Pages

Monday, February 27, 2017

THÔNG TIN VÀ BÌNH LUẬN QUỐC TẾ




Trung Quốc có khởi chiến xác lập chủ quyền ở Biển Đông?

  • 3 tháng 1 2017


Tàu chiến của Trung Quốc ở Biển ĐôngImage copyright AFP/Getty Images
Image caption Tàu chiến của Trung Quốc, trong có hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, tập trận ở Biển Đông

Bước sang năm mới 2017, điều mà có lẽ nhiều người Việt quan tâm là những động thái có thể của Trung Quốc ở Biển Đông sắp tới là gì và Việt Nam sẽ phải đối phó như thế nào?

Câu trả lời dễ mà khó.
Điều dễ đoán, dĩ nhiên là Trung Quốc sẽ tiếp tục các chiến dịch của họ (tạm cho thấy là thành công) từ nhiều năm nay, như đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền về pháp lý, siết chặt vòng vây về kinh tế và gia tăng áp lực về quốc phòng.

Điểm khó đoán là thái độ của Việt Nam và chính sách đối ngoại của chính phủ Trump ở Mỹ trong những ngày tới. Tùy theo thái độ của Việt Nam và Mỹ, Trung Quốc có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông hay là không.
Dầu vậy, điểm qua một số sự kiện trọng yếu về pháp lý, về kinh tế và quốc phòng (ở các chiến dịch của Trung Quốc) ta có thể có một kết luận (chủ quan) để tiên đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Chủ quyền là vấn đề cốt lõi


Vấn đề chủ quyền đã được các chiến lược gia quốc tế nhấn mạnh trong các tác phẩm của họ từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Theo đó ai nắm chủ quyền các đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát Biển Đông, ở tất cả các mặt tài nguyên kinh tế và chiến lược biển (như mặt nước, cột nước, thềm lục địa… chung quanh các đảo và nhất là vùng không gian ở trên và chung quanh các đảo).

Một cách sơ lược, trên mặt biển, quốc gia có chủ quyền các quần đảo sẽ có thể kiểm soát các hải lộ cực kỳ quan trọng (chiếm trên 50% tổng số lượng hàng hóa thế giới), bao gồm hải lộ năng lượng nối các nước cung cấp năng lượng Trung Đông với các nước tiêu thụ Đông Á (và Đông Nam Á), hay hải lộ kinh tế nối Châu Âu với các nước Đông Á…

Quốc gia có chủ quyền các đảo cũng là quốc gia nắm chìa khóa kinh tế. Họ có thể khai thác tài nguyên trên mặt nước hay trong cột nước (tôm cá, các loại hải sản), trên mặt và dưới thềm lục địa như băng cháy, gas, dầu khí…. Về chiến lược, quốc gia có thể kiểm soát tàu bè quân sự, các thiết bị ngầm (như tàu ngầm) qua lại trong khu vực.

Quốc gia kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là quốc gia kiểm soát vùng không gian bận rộn của thế giới, nối giữa các quốc gia Đông Á, Nam Á với phần còn lại của thế giới...

Từ Đệ Nhị Thế chiến đến nay, khu vực Biển Đông tương đối bình ổn, tạm gọi là trật tự "status quo ante", vì sau khi đế quốc Nhật đầu hàng tháng 8/1945 đến nay thì chưa có nước nào có khả năng (kinh tế và quốc phòng) để có thể chiếm hữu và khai thác kinh tế cũng như lợi ích chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa.

Trật tự "status quo" này bắt đầu thay đổi.



Với một Trung Quốc mạnh mẽ đang lên, khẩu hiệu tuyên truyền thường nghe "Trung Quốc hòa bình phát triển", mà thực chất là che đậy một Trung Quốc đang trên đường "quang phục" bằng mọi phương cách. Trung Quốc đang trỗi dậy để tái lập lại thế lực của đế quốc Trung Hoa đã thiết lập từ nhiều thế kỷ trước bằng các biện pháp hòa bình như tuyên truyền pháp lý, áp lực kinh tế và đe dọa quốc phòng.

Nhưng để có thể áp đặt một "trật tự mới", lãnh đạo Bắc Kinh có thể đang tính toán đến những biện pháp "không hòa bình" trong những ngày sắp tới.

Thông điệp đầu năm 2017 của Tập Cận Bình ta không ngạc nhiên khi đã nhấn mạnh đến vấn đề "chủ quyền". Việc này cũng đã xảy ra tương tự từ nhiều thập niên nay. Nên biết, lúc lãnh đạo Bắc Kinh quyết định ra chiến dịch xâm lăng Hoàng Sa tháng giêng năm 1974, thì bộ máy tuyên truyền của họ ra rả những luận điệu "giải phóng các vùng lãnh thổ hiện đang bị địch chiếm đóng trở về đất mẹ". Cốt lõi của việc tuyên truyền vẫn là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuyên truyền pháp lý và bao vây kinh tế


Về mặt tuyên truyền pháp lý, đối với dư luận quốc tế, mục tiêu trọng yếu là thuyết phục dư luận quốc tế về cái gọi là "chủ quyền bất khả tranh nghị của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển chung quanh". Sau đó nhằm "hóa giải" phán quyết bất lợi ngày 17/7/2016 của Tòa Trọng tài PCA.


Hải quân Trung QuốcImage copyright AP
Image caption Liệu Trung Quốc có sớm khai chiến?

Ta thấy trên phương diện này Trung Quốc đã thành công.

Phán quyết của PCA hiển nhiên đã "hạ thấp" giá trị của các "đảo" ở Trường Sa. Theo Tòa thì không có thực thể nào ở Trường Sa có hiệu lực "đảo", theo điều 135 của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 (UNCLOS) để có thể đòi hỏi hiệu lực vùng "kinh tế độc quyền - EEZ" 200 hải lý. Kể cả đảo lớn nhất là Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cũng không có hiệu lực "đảo".

"Quần đảo" Trường Sa từ nay phải đổi tên là "quần thạch". Điều này khiến người ta hy vọng rằng cuộc chạy đua "mở rộng hải phận" của các nước ở Biển Đông sẽ chấm dứt. Việc này sẽ đem lại ổn định cho khu vực.

Nhưng hy vọng sớm tiêu tan.

Trung Quốc từ đầu đã biểu lộ lập trường không nhìn nhận "thẩm quyền" của Tòa PCA và dĩ nhiên không tham gia vụ án. Theo họ, nguyên nhân của mọi tranh chấp đến từ vấn đề "chủ quyền" và việc "phân định biển", là hai điều mà Tòa PCA không có thẩm quyền phân xử.

Song song đó Trung Quốc dùng những biện pháp kinh tế và ngoại giao để thuyết phục một số quốc gia ủng hộ cho lập trường về pháp lý của họ.

Bằng các biện pháp kinh tế, đối với các nước trong khu vực, Trung Quốc tiếp tục các chính sách ve vuốt và đầu tư, nhằm lệ thuộc hóa nền kinh tế các quốc gia này vào các chính sách của Trung Quốc.

Như "dự án hai hành lang một vành đai" đối với Việt Nam, những "củ cà rốt" đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cảng biển…) đối với Thái Lan, Malaysia, Philippines... để các nước này phụ thuộc vào "Ngân hàng Xây dựng cơ sở hạ tầng" cũng như dự án "Con đường tơ lụa trên biển" của Trung Quốc. Đối với Campuchia thì vừa mua chuộc giới lãnh đạo vừa hứa hẹn đầu tư. Các chính sách phủ dụ bằng kinh tế của Trung Quốc cho thấy có kết quả hết sức ngoạn mục.

Trung Quốc đã sử dụng Campuchia để "phân hóa nội bộ" của ASEAN. Bằng việc mua chuộc các cấp lãnh đạo và hứa hẹn đầu tư, Campuchia đã ngăn cản khối ASEAN, không ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa. Điều này trái với thông lệ của khối. ASEAN luôn có chủ trương "trọng luật", khuyến cáo các quốc gia thành viên "chấp hành phán quyết của Tòa theo pháp luật của quốc gia".

Trung Quốc cũng thuyết phục được Malaysia, một bên có tranh chấp phân định biển với Trung Quốc. Nước này cũng có khuynh hướng "đông lạnh" phán quyết của Tòa PCA. Trung Quốc cũng dùng miếng mồi đầu tư và viện trợ, có thể cả đe dọa quốc phòng, đối với Philippines để "hóa giải" phán quyết của Tòa.

Áp lực quân sự



Donald TrumpImage copyright AFP
Image caption Chính phủ Trump sẽ có động thái gì?

Về áp lực quân sự trong khu vực, 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng (nhanh kỷ lục từ năm 2013) trên các bãi đá Chữ Thập, Su bi, Gạc Ma, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Vành Khăn đã hoàn tất năm 2015. Các đảo nhân tạo này được lần hồi "quân sự hóa" từ năm 2016. Hình ảnh từ các vệ tinh gần đây đã cho thấy các đảo nhân tạo này đã trở thành những căn cứ không quân, hải quân với những giàn ra đa, những phi trường (có cái dài trên 3.000 mét ở đá Chữ Thập) với bãi đậu máy bay và bến tàu. Vừa rồi báo chí cũng đăng tin Trung Quốc đã đưa trên 400 hỏa tiễn địa không (tầm ngắn 40km và tầm trung 400km) ra đặt ở các đảo. Việc "quân sự hóa" các đảo xem như hoàn tất.

Song song, Trung Quốc liên tục gia tăng chi phí quốc phòng, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí thông minh ứng dụng cho không gian cũng như trên mạng tin học. Trung Quốc thúc đẩy chế tạo và sản xuất các loại khí tài mà trước đây phải mua của Nga như phi cơ chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm, thậm chí hàng không mẫu hạm. Trung Quốc cũng huấn luyện và hiện đại hóa các lực lượng hải quân, không quân cho phù hợp với các cuộc chiến cục bộ (đổ bộ, chiếm đảo…), vừa chống lại sự tiếp cận (vào Biển Đông) của các lực lượng hải, không quân thuộc các quốc gia thù nghịch.

Bằng lực lượng quân sự vừa được bố trí trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Trung Quốc có thể uy hiếp không chỉ bất kỳ tàu bè, phi cơ của các quốc gia chung quanh, mà còn có thể đánh chiếm bất cứ đảo nào ở Trường Sa, hiện do Việt Nam hay Philippines kiểm soát.

Động thái có thể của Trung Quốc ở Biển Đông



Lính Trung Quốc tại Trường SaImage copyright Reuters
Image caption Trung Quốc đã hoàn tất quân sự hóa các đảo Trường Sa

Những vận động đã nói ở trên để làm gì, nếu không phải là "khẳng định chủ quyền" để tiến tới việc thiết lập vùng "nhận diện phòng không" (Air Defense Identification Zone - ADIZ) ở Biển Đông?

