn nhẩn cùng vú già chờ ngày bắt nhịp cầu Ngưu Lang Chức Nữ về với người yêu.

Trung tuần tháng 6 hai ngàn mười ba, Pierre trở lại Huế lòng đầy ắp niềm vui, đôi nhẩn kim cương, vòng cổ vòng tay …hộp đứng hộp nằm quà từ cha mẹ, bà con và bạn hữu.

Vẫn với chiếc xe đạp cố hửu Pierre hớn hở tìm đến người yêu từ ngã ba tình yêu qua bụi hoa Hương Long.
Thứ sáu mười ba là một điềm xấu, là một hiểm họa cho những người bên kia bờ Thái Bình Dương. Nay hơn thế nữa, tháng sáu mười ba như có điều gì chất ngất đổ vỡ cho kẻ Đông người Tây. Tháng sáu mười ba ôi! chua xót đắng cay cho cuộc đời của đôi trai tài gái sắc. Pierre chạy loanh quanh toát mồ hôi không tìm thấy nàng, lân la lần bước vào biệt thự rêu phong, hoang phế đìu hiu, ãm đạm một nét buồn...

Bà vú già ở góc vườn đang tỉa lá, vừa khóc lóc vừa kể lể không đầu không đuôi …cuối cùng Pierre cũng hiểu được nàng đã gặp tai nạn trên đường đưa tiễn từ Phú Bài về và đã vĩnh viễn ra đi ! Nàng Tôn nữ đã biến khỏi dương thế ! Thân thế NGƯỜI YÊU đã vùi sâu dưới ba thước đất... vì ai nên nỗi !!! Trời Đất có thấu chăng !!!

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” (Kiều)

Định mệnh đã quất chàng ngã trắng tay, Chuyện là sau khi tiễn Pierre lên máy bay ở phi trường Phú Bài, nàng Tôn nữ thuê xe ôm trở về thành phố (bản chất người Huế là tính tự trọng, không bao giờ lạm dụng tiền bạc của ai, nhất là gái Huế âm thầm chịu đựng phận nghèo "Giấy rách phải giữ lấy Lề"). Trời lại lất phất mưa, xe chạy đến Ngoẹo Giàn Xay, An Cựu ...đường trơn trợt mất tay lái ...lao vào xe hàng ngược chiều, cả hai người bị thương nặng được đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế và nàng đã lìa đời.... không kịp một lời trăn trối !. Nàng ra đi không một tin tức nhắn gửi cho người bạn tình đang lơ lững trên chín tần mây hướng về trời Tây, chàng đang mơ tưởng đến một tương lai hạnh phúc !

“Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau
...”(1)

Đau đớn tột cùng Pierre giỏ máu mắt khóc người yêu.
Tự trách mình... vì đưa tiển mình mà đã gây ra tai nạn chết chóc cho người. Tự trách mình chưa hiểu thấu đáo tâm tính người mình yêu ....e dè tiết kiệm taxi để xảy ra cớ sự !.....Ở đời gặp người thương đâu phải dễ, để được sum họp với người thương lại quá khó:

Khó khăn muôn sự tại trời, mà “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” (Kiều)
“Em ơi! Giây phút cuối Không được nghe em nói Không được nhìn thấy nhau một lần...”(2)

Mỗi ngày ngắt một đóa Hương Long, Pierre mang đến mộ nàng …suốt 10 ngày. Mộ nàng ở ngay sau Đồi Thông chùa Thiên Mụ.........

“Duy hữu lệ thiên hàng. Liệu đắc...trường đoạn xứ, Minh nguyệt dạ, Đoản tùng cương” (3)

“Một ngôi sao vừa rơi
vụt tắt trên bầu trời
.......
Vẫn thấy trên bầu trời
có muôn vàn sao sáng
mà ở trong lòng tôi
như một hành lang vắng
Một ngôi sao vừa tắt
...” (4)

“Than ôi! Mây tãn, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!” (5)

Ngày cuối cùng chàng lang thang quanh bụi cây Hương Long, vạch cây tìm lá, vạch cỏ tìm di tích; cuối cùng chàng cũng tìm được chiếc lá Hương Long ngày xưa nàng ngậm giữa môi son còn in dấu mấy vết răng ngà ngọc. Phép lạ không giải thích được là chiếc lá vẫn còn xanh.

Hôm sau, đó là ngày 26 tháng 6 ...13, tháng sáu mười ba oan khiên nghiệp báo. Vào lúc chạng vạng chú chăn bò và khách cafe bên kia đường thấy chàng mang ba lô ngồi cạnh bụi hoa dại đang đốt từng tờ thư, từng tấm ảnh và từng linh tinh... Đến khi lửa tàn, chàng găm lên bụi hoa dại một mảnh giấy. Xong, từ tốn chàng đứng dậy mang ba lô lên vai và nhẹ bước ra bờ sông.

"Anh mê sảng theo chiều tắt chậm" (6)

Pierre khoan thai bước xuống nước, nước ngập giày, ngập gối, ngập thắt lưng mọi người hốt hoảng la lên “Vào đi, vào đi nguy hiểm lắm!” chàng vẫn lầm lũi bước mắt hướng giữa dòng sông như có bóng ai vẫy gọi. Nước ngập lưng, ngập ngực và anh biến mất trong lòng sông! Mọi người hốt hoảng kêu cứu. Nhưng trời tối, hơn một giờ sau công an đến thì đành chịu, không phương tiện, không đèn đuốc đối diện với mặt nước âm u.

Trưa hôm sau thợ lặn dò theo đường Pierre lội nước ra gần giữa sông mới tìm thấy được thi thể chàng nằm tận đáy sông. Vớt được xác ra khỏi nước người ta phát hiện ba lô chàng mang vai chứa đầy đá và miệng chàng ngậm chặt một chiếc lá xanh. Đồng thời người ta cũng tìm thấy một mãnh giấy chàng gửi lại trên bụi hoa dại ghi:

"Em yêu, Xin hẹn gặp lại kiếp sau. Lấy lá Hương Long làm chứng tích”
“Tha sinh duyên hội cánh nan kỳ” (7)

Hương Long hởi! Hương Long hời! Trời xanh có thấu!
Ai biết lá Hương Long ? xin hỏi.

Chàng trai trẻ là ai? Đến từ đâu, đi về đâu?

Trang trãi một nợ tình dang dở ?...
Dòng Hương Giang hờ hững!


Tin tức (tiếp theo): Ngày 27/6/2013 Toán giang cảnh đã tìm thấy xác người Tây phương chìm sâu tận đáy sông Hương, lúc vớt xác thấy có ba lô mang vai chứa đầy đá, xác và tang vật được xe cứu thương cảnh sát đưa về Bệnh viện Trung ương Huế. Được biết nạn nhân là Pháp kiều , Giáo viên Ban Ngoại ngữ, Đại học Huế, thông tin cá nhân và di vật không phổ biến.
"Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể,
Những lúc chiều đem nắng sang sông
." (6)
Ghi chú:
(1)  Puskin – Vô Tình
(2)  Hu Loan - Màu Tím Hoa Sim
(3)  Tô Đông Pha: L ngàn hàng, Nơđứt rut, Đêm trăng sáng, Bên đồi thông!
(4)  Puskin – Sao
(5)  Mạc Đỉnh Chi: Y, vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !
(6)  Mường Mán - Qua My Ngõ Hoa
(7) Nguyên Chn: Gp li kiếp sau thit là khó!

ĐÀM TRUNG PHÁP * MỸ ĐƯỢC “CHÊM” VÀO TIẾNG VIỆT

HI TIẾNG MỸ ĐƯỢC “CHÊM” VÀO TIẾNG VIỆT
ĐÀM TRUNG PHÁP


MỘT ĐIỀU KHÓ TRÁNH



Sau bốn thập kỷ tỵ nạn tại Mỹ, nhiều người Việt chúng ta sử dụng tiếng Mỹ thành thạo trong đời sống hàng ngày cũng như trong công ăn việc làm. Cũng vì vậy mà khi nói tiếng Việt với nhau tại quê hương mới này, chúng ta có khuynh hướng “chêm” khá nhiều tiếng Mỹ vào ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trong các câu chuyện xã giao, trong báo chí, và ngay cả trong văn chương nữa, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt và Mỹ là một hiện tượng tự nhiên và khó tránh.






Các tiệm ăn mới khai trương thường không tính tiền nước uống cho thực khách và diễn đạt ý tưởng ấy bằng nhóm chữ Free nước ngọt. Kỳ diệu thay, nhóm chữ này dùng cú pháp Mỹ rất chỉnh: tĩnh từ free mô tả danh từ nước ngọt được trịnh trọng đặt trước danh từ ấy! Vài tiệm phở có sáng kiến bán phở làm sẵn cho người mua mang về nhà, và quảng cáo thứ phở đó là Phở to go. Khỏi phải nói, nhóm chữ này cũng đúng cú pháp Mỹ luôn!



Người viết được đọc trên báo chí một bài thơ vui của tác giả Nguyễn Phú Long, trong đó tiếng Mỹ thoải mái sánh vai cùng tiếng Việt. Mời quý bạn thưởng lãm bài thất ngôn tứ tuyệt “mang hai dòng ngôn ngữ” được sáng tác để mừng tân xuân buồn tẻ nơi hải ngoại:


Xe thư bưu điện đến rồi đi,
Ngoài coupons ra chả có gì.
Bạn tới chúc xuân khui nước ngọt,
Buy one ngoài chợ get one free.



HIỆN TƯỢNG ĐẠI ĐỒNG



Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ của chúng ta thực ra là một khuynh hướng đại đồng. Mọi sắc tộc di dân khác tại xứ này đều “chêm” tiếng Mỹ vào tiếng mẹ đẻ của họ, chẳng khác gì chúng ta cả. Khả năng sáng tạo của bộ óc loài người trong cách sử dụng hai ngôn ngữ thoải mái bên nhau để truyền thông hữu hiệu thực là thần kỳ.
Các ngữ học gia tại Mỹ ngày nay mệnh danh hiện tượng giao thoa ngôn ngữ ngoạn mục này là code-switching và phản bác những lời phê bình lỗi thời lên án người sử dụng nó là cẩu thả, lai căng, hoặc hỗn loạn trí tuệ. Trái lại, họ cho rằng những người có khả năng cho hai ngôn ngữ hòa hợp với nhau một cách hữu hiệu là những người thực sự đã làm chủ được cả hai ngôn ngữ ấy, và khi cần thiết (như khi giao dịch với một cá nhân đơn ngữ) họ dư khả năng sử dụng chúng một cách “tinh tuyền” không pha trộn chút nào.

Người ta từng ví von một cá nhân “đơn ngữ” (monolingual) như một ca sĩ chỉ có thể đơn ca, một cá nhân “song ngữ” (bilingual)” như một ca sĩ có thể một mình song ca, và một cá nhân “đa ngữ” (multilingual) như nhạc trưởng một ban hợp ca!





LÝ DO CỦA CODE-SWITCHING


- Tiếng Việt không có ngữ vựng hoặc thành ngữ thỏa đáng để diễn tả một ý niệm mà chúng ta đã quá quen trong tiếng Mỹ. Thí dụ, khi còn ở quê nhà trước 1975, lúc bị bệnh không đi làm được, chúng ta đâu có gọi điện thoại vào sở để “cáo ốm” được? Thành ra, khi diễn tả ý niệm đó trong cuộc sống hiện tại, chúng ta liền cho thành ngữ rất tiện dụng của người Mỹ là call in sick giao duyên ngay với tiếng Việt mến yêu, để nẩy sinh ra câu “Bữa nọ mình bịnh quá, đi làm hết nổi, thành ra phải call in sick rồi nhờ người ta đưa đi bác sĩ đấy!”


Những từ ngữ chuyên môn như software, blueprint, email, workshop, những công thức ngắn gọn để chào hỏi, chúc tụng, cảm tạ, hoặc chia tay trong tiếng Mỹ như hello, good morning, sorry, congratulations, thank you, bye cũng rất được chúng ta chiếu cố và sẵn sàng chêm vào tiếng nói chúng ta một cách tự nhiên.


- Code-switching là một cách ngăn chặn không cho người khác “nghe lóm” chuyện riêng tư của mình. Chẳng hạn, hai người Việt đang tâm sự với nhau bằng tiếng Mỹ trong thang máy mà chợt thấy một người Mỹ đứng bên cạnh có vẻ tò mò lắng nghe. Họ bèn chuyển câu chuyện buồn ấy sang tiếng Việt để được “yên tâm” hơn: “My wife has asked for a divorce since I lost my job last year, you know … Đã mất việc rồi lại sắp mất cả vợ nữa, tôi chẳng còn thiết sống, anh ạ.”
- Yếu tố Mỹ chêm trong tiếng Việt là một cách gián tiếp nói lên một mối liên kết giữa những người “đồng hội đồng thuyền” với nhau. Người viết biết chắc nhiều Việt kiều áo gấm về làng khi gặp nhau tại quê cũ thế nào cũng “pha” ê hề tiếng Mỹ vào tiếng Việt của họ, như thể để nhắc nhở mọi người mọi giới rằng họ là những “người Mỹ gốc Việt” chính cống sáng giá lắm đấy, chứ không phải là đồ bỏ đâu: “Hey guys, are you from Little Saigon, too? Sẽ stay tại Huế bao lâu?”
Các người Mỹ gốc Việt tranh cử vào các chức vụ công quyền mà không chêm tiếng Việt vào tiếng Mỹ khi tiếp xúc với cử tri đồng hương thì khó mà lấy được phiếu bầu của họ: “When I get elected as mayor of this city, kính thưa bà con cô bác, I will do my best to serve the needs of elderly folks in our dear cộng đồng…”


- Yếu tố Mỹ trong tiếng Việt cũng cho thấy người nói sắp chuyển sang một thái độ mới, như để cảnh giác người nghe. Này nhé, khi thấy sắp đến giờ đi học mà đứa nhỏ còn nằm dài trên giường, người mẹ song ngữ Việt-Mỹ có thể phát ngôn: “Này cu Tý, gần bảy giờ sáng rồi đấy nhá. Ngủ nhiều rồi mà. Now get up!” Nghe bà mẹ hiền đang nói tiếng Việt rồi bà bất chợt chuyển sang tiếng Mỹ ở câu cuối cùng thì cu Tý, dù có lì lợm đến mấy, chắc cũng phải nhảy ra khỏi giường tức khắc!


CHÊM TIẾNG MỸ VÀO CHỖ NÀO TRONG CÂU?
- Các danh từ, động từ, tĩnh từ Mỹ có thể được chêm vào chỗ phù hợp trong câu: “Chị ơi, em đang depressed quá vì em và boyfriend vừa split rồi!”
- Các số từ, giới từ, liên từ Mỹ không thể chêm vào câu Việt. Không ai nói: “Tôi nghĩ fifteen ngày nữa việc này mới xong.” || “Làm ơn dẫn con chó ấy across con đường dùm tôi!” || “Although Lan nghèo, cô ta rất hạnh phúc.”
- Các từ ngữ thông dụng tiếng Mỹ thường được chêm vào đầu hay cuối câu: “As a matter of fact, nó vừa đến thăm tôi hôm qua mà.” || “Tay ấy thì xạo hết chỗ nói rồi, you know.”
- Trong một câu kép (compound sentence) hoặc một phức hợp (complex sentence), tiếng Mỹ có thể chiếm nguyên một mệnh đề trong đó: “You can drink coffee, nhưng tôi sẽ uống nước trà.” || “Nếu mà anh mệt, please stay home tomorrow!”
Người viết mạn phép “chêm” tiếng Mỹ vào trong phần kết luận dưới đây. Rất mong quý bạn đọc không nghĩ là người viết ôm đồm nhiều ngoại ngữ quá cho nên đã bị “tẩu hỏa nhập ma” rồi:
“Code-switching giữa hai ngôn ngữ Việt và Mỹ là một natural phenomenon, cho nên chúng ta chẳng phải worry gì cả về issue này, OK? Vả lại, cái habit chêm tiếng Mỹ vào tiếng Việt này nó khó quit lắm! Quý bạn cứ try your best nói tiếng Việt “tinh tuyền” về politics hoặc jobs trong một bữa cơm gia đình mà coi. It will be a pain, tin tôi đi!”
* Sưu tầm, trình bày tranh và câu chữ minh họa: Ngọc Dung.

Tản mạn tiếng Việt, tiếng Mỹ



Johnson lắc đầu than:
- Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá. Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng. Nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên.
Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp..thật lắm từ khác nhau, chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ. Chỉ một từ You là có thể nói với tất cả mọi ngưởi đối thoai, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chi, em, con, chaú, ngài ,mày, thầy, thằng..
Tiếng Mỹ chỉ dùng một tiếng black để tả con gì, vật gì màu đen, trong khi tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì gọi là gà qụa, bò đen thì gọi là bò hóng, mực đen thì gọi là mực tàu, tóc đen thì hoá thành tóc nhung hay tóc huyền.
Đã là màu đen mà người Việt còn nhấn mạnh thêm đen thủi đen thui, đen tuyền, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen đuỉ, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn. Còn để chỉ màu ít đen hơn thì lại dùng chữ đen đen...
Tôi cười cười..
- Thì tiếng Mỹ các ông cũng lắm điều rắc rối cơ mà, này nhé, người Việt nói: hôm qua tôi đi tiệm, thì người Mỹ lại nói yesterday I went to the shop. Tiếng Anh đi là go, nhưng đã đi thì phải viết là went, bản thân chử hôm qua Yesterday đả là qúa khứ rồi, ai cũng biết mà đổi làm chi go thành went cho rối trí mấy người học anh văn. Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất quy tắc của mâý ông cũng đủ làm mọi người trên thế giới này rớt lên rớt xuống.


Người Việt nói hai con chó chẳng cần phài thêm s hoặc es thành hai con chó (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì gọi là one child là đuọc rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì lại là two children.


Johnson ôm bụng cười

- Tên món ăn cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn, ai dè bằng bột, bánh bò thì chả có miếng thịt bò nào, bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè, rau má mà chẳng liên quan gì đến má hay mẹ gí cà.

Tôi cũng chằng vừa

- Thế caí món hot dog cùa ông có liên quan gí đến con chó không, bánh mì hamburger đâu có phải là thịt heo (ham) đâu. Đáng lẽ chữ Foot ball phải nói là leg ball chứ, đá bằng leg chứ (còn nhiều lắm, thôi dành cho ngày mai nha!)

(không thấy tên ​tác giả)


​Bút ký của 1 du khách Mỹ đánh rơi​


​- Ăn đi : Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi, mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.

- Ăn mặc : Không có ăn chi cả, mà chỉ có mặc không thôi.

- Ăn nói: Cũng không ăn chi cả, mà chỉ nói không thôi.
- Buồn cười : Không có buồn gì cả, mà chỉ có cười không mà thôi.
- Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang : Không phải những loại Cà để ăn, mà những tật không hay của người ta.
- Đánh Giày : Không phải là Phang, Đánh, Đập, Đá vào Giày, mà là "o bế ", làm đẹp cho Giày.
- Đánh Răng : Không phải là Đánh, Đập. . cho Răng đau, mà dùng bàn chải, và kem làm cho sạch răng mà thôi.
- Đi Cầu : Là đi vô toilet, chứ không phải lái xe, hay chạy qua cầu đâu.
- Hai Vợ Chồng : Không có nghĩa là 2 Vợ 1 Chồng, mà chỉ có 1 Vợ 1 Chồng thôi.
- Hai Ông Bà : Không có nghĩa là 2 Ông 1 Bà, mà chỉ có 1 Ông 1 Bà thôi.
- Làm thinh: Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng , không nói năng chi hết.
- Làm biếng : Cũng không có làm chi hết mà chỉ .... chơi không mà thôi.
- La cà : Không la rầy ai cả, mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.
- Làm răng (mần răng) : Làm thế nào chứ không phải đi chửa Răng đau đâu.
- Ngâm thơ : Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc. .kéo từng chữ cho dài ra, cho người ta nghe hay hay.
- Nhà tôi : Không phải là cái nhà để ở, mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA. . . . của mình.
- Nhà thơ, Nhà văn, Nhà báo : Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ, bài văn, hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ, viết văn, viết báo...
- Ông Sui : Là Ba mình gọi Ba của Vợ mình, chứ không có nghĩa là" Mr. . Unlucky " đâu.
- Tục ngữ : Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.




VÕ HƯƠNG AN * KHO TÀNG CHÔN GIẤU TRONG ĐẠI NỘI

KHO TÀNG CHÔN GIẤU TRONG ĐẠI NỘI, SỰ THỰC HAY TIN ĐỒN?
Võ Hương An


Đại Nội ở đâu?




Người Huế quen gọi nơi này là Đại Nội, sách vở và người nơi khác gọi là hoàng thành.


Cơ sở vật chất của Kinh đô Huế xưa do Nhà Nguyễn xây dựng gồm Kinh thành Huế, bên trong có Đại Nội;trong Đại Nội có Tử Cấm thành, tất cả cùng nằm trên trục tây bắc – dông nam. Mời xem bản đồ.


Xa xứ , nghe tin đồn


Bấy giờ vào khoảng năm 1987, người viết đang sống tại Đà Nẵng. Một người bà con có việc vào Đà Nẵng, ghé thăm, nói chuyện quê nhà, có hỏi “Anh ở Đà Nẵng có nghe nói nhà nước đào được kho vàng trong Đại Nội không?


Họ nói nhà nước biết được kho vàng để đào là do người con vua Duy Tân cung cấp bản đồ để đổi lấy việc chính quyền cho phép ông ta đem hài cốt vua cha về cải táng tại An Lăng”. Tôi trả lời không biết. Trong hoàn cảnh của tôi lúc bấy giờ, mang thân phận một cựu tù cải tạo, ngày ngày đi làm thợ chạy máy của một hợp tác xã sản xuất văn phòng phẩm, kiếm cơm không đủ ăn, làm chi có thì giờ để nghe ngóng chuyện gần chuyện xa này nọ. Năm sau, khi có dịp về thăm Huế, nhớ lại việc này, tôi đem ra hỏi một số người, đa số không biết, còn người tạm gọi là “biết”, “có nghe nói” thì tin tức mơ hồ, cũng chỉ là tin đồn. Khi gặp người cháu là công nhân viên của một cơ quan đóng trong Đại Nội và hỏi thì câu trả lời là “Chuyện kho vàng kho bạc cháu không biết, chuyện vua Duy Tân cháu cũng không biết nhưng có một thời gian đâu chừng tuần lễ, người ta cấm vô ra Đại Nội. Coi như Đại Nội bị phong tỏa, không biết việc chi.”





Cuộc hồi hương muộn màng




Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trị vì 143 năm (1802-1945), trãi qua 13 đời vua mà Duy Tân là đời vua thứ 11. Năm 1907, người Pháp gây áp lực buộc vua Thành Thái phải thoái vị , lấy cớ ông bị tâm thần mà thực chất là mang tinh thần chống đối; họ đồng ý để ông chọn hoàng tử thứ 5 tên Vĩnh San, mới 8 tuổi (ta) đưa lên kế vị, tức vua Duy Tân (1907-1916) Thông minh, yêu nước, tuy chưa có kinh nghiệm về chính trị nhưng với bầu máu nóng hừng hực của tuổi 16, vua đã tham gia cuộc binh biến tại Huế vào tháng 5 năm 1916 do hai ông Trần Cao Vân và Thái Phiên cầm đầu, nhằm lật đổ người Pháp tại Trung kỳ nhưng thất bại. Vua bị bắt và sau khi chiêu dụ vua trở lại ngai vàng không được, Pháp đã đày cả hai bố con sang đảo Réunion, một thuộc địa khác của Pháp ở Phi châu. Trong Thế chiến II (1939-1945), Cựu hoàng Duy Tân tham gia hàng ngũ kháng chiến Pháp trong phe tướng De Gaulle chống lại Quốc xã Đức. Ở vào tuổi trung niên, có ý thức chín chắn về chính trị, có mối quan hệ tốt với người cầm đầu nước Pháp lúc bấy giờ là tướng De Gaulle, Cựu hoàng Duy Tân đang có một toan tính cho một nước Viêt Nam độc lập và tiến bộ nhưng đành bỏ dở ở tuổi 45 do tử nạn trong chuyến bay ngày 25/12/1945 trên không phận Phi châu. Sau một thời gian vận động, Hoàng tử George Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Vang) cùng chị em trong gia đình đã đem di cốt Cựu hoàng từ Phi châu về Huế và làm lễ cải táng rất long trọng vào tháng 4 năm 1987 tại An Lăng, nơi nội tổ của vua là Dục Đức và phụ vương là Thành Thái vốn đã an nghỉ ở đó từ mấy mươi năm về trước.
Có lẽ cuộc trở về cố hương này của Cựu hoàng vào năm 1987 cùng với việc phong tỏa Đại Nội trong một thời gian ngắn vào thời gian đó đã dấy lên lời đồn về sự khai quật kho vàng trong cung cấm như đã nói trên. Thực hư của kho báu này chưa thể xác minh nhưng chuyện chôn giấu kho tàng trong Đại Nội là điều có thật, sử sách ghi chép giấy trắng mực đen rõ ràng.
Kho tàng tìm được dưới triều Thành Thái

Bấy giờ là tháng 6 (âm lịch) năm Thành Thái thứ 11, dương lịch là tháng 7 năm 1899. Lúc đó, vua 20 tuổi, đã trưởng thành, Phủ Phụ chính đã bãi bỏ, vua trực tiếp cầm quyền với sự phụ giúp của Viện Cơ Mật gồm thượng thư 6 bộ. Trong phiên hội thương (1) trong tháng ấy, Khâm sứ Trung kỳ Boulloche nói cho các đại thẩn Viện Cơ Mật biết ông ta có nhận được một giấy báo cùng qua lời kể của Hoằng Trị Quận vương Hồng Tố (em vua Tự Đức), thì trong các đời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), các vua đã cho chôn nhiều vàng bạc trong khu vực Đại Nội, nay biết rõ nơi chôn giấu, yêu cầu Nam triều hợp cùng Tòa Khâm lập hội đồng khai quật. Viện Cơ mật trình lên, vua chuẩn y và hội đồng khai quật thành hình. Bên Nam triều có: Quận vương Hồng Tố, Thương thư bộ Công Nguyễn Thuật, Thượng thư Bộ Lễ Huỳnh Vĩ, Quận công Ưng Huy, Tham biện Tôn Thất Hoài Điển. Phía Pháp có hai đại diện là Hội biện Sô Lê và Đô Ty.(2)
Một trăm phu mạnh khỏe được triều đình cấp theo hội đồng làm việc. Kết quả, người ta đào được một hầm bạc thoi, loại bạc thoi tam tích ngân điều mà dịch giả Cao Tự Thanh đã dịch là bạc ba vết và chú thích rằng đấy là loại bạc chuẩn của triều Nguyễn, trên thân có 3 cụm chữ triện.
Theo đề nghị của Boulloche, tất cả số bạc thoi này giao cho bộ Hộ quản lý. Thượng thư bộ Hộ Trương Như Cương sẽ cùng Hộ biện Đô Ty chở ra Ngân hàng Hải Phòng đổi thành tiền giấy, dùng chi vào việc công ích. Trong một cuộc hội thương sau đó, Khâm sứ Boulloche báo cho biết mỗi nén bạc đổi được 15 đồng 5 hào, trừ phí tổn chuyên chở và thuế Thương chánh (100 đồng đóng 1 đồng) thì “…tổng cọng còn 460.350 đồng, hiện gởi ở Ngân hàng Thượng Hải, mỗi năm tiền lãi được 2%, khoản lưu ký 300.000 đồng thì ngân hàng ấy cho vay mỗi năm lấy lãi 5.5%, còn khoản ngoại ký 150.350 đồng trả lãi 2%, nếu bản quốc cần dùng thì lấy ở Ngân hàng Đà Nẵng. Bề tôi Cơ mật viện nghĩ xin ưng thuận, bèn do Phó Ngân hàng Saigon Ma Di biên nhận hai tờ, một tờ biên nhận ngoại ký 160.350 đồng trả lãi 2%, một tờ biên nhận bản quốc cho vay 300.000 đồng trả lãi 4% , đến hạn giao trả. Bộ hộ tâu lên, chuẩn cho thi hành, giao hai tờ biên nhận ấy cho Phủ Nội vụ nhận giữ, hàng năm tới quý khố chiểu số nhận tiền lãi) (Đại Nam Thực Lục chính biên đệ lục kỷ, Phụ biên, bản dịch của Cao Tự Thanh, gọi tắt Thực lục 6-PB, Điều 0917, tr.352-353)
Có lẽ tin tức về cuộc đào bới tìm của chôn giấu này trong Đại Nội loan ra ngoài không ít nên Thực lục đã ghi nhận sự kiện với một chi tiết cho thấy hội đồng đã làm việc rất thận trọng, ấy là “Trước nay, việc đào bới tìm của cốt phải rõ ràng chi tiết nhằm tránh việc người sau nghi ngờ đào bới, để không bao giờ còn xảy ra chuyện như thế nữa. Kế chuẩn cho Quản biện Thị vệ Tôn thất Hoài Điển đốc suất quan binh trong đại nội lấp chặt những nơi đào lên, sửa lại như cũ” (Sách đã dẫn, tr.352)
Đào mả không Bài
Có lẽ việc đào bới tìm kiếm kho tàng thành công của Khâm sứ Bulloche theo nguồn tin của điểm chỉ viên đã “khích lệ” người sau nên đến Huế nhận chức Khâm sứ Trung kỳ vào đầu năm 1912, thì một năm sau đó Mahé đã gây sửng sốt và bàng hòang cho các đại thần Phủ Phụ chính khi đề nghị lập hội đồng đào bới tìm vàng bạc; lần này không phải trong Đại Nội mà ngay trong lăng Tự Đức, nơi căn giữa của điện Hòa Khiêm! Sự việc xảy ra trong khoảng cuối năm 1912-đầu năm 1913. Thực lục 6 Phụ biên ghi nhận như sau:
“1815 . Khâm sứ đại thần Mahé hội thương nói nghe báo ở gian giữa điện Hòa Khiêm vốn có chôn nhiều vàng bạc, nên bàn ủy Hữu Tôn khanh Phủ Tôn Nhân Ưng Hào, Tả Tham tri bộ Lễ Mai Hữu Dực, Phụng hộ Phó sứ Tùng Lễ hội đồng với hai viên Hội biện Lại Hộ lập tức tới nơi đào lên lấy số vàng bạc ấy giao cho Phủ Nội vụ để làm việc có ích. Bề tôi Phủ Phụ chính kính chiểu tôn điện là nơi trang trọng, ai báo tin ấy hư thực chưa rõ nhưng thế khó bàn bạc cản trở [VHA nhấn mạnh] nên bàn định chờ xem khám nghiệm thế nào sẽ có thưởng phạt để tỏ rõ sự khuyến khích trừng phạt. Bèn ghi lại biên bản tâu lên để vua rõ. Sau đó hội đồng đào lên, qua hơn 10 ngày không có gì cả, kế quý tòa nói đã có lời Toàn quyền đại thần bàn dừng lại để khỏi ngờ vực náo động. Ngày 30 tháng giêng năm sau chuẩn lấy Hiệp biện đại học sĩ Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn, Tham tri bộ Lễ Cao Đệ cùng Hội biện Lại chính , Đốc công cùng các viên trong hội đồng tới nơi xét khám trù nghĩ lấp lại như cũ, dự trù chi phí hơn 2.000 đồng, bàn trích tiền lưu lại chi biện. Khâm sứ Mahé cũng vì việc ấy không có hiệu quả nên tháng 3 năm sau về nước (về việc này đại thần bộ Công Nguyễn Hữu Bài không dự, đương thời có câu “Bỏ vua không Khả (tức nguyên Thượng thư sung đại thần quản lãnh Thị vệ Ngô Đình Khả), bới mả không Bài) (Sách đã dẫn, tr.626-628). [Theo dịch giả, nguyên văn câu này viết chữ nôm]
Chỉ vài hàng vắn tắt nhưng qua đó có thể thấy rõ thái độ hung hăng, trịch thượng của Mahé, muốn làm cho bằng được và sự ngỡ ngàng, lúng túng khó xử của các quan — “thế khó bàn bạc cản trở“. Động đến mồ mả của thường dân đã là việc quan trọng huống hồ là lăng tẩm của một ông vua. Trong khi các quan gần như thảng thốt nghẹn ngào không (dám) nói nên lời thì người duy nhất lên tiếng cản trở là Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài, và tin này khi tiết lộ ra ngoài đã được dư luận chốn kinh đô ghi nhận qua câu vè “Đào mả không Bài”. Thực lục ghi là “Bỏ vua không Khả, bới mả không Bài” nhưng người Huế quen thuộc với “Đày vua không Khả, Đào mả không Bài” hơn. Có lẽ Quốc Sử Quán thấy chữ đày nặng quá nên thay bằng bỏ cho nó nhẹ đi. Về chữ mả cũng không nên hiểu cụ thể sát rạt là nơi có nắm xương người đã khuất yên nghỉ dưới ba thước đất mà nên hiểu là trong khuôn viên lăng vua, giới hạn bởi la thành, là thành xây bao bọc khuôn viên ở vòng ngoài.
Năm xảy ra sự việc này vua Duy Tân mới được 14 tuổi (ta) nhưng đã ý thức sâu sắc nên có thái độ phản đối gay gắt như khiển trách các đại thần và không tiếp khách Pháp, Toàn quyền Albert Sarraut ở Hà Nội được tin phải ra lệnh ngưng ngay việc làm thất nhân tâm đó và vào Huế giải quyết tạm ổn. Tuy nhiên vết thương lòng này cùng với việc vua cha Thành Thái bị truất phế và an trí ờ Ô Cấp không dễ gì nguôi ngoai nên hai năm sau , khi Trần Cao Vân bí mật liên lạc và dâng mật sớ gợi lại những việc làm mang tính cường đạo của Pháp thực dân thì vua hưởng ứng việc chống Pháp ngay.

