Pages

Monday, February 27, 2017

TRƯƠNG LAM * TRÒ KHỈ NĂM KHỈ

Đầu năm khỉ đỏ diễn trò

Trương Lam (Danlambao) - Loài khỉ vốn xưa nay thường hay diễn trò trong các rạp xiếc để mua vui cho thiên hạ tiếng cười. Cũng từ đặc tính đó mà những con khỉ đỏ, có gốc gác từ hang Pác Pó vẫn thường đang diễn trò lếu láo mị dân trong đời sống người Việt.
Khai kịch đầu năm là con khỉ đầu đàn già nua Trọng lú với màn đi xe bus, bách bộ, thắp hương ngày 01 Tết. Cái hình ảnh lão già đầu bạc thếch đứng trên xe, bao quanh chỉ toàn cùng đồng bọn, giơ cánh tay vẫy vẫy vào hư không trước mắt như đang chào ai đó làm bà con cả nước cười té sấp ngửa còn hơn cả xem táo quân cuối năm. 
Lão còn đến thắp hương nơi vườn hoa Lý Thái Tổ. Nơi trước đó không lâu, đám lâu la “còn đảng còn mình” dưới trướng còn hùng hục bắt giữ những người đi tưởng niệm những tử sĩ VNCH hy sinh bảo vệ tổ quốc tại Hoàng Sa.
Nói về diễn thì sao thiếu diễn viên Đinh La To - Bí thư thành Hồ, một gương mặt thân quen của những trò PR hình ảnh cá nhân lố lăng thông qua những phát ngôn “nổ như bom tấn”. Đâu xa xôi, trước Tết cổ truyền, cùng lúc thánh nổ oang oang “từ hôm nay là phút giây đen tối nhất của tội phạm” tại buổi lễ ra mắt đội 'săn bắt cướp là hình ảnh cướp giật của du khách lại tràn ngập khắp mặt báo tại đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1. Hôm 5 Tết, Đinh La To đi “vi hành” đến công trường thi công cầu vượt, hầm chui tại nút giao Mỹ Thủy (đường vào cảng Cát Lái). Sau một lúc tỏ vẻ am hiểu lịch sử khi nói về chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, Đinh La To lại tranh thủ “la to” để lấy lòng nhân dân Sài gòn: “Công trình đặc biệt thì phải có giải pháp đặc biệt. Quan trọng nữa là phải có quyết tâm đặc biệt. Nếu để đảm bảo công ăn việc làm cho đơn vị là không được. Mục tiêu là sớm đưa công trình vào khai thác chứ không phải giải quyết công ăn việc làm cho các nhà thầu”.
Sau màn phụ họa cùng khỉ già Nguyễn Phú Trọng hôm ngày 01 thì hôm 08 Tết, hán gian Hoàng Trung Hải (Bí thư cộng sản Hà Nội) cùng Phạm Quang Nghị (Chủ tịch Hà Nội) đã cùng diễn trò “Tết trồng cây”. Những cây to lớn, đã được trồng lâu năm bị bứng gốc, di dời cắm vào nơi các cụ khỉ đang đứng đợi nhằm diễn trò trồng cây. Để báo chí “cách mạng” có cái mà tô vẽ thêm thì Hải hán gian cũng phọt phẹt năm ba câu: "Trồng đi đôi với chăm sóc và bảo vệ cây; mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cơ quan cần nhận thức đầy đủ về tác hại của biến đổi khí hậu để tham gia trồng cây, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái của Thủ đô và đất nước." (*)
Những “trò khỉ” của bầy khỉ đỏ diễn trò đã không còn tác dụng mị dân trong thời buổi thế giới công nghệ phẳng như hôm nay được nữa. Có chăng, người dân đang thủng thẳng cười khi xem miễn phí những trò hề nhảy múa của “khỉ” mà thôi.
05.02.2017



