Pages

Monday, February 27, 2017

NHẮN TIN CHO PHÙNG CHÂU HÀ

NHẮN TIN CHO PHÙNG CHÂU HÀ

 NHẮN TIN
 
Ngô Minh Thành, con thứ ông bà Ngô Văn Quý muốn liên lạc với PHÙNG CHÂU HÀ, CON CỦA THƠ PHÙNG QUÁN..
Xin gửi thư về:
sontrung@yahoo.com

VĂN QUANG8 * NHỮNG THỨ BỆNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM

NHỮNG THỨ BỆNH ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
(VienDongDaily.Com - 14/11/2014)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Xin thưa ngay đó không phải là Ebola hay ung thư mà đó là loại BỆNH THỜI ĐẠI. Nhưng trước khi tường trình với bạn đọc xin cho tôi nêu lên một tí thắc mắc. Quý bạn đọc có nghe nói đến một cơ quan hay một tổ chức thế giới nào có giá trị bầu chọn Việt Nam là 1 trong 20 nước đáng sống nhất trên thế giới chưa? Thú thật là lần đầu tiên tôi đọc được cái tin này qua nhiều trang báo ở VN khiến tôi phát hoảng và thật sự làm nhiều người VN cười… muốn chảy nước mắt. Nhưng có thể còn nhiều bạn chưa có thì giờ đọc nên tôi nhắc lại nguyên văn nguồn tin đó được loan trên nhiều tờ báo lớn ở VN như báo Tuổi Trẻ, Pháp Luật Xã Hội, Lao Động, Tin Mới, 24h… Tất cả dựa trên nguồn tin của trang Web Business Insider.
Việt Nam đứng trong tốp 20 điểm đến đáng sống nhất thế giới…
Theo các tờ báo trên đưa tin:
“Việc đưa ra một xếp hạng chính xác dựa vào tất cả các tiêu chí trong cuộc sống là điều rất khó, vì vậy Business Insider cho biết họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sống, nền kinh tế, môi trường và mức sống của người dân để đánh giá một quốc gia.

Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rộng khoảng 2ha, có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng.
Theo đó, “Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới” là những “miền đất hứa” dành cho những ai đang muốn thay đổi môi trường sống nhàm chán hiện tại mà chưa thể quyết định sẽ di chuyển tới đâu.
Đứng ở vị trí thứ 16, đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ. Điểm cộng lớn nhất đưa Việt Nam lên vị trí này là chi phí dịch vụ thấp, từ giao thông vận tải với vui chơi giải trí, mọi thứ đều hợp túi tiền.
Bên cạnh đó, khung cảnh tươi đẹp, thiên nhiên tuyệt hảo và thức ăn ngon, đa dạng, hương vị đặc trưng cũng là những ưu điểm lớn của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Theo cuộc khảo sát của tạp chí này, 87% người nước ngoài tới Việt Nam đều đánh giá tốt và tỏ ra thích thú với những món ăn bản địa, vì vậy về đồ ăn, nước ta đứng ở vị trí thứ 3.
 Trụ sở các cơ quan hành chính Lai Châu.
Ngoài ra, về chế độ ăn uống, Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới theo bảng xếp hạng, đứng thứ nhất về sự thân thiện, dễ kết bạn và đứng thứ tư về mảng đời sống xã hội.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Việt Nam khiến chúng ta chưa thể vươn lên một vị trí cao hơn theo Business Insider đó là dịch vụ y tế và chất lượng chăm sóc trẻ em thấp. Về hai tiêu chí này, nước ta đứng ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng.
Những nước nằm trong Top 20 quốc gia đáng sống nhất thế giới theo xếp hạng của Business Insider bao gồm: Thụy Sĩ, Singapore, Trung Quốc, Đức, Bahrain, New Zealand, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Hong Kong, Canada, Úc, Qatar, Oman, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Việt Nam, Nga, Nhật Bản, Malaysia, Bỉ.”
Đó là nguyên văn bản tin “kỳ lạ” này.
Vậy là các nước như Mỹ, Anh, Pháp… bị văng ra ngoài và liệt vào loại không đáng sống chăng? Và họ hãnh diện so sánh rằng “đất nước chúng ta vượt mặt cả những quốc gia nổi tiếng có mức sống cao như Nhật Bản, Nga hay Bỉ”.
         Ký túc xá 2,000 chỗ tại Đà Lạt chỉ có 1 sinh viên đến ở.
Nghe “khủng” chưa? Tô hồng vẽ son thì cũng nên tô vừa phải thôi chứ tô màu vẽ son lòe loẹt quá dễ bị ngộ nhận lắm đấy. Cũng như một ông “anh hùng” nói phét với báo chí là ông đã dùng tay quật ngã máy bay trực thăng của địch. Đó là ông Bùi Minh Kiểm hiện sống ở quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, ông kể: “Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác”… Ông còn nói dóc nhiều thứ chuyện “phong thần” nữa, tôi đã tường thuật với bạn đọc trong bài “hiệu ứng nói phét” ngày 8 tháng 7, 2013, nên không nhắc lại.
Địch chưa cần chửi thì người dân trong nước đã ào ào chửi ông vua nói phét này và cả anh phóng viên đã tường thuật lại “cứ như thật” cũng bị mắng là ngớ ngẩn, đúng là “tuyên truyền kiểu phản tuyên truyền.”
Tôi chỉ nhắc lại một lời bình của một độc giả: “Câu chuyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký! Thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!”
                             Trụ sở hoành tráng của Bình Dương.
Cứ thử về VN sống sẽ biết
Lần này cũng vậy, sau khi một số báo đăng nguồn tin của trang Web Business Insider, trên báo Người Lao Động lại rộ lên những lời mỉa mai cay đắng của chính người Việt ở trong nước.
Trong lúc nước ngoài bình chọn và xếp hạng, người trong nước lại vô cùng bất ngờ, họ ngỡ ngàng tự hỏi: “Vậy mà hồi nào đến giờ mình hoàn toàn không hay biết! Có lẽ, mình phải thông báo cho bà con đang ở nước ngoài về nơi đáng sống thứ 16 trên thế giới mới được!”
- Bạn đọc Ba Bến Tre viết: “Có thể Việt Nam là nơi đáng du lịch nữa đó. Nhưng Việt Nam lại thống kê rằng đa số khách du lịch đến và ... không muốn trở lại. Phải nhìn nhận sự thật may ra tiến bộ được!”
- Bạn đọc Nói Thật Thà bình luận: Đúng là cảnh Việt Nam rất đẹp, muốn rừng có rừng, muốn biển có biển, núi có núi, sông có sông nhưng nhiều nơi bị khai thác du lịch quá đà, tình trạng chặt chém, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại. Các vấn nạn tiêu cực xã hội nhiều từ tệ nạn trộm cướp, tai nạn giao thông... ngày càng gia tăng.
- Một bạn đọc “đau khổ” kể ra: “Đến thành phố còi inh tai nhức óc, sơ suất là ngỏm; Ra vườn hoa dạo chơi gặp ăn xin và có thể bị cướp giật, mất mạng như chơi; Ra bờ sông dạo chơi ư? Dòng nước đen ngòm cuồn cuộn bốc mùi hôi hám. Về quê ư? Đất đai tăng giá người ta dựng nhà phố chật chội, rác bay khắp chốn. Ẩm thực ư? Có ai biết rằng Berberin (thuốc trị tiêu chảy) là loại dược phẩm bán chạy nhất!...Quê hương tôi thật đáng sống!”
- Nguyễn Cao Sơn mỉa mai: Chào mừng đến một trong những nước "đáng sống trên Thế Giới" để tận hưởng cảm giác lạnh khi qua đường, hít khói bụi khi tham gia giao thông, cảm giác máu lên não khi đi ngang công trình cầu đường, cảm giác bơi xuồng khi nước lên, cảm giác đau tim khi bị giựt đồ, lạnh xương sống khi đi ngang công viên, thích thú khi vào quán chặt chém đễ nghe chửi... Cứ về VN chơi biết liền.
Có thể nói đó cũng là một thứ bệnh thời đại xuất hiện ở VN, bệnh khoe khoang thành tích, tô hồng vẽ son lên những bộ mặt mà cả nước ai cũng biết nó thế nào. Không biết cái trang Web Business Insider có “ý đồ” gì trong việc bình chọn vô tội vạ này? Bởi cái bệnh ăn chia hoa hồng ở VN bây giờ rất thịnh hành. Cần phải nói tuột ra rằng ăn hoa hồng khắp nơi khắp chỗ. Nhất là những vụ ra nước ngoài mua bán thuê mướn máy móc, thuốc chữa bệnh đều dính vào vụ này, chỉ khác nhau là lớn hay nhỏ thôi. Có là “thánh” mới lắc đầu khi mình chẳng mất gì mà được chia hoa hồng, nhất là lại đếm USD nữa thì tội gì không gật. Còn nhiều thứ bệnh thời đại khác như bệnh “thích hoành tráng”, bệnh khoe của, bệnh thèm ngân sách, bệnh ăn hối lộ vặt (tức là ăn cắp vặt của dân), bệnh đổ thừa….
Căn biệt thự bề thế của ông Lê Thanh Cung chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Bệnh thích ăn hoa hồng
Về thứ bệnh thích “ăn hoa hồng” thì hôm 1/10 vừa qua, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) chính thức mở phiên xét xử đầu tiên đối với các cựu lãnh đạo Công ty công nghệ giao thông Nhật Bản (JTC) với cáo buộc vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Phiên tòa, do Chánh án Shinji Sugiyama chủ trì, sẽ xem xét các cáo buộc các bị cáo do cựu Giám đốc JTC Tamio Kakinuma, 65 tuổi, đứng đầu đã “lại quả” cho các cựu quan chức một số nước (trong đó có Việt Nam) liên quan đến dự án đường sắt sử dụng nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản.
Tất nhiên trước nguồn tin loan báo trên toàn thế giới đó, VN buộc phải kiểm tra xem quan chức nào, đơn vị nào đã ăn hoa hồng. Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và một số đơn vị thành viên.
Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra hôm 1/10, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết đây là cuộc thanh tra được tiến hành theo Kế hoạch của TTCP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, đoàn thanh tra có thêm các thành viên của Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhưng chưa biết kết quả sẽ ra sao, tôi sẽ tường thuật sau.
Có một thứ bệnh đã từng lưu cữu nhiều năm, nay lại được các ông đại biểu Quốc Hội mang ra thảo luận. Sự việc tuy không mới nhưng cũng làm nóng nghị trường. Cái thứ bệnh kinh niên mãn tính đã ngốn không biết bao nhiêu ngân sách làm nhân dân điêu đứng, đời sống càng khó khăn, trong khi phải gánh món nợ công quá nặng nề, mỗi người dân gánh nợ tới $800 Mỹ kim! Bao giờ con cháu mới trả hết?
Nói là làm cho dân nhưng thật ra làm cho quan kiếm chác