Kho tàng tìm được dưới triều Duy Tân
Lần tìm được hầm bạc dưới triều Thành Thái là do phản quốc chỉ điểm nhưng lần phát hiện hầm bạc dưới triều Duy Tân là do tình cờ. Bấy giờ là mùa Thu, tháng 7, năm Duy Tân thứ 9 (tháng 8 năm 1915), vua mới 16 tuổi, còn vị thành niên nên việc triều chính do Phủ Phụ chính đảm trách.
Tử Cấm thành trong Đại Nội có 7 cửa vào ra (Đại Cung môn, Hưng Khánh, Đông An, Nghi Phụng, Tường Loan, Tây An và Gia Tường) trong đó hai cửa Tường Loan và Nghi Phụng mở ra ở mặt bắc (xem số 5 và 6 trên bản đồ) để tiện vô ra Đại Nội bằng cửa Hòa Bình.
Lúc bấy giờ, đang khi biền binh đào đất ở cửa Tường Loan để sửa ống nước thì đụng phải một hầm gạch. Thấy sự lạ, 3 viên quan phụ trách giám sát công trình là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Hiền, Kiểm biện Nguyễn Thuận Phát và Bang biện Trần Đỉnh lập tức cho dừng công tác và báo lên Phủ Phụ chính. Phủ báo ngay cho Khâm sứ Charles và tất cả cùng đến tại chỗ chứng kiến việc đào bới. Trong hầm gạch có nhiều hòm gỗ, hai đầu hòm có đai sắt để giữ chặt nhưng gỗ đã mục vỡ, để lộ bạc thoi trong đó. Biết đấy là bạc của Đại Nội, Khâm sứ Charles và Phủ Phụ chính cử ngay một hội đồng giám sát việc khai quật. Hội đồng, bên phía Nam triều cóTả tôn khanh Ưng Huy, Tham tri bộ Hộ Hồng Khẳng, Tham biện Phủ Phụ chính Đặng Ngọc Oánh, Quản biện Thị vệ Nguyễn Văn Liên , Thị lang bộ Công Phạm Hữu Điển; bên phía Pháp có Hội biện Châtel của bộ Lai và Hội biện Orband của bộ Hộ.
Khi việc đào bới hoàn tất, hội đồng kiểm kê, thấy có tất cà có 60 hòm gỗ chứa tổng cộng 10.000 hốt bạc, 1 đồng kim tiền, khắc chữ Phú thọ đa nam (giàu có, sống lấu, nhiều con trai) một đồng tiền đồng đỏ (cũng khắc chữ’Phú thọ đa nam’), 28 đồng tiền đồng và một tấm bia đá. Trên bia đá khắc 16 chữ Giáp ngọ cát nhật , thập vạn bạch câm (kim). Vĩnh cung quốc dụng, Thùy cảm hoặc xâm (‘Giáp ngọ ngày tốt,Mười vạn bạc ròng, Lưu làm quốc dụng, Ai dám riêng lòng’ Thực lục 6-PB, tr.352). Phủ Phụ chính đem việc tâu vua rõ, vua Duy Tân chỉ thị hãy bản định cách sử dụng số bạc đó sao cho hữu ích và hợp lý. Bấy giờ, Thế chiến I (1914-1918) đang diễn ra kịch liệt ở châu Âu và Pháp đang lâm chiến với Đức; vua và các quan Nam triều đều có bỏ tiền túi ra đóng góp giúp đỡ quân phí và chính quyền Pháp ở Đông Dương cũng đã phát hành công trái đế giúp chính quốc. 
Vì vậy, trong phiên hội thương tiếp sau vụ khui hầm bạc, Khâm sứ Charles, sau khi bày tỏ sự biết ơn về việc vua quan Nam triều nhiệt tình đóng góp giúp đở quân phí, đã đưa ra đề nghị “… hiện nay có bán trái phiếu quân dụng, nếu giao 20.000 đồng trong khoản bạc này và nhà nước xuất ra 50.000 đồng, cộng 70.000 đồng mua trái phiếu ấy thì ngày khác tiền lãi sẽ chiểu theo trả lại hết,đó cũng là một cách giúp đở binh phí. Còn nạn dân bị lụt ở Bắc kỳ, nghĩ nên cấp 10.000 đồng. Tới như các nhà thương, nhà thuốc, phòng thuốc ở Trung kỳ, chi phí vẫn còn dư dật, việc cấp cho 10.000 đồng xin đình lại. Còn lại số bạc bao nhiêu cứ do Phủ Nội vụ vào sổ lưu trữ sẽ nghĩ tiếp” (Thực Lục 6-PB, Điều 0917, tr.352-353)
Phủ Phụ chính, sau khi bàn bạc đã đi đến quyết định: 10.000 hốt bạc quy ra tiền là 150.000 đồng. Trước hết xin trích ra 1.000 hốt kính dâng vua, giao cho Phủ Nội vụ (3) cất giữ, khi nào vua cần chi tiêu việc gì thì chỉ thỉ Phủ Nội vụ thi hành, còn lại, chi 70.000 đồng cho công trái, cấp 10.000 đồng cho nạn dân Bắc kỳ (số dư, không thấy Thực lục nói để vào đâu, dùng vào việc gi). Vua chuẩn y.
Đến ngày 29 tháng 8 (ta, ), cũng ở khu vực cửa Tường Loan, “…trong khi đào gạch lát nền lại chạm vào một phiến đá , ngẩu nhiên nhặt được một đồng tiền đồng hạng lớn, nghĩ là hầm chôn bạc, cũng lập tức trình lên bề tôi Phủ Phụ chính trước mặt tâu lên đưa vua tới xem, lại bàn với Khâm sứ đại thần Charles tới xem, bàn nghĩ đào lên. Phụng lời chuẩn y bèn ủy cho hội đồng quý quan Nam quan lần trước phái sức binh đinh đào lên, lấy được một đồng kim tiền (khắc chữ Minh Mạng thông bảo, trở xuống cũng thế) 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 đồng tiền đồng, một tấm bia đá (trong khắc 16 chữ ‘Minh Mạng Giáp ngọ, Tàng thập vạn ngân, Quốc nô phất quỹ, Vĩnh tích trần trần – Minh Mạng Giáp ngọ, Cất bạc trăm ngàn, Của nước không thiếu, Chất chứa muôn vàn) và 70 cái hòm gỗ, hội đồng mở ra kiểm điểm lại được 10.000 hốt bạc thỏi, cũng giao Phủ Nội vụ nhận giữ, dâng phiến tâu lên để vua rõ (Sách đã dẫn, tr.693-695)
*
Việc 3 lần đào được hầm bạc trong Đại Nội đã được ghi vào sử sách hẳn hoi cho phép chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:
-Ngoài bạc, liệu các vua có chôn vàng không?
Có thể là không, vì kho tàng triều Nguyễn không có nhiều vàng đến mức phải chôn bớt để dành cho con cháu về sau. Huống nữa, nếu có thì cũng dùng khà nhiều để trả nợ chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha dưới triều Tự Đức, hoặc nếu còn chăng nữa thì tướng Tôn Thất Thuyết cũng đã cho chuyển cùng với bạc ra căn cứ Tân Sở ở vùng núi tây bắc Quảng Trị trong các năm 1883,1884 khi triều đình có kế hoạch xây dựng cơ sở dự phòng khi Pháp đánh chiếm Huế và kinh đô thất thủ. Sáng ngày 5/7/1885, khi quân Pháp chiếm Đại Nội, vào cung Diên Thọ thấy mâm vàng dọn bữa ăn sáng cho Bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) còn dở dang, lại bắt gặp trong Duyệt Thị đường cả trăm thùng bạc nén, có lẽ chưa kịp chuyển ra Tân Sở (BAVH, No2, 1920, tr.291). Trong 3 lần tìm được, hoặc do điểm chỉ hoặc tình cờ, cũng chỉ toàn hầm bạc với số lượng không phải lớn lắm.
-Liệu đấy có phải đấy là những hầm bạc cuối cùng?
Có thể là không. Ba hầm với tổng số 30,000 thoi bạc không phải là một số lượng lớn. Kho tàng phải có nhiều hơn nữa, nghĩa là phài có các hầm khác nữa chưa được khám phá.
–Việc chôn giấu này có bản đồ chỉ dẫn không?
Hẳn là nhất định phải có bản đồ chỉ nơi chôn giấu để lại cho đời sau. Trong dân gian, không có một ai để của chôn giấu cho con cháu mà lại không có một chỉ dẫn cụ thể dưới hính thức này hay hình thức khác để tìm kiếm, thu hồi, huống hồ là vua. Vậy, ai hay cơ quan nào của triều đình giữ các bản đồ này? Mấu chốt của vấn đề về kho tàng bí mật trong Đại Nội là ở đây. Vua? Viện Cơ Mật? Phủ Phụ Chính? Nội Các? Phủ Nội Vụ? Dù là ai hay cơ quan nào nắm giữ các bản đồ này thì cũng phải có việc truyền thừa từ đời vua này sang đời vua khác qua trung gian các quan phụ chánh, cũng tương tự như sự chuyển giao valise chứa mật mã nguyên tử của Tổng thống Mỹ vậy. Không phải một bản đồ chung cho các hầm mà mỗi hầm là một bản đồ vì việc chôn giấu được thực hiện từ đời vua này qua đời vua khác và mỗi đời vua hẳn không chỉ một lần, tùy thuộc số lượng dự trữ thặng dư của kho tàng. Quả thật đây là một nét bí mật của triều Nguyễn./
Võ Hương An
————————————–
Chú thích:
(1) Hội thương là buổi làm việc chung thường kỳ giữa Phủ Phụ chính hay Viện Cơ Mật cùa Nam triều và Tòa Khâm sứ Trung kỳ để bàn thảo về những việc cần làm.
(2) Không rõ tên viết theo tiếng Pháp của hai viên chức này. Hội biện hay Hội lý là viên chức cao cấp của Pháp làm việc bên cạnh các bộ quan trọng của Nam triều, vừa cố vấn vừa giám sát.
(3) Cơ quan quản lý kho tàng của vua
Tài liệu tham khào:
-Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên đệ lục kỷ, Phụ biên, bản dịch tiếng Việt của Cao Tự Thanh, gọi tắt Thực lục 6-PB, Nxb Văn hóa -Văn nghệ, 2012.
-A. Delvaux, La prise de Hue pat les Francais, 5 Juillet 1885, B.A.V.H, No2, 1920
-Võ Hương-An, Từ Điển Nhà Nguyễn, Nam Việt, California, 2012
__._,_.___
A-LĂNG NGHỊCH
Hồi Ký của VÕ HƯƠNG-AN
Hơn hai mươi năm rồi, còn gì. Giá như trời cho còn sống thì A-Lăng Nghịch nay chắc cũng đã bạc râu trắng tóc và trở thành già làng rồi chứ chẳng chơi.
Đâu chừng như bấy giờ là giữa năm 1978. Trong bữa cơm chiều anh Tuyên nói với tôi:
-Đội mình có thêm người mới. Như vậy từ nay Đinh Xinh có thêm dưới tay một tên lính nữa, tha hồ mà sai.
Tôi hỏi:
-Ai vậy? Sao lại làm lính của Đinh Xinh?
-A-Lăng Nghịch. Nghe nói người dân tộc Kà-tu ở huyện Giằng, can tội hình sự.
Bấy giờ tại Trại Tiên Lãnh thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng hễ có bao nhiêu anh tù thuộc thành phần dân thiểu số thì đều đưa hết vào đội Sản xuất, bất kể can tội chính trị hay hình sư, lập thành một tổ độc lập, do Đinh Xinh làm tổ trưởng. Cho đến lúc đó, dưới tay của Xinh chỉ còn lại 2 người là Đinh Don và Đinh Xiêm. Tuy cùng là sắc tộc Kà-tu và mang họ Đinh, nhưng theo tôi biết họ chẳng có họ hàng gì với nhau cả. Cái “tổ dân tộc” này chuyên đặc trách đi lấy mật ong, được hưởng rất nhiều tự do và được “bồi dưỡng” (cho ăn thêm) thường xuyên, khi thì gạo, nếp, khi thì sắn, bọn tù chúng tôi thấy cũng thèm. Xinh nguyên là Trưởng chi Cảnh sát của một xã thuộc quận miền núi Trà My cũ, văn minh Kinh, Thượng gì cũng rành hết, đã nhiều phen về Tam Kỳ, Đà Nẵng chơi gái, đánh bạc, nên việc cai quản hai tay dân tộc kia là chuyện quá dễ. Nay thêm một anh Kà-tu nữa thì có sao đâu. Và dĩ nhiên anh Kà-tu mới này quanh năm sống với núi rừng thì làm gì có được những tin tức hữu ích từ cuộc sống bên ngoài mà mình mong đợi, vậy thì quan tâm làm chi. Tôi nghĩ thế, nên không có ý định làm quen với Nghịch. Cho đến một ngày nọ, có dịp làm việc chung với anh ta, gần gũi, chuyện trò thì cái nhìn của tôi đối với Nghịch thay đổi hẳn.
Là tù cải tạo, anh nào đi lao động khổ sai cũng có mang theo một “cái túi càn khôn” để “cải thiện”. Thực ra đó chỉ là cái túi nylon giắt ở lưng quần hay cái túi vải may bằng bao cát mang nơi vai, nhưng được gọi lớn lối như thế vì dùng để đựng bất cứ thứ gì ăn được mà tù nhặt được, hái được, bắt được, lượm được – nghĩa là “cải thiện” - trên đường đi hay trong lúc lao động. Cóc, nhái, rắn mối, hổ mang, rắn nước, chẫu chuộc, ếch (ối dà, trúng số) rau má, rau lang, rau dền hoang, rau sam v.v. và v.v. đều có thể cho vào túi được hết.
Buổi sáng hôm đó dường như cả Nghịch và tôi đều được tổ đãi. Trong khi phát bờ khu ruộng mà tay tổ trưởng phân công cho hai đứa, chúng tôi đã bắt được rất nhiều nhái, cái túi nylon của đứa nào cũng căng kè, hứa hẹn một bữa ăn trưa dồi dào chất đạm.
Giờ nghỉ trưa. Trong khi anh Tuyên luộc rau thì tôi lui cui xuống suối làm nhái. Ngắt đầu, lột da, móc ruột vứt đi, chao xuống suối một cái, rảy vài cái cho ráo nước, ném tọt vào cái chén nhôm, thế là xong một con. Tôi làm rất lẹ nhưng số nhái nhiều nên cũng lâu xong. Anh Tuyên luộc rau xong, đi xuống suối thấy tôi vẫn còn đó, liền ngồi xuống phụ một tay. Vừa làm anh vừa nói:
-Có lẽ mình nên bắt chước thằng Nghịch, vừa nhanh vừa lợi.
-Là sao?
-Nó đâu có ngắt đầu lột da. Nó chỉ móc ruột vứt đi, là xong. Với chuột, nó cũng không lột da. Nó thui rồi nhổ lông, mổ bụng vứt bộ lòng, là nấu.
-Ẹ quá. Làm kiểu đó chỉ có nó ăn thôi chứ ai mà ăn được.
Buổi chiều, trong khi giải lao dưới bóng mát của cây vối bên bờ ruộng, tôi hỏi Nghịch:
-Ê Nghịch, nghe nói cậu làm nhái không lột da hả? Mất vệ sinh lắm nghe, nhái ở dưới ruộng, da dính bùn đất, dơ lắm.
Nghịch nhướng mắt hỏi lại:
-Anh nói con nhái mà dơ hả? Anh dơ thì có.
Tôi cười:
-Ê, nói tầm bậy nghe. Ngày nào lao động xong, chiều về mình cũng tắm suối cả, sao nói rằng dơ?
Nghịch nói chăm bẳm:
-Mình nói anh dơ hơn con nhái. Mỗi ngày anh chỉ tắm có một lần, còn con nhái một ngày tắm bốn năm lần. Hắn cứ trên bờ nhảy xuống ruộng, tắm, lội, rồi lại nhảy lên. Một ngày nó cứ nhảy lên nhảy xuống như vậy không biết mấy lần, như vậy không phải là nó tắm nhiều lần hơn anh hay răng? Tắm nhiều lần thì phải sạch hơn chớ!
Nếu ai đã có lần sống với ruộng đồng thì sẽ hiểu ngay cái lối lý luận của Nghịch. Số là ếch, nhái, chẫu chuộc v.v. thường hay làm hang ở bờ ruộng. Khi ta bước đi, con nhái đang ở trong hang nghe tiếng động liền hoảng hốt nhảy tòm ngay xuống ruộng nước. Dưới cái nhìn của Nghịch, đó là một lần tắm. Khi tiếng chân đi xa, thấy vắng, con nhái lại nhảy lên bờ, tìm về hang cũ, để rồi khi có tiếng động, lại nhảy xuống lẩn tránh.
Tôi thực sự ngạc nhiên trước lối lý luận đó. Ngây thơ nhưng không hẳn là vô lý. Tôi cười xòa, công nhận là Nghịch nói đúng, cho xong chuyện. Điều buồn cười nhất là về sau, khi thâm niên núi rừng gia tăng, thì tất cả chúng tôi, tù chính trị 75 của trại Tiên Lãnh, đều không ai bảo ai mà cùng theo cái kiểu ăn không lột da của A-Lăng Nghịch, vừa nhanh vừa tiết kiệm thời gian và chất đạm!!.
Từ sau cuộc đối thoại đó, tôi nhận ra rằng Nghịch là một anh Kà-tu khác với ba anh kia, nên thường lân la trò chuyện khi có dịp.
Mỗi tối, khoảng 8 giờ rưỡi, sau khi đi nhận công tác từ trại trưởng, đội trưởng thường họp cả đội để phân công tác ngày mai, ai sẽ làm gì, và làm ở đâu. Hôm đó, tôi cùng 14 người nữa, trong đó có A-Lăng Nghịch được cắt đi lấy mây chống bão ở Rừng Đồng 12, nghĩa là phải vào sâu trong rừng mới có. Mặc dầu đã đi rừng nhiều lần, khi thì đốn giang, khi thì lấy mây, đốn cây, đốn tre, cắt lá nón v.v. nhưng tôi vẫn là một tay đi rừng tay mơ, nhiều lần suýt lạc đường, nếu bạn tù không sớm hú gọi và tìm ra kịp. Anh em trong đội đều biết chỗ nhược đó của tôi, thương tình nên thường rủ đi chung, không cho đi một mình. Hôm đó, nghe trong danh sách phân công có tên của Nghịch, tôi liền gạ ngay “Ê Nghịch, mai cho mình đi chung với nghe”. Nghịch nhận lời ngay.
Gọi là Rừng Đồng 12 vì Đồng 12 là cửa rừng. Tôi đã vào rừng này nhiều lần, khá quen thuộc với đoạn đường ở bìa rừng nên cứ đi phom phom như trên đường nhựa. Một lát ngoảnh lại, không thấy Nghịch đâu cả, tôi đứng chờ và hỏi người bạn vừa đi tới:
-Anh có thấy A-Lăng Nghịch đâu không?
-Nó đang đi tà tà đàng sau.
Đi tà tà? Tôi đang tự hỏi ngó bộ mấy tay dân tộc có kiểu đi rừng lạ lùng vậy hay sao? Tôi thấy Nghịch đang đi tới, đúng là tà tà. Cây rựa vác trên vai phải, cái túi càn khôn mang trên vai trái, Nghịch bước nhàn nhã, ung dung như đi dạo mát, khi thì ngước mắt nhìn lên tán cây rừng dày đặc ở trên cao, khi thì đưa mắt nhìn phải nhìn trái như thăm chừng, dò hỏi. Tôi la lên:


-Trời đất ơi! Đi rừng là ngón nghề của người dân tộc, mà sao cậu đi chậm vậy? Ngó tà tà như mấy người đi dẫn lễ vô đình không bằng. Đi như vậy thì trưa mới tới nơi, làm sao đạt chỉ tiêu?


-Mình đi nhanh như mấy anh cũng được chớ. Nhưng mình phải tỏ ra lễ độ.


Tôi ngạc nhiên:


-Cậu nói lễ độ là lễ độ với ai? Sao lại phải lễ độ?


-Lễ độ với ông bà xứ xang ở đây. Rừng ở bên xứ mình là nhà của mình rồi. Ông bà bên đó biết mình rồi, nên mình không sợ. Còn ở đây, rừng này là rừng của xứ xang khác, thuộc ông bà khác. Lần đầu tiên đi rừng này cũng như vô một nhà lạ vậy. Hễ mình tới nhà ai lần đầu, mình cũng phải tỏ ra lễ độ thì chủ nhà mới không ghét mình. Có vậy ông bà xứ xang ở đây mới có cảm tình với mình mà không trách phạt mình.


-Vậy ra lần đầu tiên cậu mới vào rừng này à?


-Phải. Hễ khi nào vô một rừng mới mình cũng phải tỏ ra lễ độ như thế.


-Hay quá hè. Người Kinh tụi mình không biết chuyện đó.


Lại một lần nữa tôi trả lời cho qua chuyện, nhưng trong thâm tâm lại vấn vương câu hỏi: trong trường hợp này, liệu mình có dám nói là mình có trình độ văn hóa cao hơn A-Lăng Nghịch chăng??


o


Bấy giờ, trại mới chỉ “hiện đại hóa” có một nửa. Nghĩa là một nửa nhà tù đã được xây gạch, lợp ngói (tù đốn cây, xẽ gỗ, làm gạch ngói, nung vôi, và tự tay xây nhà giam chính mình chứ chẳng là tiền của ai cả) còn một nửa thì vẫn còn ở nhà tranh. Ở nhà tranh có cái thú là tối lại, khi chưa tới giờ giới nghiêm thì có thể thơ thẩn đi lại chuyện trò trong sân, nếu không phải là mùa lạnh. Vào đêm trăng ngày hè, ngồi ở bờ đá dưới gốc cây mà ngắm trăng và hưởng gió mát rừng xanh thì cũng có thể tạm quên đi trong chốc lát nỗi nhọc nhằn của một ngày khổ sai.


Cũng trong một đêm trăng như thế, tôi đang chuyện trò trên trời dưới đất với Trị thì anh Tuyên đến nói nhỏ:


-Này, anh tới mà coi thằng Nghịch đang nhớ nhà, ngồi khóc kia kìa. Ba đêm nay, đêm nào tôi cũng thấy nó ngồi đó một mình, tới nói chuyện thì thấy nó khóc, nói là nhớ nhà, nhớ vợ.


Theo tay anh chỉ, tôi thấy một bóng người ngồi cô độc trên tảng đá lớn dưới gốc cây cốc. Cả ba chúng tôi cùng tiến lại phía đó. Tôi lên tiếng:


-Sao ngồi một mình buồn bã vậy Nghịch?


-Mình nhớ nhà.


Anh Tuyên phì cười:


-Vậy là chưa thành khẩn khai báo. Nhớ vợ mày, nhớ “cái xẽng” của vợ mày thì nói thiệt cho rồi, còn bày đặt nói nhớ nhà.


-Anh nói tầm bậy. Mình nhớ nhà thiệt mà. Mình nhớ con trâu, mình nhớ bầy gà, cái gùi, cái nõ, mình nhớ bụi chuối, con heo, mình nhớ đủ thứ hết. Mấy anh không hiểu mình đâu.


Tôi nói:


-Nhớ nhà, nhớ vợ, là chuyện thường tình, ai đi xa mà lại không nhớ, phải không Nghịch? Mình cũng rứa. Thôi, anh Tuyên đừng chọc Nghịch nữa.


-Phải đó. Đừng chọc mình, tội nghiệp. Mình buồn, mình nhớ vợ mình. Mấy anh thấy không, ở đây mình thấy trăng, ở nhà vợ mình cũng thấy trăng, cả hai đứa mình thấy trăng mà không thấy nhau.


Trời đất quỷ thần ơi! Tôi suýt kêu lên như thế khi nghe câu nói thốt ra từ miệng A-Lăng Nghịch. Ơi cụ Nguyễn Du ơi, ơi ông Tình sử ơi, cái anh chàng Kà-tu lù đù này đang mon men làm thơ với các cụ đó. Vừa đi vào “chuồng”, Trị cười cười bình luận “Nếu có chữ, anh chàng A-Lăng Nghịch này có thể là một thi sĩ. Chỉ phải cái tội sinh trưởng ở trên rừng.”/-

