Pages

Monday, February 27, 2017

HOÀNG VĂN HOAN



Ông Hoàng Văn Hoan và vụ thanh trừng 1979

  • 9 giờ trước
Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur tại Dehli năm 1954 
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ông Hoàng Văn Hoan (thứ nhì từ trái sang) lãnh đạo phái đoàn Việt Minh đứng cạnh Thứ trưởng Ấn Độ KG Mathur (đeo kính) tại Dehli năm 1954, bên trái ông Mathur là ông Hà Văn Lâu
Nhân kỷ niệm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979, BBC đăng lại bài của tiến sĩ Balazs Szalontai về số phận ông Hoàng Văn Hoan, người từng là lãnh đạo cao cấp nhưng bị 'tử hình vắng mặt' vì chạy theo Trung Quốc:
Khi đã lưu vong ở Trung Quốc (TQ), Hoàng Văn Hoan, nhân vật lãnh đạo vào hàng cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đào thoát ra nước ngoài từ trước tới nay, nói rằng sau cuộc chiến Việt - Trung, có tới 300.000 đảng viên thân Trung Quốc bị phe “thân Liên Xô” của Lê Duẩn loại bỏ.
Một cuộc thanh trừng nội bộ quả đã diễn ra trong 1979-80, nhưng như hồ sơ Hungary tiết lộ, ông Hoan đã phóng đại nhiều về tầm mức.
Việc thanh trừng vừa là nỗ lực bóc tách các “phần tử thân TQ” thật sự và tiềm năng, nhưng nó cũng là biểu hiệu của khủng hoảng kinh tế - xã hội ăn sâu ở VN.

Vai trò cá nhân

Sự đóng góp của ông Hoàng Văn Hoan cho phong trào Cộng sản VN không to lớn như ông nói mà cũng không nhỏ bé như phát ngôn nhân của Hà Nội cáo buộc sau khi ông đã bỏ trốn sang Trung Quốc.
Là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, ông có thời gian dài ở TQ. Trong cuộc chiến kháng Pháp, ông giữ chức thứ trưởng quốc phòng.
Năm 1948, ông được giao việc thành lập Văn phòng Hải ngoại ở Thái Lan, và sau đó là đại sứ đầu tiên của Bắc Việt ở Trung Quốc.
Mặc dù là thành viên thứ 13 trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956, và sau này vào Bộ Chính trị, nhưng Hoan không thuộc vào nhóm lãnh đạo chủ chốt nhất.
Vị trí cao nhất ông từng giữ là phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, và không nằm trong Ban Bí thư đầy quyền lực. Kết quả là, vị trí của ông bị lung lay hơn trước biến đổi trong quan hệ Việt - Trung, khi so với Trường Chinh hay Lê Duẩn là những người luôn có thể giữ vị trí, cho dù Hà Nội thân thiện với Bắc Kinh hay không.
Được biết vì tình cảm thân thiện với TQ, ông Hoan đạt đỉnh cao sự nghiệp vào đầu thập niên 1960 khi Bắc Việt tạm thời có thái độ thân TQ trong tranh chấp Liên Xô - TQ. Năm 1963, khi Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị thay bằng Xuân Thủy (thân TQ hơn), ông Hoan cũng thành Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng.
Nhưng trong giai đoạn 1965-66, quan hệ Xô - Việt bắt đầu cải thiện, cùng lúc với căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong môi trường mới này, ban lãnh đạo cảm thấy cần thay cả Xuân Thủy và Hoàng Văn Hoan bằng những cán bộ ít dính líu hơn đến chính sách thân TQ trước đây của ban lãnh đạo Hà Nội.
Năm 1971-72, Hà Nội bất mãn vì Trung - Mỹ làm hòa, có vẻ càng làm vị thế ông Hoan bị suy giảm.
Dù vậy ông vẫn là nhân vật quan trọng trong quan hệ Việt - Trung.
Ví dụ, năm 1969, chính ông đã giúp hoàn tất cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn quanh viện trợ kinh tế của TQ. Tháng Năm 1973, ông tiến hành hội đàm bí mật tại Bắc Kinh về vấn đề Campuchia.
Năm 1974, ông Hoàng Văn Hoan cùng Nguyễn Côn, Bí thư Trung ương Đảng, đi TQ để “chữa bệnh”, nhưng có thể sứ mạng thực sự lại liên quan đến đàm phán biên giới bí mật Việt - Trung từ tháng Tám tới tháng 11, mà kết quả đã thất bại.
Lãnh tụ Bắc VN, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959 
Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Lãnh tụ Bắc VN, ông Hồ Chí Minh ăn trưa cùng Chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ tại Bắc Kinh tháng 8/1959
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về Campuchia và Hoàng Sa đã không thể hàn gắn và làm cho Hoàng Văn Hoan không còn có thể đóng vai trò trung gian thành công. Lê Duẩn và các đồng chí kết luận họ không còn cần ông nữa. Những liên lạc của ông với Bắc Kinh nay bị xem là rủi ro an ninh.
Sau Cuộc chiến Việt Nam, những cán bộ mà Lê Duẩn không còn cần hoặc tin tưởng dần dần bị thay thế. Năm 1975, công chúng không còn thấy Nguyễn Côn, và năm sau, Hoàng Văn Hoan bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1979, khi xung đột Việt - Campuchia và Việt - Trung lan rộng thành chiến tranh, vị trí của ông Hoan càng trở nên bấp bênh. Sang tháng 6, ông quyết định đào tẩu.
Lấy cớ ra nước ngoài chữa bệnh, ông đã xuống máy bay ở Pakistan và sang Trung Quốc, ở lại đó cho tới ngày qua đời năm 1991.
Tại nhiều cuộc họp báo, Hoàng Văn Hoan giải thích sự đào tẩu bằng cách nhấn mạnh ông đã từ lâu chống đối chính sách của Lê Duẩn, mà theo ông là đã biến Việt Nam thành vệ tinh Xô Viết, làm người Hoa bị phân biệt đối xử, và dẫn tới việc chiếm đóng Campuchia. Cáo buộc của ông một phần dựa trên sự thật, vì ngay từ tháng Giêng 1977, Đảng Cộng sản VN đã dự định giải tán và tái định cư một phần cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.
Hiệp ước Việt - Xô 1978 cũng là một phần quan trọng cho sự chuẩn bị đánh Campuchia.
Nhưng mặt khác, ông Hoan và phía bảo trợ là Trung Quốc dễ dàng bỏ qua là năm 1978, Việt Nam vẫn tìm cách tránh phụ thuộc Moscow quá mức bằng việc cải thiện quan hệ VN - Asean, và thảo luận cả khả năng gia nhập Asean trong tương lai.
Sự đào thoát của ông Hoan hẳn làm Bộ Chính trị vô cùng lúng túng vì họ vẫn quen tự mô tả mình là mẫu mực đoàn kết.
Bắc Kinh càng làm vết thương thêm đau rát. Hai ngày sau khi tới Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan được Tổng Bí thư Hoa Quốc Phong đón tiếp, và ông Hoa tuyên bố “những kẻ phá hoại tình hữu nghị Việt - Trung sẽ vỡ đầu”.
Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội 
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các ông Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh bên linh cữu Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 ở Hà Nội
Mặc dù Việt Nam nhấn mạnh sự trốn chạy của Hoàng Văn Hoan chỉ là trường hợp riêng lẻ, nhưng Bộ Chính trị biết chính sách của họ không được toàn dân ủng hộ.
Mùa xuân 1979, khi giới chức bắt 8000 Hoa kiều tái định cư từ Hà Nội vào “Vùng Kinh tế Mới”, nhiều người Việt Nam đã không đồng ý khi các đồng đội người Hoa của họ bị buộc ra đi. Khác biệt cũng tồn tại trong nội bộ lãnh đạo.
Tháng Sáu 1978, Trường Chinh và Lê Văn Lương ban đầu phản đối việc thông qua nghị quyết gọi TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất của VN.

Khủng hoảng xã hội

Sự thanh trừng không lớn như ông Hoàng Văn Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Quyết loại bỏ những thành phần “bội phản”, giới chức có những biện pháp khắc nghiệt. Người Mèo và các cộng đồng thiểu số khác một phần đã phải ra đi khỏi các tỉnh miền bắc. Tại phiên họp của Ban Chấp hành Trung ương trong tháng Tám, ban lãnh đạo bàn vụ Hoan trốn thoát và chỉ trích ngành an ninh.
Nhiều cán bộ cao cấp, như Lý Ban, cựu thứ trưởng ngoại thương có gốc Hoa, bị quản thúc. Tháng Giêng 1980, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn bị buộc về hưu. Kiểm soát ngành an ninh được chuyển sang cho một ủy ban mới thành lập do Lê Đức Thọ đứng đầu. Xuân Thủy, người đã tiễn chân ông Hoan hồi tháng Sáu, cũng bị giáng chức.
Tuy nhiên, sự thanh trừng không lớn như ông Hoan cáo buộc, và cũng không đơn thuần do xung đột Việt - Trung.
Trước hết, các vụ thanh trừng trong hàng ngũ Đảng đã bắt đầu từ những năm trước.
Giai đoạn 1970 - 75, chừng 80.000 đảng viên bị loại khỏi hàng ngũ, còn trong giai đoạn 1976-79, con số này là 74.000.
Chiến tranh Biên giới 1979 
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Bộ đội Việt Nam ở Lạng Sơn: cuộc chiến biên giới giết chết hàng vạn người chỉ trong vòng chưa đến 30 ngày
Thứ hai, nhiều người mất thẻ Đảng vì những lý do không liên quan xung đột Việt - Trung.
Việc trục xuất các cá nhân thân Trung Quốc đạt đỉnh cao từ tháng 11-1979 tới tháng Hai 1980, nhưng từ tháng Ba, quá trình này bắt đầu chậm lại, và ưu tiên của chiến dịch sau đó hướng sang chống tham ô, biển thủ và các hành vi tội phạm.
Tại miền Nam, khu vực mà số đảng viên chỉ chiếm một phần ba của đảng, giới lãnh đạo định loại bỏ chừng 5% đảng viên (so với tỉ lệ trung bình cả nước là 3%). Điều này không chỉ chứng tỏ Hà Nội nghi ngờ dân số miền Nam mà đây còn là cố gắng kỷ luật những cán bộ người Bắc đã lạm dụng quyền lực sau khi được bổ nhiệm vào Nam.
Các vấn nạn xã hội, kinh tế và tội phạm mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải đương đầu có vẻ khiến họ cố gắng hạn chế thiệt hại hơn là mở đợt thanh trừng chính trị to lớn.
Thất nghiệp và khan hiếm hàng hóa làm trộm cướp gia tăng. Giới chức đã phải huy động quân đội canh giữ ở cảng Hải Phòng nhưng cũng không có kết quả.
Ngược lại, một nhà ngoại giao Hungary nhận xét quân đội khi đó đang trở thành “quân dự bị gồm những kẻ tội phạm”. Không có việc làm, nhiều người lính giải ngũ đã phải thành trộm cướp.
Trong tình hình đó, ban lãnh đạo cộng sản, dù đã kết án tử hình vắng mặt với Hoàng Văn Hoan năm 1980, chỉ muốn xóa tên ông ra khỏi ký ức công chúng thay vì đưa ông ra cho người dân mắng chửi.
Và đến lúc qua đời, ông cũng đã "hết hạn sử dụng" đối với nước chủ nhà TQ, vì lúc đó, cả Hà Nội và Bắc Kinh đều muốn làm hòa chứ không cãi nhau quanh những sự kiện của quá khứ.
Tiến sĩ Balazs Szalontai là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006). Bài viết dựa vào kho tư liệu tại Hungary và thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bài do Lê Quỳnh dịch, đã đăng tháng 4/2010 trên bbcvietnamese.com ở giao diện cũ.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39032605