Sáng 31/10 vừa qua, các đại biểu Quốc Hội tiếp tục thảo luận tại Hội Trường về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Liên quan đến những gây thiệt hại lớn đối với ngân sách nhà nước, tài sản của nhân dân, do tham nhũng trong khu vực công, đai biểu Lê Như Tiến nêu lên một thực trạng: “Nhiều công trình, dự án là hệ quả của những căn bệnh không có trong từ điển y học, đó là căn bệnh hoành tráng: bệnh thèm ngân sách.”
Ông phân tích thêm: “Nhiều công trình, dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng, song hiệu quả và công năng sử dụng lại rất khiêm tốn, thậm chí có những công trình do "đẻ non, chín ép" nên vừa khai trương đã khai tử, bỏ hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công. Người dân không được thụ hưởng như thuyết trình ban đầu của các chủ dự án thường rất hay ho, đó là để phục vụ dân sinh.”
Theo ông Tiến, với những dự án này, chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án, công trình là được hưởng lợi nên họ thích “vẽ” ra những dự án hoành tráng vì công trình, dự án càng lớn, phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo phép tính tỷ lệ thuận. 
Nói thẳng ra là các quan cứ phóng tay vẽ vời hết dự án này đến dự án khác, nói là để phục vụ dân, nhưng dân chưa được hưởng đã hư, chưa được bén mảng tới đã hỏng. Kết quả là mấy anh vẽ ra dự án lãnh đủ thứ từ “hoa hồng” đến việc thực hiện công trình, thay vì phải làm bằng sắt thì cho cái cọc tre vào rối lấp xi măng lên là xong. Tiền chảy vào túi các quan không thể đếm được là bao nhiêu. Nếu tóm được thì cũng chẳng kém gì số tiền ông Wei Pengyuan – Vụ phó Vụ khai thác than Trung Cộng đã tham nhũng, nếu toàn bộ số tiền 33 triệu USD này được quy đổi ra những tờ tiền mệnh giá 100 Nhân dân tệ, người ta phải xếp nó thành chồng tiền cao tới 750 feet ( khoảng 228.6 m) bằng 2/3 tổng chiều cao của tháp Eiffel (Paris, Pháp).
Ông Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP. Sài Gòn) cho rằng cách phát triển kinh tế Việt Nam có ba cái “hao” mà không khắc phục được. Đó là rất hao vốn, rất hao ngoại tệ và rất hao tài nguyên môi trường. Tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu chồng chất, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát…
Nhắc lại câu chuyện 86,000 tỉ đồng của Vinashin, ông Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh cáo về câu chuyện hiệu quả sử dụng vốn. Bởi theo ông có nhiều nơi đang sử dụng vốn lãng phí, thất thoát rất nhiều. “Trường hợp ký túc xá sinh viên có mức đầu tư hơn 1,000 tỉ đồng ($47 triệu Mỹ kim) ở Đà Lạt nhưng chỉ một sinh viên đến ở. Lý do là vì trường gần nhất cách đó 5 km và đường đi vô cùng gập ghềnh khó khăn. Hơn 1,000 tỉ đồng cho một sinh viên đến ở là điển hình của sự lãng phí.”
Đây là bức ảnh với lời ghi chú của nhiều báo ở VN: Dải đất hình chữ S được xếp thứ 16 là nơi đáng sống nhất trên thế giới.
Đến bệnh thích hoành tráng
Cái thứ bệnh quái quỷ này còn hơn là bệnh thèm ngân sách, nó đã và đang chọc vào mắt người dân nghèo khổ. Điểm qua 63 tỉnh thành trên cả nước, số trụ sở mới được xây mới hoặc đang trên dự án không hề nhỏ. Đây có phải trào lưu theo "mốt" nằm trong thứ bệnh thích hoành tráng. Nó cũng giống như mấy cô gái chân dài đi mua tí danh hoa khôi, hoa hậu, diễn viên ca sĩ cho cái bề ngoài “hoành tráng” để dễ bề bán dâm loại sang vừa bị tóm tại Hải Phòng. Xin kể sơ qua vài cái trụ sở này:
- Đầu tiên phải kể đến là trụ sở hoành tráng của Bình Dương. UBND tỉnh Bình Dương đã xây tòa nhà hành chính cao 20 tầng, gồm hai tòa tháp, sẽ là nơi làm việc tập trung của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và hầu hết sở, ngành. Tổng mức đầu tư hai tòa tháp hơn 1,400 tỉ đồng ($66 triệu Mỹ kim).
Bên cạnh đó phải kể đến vụ Scandal về ông Dũng “lò vôi” đang trong thời kỳ gay cấn. Có thể nguyên nhân bắt nguồn từ việc ông Dũng “lò vôi”, tức ông Huỳnh Uy Dũng đã tuyên bố từ ngày 10/11 sẽ đóng cửa Khu Du Lịch Đại Nam vì cho rằng bị chính quyền Bình Dương o ép… trong dự án Khu Công Nghiệp Sóng Thần. Mấy năm trước ông Dũng lò vôi dám kiện chủ tịch tỉnh Lê Thanh Cung đồng thời báo chí đặt câu hỏi cái biệt thự to đùng của ông Cung cùng mớ gia tài đồ sộ từ đâu mà có.
- Còn Đà Nẵng xây sau Bình Dương thì có 34 tầng nổi (trong đó, khối đế có 4 tầng và khối tháp 30 tầng). Tổng mức đầu tư xây dựng công trình dự tính 1,900 tỷ đồng.
- Tại Đồng Nai, hiện đề nghị của đơn vị tư vấn, trung tâm hành chính mới của tỉnh Đồng Nai dự kiến được xây với quy mô 10-20 ha ở xã Tam Phước, TP Biên Hòa. Theo tính toán, tổng diện tích sàn xây dựng là 122,000 m2 với số vốn đầu tư dự trù hơn 2,200 tỷ đồng ($103 triệu).
- Trong khi đó, theo đề nghị của Bắc Giang, dự án, trụ sở làm việc các đơn vị sự nghiệp của các sở, ngành gồm 1 khối nhà 12 tầng gồm: 10 tầng nổi, 1 tầng trệt, 1 tầng kỹ thuật áp mái với tổng diện tích sàn là 12.355m2, trong đó diện tích sàn tầng trệt là 1,575m2, tổng diện tích các sàn nổi là 10.780m2. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 119 tỷ đồng ($5.6 triệu) từ nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự trù công trình sẽ hoàn thành vào năm 2015.
- Tại Lâm Đồng, trung tâm hành chính tỉnh đang được xây dựng trên diện tích 56,000m2 (trên diện tích đất 3.5ha) thuộc đường Trần Phú (thành phố Đà Lạt), tập trung toàn bộ sở - ngành tỉnh Lâm Đồng, dự trù bàn giao quý I năm 2014. Tổng vốn đầu tư là 1,014 tỉ đồng ($48 triệu), một phần ngân sách lấy từ việc bán và cho thuê 24 biệt thự, nhà phố ở Đà Lạt.
- Tại Vũng Tàu, trung tâm hành chính - chính trị tỉnh rộng khoảng 2ha, tại phường Phước Trung (thành phố Bà Rịa), hoạt động từ tháng 4/2012, có mức tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, lấy từ ngân sách tỉnh.
- Ở khu vực miền Tây, mặc dù là tỉnh mới được chia tách còn nhiều khó khăn, nhưng công trình trụ sở làm việc và hội trường Tỉnh ủy Hậu Giang tọa lạc tại P.4, TP Vị Thanh, công trình có tổng mức đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng ($14 triệu), tọa lạc trên khu đất rộng 3,3ha, với sức chứa trên 300 người được thiết kế rất hiện đại.
- Trong đó Tòa án tỉnh Bến Tre sử dụng khu đất rộng tới 14.300m2, nhưng chỉ xây dựng một góc, chừa khoảng sân rộng như sân bóng đá. Năm 2013 tỉnh Bến Tre đã xây dựng tám trụ sở UBND xã với vốn đầu tư 19.2 tỉ đồng. Tính ra mỗi trụ sở chỉ hơn 2 tỉ đồng ($94,000). Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho Bến Tre xây dựng 135 trụ sở UBND xã mới đến năm 2015, nhưng không thể làm được vì thiếu vốn.
- Tại Cần Thơ, từ trước năm 2010, HĐND Cần Thơ đã thông qua nghị quyết đầu tư xây dựng nhà khách Thành ủy Cần Thơ đặt tại huyện Phong Điền trên diện tích 12.6ha lấy từ đất nông nghiệp thu hồi của trên 35 gia đình dân, với tổng số vốn lên đến gần 1,000 tỉ đồng. Dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một gồm 12 hạng mục như: san lấp mặt bằng, cổng tường rào, khu biệt thự, khu hội họp... với tổng mức đầu tư từ ngân sách là 113.5 tỉ đồng.
Hiện UBND TP Cần Thơ đang bàn kế hoạch xây dựng một khu hành chính tập trung, rộng khoảng 42ha tại khu vực đường Võ Văn Kiệt để tập trung các sở, ban ngành về một mối. Nguồn vốn dự tính lấy từ đấu giá các trụ sở hiện tại.
Chạy đua với "trào lưu" này có còn rất nhiều địa phương khác cũng có chủ trương xây dựng khu hành chính tập trung như Vĩnh Long, Lào Cai... Ngay cả trụ sở huyện cũng phải “hoành tráng”.
Cứ như thế này thì dân không đói mới là lạ. Các quan “ngự” trong những phòng làm việc oai… như cóc nên dân sợ hết vía là phải. Quan hắt sì hơi một phát là anh dân đen giật thót mình muốn bắn ra ngoài hành lang. Làm sao mà nói chuyện gần dân, thương dân được. Chẳng anh dân nào dám tin vào sự thương yêu của mấy ông quan sang trọng đó. Trái lại mỗi khi đến trụ sở hoành tráng như thế, anh “nhà quê” cứ co rúm người lại. Sợ các ông thật.
Văn Quang (14 tháng 11, 2014)