KÔNG KÔNG * DONALD TRUMP

Donald Trump “make America great again” là cơ hội cho Việt Nam

Kông Kông (Danlambao) - Không phải bỗng dưng Tân Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm người nhập cư vào Hoa Kỳ từ 7 nước có đa số dân theo đạo Hồi và tạm ngưng nhập nội bất cứ ai có thẻ xanh hay visa, đang ở ngoài nước, đã bị giới truyền thông Hoa Kỳ rầm rộ phản đối và còn lan ra thế giới.
Còn nhớ trong thời gian mới bắt đầu vận động tranh cử để được đảng Công Hòa đề cử (một ứng cử viên chưa từng tham gia chính trị) cứ tưởng ông lớ ngớ nên mới dại dột đương đầu ngay với giới truyền thông, vốn được coi như thống lĩnh dư luận. Điều mà trước đây chưa có bất cứ ứng cử viên nào dám gây sự. Đáng nói hơn nữa là không phải bất cứ lập luận nào để “phản pháo” truyền thông của ông cũng đúng sự thật, nếu không nói là nhiều khi sai be bét! Vì thế truyền thông lợi dụng ngay vào điểm đó để tấn công mạnh hơn nữa. Nhưng ông Trump vẫn ngoan cường đến độ coi như bất chấp dư luận! Nhưng “dư luận” là ai? Câu hỏi nầy đã có giải đáp.
“Dư luận của giới truyền thông” là bà Hillary Clinton có thể thắng đến 90%!
Thế nhưng, đại bộ phận người Mỹ tưởng chừng im lặng, như đã từng, lại lên tiếng qua lá phiếu. Vậy, việc ông Trump đắc cử chính là cái vỗ vào mặt giới truyền thông Mỹ!
Sau thất bại ê chề, tưởng họ phải tự dẹp bỏ thói hãnh tiến để truy tìm nguyên nhân, trở về gần với sự thật trần trụi, nhưng họ lại tiếp tục vận động dư luận (lại dư luận) tấn công thời hậu bầu cử! Điểm nổi bật được nêu ra là 'nhờ bàn tay lông lá của trùm Putin, Tổng Thống Nga, nên Trump mới thắng'! Nếu đúng theo lập luận nầy thì thay vì tấn công ông Trump, phải quy trách nhiệm cho cựu Tổng Thống Obama mới chính xác, nhưng họ làm ngơ!
Điểm khác nữa là được truyền thông PR, đảng Dân Chủ tưởng nắm chắc phần thắng, bỗng bị rơi xuống hố sâu! Nên, nếu đặt trọng tâm vì đất nước trên hết, thì bà Clinton nên thẳng thắn đứng ra kêu gọi người từng ủng hộ bà gạt bỏ thất bại cay đắng vừa qua để hợp tác với Tân chính phủ, chờ đợi chỉ sau “100 ngày trăng mật” hãy phê phán, như thông lệ, cũng không muộn!
Vì thế cơn bão chính trị đang xảy ra chắc chắn sẽ không có lợi cho đất nước Hoa Kỳ cho dù đủ thứ nhân danh!
Cụ thể là nhân danh “lòng nhân đạo”!
Chỉ với 90 ngày cấm nhập nội Hoa Kỳ để Tân chính phủ có thời gian rà soát những khe hở luật pháp, lo về an ninh lâu dài cho đất nước, chứ đâu phải là cấm vĩnh viễn vì lý do tôn giáo? Trong khi đó bọn ISIS đã từng hứa là sẽ khủng bố ngay trên đất Mỹ để trả thù! Và nước Mỹ đã tốn cả tỉ tỉ để lo về an ninh từ sau vụ đại khủng bố 9/11 mọi người hình như quên hẳn!
Trong thời gian tranh cử ông Trump đã từng hứa lo về an ninh là ưu tiên và người Mỹ đã chọn ông, thì việc tìm mọi cách làm cản trở tiến trình rà soát an ninh chính là hình thức đánh mất dân chủ, vì đang phản lại giá trị lá phiếu của cử tri!
Còn nếu lập luận là “cả thế giới đều phản đối kế hoạch 'điên khùng' của Tổng Thống Trump”, đặc biệt ở Âu châu, thì tại sao cả khối NATO đã không lo được an ninh cho chính họ? Bạo loạn, khủng bố liên quan đến di dân đang xảy ra khắp nơi? Và, tệ hại hơn nữa là không đương đầu nổi với trùm Putin sau vụ Crimea của Ukraine đưa đến hậu quả là nước Anh “Brexit”? Như vậy sự phản đối đó có đúng và có giá trị thực hay không?
Với người Việt Nam 'chống Trump' liệu có phải là do 'mặc cảm tị nạn' nên phải 'cứu' người tị nạn?
Lịch sử Hoa Kỳ đã bị một vết nhơ không thể chối cãi đó là bị thua về quân sự tại chiến tranh Việt Nam. 58 ngàn quân nhân Mỹ đã bỏ mình vì chiến đấu cho Tự do do lỗi lầm của các chính phủ. Nếu Hoa Kỳ không giết anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì ông không chịu để Hoa Kỳ đổ quân vào, thì lịch sử Việt Nam đã khác đi! Chính vì sự phản bội “đồng minh” nầy nên Hoa Kỳ bị mất mặt trên thế giới! Do đó việc nhận hàng triệu người tị nạn từ miền Nam đương nhiên là vì nhân đạo nhưng cũng chính Hoa Kỳ cần phải vớt vát thể diện với đồng minh khác trên cùng chiến tuyến chống cộng sản! Hơn thế nữa, người Việt Nam tị nạn chắc chắn không phải là loại khó tìm cách xác minh lý lịch như bọn khủng bố. Hơn 40 năm qua đã chứng minh điều đó. Vì thế tính cách tị nạn của người Việt Nam khác hẵn với những người tị nạn hiện tại.
Với người Việt Nam 'ủng hộ Trump' có phải là hy vọng hão huyền về việc Hoa Kỳ sẽ đánh Tàu cộng 'giúp' Việt Nam?
Lịch sử Hoa Kỳ là do chính người Hoa Kỳ gây dựng ngay từ những ngày đầu lập quốc. Chẳng những thế mà chính họ đã làm cách mạng từ bỏ lệ thuộc vào vương quốc Anh. Điều nầy cho thấy người Mỹ tôn trọng những ai tự đứng vững trên đôi chân của chính mình để chiến đấu! Đối với những nước muốn lệ thuộc vào Mỹ, vì nhu cầu của Mỹ, Mỹ giúp, nhưng sẽ bị dẫn dắt, bị khinh thường! Ngược lại những nước dựa vào Mỹ để tự vươn lên và trụ vững trên đôi chân chính họ thì Mỹ tôn trọng. Nhật, Đại Hàn, Do Thái là tiêu biểu. Còn những chế độ khác chỉ dựa vào Mỹ để lợi dụng thì rất nhiều, do đó sẽ bị Mỹ bỏ rơi dễ dàng trong nhiều tình huống. Câu nói “làm kẻ thù của Mỹ dễ hơn làm bạn” là sự ngụy biện của các chế độ thối nát để che giấu tội lỗi. Vì thế không có gì lạ sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố nước Mỹ quay về lo chuyện của nước Mỹ (chủ nghĩa dân túy) đã làm dấy lên sự la lối om sòm khắp nơi!
Với cái nhìn tổng thể như vậy thì việc hy vọng Mỹ sẽ 'đánh giúp Tàu cộng' cho Việt Nam chỉ là chuyện khôi hài! Nhưng, với các tuyên bố không che đậy của Tân Ngoại trưởng Rex Tillerson, của Bộ trưởng quốc phòng James Mattis và hành động quân sự cụ thể đang xảy ra tại biển Đông, gần như trái ngược thời cựu Tổng Thống Obama, thì người Việt Nam chống cộng có hy vọng.
Hy vọng khi Tàu cộng bị tấn công về mọi mặt thì Việt cộng, vốn dĩ thuộc loại “sớm đầu tối đánh” (dưới cái nhìn của Tàu cộng như đã “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979) sẽ bị chao đảo! Đi kèm với tình trạng nội bộ đảng “tự diễn biến” như ông Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo, ai dám bảo một số trong lực lượng công an, quân đội sẽ không quay lại chống đảng để tự cứu bản thân? Trong khi đó các phong trào chống cộng nhờ vào internet đang phát triển nhanh và mạnh sẽ giúp cho người dân cả nước hiểu rõ sự thật để họ vượt qua nỗi sợ hãi, công khai hợp tác chống đảng.
Khi các người chống Tàu cộng, chống Formosa đầu độc môi trường, tác hại đến đời sống hàng triệu người... bị bắt vô cớ càng nhiều thì chính là lúc đảng cộng sản phô bày sự yếu đuối và sợ hãi của chính họ rõ ràng nhất.
Một đảng nắm trong tay tất cả quyền lực mấy chục năm dài mà sợ hãi vô cớ như vậy thì sự sụp đổ đã đến ngay trong lòng chế độ. Hơn thế nữa, vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius thay vì phải từ nhiệm như hầu hết các đại sứ khác, lại được lưu nhiệm, cho thấy chính sách của Tân chính phủ Mỹ với Việt Nam có thể được tiếp tục. Và Mỹ có thể tận dụng tính cách “sớm đầu tối đánh” của Việt cộng, để Việt Nam tự xoay trục qua Mỹ một khi thấy Tàu cộng bị tứ đầu thọ địch. Như vậy Hoa Kỳ có thể đạt được lợi thế khi mặc cả với Tàu cộng, tương tự thời ông Kissinger đi đêm ngoại giao với Bắc Kinh năm 1972, nhưng khác, là lôi kéo được Việt Nam vào quỷ đạo Mỹ.
Nếu lợi dụng được thời cơ nầy người Việt Nam sẽ giành lại vận mạng đất nước. Và cuộc cách mạng nầy thành công hay không chính là do sự Tự chủ. Tấm gương tiêu biểu của Nhật, Đại Hàn đang ở trước mắt!
Vì thế với các nước khác thì chủ trương “make America great again” có thể rất nguy hiểm nhưng với Việt Nam sẽ là thời cơ tốt!
Dẫu gì thì thân phận của Tổng Thống Hoa Kỳ cũng sẽ bị định đoạt trong 4 năm nếu đi sai hướng nhưng vận mạng dân tộc Việt Nam thì phải tranh thủ từng khoảnh khắc, nếu có cơ hội!
2/4/2017


