Pages

Monday, February 27, 2017

TIN KHOA HỌC

TIN KHOA HỌC

ALERT: NASA Confirms Earth Will Go Dark For 6 Days In December 2014

CƠ QUAN NASA LOAN BÁO TRÁI ĐẤT SẼ TỐI TĂM TRONG SÁU NGÀY VÀO THÁNG 12 NĂM NAY.

NASA Confirms Earth Will Go Dark
ALERT: NASA Confirms Earth Will Go Dark For 6 Days In December 2014.
NASA put out an alert this last week confirming that the world will experience total darkness between December 16 – December 22, 2014.
NASA Director Charles Bolden released an emergency preparedness speech in the video below. He encourages us all to prepare for any “attacks” may effect our communities during this time.
The world will remain dark for these 6 days, completely void of sunlight, due to a solar storm which will cause dust and space debris to block 90% of the sun.
Bolden urges American’s to remain calm as we experience the largest solar storm our solar system has seen in 250 years.
Reporters interviewed a few people and some of their responses were disturbing. One man said he was ready: “We gonna be purgin’ my n*gga. Six days of darkness means 6 days of turnin’ up fam.”
Despite these 6 days of darkness, officials say they do not expect Earth to experience any major problems. However, they do encourage you to listen to the emergency preparedness video below and be proactive for any possible occurrence.

  Báo động : NASA cơ quan không gian Mỹ xác nhận trái đất sẽ bị tối tăm
6 ngày trong tháng 12 năm 2014./
NASA đưa ra một cảnh báo tuần trước
khẳng định rằng Thế giới sẽ trải qua bóng tối giữa ngày 16-12 đến 22-12-2014 / Giám đốc NASA Charles Bolden phát hành một bài,phát biểu chuẩn bị sẵn sàng cấp cứu theo video dưới đây / Ông khuyến khích tất cả chúngta đều chuẩn bị cho bất kỳ "một cuộc tấn công" có thể ảnh hưởng đến cộng đồng chúng tôi trong thời gian này ./ Thế giới vẫn còn tối tăm không có gía trị của ánh sáng mặt trời, do một cơn bão mặt trời sẽ gây ra bụi và
mảnh vỡ không gian để ngăn chặn 90% của mặt trời./NASA khuyến khích bạn nên nghe video chuẩn bị khẩn cấp cho những thứ cần thiết khi xẩy ra./
Nha khoa học Eari Godoy nói : " Stocking lên trên bóng đèn, đèn pin,nước và thực phẩm sẽ là cách tốt nhật./Vinh Đinh.

ESA: Phi thuyền thăm dò sao chổi là sự kiện làm 'thay đổi cuộc chơi'

Phi thuyền Philae đã đáp an toàn trên bề mặt của sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko, ngày 13/11/2014.

Phi thuyền Philae đã đáp an toàn trên bề mặt của sao chổi 67P / Churyumov-Gerasimenko, ngày 13/11/2014



  • Phi thuyền thăm dò sao chổi có thể hết pin trước khi kịp gửi kết quả
  • Tàu thăm dò Châu Âu đáp an toàn xuống Sao chổi
  • Tàu thăm dò Châu Âu đáp xuống Sao Chổi
  •  

    Hôm thứ tư, tại một nơi cách trái đất hàng trăm triệu kilomét, một phi thuyền của Âu Châu đã làm nên lịch sử khi đáp xuống bề mặt băng giá của một sao chổi bay nhanh để tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi lớn về vũ trụ.

    Tuy nhiên, đến thứ bảy, Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA) cho biết pin của phi thuyền Philae bị hết sau khi gởi về trái đất những khối dữ liệu về tình hình xung quanh phi thuyền.
    ESA cho hay phi thuyền Philae hôm thứ sáu được nâng lên 4 centimét và quay 35 độ trong một cố gắng để đưa nó ra khỏi một bóng râm, ngõ hầu những tấm kính điện mặt trời có thể giúp pin của phi thuyền được xạc lại.

    Ngay cả trong trường hợp vụ quay này thành công thì cũng phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi phi thuyền có thể đánh đi những tín hiệu.
    Những cuộc kiểm tra tín hiệu thường xuyên sẽ tiếp tục. Những tín hiệu sau chót đã được nhận hồi sáng thứ bảy.
    Các nhà khoa hy vọng dự án 1 tỉ 600 triệu đô la này sẽ giúp giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ và sự sống trên trái đất.
     http://www.voatiengviet.com/content/phi-thuyen-tham-do-sao-choi-thay-doi-cuoc-choi/2522084.html

     Phi thuyền không gian rớt, nhiều nghi vấn xuất hiện
    Đây là một vụ nổ phi thuyền không gian thương mại thứ hai của Mỹ trong tuần này.


    Những kế hoạch đưa du khách ra ngoài lề không gian có thể bị hoãn lại sau khi Phi thuyền không gian II (SpaceShipTwo) của công ty Virgin Galactic bị rơi trong một phi vụ bay thử có người lái. Đây là một vụ nổ phi thuyền không gian thương mại thứ hai của Mỹ trong tuần này.
    Những đoạn phim truyền hình quay từ một máy bay trực thăng cho thấy những mảnh vỡ của phi thuyền không gian nằm rải rác trên sa mạc Mojave, tiểu bang California. Nhà cầm quyền địa phương nói phi công phụ thiệt mạng trong khi phi công chính nhảy dù ra và nhập viện vì bị thương nặng.

    Ông Stuart Witt, giám đốc điều hành phi cảnh hàng không và không gian Mojave, nói: “Đây là một chuyến thử nghiệm thuần túy. Đây không phải là một sự kiện công cộng. Do đó tôi sẽ nói với các bạn từ những gì tôi nghe thấy là tôi không phát hiện được sự bất bình thường nào cả. Tôi được thuyết trình là khói bốc lên lần này khác hơn trong quá khứ. Và quả thật như vậy.”

    Công ty Virgin Galactic nói việc thử nghiệm phi thuyền không gian có người lái đầu tiên gặp “một sự bất thường nghiêm trọng.” Chủ nhân công ty, tỉ phú người Anh Richard Branson hy vọng bắt đầu các chuyến bay du lịch ngoài không gian trong vòng vài tháng tới.
    Ông George Whitesides, giám đốc điều hành công ty Virgin Galactic cho biết:
    “Tôi có thể nói ông Richard Branson đang trên đường đến đây. Chúng tôi hy vọng ông đến đây sáng mai. Không gian rất khó khăn và ngày hôm nay là một ngày gay go.”
    Phi thuyền Không gian II được máy bay Hiệp sĩ Trắng II (WhiteKnightTwo) phóng đi vào sáng thứ Sáu từ một địa điểm trong sa mạc. Ngay sau khi tách rời khỏi máy bay mẹ, Phi thuyền Không gian II rơi xuống đất. Khoảng 800 người đã giữ chỗ bay vào quỹ đạo một thời gian ngắn rồi trở về bầu khí quyển bằng phi thuyền không gian này.
    Trong khi đó, các giới chức thuộc Công ty Khoa học Quỹ đạo đang điều tra nguyên nhân gây nên thất bại của phi thuyền không gian chở hàng vào ngày thứ Ba trên đảo Wallops, tiểu bang Virginia. Theo một hợp đồng trị giá 1,9 tỉ đô la với NASA, phi thuyền không gian Cygnus được hỏa tiễn Antares phóng đi mang theo hơn hai tấn nước, thực phẩm và trang bị cho Trạm không gian Quốc tế. Tất cả đều bị hủy hoại trong vụ nổ hỏa tiễn.
    Hai chuyến bay không gian của công ty Orbital trước đây cho NASA đã thành công và công nghiệp bay ra ngoài không gian không chịu để cho những tai nạn như thế làm chậm bước tiến của ngành này.

    Ông Eric Stallmer, chủ tịch Liên đoàn các Chuyến bay Không gian Thương mại nói: “Đây là một bước lùi, một bước lùi trong đoản kỳ, nhưng công ty Orbital-vẫn còn có 4 chuyến bay nữa lên Trạm không gian Quốc tế và chúng tôi tiên đoán là những chuyến bay này sẽ thành công rực rỡ.”
    Tuy nhiên rõ ràng là Công ty Orbital sẽ phải chịu lỗ về tài chánh. Thêm vào việc mất một phi thuyền không gian, bệ phóng duy nhất của công ty tại Virginia đã bị hư hại.
    NASA cũng có hợp đồng với một công ty tư khác là công ty Space X có trụ sở tại California. Công ty này dự trù sẽ phóng phi thuyền chở hàng lên trạm không gian vào tháng 12 năm nay.
      
    Nhà máy điện mặt trời ở Phi Châu sẽ cung ứng điện cho Châu Âu:



  • EU đạt được tiến bộ về các vấn đề Khí hậu và cuộc chiến chống Ebola
  • Ukraine, Nga, EU không đạt được thỏa thuận về giá khí đốt
  • Nhà máy điện mặt trời đầu tiên ở Ma Rốc bắt đầu hoạt động vào năm tới
  • Dầu rớt giá ảnh hưởng ra sao đến chính trị và kinh tế thế giới?
  • Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời sẽ bay vòng quanh thế giới

  • Đến năm 2018, một nhà máy điện mặt trời lớn tọa lạc trên lãnh thổ Tunisia ở sa mạc Sahara, có thể sẽ bắt đầu cung ứng điện cho các nước Tây Âu bị thiếu hụt năng lượng. Công ty điều hành nhà máy này nói rằng một khi hoạt động đầy đủ, sản lượng của nhà máy sẽ cao gấp đôi sản lượng của một nhà máy điện hạt nhân trung bình và cung ứng điện cho hai triệu ngôi nhà ở Châu Âu.