Nguồn: http://www.viendongdaily.com/nhung-thu-benh-d

Monday, November 17, 2014


BÙI HOÀNG TÂM * THƯ GỪI HAI LÚA

Thư của Blogge Dân trí gửi “tướng quân” Trần Quốc Hải!

Bùi Hoàng Tám/ Dân trí
Tin bố con ông “hai lúa” Trần Quốc Hải được Chính phủ Campuchia tặng thưởng Huân chương Đại tướng, được cấp xe ô tô, biệt thự sang trọng đồng thời được hưởng mọi chế độ cấp tướng đã làm “rúng động” dư luận những ngày qua. Trong nước, ông Hải không phải là nhân vật xa lạ vì ông đã hai lần tự chế tạo máy bay trực thăng nhưng không được chấp thuận.

Là người cùng thế hệ với “tướng quân” Hải (ông Hải sinh năm 1960, Blogge Bùi Hoàng Tám sinh năm 1958), xin mạo muội gửi đến ông bức thư dưới đây.
Ông Trần Quốc Hải kính mến!
Trước hết, tôi xin lỗi ông về sự đường đột này. Nói đường đột bởi tôi với ông ở hai đầu đất nước, vốn lại chẳng quen biết nên viết thư cho nhau là sự đường đột vậy.
Nhưng tôi quyết định viết bức thư này trước hết là để chúc mừng ông, một con người tài trí và đam mê công việc, song không được trọng dụng giờ đây đã tìm được miếng đất dụng võ cho mình.
Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là mảnh đất ấy không nằm trong dài đất hình chữ S của Tổ quốc yêu thương như lời ông nói: “”Nước bạn kêu tôi sang làm khoa học. Họ cấp nhà đất, xe cộ bảo đảm kinh tế, mình chỉ cần chuyên tâm sáng tạo… Họ làm tất cả vì muốn gia đình tôi sang hẳn. Nhưng tôi chưa nghĩ đến việc sang đó. Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”.
Đây là lời nói tâm huyết của một người con có tình yêu và trách nhiệm đối với Tổ quốc mình nhưng phải ra đi bởi đơn giản ở quê hương, ông không được trọng dụng.
Mà kẻ sỹ xưa nay đều vậy cả. Hay thì ở, dở thì đi, nơi nào tin dùng thì đến. Cuộc đời vốn ngắn ngủi, chả ai lại cam tâm dài cổ đợi dù ông cũng đã “dài cổ” nhiều năm.
Nhưng suy cho cùng, ông không được trọng dụng là có cái lý của nó, là “phải đạo” thôi ông Hải ạ.
Phải vì ông chỉ là “anh hai lúa”, không bằng cấp chuyên môn, tức là xin lỗi ông, nói theo ngôn ngữ dân gian là “vô học”.
Mà một nông dân “vô học” lại đòi chế tạo máy bay thì khác gì “cái gai” trong mắt các nhà khoa học mũ cao, áo dài, các giáo sư tiến sĩ bằng cao, chức lớn?
Nó càng “cay đắng” hơn, ông làm “ngượng mặt” gần một vạn “nhà khoa học” với đủ mọi phẩm cấp nhưng hàng năm trời không có nổi một vài bài báo in trên các tạp chí khoa học lớn của thế giới?
Khi mà biết bao nhiêu những “đề tài khoa học” cấp Nhà nước với chi phí hàng tỉ đồng ngân sách làm xong chỉ có một việc duy nhất là… nhét vào ngăn kéo. Không, có lẽ số đó đến thời điểm này không còn là “ngăn kéo” mà có thể hàng kho.
Càng xót ruột hơn, khi những tờ giấy đang trắng bị đem “bôi mực” đó lại không thể bán cho đồng nát vì nó “mang danh” là công trình khoa học!
Ông không được trọng dụng cũng phải thôi vì ví dụ nếu ông làm ra cái máy đó chỉ mất 100 triệu đồng (giả sử thế) mà các nhà khoa học kỹ thuật dùng ngân sách nhà nước lại làm ra cỗ máy tương tự hết có… 1 tỉ đồng thì hỏi 900 triệu đồng kia nó đi đâu? Làm thế, khác gì ông làm lộ cái “bí mật” mang tên “xà xẻo” bởi ở ta, đã từng có không ít những dự án coi nguồn ngân sách cấp cho nghiên cứu là “chùm khế ngọt” luôn bị “trèo hai mỗi ngày”…
Có thể còn nhiều, rất nhiều lý do nữa nhưng không thể không kể đến một lý do, việc công nhận ông, tức là xếp ông, một lão hai lúa “vô học” được “cùng chiếu” với các vị mũ cao áo dài là sự xúc phạm không thể tha thứ ở ta hiện nay, khi bằng cấp là vật trang trí, thậm chí ngụy trang để làm điều khuất tất.
Dẫu biết rằng trong lịch sử khoa học kỹ thuật thế giới, Nhà sáng chế lừng danh Eddison cũng là người… “vô học”. Nhưng đó là chuyện bên Mỹ, không phải chuyện ở Việt Nam.
Ông Hải Kính mến!
Đọc những tâm sự của ông mà không khỏi mủi lòng: “Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”.
Vâng, cái ước mơ giản dị mong muốn lớn nhất là ”phục vụ dân mình, nước mình” sao mà khó thế và đến bao giờ mới thành sự thật?
Nền khoa học kỹ thuật Việt Nam rồi sẽ ra sao nếu như những tài năng thực sự không được trọng dụng?
Con người như một cái cây, muốn trở thành “đại thụ” trước hết cần hạt giống tốt, sau đó được gieo trồng trên mảnh đất tốt và cuối cùng là bàn tay chăm sóc tốt. Thiếu dù chỉ một trong ba điều đó đã không thành công. Huống hồ…! Ông Hải nhỉ.
Mấy lời tâm sự đường đột, có gì sơ suất xin lượng thứ.
Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!