TẾT ÂM LỊCH TẠI LONDON



RICHARD HOLLINGHAM * NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

Tăng nỗ lực tìm người ngoài hành tinh

  • 2 tháng 2 2017
Giant telescope in New South Wales, Australia 
Bản quyền hình ảnh iStock

Kính thiên văn vô tuyến Parkes nổi tiếng ở New South Wales đã chứng kiến sự ra đời và cái chết của các chòm sao, khám phá nhiều bí mật của vũ trụ và thậm chí chuyển tiếp các hình ảnh đầu tiên được chiếu trên TV của các phi hành gia khám phá Mặt Trăng.
Bức tường của căn phòng có hình dáng giống chiếc bánh rán, nằm dưới một cái đĩa có chiều ngang 64 mét, chứa đầy các kệ đựng thiết bị. Mỗi ngăn như vậy chứa đầy các màn hình LED, các công tắc, nút bấm và hàng loạt các chip xử lý và ổ cứng. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 1961, hầu hết các công nghệ ở đây đã được nâng cấp liên tục.
“Chúng tôi vừa nâng cấp máy tính,” nhà khoa học chịu trách nhiệm vận hành John Sarkissian từ cơ quan khoa học quốc gia Úc, Csiro, nói. “Chúng tôi đã dán logo của Apple lên nó.”
Chiếc máy tính được nói đến được sử dụng để di chuyển chiếc đĩa của kính Parkes với độ chính xác đến từng milimét, để phát hiện ra các tín hiệu vô tuyến từ những hành tinh xa xôi. Tuy nhiên chiếc máy DEC (Digital Equipment Corporation) PDP 11 này được sản xuất sớm hơn chiếc máy Mac đầu tiên rất nhiều.
“Nó không có một hệ điều hành, và vì vậy, nó không thể bị lỗi,” Sarkissian nói. “Nó rất ổn định và đáng tin cậy - chúng tôi quen với quan niệm rằng cái gì không hỏng thì không cần sửa.”

Richard Hollingham 
Bản quyền hình ảnh Richard Hollingham

Chiếc hộp này có ba công tắc và có dòng chữ ‘Digital’ in phía trước. Nó đã vận hành trơn tru kể từ năm 1982 tới nay. Và nó sẽ sớm hoạt động bên cạnh thế hệ máy tính mới.
“Ở đây chúng tôi có 4 kệ được bọc lớp bảo vệ,” Sarkissian nói trong lúc đi sang phía đối diện của căn phòng hình tròn. Ông mở một trong những cánh cửa bằng kim loại và một làn gió lạnh cóng thổi ra. “Sẽ có rất nhiều thiết bị ở đây, chúng trở nên rất nóng và cần được làm mát.”
Công nghệ tạo ra lượng nhiệt lớn này đang được sử dụng cho một nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh với tên gọi Breakthrough Listen.
Dự án toàn cầu, được tỷ phú Yuri Milner tài trợ và được Stephen Hawking ủng hộ, sử dụng các kính thiên văn vô tuyến trên toàn cầu. Từ đầu năm 2017, việc phát hiện các tín hiệu từ người ngoài hành tinh sẽ chiếm một phần tư thời gian hoạt động của kính Parkes.
“Đây là một bước đi mới trong việc tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh bằng công nghệ mới và động lực mới,” giám đốc chương trình tại Csiro, John Reynolds, nói.
“Mỗi năm, máy tính lại trở nên mạnh hơn,” Reynolds nói. “Công nghệ mà chúng tôi sử dụng được xây dựng xung quanh thứ gọi là Đơn vị Xử lý Đồ hoạ (GPU), đây là công nghệ tạo hình ảnh nhanh chóng trên màn hình máy tính và giúp cách mạng hoá quy trình xử lý dữ liệu trên máy tính.”
Thông thường thì chúng ta cho rằng người ngoài hành tinh sẽ gửi một tín hiệu đi khắp vũ trụ. Và để phát hiện ra họ, cần có thiết bị có khả năng diễn giải các tín hiệu.
Thiết bị mới sẽ lắng nghe mọi tín hiệu thu được từ vũ trụ 
Bản quyền hình ảnh Richard Hollingham
Image caption Thiết bị mới sẽ lắng nghe mọi tín hiệu thu được từ vũ trụ

“Nếu bạn đang tìm kiếm một tín hiệu từ một hành tinh xa lạ... thì có lẽ bạn sẽ muốn tìm kiếm những tín hiệu có thể nhìn thấy từ Trái Đất," Reynolds nói. “Nó có thể là một tín hiệu GPS - đó là một tín hiệu khá phức tạp, không thể được hiển thị trên một màn hình đơn giản mà cần rất nhiều thời gian xử lý.”
Cũng giống như các máy tính, chiếc đĩa của kính Parkes vừa được nâng cấp với 13 máy tiếp thu, cho phép nó nhìn 13 hướng cùng một lúc.
“Lượng dữ liệu mà chúng tôi thu về sẽ rất lớn,” Sarkissian nói. “Mỗi ngày, chúng tôi sẽ thu về hàng terabyte dữ liệu.”
\
Các nhà khoa học không những đang tìm kiếm ở các hành tinh giống với Trất Đất xung quanh các ngôi sao gần chúng ta nhất mà còn chĩa kính tới những thiên hà ở rất xa, cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng.
“Chỉ có một nền văn minh vô cùng hiện đại mới có khả năng phát đi tín hiệu xa đến vậy,” Reynolds nói. “Thế nhưng đó là điều chúng ta đang tìm kiếm - nhiều khả năng tín hiệu mà chúng ta phát hiện ra sẽ từ một nền văn minh tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều.”
Khả năng tìm ra tín hiệu có nguồn gốc ngoài hành tinh được xếp hạng trên Thước Đo Rio và đã có nhiều báo động giả trong những năm qua. Tuy nhiên, nhiều phát hiện trong số này lại có vai trò quan trọng cho nghiên cứu khoa học.
Năm 1967, nhà vô tuyến thiên văn học ở Cambridge, Jocelyn Bell-Burnell, đã phát hiện ra các tín hiệu được phát đi liên tục từ một hệ thống sao ở cách xa chúng ta. Các sao này, ban đầu mang biệt danh là Little Green Men, sau đó được phát hiện là một loại sao neutron mới - sao xung (pulsar). Trong lúc xoay, những ngôi sao chết này phát các tín hiệu vô tuyến ra khắp vũ trụ.
iStock 
Bản quyền hình ảnh iStock