Về vùng ADIZ, câu hỏi đặt ra, trên phương diện công pháp quốc tế, Trung Quốc có "quyền" làm vậy hay không ?

Câu trả lời sẽ tương tự như tuyên bố ngày 23/11/2013 vùng ADIZ khu vực Hoa Đông của Trung Quốc, bao trùm quần đảo Điếu Ngư, tức Senkaku, đang trong tình trạng tranh chấp và hiện do Nhật kiểm soát.

Nếu vùng ADIZ khu vực Hoa Đông là "hợp pháp" thì khó có thể kết luận rằng vùng ADIZ khu vực Hoa Nam (tức khu vực Biển Đông) là "bất hợp pháp".

Tuyên bố vùng ADIZ ngày 23/11/2013 của Trung Quốc mang hình thức một "tuyên bố đơn phương", liên quan đến nội dung của các điều ước cũng như tập quán quốc tế (điều 1 Công ước Quốc tế về Hàng không Dân sự - còn gọi là công ước Chicago 1944) và Công ước về Luật Biển 1982.

Theo tập quán quốc tế, có từ thời chiến tranh lạnh, các quốc gia ven biển có thể mở rộng vùng trời của nước mình, gọi là "vùng nhận dạng phòng không". Các nước Hoa Kỳ, Nhật, Pháp… đều có vùng nhận diện phòng không mở ra ít nhứt là 200 hải lý. Mục tiêu của việc thiết lập vùng nhận diện phòng không là nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Đến đây ta thấy rằng "chủ quyền" quần đảo Trường Sa, ngay cả khi phán quyết của Tòa PCA có hiệu lực thi hành, vẫn hết sức quan trọng về chiến lược. Trung Quốc có mở được vùng ADIZ khu vực này hay không là dựa lên "chủ quyền" các đảo.

Các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam... sẽ phải đối phó ra sao nếu Trung Quốc tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Hoa Nam (tức Biển Đông)?

Thử tưởng tượng, đối với Việt Nam, bất kỳ chiếc phi cơ hay tàu bè nào đi vào vùng ADIZ của Trung Quốc đều có thể bị không quân hay hải quân nước này khống chế, thậm chí bắn hạ. Lực lượng của Việt Nam không đủ để chống chọi. Điều này đưa đến các đảo của Việt Nam ở sẽ mất về Trung Quốc.


The Boa Diao boat, center, is surrounded by Japan Coast GuardImage copyright AP Photo/Yomiuri Shimbun, Masataka Morita
Image caption Trung Quốc đã thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông từ 2013

Việt Nam cũng không thể trả đũa bằng cách ra tuyên bố vùng ADIZ tương tự. Bởi vì Việt Nam không có khả năng để khiến các quốc gia khác tuân thủ nội dung tuyên bố của mình.

Yếu tố Đài Loan


Nhưng việc này không dễ đối với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đài Loan vừa rồi được tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc tới. Ta có thể xem như đây là một "cảnh cáo" của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể sử dụng yếu tố Đài Loan, như ủng hộ Đài Loan độc lập, để làm rối rắm các chính sách về kinh tế và quốc phòng của TQ.

Điều nên biết là từ năm 2005 Trung Quốc có bộ luật "chống ly khai", theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để cản trở bất kỳ âm mưu nào đưa tới việc ly khai.

Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, Hoa Kỳ và Nhật ủng hộ, Trung Quốc có đủ khả năng phát động chiến tranh hay không ?

Từ lâu Trung Quốc đã có lý thuyết về một cuộc chiến tranh với Mỹ và Nhật bao gồm ba mục tiêu: giải phóng Đài Loan, Điếu Ngư và các đảo Trường Sa. Sở dĩ có lý thuyết này là vì Trung Quốc quan niệm không thể giải phóng Đài Loan mà không có chiến tranh với Mỹ và Nhật. Cũng không thể giải phóng Điếu Ngư mà không gây chiến tranh với Nhật và Mỹ (do ràng buộc của hai bên từ các hiệp ước an ninh hỗ tương). Bất kỳ cuộc chiến xảy ra theo hình thức nào, có Nga hay không có Nga là đồng minh, Trung Quốc cũng sẽ thua.

Chỉ có "giải phóng" Trường Sa là không đụng độ với các cường quốc Mỹ và Nhật.

Thì bây giờ, nếu chiến dịch "giải phóng Trường Sa", thông qua việc tuyên bố vùng ADIZ, lại bị Mỹ gắn liền với việc ủng hộ Đài Loan độc lập. Cuộc chiến ở đây Trung Quốc vẫn có thể phải đối mặt với HK và Nhât.

Rốt cục việc thiết lập vùng ADIZ của Trung Quốc có thể như cái "gân gà" trong truyện Tam Quốc, nuốt vào không trôi mà nhả ra thì lại tiếc.

Có nên giao Hoàng Sa-Trường Sa cho Mỹ quản lý?

Những nét phác thảo về chiến lược của Trung Quốc, qua những toan tính về pháp lý, kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc cho thấy Việt Nam không có phương pháp nào hữu hiệu để chống trả, ngoài biện pháp "núp" dưới "cây dù" của Hoa Kỳ (và Nhật Bản). Điều khó đoán là chính sách Châu Á của tân tổng thống Donald Trump sẽ ra sao ?



Nhưng dầu thế nào, Việt Nam là phía yếu, vì vậy phải vận dụng pháp luật quốc tế để tự bảo vệ.

Phán quyết của Tòa PCA 12/7 là "giải thích" Luật (UNCLOS), cho dầu Philippines chủ trương không thi hành phán quyết, nhưng bản chất của phán quyết vẫn là "Luật".

Từ đầu những năm 2000, khi được vào WTO, ngay tại Hiến pháp Trung Quốc đã cam kết "xây dựng một quốc gia trên pháp luật và cai trị bằng pháp luật". Cho dầu đó là "nhà nước pháp trị" với cái đuôi "xã hội chủ nghĩa", thì bản chất của các cam kết của Trung Quốc vẫn là "tôn trọng pháp luật".

Vì vậy, theo tôi, Việt Nam không thể bỏ qua phán quyết của Tòa, không chỉ vì đó là một "lợi thế" của Việt Nam , mà vì đó là "luật" mà Trung Quốc phải tôn trọng.

Việt Nam cũng nên tính toán đến điều tệ hại nhất: Giải pháp của sự "tận cùng", là phải "đông lạnh" yêu sách chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Trên lý thuyết, sau Thế chiến thứ II, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc thẩm quyền "quản lý" của Hoa Kỳ. Một điều khoản của Hội Quốc Liên thời đó, tất cả các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng sẽ thuộc quyền "quản lý" của Hoa Kỳ. Phần lớn các đảo này hiện nay thuộc "chủ quyền" của Hoa Kỳ, ngoại trừ quần đảo Nam Tây (quần đảo Nansei trong tiếng Anh hay Ryukyu trong tiếng Nhật), bao gồm quần đảo Lưu Cầu, Okinawa, trả lại cho Nhật Bản đầu thập niên 70 thế kỷ trước.

Không chừng Hoàng Sa và Trường Sa giao cho Hoa Kỳ "quản lý", chủ quyền thuộc về Việt Nam tương tự Okinawa thuộc chủ quyền của Nhật, thì tình hình lại tốt hơn cho Việt Nam và các nước chung quanh.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống ở Pháp.





Mỹ - Trung sẽ đối đầu vì chủ nghĩa dân tộc?


  • 3 tháng 1 2017


Phi cơ Trung QuốcImage copyright Xinhua
Image caption Phi cơ quân sự Trung Quốc tuần tra các vùng biển phụ cận

Những lời nhạo báng Tổng thống tân cử Donald Trump nhắm vào Trung Quốc - mới nhất là đoạn Tweet phê Trung Quốc không giúp kiềm chế Bắc Hàn dù kiếm nhiều tiền từ Mỹ - không còn là 'sự vụng về ngoại giao' của nhà tỷ phú chưa từng cầm quyền.
Năm 2017 ngày càng có khả năng trở thành thời điểm Hoa Kỳ ra chính sách mới đối với Trung Quốc và đằng sau học thuyết Trump là sự trỗi dậy của một xu hướng: chủ nghĩa dân tộc Mỹ.
Nhà phân tích Gideon Rachman vừa viết ngày đầu năm 2017 trên trang Financial Times ở Anh:
"Khả năng xung khắc giữa chủ nghĩa dân tộc Hoa Kỳ và Trung Hoa tại vùng Thái Bình Dương có vẻ tăng lên kể từ khi ông Trump thắng cử."
Nhưng theo ông Rachman, Trump chỉ là người đi sau trong trào lưu này.

Trước khi Donald Trump tung ra khẩu hiệu 'Làm nước Mỹ vĩ đại lần nữa' (Make America Great Again) Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra mốt về 'chủ nghĩa dân tộc hoài niệm' (nostalgic nationalism).
Ông Tập Cận Bình nêu mục tiêu "Phục hưng dân tộc Trung Hoa", còn ông Vladimir Putin muốn Nga phục hồi vị thế đại cường như thời Liên Xô.
2017: Bi quan cho phương Tây?
Trump không loại trừ khả năng gặp TT Đài Loan
Hiện tượng "ôm ấp hoài niệm về chủ nghĩa dân tộc" đang xảy ra cả ở Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nhà bình luận của Financial Times viết.

Ông Donald Trump liên tục dùng Twitter phê phán Trung Quốc
Image caption Ông Donald Trump liên tục dùng Twitter phê phán Trung Quốc
Tuy thế, ông Rachman cũng cảnh báo việc đề cao 'hào quang quá khứ':
"Trong thập niên 1930, nước Ý của Mussolini đã nhắc lại quá khứ La Mã huy hoàng, còn Đức Quốc xã thì coi họ là người kế thừa của các hiệp sỹ Teutonic thời Trung Cổ châu Âu."
Nhìn chung, hoài niệm dân tộc đang trở lại sau một giai đoạn nhấn mạnh hiện đại hóa, 'bắc cầu vào tương lai'.