VÕ HƯƠNG-AN

TRÀM CÀ MÂU * THÚ ĐIỀN VIÊN

ĐI TÌM VUI THÚ ĐIỀN VIÊN
 TRÀM CÀ MÂU
Vợ chồng tôi đến Mỹ gần chẵn mười năm. Những lo lắng ban đầu vì sinh kế đã tạm quên. Cũng đã thực hiện được “cái mộng của người Mỹ” là mua được căn nhà khá khang trang. Thêm vào đó, tiền tiết kiệm trong ngân hàng khá dồi dào. Cũng nhờ công sức hai vợ chồng, làm ngày làm đêm, làm không quản ngại khó khăn, không ngại thứ bảy, chủ nhật, đêm khuya, cứ có việc là có làm, có tiền là có chúng tôi. Chúng tôi chưa biết chê làm việc phụ trội bao giờ. Một hôm chủ nhật rảnh rang, thức dậy muộn, còn nằm trên giường, hai vợ chồng nằm gác chân nói chuyện tầm phào. Vợ tôi hỏi:
“Anh có nhớ câu : 'Một mai một cuôc, một cần câu' của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm hay của ông Nguyễn Khuyến ? Câu nầy tác giả muôn nói gì anh nhớ không ?”
Được một người nguyên là giáo sư Việt văn các lớp thi tú tài hỏi về văn chương, tôi cũng khoái chí , làm bộ hiểu biết, trả lời:
“ Ông Nguyễn Khuyến hay Nguyễn Bĩnh Khiêm, không cần phải nhớ ai là tác giả làm chi cho mệt, cứ nhớ là ông Nguyễn thôi cũng đủ rồi. Câu thơ ca ngợi cái thú thanh nhàn khi sống nơi thôn dã.”
Vợ tôi nói tiếp :
“Ngày xưa, anh thường nói với em về giấc mơ khi đất nước hết chiến tranh. Chúng mình sẽ về quê, mua mấy mẫu ruông vườn, và vui thú điền viên. Sống đời thanh thản hạnh phúc. Anh còn nhớ không?”
“ Ừ, thì nhớ chứ. Giấc mơ ấp ủ suốt một thời niên thiếu mà. Tiếc thay, sau khi hết mùa chinh chiến, thì đến mùa tù tội. Mà không tù tội, thì cũng không thể nào vui thú điền viên được trong cái xã hội vô cùng kỳ lạ, vô cùng gò ép con người đó. Nghĩ cũng tiếc.”
Vợ tôi nắm chặt tay tôi, nói với giọng tha thiết:
“ Bây giờ mình muốn vui thú điền viên cũng đâu có muộn. Cái mộng anh ấp ủ ngày xưa có thể trở thành sự thực dễ dàng. Hay là mình bán nhà , mua một nông trại, lấy hết tiền tiết kiệm ra đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt. Nuôi các thứ gà vịt thả trong vườn, bán cho đồng hương Việt nam mình, trồng các thứ rau ráng mà người Mỹ không sản xuất như rau muống, bí bầu, bạc hà, tàng ô, rau răm, rau thơm vân vân, chiếm luôn độc quyền
… Bây giờ mình muốn vui thú điền viên cũng đâu có muộn. Cái mộng anh ấp ủ ngày xưa có thể trở thành sự thực dễ dàng. Hay là mình bán nhà , mua một nông trại, lấy hết tiền tiết kiệm ra đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt. Nuôi các thứ gà vịt thả trong vườn, bán cho đồng hương Việt nam mình, trồng các thứ rau ráng mà người Mỹ không sản xuất như rau muống, bí bầu, bạc hà, tàng ô, rau răm, rau thơm vân vân, chiếm luôn độc quyền cung cấp cho thị trường. Và gởi máy bay chuyển hàng lên miền đông bắc, tây bắc nước Mỹ mà bán. Không chừng mau phát đạt, mà lại nhàn nhã, có cơ sở vững chắc cho con cái sau nầy tiếp nối.”
Nghe thì khoái, nhưng tôi thở dài:
“ Em nghĩ cũng hay lắm. Nhưng anh tiếc công việc đang làm hiện tại. Lương bỗng cũng khá. Công việc làm đã quen. Mình trở thành chuyên viên rồi. Bỏ đi cũng uổng. Vã lại, công việc em đang làm cũng khá bền vững. Bỏ cái bền vững, đi tìm cái bấp bênh, anh cũng hơi ngại.”
Vợ tôi cũng thở dài, tiếng thở dài dài hơn và não nề hơn:
“ Công ty em đang làm, cũng chuẩn bị dọn qua một xứ Nam Mỹ, có nhân công rẻ hơn , để cứu vản tình trạng thua lỗ từ mấy năm nay. Em chưa nói với anh, vì ngại anh lo.”
Tôi hỏi vợ:
“ Ai bày cho em cái kế hoạch lui về làm nông trại, vui thú điền viên nầy? Em đã nghĩ kỹ chưa, và có chương trình kế hoạch gì trong đầu chưa?”
Vợ tôi trả tời tự nhiên:
“Không ai bày cả. Cách đây mấy tháng, một đêm mất ngủ, em bật truyền hình lên . Xem một phim kể về đời sống ở nông trại thời xưa. Sao mà thanh bình hạnh phúc như trong mộng. Đời sống dễ thương quá. Và những lần đi chợ Á Đông, em thấy họ bán rau muống, rau màu Việt Nam đắt như vàng . Bán khoai mì đắt như sâm nhung. Em nghĩ mình có một nông trại sản xuất ra các thứ hiếm hoi nầy mà cung cấp cho các chợ, thì có thể hốt tiền thiên hạ như hốt lá. Anh xem, những lần tiệc tùng họp bạn, mà có thịt gà tươi 'chạy bộ', ai ăn cũng khen rối rít, xít xoa. Đó là chưa kể mình nuôi vịt bán cho thiên hạ làm tiết canh. Mình cứ đánh đúng vào thị hiếu của họ, thì mặc sức mà hái ra tiền. Chỉ một thời gian ngắn thôi, là hai vợ chồng mình thanh nhàn sung sướng, thong thả, và khi đó thì có thể khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên, chứ không làm việc túi bụi như bây giờ. “
Nghe vợ vẽ vời hay quá, cái lãng mạn đã ngủ yên trong tôi bỗng dưng thức giấc xao xuyến. Thanh nhàn, sung sướng, ai mà không ưa, họa là khờ. Và lại còn khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên, chao ôi, đẹp quá chừng. Dù khoái tai với cái mông tưởng của vợ, tôi cũng thử vợ tôi thêm:
“ Em cũng biết, nhà anh suốt mấy đời chưa hề làm nông, chưa ai cầm đến cái cuốc, cái cày. Ông nội anh là nhà nho thất chí, suốt một đời mang áo dài the, cắp cái dù đi lang thang nhà bạn bè bàn chuyện cần vương hưng quốc, ba anh thì là nhà giáo, anh suốt đời cầm bút làm việc trong văn phòng, có biết chi về canh nông, về chăn nuôi, mà dấn thân vào đó.”
Vợ tôi hăng hái thuyết phục thêm :
“ Anh cũng đã từng bị đi tù cải tạo, học tập lao động mấy năm, cũng đã cuốc đất trồng khoai, cũng có chút kinh nghiệm phần nào rồi chứ. Việc nào rồi cũng quen đi. Anh xem, ngày mới qua Mỹ, mình đâu có biết việc gì, mà rồi việc gì khó khăn đến đâu, cũng làm được cả. Đi qua biển với ngàn hiểm nguy như thế, còn làm được, thì việc gì mà không làm được?”
“ Nầy, sao cái luận điệu của em hao hao giống luân điệu của những kẽ tự xưng là nhân dân anh hùng, họ thường bảo rằng vượt Trường Sơn đánh Mỹ còn được, thì việc gì mà không làm được. Anh nói thêm cho em rõ, học tập lao động trong trại tù, là học được cái trây lười, cái làm cho có. Và nếu lao động như thế để kiếm ăn, thì đói cho vẫu mỏ ra.”
Cứ thế, vợ tôi nhẹ nhàng thuyết phục tôi về một cuộc đời vui thú điền viên, về cái hạnh phúc đơn sơ trong thanh nhàn, cái an bình trong tâm tưởng, được làm chủ lấy mình, không tùy thuộc vào công ăn việc làm của người khác, không lo kinh tế nay lên mai xuống, bấp bênh sụt trồi.
Thấy vợ tha thiết với nông trại, mà những vẽ vời của nàng cũng đẹp thật, tôi cũng muốn làm vui lòng vợ một lần. Vợ tôi đã khổ, đã chịu nhiều cay đắng trong đời khi chồng đi tù, khi chồng về tù , và đã theo tôi đi qua bao đoạn đường chông gai khó khăn của cuộc đời. Mơ ước của vợ tôi về cuộc sống nông trại, cũng rất chính đáng. Tôi bằng lòng bán nhà, mua đất làm ăn.
Chưa bán được nhà, mà chúng tôi đã được mấy ông hành nghề địa ốc lôi chạy. Chạy đôn chạy đáo theo mấy ông từ vùng nầy, qua vùng kia, để xem đất, để xem các bảng tính toán lỗ lời do các ông đưa ra. Hình như cuộc đất nào cũng tốt, cũng đem lại một tỉ suất lời cao. Cuối cùng, chúng tôi cũng mua được một sở đất năm mẫu, cách thành phố Dalas bảy mươi dặm về hướng bắc. Lái xe chừng hơn một giờ thì đến thấu.
Năm mẫu đất nằm giữa đồng không mông quạnh, gió thổi vun vút, mùa hè bụi lốc xoáy mù. Chủ đất và người hành nghề địa ốc dẫn tôi đi, lội cỏ lút đầu gối để chỉ các cột mốc ranh giới. Tôi và vợ đi theo, mà thở hồng hộc, vấp té mấy lần.
Học theo các chủ nông trại đi trước, chúng tôi mua một căn nhà tiền chế có ba phòng ngủ, hai phòng tắm và thuê xe kéo về đặt trên thửa đất. Căn nhà trông bên ngoài cũng rất mỹ thuật, đẹp đẻ. Phòng ốc bên trong xếp đặt rất hợp lý và sáng sủa. Ngồi trong nhà, không có cảm giác chi là căn nhà tiền chế. Vợ tôi khen, căn nhà nầy còn mới, và rộng không thua chi căn nhà cũ của chúng tôi. Nhìn cái xe của hãng sản xuất nhà tiền chế kéo cái nhà về đặt trên sở đất mà ngán. Cái nhà dài lòng thòng, và rộng bề ngang, kéo đi choán hết bề rộng mặt đường. Hãng phải xin giấy phép đặc biệt để kéo đi. Cái nhà về đến trước đường cái, chiếc xe từ từ nhích vào nơi chúng tôi muốn đặt căn nhà, mới chạy được một đoạn ngắn, thì bánh xe lún xuống đất bùn nhão nhẹt và quay tít. Lui không được mà tiến cũng không xong, tiếng máy xe gầm lên từng hồi như con thú bị thương. Thì ra vì trời mưa suốt tuần trước, làm đất mềm và nhão, không đủ sức cho bánh xe cán lên. Ông tài xế râu ria xồm xoàm và ăn mặc áo da, giống như mấy tay găng tơ trong phim xi nê nhảy xuống xe và chữi thề om xòm, làm như chính tôi là thủ phạm làm xe ông mắc lầy. Tôi lãng ra nơi khác, không muốn thấy cái thái độ thiếu lịch sự của gã. Ông đòi mượn ván gỗ để chêm bánh xe, tôi làm sao có được, y chạy lui chạy tới như gà mắc đẻ, rồi hét lớn;
“ Tại sao không cho biết đất còn mềm, bây giờ làm sao mà lui ra đây?”
“ Tôi làm sao mà biết được đất cứng hay mềm mà nói? Đâu phải là chuyện của tôi?”
“ Thế thì cái nhà nầy của ai đây? Không phải của anh chắc?”
Ông tài xế lên xe, dùng điện thoại kêu về công ty và ngồi chờ. Chừng hơn một giờ sau, có chiếc xe khác tới phụ, lôi chiếc xe bị lún bùn ra. Cái nhà bị đẩy giật tới, giật lui, lúc lắc. Cuối cùng, cái nhà được tạm thời hạ xuống bên đường lề đường, và lấn ra, choán gần hết mặt lộ. Cái nhà nằm khơi khơi trên con đường trông rất chướng mắt. Ông tài xế bảo tôi:
“ Cứ để tạm đó, chờ khi nào đất khô rồi kéo vào.”
Tôi vô cùng bối rối. Cái nhà choán mặt đường, xe cộ ngược chiều đi qua không thấy nhau, và phải nhường cho nhau đi qua trong một phần nhỏ hẹp của lòng đường còn lại. Mà chẳng có bảng hiệu, bảng thông báo trước để xe chuẩn bị mà tránh nhau.
“ Thế thì bao giờ cái nhà mới được đem vào bên trong” Tôi lo ngại hỏi anh tài xế.
“ Không biết. Chờ”
“ Để ngoài đường như thế nầy rất nguy hiểm cho người lái xe. Lỡ họ tông hư nhà thì làm sao”
“ Anh không phải lo” Ông tài xế trả lời tôi như nói với đứa con nít..
Không biết làm gì hơn, tôi cùng vợ lái xe về, mà trong lòng không yên. Hôm sau, chúng tôi đến lại cuộc đất, thì thấy cảnh sát đã gài giấy phạt, và hăm phạt tăng nhiều lần nếu còn để cái nhà choán đường lưu thông. Tôi đem giấy phạt về công ty bán nhà và than phiền với hãng. Ông chủ hãng nầy không tiếp tôi, mà giao cho người khác giải quyết. Anh chàng nầy nói năng rất từ tốn, bảo là hãng sẽ giải quyết ngay, đừng lo. Thế nhưng cả tuần sau, cái nhà mới được đưa đúng vào vị trí mong muốn. Tôi tưởng đặt nhà là ở được. Nhưng không. Đi tiêu đi tiểu và nước thải đổ vào đâu? Không lẽ lấy cuốc đào chút đất trong vườn, sau khi đi tiêu, lấp lại như ở nhà quê sao? Thế là phải chạy đi mua cái hầm tiêu tự hoại. Mua thì dễ, mà giấy phép đặt hầm cầu, thì có những chi tiết kỹ thuật bắt buộc phải cung cấp cho văn phòng quận . Lại mất thêm tiên cho công ty kỹ thuật lập hồ sơ. Cái nhà tiền chế bị dịch lui dịch tới nhiều lân, làm gảy các ống nhựa bắt sẵn bên trong, cho nên khi nối đường nước vào, thì nước chảy tung tóe. Ướt hết từ trong ra ngoài. Tôi đứng nhìn mà ngao ngán. Phải chờ thêm mấy ngày để chờ thợ ống nước đến sửa chửa.
Khi tôi đến công ty điện, công ty nước để xin nối điện, nối nước vào nhà, tôi mới giật mình thấy cái bảng ước tính chi phí bắt điện, bắt nước. Nhà tôi xa đường dây điện chính, phải trồng thêm nhiều trụ điện khác, mới chạy được đường dây vào. Tôi phải chịu phí tổn đó. Không ai nói trước cho tôi điều nầy. Dù chi phí cao đến mấy, tôi cũng phải cắn răng mà ký tên vào tờ giao kèo, thỏa thuận. Không lẻ phải mua máy điện riêng, lôi thôi chịu chi nỗi. Đã đâm lao thì phải theo lao, chứ làm sao bây giờ. Đường nước, thì tôi may mắn hơn, nước đã đến cách cuộc đất chúng tôi không xa lắm, nhưng cũng phải chi tiêu khá nhiều để chuyển nước từ ống chính vào. Công ty nước đào đất, chuyển ống đến đồng hồ mà thôi, sau đồng hồ nước là mình phải tự lo lấy. Thợ ống nước tính tiền ngọt lắm, đào xới, lắp ráp, sửa chửa, chút chút là đòi bạc trăm, bạc ngàn, mình không có dụng cụ, và không có kinh nghiệm, nên cứ cắn răng mà trả, có kêu ca cũng vô ích. Tôi đứng quan sát các anh thợ, để học lóm nghề, thì ra cũng dễ dàng như chơi. Chịu khó mua một ít dụng cụ, thì cũng có thể tự làm được. Nhờ học lóm, mà sau nầy, tôi tự chạy đường nước tưới cây trong vườn.
Bốn góc nhà, tôi bắt thêm bốn vòi nước, để dễ câu ra vườn. Đất mùa mưa nhão nhẹt, không chạy xe vào nhà được, tôi kêu xe đổ sạn trắng, làm thành một vòng cung ngay trước nhà. Cái đỉnh vòng cung là cửa vào nhà, hai chân vòng cung nối ra đường. Phải đặt ống cống cho nước trong mương bên lề đường thông thương. Khi xe vào vườn, chỉ cần chạy một chiều, vào bằng một cửa, ra bằng cửa khác. Vợ tôi ví cái đường vòng cung nầy với sân tòa Bạch Ốc, cũng sang trọng và đẹp không kém.
Vợ tôi sung sướng ngâm nga “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Người khôn người tìm chốn lao xao”. Ngâm đi ngâm lại mãi. Vợ tôi bàn rằng, làm thêm một cái bệ gỗ bên cạnh nhà, che song gỗ bên trên , mùa hè ban đêm cả gia đình ra ngồi ngắm trăng, uống trà ăn kẹo ngọt, để nhớ miền quê Việt Nam. Cũng để xem ông thi sĩ miền Bắc nước ta, bốc thơm đàn anh Trung Quốc rằng “ Trăng nước Mỹ không đẹp bằng trăng Trung Quốc” có đúng không. Nghe đã lỗ tai, tôi mua gỗ về hì hục, cưa đóng cả tuần mới xong. Tốn tiền, mà sau nầy vì công việc nông trại tối mắt, tắt mày, chưa bao giờ có thì giờ rảnh ra ngồi ngắm trăng uống trà, chỉ có những khi mệt vã mồ hôi, ngồi bệt lên sàn nghỉ một chốc mà thôi.
Bây giờ thì phải làm hàng rào bao quanh khu vườn lại. Tôi mua cọc sắt, và lưới làm hàng rào. Loại cọc mà bên Việt nam mình kêu là cọc sắt ấp chiến lược, và loại lưới gọi là lưới B40. Nhìn vào bảng ước tính giá mua cọc và lưới mà mặt vợ tôi nhăn lại như ăn dấm chua. Cũng mất mười mấy ngàn đồng. Không thể chịu đựng nỗi chi phí nầy, tôi quyết định chỉ rào khu chăn nuôi thôi, còn khu trông trọt thì cứ để trống. Ai mà chạy xe ra đến đây để ăn cắp hoa màu cuả mình. Nước Mỹ chớ đâu phải châu Phi mà lo. Hãng bán cọc sắt và lưới đổ cho tôi một đống lớn trong vườn. Mình phải tự làm hàng rào lấy, chứ thuê thì tiền đâu mà chịu nỗi. Tôi mua búa tạ và thang xếp, làm thành cái dàn. Con gái tôi mới mười bốn tuổi, giúp bố giử cây cọc, tôi leo lên, dùng búa giáng xuống. Sức dộng của búa rung cây cọc sắt, làm tay con tôi đau buốt và buông cọc ra mà kêu thét lên. Tôi phải làm một nùi vải, chêm vào tay cho nó cầm. Cứ đóng vài ba búa, là thấy cọc có chiều nghiêng nghiêng, không đứng thẳng được. Tôi phải leo xuống, dùng dây dọi điều chỉnh rất khó khăn. Vợ tôi dứng nhìn và nói:
“ Đóng cọc theo lối nầy, thì không chừng tốn cả năm trường mới xong được.”
Hai bàn tay tôi đỏ và sưng lên. Con gái tôi cũng nhăn nhó mặt mày vì cái trò chơi không mấy hứng thú nầy, và phải đứng ngoài nắng gió cả buổi. Để việc rào dậu chóng hoàn tất, tôi phải tính đến chuyện thuê người làm phụ. Tôi bàn với vợ, thuê một anh người Mễ. Vợ tôi ngại sẽ bị lôi thôi với pháp luật, vì thuê người nhập cảnh bất hợp pháp. Tôi bảo rằng, tôi không ra ứng cử dân biểu, nghị sĩ, thì sợ gì, có ai mất công mà tố cáo tôi thuê người nhập cảnh bât hợp pháp.
Sáng hôm sau, tôi lái xe về phía Nam nông trại, đi mất chừng hơn nửa giờ, đến gần khu có cây xăng, nơi đây các thanh niên người Nam Mỹ thường hay tụ tập, đứng lóng ngóng chờ người đến thuê đi làm. Xe tôi vừa đậu lại, thì có hơn hai chục thanh niên vây kín, lao nhao đòi đi làm. Có vài anh còn nhãy lên thùng xe ngồi đó. Không ai biết tiếng Anh, mà tôi thì mù tịt tiếng Mễ. Họ biết tôi cần người làm, tôi biết họ cần việc làm, nhưng không ai nói cho ai hiểu là phải làm việc gì. Tôi nhãy xuống xe, đứng cong lưng, hai tay đưa lên đưa xuống, ra dấu đóng cọc . Họ à à gật đầu và cười, nói “ Ô kê, ô kê”. Tôi ra dấu,đưa một ngón tay lên, bảo là chỉ cần một người thôi, thế mà bốn năm người nhảy lên thùng sau xe ngồi, và chục người khác bu theo nhao nhao, nói gì tôi không hiểu. Tôi chán quá, la lên và khoát tay, và lắc đầu, có ý bão họ là không thuê ai nửa cả, đòng thời ra dấu cho mấy người ngồi trên xe tôi đi xuống. Phải lâu lắm, tôi mới rời được đám người nầy. Khó quá, mình không biết nói, mà họ cũng không hiểu mình, và cứ đeo theo đòi đi làm. Tôi lái xe đi, giả vờ như không thấy những người Mễ hai bên đường đang ra dấu, hỏi tôi có thuê họ hay không. Dừng xe lại là họ nhào đến, không đi được. Tôi đang phân vân, chưa biết phải làm thế nào, thì thấy có một anh Mễ to lớn, mập mạp, đang đi một mình trên đường, tôi chạy xe chậm lại, và hất đầu làm dấu như hỏi anh ta có muốn đi làm viêc hay không. Anh vui vẻ gật đầu, tôi mở cửa cho anh lên xe, thì thấy có nhièu người khác chạy gấp về phía tôi, và la lên, có người níu xe. Tôi phải xua tay, và rồ máy chạy thẳng. Đến một góc đường xa, tôi dừng xe lại. Hỏi anh Mễ muốn tôi trả bao nhiêu một ngày. Hai bên không hiểu nhau, anh Mễ cứ đực mặt ra, như người điếc. Tự nhiên tôi cảm thương anh Mễ , vì anh làm tôi nhớ tới thời mới tới Mỹ, ai nói gì cũng không hiểu và chỉ cười. Tôi lấy giấy ra, ghi số tiền tôi muốn trả cho anh ngày hôm nay, cao hơn lương lao động tối thiểu chừng mười lăm phần trăm. Anh Mễ lắc đầu, ghi số tiền gấp đôi. Tôi ra dấu cho anh xuống xe. Anh lấy giấy ghi số tiền thấp hơn. Tôi lắc đầu. Cuối cùng, anh bằng lòng làm việc với số tiền công tôi ghi ban đầu.
Đi bốc người, vừa đi vừa về mất hơn hai giờ, rồi buổi chiều phải mang trả anh ta tại chỗ cũ nữa. Nhưng không thể làm việc một mình được.
Tôi dẫn anh Mễ vào, dắt đi quanh vườn, ra dấu cho anh biết là tôi sẽ đóng cọc hàng rào quanh khu nầy. Hai người nói chuyện với nhau bằng tay, ra dấu, và tôi nói tiếng Anh, anh ấy nói tiếng Mễ. Tôi cầm cọc sắt cho anh Mễ đóng. Tôi nghĩ là với cái tướng dáng to lớn vạm vở đó, anh chỉ đóng ba búa cho mỗi cọc, là đi tuốt xuông đất sâu. Nhưng không ngờ, anh Mễ dáng búa lên, và gõ nhẹ xuống cây cọc, như sợ cây cọc đau, cứ từ từ chầm chậm búa xuống, thong thả nhàn nhã và nhẹ nhàng. Đóng mãi mới xong được một cây cọc. Vợ tôi đứng nhìn. Khi đóng qua cây cọc thứ hai, thì vợ tôi hỏi:
“ Anh ơi, ông Mễ múa thể dục Tài Chi hay sao mà yểu điệu và khoan thai thế. Đóng cọc theo lối nầy, thì biết đến thuỡ nào mới xong được?”
Tôi cũng nóng ruột với cái dáng điệu khoan thai của anh Mễ, kêu anh xuống thang, và bảo anh cầm cây cọc cho tôi đóng. Anh cầm cây cọc chắc lắm, tôi cứ đóng xuống là thẳng đứng. Ừ thì ít ra cũng xữ dụng được cái sở trường của anh nầy. Tôi tự an ủi là dùng người như dùng gỗ, dùng cái ưu điểm của anh ấy thôi. Chưa lao động quen, mồ hôi cứ vã ra như tắm, và tôi uống nước liên tục. Cứ nữa tiếng, là tôi nghỉ ngơi một chốc. Vợ tôi phàn nàn rằng, thuê người để họ làm, chứ đâu phải thuê người về vịn cây cọc. Sau nầy tôi mới được các bạn bè cho biết, họ làm theo đồng tiền được trả, khi cho là ít tiền, thì họ làm ít. Tiền nào của đó, và môt lý do nữa, là họ làm chậm, thì hy vọng công việc làm được nhiều ngày hơn.
Buổi chiều, trả tiền cho anh Mễ, anh kỳ kèo đòi thêm, cứ đưa tay ra mãi. Bực quá, tôi cho thêm năm đồng, anh vẫn chìa tay ra, tôi lắc đầu cương quyết không là không. Vợ tôi thấy tôi cho thêm tiền, tiếc của la lối :
“ Không làm được gì mà anh còn cho thêm tiền ư?”
Vợ tôi kéo tôi ra nói nhỏ :
“ Em nghĩ anh Mễ nầy không được lương thiện lắm. Cứ nhìn trộm em hoài., làm em sợ. Chắc mình phải mua súng, để tự vệ. Chứ nơi đồng không mông quạnh nầy, có chuyện gì xẫy ra chẵng biết làm sao.”
Tôi cảm thấy lo, nói cho vợ yên lòng:
“ Ừ, để rồi tính sau. Dễ mà, xứ nầy mua bao nhiêu súng cũng được, bất cứ loại súng nào.”
Tôi ra dấu cho anh Mễ lên xe, để tôi chở trả anh về nơi cũ. Khi đến gần nơi xuống xe, anh nói : “ Mà nha na, mà nha na” ( manãna: ngày mai), có ý muốn ngày mai làm việc nữa. Tôi chỉ hiểu tiếng ngày mai thôi. Lắc đầu, tôi nói “ Nô mà nha na.”
Chẳng thể không thuê người phụ đóng cọc được, hôm sau tôi lái xe về nơi cũ. Khi đi ngang chỗ các anh Mễ, tôi gia tăng vận tốc chút xíu, thế mà cũng có những cánh tay đưa ra ngoắt tôi. Lòng tôi lại chợt chùng xuống, và thương những người lìa bỏ quê hương đi kiếm ăn. Tôi nghĩ đến thân phận mình may mắn hơn, được vào Mỹ hợp pháp ,được đi làm và cũng có cơ hội đồng đều như người Mỹ sinh trưởng tại đây. Tôi liếc mắt tìm những anh Mễ đứng đơn dộc, và chạy xe chậm lại kềm sát một người đang đi ngược chiều. Tôi hất đầu làm dấu, anh Mễ gật đầu. Tôi mừng vì anh nầy biết lỏm bỏm tiếng Anh. Tôi đưa giá, anh bằng lòng ngay. Anh nầy cao, gầy, rắn chắc, tên là Pedro.
Rút kinh nghiệm ngày hôm qua, tôi không nói trước là phải làm bao nhiêu hàng rào để họ khỏi tính chuyện câu giờ. Tôi giữ cọc sắt cho Pedro đóng xuống. Anh đóng ào ào, mỗi nhát búa tạ của anh làm cây sắt đâm sâu xuống đất, sâu gấp hai lần mỗi nhát búa của tôi. Tôi bằng lòng lắm. Vợ tôi đem nước cam và thức ăn, cùng trái cây ra đãi trong khi chúng tôi nghỉ xả hơi. Ngày hôm đó, chúng tôi đóng được gần ba lần ngày hôm trước. Vợ tôi vui ra mặt và nói với tôi:
“ Sao anh không đề nghị cho Pedro làm khoán , có lẻ mình đỡ mệt, mà đi lo việc khác.”
Tôi cố gắng lắm mới nói cho Pedro hiểu. Anh bằng lòng làm, và cho một cái giá thấp mà tôi không ngờ được. Tôi chở Pedro về, và hẹn hôm sau trở lại đón lúc bảy giờ sáng. Hôm sau Pedro đem theo một người bạn, hai anh thay phiên nhau đóng cọc, và làm mãi cho đến khi trời tối mịt mới nghỉ. Tôi đải hai anh nầy cơm nước, bánh trái rất hậu. Vợ tôi nói “Ngày xưa Tào Tháo đải Quan Công e cũng chỉ đến thế mà thôi.” Chỉ mấy ngày, Pedro và bạn anh đã hoàn tất cái hàng rào. Họ còn nhổ lên và đóng lại những cái cọc xiên xẹo, những cái tôi đã đóng lúc đầu.
Hôm hoàn tất hàng rào, tôi làm tiệc đải Pedro, thịt nướng ăn với rau, có mấy chục lon bia trợ lực. Trả tiền, và tính lại thì tiết kiệm được rất nhiều tiền công, nếu thuê hãng chuyên môn rào, thì tiền nhân công đắt gấp ba lần.
Xong cái hàng rào, tôi mua hai trăm con vịt xiêm, ba trăm con gà, thả vào vườn. Cho chúng mặc sức mà đi lại, chạy nhãy và phá phách khu cỏ chưa trồng trọt. Vịt thì ban đêm nó chui vào gầm nhà tiền chế mà ngủ, tránh sương tránh gió. Cứ đầu hôm, chúng kêu om sòm. Có khi nữa đêm giật mình vì tiếng vịt kêu. Con tôi cho rằng có lẽ vịt nó nằm mơ và la hoảng. Tôi nghĩ là vịt nó núp dưới sàn nhà rất tiện lợi, đở tốn tiền làm chuồng. Nhưng chỉ mới mấy ngày, vợ tôi la các con, hỏi có đứa nào đạp phân gà vịt và mang vào, làm dính thảm nhà hay không, sao có mùi hôi mãi. Tôi giật mình, thì ra vịt nó phóng uế đầy ngập dưới gầm nhà. Thế là tôi phải lái xe đi mua vật liệu, về hì hục đóng chuồng. Đóng một mình thì không được, phải có thợ phụ. Vợ tôi giúp, và con gái đi học về cũng ra phụ. Tôi phải dùng vòi nước, bò vào gầm rất thấp của căn nhà mà rửa cho sạch phân. Vừa chật, vừa hôi, vừa khó chịu, tôi nghĩ mình dại quá, không nghĩ ra sớm cái chuyện vịt phóng uế . Thôi thì phải trả nợ cái tội thiếu nghĩ xa.
Tôi định rào lưới che hầm sàn nhà, thì có nhân viên của thành phố đến, cho tôi biết rằng, theo luật thành phố, thì cái nhà phải mặc quần, nghĩa là che kín phần dưới chân lại, không có quyền ở truồng, vì mùa đông sợ lạnh bụng. Thế là phải đi đặt hàng, mua vật liệu để che kín cái chân nhà lại. Tôi cũng mất cả tuần mới hoàn tất cái quần cho căn nhà. Thức ăn gà vịt, phải qua thành phố bên cạnh mà mua, chất đầy cả chục bao trên xe, chạy về. Cũng chỉ có một mình tôi lăn xuống xe hơi , bỏ lên xe kéo, và mang vào chất trong kho. Nặng nề, mệt lữ và bụi bặm. Không quen lao đông, khi nào tôi cũng thở phì phò, có khi quáng mắt, thấy đom đóm giữa ban ngày.
Phân gà phân vịt tràn đầy cả sân cỏ, cả lối đi, nhão nhẹt và dơ bẩn. Tôi dùng vòi nước xối rửa mỗi ngày. Sau nầy, nhìn biên lai tiền nước, tôi giật mình không dám rửa ráy thường xuyên và xài phí nhiều. Có tháng phải trả cả năm trăm đồng tiền nước, mà chưa bán được đồng nào nông phẩm.
Gà cũng thả rong, vịt cũng thả rong. Nhiều lúc chú gà trống lớn vô tình lãng vãng đi gần đàn vịt mái. Ông vịt xiêm đầu đàn hiểu lầm, phóng đến đánh đuổi chú gà. Thế là có cuộc đọ sức , như hai võ sĩ thượng đài. Chú gà đâu có chịu thua dễ dàng, nhảy lên, cắn vào mồng ông vịt, dùng hai chân đạp thốc vào ngực vịt, có lẽ hai cái cựa nhọn cũng đâm sâu vào địch thủ. Ông vịt dong hai cánh đập tạt vào, mạnh như roi quất. Có khi làm chú gà lộn ngược nằm lăn ra đất. Cuộc chiến kéo dài, tôi và thằng con trai ngồi coi khoái lắm, toét miêng cười, và có khi la hổ trợ cho cuộc chiến . Vợ tôi thì nhãy đỗng lên mà gào:
“ Anh không ra mà can chúng ra, để chúng bị thương, có con chết đấy”
“ Con nào chết thì đem nấu cháo ăn” Tôi trả lời .
Ông vịt hạ cái đầu xuông thấp , thẳng ra phía trước như võ sĩ đi xà quyền. Chú gà ngóc đầu lên cao mổ xuống. Ông vịt hất ngược cái đầu lên, thọc mạnh vào dưới hàm con gà, và hai cánh vịt đập vào như trời giáng, chú gà ngã lăn quay. Dứng dậy, bỏ đi mà không chạy trốn, rồi đập cánh bồm bộp, gáy hai tiêng dài, như thổi kèn chiến thắng. Ông vịt chắc cũng thấm đòn, gờm, không dám đuổi theo.
“ Sao con gà mà đấu thua con vịt hở Ba?” Thằng con trai tôi hỏi.
“ Vì con gà thiếu chính nghĩa. Léng phéng gần đám đàn bà của con vịt. Vã lại, theo luật quyền Anh, đây là một cuộc đọ sức không cân xứng, con vịt nặng gần gấp đôi con gà?..”
Tôi trả lời chưa xong, thì thằng con cắt ngang:
“ Chính nghĩa là gì Ba?”
Vợ tôi nghe con hỏi, nạt tôi:
“ Thôi ba nó ơi. Đừng đầu độc con cái. Thấy gà vịt đánh nhau, đã không can mà còn ngồi xem, tán thưởng. Làm con nó quen với cái ác, hư đầu óc thơ ngây của chúng.”
Đám gà vịt nầy, ăn mạnh và lớn mau, đẻ trứng lung tung đầy vườn. Chúng tôi phải đi nhặt cất vào thùng lớn, mua hộp có ngăn đựng trứng mà chứa. Bây giờ thì phải nghĩ đến cách tiêu thụ trứng nầy. Vợ tôi bàn rằng, mua một cái máy ấp, bán hột gà lộn hai mươi mốt ngày, và bán luôn hột vịt lộn.
Cái máy ấp đem về, mỗi lần ấp được ba trăm trứng. Ấp xong, tôi lựa những cái trứng lớn cho gia đình dùng. Trứng ấp tại nhà, ăn ngon vô cùng,
Nước trong trứng ngọt lịm. Tôi ăn một lúc sáu cái. Đứa con gái tôi rùn vai ghê sợ, không dám ăn. Thằng con trai bắt chước bố, cũng ăn được năm cái, và bị sình bụng suốt đêm nằm rên ư ử. Trứng ngon quá, đem đi bán thì uổng, tôi bàn với nhà tôi, chủ nhật nầy, đem về thành phố tặng cho các bạn bè bà con,mỗi người vài chục hột ăn chơi, hưỡng cái thành quả đầu tiên của nông trại chúng tôi.
Thế là chúng tôi mất thêm một ngày chủ nhật, chạy từ nhà nầy qua nhà kia, chia cái vui của nông trại cho bà con. Ai cũng khen, vồn vả tiếp đón, vì mấy khi có trứng lộn tươi như thế nầy trên đất Mỹ. Chúng tôi ra về, dù đường xa mệt nhọc và tốn xăng, tốn sức, nhưng lòng vui như hoa nở.
Tôi đi ngoại giao, gặp các chủ tiệm bán thực phẩm Á Châu, hứa sẽ cung cấp cho họ rau tươi, bầu bí, gà vịt tươi, trứng lộn, với giá rẻ. Đa số đều vui vẻ, và bảo tôi đem hàng đến cho họ xem, rồi họ sẽ mua. Về sau, trứng ấp được đem bỏ mối cho các chợ , ban đầu thì bán rất khá, nhưng càng lúc, thì càng ế ẩm, vì người ta ăn cho vui, ăn để nhớ hương vị quê nhà, không phải ăn vì ngon, và muốn ăn thường xuyên. Trứng không để lâu được, các tiệm bán không hết trả lui, tôi phải ôm về, còn phải năn nỉ bạn bè để tặng không cho họ. Thế mà có người từ chối, và nói thẳng thừng là không muốn ăn các thứ đó nữa. Đám gà vịt, cũng không bán được bao nhiêu, trong nhà ăn mãi cũng ớn. Đem cho bạn bè thì nhiều. Người thì làm tiết canh vịt,vịt xáo măng, gỏi gà, cháo gà, phở gà. Gà tươi nuôi trong vườn thì ăn ngon. Cho thì họ ăn, nhưng mua thì không mua. Tiền bán gà vịt gom lại, không bằng tiền thực phẩm mua cho chúng ăn trong vài tháng. Ấp trứng thì lỗ vốn lớn, có lẻ tiền bán được chưa đủ tiền điện, tiền xăng, chưa kể công vận chuyển.
Khi nuôi vịt, tôi nghĩ vịt là phải có nước cho chúng tắm, tôi chưa biết vịt có thể ở khô. Tôi thuê xe ủi đất, hì hục đào một cái hồ lớn, cái hồ chứ không phải là ao. Mấy ngày ròng rã. Tôi vật lộn với cái máy ủi đất. Đào, xời hắt lên cao. Khi đào xong cái hồ, thì tôi chợt nhận ra là cái xe ủi đất đang nằm dưới lòng hồ, mà bờ hồ thì cao, dốc đứng, xe không lên được. Tôi phải hì hục đào một đường dốc xiên cho xe đi lên. Thế là vợ tôi có dịp để cười và chế nhạo . Đào hồ xong, thì phải xả nước vào , và hy vọng mùa mưa khỏi phải tốn nước. Cuối tháng đó, đọc cái biên lai tiền nước mà tôi hoa mắt, chóng mặt. Tôi phải dấu cái biên lai tiền nước, không cho vợ biết, vì sợ vợ buồn. Cái ao đã đào lỡ rồi, mỗi ngày nước bốc hơi, phải châm thêm cho đầy. Nghe tiêng nước chảy, mà tôi đau như máu mình đang thất thoát. Bỗng tôi đâm ác cảm với bầy vịt, ăn thì như hạm, phóng uế vung vãi, bán thì khó. Để già thì thịt dai, không ai ăn, và họ có lỡ mua một lần, thì lần sau không dám đụng đến nữa. Vịt già cũng sẽ làm hại uy tín kinh doanh. Làm thịt bỏ tủ lạnh, thì tôi không đủ can đảm đầu tư thêm cái máy làm gà vịt, không đủ vốn, mà từ đó sinh ra nhiều chi phí khác nữa.
Cứ nghĩ ra thêm một cái gì, thì tốn kém thêm tới đó. Có người mách tôi, cứ đem gà vịt ra chợ trời mà bán vào các ngày họp chợ, từ thứ sáu đến chủ nhật. Lại biết thêm nghề bán chợ trời. Bán ở chợ trời thì chịu nắng nôi, nhưng nhiều người mua. Về sau, tôi bán sĩ với giá rẻ cho những người bán lẻ. Như thế thì mau hơn, đở tốn công, đỏ mệt nhọc.
Tôi dựng giàn trồng bầu bí, chưa kịp đi mua gỗ đóng giàn, thì có người mách bảo : “ Hãy mua ống nước bằng nhựa, mua thêm các khúc ống nối thẳng, nối cong, nối chữ T, chữ L. Cứ thế mà ráp vào thành giàn, làm mau như gió. Tội chi mà đóng gìan gỗ cho khổ công mà mau mục ải.” Tôi nghe theo lời thầy bàn, nghe thì có lý lắm, nhưng khi vào thực tế thì gặp không biết bao nhiêu ván đế. Thứ nhất là quá tốn kém, thứ hai là giàn không vững, khi gió thổi thì mấy cái giàn cứ đu đưa nhún nhẫy theo chiều gió. Thế là phải mua thêm ống nước lớn mà chống chỏi, mà đâu phải là dễ chống, vì ống nước nhựa trơn lu, không có nơi tựa, mà đông đinh thì xôc xệch lỏng lẻo. Lại tốn thêm bộn tiền. Phải mua thêm lưới mắt cáo trùm lên cho bầu bí leo. Mỗi ngày, buổi chiều đi học về, con gái tôi ra vườn tưới cây. Bầu bí lớn mau như thổi, chẳng bao lâu dàn cây lá sum sê xanh mướt, ra hoa vàng rực, và những nụ trái nhú ra đẹp như những nậm ngọc. Lũ ong bướm kéo đến nhỡn nhơ . Tôi nhìn mà lòng vui không xiết. Rồi những trái bầu bí dài thòng, nặng chĩu, phải buộc dây treo chúng lên.
Vợ tôi bàn rằng, nên thuê người đổ đất làm một con đường chạy từ ngoài vào đến cuối vườn, để mai đây, khi nông phẩm nhiều, xe vận tải lớn có thể vào chuyên chở thẳng ra chợ. Tôi thấy có lý quá, đi giao thiệp,và giao cho nhà thầu đổ đất, cán đường, làm mương thoát nước hai bên đường. Lại tốn kém thêm ngoài dự trù, nhưng nghĩ lại, mai đây, đở tốn công thuê người khuân vác từ nhà ra đường. Sau nầy, con đường chưa được hân hạnh đón chiếc xe vận tải nào đi qua, vì chúng tôi ước tính thì nhiều, mà thành quả nông nghiệp không gặt hái được bao nhiêu.
Những trái bầu non, nấu canh tôm ngọt nước, ban đầu thì ngon lắm, vợ chồng khen tấm tắc và như ăn canh thay cơm, nhưng ăn mãi thì cũng chán. Bạn bè bà con xa gần cũng hưỡng được thành quả của chúng tôi. Chúng tôi đem bầu bí ra bỏ mối ở các chơ Việt Nam, có bao nhiêu bán được hết bấy nhiêu. Nhưng đó là thời gian đầu mùa, về sau, dù xuống giá rẻ rề, cũng không bán hết, phải mang các thứ trái cây héo về, đổ xuống làm phân xanh. Tôi lại chuyển bầu bí ra chợ trời, bán sĩ cho các gian hàng, người ta trả giá nào cũng phải bán tháo đi. Bạn bè bà con,ăn mãi cũng chán bí chán bầu, không ai muốn nhận các món quà nầy,vì ngoài chợ cũng rẻ rề .
Chúng tôi tính toán sai cả, thì ra cái tưởng tượng khác xa thực tế. Chưa có kinh nghiệm, chưa từng trãi, cứ vẽ vời trong trí tưởng tượng mà đem ra thực hành. Đôi khi tôi có cảm tưởng như vợ tôi là vị bí thư tỉnh ủy, cứ vạch hết kế hoạch nầy, đến kế hoạch kia, mà tôi là nhân dân, chỉ biết thi hành,và sai thì sửa, và càng sửa thì càng sai.
Mùa đông đầu tiên, một buổi sáng thức giấc , dậy đánh răng rửa mặt, mở nước không chảy. Tôi tưởng hãng cung cấp nước tạm thời khóa nước để sửa chửa. Tôi định sẽ kêu điện thoại than phiên vì khóa nước mà không báo trước. Nhưng sau tôi mới biết là thời tiết lạnh, đã làm đông đá nước trong ống. Mấy đứa con tôi không chịu đi học vì chưa đánh răng súc miệng. Tôi cũng chịu thua. Ống nước bị lạnh đông đá, làm nhiều nơi bị vở, khi đá tan, nước chảny lênh láng. Lại phải nhờ mấy ông thợ ông nước đên sửa chửa với tiền công chém rất ngọt. Nhà tiền chế, tường mỏng, mái mỏng, mùa hè thì thiêu đốt như lò lửa, mùa đông thì lạnh căm căm. Tôi lại phải tốn thêm tiền mua hệ thông sưởi, hệ thông điều hòa không khí.
Chỉ một thời gian thôi, tiền tiết kiệm, tiền bán căn nhà, đã đổ hết vào cái nông trại. Thấy cạn tiền đầu tư cho mùa tới,vợ tôi bàn chuyện đi vay ngân hàng, đem cái nông trại nầy ra mà cầm cố. Thôi thì cũng liều - Sống trên xứ nầy không có nợ, thì không phải là người tốt - Một anh bạn tôi bảo vậy. Tôi chở vợ ra ngân hàng làm giấy tờ vay mượn. Chỉ mấy hôm sau, được giấy báo là ngân hàng đã chấp thuận. Chúng tôi hớn hở, cứ còn nước thì còn tát, để cứu vãn cái nông trại nầy. Nhưng khi nhìn vào bản chiết tính chi tiết các phí khoản vay, đủ các thứ chi phí, vay thì ít, mà nợ tốn kém thì nhiều. Vợ tôi nhăn nho, nói tiếng Việt Nam với tôi, trước mặt ông nhân viên cho vay:
“Bọn nầy là tụi ăn cướp ngày, ăn cướp có giấy tờ, ăn cướp có pháp luật che chở. Vay chừng đó, mà chi phí chừng đó, có chết thì thôi, tôi không mượn đâu. Thôi đi về.”
Không mượn được tiền, chúng tôi lo lắng lắm. Thôi thì tạm thời chi tiêu bằng thẻ nhựa, chịu lãi suất cao, cũng còn đở hơn. Tôi thức khuya, dậy sớm chăm nom lũ gà vịt, lũ rau ráng. Có khi đến mười giờ khuya mà vẫn còn vác nặng trên vai những bao thức ăn súc vật, còn xối nước tưới cây. Những lúc nầy, tôi cũng bắt chước vợ mà hổn hển ngâm nga: “ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người tìm đến chốn lao xao..”, và thấy ông Trạng Trình Nguyễn Bĩnh Khiêm viết sấm ký giỏi quá, dự đoán tương lai cho tôi đúng phóc. Quả không có ai dại bằng mình., tìm đến nơi vắng vẻ nầy mà lao động khổ nhọc, đốt hết tiền tiết kiệm trong bao nhiêu năm.
Một hôm nữa khuya thức giấc, vợ tôi nhẹ nhàng hỏi :
“ Anh có nhớ chuyện Tam Quốc Chí không? Khi đánh nhau, họ hay lập thế trận ỷ dốc. Anh có biết thế trận ỷ dốc là thế nào không?”
“ Trời ơi, nữa đêm mà nói chuyện Tam Quốc Chí, anh lao động quần quật từ sáng đên khuya, rã người, em để anh ngủ cho có sức để mai còn lao động tiếp.”
Tôi nghe tiếng thở dài não nuột của vợ mà động lòng, trả lời ấm ớ cho vợ khỏi buồn :
“ Anh không biết chắc 'ỷ dốc' là cái khỉ khô gì. Nhưng có lẻ họ chia quân đóng hai vị trí khác nhau, một nhóm tác chiến, còn nhóm kia yểm trợ “.
Vợ tôi như bắt được ý, hăng hái nói:
“ Em nghĩ, mình cũng nên bắt chước người xưa, lập thế trận ỷ dốc mà cứu vãn cái nông trại nầy. Có nghĩa là anh xin việc đi làm bên ngoài, đem lợi tức về bù đắp, yểm trợ cho khu nông trại của chúng ta. Nếu một năm sau nữa , mà còn không nên cơm cháo gì, thì bán quách, chúng ta đi làm công cho người khác. Nếu thành công, thì anh nghỉ việc bên ngoài, trở về với nông trại.”
Nghe vợ bàn mà tôi tỉnh ngủ. Ừ, giản dị thế mà cũng nghĩ không ra. Cứ lo lắng hoài. Đàn bà cũng có nhiều cái suy nghĩ thật hay. Tôi nhẹ nhàng hỏi vợ:
“ Nhưng một mình em, có kham hết công việc trong nông trại nầy chăng? Việc thì bề bộn, nặng nhọc, làm hoài không hết.”
“ Những việc thường thường, thì em có thể làm được, những việc nặng nhọc, thì chờ anh đi làm về giúp”
Tôi nghe mà ngao ngán. Thế nầy là vui thú điền viên trong tuổi xế chiều chăng. Ngày đi làm toàn thời gian, đêm về làm việc nặng. Nhưng có lẽ không còn giải pháp nào tốt hơn. Rán thêm vài năm nữa, may ra thời vận đến.
Nhờ có chuyên môn, tôi xin được việc làm có đồng lương khá. Mỗi tháng đem tiền lương về nuôi lũ gà vịt, lũ rau ráng bí bầu. Công ty tôi làm đang đến đến hồi phát triển mạnh, mỗi ngày tôi làm việc từ mười đến mười hai giờ, mỗi tuần làm sáu ngày. Mịt mờ trời đất, thế mà đêm về cũng phải lo thêm việc của nông trại nữa. Vợ tôi thỉnh thoảng phải thuê người phụ làm trong vườn. Lương tôi cũng tạm thời đáp đổi chi phí của nông trại. Ngày chủ Nhật tôi phải lái xe đưa nông phẩm ra chợ bán. Nghĩa là không có một ngày nghỉ nào trong tuần.
Thỉnh thoảng nghe vợ tôi than phiền về chồn cáo bắt mất một số gà vịt, tôi chỉ cười bảo:
“Chia cho chúng tha bớt, mất càng nhiều, thì em càng đở mệt.”
Chồn cáo xứ nầy khôn ngoan lắm, chúng biết con chó săn trong nhà đêm đêm đi tuần rảo quanh hàng rào, rồi vào nằm nghe ngóng canh chừng. Chúng lập kế đánh du kích , để vài ba con kêu chí chóe xa xa về hướng đông, con chó chạy về hướng đó mà sục sạo. Thừa thế, chúng lẻn vào hướng tây mà bắt gà vịt lôi đi. Khi lũ gà vịt kêu lên thất thanh, con chó quay lại, thì chồn cáo đã đem theo được chiến lợi phẩm mà cao chạy xa bay, ra khỏi vòng rào.
Mấy hôm, thấy lũ vịt không xuống hồ bơi lội mà đứng trên bờ ngơ ngác, lông lá tả tơi. Tôi ra xem, thấy mặt hồ đóng váng, như có ai đổ dầu, và quanh bờ thì có những vờ bọt đen đặc quánh. Tôi vớt bọt, dùng cây mà quậy, thì thấy như có chất dầu. Đem đốt thì cháy ra khói đen đặc và hôi mùi dầu. Tôi tái mặt, và nhảy cẫng lên mà chạy mau vào nhà la lớn:
“ Em ơi, mình sắp thành tỷ phú rồi em à. Dưới đất của mình có vàng đen. Dầu, dầu hỏa, mình sắp thành phó vương dầu hỏa rồi. Thôi, dẹp hết, bỏ hết, chẵng có bí bầu gà vịt chi nữa. Bỏ ra công sức thì nhiều, mà thu hoạch chăng bao nhiêu. Bỏ ra cả trăm ngàn bạc mà thu lại chưa được vài ngàn. Trời thương chúng mình, trời đãi chúng mình.”
Vợ tôi chưa tin, tôi ra hồ nước, vớt dầu vào làm thí nghiệm chứng minh. Vợ tôi thấy dầu cháy, ôm lấy tôi hôn mà kể công, rằng đó là nhờ nàng đưa ý kiến làm nông trại, mà nay thành tỉ phú. Cả tuần, chúng tôi bỏ không tưới cây, gà vịt thì cho ăn cầm chừng. Kêu bạn bè đến, bảo muốn bắt bao nhiêu thì bắt. Giàu rồi, thì kể chi mấy con gà, con vịt lẻ tẻ. Nhiều đêm hai vợ chông tôi nằm mơ chuyện sang giàu, gởi con qua Anh Quốc cho học trường lớn nhất., chuyện ngao du khắp thế giới . Tôi chạy ngược chạy xuôi tìm hãng khai thac dầu. Và niềm vui của tôi xẹp xuống, khi nghe người ta nói về việc khai thác dầu. Hãng dầu còn xem trử lượng được bao nhiêu, có đáng khai thác hay không, và khi biết mõ dầu có trữ lượng cao, thì họ chỉ thuê một khu đất nhỏ,với giá rẻ mạt, không đáng vào đâu. Thế là giấc mơ tỷ phú của chúng tôi xẹp xuống thảm hại.
Việc trồng trọt và nuôi gà vịt quá nhọc nhằn, chúng tôi không kham nỗi, vợ tôi bàn chương trình nuôi dê, bò. Chúng tôi bán tháo hết đám gà vịt, mua hai mươi lăm con dê cái, có con đã chửa bụng lưng lửng, và một anh dê đực râu xồm, có hai cái sừng quăn lại, xỉa ra đàng trước. Mua thêm bốn con bò, ba con cái, một con đực. Bọn dê tạp ăn, lá gì cũng bứt và nhai nuốt, thật là dễ nuôi. Thả chúng long rong trong vườn. Cách nuôi thật nhàn hạ, không cần chăm sóc chi nhiều. Bốn con bò cũng vậy. Mỗi ngày, con dê đực làm tình với bọn dê cái liên miên, làm vợ tôi ngượng. Con chó, cũng to lớn không thua gì con dê, nhưng sống độc thân, mỗi lần thấy con dê đực nhãy cái, thì nó ghen, chồm lên mà sủa om sòm. Có khi nó nhãy lên, tấn công sau mông con dê đực. Con dê dực tức giận vì kẽ phá đám, quay lại, dùng sừng ủi đại vào cho chó. Có khi con chó tránh đòn không kịp. Cũng lăn kềnh ra . Vợ tôi đứng la lớn, bảo tôi can chúng ra. Sợ con chó bị thương vì cái sừng nhọn của dê. Tôi cũng nạt nộ, la hét mà hai bên không ngưng chiến. Tôi phải dùng cây roi da, vụt túi bụi vào cả dê lần chó, chúng mới chịu dang ra.. Vợï tôi nói:
“ Con dê nầy hung tợn quá, có ngày con chó bị sừng dê đâm đổ ruột”
Tôi cười:
“ Lỗi tại con chó. Trời đánh còn tránh bữa ăn. Huống chi nó đang làm cái việc truyền giống thiêng liêng, mà con chó nhãy vào phá đám. Ví như tụi mình đang vui vẻ, có đứa nào phá đám, mình có nỗi điên lên không.”
“ Thôi ông ơi, ăn nói đàng hoàng một chút có được không?”- Vợ tôi cằn nhằn.
“ Mà con chó nó ghen tức cũng phải, nó thì chay tịnh, mà con dê thì cứ làm tình lia lịa, không ngứa mắt sao được?”
Mấy con dê cái bắt đầu sinh con, những con dê con như cục nhung mềm, môi đỏ hồng, hai mắt long lanh, dáng đi yếu đuối. Mấy đứa con tôi cưng chúng lắm. Cứ ẵm bồng hoài. đi học về là ra vườn ẵm dê con vuốt ve.
Chị tôi từ Úc Châu qua Mỹ thăm, anh chị thấy tôi ở giữa đồng không mông quạnh gió hú vi vu mà ái ngại. Cứ lắc đầu mãi. Cứ nói mãi câu:
“ Cậu mợ tính như thế nầy là trật lất rồi. Mình đã xa quê hương, thiếu tình đông bào, phải sống nơi nào phồn hoa đô hội, cho bớt nỗi cô đơn. Lại gần chợ búa, gần bệnh viện, gần các tiện ích công cọng, có bạn bè, có bà con láng giềng, khi đau ốm, khi trái gió trở trời có nhau. Lại khi muốn ăn tiệm Việt Nam cũng phải lái xe đi về hơn hai giờ , phí công quá. Phải tính lại đi.”
Một buổi sáng sớm, cả nhà ngồi uống cà phê nhìn qua cửa sổ, thấy con dê đực đứng trước cửa chuồng, chổng râu dê lên đón bọn dê cái. Mỗi khi có con dê cái đi ngang qua, thì dê đực nhãy lên lưng làm tình. Liên tiếp mười mấy lần, mà thấy chàng dê vẫn tỉnh táo như thường. Chị tôi phát mạnh vào vai anh rể tôi cười mà nói:
“ Ba mầy chẳng bằng một phần nào của con dê cả.”
Anh rễ tôi bình tỉnh nói:
“ Em xem, con dê đực thay đổi nhiều con dê cái khác nhau, chứ nếu chỉ có một con dê cái thôi, thì nó cũng chỉ làm một lần, chứ không làm đến lần thứ hai. Nếu có hai chục bà khác nhau, thì anh đâu có thua anh dê kia chút nào.”
Trưa hôm ấy, một người bạn cũ của anh rễ tôi ghé nhà thăm, thấy bầy dê và nghe kể lại chuyện tiếu lâm buổi sáng, mắt anh sáng lên, rũ chúng tôi đi đến tiệm bán thịt dê của người Ấn Độ nằm về phía Bắc của thành phố. Đi mua thịt dê về nhậu chơi, tăng cường sức khỏe mà bổ dương. Mấy bà ở nhà, chúng tôi ba người đàn ông lái xe đi. Tiệm rộng lớn, có hai căn, như một căn chợ. Nồng nặc mùi cà ri, muì hương vị. Đủ loại cà ri, đủ loại hương vị trong bao ni lông, chất đầy trên kệ. Bên kia thì dê dã lột da treo lòng thòng nhiều con trần truồng. Khách hàng muốn mua cẳng, đùi, ngực, thì cứ việc chỉ vào đó. Anh Ấn Độ đầu quấn khăn chà chóp đem cưa dến, cắt ào ào gọn nhẹ lắm. Chúng tôi mua nguyên cái đùi sau con dê, hơn mười cân Anh. Anh rễ tôi thấy nhiều cặp ngọc dương ( dái dê) tròn trỉnh, trắng tươi, gói trong giấy bóng rất bắt mắt, xuýt xoa, đòi mua đến năm cặp. Tôi hỏi ai mà ăn hết, anh bảo không ai ăn thì để cho anh. Mấy khi mà có thứ quý báu nầy trên miền đất văn minh. Anh thì thầm: “ Ăn thứ nầy vào, thì phải biết. Không có hiệu quả sao có ghi trong sách thuốc người Tàu?”
Chúng tôi mua thêm một ít hương liệu, rồi hớn hở chạy xe về. Ông bạn anh rễ tôi dành làm bếp, nấu các món đặc biệt, mà ông nói đùa là món “ Ông ăn bà khen”. Ông bạn đem ướp ngọc dương rồi xào với hành tây, đem ra nhậu trước. Mấy bà biết đó là cái gì, thì cứ la oai oái ngoãnh mặt đi. Mười viên xào tròn trịa nằm trên dĩa, có hành xắt lát, có tiêu rắc lấm chấm đen. Trông thật ngon. Tôi bắt chước ông anh, gắp một viên đưa vào miệng, mới cắn sơ, đã có mùi thum thủm, tôi muốn nhả ra. Trong lúc ông bạn của anh tôi thì gắp bỏ vào mồm, nhai nuốt ực ngon lành, còn hít hà khen ngon. Ông anh rễ tôi cũng thưởng thức tận tình và nói:
“ Bổ lắm đấy nhé. Cứ ăn vào là nghe máu chuyển rần rật , mặc sức mà rượt các bà chạy có cờ. Người Ấn Dộ và Trung Hoa biết món ăn nầy nên đông con là phải”
“ Nếu có thêm rượu thuốc toa Minh Mạng nữa, nhấp vào, thì là một phối hợp hết sẩy” - Bạn ông anh tôi tiếp lời – “Hồi còn ở bên nhà, tôi thấy mấy ông già trộn huyết dê với rượu, uống vào thì như thần dược.”
Thịt dê được nấu càri, thêm nhiều hương vị khác, nước cà ri vàng màu đỏ sền sệt, chấm với bánh mì mà ăn . Bà chị tôi nói:
“ Vẫn còn mùi mồ hôi dê. Nghe đâu khi làm dê, để thịt khỏi hôi, người ta cho dê uống nước, rồi cột dây, đánh nó chạy quanh một cái cọc, cho vả mồ hôi ra. Xomng xối nước tắm cho nó. Bao nhiêu mùi hôi đều ra hết. “
Vợ tôi xemn vào:
“ Ở Mỹ mà làm thế là đi tù sớm, vì mang tội hành hạ súc vật. Ngon đâu không thấy, đi tù mệt lắm”
Mấy hôm sau, có con dê cái trong vườn bị thương tích, ông bạn của anh tôi đề nghị làm dê thui mời bạn bè ăn chơi. Ông nhận trách nhiệm thọc thuyết và lột da dê. Cái chậu đựng rượu Vodka được chôn lưng chừng xuống mặt đất, ông thọc dao vào cổ dê mà ngoáy. Máu dê tuôn ra kêu ọc ọc. Các bà khiếp sợ la lên và bỏ chạy cả. Mổ bụng ra, mối biết con dê có chửa. Cái tử cung chứa bốn con dê con đã tượng hình. Ông bạn anh tôi xuýt xoa, bảo rằng thứ nầy quý lắm, để ông làm dê “ hà nàm” cho mà ăn. Cái bọc tử cung để nguyên, dổ vào nồi, đặt lên bếp hầm với nhiều vị thuốc bắc. Khi chí đem xuống, vớt ra dĩa, dùng dao mà cắt từng khoanh, thịt dê con mềm nhũn, nuốt vào cổ như ăn đông sương. Con dê được xuyên qua cây cọc, quay trên đống lửa than đá.
Tôi điện thoại mời đám bạn bè xa gần đến tham dự buổi tiệc thịt dê. Nghe có tiết canh dê, dê thui, dê “ hà nàm”, ông nào cũng hớn hở, đòi mời thêm các bạn bè khác nữa.
Đám đàn ông ăn uống nhồm nhoàm, miệng môi đầy máu tiết canh, nói chuyện tiếu lâm bao quanh vấn đề tình dục, không kiêng cử gì cả, và cười ha hả, làm nhiều bà nhăn mặt bất bình.
Buổi tiệc thịt dê thật vui, anh em ra về hỉ hả, và hẹn có ngày trở lại làm một chầu khác. Tối hôm đó, tôi nằm chờ kết quả của dê “ hà nàm” và tiết canh dê, nhưng không thấy gì cả, và ngủ quên cho đến sáng. Vợ tôi nhìn tôi cười hỏi:
“ Có thật thịt dê làm tăng cường năng lực sinh lý không?”
“ Toàn cả chuyện tào lao, tiếu lâm chơi thôi, đàn ông ưa ăn tục nói phét, bịa chuyện cho vui bữa rượu ấy mà”
Bọn dê sinh sản nhanh, mau lớn, và ăn tạp, phá trơ trụi cả khu vườn. Chúng biết đứng lên trên hai chân sau, mà bứt lá những cành cao. Làm cho khu nông trại tiêu điều trông trải. Mỗi chủ nhật, tôi đẩy dê lên xe, đem ra bán ở chợ trời. Thấy mình giống mấy anh nông dân Âu Châu tả trong tiểu thuyết của Pháp, mà ngày xưa thường hay dọc.. Đem dê bán cũng không phải là chuyện giản dị, đứng chờ, trả giá, cò cưa. Loại người như tôi không thích hợp với công việc thương mãi, nên cảm thấy chán lắm.
Một lần đứng bán dê, có cô thư ký trong sở đi chợ trời, thấy tôi, nhãy đến ôm chầm như gặp cố nhân - Mà ngày nào không gặp nhau chứ - Cô cười nói huyên thuyên và ôm hôn mấy con dê như người Mỹ thường hôn chó. Thấy cô thích quá, và hỏi chuyên dê tíu tít, tôi cho cô một con. Lấy cái áo cũ bao mông nó lại, đẩy lên băng sau chiếc xe hơi sang trọng của cô thư ký. Con dê phá tan cả vườn hoa của nhà cô và hai vợ chông gây nhau, suýt li dị. Cô dem con dê trả lại cho tôi ngay tại sở. Tôi lại phải khổ sở kiếm vải bọc mông con dê, cho lên băng sau chiếc xe mình, chở về. Vợ tôi thấy con dê la lên:
“Dê bán không hết, anh mua thêm về làm chi ?”
Vợ tôi nhọc nhằn vì cái nông trại quá, bàn với tôi bán đi, về lại thành phố ở. Phải gần nữa năm mới bán được đám đất nông trại. Bán lỗ vốn, vì chúng tôi muốn phủi tay cho xong. Căn nhà tiền chế, người mua đất đòi chúng tôi trả thêm tiền họ mới nhận. Còn không thì phải dẹp đi. Chúng tôi năn nỉ mãi, họ mới nhận với điều kiện tất cả trang bị về máy sưỡi, máy lạnh, điên nước để nguyên. Vợ tôi nói:
“ Ai đời cho không căn nhà mà phải năn nỉ người ta. Lại còn đòi hỏi đủ điều.”
Chúng tôi thở phào, thoát ra được cái “ vui thú điền viên “ nhọc nhằn đó, dọn về phố, thuê nhà ở. Dù còn nợ nần nhiều, nhưng chúng tôi cảm thấy như trút được gánh nặng ngàn cân trong lòng. Hai vợ chồng đi làm công , chiều về ngồi xem truyền hình, đọc sách đọc báo. Buổi tối ngủ thẳng giấc không lo lũ chồn cáo du kích tấn công. Ngày nghỉ rủ nhau đi chơi, đi phố, thăm bạn bè bà con. Thảnh thơi không lo lắng nhiều. Suốt ba năm làm nông trại, tôi chỉ có được một lần vui toàn vẹn, là lần mời bạn bè cùng ăn thịt dê. Tôi chưa có một lúc rảnh rang để ngững đầu lên trời nhìn trăng, chứ khoan nói là khi xem hoa nở khi chờ trăng lên.
Tôi bảo với vợ rằng:
“ Mấy ông thi sĩ, văn sĩ, cứ vẽ vời ra cảnh thơ mộng để gạt gẫm tụi mình.. Tiêu phí sạch cả tiền bán căn nhà, tiền tiết kiệm, mà lại ngày đêm đầu tắt mặt tối trong mấy năm . May mà thoát ra được. Sướng quá. Thôi nhé, từ nay em đừng vẽ vời thêm chuyện thơ mộng nữa nhé.”
Vợ tôi cười:
“ Ông Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói rồi: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”. Lỗi tại mình, không chịu hiểu nghĩa đen mà cứ hiểu nghĩa bóng. Nên mới ra nông nỗi.”