Nhưng có một số tín hiệu thì đơn giản chỉ là giả. Một vài năm trước, các nhà thiên văn học tại Parkes đã phát hiện ra hàng loạt tín hiệu trong dữ liệu của họ. Sau khi điều tra, họ phát hiện ra những tín hiệu này đến từ một lò vi sóng của các nhân viên tại đó.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có công cụ cũng như kiến thức để nhận biết tín hiệu thật và tín hiệu giả - chúng tôi chỉ phải rất cẩn thận,” Reynolds nói. Lò vi sóng từ đó đã bị cấm sử dụng.
Trong trường hợp tín hiệu được xác minh là có nguồn gốc ngoài hành tinh, Breaththrough Listen có nhiệm vụ phải thông báo tin này cho toàn thế giới. “Bạn phải rất cẩn thận để không đưa ra quyết định không chính xác,” Reynolds nói. “Chúng tôi phải đảm bảo những gì mình công bố đã được xác minh cẩn thận và có điểm rất cao trên Thước Đo Rio.”
Liệu dự án này có khả năng thành công đến đâu ở lĩnh vực mà nhiều dự án khác đã thất bại?
“Một trong các vấn đề cơ bản đó là khả năng thành công thấp,” Reynolds thừa nhận. “Sự sống ngoài hành tinh gần như là chắc chắn. Nếu tìm kiếm đủ lâu, chúng ta sẽ tìm ra. Chỉ là vấn đề thời gian.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-38834426


MỘT SỐ VỤ THANH TRỪNG

Một số vụ thanh trừng khét tiếng lịch sử

  • 2 tháng 2 2017
Lịch sử chính trị thế giới đã ghi nhận một số vụ thanh trừng khủng khiếp, gồm cả chuyện tẩy ảnh, xóa tước và danh vị của người đã chết hoặc bị hạ bệ.
Trong hình nguyên gốc, Lenin có Trotsky đứng cùng 
Bản quyền hình ảnh Keystone/Getty Images
Image caption Trong hình nguyên gốc, Lenin có Trotsky đứng cùng

Liên Xô và đợt thanh trừng của Stalin

Năm 1934, Sergei Kirov, bí thư Đảng Cộng sản của Leningrad bị giết, có thể bằng lệnh của Stalin. Nhưng vụ án Kirov đã được Stalin dùng làm cái cớ để thanh trừng toàn bộ hệ thống.
Có 93 trên tổng số 139 Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bị xử bắn.
Hồng quân Liên Xô có 103 vị tướng thì 81 bị xử tử.
Theo trang BBC History, chừng một phần ba trong số 3 triệu đảng viên ở Liên Xô bị giết trong giai đoạn 1934-1938.
Bộ máy tuyên truyền Liên Xô cũng tẩy xóa ảnh, xóa tên, chức danh của những người bị chết hoặc bị giam cầm trong các trại lao cải gulag.
Sách giáo khoa lịch sử bị sửa nhằm "xóa trí nhớ về những người bị cho là phạm tội".
Trong hình bị tẩy xóa, Lenin đứng một mình, không còn Trotsky 
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Trong hình bị tẩy xóa, Lenin đứng một mình, không còn Trotsky ở giữa ảnh

Nhiều nhân vật nổi tiếng nhất và nắm chức vụ cao nhất, gồm Leon Trotsky đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Trước khi ông Trotsky, người từng là nhân vật số hai trong Cách mạng Nga bị ám sát chết năm 1940 ở Mexico, mọi hình ảnh của ông bị xóa khỏi sách báo, triển lãm, phim tài liệu ở Liên Xô.
Bức hình trong bài là một ví dụ Trotsky bị xóa khỏi ảnh cùng Lenin.

Xóa sổ 'Bè lũ Bốn tên'

'Tứ nhân bang' (Gang of Four) tại Trung Quốc gồm vợ của Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh và các ông Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên, bị cho là lũng đoạn chính trị Trung Quốc giai đoạn Cách mạng Văn hóa (1966-76).
Nổi lên từ phong trào văn hóa văn nghệ và đề cao vụ đánh Ngô Hàm, tác giả của vở kịch Hải Thuỵ từ quan (1965), bốn người đã trở thành trụ cột cho chủ nghĩa vô sản cực đoan Trung Quốc thời Mao.
Sau khi ông Mao qua đời năm 1976, Tứ nhân bang mất dần quyền lực và bị xử trong hai năm 1980-81.
Nhưng sang thời kỳ Hoa Quốc Phòng cầm quyền, Trung Quốc cũng áp dụng chính sách như đã làm trong văn học nghệ thuật thời Tứ nhân bang là tẩy xóa hình ảnh của các cựu thù.
Những bức hình bà Giang Thanh đứng cạnh ông Mao ở những lễ lạt cấp nhà nước bị tẩy.
Điều lạ nữa là số phận của bà Giang Thanh (1914-1991) khiến một nghệ sỹ khác chỉ vì cùng tên mà bị bộ máy kiểm duyệt ngăn cản xuất hiện tại Trung Quốc.
Wan Jianhua viết trong bài 'The Other Madame Mao' (Một phu nhân Mao khác - nerwchinamag.com 06/2013) rằng bà Giang Thanh, một nghệ sỹ gốc Thượng Hải, chỉ có thể ra sách tại Hoa lục năm 2013, khi đã 67 tuổi.
Bà Giang Thanh bị đem ra tòa xử sau khi ông Mao, chồng bà qua đời
 
Image caption Bà Giang Thanh bị đem ra tòa xử sau khi ông Mao, chồng bà qua đời

Năm 17 tuổi, bà sang Hong Kong và sống từ đó ở Đài Loan nhưng vì cũng có tên là Giang Thanh nên mọi tác phẩm phim ảnh cũng bị cấm tại Hoa lục.
Giới văn hóa tiếng Hoa gọi là là 'Giang Thanh từ Đài Loan' để phân biệt với Giang Thanh vợ Mao.

Vatican và Giáo hoàng Formosus

Sinh năm 816 và mất năm 896, Giáo hoàng Formosus nổi tiếng vì lời mời vua Arnulf của tộc Frank đem quân vào nước Ý nhằm đuổi hai hoàng đế La Mã là Guy và con trai Lambert khỏi Rome.
Ngài đã phong Arnulf làm Hoàng đế La Mã năm 896 nhưng không lâu sao đó vị này trở về vùng nay thuộc Đức.
Bản thân Giáo hoàng Formosus chết sau đó và bị người kế nhiệm Giáo hoàng Stephen VI trả thù tàn khốc, theo Bách khoa toàn thư Anh, Britannica.
Tòa thánh Vatican
 
Image caption Tòa thánh Vatican

Xác của Formosus bị khai quật, đặt lên ngai vàng giả để 'chứng kiến' một phiên tòa.
Sau đó, Giáo hoàng Stephen VI tuyên bố Formosus chưa từng là người đứng đầu Tòa Thánh, xóa ngôi vị của ông và cho vứt xác người đã quá cố xuống sông Tiber.
Các vụ việc đã gây phẫn nộ tạio Rome, dẫn tới chỗ Stephen VI bị lật đổ và cầm tù rồi bị giết.
Giáo hoàng Theodore II phục hồi mọi chức vụ cho Formosus và các tác phẩm, thư từ của ông được lưu trong Patrologia Latina.
Xem thêm bài của Joe Boyle 'Five Infamous Purges' trên BBC News.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-38735286


THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu?

