Pages

Monday, February 27, 2017

TƯỞNG NĂNG TIẾN * CÁCH MẠNG

Cách Mạng Lên Đồng


lendong1
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông
Ðồng giỏi, sao đồng không giúp nước
Hay là đồng sợ súng thần công?

Tú Xương

Tôi vừa nhìn thấy qua F.B hình Đền Thờ Quan Lớn Đệ Tam cao ngất ngưởng, ở giữa lòng Hà Nội.
Bức ảnh khiến tôi nhớ đến một đoạn văn mô tả cảnh “bắt đồng” trong hồi ký (Chiều Chiều) của Tô Hoài.

Chúng tôi xộc lên gác. Cái gác lửng cạnh sân thượng, trong phòng mù mịt khói hương. Góc trong, người cung văn già, áo đại cán, chòm râu lưa thưa, quần vải nhuộm cậy, cây đàn với người nghiêng ngả ê a bên một bà, tôi đã nhận ra mụ Na béo phục phịch. Mụ Na kéo trên đầu xuống một vuông nhiễu điều, miệng nhai trầu, mặt đỏ như uống rượu. Xung quanh, mấy bà nạ dòng đương rì rầm khấn vái.
Thấy người lố nhố, tất cả im bặt.
Trên bàn thờ, khói hương trắng mờ. Mấy nải chuối xanh chồng lên nhau giữa mâm ngũ quả. Hai bên chân án thư dán hai con thanh sà bạch sà bằng giấy viền trang kim vàng choé miệng há ngậm hòn ngọc giấy điệp nhấp nhánh. Cái đuôi con rắn ngoắt lên.
Mấy người quay ra, ơ mặt nhìn cô công an. Cô Đàng đội mũ lưỡi trai, áo kà ki vàng cứng nếp, nom oai vệ nhất. Tưởng cô ấy sắp lấy còng số 8 ra xích cả lại.
Mụ chủ nhà bỏ hẳn vuông nhiễu trên đầu xuống, trông rõ không phải vuông lụa vuông nhiễu, mà là hai ba cái khăn quàng đỏ của trẻ đi học khâu ríu lại.
Tôi hỏi:
– Bà là bà Na?
– Thưa vâng.
– Thế này là tụ tập trái phép làm mê tín dị đoan... Tôi nhân danh chính quyền cấm gia đình từ nay không được phạm vào đồng bóng dị đoan. Chúng tôi tịch thu các đồ mê tín. Yêu cầu các đồng chí bảo vệ làm việc...”
2-len-dong
Hề Hoài Linh hầu đồng. Ảnh: Đất Việt
Tô Hoài đã lìa trần. Đám công an và dân phòng cùng đi “bắt đồng” với nhà văn năm xưa, nếu chưa mồ yên mả đẹp, cũng đều đã trở thành những ông già bà lão cả rồi. Chả ai còn sức để có thể “xộc lên” những cao ốc cao chót vót, giữa lòng Hà Nội, để “nhân danh chính quyền cấm đồng bóng dị đoan” như trước nữa.
Việc “chính quyền cấm đồng bóng dị đoan” nay cũng đã qua. Đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới. Mọi người, nhất là giới quan chức, đang có những “đam mê” mới – theo tin loan của báo Người Tiêu Dùng:
Hầu đồng còn gọi là hầu bóng hoặc lên đồng. Đây là một nghi lễ, một hiện tượng tâm linh còn chứa đựng nhiều điều “bí ẩn” mà không ít người đam mê.
Trong số những người theo nét văn hóa tín ngưỡng “Hầu đồng” này, một số cán bộ có chức, có quyền rất thành tâm khi đi “hầu đồng”, có cán bộ của Bộ Y tế đi “hầu đồng” điều một lúc 7 chiếc xe ô tô, đi cả trong giờ hành chính, đến bao trọn đền Bảo Lộc (tỉnh Nam Định) để ngồi “hầu đồng” mong được “thăng quan tiến chức”...
Theo ghi nhận, trong khoảng thời gian từ 12h đến 17h30 ngày thứ 7 (ngày 1/10/2016), một trong những ngày mà ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) kéo đoàn xe đi “hầu đồng”, đền Bảo Lộc chỉ tiến hành cầu “may mắn” cho ông Tác và không cho người lạ vào khu vực. Có tất cả 7 chiếc ô tô trong đoàn “hầu đồng” đến đền Bảo Lộc.
Trong buổi hầu đồng, theo nguồn tin cung cấp, ông Phạm Văn Tác mua lễ 110 triệu đồng, đặt lễ 80 triệu đồng và mục đích chính của việc này là cầu “thăng quan tiến chức”.
Được biết, trong 4 tháng qua, ông Tác đi “hầu đồng” đến 17 lần và mục đích chính cũng chỉ như lần này: “Thăng quan tiến chức”.
Trong một chế độ mà “ghế ít đít nhiều” thì việc cầu cõi âm (hay “cõi trên”) cho được “thăng quan tiến chức” là một nhu cầu tất yếu, và được luật pháp “bảo đảm” – như thông tin của báo An Ninh Thủ Đô:
Ngày 10-10, Bộ Y tế đã nhận được đơn kiến nghị của ông Phạm Văn Tác phản ánh về việc ngày 9-10, Báo điện tử Người tiêu dùng thuộc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam có đăng bài phản ánh về việc ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế đi “hầu đồng” cầu thăng quan tiến chức.
Sau khi nghiên cứu vụ việc, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ Y tế có ý kiến như sau: “Việc ông Phạm Văn Tác tổ chức lễ tạ đền Bảo Lộc thờ Đức thánh Trần là việc cá nhân, gia đình đồng chí, không liên quan đến công việc của ngành y tế.
Dùng một lúc bẩy chiếc xe ô tô đi hầu đồng, trong giờ hành chính (và mua lễ cả trăm triệu) để cầu thăng quan tiến chức … mà được coi chỉ “là việc cá nhân, gia đình đồng chí, không liên quan đến công việc của ngành y tế” thì quan niệm của bà Bộ Trưởng Kim Tiến về tình đồng chí – rõ ràng – rất thoáng!
3-len-dong
Vụ trưởng Phạm Văn Tác hầu đồng. Ảnh: nguoitieudung
Thiệt là may phước cho ông Vụ Trưởng. Nếu không có chút tình “đồng chí” thì phen này nếu không bị lôi thôi lớn, e cũng lôi thôi lắm. Ông Tống Hồ Phương, người dựng tượng Ðức Thánh Trần – ở xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng – không có được sự may mắn tương tự – theo tường trình của biên tập viên Hoà Ái, RFA:
“Vụ việc chính quyền địa phương không cho phép người dân đặt tượng thờ Đức Thánh Trần-Hưng Đạo Vương trên bục, trong khuôn viên gia đình ở Lâm Đồng làm dấy lên quan ngại rằng dân chúng Việt Nam thể hiện tín ngưỡng thuần Việt của họ như thế nào mới là đúng luật?
Ông Tống Hồ Phương kêu cứu kể từ ngày 4 tháng 1 năm 2017, là thời điểm dựng tượng Đức Ông-Trần Hưng Đạo, cao khoảng 1,6 mét lên bục. Trong vòng ba ngày liên tiếp, cho đến ngày mùng 6 tháng 1, chủ tịch và phó chủ tịch cùng công an và cán bộ địa chính xã Ninh Gia đến tận nhà yêu cầu gia đình hạ tượng. Anh Nguyễn Xuân Quang, cháu của ông Tống Hồ Phương kể lại diễn tiến của vụ việc:
“Bắt đầu xây cái bục tầm khoảng ngày 9, ngày 10 tháng 12. Mình xây xong thì họ chẳng nói gì hết. Khi đưa tượng Ông về thì họ nói là vi phạm không có giấy phép xây dựng. Họ kêu phải tháo dỡ tượng Ông xuống. Biên bản lập yêu cầu tháo dỡ xuống. Gia đình em xin không tháo dỡ mà để Ông đứng đó. Họ mới nói dời cái lư hương, không cho để bát nhang, thắp nhang. Gia đình mới dời cái lư hương. Mình xin thì họ đồng ý như vậy, nhưng họ nói miệng rằng trong vòng 60 ngày nếu không có một công văn nào phản hồi cho họ thì họ vào làm việc; không có giấy phép xây dựng thì họ phạt từ 3 đến 5 triệu đồng và họ cưỡng chế.”
Việc “tháo dỡ” và “cưỡng chế” một pho tượng, trong khuôn viên của gia đình, với số tiền phạt vài ba triệu bạc – nói nào ngay – chỉ là chuyện nhỏ, và có tính cách cá nhân. Ở tầm mức quốc gia, liên quan đến tôn giáo/tín ngưỡng, nước Việt còn có lắm chuyện kinh thiên/động địa hơn nhiều, theo lời của blogger Nguyễn Anh Tuấn:
“Trước thì san bằng Chùa Liên Trì, nay lại định giật sập Tu viện và Nhà thờ Thủ Thiêm có lịch sử tới 177 năm trước cả khi thực dân Pháp đến Việt Nam, chính quyền TPHCM đang cho thấy vì tiền họ có thể cạn tàu ráo máng với lịch sử như thế nào …”
Vì tiền thì “chính quyền TPHCM” hay “chính quyền Hà Nội” đều giống y như nhau thôi: Họ ăn tất tần tật không từ một cái gì, và “cạn tầu ráo máng” với tất cả mọi thứ, chứ nào có riêng chi “lịch sử.” Tuy nhiên, theo một blogger khác – Viết Từ Sài Gòn – thì “vấn đề không nằm ở yếu tố kinh tế mà lại nằm ở lĩnh vực chính trị.”
Theo tôi chắc cả hai. Ngoài việc cưỡng chế đất đai vì lợi nhuận, chuyện phá bỏ đình/chùa/đền/miếu/thánh thất/giáo đường và những cơ sở tôn giáo (ngoài vòng kiểm soát của nhà nước) vốn là chủ trương bất biến và xuyên suốt của những người CSVN. Họ cũng đang họ “cổ võ” hay “khuyến khích” loại tín ngưỡng thực dụng như Hầu Đồng hay Hầu Bóng. Bởi thế, nên giới quan chức dùng cả chục chiếc xe ô tô (trong giờ hành chính) để đi “hầu” mà vẫn được coi như là chuyện riêng tư, được pháp luật cho phép và bảo vệ!
Khi mà cả nước đều “lên đồng” và “đời sống tâm linh” của mọi người chỉ còn giới hạn vào việc cầu xin lợi lộc cho cá nhân (hoặc gia đình) thôi thì bọn cầm quyền hiện hành – tất nhiên – cũng cảm thấy sẽ bớt lo lắng hơn nhiều về sự tồn vong của chế độ. Bởi thế, Wikipedia (tiếng Hà Nội) nay có đoạn sau:
Trong cách mạng, các đền phủ không chỉ là nơi hương khói phụng sự mà nhiều nơi là căn cứ cách mạng nơi cứu dân độ thế.
“Ai bảo là đồng không giúp nước
Âm phù dương trợ chẳng kể công”
Tưởng Năng Tiến
 http://www.rfavietnam.com/tuongnangtien

