Pages

Tuesday, April 11, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 462

NGUYỄN MINH HÙNG * NỖI NIỀM MANG THEO




Nỗi niềm mang theo


Nguyễn Minh Hùng


Tôi xếp đôi tấm giấy ra trại đút vào túi áo sơ mi trước ngực, gài kim tây cẩn thận, xong ngước lên ra vẻ chăm chú nhìn vị đại diện nhân dân trãi lòng trên trang giấy nhắn nhủ đến đám người cải tạo vừa được chính quyền cách mạng cho về xum họp với gia đình đang ngoan ngoãn im lặng ngồi xổm dưới đất đối diện dãy bàn dài có 5 cán bộ mặc thường phục và quân phuc nhìn xuống, với sự chứng kiến của hàng trăm người dân đứng bao quanh trong sân trường Tiểu học.

Bóng ngã về chiều, bảy người chúng tôi mang túi hành trang lầm lủi theo sau vị trưởng công an xã đến bến đò về quê sau buổi lể “trả tự do” kéo dài hàng giờ với tất cả những ngôn từ đẹp đẽ mà các cán bộ chính quyền “Cách mạng” gởi đếngởi đến những người đã được chứng nhận cải tạo tốt và nhắn nhủ phải tiếp tục phấn đấu tuân thủ luật pháp dưới sự giám sát chăm sóc của xã hội và nhân dân! Dĩ nhiên chúng tôi cũng có người đaị diện đáp từ tri ân chính sách khoan hồng của chính quyền cách mạng và hứa sẽ lột bỏ quá khứ hết lòng hoàn thiện để trở thành công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đúng ra những người tù được thả phải mang tâm trạng vui mừng hạnh phúc sau bao năm tháng đọa đày kềm kẹp trong vòng rào kẻm gai hay trong những bức tường kín cổng tối tăm, và hạnh phúc sẽ được nhân lên trong vòng tay trìu mến của tình thiêng liêng gia đình anh em cha mẹ và một bầu trời tự do mở rộng. Nhưng ngay sau niềm vui bất chợt được gọi tên trả tự do, khi từ giã bạn tù, bước chân rời vòng kẽm gai cuối cùng với túi hành trang lẻ loi vẫn là một tâm trạng chua xót tủi hờn cùng hiện thực là mối đoe dọa, khủng bố canh cánh không rời của bộ đội vũ trang áp tải xuống tàu (sợ nhân dân giết hại trả thù ?), sao kỳ vậy, trả tự do rồi mà…! Và hiện thực trên ánh mắt trĩu nặng âu lo, toan tính của người dân với môi trường sống đổi thay cùng cực, thay cho những nụ cười rạng rỡ bình thường trước đây tay mắt mặt mừng, khi tiếp nhận ánh mắt và nụ cười ngượng ngập chúc mừng của vài người thân quen trên con đò chiều đưa tôi về xóm nhỏ ven sông. Nỗi buồn dâng lên theo con nước lớn…!

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp.
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã.
Cũi một cành khô lạc mấy dòng.

HC

Lẳng lặng lấy tờ giấy ra trại xem lại, có gì đó nặng trĩu trong lòng với tờ giấy khổ rộng bằng bàn tay, có màu ngà sần sùi, với hàng chữ đánh máy trồi sụp và con dấu lem luốt mờ mờ không rỏ, từ Ty công an tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ...Cấp cho: Tên…NMH, Cấp bậc: không, Chức vụ: Khóa sinh Sĩ quan Công an ngụy, đã cải tạo từ ngày…đến ngày….

Thật sự chỉ là mảnh giấy chứng nhận trả tự do cho một thằng tù (hạng bét), thế mà cũng lể lộc trịnh trọng, đúng là người CS hành xử khôi hài, họ thích phô trương hình
 hình thức hóa những sự kiện tầm thường thành lố bịch, trơ trẽn dưới mắt người dân. Đối với người CS sự nhận thức là rào cản cho mọi hành động cụ thể của duy vật biện chứng, cứu cánh biện minh cho phương tiện, lễ lộc trịnh trọng phô trương nhằm mục đích khẳng định thành tích cá thể trong bộ máy quyền lực và sự tuân phục đồng tình hay không của người dân là yếu tố xác định tinh thần đó, bất cứ môi trường nào, đẳng cấp nào họ đều thể hiện tư duy kiêu ngạo cộng sản (muốn làm gì cũng được, ta đã đánh thăng mọi kẻ thù)

Không biết ngày giờ này có thằng bạn nào trong số 400 thằng “khóa sinh Sĩ quan Công an ngụy” (K10) cầm trên tay tờ giấy giống như của mình hay không, chắc có và cũng có thể bi đát hơn (tôi thầm nghĩ). Sau ngày bức tử tang thương, chúng tôi như những chiếc lá khô bay tan tác theo cơn gió chiều hoàng hôn, không thể chấp vá trong cuộc đời cuồng loạn khi chính quê hương thân yêu đã bức rời vòng tay ôm ấp bởi bạo lực phi nhân. Quê hương đã một lần trân trọng chúng tôi, những người con yêu từ mọi nẽo đường đất nước, từ những giảng đường Đại học, lên đường theo tiếng gọi non sông bằng tâm huyết và lý tưởng trong sáng, trừ bạo an dân, tiêu trừ cộng phỉ. Định mệnh áp đặt nghiệt ngã, phũ phàng, khi ta cố miễn cưỡng chấp nhận sự thật mất mát ngỡ ngàng cho đến hôm nay và có thể suốt cả cuộc đời này khi hoài niệm luôn hiện hữu, ta đưa tay lên là nắm bắt được quá khứ xót xa, như món quà tinh thần của thượng đế….! Trong cơn hồng thủy cuộc đời, trong nổi đắng cay tù tội, tôi lại có tư tưởng lạc quan, suy diễn và thẩm thấu ý nghĩa của tự nhiên, tôi đã gặp người đồng cảm, đó là một anh TS.1 Quân Cảnh (chừng dưới 40 tuổi), anh thiền và có những tư tưởng rất hay, gần với triết lý nhà Phật và trường phái Krisnamurti, anh an ủi tôi, hướng dẩn tâm thức tồi chấp nhận…tự nhiên, hưởng ứng, đồng thời chiêm nghiệm hiện thực, ngày mai sẽ không còn nữa, nổi khổ không thể nhân đôi khi ta chấp nhận làm quen và triệt tiêu tự nhiên trong tâm thức, tâm thức vô cảnh giới, không là tuyệt cùng.

Tôi vẫn lạc quan như ngày cuối cùng ở Học Viện, bởi tự nhiên trong vô thức tôi đã quyết định bất ngờ khi dẩn cả hai Tiểu đội bỏ vị trí phòng thủ (GTH) sau nhà ĐT Viện Trưởng và vườn mía CLB để về cao ốc đại đội, trể chừng vài phút không biết hậu quả sẽ thê lương cỡ nào với pháo cường tập của CS cày xới tan hoang. Chạy qua khỏi CLB, anh Đông (GS Sử Địa) kéo tay tôi :

- Hùng .. anh khát nước quá, anh em mình vào CLB kiếm nước uống đi.

- À được, em cũng khô cổ quá...

Chúng tôi trở lại CLB trong tiếng pháo nổ chụp rầm trời khắp nơi, khói tỏa mịt mù. Anh Đông nhìn tôi hỏi :

- Hùng có sợ không …?

- Chưa đến nổi… tè trong quần anh à …

Anh Đông cười sằng sặc. Chúng tôi bước vào CLB vắng hoe, hình ảnh đầu tiên đặp vào mắt chúng tôi là một ông đàn em K11 (chưa có Alfa) đang ngồi trên ghế chăm chú gặm một cục xương phở bò to tướng với trạng thái bình thản lạnh lùng, dường như mọi diễn biến chung quanh và thế giới này không… mắc mớ gì đến anh ta (thật khâm phục). Tôi đổ đầy bi đong trà nguội lạnh sau khi uống một bụng, trong kia anh Đông kêu lên: “Hùng ơi trong này có thau hột é, lười ươi quá đã nè, vào đây… " Tôi lại đổ bỏ bi đong trà để đong đầy hột é mát lạnh. Rồi chúng tôi chạy về cao ốc Đại đội để hơn một giờ sau… tan hàng…!

Chuyến đò chiều đưa tồi về với gia đình, đoàn tụ ba má và các em tôi, vì là xã nhỏ, nên mọi sinh hoạt của người dân đều không qua được những cặp mắt dò xét của bọn VC và lũ điếu đóm “cách mạng ba mươi”, vài thằng bạn tiểu học ngày xưa theo VC, nay nhìn lại nhau với đôi mắt diều hâu lạnh lùng, cùng những đêm dài khó ngủ với cái loa phóng thanh oang oang ca tụng công đức Hồ Chí Minh và đảng CSVN quang vinh, anh hùng, và ra rả sỉ vả bọn “bán nước" ngụy quân, ngụy quyền thậm tệ…! Tinh thần khủng bố bao trùm toàn xã, trên mọi sinh hoạt vốn nghèo nàn nay lại càng xác xơ hơn, trên những ánh mắt người dân cúi gằm lo sợ cho hiện tại và ngày mai, vì khi VC mới vào “tiếp thu” họ đã trả thù tức khắc bằng phát đạn vào tim giết chết một ông trưởng ấp ngay tại xóm chợ và gần một năm sau chúng đã xử tử Bác năm Xã Trưởng (Võ Thành Nhơn) ngay trong lúc đang cải tạo chung với tôi (Bác có người em là Trung Tá Võ Thành Quân, Phi đoàn trưởng trực thăng ở Cần Thơ). Phải buồn mà xác định thực trạng miền Nam thời điểm tiền CS đã thay đổi toàn diện, phá vỡ cấu trúc vững chắc tích cực của nền tảng xã hội miền Nam đã xây dựng qua bao thời kỳ khó khăn để cố hoàn thiện theo thế giới ngày càng văn minh. Ý thức hệ không gây chia rẽ Dân tộc mà chính bom đạn, chém giết sát hại nhau kéo dài cuộc chiến đã nuôi dưỡng hận thù đầy ấp trong huyết quản của người VN. Thử hỏi thằng du kích, Cộng sản là gì, từ đâu ra, nó không trả lời được, nhưng nó biết bản thân nó là VC, cầm súng bắn Mỹ, Ngụy…trả thù cho cha nó, đơn giản vậy thôi…! Hận thù được tôn vinh trong cách đối xử với chúng ta ở đời thường, nên tinh thần thủ ác được hành xử trọn vẹn bởi người CS trả thù xương máu…!

Chúng tôi vẫn thỉnh thoảng được triệu tập để nghe chính quyền xã thuyết trình chính sách mới, hay phân bố công tác toàn xã lao động (gọi là lao động XHCN ) v.v... Cũng là mục đích tập trung quản chế thành phần ngụy quân ngụy quyền một cách chặt chẽ. Cho đến một vài năm sau tinh thần sợ hãi vẫn tác động lên đời sống hằng ngày của chúng tôi, có những cách ngăn định hình hay vô hình tạo nên thảm trạng đổ vỡ tâm lý trên bình diện xã hội nhỏ bé. Tâm lý sợ hãi tiết ra nỗi ám ảnh mông lung, như… tiếng bước chân vội vã trong đêm trường vắng lặng, tiếng chó sủa văng vẳng đầu làng, cả tiếng dừa khô rụng bình bịch gần kề đâu đó… cũng làm kẻ thua cuộc thót tim..!.