NGUYỄN TUÂN * TẢN ĐÀ MỘT KIẾM KHÁCH





 TẢN ĐÀ MỘT KIẾM KHÁCH
NGUYỄN TUÂN
Ông Tản Ðà mất. Ðến như ai mà chả thương, chả khóc. Cái đó là sự dĩ nhiên. Ai mà cấm ai khóc ai được. Thứ nhất là khi giọt nước mắt chính đáng kia được dịp để chan hòa. Vả chăng, nếu lúc hấp hối, biết mình sắp về và lại biết người sống rục rịch sắp khóc mình, nếu ông Tản Ðà còn đủ cái tỉnh táo làm lá chúc thư có một khoản xin đời đừng nên thương tiếc mình và nhún mình, khuyên người sống để dành cái nước mắt gừng ấy dùng vào những việc khác to hơn, thiêng hơn, người ta cũng cứ không kiêng nể những cái ý muốn cuối cùng của ông và cứ khóc lóc như thường. Không cho người bây giờ khóc Tản Ðà, thì định bắt người bây giờ phải khóc những tên bán nước ở cái buổi giao thời còn kéo dài mãi này hay sao?
(...)
Tôi tiếc rằng, thời tiết lúc này, không cho tôi đốt được một lò hương để ngồi cho được ung dung mà kể chuyện người ngày xưa.
Người ngày xưa... lôi thôi lắm.
Tôi hãy bắt đầu bằng cái lôi thôi của Nguyễn Khắc Hiếu đi tắm bể Sầm Sơn. Thứ đến là cái lôi thôi của Tản Ðà khi cuốc cả nền nhà người ta lên để làm vườn trồng rau thơm. Rồi thứ nữa là đem ra giới thiệu một ông Tản Ðà múa kiếm!
Gánh văn lên bán Chợ Giời, gửi thư lên Thiên đình cầu hôn, xuống bể Sầm Sơn bơi đứng và ăn hải sản sống, lên rừng tịch cốc, uống rượu sâm-banh với nem chua trên toa xe lửa tốc hành, đi thăm mả vua Tây Sơn (...) làm náo động cả quan nha một vùng địa phương Bình Ðịnh (1), quái gở ôi là quái gở vậy thay. Chưa cho là đủ ngông, cái “quái tướng” ấy lại còn cầm đốc một thanh kiếm múa may quay cuồng nữa. Có đáng sợ không? Thật là “Ðời chưa chán tớ, tớ còn chơi” có như thế, vong linh ạ.
Nhà thi sĩ của chúng ta là một người hoàn toàn của thời cũ, vốn không quen với sự Âu hóa về phục sức, hôm đi tắm bể, đã hết sức cẩu thả. Người ta đừng vội tưởng thi sĩ đã hiện nguyên hình trên bãi cát bể Sầm Sơn đâu.
Thi sĩ cởi trần trùng trục, cái quần vải tây-cổng (?) có dây lưng lụa buộc hở (?) ngoài, được buông hẳn cạp lá tọa xuống. Con người ta đã nặng về phần ăn, thì nhẹ về phần mặc, thường là thế.
Nơi dây lưng lụa, một bên thi sĩ cột một be rượu một bên giắt một con dao nhọn mũi.
Thế rồi là ông Tản Ðà từ từ đi xuống nước mặn. Tây và đầm, buổi chiều đó, đã nguýt một lên chài lưới bản xứ bơi gần họ và dám gạt cái quả bóng cao-su xanh đỏ mà họ đang tung ném cùng nhau nô rỡn. Họ có biết đâu rằng đây là một cái nhân tài của nước Nam ta.
Thế rồi ông Tản Ðà cứ bơi đứng - bơi đứng, xin nhớ kỹ cho tôi - ra mãi ngoài xa, tìm được những tảng đá sống trâu nổi lên mặt nước mới chịu nghỉ. Ðấy là những miếng đá thừa thãi của mũi bể Cổ Rùa, ngoi xa ra biển. Chỉ có những người biết bơi lặn mà mạo hiểm lắm thì mới dám ra nơi ấy. Ông Tản Ðà có bơi ra tận đấy để uống ngay tại trận một bữa rượu. Ông mở nút chai rượu giắt ở dây lưng, vừa nhìn cái sóng bạc đầu, vừa tu ừng ực. Lấy mũi dao nhọn, ông cậy những con hầu bám vào đá giống như một vục (?) khoáng chất, bổ đôi từng con ra, múc lấy ruột sống, ăn rất ngon lành, thỉnh thoảng lại chép miệng vì thiếu mất ít gia vị. Chả nhẽ giờ lại cất công vào bờ vì một múi chanh, nhúm hồ tiêu sọ quên mang theo! Bóng tịch dương phía bờ cát đã nhuộm đỏ ối cánh rừng phi lao đang rung động nổi một cuộc hòa nhạc với cái hải triều âm. Bóng tịch dương viền cái hình thù ông Tản Ðà một màu đỏ gắt. Ðỏ gần được như mặt người say rượu. Mầu đá lúc bấy giờ tím, nước xanh như cánh chim trả, sóng trắng như thủy ngân. Giữa cái ầm ầm không mỏi mệt và có mầu sắc lạnh lùng như thế đang va đụng vào nhau, ông Tản Ðà ngồi yên lặng nậy những con hầu với một cái mặt đỏ gay. Chúng ta đã có cả một ông Lý Thiết Quài cổ quái đang ngồi ấp một cái su đá, vọng ra cái mênh mông của bể Ðông. Ăn no tắm mát rồi, lúc đặt chân lên dải cát vàng, thi sĩ của chúng ta nhìn cái mây nước vô hạn cảm, và muốn át cả tiếng bể Ðông, nói rất to:
- Nhất sinh, chưa bao giờ ta được hả đến như thế.
Lại một lần, vào giữa hồi thất thế, tiên sinh được một người bạn liền tài vời ra dưỡng nhàn tại vùng Quảng Yên. Cuộc đi ở đậu này là một cuộc ở nhờ dài hạn. Chủ và khách rất tương đắc.
Nhân một buổi chủ nhân vắng nhà, không biết buồn tay buồn chân thế nào mà ông Tản Ðà cho dẹp hết cả bàn ghế bầy ở phòng tiếp khách lại một góc tường. Rồi cầm lưỡi thuổng, tiên sinh đã cậy bật hết mấy lượt gạch đá hoa nơi nền nhà. Chợt thấy chủ nhân về, tiên sinh chống thuổng cười hề hề, chỉ cái đống đất và cát ngổn ngang trong lòng một thước vuông diện tích gạch hoa bị lật tung, hình như muốn ai cũng phải như mình, phải cùng thưởng thức với mình một công trình phá hoại nho nhỏ như thế. Thấy chủ nhân chậm lĩnh hội, tiên sinh phải cắt nghĩa:
- Ấy, định trồng ít vài (?) húng láng. Ăn uống thiếu rau cỏ, nhiều khi bực đến chết. Chén rượu nào cũng cứ nhạt phèo.
*
Bây giờ mới đến chuyện ông Tản Ðà múa kiếm.
Hồi năm ngoái, vào tiết sen tàn đã cụp lại trên mặt ao những chiếc nong rách, pha vào cái già nua của cây cỏ một màu gỉ sắt, tôi và vài ông bạn nữa kéo nhau vào làng Hà Trì ở gần tỉnh Ðơ. Ông Tản Ðà đã đính ước cùng chúng tôi là gặp nhau ở đấy, hôm chủ nhật, để đánh chén. Gặp ông Tản Ðà, thường bao giờ cũng lấy rượu ra làm đầu sai, nếu không đãi yến thì ít ra cũng phải tiểu ẩm. Hôm ấy, thịnh soạn. Thi nhân khoe rằng vừa mới lĩnh được một món tiền nhuận bút. Thảo nào, ruợu hôm ấy có lẫn mùi đẳng sâm. Và sáng hôm ấy, tôi thấy được một ngày không có giờ. Trong lúc chủ khách thụ ẩm, sự đời cứ chầm chậm, nhà nho như cái hồi nước cổ Việt Nam chưa bị nhà nước Pháp tới ở, có những người vào lớp cha anh chúng ta, ăn bữa gỏi cá sinh cầm mất những một ngày một đêm.
Lúc gần triết soạn, tôi nằn nì với chủ nhân:
- Người ta đồn cụ múa kiếm có nhiều đường đẹp lắm. Anh em hôm nay muốn được xem.
Mỗi người thêm một câu. Rút cùng, Phục - người con thứ của thi sĩ - đã đưa cho cha một con dao phay. Nhưng trước khi bình thân, ông Tản Ðà đã thét người nhà lấy mấy tấm liếp bằng cót che kín mặt nhà trước lại. Và đóng kín cả hai tấm cửa sổ ở phía sau nhà trông ra vườn nữa.
Tôi đã hiểu thầm tại sao ông Tản Ðà có sự cẩn thận này. Ðấy là dớp sợ hãi của những năm Ðông Du và Ðông Kinh Nghĩa Thục còn để sót lại trong người thi nhân. Cái sự đó, cái cẩn thận đó là những cái lo lắng chính đáng của những nhà nho sống vào thời cụ Quận Thái Xuyên Hoàng Cao Khải, vào thời quan Khâm sai Lê Hoan, mà vẫn nhớ luôn là trong nhà mình có quyển sấm Trạng Trình, một cuốn binh thư và trong cái đòn ống gác bếp, vẫn có một thanh quất ép lưỡi vào tấm bìa một cuốn sách tính số Thái Ất.(2) Trước khi múa kiếm, ông Tản Ðà nghiêm trang như một võ sĩ sắp lên tỉ thí trận lôi đài, nói với mọi người:
- Môn kiếm này của Tư Ðạt truyền cho tôi.
- Tư Ðạt?
- Con ông Ðô thống Thuật ấy mà.(3) Ngày xưa, tôi năng tập, công phu lạ. Bỏ đã lâu lắm, chả biết bây giờ có đi được cả bài không. Ấy thế mà dù có nhớ, cũng khó mà đi hết được.
Trong gian nhà tối lờ mờ, mọi người nhận thấy một cái bóng trắng lượn múa trên hai bộ ngựa ghép sát lại,. Ông Tản Ðà mặc áo trắng dài. Cũng tiến lên, lùi xuống, bước đi gò theo một luật phép rất khắc khổ. Cũng múa trên, đỡ dưới. Chưa bao giờ, tôi tập đánh kiếm. Nhưng hồi còn ở lao, có mấy người tù đàn anh đã đi cho tôi xem cả môn độc kiếm, cả môn song kiếm, và giảng sơ sơ cho tôi về kiếm thuật. Căn cứ vào những nhời xa xôi ấy, tôi thấy ông Tản Ðà hôm ấy múa tròn lắm, đường kiếm lúc nào cũng che kín người. Và có những đoạn loạn đả, ông Tản Ðà có những miếng sả và tuốt cũng lợi hại lắm. Chả biết lúc sự thực phải cho đổ máu thì kiếm thuật sẽ như thế nào, nhưng ở phút múa kiếm sau cơn rượu, tôi thấy thi nhân đẹp lắm. Và nhớ tới trong một cuộc bút chiến, ông Tản Ðà đã lên án chém ông Phan Khôi mà tôi sợ.
Tôi nhìn xuống nhà dưới thì ở khung cửa nhà ngang, bà Tản Ðà đang thập thò với vẻ khiếp sợ rõ rệt. Nghỉ múa kiếm, ông Tản Ðà gọi thứ nam:
- Phục ơi! Con bỏ quần áo vào va-li cho cậu. Chiều nay cậu ra Hà Nội.
Rồi quay lại phía chúng tôi, ông nói về chuyện kiếm:
- Tứ phương, bát diện, những lúc tứ diễn thu dinh, những lúc hồi chiến, thanh kiếm sát phạt đã nhiều lắm chư vị ạ!
Vẫn không quên sắp hành lý để trẩy ra Hà Nội, thi nhân bỏ vào va-li một cái nghiên mực, một đĩa son và một tập cổ thi. Cái va-li ấy là một cái va-li cũ kỹ đã bật cả khóa, chẳng khác gì cái va-li của một ông đồ Nghệ mới ra Bắc làm thuốc. Say rượu, rồi múa kiếm, cất kiếm rồi hỏa tốc sắm va-li lên đường như là một khách không nhà, sao người ta không sống vào thời Trung Cổ để làm một kẻ hiệp sĩ nhỉ? Chưa bao giờ, tôi buồn một cách rất thi vị như buổi chiều ấy.
Cái buổi chiều ấy là một buổi chiều ông Tản Ðà khởi hành ra Hà Nội để rồi đi mãi mãi, đi... thẳng luôn vào lịch sử, của nước Việt Nam văn chương.

Bãi bể Cửa Lò, tết Ðoan Ngũ


(Trong
Chén rượu vĩnh biệt (nhiều tác giả), nxb. Văn Hóa, Hà Nội, VN, 1989)






___________
(1) Xem bài Thăm Di Tích Tây Sơn của Tản Ðà, trên trang
gocnhin.net.
(2) Hoàng Cao Khải và Lê Hoan là hai tên quan bán nước. Ðây ý nói vào thời hai tên ấy đang giúp giặc Pháp bình định nước ta, những người Việt Nam yêu nước phải hết sức cẩn thận. (TT)
(3) Chắc là Nguyễn Thiện Thuật, một lãnh tụ Cần Vương nổi bật ở Bắc kỳ.

Monday, February 20, 2017

TRẦN NHẬT PHONG * CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Việt Nam muốn thay đổi, chỉ còn chờ... đổ máu