NS. TUẤN KHANH * LY RƯỢU MỪNG

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

Ảnh của tuankhanh

Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ.  Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.
 “Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”
Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn 41 năm. Chỉ mới năm ngoái, khi những câu hát này vang lên trong ngỏ hẻm, bên ly cà phê vỉa hè, khe khẽ trên môi những người yêu nhạc… cũng đồng nghĩa với thái độ chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đó là một bài hát nằm trong danh sách bị đóng dấu cấm.
Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa. Chuyện được nghe, được hát Ly Rượu Mừng chỉ như điều thoảng qua tai, mà lý do cấm hay không còn cấm đều mơ hồ như nhau. Vì bởi không cần việc nhà cầm quyền cho phép, những con người Việt Nam vẫn hát và vẫn lắng nghe nó từ Nam chí Bắc, thản nhiên, từ rất lâu rồi.
Trên các trang báo nhà nước, người ta dễ dàng tìm thấy trong lúc này các bài viết tung hô việc thôi cấm đoán bài hát Ly Rượu Mừng, với cách nói như là một sự “giải oan”. Ở nơi đâu đó, nhạc sĩ  Phạm Đình Chương và những tiền nhân ắt hẳn đã nhìn nhau bật cười, “oan gì mà giải”? Những người đã đóng góp và xây dựng nên đất nước này từ bao đời nay, từ Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Phạm Quỳnh… cho đến Phạm Đình Chương nếu có nỗi niềm gì, có lẽ cũng chưa cần đến sự lên tiếng đơm đặt của những người dựa trên tinh thần chủ nghĩa cộng sản. Nếu có phán xét, đó là quyết định và quyền của nhân dân Việt Nam trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là một hệ thống kiểm duyệt văn hóa dựa vào tư duy chính trị ngoại bang, của Mác hoặc Mao.
Trong câu chuyện về bài hát Ly Rượu Mừng, thật buồn cười khi nhìn lại cách thức của chế độ kiểm duyệt văn hóa được kiểm soát kiên trì ở Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Những người có trách nhiệm luôn luôn giỏi trong các vai diễn lố bịch của mình: khi cấm thì cao giọng với đủ lý do quan trọng tầm ruồng, nhưng khi ngừng cấm thì cũng giỏi trình diễn sự nhân đạo hay cao cả  vô nghĩa nào đó.
Dù không còn bị cấm, nhưng ước mơ trong bài hát Ly Rượu Mừng, về tự do và bình đẳng, dường như vẫn còn quá xa vời. Sau năm 1975. Sách vở của miền Nam bị đốt, bị cấm. Hàng ngàn bài hát bị đưa vào song sắt. Con người và tri thức miền Nam Việt Nam bị phế bỏ hoặc bị tước đoạt các giá trị của mình.
Năm 1992, ca sĩ Ngọc Sơn bị bắt và kết án tù do hát và ghi âm hàng trăm bài hát “không được cấp phép”. Nhưng rồi từ năm 2012, các ca khúc như vậy lại xuất hiện một cách bình thường trên truyền hình. Dòng nhạc bolero từ năm 1977 bị hàng trăm các bài báo, truyền hình… phê phán trong chiến dịch bài xích “một nền văn hóa đồi trụy”. Thế rồi, hôm  nay, 2017, lại là những bài hát được các nhà sản xuất và biên tập viên xã hội chủ nghĩa săn đón và giới thiệu nồng nhiệt trên truyền hình.
Năm tôi 7 tuổi. Khi ngồi ở trước hiên nhà trên đường Trần Quý Cáp, trên tay là cuốn truyện tranh Tintin, bất ngờ tôi bị kéo giật đi bởi một nhóm người mang băng đỏ - những người của “Bên Thắng Cuộc” được lệnh truy lùng và hủy diệt sách vở miền Nam. Ngay sau đó, nhà tôi bị ập vào lục soát. Sách kiếm hiệp của Kim Dung, truyện Quỳnh Dao, và những cuốn truyện tranh Spirou (Phan Tân Sĩ Phú), Strumpf (Xì Trum), Johan and Peewitt (Lữ Hân Phi Lục)… bị mang ra trước nhà đốt bỏ, như một trong những cuộc hành hình văn hóa đang diễn ra khắp nơi lúc đó. Rồi 20 năm sau, tôi lại nhìn thấy những cuốn sách đó được phát hành với những lời giới thiệu trân trọng đến mức có thể tạo nên những nụ cười mỉa.
Bài hát Ly Rượu Mừng vang bên tai tôi, khiến gợi nhớ biết bao điều. Nhớ những tác phẩm văn học miền Nam bị đem ra đấu tố như những tội đồ. Nhớ những nhạc sĩ miền Nam im lặng nhìn nhau, nói nhỏ về những tác phẩm của mình đang bị xé bỏ. Nhớ những thế hệ Việt Nam bị kết tội vì nhân thân, đã không được vào đại học, đã vào trại tù cải tạo… Hôm nay, mọi thứ như đang tốt dần lên. Có người nói với tôi rằng Ly Rượu Mừng được xóa án là một niềm vui của đổi mới. Nhưng tôi thì thấy đó là một trong những lần chùi rửa vội vàng của bộ máy kiểm duyệt, nhằm che bớt đi sự thù hằn và đen tối trên gương mặt, để có thể bước vào thế kỷ văn minh.
Bài hát chúc một non sông thanh bình, khiến ai yêu nước Việt cũng đều thấy day dứt. Ly Rượu Mừng xuân được nâng lên vào thời khắc này, xao xuyến nhắc quê hương đang đứng trước cuộc bể dâu khôn cùng bởi những kẻ tham tàn và bọn phản bội. Giấc mơ một ngày mai sáng trời tự do lại dậy lên trong lòng tôi về một ngày mai sáng trời tự do. Mong tổ tiên dẫn lối dân tộc này. Ngày ấy, ắt phải đến.

SƠN TRUNG * TRUNG QUỐC NHÌN TRUNG CỘNG


TRUNG QUỐC NHÌN TRUNG CỘNG
SƠN TRUNG


 


NGƯỜI TRUNG QUỐC NHÌN VỀ TRUNG QUỐC
SƠN TRUNG

Người Trung Quốc tự cho mình là cái rốn vũ trụ, là thủ đô toàn cầu, là trung tâm văn hóa thế giới cho nên họ đặt quốc hiệu là Trung Hoa中華, hay Trung Quốc中國 . Khi họ coi họ là trung tâm thế giới, là kinh đô toàn cầu, nghĩa là coi các nước xung quanh là mọi rợ, dã man. Chủ của Trung Hoa là người Hán, còn các nước xung quanh được gọi một cách khinh bỉ là dã man, mọi rợ, là chư hầu. Người Tầu cổ đại gọi các dân tộc ở phía nam là Man, ở phía đông là Di, ở phía tây là Nhung và ở phía bắc là Địch, còn nước họ tự gọi là quốc gia văn minh ở giữa nên gọi là “Trung Hoa .
-Trung Quốc tự hào là một nước có nền văn minh sớm nhất nhân loại, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. . Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người nguyên thủy cư trú tại Trung Quốc từ 250.000 đến 2,24 triệu năm trước. Một hang tại Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh ngày nay) có những hóa thạch của họ Người có niên đại từ 680.000 đến 780.000 TCN. Các hóa thạch là người Bắc Kinh, một ví dụ của giống người đứng thẳng sử dụng lửa . ..Trung Quốc dẫn đầu thế giới về khoa học và kỹ thuật cho đến thời Minh. Những phát hiện và phát minh từ thời cổ của Trung Quốc, như cách làm giấy, in, la bàn, và thuốc súng (Tứ đại phát minh), về sau trở nên phổ biến tại châu Á và châu Âu. Những nhà toán học tại Trung Quốc là những người đầu tiên sử dụng số âm. Tuy nhiên, đến thế kỷ 17, thế giới phương Tây vượt qua Trung Quốc trên phương diện phát triển khoa học và kỹ thuật.(Wikipedia)

Theo GS Dương Thiệu Tống và Kim Định, Hà Đồ, Lạc Thư và kinh Dịch là của người Việt Nam. Chính người Trung Quốc đã mời Hồ Nguyên Trừng làm Binh bộ thượng thư vì ông đã chế tạo ra súng và thuốc súng. Vây đâu là sự thực?

Một số người Trung Quốc tự hào nhưng một số tự thấy xấu hổ về đất nước và con người Trung Quốc. Các ý kiến của thức giả Trung Quốc có thể phân làm ba loại:

-Nhận định tổng quát,
-Trung Quốc thời Mao Trạch Đông.
-Trung Quốc thời Tập Cận Bình.

Chúng tôi xin lần lượt trình bày những nhận định trên.

A. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT
I. BÁ DƯƠNG

“Người Trung Quốc Xấu Xí” (Xú Lậu Ðích Trung Quốc Nhân) là nhan đề một cuốn sách của nhà văn Bá Dương (Bo Yang), người Ðài Loan, do ông Nguyễn Hồi Thủ một người Việt sống ở Bắc Kinh và Ba Lê dịch và xuất bản ở Mỹ năm 1999, sách dày 116 trang. Bá Dương cho rằng Trung Quốc là một "vại tương" lắm giòi bọ" . Quyển sách nêu ra những điều sau:

1. Người Trung Quốc thất vọng về các cuộc"Cách mạng" như "Cách mạng văn hóa". Ông nhận định:Từ ngày loài người có lịch sử đến nay
chưa bao giờ thấy được một tai họa do con người làm ra to lớn đến như vậy. (tr.10)
2. Một nền giáo dục đáng sợ thay!đã làm băng hoại bao lớp trẻ con ở Trung Quốc lục địa, từ nhỏ đã phải học đánh đấu nhau, lừa dối bịp bợm nhau, lại luyện tập cách lừa bạn, phản đồng chí, lại phải học cách bốc phét, bịa đặt (tr.12)
3. Buôn bán gian lận, cạnh tranh bất chính.
4. Mất đoàn kết.Luôn cấu xé nhau.
5. Không nhận lỗi
6.Người Trung Quốc không biết cười
7. Bắt nạt người lạ
8. Cái não trạng sợ sệt, sợ sệt đủ mọi thứ trên đời
9. Người Trung Quốc luôn chen lấn, không xếp hàng.
10.Các phố Tầu trên thế giới đã thành những động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc, thành nơi
chứa chấp vô số người ở chui không giấy tờ. ở đó, trẻ con hoặc các bà già nhiều khi không có
cách nào ngoài cách làm việc trong các xưởng quần áo lậu với đồng lương không đủ húp cháo
cầm hơi, chẳng khác gì những nô lệ da đen thuở nào. Họ chôn vùi cuộc đời trong những  xưởng đó mà chẳng ai nghe được tiếng kêu than. Dù có cơ hội để kêu khóc nhiều khi họ cũng
không dám. Những xưởng may lậu này thường chỉ nhắm bóc lột người Trung Quốc chứ không
hề dám đụng đến người da trắng.(tr.65)


II. LƯU Á CHÂU

Lưu Á Châu (chữ Hán: 刘亚洲; sinh 1952) là một Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; đương kim Chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.

Tướng Lưu Á Châu nổi tiếng với nhiều bài diễn thuyết có sức lan tỏa, trong đó có bài nói gây chấn động cả Trung Quốc năm 2010.
Đây là bài diễn thuyết của của Thượng tướng Lưu Á Châu - Chính ủy ĐH Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nói tại căn cứ quân sự Côn Minh ngày 10/5/2010- phân tích cách thức mà xã hội Trung Quốc phản ứng với 1 sự kiện khủng bố phương Tây, cụ thể là vụ 11/9.

1. NGƯỜI TRUNG QUỐC


Lịch sử phương Tây là quá trình "bỏ ác theo thiện". Lịch sử Trung Quốc lại là quá trình "bỏ thiện theo ác".
Phương Tây cổ đại cấm đủ điều, chỉ có bản năng con người là không cấm. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, chỉ cấm bản năng của con người.
Người phương Tây dám thể hiện chính mình và tư tưởng cá nhân, cũng dám "khoe" bản thân lõa thể. Người Trung Quốc chỉ biết "mặc quần áo". "Mặc quần áo" cho tư tưởng. Mặc quần áo dù sao cũng dễ hơn cởi quần áo.

Hegel nói: "Trung Quốc không có triết học." Tôi nhận định Trung Quốc hàng ngàn năm qua chưa từng sinh ra tư tưởng gia. Tư tưởng gia mà tôi nói tới, là những người có cống hiến trọng đại cho tiến trình văn minh nhân loại như Hegel, Socrates, Plato...

Lão Đam (Lão Tử) có phải là tư tưởng gia hay không? Chỉ dựa vào cuốn "Đạo đức kinh" 5.000 chữ có thể trở thành tư tưởng gia được không? Chưa kể tới "Đạo đức kinh" có vấn đề.
Khổng Tử có thể xem là tư tưởng gia chăng?
Hậu nhân chúng ta "kiểm duyệt" ông thế nào? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho người Trung Quốc một thể hệ giá trị quan về nội tâm có thể đối kháng được quyền lực thế tục. Cái ông đem lại là "tất cả xoay vòng quanh quyền lực".

Nếu như Nho học là tôn giáo, thì đó là "ngụy tôn giáo"; nếu là tín ngưỡng, thì đó là "ngụy tín ngưỡng"; còn nếu là triết học, thì đó là triết học của xã hội bị "quan trường hóa".
Xét từ ý nghĩa này, Nho học là có tội đối với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có tư tưởng gia mà chỉ có chiến lược gia. Xã hội Trung Quốc là một xã hội binh pháp. Dân tộc của chúng ta chỉ tôn sùng chiến lược gia.


Một nhân vật có sự nghiệp chẳng mấy thành công như Gia Cát Lượng lại được người ta hoài niệm. Ông không có hùng tâm tráng chí, dùng người cũng không đúng đắn. Có tư liệu còn chỉ rõ ông là kẻ lộng quyền.
Nhưng một người như thế lại được nâng lên tầm cao đáng giật mình. Đây cũng là một kiểu phản ánh tâm linh của dân tộc chúng ta.


Trong một hình thái xã hội như thế, có 3 loại hành vi trở nên phổ biến:
1. Ngụy biện ......
2. Đối ngoại mềm mỏng, đối nội tàn nhẫn....
3. Thấp hèn, thô tục

Tinh thần thấp hèn tất dẫn đến hành vi thấp hèn. Tinh thần cao quý sẽ đưa tới hành vi cao quý.
Khoảng 20 năm trước, ở khu tập thể tôi sống phát sinh một chuyện thế này: Một đôi vợ chồng đòi ly hôn. Ông chồng đưa "tình mới" về nhà, cãi cọ ầm ĩ. Bà vợ chạy lên nóc nhà định nhảy xuống.
Người vây xung quanh đứng xem rất đông. Có người hào hứng hét lên: "Nhảy đi! Nhảy đi!" Sau đó bà vợ được cảnh sát cứu xuống, những người xem thậm chí còn thấy tiếc nuối.

Sự kiện dễ dàng khảo nghiệm tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc chúng ta nhất chính là sự kiện 11/9 ở Mỹ. [...]. Khi vụ khủng bố trên xảy ra, ở đất nước chúng ta, ít nhất là trong một khoảng thời gian, một bầu không khí "kém lành mạnh" lan tỏa khắp nơi.

Tối 12/9, có người gọi điện cho tôi nói rằng, sinh viên trường ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang "khua chiêng gõ trống".[...]. Một lúc sau tôi mới biết thì ra các sinh viên Trung Quốc đang ăn mừng tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan bị máy bay khủng bố đâm vào.
Trung Quốc có một đoàn đại biểu nhà báo, khi ấy đang làm việc tại Mỹ. Khi nhìn thấy tháp đôi bị đâm trúng, nhóm ký giả này không đừng được đã vỗ tay hoan hô....

Tôi ở Không quân Bắc Kinh, mấy ngày ấy có nhiều người trong bộ đội tới thăm, tôi đều hỏi cách nhìn của họ về sự kiện 11/9. Tất cả đều nói: "Nổ rất hay".
Về sau tôi mới nói, đó là điều đáng buồn. Nếu những người như thế yêu Trung Quốc, vậy Trung Quốc còn cứu được không? Truyền thông thì không cần nhắc tới, vì nơi không có thời sự nhất ở Trung Quốc chính là trên mặt báo....

Lỗ Tấn từng phê phán tâm thái bàng quan cũng được "luyện" thành từ đó. Người Trung Quốc thấy người khác bị giết, không ai không hào hứng kích động.[...]. Đặc biệt là khi phạm nhân bị xử tử bằng lăng trì, người xem đông "như rừng như biển" suốt 3 ngày 3 đêm. Ngay cả quán sá cũng mang ra đó mở hàng, đao phủ tay còn nhuốm máu vẫn cầm bánh bao rao bán...