Lời Twitter của ông Trump nhạo Trung Quốc 'Hay nhỉ!'Image copyright Twitter
Image caption Lời Twitter của ông Trump nhạo Trung Quốc 'Hay nhỉ!'
Trước đây, Gideon Rachman viết, ở Hoa Kỳ "Bill Clinton từng muốn 'xây cầu vào Thế kỷ 21', và Barack Obama vận động tranh cử bằng khẩu hiệu 'Hy vọng và Thay đổi'.
Tại Anh, Tony Blair từng nêu ra một 'Nước Anh có phong cách' (Cool Britannia), sau đó David Cameron nhận vai trò là người hiện đại hóa Đảng Bảo thủ.
Nhưng sự dịch chuyển cán cân chính trị và kinh tế về châu Á mang tính toàn cầu đã khiến các nước như Ấn Độ và Trung Hoa, các cường quốc đang trỗi dậy ở châu Á, "làm sống lại tham vọng phục hồi sự vĩ đại dân tộc và văn hóa của họ vốn từng làm lu mờ chủ nghĩa đế quốc Phương Tây".
Phản ứng trước toàn cầu hóa cũng khiến chủ nghĩa dân tộc lên cao tại châu Âu và Bắc Mỹ tuy ông Rachman cho rằng Canada dưới quyền Thủ tướng Justin Trudeau không rơi vào xu hướng này.
Hết thời 'đối sách ngoại giao'?
Bên cạnh khả năng căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng năm 2017, một số giới tại Hoa Kỳ và Úc đang vận động để chính quyền Donald Trump ra tay ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông.

Tổng thống Obama (trái) bị phê là quá 'cẩn trọng' trước Trung Quốc
Image caption Tổng thống Obama (trái) bị phê là quá 'cẩn trọng' trước Trung Quốc
Theo ABC của Úc (17/12/2016), ông Ross Babbage, tác giả một phúc trình Mỹ - Úc có tựa đề "Chống lại chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa" vừa cáo buộc Bắc Kinh "lợi dụng thái độ cẩn trọng của Obama" để giành quyền kiểm soát hiệu quả (effective control) tại vùng biển này.
Giáo sư Babbage, người Úc, còn cáo buộc Trung Quốc dùng 'chiến tranh tâm lý' để làm mềm đi ý chí của Hoa Kỳ và các đồng minh, nhất là giới cầm quyền ở các nước đó.
"Họ dùng các chiến dịch thông tin, loan tải tin sai, họ xây đắp các nhóm thân Bắc Kinh ở những nước đồng minh của Hoa Kỳ, họ trả tiền cho truyền thông in phụ trương của Nhân dân Nhật báo," Giáo sư Babbage được ABC News trích lời cho hay.
Ngay tại Úc, ông nêu ra chuyện "Viện Khổng tử do Trung Quốc chi ngân sách xuất hiện tại 10 đại học của Úc, và ngoài ra các hoạt động tình báo của Trung Quốc rất năng động ở các nước thân Mỹ, gồm cả Úc."
Kết luận rằng đối sách ngoại giao hiện nay đã thất bại, tác giả phúc trình này đặt câu hỏi cho chính quyền mới ở Mỹ:
"Câu hỏi quan trọng cho chính quyền Trump là Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực - nhất là Nhật Bản và Úc - có thể làm gì để bóp nghẹt chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh."

Tàu sân bay TQ thị uy ở Biển Đông, mẫu hạm Mỹ vắng mặt trên biển

media 
 
Một chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), Biển Đông, ngày 02/01/2017.Ảnh : REUTERS/Stringer
Trong những ngày đầu năm 2017, Trung Quốc đã phô trương đợt tập huấn trên Biển Đông của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), với bài tập quan trọng nhất là cho chiến đấu cơ sử dụng con tàu làm cơ sở hạ cánh và cất cánh. Theo các chuyên gia phân tích, nhóm tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đạt được trình độ điêu luyện của hạm đội hàng không mẫu hạm Mỹ. Có điều là không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà đúng vào lúc Bắc Kinh mang tàu sân bay ra thị uy với các láng giềng, thì các hàng không mẫu hạm Mỹ đều vắng bóng trên đại dương.
Cuộc diễn tập cất cánh và hạ cánh của phi đội chiến đấu cơ J-15 trên chiếc Liêu Ninh ngày 02/01 vừa qua tại một địa điểm không xác định ngoài Biển Đông đã được guồng máy tuyên truyền Trung Quốc hết lời ca ngợi khi nhấn mạnh rằng : « So sánh với các vùng biển khác như Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải (Biển Hoa Đông) thì Nam Hải (tức Biển Đông) là nơi có điều kiện khó khăn hơn ».
Yêu tố quan trọng nhất được các chuyên gia quân sự ghi nhận là chiếc Liêu Ninh đã thành công trong việc tiến ra đại dương : Ngày 25/12/2016 vừa qua, lần đầu tiên con tàu đã vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, băng qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương, từ đó đi xuống phía nam, rẽ qua eo biển Ba Sĩ (Bashi) sát Đài Loan để vào Biển Đông.
Chuyến hải hành suôn sẻ này cho thấy là về mặt động cơ, chiếc Liêu Ninh đã khắc phục được các điểm yếu kém của loại tàu sân bay Nga cùng loại như chiếc Đô Đốc Kouznetsov, mà vận tốc không thể vượt quá 18 hải lý/giờ, để hệ thống máy tàu không bị quá tải.
Về mặt năng lực tác chiến, theo các chuyên gia, với các « bài tập cuối khóa » lần này, Trung Quốc đã thành công trong việc biến một tàu sân bay huấn luyện thành một phương tiện tấn công, cho dù hỏa lực cũng như kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trước đó, khi còn ở Bột Hải, chiếc tàu cũng lần đầu tiên tập trận bắn đạn thật, kèm theo các bài khóa như không đối không, không đối hạm, hạm đối hạm.
Ngay từ ngày 15/11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng chiếc tàu sân bay duy nhất của họ đã sẵn sàng chiến đấu.
Không một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ được triển khai làm nhiệm vụ
Điều đáng ghi nhận trong thời điểm hiện nay, là vào lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh mới của chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ngay tại vùng biển nóng là Biển Đông, với ý nghĩa hù dọa rõ rệt đối với các láng giềng, Hoa Kỳ lại ở trong tình trạng bất động.
Hãng truyền thông Mỹ Fox News ngày 30/12/2016 đã nêu bật một sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng : Đó là vào lúc Bắc Kinh « khoe » tàu sân bay, thì cường quốc Hải Quân số một hành tinh là Mỹ, lại không có bất kỳ một hàng không mẫu hạm nào đang hoạt động, điều được hãng Fox News ghi nhận là chưa từng thấy từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Theo nguồn tin trên, chiếc USS Dwight D. Eisenhower chịu trách nhiệm vùng Trung Đông chẳng hạn, đã quay trở lại cảng Norfolk (bang Virginia) ngày 30/12, nhưng không có chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ nào khác thay thế. Còn tại châu Á, phải chờ đến cuối tháng Giêng này thì chiếc USS Carl Vinson mới trở lại nhận nhiệm vụ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Đối với các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh hàng không mẫu hạm luôn được xem là biểu tượng của sức mạnh Mỹ, với khả năng chuyển lực lượng hùng hậu đến mọi chiến trường một cách nhanh chóng, việc không một chiếc tàu sân bay Mỹ nào đảm trách một chiến dịch nào đó trên đại dương đã làm dấy lên những suy nghĩ không hay về sự « suy yếu » của tiềm lực quân sự Hoa Kỳ.
Tại châu Á, điều đó đã bắn đi một tín hiệu xấu về phía các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, vốn kỳ vọng rất nhiều vào Washington để ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170104-tau-san-bay-tq-thi-uy-o-bien-dong-mau-ham-my-vang-mat-tren-bien

Nhật – Đài bắt tay đối phó với đe dọa Trung Quốc

media 
 
Cơ quan đại diện Nhật Bản tại Đài Loan khai trương tên gọi mới « Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản-Đài Loan » ngày 03/01/2017.REUTERS/Tyrone Siu
Cục diện địa chính trị Đông Á đối diện với những diễn biến khó đoán định trong năm 2017, trong đó quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan là một dấu hỏi lớn. Trong bối cảnh tổng thống tương lai Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu cho quyền lợi của nước Mỹ, giảm bớt sự ủng hộ dành cho các đồng minh Đông Á, việc tăng cường hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản, kể cả về quân sự, ngày càng trở nên một nhu cầu chiến lược của hai quốc gia láng giềng, để sẵn sàng kháng cự trước các tham vọng và thậm chí hành động gây hấn của Bắc Kinh.
Việc nâng cấp quan hệ giữa hai bên thông qua việc Tokyo đổi tên cơ quan đại diện không chính thức tại Đài Loan là một diễn biến nổi bật. Hôm nay, ngày mùng 3 tháng Giêng 2017, cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Đài Loan chính thức khai trương tên gọi mới « Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản-Đài Loan », thay cho tên gọi cũ « Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản ».
Theo một số nhà quan sát, đây là một bước đi cho thấy, Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công nhận Đài Loan, trong trường hợp cần thiết (trang Forbes). Cũng trong hướng thay đổi này, trong chính giới Đài Loan cũng có nhiều ý kiến đề nghị đổi tên cơ quan đại diện của Đài Bắc tại Nhật Bản thành « Hiệp Hội Trao Đổi Đài-Nhật ».
Theo các số liệu chính thức, quan hệ kinh tế giữa Đài Loan và Nhật Bản là rất quan trọng đối với cả hai bên. Nhật Bản là đối tác kinh tế thứ ba của Đài Loan (sau Trung Quốc và Hoa Kỳ), trong khi Đài Loan là đối tác thứ tư của Nhật (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông). Thương mại song phương năm 2015 đạt tổng trị giá 57 tỉ đô la.
Báo Đài Loan The China Post cho biết tên gọi cũ « Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản » đầy tính mơ hồ, không phản ánh quan hệ thực sự của cơ quan đại diện không chính thức. Việc Tokyo đổi tên cơ quan đại diện này được nhìn nhận như là một hành động trả đũa lại các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập đảo quốc « ly khai » hơn nữa về ngoại giao, với việc lôi kéo thêm một vài trong số hai chục quốc gia nhỏ bé còn duy trì quan hệ chính thức với Đài Bắc.
Trên thực tế, nhu cầu tăng cường hợp tác Đài-Nhật không chỉ là về mặt kinh tế và văn hóa. Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự tại vùng Biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Đông đang dẫn đến sự đảo lộn thế cân bằng chiến lược chính trị và quân sự hiện nay, đặc biệt nếu như Hoa Kỳ giảm bớt các hợp tác trong vùng.
Stratfor, trang mạng phân tích thông tin tư nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ, ngày 28/12/2016, có bài « Nói tóm lại, Đài Loan đã tìm được một đồng minh », nhận xét : Trong bối cảnh ngày càng bất trắc này, cùng với Philippines, « Đài Loan trở thành trung tâm trong chiến lược an ninh khu vực của Nhật Bản ». Chiến lược hợp tác an ninh - quân sự của Nhật Bản với Đài Loan và một số quốc gia khác như Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, và Singapore, cho phép ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Mà để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc, bảo vệ nền độc lập trên thực tế của Đài Loan trước đe dọa tấn công của Trung Quốc là một điều thiết yếu.
Theo Reuters, cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Mỹ với tổng thống Đài Loan, đầu tháng 12/2016, phá vỡ thỏa thuận ngầm bốn thập niên giữa Washington và Bắc Kinh, về nguyên tắc một nước Trung Hoa, đang khiến bộ Quốc Phòng Trung Quốc sôi sục. Một giới chức cao cấp của quân đội đe dọa Trung Quốc sẽ còn tiến hành nhiều cuộc tập trận sát Đài Loan trong thời gian tới, để chứng tỏ khả năng sẵn sàng tấn công hòn đảo, nếu cần.
Trong đảng cầm quyền Nhật Bản, bắt đầu có những tiếng nói yêu cầu đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với Đài Loan. Theo Kyodo, hồi giữa tháng 12/2016, một dân biểu đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền, ông Keisuke Suzuki, nhấn mạnh « sự tồn tại của một nước Đài Loan tự do là rất quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản (…). Việc Đài Loan chịu áp lực quá mạnh từ Hoa Lục cũng là vấn đề an ninh của chính nước Nhật ». Dân biểu nói trên đề nghị Tokyo ưu tiên hỗ trợ Đài Loan tự chế tàu ngầm và máy bay chiến đấu.
Theo dự kiến, chiếc tàu ngầm tự chế đầu tiên của Đài Loan sẽ đi vào hoạt động kể từ năm 2025, và loạt máy bay tiêm kích đầu tiên sẽ là vào năm 2023.