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Cậu nghĩ với tình thế hiện nay, liệu CS có sụp đổ trong vài năm tới hay không? 
Ông anh “tiền bối” từ Seathle gọi xuống “xả bầu tâm sự” về tình hình “Năm Châu Bốn Bể”, từ chuyện tổng thống Donald Trump cho đến các cuộc biểu tình khởi kiện Formosa, đột nhiên đưa ra câu hỏi khiến tôi… chới với.
Tôi không phải tiên thánh, cũng không phải thầy bói hay nhà tử vi, có thể đoán được số mệnh của một dân tộc, một câu hỏi quá lớn và tôi tin rằng, nhiều người vẫn đang cố gắng tìm… câu trả lời. 
Tôi nhớ lịch sử của Trung Hoa cận đại, khi quốc gia này chính thức dẹp bỏ chế độ phong kiến và lập ra một nền Cộng Hòa đầu tiên, do còn quá non trẻ và một xã hội đầy nhiễu nhương, Trung Hoa đã từng bị bể thành hai mảnh, chính quyền Bắc Kinh do Viên Thế Khải cầm đầu, muốn tái lập chế độ quân chủ và chính quyền Nam Kinh dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng muốn thực thi theo chủ thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. 
Kết quả nước Trung Hoa rơi vào tình trạng quân phiệt, mỗi tỉnh, mỗi nơi đều có một ông tướng quân là “vua” một khu vực, tình trạng loạn lạc đã khiến Trung Hoa trở nên rối rắm, trước khi có sự xâm lăng của quân đội Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc, tạo cơ hội cho Mao Trạch Đông và đảng CS Trung Quốc trổi lên, đánh bật Tưởng Giới Thạch ra khỏi Trung Quốc, và kiến lập chính quyền CS từ năm 1949. 
Cuộc nhiễu nhương kéo dài sau Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 đến năm 1949, được xem là thời kỳ hỗn loạn, tình trạng vô luật pháp ở mỗi địa phương, binh lính, cảnh sát sách nhiễu dân chúng, các tập đoàn tội ác thống trị ở mỗi địa phương, liên kết với các ông “vua” nắm quân đội ở mỗi vùng, chia chát địa bàn để khai thác tài nguyên, dẫn đến những cuộc xung đột giữa các tướng quân “lãnh chúa” từng khu vực. 
Cuối cùng Trung Hoa rơi vào một cuộc đổ máu trước khi quốc gia này bước sang một trang sử khác.
Nếu nhìn lại lịch sử, những gì đang xảy ra tại Việt Nam hôm nay, cũng tương tự giai đoạn nhiễu nhương của Trung Hoa năm xưa, có khác chăng chỉ là những “tên gọi”.
Nếu năm xưa các tướng quân “lãnh chúa” ở Trung Hoa nắm quyền sinh sát bằng họng súng của quân đội, thì hôm nay các “lãnh chúa” ở Việt Nam chính là các “lãnh đạo ban ngành”, những kẻ được gọi là “bộ trưởng”.
Thời điểm nhiễu nhương của Trung Hoa, mỗi tên cảnh sát đều đi “thu thuế” những người làm ăn một cách trắng trợn, thì hôm nay, mỗi kẻ mặc áo công an đều tìm đủ mọi cách để moi tiền của người dân.
Thượng Hải thời điểm nhiễu nhương, cảnh sát liên kết với các băng đảng tội ác, buôn người, buôn lậu từ nha phiến cho đến vũ khí, thì hôm nay ở Sài Gòn, Hà Nội, công an liên kết với côn đồ, xã hội đen sách nhiễu người dân, hà hiếp, đánh đập, hút sạch máu của dân chúng.
Những kẻ làm ăn dưới thời hỗn loạn của Trung Hoa Dân Quốc, hầu hết đều phải “chung chi” cho thị trưởng, cho cảnh sát và cho cả quân đội để “mua” sự bình an trong việc làm ăn, nó không khác gì những kẻ làm ăn hôm nay ở Việt Nam, phải “chung chi” cho ban ngành, cho công an và cho cả những ông “bí thư” từ tỉnh, thành phố lớn cho đến địa phương. 
Các tay “lãnh chúa” luôn nhân danh nhu cầu “an ninh xã hội”, nhân danh phát triển để trưng thu thuế má, tăng giá những nhu cầu của dân chúng thời đó như gạo, nước, muối v.v… Tạo cơ hội cho các con buôn trục lợi, thì hôm nay ở Việt Nam, những “quan chức’ địa phương cũng nhân danh “Nhân Dân” nhân danh “phát triển” nhân danh “yêu nước” để hút máu người dân từ giá điện, giá xăng, và buộc con cháu của dân đen phải đi “nghĩa vụ quân sự” trong khi con cháu của các “lãnh đạo ban ngành” thì nhỡn nhơ khoe xe hiệu, hàng hiệu và “tự sướng” ở Las Vegas, ở Paris ở New York. 
Và khi không còn gì để “ăn” để khai thác, thì các “lãnh chúa” bắt đầu tìm cách “ăn thịt” lẫn nhau để dành địa bàn, lãnh thổ. Nó không khác gì hôm nay những cuộc thu tóm ngân hàng, những Nguyễn Công Danh, Bầu Kiên, Hồ Thị Kim Thoa, Đặng Thị Hoàng Yến, Trịnh Xuân Thanh, đều bị “cướp sạch” và nhân danh “luật pháp” để tước đoạt tài sản của những kẻ “đồng loại” của họ.
Kết quả nhờ cuộc xâm lăng của quân đội Thiên Hoàng nhật Bản, mà nước Trung Hoa đã bước sang một bước ngoặc khác sau một cuộc đổ máu lớn.
Tôi cho rằng tình hình Việt Nam cũng vậy, sự bành trướng của CS Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông, thao túng toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam, muốn thoát khỏi cục diện nhiễu nhương hiện nay, Việt Nam cũng sẽ khó tránh một cuộc đổ máu, và cuộc đổ máu này chính là cơ hội cho cả dân tộc, ít nhất thoát khỏi vòng kềm tỏa của CS Trung Quốc. 
Đương nhiên không ai muốn dân tộc đổ máu, vì tất cả đều là máu thịt của người Việt Nam, nhưng với thể chế cầm quyền hiện nay của đảng CS và những “trò dơ bẩn”, để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền cai trị, Việt Nam đã không còn một cơ hội nào để thay đổi trong hòa bình, dân tộc Việt Nam chỉ có thể vươn ra thế giới bên ngoài nếu chính họ thay đổi toàn bộ thể chế cai trị hiện nay, nhưng với tình hình hiện tại, khi người CS nắm quận đội và công an với súng đạn trong tay để giữ quyền lãnh đạo, thì vĩnh viễn sẽ không có một cuộc thay đổi ôn hòa, do đó việc đổ máu sẽ là một điều không thể tránh khỏi.
Đó là quan điểm của cá nhân tôi, người Việt Nam cần cù, chịu làm việc, thông minh và biết tôn trọng các giá trị lâu dài, cùng với dải non sông một bên là biển và một bên là rừng bao la bát ngát, không lý nào suốt mấy mươi năm qua lại chịu thua kém cho mặt bằng của thế giới, thua cả Lào và Cam Bốt, đó chính là do thể chế cai trị “tàn tật”, dẫn đến nền giáo dục “vô bổ”, và từ nền giáo dục “vô bổ’ đã đẩy xã hội vào nền “văn hóa bệnh hoạn” nhiễu nhương hiện nay.
Các bạn trẻ ở Việt Nam, các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ cho thân phận của chính các bạn và gia đình các bạn, suy nghĩ đến tiền đồ của cả dân tộc mà chọn quyết định đứng đắn cho cuộc sống và tương của chính các bạn nhé, tôi là công dân Hoa Kỳ, tôi không còn nhu cầu gì ở Việt Nam, và Hoa Kỳ đã chính thức trở thành quê hương của tôi, do đó đừng nghe các DLV “chụp mũ” rằng tôi có động cơ chính trị ở Việt Nam, nên” kích động” gây ‘thù hằn dân tộc” nhé, tôi tri ân Hoa Kỳ đã cưu mang và tạo cho tôi có một cuộc sống tốt đẹp, nhưng từ sâu trong tâm khảm, tôi vẫn yêu Việt Nam, nhưng yêu Việt Nam không có nghĩa là yêu cái chế độ “thổ tả” hiện nay, nên đừng cho rằng tôi “thù hằn” dân tộc Việt Nam nhé. Chào các bạn. 
21.2.2017

MAI THANH TRUYẾT * ĐỘC TÀI SANG DÂN CHỦ

Sự thay đổi thể chế đột ngột từ độc tài sang dân chủ

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Trong bài viết trước, vấn đề đặt ra là cần phải “Thay đổi hay thay thế CSVN”. Kết luận của người viết là cần phải THAY THẾ, và không có một giải pháp hay con đường trung gian nào khác cả. Và Đảng CSVN chính là một Đảng độc tài đặt cơ chế chuyên chính vô sản làm phương châm hành động và cai trị. 
Vì vậy, vấn đề còn lại là phải thay thế một thể chế độc tài đảng trị như thế nào?
MAU hay CHẬM?
Lý luận của khuynh hướng thay đổi:

Thay đổi thể chế đột ngột sẽ gây xáo trộn xã hội hay có thể xảy ra xung đột địa phương làm tình hình đất nước trở nên bi thảm, đời sống người dân xáo trộn hơn. Dân Việt Nam đã trải qua thời gian dài chiến tranh, ai cũng muốn có cuộc sống an bình lo cho gia đình. Đấu tranh lật đổ một nhà cầm quyền cho dù có ôn hòa cách mấy cũng gây xáo trộn xã hội và tình trạng bất ổn còn có thể kéo dài. 
Chắc gì một chính quyền mới lên không có tham nhũng hay không độc tài?
Đây chính là câu hỏi đầu môi của những người chủ trương thay đổi. 
Những ông cộng sản cũ chắc chắn sẽ tìm đường trở lại với chiêu bài mới và độc tài mới như Putin hiện giờ thì sao? Họ có nhiều khả năng làm được vì có tiền, có quan hệ chính trị rộng rãi và đảng viên ĐCS vẫn còn đông đảo trong các chức vụ cao cấp ở mọi cơ quan chính quyền, công an và quân đội. 
Ngoài ra, thời gian chuyển tiếp từ lúc chế độ CS sụp đổ tới xây dựng các cơ chế cầm quyền dân chủ hẳn phải có nhiều nhiễu nhương khó có thể dự đoán do tranh chấp quyền lực giữa các thế lực. Điều này sẽ gây bất ổn chính trị, như trường hợp Ai Cập và Lybia hiện nay. 