PHẠM THÀNH * HỘI NHÀ VĂN

18-11-2014


Tôi tố cáo Hội nhà văn

Phạm Thành/ Văn Việt
Cứ nghĩ đến Hội Nhà văn Việt Nam cung cấp tài liệu và có văn bản kiến nghị khởi tố Phạm Thành vì cuốn tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” ở dạng bản thảo gửi cho Hội để dự thi là Phạm Thành cứ muốn phát điên lên. Chẵng lẽ ở thế ký 21 ở Việt Nam lại tái diễn màn đấu tố người viết văn như thời đấu tố Nhân văn Giải phẩm từ những năm 1950s của thế kỷ trước, trong khi Hiến phápViệt Nam năm 2013 đã rành rành ghi quyền tự do ngôn luận, báo chí và tư tưởng là quyền căn bản của con người; đồng thời nhà nước Việt Nam cũng đã long trọng cam kết tôn trọng quyền chính trị, dân sự của công dân Việt Nam được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền mang giá trị phổ quát toàn cầu mà nhà nước Việt Nam đã ký kết; đồng thời mới nhất là từ đầu năm 2014 đến nay thủ tướng nước Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng liên tục phát đi thông điệp về quyền làm người của công dân Viêt Nam, như: Dân chủ là nhu cầu của người dân; người dân có quyền làm những gì pháp luập không cấm, vân vân. 

Nhưng lại nhớ đến mấy bác nhà văn nổi tiếng, có lương tri, luôn luôn tin tưởng rằng, “làm gì có chuyện Hội Nhà văn Việt Nam tố giác Pham Thành” làm Phạm Thành không thể “khuất mắt trông coi” mà được. Hơn thế, một bác còn điện thoại cảnh báo Phạm Thành: “ Phạm Thành cẩn thận đấy không chịu tội vu khống đấy”. Một bác lúc đầu tin từ thông tin của mình liền mắng ngay Hội Nhà văn là “Hội mật thám”, nhưng sau qua điện thoại với một cá nhân nào đó ở Hội và điện thoại cho Phạm Thành thì dỏng dạc lên tiếng đình chính “xin lỗi Hội Nhà văn vì không hề có cái công văn đó”. 
 
Nhưng nay bằng văn bản số 03 của Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội trả lời khiếu nại của Phạm Thành, xác nhận rõ ràng là Hội Nhà văn đã “cung cấp tài liệu và tố giác” Phạm Thành thì sự thật đã quá rõ ràng, không còn úp úp mở mở hay cầm xem hay chưa cầm xem nữa. Vì văn bản này là văn bản pháp luật của cơ quan pháp luật. Nó là nguyên nhân để cơ quan pháp luật phát ra giấy Triệu tập, điểm khởi đầu cho hành trinh tố tụng, tiến đến bắt giam và tống tù Phạm Thành.
Sư thật phơi bày đã quá rõ rằng. Nhưng tất cả các nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam đế nay vẫn im lặng. Có lẽ tất cả đều đinh ninh rằng, không hề có chuyện có công văn, có chuyện cung cấp tài liệu tố giác Phạm Thành. 
Thưa các bạn, thưa các Hội viên Hội Nhà văn tôn kính. Tôi cũng khó tin như các bạn, các bác. Là vì nó là nhà văn, là Hội nhà văn cơ mà. Hội nào đó có thể làm mật thám chứ Hội Nhà văn thì không thể. Hội là một tập thể các nhà văn hội tụ lại. Mà các nhà văn là những ngươi ưu tú, tinh hoa của dân tộc, chỉ biết nói lên sự thật, bảo vệ sự thật, luôn đem thân mình hiến dâng cho tiến bộ xã hội không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn thế giới kia mà. Mỗi hành vi của họ còn được soi chiếu bởi Điều lệ của Hội kia mà. Họ đâu phải là con ong, cái kiến, thấp cổ bé họng, đâu phải là đám thư lại, đâu phải những con chó giữ nhà cho bất kỳ quyền lực và đồng tiền nào… 
Một FB mang tên nhà văn Hiếu Nguyễn vừa mới viết trên tường FB của ông, rằng: 
“Đáng sợ quá tỉ lệ người Việt mang tính thú ngày càng nhiều. Không ngày nào trên giải đất hình chữ S này lại không có một vụ người thân, người sơ giết nhau. Đang yêu nhau mâu thuẫn một tý là đập chết rồi đốt xác, xong về ngủ như không có chuyện gì xẩy ra. Bắt con người ta đòi 700 triệu đồng, chưa được cũng giết tươi cháu bé. …và đáng sợ hơn ngay những người đọc báo có lương tâm ở xứ ta giờ cũng cảm chai lỳ, không mấy xúc động trước sự khủng khiếp này. Đơn giản vì sự khủng khiếp quá nhiều và trở thành hiện tượng bình thường. Kinh quá, Khiếp quá. Thảo nào những đại gia lắm tiền nhiều của như bầu Đức đã mang cả vợ con sang Sin ga po để sống. Ôi tổ quốc tôi. Thật đau lòng”.
Việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ” so với những gì là khốn nạn đang từng phút, từng giờ xảy ra ở đất nước “ngàn năm văn hiến” này. Phải chăng nó như vậy là xuất phát từ một nền chính trị ràng buộc con người vào điều ác, một nền văn chương nghệ thuật luôn cổ vũ cho sự ràng buộc vào điều ác ấy mà việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành đã trực tiếp góp tạo nền móng tư tưởng, văn hóa cho sư ra đời, tồn tại và phát triển nên một xã hội khốn khổ, khốn nạn như FB nhà văn Nguyễn Hiếu đã chỉ ra? 
Vì vậy: 
Thưa các bạn, 
Thưa các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tôn kính. Các bác cứ tin đầu nảo của các bác không hề làm cái chuyện mật thám ấy, vui vẻ mà cày cuốc trên cánh đồng cỏ dại mọc lên từ hoang tàn chiến tranh đi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ phải tố cáo Hội của các bác đã vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và vi phạm ngay Điều lệ của Hội nhà các bác. Vì trong 29 điều của Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam không hề có điều nào quy định Hội Nhà văn được quyền cung cấp tài liệu tố cáo một tác phẩm, một người viết văn cho cơ quan An ninh điều tra. 
Và hôm nay tôi chính thức gửi đơn tố cáo Hội Nhà văn của các bác. 
Mời các bạn, các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xem toàn văn đơn tố cáo của Phạm Thành:
P.T 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014
ĐƠN TỐ CÁO
Về việc xâm phạm bí mật cá nhân
Kính gửi: Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;
Đồng kính gửi: ông Trưởng Ban kiểm tra Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Đồng kính gửi: Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Khuất Quang Thụy, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam – Địa chỉ: số 9 Nguyễn Đinh Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
I. Người tố cáo
Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952.
Trú tại 121, ngách 128C/27 Đại La, quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội.
II. Người bị tố cáo:
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
III. Nội dung:
Ngày 21/10/2014, tôi đến làm việc với Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội tại số 54 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội về việc giải quyết đơn khiếu nại của tôi. Tại buổi làm việc Cơ quan An ninh điều tra cho tôi biết về việc: Ông Phạm Chí Thành vào khoảng thời gian tháng 6/2014 đã gửi cho Hội nhà văn Việt Nam tác phẩm “Cò hồn xã nghĩa” để tham dự cuộc thi do Hội tổ chức. Hội nhà văn Việt Nam nhận thấy tác phẩm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã có văn bản kiến nghị khởi tố và kèm vật chứng là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” của tác giả Phạm Chí Thành gửi Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
Ngày 11/11/2014, tôi nhận được văn bản chính thức Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 đề ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội “về việc giải quyết khiếu nại”. Nội dung quyết định, trích:
“ – Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội nhận được…văn bản của Hội nhà văn Việt Nam…cung cấp thông tin, tài liệu về việc ông Phạm Chí Thành trú tại 121 ngách 128C/27 phố Đại La – phường Đồng Tâm – quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội…”.
Như vậy, sau buổi làm việc ngày 21/10/2014 với Cơ quan An ninh điều tra và Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, tôi có thể khẳng định Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hội là người đã sử dụng tác phẩm dự thi của tôi là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” để giao nộp cho cơ quan công an thành phố Hà Nội. Hành vi này của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi, cụ thể:
1. Quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân quy định tại khoản 1 điều 21 Hiến pháp năm 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.”
2. Quyền tự do ý kiến dưới hình thức nghệ thuật, quy định tại khoản 2 điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982:
Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
- Căn cứ khoản 1 điều 12 Luật tố cáo năm 2011;
- Căn cứ khoản 1 điều 9 Quyết định số 134/2005/QĐ-BNV ngày 15/12/2005 phê duyệt điều lệ (sửa đổi) Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam,
IV. Yêu cầu:
1- Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thu hồi cuốn “Cò hồn xã nghĩa” đã giao nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
2- Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam có văn bản xin lỗi tôi vì hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.
Trân trọng,
· Tài liệu kèm theo:
1- Giấy triệu tập ngày 21/9/2014 (lần thứ Nhất) và số 115 ngày 28/9/2014 (lần thứ Hai)
2- Giấy mời giải quyết đơn khiếu nại ngày 20/10/2014.
3- Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014.
Nơi nhận: Người làm đơn
- Như trên;
- Lưu, 02b.
Phạm Chí Thành
Theo Văn Việt

NGÔ VIỆT * NGUYỄN SINH HÙNG

Đến hẹn lại lên!

Ngô Việt (Danlambao) - Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng họp nhau đào kép, trống kèn, rầm rộ diễn trò một tháng nay ở Thăng Long Hà Nội. Thôi thì đủ chuyện hỉ nộ ái ố diễn ra ở rạp chèo mới xây rất hoành tráng. Rạp mới, nhưng gánh cũ, đào già, kép chai, soạn giả lú nên chỉ toàn tuồng xưa hát lại, hóa ra nhàm!
Nhưng phải nói, kỳ này xuất hiện nhiều hề, hát cương, người nghe chịu không nỗi.