CÁC THẦY BÓI MÙ !




Cái chết bất ngờ của chiêm tinh gia Huỳnh Liên


Trúc Giang MN





1* Mở bài


Gọi là bất ngờ vì ông ra đi trong tình trạng sức khỏe còn sung mãn, không có một đe dọa nào về tánh mạng cả. Mọi việc đều bình thường. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ông không xủ quẻ để biết vận hạn của mình để giải hạn. Ông đã giúp giải hạn cho rất nhiều người, vì sao lại quên tự cứu mình. Cái chết bất ngờ của chiêm tinh gia Huỳnh Liên dẫn đến nghi vấn về sự chính xác của việc bói toán, tử vi, kinh dịch… đã diễn ra trong một thời gian lâu dài trên đất nước Việt Nam.


Cũng cần xét lại toàn bộ hệ thống mà các thầy bói đã từng lấy nó làm nghề sinh sống một cách phong lưu sang trọng.


2* Cái chết bất ngờ của chiêm tinh gia Huỳnh Liên


Báo Công An Sài Gòn có bài viết về chiêm tinh gia Huỳnh Liên nội dung như sau.


Chiêm tinh gia Huỳnh Liên quên bấm số tử vi cho mình.


Chiêm tinh gia Huỳnh Liên là một trong những thầy bói nổi tiếng nhất Sài Gòn năm xưa. Lúc nào nhà cũng nườm nượp khách. Tiền vô như nước. Ngoài căn nhà ở đường Phan Thanh Giản, ông thầy bói nầy còn có một tòa nhà trong khu vườn ở Lái Thiêu, Bình Dương. Đó là Biệt Thự Huỳnh Trần.


Từ tháng 10 năm 1982, Huỳnh Liên về sống với bà vợ bé ở nhà trong khu vườn nầy. Bên mình ông luôn luôn có xâu chìa khóa tủ giữ tiền bạc và tài sản đã tích tụ từ nhiều năm xem bói. Sau năm 1975, thầy bói bị cấm hành nghề nhưng đời sống của ông cũng khá giả. Sau những đợt đổi tiền, thầy còn vàng bạc và nữ trang đắt giá. Chuyện kể lại rằng Huỳnh Liên không tin cậy ai cả, xâu chìa khóa tủ giữ tài sản luôn luôn ở bên mình ông.


Một hôm, điện thoại nhà bị hư, ông bảo vợ về Sài Gòn gọi người cháu của bà lên sửa. Buổi chiều, người cháu và một thợ phụ đến, và bảo với ông là bà vợ còn ở Sài Gòn có việc đến mai mới về. Chị bếp ra sau nhà làm gà đãi khách. Nhà im lặng. Khi chị bếp đến xem thì thấy ông đã chết tự bao giờ. Người cháu bà chủ cũng biến mất. Công an điều tra thấy ông bị siết cổ bằng dây điện thoại. Mọi việc trong nhà vẫn y như cũ, không mất món nào. Tủ vẫn khóa. Có nghĩa là tài sản vẫn còn nguyên vẹn. Thủ phạm bị bắt sau đó.


Tài sản vẫn còn nguyên. Vậy người chủ mưu là ai?


Nhiều người cho rằng ông thầy bói trứ danh nầy đã quên xủ quẻ cho chính bản thân ông để giải trừ khổ nạn, nên bị chết bất ngờ như thế.


3* Những thầy bói của Sài Gòn năm xưa


3.1. Thầy bói Khánh Sơn






Năm xưa, tại Sài Gòn có nhiều thầy bói, tướng số, chiêm tinh gia cả nam lẫn nữ. Những thầy bói nổi danh nhất phải kể là Khánh Sơn và Huỳnh Liên.


Thầy tướng số nổi danh nhất và lâu đời nhất là Khánh Sơn. Tự xưng là Maitre Khánh Sơn. Báo chí đăng hình của ông, đeo kiếng trắng trông ra vẻ trí thức. Hình một ngón tay chỉ vào chiếc chìa khóa tượng trưng cho sự khám phá những điều huyền bí tác động vào đời người.


Nhà tướng số nầy hành nghề từ năm 1940 sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Hà Nội. Người đời kể lại Khánh Sơn là người hào hoa phong nhã. Làm ra nhiều tiền. Mặc dù đã có vợ con đàng hoàng nhưng vẫn còn bay bướm, nhiều cô mê mệt.


Việc nổi bật được lan truyền là, ông bốc quẻ đoán về số phận của viên toàn quyền Đông Dương người Pháp tên là Pierre Pasquier, cai trị Đông Dương từ năm 1928 đến 1934, qua hai câu sấm như sau:


Giữa năm hai bảy mười ba


Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây.


“Giữa năm hai bảy mười ba” là năm nhuần có hai tháng bảy nên năm nhuần âm lịch đó có 13 tháng.


“Tám gà” chữ Hán là bát kê, phiên âm của Pierre Pasquier. “Trên mây” là máy bay. Sự kiện đó là máy bay chở viên toàn quyền Pasquier trên đường về Pháp thì bị bốc cháy rớt xuống ở Corbigny, Nièvre, Pháp, khiến 10 người trên đó tử nạn. Người ta kể lại như thế nhưng không xác nhận là câu sấm viết ra trước hay sau vụ tai nạn máy bay. Đó có thể là một màn quảng cáo. Nếu cho rằng đó số mạng của ông Tây thực dân nầy phải chết cháy, tan xương nát thịt, thế nhưng vì sao phải kéo theo sinh mạng của 10 người khác trên chuyến bay? Họ không sanh cùng năm, cùng tháng nhưng lại chết cùng ngày cùng giờ là sao? Tử vi của họ thế nào?


3.2. Thầy bói Minh Nguyệt


Thầy Minh Nguyệt, là một người miền Nam, tự quảng cáo trên báo là giáo sư Minh Nguyệt, mở văn phòng ở đường Đề Thám (Sài Gòn). Cùng với các thầy Huỳnh Liên, Khánh Sơn, thầy Minh Nguyệt là một nhà bói toán có đến hàng chục ngàn thân chủ.


Văn phòng của thầy lúc nào cũng đầy nữ thân chủ, phần đông là các cô có chồng quân nhân Mỹ đã rời Việt Nam. Các cô tới nhờ thầy đoán xem bao giờ gặp lại cố nhân để cho đời sống được lên hương như trong quá khứ. Hàng chục cô trong đó mong được nâng khăn sửa túi cho giáo sư Minh Nguyệt, nhưng thầy nghiêm lắm, chẳng bao giờ “trăng hoa”.


3.3. Thầy bói mù Nguyễn Văn Canh





Thầy bói Nguyễn Văn Canh sinh quán tại Nam Định. Bị mù từ lúc sơ sanh. Gia đình cho ông học bói toán để làm kế sinh nhai. Trước khi di cư vào nam, ông hành nghề tại Hà Nội. Nhà thầy ở đường Nguyễn Thiện Thuật, gia đình sung túc. Con cái học hành nên người.


Thầy bói nầy sở trường về bói theo kinh dịch, nổi tiếng như một nhà tiên tri. Chỉ cần nghe ngày sanh tháng đẻ, thầy lẫm nhẫm trên 5 đầu ngón tay và nói ra phong phóc. (Không biết đúng sai)


3.4. Những bà thầy bói


Những bóng hồng trong bói toán có tiếng tăm phải kể đến những cái tên như: bà Anna Phán. Có chồng người Pháp, di cư vào nam hành nghề, vài năm thì giải nghệ do tuổi già sức yếu. Cô Bích, bà Nguyệt Hồ, Madame Claire…nói chung là bói bài, xem chỉ tay, chấm tử vi… xoay quanh những vấn đề cố hữu về tài lộc, an nguy, tình duyên, gia đạo…


3.5. Các thầy bói người Tàu





Thầy bói người Tàu sờ ngực để đoán vận mạng


Trong Chợ Lớn có những bốc sư người Tàu, thường tự xưng là người Hồng Kông. Họ có những cái tên rất đặc biệt như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Đại Lục Tiên, Hà Thiết Ngôn Đại Sư, Sơn Đầu Mã Ngọc Long, Mã Cơ Sanh…


4* Tử vi


4.1. Tổng quát về Tử vi






Tử vi hay Tử vi đẩu số là một môn bói toán của đông phương được xây dựng trên triết lý của Kinh Dịch với các thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Can Chi.


Tử vi cho biết vận mệnh của một người căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính (nam, nữ) để lý giải những diễn biến xảy ra trong suốt đời người.


Tử vi đắc dụng vào thời Nhà Tống (Trung Hoa) năm 863. Tử vi du nhập vào Việt Nam và được Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn phát triển.






4.2. 12 cung của Tử vi






Tử vi cho biết, vận mệnh của con người được thể hiện qua 12 cung, được xếp thành từng nhóm có liên hệ đến người mang tử vi, đó là:


1). Cung Mệnh và Thân


Cho biết tổng quát về tướng mạo, tánh tình, khả năng chuyên môn, thăng trầm, thọ yểu, tai họa…


2). Cung Phụ Mẫu


Cho biết về cha mẹ của người có số tử vi.


3). Cung Phúc Đức


Là cung quan trọng nhất chi phối tới 11 cung khác. Phúc đức tốt làm gia tăng ảnh hưởng tốt, giảm sự xấu, thịnh hay suy, sống lâu hay chết yểu.


4). Cung Điền Trạch


Cho biết tài sản, sự nghiệp.


5). Cung Quan Lộc


Cho biết về công danh, sự nghiệp


6). Cung Nô Bộc


Cho biết người cộng sự, cấp trên hay cấp dưới, bạn bè.


7). Cung Thiên Di


Cho biết tình trạng ngoại cảnh ảnh hưởng tới người coi lá số.


8). Cung Tật Ách


Cho biết tình trạng sức khỏe, bịnh tật, tai họa.


9). Cung Tài Bạch


Cho biết về tiền tài.


10). Cung Tử Tức


Cho biết về đường con cái, số lượng trai gái, con nuôi.


11). Cung Phu Thê


Cho biết về hôn nhân, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận hay xung khắc, thời gian lập gia đình.


12). Cung Huynh Đệ


Cho biết số lượng và tình trạng của anh chị em trong gia đình. Hòa thuận hay xung khắc.






4.3. Giải lá số tử vi


Việc giải đoán lá số tử vi tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người giải, vì thế cùng một lá số mà được giải khác nhau.






4.4. Nhận xét về tử vi






Khoa tử vi cho rằng số mệnh của con người tùy thuộc ngày, giờ, tháng, năm sinh và giới tính nam nữ. Căn cứ vào 5 yếu tố nầy để biết số mệnh của một người và những người có liên quan với người đó như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn bè, tôi tớ…


Như vậy trên thực tế không đúng. Xin chứng minh như sau. Hai anh chị em ruột, đương nhiên là ngày giờ, tháng năm sinh khác nhau và giới tính cũng khác nhau, như vậy thì cha mẹ của hai anh chị em nầy cũng phải khác nhau hay sao?






Trái lại, hai đứa trẻ, hai con người, sanh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng cùng năm và cùng giới tính thì phải có số mệnh giống nhau và cha mẹ cũng giống như nhau. Thế nhưng một đứa là cháu ngoại của nữ hoàng Elizabeth nước Anh và một đứa là cháu ngoại của ông nông dân Nguyễn Văn Cột hay Nguyễn Văn Kèo nào đó ở Chắc Cà Đao, Cổ Cò, thì số mạng của hai con người đó và của cha mẹ họ làm sao mà giống như nhau cho được?






5* Kinh dịch


5.1. Kinh Dịch giải thích sự hình thành và phát triển của vạn vật






Kinh Dịch là bộ sách của người Trung Hoa cổ xưa chứa đựng một hệ thống triết học dựa trên sự cân bằng và đối kháng để tạo ra thay đổi (Chuyển dịch) để tồn tại và phát triển.


Kinh Dịch giải thích sự hình thành và phát triển của vũ trụ như sau:


Vô Cực sinh ra Thái Cực


Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi


Lưỡng Nghi sinh ra Tứ Tượng


Tứ Tượng sinh ra Bát Quái


Bát Quái sinh ra Vô Lượng.






Vô Cực: là cõi hư vô, giống như Vô Vi của đạo Lão. Thế giới chưa giải thích được Vô cực sanh ra Thái cực bằng cách nào? Tây phương gọi đó là tình trạng của sự kiện “Big Bang”


Thái Cực: Xem như trạng thái cân bằng khi vũ trụ vừa mới hình thành.


Lưỡng Nghi: là Âm, Dương.


Tứ Tượng: bao gồm Thái Dương và Thiếu Dương. Thái Âm và Thiếu Âm.


Thái Dương là mặt trời, Thiếu Dương là những ngôi sao chuyển động (Hành tinh)


Thái Âm là mặt trăng. Thiếu Âm là các ngôi sao đứng yên (Định tinh)






5.2. Bát Quái













Bát Quái bao gồm: Càn (trời), Khảm (nước), Cấn (núi), Chấn (sấm sét), Tốn (gió), Ly (lửa), Khôn (đất), Đoài (đầm, ao hồ)






5.3. Ngũ Hành













Theo triết học cổ Trung Hoa thì vạn vật được phát sinh từ 5 nguyên tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, theo hai nguyên lý căn bản là Tương Sinh và Tương Khắc.






Tương Sinh là: Mộc sinh Hỏa. (Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ). Hỏa sinh Thổ. (Tro tàn tích lại đất vàng thêm). Thổ sinh Kim. (Lòng đất tạo nên kim loại trắng). Kim sinh Thủy. (Kim loại vào lò chảy nước đen). Thủy sinh Mộc. (Nhờ nước cây xanh mới mọc lên).


Tương khắc là: Mộc khắc thổ. (Rễ cây đâm xuyên lớp đất dày). Thổ khắc thủy. (Đất đắp đê cao ngăn lũ nước). Thủy khắc hỏa. (Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay). Hỏa khắc kim. (Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép). Kim khắc mộc. (Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây)


Hai quy luật.


Quy luật Tương Sinh: là sống chung với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa nhau để phát triển dựa trên tương quan, “cái sinh ra nó và cái mà nó sinh ra”.


Quy luật Tương Khắc. Là áp chế lẫn nhau để duy trì sự cân bằng dựa trên quan hệ “cái khắc nó và cái mà nó khắc”






6* Long mạch






Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước của một vị trí đất liên quan đến đời sống họa phúc của con người.


Phong thủy dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành.






Trấn yểm long mạch Sài Gòn xưa. Sài Gòn có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng của phong thủy để trấn yểm long mạch. Đó là hồ Con Rùa và Khám Chí Hòa.


6.1. Hồ Con Rùa





Hình bát giác của Hồ Con Rùa trên cao nhìn xuống





Dinh Độc Lập nằm ở đầu rồng, Hồ Con Rùa ở đuôi rồng


Giai thoại được loan truyền trong dân gian kể rằng, Dinh Độc Lập nằm ngay trên vị trí địa thế được xem như đầu con rồng. Đuôi con rồng nằm ngay trên công trường Chiến Sĩ Trận Vong, bên nhà thờ Đức Bà thuộc quận 1 Sài Gòn.


Quan điểm cho rằng đuôi con rồng có thể vùng vẫy gây xáo trộn mất an ninh của Phủ Đầu Rồng, tức là chính quyền của VNCH. Để con rồng nằm yên, một công trình hình bát giác được xây dựng mang tên hồ Con Rùa.


Hình con rùa bằng kim loại đội bia đá nằm dưới một cây trụ được xem như cây đinh đóng chặt cái đuôi rồng xuống đất. Rùa hết khả năng cựa quậy nên không còn tạo mất an ninh, của chính quyền ở Phủ Đầu Rồng.


Đầu năm 1976, hình con rùa đội tấm bia đá bị phá hủy trong một vụ nổ do những người chống chế độ mới. Mục đích phá con rùa là để nó cựa quậy, vẫy vùng, làm tan tành chế độ Cộng Sản.


Mặc dù không còn con rùa nhưng người Sài Gòn vẫn gọi đó là hồ Con Rùa.


6.2. Lò bát quái: khám Chí Hòa




















Khám Chí Hòa do người Pháp xây dựng năm 1943. Kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo hình bát giác, 8 cạnh đều nhau, ở giữa cũng có một trụ cột cao, vừa làm hồ nước vừa làm trạm gác. Trụ cột được cho là Tru Tiên Kiếm.


Nhiều giai thoại cho rằng khám Chi Hòa được xây theo Bát Quái Trận Đồ của Khổng Minh. Chỉ có một cửa ra vào được gọi là cửa tử.


Bát Quái trận đồ của Khổng Minh vô cùng lợi hại.






Bát Quái trận gồm 4 loại binh chủng: Quân kỵ, quân bộ, quân cung nỏ và quân chiến xa, phối hợp tác chiến, phân chia thành dọc ngang 64 đơn vị chiến đấu, hợp thành một.






Điểm đặc biệt của trận đồ là sự di chuyển, thay đổi phương vị của các binh chủng lúc nào cũng chừa cho đối phương một ngõ ra. Ngõ ra tức là ngõ đi vào ổ phục kích. Cuối cùng cũng thoát ra khỏi trận đồ với tàn binh bại tướng.


Trong lịch sử khám Chí Hòa chỉ có hai tù nhân vượt ngục, đó là tử tù Phước 8 ngón và Điền Khắc Kim.






7* Cúng sao giải hạn






7.1. Nam La Hầu, nữ Kế Đô






Quan niệm xưa cho rằng mỗi người đều có một ngôi sao chiếu mạng. Có tất cả 9 ngôi sao cứ 9 năm thì luân phiên trở lại thành một chu kỳ.


Ngôi sao xấu nhất cho người nam là sao La Hầu (Sao xấu), sao xấu cho người nữ là Kế Đô (Sao xấu).


Theo tuổi âm lịch (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi)


thì những năm tuổi sau đây gọi là sao La Hầu đối với người nam là: 10 tuổi, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82. Người nữ cũng ở vào những tuổi nầy nhưng được gọi là sao Kế Đô.






7.2. Cúng sao giải hạn






Các thầy bói, thầy tướng số coi quẻ, cho biết ở tuổi thuộc hai sao xấu nầy phải cúng sao để giải hạn. Có thể cúng hàng tháng, hoặc năm. La Hầu hay Kế Đô có thể tạo ra những vận hạn xấu như hao tài tốn của, tam tai hoạn nạn…


Cúng sao để xin thần sao phù hộ: làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, công danh phú quý…


Sao Kế Đô của người nữ kỵ tháng ba và tháng 9 âm lịch, có thể gây ra vạ miệng, ăn nói thị phi “thần khẩu hại xác phàm”, họa vô đơn chí, gia đạo bất an…






8* Chọn ngày giờ âm lịch






Theo phong tục cổ truyền, người Việt Nam tin tưởng rằng mọi hoạt động của con người đều thuộc về những niềm tin mà chỉ có các thầy như thầy bói, thầy tướng số, thầy pháp, thầy bùa, hướng dẫn và quyết định.


Phải xem giờ tốt, ngày tốt, tháng tốt để khai trương, cưới hỏi, mua nhà, mua đất, hùn hạp làm ăn, đưa ma, hạ huyệt, xuất hành, nhập học, giao dịch…


Ngày giờ âm lịch


Một ngày đêm âm lịch có 12 giờ. Mỗi giờ 2 tiếng đồng hồ. Bắt đầu từ giờ Tý, từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Tiếp theo, theo thứ tự: Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.






Đêm 5 canh ngày 6 khắc









Tên Canh


Thời Gian



Canh 1


Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất



Canh 2


Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi



Canh 3


Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý



Canh 4


Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu



Canh 5


Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần







“Canh Một dọn cửa, dọn nhà
Canh Hai dệt cửi, canh Ba đi nằm...”


(Nửa đêm giờ Tý canh ba. Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi)






Ngày 6 khắc









Tên Khắc


Thời Gian


Tên Khắc


Thời Gian



Khắc 1


Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng


Khắc 4


Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa



Khắc 2


Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng


Khắc 5


Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều



Khắc 3


Từ 9 giờ 40 đến12 giờ trưa



Khắc 6


Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối








9* Sấm Trạng Trình


9.1. Sấm Trạng Trình


Nguyễn Bỉnh Khiêm được sư phụ Lương Đắc Bằng trao cho quyển kinh Thái Ất ghi lại những nghiên cứu về bói toán.


Trịnh Kiểm dẹp tan nhà Mạc, đưa vua Lê lên làm bù nhìn. Công thần Trịnh Kiểm nắm quyền, con cháu Nguyễn Kim không tuân phục. Nguyễn Hoàng sợ anh rể là Trịnh Kiểm giết nên đến hỏi, thì Trạng Trình cho biết: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài). Nguyễn Hoàng nghe theo, vào Thanh Hóa.


Lúc nhà Mạc sắp mất, cho người đến hỏi, ông khuyên vua Mạc: “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có thể giữ được). Vua Mạc làm theo lời ông, giữ Cao Bằng được 80 năm.