Lý luận của khuynh hướng thay thế:
Sự thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ không bao giờ là một tiến trình êm thắm. 
Sự không êm thắm là đương nhiên (nói theo kiểu VC là “tất yếu”) vì con thú dữ độc tài (CSVN) bao giờ cũng giãy giụa mãnh liệt gây nhiều thiệt hại và làm xáo trộn xã hội trước khi tắt thở. Việc này sẽ thể hiện qua sự kiện những phe cánh độc tài tìm đường trở lại nắm quyền với những thủ đoạn bất chính. 
Tuy nhiên, đây là cái giá bắt buộc phải trả để có được dân chủ, và dân chủ là con đường duy nhất đưa Việt Nam tới phú cường. 
Người dân Việt Nam phải có can đảm chấp nhận bất ổn hay xã hội bị xáo trộn trong giai đoạn chuyển tiếp để đổi lấy một tương lai sáng lạn cho con cháu và đất nước, nhất là khi có dân chủ thì người dân có cơ hội để chống lại sự xâm lăng tiệm tiến của Tàu cộng. 
Chắc chắn người dân Việt sẽ không có cuộc sống yên bình dưới ách đô hộ của Tàu cộng? Mặt khác, sự bất ổn xã hội do chính phe cánh cộng sản bị lật đổ muốn quay trở lại nắm quyền nhằm bảo vệ quyền lực và quyền lợi, gây ra chứ không phải từ sự tranh đấu dân chủ. Điều này cũng là bằng chứng để phủ nhận lập luận rằng một chế độ độc tài có thể bỏ bớt độc tài và thực thi dân chủ từng bước. Một khi đã là độc tài… chỉ có độc tài sắt máu thêm nữa chứ không bao giờ… bớt độc tài, trừ khi bị thay thế bằng một cuộc nổi dậy của toàn dân.
Đứng trước hai khuynh hướng đối cực trên, chúng ta lại thấy một sự khác biệt nữa là sự hiện diện của “những đảng viên CS cấp tiến hay phản tỉnh” có thể làm cho tiến trình thay đổi có tính cách êm dịu hơn vì không làm xáo trộn xã hội và đưa đến khủng hoảng.
Vì vậy: Khuynh hướng thay đổi nhận định là nội bộ ĐCSVN vẫn còn nhiều những đảng viên yêu nước sẽ không nhẫn tâm bán nước cho TC hay để đất nước suy sụp (?).
Thực tế cho thấy thỉnh thoảng có vài đảng viên CS yêu nước lên tiếng “bức xúc” về thái độ của bộ chính trị ĐCSVN trước hiện tình TC xâm lăng cũng như nạn tham nhũng. Nhưng những đảng viên này chưa có dịp nổi lên chỉ vì họ còn đang trong thế yếu. Nếu khuyến khích, cổ động họ thì họ sẽ là nhân tố thay đổi rất hữu hiệu trong nội tình đảng CS và kéo ĐCS về với lợi ích dân tộc.
Từ đó ĐCS sẽ tự “diễn biến” và trở thành dân chủ, như trường hợp Yeltsin ở Liên Xô. Nếu một đảng có uy tín, có ưu thế chính trị và làm được công việc đưa đất nước tới cường thịnh thì phải là điều đáng hoan nghinh, còn hơn nhiều đảng mà chỉ tranh cãi với nhau và thiếu quyết tâm lãnh đạo, như trường hợp đảng Hành Động Nhân Dân (People’s Action Party) của Singapore dưới quyền Lý Quang Diệu. Lãnh đạo tốt là điều Việt Nam cần để đưa đất nước thoát khỏi cộng sản và một nền kinh tế cường thịnh.
Tuy nhiên, khuynh hướng thay thế phản bác suy nghĩ trên qua cung cách đặt vần đề như sau: "Dĩ nhiên không thể phủ nhận rằng trong bất cứ tập thể xấu nào cũng có phần tử tốt nhưng lập luận cho rằng các phần tử tốt trong nội bộ ĐCSVN có thể nắm quyền chủ động và thay đổi đảng từ độc tài sang dân chủ là chuyện không thể xảy ra”.
Vì sao?
Vì cơ cấu tổ chức của ĐCS ngày nay không khác gì đảng Phát Xít của Hitler, là một đảng chính trị mafia. Vào đảng là phải tuân phục một nguyên tắc chung, đi ngược lại nguyên tắc này là sẽ bị khai trừ và mất tất cả qua cơ chế chuyên chính vô sản, một hình thức độc tài sắt máu. Chúng ta thấy có một số cựu đảng viên lên tiếng phản đối đường lối của ĐCSVN nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy đảng viên tại chức lên tiếng. ĐCS không muốn trừng phạt những cựu đảng viên hưu trí này vì một phần hầu hết cũng đã tới tuổi sắp quy tiên, có nói cũng chẳng còn mấy hơi sức nữa, phần khác là nếu có trừng phạt họ thì chỉ mang tiếng vắt chanh bỏ vỏ, chẳng lợi gì. 
ĐCSVN đã thấy và “học” trường hợp Yeltsin và đã đề phòng, và sẽ không thể có Yeltsin Việt Nam.
Ngoài ra sự tự chuyển hóa của một đảng từ độc tài sang dân chủ là chuyện chưa bao giờ xảy ra. Đảng viên gắn kết với nhau từ quyền lợi, mất đảng sẽ mất quyền lợi nên tất cả phải cùng nhau bảo vệ đảng. Bởi thế mà ĐCSVN có câu châm ngôn “vì đảng vì mình”. Mong chờ một lãnh đạo tốt từ ĐCS chỉ là mỵ dân, người tốt, ngay thẳng sẽ không bao giờ vào ĐCSVN.
Hơn nữa, so sánh để bắt chước Singapore là chuyện không bảo đảm. Điều trước tiên là ĐCSVN đã bị lún quá sâu vào quỹ đạo của ĐCSTC, ĐCSVN chỉ có một con đường duy nhứt là làm tay sai bán nước trước mặt. 
- Chuyện chăm lo cho đất nước không nằm trong nghị trình làm việc của ĐCSVN.
- Kế đến là ĐCSVN không có nhân tài do quy chế độc tài đã đào thải tất cả nhân tài từ bao năm nay, chỉ còn toàn kẻ xu nịnh. 
- Sau cùng ĐCSVN chẳng còn chính nghĩa, bất cứ lãnh đạo nào từ ĐCS sẽ không được người dân tin theo và ủng hộ.
Kết luận khẳng quyết là trông chờ vào sự cải cách từ ĐCS là chuyện sẽ không xảy ra và ĐCSVN không còn tư cách để lãnh đạo đất nước.
Câu hỏi được đặt ra là lực lượng đối kháng hiện nay có đủ mạnh và có đủ uy tín để lật đổ chế độ CS cũng như nắm quyền lãnh đạo chưa?
Đối với khuynh hướng thay đổi, câu trả lời là: "Chưa có lực lượng đối kháng đủ mạnh để lật đổ ĐCSVN." 
- Ngày xưa VNCH với sự trợ lực của cường quốc Hoa Kỳ cũng phải thua thì làm sao có thể lật đổ được CSVN khi họ đã chiếm hoàn toàn miền Nam? 
- Ngày nay, không quốc gia nào đứng ra cung cấp vũ khí cho lực lượng du kích đối kháng để đánh lại một nhà cầm quyền. 
- Còn nếu sử dụng phương pháp đấu tranh bất bạo động như các cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập thì cũng không phải dễ. Điển hình tổ chức biểu tình ở VN với 2, 3 trăm người là điều khó thực hiện. 
- Trước sự kiểm soát của ĐCSVN quá chặt chẽ và tinh vi cộng thêm sự vô cảm của người dân VN với vấn đề chính trị, thì việc xây dựng một vài tổ chức đối kháng là rất khó và tìm cách trở nên lớn mạnh để có thể lật đổ chế độ lại càng khó hơn. 
Nhưng, khuynh hướng thay thế lại có cái nhìn tích cực và lạc quan hơn qua những lập luận dưới đây:
- Quả thực lật đổ chế độ CSVN là một việc vô cùng khó. Nhưng so sánh VNCH và CSVN là một chuyện lạc đề, vì hôm nay cuộc chiến là giữa người dân và đảng CS, là chuyện đòi hỏi quyền được làm người, đòi toàn vẹn lãnh thổ. 
- Cuộc đấu tranh này sẽ được thực hiện bằng phương pháp bất bạo động nên việc so sánh tương quan lực lượng bằng quân đội hay công an là không đúng chỗ. Đấu tranh bất bạo động chủ yếu nhờ vào lòng dân và sức dân. Dân chúng chính là người trao quyền lực cho nhà cầm quyền bằng cách tuân phục nhà cầm quyền. Hay nói cách khác, nhà cầm quyền chỉ có quyền lực thực sự khi người dân nghe theo
- Nếu người dân không chấp nhận nhà cầm quyền và không nghe theo thì nhà cầm quyền mất hết quyền lực. Lực lượng đối trọng với nhà cầm quyền độc tài là dân chúng. Chưa bao giờ có nhà cầm quyền nào có thể giữ vững ngôi vị của mình khi không có sự chấp nhận của người dân. Đây chính là mục tiêu tranh đấu của phong trào đấu tranh lật đổ chế độ CSVN. Vì thế lực lượng đối kháng là toàn dân Việt Nam. Vấn đề cho những nhà tranh đấu là làm sao khơi dậy khối đa số thầm lặng này đứng lên dứt bỏ chủng tử “sợ”.
Kết luận: từ đó đi đến quyết tâm
Sự quyết tâm hay ý chí trong việc chuyển đổi một chính thể quốc gia quan trọng hơn tính xác tín của vấn đề. Sự quyết tâm trong đấu tranh chống CSVN là lật đổ, hủy bỏ chế độ CS, không phải tìm cách thay đổi nó. Sự quyết tâm sẽ giúp loại trừ tâm trạng mất tự tin hay yếm thế và dẫn đến tính ỷ lại. Sự giúp đỡ bên ngoài của ngoại quốc chỉ là phụ thuộc, có thì tốt, không có cũng không sao. 
Vì quyết tâm cho nên cần phải làm những điều sau đây:
- Không yêu cầu, kiến nghị, van xin CSVN thay đổi hiến pháp, thực thi dân chủ...
- Không chỉ dẫn cho CSVN xây dựng đảng vững mạnh hay tránh nguy cơ sụp đổ (đảng) bằng cách vạch ra con đường trở về với dân tộc, chống lại Tàu, thực thi dân chủ. 
- Không bao giờ tin tưởng vào thiện ý của ĐCSVN. ĐCSVN có ăn năn hối lỗi và muốn chuộc tội cũng không chấp nhận. ĐCSVN bắt buộc phải ra đi.
- Không kỳ vọng vào bất cứ sự thay đổi cải cách dân chủ nào từ ĐCSVN.
- Đừng bao giờ đóng vai bàng quan, chỉ quan sát hay bình phẩm sự giao chiến giữa hai dân chủ và phe độc tài CS. 
Sau cùng, chúng ta nên dứt khoát với mục tiêu đấu tranh rằng, ĐCSVN phải ra đi, biến mất, không chấp nhận thay đổi, không chấp nhận biến thể (đề phòng vỏ dân chủ mà trong ruột thì vẫn là độc tài).
Và, cũng vì quyết tâm cho nên chúng ta cần:
- Tin tưởng vào sức mạnh và khả năng của người dân. Người dân Việt Nam có khả năng lật đổ được độc tài CSVN.
- Góp bàn tay đấu tranh và kêu gọi mọi người dân đấu tranh. 
- Đau với cái đau của đất nước và dân tộc. 
- Học hỏi phương pháp đấu tranh bất bạo động và loan tải kiến thức đấu tranh cho những người chung quanh để mọi người đều trở thành chiến sĩ dân chủ.
- Tố cáo với Quốc Tế về những hành vi khủng bố của CSVN và Trung Cộng. Cần đưa CSVN vào CPC (Countries of Particular Concern - Các quốc gia đặc biệt đáng quan tâm).
Vẫn biết công cuộc đấu tranh lật đổ ĐCSVN là con đường chông gai, nhiều khó khăn và phải mất thời gian. Do đó, sự thành công chỉ có thể đến được với một phong trào dân chủ đối kháng vững mạnh. Công việc thành lập, nuôi dưỡng phong trào và huấn luyện thành viên là tối quan trọng. Bước đầu tiên, hẳn nhiên là phải xác định lập trường, mục tiêu đúng đắn và sự quyết tâm. Nên nhớ CSVN luôn nắm vững quyết tâm thực thi “độc tài toàn trị”, vì vậy cho nên mọi phản kháng đều bị đàn áp dã man, và bị triệt tiêu hoàn toàn.
Quyết tâm là chấp nhận “cái chết” trong tranh đấu “bất bạo động” toàn vẹn và làm viên gạch nối cho công cuộc cách mạng dân tộc!
Your (CSVN) oppression is our revolution!
Mục tiêu duy nhất cần phải nhắm tới là chế độ CSVN sẽ không còn hiện hữu trên mảnh đất thân yêu của dân tộc nữa.
21.02.2017

LỤC ĐỊA THỨ 8

Zealandia: Có lục địa thứ tám bên dưới New Zealand?

  • 17 tháng 2 2017

Đỉnh núi Cook 
Bản quyền hình ảnh AFP
Image caption Đỉnh Cook, đỉnh núi cao nhất của New Zealand - và Zealandia

Bạn nghĩ là mình biết cả bảy lục địa trên hành tinh này? Có lẽ bạn nên nghĩ lại vì có thể ứng viên rất tiềm tàng trở thành một châu lục thêm vào bảy châu lục chúng ta vốn từng biết.
Xin mời bạn đến với Zealandia, một vùng đất mênh mông nhưng gần như ngập hoàn toàn dưới mặt nước ở phía tây nam Thái Bình Dương.
Nó không phải là một cái gì hoàn toàn xa lạ, bạn có thể đã nghe nói về những đỉnh núi cao nhất trên vùng đất náy nhưng chỉ có một phần của nó là nhô lên khỏi mặt nước mà thôi: đó là New Zealand.
Các khoa học gia nói nó đủ tiêu chuẩn là một lục địa và nay đang thúc đẩy để vùng đất này được công nhận vị thế đó.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Hội địa chất Mỹ, các nhà khoa học giải thích rằng Zealandia rộng 5 triệu km vuông, tức là bằng 2/3 lục địa Úc láng giềng.

Bản đồ thế giới với Zealandia kế cận châu ÚcBản quyền hình ảnh GNS
Chừng 94% toàn bộ diện tích này nằm dưới mặt nước với một số đảo và ba địa danh chính nổi lên trên mặt nước là gồm Đảo Nam và Bắc New Zealand và New Caledonia.
Bạn có thể cho rằng yếu tố nổi trên mặt nước là tối quan trọng để được coi là một châu lục, nhưng các nhà nghiên cứu lại nhìn nhận vào những phạm vi khác mà tất cả những yếu tố đó thì ứng viên mới này có đầy đủ.
  • nhô lên so với khu vực xung quanh
  • có địa chất đặc biệt
  • là một vùng được định hình rõ ràng
  • có lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường

New Zealand nhìn từ vũ trụ 

Bản quyền hình ảnh ESA/NASA
Image caption New Zealand nhìn từ vũ trụ
Tác giả chính của bài báo, nhà địa chất New Zealand Nick Mortimer, nói các khoa học gia đang tìm kiếm dữ liệu để chứng mình Zealandia là một châu lục từ hơn hai mươi năm nay.
"Giá trị khoa học của việc phân loại Zealandia là một lục địa nhiều hơn là chỉ thêm một danh hiệu vào danh sách," các nhà nghiên cứu giải thích.
"Một châu lục có thể chìm dưới nước nhưng không bị vỡ thành những mảnh vụn" khiến nó có ích trong việc "khám phá sự gắn kết hay rạn nứt của vỏ lục địa".
Trên thực tế không có một cơ quan khoa học nào chính thức công nhận các lục địa. Vì thế nó chỉ có thể thay đổi qua thời gian nếu các nghiên cứu trong tương lai chấp nhận Zealandia cũng bằng với các lục địa khác và cuối cùng chúng ta sẽ được học về tám châu lục chứ không phải bảy như hiện nay.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-39003855

MILISSA HOGENBOOM * MẶC QUẦN ÁO

Tại sao con người phải mặc quần áo?

  • 18 tháng 2 2017
Từ thời điểm nào đó thời xa xưa, con người đã cần phải có đồ che phủ, giúp giữ ấm thân nhiệt 
Bản quyền hình ảnh Entressan/SPL
Image caption Từ thời điểm nào đó thời xa xưa, con người đã cần phải có đồ che phủ, giúp giữ ấm thân nhiệt
Stephen Gough muốn trần truồng, tới mức điều này đã tước bỏ tự do của ông. Ông phải trải qua tổng cộng 10 năm trong tù vì tội khoe thân quá mức trước công chúng, và ông bị bắt rất nhiều lần.
Gough, nổi tiếng với biệt danh "kẻ đi dạo trần truồng", thích trút bỏ quần áo khi tiết trời ấm áp.
Ông không phải là mối đe dọa khi ở nơi công cộng, nhưng khi ông đi dạo không mảnh vải che thân từ John o'Groats tới Lands' End [một cung đường đạp xe nổi tiếng dài chừng 874 dặm] ở Anh năm 2003, ông đã gây ra sự phản đổi khắp cả nước.
Khi có ý định thực hiện hành trình này một lần nữa, ông nhanh chóng bị bắt. Trong tù, ông thường bị đưa vào phòng biệt giam vì từ chối mặc quần áo.

Trần như nhộng hay chống lạnh?

Nhưng rõ ràng, không ai có thể tranh luận với sự thật là tất cả chúng ta từ khi sinh ra, giống như ông Gough, đều không có quần áo. Sự khác biệt ở đây chỉ là hầu hết chúng ta đều che mình ở chốn công cộng.
Có nhiều lý do tốt để mặc quần áo: Trong các khu vực khí hậu lạnh, chúng ta sẽ lạnh chết mất nếu không có thêm lớp vải che chắn nào, và trong khí hậu nóng khắc nghiệt, quần áo có thể bảo vệ ta khỏi ánh mặt trời.
Tuy nhiên, một số cộng đồng săn bắt - hái lượm vẫn chọn sống hầu như trần truồng, điều này cho thấy quần áo không phải quá thiết yếu với sự sống còn của con người.
Vậy nếu việc trần truồng là tự nhiên, thì sự ám ảnh với quần áo của con người bắt đầu từ khi nào, và vì sao?
Quần áo không hóa thạch, vì thế chúng ta không thể có bằng chứng trực tiếp về thời kỳ khi những tổ tiên của chúng ta - người 'hominin' - không còn đi lại mà không mặc quần áo, và bắt đầu khoác lên mình những lớp lông và da thú.
Thay vào đó, hầu hết các nhà nhân chủng học dựa vào các phương thức gián tiếp để xác định thời kỳ xuất xứ của quần áo.
Một nghiên cứu năm 2011 về loài chấy cho thấy loài này chỉ mới bắt đầu tồn tại 170.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy chấy rận và loại rận sống trong quần áo của chúng ta tách loài vào khoảng thời gian này. Cho nên có giả thuyết được nêu ra là khi con người bắt đầu mặc quần áo, một số con chấy bắt đầu sống trên quần áo và tiến hóa thành một loài khác. 
Neanderthals needed protection from the cold 
Bản quyền hình ảnh Mauricio Anton/SPL
Image caption Người Neanderthal cần chống chọi với cái rét của châu Âu
Vào thời kỳ đó, loài tổ tiên của con người là loài người thông minh, 'Homo sapiens', đã bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất ở Châu Phi. Họ không còn nhiều lông trên cơ thể, loại lông đã từng giúp loài người hominins cổ xưa giữ ấm vào ban đêm và bảo vệ họ phần nào khỏi sức nóng của Mặt Trời.
Có lẽ con người đã bắt đầu mặc quần áo để bù lại cho phần lông đã rụng mất, Ian Gilligan từ Đại học Sydney ở Úc nói.