Hề Phan Trung Lý, đề nghị dân đóng góp để trả nợ xấu. Eng ơi, eng thì các ông eng, giờ méc nợ thì biểu dân trả, đâu dễ eng như vậy!
Hề rau muống Đổ Văn Đương thì phán rằng: Quyền im lặng không phải là quyền của con người. Rõ khổ, Ông Đương nghe nói là Tiến Sĩ Luật chứ chẳng phải giỡn chơi đâu nhé. Thành ra đừng ai vội kết luận là ông ta không biết nội dung của quyền im lặng ra làm sao! Được trớn ông ta phán tiếp: Giới luật sư chỉ biện hộ vì tiền. Cha mẹ ơi! Hành nghề để kiếm tiền mà xấu à, mà đáng bị lên án à? Xin hỏi nhỏ ông một câu: Thế ông cũng như các đồng chí của ông phấn đấu vào đảng Cộng Sản vì cái gì? Quyền hành, Quyền lợi, Tham nhũng hay cả ba đều đúng?
Rồi ông thầy tu Thượng Tọa Thích Huyết Thanh (đúng ra là Thích Thanh Quyết) nài nỉ chính phủ phải xây dựng quân đội Việt Nam mạnh như quân đội Bắc Triều Tiên! Tu hành mà không nói chuyện về tôn giáo lại đi nói chuyện quân đội súng ống thì đã là một chuyện trái khoáy rồi. Khi ông được đảng Cộng Sản ưu ái đưa ngồi vào ghế đại biểu nhiều khóa liền, tức là họ đã dán mác cho ông là sư quốc doanh rồi đó nghe không sư! Ở đâu có quốc doanh là ở đó có phá hoại!
Và đây, ông Phùng Quang Thanh, vừa là anh hùng vừa là đại tướng vừa là Bộ trưởng Quốc phòng, đáng lẽ phải tỏ ra oai dũng của một võ tướng thì lại ủy mị “tâm tư” trên sân khấu chèo. Ông Thanh sợ không phong hàm tướng thì sẽ có nhiều người "tâm tư". Ôi tướng như ông, khi giặc vào tới nhà, điển hình như vụ giàn khoan HD 981, trong năm nay, không bám thắt lưng địch mà đánh mà lại bám thắt lưng địch mà van xin: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 01/05/2014, Trung quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sau Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực.” (Trích phát biểu của Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shang-ri La).
Giặc đã vào nhà ăn cướp mà vẫn gọi giặc là bạn, vậy ông là tướng gì? Biết lực lượng của mình yếu hơn giặc mà không lo xin ngân sách để trang bị cho quân đội mạnh lên mà chỉ lo đi xin lon xin hàm để làm gì? Ông bảo rằng đi dự hội nghị quốc tế nhìn người ta mang sao này sao kia thấy sao mình yếu quá. Thật nực cười! Mới đây ông dẫn một đoàn gồm mười ba tướng lãnh, toàn đầu ngành, tư lệnh các quân binh chủng đi sang Tàu làm dân chúng thấy lo vô cùng. Tại sao? Đơn giản thôi, theo kinh nghiệm người dân chúng tôi thấy là những lãnh đạo Việt Nam khi đi các nước tư bản thì xin, ngược lại khi đi sang Tàu thì bán. Thành ra dân nghi vấn không biết kỳ đi Tàu vừa rồi các ông đã bán những gì? Việt Nam đã lạm phát đủ thứ giờ thì thấy rõ lạm phát cả tướng lãnh!
Cuối cùng thì màn đồng diễn của gánh chèo bầu Nghệ cũng đã diễn ra: Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do quốc hội phê duyệt. Lúc đầu thì tin cho biết báo chí không được đưa tin kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó đính chính lại là do nhân viên văn phòng quốc hội hiểu sai nên đã truyền đạt không đúng. Nghĩa là báo chí vẫn đưa tin như thường lệ.
Kết quả đã có rồi, người cao người thấp. Nhưng có điều không ai bị không tín nhiệm. Bởi vì chỉ có ba nội dung trong phiếu bầu là:
- Tín nhiệm cao.
- Tín nhiệm.
- Tín nhiệm thấp.
Lấy phiếu tín nhiệm mà không có mục “Không tín nhiệm” vậy là không trung thực, không can đảm, không đàng hoàng rồi. Nhưng người dân mình vốn dễ dãi xề xòa, giải thích giùm cho quốc hội: Tín nhiệm thấp xem như là không tín nhiệm. Ô hay! Làm sao như vậy được? Giấy trắng mực đen rõ ràng ghi "Tín nhiệm thấp" thì làm sao xem như "Không tín nhiệm" được.
Tất nhiên trò lấy phiếu tín nhiệm như thế này chỉ là trò mị dân, lòe quốc tế. Nhưng đối với quốc hội với đảng Cộng Sản Việt Nam nó không phải là vô ích.
Một ngày nào đó có sự cố gì xảy ra, thì những người lãnh đạo Việt Nam lại to mồm nạt dân: "Quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai". Cân này chính ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng đã nói rồi đấy.
Hãy tín nhiệm chị, chị cho xem bướm
Anh có ngầu pín, tín nhiệm anh mau.
Không tín nhiệm thấp thì tín nhiệm cao
Đâu có lá nào là không tín nhiệm
Cá mè một lứa, cá đối bằng đầu
Nếu không là chuột thì cũng là sâu
Đập chuột vỡ bình, diệt sâu hư quả
Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Gánh chèo của ông bầu xứ Nghệ Nguyễn Sinh Hùng, một ngày hát nuốt hết của dân hơn một tỷ đồng (tiền VN). Mấy mươi ngày là mấy mươi tỷ, tiền đóng thuế của người dân đốt theo mây khói. Của mất xót lòng nên viết vài giòng xã hơi!


TRUNG CỘNG CHIẾM HẢI VÂN

\
18-11-2014
Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng 
 Nam Nguyên/ RFA 
 danang.gov.vn.jpg
Nhà phản biện độc lập TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng, cho dù Thủ tướng chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt qui hoạch, thì nay cũng là lúc phải thu hồi ngay lập tức giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, trao quyền cho họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí chiến lược, có thể khống chế vịnh Đà Nẵng và chia cắt đất nước.

  Từ Hà Nội TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Chắc chắn phải như vậy nếu ông ấy đã ký thì phải có trách nhiệm, về việc không nhìn ra thì có thể có nhiều lý do, một lý do là do sơ xuất vì sơ xuất là chuyện con người. Nếu mà là sơ xuất thì có thể bỏ qua mà chỉ có thể đánh giá là năng lực hơi kém. Còn nếu không phải là sơ xuất mà biết mà vẫn làm như thế thì trách nhiệm càng nặng hơn.” 
Phát biểu gay gắt của TS Nguyễn Quang A được ghi nhận tiếp sau thông tin: ngày 14/11/2014 ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định với VnExpress rằng Thừa Thiên-Huế làm đúng qui định của Nhà nước. Suốt hai tuần qua trên báo chí, Thừa Thiên-Huế đã lập luận rằng, dự án 200 ha ở mũi cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn xa nhất ra biển Đà Nẵng là nằm trong Qui hoạch chung về xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771 ngày 5/12/2008.
Chính quyền Thừa Thiên - Huế không trả lời dư luận về việc Dự án mũi Cửa Khẻm giao cho nhà đầu tư Trung Quốc nằm ở vị trí chiến lược khống chế vùng trời, vùng núi, vùng biển Đà Nẵng và nếu xảy ra chiến tranh sẽ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Chính quyền Thừa Thiên-Huế chỉ biện giải về khu vực tranh chấp địa giới giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Theo các chuyên gia địa phương nào quản lý mũi Cửa Khẻm không phải là điều quan trọng, cốt lõi ở đây Thừa Thiên-Huế đã bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng trao quyền khai thác 200 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 50 năm, mà cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã phản ứng mạnh mẽ về điều ông là góp phần làm tăng nguy cơ mất nước. Ông nói:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Từ đầu tháng 11, chính quyền Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng rút giấy phép đầu tư mà Thừa Thiên-Huế cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc từ năm 2013 để xây dựng một quần thể nghỉ dưỡng du lịch chiếm 200 ha ở mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn ra xa nhất trên biển Đà Nẵng. Hai lý do Đà Nẵng đưa ra là vị trí chiến lược ảnh hưởng an ninh quốc phòng và dự án nằm trên vùng tranh chấp địa giới giữa hai địa phương.
Ngày 17/11/2014, Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 được VnExpress trích lời khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự  cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn  làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến của Thủ tướng. Tướng Chiêm nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng khu nghỉ dưỡng là “dứt khoát không được”.
Chuyện thu hồi giấy phép 
Đáp câu hỏi của chúng tôi là chính quyền Việt Nam có vẻ không chú ý tới yếu tố an ninh quốc phòng khi kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế và để đến khi dư luận lên tiếng lúc đó mới tính chuyện sửa sai. Nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề an ninh quốc gia, người ta có những qui trình rất chặt chẽ về những chuyện như vậy. Nhưng thực tế người ta có thể lách những qui trình ấy một cách rất ngoạn mục, hoàn toàn do ý định của người ta mà thôi. Ngay cả việc hủy một dự án, bất kỳ dự án nào cũng có hàng trăm điều kiện mà tôi tin là không có nhà đầu tư nào không vi phạm đến khoảng 30% các điều kiện qui định trong giấy phép. Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.”
Việt Nam có chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế, người Trung Quốc chọn được nhiều vị trí mà dư luận cho là nhạy cảm về an ninh quốc phòng là vì nhờ các mánh lới đặc biệt. Làm thế nào để giảm bớt tình trạng nguy hiểm này. TS Nguyễn Quang A trả lời câu hỏi này:
“Nếu chúng ta kỳ vọng vào những người cánh hẩu với Trung Quốc để người ta bớt đi thì không bao giờ cả, số người như thế ở Việt Nam không phải là ít. Chỉ có mỗi một cách như vừa rồi là dư luận của công chúng, của các giới khác nhau, kể cả những người đương quyền mà còn thực sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Những người ấy, các thế lực ấy phải lên tiếng và chỉ có như thế mới có thể chặn được những sự móc ngoặc với những thế lực nước ngoài mà để làm tổn hại đến đất nước mà thôi.”  
Được biết, Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu từ tháng 10/2013 với thời hạn 50 năm. Thế Diệu đã giải ngân 80 tỷ để khởi sự thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng du lịch có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Tại Cửa Khẻm nơi núi Hải Vân vươn ra biển xa nhất, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023, Thế Diệu đã xây dựng trụ sở điều hành dự án tại khu vực Cửa Khẻm. Còn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đã chi 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm.
Cho tới ngày 17/11/2014 chưa có thông tin về việc thu hồi giấy phép dự án đầu tư trên núi Hải Vân của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng báo chí phản ứng dư luận hết sức gay gắt đòi dừng ngay dự án vì ảnh hưởng an ninh quốc phòng, đặc biệt có yếu tố Trung Quốc. Theo ý kiến chuyên gia một quyết định hợp lòng dân là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải tính tới trong giai đoạn này.
Tướng quân đội phản đối việc xây khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân 