    Theo Viện năng lượng của Ủy hội Châu Âu, chỉ cần 0,3% năng lượng mặt trời của sa mạc Sahara là đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu điện lực của Châu Âu.
    Một công ty có tên Nur Energy dự định thu hoạch một phần nhỏ của số năng lượng đó bằng cách dùng những tấm kính heliotropic để xây một nhà máy điện mặt trời tương tự như nhà máy của Israel trong sa mạc Negev. Không giống như pin quang điện, những nhà máy dùng loại công nghệ mới này có thể sản xuất điện vào ban đêm hay khi bầu trời bị che mù.

    Hàng vạn tấm kính đặt trên một vùng đất rộng hơn 100 cây số vuông sẽ tập trung ánh sáng mặt trời tới một tòa tháp để làm tan chảy một loại muối đặc biệt.
    Ông Kevin Sara, Tổng giám đốc công ty Nur Energy, cho biết thêm:
    "Quý vị có thể tồn trữ sức nóng đó một cách rất dễ dàng. Cho nên quý vị có thể tiếp tục sản xuất điện sau khi mặt trời lặn."
    Trong một máy biến đổi sức nóng, khối muối tan chảy sẽ làm cho nước bốc hơi để chạy những tua-bin phát điện.
    Ông Sara nói rằng dự án này sẽ giảm thiểu đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Châu Âu.
    Ông Sara cho biết: "Chúng tôi có thể dần dần làm cho mạng lưới điện Châu Âu phi-carbon-hóa với việc sử dụng năng lượng sa mạc, dùng loại năng lượng mặt trời này tại kho chứa ở sa mạc Sahara để nối với Châu Âu bằng những đường giây tải điện cao thế một chiều. Lượng điện thất thoát qua những đường giây này rất là thấp."
    Một điểm lý thú khác của dự án này là đường tải điện.
    Thay vì tải điện xoay chiều như cách thức thông thường, công ty Nur Energy sẽ chuyển điện qua một dây cáp dưới nước chuyên dụng để chuyển điện một chiều. Tỉ lệ điện thất thoát của loại cáp này chỉ có 3% cho mỗi 1.000 kilomét. Bên cạnh ưu điểm là rẻ hơn, kỹ thuật này không đòi hỏi phải có sự đồng bộ hóa giữa các hệ thống chuyển điện xoay chiều.

    Mới đây Tunisia đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội được xem là cuộc bầu cử dân chủ thứ nhì của quốc gia Phi Châu này. Ông Sara nói rằng dự án điện mặt trời ở sa mạc Sahara có thể góp phần mang lại ổn định cho Tunisia.
    Ông Sara nói: "Rất nhiều trang thiết bị của dự án có thể được chế tạo bởi các công ty ở Tunisia và điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho giới trẻ Tunisia."
    Nhà máy điện mặt trời ở tây nam Tunisia theo dự liệu sẽ được khởi công vào cuối năm 2016 và sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2018

    Hôm nay tôi dành nguyên cái email nầy để gởi đến các bạn một chuyện duy nhất: đó là theo nghiên cứu của trướng Đại Học Harvard Mỹ trên 10 ngàn người thì mì ăn liền rất tai hại, đưa tới nhiều bịnh trầm trọng.
    Do đó nếu các bạn xem video nầy nghe được thì nên gởi cho thân nhân và bạn bè, nhất là những người trong nước, những sinh viên và học sinh.

    Trước tiên tôi gới các bạn tấm ảnh hướng dẫn cách đọc nhãn Nutrition Facts in trên thực phẩm.
    HCD (6-Nov-2014)
     Xin quí bạn hiểu cho rằng bằng hữu tin cậy mà hỏi, tôi biết chi nói nấy, cũng giống như ngày xưa ngồi trước bàn cà phê lề đường tán chuyện trên trời dưới đất cùng bằng hữu.



    Tôi mà có viết sai, các bạn ráng chịu...
    Tôi tin rằng đây là cái video có ích cho một triệu người Việt, các bạn không tin thì xem thử đi.
    Thấy có ích thì xin phổ biến cho bạn bè cùng xem, nhất là người trong nước.
    Và đây là video mới làm:http://youtu.be/-IVdH_b69K4
    Coi thêm video này về mì ăn liền ở VN...
    http://www.youtube.com/watch?v=TwwouVQcdss

    Hãy cẩn thận với mì ăn liền!


    Tags: mì ăn liền, có tác dụng, hãy cẩn thận, Viện Dinh dưỡng, dưa hấu, cung cấp, không nên, chuyên gia, học, viêm, protein, dùng

    Ảnh:



    Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể. Các chất phụ gia trong mì ăn liền chỉ có tác dụng tạo sự ngon miệng.  

    Tuy nhiên, hãy cảnh giác với các chất này vì chúng có thể gây chứng ợ nóng và rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, thường xuyên dùng các sản phẩm ăn liền sẽ tác hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, mì ăn liền còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. (Pravda)
     


    BS DOÃN CAO TRUNG NÓI VỀ MÓN ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Trích email của thầy H.C.Đẳng)


    Ngoài cái món thường nhựt mà tụi nó bỏ vào "Cao Ly Sâm"(trồng ở Wisconsin) và "Thuốc Bổ tăng cường.... đủ thứ ": Anabolic steroids từ animal feed. Rẽ như bèo, nhưng rất dễ phát hiện.


    Ngón đòn mới nhứt: Thyroid hormone cho thuốc làm xuống cân, tăng cường sinh lực.
    Số lượng qua activation threshold quá nhỏ, tính bằng microgramme nên thật khó phát giác.
    Cho đến giờ, FDA cũng còn chưa có standardized bio- equivalency cho thyroid products từ các hãng khác nhau so với Armour thyroid, huống chi tìm trong adulterations.
    FDA không đủ ngân sách để phát hiện các thứ additives trong thuốc Đông y (it's a jungle out there !), nếu không xảy ra chết chóc tùm lum.

    Khổ nỗi, với feed back mechanism Thyroid gland/Hypothalamus, vô tình uống đậm thyroxine, (có ai thường theo dõi T3 T4 của mình đâu ?). Thyroid gland sẽ đóng cửa rút cầu không làm nữa thì mình sẽ bị "sập tiệm" mà không hay."Từ chết tới bị thương" !!!
    Già rồi, đã về hưu từ lâu, không còn nói ai nghe nữa thì làm sao cảnh giác bà con đây. ?
    Dược sĩ Trọng.


    Người Việt Nam có tập quán cứ độ xuân về Tết đến, là dịp để biếu tặng nhau những món quà của ngon vật lạ hiếm quý, và hảo hạng, để tỏ lòng biết ơn kèm với những điều chúc tụng tốt lành. Những gói quà tặng cao lương mỹ vị nào vi cá, nào yến sào, nào sâm, nhung, thần dược đủ loại, được chiếu cố và trân trọng nhất. Trong những năm gần đây, người ta thấy món quà tặng "thần dược" thật đắt tiền được khá nhiều người chiếu cố, vì được truyền khẩu là môn thuốc đại bổ lục phủ ngũ tạng, và trị được bá bệnh nan y; đó là vị thuốc đông y có tên "Đông Trùng Hạ Thảo".

     Vị thuốc này xuất xứ từ xứ Tàu, được đưa vào Việt Nam và được quảng cáo ra rả trên các báo, đài hải ngoại cùng với loài nấm Linh chi, coi như là thần dược quý hơn cả sâm, nhung, vi, yến nữa. Khách quý bạn hiền tới nhà chúc Tết được chủ nhà lấy vài cọng "Đông Trùng Hạ Thảo" bỏ vào bình trà pha mời đãi khách uống để tỏ là thuộc giai cấp quý phái cao sang của thời đại đỉnh cao trí tuệ, khoa học kỹ thuật nguyên tử ngày nay.

     Cordyceps sinensis tự nhiên rất quý hiếm

    Chúng ta không phủ nhận được giá trị bổ dưỡng hay điều trị của Đông y dược mấy ngàn năm xưa nay, đã chứng tỏ khả năng trước cả thời đại phát triển Tây y. Chúng ta cũng không bàn tới óc mê tín vào khả năng "thần dược" của những người đang mắc phải những bệnh kinh niên, hiểm nghèo mà nền Tây y hiện đại đã bó tay. Họ coi thần dược như là chiếc phao cuối cùng để bấu víu. Chúng ta cũng không bàn tới khía cạnh thương mại, đem vị thuốc và khả năng trị bệnh lên màn quảng cáo rầm rộ ngoài đường phố vỉa hè.

    Chúng ta chỉ muốn nói ở đây những kiến thức khoa học để soi sáng câu chuyện về "Đông Trùng Hạ Thảo" đang là tề tài sôi sục khi đã có nhiều người chết, và nhiều người phải khiêng đi bệnh viện, vì đã ăn uống "Đông trùng hạ thảo". Vậy Đông trùng hạ thảo là cái gì? Nó là thức ăn, hay vị thuốc bổ, hay là vị thuốc trị bệnh hay là thuốc độc?


    Xin thưa ngay: nó là cả 4 thứ đó tùy theo sự hiểu biết của mỗi người. Chúng ta nhớ lại câu chuyện trứng chim cút trước năm 1975 ở Sàigòn.
    Thời đó, người Tàu Chợ Lớn bí mật nuôi chim cút trong nhà để lấy trứng cút đóng hộp đem bán rất đắt kèm truyền khẩu quảng cáo rầm rộ trứng cút là vị thuốc đại bổ hơn cả vi, yến, sâm, nhung... Khi việc nuôi chim cút trong nhà bị lộ thì nhiều người Việt Nam bắt chước đua nhau bỏ vốn nuôi chim cút.


    Khi đó ngưòi Tàu đem bán hết chim cút đắt như vàng. Tiếp theo đó, người ta lại truyền khẩu tung tin đăng báo rầm rộ rằng ăn trứng cút sẽ bị bệnh cùi. Thế là mọi người không ai mua trứng cút nữa, và biết bao nhiêu người Việt Nam nuôi chim cút bị sạt nghiệp, mất hết vốn liếng nhà cửa. Còn người Tàu Chợ Lớn thì giàu sụ vì đã bán được hết trứng cút, và chim cút giá đắt. Không ai biết trứng cút là thức ăn, hay thuốc bổ, hay thuốc trị bệnh, hoặc thuốc độc !