2. NGƯỜI MỸ

Mặc dù Mỹ có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, công nghệ tiên tiến nhất, nhưng tôi cho rằng điều này không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của họ bay qua Trung Quốc rất tự do, nhưng điều đó cũng không có gì đáng ngại. Những điều đáng sợ của Mỹ không nằm trong số đó.

Năm 1972, tôi theo học ĐH Vũ Hán. Trong tiết chính trị, một thầy giáo giảng rằng: "Mỹ là đại diện cho các nước tư bản chủ nghĩa 'giãy chết', giống như Mặt trời xuống núi, hơi thở đã rất yếu ớt."
Tôi - một sinh viên công-nông-binh trang bị "tận răng" - lập tức phản bác: "Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng.
Nước Mỹ dù không giống như Trung Quốc - là Mặt trời mọc đằng Đông lúc 8, 9 giờ sáng, nhưng họ cũng không phải là hoàng hôn, mà là Mặt trời giữa trưa."

Câu nói của tôi làm thấy giáo giận tím mặt nói: "Em dám nói những lời như vậy ư!"
Thầy giáo không hỏi tôi vì sao trả lời như vậy, nhưng đã dùng ngay một chữ "dám". Tâm lý ở trong đó rất dễ dàng đoán định.
Chính "quốc gia tư bản chủ nghĩa 'giãy chết'" đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới của thế giới thập niên 1990 của thế kỷ trước.

Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Mỹ là quốc gia do hàng nghìn hàng vạn người không yêu tổ quốc của chính mình tập hợp thành, nhưng bọn họ đều yêu nước Mỹ.
Vào thời đó rất nhiều lãnh đạo một mặt thì mắng Mỹ, nhưng mặt khác lại đưa con cái sang Mỹ học hành. Sự khác biệt rất lớn!

Vậy, điểm đáng sợ của Mỹ là gì? Cá nhân tôi cảm thấy có 3 điểm:

1. Giới tinh anh của Mỹ không thể xem thường
Chế độ cán bộ và cơ chế tranh cử của Mỹ cho phép bảo đảm những nhà quyết sách của nước này là nhóm tinh anh.

Bi kịch của Trung Quốc, từ lớn như quốc gia cho tới nhỏ như từng cơ quan thì tình trạng phổ biến là, người có tư tưởng không quyết sách, người quyết sách không có tư tưởng. Người có đầu óc thì không có chức quyền, có chức quyền thì không đầu óc.

Mỹ thì ngược lại, hệ thống hình tháp của họ vừa hay phù hợp để "nâng" giới tinh hoa lên cao.
Vì vậy, thứ nhất, Mỹ không phạm sai lầm. Thứ hai, Mỹ ít phạm sai lầm. Thứ ba, nếu phạm sai lầm Mỹ cũng nhanh chóng sửa đổi.
Chúng ta phạm sai lầm, đó là thứ nhất. Thứ hai, thường xuyên phạm sai lầm. Thứ ba, phạm sai lầm rồi rất khó sửa sai....



Người Mỹ không có yêu sách về lãnh thổ đối với bất kỳ quốc gia nào. Họ không quan tâm tới lãnh thổ, những gì Mỹ làm trong toàn bộ thế kỷ XX là tạo dựng vị thế.
Thế nào gọi là "tạo thế"? Bên cạnh kinh tế lớn mạnh chính là lòng dân! Có lòng dân thì quốc gia sẽ có sức "ngưng tụ", mất đi lãnh thổ cũng có thể lấy về. Không có lòng dân thì anh có lãnh thổ cũng sẽ để mất.

Nhiều lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn 1 bước. Nước Mỹ hành động thường tính trước 10 bước....
2. Nước Mỹ khoan dung và rộng lượng

Bạn nên tới châu Âu trước rồi qua Mỹ. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt lớn: Buổi sáng tại châu Âu trên phố hầu như không có người, trong khi đường phố ở Mỹ có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày đều như vậy.
Tôi có một nhận định: Rèn luyện là một loại phẩm chất. Rèn luyện thân thể đại diện cho một dạng văn hóa cầu tiến. Muốn biết một quốc gia có mạnh mẽ hay không thì nhìn vào số lượng người tập luyện thể dục là rõ...

3. Sức mạnh vĩ đại của tinh thần và đạo đức

Đây là điều đáng sợ nhất. Sự kiện 11/9 là một thảm họa. Khi thảm họa ập đến, thứ đầu tiên gục ngã là thân thể, nhưng cái đứng vững là linh hồn. Có những dân tộc khi gặp tai họa, thân thể chưa đổ nhưng linh hồn đã tiêu biến.

Trong sự kiện 11/9 phát sinh 3 sự việc đều cho phép chúng ta nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
Thứ nhất, sau khi phần đỉnh tòa nhà WTC bị máy bay đâm vào, khói lửa bốc lên, tình hình vô cùng nguy cấp. Mọi người thông qua lối thoát hiểm để ra ngoài nhưng không quá hoảng loạn.
Mọi người đi xuống, nhân viên cứu hỏa xông lên; đôi bên nhường đường cho nhau, không ai đâm vào ai. Khi có phụ nữ, trẻ em, người mù tới, mọi người tự giác nhường lối cho họ đi trước. Thậm chí một chú chó cũng được nhường lối đi.


Nếu tinh thần của một dân tộc không mạnh mẽ đạt tới trình độ nào đó thì họ tuyệt nhiên không thể có những hành động như thế. Đối diện với tử vong vẫn bình tĩnh như vậy, nếu không phải là thánh nhân thì cũng tiệm cận với thánh nhân rồi.

Chuyện thứ hai, ngày tiếp theo sau vụ 11/9, thế giới đã biết đây là hành động của các phần tử khủng bố Ả-Rập. Rất nhiều siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập bị những người Mỹ phẫn nộ đập phá. Các thương nhân người Ả-Rập cũng bị tấn công.
Trong thời khắc đó, một nhóm người Mỹ đã tập hợp lại và tới các siêu thị, nhà hàng của người Ả-Rập để đứng gác, đến các khu dân cư của người Ả-Rập đi tuần, ngăn chặn bi kịch leo thang.

Đây là một tinh thần như thế nào? Trung Quốc tự cổ đã có truyền thống báo thù. Tôi sống ở Thành Đô. Đặng Ngải (tướng Ngụy thời Tam Quốc) phá Thành Đô xong, con trai Bàng Đức (tướng Ngụy-) đem nam phụ lão ấu cả nhà Quan Vũ giết sạch.
Những cuộc báo thù tanh máu không hiếm trong lịch sử Trung Quốc....

Tư tưởng của dân chủ đã ăn sâu vào sinh mạng, huyết mạch, cốt tủy của họ. Một dân tộc như thế, họ không cường thịnh thì ai cường thịnh; một dân tộc như thế, họ không thống trị thế giới thì ai thống trị thế giới....

Bàn về học vấn, người Trung Quốc chỉ nghĩ đến làm quan. Cổ nhân có nói: Đã làm quan thì phải được phong Hầu, phải làm đến Phong cương đại lệ (chức quan thời phong kiến cổ đại ở Trung Quốc, tức người đứng đầu chính quyền một tỉnh-PV). Còn như làm huyện trưởng hay châu trưởng cũng chỉ là phí công vô ích.

Các giáo viên và nhà nghiên cứu của chúng ta có hay không những tình trạng này: Trước cường quyền thì nói yếu ớt, trước lãnh đạo thì nịnh hót, trước quần chúng thì phóng đại, trước bạn bè thì nói lời phù phiếm, trước mặt vợ thì nói lời giả dối, cuối cùng trước "Tử thần" mới nói thật.....[...].Trung Quốc tự cổ, thời Xuân Thu còn khá, từ sau đời Hán thì "đầu gối mềm như bông, da mặt dày như sắt". Phàm những kẻ đầu gối mềm như bông thì chắc chắn da mặt dày như sắt thép. Thứ gì cũng có thể vứt bỏ thì da mặt không dày sao được?


Có những thứ gì là bầy đàn? Chính là tất cả những gì không có sức mạnh. Dê cừu đi thành đàn. Hổ và sư tử lúc nào cũng độc lập.


III. TRIỆU TỬ DƯƠNG

Ông hoàn toàn đứng về quan điểm cho rằng Trung Quốc cần chế độ dân chủ đại nghị như Phương Tây. Bác bỏ chủ nghĩa cộng sản, Triệu Tử Dương cảnh báo nếu không cải tổ, Trung Quốc sẽ thành một quốc gia do sự liên kết bè phái giữa đảng cộng sản, các nhóm quyền lợi kinh tế và một số trí thức thượng lưu làm chủ.


Theo ông, họ không chỉ lũng đoạn nền chính trị mà sẽ luôn đặt quyền lợi của tập đoàn lên trên số phận của dân tộc Trung Hoa.


Nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, nó không chỉ phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà nhất định phải áp dụng một nền dân chủ đại nghị cho hệ thống chính trị. Nếu không, dân tộc đó sẽ không thể nào có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh, và cũng sẽ không thể trở thành một xã hội hiện đại với nhà nước pháp quyền. Trái lại, nó sẽ rơi vào cảnh của nhiều nước đang phát triển, gồm cả Trung Hoa: quyền lực bị thương mại hóa, tham nhũng lan tràn, một xã hội phân rẽ giữ người giàu và dân nghèo.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090518_zhaoziyang_book

Trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tri%E1%BB%87u_T%E1%BB%AD_D%C6%B0%C6%A1ng


IV. LI MING


Cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận.Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”? 2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào?

Trước tiên, ông định nghĩa thế nào là thông minh.


Quan điểm của tôi là: trong sự so sánh đó, chủng loại người nào có thể cung cấp cho nền văn minh của toàn nhân loại những nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học lớn, nhà công nghệ lớn, nhà nghệ sĩ lớn đẳng cấp thế giới, thì chủng loại người ấy là thông minh. Ngược lại, là chủng loại người ngu dốt.

Ông hỏi và tự trả lời:

Người TQ có thực sự thông minh không? Nếu người TQ thực sự thông minh như thế thì trong dòng sông lịch sử dài dằng dặc rốt cuộc họ đã cống hiến cho nền văn minh nhân loại được bao nhiêu nhà tư tưởng lớn, nhà khoa học lớn, nhà công nghệ lớn, nghệ sĩ lớn cấp thế giới, cung cấp được bao nhiêu khám phá lớn về quy luật, phát minh lớn về công nghệ và nghệ thuật, sáng tạo lớn về tri thức?


Nếu người TQ thực sự thông minh thì tại sao trong hơn 100 năm gần đây, về nhân cách chính trị lại luôn luôn bị người nước khác bắt nạt, về kinh tế toàn là bị người ta bóc lột, về văn hóa học thuật toàn là bị người ta phân biệt đối xử? Cái “thông minh” tự tâng bốc mình có thể biến thành thông minh thực sự được chăng? Rõ ràng không thông minh mà cứ tự tâng bốc mình thông minh, điều đó nên nói là ngu dốt thực sự.[...].


Sau đây là những điểm chính trong tác phẩm của Li Ming.

1. TRUNG QUỐC NGU

Sự ngu dốt của người TQ trước hết, hoặc về căn bản, vẫn là sự ngu dốt của giới sĩ đại phu văn nhân nước này. Văn nhân các triều đại trước đây đã làm ra rất nhiều thư tịch có hàm lượng tri thức cực nhỏ — Kinh, Sử, Tử, Tập. Văn nhân TQ ngày nay vẫn tiếp tục làm ra rất nhiều văn bản loại ấy, tạo ra một lượng lớn rác rưởi văn tự trong toàn bộ nền văn minh TQ. Trước kia Lỗ Tấn từng đau khổ cảnh báo thanh thiếu niên TQ cần bớt đọc, thậm chí không đọc sách do văn nhân TQ viết. Qua đây có thể thấy ông sớm hiểu rõ tính nghiêm trọng tồn tại trong núi rác văn tự của nền văn minh TQ. Chính là sự nhân bản lặp lại núi rác rưởi văn tự ấy đã lấp kín con đường trí tuệ của bao nhiêu thế hệ người TQ. Thứ đầu tiên được chế tạo với khối lượng lớn là sự ngu dốt của văn nhân TQ, sau đó nó khuếch đại thành sự ngu dốt của người TQ. Đó là số phận sự ngu dốt của người TQ trong hơn hai nghìn năm qua, nhất là trong 500 năm gần đây, và đặc biệt là 200 năm nay.

2. TRUNG QUỐC VÔ HỌC

Là một học giả hiện đại TQ tôi vô cùng đau khổ phát hiện thấy người TQ chúng ta vốn dĩ căn bản chưa hiểu thế nào mới là “học” đích thực, do đó mà đến nỗi hầu như vô “học”.
Điều đó thực ra không khó kiểm chứng. Chỉ cần mời mọi người đọc lại một lượt toàn bộ các giáo trình tiểu học, trung học, đại học, viện nghiên cứu sinh, xem xem trong số những kiến thức đáng gọi là “học” dạy cho học sinh, rốt cuộc có bao nhiêu cái là do người TQ chúng ta khám phá, phát minh và sáng tạo.
Kết quả ra sao? Có thể nói, ngoại trừ những thứ như ngữ văn TQ, y dược TQ, sân khấu, thư, họa TQ — số lượng các kiến thức thổ sản ấy đã cực ít lại cũng khó có thể gọi là “học” mà chỉ có thể gọi là “thuật” — hầu như 9999 phần vạn các kiến thức còn lại đều là “sản phẩm du nhập qua đường biển” từ phương Tây. Trong các lĩnh vực như thiên văn, địa chất, địa lý, toán học, vật lý, hóa học, sinh vật, tâm lý, triết học, khoa học xã hội (chính trị học, kinh tế học, xã hội học, pháp học, luân lý học, tân văn học….) thì người TQ chúng ta có truyền thống 5000 năm lịch sử lâu đời và chiếm tỷ lệ số dân nhiều nhất thế giới, rốt cuộc sáng tạo được môn học nào, khoa học nào? Chúng ta lại có ưu thế rõ rệt ở lĩnh vực nào vậy? Thậm chí người Nhật cũng có thể cười chế nhạo chúng ta “Đôn Hoàng ở TQ nhưng Đôn Hoàng học thì lại ở Nhật”.
Bình tĩnh tự xét mình, nên thừa nhận là trong nền văn minh TQ 5000 năm, chúng ta có chữ “học” động từ (học hỏi, học ở chỗ hỏi, vậy hỏi ai? Hỏi trời, hỏi các đại nhân, hỏi các thánh nhân) mà không có chữ “học” danh từ (môn học, khoa học, những tri thức có năng lực sinh trưởng kéo dài, có sinh mạng riêng, tự làm thành hệ thống)....