Tôi thường nghĩ và nhớ đến bạn bè đồng ngủ K10 của tôi sau ngày đất nước vỡ tan, họ tan tác nơi nào, có bình yên hay không, nhất là những bạn miền Trung chắc phải gặp nhiều khó khăn hơn trên chặng đường xuôi ngược tìm về đất sống bên gia đình người thân. Thỉnh thoảng trong giấc ngủ mộng mị mông lung tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai... “Ta như nước dâng, dâng tràn không bao giờ tàn… Máu từ thành Văn Lang dồn lại…" hay “Trên đầu súng Quê hương Tổ quốc đã vươn mình…” Các bạn đó, những đứa con ưu tú của Tổ Quốc ngạo nghễ vào đời, trọn vẹn được định danh SVSQ/ K10/ HVCSQG, dù bất cứ ở phương trời nào chúng ta cũng nhớ về nhau, một thời đã có nhau nơi HV/CSQG

Tâm tình này tha thiết gởi đến các bạn.


Nguyễn Minh Hùng (K10)




TRIỆU PHONG * TRUYỆN VƯỢT BIÊN




 Niềm Đau Ơi, Ngủ Yên

TRIỆU PHONG

Trong lịch sử vượt biển của Thuyền Nhân Việt Nam tới trại tị nạn Palawan-Philippines, có lẽ tàu của tôi là lớn và chở đông người nhất bởi tàu của tôi dài tới mười chín mét chở hai trăm bốn mươi sáu người gồm đủ cả nam phụ lão ấu, tấp đảo El Nido vào ngày Bốn tháng Sáu năm 1989 khiến cho đảo này trở nên nhộn nhịp, ồn ào suốt ngày đêm trong khoảng thời gian chúng tôi lưu lại đó vì vậy chúng tôi được gọi là người của Group 246 El Nido.
Tôi còn nhớ ngày ấy dân chúng và chính quyền trên đảo đã hoảng hồn khi đưa "cào cào*" ra để đón chúng tôi vào bờ vì số người cứ liên tục từ các hầm tàu chui lên mãi khiến họ vô cùng vất vả để vận chuyển. Do người quá đông nên Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thường được gọi tắt là UNHCR (The United Nations High Commissioner for Refugees) đã phải phối hợp với chính quyền địa phương cho chúng tôi ở tạm trong một ngôi trường tiểu học và họ rất khó khăn để đếm chính xác con số thuyền nhân của tàu vì người ta cứ đi lung tung không thể nào kiểm soát được. Đầu tiên họ tổng kết có hai trăm năm mươi tám người cả thảy, dần dà con số này thụt xuống từ từ cho đến cuối cùng là còn lại hai trăm bốn mươi bảy người. Lúc đó ai cũng tưởng thế là xong và yên chí là tàu mình chở từng ấy người nhưng khi về tới trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) sau cả tháng trời làm giấy tờ, làm ID...thì mọi người mới té ngửa ra là chỉ có hai trăm bốn mươi sáu mà thôi! Bởi chỉ tới khi Cao Ủy cho nhân viên Ban An Ninh đi lùng sục tìm một người bị mất tích thì mới phát giác ra anh Nguyễn Văn Giàu còn có thêm một tên khác nữa là Trần Văn Sang. Anh bảo anh khai thế để được lãnh hai phần lương thực cho chắc ăn!
El Nido là một đảo lớn, đẹp nằm cách thủ phủ Puerto Princesa của tỉnh Palawan hai trăm ba mươi tám cây số tức khoảng một trăm bốn mươi tám dặm về hướng Đông Bắc với hai mùa mưa nắng. Người dân ở đây hiền hoà, hiếu khách, có một đời sống thanh bình đa số theo nông nghiệp, ngư nghiệp và du lịch. Họ đã giúp đỡ, tiếp đón người tị nạn chúng tôi hết sức niềm nở và chân tình cho đến ngày chúng tôi rời đi.