    Hiện nay, báo, đài đang quảng cáo rằng: Đông trùng hạ thảo là một loài rất đặc biệt không phải động vật mà cũng không phải là thực vật nên rất hiếm quý, và rất có giá trị dùng trong Đông y dược. Về mùa đông thì nó là động vật thuộc dòng côn trùng dưới đất, về mùa hạ thì nó lại hóa thân mọc thành một cây thực vật thuộc dòng cây thảo. Mùa đông nó là loài côn trùng, mùa hạ là loài cây thảo; do đó phần gốc của nó có hình thù một con sâu mà phần thân ngọn của nó có hình một thân cây mềm nhỏ.

    Do đó, nó mang đủ vật liệu của hai loài động vật, và thực vật nên rất bổ dưỡng và trị được bá bệnh. Của lạ hiếm thường được coi là của quý. Việt Nam sau 1975, những người bị đi tù cải tạo không có đủ thức ăn nên trong trại tù bắt được con gì ăn con nấy, giun, dế, rắn, rít, bọ cạp... ăn hết ráo !!!. Dân chúng thì bắt đầu ăn đủ loại côn trùng như dế, rít, bọ cạp, ấu trùng ve...Các món này hiện nay được bán trong nhiều quán nhậu khắp nước.


    Rồi một hôm, người ta chở vào bệnh viện cấp cứu một nhóm người sau khi họ ăn nhậu món ấu trùng ve chiên bơ, có người lăn ra chết sau khi ăn xong, có người sùi bọt mép tê liệt, suy hô hấp, hôn mê chở vào bệnh viện cấp cứu. Chúng tôi bèn nhập cuộc nghiên cứu xem độc chất gì đã gây ra vụ ngộ độc sau khi ăn ấu trùng ve chiên bơ này. Chúng ta tự hỏi xưa nay người Việt Nam ta vẫn ăn ấu trùng tơ tằm (con nhộng) chiên bơ ngon bổ có sao đâu? Nhiều tiệm nhậu vẫn đang bán ấu trùng chiên bơ ăn có sao đâu?

     Chúng tôi theo chân bệnh nhân sau khi xuất viện về tận miền lục tỉnh nơi họ đã đào đất bắt ấu trùng ve để chiên bơ nhậu. Chúng tôi chứng kiến họ đào được những ấu trùng ve có hình thù khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển, có con chỉ như con sâu, có con có đủ chân râu. Con nào đã già và mạnh khỏe thì còn thấy nhúc nhích. Con nào quá non và yếu thì nằm im re. Đồng bào miền tỉnh rủ nhau đi đào bắt ấu trùng bán cho các tiệm nhậu rất nhộn nhịp. Ấu trùng chiên bơ người ta ăn vẫn ngon lành hằng ngày ở tiệm nhậu như vậy không sao, nay có vụ ngộ độc thì ai cũng cho rằng do vấn đề vệ sinh quán ăn không bảo đảm gây nhiễm trùng thực phẩm mà thôi.


    Nhưng dưới con mắt chuyên khoa nhiễm độc thì vấn đề không đơn giản như vậy, vì triệu chứng ăn xong lăn ra chết vì sùi bọt mép, phù phổi, suy hô hấp, hôn mê không phải là triệu chứng của nhiễm trùng thực phẩm. Họ bị đầu độc bởi độc chất lén bỏ vào ấu trùng chiên bơ chăng? Nhưng ấu trùng đã ăn hết đâu còn dư để đem xét nghiệm tìm độc chất lạ bỏ vào đó! Chỉ còn một cách là chúng tôi theo bệnh nhân tới tận nơi họ đã đào bắt ấu trùng để ăn, chúng tôi chứng kiến họ đào bới nơi mảnh đất ven rừng cách nhà họ không xa lắm. Chúng tôi đem các con ấu trùng này về phòng thí nghiệm của trường Đại học dùng kính hiển vi, cắt mỏng từng con ấu trùng ra để quan sát nội tạng của chúng xem có gì lạ không.

    Một kết quả thật bất ngờ làm chúng tôi ngạc nhiên là có con có đầy đủ nội tạng, có con nội tạng bị dị dạng, có con hoàn toàn không có nội tạng, mà chỉ toàn là một mô đặc đồng nhất. Quan sát kỹ mô đặc đồng nhất này dưới kính hiển vi thì thấy cấu trúc là những mô sợi dài đồng nhất. Chúng tôi nghỉ rằng đây là mô thực vật, và loài thực vật dạng sợi thì chỉ có thể là loài nấm dạng sợi. Quả thật như vậy, chúng ta đã biết rằng nấm là loài thực vật có chu trình phát triển rất đặc biệt. Đơn vị căn bản gốc của loài nấm là bào tử nấm. Bào tử nấm là tế bào gốc của nấm.

     Khi điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp thì bào tử nấm nẩy nở mọc ra thành sợi nấm. Các sợi nấm của nhiều bào tử mọc dài dần thành một mạng sợi, hay bó sợi như một mớ tóc, hoặc bó tóc. Khi lật tảng đá hay thân cây mục lên khỏi mặt đất, chúng ta nhìn thấy ở mặt dưới tảng đá hay thân cây những sợi nhỏ li ti như tóc từng đám dính vào đá, vào thân cây.

    Đó là các mạng nấm dạng sợi. Những mạng sợi nấm này có thể sống dưới đất như vậy vài trăm năm, hoặc ngàn năm. Trên nền tảng mạng nấm sợi đó, nếu có 2 bào tử nấm đực và cái gặp điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp sẽ phối hợp nhau thành một bào tử nấm với 2 nhân và bào tử nấm 2 nhân này sẽ mọc thành một cây nấm con (Xin xem hình vẽ). Đầu thân cây nấm con sẽ phát triển thành nón nấm. Mặt dưới của nón nấm sẽ sinh sản ra các bào tử nấm mới.

    Trung bình một cây nấm sinh ra khoảng 15 tỷ bào tử nấm. Bào tử nấm khi bung ra khỏi nón nấm được gió thổi đi xa khắp bốn phương trời, rơi lại xuống đất, rồi tiếp tục chu trình tạo mạng sợi nấm mới và cây nấm mới. Thông thường về mùa hạ, sau một cơn mưa là độ ẩm, và nhiệt độ đất thích hợp nên nấm mọc lên ào ào trên mặt đất, trên thân cây mục, trên tảng đá phủ mùn thực vật. Chúng mọc rất nhanh, chỉ trong vài giờ đồng hồ thành cây nấm lớn. Nấm mọc rồi chỉ sống vài ngày là tàn lụn.

    Nấm có rất nhiều loại. Có loại ăn rất ngon như nấm rơm, nấm mèo, nấm mối. Có loại ăn rất độc chết người như nấm Phalloid, Muscarina.
    Đến đây thì chúng ta đã thấy tia sáng lóe ra ở cuối đường hầm của cuộc nghiên cứu tìm độc chất trong ấu trùng ve chiên bơ: những con ấu trùng ve đã gây ngộ độc chết ngưòi chính là những con ấu trùng đã bị nhiễm bào tử nấm độc!


    Thật vậy, trong mùa đông xuân, côn trùng ve còn ở dạng ấu trùng non sống dưới đất. Chúng bị nhiễm bào tử nấm từ mạng nấm sợi trong đất. Bào tử nấm xâm nhập vô ấu trùng, và sẽ mọc thành mạng nấm sợi trong cơ thể ấu trùng. Mạng nấm sợi bị giới hạn bởi lớp da của ấu trùng nên phát triển thành một mô sợi đồng nhất khắp cơ thể ấu trùng, giết chết ấu trùng, và biến con ấu trùng ve thành một mô thực vật, có hình thù y nguyên hình thù của con ấu trùng.

    Qua mùa hạ, có mưa, tạo điều kiện độ ẩm, và nhiệt độ thích hợp cho những bào tử nấm đực và cái phối hợp mọc thành sợi cây nấm chui ra bằng lỗ miệng, hốc mắt của xác con ấu trùng rồi phát triển thành cây nấm lớn mọc lên khỏi mặt đất. Cây nấm này có phần gốc rễ nấm mang hình thù của xác ấu trùng, và phần thân nón mang hình dạng cây nấm của chủng loại nấm. Phần gốc là tàn tích của con ấu trùng mùa đông dưới đất nên gọi là ĐÔNG TRÙNG, phần thân ngọn là cây HẠ THẢO (Xin xem hình vẽ). Sản phẩm hóa kiếp nầy gọi là loài "Đông Trùng Hạ Thảo".

    Nếu bào tử nấm là thuộc loại nấm không độc, thì chúng ta có thể ăn được loại Đông trùng hạ thảo này vô hại. Nhưng nếu bào tử nấm thuộc loại nấm độc Phalloid, hay Muscorina thì ăn loại Đông trùng hạ thảo này, chúng ta sẽ bị ngộ độc chết dễ như chơi.


    Triệu chứng lâm sàng của các nạn nhân trong nhóm người ăn ấu trùng chiên bơ bị ngộ độc nhập bệnh viện, có tất cả các triệu chứng của bệnh ngộ độc nấm Muscarina gây: sùi bọt mép, phù phổi, hôn mê, suy hô hấp, rồi chết. Chẩn đoán của chúng tôi do đó có xác định rõ ràng là nhóm người này đã bị ngộ độc nấm Muscarina khi ăn ấu trùng ve, vì cấu trúc của ấu trùng ve này dưới kính hiển vi là một cấu trúc mô sợi nấm, chứ không phải cấu trúc của nội tạng của con ấu trùng ve.