Nguyễn Đông (VnExpress) - Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây khu nghỉ dưỡng là "dứt khoát không được".

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân. Dự kiến khoảng 200 ha đất được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10/2013), thời hạn 50 năm. Đánh giá dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh này đã đầu tư 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm. 
Dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế tại Cửa Khẻm (vùng khoanh đỏ) của đèo Hải Vân. 
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress ngày 14/11, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ nói ngắn gọn: "Cho đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định đã làm đúng quy định của Nhà nước. Còn Đà Nẵng đã có ý kiến gửi Thủ tướng thì tôi không bình luận thêm mà chờ ý kiến chính thức của Chính phủ để có hướng xử lý". 
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho rằng, toàn bộ diện tích cấp cho dự án đều nằm trong quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được Thủ tướng phê duyệt năm 2008.Mọi việc tưởng chừng "suôn sẻ" và trong tương lai không xa tại Cửa Khẻm sẽ có sự hiện diện của một khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi... thì phía Đà Nẵng phát hiện nơi đất cấp cho Công ty Thế Diệu là vùng chưa được Chính phủ phân định ranh giới rõ ràng giữa hai địa phương. Sau đó, Đà Nẵng gửi công văn đến Thủ tướng đề nghị rút giấy phép dự án với lý do không thể giao đất cho một doanh nghiệp được đại diện bởi các doanh nhân nước ngoài ở khu vực trọng điểm về quân sự. 

Tuyến đường 5 km đã được trải nhựa dẫn từ đèo Hải Vân 
xuống khu vực triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 
"Đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc phòng để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ mới được làm", Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu V, khẳng định. "Khu vực này cũng chưa phân định rõ ràng, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dừng lại rồi nhưng phía Thừa Thiên - Huế vẫn tự động cho doanh nghiệp nước ngoài làm dự án là không đúng quy định", ông nói thêm. 
Tướng Chiêm cho hay, khu vực của dự án là trọng yếu về quốc phòng của Đà Nẵng nên Quân khu V đã có ý kiến gửi Bộ Quốc phòng, nêu quan điểm "dứt khoát không được làm", đồng thời đề nghị công an, Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng tham mưu cho UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến trình Thủ tướng. "Tôi chưa nắm thông tin Chính phủ đã phản hồi hay chưa. Giới truyền thông đang phản ánh đúng tinh thần để giúp bảo toàn vị trí quân sự này", vị Tư lệnh nói.
Đồng quan điểm, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cho biết khu vực đèo Hải Vân chính là điểm quân sự then chốt và sẽ chia cắt đất nước trong trường hợp có chiến tranh. Theo phân tích của nhà quân sự này, về vị trí trên đất liền thì ai làm chủ được Hải Vân sẽ thâu tóm luôn Đà Nẵng và Huế. Còn về thế trận trên biển, Cửa Khẻm là điểm vươn xa nhất của đèo Hải Vân và gần nhất với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Có được Hải Vân sẽ nắm quyền kiểm soát cả vùng biển.
Ông bày tỏ sự quan ngại đặc biệt vị trí Cửa Khẻm, bởi đây là nơi gần nhất với bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Một khi doanh nghiệp xây dựng dự án thì mọi bí mật của căn cứ quân sự vùng 3 Hải quân sẽ khó giữ được. Theo tướng Thước, Hải Vân có tầm quan trọng về quân sự nên phải tập trung trấn thủ.
Vị tướng này liên hệ ngay đến Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) và nói rằng nhẽ ra Thừa Thiên - Huế đã phải rút kinh nghiệm. "Hải Vân còn nguy hiểm hơn Vũng Áng với sự chia cắt hai miền Nam - Bắc. Đồng ý là phát triển kinh tế nhưng không thể vì kinh tế mà xem nhẹ quốc phòng. Ở vị trí chiến lược mà không đặt mục tiêu quốc phòng lên trên hết là rất nguy hiểm. Việc cấp phép này không phải là giúp ích mà làm cho kinh tế nước nhà đứng trước nguy cơ bị suy thoái", tướng Thước dự đoán. 

Công ty Thế Diệu đã cho xây dựng một căn nhà 
làm trụ sở tạm thời để triển khai dự án. Ảnh: Nguyễn Đông. 
Từng giữ chức Chỉ huy phó Bộ Chỉ huy Quân sự Đà Nẵng, đại tá Thái Thanh Hùng - Chủ tịch Hội cựu chiến binh Đà Nẵng, nhận định việc cấp phép cho đối tác nước ngoài vào xây dựng ở vị trí trọng yếu nhất của đèo Hải Vân không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phòng thủ ở miền Trung mà còn cho cả nước. Dẫn chứng lịch sử thời điểm đất nước bị xâm lược, cả Pháp và Mỹ đều chọn Hải Vân làm nơi đổ bộ đầu tiên, ông Hùng nói dứt khoát không thể để doanh nghiệp nước ngoài xây dựng dự án ở đây.
Ông Hùng cho rằng việc phân chia địa giới của Đà Nẵng và Huế ở thời điểm hiện tại không quan trọng bằng việc Chính phủ sớm chỉ đạo xử lý để dừng dự án World Shine lại. "Đây là vấn đề của quốc gia, phải kiên quyết phản đối. Về khái niệm thì kinh tế mạnh ắt quốc phòng sẽ mạnh, nhưng chưa chắc. Thời điểm này kinh tế Việt Nam chưa mạnh nhưng quốc phòng phải mạnh", ông nói.
* Nguyên chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói: "Đây là câu chuyện chủ quyền, bởi Hải Vân là vị trí quốc phòng của quốc gia, không chỉ những người làm trong lĩnh vực quân sự mà những người dân bình thường đều nhìn nhận được. Tàu quân sự các nước khi đến Việt Nam lại chọn Đà Nẵng không phải là điều ngẫu nhiên. Muốn quản lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bằng công nghệ ở đất liền thì chỉ cần đặt trên núi Hải Vân.
Đất Cửa Khẻm đang được giao cho doanh nghiệp Hong Kong được ví như cánh cửa của vịnh Đà Nẵng, nhìn thấu bán đảo Sơn Trà - mắt thần Đông Dương nên để doanh nghiệp này hoạt động thì nhất cử nhất động về quân sự ở Đà Nẵng đều bị thâu tóm. Từng chiếc máy bay hay tàu thuyền ra vào đều đếm được hết. Chúng ta mà mất cảnh giác là vô cùng nguy hiểm".
* Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine triển khai từ năm 2013 đến 2023, gồm có khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao công suất 450 phòng, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 căn hộ biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu dịch vụ, nhà hàng, bãi tắm...

TRẦN GIA PHỤNG* PHẠM QUỲNH


Tại sao cộng sản giết Phạm Quỳnh?