Sau hơn 20 năm làm học giả TQ, tới nay tôi mới bừng tỉnh dậy sau giấc mơ lớn: người TQ chúng ta tự xưng có nền văn minh truyền thống cổ xưa 5000 năm nhưng lại là một nền văn minh vô “học”.[...].Trải qua quá trình Tây học truyền vào TQ trong 100 năm gần đây, TQ ngày nay cũng chỉ có cái “học” đi theo cái “học” của phương Tây mà về cơ bản chưa có cái “học” của bản thổ. Chính vì thế mà các “học nhân” của TQ ngày nay, trong quá trình học sẽ cảm thấy một cách nặng nề rằng mình đã mắc phải chứng “mất tiếng nói”. Hầu như mọi từ ngữ, khái niệm về “học” đều du nhập từ phương Tây, mà không có liên quan chút nào với truyền thống văn hóa bản xứ của chúng ta. Miệng là của người TQ nhưng nội dung lời nói lại là những điều trải qua sự suy nghĩ nghiền ngẫm của người phương Tây. Giấy viết, sách vở, truyền thông là phương tiện của bản xứ (song máy móc làm giấy, làm sách và thiết bị truyền thông cũng có thể của phương Tây), nhưng mọi đạo lý, quy phạm, quy tắc, quy luật… được sách báo truyền thông nói tới đều là những thứ người phương Tây phát hiện, phát minh và sáng tạo. Trong tình hình này chúng ta còn có thể nói người TQ không “ngu dốt” ư? Nếu còn muốn tự khoe mình “thông minh” kiểu AQ thì chúng ta lại “thông minh” ở chỗ nào vậy?

http://nghiencuuquocte.org/2016/08/28/vi-sao-nguoi-trung-quoc-ngu/

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 450



V. CỬU BÌNH

Cửu Bình, cuốn sách miêu tả chân thực và sâu sắc bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tổ chức quyền lực đang là cội nguồn của mọi sự tha hóa và biến chất trên vùng đất từng tồn tại nền văn hóa huy hoàng 5000 năm.

Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản như sau:

1 - Đảng cộng sản là gì? Nhìn lại lịch sử Trung Quốc trong suốt 160 năm qua, để thấy được cuộc vận động cộng sản và ĐCSTQ đã nảy sinh rồi ảnh hưởng đến dân tộc Trung Hoa như thế nào: Gần 100 triệu người chết do những nguyên nhân không tự nhiên, và hầu như toàn bộ văn hoá truyền thống Trung Hoa đã bị huỷ diệt.

2 - Đảng cộng sản Trung Quốc xuất sinh như thế nào? Tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất hiện và giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng rồi thống trị Trung Quốc? Nhân dân đã chọn đảng? Hay đó là một nhóm kéo bè kéo đảng mà thành, rồi cưỡng bức nhân dân phải thừa nhận? Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự đặt mình cao trên hết thảy, đè bẹp mọi thứ cản con đường của nó, và mang đến Trung Quốc biết bao đại nạn.

3 - Chính quyền bạo lực của Đảng cộng sản Trung Quốc. Chính sách bạo chúa của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay đã tinh vi và thâm độc hơn bao giờ hết. [...] — Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây dựng nên bộ máy “bạo chính” của mình như thế nào.

4 - Đảng cộng sản, một lực lượng phản vũ trụ. Hơn một thế kỷ qua, bóng ma tà linh cộng sản đã trở thành một thế lực chống đối tất cả, dẫn tới vô vàn bi kịch và tai ương cho nhân loại. Nó cũng đưa nền văn minh đến bờ huỷ diệt. Nó thực sự là một thế lực phản vũ trụ.

5 - Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công.

6 - Đảng Cộng sản Trung Quốc phá hoại văn hoá dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc dốc tất cả nguồn lực của quốc gia để huỷ diệt một nền văn hoá truyền thống với chiều dày 5000 năm lịch sử của Trung Quốc. [..]. Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa hề ngừng cuộc “cách mạng” nhắm vào văn hoá truyền thống, từng bước huỷ diệt linh hồn của dân tộc.

7 - Lịch sử giết chóc của Đảng cộng sản Trung Quốc. Lịch sử 55 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một lịch sử được viết bằng máu và giả dối.

8 - Bản chất tà giáo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Cộng sản chính là một tà giáo theo đúng nghĩa và đang làm tổn hại nhân loại. Mặc dù cộng sản không tự nhận mình là một tôn giáo, nhưng nó chính là một tà giáo với đầy đủ mọi khía cạnh tà ác nhất. Ngay từ ngày đầu kiến lập, nó đã tự tôn thờ chủ nghĩa Mác-xít như một thứ triết thuyết tuyệt đối. Nó xúi bẩy con người vắt kiệt nguồn lực và sinh mạng để chiến đấu cho “thiên đường cộng sản” mà nó vẽ ra.

9 - Bản tính lưu manh của Đảng cộng sản Trung Quốc. Một trong những gì khủng khiếp nhất của ĐCSTQ là nó đang gắng hết sức phá hoại nền tảng đạo đức của toàn dân tộc, ngõ hầu biến dân tộc Trung Hoa trở thành những con người bại hoại ở mọi tầng lớp xã hội, bởi vì môi trường thích hợp cho sự phát triển của ĐCSTQ là môi trường gồm những kẻ lưu manh.

Ngày 18 tháng 11 năm 2004 Cửu bình được đăng lần đầu tiên bởi The Epoch Times - Thời báo Đại Kỷ nguyên. Kể từ đó, Cửu bình được công nhận là đã cho nhân dân Trung Quốc một cái nhìn mới động trời về lịch sử hiện đại của nước mình và triển vọng tương lai của Trung Quốc.


Jing Chu nói:

"Tư tưởng của Mao Trạch Đông đã đem máu, nước mắt và tai họa đến cho Trung Quốc. Nó biến Trung Quốc thành một nơi của giả dối... mọi người không nói thật; họ lừa đảo nhau, và điều này đã dẫn đến sự suy đồi toàn diện vê đạo đức và tinh thần."

Nhà phân tích Trung Quốc Li Shanjian nói rằng Cửu bình đã giúp ông thấy tại sao Đảng Cộng sản thường nói về cải cách nhưng không thêt thực sự thay đổi.

Ông Li nói rằng tương lai của Trung Quốc chỉ có thể nằm ngoài chế độ cộng sản:

"Nếu văn hóa truyền thống chân chính được phục hồi, thì những lý tưởng cộng sản sẽ bị phủ định. Hai cái đó không thể đồng thời tồn tại. Nếu không có văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống thì không có tương lai cho Trung Quốc. Vì thế để Trung Quốc có tương lai, chúng ta phải phủ định những giá trị của Đảng Cộng sản."

Thời báo Đại Kỷ nguyên, phiên bản tiếng Hoa của The Epoch Times có trụ sở tại Mỹ đã đăng Cửu bình Cộng sản Đảng hôm 19 tháng 11 năm 2004. NTD sau đó đã chuyển thể Cửu bình thành một bộ phim tài liệu truyền hình. (Bản dịch tiếng Việt của Cửu bình có tại 9binh.com)



B. NHẬN ĐỊNH VỀ TRUNG QUỐC THỜI MAO TRẠCH ĐÔNG



I. TÂN TỬ LĂNG


Cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.

Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá..

Năm 1994, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia đã phối hợp tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về hai vấn đề. Một là Mao Trạch Đông công lao lớn hơn sai lầm, hay ngược lại? Hai là cơn sốt Mao Trạch Đông có bình thường không? Kết quả là:


a- Cán bộ cấp cao: 37% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao. 30% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm. 33% không trả lời.

b- Trí thức cấp cao: 67% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 8% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 25% không trả lời.

c- Nhà báo và những người làm công tác lý luận: 48% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao 18% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 34% không trả lời.

d- Giáo chức và học sinh: 40% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 34% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 26% không trả lời.


Khái niệm chung là sai lầm lớn hơn công lao

Nếu gộp những người không trả lời vào số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm lớn hơn công lao, thì số người này chiếm 70% cán bộ cấp cao, 92% tri thức cấp cao, 82% nhà báo và những người làm công tác lý luận, 66% giáo chức và học sinh, bình quân số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm nhiều hơn công lao là 77,5%. Khái niệm chung là 3 phần công lao, 7 phần sai lầm.
Mao là người không có lập trường vững chắc. Trong báo cáo chính trị miệng (không văn bản) tại Đại hội 7 ĐCSTQ ngày 24-4-1945, Mao Trạch Đông nói:
“Chúng ta khẳng định phát triển rộng rãi chủ nghĩa tư bản như vậy chỉ có lợi, không có gì hại cả.
Nhưng sau đó Mao theo theo chủ nghĩa dân túy muốn phát triển trực tiếp từ kinh tế phong kiến lên kinh tế xã hội chủ nghĩa, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Từ đó, Trung Quốc đi theo con đường chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa vào bạo lực. Mao phát động phong trào Đại tiến vọt và Công xã hoá, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn chưa từng thấy và cũng gây ra tấn thảm kịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử loài người: 37,55 triệu người chết đói....

Mao chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói. Với cái giá bi thảm nặng nề qui mô lớn nhất, thời gian dài nhất, hy sinh nhiều nhất, người Trung Quốc đã chứng minh “chủ nghĩa cộng sản” ấy không ổn. Cuộc thực nghiệm này là một cống hiến lớn cho nền văn minh của loài người.

.... Chế độ xã hội chủ nghĩa bạo lực - giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản - trải qua hơn 70 năm nỗ lực hết sức mình để đuổi kịp và vượt các nước tư bản chủ nghĩa, chỉ riêng Liên Xô và Trung Quốc đã phải trả giá 50 triệu người chết đói (Liên Xô 13 triệu, Trung Quốc trên 37 triệu), mà cũng không đuổi kịp các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu trên phương diện “sản xuất và tái sản xuất trong đời sống hiện thực”. [...]. Kinh tế thất bại, Mao giao cho Ngân hàng lãnh trách nhiệm. Ngân hàng mỗi năm cho vay khoảng 1.500 tỉ NDT (Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), 70% số này rót vào các xí nghiệp quốc doanh. Do các xí nghiệp quốc doanh chỉ vay không trả, nợ đọng một khoản tiền khổng lồ, hễ bùng nổ sóng gió tiền tệ, thể chế nhà nước tất sẽ lung lay, thế là nhà nước lại đẩy các xí nghiệp quốc doanh sang thị trường chứng khoán. Các công ty lên sàn mấy năm trước hầu như toàn là xí nghiệp quốc doanh. Những người chơi cổ phiếu ham phát tài, bị cuốn phăng 1.500 tỉ NDT để tiếp máu cho các xí nghiệp quốc doanh, nhưng cũng không cứu sống nổi các xí nghiệp này....

Trước sự dụ dỗ của lợi ích lớn lao nằm trong tầm tay, các quan chức rất khó giữ mình trong sạch. Chỉ cần nội bộ tập đoàn lãnh đạo chia đều lợi ích theo quyền lực lớn nhỏ, thì chính quyền, đảng uỷ, hội đồng nhân dân đều bật đèn xanh, mọi người vừa có tiền, lại có thành tích chính trị; vừa phù hợp chính sách, vừa đúng với luật pháp. Thế là hình thành “tập đoàn lợi ích” được thể chế, chính sách và luật pháp hiện hành bảo hộ.“Tư hữu hoá quyền quí” là gì? Là quan chức câu kết với thương nhân vơ vét tài sản của nhà nước và nhân dân. Thực hiện kinh tế thị trường mà không đồng bộ với dân chủ hoá chính trị, tất sẽ nảy sinh quan chức câu kết với thương nhân, muốn đánh giá xí nghiệp quốc doanh thế nào cũng được, muốn đem tài sản quốc doanh cho ai thì cho, muốn đẩy công nhân ra đường thì đẩy ra ngoài đường, đấy là chỗ tệ hại của chủ nghĩa tư bản quan liêu....


Do cải cách chính trị không theo kịp, làm nổi bật mặt tiêu cực của cải cách mở cửa, khiến số người phản đối và bất mãn với cải cách mở cửa tăng nhanh. [...]. Một số phần tử phái “tả“ cho rằng đây là tình hình có thể lợi dụng. Họ xui nguyên giục bị, tạo gió gây mưa, lừa dối quần chúng, lôi kéo lớp trẻ. Họ cho rằng “nước lùi, dân tiến” là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, họ cổ động quay lại thời đại Mao, lại gây ra cuộc tranh luận Trung Quốc nay là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa. Một khi nắm được số quần chúng trên, lý luận “tả” khuynh có thể chuyển hoá thành lực lượng phá hoại khổng lồ.[...]. Đây là ẩn hoạ lớn nhất ở Trung Quốc trong 10 năm tới. Chỉ có tiến hành cuộc cải cách chính trị thật sự chứ không hời hợt, bao gồm cải cách ý thức hệ là cải cách thể chế chính trị, mới có thể tránh được một đại hoạ mới. Không thực hiện hiến chính dân chủ, sớm muộn sẽ bùng nổ cuộc Đại cách mạng văn hoá lần thứ hai . Nay Trung Cộng theo tư bản chủ nghĩa cuồng nhiệt, bọn đầu gấu cấu kết nhau thành những tập đoàn lợi ich, phe thái tử đảng, làm cho dân chúng bất mãn. Nhóm chống đối hướng về Mao Trạch Đông chống lại Tập Cận Bình cho nên Tập Cận Bình mượn danh nghĩa bài trừ tham nhũng để chống nội loại có thể đưa đến Đại Cách Mạng văn hóa lần thứ hai làm cho Trung Quốc điêu tàn.