    Chúng tôi đã xác nhận lại chẩn đoán bằng cách quay trở lại nơi đào bắt ấu trùng, sau khi có các cơn mưa hạ thì thấy tại đó mọc lên rất nhiều nấm, mà phần gốc rễ nấm mang hình thù của ấu trùng ve. Khi đào bắt ấu trùng để ăn là mùa xuân chưa mưa, nấm chưa mọc nên còn ở dạng nấm mạng sợi trong cơ thể con ấu trùng, nhưng sự thật nó đã chết, và chỉ còn là cái xác chứa đầy nấm sợi, và bào tử nấm bên trong. Ăn phải tất nhiên chết vì nấm độc.


    Chúng tôi không biết món của người Tàu hiện nay, họ đào nhổ ở đâu hay nuôi trồng cách nào để sản xuất đại trà đem bán làm "thần dược", nhưng chúng ta cần cảnh giác nếu có lẫn bào tử nấm độc, thì tai nạn lăn ra chết vì ăn uống Đông trùng hạ thảo là điều rất dễ hiểu. Bào tử của mọi loại nấm độc lẫn không độc đều sẵn có ở khắp mặt địa cầu, nên cơ hội cho nấm độc mọc khi gặp đúng điều kiện độ ẩm, và nhiệt độ không phải là hiếm khó. Khi bị ngộ độc không dễ gì tìm ra độc chất là gì, nếu không gặp được Bác sĩ chuyên khoa nhiễm độc, có kinh nghiệm để được chẩn đoán, và điều trị chính xác.

    BS DOÃN CAO TRUNG.

    ==================
    Bai nghien cuu Dong Trung Ha Thao (Cua BS Cao Doan Trung).pps


    JOSEPH E. STIGLITZ * KINH TẾ THẤT BẠI

    Bất ổn cá nhân và bất công xã hội làm kinh tế thất bại

    TS Đỗ Kim Thêm dịch, 
    Joseph E. Stiglitz,
    Lại một lần nữa hai công trình nghiên cứu mới nhất chứng tỏ về mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng đang gây tác hại cho Hoa Kỳ. Thứ nhất, theo Báo cáo của cơ quan US Census Bureau năm 2014 về tình trạng thu nhập hằng năm và nghèo minh chứng rằng lợi tức của một người Mỹ bình thường vẫn còn tiếp tục trì trệ, cho dù tình trạng kinh tế được suy đoán là hồi phục sau thời kỳ Tổng Suy Trầm. Mức thu nhập trung vị của từng hộ gia đình, sau khi điều chỉnh giá lạm phát, vẫn còn ở dưới mức so với 25 năm trước đây. 
    Người ta thường nghĩ là sức mạnh nhất của Hoa Kỳ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế làm cho thế giới phải ganh tị. Nhưng tại sao các nước khác cố ganh đua với một mô hình kinh tế mà phần lớn dân chúng, – đúng ra là đa số -, chịu cảnh lợi tức trì trệ, trong khi thu nhập của giới thượng tầng luôn tăng vụt?
    Một công trình nghiên cứu thứ hai là Báo cáo của cơ quan United Nations Development Program´s Human Development năm 2014. Họ chứng thực các phát hiện này. Hàng năm, cơ quan UNDP phổ biến một bảng sắp hạng các quốc gia tính theo chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này kết hợp các mức độ khác của sự an lạc ngoài mức thu nhập, còn gồm thêm cả các vấn đề sức khoẻ và giáo dục. (Theo báo cáo này, Việt Nam chiếm hạng 121 trong tổng số 187 quốc gia và lãnh thổ, CTCND).
    Nếu tính theo chỉ số HDI, Hoa Kỳ đứng sau Na Uy, Úc, Thụy Sĩ và Hoà Lan. Nhưng nếu điều chỉnh giá trị này theo điểm về bất quân bình, Hoa Kỳ tụt đến hạng 23, một tình trạng tệ hại nhất đối với một nước phát triển cao độ. Thực vậy, Hoa Kỳ thua cả Hy Lạp và Slovakia, những nước mà thông thường dân chúng không xem như là một mô hình khuôn mẩu hay là người cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một bảng phân hạng cao thấp nào.
    Báo cáo của cơ quan UNDP nhấn mạnh đến một khiá cạnh khác của thành tựu xã hội: đó là khả năng bị tổn thương. Báo cáo chỉ ra rằng trong khi một vài nước đã thành công trong việc đưa dân chúng thoát cảnh cùng cực, cuộc sống của một số nơi vẫn còn không ổn đinh. Một biến cố nhỏ, – thí dụ như cơn bạo bệnh trong gia đình -, có thể đẩy họ lại lâm vào cảnh cơ hàn. Cuộc đời bị tụt dốc là một đe dọa đích thực trong khi khả năng thăng tiến bị hạn chế.
    Tại Hoa Kỳ, năng động để thăng tiến là chuyện nhiều về huyền thoại hơn là thực tế, trong khi tụt dốc và tổn thương là kinh nghiệm phổ biến tràn lan. Một phần trong vấn đề này là do hệ thống bảo hiểm sức khoẻ của Hoa Kỳ. Hệ thống này làm cho những người Mỹ nghèo luôn ở trong hoàn cảnh bất ổn, cho dù có biện pháp cải cách của Tổng thống Barack Obama.
    Những thành phần tận cùng trong xã hội chỉ là một bước nhỏ thoát ra khỏi cảnh phá sản mà nó mang theo bao hệ lụy. Bệnh tật, ly dị và thất nghiệp thường đẩy họ đến bên bờ vực thẳm. Dự thảo luật Cải cách Bảo hiểm của Obama, còn gọi là Obamacare năm 2010, có mục tiêu cải thiện những đe doạ này – có nhiều biểu hiện tích cực cho thấy dự luật là một biện pháp giảm thiểu đáng kể cho số lượng người Mỹ không có bảo hiểm. Nhưng một phần do phán quyết của Tối Cao Pháp Viện và sự ngoan cố của các thống đốc và các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà trong 24 tiểu bang đã không chịu mở rộng chương trình bảo hiểm cho người nghèo (Medicaid) – cho dù chính quyền liên bang chi trả hầu hết toàn bộ chi phí -, nên trước cũng như sau gì cũng có đến 41 triệu người không được bảo hiểm. Khi bất bình đẳng kinh tế chuyển sang thành bất bình đẳng chính trị – như trong một phần lớn đã xãy ra tại Hoa Kỳ- , chính quyền ít quan tâm đến các nhu cầu của những người thuộc hạ tầng xã hội.
    Không phải chỉ có các chỉ số tính theo TSLQG hay HDI phản ảnh được sự thay đổi qua thời gian hay sự dị biệt giữa các nước về khả năng bị tổn thương. Ngay tại Hoa Kỳ và các nơi khác có một sự tụt hậu rõ rệt về mức an toàn. Ai có công ăn việc làm, thì cũng lo sợ liệu có khả năng còn giữ được việc hay không; ai thất nghiệp cũng mang nỗi lo làm sao tìm được việc.
    Sự suy sụp kinh tế gần đây làm tiêu tan cơ nghiệp của nhiều người. Tại Hoa Kỳ, ngay cả sau khi tình hình thị trường cổ phiếu được hồi phục, tài sản tính theo trung vị đã giảm đi hơn 40% từ năm 2007 đến năm 2013. Điều này có nghĩa là làm cho bậc cao niên và giới đang sắp vào tuổi nghĩ hưu lo âu hơn về mức sống. Hằng triệu người Mỹ mất nhà, hàng triệu người lâm vào cảnh bất ổn không biết mình có thể sẽ bị mất nhà trong tương lai không.
    Những bất an này phụ thêm vào các nổi bất an khác mà người Mỹ đã phải đối phó từ lâu. Tại các nội thành trong nước, hàng triệu giới trẻ người Mỹ gốc Nam Mỹ và châu Phi phải đối đầu với một hệ thống tư pháp và cảnh sát bất công và hoạt động kém; ai mà vượt đường của cảnh sát trong đêm, gặp đúng người khó chịu, có thể lãnh án tù không lý do – hoặc chịu hậu quả trầm trọng hơn.
    Đã từ lâu, châu Âu ý thức được tầm quan trọng để giải quyết vấn đề khả năng bị tổn thương bằng cách cung ứng một hệ thống bảo hiểm xã hội. Người châu Âu công nhận rằng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt đẹp có thể cải thiện toàn bộ thành tựu kinh tế, khi cá nhân càng muốn chấp nhận có nhiều nguy hiểm, thì có thể đưa tới tình trạng tăng trưởng kinh tế cao hơn.
    Những hiện nay tại nhiều nơi trong châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao (trung bình là 12% và là 25% tại những nước bị ảnh hưởng nặng nhất), kết hợp với việc cắt giảm mức bảo hiểm xã hội do chính sách tiết kiệm, cả hai làm gia tăng về khả năng tổn thương mà không hề có trước đây. Hậu quả của vấn đề là mức suy giảm về an lạc xã hội của con người có thể tăng cao hơn so với mức đã đề ra theo các biện pháp tính theo TSLQG – những số liệu này vốn dĩ đã là đen tối, nhưng tại hầu hết các nước cho thấy rằng lợi tức thực sự tính theo đầu người, sau khi đã điều chỉnh lại do lạm phát, hiện nay tại nhiều nước thấp hơn so với trước thời khủng hoảng – làm cho nữa thập niên đã phải mất đi.
    Báo cáo của Uỷ Ban Quốc tế về Lượng định Thành quả Kinh tế và Tiến bộ Xã hội (mà tôi là người chủ trì) nhấn mạnh rằng TSLQG không phải là một thước đo phù hợp để đánh giá nền kinh tế phát triển tốt đẹp. Báo cáo của hai cơ quan US Census Bureau và UNDP nhắc chúng ta lại về tầm quan trọng của nhận thức này. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách suy tôn khái niệm TSLQG này.
    Cho dù chỉ số TSLQG có tăng nhanh đến đâu, khi nền kinh tế thất bại trong việc cung ứng những thành quả cho phần lớn dân chúng, mà họ phải đương đầu với bất trắc ngày một gia tăng, thì theo ý nghĩa cơ bản nhất, đó là một nền kinh tế thất bại. Và các chính sách, giống như chính sách khắc khổ, làm gia tăng bất an và làm giảm đi mức thu nhập và lối sống cho phần lớn dân chúng, trong ý nghĩa nền tảng, đó là những sách lược thất bại.
     __________
    Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel về Kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Uỷ Ban Tư Vấn Kinh tế của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất mà ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.
    Nguyên tác: The Age of Vulnerability
    Tựa đề bản dịch là của người dịch
    © Bản tiếng Việt Đỗ Kim Thêm

    JEFFEREY D. SACHS * KINH TẾ VỸ MÔ

    Chiến lược kinh tế vĩ mô mới
    Jefffrey D. Sachs,
    Nguyễn Trung Kiên dịch



    Tôi là một nhà kinh tế vĩ mô, nhưng tôi bất đồng với hai trường phái đang gây ảnh hưởng hàng đầu trong giới chuyên môn của tôi tại Mỹ: phái Keynes mới đang cố gắng làm tăng tổng cầu, và phái Trọng cung đang cố gắng giảm các loại thuế. Cả hai phái này đều đã cố gắng và đã thất bại trong nỗ lực vượt qua hiện trạng yếu kém dai dẳng của các nền kinh tế có thu nhập cao trong những năm gần đây. Bây giờ là lúc cần đến một chiến lược mới, trên nền tảng tăng trưởng bền vững dựa vào đầu tư.