2017-02-05

Có hai công ty và hai công dân Trung quốc nằm trong danh sách 25 công ty và cá nhân bị Mỹ cấm vận vì buôn bán làm ăn với Iran.
Chính phủ Mỹ đưa ra danh sách này vào hôm thứ sáu nhằm mục đích siết chặt cấm vận lên Tehran sau khi Iran thử tên lửa đạn đạo.
Hai công ty này có trụ sở ở thành phố Thanh Đảo, và Ninh Ba miền duyên hải Trung quốc. Trên web site của hai công ty này người ta thấy họ xuất nhập khẩu các sản phẩm như lò đốt, ống nước, vỏ ruột xe gắn máy.
Những người đại diện của hai công ty này nói rằng họ không làm điều gì sai, vì chỉ xuất khẩu những sản phẩm bình thường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân mà thôi. Hiện nay những dịch vụ tài chính của họ với các ngân hàng Hoa Kỳ đã bị ngừng lại.
Bộ ngoại giao Trung quốc hiện chưa đưa ra lời bình luận nào về việc này, tuy nhiên trong quá khứ Bắc Kinh đã từng rất giận dữ khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty của họ có làm ăn với Bắc Hàn và Iran.
Xin được nhắc lại là Trung quốc là một trong những cường quốc đã thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân ký kết giữa Iran và các cường quốc phương Tây cùng với Nga và Trung quốc.
Trong một diễn biến khác, vào ngày hôm qua, thứ bảy mùng 4 tháng hai, Bắc Kinh đã lên tiếng cáo buộc Washington vi phạm những luật lệ thương mại toàn cầu khi áp đặt mức thuế từ 63% đến 190% thép Trung quốc nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố của Bộ thương mại Trung quốc đượcc hãng thống tấn nhà nhà nước Tân Hoa Xã trích lời thì Mỹ đã đối xử không công bằng với các công ty Trung quốc chỉ vì các công ty đó là các công ty nhà nước.
Được biết là cộng đồng châu Âu cũng áp đặt một mức thế lên đến 64,9% lên thép nhập khẩu từ Trung quốc.
Trung quốc là quốc gia sản xuất đến phân nửa lượng thép toàn cầu, nhưng do nền kinh tế phát triển chậm lại nên Trung quốc đã bán giá thấp lượng thép dư thùa và hành động này bị cho là phá giá. Bắc Kinh hứa là cho đến năm 2020 sẽ giảm một lượng thép sản xuất mỗi năm là từ 100 đến 150 triệu tấn trong tổng số 1 tỉ hai trăm triệu tấn hiện nay.

TT Trump: Lệnh di trú 'cần thiết' cho tự do tôn giáo Mỹ




Tổng thống Trump nói bạo động chống lại các tôn giáo thiểu số phải chấm dứt.
Tổng thống Trump nói bạo động chống lại các tôn giáo thiểu số phải chấm dứt.
Ngày thứ Năm 2 tháng 2, Tổng thống Donald Trump bênh vực lệnh cấm tạm thời không cho vào nước Mỹ công dân của 7 nước có đa số theo Hồi Giáo vốn bị chỉ trích kịch liệt tại Mỹ và ở nước ngoài. Tổng thống Trump nói lệnh cấm cần thiết để đảm bảo tự do tôn giáo và lòng khoan dung tại Mỹ.
Nói chuyện tại một buổi ăn sáng cầu nguyện với sự tham dự của các chính trị gia, các lãnh tụ tôn giáo và khách mời, trong đó có Vua Jordan Abdullah, tổng thống Trump nói ông muốn ngăn ngừa “gốc rễ của sự bất khoan dung” lan tràn tại nước Mỹ.”
Sắc lệnh hành pháp của ông Trump được ban hành cách đây một tuần ngưng trong vòng 120 ngày chương trình tị nạn của Mỹ, cấm không thời hạn người tị nạn Syria vào Mỹ và ngưng không cho vào Mỹ công dân của 7 nước đa số theo Hồi Giáo là Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen. Biện pháp này được ông Trump cho là nhằm mục đích bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố, đã gây nên những cuộc biểu tình và những thách thức về pháp lý.

Ông Trump, một doanh nhân giàu có và là một cựu ngôi sao truyền hình thực tế chưa bao giờ giữ chức vụ công cử khi ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 vừa qua, cũng tìm cách trấn an đám đông về tính chất của những cuộc điện đàm của ông với các nhà lãnh đạo thế giới.
Báo Washington Post loan tin là ông Trump đã có một cuộc nói chuyện căng thẳng với Thủ tướng Australia về lệnh di trú của ông.
“Quý vị hãy tin tôi, khi quý vị nghe nói về những cuộc nói chuyện bằng điện thoại gay gắt của tôi thì đừng lo ngại gì cả, đừng lo ngại gì cả,” ông Trump nói. Tuy nhiên ông không nói rõ ông đề cập tới cuộc điện đàm nào.

Ông Trump nói bạo động chống lại các tôn giáo thiểu số phải chấm dứt. “Tất cả các quốc gia có một nghĩa vụ đạo đức là phải lên tiếng chống lại những bạo động như vậy. Các quốc gia có nhiệm vụ làm việc với nhau để đối đầu bạo động, và đối đầu với nó một cách quyết liệt, nếu chúng ta phải làm như vậy,” ông nói.
Ông Trump nói Hoa Kỳ đã có “hành động cần thiết” trong những ngày gần đây” để bảo vệ tự do tôn giáo tại nước Mỹ, có ý nói tới hành động về di trú của ông.

 http://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-noi-lenh-cam-di-tru-la-can-thiet-de-dam-bao-tu-do-ton-giao-tai-my/3704491.html

 

Giới chuyên gia cảnh báo về nguy cơ xung đột Mỹ - Trung


media 
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bộ Chỉ Huy Trung Tâm (CentCom), Florida ngày 06/02/2017.REUTERS/Carlos Barria
Sự thất thường của tân tổng thống Donald Trump cộng với cách cầm quyền độc đoán và thái độ ngày càng hung hăng của chủ tịch Tập Cận Bình đang đẩy quan hệ Mỹ -Trung đến một giai đoạn nguy hiểm.
Đó là cảnh báo của một nhóm chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc trong một báo cáo gởi Nhà Trắng, trong đó họ đưa ra những khuyến cáo về quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh. Báo cáo này được chuyển đến Nhà Trắng hôm Chủ Nhật vừa qua và trên nguyên tắc sẽ được công bố ngày 07/02/2017.
Trong báo cáo này, các chuyên gia Mỹ về Trung Quốc, trong đó có một số người đã làm việc với Bắc Kinh từ hơn 50 năm, cảnh báo : quan hệ giữa hai cường quốc có vũ khí hạt nhân này có thể xấu đi nhanh chóng và biến thành xung đột kinh tế, thậm chí xung đột quân sự, nếu hai bên không tìm được thỏa hiệp trên các vấn đề như thương mại, Đài Loan và Biển Đông.