Rất nhiệu xã hội săn bắn - hái lượm thời hiện đại, như người Nuer ở miền nam Sudan, chỉ mặc quần áo ở mức tối thiểu. Điều này cho thấy sự che chắn đơn giản có lẽ không phải là lí do duy nhất khiến con người mặc quần áo. Có thể hình dung mọi người bắt đầu cảm thấy "kín đáo" và muốn che chắn cho bản thân, nhưng rất khó để tìm ra bằng chứng trực tiếp cho ý kiến này.
Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy những cộng đồng săn bắt - hái lượm khác, như người Fuegian ở Nam Mỹ, mặc những quần áo đơn giản vào một số thời điểm, nhưng cũng thường đi lại mà chẳng bận quần áo gì. Có lẽ con người thuở ban sơ chỉ che chắn cho cơ thể khi trời lạnh.
Bên ngoài Châu Phi, người ta dễ dàng nhận thấy quần áo rất quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại cái lạnh. Một giống người khác, người Neanderthal, đã xuất hiện trên Trái Đất trong thời tiết giá lạnh hơn nhiều và chắc chắn cần phải có đồ giữ ấm.

Người Neanderthal tồn tại ở Châu u một thời gian rất dài trước khi người hiện đại xuất hiện. Chúng ta đều tiến hóa từ cùng một tổ tiên, được cho là người Homo heidelbergensis. Theo đó thì nếu người Neanderthal cũng mặc quần áo, quần áo đã từng được sáng tạo ra nhiều lần và người Neanderthal đã làm ra chúng trước chúng ta.
Hai giống người hominin có vẻ có cách tiếp cận khác nhau với quần áo. "Có vẻ có sự phân biệt giữa quần áo của người Neanderthal và [quần áo] của con người," Nathan Wales từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch cho biết.

Trong nghiên cứu công bố năm 2012, Wales ước tính rằng người Neanderthal đã phải che kín 70-80% cơ thể họ trong các tháng mùa đông, để có thể sống sót thành công trong một số điều kiện thời tiết mà ta biết rõ họ sinh sống trong đó.
Để xác định, Wales so sánh những gì mà người săn bắt - hái lượm thời hiện đại mặc trong các điều kiện môi trường khác nhau, và đối chiếu với tình trạng khí hậu trong lịch sử.
Người hiện đại cần phải che chắn cơ thể họ nhiều hơn, đến 90%, Wales cho biết. Ông nói điều này cho thấy người Neanderthal không cần phải có các loại quần áo bó sát che phủ cơ thể hoàn toàn.

It is thought that Neanderthals had inferior clothes to modern humans 
Bản quyền hình ảnh Pierangelo Pirak
Image caption Người Neanderthal được cho là thua người hiện đại trong việc chế tạo quần áo

Hai cách ăn mặc

Chúng ta chỉ biết rất ít về những loại quần áo họ có thể đã mặc.
Người Neanderthal có lẽ đã mặc các áo choàng không tay làm từ lông thú đơn giản, theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 8/2016. Các nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal điển hình có lẽ đã quấn lông thú quanh cơ thể.
Trong khi đó, người hiện đại làm ra các loại quần áo phức tạp hơn một chút, có lẽ bằng cách khâu nhiều mảnh lại với nhau. 
Trưởng nhóm nghiên cứu Mark Collard, từ trường Đại học Simon Fraser ở Burnaby, Canada, nhận thấy người hiện đại có xu hướng săn các con thú giúp họ có các áo choàng lông dày hơn và ấm hơn. Chồn sói là một ví dụ điển hình. Nó sẽ làm thành phần cắt tỉa tuyệt đẹp gần cổ hay ở cuối cánh tay.
Ông Collard thấy rằng thậm chí ngày nay, loài chồn sói vẫn là mục tiêu ưa thích của các nhóm người như người Inuit. "Người ta thực sự thèm muốn những tấm da như vậy, và nó liên quan đến kết cấu lông, chúng không dễ bị đóng sương nhiều như các loại lông thú khác," ông cho biết. "Chúng còn hữu ích hơn cả quần áo mùa đông của quân đội." 
Với Wales, những phát hiện đó xác nhận người hiện đại có hành vi khác với người Neanderthals. "Công nghệ đó thực sự giúp con người, có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới," ông nói. "Vì thế thay vì tiến hóa để có khả năng sống ở nơi đó, họ chỉ đơn giản là tạo ra các loại quần áo tốt hơn." 
Dù vậy, người Neanderthal, với vóc dáng thấp bé hơn và lùn hơn, đã thực sự thích nghi với khí hậu lạnh hơn ở Châu u so với người hiện đại. Họ đến Châu u trước khi chúng ta đến đó, trong khi người hiện đại trải qua hầu hết lịch sử của họ với nhiệt độ ở vùng nhiệt đới Châu Phi.

Quần áo và sự tuyệt diệt

Nghịch lý là, người Neanderthal thích nghi tốt hơn với cái lạnh và điều này cũng khiến họ bị tuyệt chủng.
Nếu điều này nghe có vẻ ngược đời, thì thực sự nó đúng là ngược đời ở góc độ nào đó.
Người hiện đại có cơ thể gọn gàng hơn, nghĩa là dễ bị tổn thương hơn trong giá lạnh. Kết quả là, tổ tiên của chúng ta buộc phải có thêm các tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật. "Chúng ta đã phát triển quần áo tốt hơn để bù lại, điều này cuối cùng đã giúp con người vượt qua giới hạn khi thời tiết trở nên cực kỳ lạnh giá [vào khoảng] 30.000 năm trước," Gilligan cho biết. 
Có bằng chứng khảo cổ cho thấy con người đã tìm ra công nghệ tốt hơn để làm ra vải. Chúng ta cũng đã phát triển những công cụ cắt chuyên dụng, như lưỡi dao và cuối cùng là kim khâu. Những công cụ này giúp ta cắt da thú thành những hình vuông, hình chữ nhật và sau đó có thể nối các mảnh lại.
Ngược lại, người Neanderthal có vẻ chỉ có vài vật dụng nạo đơn giản. Vào năm 2007, Gilligan cho rằng điều này đã góp phần vào sự suy vong của giống loài, vì họ chỉ có những quần áo chất lượng rất thấp trong những thời kỳ giá lạnh nhất của kỷ băng hà cuối cùng. 
"Khi họ bắt đầu phải vật lộn, đó có thể là lí do vì sao họ tuyệt chủng, họ không có công nghệ làm ra các loại quần áo phức tạp mà người hiện đại đã phát triển trước đó ở Châu Phi," Gilligan cho biết.
Dù người hiện đại đã có những công cụ tinh vi và quần áo, người Neanderthal không phải loài cục súc như từng được miêu tả, và không có lý do nào tin rằng nói chung họ ít tinh khôn hơn chúng ta. Có thể chỉ đơn giản là họ đã không cần phải che kín cả cơ thể, và khi cuối cùng họ cần đến thì công nghệ của họ không đáp ứng được.
Trong thực tế, khi nói về việc gia công da thú, chúng ta đã học một vài điều từ người Neanderthal.
Năm 2013, một nhóm nghiên cứu do Marie Soressi từ Đại học Leiden ở Hà Lan phát hiện ra người Neanderthal là những người đầu tiên sử dụng công cụ làm từ xương, thay vì làm từ đá. Họ đã làm vậy từ 40-60.000 năm trước. 
Những "công cụ Lissoir" này là những mảnh xương sườn của loài hươu. Chúng được dùng để làm da thú mềm hơn, có lẽ là dùng cho quần áo.
Sau khi người Neanderthals tuyệt chủng, những công cụ bằng xương tương tự xuất hiện ở các khu vực có người Homo sapiens.
"Loại xương này rất phổ biến ở Thời kỳ Đồ đá Cũ (upper Palaeolithic), vì thế nó rất phổ biến ở bất cứ khu vực nào có người hiện đại sau khi người Neanderthal tuyệt diệt," Soressi cho biết.
"Với tôi, đây rất có thể là bằng chứng đầu tiên về một thứ gì đó được chuyển từ người Neanderthal cho người hiện đại." 
Học những mẹo của người Neanderthal đối phó với cái lạnh là điều cực kỳ hữu dụng cho người hiện đại, mà sau đó họ đã kết hợp các công cụ bằng xương với bộ công cụ khác của họ để chế tạo ra quần áo tốt hơn.
Nếu điều này là thật, nó làm dấy lên câu hỏi tại sao người Neanderthal không bắt chước những công nghệ tinh vi hơn từ người hiện đại. Có lẽ là người hiện đại đơn giản là chỉ tìm thấy những công cụ bằng xương của người Neanderthal nằm xung quanh, thay vì thực sự gặp được người Neanderthal.

Hơn cả giữ ấm

Trong khoảng thời gian gần hơn một chút, có lẽ khoảng 30.000 năm trước, quần áo Thời kỳ Đồ Đá trở nên tinh vi hơn.
Trong Hang động Dzudzuana ở Georgia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra sợi lanh được nhuộm màu trong những khu vực có người sinh sống. Chúng có thể được dùng để làm quần áo vải lụa với nhiều màu sắc. 
Điều này cho thấy quần áo đã trở thành một thứ còn hơn là hữu dụng. Chúng còn phục vụ cho mục đích trang trí. Nói cách khác, quần áo đã trở nên có tính biểu tượng.
Gilligan chỉ ra rằng con người có lẽ đã tự trang trí cho bản thân trước khi quần áo tồn tại. "Khi bạn nhìn vào những người săn bắt - hái lượm hiện đại không mặc quần áo, họ trang trí bằng những hình vẽ cơ thể tuyệt đẹp. Bạn không cần phải có quần áo để có thể làm vậy."
Có bằng chứng cho thấy người Neanderthal cũng vẽ cơ thể bằng màu thổ hoàng đỏ, với những bằng chứng xa xưa nhất cách đây hơn 200.000 năm. Dĩ nhiên, màu tự nhiên có thể được dùng để nhuộm nâu da thú, cho các nghi lễ chôn cất, hay cho các bức tranh vẽ trong hang.
Nhưng khi trời quá lạnh để khoe những hình vẽ cơ thể, người xa xưa đã buộc phải dùng thứ gì đó che chắn, giữ ấm cho cơ thể. "Tính năng trang trí trở thành quần áo," Gilligan nhận định. "Khi điều đó xảy ra, con người cần quần áo cho mục đích xã hội đó cũng như mục đích giữ nhiệt."
Điều này có thể giải thích vì sao việc sử dụng quần áo lại trở thành một phần không thể thiếu với sự nhận biết của rất nhiều người. 
Tương tự, thiếu quần áo là điều quan trọng để nhận diện một bộ tộc săn bắt - hái lượm nào đó.
Sự thật là quần áo phức tạp hơn bạn tưởng. Không có chúng, có thể chúng ta đã không sống sót, nhưng ngày nay chúng ta sử dụng quần áo không chỉ để giữ ấm.
Quần áo đã trở thành một phần danh tính, văn hóa của con người và cả chuẩn mực xã hội.
Quần áo phân biệt chúng ta khác với các loài khác, về mặt tự nhiên, Gilligan nói.
Hơn thế nữa, bằng cách cho thấy chúng ta thuộc về một nhóm xã hội hay chính trị đặc thù, quần áo còn có thể làm chúng ta trông khác với những người khác.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-38900410

THÔI ĐỪNG NUÔI VIỆT CỘNG NỮA!