II. LÝ CHÍ THỎA


Lý Chí thỏa là tác giả quyển " Đời Tư Mao Trạch Đông", Nhân Ảnh xuất bản năm 2014 .

Bác sĩ Lý Chí Thỏa, tốt nghiệp y khoa bác sĩ trường Đại Học Liên Hợp Tây –Trung, Thành Đô năm 1945, làm việc tại Sydney trước khi trở thành bác sĩ riêng cho Mao Trạch Đông 1954 cho đến khi Mao qua đời năm 1976. Bác sĩ Lý sống ở Chicago từ năm 1988 cho đến khi tạ thế 1995.


1. BẢN CHẤT MAO

(1). Bạo chúa

Mao mồm rêu rao chống đế quốc, thực dân nhưng Mao có đủ tính chất một bạo chúa, một tên thực dân hạng nặng. Ông độc tài cai trị, không qua ý kiến ai. Ông đưa Hoa Quốc Phong rồi muốn Giang Thanh kế vị. Cái đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ là những bù nhìn giữa ruộng dưa.

Ông là người biến chất, mà cũng là người lưỡng tính. Ông mang bản chất nông dân. Ông không đánh răng súc miệng mỗi sáng. Ông chỉ nhai lá chè xanh. Ông it tắm rửa. Nhưng ông sống như một hoàng đế , luôn ca tụng các bạo chúa. Mao có sở thích đơn giản. Mao chỉ mặc quần áo khi chẳng đừng, còn hầu như lúc nào ông cũng khoác một chiếc áo choàng và nằm trên giường, chân đất. (Ch.VIII)



Ông sống cũng như một vị hoàng đế.Dinh thự của Mao, vốn được xây dựng từ thời Càn Long (1735-1796), vừa là thư viện vừa là nơi ẩn náu của vua nếu có binh biến. Nhưng Càn Long vốn lại là người ưa hiện đại.Những viên ngói trên mái đều có màu xám, chứ không phải thiếp vàng như trong Cấm Thành, nhưng toà nhà lại được xây dựng theo cùng một phong cách cung điện của vua.
Ông cũng như Hồ Chí Minh sống huy hoắc nhưng đóng vai nghèo nàn, giản dị để lừa dân.

(2). Mao tôn sùng các bạo chúa Trung Quốc

Mao đặc biệt khâm phục vua Trụ, một bạo vương trị vì triều đại nhà Thương thế kỷ thứ XI trước công nguyên.Ông cũng thichTần Thuỷ Hoàng. Mao thường ví mình với vị hoàng đế này. Giống như Trụ vương, Tần Thuỷ Hoàng cũng bành trướng mở rộng lãnh thổ, đã thống nhất các tiểu vương quốc khác thành một nước Trung Quốc rộng lớn.

Mao cũng rất khâm phục Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (627-705), một trong số ít phụ nữ nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc cái đích mà sau này Giang Thanh đã cố vươn tới.(Ch.XI)


(3). Mao hiếu chiến

Mao lại sẵn sàng hy sinh những công dân của nước ta đề đạt được mục đích riêng. Từ khi Mao gặp thủ tướng Ấn Độ, Jawaharlan Nehru, vào tháng 10-1954, tôi mới biết rằng Mao đã so sánh những quả bom nguyên tử chỉ là “con hổ giấy” và không ngần ngại sẵn sàng hy sinh hàng trìệu người Trung Quốc để chiến thắng chống “cái gọi là chủ nghĩa đế quốc”. Ông quả quyết với Nehru: “Đừng có sợ bom nguyên tử. Trung Quốc rất đông dân, chúng không thể thả bom nguyên tử xoá sổ tất cả chúng tôi được. Kẻ nào dám ném bom nguyên tử, thì tôi cũng có thể làm được điều đó. Dù phải hy sinh 10 hay 20 triệu nhân dân, tôi đâu có sợ”. Nghe đến đó, ông Nehru phát hoảng.

Trong bài diễn văn đọc ở Moscow năm 1957, Mao tuyên bố, ông sẵn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung Quốc, một nửa dân số Trung Quốc. Ngay khi Trung Quốc có mất đi nửa số dân, đó cũng chưa phải là tốn thất lớn lao, vì đất nước này vẫn có thể sản sinh ra nhiều người nữa.

Riêng trong thời kỳ Đại nhảy vọt, đã có hàng trìệu người Trung Quốc chết đói, làm cho tôi thấy, Mao hệt như những tên bạo chúa mà ông vốn khâm phục. Ông thừa biết nhiều người đã chết ra sao, nhưng ông không hề mảy may động lòng.(Ch. XI)


(4). Mao  thủ đoạn


Mao thất bại trong các kế hoạch kinh tế. Ông biết các đồng chí của ông và nhân dân bất mãn cho nên ông muốn tuyệt diệt các mầm chống đối. Do vậy ông bày ra trò xin từ chức.

Việc Khrushchev cáo buộc Stalin tội sùng bái cá nhân đẩy Mao vào vị trí phòng thủ, trong khi các lãnh đạo đảng Trung Quốc ngấm ngầm ủng hộ Khrushchev, muốn tập thể lãnh đạo nhà nước, họ phê bình chủ nghĩa phiêu lưu của Mao. Khi thông báo cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng ý định từ chức chủ tịch nước.

Mao không có ý định rời bỏ quyền lực, mà ngược lại, ông muốn nắm hết quyền lực tối cao, tóm lấy tất cả sợi dây điều khiển đất nước vào tay mình. Mao không cần cái vỏ quyền lực, cần quyền lực tối cao thật sự để thúc đẩy, chuyển đổi những vấn đề cốt lõi của Trung Quốc.

Phép thử lòng trung thành của Mao không cần chờ lâu. Đại hội VIII của đảng cộng sản Trung Quốc, khai mạc tháng 9-1956, xác nhận tất cả sự nghi ngờ tồi tệ của ông trong mối quan hệ của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình là có thật. (Ch.XVII)

Đối với Mao, nguyên tắc lãnh đạo tập thể theo đường lối Khrushchev không thể chấp nhận. Bởi nếu đảng quán triệt đường lối lãnh đạo tập thể, như vậy đã tước bỏ quyền lực tuyệt đối của ông, đặt lãnh tụ ngang hàng với những người lãnh đạo khác. Nhưng ông vẫn muốn là vị lãnh tụ tối cao. Ông luôn thèm khát sự sùng bái cá nhân. Mao muốn kiểm tra lòng trung thành các chiến hữu bằng cách xem họ có cố thuyết phục ông ở lại hay không. Nếu không ai nài nỉ, Mao sẽ dùng các biện pháp quyết liệt để giành lại quyền lực của mình. (Ch. XVII)


Mao nói: “Trước hết, chúng ta phải nhử rắn rết bò ra khỏi hang sau đó mới đánh chúng. (Ch.XX)
Chỉ khi nào kẻ thù xuất đầu lộ diện, lúc đó chúng ta mới báo thù. ” (Ch.XXI)

Hồ Chí Minh cũng bắt chước Mao giăng bẫy Trăm hoa đua nở nhưng các văn nghệ sĩ Việt Nam cũng như Trung Quốc bất chấp. Họ thấy chế độ quá tai hại, phải lên tiếng nhất là họ phấn khởi trước việc Liên Xô tố cáo tội ác Stalin, và họ hy vọng tiếng nói của họ có thể mở cửa tự do, dân chủ.


(5). Tôn trọng Stalin tàn bạo và sùng bái cá nhân

Người ta cho rằng Mao ngưỡng mộ Stalin song Lý Chí Thỏa phủ nhận điều này.Ông nêu ra gần mười điều là Mao coi thường Stalin, trong đó có việc Stalin ép Quốc Cộng phải ngồi lại với nhau, rốt cuộc Mao bị Tưởng đánh đuổi. Cuộc chiến ở Triều Tiên cũng gây ra căng thẳng giữa Mao và Stalin. Tôi thường nghĩ, Liên Xô và Trung Quốc đã hợp tác với nhau trong chiến tranh, thế nhưng Mao lại phủ nhận. Ông nói:

– Khi quân đội Mỹ tiến đến biên giới Trung – Triều tại sông Áp Lục, tôi đã nói với Stalin, chúng tôi sẽ điều quân đến đó. Nhưng Stalin không đồng ý, vì ông ta sợ xảy ra Thế chiến thứ ba.(Ch.X)

Ngày 1-5-1956, hai tháng sau khi bản tường trình của Khrushchev được công bố và cơn giận lôi đình của Mao, Chu Đức lâm bệnh.

Mao không bao giờ tha thứ cho Khrushchev vì đã chỉ trích Stalin.

Lý Chí Thỏa viết rằng năm 1956 Mao cũng thường bất bình với ban lãnh đạo đảng của ông như thế nào. Trước hết, lớp người hèn hạ, cứng nhắc, dập khuôn theo mô hình Xô viết đã làm ông không hài lòng. ( Ch.X)


Mao là đệ tử trung thành của Lenin, Stalin, ông ta học hết các chính sách và thủ đoạn của Lenin, Stalin, sao lại bảo ông chống bọn rập theo mô hình Nga? Chính ông theo mô hình Liên Xô cho nên Liên Xô và Trung Quốc đã phải trả giá 50 triệu người chết đói (Liên Xô 13 triệu, Trung Quốc trên 37 triệu). Tội Mao rõ ràng như thế sao ông lại trách bọn thủ hạ? Ông cũng như Hồ Chí Minh, làm sai nhưng lại tự biện hộ hay đẩy trách nhiệm cho người khác.

Mao và Hồ sợ hãi việc Khrushchev hạ bệ Satlin vì nó sẽ gây ra sự hạ bệ Mao và Hồ, những kẻ tàn ác và thích sự hoan hô nịnh hót.Chính vì Khrushchev tố cáo tội ác Stalin mà làm cho thế giới cộng sản vỡ đôi, nửa theo Nga, nửa theo Trung Cộng. Chính vì vậy Việt Nam có vụ án Xét lại hiện đại làm cho bao tướng tá, bộ trưởng và văn thi sĩ vướng tai họa.


2. MAO DU LỊCH

(1). Dân và cán bộ bị phiền hà Mao thich đi đây đi đó. Mỗi lần ông di chuyển, cán bộ và dân chúng phải chịulắm phiền nhiễu. Những biện pháp an ninh trên đường cũng rất khác thường. Khi đoàn tàu chạy, tất cả các hoạt động giao thông trên tuyến đường sắt đó đều bị đình trệ, làm đảo lộn cả các lịch trình giao thông trong suốt một tuần lễ cho đến khi mọi việc trở lại bình thường. Những nhà ga thường đông hành khách và người bán hàng rong bị nhân viên an ninh trấn dẹp. Thật rờn rợn khi vào những sân ga vắng ngắt, trên những thềm xe lửa đậu chỉ thấy lính canh. Khi một cộng sự khác và tôi cho Uông Đông Hưng biết thiếu người bán hàng rong, ông ta liền cho một vài nhân viên an ninh đóng giả người bán hàng rong, làm cho quang cảnh có vẻ tự nhiên hơn.

Ngoài ra, cùng với những nhân viên an ninh của Bắc Kinh ngồi trong tàu và có mặt ở những điểm dừng, còn có một vài trăm lính do các Ban an ninh của các tỉnh bố trí trên suốt chặng đường, cứ năm chục mét có một người gác.

Mao đi chẳng theo lịch trình nào, bởi vì tàu chỉ chuyển bánh khi Chủ tịch thức, chừng nào ông còn ngủ đoàn tàu còn đứng yên. Bởi vậy, chằng thể biết khi nào tàu chạy, hệt như giấc ngủ của Mao vậy. Khi ông ngủ, đoàn tàu dừng lại tại ga phụ của một sân bay quân sự, hay một ga để dồn toa hoặc tại ga phụ của một nhà máy đã được dọn dẹp trước khi ông đến. Như thế cũng là để dễ bảo vệ Mao hơn.[...].Việc Mao ở lại trên đảo ngoài kế hoạch, nên lực lượng an ninh được một phen hú vía. Ngay sau đó, nhân viên phòng an ninh tỉnh và một đơn vị quân đội đóng ở gần đảo đã phải lùng tìm “những phần tử tình nghi” và đuổi tất cả dân trên đảo đi. Người ta đã biến hòn đảo thành một công viên lộng lẫy trồng cam. Vào mùa thu, hoa cam nở rộ, trông rất đẹp.(Ch.XV)


3. CÁN BỘ BỊP MAO

Một buổi tối trên tàu. Lâm Khắc tìm cách giải thích mọi việc cho tôi. Tôi vừa chuyện trò với Lâm Khắc và Vương Kính Tiên, vừa nhìn những ngọn lửa của những chiếc luyện kim kéo dài đến tận chân trời và bày tỏ sự kinh ngạc về việc những lò luyện kim lại có thể mọc lên nhanh chóng đến thế và sản lượng sản xuất bất ngờ tăng lên.