    Thách thức cốt lõi của kinh tế học vĩ mô là phân bổ các nguồn lực xã hội một cách tối ưu. Người tìm việc thì phải có việc, các nhà máy nên phân bổ vốn của họ một cách hiệu quả; và một phần thu nhập tiết kiệm được, thay vì chi tiêu hết, nên được đầu tư để cải thiện phúc lợi trong tương lai.

    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều đã hoàn toàn sai lầm đối với thách thức thứ ba này. Phần lớn các quốc gia có thu nhập cao: Mỹ, phần lớn châu Âu và Nhật Bản – đều thất bại trong việc đầu tư một cách thỏa đáng hoặc thông minh cho tương lai. Có hai cách đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế – và trên quy mô toàn thế giới thì cả hai cách này đều không đạt tới mức cần thiết.

    Đầu tư trong nước được tiến hành với nhiều hình thức, bao gồm đầu tư của doanh nghiệp vào máy móc và nhà xưởng; đầu tư của hộ gia đình vào nhà cửa; và đầu tư của chính phủ vào con người (giáo dục, các kỹ năng), kiến thức (nghiên cứu & triển khai), và cơ sở hạ tầng (giao thông, năng lượng, nước sạch và phòng chống rủi ro thiên tai).

    Cách tiếp cận của phái Keynes mới là cố gắng thúc đẩy mọi dạng thức của đầu tư trong nước. Do đó, theo quan điểm này thì chi tiêu chỉ là chi tiêu. Vì vậy, phái Keynes mới đã cố gắng thúc đẩy nhiều đầu tư của hộ gia đình hơn thông qua việc hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể, tăng mua ô-tô dựa trên các khoản vay được chứng khoán hoá, và qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều lao động mới dựa trên các chương trình kích thích tăng trưởng ngắn hạn. Khi chi cho đầu tư không tăng, họ khuyến nghị rằng chúng ta nên chuyển phần “thặng dư” tiết kiệm sang tiêu dùng “xả láng”.

    Ngược lại, phái Trọng cung muốn thúc đẩy các khoản đầu tư cá nhân (tất nhiên là không phải đầu tư công!) thông qua việc cắt giảm thuế nhiều hơn và giảm bớt sự điều tiết của nhà nước. Họ đã từng thử biện pháp này nhiều lần ở Mỹ, đặc biệt là suốt thời kỳ cầm quyền của George W. Bush. Thật không may, kết quả của sự giảm bớt can thiệp này là tình trạng phát triển bong bóng trên thị trường bất động sản trong ngắn hạn, chứ không phải là sự gia tăng bền vững của các khoản đầu tư cá nhân hiệu quả.

    Mặc dù chính sách được thay đổi luân phiên giữa hai phái Trọng cung và Keynes mới, nhưng có một thực tế dai dẳng là sự suy giảm đáng kể của chi cho đầu tư trong thu nhập quốc dân tại phần lớn các nước có thu nhập cao trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng chi tiêu cho đầu tư tại các quốc gia này đã giảm từ 24,9% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 20% vào năm 2013.

    Tại Mỹ, chi cho đầu tư đã giảm từ 23,6% GDP vào năm 1990 xuống 19,3% vào năm 2013, và giảm đáng kể hơn nữa về giá trị tuyệt đối (tổng đầu tư trừ đi khấu hao vốn). Tại châu Âu, tỷ lệ này đã giảm từ 24% GDP xuống còn 18,1% vào năm 2013.

    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều không tập trung vào những biện pháp khắc phục một cách hiệu quả sự suy giảm dai dẳng trong khoản chi cho đầu tư này. Các xã hội của chúng ta cần đầu tư nhiều hơn và cấp bách hơn, đặc biệt là đầu tư nhằm chuyển nền sản xuất tạo ra nhiều khí thải carbon, sử dụng nhiều năng lượng và đầy ô nhiễm, sang những nền kinh tế bền vững dựa trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp. Những khoản đầu tư này đòi hỏi những bước đi mang tính hỗ trợ lẫn nhau của cả khu vực công và tư.

    Các khoản đầu tư cần thiết bao gồm triển khai các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các phương tiện giao thông sử dụng điện, cả phương tiện công cộng (xe bus và tàu hỏa) và cá nhân (ô-tô), các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả; và các hệ thống truyền tải năng lượng để có thể truyền dẫn năng lượng tái tạo đi xa (ví dụ, từ Biển Bắc và Bắc Phi tới châu Âu lục địa, và từ Sa mạc Mojave ở California tới các trung tâm đông dân cư của Mỹ).

    Nhưng đúng vào lúc các xã hội của chúng ta nên tiến hành các khoản đầu tư này, thì các khu vực công tại Mỹ và châu Âu lại đang trải qua tình trại “thoái lui đầu tư” thực sự. Các chính phủ, nhân danh mục tiêu cân bằng ngân sách, đang cắt giảm đầu tư công. Còn các khu vực tư nhân không thể đầu tư một cách chắc chắn và an toàn vào năng lượng thay thế khi mà các lưới điện được nhà nước điều tiết, các quy tắc xác định trách nhiệm, các công thức định giá và các chính sách năng lượng quốc gia, tất cả đều không chắc chắn và đang bị tranh cãi quyết liệt.

     
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư công đã bị giảm bớt, cả chính quyền liên bang lẫn tiểu bang đều không có những ủy nhiệm chính trị, chiến lược tài trợ hay các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy đầu tư cho các thế hệ công nghệ mới thông minh và sạch hơn.

    Cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều hiểu sai về tình trạng “tê liệt đầu tư”. Phái Keynes mới nhìn nhận các khoản đầu tư, cả đầu tư công lẫn đầu tư cá nhân, chỉ đơn thuần là một loại tổng cầu. Họ không chú ý tới các quyết định về chính sách công liên quan đến các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng (cũng như các khoản Nghiên cứu & Triển khai có định hướng để thúc đẩy các công nghệ mới), vốn cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư hướng tới sự bền vững về môi trường, cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Do đó, họ thúc đẩy các mánh lới (tỷ lệ lãi suất bằng 0 và các gói kích thích nền kinh tế), hơn là gây sức ép cho các chính sách cụ thể ở tầm quốc gia để phục hồi đầu tư một cách hiệu quả.

    Đến lượt mình, phái Trọng cung dường như làm ngơ đối với sự phụ thuộc của đầu tư cá nhân vào các khoản đầu tư công phụ trợ, cũng như một chính sách rõ ràng cùng với một bộ khung để điều tiết. Họ cổ vũ cho việc giảm chi tiêu chính phủ, tin tưởng một cách ngây thơ rằng khu vực tư nhân sẽ có thể bù đắp các khoản chi tiêu này bằng một phép màu nào đó. Nhưng, thông qua việc cắt giảm đầu tư công, họ đang gây cản trở cho đầu tư cá nhân.

    Ví dụ, các nhà sản xuất điện tư nhân sẽ không đầu tư vào các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn nếu chính phủ không có các chính sách dài hạn về năng lượng và ứng phó với biến đổi hậu, hay các kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng các đường truyền tải năng lượng tầm xa dành cho các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp tới các khu vực đông dân cư.

    Cũng có lựa chọn khác là sử dụng các khoản tiết kiệm nội địa để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nước Mỹ cho các nền kinh tế thu nhập thấp ở châu Phi vay tiền để mua các nhà máy điện mới do các công ty của Mỹ sản xuất. Một chính sách như thế sẽ giúp cho tiết kiệm cá nhân của nước Mỹ được sử dụng hữu ích nhằm chiến đấu với tình trạng nghèo đói toàn cầu, đồng thời giúp cho nền tảng công nghiệp của Mỹ mạnh lên.

    Cũng vậy, ở đây, cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều không nỗ lực nhiều nhằm cải thiện các thiết chế của tài chính phát triển. Thay vì khuyên Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng tỷ lệ tiêu dùng của mình, các nhà kinh tế vĩ mô nên thông minh hơn để có thể khuyến khích các nền kinh tế này sử dụng các khoản tiết kiệm dồi dào của mình nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư, không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.


    Những cân nhắc này là tương đối rõ cho bất cứ ai quan tâm đến nhu cầu cấp bách phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sự bền vững về môi trường. Thách thức vốn đang tạo ra nhiều áp lực, nhất của thế hệ chúng ta là chuyển đổi các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng bẩn, dựa vào carbon sang các hệ thống sạch, thông minh và hiệu quả cho thế kỷ XXI. Đầu tư vào nền kinh tế bền vững sẽ giúp gia tăng nhanh chóng phúc lợi của chúng ta và giúp các khoản tiết kiệm “thừa thãi” của chúng ta được sử dụng vào các mục đích đúng đắn.

    Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra một cách tự động. Chúng ta cần đến các chính sách đầu tư công dài hạn, quy hoạch về môi trường, các lộ trình về công nghệ, các chương trình hợp tác công-tư cho các công nghệ mới và bền vững, và hợp tác toàn cầu quy mô lớn hơn. Những công cụ này sẽ tạo ra một bộ môn kinh tế học vĩ mô mới, mà sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nó.
    _________
    Jefferey D. Sarchs, Giáo sư về Phát triển bền vững, Giáo sư về Chính sách Y tế và quản lý, Giám đốc Viện Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), đồng thời cũng là Cố vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Ông là tác giả của các cuốn sách The End of Poverty (Kết thúc đói nghèo) và Common Wealth (Sự thịnh vượng chung).

    JOSEPH S. NYE* KINH TẾ TRUING CỘNG

    Liệu kinh tế Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ được chăng?
    Joseph S. Nye,
    Đỗ Kim Thêm dịch,

    Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố gần đây là kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế của Hoa Kỳ trong năm nay, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng tiên đoán này là không đúng hẳn trong việc mô tả toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trong toàn cầu.
    Joseph S. Nye

    Dù chỉ số sức mua tương đương có thể dùng cho một số mục đích nhằm so sánh mức phúc lợi giữa các quốc gia, chỉ số này bị ảnh hưởng nặng nề do quy mô dân số. Ấn Độ, nếu tính theo tỷ giá của đồng đô la Mỹ và đồng rupee Ấn Độ trên thị trưòng hối đoái, là nền kinh tế lớn đứng hàng thứ mười trên thế giới, nhưng nếu tính theo chỉ số sức mua tương đương, lại là chiếm vào hạng thứ ba. Hơn nữa, những nguồn lực năng lượng, thí dụ như phí tổn của dầu nhập khẩu hoặc động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá là tốt hơn, nếu tính theo theo tỷ giá hối đoái của các tiền tệ này, nó phải được dùng để mua các nguồn lực này.
    Để tính cho chắc, quy mô toàn diện là một khía cạnh quan trọng của sức mạnh kinh tế. Trung Quốc có một thị trường hấp dẫn và là bạn đối tác thương mại lớn nhất cho nhiều quốc gia – là những nguồn quan trọng làm đòn bẩy mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngại vận dụng.
    Nhưng, ngay cả khi TSLQG của Trung Quốc vượt qua TSLQG của Hoa Kỳ (cho dù theo bất cứ cách tính toán nào đi nữa), hai nền kinh tế sẽ duy trì mức độ hoàn toàn khác nhau về cấu trúc và trình độ phát triển phức tạp. Và thu nhập tính theo bình quân cho đầu người của Trung Quốc – một thước đo chính xác hơn về trình độ phát triển phức tạp của kinh tế – chỉ đạt đến 20% của Hoa Kỳ, và ít nhất, Trung Quốc sẽ mất nhiều thập niên để bắt kịp Hoa Kỳ, (nếu Trung Quốc còn bắt kịp được).
    Hơn nữa, như các quan chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thừa nhận, dù Trung Quốc đã vượt qua Đức trong năm 2009 như là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tính theo khối lượng, Trung Quốc vẫn chưa phát triển thành một cường quốc mậu dịch “có thế mạnh“ đích thực, vì kinh doanh trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ và sản xuất có giá trị gia tăng còn yếu kém. 

    Và Trung Quốc thiếu một loại của các thương hiệu quốc tế có thế mạnh mà các cường quốc thương mại như Hoa Kỳ và Đức tự hào; trên thực tế, Hoa Kỳ chiếm hàng đầu 17 trong số 25 các thương hiệu đằng cấp nhất trên toàn cầu
    Trình độ kém phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng được phản ánh trong các thị trường tài chính, Trung Quốc chỉ có một phần tám quy mô so với thị trường của Hoa Kỳ, chỉ có một phần nhỏ người nước ngoài là được phép làm chủ nợ của Trung Quốc. Dù Trung Quốc đã cố gắng để tăng sức mạnh tài chính của mình bằng cách khuyến khích việc sử dụng tiền Trung Quốc trên toàn thế giới, nhưng việc mua bán tính bằng đồng Nhân dân tệ vẫn chỉ chiếm đúng 9 % trong tổng số toàn cầu, so với đồng đô la chiếm 81 %.

    Ngay cả với khối lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc – lớn nhất thế giới với khoảng gần 4 nghìn tỷ đô la – sẽ không phải là điều kiện thích hợp để nâng đòn bẩy tài chính của mình, trừ khi nào chính quyền tạo ra một thị trường trái phiếu sâu rộng và thông thoáng với quyền được tự do định đoạt về mức lãi suất và tiền tệ được chuyển đổi một cách dễ dàng. Các quỹ dự trữ này không cho Trung Quốc nhiều khả năng thương lượng trực tiếp nhiều hơn Hoa Kỳ, dù đứng trước một thực tế là các mối quan hệ tương thuộc tùy vào những tình trạng bất cân xứng.

    Trung Quốc nắm giữ đồng đô la mà Trung Quốc thu được do bán hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong khi Hoa Kỳ, bằng cách mở cửa thị trường cho các sản phẩm Trung Quốc, giúp tạo cho Trung Quốc tạo ra tăng trưởng, có việc làm và đạt đến tình trạng ổn định. Đúng vậy, Trung Quốc có thể buộc nền kinh tế Hoa Kỳ đầu hàng bằng cách tung bán phá giá đồng đô la Mỹ, nhưng Trung Quốc phải chịu một hậu quả nghiêm trọng cho mình.

    Nếu xét về trình độ phức tạp trong kinh tế, thì sự dị biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng còn mở rộng đến lĩnh vực công nghệ. Dù có một số thành tựu quan trọng, nhưng để cho công nghệ của mình tiến bộ, Trung Quốc còn dựa vào việc sao chép các phát minh của nước ngoài nhiều hơn là canh tân trong nước. Dù Trung Quốc đang cấp nhiều bằng sáng chế hơn bao giờ, có ít bằng là biểu hiện cho những phát minh mang tính đột phá. Trung Quốc thường phàn nàn là họ tạo việc làm để sản xuất iPhone cho Steve Jobs, nhưng chưa tạo được một người như Steve Jobs.

    Trong những thập niên tới, mức tăng trưởng của Trung Quốc tính theo TSLQG sẽ chậm lại, đó là vấn đề từng xảy ra trong tất cả các nền kinh tế, một khi đạt đến một trình độ nhất định của sự phát triển – thường là mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, tính theo sức mua tương đương, thì Trung Quốc đang đến gần mức này. Rút cục, Trung Quốc không thể dựa vào công nghệ nhập khẩu và lao động giá rẻ để hỗ trợ muôn đời cho tình trạng tăng trưởng. Hai nhà kinh tế học của Đại học Harvard là Lant Pritchett và Lawrence Summers đã kết luận là tình trạng thoái bộ buộc Trung Quốc nằm ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,9% trong hai thập niên sắp tới.

    Nhưng ước tính thuần theo thống kê này không kể đến những vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc phải giải quyết trong những năm tới, thí dụ như tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng ven biển và nội địa. Những thách thức lớn khác gồm có một khu vực nhà nước cồng kềnh và không hiệu quả, suy thoái môi trường, luồng di dân ào ạt trong nước, một mạng lưới an ninh cho xã hội không đầy đủ, tham nhũng, và thiếu tinh thần trọng pháp.

    Hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải đối phó với một tình trạng dân số ngày càng bất lợi. Sau khi đẩy mạnh chính sách một con trong hơn ba thập niên, lực lượng lao động của Trung Quốc đạt đến cao điểm vào năm 2016, sẽ có nhiều người già neo đơn lệ thuộc hơn là số lượng giới trẻ vào năm 2030. Tình trạng này đã dấy lên nhiều mối quan ngại cho là dân số sẽ già trước khi giàu.

    Hệ thống chính trị độc tài của Trung Quốc đã chứng tỏ một khả năng đầy ấn tượng để đáp ứng các mục tiêu cụ thể, từ việc xây dựng đường sắt cao tốc cho đến việc tạo ra nhiều thành phố hoàn toàn mới. Những gì mà chính phủ Trung Quốc chưa chuẩn bị làm, đó là đáp ứng một cách có hiệu quả trước những đòi hỏi ngày càng ầm ĩ hơn cho việc tham gia trong sinh hoạt chính trị – nếu không phải là dân chủ – mà thay đổi này có xu hướng cùng song hành làm tăng thu nhập tính theo đầu người của TSLQG. Nếu thay đổi chính trị sẽ xảy ra khi mức thu nhập bình quân tính theo đầu người, dù trên danh nghĩa, mà hiện may đang ước khoảng $ 7,000, liệu nó sẽ đạt đến ngưỡng $ 10,000, như đã xảy ra ở hai nước láng giềng là Hàn Quốc và Đài Loan chăng?