Con thuyền vượt biển trong trại PFAC thời thanh lọc đen tối.
Ngày đầu tiên đến trại chúng tôi được đưa vào barrack. Đây là những ngày chật vật, khốn khổ về vấn đề vệ sinh và ăn ngủ do số người quá đông. Mỗi lần cần phải xài nhà cầu là cả một cực hình với tôi vì phân và nước tiểu đã tràn đầy ra tới bên ngoài không thể bước vào trong được.
Sáng sớm một hôm tôi thấy một người đàn ông tây phưong dẫn theo một toán An Ninh Việt Nam vô barrack đi thẳng tới nhà cầu. Ông ta mở toang cánh cửa mặc cho mùi hôi thúi xông lên và ruồi muỗi bay loạn xạ ra ngoài, đưa tay chỉ vào đó ông la hét dữ dội. Rồi tôi thấy mấy người an ninh đi ra giếng múc nước vào cùng ông ta rửa dọn nhà cầu! Thờì đó tiếng Anh tôi chỉ biết bập bẹ nên chẳng hiểu ông ta nói gì nhưng nhìn dáng vẻ giận dữ của ông ta tôi vô cùng xấu hổ cho sự ăn ở kém văn minh và thiếu ý thức của người Việt mình. Tuy nhiên suy cho cùng thì barrack nhỏ so với số người quá đông như vậy và lại giữ người ta quá lâu nên vấn đề mất vệ sinh là chuyện không tránh khỏi mà thôi. Lúc đó do tin đóng cửa đảo trong vùng Đông Nam Á khiến ai cũng cố gằng tìm cách vượt thoát lần cuối cùng hơn nữa chính phủ Việt Nam biết rằng rồi ra họ sẽ bị trả về dù có tới được các đảo nên chẳng thèm chận bắt chi nữa. Đó là hai nguyên nhân chính làm cho dân số vượt biên nơi các trại tị nạn Đông Nam Á đột ngột tăng vọt. Chỉ tính riêng trại PFAC không thôi, thời điểm ấy dân tị nạn trong trại đã hơn mười ngàn người. Đó là một con số kỷ lục chưa bao giờ có ở đây từ ngày thành lập trại tị nạn đến giờ. Sự quá tải này đưa đến nhiều vấn nạn khó khăn đau đầu cho Cao Uỷ, chính quyền sở tại lẫn người tị nạn. Nhưng dẫu sao tôi vẫn cảm kích hành động lo lắng cho dân tị nạn ấy của ông nên lân la tìm hiểu thì mới biết đó là Cao Uỷ Trưởng của trại, Ông Jan Top Christensen, người Đan Mạch (Denmark.)
Đối với tôi chờ đợi là một cực hình nên những ngày sống tại đây thật là dài và khủng khiếp! Lần này vì chỉ đi có một mình nên dù mừng là đã thoát khỏi chế độ cộng sản nhưng tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác buồn bã do nỗi cô đơn tràn ngập. Nhiều hôm tôi đứng lặng hằng giờ ngoài sân barrack trong một góc dưới bóng râm mát nào đó và đưa mắt nhìn mọi người, mọi vật một cách bỡ ngỡ, đầy lạ lẫm. Cũng như quê tôi, nhà ở Phi cũng được lợp bằng lá dừa. Trên gác thì cửa sổ được trổ qua nóc nhà và dùng một cây (que) nhỏ để chống lên khi mở. Trời mưa thì chỉ cần lấy cây chống ra, hạ cửa xuống thì chỉ còn thấy một mái lá bằng phẳng, thật đơn giản!
Group của tôi có một cặp trai gái lúc nào cũng quấn quít bên nhau không rời nửa bước. Họ luôn nắm tay hoặc ôm nhau một cách tình tứ, thỉnh thoảng họ đưa nhau vào chỗ vắng và hôn nhau nồng nàn say đắm. Người thanh niên trạc tuổi tôi, người con gái nhỏ hơn độ vài tuổi. Cả hai đều đẹp tựa Phan An, Tống Ngọc. Thật là xứng đôi vừa lứa! Sau này tôi được biết người con trai tên Trung còn cô gái là Hương. Cả hai đều có cha là trung tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang học tập cải tạo ngoài Bắc. Họ quen nhau qua các chuyến đi thăm nuôi rồi yêu nhau. Hai gia đình sau đấy đã đính ước chuyện vợ chồng cho cả hai và quyết định cho họ đi vượt biên để mong đổi phận "con Ngụy." Thảo nào mà cả hai chẳng thương nhau là thế!
Trong lúc đó thì tại cửa và ở trong ngoài hàng rào của barrack lúc nào cũng có người đứng, ngồi, trò chuyện rôm rả. Mỗi khi có tàu tấp đảo và được đưa về đây thì bà con ở các khu thường kéo nhau tới để tìm thân nhân hay bạn bè rồi bảo lãnh về ở chung nhà với mình. Từ đây mới có câu chuyện khôi hài thường được truyền miệng trong trại về việc "bốc nhân đạo!"
Do có một số người, phần lớn là thanh niên cũng hay la cà ở barrack mỗi khi có người tới rồi lựa những cô gái trẻ đẹp, dễ thương...để giúp đỡ bằng cách bằng lòng nhận họ về nhà mình. Người nào có nhà nhận về thi được Ban Kế Hoạch chấp thuận ngay còn không nếu để họ phân chia thì nhằm khi vào nhà quá đông hoặc quá phức tạp thì rất phiền, rất là khó sống. Sự giúp đỡ ban đầu lại có hậu ý lợi dụng về sau ấy khiến cho cụm từ "lên barrack bốc nhân đạo" bị hiểu theo một ý nghỉ không tốt từ đó.
Suốt cả tuần trong barrack, cuối cùng chúng tôi được chia ra ngoài khu. Tôi với thằng Phong và cha con anh Quá được chia vào Nhà 5 Khu 8. Trước khi đi mọi người nhận được một ít đồ trợ cấp xã hội do CADP (The Center Assistance for Displaced Persons) cấp phát mà lúc đó mọi người cứ tưởng là của cơ quan này nhưng kỳ thực là của Cao Ủy ký thác công việc này cho văn phòng CADP giúp đỡ mà thôi!
Vì danh sách sắp theo họ nên tôi còn nhớ rõ hôm đó tôi cùng cô Trần Thị Đủ nhận được một số đồ cho hai người như một cái xô đỏ, hai tấm đắp chiều ngang khoảng năm tấc dài chừng chin tấc, hai cái chén nhựa, hai bàn chải đánh răng và một dây kem đánh răng Colgate màu đỏ có khoảng chừng năm bảy tép gì đó, một đôi đủa tre và một cái khăn lông tắm loại lớn và hai đôi dép Nhật (chỉ mang độ một tuần là sẽ xẹp và mỏng như tờ giấy.) Hai anh em tôi dẫn nhau ra cây cổ thụ to lâu đời ở gần đó của Khu 7 để chia. Vật dụng nào có hai thứ đểu chia được dễ dàng duy có đôi đũa, khăn lông tắm và cái xô thì không biết chia thế nào? Ngày đó mới tấp đảo, mọi thứ đều cần nên thật là khó xử. Đủ khá xinh, nước da trắng trẻo, người cũng như tên gọi lại nghe đâu có họ hàng với chủ tàu nên trong khi tôi còn lúng túng thì Đủ nhỏ nhẹ lên tiếng:
- Em tính vầy anh xem được không nha. Thôi anh lấy cái khăn, đôi đũa cho em xin cái xô. Em sẽ đưa anh thêm 15 pesos nữa được không?
Thật ra thì Đủ đã tính toán trước rồi. Thời ấy trong hoàn cảnh đó ai cũng cần cái xô nhất là phụ nữ vì cái xô rất hữu dụng dùng được cho mọi thứ. Nghe Đủ nói tôi nghỉ thầm trong bụng "dẫu gì người ta cũng là đàn bà con gái cần cái xô đó hơn, mình so đo và nhận tiền làm gì dù lúc này tôi đang rất cần tiền." Tuy nhiên tôi chưa kịp mở lời thì lúc ấy chú Trần Như Bân chung group với chúng tôi đi ngang nghe thế liền ngừng lại bày vẽ:
- Trời ơi dễ ợt, có gì mà tụi mày chia hoài hổng được vậy. Để tao tính cho, này nhé cái xô dùng để múc nước cho hai đứa tắm. Tắm thì con Đủ tắm trước mày tắm sau. Khăn thì nó lau trước mày lau sau. Đôi đũa hai đứa ăn chung. That s it! Có gì mà lo quá.
Phán xong một câu "xanh dờn" ông cười ha hả ra vẻ khoái chí bỏ đi mất. Để lại Đủ mặt đỏ như đu đủ chín cây trông thật dễ thương, còn tôi sượng cứng người nhất thời ú ớ chả biết làm sao. Nhưng rồi tôi cũng nhường Đủ cái xô mà không nhận thêm tiền, từ đó cho đến các ngày về sau đi đâu nếu chúng tôi đụng mặt nhau Đủ đều chào vui vẻ nhưng có phần thẹn thùng, bẻn lẻn, không tự nhiên hay đôi lúc đi nhận luơng thực gặp Đủ thì nàng thường nhường cho tôi phần cá hay thịt của mình với lý do hết sức đơn giản là "em không biết ăn cái này" chứ kỳ thực ra thì Đủ thuộc thành phần có tiền trong trại còn tôi thì "con mồ côi" làm gì có tiền mà mua thực phẩm ngoài?
Tháng ngày lang thang trong trai đợi chờ Thanh Lọc xác định tư cách tị nạn, thỉnh thoảng tôi gặp Trung và Hương, chúng tôi hay ghé lại ngồi dưới cây me trước văn phòng Cao Uỷ tán gẫu và nghe ngóng tình hình, tin tức thời sự nóng bỏng về Chương Trình Thanh Lọc vì nơi này lúc nào cũng tập trung đông đảo dân tị nạn. Ôi thì thôi đủ thứ tin gà, tin vịt hay tin đồn thổi được tung ra như cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa sẽ được thanh lọc trước, con cựu quân nhân cũng được ưu tiên giúp đỡ, ai có giấy tờ bị đuổi đi Vùng Kinh Tế Mới hay bị đánh Tư Sản chắc chắn sẽ đậu..v.v.và v.v..nghe riết rồi bị khủng hoảng tinh thần và "phát mệt!"
Trước tình trạng quá nguy ngập của tiến trình thanh lọc lúc ấy, Ban Đại Diện Nhiệm Kỳ thứ 29 của trại đã phối hợp với một số ban nghành đoàn thể lựa chọn một số người trí thức hoặc có khả năng để giúp đỡ các người không có kiến thức hay không hiểu thế nào là nhân quyền căn bản mà Liên Hiệp Quốc đã công nhận...thành lập Ban Hướng Dẫn Thanh Lọc để giúp đỡ đồng bào khai báo hồ sơ "tiền thanh lọc."
Haloween năm 1989, lần đầu tiên được biết, được sống và được tham dự Lễ Hội Hoá Trang của thế giới tự do thật là vui. Tất cả các thiện nguyện viên từ ngoại quốc tới Việt Nam của mọi ban nghành đoàn thể đều giả quỷ ma, mặc những áo quần vằn vện với khuôn mặt biến hóa dị dạng tham gia diễn hành hay tham dự buổi văn nghệ do Cao Uỷ tổ chức tại Sân Khấu Trung Tâm vô cùng nhộn nhịp! Ba Thiện Nguyện Viên của cơ quan IOM (The International Organization for Migrants) là bác sĩ Sabine, người Bi (Belgium) và bác sĩ Cory, người Phi, cùng cô Racheal, người Mỹ, thì hoá trang thành các thiên thần với trang phục thật lộng lẫy khiến cho lễ hội thêm phần hấp dẫn. Riêng nhà tôi, mấy anh em PA (tức là mấy người tới trước khi đảo đóng cửa, đương nhiên được quyền tị nạn, chỉ chờ các nước phương tây phỏng vấn và đưa đi định cư) dù nghèo áo quần đã rách rưới cũng ráng xé thêm cho tơi tả để mặc vào rồi lôi tôi đi nghêu ngao khắp trại. Thỉnh thoảng chúng tôi lại thấy mấy em trai "unaccompanied minors (trẻ em đơn hành)" kéo theo một đống xoong nồi mà chúng khéo cột dính thành một chùm còn tay thì cầm nắp đập vào nhau kêu loãng xoảng vừa đi vừa hét "trick or treat!" với khuôn mặt trét đầy lọ nghẹ nom thật buồn cười. Trong cảnh rộn ràng tấp nập của ngày lễ tôi thấy Trung và Hương cũng có mặt khi tới Sân Khấu Trung Tâm. Nhìn cả hai âu yếm đứng ôm lấy nhau tựa lưng vào cột bóng rổ để xem văn nghệ tôi thấy họ thật hạnh phúc làm sao! Và đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe Teacher Andrew của trường HTC (The Holy Trinity College) ca bài "Hello" vô cùng xuất sắc. Phải công nhận rằng trong vùng Châu Á thì có lẽ người Phi ca nhạc Mỹ là hay nhất bởi họ được học tiếng Anh từ hồi ở tiểu học nên hơn 95% người Phi đều biết tiếng Anh và xử dụng tiếng Anh để giao thiệp với ngoại quốc! Bây giờ dù ở bất cứ đâu, sống trong hoàn cảnh nào tôi vẫn không quên được ngày tháng đó và quả thật đó là khoảng thời gian vui, đẹp nhất của quãng đời tị nạn!
Thu tàn lá vàng lặng lẽ rơi, đông tới trời se sắt lạnh, mới đó mà đã hết năm. Để bớt buồn và đỡ phải suy nghĩ, âu lo, ngoài giờ học Anh Văn chính thức ra tôi còn học dự thính các lớp khác kể cả phải đứng ngoài vỉa hè. Tôi cũng vào cả những lớp của HTC tuy nhiên không được nhận vì lúc ấy HTC chỉ dành cho minor mà thôi! Nhưng tôi không có khiếu sinh ngữ hay sao ấy vì học nhiều mà vẫn dở. Tôi nhớ có mấy em nhỏ group tôi ngày tấp đảo không biết một chữ tiếng Anh nhưng chỉ sau ba năm học đã có đứa làm thông dịch cho văn phòng Cao Ủy! Rõ ràng là cây được trồng trên đất tốt sẽ tăng trưởng nhanh, người sống ở môi trường thuận lợi sẽ dễ phát triển tài năng hơn!
Lúc này tôi không có tiền nên ngoài cuốn tập được CADP phát cho vào đầu khoá học tôi thường lượm các tờ giấy trắng còn dùng được của anh em trong nhà đóng lại từng xấp để viết. Quần dài thì chỉ có hai cái của người ta đi định cư bỏ lại, tôi lấy mặc đại để đi học. Áo thì nhiều hơn bởi mặc chung với anh em trong nhà. Chỉ có một cái khổ là dép thì không có dư và cũng chẳng mượn được ai vì ai cũng cần mang, đường sá bên trại thì lởm chởm đá do xứ đảo mà dép của tôi lại mòn và mỏng nên mỗi khi đi rất là đau chân.
Ngày lại ngày qua chỉ có một lon cá hộp nhỏ cho hai người với đu đủ, rau muống với một ít thịt heo mà mỡ nhiều hơn thịt, hôm nào lãnh phải thịt heo nọc thì kể như đành ăn cơm với nước mắm vậy bởi thịt heo nọc rất hôi khi nấu lên, hay có bửa cầm cái cánh gà bé bằng hai ngón tay mà ngán ngẫm nhưng vẫn chờ đợi và hy vọng!
Rồi điều không mong đợi đến cũng đã đến và đó là bất hạnh đầu tiên không chỉ của riêng tôi mà của đa số đồng bào trong trại vì tôi đã "bị đá!" Sau khi được phỏng vấn thanh lọc để xác định tư cách tị nạn chừng sáu tháng sau người lánh cư bắt đầu nhận kết quả. Việc bác đơn tị nạn hàng loạt mà mọi người gọi nôm na là "bị đá" khiến cho chuyện nhận kết quả trở thành nỗi ám ảnh hãi hùng của trại. Sự ban phát quyền tị nạn tùy tiện, hiểu biết sai lệch hoặc hạn chế về chế độ cộng sản ở Việt Nam của phỏng vấn viên nước sở tại khiến cho chuyện thanh lọc người tị nạn trở nên bi hài. Không có tiêu chuẩn hay thước đo nào nói lên được chuẩn mực của vấn đề thanh lọc. Kẻ đậu người rớt khó ai nói được mình tài giỏi hơn ai, tuy thế mặc cảm "bị đá" làm cho lắm người tủi hổ, cảm thấy thua thiệt hay ngu dốt là điều không tránh khỏi!
Nhiều người quá sợ hãi sẽ bị trả về Việt Nam đã trở nên khùng điên, trại bắt đầu xuất hiện vô số kẻ bị tâm thần ngày tối cứ lang thang như người điên hết dạo công viên đến bãi biển. Ngày phát kết quả thanh lọc được gọi là ngày xổ số, ai đậu được ví như trúng số vì cho đó là sự hên xui. Nói thế để thấy cái "The Comprehensive Plan of Action" tức CPA (Chương Trình Thanh Lọc Toàn Diện) này nó thiếu sót và bất công đến cỡ nào!
Đấy là chưa nói tới cá tính của các phỏng vấn viên hay cảm xúc buồn vui từng ngày của họ nữa. Hoặc trường hợp của một số cựu quân nhân bị đá "te tua" bởi bà phỏng vấn viên Teano chẳng hạn. Những ngày đầu tới trại chuẩn bị cho việc phỏng vấn, bà có tiếp xúc với một số thiện nguyện viên người Việt của văn phòng Cao Ủy. Đa số các thiện nguyện viên này là cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa và bà tỏ ra rất có cảm tình với họ vì theo lời bà nói thì chồng bà cũng là cựu quân nhân, thế là họ sắp xếp hồ sơ để các ông cựu quân nhân được bà Teano phỏng vấn với hy vọng bà dễ dàng thông cảm cho hoàn cảnh người lính thì vấn đề thanh lọc có nhiều cơ may hơn nhưng khi kết quả xồ ra thì hầu hết đều bị bác quyền tị nạn. Mọi người khi ấy mới "tá hỏa tam tinh" và tìm hiểu thì được biết rằng bà vừa bị chồng li dị, từ đó bà thù hận mấy ông cựu quân nhân. Chuyện chồng bà là cựu quân nhân chỉ là một cái bẫy bà giăng ra để rửa mối căm hận dù là mấy người cựu quân nhân Việt Nam này chẳng dính dáng gì đến chồng bà cả! Từ đó danh từ "sát thủ Teano với cú đá liên hoàn" ra đời ở PFAC. Thật là oan uổng!
Và chuyện tống tình, tống tiền của nhân viên di trú nước sở tại với người lánh cư rồi chuyện giữa Naoko Obi, cô gái người Nhật tốt nghiệp luật khoa ở Đại Học Cambridge thay thế Jan Top Christensen, làm Cao Ủy Trưởng thời thanh lọc đã xung đột dữ dội với các nhân viên di trú sở tại trong việc cấp phát quyền tị nạn cho người lánh cư nữa. Vì Cao Uỷ có đưa ra một chỉ tiêu ban đầu là cấp chừng 10% quyên tị nạn trên tồng số người nhưng khi thấy các nhân viên di trú Phi ban phát nhiều quá, cô Naoko phản đối, tìm cách chận lại. Có trường hợp bị nghi ngờ, cô gọi lên văn phòng và đích thân tìm hiểu, phỏng vấn lại. Việc này đã chạm tự ái, danh dự quốc gia của Philippines vì theo CPA thì thanh lọc và cấp quyền tị nạn đã được uỷ thác cho nước chủ nhà. Cao Uỷ chỉ giữ vai trò giám sát và có 1% Mandate cho những trường hợp nào xét thấy oan ức, sai xót mà thôi. Do đó hành động của cô Naoko khiến cho người Phi không chấp nhận được nên để phản đối việc cô Naoko phỏng vấn lại và huỷ bỏ sự công nhận quyền tị nạn của họ đối với người lánh cư họ đã hè nhau cho tị nạn cả một tàu họ vừa phỏng vấn đâu cũng cở gần bốn chục người mà lâu quá tôi không còn nhớ là group nào. Thành thử có thể nói thanh lọc là một xui xẻo của người này nhưng lại hên với người khác không chừng. Tuy nhiên từ dó Naoko được dân chúng gọi với một cái tên không mấy thiện cảm lắm dù cô ta rất đẹp và luôn luôn tỏ ra lịch sự với mọi người, bà "No OK!"