TIN VIỆT NAM

 

Tiền lì xì do Mỹ phát hành sáng giá ở Việt Nam



Đồng đô la may mắn do Mỹ phát hành đang rất ăn khách ở Việt Nam và sẽ được dùng làm tiền lì xì, mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.
Hình ảnh đồng đô la mệnh giá 2USD và 1USD do Bộ Tài Chính Mỹ phát hành tràn ngập trên các trang mạng xã hội trong các mục rao bán tiền lì xì Tết. Các báo mạng trong nước cũng thông tin về nhu cầu tiền mừng tuổi Tết tăng cao đặc biệt với đồng đô la in hình gà trống.
Theo báo China Daily, Bộ Tài Chính Mỹ đã bắt đầu phát hành ‘lucky money’ mà ở Việt Nam thường được gọi là ‘tiền mừng tuổi’ hay ‘tiền lì xì’ từ giữa tháng 11 năm 2016. Trong đợt phát hành tiền mừng tuổi năm nay, tiền giấy 1USD và 2USD – không có giá trị lưu hành - có in hình các biểu tượng trang trí của Trung Hoa và kèm theo hồng bao viền vàng. Những tờ bạc giấy này có serie từ 8888 – con số mà theo quan niệm của người Trung Quốc, sẽ đem lại may mắn.
Bộ Tài Chính Mỹ hàng năm đều phát hành bộ tiền may mắn in hình các linh vật của năm đó đặc biệt cho thị trường châu Á. Đây là năm thứ 16 chính phủ Mỹ phát hành bộ tiền này. China Daily dẫn lời giám đốc Cục Ấn Loát Bộ Tài Chính Mỹ Leonard Olijar nói rằng nhà lập quốc Bejamin Franklin của Mỹ – người được in hình trên tờ bạc 100 đô la – cũng tuổi Dậu,và ông ấy là một nhân vật có tài và can đảm, làm việc không mệt mỏi.
Những giấy bạc này, theo Dân Trí, được ưa chuộng và săn tìm và do đó giá tăng cao gấp nhiều lần giá trị thực của nó.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, những giấy bạc 2 USD được rao bán trên Facebook của chủ nhân có tên Linh Bùi với giá 400.000 đồng/bộ - gồm tờ bạc giấy 2USD và 1 hồng bao. Một người dùng Facebook khác đã rao bán đồng đô la với hình gà trống với giá 450.000 đồng. Hiện bộ tiền lì xì 2 USD và 1 USD được bán với giá gần 20 đô la trên trang Amazon.
Theo VietNamNews, nhu cầu về giấy bạc 2 USD có in hình gà trống tăng vọt trong năm nay. Theo Dân Trí, nhiều người sưu tầm tiền cổ cho rằng biểu tượng gà trống được cho là sẽ mang lại may mắn cho người sở hữu. Năm Dậu được xem là năm có nhiều may mắn, an lành và chăm chỉ.
Theo một số trang mạng bán tiền lì xì trong nước, giá tiền USD in hình gà trống được bán ra với giá cao gấp 5 đến 10 lần giá trị thực và gấp 2-3 lần so với giá các loại tiền này trên các trang mạng bán hàng trực tuyến của nước ngoài.
Mặc dù dịch vụ bán đổi tiền mới đang nở rộ nhưng các hoạt động đều được coi là bất hợp pháp. Viet Nam News trích lời một phó giám đốc chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết các hoạt động trao đổi tiền có tính phí đều bị cấm, nhưng chúng phổ biến vì nhu cầu đổi tiền mới tăng cao vào những ngày giáp Tết cuối năm.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú được báo Thanh Niên trích lời nói bất cứ ai tham gia vào việc đổi tiền bất hợp pháp sẽ bị phạt từ 20-40 triệu đồng theo nghị định 96 của chính phủ.
Ngày 1 Tết Nguyên Đán năm nay sẽ rơi nhằm ngày 28/1/2017 – bắt đầu Năm con gà, biểu tượng thứ 10 trong 12 con giáp.
0:00:00 /0:01:10






Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam


Gia Minh, RFA
2017-01-05

Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam lại lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết chung quanh Đảng, trong khi đó nội bộ giới lãnh đạo chóp bu lại không thống nhất, thậm chí còn đấu đá tranh giành quyền lực.

Kêu gọi đoàn kết

“Đoàn kết”, “nhất trí”, v.v… lại được chính người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra vào sáng ngày 4/1/2017 khi phát biểu tại hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở Cần Thơ.
Lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội được giao cho Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, tập hợp lại.
Tương tự phát biểu của những người tiền nhiệm kể từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến nay, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại nhiệm vụ được cho là bao trùm và quan trọng hàng đầu; đó là “Tiếp tục tăng cường, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.”
Vì sao ông tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam nhắc lại kêu gọi đồng thuận như thế? Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người từng công khai tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam lý giải:
“Phải kêu gọi vì chứng tỏ hiện đang không thống nhất!
Một điều trong nước người ta nói là dân, phần lớn chứ tôi không dám nói toàn bộ  đâu, mất lòng tin vào đảng rồi. Thế thì người ta phải kêu gọi thôi.
Thực tế cho thấy bây giờ cán bộ nói một đằng mà làm một nẻo. Người ta phát hiện ra được những lời hứa hẹn của Đảng là không thực tế. Người ta phát hiện thấy những việc làm của các quan chức đảng biên là không hợp với điều mà đảng đã tuyên bố, không hợp với lòng dân.
Đảng nói một lòng do dân, vì dân; nhưng người ta thấy dân khổ bị lụt lội, hạn hán thế mà quan chức của đảng thì ngày càng giàu có.
Người ta nhìn thấy thực tế cuộc sống nên họ mất lòng tin!
Lý do cơ bản nhất là người ta so sánh giữa những lời nói, tuyên truyền, hứa hẹn của đảng với thực tế và thấy khác nhau xa quá nên mất lòng tin.”

Tranh giành quyền lực

Vào ngày 23 tháng 12 vừa qua, một giáo sư trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia ở Washington DC - ông Zachary Abuza, có bài viết đăng trên mạng Diplomat, với tựa đề được một nhà hoạt động trong nước dịch “Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị trước Đại hội giữa nhiệm kỳ ở Việt Nam”.
Trong bài phân tích của mình, Giáo sư Zachary Abuza nhắc lại vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam có thể được thay thế vào giữa nhiệm kỳ 12 này.
Hai nhân vật được nhắc đến đang tranh chức vị đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị-thường trực Ban Bí Thư, và ông Trần Đại Quang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam.
Tác giả Zachary Abuza nêu ra cơ sở để suy luận về tình trạng đấu đá trong tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là công tác điều tra tham nhũng nhắm vào một số nhân vật cao cấp trước đây như cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện giảng dạy tại Khoa Sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ có nhận định về tình trạng đấu đá trong nội bộ chóp bu lãnh đạo Việt Nam:
“Các phe phái gần đây có đánh nhau rất nhiều! Xin lỗi có nhiều ‘cái đánh nhau cũng hơi bẩn’. Nói bẩn thì chính trị ở Mỹ cũng thế nên không thể chê người ta được; nhưng đúng là thế!”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì khó có thể đưa ra ý kiến gì về tình trạng đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Hà Nội vì đó là chuyện ‘bí mật cung đình, thâm cung bí sử’. Người ta chỉ căn cứ vào những thông tin được rõ rĩ cho báo chí chính thống rồi ‘đoán già, đoán non’:
“Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ông Duy, vụ ông Hoàng… người ta chỉ dựa vào bề ngoài rồi đoán. Chứ còn muốn khẳng định được thì phải có điều tra, nghiên cứu, có chứng cớ.”

Việc phải làm

Trong thực tế hiện nay, Việt Nam gặp nhiều thách thức về chủ quyền như hoạt động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, hàng hóa độc hại, kém phẩm chất từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng đó là một mối nguy mà lãnh đạo Hà Nội cần thấy và đoàn kết để giải quyết:
“Tôi mong họ sắp xếp được; chứ nếu không thì… Việt Nam bây giờ không phải đấu đá với nhau mà có thể nói bị tê liệt trước bao nhiêu đe dọa của Trung Quốc trên đất liền: đe dọa về vấn đề kinh tế, đe dọa về vấn đề môi trường, đe dọa về vấn đề an ninh mạng …
Do đó sau khi giải quyết vấn đề phe phái với nhau phải để ý đến những đe dọa vừa nêu. Ví dụ vấn đề đe dọa mạng nay Mỹ mới nói nhưng ở Việt Nam 10 năm trước người ta đã nói với tôi rồi.
Sau khi chỉnh đốn đảng, Việt Nam phải có những chính sách đàng hoàng đối với Trung Quốc. Không thể nói làm bạn với tất cả mọi người đã, đang và sẽ đe dọa Việt Nam. Do vậy phải có những ưu tiên điều gì phải cứng rắn, phải mạnh để bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ Việt Nam.”
Đối với một người cao niên như Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì chính quyền Hà Nội hiện vẫn còn duy trì được quyền lực của họ vì chưa có lực lượng đủ mạnh đưa đến chuyển biến.
Theo ông này thì số người không còn tin vào đảng cộng sản ngày càng tăng lên; thế nhưng chưa xuất hiện một nhân vật đủ tài năng tập hợp người dân để làm nên đại cuộc.

Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị

Nam Nguyên, RFA
2015-08-11
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.
Courtesy of CPV online newspaper

Tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cải cách bằng cách nào khi tiếp tục không chấp nhận đa nguyên chính trị?
Phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra ít ngày, sau khi ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xác định Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Đại sứ Ted Osius đã tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào cuối tháng 7 ở Hà Nội.
Theo lời ông Đại sứ, Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Cách  duy nhất  để có thể tăng cường lòng tin giữa hai nước là phải nói rõ sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với một hệ thống chính trị khác biệt.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo độc lập một tổ chức nằm ngoài sự quản lý của chính quyền, nhận định:
"Điều đó lên giây cót cho chế độ chính trị ở Việt Nam và như vậy họ có thể đương nhiên nghĩ rằng, Mỹ chấp nhận triết lý chính trị của họ. Điều đó cũng lên giây cót cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định lại không thể có đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Tôi cũng nghe những thông tin chuẩn bị cho Đại hội 12 là trong Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị. Đây là khái niệm mới được Hoa Kỳ cùng Việt Nam đưa ra và Việt Nam rất thích… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.”
Tại Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị.… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.
TS Nguyễn Quang A, Hà Nội

Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, tổ chức tư nhân duy nhất về nghiên cứu chính sách ở Việt Nam nhưng đã giải thể sau đó vì bị mất tính độc lập, thì nguyên nhân của tình trạng bê bết vì tham nhũng, kinh tế ách tắc là vì nhà nước không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Do chuyện chỉ có độc đảng, không có cạnh tranh chính trị không có một thế lực độc lập lành mạnh nó luôn luôn canh chừng để vạch ra những việc làm bậy bạ của những người đương chức và nó luôn kè kè là đến cuộc bầu cử tới mà các ông làm bậy, thì dân bằng lá phiếu của mình sẽ đẩy các ông xuống và chúng tôi sẽ lên. Đây là một cơ chế hùng mạnh vô cùng, để buộc người ta bớt tham nhũng đi. Khi buộc người ta bớt tham nhũng đi thì các chính sách mới thực sự thúc đẩy nền kinh tế thị trường…”

Cái cách chính trị: chuyện viễn vông

Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi báo chí cảnh giác trước luồng thông tin đòi đa nguyên đa đảng, thật ra không có gì mới vì đây là lập trường cố hữu của ông và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều ngạc nhiên là vì qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 vừa qua, dư luận cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã xích lại gần với Hoa Kỳ hơn và điều này sẽ tiến tới chấp nhận những cải cách về dân chủ nhân quyền.
Việt Nam sau hơn hai thập niên đổi mới đang bị tắc trong điều gọi là bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế khựng lại và không còn động lực phát triển. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng đồng thuận với những ý kiến cho rằng không thể thay đổi định chế kinh tế nếu nó không xuất phát từ sự thay đổi hệ thống chính trị. Ông nói:
"Một dẫn chứng gần gũi nhất là vừa rồi Việt Nam cùng với Liên minh Châu Âu đạt được sự thống nhất về Hiệp định thương mại tự do nhưng chỉ trên nguyên tắc mà thôi, chứ không phải là một sự ký kết thực chất và đi vào triển khai cụ thể như là phía Việt Nam mong muốn.
Không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.
TS Phạm Chí Dũng, TP.HCM
Vì sao lại như vậy, ít nhất có một lý do là Việt Nam chưa bảo đảm được sự thực thi hoàn chỉnh được một nền kinh tế thị trường đầy đủ như là các nước khối Tây Âu và người Mỹ họ yêu cầu.
Muốn thực thi được điều đó, có được khái niệm nền kinh tế thị trường đầy đủ thì thứ nhất phải bảo đảm được tính minh bạch. Việt Nam quá thiếu minh bạch, luôn luôn đứng gần chót bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch thế giới.
Thứ hai là luôn luôn ưu tiên cho các khối tập đoàn doanh nghiệp kinh tế lớn của nhà nước và gần như có sự cạnh tranh bất bình đẳng sâu xa và sâu sắc đối với khối doanh nghiệp tư nhân…
Tôi chỉ đặt ra dẫn chứng như thế để chúng ta thấy là không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, thì sẽ không thể phát triển nền kinh tế và tất nhiên sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.”
Trong khoảng thời gian trước chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, hệ thống tuyên giáo Trung ương Đảng cũng liên tục cảnh báo về diễn biến hòa bình, về điều gọi là tự diễn biến tự chuyển hóa.
Ngay lúc đó nhiều nhà phân tích đã cho rằng, thật là viễn mơ khi trông đợi Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cải cách chính trị quan trọng, chỉ sau một chuyến đi dù là lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.
Sự quyến rũ từ các Hiệp định thương mại tự do như với Liên minh Châu Âu EU, hoặc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và các đối tác khác luôn gây sự trăn trở cho Đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng làm thế nào để cải cách chính trị, thực hiện dân chủ nhân quyền mà vẫn giữ được vị thế độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là câu hỏi khó có câu trả lời hoàn hảo.


Vì sao Trần Xuân Bách mới chưa xuất hiện ở Việt Nam?


Hình minh hoạ.
Hình minh hoạ.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết năm 1991 đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một ý thức hệ mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ áp dụng chính sách cai trị bàn tay sắt, hoặc thực hiện đường lối cải cách kinh tế, hoặc kết hợp cả hai sách lược đó nên thế giới hiện vẫn còn 5 quốc gia mà trên danh nghĩa là theo ý thức hệ cộng sản – đó là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào.
Dù vậy, theo đúng quy luật, các chế độ độc tài này sớm muộn gì cũng đi đến chỗ tiêu vong. Và, giống như ở Liên bang Xô-viết, ở các quốc gia cộng sản Đông Âu, hay ở bất kỳ hệ thống nào khác, không phải các nhân tố bên ngoài mà chính những tác nhân bên trong mới là yếu tố quyết định dẫn đến sự sụp đổ tất yếu đó.
Trong số các nhân tố nội tại thì ngoài những sai lầm mang tính hệ thống, sự thúc đẩy của những thành phần cấp tiến trong bộ máy cũng góp phần đặc biệt quan trọng khiến các chế độ độc tài cộng sản đi đến chỗ sụp đổ nhanh hơn và ít tổn thất hơn, mà trường hợp Boris Yeltsin của Nga là một ví dụ điển hình.
Ở Việt Nam, cố Uỷ viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách (1924-2006), người từng cổ xuý mạnh mẽ cho công cuộc cải tổ theo xu hướng đa nguyên, đa đảng khi còn đương chức, là một nhân vật như thế. Tuy nhiên, trong bối cảnh đường lối cải cách, cấp tiến chưa trở thành một xu thế rõ rệt trong Đảng CSVN, lực lượng bảo thủ vẫn còn áp đảo trên chính trường, Trần Xuân Bách đã quá đơn độc. Và chỉ ba tháng sau bài phát biểu công khai kêu gọi đa nguyên, đa đảng và cải tổ chính trị song song với cải cách kinh tế, ông đã bị phê phán kịch liệt trong Hội nghị Trung ương 8 khoá VI tháng 3 năm 1990 rồi bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.
Bị cô lập và gần như là bị quản thúc tại gia giữa lúc phong trào dân chủ trong xã hội chưa kịp manh nha, Trần Xuân Bách im hơi lặng tiếng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 1/1/2006. Tuy sớm bị vùi dập, nhưng tiếng nói của ông vẫn là phát pháo hiệu, không chỉ báo hiệu tương lai dân chủ của đất nước, mà còn cho thấy tương lai đó có cả sự ươm mầm và đóng góp quan trọng của chính những người nằm trong guồng máy của chế độ độc tài cộng sản. Những gì ông nêu lên 27 năm trước cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Kể từ đấy, công chúng Việt Nam vẫn mỏi mắt trông chờ một Trần Xuân Bách mới. Và mặc dù phong trào dân chủ trong xã hội đã tương đối phát triển, bối cảnh trong và ngoài nước đã thuận lợi, nhu cầu thay đổi đã trở nên bức thiết, người ta vẫn chưa nhìn thấy bóng dáng của một nhân vật như thế. Cho đến nay, Trần Xuân Bách vẫn là nhân vật cao cấp nhất trong bộ máy lên tiếng đòi thay đổi một cách công khai và mạnh mẽ khi còn đương chức.
Để lý giải cho thực trạng trên, từ hiểu biết khiêm tốn của mình, chúng tôi xin nêu ra vài nguyên nhân chủ yếu dưới đây.
Sự tha hoá của hệ thống
Trước đây, những đảng viên cộng sản như Hoàng Minh Chính, Trần Độ hay Trần Xuân Bách đều là những người sùng tín chủ nghĩa Marx - Lenin. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nơi những tín điều của chủ nghĩa Marx - Lenin và “đạo đức cộng sản” vẫn chi phối cách ứng xử của các thành viên trong xã hội, nơi phần lớn mọi thứ của cải vốn dĩ đã khan hiếm của xã hội đều được phân phối theo kiểu bình quân chủ nghĩa, nơi không có nhiều thứ cám dỗ để người ta dễ đánh mất mình… những người “cộng sản chân chính” như họ vẫn có nhiều cơ hội để bước lên những nấc thang quyền lực. Và đến khi họ ngộ ra được chân lý, nhận ra được thực tế phũ phàng của cái gọi là “hiện thực xã hội chủ nghĩa” và cất lên tiếng nói của lương tri, của lý trí thì họ vẫn giữ được đạo đức, phẩm hạnh của mình. Lúc đó, nhà cầm quyền không còn cách nào khác ngoài việc cô lập, gạt họ ra khỏi guồng máy, hoặc thậm chí là tống vào tù, trong bối cảnh họ đã trở thành một biểu tượng cả về đạo đức lẫn chính trị, tức là hội đủ cả tâm lẫn tầm trong con mắt công chúng.
Tuy nhiên, sau khi Đảng CSVN buộc phải tiến hành cái gọi là “Đổi mới” từ năm 1986, thực chất là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế tư bản hoang dã mà ở đó các nhóm lợi ích thoả sức tác oai tác quái, guồng máy công quyền gần như ngay lập tức biến thành một cỗ máy tham nhũng khổng lồ và hoạt động ngày càng trơn tru. Để leo lên đến địa vị của những Hoàng Minh Chính, Trần Độ hay Trần Xuân Bách trong bộ máy hiện hành, hầu như ai ai cũng đều dính líu đến tham nhũng, tiêu cực. Đơn giản, nếu không như thế thì họ sẽ ngay lập tức bị loại ra khỏi “đội hình”, sẽ không có tiền để “bôi trơn” chỗ này chỗ nọ trong những dịp bầu bán, thăng bạt, v.v. Nghĩa là, khi công chúng còn chưa kịp nhận ra được cái “tầm” của họ thì cái “tâm” trong con người họ đã bị tha hoá từ lúc nào không hay.
Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng một thời khiến công chúng Việt Nam nức lòng nức dạ qua bài “Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng” trên VietNamNet ngày 6/12/2010: lần đầu tiên một cựu lãnh đạo chóp bu của chế độ ví Đảng CSVN như một ông vua, không phải ông vua thời phong kiến mà là vua tập thể thời xã hội chủ nghĩa, và đòi hỏi phải thay đổi. Người ta kỳ vọng ông sẽ tiếp quản ngọn cờ mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại, hầu chí ít là trở thành thủ lĩnh tinh thần cho phong trào dân chủ hoá đất nước. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn lên tiếng khá mạnh mẽ, ngài cựu Chủ tịch Quốc hội đột nhiên im bặt, trong khi người con trai Nguyễn Sỹ Hiệp của ông thì trở thành thư ký Thủ tướng, trợ lý Thủ tướng rồi Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Sự khuynh loát của lực lượng công an
Chế độ cộng sản không chỉ là một hệ thống “đảng trị” mà còn mang đậm bản sắc “công an trị”. Bộ máy công an thao túng gần như mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, khắp nơi đâu đâu cũng có “tai mắt” (“đặc tình”) của họ.
Vì thế, bất kỳ biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hoá” nào của đội ngũ quan chức cũng đều khó thoát khỏi con mắt cú vọ của lực lượng “còn đảng còn mình”, để rồi bị đội quân kiêu binh này nắm “thóp”, kiểm soát và sẵn sàng vô hiệu hoá bằng đủ mọi mưu ma chước quỷ.
Sự thao túng của Bắc Kinh
Bên cạnh an ninh cộng sản, ở Việt Nam còn có sự hiện hữu của một đội quân chuyên hoạt động trong bóng tối khác mà giới quan chức CSVN luôn phải dè chừng – đó là Cục Tình báo Hoa Nam của Trung Quốc. Đây là lực lượng thường xuyên theo dõi, mua chuộc, gài bẫy, thu thập bằng chứng phạm tội của giới quan chức Việt Nam… hòng khống chế, thao túng và biến họ thành tay sai phục vụ đắc lực cho các ông chủ Trung Nam Hải, đồng thời tìm cách vô hiệu hoá những nhân vật có xu hướng cải cách, thân phương Tây hay chống Trung Quốc.
Mặc dù dính líu đến rất nhiều tai tiếng về tham nhũng nhưng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn từng được kỳ vọng sẽ là nhân vật khởi xướng công cuộc dân chủ hoá đất, với những câu phát ngôn rất dễ đi vào lòng người về chủ quyền biển đảo, về tự do dân chủ, về pháp quyền, v.v. (Điều này cho thấy một thực tế là dân tộc Việt Nam vốn bao dung, luôn sẵn sàng tha thứ cho những đứa con lầm lạc biết “đoái công chuộc tội”.)
Tuy nhiên, đáng tiếc là người ta đã đặt niềm tin không đúng chỗ: Nguyễn Tấn Dũng trên thực tế là một “con bài” vô cùng đắc dụng trong chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc, là đối tượng bị cáo buộc phản bội Tổ quốc trong một vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến bàn tay lông lá của Bắc Kinh ở Việt Nam. (Mặc dù vụ việc đã kéo dài từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật.)
Những bước ngoặt trong lịch sử nhân loại luôn mang đậm dấu ấn của những cá nhân xuất chúng. Lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn bao giờ hết, nhu cầu thay đổi ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp thiết, trong bối cảnh sự tồn tại của hệ thống hiện hành chỉ còn tính bằng năm. “Thời thế tạo anh hùng”, một Trần Xuân Bách mới, hay thậm chí một Boris Yeltsin của Việt Nam, sớm muộn gì cũng xuất hiện khi kết cục tất yếu diễn ra.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.