    Vấn đề còn tồn động là liệu xem Trung Quốc có thể triển khai một phương sách để quản lý một tầng lớp trung lưu tại đô thị đang mở rộng, bất bình đẳng trong các khu vực, và ở nhiều nơi, có nhiều dân tộc thiểu số không thuần phục. Tinh trạng kinh tế kém phát triển có thể làm phức tạp vấn đề hơn nữa. Trong mọi trường hợp, tình trạng này có nghĩa là việc tăng gộp TSLQG, tuy là được tính ra, nhưng khó mà phù hợp để xác định được khi nào – và có liệu có nên cho rằng – Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ về sức mạnh kinh tế.
    ________
    2014 NOV 11 J.NEYE 300

    Joseph S. Nye, cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Chủ tịch Cơ quan US National Intelligence Council, Giáo sư Đại học Harvard và là thành viên của The World Economic Forum Global Agenda Council on the Future of Government. Tác phẩm mới nhất của ông là “Presidential Leadership and the Creation of the American Era”.
    Nguyên tác: China´s Questionable Economic Power
    Chiến lược kinh tế vĩ mô mới
    Jefffrey D. Sachs,
    Nguyễn Trung Kiên dịch
    Tôi là một nhà kinh tế vĩ mô, nhưng tôi bất đồng với hai trường phái đang gây ảnh hưởng hàng đầu trong giới chuyên môn của tôi tại Mỹ: phái Keynes mới đang cố gắng làm tăng tổng cầu, và phái Trọng cung đang cố gắng giảm các loại thuế. Cả hai phái này đều đã cố gắng và đã thất bại trong nỗ lực vượt qua hiện trạng yếu kém dai dẳng của các nền kinh tế có thu nhập cao trong những năm gần đây. Bây giờ là lúc cần đến một chiến lược mới, trên nền tảng tăng trưởng bền vững dựa vào đầu tư.
    Thách thức cốt lõi của kinh tế học vĩ mô là phân bổ các nguồn lực xã hội một cách tối ưu. Người tìm việc thì phải có việc, các nhà máy nên phân bổ vốn của họ một cách hiệu quả; và một phần thu nhập tiết kiệm được, thay vì chi tiêu hết, nên được đầu tư để cải thiện phúc lợi trong tương lai.
    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều đã hoàn toàn sai lầm đối với thách thức thứ ba này. Phần lớn các quốc gia có thu nhập cao: Mỹ, phần lớn châu Âu và Nhật Bản – đều thất bại trong việc đầu tư một cách thỏa đáng hoặc thông minh cho tương lai. Có hai cách đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế – và trên quy mô toàn thế giới thì cả hai cách này đều không đạt tới mức cần thiết.
    Đầu tư trong nước được tiến hành với nhiều hình thức, bao gồm đầu tư của doanh nghiệp vào máy móc và nhà xưởng; đầu tư của hộ gia đình vào nhà cửa; và đầu tư của chính phủ vào con người (giáo dục, các kỹ năng), kiến thức (nghiên cứu & triển khai), và cơ sở hạ tầng (giao thông, năng lượng, nước sạch và phòng chống rủi ro thiên tai).
    Cách tiếp cận của phái Keynes mới là cố gắng thúc đẩy mọi dạng thức của đầu tư trong nước. Do đó, theo quan điểm này thì chi tiêu chỉ là chi tiêu. Vì vậy, phái Keynes mới đã cố gắng thúc đẩy nhiều đầu tư của hộ gia đình hơn thông qua việc hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể, tăng mua ô-tô dựa trên các khoản vay được chứng khoán hoá, và qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nhiều lao động mới dựa trên các chương trình kích thích tăng trưởng ngắn hạn. Khi chi cho đầu tư không tăng, họ khuyến nghị rằng chúng ta nên chuyển phần “thặng dư” tiết kiệm sang tiêu dùng “xả láng”.
    Ngược lại, phái Trọng cung muốn thúc đẩy các khoản đầu tư cá nhân (tất nhiên là không phải đầu tư công!) thông qua việc cắt giảm thuế nhiều hơn và giảm bớt sự điều tiết của nhà nước. Họ đã từng thử biện pháp này nhiều lần ở Mỹ, đặc biệt là suốt thời kỳ cầm quyền của George W. Bush. Thật không may, kết quả của sự giảm bớt can thiệp này là tình trạng phát triển bong bóng trên thị trường bất động sản trong ngắn hạn, chứ không phải là sự gia tăng bền vững của các khoản đầu tư cá nhân hiệu quả.
    Mặc dù chính sách được thay đổi luân phiên giữa hai phái Trọng cung và Keynes mới, nhưng có một thực tế dai dẳng là sự suy giảm đáng kể của chi cho đầu tư trong thu nhập quốc dân tại phần lớn các nước có thu nhập cao trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng chi tiêu cho đầu tư tại các quốc gia này đã giảm từ 24,9% GDP vào năm 1990 xuống chỉ còn 20% vào năm 2013.
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư đã giảm từ 23,6% GDP vào năm 1990 xuống 19,3% vào năm 2013, và giảm đáng kể hơn nữa về giá trị tuyệt đối (tổng đầu tư trừ đi khấu hao vốn). Tại châu Âu, tỷ lệ này đã giảm từ 24% GDP xuống còn 18,1% vào năm 2013.
    Cả phái Keynes mới và phái Trọng cung đều không tập trung vào những biện pháp khắc phục một cách hiệu quả sự suy giảm dai dẳng trong khoản chi cho đầu tư này. Các xã hội của chúng ta cần đầu tư nhiều hơn và cấp bách hơn, đặc biệt là đầu tư nhằm chuyển nền sản xuất tạo ra nhiều khí thải carbon, sử dụng nhiều năng lượng và đầy ô nhiễm, sang những nền kinh tế bền vững dựa trên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp. Những khoản đầu tư này đòi hỏi những bước đi mang tính hỗ trợ lẫn nhau của cả khu vực công và tư.
    Các khoản đầu tư cần thiết bao gồm triển khai các nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các phương tiện giao thông sử dụng điện, cả phương tiện công cộng (xe bus và tàu hỏa) và cá nhân (ô-tô), các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả; và các hệ thống truyền tải năng lượng để có thể truyền dẫn năng lượng tái tạo đi xa (ví dụ, từ Biển Bắc và Bắc Phi tới châu Âu lục địa, và từ Sa mạc Mojave ở California tới các trung tâm đông dân cư của Mỹ).
    Nhưng đúng vào lúc các xã hội của chúng ta nên tiến hành các khoản đầu tư này, thì các khu vực công tại Mỹ và châu Âu lại đang trải qua tình trại “thoái lui đầu tư” thực sự. Các chính phủ, nhân danh mục tiêu cân bằng ngân sách, đang cắt giảm đầu tư công. Còn các khu vực tư nhân không thể đầu tư một cách chắc chắn và an toàn vào năng lượng thay thế khi mà các lưới điện được nhà nước điều tiết, các quy tắc xác định trách nhiệm, các công thức định giá và các chính sách năng lượng quốc gia, tất cả đều không chắc chắn và đang bị tranh cãi quyết liệt.
    Tại Mỹ, chi cho đầu tư công đã bị giảm bớt, cả chính quyền liên bang lẫn tiểu bang đều không có những ủy nhiệm chính trị, chiến lược tài trợ hay các kế hoạch dài hạn để thúc đẩy đầu tư cho các thế hệ công nghệ mới thông minh và sạch hơn.
    Cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều hiểu sai về tình trạng “tê liệt đầu tư”. Phái Keynes mới nhìn nhận các khoản đầu tư, cả đầu tư công lẫn đầu tư cá nhân, chỉ đơn thuần là một loại tổng cầu. Họ không chú ý tới các quyết định về chính sách công liên quan đến các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng (cũng như các khoản Nghiên cứu & Triển khai có định hướng để thúc đẩy các công nghệ mới), vốn cần thiết để thúc đẩy các khoản đầu tư hướng tới sự bền vững về môi trường, cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân. Do đó, họ thúc đẩy các mánh lới (tỷ lệ lãi suất bằng 0 và các gói kích thích nền kinh tế), hơn là gây sức ép cho các chính sách cụ thể ở tầm quốc gia để phục hồi đầu tư một cách hiệu quả.
    Đến lượt mình, phái Trọng cung dường như làm ngơ đối với sự phụ thuộc của đầu tư cá nhân vào các khoản đầu tư công phụ trợ, cũng như một chính sách rõ ràng cùng với một bộ khung để điều tiết. Họ cổ vũ cho việc giảm chi tiêu chính phủ, tin tưởng một cách ngây thơ rằng khu vực tư nhân sẽ có thể bù đắp các khoản chi tiêu này bằng một phép màu nào đó. Nhưng, thông qua việc cắt giảm đầu tư công, họ đang gây cản trở cho đầu tư cá nhân.
    Ví dụ, các nhà sản xuất điện tư nhân sẽ không đầu tư vào các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn nếu chính phủ không có các chính sách dài hạn về năng lượng và ứng phó với biến đổi hậu, hay các kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng các đường truyền tải năng lượng tầm xa dành cho các nguồn năng lượng có hàm lượng carbon thấp tới các khu vực đông dân cư.
    Cũng có lựa chọn khác là sử dụng các khoản tiết kiệm nội địa để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ví dụ như nước Mỹ cho các nền kinh tế thu nhập thấp ở châu Phi vay tiền để mua các nhà máy điện mới do các công ty của Mỹ sản xuất. Một chính sách như thế sẽ giúp cho tiết kiệm cá nhân của nước Mỹ được sử dụng hữu ích nhằm chiến đấu với tình trạng nghèo đói toàn cầu, đồng thời giúp cho nền tảng công nghiệp của Mỹ mạnh lên.
    Cũng vậy, ở đây, cả phái Keynes mới lẫn phái Trọng cung đều không nỗ lực nhiều nhằm cải thiện các thiết chế của tài chính phát triển. Thay vì khuyên Nhật Bản và Trung Quốc gia tăng tỷ lệ tiêu dùng của mình, các nhà kinh tế vĩ mô nên thông minh hơn để có thể khuyến khích các nền kinh tế này sử dụng các khoản tiết kiệm dồi dào của mình nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư, không chỉ ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
    Những cân nhắc này là tương đối rõ cho bất cứ ai quan tâm đến nhu cầu cấp bách phải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và sự bền vững về môi trường. Thách thức vốn đang tạo ra nhiều áp lực, nhất của thế hệ chúng ta là chuyển đổi các hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng bẩn, dựa vào carbon sang các hệ thống sạch, thông minh và hiệu quả cho thế kỷ XXI. Đầu tư vào nền kinh tế bền vững sẽ giúp gia tăng nhanh chóng phúc lợi của chúng ta và giúp các khoản tiết kiệm “thừa thãi” của chúng ta được sử dụng vào các mục đích đúng đắn.
    Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra một cách tự động. Chúng ta cần đến các chính sách đầu tư công dài hạn, quy hoạch về môi trường, các lộ trình về công nghệ, các chương trình hợp tác công-tư cho các công nghệ mới và bền vững, và hợp tác toàn cầu quy mô lớn hơn. Những công cụ này sẽ tạo ra một bộ môn kinh tế học vĩ mô mới, mà sức khỏe và sự thịnh vượng của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nó.
    _________
    Jefferey D. Sarchs, Giáo sư về Phát triển bền vững, Giáo sư về Chính sách Y tế và quản lý, Giám đốc Viện Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), đồng thời cũng là Cố vấn đặc biệt cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Ông là tác giả của các cuốn sách The End of Poverty (Kết thúc đói nghèo) và Common Wealth (Sự thịnh vượng chung).
    Bất ổn cá nhân và bất công xã hội làm kinh tế thất bại