Một cảnh trưa trọng trại.

Một bất ngờ đã xảy ra cho group tôi là trong số những người bị đá thì có cả Hương nhưng Trung thì lại đậu. Đúng là ông Trời đã khéo trêu người khiến cho đôi uyên ương bây giờ giống như Ngưu Lang Chức Nữ!

Vì nghe theo lời của Ban Hướng Dẫn Thanh Lọc nên Trung và Hương đã không khai vơ chồng do đó mỗi người có một hồ sơ riêng với tự tin vững vàng vì cả hai đều có "back ground" mạnh. Nhưng chẳng hiểu Hương khai thế nào mà lại bị người nhân viên di trú "denied" với lời lẽ như sau "tôi hoàn toàn tin những gì cô âý nói là sự thật vì có giấy tờ chứng minh đầy đủ, tuy nhiên cô ấy vẫn sống được suốt mưòi mấy năm sau 1975 mà không bị nguy hiểm đến tính mạng nên tôi tin là cô ấy có thể tiếp tục sống được ở quê hưong của cô ấy. Do đó cô không hội đủ một trong các tiêu chuẩn của tị nạn để được hưởng quy chế tị nạn!"

Đọc lời phê trên hẳn các bạn cũng thấy có nhiều vấn đề cần phải nói đến, thế là tranh cãi, bàn tán nổ ra khắp nơi trong trại. Những câu hỏi được đưa ra như tiêu chuẩn tị nạn là gỉ? Thế thì bị ngược đãi, bị chỉ định nơi cư trú, không được tự do thờ phượng...đâu phải là các bằng chứng để xin tị nạn? Sao lại có mâu thuẫn giữa Liên Hiệp Quốc và nước sở tại trong tiêu chuẩn chọn lựa tị nạn thế? Con trung tá Quân Lực Viêt Nam Cộng Hòa đi cải tạo (tù) cả chục năm mà còn bị đá thì con những người dân bình thường khai sao đây? Làm sao chứng minh được là mình bị nguy hiểm đến tính mạng sau 1975 đến phải bỏ trốn khi lúc ấy mình chỉ là một đứa nhỏ? Đau đầu, đau óc, nhiều kẻ chưa thanh lọc đã bị khủng hoảng tinh thần và khùng rồi.

Thời kỳ này là thời kỳ "cơn sốt" thanh lọc lên đến cao độ, vì ở tất cả các trại tị nạn số người bị đá, bị ăn "cánh gà" rất nhiều. Các cuộc biểu tình chống thanh lọc bất công, chống cưỡng bức hồi hương bắt đầu nổ ra. Ở Mỹ, Canada và những xứ tự do khác nhiều cộng đồng Việt Nam đã lên tiếnuy nhiên phải công nhận rằng Cao Uỷ và thế giới tự do đã thành công trong chuyện ngăn chặn làn sónn và cử họ sang tận trại tị nạn giúp lo kháng cáo cho đồng bàoc của mọi người.nạn...Các anh chị em sinh viên học sinh khắp nơi, các văn nghệ sĩ, ca nhạc sĩ cũn như BP SOS (The Boat People SOS) dg vượt biên bởi từ đó con số người ra đi giảm hẳn và chấm dứt luôn vì ở Việt Nam mọi người đã biết khó khăn của chương trình thanh lọc nên chẳng còn ai dám đi nữa!
Trong khi đó ở trại tị nạn PFAC, trước tình cảnh nguy nan ấy nhiều người đành phải lật ngửa con g, trao thỉnh nguyện thư tới Cao Uỷ Tị Nạn tới chính phủ sở tại yêu cầu tái xem xét lại tiêu chuẩn thanh lọc tị n lấy bàn tay đến nỗi phải cưa mất gần cả cánh tay. Về PFAC, sau gần hai năm chờ đọi chi "đậu" thanh lọc rồi chuyển trại lên Bataan đi định cư trước sự ngạc nhiên và thán phụ
g tích cực đem sức mình ra hỗ trợ đồng bào ruột thịt đang bị kẹt bên các đảo bằng những hình thức như walk-a-thon, đêm không ngủ, đêm văn nghệ ca hát gây quỹ. Mạnh mẽ hơn họ còn lập ra các cơ quan pháp lý với nhiều luật sư Việt Nam cũng như ngoại quốc đầy nhiệt huyết, tham gia làm thiện nguyệ
o anh Nguyễn Đình Thắng làm giám đốc hay JRS (Jesus for Refugee Services) ở Palawan chẳng hạn. Tbài tẩy, "quyết đấu trận cuối cùng" của mình như trường hợp chi Phấn chẳng hạn. Chị chỉ có một tay! Khi còn ở El Nido chị nói với tôi là ở Việt Nam chị bán nước mía và bất cẩn bị máy nước mía cá
Một thời gian sau người thông dịch cho chị mới tiết lộ rằng ngày ấy chị khai với người phỏng vấn rằng chị là liên lạc viên của một tổ chức phục quốc nào đó. Việc bại lộ, chị bị bắt, bị đánh đập tra tấn dã man mà không được cứu chữa đến phải bị cưa mất một cánh tay! Tuy nhiên cái tài ở đây là chẳng hiểu chị nói thế nào, thuyết phục làm sao mà nhân viên phỏng vấn tin và ban cho chị quy chế tị nạn và cái giấy ra trại của chị là do một người trong trại làm với thủ thuật đơn sơ nhưng rất hiệu quả. Giấy thì kêu thân nhân ở bên nhà gửi qua rồi dùng nước trà phun nhẹ và phơi nắng cho tờ giấy cũ đi, tìm hiểu để đánh máy các chi tiết như ở trại nào, ai là trưởng trại thời gian đó, ai ký giấy ra trại... và cuối cùng là mộc (con dấu) thì được làm bằng củ khoai lang! Đang khi đó một anh chàng khác khai vì ba anh ta là thiếu tá Thuỷ Quân Lục Chiển, tử trận tháng Ba năm1975, gia đình bị đuổi đi Kinh Tế Mới nhưng đã không đi nên bị cộng sản gây khó khăn cho cuộc sống, anh ta bị bắt đi Thanh Niên Xung Phong, anh phải trốn, sống chui rúc như chuột, không hộ khầu...lại bị đá vì không có giấy tờ chứng minh. Anh ta lập luận rằng có chính quyền nào đàn áp dân chúng mà để lại giấy tờ chứng minh không? Nhưng người phỏng vấn viên lắc đầu từ chối và nói rằng nếu nói như anh thì ai chả nói được? Vô cùng phức tạp và rắc rối chuyện thanh lọc vậy!
Khai mà không có giấy tờ chứng minh thì bị đá nhưng có giấy tờ mà giấy tờ thật đàng hoàng cũng bị đá tuy nhiên giấy tờ dõm thì lại đậu thì quả thật chẳng biết đâu mà rờ. Từ đó người ta kháo nhau rằng thanh lọc tị nạn chỉ là một cuộc thi "nói dóc." Ai nói dóc giỏi thì đậu và trớ trêu thay một số thành viên của Ban Hướng Dẫn Thanh Lọc cũng bị đá rồi người chuyên làm giấy tờ giả cho mọi người cũng bị đá luôn! Oan nghiệt, oan nghiệt!
Thời gian này tôi đã chuyển xuống Khu Một, và quá buồn nhiều khi không nén nỗi sự chán chường. Lắm hôm tôi bỏ học ngồi hằng giờ đâu đó trước cửa nhà hay lang thang ra biển hoặc vườn dừa mà chẳng thiết làm gì nữa cả. Một chiều tôi ngồi trên chiếc ghế đóng thật cao dùng để coi phim ngoài Sân Khấu Trung Tâm thì một số lớp Anh Văn của CADP hết giờ học. Tan trường, kẻ về người lại đến lớp tấp nập lên xuống Bất ngờ Đủ xuật hiện từ hướng dưới lò Bánh Mì của CADP và đi về phía tôi. Tôi hơi lúng túng và mặc cảm thua cuộc vì tôi nghe tin Đủ đậu thanh lọc mấy tuần qua rồi.

Ngừng lại trước mặt tôi, Đủ ấp úng:

- Anh...khỏe...không?

Nghe Đủ hỏi thế tôi hiểu nàng biết rõ kết quả thanh lọc của tôi, tôi hít lấy một hơi dài nhảy xuống đất, dựa tay vào thành ghế cười gượng gạo:

- Cũng Ok, cám ơn em. Em thì sao? Mới học ra hả?

Đủ nhìn tôi chăm chú như dò xét:

- Em bình thường. Nghe nói...anh...anh...

- Kệ nó em, số phận mà biết làm sao hơn? Chúc mùng em nha! Tôi ngắt lời nàng.

- Dạ, bây giờ anh tính thế nào?

Tôi nhún vai:

- Biết tính gì bây giờ nữa em. Thì cũng lo làm kháng cáo vậy thôi chứ chắc không mấy hy vọng.

Đủ bỗng đổi giọng xăng xái hẳn lên:

- Hay là... anh ghép hộ đi. Em nghe nói ai bị đá mà ghép hộ vợ chồng với người đậu sẽ rất có nhiều hy vọng trong đợt kháng cáo đó anh.

- Anh cũng nghe thế, nhưng hình như là phải mất bốn năm bảy ngàn đô lận, anh đâu có tiền.

- Thì... thì... tìm ai quen đó anh, đâu nhất thiết phải là có tiền mới được đâu.

- Em nói chơi hoài, nhiều người có tiền còn tìm chưa ra người đồng ý ghép hộ chứ nói gì người như anh. Có "cái cọng" không thì làm sao? Hổng phải dễ đâu em!

Giọng Đủ chợt trầm xuống:

- Anh hỏi thăm thử xem, em nghĩ anh kiếm được đó.

Nói xong, Đủ vội vã chào tôi ra về nhưng không bỏ đi ngay. Nàng nhìn tôi thật lâu như muốn nói thêm gì đó rồi tần ngần cúi chào thêm lần nữa. Sau này tôi kể lại cho anh em trong nhà chuyện đó, ai cũng mừng và đều khuyên tôi nên gặp Đủ vì nàng đã mớm ý, mở cho tôi một sinh lộ. Tuy nhiên vì danh dự tự ái, những cục xương khó nuốt của một thằng đàn ông, tôi đã im lặng và trả giá gần mười một năm ở lại vì cái cục xương này!