Hướng dẫn viên du lịch người Hoa bôi bác Việt Nam


mediaBãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng, một trong hai thành phố thu hút nhiều du khách nhất.wikipedia
Theo South China Morning Post (SCMP), năm qua là một năm kỷ lục về số du khách từ Hoa lục đến Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hướng dẫn viên "chui" người Hoa đang gây căng thẳng : không chỉ làm các công ty du lịch địa phương mất mối, họ lại còn trắng trợn xuyên tạc lịch sử và chủ quyền Biển Đông.
Ở đầu bài viết, tờ báo Hồng Kông mô tả, đó là một ngày du ngoạn dài tại thành phố duyên hải Đà Nẵng. Nhóm du khách xung quanh chùa Linh Ứng và tượng Quan Thế Âm Bồ Tát khổng lồ đã mệt mỏi, hướng dẫn viên của họ bèn tuôn ra một phiên bản khác về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Trời đã về chiều và nóng, phải trở về những căn phòng máy lạnh trong khách sạn, thể nên nhóm người Hoa có thể bỏ qua những sai sót về địa chính trị mà hướng dẫn viên không giấy phép nói. Anh ta bảo rằng Việt Nam không còn là một bộ phận của Trung Quốc, đã đòi độc lập, nhưng vẫn còn lệ thuộc vào Bắc Kinh và tiếp tục triều cống. Hoặc bãi biển Mỹ Khê, bãi biển cát trắng xinh đẹp mà trước đây lính Mỹ gọi là China Beach, thực sự thuộc về Trung Quốc.
Những tuyên bố trơ trẽn như thế có thể không gây ngạc nhiên. Cùng với sự bùng nổ khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam, nhiều người đã hành nghề hướng dẫn một cách bất hợp pháp để đáp ứng nhu cầu. Những hướng dẫn viên "chui" này cho rằng họ sẽ làm hài lòng một công chúng vốn luôn nghĩ rằng Trung Quốc là trung tâm thế giới, hoặc đơn giản là họ rập khuôn theo tuyên truyền của Bắc Kinh về Đông Nam Á, đặc biệt về Biển Đông – mà Đà Nẵng nằm sát cạnh.
Nhưng vấn đề là sự kiện như thế lại diễn ra ngay trên đất Việt Nam, gây ra nhiều tranh cãi. Đây chỉ là một trong những ví dụ về tình trạng căng thẳng đang tăng lên cùng với làn sóng khách du lịch Trung Quốc, mà theo tờ SCMP, đã giúp làm đầy két tiền của thành phố, nhưng lại khiến cho ngành du lịch trong nước phải vất vả để cạnh tranh.
Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2016 Việt Nam đã đón lượng khách Trung Quốc kỷ lục là 2,7 triệu người, tăng 55% so với năm trước. Du khách từ Hoa lục chiếm đến 30% tổng số khách ngoại quốc đến Việt Nam. Đa số khách Trung Quốc thích đến Đà Nẵng hay Nha Trang, hai thành phố miền Trung nổi tiếng với những bãi biển, các di tích lịch sử và hải sản. Hiện tượng này làm ngành du lịch nội địa nhức đầu, và đặc biệt là các hướng dẫn viên người Việt.
Một số hướng dẫn viên người Hoa hoạt động tại Việt Nam nói với các nhóm khách rằng Việt Nam ghét Trung Quốc, không nên tin bất cứ những gì người hướng dẫn tại chỗ nói. Các hướng dẫn viên chui này còn bị cáo buộc sử dụng thổ ngữ để những người hướng dẫn Việt nói tiếng quan thoại hay Quảng Đông không thể hiểu được.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn, giám đốc bán hàng của In-Our Tour Company có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh nói : « Gần đây, một số hướng dẫn viên chui người Hoa cung cấp những thông tin sai lạc về tranh chấp biển đảo tại Biển Đông. Họ xuyên tạc sự thật, gây phiền nhiễu cho người dân và chính quyền Việt Nam ».
Không chỉ những lời hướng dẫn viên chui nói, mà còn cả những việc họ làm đã khiến các công ty du lịch địa phương giận dữ. Ông Trần Trà, chủ tịch Câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng, cho biết : « Theo luật pháp, người nước ngoài không được phép hành nghề hướng dẫn du lịch trên đất nước chúng tôi ».
Ông tâm sự : « Ban đầu, các hướng dẫn viên người Việt vui mừng trước sự gia tăng du khách Trung Quốc trong năm 2016, vì nghĩ rằng sẽ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn và mức sống sẽ tăng lên ». Nhưng ngược lại, họ bị mất mối vì « Các công ty du lịch Trung Quốc chỉ định trưởng đoàn người Hoa làm hướng dẫn, một cách bất hợp pháp ». Còn ông Cao Trí Dũng, chủ tịch Hiệp hội lữ hành Đà Nẵng nói rằng ngoài khía cạnh luật pháp, hướng dẫn viên địa phương còn cảm thấy bị coi thường.
Căng thẳng lên đến tột bực hồi tháng Bảy, khi chính quyền Đà Nẵng và Nha Trang phải ra tay trước nạn hướng dẫn chui. Đà Nẵng trục xuất bốn hướng dẫn viên người Hoa vì làm việc bất hợp pháp, phạt 4.200 đô la, công ty thuê mướn họ bị rút giấy phép và phạt 560 đô la. Cùng trong tháng đó, tỉnh Khánh Hòa trục xuất 66 người Hoa hoạt động bất hợp pháp trong ngành du lịch.
Theo SCMP, xung đột trong hướng dẫn du lịch có thể được coi là một phần của bối cảnh rộng lớn hơn trong quan hệ hai nước. Mặc dù liên hệ chặt chẽ về kinh tế, Trung Quốc và người dân nước này thường không được người dân Việt bình thường có cảm tình. Các tranh chấp ngoại giao, đặc biệt tại Biển Đông, đã khiến nỗi oán giận càng trầm trọng hơn.
Người Việt vốn tự hào về lịch sử và đất nước mình, nên các nỗ lực xuyên tạc của hướng dẫn viên người nước ngoài không thể coi là chuyện nhỏ. Bên cạnh đó, thái độ của một số khách du lịch Trung Quốc lại càng không giúp ích được gì.

Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

  • 7 giờ trước





Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016Image copyright Getty Images
Image caption Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016


Một nhà nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam vừa có bài viết tiếng Anh cho rằng đã có mâu thuẫn trong đảng và tranh đua vị trí tại Việt Nam, chưa đầy một năm sau Đại hội Đảng 12.

Đăng trên trang The Diplomat hôm 23/12/2016, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, dự đoán có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, và ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, là ứng viên thay thế hàng đầu.
Ông cũng cho rằng ba vụ điều tra gần đây - liên quan cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, là cách gián tiếp làm suy yếu vị thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng.