Lâm Khắc đáp lại rằng tất cả những thứ chúng tôi nhìn thấy qua cửa sổ đều là dàn dựng cả – một vở tuồng Trung Quốc vĩ đại có nhiều hồi được trình diễn trên khắp đất nước và chỉ dành riêng cho Mao. Các bí thư đảng đã ra lệnh khắp nơi dọc theo hai bên tuyến đường xe lửa, người ta phải dựng lên hàng chục nghìn những chiếc lò luyện kim gia đình, và phụ nữ phải mặc những bộ quần áo màu sặc sỡ. Ở Hồ Bắc, ông bí thư đảng đã ra chỉ thị mang lúa từ những cánh đồng xa đến trồng dọc theo đường tàu, tạo cho Mao cảm giác được mùa. Những cây lúa được trồng sát nhau đến nỗi người ta phải sử dụng quạt điện để tăng cường lưu thông không khí trên cánh đồng và để cho lúa khỏi úa vàng. Cả đất nước Trung Quốc là một sân khấu và toàn dân trình diễn một vở kịch cho Mao chủ tịch xem.

Lâm Khắc cho biết những con số thống kê sản xuất là giả tạo. Chẳng có loại đất trồng nào có thể thu hoạch được 20 hoặc 30 nghìn cân trên một mẫu cả. Và những thỏi thép do các lò luyện kim gia đình nấu được đều chẳng làm được gì. Thỏi thép bóng láng mà tôi nhìn thấy ở An Huy mà Tăng Huy Sinh quá quyết là sản phẩm của những chiếc lò này, thực ra là sản phẩm của một nhà máy luyện kim đồ sộ và hiện đại.(Ch.XXXII)


4. TRUNG QUỐC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA MAO

(1).Đất nước Trung Quốc điêu tàn

Thời Nhật chiếm đóng và nội chiến:

Bắc Kinh hoang tàn và tiêu điều. Sau tám năm Nhật chiếm đóng, bốn năm nội chiến, phố xá trở nên ngổn ngang, bẩn thỉu, những bức tường dày bao quanh Thành Nội bị lở từng mảng, có chỗ đã bắt đầu sập. Các biển quảng cáo vui mắt, sặc sỡ cũng biến mất khỏi các cửa hiệu và quầy hàng, những quán sách thân thương của tôi ở Lưu Linh Chương đóng cửa im ỉm dường như lâu lắm rồi.
Dân tình xem ra nghèo đói, nhếch nhác chẳng khác gì bộ mặt thành phố. Đàn ông, đàn bà chỉ mặc những chiếc bộ quần áo cũ kỹ màu ghi đá hoặc xanh xám đã bạc phếch. Mỗi người đều có một đôi giày bằng vải buồm thô màu đen, tóc cắt ai cũng giống ai. Đàn ông tóc húi cua, đàn bà búi tó sau lưng.(Ch.III)


(2). Chính sách nông thôn

Mao rất muốn đẩy mạnh cải cách trong nước, càng nhanh càng sớm càng tốt, không cần đến điều kiện khách quan. Tiến độ chậm chạp của cuộc cải cách ở nông thôn làm ông điên tiết, dù rằng từ đầu những năm 50 ngay sau khi thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, đã tịch thu ruộng đất và tài sản của địa chủ chia cho nông dân. Tuy ruộng đất vẫn còn nằm trong tay sở hữu riêng, nhưng Mao muốn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không chờ cơ giới hoá nông nghiệp, vì ông cho rằng Trung Quốc quá nghèo, nếu chờ quá trình cơ khí hoá thì quá lâu.

Những hợp tác xã nông nghiệp được chỉ đạo tiến hành rất sớm ở nông thôn từ năm 1953, đẩy nhanh xu hướng xây dựng liên hợp kinh tế nông nghiệp lớn khác thường và việc tước đoạt từ tay nông dân phương tiện sản xuất và gia súc đã gây ra chống đối mạnh mẽ không những từ phía các người lãnh tụ chính trị đối lập mà còn từ phía nông dân. Ở một số vùng kinh tế tập thể bị tan rã nhanh ngay sau khi nó được thành lập. Mao trút tội không những xuống đầu người lãnh đạo Ban nông nghiệp Ban chấp hành trung ương đảng Đặng Tử Huy mà nhiều cả nhiều cán bộ trong đảng. Ông buộc tội họ chậm chạp, thiếu cương quyết, thậm chí cả tội phá hoại ngầm. Đặng Tử Huy bị mất chức, cơ quan do ông lãnh đạo bị giải tán. Thật ra, người ta không gạt Đặng Tử Huy ra khỏi guồng máy, mà thuyên chuyển ông sang cương vị nhỏ hơn. Về sau Mao tâm sự với tôi:

– Đặng Tử Huy đã sát cánh với chúng tôi trong những năm cách mạng. Tuy nhiên sau khi giải phóng, ông ta đã đi chệch đường. (Ch.IX)



Mãi tới năm 1960, nghĩa là ba năm sau, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trần Nghị kể cho tôi, người ta đã quy kết hơn nửa triệu người là hữu khuynh, tôi mới vỡ ra rằng con số quá lớn, trong số đó có đã biến bao người vô tội trở thành nạn nhân. Tôi ái ngại nhất là ở các cơ sở sản xuất người ta phải hoàn thành một chỉ tiêu nhất định. Mỗi đơn vị phải quy kết được 5% thành viên của mình thuộc thành phần cánh hữu, bất kể đúng hay sai.

Đến bây giờ tôi mới rõ, biết bao nhiêu người đã bị chụp mũ, bị mất việc, bị tống vào những trại cải tạo lao động và chết một cách đau khổ, tức tưởi. Thực tế, Mao không ra lệnh tử hình những đối thủ, nhưng sự hành hạ về thể xác lẫn tinh thần của những biện pháp cải tạo thường dẫn đến chết dần, chết mòn và đầy đau đớn.

Cho đến khi có lần bản thân tôi phải lao động cật lực suốt hai tuần liền, tôi mới hiểu được cuộc sống trong trại cải tạo. Chẳng hạn, đàn ông chỉ vác được tối đa là 20 Jin (đơn vị đo trọng lượng của Trung Quốc) đá đã buộc phải khuân tới 40 Jin. Nếu họ gục xuống không thể bước nổi vì kiệt sức thì người ta bảo, nó là người phái hữu. Khi anh ta năm lăn quay, vô vọng họ ép phải nhận tội và khai ra những người khác. Số người chết trong các trại cải tạo nhiều hơn cả thời kỳ cải cách ruộng đất.

Đáng lẽ tôi phải biết điều đó rõ hơn mới đúng. Chính Mao đã nhiều lần tiết lộ với tôi. Một lần ông nói:

– Nếu chúng ta tính gộp tất cả những tên địa chủ, phú nông, những tên phần cách mạng, những thành phần không trong sạch và thành phần cánh hữu, ít nhất là 30 triệu người. Nếu chúng ta gom tất cả bọn chúng vào một chỗ duy nhất, chúng sẽ lập ra được cà một quốc gia mà mọi vấn đè rắc rối đều có thể từ đó mà ra. Ở các cấp uỷ đảng và các cơ quan chính quyền riêng lẻ, chúng sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Với dân tộc 600 triệu dân, chúng chỉ là một phần hai mươi. Vậy chúng ta chẳng cần phải sợ...

Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe con số 30 triệu kẻ thù nhân dân, một con số lớn không thể tưởng tượng được. Nhưng đồng thời, tôi cũng biết rằng Mao ít khi nói bừa. Con số của ông hẳn là từ các nguồn tin đáng tin cậy. Sau này tôi phòng đoán sự thật con số đó còn nhiều hơn thế.

Có cả bằng chứng về việc Mao coi sinh mạng của đồng bào chẳng có nghĩa lý gì ông thường nói: “Chúng ta đã quá đông dân. Chúng ta có thể loại bớt một số. Điều đó có sao đâu?”(Ch.XXIII)



(3).CÔNG XÃ

Ông tin chắc vấn đề cung cấp lương thực ở Trung Quốc đã được giải quyết và bây giờ đất nước sẽ dư thừa lương thực. (Ch.XXXI)

Ngày 19-9-1958, hơn 300 nghìn người đứng chen chúc hai bên lề đường ở các phố phường Hà Phi để tận mắt nhìn thấy Chủ tịch. Chiếc xe mui trần của Mao chầm chậm đi khắp thành phố. Ông thản nhiên giơ tay vẫy chào và ngập mình trong sự ngưỡng mộ. Tôi ngờ rằng không phải quần chúng ở Hà Phi tự nhiên kéo đến như quần chúng đã tập hợp lại quảng trường Thiên An Môn trước đây. Những người chào đón mặc những bộ quần áo sặc sỡ, vòng hoa đeo trên cổ, tung những dây hoa khi đoàn xe đi qua. Họ hát hò, nhảy múa và hô những khẩu hiệu: “Mao chủ tịch muôn năm!” “Công xã nhân dân muôn năm!” “Đại nhảy vọt muôn năm!” Tất cả những điều đó làm cho người ta nghĩ rằng Tăng Huy Sinh đã không để cho sự việc diễn ra một cách tự nhiên. Mao có ý định thiết lập một cơ cấu phân phối lương thực miễn phí cho các công xã nhân dân ở nông thôn, để ai cũng có thể ăn những gì người đó muốn mà không cần trả tiền. Ông nói về việc sẽ không trả lương cho cán bộ nữa, thay vào đó là quay lại chế độ bao cấp tương tự như chế độ đã từng tồn tại cho đến năm 1954 – một chế độ đã làm lụn bại dự trữ ngoại tệ của tôi. Các khoản lương sẽ không còn. Những nhu cầu cơ bản sẽ được nhà nước đáp ứng. Thêm vào đó, một khoản trợ cấp ít ỏi cho những chi tiêu bất thường. Theo Mao, chế độ này trước hết sẽ được áp dụng cho cơ quan trung ương ở Trung Nam Hải, bắt đầu từ Nhóm Một của chúng tôi. (Ch.XXXII)
(4).ĐẠI NHẢY VỌT

Kế hoạch Đại nhảy vọt của Mao thật là viễn tưởng – vượt nước Anh trong vòng 15 năm, cải tạo sản xuất nông nghiệp và dùng công xã nhân dân làm phương tiện để chuyển từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa cộng sản, chuyển từ nghèo đói sang dư thừa. Mao đã quen với những lời tâng bốc và xu nịnh, ông đã đưa giới lãnh đạo cao cấp của đảng chính phủ đến chỗ phải chấp nhận ảo tưởng vĩ đại của ông. Những cán bộ cao cấp nhất của nhà nước phải nịnh bợ Mao, chỉ vì tương lai chính trị của họ. [...]. Người ta đã tạo ra những báo cáo tưởng tượng không thể tin được. Những số liệu về sản lượng ngũ cốc tăng từ 10 nghìn lên 20 nghìn thậm chí tới 30 nghìn cân một công mẫu.(Ch.XXXII)


(5) .LÒ LUYỆN KIM

Chiếc lò đầu tiên là một vật quái dị, được ngẫu hứng xây bằng gạch và vôi vữa, cao khoảng từ 4 đến 5 mét, tôi nhìn thấy ở sân sau của cơ quan đảng bộ của tỉnh An Huy. Trong ánh lửa sáng rực, tất cả những đồ dùng bằng sắt thép của gia đình như nồi, niêu, xoong chảo, tay nắm cửa, cuốc xẻng… được nấu chảy để sản xuất ra thép...

Mao kêu gọi cả nước, bằng những biện pháp kinh tế có hiệu quả, trong vòng 15 năm phải vượt nước Anh về sản lượng sắt thép. Tại sao người ta phải bỏ ra hàng triệu đô la để xây dựng các nhà máy luyện kim hiện đại, trong khi sắt thép có thể luyện được ngay trong những lò để trên sân hay trên những cánh đồng mà hầu như chẳng tốn kém gì?

Tôi ngạc nhiên. Lò luyện kim này biến những dụng cụ gia đình thành sắt vụn, nấu chảy những con dao, rồi làm thành những thanh thép. Sau đó những thỏi thép này lại được rèn thành dao. Tôi chẳng biết những thanh thép đó có đạt chất lượng cao hay không, nhưng thấy thật khôi hài khi người ta nấu thép để sản xuất ra thép, nấu chảy dao để rèn thành dao. Khắp nơi ở An Huy đều có những lò luyện kim gia đình và tất cả những lò này đều sản xuất ra những thỏi thép chẳng theo một tiêu chuẩn nào.(Ch.XXXII)

Chúng tôi trở về Bắc Kinh để kịp dự lễ kỷ niệm ngày 1-10-1958. Nhưng ngay sau đó, chúng tôi lại lên đường về phương Nam. Những quang cảnh chúng tôi thấy được từ trên tàu thật khó tin. Trên cánh đồng, đông nghịt nông dân làm việc. Họ là phụ nữ, các em gái mặc quần áo xanh, đỏ, những ông già tóc bạc và những thiếu niên. Tất cả những người đàn ông khỏe mạnh đã bị rút khỏi công việc đồng áng để làm việc ở những lò luyện kim gia đình. Những lò này đã làm quang cảnh nông thôn thay đổi. Chúng mọc lên ở khắp nơi và chúng tôi có thể nhìn thấy nông dân luôn vội vàng, chạy đi chạy lại để vận chuyển nguyên liệu và thổi lửa. Ban đêm, những lò luyện kim ở khắp nơi toả ra những ngọn lửa sáng cả bầu trời (Ch.XXXII)


(6). THÀNH THỊ LẬP CÔNG XÃ

Đầu năm 1959, một sự hoảng loạn bao trùm cả thành phố Bắc Kinh. Có tin đồn sắp tới các công xã cũng sẽ được thành lập ở các thành phố. Mọi người đều nghĩ tài sản cá nhân của họ sẽ sắp phải sung công, trở thành tài sản của nhà nước. Thế là thành phố Bắc Kinh biến thành một cái chợ trời khổng lồ. Ai cũng tìm cách bán những tài sản quí giá của họ để giữ lấy đồng tiền, sợ một khi những tài sản còn lại bị sung vào công xã...