*

"Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về. Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya... Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ....Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về....Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rủ buồn..!" Từ tờ mờ sáng tiếng Saxophone nức nở trong nhạc phẩm Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn văng vẳng phát ra khắp trại từ các loa của Ban Truyền Thông đã làm lòng dạ mọi người chợt chùng xuống. Hôm nay là ngày chuyển trại. Trong nhà tôi tất cả đã thức dậy. Người đi thì ồn ào, cười nói huyên thuyên, náo nức chuẩn bị khiêng đồ đạc được đóng trong các thùng thuốc Winston hay những chiếc vali cũ mèm ra trước hiên nhà, kẻ ở thì ngồi bó gối lơ đãng theo làn khói thuốc gặm nhấm nỗi buồn thân phận. Khi trời sáng tỏ người người ở các khu lũ lượt kéo nhau ra Cổng Mười Hai, nơi chia tay buồn nhiều hơn vui. Những cái xiết tay thật chặt, những ôm hôn nồng ấm, những ánh mắt lưu luyến, những lời chúc phúc, những an ủi, những...tiếng khóc nức nở vang lên khắp mọi nơi đến não nùng trong cái nóng gắt của nắng càng lúc càng lên cao.

Lẫn trong dòng người áo quần sặc sỡ, tôi đứng lặng yên, tâm trạng đầy chán chường. Lẽ ra tôi không đến đây bữa nay nhưng vì thằng em quá thân, đi chung group lên đường đi định cư nên tôi phải tới tiễn nó. Khi thằng nhỏ ra khỏi cổng là tôi vội vã về ngay. Tôi không muốn nấn ná lại đây lâu hơn, nhưng từ trong đám đông đang đứng chụp hình kỷ niệm, Đủ chợt tách ra chặn lấy tôi:

- Anh! Nàng gọi nhỏ.

- Ơ, em chuyển trại hôm nay hả? Tôi hỏi khi thấy thẻ chuyển trại RS (Refugee Status) của cơ quan IOM lủng lẳng trên ngực áo nàng.

- Dạ. Nhà anh... số mấy?

- 14 Khu Một!

Đủ hít lấy một hơi thật dài nhìn thẳng vào mắt tôi nói một mạch:

- Em sẽ viết thư cho anh. Em lên Bataan cũng phải ở lại đó mấy tháng. Chuyện hôm nọ em bàn với anh thì bất cứ lúc nào anh cần cứ cho em hay. Em sẽ giúp anh nếu anh muốn nhưng càng sớm càng tốt. Anh suy nghĩ cho kỹ đi. Thôi anh ở lại gìn giữ sức khoẻ nha. Chúc anh may mắn!

- Cám...ơn... em. Bảo trọng!

Tôi lúng búng trả lời trong miệng, cúi đầu bước đi vội vàng khi nhận thấy giọng Đủ chợt ngẹn ngào. Và cách đó không bao xa, mặt Hương đẫm lệ, dàn dụa nước mắt giữa đám đông. Trung thì ôm lấy Hương cười như mếu trước các câu nói khôi hài của bạn bè.

Vừa đi vừa nghĩ ngợi, băn khoăn tràn ngập tâm tư, tôi tự hỏi lấy mình "rồi mai tôi cũng sẽ ra đi, chẳng thể ở mãi chốn này được dù là không biết sẽ đi đâu? Tuy nhiên tới khi ấy ai sẽ là người tiễn đưa tôi?" Chỉ mới nghĩ tới chừng đó thôi thì cả một cảm giác ê chề. Lúc đi gần tới vòi nước Khu 3, tiếng nhạc xập xình từ trong quán René vang to ra tận bên ngoài "Hey, if we can't solve any problems and why do we lose so my tears... Every time you go away... everytime you go away...!" qua giọng ca mạnh và truyền cảm của Paul Young trong bản nhạc "Every time you go away" khiến tôi tê tái. Quang cảnh trại tị nạn trước mắt bỗng nhạt nhòa. Những kẻ đưa tiễn cũng đang lần lượt trở về. Lê thê, thất thểu!

*

Hai cha con tôi lẽo đẽo theo sau, vợ tôi cứ đi tới đi lui lựa chọn tiệm ăn khiến tôi sốt cả ruột vì không còn bao nhiêu thời gian để trở về Mỹ nữa. Thằng con thì đói, mặt bí xị như "bánh bao chiều" dưới thời tiết nóng, gắt, của phố Tàu ở Canada. Cuối cùng chúng tôi vào đại quán Anh Đào!

Dù đã quá trưa nhưng quán vẫn còn một số thực khách. Chúng tôi chọn lấy một bàn phía trong gần counter. Bồi bàn là một em trai nhanh nhẫu mang thực đơn chạy ra. Tính sẵn trong bụng khi còn bên ngoài nên tôi chỉ liếc sơ qua các món ăn và chọn ngay phần của mình đoạn đảo mắt khắp tiệm một vòng. Cạnh bên một người trung niên cỡ tôi với hai đứa nhỏ mà tôi đoán chừng đứa con gái lớn năm nay cũng ngoài mười tuổi, thằng con trai thì chắc nhỏ hơn con tôi một tí và cô gái kia nếu là vợ ông ta thì quả có hơi chênh lệch vì cô ấy chỉ trạc độ ngoài ba mươi thôi.
Khi người đàn ông ngẫng đầu nhìn lên, tôi thấy ngờ ngợ quen mà nhất thời không nhớ ở đâu. Chợt người đàn ông cất tiếng hối thúc cô gái:
- Lẹ lẹ đi em, ticket đậu xe sắp hết giờ rồi đó.
- Nghe ba nói không con? Hai đứa ăn mau đi đặng về. Người thiếu phụ lên tiếng nói với hai đứa nhỏ.
Người đàn ông nhìn đồng hồ rồi ngó ra ngoài làu bàu:
- Giờ này chạy về tới DC (Whashington DC) chắc cũng mất bảy, tám tiếng!
Tôi nhíu mày, bóp trán nghĩ ngợi mông lung. Gương mặt người đàn ông đã quen, giọng nói lại càng quen hơn mà chẳng biết đã gặp ở nơi nào? Tôi lục lạo ký ức, mớ hình ảnh ngày cũ lộn xộn trong đầu chẳng biết đâu mà mò. Lúc người ta bưng thức ăn đến, mùi phở thơm lừng lôi tôi ra khỏi vùng dĩ vãng tối tăm thì gia đình bên cạnh đã rời khỏi quán tự lúc nào rồi.
Sau hơn hai giờ kẹt xe trong phố chúng tôi mới tới được biên giới Mỹ và Canada. Theo GPS thì chúng tôi phải qua Detroit của Michigan rồi về Toledo và phải theo hướng I-75 S để tới Dayton-Ohio. Dự trù sẽ đến nhà lúc 12 giờ đêm nay, vậy là còn tới sáu tiếng lái xe nữa. Không mệt nhưng hơi buồn ngủ vì mấy ngày nay đi nhiều về khuya tôi ngồi thư giãn, buông thỏng người, thả xe trôi theo dòng xe đang đợi qua trạm trước mặt. Có cả thảy tới gần cả chục trạm kiểm soát mà vẫn kẹt cứng vì số lượng người đổ qua Mỹ quá nhiều. Và đường vô Mỹ thì khi nào cũng bị xem xét gắt gao hơn. Tuy nhiên các xe trước hàng tôi chờ đợi được kiểm soát tương đối dễ dàng nên có phần nhanh hẳn lên. Thấy họ chỉ trình giấy tờ rồi vài phút sau được cho đi tôi thầm tiếc mình đã quá cẩn thận và nghe theo lời khuyên của mọi người mà không dám mua gì cả. Hình ảnh màu vàng tươi của xoài mà chỉ có mười đô một thùng hay mãng cầu (trái Na) nở gai thơm tho, ngọt ngào, mười đồng ba trái dọc theo phố Tàu lúc xế chiều làm tôi tiếc nuối. Nhưng tôi đã lầm! Bởi tôi cứ tưởng xuất trình passport cho người lính biên phòng là xong nào ngờ ông ta hỏi lung tung như qua Canda làm gì? đến đâu? ở đâu? đi bao nhiêu ngày? bây giờ về đâu? có mang trái cây, thịt hay rau cải gì không...? khiến hai vơ chồng tôi ú ớ trả lời không giống nhau nên ông ta bước ra khỏi chỗ ngồi, yêu cầu tôi tắt máy xe, ở yên trong đó, đoạn ông đi ra mở cửa sau xe lên kiểm soát. Đến chừng ấy tôi mới thấy quyết định không mua gì cả hồi chiều của vợ tôi là đúng. Hú hồn!

Hai tay mân mê tay lái (Steering), đầu óc lan man, tôi thả hồn thơ thẩn theo đám mây ngũ sắc đang trôi lơ lững, mặt trời to tròn đỏ ửng như cái thúng nhuộm tím một góc trời. Hoàng hôn đang xuống dần, trời chiều thật đẹp. Tôi tà tà trên xa lộ thênh thang sau khi ra khỏi trạm được một lúc rồi bỗng nhiên trong đầu chợt lóe lên hình ảnh một người. Tôi buột miệng thảng thốt:

- Ô, thằng Trung!

- Ai? Trung nào? Vợ tôi ngó tôi, ngạc nhiên hỏi.

Hình ảnh người đàn ông trong quán hồi trưa và Trung với Hương ngày nào luôn âu yếm, tay trong tay dzung dzăng dzung dzẻ ôm nhau đi tới đi lui bên trại tị nạn hiện ra trong tâm trí tôi. Cả một trời tị nạn với những hình ảnh ngày xưa lần lượt kéo về. Tôi chép miệng nhủ thầm "không biết bây giờ cô ấy ra sao?" Tội nghiệp! Đời thật nghiệt ngã! Thương nhau là thế! Yêu nhau là thế mà cuối cùng lại chẳng lấy được nhau mới thật là kỳ! Hai mươi năm hơn đã trôi qua! Nghĩ tới đó tự nhiên tôi cảm thấy đau. Một nỗi đau vô hình xoáy mạnh vào tim.
Thôi, niềm đau ơi! Xin hãy ngủ yên!
"Every time you go, you take a piece of me with you! Every time you go, you take a piece of me with you!" lại văng vẳng đâu đây!
Triều Phong (TPN)
Ghi chú:
- Ghe "cào cào": Tên tiếng Phi là Bangka. Cào cào là một loại ghe nhỏ, mỗi bên có gắn thêm một thanh tre dài song song với ghe và được nối vào ghe bằng các thanh ngang, nhỏ, ngắn cũng bằng tre, trông như cánh con cào cào, cho khỏi lật hoặc chìm mà người Phi dùng để chạy ven biển.