Theo nhật báo Anh The Guardian, một trong những tác giả bản báo cáo, ông Winston Lord, cựu đại sứ Mỹ ở Trung Quốc, nhận định : hiện giờ, do các chính sách của Trung Quốc và do sự thất thường của ông Trump, quan hệ giữa hai nước đang ở trong giai đoạn khó lường nhất kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn (1989). Ông Orville Schell, một chuyên gia kỳ cựu về Trung Quốc, thì rất lo ngại về nguy cơ tổng thống Trump phá tan hàng thập kỷ chính sách của Mỹ với Trung Quốc.
Ngay cả trước khi bất ngờ đắc cử tổng thống Mỹ tháng 11/2016, nhà tỷ phú New York đã tuyên bố ông sẽ có thái độ cứng rắn với quốc gia mà ông gọi là « nước Trung Quốc xấu xa ». Và kể từ khi thắng cử đến nay, ông Donald Trump vẫn không thay đổi giọng điệu với Bắc Kinh.

Trên đài truyền hình và trên mạng xã hội Twitter, tân tổng thống Mỹ đã tố cáo Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, thao túng tiền tệ và không giúp kềm chế lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Tổng thống Trump cũng đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ khi cho thấy là ông không đi theo chính sách chỉ công nhận một nước Trung Quốc duy nhất theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Báo cáo của các chuyên gia nói trên nhấn mạnh, nguy cơ này « vô cùng nguy hiểm » và là yếu tố đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quan hệ Mỹ-Trung.
Các chuyên gia Mỹ về Trung Quốc cũng cảnh báo « bão tố đang hình thành » ở Biển Đông. Họ cho rằng những hành động xác quyết chủ quyền ngày càng hung hăng của Trung Quốc, cộng với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ngày càng mạnh ở nước này, khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc đang « trên đường nguy hiểm đi đến xung đột ». Vào tuần trước, cố vấn chiến lược của tổng thống Trump, Steve Bannon, đã dự báo chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông là « không thể tránh khỏi » trong vòng từ 5 đến 10 năm tới.

Những người trong êkíp của ông Trump đã từng chỉ trích sự « yếu kém » của chính quyền Obama ở châu Á – Thái Bình Dương và đã yêu cầu gia tăng sự hiện diện quân sự ở vùng này, theo chiến lược « đạt đến hòa bình bằng sức mạnh », nhằm chống lại Trung Quốc. Nhưng báo cáo của các chuyên gia khuyến cáo Nhà trắng rằng đó là một chính sánh « thiển cận », chỉ khiến cho tình hình căng thẳng thêm.
Đặc biệt, cựu đại sứ Winston Lord xem quyết định của ông Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một « thảm họa », vì làm tổn hại uy tín của Mỹ ở châu Á và giúp cho Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở vùng này.
Không chỉ đưa ra các khuyến cáo, các chuyên gia còn kêu gọi chính quyền Trump tránh để quan hệ Mỹ-Trung vượt khỏi tầm kiểm soát.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170207-cac-chuyen-gia-canh-bao-ve-nguy-co-xung-dot-my-trung
 

Chiến tranh Mỹ, Trung ở biển Đông ‘sẽ không xảy ra’




Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng thống Duterte.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng thống Duterte.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng các quan ngại về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ khai mào một cuộc chiến với Trung Quốc ở biển Đông đã bị thổi phồng.
Ông Lorenzana từng làm tham tán quốc phòng của Philippines ở thủ đô Washington trong hơn một thập kỷ.
Quan chức 68 tuổi này được hãng Bloomberg dẫn lời nói cuối tuần trước rằng ông không nghĩ chiến tranh Mỹ - Trung “sẽ xảy ra” ở biển Đông như nhiều quan ngại.
“Ông Trump là một doanh nhân, và ông ấy biết rằng nếu chiến tranh bùng ra, việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng”, ông Lorenzana nói.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng bị Bắc Kinh chỉ trích tháng trước, sau khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các cơ sở nước này xây dựng trên các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines tỏ ra hoài nghi: “Làm sao ta có thể ngăn chặn thứ đã có ở trên đó”.
Philippines từng tuyên bố “ly khai Mỹ”, ngả về Trung Quốc và Nga dưới thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Ông Lorenzana nói: “Tôi sẽ không gây chiến vì các hòn đảo nhỏ đó. Kể cả nếu chúng tôi có sức mạnh quân sự, chúng tôi sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi khai chiến”.
Truyền thông quốc tế hôm 1/2 khui ra dự đoán của chiến lược gia của Nhà Trắng Steve Bannon về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Tin cho hay, trong một chương trình trên radio hồi tháng 3/2016, ông Bannon cho rằng quan hệ Mỹ-Trung tất yếu sẽ leo thang thành xung đột trong vòng một thập niên tới.
Ông Bannon, khi đó điều hành hãng tin Breibart News, nói: "Chúng ta sẽ tham chiến ở Biển Đông trong 5 tới 10 năm nữa, phải không nào? Không còn nghi ngờ gì về điều đó. Trung Quốc đang củng cố và về cơ bản là đang xây những hàng không mẫu hạm cố định và đặt tên lửa lên đó. Họ xông vào khu vực ngay trước mặt nước Mỹ - và quý vị thừa hiểu vấn đề thể diện nó quan trọng như thế nào – rồi họ tuyên bố vùng biển này là lãnh hải lịch sử của họ".
0:00:00 /0:03:06






Chính sách 2 con của Trung Quốc có thể quá muộn màng




Hai trẻ em Trung Quốc tại một công viên ở Bắc Kinh.
Hai trẻ em Trung Quốc tại một công viên ở Bắc Kinh.