BBC có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Zachary Abuza về những điều ông đề cập trong bài viết.
BBC:Trong bài viết mới nhất của ông, ông cho rằng ông Đinh Thế Huynh đang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp tại Việt Nam. Có phải quá sớm để nhận định như vậy?
Có thể còn sớm, và tôi có thể sai, nhưng theo tôi, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng này.
Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại thêm một nhiệm kỳ, nhưng quan điểm đồng thuận dường như cho rằng ông ấy sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ.
Khó thấy còn ai khác đang rất nhiều cơ hội để thay ông Trọng giữa nhiệm kỳ. Tôi đoán là ông Trần Đại Quang đang chờ đến Đại hội Đảng 13. Tôi không nghĩ rằng có ai đó dành nỗ lực chính trị để ngăn ông Huynh lúc này.
BBC:Bằng chứng nào để ông nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ?





Ông Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?Image copyright Getty Images
Image caption Ông Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?
Không hoàn toàn chắc chắn, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nghỉ. Ông Trọng sinh năm 1944, tương đối già hơn so với người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị. Đảng Cộng sản có lý do khi họ đề ra mức giới hạn tuổi khi chọn nhân sự.
BBC:Bài viết của ông có đề cập đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mà một số người cũng đồn đoán là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Đánh giá của ông?
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13.
Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh.
BBC:Bài báo của ông tập trung nói về mâu thuẫn nội bộ trong Đảng sau Đại hội 12. Ông có thể giải thích rõ hơn?





Trước các kỳ Đại hội Đảng, luôn có nhiều đấu tranh phe phái. Nhưng sau đó, thường là giai đoạn "trăng mật", hay tương đối bình yên khi mà chính phủ và cán bộ mới hòa nhập vào vị trí mới. Nhưng một số bạn bè và tôi bắt đầu chứng kiến các dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ chỉ trong vòng một năm.
BBC:Ông viết rằng các cuộc điều tra và bắt giữ gần đây dường như là cách nhắm vào Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. Ông có vẻ cho rằng ông Thăng thuộc nhóm cải cách, bị những người bảo thủ tấn công. Trong khi đó, một vài tiếng nói hiếm hoi ở bên trong Việt Nam cũng đã có bài trên mạng xã hội xem ông Thăng là đối tượng cần điều tra. Ông có xem xét quan điểm của họ không?
Đáng tiếc là nền chính trị Việt Nam vốn vô cùng bí hiểm. Vì thế phần lớn quan tâm là chỉ về các bê bối tham nhũng. Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ - đồ đệ, theo cùng vây cánh, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì nghi ngờ tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ. Nó khiến các đối thủ chính trị phải lo lắng, làm yếu đi nền tảng ủng hộ họ, mà điều này rất quan trọng trong một hệ thống chính trị chú trọng đến sự đồng thuận.





Có nhiều đồn đoán về khả năng luân chuyển của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng 
 
Image copyright Getty Images
Image caption Có nhiều đồn đoán về khả năng luân chuyển của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng
Cần khẳng định chống tham nhũng và chống đối thủ chính trị không hẳn là loại trừ nhau. Nhưng cũng cần thấy vì sao chỉ một số người bị điều tra về tham nhũng, còn những cán bộ làm điều tương tự lại không bị. Khả năng có hạn của nhà nước có thể là câu giải đáp, nhưng câu trả lời thuyết phục hơn thường liên quan chính trị.
Ta cũng cần thừa nhận có nhiều tham nhũng trong chính trị cấp cao ở Việt Nam, vì không có báo chí tự do kiểm tra, đảng cộng sản nói chung đứng trên luật pháp, kiểm soát tòa án và công tố. Quan trọng hơn cả, trong hệ thống hỗn hợp của Việt Nam, là nơi nhà nước vẫn kiểm soát rất nhiều (như vốn, đất đai), khu vực công sở hữu quá nhiều tài nguyên và nguồn lợi thì cơ hội tham ô là ở bên trong nhà nước. Một số ít người lại kiểm soát việc phân bổ hàng hóa, dịch vụ, vốn trong khi lại có quá ít sự kiểm tra và minh bạch.
BBC:Trong bài, ông viết nếu ông Đinh Thế Huynh lên làm Tổng bí thư, sẽ không tốt cho Việt Nam vì ông ấy có vẻ là người bảo thủ. Ông cũng nghĩ ông Đinh La Thăng là nhà cải cách. Nhưng chính trị Việt Nam rất bí mật. Liệu có ổn khi quy trách nhiệm hay chê trách cho một số cá nhân, ca ngợi một số nhà "cải cách", mặc dù ít ai biết thực sự điều gì xảy ra trong các cuộc họp của Bộ Chính trị?
Tôi đồng ý rằng sự phê phán này là công bằng. Tôi biết một số người hoàn toàn bất đồng với tôi khi tôi cho rằng ông Đinh Thế Huynh là người bảo thủ. Có một người nói ông Huynh là người "trung dung", nhưng tôi không thấy có bằng chứng. Rõ ràng là ông ấy có rất ít tiếp xúc với bên ngoài. Toàn bộ sự nghiệp của ông Huynh là ở trong bộ máy Đảng như một nhà lý luận, ít kinh nghiệm thực tiễn.
Có thể nếu ông Đinh Thế Huynh trở thành Tổng bí thư, những hạn chế và thực tế của việc lãnh đạo sẽ hạn chế những gì ông có thể làm. Nhưng tôi cảm giác ông ấy rất lo lắng quyền uy và quyền quyết định của Đảng bị kéo trôi về phía các nhà kỹ trị trong chính phủ. Ông muốn tái xác lập sự lãnh đạo tối cao của Đảng, đây là việc không tốt cho nền kinh tế ngày càng phức tạp và hiện đại của Việt Nam.
Bài 'The Fault Lines in Vietnam's Next Political Struggle; Infighting ahead of the next mid-term Congress is already visible' được đăng trên trang The Diplomat 23/12/2016.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38512464
 



Chủ tiệm nail người Việt nói về vụ Anh bắt nhập cư lậu


  • 4 tháng 1 2017





Một số người làm thuê trong tiệm nail bị bắt giữ vì không có giấy tờ hợp phápImage copyright Home Office
Image caption Gần 100 ngời Việt làm thuê trong các tiệm nail bị bắt giữ trong đợt truy quét của chính phủ Anh hồi tháng 12 vì không có giấy tờ hợp pháp

Gần 100 người làm việc trong các tiệm làm móng tay, đa phần là người Việt, đã bị bắt vì tình nghi nhập cư trái phép trong một Chiến dịch truy quét nhằm hạn chế nhập cư bất hợp pháp của Chính phủ Anh hồi tháng 12.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn một số chủ tiệm nail người Việt ở London sau sự việc này.

Luật pháp nghiêm minh

Ông Tuấn (không phải tên thật), một người mở dịch vụ làm đẹp, sơn sửa móng tay ở London đã hơn 18 năm, cho biết cách đây khoảng hai tuần, người của Cục di trú Anh đã đến thăm tiệm của ông.
Bốn nhân viên có mặt ở tiệm hôm đó đều có giấy tờ đầy đủ và không ai bị bắt. Ông nói mình là một trong những chủ tiệm may mắn vì tất cả các nhân viên đều có giấy tờ hợp pháp.
"Chính phủ Anh đã đặt ra luật pháp rồi, nếu mình không tôn trọng luật pháp của người ta mà cố tình nhận vào thì mình phải chịu sự trừng phạt của luật pháp thôi", ông cho biết.
Nhưng ông cũng nói thêm, không phải tiệm nào cũng may mắn thuê được người có giấy tờ hợp pháp. Những người có giấy tờ không nhiều mà tiệm nail thì lại nhiều.
Ông Quốc (không phải tên thật), một người trước đây đã từng làm trong nghề nail, nói: "Luật pháp nước Anh là nghiêm minh. Chuyện bắt giữ những người không có giấy tờ hợp pháp là đúng có gì mà thắc mắc."




Nhiều người Việt làm nghề móng chân móng tay ở AnhImage copyright Godong/UIG via Getty Images
Image caption Nhiều người Việt làm nghề móng chân móng tay ở Anh

"Nô lệ thời hiện đại"?

Trả lời câu hỏi của BBC về một số ý kiến cho rằng có những người làm thuê trong các tiệm móng chân móng tay là nạn nhân của "nô lệ thời hiện đại", ông Tuấn cho rằng điều này là "không chính xác".
"Các chủ tiệm Việt Nam không ép buộc ai làm việc hay bóc lột sức lao động của ai cả. Các nhân viên đến làm đều có hợp đồng hoặc có sự thỏa thuận. Nếu người ta hài lòng thì người ta mới làm, còn nếu không thì họ cũng bỏ luôn. Nói chủ tiệm bóc lột sức lao động của những người không giấy tờ là không đúng."
Nếu ở Việt Nam mà đi làm "nô lệ" được 400-500 bảng một tuần thì chắc nhiều người cũng muốn làm "nô lệ", ông Tuấn đùa.
Theo ông, chiến dịch truy quét này nói chung sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc kinh doanh của các tiệm nail. Các chủ tiệm không dám nhận những người không có giấy tờ hợp pháp mặc dù họ có tay nghề cao.
Đối với những người làm công từ Việt Nam sang, nếu không có giấy tờ hợp pháp thì họ sẽ không được đi làm và không được hưởng chế độ trợ cấp gì của chính phủ.
Theo ông Tuấn, "nhiều người phải chuyển sang con đường trộm cắp để kiếm sống, làm tăng thêm tệ nạn ở nước Anh này".
 http://www.bbc.com/vietnamese/world-38508870


Bi hài nghề làm móng tay ở Anh



  • 3 tháng 1 2017




Một tiệm làm móng tay giả tại AnhImage copyright Others
Image caption Nhiều tiệm làm móng tay giả tại Anh sử dụng công nhân người Việt


Nghề làm móng tay hay nghề Nails là một ngành "công nghiệp" tại UK, với khoảng 5-15 nghìn cơ sở, có tổng doanh thu ước tính khoảng 500 triệu tới 1 tỷ bảng Anh một năm. Số liệu này từ các nguồn khác nhau tuy hiện còn không truy cập được số liệu gốc nhưng theo đó hiện người Việt sở hữu 60-70% dịch vụ này.

Nghề làm móng giả này bắt nguồn từ Mỹ, lan sang Anh vào đầu những năm 2000 và nay đang lan rộng ở châu Âu.
Chính phủ Anh vừa tiến hành một chiến dịch lục soát gần 300 tiệm làm móng tay của người Việt tại khắp nước Anh để điều tra nạn "Nô lệ thời hiện đại" theo định nghĩa của hình luật lao nô 2015 và họ đã bắt gần 100 người Rơm (tên lóng của người Việt không có giấy cư trú) đang làm việc Các chủ doanh nghiệp có thể bị phạt 20.000 barng vì đã sử dụng người Rơm như vậy.