Trạng Trình có người bạn trẻ nổi tiếng là thần đồng Bùi Ngu Dân, thường gọi là Bùi Công. Hai người tâm đắc, thường bàn định về vận nước. Khi hay tin Mạc Đăng Dung muốn cướp ngôi nhà Lê, (Lập Lê Cung Hoàng còn trẻ lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông), cặp tri kỷ nầy cùng nhau diễn tả việc nước. Trạng Trình viết bài thơ 7 chữ 4 câu như sau:


Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh. (Cuối năm rồng đầu năm rắn xảy ra chiến tranh)


Can qua tứ xứ loạn đao binh (Nạn binh đao khắp mọi nơi)


Mã đề dương cước anh hùng tận. (Cuối năm ngựa đầu năm dê anh hùng mất hết)


Thân dậu niên lai kiến thái bình. (Qua năm khỉ, năm gà sẽ thái bình).


Trong lịch sử, quả thật Mạc Đăng Dung đã thực hiện, lập Lê Cung Hoàng lên ngôi, sau đó sai giết Lê Chiêu Tông vào năm Ất Dậu (1525) và đoạt ngôi vào năm Đinh Hợi (1527) lập ra triều Mạc.


Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại trên 100 câu thơ thể hiện tình trạng đất nước rối loạn thời gian đó, được xem là Sấm Trạng Trình.


9.2. Đất nước đại loạn


Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần một thế kỷ (95 tuổi) trong cảnh đất nước đại loạn. Giặc giả nổi lên khắp nơi. Bắt đầu là viên võ tướng Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Hậu Lê. (Hậu Lê do Lê Lợi lập ra. Tiền Lê do Lê Đại Hành lập ra). Mạc Đăng Dung lên ngôi làm vua lập ra nhà Mạc. Sĩ phu chống đối.


Tướng Nguyễn Kim đưa tôn thất nhà Hậu Lê là Lê Duy Ninh lên làm vua hiệu là Lê Trang Tông, chiếm Thanh Hóa chống lại nhà Mạc ở Thăng Long. Đó là thời kỳ Nam-Bắc triều. Nhà Mạc là Bắc Triều ở Thăng Long. Nhà Lê (Lê Trang Tông) là Nam triều ở Thanh Hóa.


Quyền hành Nam triều nằm trong tay Nguyễn Kim. Nhà vua là bù nhìn. Nguyễn Kim bị một hàng tướng đầu độc chết. Con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm quyền chỉ huy quân binh.


Trịnh Kiểm dẹp tan nhà Mạc, đưa vua Lê lên làm bù nhìn. Công thần Trịnh Kiểm nắm quyền, con cháu Nguyễn Kim không tuân phục. Nguyễn Hoàng sợ anh rể là Trịnh Kiểm giết nên đến hỏi, thì Trạng Trình cho biết: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài). Nguyễn Hoàng nghe theo, vào Thanh Hóa.


Đó là thời Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài trên 100 năm, lấy sông Gianh làm ranh giới. Loạn lạc khắp nơi. Ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa. Vua Quang Trung dẹp tan Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu viện. Quang Trung đại phá quân Thanh. Nguyễn Phúc Ánh chống lại nhà Tây Sơn và lập ra Nhà Nguyễn. Vua Gia Long. Thời đại loạn.


9.3. Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm





Nguyễn Bỉnh Khiêm (1492 – 1587) người làng Trung Am, huyện huyện Vĩ Lại, tỉnh Hải Dương. Tên khai sanh là Nguyễn Văn Đạt. Cha tên Nguyễn Văn Định, mẹ Nhữ Thị Thục. Ông là người thông minh, hiếu học, là học trò xuất sắc của nhà Nho Lương Đắc Bằng.


Đỗ Trạng Nguyên và được phong tước Trình Quốc Công nên được gọi là Trạng Trình.


Triều đình nhà Mạc thối nát, quan lai chia bè kết phái, lộng quyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin trị tội 18 lộng thần, trong đó có con rể của ông tên Phạm Dao.
Vua không chấp thuận nên ông cáo quan về quê dạy học lúc 52 tuổi, sau 8 năm làm quan triều Mạc. Ông dựng một cái am gọi là Bạch Vân xưng là Bạch Vân cư sĩ, xây cầu, làm quán tạm trú, để cho dân chúng đi lại thuận tiện.
Về gia đình và hậu duệ. Nguyễn Bỉnh Khiêm có 3 vợ, 12 người con trong đó có 7 trai.


Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1587, để lại hai tập thơ: Bạch Vân Am Thi Tập (Chữ Hán) và Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập (Chữ Nôm).

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ để nói về tình trạng hỗn loạn của thời đại ông sống. Tin chắc rằng ông không có một tí khái niệm nào về thế giới năm châu bốn bể như ngày nay. Làm sao biết được Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Úc? . Cho nên không có ám chỉ gì về đảng Cộng Hòa, Dân Chủ, về Tổng thống Obama hay bà Clinton của Mỹ, hay đảng CSVN, Trung Cộng…. Người ta đem tình trạng đặc biệt nào của hiện tại đối chiếu vào những câu thơ của Trạng Trình, nếu thấy phù hợp thì nói Trạng Trình đã biết trước sự việc nầy từ 500 năm về trước. Nhiều khi thơ của Trạng Trình cũng bị lạm dụng làm công cụ tuyên truyền nữa.


10* Mê tín dị đoan


Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí không phù hợp với lẽ tự nhiên, dẫn đến những kết quả xấu cho bản thân, gia đình. Mê tín dị đoan gồm tin vào những hành vi của ông đồng, bà cốt. Tin vào xin xâm, bói quẻ có liên quan dến ngày lành, tháng dữ, số mạng sang hèn… Tin vào việc coi chỉ tay, xem tướng, tin vào cúng sao giải hạn. Tin vào thầy bùa, thầy ngải, cúng cho tai qua nạn khỏi.





11* Kết Luận





Nghề bói toán thịnh hành ở Việt Nam trong thời gian của 50 năm về trước. Hiện nay, nhận thức con người đã thay đổi. Có tiến bộ hơn.
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên chết bất ngờ cho thấy nghề bói toán không có phần nào đáng tin cậy cả.
Có câu “bói ra ma, quét nhà ra rác”.

Trúc Giang
Minnesota ngày 11-11-2016

BÓI NHẦM !
KHUYẾT DANH
 Luật Sư Trương Tiến Đạt  đã tiên đoán ngày tận thế của nhân loại mấy lần rồi  ( có diễn tả các ngày giờ , các chi tiết và các dữ kiện rất tỉ mỷ và rõ ràng ) !!!!  Nhưng đến bây giờ thì trời đất và nhân loại vẫn chưa tận thế !!!    Tôi gặp cụ tiên tri bói toán Dương Thái Ban tại  Tp  Houston , Texas , USA năm 1980 ... Cụ Dương Thái Ban nổi danh hơn tiên tri Khánh Sơn và các vị tiên tri khác  và tôi đã hỏi cụ Dương Thái Ban rằng : - " Cụ đã quảng cáo rằng cụ biết trước các sự việc , các biến cố , các dữ kiện sẽ đến , sẽ xảy ra cho người ta !!!! Thế thì tại sao cụ không biết trước về ngày giờ và năm tháng mà Miền Nam Việt Nam bị rơi sa vào các bàn tay đẫm máu và tội ác của Cộng Sản Tàu Chệt và Cộng Sản Việt Nam để các đồng bào yêu thích Tự Do  có thể biết trước mà chuẩn bị , sửa soạn  chạy thoát khỏi bọn Cộng Sản độc ác , cướp bóc và giết người ??? !!!!! ... v..v... và ...v..v....  ( còn nhiều chuyện thật  lắm , còn dài lắm , không thể nói và kể cho hết !!!! ) ... Đức Chúa Jesus Christ đã nói rõ ràng với các Thánh Tông Đồ , các môn đệ và tín hữu , đạo hữu rằng :-- "" Chính Thầy cũng không được biết ngày giờ , năm tháng chính xác của tận thế là ngày giờ , năm tháng nào !!!! Chỉ có một mình Đức Chúa Cha biết mà thôi !!!! Đức Mẹ Maria ,  các thiên thần và các Thánh cũng không được biết ... Còn loài người thì không ai , không người nào được biết cả !!!!! """" ...

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ



  Sắp có một tuần trăng mật Mỹ-Trung ?


media 
Trang bìa tạp chí Trung Quốc Global People, ngày 14/11/2016, với ảnh Donald Trump và tựa : Vì sao Trump đã thắngAFP

Chiến thắng ngoạn mục của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tiếp tục được các tạp chí ra tuần này bình luận rộng rãi và dành cho những hồ sơ đặc biệt. Đáng chú ý nhất là bài phân tích về khả năng rất hiện thực của « Một chuyện tình Mỹ-Trung » - trái hẳn với dự đoán của nhiều người – trên tuần báo Anh The Economist đề ngày 19/11/2016.
Theo tuần báo, thoạt nhìn thì thấy quan hệ Mỹ-Trung sẽ rất tệ hại sau khi ông Trump lên cầm quyền : Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã vạch mặt Trung Quốc là thủ phạm chính trong việc cướp công ăn việc làm của người Mỹ, đe dọa khởi động một cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh, hứa là khi lên làm tổng thống, ông sẽ chính thức gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, đánh mức thuế trừng phạt 45% trên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Và như để khẳng định thêm quyết tâm « chống » Trung Quốc, ông Trump còn cam đoan xé bỏ thỏa thuận khí hậu mà tổng thống Mỹ mãn nhiệm Barack Obama đã ký với đối tác Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 09/2016, một điểm sáng hiếm hoi trong quan hệ Mỹ-Trung.
Thêm vào đó, trong mấy ngày qua, tin đồn về những người sẽ được ông Trump cử làm ngoại trưởng, tức là phụ trách giao dịch với Trung Quốc, cũng khiến Bắc Kinh không yên tâm. Hai tên được gợi lên là Rudy Giuliani, cựu thị trưởng New York, lính mới trong quan hệ với về Trung Quốc, và John Bolton, một con diều hâu rất ghét Bắc Kinh.
Bắc Kinh đổi giọng ca ngợi Donald Trump
Thế nhưng, theo The Economist, Trung Quốc lại bắt đầu nhìn thấy khía cạnh tươi sáng trong quan hệ Mỹ-Trung. Ở Bắc Kinh, người ta ngày càng lạc quan cho rằng, nếu thực sự muốn có thêm việc làm và tăng trưởng trong nước, sớm muộn gì ông Trump cũng phải mở cửa thương mại vì lẽ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch không phù hợp với chủ trương « Hãy làm nước Mỹ lớn mạnh trở lại » mà ông từng đưa ra.
Các quan chức Trung Quốc hy vọng rằng những lời đe dọa của ông Trump trong chiến dịch tranh cử chỉ là để câu phiếu. Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn thấy ông Trump có nhiều nét giống họ, tức là không thiết tha lắm với dân chủ mà đặt vấn đề phát triển và tăng trưởng lên trên hết.
Khi loan tin về cuộc điện đàm đầu tiên hồi đầu tuần này giữa ông Tập Cận Bình và ông Donald Trump, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc thường khi rất hung hăng, thì lần này lại không ngớt tán dương tổng thống tân cử Mỹ đã có những lời lẽ « ngoại giao hoàn hảo » khi trả lời đề nghị hợp tác của ông Tập Cận Bình, đã củng cố triển vọng « lạc quan » về quan hệ giữa hai cường quốc trong vòng bốn năm tới.
Đối với Hoàn Cầu Thời Báo, ông Trump là người đã không bị « giới tinh hoa chính trị tại Washington bắt làm con tin », và sẽ là « một nhà lãnh đạo Mỹ biết tạo ra những bước tiến quyết định trong việc tái định hình quan hệ giữa các cường quốc một cách thực tiễn ».
Bắc Kinh hoan hỉ vì Trump đã “dẹp” Obama và sẽ “phá” nước Mỹ
Theo The Economist, thái độ lạc quan trong giới diều hâu Trung Quốc rõ ràng còn xuất phát từ tính toán của họ theo đó chính quyền của ông Trump sẽ hỗn loạn và bất tài, làm cho Mỹ mất uy tín.
Đây là điều rất có lợi cho Trung Quốc, vốn đang đặt cược trên khả năng về lâu dài nước Mỹ ngày càng suy thoái, trong lúc Trung Quốc ngày càng vươn lên. Chính tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã viết chỉ cách nay một tuần về ông Trump là : « Chúng ta nên chờ xem ông ta có thể gây nên những hỗn loạn nào ».
Ngoài ra, cũng theo The Economist, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất vui mừng khi thấy ông Barack Obama rời khỏi chính trường. Họ rất ghét chiến lược « xoay trục » qua châu Á của ông, họ cay đắng với suy nghĩ « không khoan nhượng » của ông, vốn thúc đẩy ông từ chối đề nghị (gọi là nhóm G2) của ông Tập Cận Bình vào năm 2013 muốn hình thành một « loại quan hệ mới giữa hai cường quốc » trên cơ sở hợp tác « hai bên cùng có lợi ». Đối với The Economist, làm sao mà ông Obama có thể chấp nhận nhường vùng Đông Á lại cho Trung Quốc !
Tập Cận Bình sẽ lại dùng chiêu “
Trong bối cảnh kể trên, tuần báo Anh cho là rất dễ tiên đoán những gì sẽ được hai lãnh đạo Mỹ-Trung thảo luận nhân cuộc tiếp xúc đầu tiên sau khi tân tổng thống Mỹ nhậm chức. Trong bài phát biểu mừng chiến thắng của mình, ông Trump từng cam kết xây dựng thêm tại Mỹ nào là đường cao tốc, sân bay, nào là trường học, bệnh viện. Ông Tập Cận Bình sẽ nhấn mạnh rằng ông vừa có tiền, vừa có chuyên môn trong lãnh vực xây dựng, xuất phát từ việc điều hành một đất nước rộng lớn với hơn 18.400km đường xe lửa cao tốc so với con số không tại Mỹ, với đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử cao gần bằng đập Hoover tại Mỹ nhưng dài hơn sáu lần.

Tóm lại, ông Tập Cận Bình sẽ cung cấp tiền và chuyên môn cho những nỗ lực xây dựng của tổng thống Mỹ mới đắc cử, và sẽ nhấn mạnh rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc sẽ tạo ra công ăn việc làm tại Hoa Kỳ. Để đánh đổi lại, ông Trump có thể dễ dàng tỏ một cử chỉ thiện chí là tham gia vào Ngân Hàng Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở Châu Á do Trung Quốc lãnh đạo, điều mà ông Obama từng bác bỏ, và hậu thuẫn nhiều hơn cho chiến lược « Một vành đai, một con đường » của ông Tập Cận Bình. Nhiều cố vấn của ông Trump đã tiết lộ rằng việc đó đã được dự trù.
div style="text-align: justify;"> Tuần trăng mật không ngờ nhưng không thọ
Nhìn chung, theo The Economist, sẽ có một tuần trăng mật giữa hai ông Trump và Tập Cận Bình mà ít ai dự đoán. Nhưng có kéo dài hay không thì lại là một chuyện khác. Đối với ông Tập Cận Bình, ông đang cần có một môi trường bên ngoài yên ổn để rảnh tay thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng trong cơ chế lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc vào năm tới để củng cố quyền lực của mình.
Tuy nhiên, The Economist cho là đừng hy vọng tuần trăng mật Mỹ-Trung sẽ kéo dài. Lý do đầu tiên là rất có thể Trung Quốc đã đánh giá thấp sức mạnh của bản năng con buôn của ông Trump. Ngoài ra Bắc Kinh cũng có thể đổi ý nếu đồng đô la trở nên quá mạnh khiến cho đồng yuan Trung Quốc khó quản lý.
Bên cạnh đó, dù các đồng minh châu Á của Mỹ đang hoảng hốt sau khi ông Trump đắc cử, càng lúc càng có thêm những lời bảo đảm từ phía ông Trump rằng ông vẫn duy trì các liên minh mà Trung Quốc căm ghét, nhưng đã góp phần củng cố thêm sức mạnh của Mỹ ở vùng Đông Á từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc đến nay.
Sau cùng, theo The Economist, làm sao biết được chắc chắn là sẽ không có sự cố nào nghiêm trọng trong quan hệ Mỹ-Trung. Lãnh đạo hai nước chưa hề bị một cuộc khủng hoảng lớn nào thử thách từ sau vụ va chạm trên không vào năm 2001 giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ. Một sự cố tương tự hoàn toàn có thể xẩy ra trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông đầy tàu thuyền và đang có tranh chấp.
Điều đáng ngại là không chỉ có ông Trump là người hoàn toàn chưa được thử thách trong một cuộc khủng hoảng trên quy mô đó, mà ông Tập Cận Bình cũng vậy!
Hiệu ứng Donald Trump tại Pháp ?
Sự kiện ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vẫn tiếp tục lôi cuốn báo giới. Tạp chí Pháp tuần này không thoát khỏi làn sóng, nhất là khi tại Pháp cũng đang diễn ra cuộc tranh cử sơ bộ cho cuộc bầu tổng thống năm sắp tới.
Các tạp chí e ngại tác động dây chuyền từ Mỹ qua Pháp. Bên cạnh ảnh Donald Trump tươi cười trên trang bìa, L’Express đã chạy hàng tựa : « Trump và chúng ta », bên trên là dòng tiểu tựa nhắc đến sự kiện ở Pháp : « Hollande – Macron : hai ứng viên lâm chiến ».
Tạp chí L’Obs, trên phông nền đen, cũng ở trang bìa, chạy hàng tựa đỏ : « Làn sóng dân túy » với hai gương mặt đối diện nhau : Trump ở Mỹ và Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu FN tại Pháp.
Courrier International, đăng môt tranh biếm họa trên trang bìa : bà Marine Le Pen như đang múa trong trang phục của nhân vật Bạch Tuyết với hai chú lùn bên cạnh : Ông Sarkozy nép vào váy phía sau và Juppé khom lưng nhìn lên với một quả táo nhỏ đặt trước mặt. Bên cạnh là dòng tựa lớn : « Pháp, rẽ ngay sang cánh hữu ! » bên trên câu hỏi : « Có chăng một hiệu ứng Trump ? » kèm theo ghi nhận : « Đối với báo giới nước ngoài, những ý tưởng của Marine Le Pen làm ô nhiễm cuộc bầu sơ bộ trong cánh hữu (Pháp) ».
Le Point nêu câu hỏi : « Có thể nào đắc cử mà không cần nói nhăng nói cuội ? », bên dưới có dòng ghi chú : « Sau Brexit và Trump, những gì đang diễn ra trong cuộc bầu cử sơ bộ Pháp » với 3 gương mặt : hai cựu thủ tướng François Fillon, Alain Juppé và cựu tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ngoại giao Mỹ thời Trump : Chống Tàu, thân Nga, bỏ châu Âu ?
Giống như tuần báo Anh The Economist, hồ sơ chính trên tạp chí L’Express cũng dành cho đường lối đối ngoại của Donald Trump với hơn một chục trang cho hồ sơ này. Theo tuần san, một cách sơ lược có thể nói là Donald Trump nhắm vào Trung Quốc, nhưng tương đối hóa sức mạnh của Nga và… quay lưng lại lục địa già Châu Âu. Điểm này đã khiến tạp chí chạy tựa « nỗi buồn của Châu Âu ».
L’Express giải thích rằng các quốc gia Châu Âu rất ghét Donald Trump, và nhìn thấy họ bị thua thiệt lớn trong cuộc bầu cử Mỹ. Và điều này cũng đúng thôi. Người ta không hiểu làm thế nào mà nhà kinh doanh này lại có thể thương lượng được với một vật thể phức tạp như Liên Hiệp Châu Âu.
Tìm hiểu xem có cái gì có thể làm ông Trump quan tâm đến Châu Âu, tác giả bài viết cho là ngoài bà vợ là người Slovenia, thì có rất ít điều gắn bó ông với Châu Âu. Tập đoàn Trump Organisation có những cao ốc Trump Towers ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hai sân golf trên lãnh thổ Châu Âu - ở Ireland và Scotland - nhưng tài sản chủ yếu của ông ở nước ngoài dưới dạng nhà chọc trời là ở Vancouver (Canada), Seoul, Manila, tựa như là ông Trump cũng đã xoay trục sang Châu Á như ông Obama !
Nhưng L’Express, trích dẫn nhà phân tích Knut Hammarskjold, cho là trong mắt Donald Trump, thì « Trung Quốc có tầm quan trọng chủ chốt vì nước này là mối đe dọa tài chính, chiến lược đối với Mỹ, đe dọa cuộc sống sung túc của cử tri cơ sở của ông, trong lúc Châu Âu, chỉ là một yếu tố gây bực mình vì tốn kém đối với Mỹ về mặt quốc phòng. Lãnh đạo Châu Âu lại luôn lên lớp, rất giống thành phần ưu tú tại Mỹ đã ủng hộ Hillary Clinton.»
Riêng về nước Pháp, trong mắt Donald Trump, đây là nước « xã hội chủ nghĩa » bị khủng bố nhắm vào. Cho nên để có uy tín trên chính trường thế giới, Paris phải định lại khung hợp tác với Washington. Theo L’Express, quan hệ Trump-Paris sẽ khó mà nồng ấm. Tạp chí nhắc lại câu nói của đại sứ Pháp tại Mỹ, Gérard Araud, trên twitter của ông, thể hiện thái độ sững sờ sau kết quả bầu cử : « Một thế giới đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Thật là chóng mặt ». Câu này đã được xóa đi vài giờ sau đó. Nhưng sự việc đã rồi. Những ai rõ biết cá tính của Donald Trump cho là ông sẽ không quên và giận rất dai.
Bầu cử Mỹ : Người thắng cuộc là … Putin
Đối với Nga, L’Express đặt mối quan hệ trong bối cảnh Donald Trump đã cam kết giảm đóng góp của Washington cho NATO. Điều này làm cho Nga rất hài lòng. Cho nên tác giả bài phân tích trên tạp chí L’Express đã chấm biếm bằng tiếng Anh : « And the Winner is …Vladimir Putin ! » (tạm dịch là « Và người chiến thắng là... Vladimir Putin »).
Thật vậy theo Axel Gylden, một người thắng khác của cuộc bầu cử tại Mỹ là tổng thống Nga, vốn rất lo ngại viễn cảnh người đắc cử là « ứng viên của chiến tranh », biệt hiệu mà Matxcơva đặt cho Hillary Clinton. Ngược lại, khi « ứng viên của hòa bình » - tức là Trump - thắng cử thì quan hệ Nga-Mỹ có thể « tan băng ».
Quan hệ Mỹ-Nga đã cực kỳ xấu đi từ sau chính sách « reset – tái khởi động » của Obama từ năm 2009. Obama muốn xây dựng lại một quan hệ mới tốt hơn giữa Nhà Trắng và điện Kremlin, nhưng ông đã không thành công, thậm chí tình hình còn xấu hơn, với một loạt biến cố từ việc lật đổ chế độ Kadhafi đến tình hình Ukraina, cuộc chiến Syria...
Trong khi đó, với Donald Trump thì không khí đã thay đổi. Từ nhiều năm qua, nhà tỷ phú Mỹ luôn khen ngợi tổng thống Nga. Ngay từ năm 2007, trên đài CNN, ông đã nói « Hãy nhìn Putin, ông đã xây dựng lại hình ảnh nước Nga và xây dựng lại đất nước ông ». Gần đây hơn, trong cuộc tranh cử, ông Trump không ngớt có những lời lẽ tốt đối với Putin, và từng chỉ trích bà Hillary như trong cuộc mít tinh tại Ohio, tháng 10/2016, khi ông tuyên bố : « Nói không tốt về Putin, tôi không nghĩ đó là hay ».
Ngoài những lời lẽ bênh Nga kể trên, điều làm tổng thống Nga hài lòng là thái độ của Trump đối với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, không muốn nước đầu tầu là Mỹ phải gánh vác thêm nữa.
Những sai lầm khi đánh giá uy tín của Trump trong cử tri Mỹ
Tạp chí Le Point tuần này rà soát lại thành phần cử tri đã dồn phiếu cho Donald Trump, gây ra hệ quả hiện nay. Tờ báo đã nêu lên tình trạng một số đánh giá không sát với thực tế, chẳng hạn như việc cho rằng ông Donald Trump được ủng hộ ở những bang gặp khó khăn, thất nghiệp cao, cụ thể là vùng gọi là Rustbelt - bao quanh khu vực Đại Hồ (phía bắc). Nhưng xem kỹ kết quả thì không hẳn như vậy. Trong số 30 bang mà ông Trump đã thắng, thì có đến 18 bang có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình trên toàn quốc.
Còn nói rằng ông Trump là người được tầng lớp giàu có ủng hộ cũng không đúng. Le Point nhìn thấy là ông đạt đa số nhưng bà Hillary tuy thua nhưng cũng được hậu thuẫn không kém là bao. Nếu những người thu nhập ‘thấp’ - dưới 30.000 đô la - dồn phiếu cho bà Hillary và khoảng cách với ông Trump khá rõ rệt (41% - 53%), thì khoảng cách giữa hai người trong tầng lớp thu nhập cao trên 200.000 đô la thì không là bao : Donald Trump 49% - Clinton 48%.
Tạp chí cũng nhìn thấy là phụ nữ không hề xa lánh ông Trump. Nhìn chung, 42% phụ nữ đã bỏ phiếu cho Trump, trong đó 53% là phụ nữ da trắng. Còn về người da màu, thành phần cử tri da đen bỏ phiếu cho Trump cao hơn 2% so với lần bỏ phiếu cho ứng viên đảng Cộng Hòa Romney năm 2012, tỷ lệ người gốc châu Mỹ La tinh bỏ phiếu cho Trump cũng cao hơn 2 điểm so với Romney trước đây. Điều đúng là ông Donald Trump giành được phiếu ở những bang mà tỷ lệ súng ống trên đầu người rất cao.
Việt Nam : Luật pháp cởi mở hơn với giới đồng tính
Về Việt Nam, tuần báo Courrier International đã quan tâm đến tình trạng người đồng tính trong bài « Các bậc phụ huynh của giới đồng tính sát cánh bên nhau ».
Trích dịch một bài viết trên báo Tuổi Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 12/09/2016, mang tựa đề « Đi cùng con trên đường chông gai », Courrier International ghi nhận là sau nhiều năm dài sống trong đau khổ và phải chịu đựng cảnh con em mình vì đồng tính nên đã bị xã hội ruồng rẫy, nhiều gia đình Việt Nam đã thay đổi thái độ : Không chỉ thông cảm và chấp nhận hoàn cảnh con em mình, mà còn đứng ra hỗ trợ các em thông qua một hiệp hội.
Đó là Hội phụ huynh và bạn bè của người đồng tính, tên tắt tiếng Anh là PFLAG (Parents, Family and Friends of Gays and Lesbians), hiện có 70 thành viên thường trực, hoạt động ở 13 tỉnh thành.
Courrier International đã ghi nhận bước tiến bộ của luật pháp Việt Nam trong việc đối xử với người đồng tính. Luật về gia đình và hôn nhân năm 2014 đã chấp nhận hôn nhân đồng tính, và tháng 11 năm 2015, Quốc Hội Việt Nam đã cho phép người chuyển giới thay đổi hộ tịch, nghĩa là đã công nhận quyền của giới này. Theo Courrier International, sau Thái Lan, Việt Nam là nước Đông Nam Á thứ hai cho phép người chuyển giới thay đổi giới tính trong hộ tịch. Vấn đề là giữa luật pháp và thực tế xã hội vẫn còn một cái hố ngăn cách.
Nhìn về nơi khác ở Châu Á, Courrier International chú ý đến Hàn Quốc và Ấn Độ đang bị khủng hoảng. Hàn Quốc thì bị vướng vào vụ xì căn đan « quân sư-thầy pháp » của nữ tổng thống, trong lúc Ấn Độ thì điêu đứng với quyết định thu hồi giấy bạc mệnh giá lớn.
Trump thắng cử: Liệu Trung Quốc kéo được ASEAN ra khỏi quỹ đạo Mỹ?
media 
Thủ tướng Malaysia Najib Razak gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh tại Bắc Kinh, ngày 03/11/2016.REUTERS/Jason Lee
Tương lai kế hoạch hình thành một nền hòa bình liên Mỹ (Pax Americana) có thể được quyết định tại chính châu Á, nơi được coi là trung tâm kinh tế của thế kỷ XXI. Trên đây là nhận định của nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế Oliver Stuenkel, thuộc Quỹ Fundação Getúlio Varga (Brazil), được đăng trên website The Conversation (15/11/2016).
Việc tiếp tục duy trì trật tự hòa bình này còn phụ thuộc đáng kể vào khả năng của Washington chứng tỏ họ là một tác nhân quan trọng trong vùng, bất chấp sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và hơn hết, Hoa Kỳ vẫn là lực lượng đảm bảo an ninh cho nhiều quốc gia láng giềng của Trung Quốc, như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nếu có thể buộc các nước láng giềng chấp nhận vai trò thủ lĩnh trong vùng (kể cả chấp nhận những yêu sách chủ quyền tại Biển Đông), thì Bắc Kinh có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ tại một khu vực có hơn một nửa dân số toàn cầu sinh sống.
Mong muốn này của Bắc Kinh không có gì là đáng ngạc nhiên. Không một quốc gia nào mang tham vọng trở thành đại cường lại có được vị thế và sự tôn trọng bằng cách nhường trách nhiệm đảm bảo an ninh đối với các nước sân sau của mình cho một nước nằm ngoài khu vực.
Sáng kiến của Trung Quốc và đòn trả đũa của Mỹ
ADđáng kể ảnh hưởng của Mỹ tại một khu vực có hơn một nửa dân số toàn cầu sinh sống.
Mong muốn này của Bắc Kinh không có gì là đáng ngạc nhiên. Không một quốc gia nào mang tham vọng trở thành đại cường lại có được vị thế và sự tôn trọng bằng cách nhường trách nhiệm đảm bảo an ninh đối với các nước sân sau của mình cho một nước nằm ngoài khu vực.
Sáng kiến của Trung Quốc và đòn trả đũa của Mỹ
Để nhận được sự ủng hộ trong vùng, Trung Quốc đã tung hàng loạt sáng kiến mang tính biểu tượng cao để lôi kéo các nước láng giềng vào việc thành lập các định chế, như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (AIIB), Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, CICA) và xây dựng các hành lang kinh tế đi qua Pakistan và Miến Điện dẫn đến Ấn Độ Dương (CPEC).
Để nhận được sự ủng hộ trong vùng, Trung Quốc đã tung hàng loạt sáng kiến mang tính biểu tượng cao để lôi kéo các nước láng giềng vào việc thành lập các định chế, như Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á (AIIB), Hội nghị thượng đỉnh về Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (Conference on Interaction and Confidence Building Measures in Asia, CICA) và xây dựng các hành lang kinh tế đi qua Pakistan và Miến Điện dẫn đến Ấn Độ Dương (CPEC).
Các nỗ lực của Bắc Kinh bị chế giễu là “ngoại giao ngân phiếu” và Trung Quốc bị chỉ trích dùng tiền mua bạn bè. Nhưng nếu thành công, mọi cố gắng của quốc gia Đông Á này sẽ giúp hình hành một châu Á mà Trung Quốc là trung tâm (Sinocentric Asia) ngày càng lớn mạnh.
Dự án tham vọng nhất của Trung Quốc là “Con đường Tơ lụa mới”, còn được gọi là “Một Vành Đai Một Con Đường”. Hành lang kinh tế này sẽ chạy xuyên lục địa Á-Âu, không chỉ kết nối Trung Quốc với Trung Đông và châu Âu, mà còn liên kết nước này vào khu vực.
Trung Quốc đầu tư vào sáng kiến “Một Vành Đai Một Con Đường” từ 800 tỉ đến 1.000 tỉ đô la với gần 900 dự án tại hơn 60 nước đối tác. Dự án của Bắc Kinh đồ sộ đến mức nhiều nhà bình luận so sánh với Kế hoạch Marshall của Hoa Kỳ vào năm 1948 để giúp châu Âu tái kiến thiết sau Thế Chiến II.
Phản ứng của Hoa Kỳ về các sáng kiến của Trung Quốc được thể hiện trên hai mặt. Thứ nhất, Washington tìm cách cản trở ngân hàng AIIB bằng cách gây áp lực để các nước khác không gia nhập. Thế nhưng, nỗ lực này bị thất bại thảm hại khi Anh Quốc, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, lại là nước đầu tiên phá rào. Hiện nay AIIB có 50 thành viên, trong đó có rất nhiều đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới.
Tiếp theo, Hoa Kỳ xúc tiến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước tham gia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Brunei, Úc, New Zealand, Canada, Mêhicô, Chilê và Pêru. Nếu được nghị viện tất cả các thành viên thông qua, đây sẽ là bằng chứng thực tế đầu tiên trong chiến lược “xoay trục sang châu Á” của tổng thống Barack Obama, vốn cho đến nay làm được thì ít mà nói thì nhiều.
Bị gạt ra khỏi TPP, Trung Quốc trả đũa bằng cách xúc tiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (the Regional Comprehensive Economic Partnership, RCEP) và loại trừ Hoa Kỳ. Hiệp định này cũng được đánh giá là giúp Bắc Kinh và Tokyo xích gần nhau hơn. Hiệp định RCEP gồm một loạt quy định liên quan đến đầu tư, kinh tế, hợp tác kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và quản lý chính phủ.
Những đồng minh đặc biệt của Mỹ
Sự tranh giành ảnh hưởng tại châu Á giữa Mỹ và Trung Quốc giải thích tại sao hồi chuông báo động đã ngân lên tại Washington khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố “chia tay” với Mỹ. Thật vậy, từ khi đắc cử tổng thống Philippines, rất nhiều phát biểu của cựu thị trưởng Davao đã lật lại vấn đề quan hệ đối tác có từ nhiều thập kỷ với Washington.
Một tháng sau, thủ tướng Malaysia Najib Razak đã làm một việc gần như vậy : xích lại gần với Bắc Kinh khi ông thông báo mua các tầu tuần duyên của Trung Quốc. Đây là hợp đồng quốc phòng lớn đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh, đồng thời là một tín hiệu đáng chú ý, do Hoa Kỳ cũng kỳ vọng đạt được một thỏa thuận tương tự với Malaysia.
Tất cả những động thái trên rất đáng ngạc nhiên vì cả Philippines và Malaysia đều có tuyên bố chủ quyền với các quần đảo và bãi đá đang có tranh chấp tại Biển Đông. Washington từng hy vọng sử dụng mối quan hệ căng thẳng tại đây để xây dựng một liên minh trong vùng chống lại Bắc Kinh và gây sức ép quốc tế với Trung Quốc.
Philippines là nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông duy nhất có hiệp ước đồng minh với Mỹ. Năm 2014, cả hai đối tác đã ký Hiệp định Nâng cao Hợp tác Quốc phòng (The Enhanced Defence Cooperation Agreement, EDCA), cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận với năm căn cứ quân sự của Philippines.
Thế nhưng có nhiều lý do giải thích vì sao Philippines và Malaysia lại “rũ áo ra đi”. Lãnh đạo hai nước này có những lý do đặc biệt để ngả về phía Bắc Kinh và lãnh đạo các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực không thể viện dẫn những lý do tương tự.
“Cuộc chiến chống ma tuý” gây nhiều tranh cãi của tổng thống Duterte vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, buộc Hoa Kỳ phải lên tiếng chỉ trích. Còn tại Malaysia, thủ tướng Najib đang bị áp lực sau khi Mỹ điều tra gian lận của quỹ đầu tư nhà nước 1MDB.
Tương lai trong vùng sẽ ra sao ?
Điều quan trọng không nên quên là các phát biểu hùng hồn thân Trung Quốc thông thường không đi đôi với hành động. Hiện Malaysia đang tập trận chung với Bắc Kinh, nhưng mối quan hệ giữa Kuala Lumpur và Washington vẫn mạnh hơn. Ngoài trường hợp của Bắc Triều Tiên, hai láng giềng của Trung Quốc là Lào và Cam Bốt vẫn gắn bó với Washington hơn là với Bắc Kinh. Hơn nữa, người dân ở châu Á vẫn ưa thích Hoa Kỳ hơn Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua số người châu Á mong muốn sáng Mỹ hơn là đến Trung Hoa.
Tuy nhiên, kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm duy trì mạnh mẽ ảnh hưởng chính trị ở châu Á và xây dựng các quan hệ liên minh để kiềm chế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể. Trước hết, một số đồng minh của Mỹ không tin tưởng nhau, như trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Và điều này có thể dẫn đến nhiều rắc rối trong hoạt động tập thể, như từng được nêu trong lý thuyết “kẻ hưởng thụ miễn phí” (free-riding) trong quan hệ quốc tế, có nghĩa là những người thụ hưởng từ thành quả chung mà không chịu đóng góp.
Ngoài ra, nhiều nước trong khu vực ngày càng phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Thực tế này cũng làm giảm tinh thần chống đối Bắc Kinh. Cho dù nhìn chung, trên nguyên tắc, các nước này dường như chống lại Trung Quốc hơn là ủng hộ, do gần gũi về mặt vị trí địa lý và tham vọng bá quyền trong vùng của Bắc Kinh. Rất ít khả năng tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ủng hộ TPP, trong khi đó Trung Quốc luôn đưa ra những “sáng kiến” để kéo các nền kinh tế trong vùng vào quỹ đạo của mình. Như vậy, rõ ràng thời cơ đang nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh.
Các nước trong vùng có thể chọn một chiến lược tay đôi : vừa duy trì mối quan hệ với Mỹ như một đồng minh bảo đảm an ninh, vừa hưởng lợi từ tiến trình hội nhập kinh tế rộng rãi hơn với Trung Quốc. Theo nhận định của nhà nghiên cứu, một vài nước trong số này, như Việt Nam và Philippines, có thể là những bên được hưởng lợi nhiều nhất từ mối quan hệ năng động này, với điều kiện họ phải sử dụng ngay các lá bài đang có. Ví dụ, tổng thống Duterte có thể chỉ tìm cách đạt thêm được sự đảm bảo chắc chắn hơn về an ninh từ phía Mỹ, đồng thời vẫn nhận được thêm hỗ trợ từ Trung Quốc.
Tác giả bài viết kết luận trong khi Hoa Kỳ đang phải tập trung vào mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Tây phương và Nga, cũng như tình hình bất ổn vẫn dai dẳng ở Trung Đông, thì tương lai trật tự thế giới lại được quyết định ở các khu vực xung quanh Trung Quốc
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20161118-trump-thang-cu-lieu-trung-quoc-se-keo-duoc-asean-ra-khoi-quy-dao-my






APEC : Trung Quốc « rình chờ » Mỹ thoái lui tại châu Á – Thái Bình Dương


media 
Ảnh minh họa: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và tổng thống Mỹ Barack Obama tại thượng đỉnh G20 Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 04/09/2016AFP
Đây là tựa bài nhận định trên Le Figaro số ra ngày 18/11/2016. Tại thượng đỉnh châu Á – Thái Bình Dương APEC đang diễn ra tại Lima, thủ đô Peru, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tận dụng cơ hội ông Trump bỏ rơi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, vốn dĩ gạt Bắc Kinh ra khỏi cuộc chơi. Cuối tuần này, Lima là nơi diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực mang tính biểu tượng, có tầm cỡ của thế kỷ XXI giữa đôi bờ Thái Bình Dương. Đương nhiên, tại thượng đỉnh APEC lần này (quy tụ 21 quốc gia thành viên, trong đó có Nga, Mỹ và Trung Quốc), chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chào từ biệt lần cuối ông Barack Obama, sau thắng lợi bất ngờ của ông Donald Trump.
Nhật báo ví cuộc gặp này như một biểu tượng ngắn gọn cho mối tương quan lực lượng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đang tranh giành ưu thế tại châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khi ông Trump đắc cử, cán cân ưu thế nghiêng về phía đại cường Trung Quốc hồi sinh, nhắm vào thương mại để củng cố vai trò bá quyền khu vực.
Do đó, tại Peru, Tập Cận Bình có thể sẽ tận hưởng niềm vui chiến thắng đầu tiên. Tổng thống Obama sẽ phải thông báo chính thức với các thành viên APEC việc khai tử Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nạn nhân đầu tiên dưới thời tổng thống Trump.
Việt Nam lẻ loi
Thỏa thuận thương mại này, được chính quyền theo đảng Dân Chủ thương lượng với 11 quốc gia trong khu vực – không có Trung Quốc – chính là vũ khí kinh tế trong chính sách « xoay trục » sang châu Á của ông Obama, với mục đích kềm chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực chiến lược này. Được đúc kết sau các cuộc đàm phán quyết liệt, nhất là với Nhật Bản, Việt Nam hay Singapore, hiệp ước này giờ trở thành « tờ giấy lộn », khi Quốc Hội Mỹ quyết định từ bỏ việc phê chuẩn, sau thắng lợi của ứng viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa.
Le Figaro trích phân tích của ông Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Phát Triển Quốc Tế, một tổ chức tư vấn tại Hà Nội, Việt Nam, cho rằng : « TPP từng là vũ khí tốt nhất của Obama để tái cân bằng tương quan lực lượng tại châu Á. Đó từng là phao cứu hộ để đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc. Nhờ vào TPP, Việt Nam đã trở thành đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ ». Với Donald Trump, kể từ giờ, Hà Nội lại lần nữa trở nên lẻ loi trước gã hàng xóm khổng lồ, mà tầm ảnh hưởng thương mại và tài chính ngày càng lớn trông thấy ở Việt Nam.
Úc chuyển hướng
Nỗi khiếp hãi về sự trống vắng và sự co cụm của Hoa Kỳ tạo cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng để dúi các quân cờ của mình. Tại Lima, chủ tịch Tập sẽ cố gắng thúc đẩy dự án của chính ông về khu vực tự do mậu dịch châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) bao gồm 21 thành viên của APEC, theo lời thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (Li Baodong). Ngay cả các đồng minh trung thành của Hoa Kỳ như Úc đang xem xét lại kế hoạch của họ và hiện đang đặt cược vào việc xích lại gần với Trung Quốc.\

Theo quan điểm của Canberra, thất bại của TPP cũng « có thể bù đắp » bằng RCEP (Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực), một dự án thỏa thuận về tự do mậu dịch giữa ASEAN, Úc hay với Trung Quốc, mà không có Hoa Kỳ. Giờ phải chờ xem liệu các thỏa thuận đó có đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp thuộc các nước phát triển hay không nhất là trên phương diện gỡ bỏ các rào cản đối với đầu tư trong ngành dịch vụ.