Trong năm 2016, số trẻ sinh ra ở Trung Quốc đã tăng sau quyết định mang tính bước ngoặt của nước này chấm dứt chính sách một con gây tranh cãi và cho phép tất cả các cha mẹ có hai con. Trong khi gần một nửa trong số 17,86 triệu trẻ sinh năm ngoái là con thứ hai, mức tăng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với kỳ vọng của các quan chức và chuyên gia.
Phóng viên VOA gặp một số người ở Bắc Kinh để tìm hiểu về tác động của chính sách mới.
Chi phí nuôi một đứa trẻ ở Trung Quốc là một trở ngại lớn đối với nhiều người.
Một người đàn ông họ Liu nói ông và vợ đang cân nhắc sinh con thứ hai, nhưng cảm thấy gánh nặng quá lớn. Các gia đình ở Trung Quốc hàng tháng chi tới 1.000, 2.000 đôla, thậm chí có khi còn nhiều hơn, cho các lớp học ngoại khóa.
Một người khác tên James King, bố của hai con, nói ngoài chi tiền cho việc học hành và các hoạt động, còn có những việc khác cũng tốn kém.
James cho biết đó là việc đi du lịch nước ngoài. Anh nói nhà anh cố gắng đi du lịch ít nhất mỗi năm một lần.
James và vợ là Lucy đã sinh con thứ hai. Họ nói dù cũng tốn kém song những lợi ích vẫn lớn hơn.
Lucy chia sẻ: "Trong tương lai, một người con phải chăm sóc bốn cha mẹ già, nhưng có một người anh em hay chị em, việc phân chia trách nhiệm sẽ dễ dàng hơn".
Dù có dân số khổng lồ, Trung Quốc phải đối mặt với một vấn đề nhân khẩu học đang ngày càng lớn – đó là tình trạng lão hóa. Dân số trong độ tuổi làm việc của nước này đang giảm đi cùng lúc số người nghỉ hưu tăng lên nhanh chóng.
Các chuyên gia cho hay bắt đầu từ năm tới, có khả năng số trẻ sinh ra sẽ giảm dần, khi số phụ nữ đủ điều kiện để sinh con thứ hai sẽ bắt đầu ít đi sau khi có thêm nhiều phụ nữ sinh con hết tiêu chuẩn của họ.
Đối với một số người khác, ngay cả việc sinh con cũng đã là một vấn đề.
Bai là một người đàn ông trẻ tuổi độc thân đang làm việc trong ngành khách sạn ở Bắc Kinh. Anh có hai chị gái.
Anh nói: "Cuộc sống rất căng thẳng. Nếu tôi có con thì chỉ sinh một con là đủ rồi. Trai hay gái đều tốt cả".
Giống như nhiều nước láng giềng châu Á, Trung Quốc có tỷ lệ sinh thấp. Cho đến nay, ngoài việc chấm dứt chính sách một con, chính phủ không có nhiều ưu đãi để khuyến khích sinh nhiều hơn. Và vì lý do đó, một số người chỉ trích nói rằng, sự thay đổi về chính sách có thể là quá ít ỏi và quá muộn màng.
 http://www.voatiengviet.com/a/chinh-sach-2-con-cua-trung-quoc-co-the-qua-muon-mang/3706880.html


Tỉ lệ thất nghiệp trong ngành chế tạo Trung Quốc trên đà gia tăng




Công nhân lắp ráp xe hơi tại nhà máy sản xuất ô tô Trung Quốc BAIC Motor ở Bắc Kinh.
Công nhân lắp ráp xe hơi tại nhà máy sản xuất ô tô Trung Quốc BAIC Motor ở Bắc Kinh.
Giới hữu trách Trung Quốc nói rằng thị trường lao động nước họ đang ở trong tình trạng tốt đẹp với tỉ lệ thất nghiệp nằm ở mức 4,2% trong năm ngoái. Nhưng một số nhà phân tích không tin vào số liệu chính thức đó và họ cho rằng sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ tiếp tục gây sức ép lên thị trường lao động thiếu cân bằng của Trung Quốc trong vài năm tới đây. Thông tín viên Joyce Huang của đài VOA tường thuật.
Tại cuộc họp báo ngày hôm qua ở Bắc Kinh, người đứng đầu cơ quan hoạch định kinh tế của Trung Quốc nói rằng tỉ lệ thất nghiệp của những người lao động ở thành thị nằm mức 4,2% trong năm ngoái, một con số phù hợp với con số trung bình từ 4% đến 4,3% của 10 năm qua.
Ông Từ Thiệu Sử, Chủ tịch Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cho biết tỉ lệ thất nghiệp của năm 2015 vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4,5% mà chính phủ đã đề ra.
Tuy một cuộc khảo sát tại 31 thành phố ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ thất nghiệp thật sự là 5,1%, ông Từ Thiệu Sử đã bác bỏ những mối quan tâm về vấn đề thất nghiệp.
"Như quí vị đã thấy, thất nghiệp ở Trung Quốc rất hiếm khi làm bùng ra những vụ xung đột xã hội hay tạo ra mối rủi ro bất ổn trong xã hội. Hầu như không có vụ nào trong những năm vừa qua."
Ông Từ Thiệu Sử nói thêm rằng số công ty mới đăng ký đạt mức 4,43 triệu trong năm ngoái, tạo thêm hàng triệu công ăn việc làm.
Mặc dầu vậy, ông cũng thừa nhận là những nỗ lực của chính phủ nhằm ngăn chận tình trạng dư thừa năng suất sẽ làm cho tỉ lệ thất bại gia tăng tại các tỉnh như Thiểm Tây, Hắc Long Giang và Hà Bắc, là những nơi sản xuất nhiều thép và than đá.
Ngoài ra, uỷ ban của ông cũng ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2016 là từ 6,5% đến 7%.
Tạp chí Tài Tân trích dẫn những nguồn tin giấu tên nói rằng uỷ ban này muốn sản lượng thép thô giảm 100 đến 150 triệu tấn trong năm năm tới.
Gần 20% công nhân ngành thép ở Trung Quốc có thể sẽ bị sa thải.
Gần 20% công nhân ngành thép ở Trung Quốc có thể sẽ bị sa thải.
Các số liệu cho thấy cho thấy các nhà máy thép sản xuất 800 triệu tấn thép thô trong năm ngoái, tương đương với 71% công suất.
Tỉ lệ này cho thấy gần 20% công nhân ngành thép có thể sẽ bị sa thải.

Ông Jeff Crothall, người phát ngôn của tổ chức lao động ở Hồng Kông có tên là Bản tin Lao động Trung Quốc, nói rằng nhiều công nhân làm việc trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc.
"Có một áp lực vô cùng lớn về thất nghiệp, nhất là trong ngành chế tạo, hầm mỏ và các công nghiệp cũ như sắt, thép."
Ông Crothall nói thêm rằng có một vấn đề lớn hiện nay là Trung Quốc làm thế nào để cân bằng mục tiêu phát triển với kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, trong lúc những việc làm mới cũng được tạo ra trong các công nghiệp mới như dịch vụ và công nghệ thông tin, tuy một số công việc này là thuộc loại lương thấp và không đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Bà Hà Thanh Liên, một nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc đang sống lưu vong ở Mỹ, cho biết ngành thép ở Trung Quốc thu dụng 5,8 triệu công nhân trong lúc ngành than đá có 3,3 triệu công nhân. Do đó, bà nói rằng “sự phá sản của hai công nghiệp này chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng công nhân bị sa thải hàng loạt.”
Bà Hà nói rằng “thất nghiệp là khó khăn kinh tế lớn nhất của Trung Quốc” và bà dự kiến các công ty thép sẽ từ con số 2.460 hiện nay giảm xuống còn 300 vì giá thép đã tụt mạnh tới độ chỉ còn 0,14 đô la một pound, còn rẻ hơn giá bắp cải.