Trong năm 2016, truyền thông Anh đã không mấy thành công trong việc cung cấp thông tin, thậm chí quan liêu góp phần tạo nên sự giả cảm của toàn xã hội như trong trường hợp bỏ phiếu trưng cầu dân ý về EU, để rồi bàng hoàng khi Brexit xảy ra nhưng đã không hề có kế hoạch chuẩn bị.
Trong những thông tin cung cấp về nghề Nails tại Anh, có khía cạnh tương tự như thế. Bài viết này cung cấp thêm chiều khác của các thông tin này.
"Nô lệ thời hiện đại"?
Đầu tiên phải khẳng định rằng nạn "Nô lệ man rợ thời hiện đại" là có tồn tại dưới sự điều hành của các băng đảng tại Anh.
Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà hàng .v.v., người tị nạn tới Anh sau các biến động tại Trung Đông do mối quan hệ lịch sử và họ hàng với dân Anh gốc Trung Đông đã trở thành mồi ngon cho các "chủ nhân ông" này.
Nhóm thứ hai là phụ nữ, nam giới nhập cư từ các nước không phải là thành viên EU bị các băng đảng mua bán, khai thác trong dịch vụ mãi dâm hay xây dựng.
Nhóm thứ ba liên quan tới băng nhóm người Việt đã đưa người từ Việt nam trốn vào Anh để trồng cần sa. Tất cả các nhóm này đều có một điểm chung là hoạt động trong nhà hay trong các khu vực công xưởng khép kín, ít có cơ hội giao tiếp ra ngoài nên dễ bị khống chế.
Nghề Nails là một dịch vụ làm đẹp "phơi mặt ra thị trường" do tiếp xúc công khai với mọi khách hàng. Khách hàng yêu thích kiểu vẽ hay tạo dáng móng của một thợ nào đó thậm chí còn lưu giữ số điện thoại của họ để đặt hẹn cho những lần tiếp theo. Mối quan hệ kéo dài nhiều tháng, năm vì thế sẽ rất khó tin là người thợ có thể bị khống chế.

Tay nghề cao

Một số chủ tiệm nails tại London, Cambridge, Southampton ở Anh Quốc cho biết một người thợ nails lành nghề nếu là người bản xứ thường được trả £300-400 một tuần trong khi đó thợ người Việt bất kể là có giấy tờ hay không đều được trả £400-600 một tuần, thậm chí phải lo cả chỗ ăn ở miễn phí.
Trên thực tế thợ Nails hưởng 6 phần thu nhập trong khi người chủ hưởng 4 phần chưa kể còn phải trả thuế và chi phí kinh doanh.
Nhiều chủ doanh nghiệp đã lấy tên những người thân của mình để đóng thuế làm bán thời gian cho nhà nước mặc dù họ không làm móng và không thu nhập, vì thợ Việt họ sử dụng không có giấy tờ để đóng thuế.



Thu nhập của thợ Nails Việt do đó, nực cười, còn cao hơn cả lương khởi điểm trung bình của bậc tiến sĩ, tạm gọi là tinh hoa của nền giáo dục Anh, chiếm khoảng 5% toàn bộ hệ thống giáo dục.
Theo chị N chủ nhiều cửa hàng Nails tại London "sự khác biệt này xuất phát từ chỗ, tốc độ làm móng của thợ châu Âu hay thợ Anh thường chỉ bằng ½ thậm chí ¼ so với thợ Việt, hiệu quả thẩm mỹ cũng thấp hơn, nên vào những giờ cao điểm đông khách, doanh nghiệp mất thu nhập nếu dùng thợ bản địa".
Thực tiễn của thị trường khiến nhiều chủ doanh nghiệp người Việt muốn thuê người Việt bất chấp rủi ro thuê thợ người Việt không giấy tờ, mặc dù trên thực tế ý thức lao động của thợ người Việt rất kém và họ có thể bỏ đi bất cứ lúc nào nếu không hài lòng.
Nhiều doanh nghiệp đã thử đào tạo người bản xứ nhưng hầu hết thất bại do không đáp ứng được tay nghề. Trong khi đó, nghề Nails được xem là một nghề giản đơn nên luật pháp sở tại không cho phép nhập khẩu lao động từ châu Á.
Thợ được tuyển chọn hoàn toàn không qua một tiếp xúc trực tiếp như chợ lao động để qua đó các yếu điểm về thể chất hay hoàn cảnh có thể bị nhận biết và ép buộc dẫn tới thân phận "nô lệ".
Quá trình tuyển chọn giữa chủ và thợ thường diễn ra trên mạng tìm việc, sau khi đã thống nhất về lương và điều kiện sinh hoạt thì mới gặp gỡ để thử tay nghề và công việc bắt đầu.

Lao động trái phép




Móng tay được gắn trang tríImage copyright Others
Image caption Nhiều chủ tiệm làm móng tay cho biết công nhân người Việt làm móng nhanh và đẹp hơn
Thực tiễn trên cho thấy ngoài hành vi vi phạm sử dụng công nhân không được phép lao động, rất khó có cơ sở để khép những doanh nghiệp này vào các hành vi cưỡng bức hay ngược đãi lao động để thủ lợi, ngay cả đối chiếu theo luật hiện hành của Anh.
Tuy nhiên vấn đề trở thành nghiêm trọng khi một số các thợ Nails bị bắt trong các đợt kiểm tra khác nhau, đã khai tuổi vị thành niên. Đã có các đối tượng khai bị hãm hiếp, bị nô lệ và gây được sự chú ý với những ưu đãi của pháp luật sở tại. Vì những lý do khác nhau mà chính quyền sở tại tin vào các cáo buộc này.
Ví dụ khá khôi hài là ngay trong 14 trường hợp khai rằng họ là trẻ vị thành niên và bị bắt làm nô lệ trong đợt kiểm tra vừa qua, thông tin tự điều tra của người viết cho thấy ít nhất 5/14 nghi phạm đã ở độ tuổi 22-30.
Do những tốn kém để xác định chính xác tuổi của một người dựa vào X-ray răng nên đa số trường hợp chính quyền sử dụng lời khai cho việc xác định tuổi. Lỗ hổng này đang được khai thác từ nhiều phía.
Trước khi Ba Lan trở thành thành viên EU, đã có hàng chục ngàn người Ba Lan vào Anh sinh sống bất hợp pháp để đợi tư cách thành viên. Những người Rơm Việt, không biết thực sự là bao nhiêu, có thể đợi được điều gì trước tình hình hiện nay?
Trong giai đoạn hiện tại, do thị trường có cầu thì ắt sẽ có cung. Nếu chính phủ Anh chỉ chặn bắt trong các chiến dịch kiểu nhát một như trên, các dòng lao công nước ngoài sẽ chỉ suy giảm theo nhịp điệu chiến dịch rồi đâu lại vào đó. Nên chăng, chính quyền của tân thủ tướng Anh, bà Theresa May, cần tìm kiếm một chính sách hợp lý để ngành dịch vụ này có thể phát triển bền vững?
Bài viết thể hiện văn phong và quan niệm riêng của tác giả, một người làm kinh doanh về thị trường Bất động sản dân dụng và Dịch vụ làm Nails tại Anh Quốc.
 http://www.bbc.com/vietnamese/forum-38496814




12 tỉnh xin gạo cứu đói cho thấy bất cập trong 'phân phối lợi nhuận'


Sự phân hóa giữa người giàu người nghèo, giữa vùng miền ngày càng nới rộng ra. Trong ảnh, một nông dân thu hoạch lúa ở ngoại thành Hà Nội.
Sự phân hóa giữa người giàu người nghèo, giữa vùng miền ngày càng nới rộng ra. Trong ảnh, một nông dân thu hoạch lúa ở ngoại thành Hà Nội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết đến ngày 3/1 có 12 tỉnh gửi công văn xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp Tết Đinh Dậu.
Báo chí Việt Nam đưa tin các tỉnh xin gạo tập trung ở vùng tây bắc và miền trung Việt Nam, gồm có Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, và Đăk Nông. Họ nói tổng số gạo cần thiết là hơn 14.700 tấn.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay hạn cuối xin hỗ trợ là ngày 20/1 nên số các tỉnh xin cứu trợ có thể không chỉ dừng ở con số 12. Dịp Tết đầu năm 2016 đã có 19 địa phương xin hỗ trợ cứu đói.
Các nhà quan sát cho rằng trong năm 2016, đã xảy ra nhiều thiên tai ở Việt Nam như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nên một số tỉnh không tránh khỏi khó khăn về lương thực như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định.
Trong khi đó, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai, Ninh Thuận, Đắk Nông là các tỉnh lâu nay thường xuyên hoặc luôn luôn nằm trong danh sách xin cứu trợ.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói với VOA rằng thực trạng Việt Nam luôn đạt tăng trưởng kinh tế song vẫn có những nơi xin cứu đói cho thấy sự “phân phối lợi nhuận xã hội” không được tốt:
“Sự phân hóa giữa người giàu người nghèo, giữa vùng miền ngày càng nới rộng ra. Đó là một biểu hiện rất xấu cho điều phối cho xã hội. Thành phố thì đường sá tốt đẹp, ăn mặc tốt đẹp, vào vùng sâu vùng xa người dân còn khổ lắm. Thu nhập thì có người làm mỗi ngày cứ năm ba ngàn tiền Việt Nam, thì làm sao mà đủ được. Cho nên chuyện thiếu đói đó là một sự thật. Xã hội phát triển chưa được hài hòa các vùng miền, giữa các tầng lớp con người nhân dân Việt Nam”.
Luật sư Thuận nói thêm sự phân phối không tốt có nguyên nhân sâu xa là chính sách, thể chế, nạn tham nhũng. Ông nói có những chính sách hoặc phát ngôn của các quan chức rất hay nhưng hiệu quả thực tế không là bao nhiêu:
“Cái vấn đề quy hoạch vùng miền, rồi chính sách ở vùng miền. Chính sách thì rất nhiều nhưng hiệu quả thì rất thấp bởi vì cơ chế, thể chế này khi một đồng tiền, của cải vật chất đưa ra từ trung ương xuống các địa phương thì tỉ lệ còn lại không đáng kể. Bên cạnh đó là tham nhũng rất là ghê gớm. Thủ tướng cũng kêu gọi thay đổi cơ chế, thể chế. Nhưng mà rõ ràng chúng ta thấy là nói thì nghe rất là thuận tai, thuận chiều nhưng mà hiệu quả thì cũng chưa thấy đi tới đâu”.
Trên mạng xã hội, nhiều người đã châm biếm về việc nhiều tỉnh đi xin cứu trợ trong khi trước đây đã xây hoặc đang lên kế hoạch xây các tượng đài trị giá hàng trăm hoặc hàng ngàn tỉ đồng.
 http://www.voatiengviet.com/a/muoi-hai-tinh-xin-gao-cuu-doi-cho-thay-bat-cap-trong-phan-phoi-loi-nhuan/3664478.html

No comments:

Post a Comment