T.T. Donald Trump ký sắc lệnh cấm chuyển kiều hối

19/02/2017
Theo các hãng tin thông tấn lớn dẫn nguồn tin từ Nhà trắng, ngay sau khi ký liên tiếp 2 sắc lệnh về cắt giảm các quy định để “cởi trói” cho ngành tài chính ngân hàng Mỹ, ng thống Donald Trump vừa ký thêm sắc lệnh bổ sung, cấm các tổ chức ngân hàng, tài chính của Mỹ chuyển tiền ra nước ngoài theo dạng kiều hối, đã gây sốc toàn cầu.
Sắc lệnh bổ sung này còn yêu cầu Bộ Tài chính của Mỹ áp đặt hàng loạt quy định để giới hạn tối đa việc chuyển tiền ra khỏi nước Mỹ, nhằm giữ nguồn vốn để đầu tư trở lại nước Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân như ông Trump đã hứa.
768417797158515950_o
Tổng thống Donald Trump

Ngược lại, sắc lệnh mới chặn dòng tiền ra khỏi nước Mỹ, buộc các ngân hàng hành động “vì nước Mỹ”, đánh thẳng vào bọn kinh tài cộng sản.
Bao nhiêu năm Mỹ làm ngơ cho Việt cộng và thân cộng chuyển tiền, đi về làm ăn và cộng tác với Cộng sản. Họ có vạn mưu kế trong đó có chuyển ngân, buôn bán bạch phiến và đưa tin tình báo. Nay đến lúc phải chấm dứt. Lẽ tất nhiên một số bà con ở Việt Nam bị dứt sữa thì cũng khổ, nhưng ta ở đây, ngoài trợ cấp it oi của nhà nước, có ai giúp ta đâu? Dẫu sao, trong cơn giải phẩu, phải chịu đau một thời gian, sau sẽ bình phục.
Theo Ngân hàng Thế giới, tổng lượng kiều hối của toàn thế giới đạt tổng cộng khoảng 582 tỷ USD (năm 2015). Mỹ chiếm 19% số lượng di dân toàn thế giới. Di dân tại Mỹ gửi về nhà lượng kiều hối trị giá 133,5 tỷ USD (năm 2015). Trong đó các nước nhận kiều hối từ Mỹ lớn nhất là: Mêhicô; Trung Quốc; và Ấn Độ. Rõ ràng đây là nguồn tiền rất lớn chuyển ra khỏi nước Mỹ mà ông Trump muốn ngăn chặn.
kieuhoi
Sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ cũng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của các ngân hàng ở Việt Nam 


Lâu nay, người quốc gia mong mỏi  nước Mỹ có một đạo luật như thế. Tại sao lại đem hãng xưởng, công việc làm ăn và tiền bạc ra ngoại quốc trong khi dân chúng Mỹ bao gồm những di dân hợp pháp , những trí thức, những sinh viên Âu Mỹ phải thất nghiệp.?Xưa nay, cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vẫn coi khinh Mỹ là ngu dại,  đã đem tiền bạc nuôi chúng cho nên chúng chẳng sợ Mỹ!Đứng về phương diện quốc gia , việc cấm này là đúng. Phải có cách này mới trị được Việt Cộng.

Sunday, February 19, 2017

THẰNG LÀM BIẾNG * AI CỨU DÂN TÔI

Lời bạn đọc cho câu hỏi "ai sẽ cứu dân tôi, nước tôi?"

Thằng làm biếng (Danlambao) - Thành cái tật rồi! Hồi nhỏ tới lớn không ai dạy cho cách tự cứu nên khi trưởng thành có chuyện gì thì cầu trời, khẩn phật, ngó chung quanh chờ người khác giúp. Xưa kia Mỹ nó cứu cho để thoát ách cộng sản thì không biết mang ơn còn đâm sau lưng, nào là đốt xe Mỹ, xé cớ Mỹ! Việt Nam Cộng Hòa cứu cho thoát cộng sản thì không biết mang ơn còn đâm sau lưng, nào là Tiếng hát những đêm không ngủ, bãi thị, bãi khóa, đình công v.v... lại ngu ngu nuôi giấu, dung dưỡng, bao che cỡ như Má Chiến Sĩ, Mẹ Bàn Cờ, Ngoại Củ Chi, Chị Bến Tre, trớ trêu 1 lũ Miền Nam tập kết, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam cả phồn cả lũ chung tay góp góp sức, tạo mọi điều kiện cho cộng sản Bắc Việt thôn tính Việt Nam Cộng Hòa!
Sự thật nó rành ra đó mà chớ có sáng mắt, thân sơ thất sở, vong quốc, đào tỵ, ly hương, bán mạng, vượt biên, vượt biển. Yên thân hay vinh thân phì gia chi chi đó không biết, lại bày cái trò về thăm quê hương? (Nước đã mất thì quê hương sao còn mà về thăm?). Thăm quê hay vô tình cung ứng tiền bạc, của cải cho cộng sản? Nó đòi hối lộ tại phi trường, cũng xì tiền ra rồi chửi đổng! Nó rạch thùng, tháo khóa lấy hết tư trang bao nhiêu lần mà cũng chui đầu về cho nó làm hoài.
Hồi thời súng đạn, quân số, tướng tá, chính phủ dù là lưu vong thì vẫn còn chút khí thế sao không biết làm cái gì kiện thưa ra thế giới coi đứa nào vi phạm hiệp định để người ta còn trông ra ngó vào, hồi mới không làm. Ra được nước ngoài còn dỡ thói ăn hiếp lẫn nhau, lợi dụng bộ quân phục thiêng liêng để làm trò thổ phỉ (kiểu như mày không đóng tiền ủng hộ tao là mày thân cộng!) quên mất đi người còn kẹt lại trong nước, đủ thành phần Quân-Dân-Cán -Chính VNCH phải chịu ách trả thù tàn độc của bè lũ cộng sản Việt gian.
Việc đúng ra là trách nhiệm của mình, của chính phủ, của quân đội thì không hoàn thành, quay ra đổ trút lên đầu những người còn kẹt lại trong nước. Họ tay không tấc sắt, nhà cửa bấp bênh, số phận nằm trong quyền sinh sát của cộng sản, hở ra người nào, bị bắt người đó, con cái nheo nhóc, cha mẹ te tua, gia cảnh xấc bấc xang bang, ra 10 người mất 10 người, ra trăm người, mất trăm người, lấy đâu mà bù đắp? Mà phải chi có kết quả gì cho cam, toàn thấy thiệt hại! Thử hỏi bây giờ tụi cộng sản đứng ra để cần gặp 1 lãnh đạo dân chủ thực thụ để đàm phán, thương lượng, nói chuyện thì có ai hay không? Hoặc hỏi đoàn người biểu tình, ai có khả năng đại diện cho đoàn biểu tình để nói chuyện thì cũng ngơ ngác, ngó qua ngó lại chớ có biết ai đâu mà nói.
Còn cứ tự an ủi là lòng dân đang căm thù cộng sản, sôi sục chỉ muốn ăn tươi nuốt sống đảng cộng sản, cái đó có à nha! Dân rõ ràng là căm thù cộng sản ghê lắm nhưng toàn để trong bụng, đố có dám nói ra. Thử mà coi lễ hội của CSVN tổ chức chỗ nào thì dân ùn ùn kéo ra đó chơi, mà nào phải chơi chùa, mua vé hết đó vẫn cứ kìn kìn chen chúc mua vé để chơi (không nhỏ con số là "Việt Kiều" trong ấy đấy chớ!)
Chừng nào dân hết treo cờ việt cộng, chừng nào dân hết đi coi, đi chơi trò vui của việt cộng, chừng nào Việt kiều hết áo mũ xênh xang (Đờ mờ! tao bỏ chừng 400 đô về VN chơi gái gãy con Q luôn!) thì họa may cộng sản Ba Đình nó tiêu vong.
Chứ cái đà này thì "hết thế kỷ này đã tới xã hội chủ nghĩa hay chưa" nó cũng giống như "hết thế kỷ này, dân Việt có dẹp được việt cộng chưa hay là thành người Tàu hết trọi!"
* Đây là phản hồi của bạn đọc trong bài viết Ai sẽ cứu dân tôi, nước tôi?.  BBT-DLB xin phép bạn đọc với nick Thằng làm biếng được đăng tải lại thành một bài riêng.
16.02.2017


BẠCH XỈ ĐOÀN CHÍ TUÂN


BẠCH XỈ ĐOÀN CHÍ TUÂN

VĨNH NGUYÊN
Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế




Cho đến bây giờ, cháu chắt ông cũng không biết từ đâu ông mang danh Bạch Xỉ?


Thời ấy có câu sấm: “Bạch Xỉ sinh thiên hạ bình” (Ông Bạch Xỉ ra đời là thiên hạ thái bình). Người thì cho là sấm Trạng Trình, người thì cho là Bạch Xỉ tự phao ra để gây uy tín. Nhưng dân gian thì tin là sấm Trạng Trình vì Bạch Xỉ (1)  có nghĩa răng trắng. Khi Đoàn Chí Tuân tự xưng hoàng đế, ông là người không nhuộm răng đen thời đó. Có lẽ vì vậy mà ông tự lấy làm hiệu hoặc dân gian gán cho ông chăng?


Về cuối đời, ông gặp hoạn nạn. Giặc Pháp bắt được ông khi ông đang lên cơn sốt rét tại nhà một bô lão ở làng Trung Định, trước mặt là núi Đại Hàm (Hà Tĩnh) rạng sáng ngày 12 tháng 10 năm Bính Thân (1896) rồi đưa về giam ở nhà lao Vinh.
Triều đình đã vào tay giặc. Biết Bạch Xỉ là người tài, chúng tìm mọi cách lôi kéo ông.


Hồ Lệ - bấy giờ là Tổng đốc An Tĩnh, lấy tư cách là người trước đây đã từng xướng hoạ thơ phú với ông, y tỏ ra thông cảm với Bạch Xỉ - một người tài giỏi gặp lúc hoạn nạn. Để tỏ lòng mình, y thử lừa Bạch Xỉ mà đọc một vế câu đối: “thương người răng trắng gặp hồi đen” và Bạch Xỉ ứng khẩu đáp lại ngay: “đau kẻ lòng son ôm máu đỏ” vừa để tỏ lòng son sắt với đất nước vừa để vạch mặt tên sĩ phu làm tay sai cho giặc. Vì không chịu cung khai, bọn giặc đã hành hạ ông hết sức tồi tệ.


Theo tài liệu của ông Đoàn Tiến Khứ (quá cố năm 1992) là chắt của Bạch Xỉ, thì ông có 7 lời phản cung sắc bén. Cũng theo ông Đoàn Tiến Khứ thì tư liệu về 7 lời phản cung này hiện rơi vào một thư viện tư nhân ở một thành phố phía Nam nước Pháp. Và, có thể từ 7 lời phản cung khẳng khái ấy mà Bạch Xỉ đã bị quân thù thủ tiêu vứt mất xác?


Vợ ông, con ông, cháu ông sau đó đã đi dò tìm nhưng chỉ là con số 0. Thương nhớ ông, cháu ông và bà con chỉ còn biết một cách là dựng miếu thờ Bạch Xỉ - Đoàn Chí Tuân tại xóm Nhân Hoà, làng Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - nơi mảnh đất ông đã sinh ra để thờ phụng. Cửa chính miếu thờ có đề 3 chữ Tam Thiên Môn.

Ông nội của Bạch Xỉ là Đoàn Chí Nguyện - người đã cầm đầu nhân dân Hoà Ninh tham gia phong trào Tây Sơn và thuộc quân Tây Sơn kháng chiến chống quân Thanh.
Thân sinh của Bạch Xỉ là Đoàn Chí Thông, tục gọi là cụ Hương Thân. Nhà cụ Hương là nơi tụ họp những người có tinh thần yêu nước ở địa phương và đàm đạo về việc nước mất nhà tan, nhất là việc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp.


Bạch Xỉ chính tên là Đoàn Đức Mậu rồi đổi là Đoàn Chí Tuân, sinh năm 1855 tại làng Hoà Ninh, xã Quảng Hoà, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bạch Xỉ học giỏi, thông minh từ nhỏ. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu có truyền thống nho học và tinh thần yêu nước rất cao thì người thông minh như Bạch Xỉ làm sao mà không “nghe lỏm” được binh tình thế vận nước nhà?

Lên 5 tuổi, cụ Hương Thân đã cho cậu Tuân đến học với cụ Tú Nguyễn trong làng. Mới một thời gian rất ngắn, cụ Tú đã phải kinh ngạc về trí thông minh của Tuân.
Lên 6 tuổi, cậu Tuân theo học với thầy quan biện họ Trần ở làng Thọ Linh - một người nổi tiếng học giỏi nhất vùng. Lại mới được một năm, thầy quan biện không dám dạy nữa, thầy nghĩ rằng: “mình không còn chữ đề dạy cho một học trò thông minh đáo để như Tuân”. Thầy biện nói: đây là bậc “sinh tri” (sinh ra là biết liền).
Tiếp đó, Đoàn Chí Tuân còn theo học một vài vị danh nho khác. Và, khi mới lên 10, cậu Tuân ở nhà tự học, tự đọc sách, không chịu đi học nữa.

Lên 12 tuổi (năm Ất Mão 1867) Đoàn Chí Tuân đã nổi tiếng về văn và thơ. Tiếng tăm của ông đã dậy khắp tỉnh, thành. Tiếng tăm tới cả triều đình. Bạch Xỉ đã có khẩu khí nhà vua. Có người ra câu đối: “Hoàn quân dĩ đãi tướng quân” (cho ông về là đãi ngộ ông”, Bạch Xỉ đối ngày: “Sinh tử tất vi thái tử” (sinh con ra là đẻ hoàng tử ra). Vua Tự Đức bèn sai Tùng Thiện Công đến tận nơi làng Hoà Ninh để xem xét “phải chăng là những lời đồn ngoa?”. Khi về kinh, Tùng Thiện Công tâu lên vua rằng, những lời đồn đại về Đoàn Chí Tuân là đúng. Tự Đức tỏ ý lo ngại và truyền rằng: “phải để ý đến thằng trẻ con này lớn lên sẽ làm giặc!”.

Đoàn Chí Tuân đọc sách Tàu, sách Nhật, sách ta. Tuy còn nhỏ nhưng qua sử sách, Tuân biết đất nước ta bị phong kiến Tàu đô hộ, biết rõ các vị anh hùng hào kiệt của ta chống giặc lập lại chủ quyền cho dân tộc.

Tuân buồn chán bỏ sách. Cậu bé bỏ nhà ra đi. Đi đâu? Tuân một mình lửng thửng đi dọc bờ sông Gianh. Đến cửa Hác. Đoạn sông này rộng mênh mông, ba bề sóng vỗ. Bên này là La Hà (Quảng Văn), bên kia là Quảng Lộc. Tuân đi ngược lên. Vượt qua một hòn cù lao, chọn chỗ sông hẹp rồi bơi qua bờ Bắc. Đi hết Tân An, chợ Đồn rồi leo lên cồn cát trắng vùng Quảng Phương. Tuân đi như người vô định.