    TS Đỗ Kim Thêm dịch, 
    Joseph E. Stiglitz,
    Lại một lần nữa hai công trình nghiên cứu mới nhất chứng tỏ về mức độ quan trọng của vấn đề bất bình đẳng đang gây tác hại cho Hoa Kỳ. Thứ nhất, theo Báo cáo của cơ quan US Census Bureau năm 2014 về tình trạng thu nhập hằng năm và nghèo minh chứng rằng lợi tức của một người Mỹ bình thường vẫn còn tiếp tục trì trệ, cho dù tình trạng kinh tế được suy đoán là hồi phục sau thời kỳ Tổng Suy Trầm. Mức thu nhập trung vị của từng hộ gia đình, sau khi điều chỉnh giá lạm phát, vẫn còn ở dưới mức so với 25 năm trước đây. 
    Người ta thường nghĩ là sức mạnh nhất của Hoa Kỳ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế làm cho thế giới phải ganh tị. Nhưng tại sao các nước khác cố ganh đua với một mô hình kinh tế mà phần lớn dân chúng, – đúng ra là đa số -, chịu cảnh lợi tức trì trệ, trong khi thu nhập của giới thượng tầng luôn tăng vụt?
    Một công trình nghiên cứu thứ hai là Báo cáo của cơ quan United Nations Development Program´s Human Development năm 2014. Họ chứng thực các phát hiện này. Hàng năm, cơ quan UNDP phổ biến một bảng sắp hạng các quốc gia tính theo chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số này kết hợp các mức độ khác của sự an lạc ngoài mức thu nhập, còn gồm thêm cả các vấn đề sức khoẻ và giáo dục. (Theo báo cáo này, Việt Nam chiếm hạng 121 trong tổng số 187 quốc gia và lãnh thổ, CTCND).
    Nếu tính theo chỉ số HDI, Hoa Kỳ đứng sau Na Uy, Úc, Thụy Sĩ và Hoà Lan. Nhưng nếu điều chỉnh giá trị này theo điểm về bất quân bình, Hoa Kỳ tụt đến hạng 23, một tình trạng tệ hại nhất đối với một nước phát triển cao độ. Thực vậy, Hoa Kỳ thua cả Hy Lạp và Slovakia, những nước mà thông thường dân chúng không xem như là một mô hình khuôn mẩu hay là người cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một bảng phân hạng cao thấp nào.
    Báo cáo của cơ quan UNDP nhấn mạnh đến một khiá cạnh khác của thành tựu xã hội: đó là khả năng bị tổn thương. Báo cáo chỉ ra rằng trong khi một vài nước đã thành công trong việc đưa dân chúng thoát cảnh cùng cực, cuộc sống của một số nơi vẫn còn không ổn đinh. Một biến cố nhỏ, – thí dụ như cơn bạo bệnh trong gia đình -, có thể đẩy họ lại lâm vào cảnh cơ hàn. Cuộc đời bị tụt dốc là một đe dọa đích thực trong khi khả năng thăng tiến bị hạn chế.
    Tại Hoa Kỳ, năng động để thăng tiến là chuyện nhiều về huyền thoại hơn là thực tế, trong khi tụt dốc và tổn thương là kinh nghiệm phổ biến tràn lan. Một phần trong vấn đề này là do hệ thống bảo hiểm sức khoẻ của Hoa Kỳ. Hệ thống này làm cho những người Mỹ nghèo luôn ở trong hoàn cảnh bất ổn, cho dù có biện pháp cải cách của Tổng thống Barack Obama.
    Những thành phần tận cùng trong xã hội chỉ là một bước nhỏ thoát ra khỏi cảnh phá sản mà nó mang theo bao hệ lụy. Bệnh tật, ly dị và thất nghiệp thường đẩy họ đến bên bờ vực thẳm. Dự thảo luật Cải cách Bảo hiểm của Obama, còn gọi là Obamacare năm 2010, có mục tiêu cải thiện những đe doạ này – có nhiều biểu hiện tích cực cho thấy dự luật là một biện pháp giảm thiểu đáng kể cho số lượng người Mỹ không có bảo hiểm. Nhưng một phần do phán quyết của Tối Cao Pháp Viện và sự ngoan cố của các thống đốc và các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hoà trong 24 tiểu bang đã không chịu mở rộng chương trình bảo hiểm cho người nghèo (Medicaid) – cho dù chính quyền liên bang chi trả hầu hết toàn bộ chi phí -, nên trước cũng như sau gì cũng có đến 41 triệu người không được bảo hiểm. Khi bất bình đẳng kinh tế chuyển sang thành bất bình đẳng chính trị – như trong một phần lớn đã xãy ra tại Hoa Kỳ- , chính quyền ít quan tâm đến các nhu cầu của những người thuộc hạ tầng xã hội.
    Không phải chỉ có các chỉ số tính theo TSLQG hay HDI phản ảnh được sự thay đổi qua thời gian hay sự dị biệt giữa các nước về khả năng bị tổn thương. Ngay tại Hoa Kỳ và các nơi khác có một sự tụt hậu rõ rệt về mức an toàn. Ai có công ăn việc làm, thì cũng lo sợ liệu có khả năng còn giữ được việc hay không; ai thất nghiệp cũng mang nỗi lo làm sao tìm được việc.
    Sự suy sụp kinh tế gần đây làm tiêu tan cơ nghiệp của nhiều người. Tại Hoa Kỳ, ngay cả sau khi tình hình thị trường cổ phiếu được hồi phục, tài sản tính theo trung vị đã giảm đi hơn 40% từ năm 2007 đến năm 2013. Điều này có nghĩa là làm cho bậc cao niên và giới đang sắp vào tuổi nghĩ hưu lo âu hơn về mức sống. Hằng triệu người Mỹ mất nhà, hàng triệu người lâm vào cảnh bất ổn không biết mình có thể sẽ bị mất nhà trong tương lai không.
    Những bất an này phụ thêm vào các nổi bất an khác mà người Mỹ đã phải đối phó từ lâu. Tại các nội thành trong nước, hàng triệu giới trẻ người Mỹ gốc Nam Mỹ và châu Phi phải đối đầu với một hệ thống tư pháp và cảnh sát bất công và hoạt động kém; ai mà vượt đường của cảnh sát trong đêm, gặp đúng người khó chịu, có thể lãnh án tù không lý do – hoặc chịu hậu quả trầm trọng hơn.
    Đã từ lâu, châu Âu ý thức được tầm quan trọng để giải quyết vấn đề khả năng bị tổn thương bằng cách cung ứng một hệ thống bảo hiểm xã hội. Người châu Âu công nhận rằng một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt đẹp có thể cải thiện toàn bộ thành tựu kinh tế, khi cá nhân càng muốn chấp nhận có nhiều nguy hiểm, thì có thể đưa tới tình trạng tăng trưởng kinh tế cao hơn.
    Những hiện nay tại nhiều nơi trong châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cao (trung bình là 12% và là 25% tại những nước bị ảnh hưởng nặng nhất), kết hợp với việc cắt giảm mức bảo hiểm xã hội do chính sách tiết kiệm, cả hai làm gia tăng về khả năng tổn thương mà không hề có trước đây. Hậu quả của vấn đề là mức suy giảm về an lạc xã hội của con người có thể tăng cao hơn so với mức đã đề ra theo các biện pháp tính theo TSLQG – những số liệu này vốn dĩ đã là đen tối, nhưng tại hầu hết các nước cho thấy rằng lợi tức thực sự tính theo đầu người, sau khi đã điều chỉnh lại do lạm phát, hiện nay tại nhiều nước thấp hơn so với trước thời khủng hoảng – làm cho nữa thập niên đã phải mất đi.
    Báo cáo của Uỷ Ban Quốc tế về Lượng định Thành quả Kinh tế và Tiến bộ Xã hội (mà tôi là người chủ trì) nhấn mạnh rằng TSLQG không phải là một thước đo phù hợp để đánh giá nền kinh tế phát triển tốt đẹp. Báo cáo của hai cơ quan US Census Bureau và UNDP nhắc chúng ta lại về tầm quan trọng của nhận thức này. Chúng ta đã phí phạm quá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách suy tôn khái niệm TSLQG này.
    Cho dù chỉ số TSLQG có tăng nhanh đến đâu, khi nền kinh tế thất bại trong việc cung ứng những thành quả cho phần lớn dân chúng, mà họ phải đương đầu với bất trắc ngày một gia tăng, thì theo ý nghĩa cơ bản nhất, đó là một nền kinh tế thất bại. Và các chính sách, giống như chính sách khắc khổ, làm gia tăng bất an và làm giảm đi mức thu nhập và lối sống cho phần lớn dân chúng, trong ý nghĩa nền tảng, đó là những sách lược thất bại.
     __________
    Joseph E. Stiglitz, đoạt giải Nobel về Kinh tế, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Uỷ Ban Tư Vấn Kinh tế của Tổng Thống Bill Clinton và Phó Chủ Tịch Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất mà ông viết chung với Bruce Greenwald là Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress.
    Nguyên tác: The Age of Vulnerability
    Tựa đề bản dịch là của người dịch
    © Bản tiếng Việt Đỗ Kim Thêm

    No comments:

    Post a Comment