Nghe lời ca thán thê lương của nhân dân thành phố, ông bỏ kế hoạch thành lập công xã ở thành phố. Tuy vậy, phần lớn tài sản của gia đình tôi đã bị tịch thu.


5. KẾT QUẢ

Qua những sự kiện trên, chúng ta thấy chính sách độc tài và tàn bạo của Mao đã đưa đến hai việc:

(1). Nịnh hót, báo cáo láo, mọi người lừa dối nhau

(2). Thất bại


Vì theo chuyên chính vô sản, vì ngu, hoang tưởng và độc tài co nên Mao cũng như Lenin, Stalin đã thất bại trong Cách Mạng văn hóa và Bước đại nhảy vọt.Kết quả không theo kịp Anh, Mỹ mà còn làm cho kinh tế tổn hại, và trăm triệu người phải tử vong.

Trong số những nhân viên thân tín nhất của Mao, Điền Gia Anh, người am hiểu sự việc nhất, người hoài nghi nhất và cũng là người thẳng thắn nhất. Ông đi thăm họ hàng để tận mắt thấy được kế hoạch Đại nhảy vọt tác động đến họ như thế nào. Chỉ có phụ nữ và trẻ em ở nhà. Còn đàn ông đi làm ở những lò luyện kim xa nhà hoặc ở những đập nước. Thoại nhìn, Mao đã có thể cảm nhận được cuộc sống của các gia đình ở Thiếu Sơn khó khăn như thế nào. Tất cả nồi, chảo đều bị ném vào lò luyện kim, trong làng người ta chẳng giữ lại được cái nào. Mọi người phải đến ăn ở nhà ăn công cộng, bởi vì họ lấy đâu ra nồi để nấu. Nhưng giá mà có nồi niêu, họ cũng không thể nấu ăn được, bởi vì những cái bếp bằng đất của họ cũng đã bị phá đi để làm phân bón cho đồng ruộng. Buổi chiều, Mao cùng đi tắm với mọi người tại hồ chứa nước mới xây ở Thiếu Sơn, chuyện trò với nhân dân địa phương về công trình thuỷ lợi này. Mọi người đều phê phán công trình trên. Bí thư đảng uỷ công xã đã ép mọi người phải hoàn thành hồ chứa nước này quá gấp nên trong hồ đã xuất hiện một chỗ rò rỉ nước. Ngoài ra sức chứa của hồ quá ít ỏi đến nỗi mỗi khi mưa xuống. người ta phải xả bớt để nước khỏi tràn ra ngoài.

Những người lãnh đạo công xã gọi người của họ từ nơi làm việc về, Mao đã mời họ khoảng 50 người đi ăn tối trong một quán trọ. Họ đều phàn nàn về những nhà ăn công cộng. Các cụ già không thích vào đó vì họ thường bị thanh niên chen lấn. Còn những người trẻ tuổi không thích đến đó vì họ không bao giờ được ăn uống no nê. Những trận đấm đá tranh nhau miếng ăn xảy ra liên miên và trong những cuộc ẩu đả đồ ăn thức uống vung vãi tứ tung.

Mao hỏi dò mọi người về lò luyện kim gia đình. Ông chỉ nghe thấy những lời than phiền. Ở khu vực này chẳng có quặng, mỏ gì. Người ta phải khai thác những loại than kém phẩm chất tại chỗ để đốt lò. Đã vậy vì không có quặng sắt nên chỉ còn cách duy nhất để hoàn thành chỉ thị là sung công tài sản của nông dàn. Cho nên thành phẩm ra lò chỉ là những cục sắt vô dụng. Khi Mao ngừng hỏi, căn phòng chìm trong yên lặng. Một bầu không khí ảm đạm trùm lên tất cả chúng tôi. Kế hoạch Đại nhảy vọt Thiếu Sơn đã không thành công. Mao nói:

– Nếu ở nhà ăn tập thể các đồng chí không được ăn no, tốt hơn hãy đóng cửa. Nếu không chỉ lãng phí lương thực. Còn đập nước, theo tôi, mỗi làng cũng chẳng cần có hồ dự trữ nước riêng của mình làm gì. Nếu xây những hồ chứa nước không đúng quy cách có ngày gặp hoạ. Và nếu không luyện được thép có chất lượng cao, tốt hơn các đồng chí đừng nên làm nữa.

Những lời nói của Mao đã hợp pháp hoá việc Thiếu Sơn là làng đầu tiên ở Trung Quốc giải tán các nhà ăn công cộng, đình chỉ việc xây dựng các hồ chứa nước, dỡ bỏ dần những lò luyện kim. Những lời nói của Mao tuy chưa được công bố, nhưng được mau chóng truyền miệng lan đi khắp nơi. Chẳng bao lâu, nhiều nơi những công trình trên đã bị đình chỉ.

Chuyến viếng thăm làng Thiếu Sơn đã đưa Mao trở lại với thực tế. Đến khi chúng tôi trở lại Vũ Hán, niềm cao hứng của Mao đã tiêu tan. Nhưng ông luôn luôn khẳng định, những chương trình chính trị như trên về cơ bản vẫn đúng, có điều người ta phải thực hiện chúng một cách từ từ hơn. (Ch.XXXVII)

Những nơi khác tình hình còn tệ hơn ở Thiếu Sơn. Nạn đói khủng khiếp lan ra khắp cả nước. Ở tỉnh An Huy, nơi lần đầu tiên bí thư tỉnh uỷ Tăng Huy Sinh đưa Mao đi xem những lò luyện kim gia đình, lại là nơi bị ảnh hưởng hết sức nặng nề, cũng giống như ở tỉnh Hà Nam nơi chúng tôi đã đến thăm vào tháng 8-1958 để thị sát những công xã nhân dân mới được thành lập. Tại một vài nơi vùng sâu vùng xa, mật độ dân số thưa thớt, như ở Cam Túc đã có người chết đói. Nông dân ở tỉnh Tứ Xuyên cũng bị chết đói. Tứ Xuyên, tỉnh đông dân, rộng hơn nhiều tỉnh khác, được coi là vựa lúa của Trung Quốc. Tại đây tháng ba năm 1958 Mao đã tuyên truyền kế hoạch của ông, trong 15 năm tới Trung Quốc sẽ vượt nước Anh về sản lượng. Như trong lịch sử đã từng xảy ra, vì nạn đói, hàng chục ngàn nông dân đã bỏ làng ra đi.


Tôi chưa từng chứng kiến nạn đói khủng khiếp bao giờ. Nhóm Một vẫn được bảo đảm an toàn không bị ảnh hưởng nạn đói. Trên đường đến Lư Sơn, tôi nghe được tất cả những điều này khi tôi cùng với Mao, những người cộng tác của ông và những cán bộ lãnh đạo các tỉnh xuôi theo dòng Dương Tử hùng vĩ. Điền Gia Anh cũng ở trên tàu, ông còn nhớ như in chuyến thanh tra kéo dài sáu tháng ở Hà Nam và Tứ Xuyên theo lệnh của Mao. Trên boong tàu, tôi đứng bên cạnh ông, Lâm Khắc và Vương Kính Tiên, người giữ chức vụ của Uông Đông Hưng, chịu trách nhiệm bảo vệ Mao. Điền Gia Anh đã mô tả nạn đói khủng khiếp ở Tứ Xuyên. Chỉ tiêu sản lượng thép hết sức lạc quan trong năm 1959 đã giảm từ 20 triệu tấn xuống 13 triệu tấn. Nhưng vẫn còn 60 triệu nông dân và những người khỏe mạnh làm việc ở những lò luyện thép, lẽ ra người ta cần họ làm việc ngoài cánh đồng. Việc phung phí lực lượng lao động này đã gây ra hậu quả thật trầm trọng. Tình hình càng trở nên bi đát hơn.

Điền Gia Anh không chỉ khổ tâm vì nhiều người bị chết đói mà trước hết ông lấy làm buồn về việc nhiều chính quyền địa phương đã tìm cách che đậy tình trạng khủng hoảng. Điền bảo, sự giả dối ngày càng trầm trọng, trắng trợn. Tờ Bản tin Nội bộ ngày càng trở nên vô nghĩa. Những kẻ dối trá vẫn còn dối trá, trong khi người ta lại công kích những người dám nói ra sự thật. (Ch.XXXVIII)


Ngày 10-7-1959, ngày họp thứ 8 ở Lư Sơn. Mao triệu tập một cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo địa phương. Ông nhấn mạnh, đảng chỉ có thể giải quyết các vấn đề bằng sự đoàn kết và thống nhất về tư tưởng trong đảng. Đường lối chung – kế hoạch Đại nhảy vọt nhằm mục đích đuổi kịp nước Anh trong vòng 15 năm tới – vẫn luôn luôn đúng đắn. Trong những năm qua, chúng ta đã thu được nhiều thành quả lớn lao. Mặc dù xảy ra một số thất bại, nhưng điều đó không đáng lo ngại. Mao hỏi: “Mỗi người có 10 ngón tay phải không? Chín ngón của chúng ta đã đạt thành quả và còn có mỗi một ngón không hoàn thành”.( Ch.XXXIX)


IV. TRỊNH NIỆM


Bà Trịnh Niệm là tác giả quyển LIFE AND DEATH IN SHANGHAI (Sống Và Chết ở Thượng Hải ), sách dày 547 trang, do Grove Press ở New York xuất bản năm 1986, và Grafton Books, London,xuất bản cùng năm.

Sống và chết ở Thượng Hải là một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm 1987 tại Mỹ, chỉ riêng lần in đầu đã bán hết ngay 200.000 bản. Tác phẩm được in đi in lại nhiều lần, dịch và xuất bản ở nhiều nước. Trịnh Niệm, tên thật là Du Niệm Viên, sinh năm 1915, từng du học tại nước Anh. Bút danh Trịnh Niệm hình thành từ họ của chồng và chữ đệm của tên bà. Chồng bà, ông Trịnh Thái Kỳ làm Tổng Giám đốc hãng Shell tại Thượng Hải. Sau khi ông qua đời vì bệnh ung thư, Hãng Shell mời bà Trịnh Niệm làm cố vấn cho Hãng.

Bà bị bắt năm 1966 sau khi 40 người mang băngVệ Binh Đỏ đến nhà bà. Bọn họ nói :"Hiến pháp đã bị bãi bỏ, chúng tôi theo lời dạy của Mao Chủ tịch. Chúng lục tung ngôi nhà, 'đập phá đồ gỗ và đồ sứ, xé tranh ảnh, đốt sách báo. Bà bảo :"Đây là di sản của văn hóa Trung Quốc, xin đừng hủy họai."Chúng nạt bà:"Câm miệng!Câm miệng". "Những thứ này là đồ vô dụng của phong kiến và đế quốc, không ich lợi gì cho chúng tao là giai cấp vô sản."Chúng tiếp tục đập phá. Trong những ngày bị bắt giam, bà hiểu rõ cái vô trí tuệ và vô nhân đạo của bọn Vệ Binh đỏ. Cuối cùng bà viết rằng bọn chúng là lũ vong thân, chúng ta không cùng ngôn nngữ với chúng. Sau bà nghe một tên công an dạy dỗ bà: Con người không bình đẳng, con người chia ra những giai cấp xung đột nhau.Bà thuộc giai cấp tư sản, cho nên không thể đứng chung với giai cấp vô sản, cho nên không thuộc về loài người."

Cộng sản có lối lý luận lắt léo, xuôi ngược đủ kiểu vì đó là do những lời dạy của Mao trong quyển sách Đỏ!

Bà bị buộc phải thú tội là làm gián điệp cho Đế quốc bởi vì sau khi chồng chết bà vẫn tiếp tục làm cho hãng Shell ở Thượng Hải. Bà không chịu khai man nên đã bị tra tấn, và bị giam cầm cho đếm năm 1973. Về nhà bà mời biết Meiping, con gái bà trước đã học trường nghệ thuật điện ảnh song đã bị Vệ binh đỏ giết nhưng Trung Cộng lại bảo con gái bà tự tử. Bà đã sống sáu năm rưỡi trong tù. Khi về, bà phải sống tầng hai trong một căn có hai phòng của một chúng cư và bị theo dõi.Bà sống ở Trung Cộng cho đến 1980, chính trị đã thay đổi, bà di cư sang Canada, sau qua Washington.D.C. Tại đây bà viết hồi ký.

Tác phẩm của bà nói lên ý chí mãnh liệt của bà chống lại những áp lực tinh thần và thể xác. Cộng sản bảo bà hãy thú nhận tội lỗi để được giai cấp vô sản khoan hồng , nếu không sẽ bị giam mãi mãi. Bà bảo bà sẽ ở trong tù, cho đến khi chế độ xin lỗi và công bố lời xin lỗi của mình trong các tờ báo Bắc Kinh và Thượng Hải...

Tác phẩm này là một tự truyện, kể lại chuyện bà bị cộng sản giam cầm, tra tấn. Tác phẩm cũng là một bức tranh toàn cảnh về Trung Quốc thời kỳ Cách mạng Văn hoá đầy bi kịch, đầy máu và nước mắt về cuộc đàn áp khổng lồ trên toàn cõi Trung Quốc. Tác phẩm làm ta hiểu rõ được thân phận của giới trí thức Trung Quốc, cũng như của toàn thể nhân dân lao động – những người lương thiện, yêu nước, những người lao động bị chà đạp, bị nghiền nát bởi bè lũ Giang Thanh. Những cuộc giành giật ngôi thứ, phe phái ở Trung Quốc đã dẫn đến cuộc cách mạng văn hóa do Giang Thanh và phe nhóm chỉ đạo. Họ đã “hạ bệ” hàng loạt những trí thức nổi tiếng, với những quan niệm giai cấp ấu trĩ, với sự cuồng tín, sùng bái đến mù quáng “lãnh tụ vĩ đại”, sự lợi dụng đám hồng vệ binh vào những mưu toan, thủ đoạn chính trị để tranh lại quyền lực mà phe phái họ đã đánh mất. Những trí thức như: Đào Phương Hồ, Lý Chân đã trở thành nạn nhân trực tiếp, và đặc biệt tấn bi kịch của chính tác giả khiến người đọc hết sức thương tâm trước bao cực hình tra tấn dã man...