Gia đình hoảng hốt bổ đi tìm, nhưng khi quay về thì thấy Tuân đang nằm mà cười trên giường.
Tiếp đó cậu Tuân lại bỏ đọc sách ra đi. Cậu tìm lũ trẻ chăn trâu lập trò chơi trận giả. Hết chơi trên cạn lại lập trò chơi dưới nước. Tuân cùng lũ trẻ chặt chuối cây kết bè, vạt cây làm mái chèo, rồi, người cùng bè ra giữa dòng cho thuỷ triều cuốn đi. Tuân chỉ huy chèo vát cho thuyền vào bờ rồi dùng dây thừng kéo bè theo mép bờ về nơi xuất phát. Lại tập lại nhiều lần như thế. Tuân cùng lũ trẻ tới những trảng cát chia phe trốn tìm. Phe do Tuân chỉ huy bao giờ cũng tìm ra đối phương, còn đối phương thì hoàn toàn bó tay. Hoá ra, Tuân có cách độn thổ. Đào hố chôn mình xuống, chỉ để hở mũi và mặt ở dưới các gốc cỏ, cây dại. Rồi thi vật, thi đấu võ. Tuân thắng luôn cả những đứa lớn tuổi, vạm vỡ hơn mình. Từ đó, lũ nhỏ tôn Tuân làm “đại tướng”.


Năm 1873, giặc Pháp đánh Bắc Kỳ, Tự Đức cắt 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Phong trào “bình Tây sát tả” liên tục nổ ra. Tư tưởng chống Pháp hình thành trong con người ông. Lúc này Bạch Xỉ mới 17 tuổi. Ông bắt đầu hành động. Ông đi khắp đó đây, tìm kiếm, kết giao với những người cùng chí hướng.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương. Vừa tròn 30 tuổi, Bạch Xỉ ra đón xa giá mong phò vua giúp nước, nhưng, do quan điểm đối với công giáo, ông không tán thành chữ bình Tây sát tả. Ông đề nghị Tôn Thất Thuyết bỏ chữ “sát tả” mà chỉ “bình Tây”. Do đó không được Tôn Thất Thuyết chấp nhận.
Bạch Xỉ buồn bã. Nhưng, sau cơn buồn ông lại vui. Ông có cách của ông. Ông về quê khởi xướng tổ chức nghĩa binh. Lũ trẻ chăn trâu ngày nào giờ đã lớn. Họ đã từng răm rắp tuân theo mệnh lệnh của “đại tướng” Tuân, giờ đây, họ đã có một cơ hội và theo Tuân như có một ma lực thực sự.


Chưa đầy hai tháng, trai tráng phần lớn dân Hoà Ninh theo Tuân gần 500 người, số còn lại là dân quanh vùng như Vinh Lộc, Minh Lệ, Vĩnh Phước, La Hà... Trong số nghĩa binh có 25 người là công giáo và 17 người là lính cũ của triều đình.
Bạch Xỉ tổ chức rèn vũ khí, làm cung nỏ, đao, kiếm, đoản đao nhiều vô kể. Đã có 21 khẩu súng trường và 22 con ngựa. Lương thực thu về các kho chứa đủ hoạt động trong 2 năm. Nghĩa quân được phiên chế thành từng đơn vị 10 người, 100 người có chỉ huy trưởng, phó của từng cấp. Họ bắt đầu luyện tập: đánh võ tay không, đánh côn, đầu kiếm. Họ tập bắn súng, tập phi ngựa bắn súng, bắn cung. Tập trận vượt sông, tập trận trên bộ...


Thế đã mạnh.
Bạch Xỉ chia nghĩa quân làm 3 đạo về 3 hướng tham gia chiến đấu.

1. Nguyễn Hưng Vương (người Hoà Ninh) dẫn 130 quân Hoà Ninh lên sát nhập với nghĩa binh do Cao Thượng Chí chỉ huy đóng ở Xuân Mai.
2. Đinh Hớn (võ sĩ người Vĩnh Lộc) dẫn 120 người Vĩnh Lộc, Minh Lệ, Vĩnh Phước, La Hà sát nhập với nghĩa quân do Mai Lượng chỉ huy ở căn cứ Cao Mại.
3. Bạch Xỉ (có Nguyễn Ngọc Hiền phụ tá) đích thân dẫn số nghĩa quân Hoà Ninh còn lại (có cả 25 giáo dân) vào sát nhập với nghĩa quân Hoàng Phúc đóng tại căn cứ Vạn Xuân (Tây Nam Quảng Bình). Ở đây Bạch Xỉ nhận làm phụ tá (mưu sĩ) cho Hoàng Phúc, còn nghĩa quân Hoà Ninh thì được phiên vào đội quân của Đề Phú.

Trong 4 năm (1885-1888), nghĩa quân Hoàng Phúc, Đề Phú (Nam Quảng Bình) đã tấn công quân Pháp và thắng nhiều trận. Trước sức ép của Nghĩa quân, cuộc hành trình của vua Đồng Khánh dự định ra Quảng Trị, Quảng Bình ngày 27/7/1886, thì mãi đến ngày 19/8/1886 Đồng Khánh mới ra đến Đồng Hới.

Đến đây, Đồng Khánh trâng tráo ra tờ dụ kêu gọi nghĩa quân ra đầu thú và đặt giải thưởng rất hậu cho ai bắt được Hoàng Phúc, Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Đoàn Đức Mậu (cũng là Bạch Xỉ).
Được 10 ngày, không có ai nghe theo lời dụ của Đồng Khánh, nhà vua kêu ốm rồi bỏ chương trình Bắc tuần, không ra Hà Tĩnh nữa, mà xuống tàu Pháp ở Nhật Lệ, thoái lui.
Về Huế, Đồng Khánh nói: “không đời nào tôi có thể tin rằng, dân các nơi này lại trung thành với tôi, bởi vì các tỉnh ấy có nhiều văn nhân quá”.


Nghĩa quân Hoàng Phúc có Bạch Xỉ làm mưu sĩ đánh thắng liên tiếp mấy trận. Cứ ngỡ phong trào kháng chiến giết giặc đã dấy lên, ai hay, cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt. Được tin này, nghĩa quân Quảng Bình bỗng suy yếu dần rồi tan rã. Tôn Thất Đàm tự tử, Lê Trực về sống ẩn dật để chờ cơ hội khác. Cao Thượng Chí, Mai Lượng, Đề Phú, Đề Chít (Trích), Đề Én bỏ về làm ăn. Họ ngầm dặn quân sĩ về quê nương náu, đừng theo giặc, chờ thời cơ thuận lợi thì hội quân trở lại, tiếp tục kháng chiến kiến quốc.


Riêng Bạch Xỉ là không chịu nổi. Chí của ông là chiến đấu đến cùng. Ông kéo nghĩa quân Hoà Ninh về thăm gia đình, đồng bào quê hương rồi tập hợp lại lực lượng. Nhiều nghĩa quân của Cao Thượng Chí, Mai Lượng lại theo Bạch Xỉ. Đồng bào các khu vực này nghe theo ông, cấp thêm lúa ngô để nuôi nghĩa quân.


Bạch Xỉ kéo đội quân của mình ra Hương Khê tìm cụ Phan Đình Phùng. Cụ Phan dung nạp đội quân Hoà Ninh, Vinh Lộc sát nhập quân khởi nghĩa Hương Khê. Còn Bạch Xỉ trở thành một tướng bên cạnh Cao Thắng, Nguyễn Chánh và 10 tướng khác trong đại bản doanh do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Ý chí nung nấu của Bạch Xỉ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt là cần tôn lập một ông vua mới. Ông rất quý trọng cụ Phan, một lòng tôn phò cụ Phan, mong muốn cụ Phan lên ngôi chấp chính mà lo việc quốc gia đại sự. Ông có câu thơ với cụ Phan:

“Nghĩa liệt tướng quân vang bốn cõi
Xin theo bên ngựa đỡ dây cương”

Và đề nghị vua mới thay đổi lập trường đối với công giáo: chống sự “sát tả” mà chỉ “bình Tây”.
Lời đề nghị của Bạch Xỉ không ngờ bị cụ Phan và quân khởi nghĩa Hương Khê phản đối. Họ còn ngờ vực lòng trung thành của ông đối với các tướng lĩnh Hương Khê.

Thất vọng, Bạch Xỉ bèn bí mật rút nghĩa quân Hoà Ninh, Vĩnh Lộc rời Hương Khê về lại Đại Hàm xây dựng căn cứ địa chiến đấu độc lập. Từ đây, dọc miền rừng Hà Tĩnh - Quảng Bình có hai bản doanh nghĩa quân cùng một chí hướng chống Pháp. Nhưng, sự ngờ vực đã trở thành mâu thuẫn nội bộ. Điều này hoàn toàn không có lợi cho phong trào nghĩa quân đang ở thế yếu lại phải chống chọi với một thế lực đế quốc mạnh.

Đã thế, Bạch Xỉ tự quyết định lên ngôi, lấy niên hiệu là Long Đức Hoàng đế cùng với 28 vị thủ hạ quanh ông và do ông cắt đặt các chức vụ triều chính. Ông truyền hịch kêu gọi nhân dân lương cũng như giáo đoàn kết một lòng đứng lên chống giặc Pháp cứu nước. Trong bối cảnh “bình Tây sát tả” thì chủ trương của Bạch Xỉ là chỉ “bình Tây”. Nhờ chủ trương đúng đắn ấy, ông đã tập hợp được lực lượng giáo dân theo nghĩa quân giết giặc, thì phải công bằng mà nói rằng: đó là công lao và tư tưởng cao đẹp của ông trước lịch sử.

Về phía cụ Đình Nguyên Phan Đình Phùng, chắc chắn cụ cũng nhìn thấy điều đó. Nhưng cụ Phan mang quan niệm cô trung, tự mình không dám lên ngôi vua, bởi đó là “bất trung” là “tiếm vị”! Cụ giữ chữ trung, chịu phận làm tôi để giữ đạo lý nhà nho: trung quân và ái quốc.
Cụ Phan không những không đồng tình với Bạch Xỉ mà còn phản đối hành động của ông chính là ở chữ cô trung và một phần là Bạch Xỉ không đủ “tư cách”, “tài năng” để tự xưng hoàng đế như các vị ngày xưa trong lịch sử: Lê Lợi, Lê Trang Tông, Nguyễn Huệ hoặc xa hơn như Ngô Quyền, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương...

Chổ yếu về tài năng của Bạch Xỉ lộ rõ trong quá trình hoạt động của ông. Khi khởi quân tại Hoà Ninh, trong tay ông đã có số quân, số vũ khí, lương thảo mà không dám xuất quân đánh trận nào, không dám tự mình làm chủ tướng mà thâu quân đi các nơi nhập với các thủ lĩnh địa phương. Như vậy, tự ông dừng lại ở tấm lòng yêu nước nên chưa rõ thiên tài đánh giặc.
Khi ông giúp Hoàng Phúc lập được một số chiến công, tiếng tăm ông đã lừng lẫy, nhưng rồi Hoàng Phúc bị tử trận, ông lại rút quân bản bộ của mình đi tìm cụ Phan Đình Phùng mà không thừa kế sự nghiệp của Hoàng Phúc. Ông khiêm tốn hay thiếu trách nhiệm hay tự xét mình chưa đủ tư cách làm minh chủ nên phải tìm người tài giỏi hơn trước quốc gia đại sự?


Cụ Phan Đình Phùng là người có tiếng: học vụ Đình Nguyên, có trình độ tổ chức quân thứ, đánh lui quân Pháp ở Hương Khê, có sức tự tạo ra vũ khí, có khí tiết anh hùng mà vẫn không dám nghĩ đến chuyện lên ngôi hoàng đế. Ấy thế mà khi cụ Phan bác bỏ ý kiến tôn cụ lên ngôi chính vị, không hiểu Bạch Xỉ nghĩ thế nào mà lại dám tự lên ngôi Long Đức Hoàng đế? Thiết tưởng, trước và sau, bản thân ông đã không nhất quán! Lúc đầu thì quá khiêm nhượng, lúc sau thì đã tự quên mình nên bị thất bại.
Tuy nhiên, việc Bạch Xỉ chủ trương có một ông vua mới của phe kháng chiến là không có gì sai. Khi Hàm Nghi chưa bị bắt, chính thực dân Pháp cũng đã sợ một nước có hai vua. Chính Pháp đã thấy vị trí của vua Đồng Khánh không đủ uy tín đối với nhân dân để cho họ dựa vào đó mà thi thố chính sách nô dịch, lừa phỉnh.


Và cũng đáng tiếc là việc cụ Phan đem quân tạo phản lại Bạch Xỉ về tội tự xưng hoàng đế đã làm cho nội bộ nghĩa quân thêm suy yếu.
Bạch Xỉ chủ yếu đánh du kích, dùng phép nghi binh rồi biến hoá làm cho địch không lường được mà rơi vào nơi phục kích của nghĩa quân.

Địch mở trận càn 15 ngày qua đèo Quy Hợp để tiến đánh Hương Khê. Quân ông không phục kích ở đèo mà phục kích ở tả ngạn sông Ngàn Sâu gần bến đò Thanh Luyện. Chờ phần lớn quân giặc qua sông, phần ít còn lại chờ đò, cởi súng nghỉ trên bờ, nghĩa quân ẩn nấp trong các lùm cây dùng cung nỏ bắn tới. Số lính trúng tên độc chết ngay, những tên khác thì bị nghĩa quân vây hãm. Số quân địch bên kia sông dùng đò quay lại cứu viện thì bị nghĩa quân nổ súng bắn thủng đò. Đò chím, quân giặc càng bị động chới với giữa dòng sông nên chết và bị thương càng nhiều hơn.