Ngoài ra, sự gia tăng của chi phí lao động đã đe dọa nghiêm trọng tới vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc và nhiều công ty đã dời nhà máy sang các nước vùng Đông Nam Á.
Bà Hà Thanh Liên cho biết chỉ riêng ở thành phố Đông Quản của tỉnh Quảng Đông đã có 4.000 công ty đóng cửa trong năm ngoái, tuy con số chính thức là 400 công ty.
Cả bà Hà Thanh Liên lẫn ông Jeff Crothall đều cho rằng số liệu chính thức về tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc đã bị bóp méo rất nhiều, tuy khó có thể biết được một cách chính xác là tỉ lệ thất nghiệp thật sự đã vượt mức 7%, như một số chuyên gia đã báo động, hay không.
 http://www.voatiengviet.com/a/ti-le-that-nghiep-trong-nganh-che-tao-trung-quoc-gia-tang/3176387.html




Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990




Nhân viên làm việc trên dây chuyền lắp ráp ôtô tại một nhà máy ở Bắc Kinh.
Nhân viên làm việc trên dây chuyền lắp ráp ôtô tại một nhà máy ở Bắc Kinh.
-offset">
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức tăng trưởng chậm nhất của nền kinh tế hùng mạnh của Châu Á, tính từ 25 năm nay.
Các số liệu do Cục Thống Kê nhà nước Trung Quốc công bố hôm nay là những con số tệ hại nhất tính từ khi đà tăng trưởng 3,8% được ghi nhận vào năm 1990, khi Trung Quốc phải đối mặt với các biện pháp chế tài quốc tế được áp đặt sau vụ đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm trước đó.
Cục Thống kê còn cho biết đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại xuống còn 6,8% trong quý Tư của năm 2015, giảm từ 6,9% trong thời gian từ tháng 7 tới tháng 9, và là đà tăng trưởng yếu nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009.
Các nhà phân tích dự kiến đà tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tiếp tục chậm lại.
Các số liệu cuối năm 2015 gần nhưng chưa đạt chỉ tiêu của các nhà làm chính sách là khoảng 7% cho cả năm 2015, một sự kiện có thể làm vơi các quan tâm của giới đầu tư, giữa lúc Bắc Kinh đang chật vật chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa trên đầu tư và xuất khẩu thành một nền kinh tế dựa trên nhu cầu của giới tiêu thụ.
Các thị trường ở Thượng Hải, Hong Kong và Australia tăng chút đỉnh trong các giao dịch vào buổi chiều thứ Ba, sau khi tin này được công bố.

Saturday, February 4, 2017


CHÂN NHƯ * NGOẠI GIAO ĐU DÂY

Ngoại giao "đu dây" của Hà Nội

Chân Như, phóng viên RFA
2017-02-03

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Bộ Ngoại giao Hà Nội hôm 13/1/2017.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Bộ Ngoại giao Hà Nội hôm 13/1/2017.
AFP photo

Việt Nam về mặt lý thuyết tiếp tục kiên trì theo định hướng xã hội chủ nghĩa và duy trì đất nước trong nhóm cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền Hà Nội vẫn giao lưu với cộng đồng quốc tế để làm ăn và thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, kể cả không đồng quan điểm chính trị. Thực chất mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian một năm qua ra sao?
Kiên định với CNXH
Hà Nội theo hướng tiếp nối và thay đổi trong chính sách ngoại giao trong năm 2016. Đó là nhận định của tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan trước đây.
Nhà ngoại giao này cũng cho rằng chính quyền Hà Nội luôn khẳng định bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia gắn bó với hội nhập quốc tế. Việt Nam tiếp tục triển khai chủ trương này một cách toàn diện.
Mảng thay đổi chính là những bước đi chuẩn bị cho việc tân chính quyền mới của tổng thống Donald Trump tại Mỹ sẽ có những điều chỉnh chính sách đối với Châu Á - Thái Bình Dương và các vấn đề trong khu vực. Ông Đinh Hoàng Thắng có nhận định:
Tôi cho rằng nhân tố Mỹ luôn luôn là nhân tố có lợi cho Việt Nam trong các mối quan hệ có thể cân đối với Trung Quốc.
- Giáo sư Nguyễn Khắc Mai
Trên thực tế, Việt Nam thừa nhận ngoại giao và nội trị là hai mặt của đồng tiền, nó là một chiến lược tích hợp trong một kỷ nguyên mà có nhiều bấp bênh có nhiều dự đoán có nhiều khó dự đoán trước nữa, đặc biệt là trong năm qua vấn đề dân chủ nhân quyền ngày càng quan trọng nhất là sau bộ luật Magnitsky được thông qua.
Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, từ Hà Nội đánh giá, đối ngoại Việt Nam năm 2016 vẫn tiếp tục đường lối mà theo ông này gây “bất hạnh cho dân tộc Việt Nam”. Ông giải thích, chính sách đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục “đu dây” và không rõ ràng với dân. “Nhiều điều họ không bàn được và dân muốn đối ngoại thế nào nói với họ họ cũng không nghe.
Phải thay đổi ra sao?
Tân chính quyền của tổng thống Donald Trump vừa bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm từ hôm 20 tháng giêng vừa qua; cho đến lúc này chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam ra sao thì chưa rõ ràng, nhưng giới quan sát đoan chắc sẽ khác với nhiệm kỳ của ông Obama. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai đánh giá:
Tôi cho rằng nhân tố Mỹ luôn luôn là nhân tố có lợi cho Việt Nam trong các mối quan hệ có thể cân đối với Trung Quốc.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, mối quan hệ tay ba Việt - Mỹ - Trung sẽ có tác động, “Tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ Trung rồi đây sẽ làm cho chính sách cân bằng động mà còn mang tính cơ học của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn”.
Tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ Trung rồi đây sẽ làm cho chính sách cân bằng động mà còn mang tính cơ học của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn
- Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng
Trung tuần tháng 1, cùng thời gian ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ John Kerry sang Việt Nam, thì ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận định về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, “Qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tôi thấy tinh thần chư hầu vẫn rất rõ và anh ký kết 15 văn kiện và trong đó thấy rõ chủ yếu sẽ tạo thế cho Trung Quốc nhiều hơn là Việt Nam sẽ đứng làm chủ.”
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nhận định về khía cạnh an ninh của Việt Nam sau khi có những thoả thuận với Bắc Kinh, “Việt Nam sẽ mua tên lửa của Ấn Độ, Việt Nam cứ giữ được vai trò trung tâm trong khối ASEAN hay không đặc biệt là vị thế của Việt Nam trong chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ và của các nước lớn khác thì nó vẫn còn có các vấn đề để mở.”
Một trong những đối tác quan trọng khác của Việt Nam là Nhật Bản. Chuyến thăm của thủ tướng Shinzo Abe tới Hà Nội trung tuần tháng 1 đã thắt chặt thêm quan hệ đối tác sâu rộng đôi bên bất chấp những tác động bên ngoài.
Theo Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, những người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam thừa nhận, môi trường chiến lược nổi lên nhiều thách thức chưa từng có và tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển.  Do đó, Tiến sỹ Thắng cho rằng, Việt Nam cần có sự thay đổi về nhận thức và hành động.
Còn Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nêu yêu cầu phải giải quyết vấn đề nội lực của quốc gia và kỳ vọng, “Nói đối ngoại là phải kiếm tìm sức mạnh mới để ngăn chặn tội ác ca Trung Quốc ở Biển Đông.”
Nhiều ý kiến cho rằng chính sách đối ngoại của một quốc gia bao giờ cũng cần đặt trên căn bản quyền lợi đất nước là tối thượng; chứ không thể đi sau quyền lợi của đảng cầm quyền.

No comments:

Post a Comment