SƠN TRUNG * VỀ MIỀN TRUNG

 

VỀ MIỀN TRUNG 

SƠN TRUNG

Hè năm 1988, tôi lại về thăm quê tôi. Đây là chuyến đi thứ hai của tôi về thăm quê nhà. Chuyến này tôi đi bằng xe ô-tô từ Sài gòn ra Huế, đến Huế thăm bạn bè và bà con, sau đó đáp xe đò Huế - Vinh để về nhà.
Hôm đó tôi lên xe xích lô máy ra bến xe Pétrus Ký. Lúc này muốn đi Trung, Bắc, người ta phải ra nơi này lấy xe. Sau này, xa cảng miền Đông ra đời, người ta bỏ bến xe này. Tôi đi thật sớm, khoảng năm giờ sáng vì khoảng 6giờ sáng, xe đã lăn bánh. Xe đi ngang trường đại học Sư Phạm ở đuờng Cộng Hòa. Suốt đường này trồng hai hàng cây cao, hoa màu hồng nhạt. Đây là nơi tôi đã theo học trong ba năm trời, và đã tốt nghiệp, đi dạy học vài năm trời, mà nay thì tôi đã gĩã từ sân trường. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy một hiện tượng rất lạ.
Từ xa tôi thấy đường Cộng Hòa như có sương mù dày đặc. Xe chạy lại gần, tôi mới thấy từ trên ngọn cây cao, hàng ngàn con sâu buông mình xuống lưng chừng trời bằng những sợi tơ trắng. Thế mà trước đây tôi không thấy. Có lẽ khi đêm thanh tĩnh, sương rơi xuống nhiều, đàn sâu mới thả dây xuống rong chơi phố phường, gần sáng, xe cộ qua lại ồn ào, chúng rút lui về chiến khu an toàn, và biến mất trên tàng cây cao. Té ra phải có những lúc nào đó ta mới có thể thấy những điều mà bình thường ta không thấy.


Đi xe đò thì dễ mua vé hơn là đi xe lửa, và không bị người ta nằm võng đu đưa trên đầu. Xe đò lúc này đuợc sơn phết sáng sủa , lại được trang bị cassette cho hành khách nghe âm nhạc. Sau 1975, bao nhiêu radio, cassette tôi đã bán sạch. Hơn mười năm tôi không nghe âm nhạc, bây giờ ngồi xe đò đuợc nghe lại những giọng hát của Thái Thanh, Thanh Thúy, Lệ Thu, Elvis Phương qua những băng nhạc hải ngoại, lòng tôi thật cảm xúc vô cùng. Tiếng hát thật êm ái, bay bổng nhắc nhở tôi thực tại xung quanh, những tiếng hát cộc cằn thô lỗ trên đài Sài gòn sau 1975. Một anh bạn sinh viên tâm sự với tôi rằng anh ta là một sinh viên nằm vùng, rất có uy tín trong địa phương. Sau 1975, anh đuợc giao công tác văn nghệ địa phương và anh dề nghị rằng bây giờ đã hoà bình, nên có giọng hát êm ái hơn là những tiêng gào thét inh tai điếc óc như trước. Kết quả là anh đuợc người ta đem đi lao động cải tạo một thời gian vì cái ý kiến đổi mới đó.
Sống trong chế độ cộng sản, cái gì cũng trở thành những vấn đề quan trọng. Âm nhạc dường như là một niềm say mê của tuổi trẻ. Töi đã đi lao động tại nông trường Lê Minh Xuân ( Củ Chi). Nông trường này đưọc coi là thí điểm của thành phố, và điểm son của thành phố. Đây là vùng nước mặn, lại sõi đá cằn khô, nông dân chỉ trồng lúa mỗi năm một vụ. Nay đảng bắt trồng một năm hai vụ. Còn chỗ nước mặn, xưa nay bỏ hoang, đảng bắt thanh niên xung phong đáp đê ngăn nước mặn, lập thành ruộng trồng thơm
( dứa) xuất khẩu. Thơm cũng không chịu nổi nưôc mặn, chết lớp này đến lớp khác nhưng đảng vẫn kiên trì bắt dân đi lao dộng trồng thơm, để rồi thỉnh thoảng cũng sản xuất đuợc một vài trái thơm nhỏ xíu và chua lè! Tội nghiệp những dân thành phố, xưa nay chưa biêt ruộng đồng là gì, nay phải lội sình đào đất làm thủy lợi và đi trồng thơm. Người ta gọi những nông trường là những 'trung tâm tàn phá sắc đẹp'' . Sau 1975, Sai gòn đã chết, Saigon trở thành đia ngục. Những hình bóng thân thương ngày xưa đã mất. Đa số người dân Việt Nam phải sống trong đau khổ chứ không như lời ca ngợi giả dối của Trịnh Công Sơn:
Em ra đi nơi này vẫn thế. Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ. Vườn xưa vẫn còn tiếng mẹ ru.

Và đi lao động trên công trường là một đày ải chứ không vui vẻ như lời ca tụng ca Trịnh Công Sơn về nông trường đỏ.
Trên nông trường không xa lắm
Có đôi chân đi không ngại ngần
Em bây giờ, quen mưa nắng
Gánh trên vai vấn vương bụi trần

Từng vai áo phơi sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui...


 của những người cộng sản, Liên Xô sẽ xây dựng nơi đây một thành phố Sài gòn thứ hai. Nhưng sự thực những khó khăn cứ đổ dồn tới. Nông trường muốn xin tiền làm một cái gì cũng phải có đủ 20 chữ ký của cấp trên. Cuối cùng những đám giải phóng miền Nam như Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ đã bị cho về hưu, và nông trường Lê Minh Xuân cũng như bao nông trường khác sau một thời gian thổi phồng để lấy thành tich cho một vài vị vào trung ương đảng hay vào tỉnh ủy thì bị rơi vào quên lãng.

Cuối tuần, nông trường tổ chức văn nghệ do thanh niên xung phong tổ chức. Toàn là những bài hát nhạt nhẽo, buồn chán. Nhưng cuối cùng một màn trình diễn rất cảm động. Không có trống, không có đờn, những thanh niên xung phong đã lấy song, nồi, thùng thiếc sáng tạo ra những trống và đàn để trình bày những bản nhạc ngoại quốc thật sôi động.Họ bảo là nhạc Liên Xô, Đông Đức, Hungary nhưng âm hưởng giống nhạc kích động Mỹ.

Tôi nhớ một buổi chiếu phim trên đài Sài gòn về lễ quốc khánh Khmer. Theo thường lệ, sau thủ tục chào quốc kỳ Khmer, chụp hình các quan khách Liên Xô, Trung quôc, Việt Nam, và các đại biểu lên phát biểu là phần văn nghệ, và cuối cùng là một ban nhạc Khmer trình bày nhạc ngoại quốc mà dường như là nhạc Mỹ. Những nhạc sĩ và ca sĩ trình bày rất sống động , chứng tỏ nhạc Mỹ có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Tôi cũng nhớ đến tình hình trước đây, bọn thanh niên Nga mê nhạc Beatles , đã lén thu băng, lén tập hát và tạp nhảy theo nhạc Mỹ. 
Những đứa trẻ Việt Nam lên hai lên ba, khi nghe bài hát Alababa và 40 tên cướp đã vỗ tay vui cười thích thú. Và cũng ở Việt Nam, người ta đã khủng bố , đánh đuổi dân thiểu số từ nam chí bắc để chiếm rừng phá núi nhưng bề ngoài họ trình diễn thứ âm nhạc, gọi là nhạc dân tộc, cho các văn công mặc áo Thái Mèo, đánh đờn Tơ Rưng hoặc đàn tre, hát tiếng Thái, Mường, Mán, Mèo và tiếng Việt.

 Trong những buổi trình diễn này người ta đã trình diễn vài bản nhạc theo điệu nhạc Rock của Mỹ và một ca sĩ đóng khố đã gào thét như một người da đen trên màn ảnh Mỹ. Âm nhạc Mỹ đã chinh phục thế giới . Âm nhạc đích thực là một thứ ngôn ngữ quôc tế, vượt qua mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia. Âm nhạc vô hình xuyên qua những bức tường thép, và đi vào trái tim con người và thể hiện ở nét mặt và chân tay. không cần giảng giải và lý luận. . Còn âm nhạc tuyên truyền là một hình thức tra tấn của chế độ.

Tôi về Huế, trong các tiệm ăn người ta đã mở nhạc vàng. Và tôi lại được nghe những tiếng hát hải ngoại như hồn tôi đi vào thần thoại.

Sau một ngày ở Huế, tôi ra bến xe An Hòa đón xe Huế- Vinh. Đây là một chiếc xe cũ kỹ như xe buýt An Cựu- Bến Ngự hay Bến Ngự -Đông Ba hồi 1956. Trên xe toàn là dân chúng thôn quê mà phần lớn là dân Huế, Quảng Trị. Xe chạy một đoạn lại dừng để hành khách xuống hoặc lên. Con đường quốc lộ, hai bên đồng ruộng trải dài, thỉnh thoảng có xóm làng nhà của lưa thưa và những bụi tre cằn cỗi. Đường đi toàn là ổ gà hoặc đá lởm chởm, xe chạy nhảy như ngựa lồng. Đàn bà có thai không thể đi xe này được. Trên xe là một bác tài xế tuổi khoảng 35-40 rất hoạt bát nhanh nhẹn. Tôi không hiểu bác là dân xã hội chủ nghĩa hay dân Huế mới được học tập cải tạo vì bác 'trình diễn' quá. Bác ca hát luôn miệng:

Huế của ta ơi! Biết mấy tự hào!
Bác lại ngâm thơ bài Mẹ Suốt , rồi bài Bầm ơi của Tố Hữu:

Ai về thăm mẹ quê ta,
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.
Bầm ơi có rét không bầm,
Heo may gió núi lâm thâm mưa phùn.. .


Bác xách bình đựng nước, tu một hơi rồi đọc tiếp thơ Tố Hữu:

Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí. . .

Tháng tám vùng lên Huế của ta,
Quảng Phong ơi! Hương Thủy, Hương Trà.
Phú Vang, Phú Lộc, đò lên Huế,
Đỏ rợp dòng sông, rộn tiếng ca. . .

Hết ngâm thơ Tố Hữu, bác kể chuyện bác Hồ, bác Tôn kính yêu. . . .

Bác là diễn viên, là cán bộ thông tin văn hóa độc nhất trên xe. Bác là người tốt, muốn giúp vui đồng bào trên xe. Mà bác cũng là cán bộ tốt, muốn tuyên truyền con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời bác cũng là con người khôn ngoan muốn chứng tỏ bác là người vừa chuyên vừa hồng, theo đúng túi khôn xã hội chủ nghĩa là phải ''ca tụng bác Hồ đọc thơ Tố Hữu'' thì khi đi xin việc, đi thi , và làm việc đều đưọc diểm cao.


Khi xe đến Bàu Cá, Quảng Bình thì mấy công an xuất hiện, và họ ra dấu hiệu ngừng lại. Bác tài xuống xe trình giấy tờ và mỉm cười cầu tài. Không biết bác phạm lỗi gì, anh công an xé một lúc khoảng hai chục tờ giấy phạt. Một lúc sau bác lên xe, nét mặt vô cùng buồn bã và tức giận. Từ đó cho đến khi xe ra sông Gianh bác vẫn im lặng, khác hẳn thái độ vui tươi trước kia.

Khác với lần trước, lần này trong thôn có vài đám cưới. Thôn tôi và thôn bên cạnh, khắp nơi inh ỏi tiếng nhạc phát ra từ các loa phóng thanh. Lúc này quê tôi theo mốt mới. Họ mua máy thu băng và loa, mở máy lớn cho anh em bà con trong đám cưới nghe nhạc vàng của Sài gòn. Đa số dân chúng không có máy và băng cassette cho nên họ rất sung sướng khi nghe tiếng nhạc vang lên từ hai ba chiếc loa treo trong đám cưới. Và chủ nhân cũng tỏ ra tự hào vì đám cưới gia đình ta rất tân tiến! Một vài người thấy đây là mối lợi cho nên đã cho các đám cưới thuê băng và máy, khiến cho ở tận thôn quê miền Trung trước đây là vùng đất xã hội chủ nghĩa nay vang lên giọng hát của Thái Thanh, Thái Hiền, Duy Trác, Tuấn Ngọc. . , Nhưng việc mở nhạc này cũng chỉ thịnh hành một thời. Tôi về lần thứ ba thì nghe nói đã bị cấm.