Bắc Kinh hiện vẫn tỏ ra dè chừng, lo ngại trước những lời đả kích mang tư tưởng bảo hộ của ông Trump, đe dọa áp thuế hải quan đến 45% lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Sau cuộc trao đổi điện đàm giữa Tập Cận Bình và chủ nhân tương lai của Nhà Trắng, báo chí chính thức tại Trung Quốc cho thấy tình hình có vẻ dịu xuống và bất ngờ đưa ra những lời ca tụng nhà tỷ phú New York.
Nhưng sự nghi kỵ vẫn tồn tại và các lãnh đạo Trung Quốc lưu ý tổng thống Mỹ tương lai không nên có ý định tiến hành một cuộc chiến thương mại, qua việc nhấn mạnh đến « sự lệ thuộc lẫn nhau » giữa các cường quốc.
Ông Thái Sùng Tín (Joe Tsai), phó chủ tịch tập đoàn Alibaba, chuyên buôn bán qua mạng cảnh báo : « Trung Quốc là một nguồn vốn và là một đầu ra quan trọng cho xuất khẩu Hoa Kỳ. Mỗi năm, Trung Quốc giúp cho thu nhập của Mỹ tăng 700 tỷ đô la. Nếu như ông là tổng thống, ông muốn tạo công ăn việc làm mà lại không hiểu điều đó, thì ông sẽ gặp nhiều vấn đề ».
Nếu như những cảnh báo này vẫn chưa đủ, thì Bắc Kinh còn sở hữu cả một kho « vũ khí trả đũa thương mại », sẵn sàng được sử dụng, Le Figaro kết luận.
 

NGUYỄN VŨ BÌNH * HẬU CỘNG SẢN


Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 1: Tại sao nói chế độ sẽ sụp đổ trong tương lai gần?)

     Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.
     Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.
     - Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.
     - Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên, ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo tuổi trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 - 35 triệu người (tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).
     - Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.
     Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?
     + Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý, áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%...
     + Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị. Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng Việt Nam.
     + Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.
     + Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20 năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện nay.
     Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết, các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý, người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.
     Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu./.
Hà Nội, ngày 17/11/2016
N.V.B

 

Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 3: Những việc cần làm khi chế độ sụp đổ)


     Trong số các kịch bản thay đổi - sụp đổ chỉ có duy nhất kịch bản sụp đổ và sụp đổ toàn diện là khó hình dung, cũng như khó xử lý nhất. Các kịch bản còn lại, đều ít nhiều có chủ thể tiếp quản và có sự chủ động trong việc giữ ổn định xã hội và xây dựng thể chế mới. Việc chủ thể nào còn nắm giữ sự chủ động và tiếp quản chế độ cũ chúng ta không biết được nên rất khó hình dung và xác định đúng hướng. Chính vì vậy, bài viết này chỉ đề cập tới trường hợp sụp đổ và sụp đổ toàn diện của chế độ, trong bối cảnh không hề có lực lượng chính trị thay thế, do đó sẽ xuất hiện khoảng trống quyền lực và chắc chắn, ít nhiều có sự hỗn loạn xã hội.
     Chúng ta có thể hình dung ra, một số nét cơ bản của tình hình, khi chế độ sụp đổ toàn diện, không có lực lượng chính trị nào thay thế ngay được. Trước hết, sẽ có một vài tổ chức của phong trào dân chủ, và nhân sĩ trí thức kết hợp với đại diện của Liên Hợp Quốc và các đại sứ quán của các cường quốc. Liên Hợp Quốc, mà nhiều khả năng Mỹ sẽ giữ vài trò chủ đạo sẽ tập hợp các tổ chức lớn của người Việt trong và ngoài nước để thành lập Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời, có thể có cả đại diện của quân đội tham gia. Sau đó sẽ công bố Chính phủ Lâm thời, chương trình hành động, thời gian xây dựng và công bố hiến pháp mới, ấn định lịch trình tổng tuyển cử...đó là những việc thường xảy ra ở các quốc gia có sự thay đổi hay sụp đổ hoàn toàn chế độ. Như vậy, gần như chắc chắn, các đại diện của các đảng phái trong và ngoài nước, tổ chức hội nhóm xã hội dân sự trong nước sẽ tham gia vào Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Vậy thì, phong trào dân chủ, hay những người thuộc thuộc các tổ chức đảng phái đấu tranh cho dân chủ chúng ta cần phải làm những gì? Có hai nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần thực hiện khi đó: ổn định tình hình và chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ.
     1/ Ổn định tình hình
     Khi một chế độ sụp đổ, nhất là chế độ cộng sản với biết bao nhiêu cơ quan, chủ thể trong hệ thống, đồng thời phần lớn người dân bị bất ngờ sẽ xảy ra một tình trạng hoảng loạn vô cùng rộng lớn. Sự dồn nén, căm phẫn của người dân, sự lo sợ hoảng loạn của các quan chức cộng sản... sẽ tạo ra một bức tranh cực kỳ hỗn loạn và lộn xộn. Đây là hậu quả trực tiếp của việc ngăn chặn, không cho ra đời bằng mọi giá một lực lượng đối lập có tổ chức của nhà cầm quyền Việt Nam. Như vậy, tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ chắc chắn xảy ra cho tới khi các tổ chức, hội nhóm bàn bạc và lập ra được một Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời. Quãng thời gian này, chúng ta không thể biết được có thể xảy ra những điều gì, và hầu như chưa ai có thể can thiệp được, trừ sự can thiệp của đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nếu tình trạng hỗn loạn dẫn tới bạo loạn. Như vậy, khi xuất hiện Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời thì nhiệm vụ quan trọng nhất là vấn đề ổn định tình hình.
     Muốn ổn định tình hình, chúng ta cần phải xác định được thành phần và nguyên nhân gây ra sự hỗn loạn, và giải quyết theo các nguyên nhân đó. Có hai nhóm người chính, có thể là chủ thể dẫn tới sự hỗn loạn, đó là người dân với sự dồn nén, bức xúc và căm thù chế độ khi chế độ sụp đổ sẽ có hành động trả thù. Việc trả thù sẽ kéo dài và lan rộng nếu như họ nghĩ rằng không có luật pháp và không ai ngăn cản và chế tài được họ. Như vậy ở đây, cần có những luật lệ khẩn cấp, cần có những lực lượng ngăn cản sự trả thù một cách tự phát của người dân. Ngoài ra, sẽ có các cá nhân lợi dụng tình hình để cướp phá, hôi của cũng cần được ngăn chặn. Một thành phần khác, đó là những cựu quan chức, công nhân việc chức của chế độ cũ, nhất là công an và an ninh lo sợ sự trả thù, lo sợ cho tương lai có thể tập hợp nhau lại để đi theo hướng chống lại chính quyền mới để (họ nghĩ) có thể tự bảo vệ mình. Việc này đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết, cần có một chương trình, chính sách minh bạch, rõ ràng, công bằng và nhân bản đối với đối với những người thuộc chế độ cũ.
     Tóm lại, để ổn định tình hình, Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần thực hiện những công việc thiết yếu sau.
     - Công khai mục đích, mục tiêu, thời hạn của Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời.
     - Công khai tiến trình, thời gian biểu, các bước chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ.
     - Công bố chính sách đối với những người, những vụ việc liên quan tới chế độ cũ.
     - Công bố, thông báo và có lực lượng hỗ trợ ngăn chặn các hành vi quá khích có tính chất trả thù cá nhân hoặc gây bạo loạn.
     Về cơ bản, với những gương mặt có uy tín, một chương trình hành động rõ ràng, minh bạch, có thời hạn đồng thời có phương án giải quyết các vấn đề nổi cộm được thông tin tới toàn thể người dân, sẽ là cơ sở để ổn định tình hình trong lúc nước sôi lửa bỏng.
     2/ Chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ
     Chúng ta biết rằng, theo thông lệ của các nước gần đây có sự thay đổi chế độ, họ thường xây dựng thể chế dân chủ theo cùng một cách. Đó là thuê các chuyên gia, có thể kết hợp với các học giả trong nước viết hiến pháp, đồng thời ấn định thời gian tổng tuyển cử khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, tất cả thể chế dân chủ đều được bắt tay xây dựng khi đã có các cơ quan lập pháp và hành pháp là quốc hội và chính phủ. Cách thức này, quá trình này, chúng ta chỉ có thể gọi, đó là chuẩn bị cho tổng tuyển cử chứ hoàn toàn không phải là quá trình chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ. Điều này (cách thức xây dựng chính quyền kiểu này) cùng với việc bỏ qua việc xác định, lựa chọn định chế dân chủ cốt lõi của thể chế dân chủ là nguyên nhân chính dẫn tới việc tất cả các quốc gia xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới chỉ có dân chủ trong tuyển cử, mà không hề có dân chủ tự do cho người dân.
     Khi chúng ta đặt vấn đề, chuẩn bị cho việc xây dựng thể chế dân chủ thì điều đó hoàn toàn khác với việc chuẩn bị cho ra đời bản hiến pháp và việc tổng tuyển cử để tạo ra quốc hội và chính phủ. Toàn bộ quá trình xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới đều bỏ qua một vấn đề quan trọng nhất, đó là thông tin đến từng người dân, về các quyền con người, về tự do, dân chủ về tình hình đất nước... dẫn tới tình trạng người dân không có đủ thông tin và kiến thức để tham gia vào quá trình xây dựng thể chế dân chủ và vận hành, thực thi, thực hiện các quyền con người của mình. Chính vì vậy, việc chuẩn bị để xây dựng thể chế dân chủ cần tuyệt đối tập trung vào nhiệm vụ này. Ngoài những việc cần làm, dựa vào kinh nghiệm của thế giới, chúng ta cần thực hiện ba bước tối quan trọng, để xây dựng thành công thể chế dân chủ trong tương lai.
     Một là, thời gian để các chính đảng, đảng phái đăng ký và quảng bá tới mọi miền đất nước, mọi thành phần trong xã hội ít nhất là từ 2-3 năm. Điều đó có nghĩa là Ủy ban khẩn cấp hoặc Chính phủ lâm thời cần tồn tại, duy trì từ 2-3 năm, sau đó mới thực hiện tổng tuyển cử. Đây là điều kiện bắt buộc để người dân có thông tin và nhận thức về tình hình đất nước, về các quyền con người, và về các chính đảng.
     Hai là, cần xây dựng ngay lập tức một trung tâm thông tin - hỗ trợ pháp lý của quốc gia, có văn phòng ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, có thể thông tin xuống tới tận thôn, bản, làng của người dân. Trung tâm này có chức năng thông tin toàn bộ các vấn đề về tình hình đất nước, trang bị các kiến thức về quyền con người, về tự do dân chủ cho toàn thể người dân trong cả nước. Đây là điều kiện tiên quyết, bắt buộc nếu Việt Nam muốn xây dựng được thể chế dân chủ thành công, tránh lối mòn của các quốc gia khác trên thể giới. Chúng ta tuyệt đối không được bỏ qua bước đi nền tảng này.
     Ba là, đặt việc xây dựng thể chế dân chủ ở đơn vị cơ sở làm trung tâm, tất cả việc xây dựng thể chế dân chủ ở các đơn vị khác  xoay quanh và hỗ trợ, phục vụ cho đơn vị này. Lý do là, đơn vị dân chủ cơ sở chính là nơi thể hiện và thực hành quan trọng nhất tự do của con người.
     Với ba vấn đề tối quan trọng trên, cùng với việc xác định được định chế dân chủ cốt lõi, để xây dựng và vận hành, chúng ta tin rằng, thể chế dân chủ của Việt Nam sẽ vượt thoát được lối mòn mà bao năm qua, hàng trăm quốc gia xây dựng thể chế dân chủ đã và đang mắc phải./.
Hà Nội, ngày 19/11/2016
N.V.B

TTP ĐÃ CHẾT

TPP bị Quốc hội Hoa Kỳ khai tử

CTV Danlambao - Các nhà lãnh đạo đảng Cộng Hòa của Quốc hội Hoa Kỳ cho biết sẽ không xem xét Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong phiên họp thảo luận của Quốc hội và từ đó TPP trên nguyên tắc xem như đã bị khai tử vào hôm thứ Sáu ngày 11 tháng 11, 2016 vừa qua.
Cả những người lãnh đạo của đảng Cộng Hòa lẫn Dân chủ đã thông báo với Tòa Bạch Ốc rằng Quốc Hội sẽ không khai triển vấn đề TPP sau kỳ bầu cử Tổng thống.
Trước quyết định này của Quốc Hội, phía chính quyền Obama đã giơ cờ trắng, đầu hàng và cho biết sẽ không còn cách nào để thúc đẩy hiệp định đối tác thương mại giữa Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác trong vòng đai Thái Bình Dương.
TTP được xem là một trong những thành quả để đời của Obama và được đảng Cộng Hòa ủng hộ thúc đẩy trong hơn một năm qua đã bị trở thành trọng điểm tấn công trong kỳ vận động tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua. Trước làn sóng phản đối toàn cầu hóa và những hiệp ước thương mại tự do của nhiều người dân Mỹ, cả 2 ứng viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton đều tuyên bố chống lại TPP.
Với sự "khai tử" TPP những cam kết ràng buộc của nhà nước CSVN với Hoa Kỳ về Nhân quyền, tự do Nghiệp đoàn, Tài chính, Môi trường... xem như cũng bị khai tử. Chính quyền Trump sẽ tiếp tục phát huy quan hệ với Việt Nam nhưng sẽ là quan hệ song phương thay vì đa phương qua một hiệp ước thương mại nhiều quốc gia.
13.11.2016

TỔNG THỐNG DONALTD TRUMP

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ: Donald Trump

CTV Danlambao - Sau một cuộc tranh cử gay cấn, xấu xí với nhiều tấn công cá nhân giữa 2 ứng cử viên tổng thống được cho là tệ nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, người dân Mỹ đã quyết định ứng cử viên tệ nhất là bà Hillary Clinton, và ông Donald Trump đã được bầu vào chức vụ Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đây là một kết quả có thể nói là bất ngờ, là một kinh ngạc lớn nhất trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ. Trước ngày bầu cử, hầu như các thăm dò ý kiến của các tổ chức tư nhân lẫn công cộng, ngay cả của đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều dự đoán phần thắng nghiêng về phía bà Clinton.
Lần bầu cử này cũng được xem là một cuộc cách mạng của thành phần lao động da trắng đã làm thay đổi cục diện "địa lý chính trị" của xã hội Hoa Kỳ. Một số tiểu bang được xem là "bức tường xanh" (blue wall) - tức là nằm trong tay đảng Dân Chủ qua 6 lần bầu cử tổng thống vừa qua đã bị người lao động da trắng bỏ phiếu cho Donald Trump. Đó là các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsyvania và 3 tiểu bang này đã làm nên sự khác biệt của kết quả bầu cử.
Như thường lệ, Clinton của đảng Dân chủ đã thắng phiếu tại các vùng đô thị, nhưng lần này Trump của đảng Cộng Hoà đã được người dân Mỹ da trắng lao động dồn phiếu và vượt xa Clinton tại các vùng nông thôn. Số lượng người Mỹ da đen bầu cho Clinton, được mong đợi là lực lượng lớn, giảm so với kỳ bầu cho Obama.
Vào thời điểm của bài viết này, ông Trump đã đạt được 278 số phiếu đại cử tri, vượt qua 270 phiếu để vào Toà Bạch Ốc. Bà Hillary chỉ được 218 phiếu đại cử tri. Tổng số người dân bầu cho Trump là 59.058.307 phiếu chiếm 47.6% tổng số phiếu bầu. 47.6% với 59.204.408 bầu cho Clinton. Tức là Clinton được hơn 146 ngàn phiếu bầu nhưng lại thua ở lá phiếu đại cử tri.


Donald Trump đã tiến hành một cuộc tranh cử theo chiều hướng chống lại nền chính trị truyền thống và đã đạt được thắng lợi. Đây cũng là chiều hướng chung đang xảy ra tại nhiều quốc gia, trong đó người dân bằng lá phiếu của mình đã chống lại hệ thống chính trị lâu đời mà họ cho là không còn đáp ứng nguyện vọng của họ mà chỉ phục vụ cho quyền lợi đảng phái và các chính trị gia. Gần đây nhất là "Brexit" trong đó đa số lao động Anh Quốc đã bỏ phiếu rút Anh ra khỏi Cộng đồng chung Âu Châu.
Chủ trương hứa hẹn của Donald Trump chống lại những hiệp ước thương mại quốc tế mà ông cho là bất lợi cho Hoa Kỳ, ngăn chận tình trạng di dân, nhập cư bất hợp pháp để lấy lại công ăn việc làm cho người Mỹ đã là động lực cho thành phần lao động da trắng, nhất là những người không tốt nghiệp đại học đã đi bầu rất đông để dồn phiếu cho Donald Trump.
Sự thắng cử của Donald Trump đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng khoán thế giới. Ngay trước khi có kết quả chính thức sau cùng, với những báo cáo sơ khởi về số phiếu bầu nghiên phần thắng lợi về phía ông Trump, thị trường Á Châu đã bị giảm 2%, Dow Jones của Hoa Kỳ bị mất đến 800 điểm.

Trong diễn văn tuyên bố chiến thắng tân tổng thống của Hoa Kỳ đã hứa hẹn sẽ là "tổng thống cho tất cả người dân Mỹ" và sẽ mở rộng vòng tay đến những người không ủng hộ ông để đoàn kết đất nước.
Bên cạnh đoạt được chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống, đảng Cộng hòa cũng đã giành được đa số ghế và kiểm soát được Thượng viện lẫn Hạ Viện.
Bầu cử Hoa Kỳ 2016: đảng Cộng Hòa thắng lớn và thắng toàn diện.

TRUMP VÀ VIỆT NAM

Trump sẽ chẳng giữ biển Đông không công cho Việt Nam.

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Từ sau ngày 08/11/2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump hình như chưa có một phát ngôn nào, dù chỉ là dính líu tới biển Đông. Điều này nói rằng, dù có cố tình an ủi, hoặc có cố tình tìm mọi lý do để tự an ủi, người Việt, trong đó có cả chính quyền cộng sản Hà Nội đều có chung một tâm trạng lo lắng tới số phận của biển Đông.
Trước sự kiện Nhật Bản vội vã phê chuẩn Hiệp định TPP trước khi thủ tướng Nhật ABE đi Mỹ gặp trực tiếp TRUMP một ngày, trước một cuộc gặp lớn hơn với các nền kinh tế Thái bình dương tại Thượng đỉnh APEC Peru ngày 19-20/11/2016, cho thấy một tâm lý lo lắng tới mức hoảng sợ một nước MỸ dưới tay TRUMP sẽ bỏ mặc Nhật Bản tự đối phó với đe dọa hiếu chiến của Trung Quốc.
Việc Quốc Hội Nhật đã cố tình phê chuẩn TPP như một việc “đã rồi”, buộc TRUMP phải chấp nhận, và lấy cớ không còn khả năng đảo ngược để vận động APEC tạo sức ép với Tổng thống Mỹ, cho thấy rõ ràng đối với Nhật Bản, công cụ hiệu quả lớn nhất, nếu không là duy nhất chống lại mối đe dọa Trung Hoa chính là TPP.
Nhưng TRUMP vẫn giữ tuyên bố sẽ bác bỏ TPP ngay cả trước một sức ép và tâm lý như vậy, và ông ABE vẫn phải tuyên bố, cuộc gặp là "thẳng thắn" và "ấm cúng".
Tại sao lại như vậy? Ông ABE đã nhận được gì từ những thảo luận “ngầm” giữa ông và TRUMP. “Thẳng thắn”, nghĩa là ông đã nói với TRUMP về tuyên bố cuả TRUMP về việc rút quân Mỹ khỏi OKINAWA, giảm chi phí cho các hoạt động quân sự của MỸ tại Nhật, gợi ý để Nhật tự phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tự đối đầu với Trung Quốc, giảm cho Mỹ khỏi những chi phí tốn kém chỉ phục vụ nền an ninh Nhật và tách Mỹ ra khỏi một cuộc chiến Trung Nhật có thể sẽ rất tai hại cho nền kinh tế Mỹ? Thẳng thắn, vì chắc chắn Nhật Bản phản đối gay gắt, thậm chí có thể nặng lời quy kết TRUMP là phản bội đồng minh.
Nhưng còn “nồng ấm”nghĩa là gì, có thể là gì, nếu TPP vẫn sẽ bị từ chối?
Khác với bất cứ cuộc thương thảo nào khác, thương thảo lần này giữa ông ABE và TRUMP sẽ không có nội dung nào quan trọng hơn là mối quan hệ an ninh giữa Nhật với Trung Quốc, trong đó, át chủ bài là sự phê chuẩn TPP.
Và TRUMP đã giải cơn stress lớn này của ông ABE như thế nào?
Rất khó đoán và không trái với một đặc tính đã giúp TRUMP đắc cử là đặc tính “khó đoán”. Phải dùng một lối suy diễn cũng thật khó đoán, may ra rơi phần nào vào những cái khó đoán của TRUMP.
Trump sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang “giả nhưng thật, thật nhưng giả”. Nghĩa là Nhật và Hàn sẽ được cung cấp các tài liệu và hỗ trợ kinh phí để làm như “thiết lập ngành công nghiệp hạt nhân”. Dẫu không thật thì Trung Quốc không thể làm gì khác là tăng cường đầu tư. Một Trung Quốc phải đối phó với ba nền hạt nhân, sẽ như da một con ếch căng ra ba góc. Nạn tự chảy máu trong một nền kinh tế đã kiệt sức, sẽ đưa Trung Quốc vào tình huống của Liên xô năm 1989, ít nhất thì Trung Quốc cũng chỉ còn là cái thùng rỗng đối với các dự án khổng lồ đầy tham vọng lũng đọan nền tài chính thế giới. Với việc này, nếu Trung Quốc không sụp đổ thì cũng chỉ là một con hổ trong cũi sắt, may lắm, người ta cũng chỉ nghe tiếng gầm, có phần cay đắng, của nó.
Và chỉ “giả như thật” thì cũng đủ để Bình Nhưỡng tự sụp đổ vì kiệt quệ với những cơn ác mộng của mình. Những tư duy độc ác này, trong thế giới văn minh có thể coi là bất thường, nhưng bất thường thì thành khó đoán, mà khó đoán thì đúng loại với TRUMP hay Duterte.
Với tư duy của một con buôn có hạng, và sĩ diện của một kẻ ngạo mạn, huênh hoang, TRUMP sẽ không chịu để Trung Quốc vượt mặt theo kiểu khôn vặt, điều mà tất cả các nhà trị quốc quen tôn trọng thể diện và văn hoá kiêu hãnh trước đây, đã vì thế mà thất bại trước một kiểu văn hoá bất chấp, kết quả biện minh cho thủ đoạn, của các bậc vĩ nhân Trung Quốc.
Hoặc đồng nhân dân tệ phải được tăng lên tới 45% hoặc hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế tới 45%. Hàng hoá Trung Quốc, ngoài chuyện đang chịu tẩy chay vì độc hại trên toàn địa cầu, sẽ không còn rẻ so với hàng Mỹ, sẽ một mặt, làm cho nền kinh tế đang còn tồn tại nhờ xuất khẩu của Trung Quốc không còn đất sống, một mặt, toàn bộ tiền vốn Mỹ đang đầu tư vào Trung Quốc sẽ được rút về Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người Mỹ. Cùng với Nhật và Hàn Quốc, khoảng 30% lượng tiền vốn đầu tư, tạo ra gần 60% lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không cánh mà bay. Nghĩa là khoảng 30% GDP biến mất, gần 50 triệu việc làm biến mất. Không có gì gây thiệt hại cho nền kinh tế của Trung Quốc hơn thế. Và không có gì làm cho lãnh đạo Trung Quốc sợ hơn thế.
Trật tự kinh tế thế giới sẽ quay lại thời kỳ trước khi Trung quốc vào WTO. Tiền vốn Nhật và Hàn Quốc sẽ quay sang châu Âu, sẽ quay lại Mỹ, hay ít nhất cũng chuyển sang các nước ASEAN. Và những gì là “Giấc mơ Trung Hoa”, những gì là “Đường tơ luạ”, là “Đại ngân hàng đầu tư phát triển”, chả có ai hô, mà tự khắc “biến”.
Có thể những chuyện này là chuyện khó trở thành thực tế, và nhất là không thể thực thi được trong một sớm một chiều, nhưng vì không khả thi, nên khó đoán, và vì khó đoán, nên nó đúng là tính cách của TRUMP, và vì đúng là tính cách của TRUMP, nên, nếu TRUMP còn là Tổng thống Mỹ ngày nào, thì cái khó đoán ấy sẽ có khả năng thực thi lớn nhất.
Vì thế mà, dù TRUMP vẫn bác bỏ TPP, ABE vẫn thấy là “ấm cúng”.
Những chuyện ít có lãi, và có lãi nhưng chậm và cần vốn đầu tư ban đầu quá lớn như việc an ninh và tự do hàng hải biển Đông, và chuyện không đâu như chuyện nhân quyền tại một quốc gia mắt muỗi Việt Nam, với cái đầu thực dụng và vị lợi nhuận của nhà kinh doanh làm tổng thống, thì sẽ chẳng bõ để ông ta bận tâm.
“Khôn thì sống, mống thì chết”, đó là triết lý cần và đủ cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Việc ông Đinh Thế Huynh cất công đi Mỹ 8 ngày, thăm dò số phận của TPP, thường trực ban bí thư, tức là vị trí quyền lực thứ hai, quyết định chính sách, có được xem là tương đương Thủ tướng ở thể chế thông thường không, đã thành công dã tràng.
Cái quyết tâm giữ tỷ lệ tăng trưởng 6,7% GDP trong nghị quyết 05, quyết tâm đẩy mạnh quá trình hội nhập và chủ trương “cải cách hoạt động của Tổng liên đoàn lao động” đối phó với công đoàn độc lập, trong nghị quyết 06, thuộc TW4 vưà rồi, sẽ giống như những quả đấm trí tuệ của toàn đảng chỉ để “đấm vào bị bông”.
Sự vĩ đại của một tổng bí thư lần đầu tiên ra được tới sáu nghị quyết ( chỉ thấy công khai nghị quyết 04, 05 và 06) cho một hội nghị trung ương 4, nhiệm kỳ XII, chỉ vưà ký chưa ráo mực đã phá sản. Cùng với TRUMP, cùng với sự ra đi cuả TPP chưa rõ số phận, lãnh đạo đảng hoàn toàn mất hướng với một tổng bí thư chỉ biết viết sách về thủ đoạn xây dựng đảng và tiêu diệt phe nhóm, không một chút hiểu biết về lý thuyết kinh tế, với một ông thủ tướng có trình độ văn hoá hạn chế tới mức khó chấp nhận.
Cái chính danh chủ quyền của một thể chế chính trị do đảng cầm quyền, phải mất gần 30 năm để được nền chính trị Mỹ thưà nhận, vừa hiện hình đầy tham vọng với chính quyền bao dung 8 năm của OBAMA, đang biến mất. Bây giờ, không thể lập lờ đánh lận con đen được nưã. Sẽ không thể có kinh tế dính đuôi “xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” mà vẫn được thưà nhận là kinh tế thị trường. Sẽ không có loại nhân quyền trong phạm vi biên giới quốc gia, nhân quyền riêng của chế độ độc đảng, loại nhân quyền có tính đảng.
Lối thoát phía trước là chân thành hội nhập, làm những gì mà một nền kinh tế thật sự cần làm, cần có để phát triển. Hãy làm những gì mà một xã hội dân chủ thực sự cần có để ổn định và giải phóng năng lượng. Không thể tồn tại chỉ nhờ khôn lỏi, luồn lách giữa những kẽ hở của thiên hạ và bằng lừa lọc. Đảng cộng sản Việt Nam hoặc cải tổ thật sự hoặc lại phải chờ đợi một chu kỳ bao dung nhẹ dạ mới cuả Mỹ để lại sử dụng thủ đoạn khôn lỏi, lập lờ tính chính danh của thể chế.
Chủ nghĩa ích kỷ sẽ tạo ra chủ nghĩa ích kỷ. Cao nhân sẽ có cao nhân trị. Chủ nghĩa ích kỷ dân tộc đã náo loạn thế giới. Trung Quốc là nguồn gốc của tư tưởng khoanh vùng lợi ích trong phạm vi biên giới lãnh thổ, nguồn gốc của chia rẽ cộng đồng châu Âu. Trung Quốc tạo ra luân lý của Brexit. Trung Quốc đã tạo ra TRUMP. Và TRUMP sẽ là người chiến thắng, vì TRUMP là người đến sau.
Nhưng riêng về chuyện biển Đông, thì khó có thể đoán trước.
TRUMP sẽ không ham hố cái “lợi ích cốt lõi tại vùng biển Đông Nam Á”. Mặc dù sẽ không bao giờ chịu nhả cho Trung Quốc. Nhưng trước mắt, trong một tương lai gần, TRUMP sẽ chỉ quan sát diễn biến.
TRUMP sẽ nhìn kỹ xem Duterte làm gì, Malaisie làm gì và Trung Quốc hành xử ra sao. Và quan tâm của TRUMP sẽ là Trung Quốc và sẽ chỉ là Trung Quốc. Đơn giản chỉ với một triết lý, nếu cái cây mà chết, thì những loại dây leo sẽ tự nhiên chết.
Trung Quốc, với bản tính tham lam thực dụng, sẽ không bỏ lỡ cơ hội khi Mỹ không còn khả năng can thiệp trực tiếp do Duterte dỡ bỏ hiệp ước an ninh tương hỗ ký với Mỹ năm 1951. Và khi không còn Philippines và Malaisie cùng với Brunei, Việt Nam không còn chỗ bám cho một chính sách đa phương. Nếu Trường Sa bị mất, vì một “sự cố” được xắp đặt nào đó, thì dù Mỹ không muốn, cũng sẽ chỉ còn quyền tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc bằng con đường ngoại giao, và sẽ cho qua, khi nhận được lợi ích do Trung Quốc “hối lộ”. TRUMP cũng chỉ cần có vậy. Không mất gì mà được lợi.
TRUMP dù sẽ tìm cách diệt Trung Quốc, nhưng không phải vì Việt Nam và càng không phải để đòi lại đảo cho Việt Nam. Một nước Việt Nam không dân chủ, chẳng có giá trị gì với lợi ích của Mỹ, chẳng đáng để TRUMP bận tâm. Việt Nam sẽ vĩnh viễn không còn đảo. Và Mỹ vẫn có tự do hàng hải do Trung Quốc sẵn lòng cung cấp. Đảo là của Việt nam và Việt Nam chẳng là gì với Mỹ. Mỹ vẫn tôn trọng “quyền tự lựa chọn của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt nam”.
Đúng là “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Cái trò khôn vặt, làm bạn với tất cả, sẽ chẳng có ai làm bạn thật khi lâm nguy. Nếu cả với kẻ thù cũng làm bạn, thì bạn với kẻ thù là một. Và nếu bạn chết thì sẽ chẳng có ai viếng bạn, vì trong những người viếng sẽ có cả bạn và kẻ thù. Họ sẽ đánh chém nhau và giết nhau ngay trên đám tang của bạn. Có thể khi chưa chết, ai cũng tử tế, nhưng khi nằm xuống, dù thảm thương, sẽ chỉ có những người đứng nhìn bạn từ xa.
Nếu ngay cả NATO, ngay cả Nhật, Hàn Quốc, TRUMP cũng không cho không gì, thì Việt Nam có thể hối lộ nước MỸ hoặc bằng chế độ chuyên chính độc đảng, hoặc bằng tự do của hơn 90 triệu dân chúng mà đảng đang cai trị.
18/11/2016