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Cộng Sản Việt Nam (CSVN) giết Phạm Quỳnh hai lần: Lần đầu hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế ngày 6-9-1945. Lần thứ hai bóp méo lịch sử, hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao CS lại giết Phạm Quỳnh, trong khi không
giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:

Thứ nhất: Năm 1945, Việt Minh cộng sản (VMCS) cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8, nhưng còn yếu, nên rất sợ Pháp trở lui, và rất sợ Pháp tái lập chế độ quân chủ để quy tụ lực lượng chống lại VM. Lúc đó, trên toàn quốc đảng CSĐD chỉ có khoảng 5,000 đảng viên. (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.) 
Tại Huế, VM tìm cách cô lập vua Bảo Đại. Cách tốt nhất là cách ly nhà vua với những người có khả năng và uy tín thân cận chung quanh nhà vua, trong đó hai nhân vật quan trọng là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi. Do đó, VM ra lệnh bắt Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi cùng con là Ngô Đình Huân ngày 23-8-1945. Đồng thời VM sắp đặt những người của VM như Tạ Quang Bửu, Phạm Khắc Hòe vây quanh rỉ tai, hù dọa nhà vua, phóng đại về VM. Phạm Khắc Hòe lúc đó đang làm tổng lý Ngự tiền văn phòng cho vua Bảo Đại. Ông rất thân thiết và báo cáo với Tôn Quang Phiệt, một đảng viên CS đang dạy tại trường Thuận Hóa (Huế), mọi sinh hoạt của vua Bảo Đại, triều đình và nội các Trần Trọng Kim. (Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, Huế: Nxb Thuận Hóa, 1994, tt. 18, 52, 53).
Theo David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Power, sau khi Phạm Quỳnh và hai cha con Ngô Đình Khôi bị bắt, người Nhật can thiệp một cách yếu ớt và không hiệu quả. Ngày 28-8, sáu người Pháp nhảy dù xuống một địa điểm cách kinh thành Huế khoảng 20 cây số nhắm mục đích bắt liên lạc với vua Bảo Đại và các cựu quan Nam triều. Lúc đầu, VM địa phương tưởng là người của phe Đồng minh, cho họ trú tạm tại một ngôi nhà thờ, nhưng khi biết rằng đây là những người Pháp có ý định tìm cách liên lạc với các quan chức Nam triều cũ, VM liền giết bốn người, và cầm tù hai người đến tháng 6-1946. (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, tt. 452-453.)
Theo hồi ký của Trần Huy Liệu, sau khi Nhật đầu hàng, người Pháp nhảy dù xuống Huế, liền hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những người cộng tác với Pháp trước đó. Việt Minh bắt được toán người Pháp nầy và "xử lý thích đáng" Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh, nghĩa là giết các ông tại phía trước lò dầu tràm, gần ga xe lửa Hiền Sĩ, làng Cổ Bi, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. (Trần Huy Liệu, Hồi ký [Hà Nội, 8-1960], Phạm Khắc Hòe trích đăng trong sđd. tr. 102.) 
Theo một người Huế, lúc đó có mặt tại Phong Điền, thì toán người Pháp có 8 người, nhảy dù xuống làng Phù Ốc, huyện Phong Điền. Trong số 8 người nầy, có một người Pháp lai làm thông ngôn, là chồng của cô Lạc ở Cầu Kho, Huế. (Nói chuyện với ông Phan Văn Dung, tháng 8-1997, tại Houston, Texas.) Nếu theo quốc lộ 1, từ Huế đi Quảng Trị, đến cột cây số 21, theo tay mặt đi vào là ga Hiền Sĩ, làng Cổ Bi.
Trong khi đó vua Bảo Đại cô đơn tại Huế, lại bị Phạm Khắc Hòe xúi giục và hù dọa, nên nhà vua tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8, và làm lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8 với sự hiện diện của đại diện VM là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, và Cù Huy Cận. 
Việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (vì lý do gì không được rõ) vô tình đã làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đã từng làm việc với Pháp như Ngô Đình Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền. Do đó VM vội vàng "mời" cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9, ra Hà Nội làm cố vấn. Hơn nữa, nếu người Pháp có trở lui, cũng không hợp tác với Trần Trọng Kim, vì ông Kim và nội các của ông bị gán cho là thân Nhật. 
Thứ hai: Để độc tôn quyền lực, VM chủ trương “giết tiềm lực”, tức tiêu diệt tất cả những ai có khả năng, có tiềm lực, nhưng không cộng tác với VM, để ngăn chận ngay từ đầu những người về sau có thể đối kháng với VM. Việt Minh nghĩ ngay đến Phạm Quỳnh vì những lý do sau đây: 
* Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là "nạn dịch" gây bất ổn xã hội, trong khi VM chủ trương độc tài đảng trị. Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi VM muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.
* Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là "sát nhất nhân, vạn nhân cụ" (Giết một người, mười ngàn người sợ.)
* Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ. Với đường lối ôn hòa, ông còn có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của HCM.
* Hồ Chí Minh (HCM) muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với HCM, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một mình HCM mới xứng đáng lãnh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đã từng là thượng thư bộ lại, đứng đầu triều đình Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài "Ce que sera l' Annam dans cinquante ans" [Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?] đều đã diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái Bình Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế, uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao. Ông có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của HCM, nên HCM quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.
* Khi mới nổi dậy năm 1945, để lôi cuốn quần chúng, HCM và Mặt trận VM tuyên truyền rằng HCM là người yêu nước chứ không phải là đảng viên CS, và HCM ra đi để tìm đường cứu nước, đồng thời HCM giấu thật kín chuyện xin vào học trường Thuộc Địa Paris mà bị loại, và nhất là việc HCM xin vào hội Tam Điểm Pháp ngày 14-6-1922. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105.)
Khi qua Pháp diễn thuyết năm 1922, Phạm Quỳnh là người biết rõ sinh hoạt của HCM ở Paris. Phạm Quỳnh gặp gỡ Nguyễn Ái Quốc (HCM) hai lần, ngày 13 và 16-7-1922 tại Paris, tức chỉ khoảng một tháng sau khi Nguyễn Ái Quốc gia nhập hội Tam Điểm. Hội Tam Điểm là kẻ thù của đảng CS trên thế giới. Chính vì là người đã lỡ "biết quá nhiều" về HCM mà Phạm Quỳnh bị HCM giết hại. 
Do những lẽ trên, nếu không có những người Pháp nhảy dù xuống Huế như tác giả David G. Marr viết hay Trần Huy Liệu kể, cộng sản cũng vẫn giết Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim đều là hai nhà văn hóa, và chính trị nổi tiếng trên toàn quốc. Trần Trọng Kim viết khảo cứu có tính cách hoàn toàn chuyên môn, chứ không có chủ trương chính trị lâu dài. Nội các Trần Trọng Kim gồm những chuyên viên cần thiết cho việc xây dựng cơ sở căn bản trong giai đoạn chuyển tiếp từ chính quyền Pháp qua chính quyền Việt. Ngược lại, Phạm Quỳnh trước tác với một ý hướng chính trị rõ ràng: xây dựng một nền văn hóa dân tộc, bảo tồn quốc túy, nâng cao trình độ văn hóa của dân chúng bằng cách phổ biến văn hóa Âu tây, dịch thuật những tư tưởng dân quyền của Montesquieu, Voltaire, Rousseau.
Phạm Quỳnh tham gia triều đình Huế cũng nhắm đến một chủ đích rõ ràng: tranh đấu ôn hòa, nhưng cương quyết yêu cầu Pháp trả lại chủ quyền cho triều đình, và xây dựng một hiến pháp làm luật lệ căn bản của quốc gia. Ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Phạm Quỳnh khá rộng rãi trên các tầng lớp quần chúng, nhất là giới trí thức trung lưu, từ lớp trí thức Nho học đến cả lớp trí thức tân học. Tạp chí Nam Phong được các lớp người ưu tú ở các địa phương lúc bấy giờ trên toàn quốc xem như loại sách báo giáo khoa chỉ đường. Đó là điều mà CS chẳng những không chấp nhận mà cũng không dung thứ, vì CS muốn nắm độc quyền lãnh đạo chính trị, độc quyền yêu nước, độc quyền chân lý. 
Chú ý thêm ngày Phạm Quỳnh bị sát hại. Phạm Quỳnh bị bắt ngày 23-8-1945, và bị giết ngày 6-9, nghĩa là ông không bị nhóm VM địa phương Huế giết liền khi họ bắt ông. Ông bị giam giữ một thời gian, rồi mới bị giết sau khi nhóm Trần Huy Liệu đến Huế dự lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Khi đã có sự hiện diện của đại diện trung ương, các cán bộ VM địa phương không dám tự tiện ra tay, mà chắc chắn phải có ý kiến của trung ương. Nhóm Trần Huy Liệu cũng không thể tự quyết định được việc nầy. Như vậy chính nhóm Trần Huy Liệu đã đem lệnh từ Hà Nội vào Huế giết Phạm Quỳnh, và lệnh đó từ đâu, nếu không phải là từ HCM? 
Sau khi Phạm Quỳnh bị giết, hai người con gái đầu của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức ra Hà Nội gặp HCM. Sau đây là lời kể của bà Thức: "...Tháng 8 năm 1945, Thầy tôi ra đi!... Sau đó, chị tôi [tên Giá] và tôi nhờ một anh bạn là Vũ Đình Huỳnh ngày ấy là garde-corps [cận vệ] cho cụ Hồ, giới thiệu đến thăm cụ và hỏi truyện [tức chuyện Phạm Quỳnh]. Cụ bảo: "Hồi ấy tôi chưa về... Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá vội và có thể có nhiều sai sót đáng tiếc..." (Hồi ký viết tại Paris ngày 28-10-1992 của bà Phạm Thị Thức, nhân kỷ niệm 100 năm sinh niên Phạm Quỳnh, tài liệu gia đình do bà Phạm Thị Hoàn thông tin.) Những điều này cho thấy rõ tính ngụy biện của HCM. Lúc Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945, HCM đã về Hà Nội lập chính phủ (2-9-1945). Nếu HCM cho rằng giết Phạm Quỳnh là sai sót của địa phương, HCM giải thích thế nào về chủ trương của đảng CS bôi lọ lâu dài Phạm Quỳnh sau khi Phạm Quỳnh từ trần? Tác giả Bernard Fall, trong quyển Les deux Viet-Nam, Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102 đã viết: "Người ta biết rằng Hồ là một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại."
Giết xong Phạm Quỳnh, CS tính việc hủy diệt luôn hình ảnh sáng chói nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Cộng sản liền quy chụp cho Phạm Quỳnh tội "phản quốc, làm tay sai cho Pháp". Gần 40 năm sau, trong Từ điển văn học, gồm 2 tập, mỗi tập trên 600 trang, gồm nhiều người viết, do Ủy ban Khoa học Xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 1984, vẫn không có mục "Phạm Quỳnh". Khi viết về các nhóm văn hóa, sách nầy không thể loại nhóm Nam Phong vì nhóm Nam Phong có khá nhiều tác giả nổi tiếng. Nói đến nhóm Nam Phong, trang 121-123, tập 2, tác giả Nguyễn Phương Chi, trong ban biên tập từ điển, vẫn còn gọi Phạm Quỳnh là "bồi bút, phản động". Hơn thế nữa, năm 1997, trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, do nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội ấn hành, Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế biên tập, mục "Phạm Quỳnh", trang 758-759, hai tác giả này viết: "Hoạn lộ của ông [chỉ Phạm Quỳnh] lên nhanh như diều gặp gió vì gắn bó mật thiết với các quan thầy thực dân... Ngày 23-8-1945, Phạm bị các lực lượng yêu nước bắt ở Huế, rồi sau đó bị xử bắn ở l.[làng] Hiền Sĩ, t.[tỉnh] Thừa Thiên, hưởng dương 53 tuổi."
Các tác giả cộng sản thường đưa ra chiêu bài yêu nước và dân tộc để quy chụp những người không theo khuynh hướng của mình là phản động, phản quốc, trong khi chính vì HCM khăng khăng đi theo CS Liên Xô mà Việt Nam không được các nước Đồng Minh thừa nhận sau năm 1945. Cũng chính vì đảng CS chủ trương ý thức hệ quốc tế mà gây ra mâu thuẫn quốc cộng, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975, và hậu quả còn kéo dài mãi cho đến ngày nay. Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng CSVN đã nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng đã làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt trong một thời gian dài.
Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, còn CSVN theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước thì không phải là tay sai ngoại bang? Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài trình thuật rõ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, còn VM theo CS Nga Hoa, thì không phản quốc? Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, còn CSVN phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin thì gọi là gì? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, còn Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, "thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một thương ông thương mười" thì không bồi bút? Không ai quên rằng Tố Hữu là người đã giữ chức chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của VM tại Huế năm 1945 khi Phạm Quỳnh bị giết, thăng dần lên làm trưởng ban Tuyên Văn Giáo trung ương, ủy viên bộ Chính trị đảng CSVN, phó thủ tướng chính phủ Hà Nội. 
Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học trò bình thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau thì cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, vì tư tưởng của các nhà học giả Pháp này là ánh sáng soi đường cho nhân loại toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị. Trong khi đó HCM là "một người học trò trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin". (Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 160) và nhất là người học trò xuất sắc của Stalin, thì thực tế lịch sử đã chứng minh rằng đó là thảm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam. 
Dầu sao, việc tuyên truyền của CS một thời gây nhiễu xạ không ít đến dư luận dân chúng, làm nhiều người, kể cả vài kẻ tự mệnh danh là trí thức tiến bộ, hiểu sai về Phạm Quỳnh, và hiểu sai luôn về một số nhân vật chính trị theo khuynh hướng quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh đã từng nói: "Về phần tôi, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi là một người ở buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông...". (Phạm Quỳnh, Hành trình nhật ký, Paris: Nxb. Ý Việt, 1997, trong phần “Dẫn nhập” không đề trang.)
Câu nói nầy làm chúng ta liên tưởng đến tâm sự của Nguyễn Du qua hai câu thơ chữ Nho: "Bất tri tam bách dư niên hậu,/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". (Không biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ có ai khóc Tố Như? " Nguyễn Du (Tố Như), tác giả truyện Kiều, cũng sống trong buổi giao thời giữa hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn.
Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời sự, mọi người nên công tâm tìm hiểu Phạm Quỳnh và nhìn lại sự nghiệp của ông. Trước ngã ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Chủ trương văn hóa của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quý báu và cần thiết cho đất nước, vì nếu chỉ mải mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, thì người Việt vẫn bị trì trệ trong sự nô lệ tinh thần. 
Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lý tổng hợp đông tây ông đã viết, những ý kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ý kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn còn có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.
Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ý là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn hòa trong trật tự. 
Nhìn ra nước ngoài, hiện nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì nền quân chủ lập hiến, nhưng vẫn là những nước hết sức dân chủ như Anh Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Bỉ... Riêng hai cường quốc ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam là Trung Hoa và Ấn Độ đều đã từng chống ngoại xâm, và chuyển đổi sang thể chế dân chủ theo hai con đường khác nhau. Trung Hoa tranh đấu bạo động để lật đổ nhà Thanh năm 1911 và từ đó chìm đắm trong những tranh chấp đẫm máu; trong khi Ấn Độ tranh đấu bất bạo động, đạt được nền độc lập trong thể chế quân chủ lập hiến một cách ôn hòa trong Liên Hiệp Anh. 
Ở trong nước, xét trên chiều dài của lịch sử, từ ngày Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 đến năm 1945, tuy các vua nhà Nguyễn bị người Pháp khống chế, nhưng vua vẫn là biểu tượng cao cả của đất nước, nên các cuộc nổi dậy kháng Pháp từ Bắc vào Nam đều quy hướng về một mối, đó là triều đình ở kinh đô Huế. Trái lại từ năm 1945 trở đi, khi VMCS cướp chính quyền, người Việt Nam bị chia rẽ trầm trọng thành nhiều phe nhóm khác nhau theo những quan điểm khác nhau. Do đó, trong hoàn cảnh của ông, Phạm Quỳnh cũng có phần hữu lý khi ông chủ trương cải cách ôn hòa, và chọn quân chủ lập hiến theo đại nghị chế thay thế cho nền quân chủ chuyên chế.
Ngày nay, cục diện chính trị Việt Nam đã thay đổi hẳn, quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh không còn phù hợp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận tinh thần ái quốc, lòng can đảm và sự tận tình của ông trên con đường phụng sự quê hương. Phạm Quỳnh đã âm thầm tranh đấu bất bạo động để đòi hỏi chủ quyền cho đất nước. Ông đã hết lòng hoạt động vì nước và đã hy sinh vì lý tưởng của mình. Đó là điều thật đáng trân quý nơi Phạm Quỳnh, nhà trí thức dấn thân hoạt động chính trị. 
Một điều đáng ghi nhận cuối cùng trong cách thức hành xử của Phạm Quỳnh, nhờ theo đuổi một lý tưởng chính trị trường kỳ và bất bạo động, nên ông luôn luôn cố gắng làm những gì có lợi cho đất nước và đồng bào, đồng thời tránh không làm bất cứ việc gì có hại cho quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh sống lương thiện, không tham ô nhũng lạm, và không hề gây tội ác giết hại đồng bào. 
Thái độ nầy là điều mà rất ít nhà hoạt động chính trị của mọi khuynh hướng thực hiện được, và là một điểm son sáng chói phân biệt Phạm Quỳnh với những người ra hợp tác với Pháp để trục lợi cầu vinh. Đây là điều cần phải được tách bạch. 
Trong việc hợp tác với Pháp, có hai hạng người. Hạng thứ nhứt là những kẻ hợp tác để mưu cầu danh lợi riêng tư, lợi dụng quyền thế, hống hách bóc lột đồng bào. Hạng thứ hai ra tham chính, làm việc với Pháp, nhưng không dựa vào quyền thế để hiếp đáp dân chúng, mà dùng quyền thế để cứu giúp đồng bào, và vẫn giữ được khí tiết riêng của mình như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký, và biết bao nhiêu người vô danh khác... Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rõ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng và sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đã bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển hình nhất.
(Toronto, Canada)

No comments:

Post a Comment