 


Wednesday, April 5, 2017


NGUYỄN VĂN SÂM * GS ĐÀM QUANG HƯNG

GS Đàm Quang Hưng, Một Tấm Gương Cho Tôi
Nguyễn Văn Sâm
 blank

Ai trong đời cũng có nhiều Thầy học. Có những vị Thầy nhiều ảnh hưởng lên cuộc đời mình vì mình thích, phục vài điều gì đó trong lời giảng khi theo học nhưng sau nầy xa cách trong đời do hoàn cảnh; có những vị Thầy trong khi học mình không thủ đắc được nhiều về cách sống ngoài những kiến thức giáo khoa nhưng sau nầy lại là bạn vong niên vì có hoàn cảnh gần gũi. Đối với tôi, Thầy Nguyễn Văn Phú, Thầy Bạch Văn Ngà, Thầy Roch Cường… là những trường hợp cụ thể thứ nhứt. Thầy Đàm Quang Hưng là trường hợp cụ thể thứ hai.  Còn biết bao nhiêu vị khác nữa trong thời gian theo học Trung học và Đại học nhưngkhông thế nào kể ra cho hết.


Thầy Hưng dạy lớp Toán Lý Hóa luyện thi Tú Tài 1, năm đó 1957-58, Thầy dạy tương đối nổi tiếng, lớp đông đảo học sinh. Tôi đang theo học lớp Đệ Nhị B ở trường Văn Lang của Thầy Ngô Duy Cầu ở trường Cô Bắc, dư thời giờ bèn đi học thêm các môn chánh cho kỳ thi sắp tới.
Thầy Hưng giảng bài trầm trầm, mắt ngó lên bảng, chăm chú như thầm xét lại những gì Thầy đã viết hơn là nhìn vào đám học trò. Lớp luyện thi lúc đó được giảng về kiến thức làm sao giải được bài toán Hình học không gian nầy, bài toán Đại số kia, bài toán Lượng giác nọ…. trong chương trình. Chuyện ngoài lớp học, chuyện đời sống bên ngoài và cách ăn ở thế nào để làm người xứng đáng tuyệt đối không có. Ấn tượng lúc ấy của tôi về Thầy Hưng phải nhận là không sâu đậm do nhiều lý do, trong đó có việc tôi theo học lớp luyện thi của Thầy trong thời gian thiệt ngắn vì gia đình không thể đóng học phí cho anh em tôi học cùng một lúc hai trường.
Ba năm sau Thầy trò thường gặp nhau khi cả hai cùng là tác giả những quyển sách giải Toán Lý Hóa… do nhà xuất bản Sống Mới của các ông Võ Văn Khoái  và Nguyễn Tấn Long ở đường Phạm Ngũ Lão, Sàigòn mà sách của thầy Hưng là những quyển bán chạy nhứt nhì, thường được tái bản nhiều lần với số lượng in khá lớn.

Tôi lúc nào cũng thưa Thầy khi nói chuyện. Thầy Hưng bao giờ cũng thưa ông Sâm. Tôi kính trọng và lễ phép với Thầy có lý do, mình từng là học trò của Thầy. Thầy Hưng lễ phép với học trò vì đó là bản tánh và là con người thật của Thầy. Cuộc giao tình dừng lại ở những lần gặp nhau như vậy trong vài ba năm trời.
Rồi cuộc đời mỗi người mỗi hướng do cuộc sống và hoàn cảnh. Thầy vào Thủ Đức, ra trường, về dạy trường Võ Bị Đà Lạt rồi về mở trường Trung học tư thục Nhân Chủ của riêng Thầy. Tôi chuyển sự say mê của mình về mặt văn chương Việt Nam và dính khắn vào đó. Hai Thầy trò không gặp nhau từ dạo giửa thập niên 60..

Chúng tôi gặp lại nhau lúc Thầy Hưng mới dọn nhà đến Houston sau một thời gian ở nơi khác, năm đó hình như là 1981. Và chúng tôi thân nhau. Tôi nói chuyện vẫn thưa Thầy và Thầy Hưng luôn luôn dùng chữ ông Sâm để nói chuyện với người học trò ngày trước. Chúng tôi bàn đủ thứ chuyện cũ mới, giáo dục, cuộc sống ở đất nước mình định cư... Và gặp nhau nhiều hơn ở những canh mà chược mà tôi mới học sau mấy năm đến nước Mỹ, thường làm Thầy cúng đem tiền nạp cho thiên hạ và Thầy Hưng thường khuyên tôi đừng nên chơi trò chơi nầy mà tôi không có kinh nghiệm…
Tôi thích đến nhà Thầy tham dự vào môn mới học nầy cũng như  thăm viếng chuyện trò từ căn nhà nhỏ hẹp bằng gỗ ở trong thành phố Houston, vùng cuối đường Westminster, tới căn nhà khang trang hơn ở khu Bellaire, ngoài vòng đay 610, đến căn nhà sau cùng trên khu Bellaire, trong vòng đay. Thăm viếng, làm Thầy cúng và nhứt là những kỳ hội  của Hội Cựu Giáo Chức vùng Houston kết được tình thân giửa hai Thầy trò chênh lệch nhau độ chừng mười tuổi, mà tôi cho là cái duyên rất đáng quý.

Luôn luôn tôi học được ở Thầy tính điềm đạm, nhẹ nhàng, lễ phép nhưng không khách sáo, nhứt là thái độ dễ chịu của Thầy trong việc chi tiêu và chịu khó sửa soạn dọn dẹp cho những buổi hội họp rất bổ ích của những người trước đây ở trong ngành giáo dục. Nhờ những buổi họp hằng tháng của Hội Cựu Giáo Chức Houston nầy tôi gặp được vài vị Thầy cũ cũng như năm ba người bạn đồng nghiệp ngày trước. Rất vui về điều đó…
Ấy là những chuyện thuộc về cá nhân, về cách xử thế tiếp vật của Thầy mà tôi được biết.
Thưa Thầy Hưng, em thích và kính trọng Thầy về chuyện đó nhưng  em thương Thầy ở những công việc Thầy làm bất vụ lợi và chịu sống đủ, sống bình dị hơn là dùng thời giờ của mình để chạy theo kim tiền và những thị phi vô ích…
Thầy Hưng không lý thuyết với tôi về chuyện phải làm thế nào để giúp ích đời về mặt văn học, nhưng Thầy cặm cuội  dịch toàn bộ Liêu Trai Chí Dị,  một việc làm không có nhiều người làm được. Dịch Liêu Trai thì trước sau đã có nhiều, Yã Hạc và Trinh Nguyên trong tạp chí Bách Khoa với lời văn siêu thoát, lãng đãng, mơ hồ, người đọc chỉ cần ghé mắt vài dòng là bị cuốn hút.  Nhiều tác giả khác, danh tiếng hay không, thỉnh thoảng cũng ghé vô bộ truyện dễ tìm độc giả nầy để dịch, nhưng rồi người thì vài ba truyện, người dài hơi hơn thì năm ba chục. Nhưng tất cả đều dịch không trọn bộ.

Thầy Hưng cứ nhẩn nha dịch từ truyện đầu đến truyện cuối trong vòng 7 năm, kể cả những truyện cực ngắn, chẳng có chút xíu tính chất Liêu Trai nào mà độc giả thường tự hỏi tại sao Bồ Tùng Linh lại đem vào trong toàn tập.
Tôi không hỏi Thầy tại sao Thầy lại dịch toàn bộ vì đã biết chắc câu trả lời ‘muốn giới thiệu thiệt là đầy đủ để người đọc có cái nhìn ít sai lạc về Bồ tiên sinh và có thể tự giải thích tại sao ông ta lại viết những truyện ma quái.’
Tôi thích bản dịch của Thầy Hưng tuy không bay bướm bằng Yã Hạc Trinh Nguyên nhưng cũng nhẹ nhàng, nhẹ nhàng chứ khôngphải tầm thường như một bản dịch cũng gọi là khá đầy đủ hiện xuất bản ở trong nước.
Rồi Thầy tung ra bản dịch Kim Vân Kiều Truyện, quyển tiểu thuyết văn xuôi có tánh cách bình dân bằng những mô tả quá đáng của Thanh Tâm Tài Nhân, tác phẩm gợi hứng cho Nguyễn Du để tạo thành truyện Kiều sau nầy. Đọc Đoạn Trường Tân Thanh, thích, mộ Đoạn Trường Tân Thanh nhưng mấy ai đã được đọc nguyên truyện, dầu là từ bản dịch, của Thanh Tâm Tài Nhân! Đây cũng là việc làm của người chịu bỏ một phần cuộc sống của mình cho văn học, nhóm chữ mà tôi thường dùng để xưng tụng Thầy và Thầy bao giờ cũng điềm đạm từ chối rằng không dám nhận.
Khi Thầy thủ đắc được hai bản Nôm Đoạn Trường Tân Thanh viết tay quý giá của Tăng Hữu Ứng (1874), và Lâm Nọa Phu (1870) thì Thầy hăng hái  kêu tặng bản sao cho những ai quan tâm đến chữ Nôm và truyện Kiều để họ có tài liệu làm việc; khác với nhiều người ở trong cùng trường hợp, bo bo giữ riêng cho mình, nói rằng để sau nầy khi có thời giờ thì  làm việc… nhưng không biết bao giờ mới bắt tay vào.
Tôi cảm phục tinh thần chia xẻ đó của Thầy.

 Tính tình thân thiện và tinh thần hi sinh cho văn học của Thầy đã tạo nên sự thương mến của nhiều người, nhà thơ Vĩnh Liêm trong một email cho bè bạn nói rằng: ‘Sự ra đi của GS Đàm Quang Hưng là một mất mát lớn cho nên Văn Học VNHN!’  Nói như vậy vì thi sĩ Vĩnh Liêm đã thấy giá trị trong những việc làm đã qua và cũng hé thấy những công trình sắp tới của Thầy.
Nhưng tiếc thay, sự việc đã biến sang chiều hướng khác. Thầy ra đi sau một ca mỗ bình thường về tim…
Người thương tiếc Thầy quá nhiều.  Tôi xin mượn  vài dòng rất cảm động của người học trò chưa từng được học với Thầy là cô Nguyễn Vũ Trâm-Anh:
Ở tuổi 85, Thầy ra đi cũng đã gọi là thọ nhưng sao con vẫn thấy nuối tiếc. …tinh thần làm việc cẩn trọng, nghiêm ngặt, cầu thị sự chuẩn xác của một ông Thầy Toán học mà lại làm công việc sưu khảo Văn học…..
Hành vi con người ở đời có thể nói được bắt đầu từ một nhân duyên nào đó từ muôn trùng xưa trong không gian và thời gian. Thầy có nhân duyên tốt để thành môt bậc Thầy đáng ngưỡng mộ bằng những việc làm cặm cụi không ích lợi cho Thầy mà là cho nhân thế. Điều nầy chắn chắn rằng sẽ tạo cảm hứng và làm gương tốt cho nhiều thế hệ tiếp theo: Làm việc cho văn hóa, dân tộc, ‘vì đời không vì mình’.
Xin kết thúc bài nầy bằng câu chí tình và rất cảm động của cô Trâm-Anh, nói được lòng thương Thầy của tôi:
Bài viết này như một nén hương lòng của con gửi đến Thầy. Con sẽ nhớ mãi Thầy, một người Thầy tài giỏi, đức độ, nhân từ.
Nguyễn Văn Sâm  (Victorville, CA, March 14, 2017)