XÃ HỘI CỘNG SẢN


20-11 XA XỈ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
NGÀY NAY MỖI NĂM CÓ HÀNG 7,8 trăm GS, PGS mới được phong. XH kêu ầm lên rằng lạm phát, rằng không có chất lượng.
Ừ thì cứ coi như GS, PGS là một sản phẩm đi thì XH đã đánh giá trả giá về sản phẩm này thế nào ? Tôi nhớ những đợt phong đầu tiên trước 1975. GS lúc đó có ô tô ngang với thứ trưởng. Mỗi đợt phong cách nhau 6,7 năm. Tôi nhớ thời đó có bằng PTS, TS ở nước ngoài về nhận công tác là được nâng lương xếp lại lương ngay. Các đợt phong sau này đều không còn được những “ưu ái” đó nữa. Ở TP HCM cho đến đợt 3 năm 1991, 1992 các PGS, GS vẫn còn được trợ cấp 20 lít xăng hàng tháng. Hai năm sau thì bị cắt. Người ta bảo rằng tại vì một ông TS vừa được lên chức PCT. Nhưng ông này lại không được phong PGS nên mới có sự tình này. Tôi nghĩ chắc là nghi oan cho ông ấy. Ngày nay thì các PGS, GS ngoài danh hiệu thì chẳng có gì thêm cả.
Nhà giáo ưu tú cũng vậy. các nhà giáo ưu tú trước 1990 ở TP HCM được xét cấp nhà ở. Sau đợt này thì ngoài danh hiệu cũng chẳng có chi đáng kể.
Còn giáo viên. Đây là ngành có bậc lương thấp nhất. Thời bao cấp trước 1975. Lương ra trường của KS công nghiệp nặng là 73đ, công nghiệp nhẹ là 70đ, còn giáo viên chỉ 63đ. Các ngành quân đội, công an được hưởng thâm niên từ lâu. Còn ngành giáo dục thì mới gần đây mới được hưởng.
XH ta đề cao lao động mà kết quả của lao động được đánh giá qua lương. Trong cơ quan ai lương cao hơn người đó sẽ được tôn trọng hơn. Và ngoài XH tự nhiên cũng theo và cũng ngầm xếp hạng nhau qua bậc lương. Lương tôi cao hơn. Hiển nhiên uy thế và địa vị của tôi trong XH cao hơn anh rồi. Và vì thế mới có chuyện CS ăn nói trịch thượng xấc xược với cả những người dân già ngang tuổi ông nội của anh ta. Nhưng “Chú cần gì?”. Chú tuốt. Lương ai cao hơn? Tôi gấp đôi lương chú đấy !
Có một bài vè từ thời bao cấp về bậc lương:
Hai trăm ngồi phán
Trăm tám ngồi nghe
Tranh nhà tranh xe
Mấy ông trăm rưởi
Tất ta tất tưởi
Là mấy chú trăm hai
Than ngắn than dài
Là mấy anh chín chục
Cửa nhà lục đục
Là mấy chị sáu tư
Lử khử lừ khừ
Là mấy cô băm sáu
Đôi mắt hau háu
Là mấy cháu hai hai
Có làm không nhai
Là xã viên hợp tác !
Hay một dị bản khác:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè lương tháng
Hai trăm ngồi phán
Trăm tám ngồi nghe
Tranh đài tranh xe
Là thằng trăm rưởi
Tất ta tất tưởi
Là lũ trăm hai
Vừa hầu vừa sai
Là quân chín chục
Cửa nhà lục đục
Là cánh sáu mươi
Dở khóc dở cười
Là anh bốn chịch
Chẳng ta chẳng địch
Là lũ con phe
Nói chẳng ai nghe
Là... ông Nhà nước.
(200 là lương Bộ trưởng. Lương GD thấp nhất 60 với bằng ĐH)
CA khu vực tôi ở là một anh trung tá. Lương cao hơn một bác PGS sắp về hưu ở tại khu phố này. Hiển nhiên anh ta có cách đối xử “mạnh bạo” đầy vẻ thượng phong trước bác PGS già. Thì nói gì các chỗ khác trưởng CA xã tát tai cô giáo cấp 1 vì dám phê con họ dở cũng không khó hiểu lắm.
XH ta giờ nó thế. Sống chung với lũ thôi. Đừng than trách “tôn sư trọng đạo”. Nó cũ lắm rồi !
Một bậc đàn anh của tôi. Anh được phong PGS từ 198.. và khoảng chục năm sau !991 thì phong GS. Trong tiệc vui anh có đọc thơ. Sau này nhiều người thêm thắt sửa đổi thành:
Nghe sắp được phong “cái giáo sư”
Sướng muốn rên lên hứ hử hừ
Cháo phổi bán đều ta là “giáo”
Cơm thường không thịt ấy là “sư”
Tờ lương mỏng dính môi thường “ráo”
Mất điện nhà bên réo “Tiên sư…”
Phận nghèo ông giáo thành chú giáo
Cả xóm vang danh “sướng bỏ sừ”!
Kể cũng oan cho các giáo chức. Nói chung là nghèo và cũng bị coi là hèn nữa. Cơ bắp bặm trợn thì chẳng bằng ai. Chuyên môn, giá trị lao động thì không được coi trọng. Có thế bậc lượng mới thấp. Trừ một số có dính với quyền lực còn lại nói chung là nghèo. Chỉ có cái danh hão. Nay cái danh đó cũng bị bôi bác vấy bẩn. Mà chung qui cũng tại có mấy ông chức quyền thích khoác chung cái danh đó với họ. Thành ra họ thực chất nghèo, hèn nay thêm cái vạ giữa đàng bị mỉa mai chế diễu. Khốn khổ thay ! Cái khẩu hiệu “Tôn Sư Trọng Đạo” lúc này có lẽ là xa xỉ và giả tạo ?!

CÁNH CÒ * GIÁO VIÊN HẦU RƯỢU

Đảng: Xin lỗi, các cô chỉ là những con đĩ


Điều này không phải người viết nói mà chính Đảng nói.
Chính xác hơn: các đảng viên đảng Cộng sản tỉnh Hà Tĩnh nói qua việc làm, qua phát ngôn với báo chí và qua sự im lặng đồng lõa của những chóp bu, cụ thể là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam.
Họ làm gì và nói gì?
Báo chí ghi nhận cụ thể vụ việc như sau:
“Vào ngày 12 tháng 8, UBND Thị xã Hồng Lĩnh ra thông báo điều động 21 giáo viên nữ, các bậc mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở với nội dung: “Phân công nhiệm vụ các cán bộ, giáo viên tham gia phục vụ tại Liên hoan Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh”.
Tuy nhiên, sau khi liên hoan kết thúc, một số nữ giáo viên tiếp tục được phân công đi dự tiệc và phải mời rượu quan khách.”
Bản tin ngắn chưa tới 80 chữ này cho thấy có hai vấn đề đáng nói. Thứ nhất Ủy ban Nhân dân của thị xã có quyền gì để “điều động” các giáo viên nữ phải “phục vụ” một liên hoan mà trong đó các khuôn mặt tham dự ngồi hàng ghế đầu đều là đảng viên các loại của Nghệ Tĩnh?
Thứ hai, sau khi liên hoan kết thúc thì đảng viên có “nhu cầu” quây quần tụ tập nhậu nhẹt, tiếp tục bắt các giáo viên nữ ấy đóng vai hộ lý, rót rượu, tiếp khách, hát hò cho những thằng mặt đực ra vì say, vì ngu và vì tự mãn cộng sản, một chứng bệnh đang hoành hành hơn 4 triệu đảng viên, người nặng kẻ nhẹ?
Đó là nguyên do người đời gọi các nữ giáo viên này là những “cô” đĩ.
Có thể vì giận mà cũng có thể vì thương. Thương các cô do sợ sệt đến ngu muội và khinh cái đảng đang biến các cô thành những “cô đĩ”.
Trong ngữ cảnh của tiếng Việt, các cô hơn ai hết biết rõ hai chữ “tiếp khách” có rất nhiều ý nghĩa. Trong hoàn cảnh của các cô giáo bị ép rót rượu, đãi khách, hát hò như những tiếp viên Karaoke có phải là “tiếp khách” theo ý nghĩa thông thường hay không?
Người Việt rất lịch sự khi sử dụng từ “tiếp khách” để nói tới hành động “đi khách” dùng trong nhà thổ, không lẽ các giáo viên được ăn học đàng hoàng, được sự kính trọng của phụ huynh lẫn học sinh lại chấp nhận một sự “điều động” khá công khai và đầy vinh dự như vậy?
Vâng, vinh dự không phải là người viết nói mà là phát ngôn của ông Nguyễn Văn Hổ - Chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh sau khi bị báo chí hỏi cung đã khẳng định “Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ. Khi những cán bộ được điều đi nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm vì đây là được tổ chức điều đi làm nhiệm vụ chính trị”
Lê Bá Thiềm, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo thị xã Hồng Lĩnh người trực tiếp “điều động” giáo viên nữ đi “tiếp khách” xác nhận với báo Người đưa tin rằng có sự điều động này, và cũng có việc giáo viên nữ tham gia phục vụ tại các buổi lễ. Ông Thiềm còn cho biết "Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống"
Người dân ngạc nhiên vì ngôn ngữ của Trưởng phòng Giáo dục của một thị xã lại giống với ngôn ngữ của Duterte như thế! Nhưng nói vậy là oan cho ông này. Ít nhất Tổng thống của Philippines không bắt nhân viên của mình đi làm đĩ không công cho một bộ phận nào đó của chính phủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam được Lê Bá Thiềm và Nguyễn Văn Hổ đại diện tuyên bố công khai điều mà nó giấu giếm từ gần 70 năm nay: Muốn thăng tiến trong đảng thì các cô phải “phục vụ” cho chóp bu của nó. Nói theo ngôn ngữ cộng sản: "nhiệm vụ chính trị”.
“Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” là tác phẩm tuyệt vời do Trang Hạ chuyển ngữ từ một tiểu thuyết của Đài Loan tuy không thể so sánh với câu chuyện của Đảng nhưng nó gậm nhấm người ta ở một danh từ duy nhất: “con đĩ”.
Đĩ và đảng xem ra trùng hợp mặc dù ngẫu nhiên nhưng gắn bó. Ngôn ngữ Việt luôn chứng minh sự hài hước thâm trầm của nó bằng cách nói lái: Hàng triệu người đã và đang theo đảng từ lúc sơ khởi cho tới ngày đạt đỉnh cao chói lọi như hôm nay, nếu nói lái “Đi theo đảng” thành “Đang theo đĩ” chắc cũng không sai mấy qua câu chuyện rót rượu, hát hò karaoke tại Hà Tĩnh vừa qua.
Họ không “đang theo đĩ” thì họ theo gì thưa ông tổng Trọng?

VIETTUSAIGON * LIÊN MINH DÂN CHỦ

Cần phải có một liên minh dân chủ


Đến thời điểm này, câu chuyện dân chủ và chủ quyền của Việt nam hoàn toàn phụ thuộc vào việc có hay không có một liên minh dân chủ đúng nghĩa về cả số lượng và chất lượng. Nếu không có liên minh dân chủ, tất cả những khối, đảng phải và những trào lưu tiến bộ đều có thể bị bẻ gãy bởi bàn tay sắt của người Cộng sản. Thực ra, với bản chất hung tợn và không ngại vấy máu, người Cộng sản chưa bao giờ ngưng nghỉ trong việc giết tróc, ám toán và triệt tiêu các đảng phái, tôn giáo tại Việt Nam. Sở dĩ hiện tại, họ im lặng và tỏ ra “mềm hơn” không phải là vì họ thực sự mềm hơn mà họ đang đổi cái mềm hơn của họ để được thứ khác.
Giả sử họ mềm hơn đến mức chấp nhận có một cuộc bầu cử tự do, dân chủ và đúng nghĩa dân bầu thì họ vẫn sẽ thắng nếu như Việt Nam chưa xuất hiện một liên minh dân chủ. Vì sao?
Vì nói cho cùng, một đảng phái chính trị muốn mạnh, muốn đứng đầu và nắm quyền bính toàn cục, việc đầu tiên phải hội đủ ba yếu tố: Tài Lực; Nhân Lực và; Ma lực.
Ở khía cạnh tài lực, điều dễ hiểu nhất, không có một đảng phái nào tồn tại nếu như tài lực quá yếu hoặc tài lực chỉ đủ để hoạt động cho một nhóm nhỏ, cho vài hạng mục nhỏ và cho vài chủ trương nhỏ. Muốn mạnh, phải có tài lực mạnh, yếu tố mang tính tiên quyết.
Vấn đề thứ hai, nhận lực, đây cũng là một trong ba cạnh của tam giác đều quyền lực chính trị, và đây là cạnh đáy, đóng vai trò chịu lực và định vị cho tam giác đó. Một đảng phái muốn có tài lực mạnh phải có nguồn nhân lực mạnh và ngược lại muốn có nguồn nhân lực mạnh phải có tài lực mạnh, đây là hai vế bổ sung trong vấn đề thiết lập Ma lực của một đảng phái chính trị. Đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ dù đứng trên khía cạnh nào thì họ cũng không thể yếu hơn các đảng phái khác về mặt nhân lực và tài lực. Và sở dĩ họ thay nhau nắm quyền xuyên suốt nhiều thập niên này là vì Ma lực của họ quá mạnh, nó có thể hấp dẫn người dân, cho dù biết rằng không phải chủ trương hay đường lối nào của họ đưa ra cũng là có thật hoặc đúng nhưng tâm lý của người dân bao giờ cũng chấp nhận sự sửa sai của một kẻ mạnh hơn là sự đúng mà lực bất tòng tâm của một kẻ yếu.
Trở lại vấn đề Việt Nam, hiện tại đã có hơn 60 tổ chức và đảng phái hoạt động công khai, bán công khai và manh nha hình thành. Nhưng có một thực tế: Không có đảng nào hội tụ được chừng 5 triệu đảng viên. Rất khó tìm ra một đảng phái có đủ ma lực để thu hút hàng trăm triệu người dân. Mặc dù người dân vẫn nhìn thấy cái sai của đảng Cộng sản, vẫn nhìn thấy sự gian ác, tham lam và dối trả của họ. Nhưng ma lực của họ vẫn mạnh nhất. Đây là sự thật không thể chối bỏ. Không phải vì nhân dân ngu ngốc, mà vì ma lực của các đảng phái, tổ chức chưa đủ mạnh, phải nhìn thẳng vào sự thật này. Bởi không thiếu những người đã ngộ dân chủ, đã chấp nhận đối mặt với sự nguy hiểm và họ cũng đã được đào tạo khá bài bản về dân chủ, tạm gọi là được thông tư tưởng, bên cạnh đó, họ được giúp đỡ về tài chính bởi đảng phái dân chủ mà họ đã theo, giúp nhiều là đằng khác!
Nhưng khi đối mặt với đảng Cộng sản, bị hù dọa, bị tù và sau đó là được mở cửa, cho một thứ quyền lợi nhỏ nào đó từ đảng Cộng sản thì họ đổi màu ngay. Đương nhiên đây không phải là số đông nhưng cũng không ít nhà hoạt động dân chủ thuộc diện “lẫy lừng”, đùng một cái bị bắt, sau đó tình nguyện vào hàng ngũ đảng Cộng sản! Chuyện này không hiếm! Không phải vì người đó ngu mà vì họ quá khôn ranh, họ hiểu rằng đứng bên một thằng quá mạnh, quá hung hãn, nếu nhín nhịn cái sai của nó và cũng theo phe của nó để hưởng lợi thì dù sao cũng an toàn hơn chọn một anh đúng mà chỉ biết nói lý lẽ, không biết bắn súng, võ cũng không có mà rượu thịt giải khuây lại càng không có.
Đó là tâm lý rất chung, không thể bảo rằng người dân ngu, không biết chọn đúng sai mà phải nhìn vào ma lực của tất cả những hệ thống đối trọng, đối lập của đảng Cộng sản xem thử hệ thống này có đủ ma lực thu hút nhân dân hay chưa? Đây là một thực tế. Đảng Cộng sản, qua 41 năm nắm quyền bính và dày vò đất nước này, họ có trong tay một hệ thống quân đội, nhà nước, công an, ngân hàng, bệnh viện, phương tiện tuyên truyền và đặc biệt là tài nguyên con người và tài nguyên đất đai, họ đã dùng chính sách mị dân “sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý” để nắm toàn bộ.
Và khi có thứ này trong tay, sẽ kéo theo rất nhiều nhóm lợi ích, nhóm tư bản đỏ xun xoe, bợ đỡ đảng Cộng sản để chia chác lợi lộc. Và đây là tiến trình làm giàu, tích tụ tư bản cho từng đảng viên thông qua tham ô, gian lận tiền viện trợ, tiền tài trợ, rút ruột ngân sách, vắt cạn nguồn thuế, bán sạch tài nguyên, tàn phá rừng già… Nói chung là không có thứ gì là họ từ, miễn sao túi của họ đầy. Và hiện tại, túi của người Cộng sản đầy, rất đầy! Đầy đến độ nếu như 500 triệu Mỹ kim mà Formosa Hà Tĩnh đền bù mới nghe thì thấy lớn, nhưng nếu chia đều trên 5 triệu đảng viên thì mỗi đang viên chỉ bỏ ra 100 Mỹ kim là đã đủ số tiền này, mà muốn họ bỏ ra số tiền này thì quá dễ, đảng cấp lớn nhịn 5% bữa nhậu, đảng cấp bé cở xã phường nhịn hai bữa nhậu là xong tất!
Thử tưởng tượng số lượng tư bản mà các tay đảng viên nắm trong tay, họ có thể làm được gì một khi họ chính thức rời sân chơi độc tài (để bước vào sân chơi độc tài khác chính danh hơn), họ chỉ cần bỏ ra chưa đấy 1% tài sản của họ để tạo thành ngân sách hoạt động đảng và với tương quan hiện tại, họ có thể đánh rớt bất kỳ đảng phái đối lập nào nếu thực sự có một cuộc bầu cử dân chủ. Bởi ma lực chính trị phụ thuộc hoàn toàn vào mãi lực và nhân lực. Trong khi đó, số lượng đảng viên không thôi đã ngót nghét 5 triệu, cộng với ước chừng từ 25 đến 30 triệu dây mơ rễ má, các nhóm lợi ích liên quan đến Cộng sản, đây là một con số cử tri ròng, chưa nói họ vận động, dùng ma lực đảng để tiếp tục mị dân, kéo các nhóm dân vốn ít quan tâm chính trị và dễ bị ma lực tài chánh làm xiêu lòng về phía họ.
Nói chư vậy để thấy rằng nếu các phong trào dân chủ, tiến bộ, các đảng phái chính trị tiến bộ vẫn hoạt động theo phương cách hiện tại thì không những không thay đổi được đất nước mà có nguy cơ sẽ là đích ngắm của Cộng sản giống như Quốc dân đảng những năm 1932 (mặc dù lúc đó tình hình khác xa bây giờ) và cũng có thể bị ám toán bằng cách này hoặc khác, thậm chí không bị giết chết nhưng bị bẻ gãy tay, gãy chân. Bị dậm mìn thì cũng chẳng làm được gì thêm cho ra tấm ra mẻ. Mà vấn đề tiên yếu hiện nay, vấn đề dân tộc này cần nhất là một sự liên minh giữa các đảng phải, tôn giáo. Chính liên minh giữa các Giáo dân, các Phật Tử, các thành phần xã hội đã có hiểu biết về dân chủ và các tôn giáo khác thông qua các vị đứng đầu sẽ tạo ra một sức mạnh toàn cục, người Kito giáo bị trù dập không còn là chuyện của người Kito nữa mà là chuyện chung của tương lai dân tộc, người Phật Giáo thống nhất bị đàn áp không còn là chuyện của các Trưởng Lão, tăng đoàn và Phật tử nữa mà là chuyện chung của dân tộc, một nhà hoạt đổng xã hội bị bắt, đây là nỗi đau chung, là quyết tâm cứu thoát, đòi người chung của liên minh đảng phái, tôn giáo. Chỉ có như vậy, thì ít nhất số cử tri cho liên minh dân chủ này mới ngang ngửa hoặc nhỉnh hơn so với số cử tri của đảng Cộng sản khi có bầu cử tự do.
Để có một liên minh dân chủ như vậy không dễ mà cũng không khó. Không dễ vì sự khác biệt về tôn giáo, triết thuyết, thành phần, giai tầng xã hội cũng như quan niệm về xã hội… Chắc chắn sẽ có những khác biệt rất lớn, khó mà kết nối thành một liên minh. Nhưng dễ, dễ vì bất kì người nào lựa chọn dân chủ đều không ngại sự khác biệt, bởi mục tiêu chung của họ là tiến bộ. Và vì mục tiêu chung Tiến Bộ, Tự Do Dân Tộc, Toàn Vẹn Lãnh Thổ, vì tiếng nói chung của lòng yêu thương dân tộc, mong mỏi đưa dân tộc đến bến bờ tự do, người ta sẽ dễ dàng bỏ qua những quyền lợi và định kiến vụn vặt cũng như đạp bỏ mọi ranh giới, biên kiến để nắm tay nhau liên kết thành một liên minh. Và Việt Nam chỉ thực sự mạnh, thực sự phá bỏ được độc tài khi và chỉ khi có được một liên mkinh dân chủ, nơi hội tụ mọi sức mạnh của tự do, dân chủ và tiến bộ!

NS.TUẤN KHANH * GIÁO DỤC

Giáo dục bằng đớn hèn, chúng ta không thể dựng được thế hệ của hy vọng

Ảnh của tuankhanh


Đầu tuần này, có một chuyện khá thú vị diễn ra ở Viện đại học Virginia, Hoa Kỳ. Có gần 500 sinh viên và giảng viên của Viện đại học này cùng ký tên vào một bức thư phản đối bà giám đốc của trường là Terasa Sullivan, vì đã phát đi một bức thư kêu gọi sự hợp nhất của toàn Viện đại học, nhưng trích dẫn trong đó ý văn của tổng thống đời thứ 3 của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson.
Mục đích của sự phản đối, là các sinh viên lo ngại về việc giớ thiệu các tư tưởng của tổng thống Thomas Jefferson vào lúc này, có thể bị coi là gợi ý “liên quan sâu sắc về lịch sử phân biệt chủng tộc”. Từ bản tin của The Richmond Time Dispatch, người đọc có thể rằng trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nhậm chức, khuynh hướng dân tộc cực đoan đang lan đi, việc trích dẫn bị coi là đầy ngụ ý này có thể làm ảnh hưởng tinh thần của Viện đại học nên hàng trăm sinh viên đã cùng ký vào thư phản đối này. Hoàn toàn không ai kich động hay xúi giục họ cả.
Sự phản ứng tức thì này khiến bà giám đốc Teresa Sullivan đã phải viết một lá thư trần tình, giải thích rằng “mọi việc trích dẫn đều không có nghĩa là ngầm tán thành các cấu trúc xã hội hay niềm tin của thời đại đó, chẳng hạn như về chế độ nô lệ, xem thường phụ nữ và không cho người da màu vào trường đại học”. Trong một khung cảnh văn minh, giám đốc của một trường đại học đã phải minh bạch, như một cách tôn trọng thế hệ của tương lai, thay vì coi mình là “người lớn”, và sinh viên chỉ là “kẻ nhỏ” và đến chỉ để đóng tiền học phí.
Sự kiện này nhắc tôi về những gì đang diễn ra ở đại học Hoa Sen, Saigon, vài ngày trước, nơi có các cuộc tranh chấp giữa các Hội đồng quản trị mới và cũ. Hãy nhích một bước, đứng ngoài các giá trị được và mất của các nhà đầu tư và điều hành, sự kiện đáng nói ở đây, liên quan đến các sinh viên của trường Hoa Sen.
Tóm tắt sự kiện ngắn gọn như sau, ngày 11 tháng 11, khi biết tin Hội đồng quản trị mới đến làm việc ở trường Hoa Sen, hàng chục sinh viên đã làm biểu ngữ, biểu tình… yêu cầu Hội đồng quản trị mới đi theo khuynh hướng phi lợi nhuận. Việc bày tỏ thái độ rất bình thường trong một xã hội dân chủ, thế nhưng được một hệ thống phối hợp tổ chức đưa tin như một âm mưu làm loạn.
Sài Gòn trước năm 1975 có vô số các hội đoàn sinh viên, trong đó có một Tổng hội Sinh viên, nay là Nhà văn hóa Thanh Niên, với hàng ngàn người luôn xuống đường cho các vấn đề xã hội. Ấy vậy mà mới mấy mươi sinh viên bày tỏ ý kiến trong khuôn viên trường của mình, đã bị coi như là một “thế lực thù địch”.
Khác với cách hành xử của Viện đại học Virginia, Hội đồng Quản trị mới không tìm một không gian đối thoại hay giải thích một cách tử tế. Ai đó trong các vị có quyền lực của Hội đồng Quản trị mới đã gọi điện cho các nhân viên công an văn hóa mật PA83 chạy đến như một cách trấn áp, ngay trong buổi ghé đến đại học Hoa Sen lần đầu tiên. Ai đã kinh qua trường đại học ở Sài Gòn trước 1975,  đều biết rằng không thể có chuyện công an được gọi xồng xộc chạy vào như thế. Đại học là một khuôn viên riêng, là một thánh đường của trí thức.
Nhiều ngày, đọc các bản tin trên báo, các dòng tin trên facebook… cứ nhắc đi nhắc lại việc sinh viên bị “xúi giục, kích động”… thật không thể không thảng thốt và buồn nôn. Tinh thần đại học độc lập và giá trị biểu kiến của giới trẻ chưa gì đã bị dán cho những nhãn quan mập mờ đe dọa về chính trị. Đáng tiếc hơn, đôi khi chính những vị là nhà giáo dục, luật sư… cũng có một thói quen cất tiếng, giới thiệu lối tư duy tăm tối của mình để áp đặt cho một không khí sinh hoạt xã hội dân sự bình thường. Chính quý vị trí thức ấy cũng đã góp phần bóp chết tinh thần đại học của Sài Gòn, của giới trẻ là vậy.
Nói trên báo Giáo dục Việt Nam, một luật sư tên Lê Xuân Lộc cứ nhấn đi nhấn lại là việc điều hành là của “người lớn”, sinh viên chỉ có một việc là “học”. Thậm chí tay luật sư này còn đe dọa bằng việc viện dẫn chuyện biểu tình của sinh viên có thể bị ghép vào tội hình sự. “Pháp luật hoàn toàn không cho phép việc tụ tập la ó, giơ các bảng biểu ngữ như các bạn sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã làm vào chiều ngày 11/11 vừa qua”, luật sư Lê Xuân Lộc nói như vậy.
Nếu đây là người đại diện luật pháp cho Hội đồng quản trị mới, đó là một người đại diện tồi, vì ông ta không thể học thuộc nổi một đoạn Hiến pháp Việt Nam đã đặt nền tảng cho quyền con người. Dùng luật pháp như một con dao để vung lên dọa tứ tung trong đám đông, hơn nữa lại mang đầy tư duy ngu dốt về thế hệ trẻ trong nền giáo dục đại học, làm sao ông ta có thể thuyết phục giới trẻ nắm tay giúp lôi ông đi vào tương lai?
Chúng ta hay nói và mơ một ngày nào đó, đất nước mình cũng có những thế hệ như sinh viên Hồng Kông bản lĩnh, về những sinh viên đầy tinh thần độc lập như Viện Đại học Virginia, nhưng nếu chúng ta chấp nhận im lặng và thỏa hiệp với những tư duy giáo dục đớn hèn, trẻ con hóa sinh viên, thì làm sao dựng được thế hệ của hy vọng?

Tham khảo thêm
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Phai-dieu-tra-ai-kich-dong-sinh-vien-...

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

 Những Lá Đơn/Thư Mang Niềm Hy Vọng

Ảnh của tuongnangtien

“Nhà báo Du Uyên vừa sưu tập một mớ đơn từ, xem ra, hơi lạ:
“Ðầu tiên là đơn của đứa trẻ lớp 7 viết để xin thôi học vì nhà quá nghèo không có gạo ăn. Ðơn thứ hai của người anh trai viết xin cho em gái đang nguy kịch về nhà vì gia đình không đủ tiền để tiếp tục điều trị, chủ nhân bức thư này cũng là người đàn ông nổi tiếng trên cộng đồng mạng Việt Nam lẫn thế giới vừa qua trong tấm ảnh ông đi xe máy chở xác người cuốn trong một chiếc chiếu, lộ đôi chân đong đưa ra ngoài.

Ảnh: Đất Việt
Cuối là đơn xin giảm tội tử hình của nạn nhân viết cho kẻ gây án, và đơn xin chết của vị cán bộ đã lỡ đứng ra kể tội một số vị cán bộ khác…
Chỉ bốn tờ thôi chắc cũng đủ nói hết hiện trạng các tờ đơn được viết ra hàng giờ hàng phút hàng giây từ hàng triệu người rải đi khắp đất nước này.”
Du Uyên tưởng vậy “cũng đủ” nhưng tôi e là còn thiếu. Cùng với đơn xin nghỉ học “của một đứa trẻ lớp 7 vì nhà quá nghèo không có gạo ăn,” còn có đơn xin thôi học của một em học sinh lớp 10 “vì học hành còn yếu” nữa – theo như bản tin (“Lòng Tự Trọng Của Một Học Trò  Dốt”) trên báo Dân Trí:
“Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Nguyên văn phần nội dung đơn, M viết: ‘Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích  và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lên em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…’

Ảnh: vietnamnet
Sau nội dung tờ đơn là lời bình của nhà thơ Bùi Hoàng Tám:
“Với trình độ như hiện nay, M. không đủ khả năng ‘đọc thông, viết thạo’, một tiêu chuẩn của học sinh lớp 1. Như vậy, đã gần 10 năm qua, em luôn ‘ngồi nhầm lớp’. Một giả thiết đặt ra: Nếu không xin nghỉ học, M. hoàn toàn có thể học hết THPT và sau đó, tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Và với tỉ lệ đỗ 98 – 99% hiện nay, việc em có tấm bằng tú tài là hoàn toàn trong tầm tay.
Bước tiếp theo, nếu có ‘ô dù’ che chắn, em xin đi làm một hai năm, sau đó theo một lớp chuyên tu, tại chức và chỉ 4 năm sau nữa, em có bằng cử nhân. Từ đây, con đường quan lộ hoàn toàn có thể mở ra đối với em. Biết đâu, sẽ chẳng có ngày xuất hiện tấm danh thiếp TS. Trần Văn M. chủ tịch hoặc giám đốc…
Thế nhưng Trần Văn M. đã xin nghỉ học. Lý do em đưa ra thật đáng trân trọng: Sợ làm ảnh hưởng đến lớp 10H và em tự nhận thấy mình ‘không xứng đáng làm học sinh của trường”. Đó chính là danh dự, tính tự trọng và lòng dũng cảm. Phải là người giàu lòng tự trọng, quý danh dự và rất dũng cảm, em mới viết được lá đơn này.
Gần đây, tình trạng một số lãnh đạo không đủ năng lực để đảm nhận chức vụ ‘ngồi nhầm chỗ’ được giao không phải là hiếm. Trong đó, số nguời không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ mà còn để xảy ra tiêu cực ở những cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước cũng không ít. Thế nhưng cho đến nay, hình như chưa thấy có vị lãnh đạo nào đủ lòng tự trọng và danh dự, sự dũng cảm để xin từ chức giống như em Trần Văn M làm đơn xin nghỉ học.
Hi vọng sẽ có ‘một ngày đẹp trời’ nào đó, chúng ta thấy xuất hiện trên thông tin đại chúng đơn từ chức của một bộ trưởng, một chủ tịch tỉnh hay một vụ trưởng, một chủ tịch huyện và thậm chí chỉ là chủ tịch xã với lý do để bộ ngành hoặc địa phương mình phụ trách sa sút ‘không xứng đáng với nhiệm vụ được giao.”
“Hi vọng” của Bùi Hoàng Tám, ngó bộ, hơi xa thực tế. Giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, rõ ràng, còn rất “quyến luyến” với quyền lực – theo tâm sự (hơi buồn) của  dịch giả Phạm Nguyên Trường:
“Mình chỉ là một kĩ sư quèn, cả đời chỉ làm những việc lèn tèn, chẳng có trách nhiệm gì, sai thì đồng nghiệp hay lãnh đạo sẽ sửa ngay, thế mà đúng 60 là có quyết định nghỉ hưu tắp lự; trong như những kẻ có quyền cho mình nghỉ hưu và những kẻ có quyền cho những người có quyền với mình nghỉ hưu, tức là những người mà ‘sai một li đi nhiều dặm’, ‘sai con toán bán nhiều con trâu’, 60 vẫn xin ở lại, thậm chí 70 vẫn không chịu về hưu thì có liêm sỉ không?”
Phạm Nguyên Trường đặt vấn đề “liêm sỉ” khiến tôi lại nhớ đến chuyện tự sát một của một nam sinh (bằng cách uống thuốc diệt cỏ) vì danh dự của em bị xúc phạm, theo VTNews:
Chiều 17/1, người thân gia đình em Nguyễn Thanh T., (17 tuổi) học sinh lớp 9, trường THCS Tịnh Bắc, xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, cho biết đã gửi đơn đến cơ quan chức năng Quảng Ngãi cầu cứu vì cho rằng công an xã đưa em T. đi ‘làm việc’ sai quy trình.
Theo lời người thân của em T. phản ánh với báo chí, sáng 11/1, nghi ngờ trước đó em T. lấy trộm tiền của một người ở cùng xã nên khi đang học trong lớp thì công an xã Tịnh Bắc đến trường và trao đổi với cô giáo đang dạy, đưa T. về trụ sở UBND xã Tịnh Bắc làm việc, nhưng gia đình không biết.
Đến trưa cùng ngày thì 2 công an xã Tịnh Bắc đưa em T. về nhà và tìm xem em T. có cất giấu gì không, rồi đưa lại về trụ sở xã. Đến buổi chiều, gia đình nhiều lần muốn vào gặp T. nhưng không được.
Cũng theo người nhà em T., đến 19h tối cùng ngày, công an xã Tịnh Bắc mới gọi người thân đến ký giấy bảo lãnh đưa T. về nhà. “Khi về nhà cháu T. nói bị oan, không trộm tiền mà phải khai có trộm tiền để khỏi bị đánh (?)", ông Nguyễn Văn Hương, cha T. cung cấp thông tin.
Sáng 13/1, gia đình phát hiện T. tự tử bằng thuốc diệt cỏ, để lại thư tuyệt mệnh để lại với nội dụng: "Ba má ơi, con xin lỗi. Con chưa báo hiếu được cho ba má. Con sống không được nữa rồi. Mang nỗi oan đó vào người nhưng chẳng có ai tin con nên con xin lỗi ba má đi trước đây....".
Sau khi phát hiện, người nhà đã đưa em T. đi cấp cứu, rồi chuyển ra BVĐK Đà Nẵng. Đến chiều 15/1, em T. được BVĐK Đà Nẵng trả về và đến khuya 16.1 thì em T. tử vong.
Cho rằng việc công an xã Tịnh Bắc đưa em T. đi làm việc mà không có người thân là sai quy trình, nghi ngờ bị đánh đập... nên gia đình đã làm đơn gửi cơ quan chức năng Quảng Ngãi.
Trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tấn Linh chủ tịch UBND xã Tịnh Bắc thừa nhận ngày 11/1, có hai công an xã đến trường THCS Tịnh Bắc mời em T. về trụ sở UBND xã làm việc. Lúc làm việc có cậu của T. (em ruột bà Thái) chứng kiến, sau đó bà Trương Thị Thái – mẹ T. đến viết giấy bảo lãnh đưa T.  về nhà.
“Tôi khẳng định không có chuyện công an xã đánh đập T. Tuy nhiên vì vụ việc có liên quan đến nhiều em khác nên công an huyện đang thụ lý hồ sơ vụ việc”, ông Linh nói.