Cộng sản bảo bà rằng trong Cách Mạng văn hóa, luật lệ chỉ là công cụ của tư sản chống lại nhân dân, cho nên nhân dân không tôn trọng pháp luật.

Theo quan điểm của bà Trịnh Niệm, Cách mạng văn hóa và Bước Đại Nhảy Vọt trong khoảng những năm 1950 là tai họa, là bước lùi tăm tối.

Nhận định của bà rất đúng.Cách mạng văn hóa và Bước Nhảy Vọt làm cho nông dân, dân thành thị, đặc biệt là dân Thượng Hảilà những dân đã chịu ảnh hưởng Tây phương đều là những kẻ bại trận. Đó là do "Thiên tài ma quỷ" của Mao để diệt các đối thủ trong nội bộ Đảng, đã giao cho Giang Thanh, bà vợ hung ác của ông trả thù hồi niên thiếu đã không được Thượng Hải cho bà đóng phim!


V. DIỆP KIẾM ANH
Tác giả: Dương Nhất Phàm, Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa | Dịch giả: Daniel Nguyen

Cuộc Cách mạng Văn hóa (Văn Cách) là một hoạt động chính trị kéo dài 10 năm do Mao Trạch Đông phát động nhằm thanh trừ các thành phần đối lập trong nội bộ đảng, được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Nguyên soái quân đội ĐCSTQ trong một cuộc hội nghị nội bộ từng tiết lộ số người chết trong thời kỳ này, con số quá sức khủng khiếp khiến ai cũng phải vã mồ hôi lạnh.

Phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã kiêm cựu tổng biên tập tờ báo Viêm Hoàng Xuân Thu Dương Tục Thằng trong bài viết có tựa đề “Con đường – Lý luận – Chế độ: suy nghĩ của tôi đối với Cách mạng Văn hóa”, được xuất bản trong kỳ thứ 104 của loạt bài “Ký ức” vào ngày 30 tháng 11 năm 2013. Đây cũng là bài tham luận của ông trong hội thảo “Viết về thời đại Mao Trạch Đông” do trung tâm Stanford tại Đại học Bắc Kinh tổ chức vào ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Bài viết nói rằng, “con đường Trung Quốc” do Mao Trạch Đông chỉ dẫn đã tạo ra một địa ngục trần gian thật sự trong những tháng năm đói kém. Mục đích của cuộc Văn Cách là quét sạch chướng ngại trên con đường này, lại một lần nữa đọa đày nhân thế, tạo ra một địa ngục khủng khiếp hơn nữa. Nếu nhìn nhận theo quan niệm truyền thống, đạo đức xã hội trong thời kỳ ấy đã bị rớt xuống tận giới hạn.

Văn Cách phê phán tất cả, phủ định tất cả, cổ động trào lưu phản kháng, phá vỡ những trật tự cũ. Trong toàn bộ quá trình Văn Cách, các cơ tầng cao cấp của trung ương sung mãn khí thế đấu đá quyền lực, mức độ tàn khốc, tính dã man của những cuộc thành trừng chính trị đều biểu hiện vô cùng ác liệt.

Trong cuộc Văn Cách, hình thái ý thức của ĐCSTQ đã mê hoặc toàn thể dân chúng, đầu độc tâm lý cả xã hội, phủ định đạo đức truyền thống. Hình thái ý thức đó cổ vũ cho những hoạt động quần thể cuồng loạn, toàn dân như phát điên, biến thành một cỗ máy xay đối với những “tiện dân chính trị” và những người bất đồng chính kiến.

Dưới thì quét “tiện dân chính trị”, trên thì đánh “tập đoàn quan liêu”. Từng giai tầng, từng đơn vị, từng địa phương, từng gia đình đều bị cuốn vào cỗ máy xay khổng lồ đó. Vợ chồng chửi mắng nhau vì bất đồng quan điểm, cha con trở mặt vì không chung cách nhìn, bạn bè hại nhau vì không cùng chí hướng. Bất cứ kẻ “điên cuồng” nào không theo phương hướng của thứ hình thái ý thức này đều bị đám động cuồng loạn xay nát như tương.

Dưới thứ hình thái ý thức này của ĐCSTQ, những hành động chỉ điểm và bán rẻ lẫn nhau đều là quang vinh: con bán rẻ cha, vợ bán rẻ chồng là “vì đại nghĩa quên thân”, trò đánh chết thầy bởi “tôi yêu thầy tôi nhưng tôi còn yêu chân lý hơn!”. Thứ hình thái ý thức này thổi bùng lên tất cả những gì hung ác nhất trong nhân tính con người lại còn khoác bên ngoài tấm áo chính nghĩa tối cao. Sự tàn sát các “tiện dân chính trị” không được coi là phạm tội trong thời kỳ Văn Cách.

Bài viết còn nói, người Trung Quốc đã trả một cái giá quá nặng nề cho Văn Cách.

Trong Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương nhiệm kỳ thứ 12, ông Diệp Kiếm Anh đã báo cáo về số người thiệt mạng trong Cách Mạng văn hóa như sau:
Các sự kiện đấu tố quy mô có hơn 4.300 sự kiện, số người chết 123.700 người;
500.000 cán bộ bị đấu tố, hơn 302.700 cán bộ bị bắt bớ phi pháp, hơn 115.500 cán bộ tử vong bất bình thường.
Ở thành thị có 4.180.000 nhân sĩ các giới bị chụp mũ là từng phản cách mạng, đang phản cách mạng, phần tử chống đối giai cấp, phần tử chủ nghĩa xét lại, phản động học thuật, số người tử vong bất bình thường có hơn 630.000 người.
Nông thôn có hơn 5.200.000 gia đình địa chủ, phú nông (bao gồm cả bộ phận thượng – trung nông) bị bức hại, có 1.200.000 địa chủ, phú nông cùng gia đình tử vong bất bình thường.
Có tới hơn 130.000.000 người hứng chịu các xâm hại mang tính chất chính trị theo nhiều mức độ khác nhau, hơn 557.000 người mất tích.

Bài viết còn nói, những con số về các nạn nhân tử vong trong cuộc Cách mạng Văn hóa có nhiều nguồn khác nhau, trên thực tế không có cách nào thống kê hết những người bị hại trong cuộc vận động chính trị này, nhưng chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều, đây chính là một đại kiếp nạn khủng khiếp đối với dân chúng Trung Quốc.
Giản lược về “thảm họa mười năm Văn Cách”

Đây là cuộc vận động chính trị do lãnh đạo ĐCSTQ đương thời Mao Trạch Đông phát khởi, nhằm thanh trừ những thành phần bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng. Về sau, cuộc vận động này được ĐCSTQ gọi là “Thảm họa mười năm Văn Cách”. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, hàng trăm triệu công dân Trung Quốc, đặc biệt là phần tử tri thức, quan chức cấp cao trong đảng đã bị bức hại, bị cưỡng chế lao động hoặc bị hành quyết. Số người chết trong sự kiện này cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, các nhà sử học dự tính con số có thể đạt đến 2 triệu người. Cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Hồ Diệu Bang từng trả lời phỏng vấn của phóng viên Nam Tư rằng: “Lúc đó có khoảng 100 triệu người bị liên lụy, chiếm gầm 1/10 dân số Trung Quốc”.

Trong cuốn sách “Sự thật về vận động chính trị từ lúc kiến quốc cho đến nay” do Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Trung ương Đảng tiết lộ: “Tháng 5 năm 1984, Trung ương Đảng đã từng có cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm 7 tháng, một lần nữa thống kê, xác nhận những con số liên quan đến Cách mạng Văn hóa: hơn 4.200.000 người bị bắt giữ và thẩm tra; hơn 1.728.000 người tử vong bất bình thường; hơn 135.000 người bị hành quyết vì bị khép tội phản cách mạng; số người chết trong những cuộc đấu tố có hơn 237.000 người, hơn 7.030.000 người bị tàn phế; hơn 71.200 gia đình tan nát”. Các chuyên gia còn căn cứ trên những ghi chép tại các huyện thị địa phương, ước đoán những các trường hợp tử vong bất bình thường ít nhất cũng đạt đến con số 7.730.000 người.

Trừ số người chết ra, lúc cuộc Cách mạng Văn hóa vừa mới bắt đầu, Trung Quốc còn nổi lên phong trào tự sát, rất nhiều phần tử tri thức nổi tiếng của Trung Quốc như Lão Xá, Phó Lôi, Tiễn Bá Tán, Ngô Hàm, Chư An Bình đều bị dồn đến đường cùng trong thời kỳ đầu Văn Cách. Cách mạng Văn hóa là thời kỳ phe “cực tả” điên cuồng nhất, tàn sát những “kẻ địch của giai cấp” một cách dã man nhất.

https://hahien.wordpress.com/2015/08/17/nguyen-soai-diep-kiem-anh-tiet-lo-so-nguoi-tu-vong-trong-cach-mang-van-hoa-qua-suc-kinh-hoang/


C. TRUNG QUỐC THỜI TẬP CẬN BÌNH 

I. LÝ LỆNH HOA


Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.Nhà nước Trung Quốc ngày càng mở rộng hành động độc chiếm biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ở trong nước, nhà nước Trung Quốc không ngừng tuyên truyền cho người dân bằng những thông tin ngụy tạo, sai sự thật như "Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc", "Việt Nam ức hiếp Trung Quốc", "Nước nhỏ ăn hiếp nước lớn", v.v...

Song không phải vì thế mà tất cả người dân Trung Quốc đều sai lầm tin vào những lời tuyên truyền sai trái đó.

Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa


: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề.Thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam, ghi chép đầy đủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng Trong với Vạn Lý Trường Sa. Lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm đến lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số quần đảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại đây, "đường lưỡi bò" được vẽ ra chiếm gần trọn biển Đông từ "một phút giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" đã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.

Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa.

Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến 1970 học khoa Hải dương học tại Học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).

Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Từ đó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.

Ngay từ đầu ông đã khẳng định về Nam Hải (Biển Đông -), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông ).
Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh".

Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn "đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ..."

Và "Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".

Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm ra nguồn gốc ra đời "đường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là "Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò". Và, "Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".

Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "đường lưỡi bò" (Cửu tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến đi qua biển Đông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".

Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" và "đại họa".

Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp biển Đông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.

Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Đông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất". Ông đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và biển Đông. Chiếm xong rồi tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh được, đành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ.

Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi vậy Bộ Ngoại giao và phía quân đội (Trung Quốc) có lúc rất cứng rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn đề chưa chu toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời...
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/hoc-gia-tq-can-dam-noi-thang-ve-bien-dong-181308.html



II. LA VŨ


Ông La Vũ, con trai của cố đại tướng Trung Quốc La Thụy Khanh, mới đây đã gửi bức thư thứ 14 cho Tập Cận Bình.

La Vũ cho rằng, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ – ông Donald Trump lên nắm quyền, sẽ có những thay đổi to lớn đối với chính sách chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời thời gian chuyên chế của ĐCSTQ sẽ không còn nhiều nữa.


Ngày 19/12, trang Apple Daily đã đăng tải bài viết thứ 14 trong một loạt bài viết “Thương thảo với người em Tập Cận Bình” của ông La Vũ.

Ông La Vũ gọi ông Tập là ‘Tập lão đệ’, ông nói:

-Nhiều người thất vọng đối với những việc chú đã làm.

-Xung quanh chú toàn bộ hệ thống quan liêu , tham nhũng.Thử hỏi trong số các quan chức có ai không tham nào? Trong số các quan chức hỏi có mấy người thật lòng ủng hộ chú ấy?'”.

-Quân đội quá đen tối


-Cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump và lãnh đạo Đài Loan bà Thái Anh Văn là một bước đột phá lớn. Dân chủ Hoa Kỳ sẽ có những biến đổi to lớn đối với chính sách chuyên chế của Trung Quốc, từ tỉ lệ nhập siêu thương mại trở về con số 0 đến trừng trị hết thảy các quan chức ĐCSTQ phạm phải tội ác chống lại loài người. Thời gian chuyên chế độc tài của ĐCSTQ sẽ không còn bao lâu nữa.

http://www.biendong.net/goc-khuat-trung-hoa/11567-la-vu-thoi-gian-chuyen-che-cua-dcstq-se-khong-con-nhieu-nua.html


Bọn bạo chúa Trung Quốc gian tham muốn xâm chiếm thế giới . Khởi đầu là Tần Thủy Hoàng, Hốt Tất Liệt, sau nữa là Mao Trạch Đông , Tập Cận Bình đã có dã tâm xâm chiếm Việt Nam để mở đường về phương Nam. Nhất là thời Mao Trạch Đông, với chủ nghĩa Mac -Lê và chủ trương vô sản chuyên chính đã dùng bọn vô học vô đức nên đã phá hoại Trung Quốc. Chính Mao Trạch Đông vừa tham vừa ngu tự cho mình là tài giỏi, đưa ra những kế hoạch tai hại làm chết gần trăm triệu người Trung Quốc.

Tuy nhiên bên cạnh lũ quỷ hung ác, Trung Quốc có những con người thông minh, nhân hậu đã nhận thấy những sai lầm của chính phủ Trung Quốc cho nên đã lên tiếng cảnh tỉnh hoặc hoạt động chống lại cường quyền.

Chúng ta tin rắng chính phải thắng tà.Một ngày kia Trung Cộng sẽ bị tiêu diệt và chúng ta sẽ chào đón một Trung Quốc mới.

No comments:

Post a Comment