Một trận khác, nhân ngày chợ phiên, một số “lính khố xanh” là cơ sở nội ứng của ta rủ được tên thiếu uý Pháp cùng nhiều binh lính ra chợ phiên ăn uống no say. Lính trong đồn còn lại rất ít, Bạch Xỉ cho 50 nghĩa quân giả trang ập vào đồn. Quân địch phản ứng không kịp. Bên ngoài, số nghĩa quân giả trang giả bắn yểm trợ, nhưng mà “yểm” luôn cả hai phía. Lính trong đồn và lính ngoài chợ bị diệt gọn. Quân Bạch Xỉ thu được súng đạn và rút lui an toàn.


Qua 2 trận đánh này Bạch Xỉ càng khuếch trương chiến thắng. Nhân dân phao tin: “Ông Bạch Xỉ có phép tàng hình, có phép bùa hộ mệnh. Bạch Xỉ và “nhị thập bát tú của ông chỉ dùng quạt và phẩy một cái là bọn giặc đã đứng yên như phổng!” Hoặc là: “Quân Bạch Xỉ đi qua đồn giặc chỉ dùng gậy chỉ là quân địch đứng trương mắt cho đoàn quân đi qua...”.
Sự thực thì chẳng có “bùa hộ mệnh”, chẳng có “phép thần thông”, “tàng hình” gì cả. Muốn thế yếu chọi thắng thế mạnh, Bạch Xỉ phải nghĩ ra mẹo mà đánh.
Bởi quá tâng bốc, không những các kẻ sĩ của cụ Phan không ưa mà còn khiêu khích đến quân địch. Quân Pháp mở nhiều trận càn vây ráp nghĩa quân Hương Khê và nghĩa quân Đại Hàm của Bạch Xỉ...


Sau khi cụ Phan thọ bệnh và qua đời, giặc Pháp tập trung truy quét nghĩa quân Hương Khê. Để đỡ đòn cho nghĩa quân Hương Khê, Bạch Xỉ kéo nghĩa quân của mình đi chiến đấu, giải vây. Nhưng, sức yếu, lương thực thiếu, Bạch Xỉ nhuốm bệnh sốt rét nên chỉ bố trí đánh những trận nhỏ, gây khó khăn cho địch không được bao nhiêu.
Nghĩa quân của Phan Đình Phùng bị đánh tan, chúng quay sang tấn công nghĩa quân Bạch Xỉ.


Và, nghĩa quân Bạch Xỉ làm sao chống chọi lại một đội quân chinh chiến nhà nghề, trang bị đầy đủ súng đạn. Trong khi đó, nghĩa quân Bạch Xỉ đã 8 năm trời chiến đấu cầm cự trong núi rừng Hà Tĩnh, Quảng Bình thiếu thốn mọi bề và bệnh sốt rét đang hoành hành quân sĩ.
Quân Pháp từ đồn Linh Cảm toả ra bao vây, lùng sục, tiêu diệt nghĩa quân ở các vùng hữu ngạn sông Ngàn Sâu, căn cứ Đại Hàm, núi Quạt, núi Chức A...

Và, Bạch Xỉ bị bắt.
Phó vệ Hoàng Hiếu đầu hàng giặc.
Chính vệ Nguyễn Ngọc Hiền cố gắng chống chọi với bệnh sốt rét, trực tiếp tổ chức một trận phục kích chống càn ở làng Hoà Duyệt hữu ngạn sông Ngàn Sâu tháng 9 năm 1896 diệt 17 tên khố xanh thu 4 súng. Đó là trận thắng cuối cùng của nghĩa quân Bạch Xỉ.

Như vậy, nghĩa quân Bạch Xỉ đã hoạt động 4 năm ở Nam Quảng Bình và 8 năm trên đất Hà Tĩnh là 12 năm. “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Giá như, nghĩa quân của cụ Phan và Bạch Xỉ biết sáp nhập được với nhau thì biết đâu việc kháng chiến chống thực dân Pháp của hai ông sẽ đầy thêm những trang sử hào hùng cho cả dân tộc?


Về đời tư của Bạch Xỉ, xin trích thơ ông để minh hoạ:

“Nằm chẳng ngủ mà ăn chẳng ngon
Khăng khăng đêm ngày dạ sắt son
Đã nghĩ một mình không lấy vợ
Nhưng thương trăm họ thảy là con...”

(Bài “Không lấy vợ”)

Ông viết thế mà rồi ông vẫn lấy vợ. Vợ ông tên là bà Thơm (không còn ai nhớ họ của bà). Bà Thơm là người có công giúp ông trong những năm tháng hoạt động chiến đấu gian lao trên đất Hà Tĩnh. Khi Bạch Xỉ bị giam cầm ở nhà lao thành phố Vinh, thì bà Thơm đã mở quán cơm ở Cửa Hữu (gần nhà lao Vinh) là mục đích trá hình để hoạt động. Bạch Xỉ với bà Thơm có một người con gái duy nhất tên là Đoàn Thị Nga. Bà Nga cùng tuổi và cùng hoạt động với bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh) trong giai đoạn này. Họ cùng sát cánh hoạt động cho tổ chức cách mạng, và chính các bà đã từng bới xách cháo cơm cho Bạch Xỉ ở trong lao tù.

Phong trào cách mạng bị chìm trong biển máu. Bà Đoàn Thị Nga mất tích. Có tin đồn rằng bà Nga lúc ấy vẫn còn sống và lánh sang Pháp. Bà Đoàn Thị Nga có lập gia đình hay không? Quê làng Hoà Ninh của Bạch Xỉ bị quân Pháp thiêu đốt ngày 12/4/1947. Những người gọi Bạch Xỉ bằng bác, bằng chú ruột, rồi lớp sau này gọi Bạch Xỉ bằng ông, bằng cố nhưng tin tức về bà Đoàn Thị Nga là biệt vô âm tính. Còn vợ ông Bạch Xỉ - bà Thơm mất lúc nào, một phần ở đâu, bà con cũng không ai hay biết.


Con, cháu, chắt trong dòng tộc họ Đoàn chỉ còn biết hương khói cho mộ mẹ Bạch Xỉ - bà Hương - một nắm đất “sè sè” cỏ dại ở quê nhà và miếu thờ Bạch Xỉ - Đoàn Chí Tuân mang 3 chữ: Tam Thiên Môn thì sắp mục nát.
Nếu gọi “sự nghiệp văn chương của Bạch Xỉ thì thơ phú, câu đối, bài hịch của ông là chỉ để phục vụ chủ yếu cho sự nghiệp cầm quân đánh giặc. Thơ ông không ví von xa xôi bí hiểm. Ông chỉ dung dị những việc trong nhà, ngoài đồng như những bài “quét nhà”, “rang bắp”, “bới khoai”... để thể hiện tư tưởng, chí hướng của mình:

Chỉ sợ muôn dân nhuốm bụi hồng
Ra tay một trận sạch như không
Đền từ quét tước thêm vui mắt
Đài các vào ra mới thoả lòng
Lũ kiến bất tài xua mái bắc
Đoàn trùn “giun” vô dụng gạt tường đông
Từ nhà mà nước mà thiên hạ
Cũng có tay mình mới sách trong.

(Bài “Quét nhà”)


Ông từ chối vào Kinh:

“Thế sự phù vân hà túc vấn
Bất như cao ngoạ thủ gia san”
(Cuộc đời mây nổi cần chi hỏi
Thà cứ nằm co đánh chén tràn)

(Bài “Từ chối vào Kinh”)

Tương truyền ông cùng Nguyễn Hàm Ninh đi chơi gặp mưa, ngồi núp ở gốc đa - Nguyễn Hàm Ninh đọc:

“Đường đất thịt đi trơn như mỡ”
Bạch Xỉ đọc theo liền:
“Gió gốc đa ngồi, mát tận xương”

Ông đến trường học cụ thám hoa Nguyễn Đức Đạt, gặp lúc cụ ra đề cho học trò, lấy tích ở Kinh Thi nói về một ông vua chăm việc nước, quên mình, quên ăn. Bạn học sinh nhờ ông giúp vài câu, ông lấy bút viết ngay:

“Tể phụ tiến thiện, vương viết: vi vi! Nhất đán ky, viết ngã ky chi
Thuỳ tướng truyền xan, vương viết: phủ phủ! Ngô tuy mạo, thiên hạ tất phi!”

Nghĩa là:

(Đầu bếp dọn ăn, vua bảo: chưa chưa! Một người dân đói, chính là ta đói đây.
Cần vụ đem cơm, vua bảo: khoan khoan! Mặt ta tuy gầy, nhưng mặt người dân được béo!)

Làm giúp một người bạn thờ vợ chết:

‘Dữ chi tử, cánh đoạt chi thê, ức mệnh, ức vô duyên, duy hướng thiên tào vấn đoạt đích”.
Tử dã ấu, nhi tồn dã lão, thị hạnh, thị bất hạnh, mang văn nhân thế thuyết mơ hồ”


Nghĩa là:

(Cho con răng trắng, cướp quách vợ má hồng, vì mệnh hoặc vì duyên, mới biết lòng trời khôn nhắn hỏi.
Mất ả tóc xanh, còn trơ ông đầu bạc, rằng may hay rằng rủi, rối nghe miệng thế nói mơ hồ).

Khi Bạch Xỉ khởi nghĩa, ông có bài “Đề gươm”

Lọt lò tạo hoá bấy lâu nay
Ba thước gươm thiên nắm ở tay
Nhúng xuống sông Âu loè ánh tuyết
Mài ngang đá Việt đứt làn mây
Ra uy bể Bắc kinh hồn Bắc
Thử thép non Tây vựa (vỡ) mặt Tây
Tấm lòng soi tỏ vì non nước
Ai biết cho không cũng mặc rày1.

(Bài “Đề gươm”)


Dẫu vậy, nhiều bài thơ của ông được truyền tụng hầu hết có dụng ý gò gẫm cho có khẩu khí đế vương. Ảnh hưởng ấy đi vào dân chúng không phải ít. Họ tâng bốc đề cao ông như một vị minh quân. Có những câu ca tuyên truyền cho Bạch Xỉ như sau:

Một lũ thầy tăng (thằng Tây) ra trị nước
Có ông Bạch Xỉ mới nên đời2.


Tuyên truyền, đề cao ông đến vậy thì cũng có lợi mà cũng có hại. Có lợi là chọc được quân thù. Đứa yếu bóng vía nghe tên ông là khiếp sợ mà buông súng. Nhưng lại có hại là nhiều sĩ phu khác tự ái. Họ đã chẳng tin dùng “phép tàng hình”, “phép ma thuật”. Rồi trong khi cầm quân đánh giặc, ông tự lên ngôi, nhiều sĩ phu đã bực, nay dân chúng lại ca ngợi “có ông Bạch Xỉ mới nên đời” thì quả là “đổ lửa thêm dầu”, làm sao cụ Phan Đình Phùng khỏi tức giận?3. Mâu thuẫn nội bộ càng tăng lên, không còn quy tập được nữa, không còn “sức mạnh tổng hợp” nên sớm tan rã, thất bại. Đó là một bài học hết sức cay đắng rút ra cho đời sau.


Biết làm sao được nữa! Đó là bối cảnh của Bạch Xỉ - của tên ông - của đời ông.

Mới 43 tuổi đời - độ tuổi của sung sức, của minh mẫn. Ông ngã xuống không có nơi mộ táng. Nhưng mà cũng chẳng cần chi nữa, vượt qua Đoàn Đức Mậu, vượt qua Đoàn Chí Tuân để tên ông còn âm vang hai tiếng: Bạch Xỉ! Đó có thể là chiến đấu! Đó có thể là chiến thắng! Một mình ông giữa bầy sói lang. Ông hùng mạnh. Ông không khuất phục. Bảy lời phản cung hùng hồn của ông để kết cục là quân thù thủ tiêu luôn xác ông. Nhưng, hai tiếng tên ông - đời ông là lưỡi lê đâm, là ngàn roi quất, là trận cuồng phong, là lời thách thức, là bãi nhổ vào mặt quân thù - Bạch Xỉ!

____

Ghi chú:

Sơn Trung chú:

(1). Sấm Trạng Trình các bản, nhất là bản Sở Cuồng có câu:
135. Bắc phương chính khí sinh ra
Có ông Bạch xỉ (22) điều hoà hôm mai.


 Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương có đề cập đến Minh Vương sẽ xuống trần. Đức Phật Thầy dạy:

-Thứ nầy đến thứ Minh Vương,
Nơi chốn Phật đường mặt ngọc ủ ê.”
-Minh Vương bắt chước Thuấn Nghiêu,
Lòng hiền đức nào ai có biết.


 Sư vải bán khoai cũng nói:

-Nói cho già trẻ lo âu,
Minh-Vương khôi phục Hớn-Châu Phong-Thần.
Rán mà tu niệm ân cần,
Đặng mà coi Hội Long-Vân trên Trời. 

-“Đức Minh Vương ngự chốn Nam thành,

Đặng phân xử những người bội nghĩa.Trong Phật giáo Hòa hảo cũng có người xưng là Minh vương.


Vĩnh Nguyên chú

1. Hợp tuyển thơ văn yêu nước nữa thế kỉ XIX (1859-1900).
2. Từ điển Văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá, 1993, tr.27.
          3. Theo lời kể của ông Đoàn Tiến Khứ (cháu ông Bạch Xỉ): Dữ kiện này, cụ Phan Đình Phùng còn kéo quân tới núi Đại Hàm nhằm cho Bạch Xỉ “một bài học”. Nhưng Bạch Xỉ đã biết trước nên khi nghĩa quân cụ Phan kéo tới, thì nghĩa quân của Bạch Xỉ đã “vườn không nhà trống”.

No comments:

Post a Comment