Ảnh: VTNews
Đại tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng công an huyện Sơn Tịnh cho hay: "Em T. đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp trước đó. Công an cũng đã có giấy mời em T. lên làm việc. Tại đây trước sự có mặt của người nhà, em T. cũng đã khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm cắp".
Ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh cho biết: "Qua báo cáo thì khi làm việc, công an xã Tịnh Bắc có lập biên bản và người thân em T. chứng kiến. Không có chuyện công an xã đánh đập, dẫn đến em T. bức xúc tự vẫn".
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi điều tra làm rõ.
Nguyễn Thanh T. Từ trần vào ngày 16 tháng 1 năm 2016. Gần một năm “điều tra” đã trôi qua nhưng cơ quan chức năng Quảng ngãi” vẫn chưa “làm rõ” được sự việc. Cái chết thương tâm của em, kể như, là đã  chìm xuồng!
Tuy thế, những lá đơn/thư (thượng dẫn) của thế hệ các em đã mang đến cho mọi người một niềm hy vọng. Dù sau hai phần ba thế kỷ bị đầy ải, dầy xéo bởi một bọn cầm quyền lưu manh (và bất cố liêm sỉ) nhưng đức tính tự trọng vẫn còn được giữ nguyên trong lòng dân Việt.

SƠN TRUNG * MỘT NGƯỜI KHÁC, KHÔNG PHẢI CẬU BA


MỘT NGƯỜI KHÁC, KHÔNG PHẢI CẬU BA
SƠN TRUNG


Cụ Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn gọi là Nguyễn Sinh Huy (1862–1929), sinh hai trai, con đầu tên Khiêm, mà giọng Nghệ An đọc là Khơm ,con thứ là Cung, giọng Nghệ đọc là Côông. Hai tên này hợp thành một nhà "không cơm ".[1][2]

Người con thứ có hai tên. Lúc đầu là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành. Sau khi bố bị mất chức quyền, Nguyễn Tất Thành dấn bước giang hồ để tìm kế sinh nhai. Những người yêu nước lúc đó bôn ba sang Tàu, sang Nhật mưu đồ phục quốc, song cha con ông chỉ lo danh vọng, tiền tài. Cụ Bảng lo phục vụ Pháp cho nên trong phong trào chống thuế ở miền Trung năm 1908, nhiều người bị kết án tử hình, trong đó có: Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Ông Ích Đường, Trịnh Khắc Lập, Nguyễn Hàng Chi...Hàng trăm người bị đày ra Côn Đảo, trong đó có: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện, Trần Cao Vân, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế,...Hàng trăm người khác bị đày đi Lao Bảo (Quảng Tri ) , còn cụ Bảng đang làm thừa biện bộ Lễ từ 1906 , đến tháng 5, năm 1909, ông được bổ Tri huyện Bình Khê (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh


Từ khi phiêu lưu khắp chốn, Nguyễn Tất Thành mang trăm mặt nạ , hơn trăm tên giả với giấy tờ giả. Cái tên giả đầu tiên là Nguyễn Văn Ba cho nên ở đây ta gọi Nguyễn Tất Thành là cậu Ba. Gọi Cậu là tôn trọng . Xã hội ta gọi con quan hay người có tiếng tăm là cậu như Cậu Cả Trọng con ruột, và Cả Rinh, Cả Huỳnh con nuôi Hoàng Hoa Thám, cậu Hai Miêng con trai của Huỳnh Công Tấn là chàng trai ngang tàng bênh vực người nhèo và cô thế.  Và trước đây, ông Ngô Đình Cẩn , một ông già trầu,  được đám Cần Lao  gọi là Câu Cẩn một cách  cung kính! Như vậy gọi Cậu là tôn quý chứ không phải xem thường là cậu bé con!

Bí danh hay tục danh cậu Ba thật ra cũng trùng tên với Ba Xạo, Ba Đía, Ba Láp, Ba Trợn, Ba Que...Cái tên đó đã phô bày bản chất dối trá, gian manh của cậu. Đi đâu cậu cũng dối trá, mánh lới và chôm chỉa. Bọn Việt Cộng rêu rao rằng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước nhưng mặt nạ cậu bị rớt khi Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu chưng ra hai lá đơn cậu xin học trường Thuộc Địa! Vậy thì cậu đâu có đi làm cách mạng mà là đi xin làm tôi tớ thực dân! Cậu mới học lớp ba trường làng mà đòi học trường Thuộc Địa như Bùi Kỷ đã đỗ cử nhân Hán học, Trần Trọng Kim tốt nghiệp trường Thông ngôn! Cậu lại đòi học nội trú! Quả là "ăn mày đòi ăn xôi gấc"!
Sang Pháp, cụ Phan Chu Trinh thương tình con bạn nên cho cậu ở chung. Lúc bấy giờ Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền,Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh ở chung một nhà. Các cụ viết báo lấy tên chung là Nguyễn Ái Quốc, cậu Ba liền vỗ ngực xưng là Nguyễn Ái Quốc, đoạt danh hiệu và tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc. Cậu theo Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh làm quen với các chính trị gia Pháp. Cậu tham gia tổ chức Tam Điểm của Đế quốc. Vì nơi đây cậu gặp Phạm quỳnh nên cậu giết Phạm Quỳnh bịt miệng và cũng để khủng bố nhân dân. Cậu nhận tiền của Cộng sản đi rải truyền đơn rồi theo cộng sản. Sang Nga, câu khoe học trường Đông Phương làm bà Sophie Quinn Judge mất công tìm kiếm mà chẳng thấy gì cả!Cậu được Đệ tam quốc tế sai cắp cặp theo hầu Mikhail Borodin - đại diện Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc, trưởng cố vấn chính trị của Tôn Trung Sơn. Tại Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành lại đoạt bí danh Hồ Chí Minh và tổ chức cách mạng của Hồ Học Lãm là người nổi tiếng sau Phan Bội Châu .Chính TDT viết:

Trong nhà tù này Cụ Hồ được biết ở Liễu Châu có tổ chức “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội
Cách mạng Đồng minh Hội có hai lãnh tụ: Trương Bội Công và Nguyễn Hải Thần, cả hai đều đã ở Trung Quốc bốn mươi năm na
y ".(TDT, 58).

Ở đây, tác giả phớt lờ tên Hồ Học Lãm vì không muốn lộ rõ việc Nguyễn Tất Thành tiếm danh Hồ chí Minh của Hồ Học Lãm!

  Lúc này, Đệ tam quốc tế ủy cậu Ba lập đảng Cộng sản Việt Nam. Trung Cộng đã có manh tâm cai trị Việt Nam nên đã sắp đặt tuồng đổi long tráo phụng [3]. Họ cho cậu Ba cùng Hồ Tập Chương trong việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam. (Hồ Tuấn Hùng đúng, Huỳnh Tâm sai lầm khi cho Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Tất Thành là hai người khác nhau).Nguyễn Tất Thành có trăm bí danh trong đó có P.C.Lin và Hồ Quang thì Hồ Tập Chương cũng trùng tên P.C.Lin và Hồ Quang. Việc nhập nhằng này sẽ không làm cho đám Việt cộng ngu muội nghi ngờ. Việc này Trung Cộng đã tuyên bố kín đáo:

-Hồ Tập Chương là Nguyễn Tất Thành
-Hồ Tập Chương sẽ thay Nguyễn Tất Thành
-Nguyễn Tất Thành phải chết, nhường chỗ cho Hồ Tập Chương.

Sau đó là việc Trung cộng báo cho Pháp và Anh bắt giam và thủ tiêu Nguyễn Tất Thành để đưa Hồ Tập Chương thay thế Hồ Chí Minh, để sau 1945, ông thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, lèo lái Việt Cộng thành đội quân lê dương mở đường cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam và châu Á, châu Phi..



Vì HồTập Chương là Hồ Chí Minh giả mạo cho nên Trung Cộng cố tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành, là Nguyễn Ái Quốc. Công việc đầu tiên là họ tung ra tập Ngục Trung Nhật Ký của một kẻ vô danh và gán cho Hồ Chí Minh để chứng minh rằng HCM hiện tại là HCM thật, từng bị Quốc Dân đảng bắt giam, và HCM rất giỏi, có tài làm thơ chữ Hán. Nhưng tuồng này cũng gây khốn đốn cho Việt Cộng vì bị GS Lê Hữu Mục vạch mặt và bọn họ lúng túng biện hộ, che đậy!
Việc nữa là ông Hồ giả viết hoặc sai bộ hạ viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch với bút hiệu Trần Dân Tiên, và Vừa đi đường vừa kể chuyện với bút hiệu T. Lan để cố gắng thuyết phục ông là Hồ thiệt.

Ngoài ra tác phẩm này còn biện minh việc Nguyễn Tất Thành còn sống chứ không chết năm 1932. Ông viết Ông Lô-dơ-bai lại bệnh vực ông Nguyễn, cứu ông ra khỏi nhà tù và với sự giúpđỡ của vợ và bạn ông, ông bí mật tổ chức cho ông Nguyễn trốn.Việc đi trốn được tổ chức rất chu đáo. Mật thám Pháp rình mò xung quanh nhà tù, sở cảnh sát trung ương, và nhà ông Lô-dơ-bai, mà không hay gì hết.Ông Nguyễn trốn đi, đóng vai một nhà buôn to Trung Quốc. Từ Hương Cảng đến nhà một người bạn thân của ông Lô-dơ-bai ở một thành phố khác.(TDT,52)



Trong bài này, người viết đề cập đến quyển NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ HỒ CHỦ TỊCH của con ma Trần Dân Tiên. Tác phẩm này được bọn văn nô ca tụng hết mình trong lời nói đầu xuất bản 1948:

-Nó cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch
- Nó là nguồn tư liệu tham khảo của rất nhiều công trình quan trọng nghiên cứu về Hồ Chí Minh, ví dụ: Hồ Chí Minh tiểu sử, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử...

Quyển này có những điểm đáng chú ý như sau:Toàn là nói láo

1.Gia đình cậu Ba

Dối trá, tô vẽ sai sự thực là đặc tính phổ quát của cộng sản. Để chứng minh ông khách gia này là Nguyễn Tất Thành, ông khoe khoang như sau về cụ Nguyễn Sinh Sắc:

Cụ là người chí sĩ yêu nước đầu tiên đứng lên chống lại bọn đế quốc Pháp xâm lược. Cụ tổ chức những phần tử trí thức và nông dân Trung bộ, lãnh đạo họ đấutranh gian khổ chống bọn xâm lược, trải qua chín, mười năm. Tuy Cụ đã mất nhưng tên Cụ trở thành tượng trưng cho lòng yêu nước. (Trần Dân Tiên, tr.5)

Câu này không đúng sự thực vì từ 1901, thi đỗ Phó bảng, cụ ra làm quan. Trong khi các chí sĩ tranh đấu chống sưu cao thuế nặng ở miền Trung năm 1908 bao người bị tù, bị giết, năm 1909, cụ được thăng tri huyện Bình Khê, Bình Định.

Nói theo danh từ Việt cộng, cụ Bảng có " nợ máu với nhân dân" vì uống rượu say đánh chết người!

-Cụ Bảng ra làm quan với Pháp, con trai cụ là Nguyễn Sinh Khiêm, con gái cụ là Nguyễn Thị Thanh làm việc tại tòa Khâm Huế, và cậu Ba đi Pháp mong học trường Thuộc để làm tay sai Pháp thế mà bọn Việt Cộng ca tụng gia đình này là một gia đình cách mạng!

2. Tác giả quá nhiều tưởng tựơng.

Năm 1932, ông Hồ được thả , vợ chồng luật sư Frank Loseby thường đến thăm ông Nguyễn, đem cho ông quà bánh, sách báo và cả đồ chơi giải trí. (TDT, 51)

Ông Hồ là trẻ con sao mà tặng đồ chơi?

3. Đi lậu
 Đi tàu viễn dương đắt tiền cho nên nhiều người như Nguyễn Văn Tạo (1908-1970) là một nhà báo,  một người Cộng .đã đi lậu vé tàu thủy qua Pháp. Việc này do nhóm lưu manh quốc tế và lưu manh Saigon lo liệu.
Mang tên giả, căn cước giả ắt là đi lậu. Đã đi chui, đi lậu thì làm sao chường mặt ra với các nhân viên trong tàu, làm sao có thể làm phụ bếp như lời bác nói! Không lẽ tụi Pháp nó không xét giấy tờ?Không lẽ tụi Pháp đễ dãi hơn công an Việt Cộng sao? 
Bởi vậy, Nguyễn Xuân Tới cho rằng bác đã đi theo đường dây xuất cảnh lậu như một đoạn trong phim xã hội đen:"Một cái giỏ từ trên boong tàu thả xuống, Thành ngồi trên cái giỏ ấy và lập tức được kéo lên"(  NGUYỄN THIÊN THỤ TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH, Nguyễn Xuân Tới..XVIII).

 Cậu Ba là di dân lậu nên đã có giấy tờ giả tên Nguyễn Văn Ba. Việc cậu lên tàu xin việc là chuyện khó. Cậu không rành việc nấu ăn cho nên khó lòng được làm phụ bếp. Chắc chắn cậu Ba là di dân lậu, sau khi đến bờ là ở nhà người ta làm gia nhân. Sau này cậu Ba gia nhập các băng đảng, trong đó có đảng Xã hội và đảng Cộng sản, được họ cấp các giấy tờ cần thiết. Còn các lần trước, cậu Ba e đi chui như đoạn văn sau đây của "bác" viết khi "bác" lên tàu Nga:
“Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu… không có giấy phép?”
“Đúng, tôi bí mật.”
“Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?”
Không
.”(NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH X), tr.33)

Luật sư Nguyễn Văn Chức cho biết năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đuợc CS Pháp thuê mướn đi rải truyền đơn. Bị mật thám Pháp truy nã, y được đảng CS Pháp bố trí cho sang Đức, rồi từ Đức đáp xe lửa đi Mạc Tư Khoa. Giấy thông hành của y (số 1829, đề ngày 16/06/1925 đóng dấu toà đại sứ Nga tại Bá Linh) ghi : Chen Wang, sinh ngày 15/01/1895 tại Đông Dương, làm nghề thợ ảnh. (Nguyên văn : Chen Wang né le 15 Janvier 1895 à Indochine, profession : photographe.(NGUYỄN THIÊN THỤ * TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH, CXXXII)

Có giấy tờ giới thiệu nhưng thói quen gian trá, cậu vẫn đi chui cho khỏi tốn tiền! Vả lại,  bản chất là dân "cá gỗ" lại nghèo rớt mồng tơi,  cậu đi chui là tất yếu!
Vì đi lậu cho nên những việc phụ bếp trên tàu  và các việc khác cũng chỉ là nói dối. Họ muốn nói cậu ở trên tàu  cũng như học Quốc Học, làm thầy giáo, học trường Bách Công, học nghề BaSon cũng chỉ muốn tô cái danh hiệu công nhân cho câu Ba. Nhưng cậu đâu có phải tay nghề cao để xứng là công nhân như Engels định nghĩa!

Ông Hồ giả viết về việc làm phụ bếp:


Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.(TDT, 9)

Đoạn này cũng quanh co, tối tăm vì đoạn đưới cụ Hồ giả cho biết trong tàu có thang máy (TDT, 17)  thì đâu cần bậc thang!

-Bậc thang đâu phải sàn nhà bằng phẳng, làm sao có thể kéo một rổ rau to và nặng lên các bậc thang?
-Phụ bếp làm việc ở hầm và bếp, sao phải  đem rau lên sàn tàu cho sóng đánh?
-Tây mà học quốc ngữ ư?

- Nếu cậu làm phụ bếp, sao có thể mom men đến hạng nhất? Ông Hồ giả nêu lên việc này để chứng minh rằng ông là Nguyễn Tất Thành, quen biết Bùi Quang Chiêu. Đó là trò khoe mẽ! Hơn nữa, nếu cậu Ba đi lậu thì được đưa vào nấp trong các thùng, các xó kẹt, làm sao dám chường mặt ra?

-Xã hội nhà bếp tuy nhỏ cũng có nhiều giai đoạn và giai cấp. Không rành nghề, không có giấy tờ đàng hoàng thì rất khó xin việc. Nếu được nhận, ban đầu chỉ là rửa bát , chùi nồi, lên nữa là lặt rau. Sau nữa mới được tỉa rau củ, thái thịt. Và phải lâu lắm mới làm bếp.
Ông Hồ giả bày ra việc cậu Ba  việc câu Ba  gọt măng tây, làm bếp  và làm bánh (TDT, 16.)
Nhưng làm bếp cũng phải có bằng cấp chứ không phải tay ngang nào cũng đứng ra nấu nướng, chiên xào. Thế mà ông Hồ giả nói thánh nói tướng việc cậu Ba gọt măng tây Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì (TDT.8)
Câu văn trên cũng cho ta thấy trong bếp cũng có kỷ luật chứ không phải làm gì cũng được. Cậu Ba nhiều lần vi phạm , chắc chắn bị đuổi! và cuộc đời phụ bếp coi như đứt phim!

- Cậu Ba không phải là người phụ bếp hay rửa bát vì không hiểu luật lệ Tây phương. Hay nói đúng hơn, ông Hồ giả chưa bao giờ làm phụ bếp dưới tàu viễn dương.

4. Ông lòi ra cái đuôi cáo dài lê thê khi ông tả việc ông rửa bát:

Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v. thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:
“Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?”
“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.”
“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi.” Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên
..(TDT,16)

Ở đất liền, đồ ăn dư có thể cho người nghèo, hoặc bỏ vào thùng cho bọn bươi rác kiếm đồ ăn. Còn ở biển hàng tháng, rác rến, đồ ăn dư thừa phải đổ xuống biển, không thì sình thúi, cả tàu không ai chịu nổi.  Người ta vứt bỏ đồ ăn dư thừa, là Cậu Ba giữ lại như thế là mất vệ sinh  chắc chắn bị đuổi việc. Dù ở đất liền,  chủ có chấp nhận việc này không vì kinh doanh khác với việc làm từ thiện. ? Chẳng qua ông Hồ giả bày chuyện này để khoe lòng nhân đạo của ông và của cậu Ba! Và điều này chứng tỏ ông  Hồ giả không hề làm phụ bếp trên tàu.

5. Ông nói ông ở phòng nhỏ và kể :

Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một việc gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến, ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.(TDT,22)

Tục ngữ có câu: "Giấy không bọc được lửa", thế mà ông Hồ giả tưởng tượng ra việc lấy viên gạch đã để suốt ngày trong lò ra bọc trong những tờ báo và đem lên phòng. Gạch nung suốt ngày thì nóng vài trăm độ hay ngàn độ thì ông lấy gì mà kéo ra ra? Gạch nóng bọc giấy mà không cháy ư? Và trong lò bếp không ai trông nom ư?

Nếu ông đưa nó lên phòng mà không cháy chăn màn và nệm ư? Âu Mỹ sợ nhất cháy nhà. Lẽ nào họ không thấy mà để ông tự tung tự tác theo kiểu nhà quê của ông ư?Nếu gạch nóng vừa thôi thì chẳng có tác dụng vào lúc lạnh dưới 20-40 độ âm. Nói và viết như vậy có ích gì? Không lẽ "bác" khoe nghèo ư? Bác là người đi tiên phong trong trường phái Ba Giai Tú Xuất sản sinh ra những chuyện đuốc sống Lê Văn Tám đuốc sống, La Văn Cầu lấp lỗ châu mai...


6. Có những điều rất thật, rõ ràng như ban ngày mà ông Hồ chối bay
Ông cho rằng :Bọn đế quốc bịa đặt rằng những người cách mạng đó là tay sai của Quốc tế thứ 3, của Nga và nhiệm vụ của họ là phá hoại nền thống trị các nước.Đế quốc Anh cho rằng ông Nguyễn là tay sai của Nga. (TDT, 48)... Nhật thả truyền đơn nói Việt Minh phản lại độc lập Tổ quốc.
Việt Minh bị Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô mua chuộc
Việt Minh là cộng sản, là chuyên chế.
Việt Minh là độc tài đỏ
(TDT,62-63)

7. Tuyên truyền giả dối

Cậu Ba mạo danh rồi  tiếm danh Nguyễn Ái Quốc của các nhà cách mạng tiền bối. Câu Ba và bọn thủ hạ cũng lấy các tác phẩm tranh đấu của các bậc tiền bối làm của họ.
 Với danh nghĩa của tổ chức này, ông đã đưa những yêu cầu ra trước hội nghị Véc–xây.
Yêu cầu gồm có 8 khoản. Những khoản chính là:
Việt Nam tự trị
Tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do đi lại, đại xá tù chính trị  Quyền lợi bình đẳng giữa người Pháp và người Việt Nam
Bãi bỏ việc ép dân mua rượu và thuốc phiện. Bãi bỏ thuế đinh (người), thuế muối và sưu dịch.
Những yêu cầu ấy gửi đến cho các đoàn đại biểu đồng minh và tất cả nghị viên của Quốc hội Pháp.(TDT.18)

Đoạn này rất tối tăm và mơ hồ dường như ông Hồ giả cũng như ông Hồ thật chưa đọc qua bản Le Procès de la Colonisation Francais  của nhóm  Nguyễn Ái Quốc. Và việc này chắc do bọn văn nô thêu dệt để tỏ lòng trung thành với chủ!
Nhưng chính ông Hồ giả lại thú nhận:
Cũng nên nhắc lại ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy giờ, ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp. Cũng nên nhắc lại là ông Phan Chu Trinh và ông Phan Văn Trường không tán thành hoạt động của nhóm Việt Nam yêu nước, vì các ông ấy cho nhóm thanh niên là trẻ con.(TDT,18)

Các nhà khảo cứu trong đó có bà Nguyễn Thụy Khuê cho rằng các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trên là tác phẩm do các tay khoa bảng giỏi Tây học và Hán học, còn cậu Ba trình độ lớp ba trường làng làm sao viết nổi mà khoe
Bà Nguyễn Thụy Khuê viết :
 Về "Bản án chế độ thực dân Pháp" Hồ Chí Minh chỉ nói một câu: ""Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển: "Bản án chế độ thực dân Pháp"; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia". (Trần Dân Tiên, trang 37).
 Việc ông cho rằng: "quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia", chứng tỏ ông chưa đọc "Bản án chế độ thực dân Pháp" khi ông viết dòng chữ này, và ông đã vô tình hạ giá tác phẩm: chẳng có cuốn sách nào của người Pháp lại viết về tội ác của một thành phần dân tộc mình, như thế, lưu trong thư viện, để cho ông chép lại.[4]
 
 
Mục đich đánh bóng chế độ,tác giả ca tụng hiến pháp 1946 nhưng thực tế đó là những lời hứa suông của Cộng sản khắp nơi

Những đặc điểm của hiến pháp là:
Tôn trọng các quyền tự do dân chủ như:
Tự do tín ngưỡng, lập hội, v.v.
Nam nữ bình đẳng,
Chủng tộc bình đẳng,
Tất cả mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luậ
t. (TDT,77)


Cộng sản bao giờ cũng dối trá, gian lận. Cộng sản tung hỏa mù cho nên nhiều người Việt Nam và Âu Mỹ bị lừa dối. Tài liệu của Wikipedia không thống nhất. Một tài liệu ghi:

 Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản (Wikipedia. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941), và tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản ông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam,nhưng chú 16 của bài này cho biết trong Thư của Nguyễn Hưng Đạt từ Matxcơva đăng trên BBC, ông Đạt cho hay "Ông Nguyễn chưa bao giờ là Cục trưởng Cục Phương Nam của Quốc tế Cộng sản III như báo Nhân dân 05.09.1969 nêu" và "Cũng không thấy có cái Cục này trong Kho lưu trữ Liên bang, phần Tài liệu về các Quốc tế Cộng sản II và III."

Một Wikipedia viết: Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Wikipedia- Hồ Chí Minh).
Mặc dù tài liệu cộng đảng giấu chuyện Hồ xuất thân từ trường Stalin nhưng mới đây thư khố Nga giải mật, cho ta biết là gần hết cán bộ cao cấp của đảng VC , trong đó có Nguyễn Ái Quốc, đều xuất phát từ lò ‘Viện Thợ Thuyền Ðông Phương’tức trường Công Nhân (.Communist University of the Toilers of the East). Trường này được Lenin thành lập ngày 21-4-1921, để huấn luyện các cán bộ cộng sản vùng Châu Á, nên gọi là Viện Phương Ðông, là một trường sơ cấp hay trung cấp chứ không phải đại học như các đại học Havard, MIT, Cambridge,Sorbonne đòi hỏi điều kiện là sinh viên phải có bằng tú tài hoặc giấy chứng nhận đã học hết chương trình lớp 12 trung học. Có nơi còn đòi sinh viên phải có bậc điểm A hay +B, hoặc phải trải qua cuộc thi.  Cộng sản tô vẻ, nâng cấp đại học Phương Đông cho oai, thực ra chỉ là một trường đào tạo cán bộ sơ cấp!Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú đều chưa học hết tiểu học hay trung học. Sophie Quinn Judge đã lục lọi hồ sơ sinh viên năm 1924 của trường Phương Đông thì thấy có số sinh viên châu Á như sau:
-Đại Hàn: 67 sinh viên;
-Trung quốc: 109
-Malaysia hoặc Indonesia: 6
-Mông Cổ:16
Tuyệt nhiên không có tên Hồ Chí Minh trong hồ sơ trước 1936. (The Missing Years, 55-56)[5]
Thôi, chẳng bàn luận chi. Dầu cậu Ba học hay không học trường Phương Đông thì cái trường đó cũng chỉ là một trường Tiểu học, một trường huấn luyện cán bộ xã thôn, vì học viên chỉ là lớp ba trường làng hay tiểu học, ngoài trừ một số xuất thân tư sản, có học trường Pháp, hay du học bên Pháp như Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai...

 Như vậy là Hồ Chí Minh hai lần nói dối về việc học  mà sự thực ông không được học trường Quốc Học vì ông không có bằng tiểu học để học trường Quốc Học là trường Cao đảng Tiểu học tức trường trung học đệ nhất cấp (Quốc gia) hay trường cấp hai phổ thông (Cộng sản), và  ông cũng không học trường Đông Phương của Nga vì họ cho ông thấp kém nhưng ông cứ đi nói với các bạn bè và khai man rằng ông là sinh viên Đại Học Phương Đông của Nga.
Bà Sophie cũng tìm kiếm trong hồ sơ Quốc tế III, cũng không thấy có cái ban Nam Á như Việt cộng nói. Bà cho biết Comintern có ban Đông phương lập từ 1922, sau đó bị phê phán là làm việc không có nguyên tắc nên dẹp đi, đến năm 1923 thì tái lập, do Karl Radex cầm đầu, trong đó có ba tiểu ban là:

-Tiểu ban Cận Đông trông coi Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Seria, Palestine, Morocco, Tunisia, Algeria và Persia.
-Tiểu ban Trung Đông: Ấn Độ, Đông Dương, và Indonesia
-Tiểu ban Viễn Đông: Nhật Bản, Triều Tiên , Trung Quốc và Mông Cổ (The Missing Years, 62) Tuyệt đối không có ban Phương Nam cho bác lãnh đạo!

Bà cũng cho biết tài liệu Le Procès de la Colonisation Francais chẳng thấy ở Bảo Tàng viện Comintern. Bà cũng cho biết tháng 4-1924, Nguyễn Tất Thành được cấp thẻ với hàng chữ "non- staff worker", nghĩa là ông Hồ không phải hạng làm việc cho Comintern (The Missing Years,55).



Ngoài việc cố thuyết phục Hồ giả là cậu Ba, ông Hồ giả hoặc bọn văn nô đã ca tụng tánh khiêm nhường của Hồ giả: 
Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình...Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn.Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá,bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”(TDT,3)
nhưng chính ông bịa hoặc sai bọn chân tay ca tụng ông. Đây thật là "một khiêm tốn bằng bốn kiêu căng "!

Ông Hồ năm 1945 được 55 tuổi ta, thế mà ông muốn mọi người gọi ông là Cụ ( Cụ Nguyễn Ái Quốc, và tôn ông là " Cha già của dân tộc ".(TDT, 89)

Viết sách trên, Hồ giả đề cao Cậu Ba mà cũng tự đề cao y. Bàn về con người HCM, Trần Đức Thảo đã nhận định vô cùng chính xác: Tự viết Hồi ký khen tặng chính mình là một thứ cao ngạo, giả dối cao độ. Khát vọng quyền lực, khát vọng một lãnh tụ được tôn sùng tuyệt đối là có thật noi con người Hồ Chí Minh. Và ông dùng mọi thủ đoạn, nếu cần, để đạt được (Tri Vũ. TĐT... trang 348)

Con người và việc làm của cộng sản là gian trá. Ngục Trung Nhật Ký, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Vừa đi đường vừa kể chuyện và bao điều khác nữa toàn là lừa bịp!  Tóm lại ,  qua quyển Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch  cho ta thấy  cơ quan tình báo Hoa Nam, Hồ Tập Chương và bọn thủ hạ đã thất bại trong việc chứng minh Hồ Tập Chương là cậu Ba Nguyễn Tất Thành. Hồ Tập Chương không phải là Cậu Ba cho nên viết sai, viết láo về cậu Ba. Theo lịch sử Việt Cộng , cậu Ba làm bồi tàu, tha phương cầu thực trời Âu -- nhưng chưa chắc là  đúng vì Ciộng sản cái gì cũng dối trá -- Hồ Tập Chương cũng viết về bồi tàu, ở trọ tại khách sạn nhỏ... nhưng lại cho ta biết Hồ Tập Chương chẳng biết gì việc làm bồi tàu và đời sống ở khách sạn nhỏ  bên Âu, Hồ Tập Chương không phải là cậu Ba!

Cộng sản gian manh nhưng những điều sau đây là sự thật:
-Trung Cộng lợi dụng Việt Cộng làm đội quân lê dương để xâm chiếm Á Phi và đánh gục Mỹ để chiếm ngôi vị bá chủ hoàn cầu. Chính Lê Duẩn đã thú nhận Việt Cộng là tay sai Nga, Tàu.
-Trung Cộng đem tiền bạc, vũ khí và người vào đảng Cộng sản Việt Nam, biến Việt Cộng thành con nợ,phải cắt biên cương, nhưởng hải đảo cho Trung Cộng. Hồ Tập Chương chính là một thủ đoạn của đế quốc Trung Cộng xâm lược, và bọn Việt Cộng là bè lũ bán nước, hại dân!


_____

CHÚ THÍCH


[1].Trường Lam Hồ Sĩ Sênh. Xứ Nghệ nhiều vùng có tiếng địa phương rất riêng và số ít nay vẫn còn. Tiếng "công" người vùng Kim Liên gọi trại đi thành "côông". Cũng như tiếng "ông" gọi là "ôông", ra đồng gọi là "ra đôồng"… Vì vậy cái tên Công hay Côông cũng chỉ là một mà thôi, dù âm tiết có khác. Cái tên "Khơm Công" nói lái thành "Không Cơm" cũng có thể là "Khơm Côông" là " Khôông Cơm", ý nói nhà rất nghèo chẳng có gì!

http://www.geocities.ws/xoathantuong/tl_tanman.htm

[2]. Kim Oanh thuật lại câu chuyện giữa ông Khiêm và Hồ Chí Minh sau 1945:“Anh còn nhớ chuyện “Khơm công” không?”. Bác Hồ lại nói luôn: “Chẳng những mình “Khơm công”, mà hàng chục triệu đồng bào thời đó cũng “Khơm công” (Khơm công nói lái lại là không cơm, ý nói thời niên thiếu của Bác và gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc túng thiếu). http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Nhung-cuoc-gap-cam-dong-cua-Bac-Ho-voi-nguoi-than-324727/

[3].Nguyễn Tất Thành ở tù Hương Cảng cũng không qua khỏi tử hình, vì tội làm điệp viên KGB. Năm đó Tất Thành hưởng dương đúng 40 tuổi (1892-1932).Với một thủ đoạn mới, Hoa Nam dựng đứng nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho sống lại, bằng cách Hồ Chí Minh tự nhận là Nguyễn Tất Thành vẫn sống và có sáng tác được một tập thơ Hán...chứng minh tác phẩm thơ "Nhật kí trong tù" đang có trên tay, ghi ngày, tháng, năm na ná trùng hợp năm Nguyễn Tất Thành sinh trưởng. Từ đó người chết, thơ vô chủ được cài cắm vào Hồ Chí Minh hứa hẹn đưa dân tộc Việt Nam vào một ngõ rẽ thống trị của Cộng sản phương Bắc..Huỳnh Tâm. http://huynh-tam.blogspot.ca/2014/05/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-1_5576.html.


Trước Huỳnh Tâm, Hồ Tuấn Hùng cho biết Hồ Chí Minh là người Miêu Lật ( Khách Gia ) , Đài Loan tên là Hồ Tập Chương. Huỳnh Tâm cũng công nhận Hồ Tập Chương và Hồ Chí Minh chỉ là một người do Quốc tế Cộng sản sắp xếp trong một liên kết bí mật. ...họ đã can thiệp vào sự hình thành những tổ chức Cộng sản Đông Dương
https://huynh-tam01.blogspot.ca/2016/06/giai-ma-nhan-vat-ho-chi-minh-ky-1027.html

Theo Huỳnh Tâm, năm 1956, Mao Trạch Đông thay một người Hoa khác đóng vai Hồ Chí Minh.Theo tự dạng, khuôn mặt, các nhà nghiên cứu quốc gia cho rằng có nhiều Hồ Chí Minh chứ không phải một hai.
[4]. Thuỵ Khuê. Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản (Phần 2b).
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20101119-phu-luc-nguyen-ai-quoc-lai-lich-va-van-ban-phan-2b
[5].  Trước hết, nếu ông Sokolov chỉ dựa chủ-yếu vào văn-khố Nga ở Mạc-tư-khoa để nhận diện được 54 người thì tác-giả Vy Thanh đã đi lục vào văn-khố hải-ngoại của Pháp (Archives nationales d’Outre-mer) ở Aix-en-Provence để tìm ra tới 80 người. Đây là những “fiches” của Mật-thám Pháp (Sȗreté) ở ngay Pháp, Hà-nội, Sài-gòn và đôi khi cả ở Trung-quốc theo dõi những cá-nhân này hay những bản tự khai của một số trong đó, mà có bản dài đến cả trăm trang. Dùng những tài-liệu văn-khố này là những tài-liệu đương-thời, tác-giả Vy Khanh đã đối-chiếu được tên tuổi, hành tung của hầu hết những người có tên trong danh-sách của ông Sokolov.
Xong ông lại dựa vào những nguồn thông tin công-cộng mà Cộng-sản VN đã đưa ra về những người của họ từ Hồ Chí Minh trở xuống, tức hàng trăm cuốn sách, đôi khi khá mâu thuẫn, viết về người này hay người khác. Và sự thật dễ bật ra từ những sự so sánh, đối-chiếu các nguồn tin. Giá trị cuốn sách của tác-giả Vy Thanh nằm ở chỗ đó. Ta chỉ cần lật qua lật lại một số tiểu-sử được ghi nhận trong sách, đủ thấy tầm quan-trọng của cuốn KYTB như các mục về:
Bùi Công Trừng (s. 1905), tên Nga Gia-o hay Dao (trang 300-303 trong sách)
Dương Bạch Mai (s. 1904), tên Nga Bourof hay Burov (trang 309-318)
Hà Huy Tập (s. 1906), tên Nga Sinikine hay Sinichkin (trang 328-333)
Hoàng Đình Giong (s. 1904 hay 1907), tên Nga Van Tan (trang 338-377), một vị tư lệnh địa-phương khá nổi với đầy đủ hình ảnh và phóng-ảnh các tài-liệu
Lê Huy Doãn, tức Lê Hồng Phong (s. 1902), tên Nga Mikhail Litvinov (trang 381-396)
Nguyễn Văn Dựt (hay Long) (s. 1909), tên Nga Svan hay Svans (trang 412-416)
Nguyễn Thị Khai, còn có tên là Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Thái Lan, La Copine v.v. (s. 1912), tên Nga là Phan Lyan (trang 429-464) với đầy đủ hình họ, phóng-ảnh các tài-liệu
Nguyễn Khánh Toàn (s. 1905), tên Nga Minin hay Minine (trang 477-483)
Nguyễn Văn Trân (không phải “Nguyễn Văn Trấn”) (s. 1908), tên Nga Prigornyi hay Frigorni (trang 483-491)
Nguyễn Thế Vinh (s. 1904), tên Nga Tap-Khi-Khen (trang 496-499), sau bị chính Việt Minh giết
Trần Văn Giàu (s. 1911), tên Nga Ho Nam (trang 515-525)
Trần Văn Lắm (s. 1902), tên Nga Al’tman (trang 527-530)
Trần Đình Long (s. 1904), tên Nga Pevzner (trang 530-534)
Trần Phú (s. 1904), tên Nga Likvei hay Li-Kvei (trang 537-540), v.v.
( Nguyễn Ngọc Bích . Về 2 cuốn sách của tác giả Vy Thanh.
http://www.danchimviet.info/archives/77631/ve-2-cuon-sach-cua-tac-gia-vy-thanh/2013/07

No comments:

Post a Comment