Tuesday, April 4, 2017


NGHIÊM HỮU HÙNG * ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN

BS Nghiêm Hữu Hùng là một đồng môn trong nhóm CVA646566. Anh sống ở San Jose và thỉnh thoảng liên lạc với tôi về những đề tài văn học, nghệ thuật. Hoặc nhắc lại một số địa danh và kỷ niệm với miền Tây khi tôi đi dạy trung học ở dưới đó và anh là y sĩ quân y trong quân đội. Gần đây anh có gửi cho tôi mấy truyện ngắn do anh viết, chẳng hạn "Nợ Ấm Ớ" viết rất dí dỏm về kỷ niệm thời gian 4 năm đi "học tập cải tạo".
Dưới đây là một kỷ niệm của anh với cố Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, nguyên Tỉnh trưởng Chương Thiện. Mời đọc để biết thêm về con người của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn. VCH
 
Một kỷ niệm về Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
 
Nghiêm Hữu Hùng

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn​

Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" của Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ: "Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân". Tuy nhiên những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo, nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị Tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các sĩ quan cao cấp đối xử với bác sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng quý trọng lẫn nhau. Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách như:
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)
- Tự bắn vào lòng bàn tay
- Đào một cái hố, thò bàn chân vào trong rồi ném kíp lựu đạn xuống hố, tự hủy hoại bàn chân v.v.
Đại khái có rất nhiều cách mà chỉ trong thời gian ngắn một bác sĩ có thể phân biệt được vết thương nào là thật, vết thương nào tự tạo.
Tuy nhiên cái khó nhất là xử sự ra sao với tình trạng hủy hoại thân thể.
Trong phần lớn trường hợp, dù biết tôi cũng bỏ qua không báo cáo, vẫn cho xe cứu thương hoặc gọi trực thăng tải thương.
Lần đầu tôi phải đối phó với sự trớ trêu là tháng 8 năm 1974 khi đi hành quân tăng phái cho Tiểu Khu Chương Thiện, lúc đó Tỉnh Trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Cẩn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị Việt Cộng kết án tử hình và xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ).
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, có vẻ mặt thư sinh và nho nhã, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhưng trái với những huyền thoại về một chiến binh can trường, cách nói chuyện của ông lại rất từ tốn và chín chắn, tuy ông vẫn lấy làm tiếc là không được học cao nhưng là một quân nhân đúng nghĩa, thương binh sĩ, chiến đấu hết mình và rất trọng người có học.
Ông tỏ ra rất quý mến tôi, mỗi buổi chiều thường mời ăn cơm chung và những lúc rảnh rỗi ông bỏ ra cả giờ để tâm sự về cuộc đời.
Nhưng một buổi sáng giao tình của chúng tôi đột nhiên trở nên căng thẳng khi ông "mời" tôi đến thăm "chuồng cọp", nơi giam giữ các quân nhân bị kỷ luật và các quân nhân tự hủy hoại thân thể.
Đại Tá Cẩn chỉ một anh lính bị vết thương hoại tử (gangrène) ở mắt cá chân rồi hỏi tôi, rất lịch sự:
"Xin bác sĩ cho biết trường hợp này nếu đưa vào bệnh viện sẽ phải cưa chân tới đâu?"
"Tôi thấy là phải tải thương anh ta ngay, còn cưa chân tới đâu thì bác sĩ ở bệnh viện mới quyết định đươc". Rồi tôi cũng gần như quên chuyện này vì quân nhân đó là thuộc cấp của ông ta, không thuộc quyền tôi.
Nhưng hai, ba hôm sau Đại Tá Cẩn lại mời tôi tới thăm "chuồng cọp". Tôi ngạc nhiên tới mức không còn phản ứng gì khi thấy vẫn là anh lính cũ mà vết thương đã nặng hơn nhiều, sốt cao và gangrène đã tới gần đầu gối, Đại Tá Cẩn vẫn nói rất từ tốn nhưng có vẻ hơi lạnh lùng:
"Bác sĩ cho biết nếu bây giờ tải thương thì cưa chân tới đâu?"
Tôi trả lời:
"Xin đại tá cho tải thương ngay đi, vì cầm chắc phải cưa tới đầu gối".
"Vậy tôi nhờ bác sĩ mỗi ngày ghé qua đây một lần, khi nào cưa tới háng thì báo cho tôi biết". Bây giờ thì tới lượt tôi nổi nóng:
"Đại tá có đùa với tôi không đấy? Là y sĩ tôi không thể mất nhân tính như vậy được".
Mặt ông ta đột nhiên đỏ bừng và chuyển thái độ xưng hô:
"Anh có biết là chưa có một ai trong Tỉnh này dám trái lệnh tôi không?"
Và cũng là lần đầu tôi lớn tiếng với một sĩ quan cao cấp:
"Tôi biết, người đầu tiên dám trái lệnh ông là tôi, ngay từ bây giờ ông có thể kiếm bất cứ ai không dám trái lệnh ông mà hỏi, tôi sẽ không làm việc với ông nữa".
Rồi cả hai chúng tôi đều quay mặt bỏ đi không nói với nhau thêm lời nào.
Một điều tôi biết chắc chắn là ngoài chiến trường những Sĩ Quan cao cấp và có toàn quyền như Đại Tá Cẩn, nếu muốn giết một quân y sĩ như tôi rất dễ dàng, có thể sai bất cứ một thuộc cấp nào làm rồi đổ cho chiến tranh là xong.
Tối hôm đó khi trở về phòng ngủ, mấy người lính Quân Y và người cận vệ lo ngại lắm, tổ chức gác vòng trong vòng ngoài nhưng tôi chỉ biết cám ơn và nói với họ:
"Nếu họ muốn giết mình thì canh gác được tới bao giờ?"
Tôi ngồi viết một bản tường trình nhờ người cận vệ cất giữ để "nếu có gì xẩy ra" sẽ trao cho gia đình tôi.
Qua hai ngày như thế, tới đêm thứ ba thì bỗng nhiên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đích thân tới phòng tôi mời lên tư dinh để "nhậu chơi" với thái độ rất hòa hoãn và lịch thiệp.
Trong bữa tiệc rượu chỉ có hai người, ông tâm sự:
"Bác Sĩ có thể xem thường tôi nhưng thử nghĩ xem, tôi là một quân nhân thuần túy, phải trừng phạt họ để cảnh cáo chứ tôi cũng biết đau lòng, và nếu ai cũng hủy hoại thân thể thì lấy ai đánh Việt Cộng?
"Khi đất nước mất rồi thì chúng nó "cưa đầu" tất cả anh em mình, thành ra cái chân của một thằng hèn đâu có nghĩa lý gì?"
Tôi thật sự cảm động với thái độ hết sức lý lẽ của ông ta nên cũng đáp lại:
"Tôi cũng suy nghĩ nhiều mấy ngày hôm nay, tôi hiểu và cảm phục Đại Tá nhưng mong Đại Tá cũng hiểu cho là những gì tôi được dạy dỗ từ trong gia đình tới học đường đều là đúng và tôi không thể thay đổi cách suy nghĩ được".
Đaị Tá Hồ Ngọc Cẩn đã đứng dậy bắt tay tôi rồi nói:
"Tôi thành thật xin lỗi việc vừa qua, sáng mai nhờ Bác Sĩ tải thương binh này sang Quân Y Viện”.
Câu chuyện đã gần 40 năm mà mỗi tháng tư đến, tôi vẫn nhớ tới Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn như chuyện mới xảy ra hôm qua và rất khâm phục thái độ “quân tử” của ông.
Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tiếc là ngày đó mình còn quá trẻ đầy tự ái và cao ngạo. Đúng ra tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ!
Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi của tôi, dù có hơi muộn màng.
Bác sĩ Nghiêm Hữu Hùng
________________
 
PS: Anh Hùng ơi, nếu tháng 4 năm nay anh vẫn còn nhớ tới Đại tá Cẩn thì hãy ghé lại đài tưởng niệm 7 vị sĩ quan tự sát vào tháng tư, 1975 đặt tại Viet Museum trên đường Senter, San Jose để thắp cho ông một nén hương. VCH
Đài kỷ niệm 7 vị sĩ quan tự sát tháng 4/1975 (Ảnh VCH)
Cầu nguyện trước đài kỷ niệm nhân ngày 30/4 (Ảnh VCH)​
 

MAI LINH LAN * VÒNG XOAY TRÊN ĐẠI LỘ

VÒNG XOAY TRÊN ĐẠI LỘ


MAI LINH LAN

Bữa tiệc chiêu đãi các Phó Giáo sư, Giáo sư mới bổ nhiệm hôm ấy tổ chức ở một khu resort thật náo nhiệt. Mọi thứ được trang hoàng rực rỡ, sang trọng khiến ai nấy có mặt đều cảm thấy dễ chịu, hân hoan. Ai dám bảo giới trí thức chỉ suốt ngày chìm đầu trong nghiên cứu khoa học khô khan mà không biết hưởng thụ cơ chứ. Thì đây, nhìn những chiếc váy họ mặc, kiểu tóc họ làm và cả cách họ trò chuyện với nhau cũng đã thể hiện rõ giới thượng lưu đang rất đỗi hòa nhịp với thời cuộc hiện đại ngày nay.
Tình cũng có mặt ở buổi tiệc hôm đó. Sau khi dạo một vòng chúc tụng các quan khách, anh thấy chuếnh choáng và lui về phía khu đài phun nước ngồi đốt thuốc. "Ôi chào Phó Giáo sư Tình!" Giọng một phụ nữ cất lên phía sau khiến anh giật mình quay lại. Anh còn ngơ ngác khi thấy một phụ nữ trẻ mặc chiếc váy đỏ rực rỡ, mùi nước hoa thoang thoảng, quyến rũ đang mỉm cười thì cô gái đã nói: "Anh quên nhanh em thế? Em Tâm- phóng viên sự kiện của Đài truyền hình đây mà!". "Ồ, xin lỗi, nhưng hôm nay cô lộng lẫy như công chúa thế này, tôi đúng là không thể nhận ra". "Phó Giáo sư cũng khéo đùa ghê, em không biết nhưng em cứ tin là thật đấy!" "Tôi nào dám đùa, cô thử hỏi mọi người xem có phải tôi đang đứng cạnh người phụ nữ đẹp nhất bữa tiệc hôm nay không". Tâm đỏ mặt, ngồi xuống cạnh Tình. Họ chuyện trò thân mật như đôi bạn lâu ngày gặp mặt.
vong-xoay-tren-dai-lo
Tâm là phóng viên trẻ, cô không xinh nhưng duyên dáng và sắc sảo. Năm ngoái, khi có quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Sinh học và được trao tặng danh hiệu Phó Giáo sư trẻ nhất miền Bắc, Tình đã được mời đến trường quay của Đài Truyền hình để thực hiện buổi trò chuyện, giao lưu. Người phỏng vấn Tình hôm đó chính là Tâm. Một năm không gặp, Tình thấy cô ngày càng đằm thắm, mặn mà hơn. Cuối buổi, Tâm nói rất vui khi gặp lại Tình và hẹn sẽ sớm liên lạc anh.
Nhiều lần sau đó, khi thì Tâm chủ động liên lạc với Tình để xin ý kiến về mấy chương trình liên quan đến chuyên ngành sinh học của anh. Lúc lại nói muốn gặp để tâm sự với anh. Chẳng hiểu sao, mỗi lần nhận được tin nhắn, cuộc gọi của Tâm, dù câu chuyện rất ngắn ngủi, vu vơ nhưng Tình thấy thật ấm áp. Và dù có bận đến mấy, anh cũng sắp xếp gặp Tâm. Càng tiếp xúc với Tâm, Tình càng thấy mình trẻ ra, anh như sống lại hồi mới yêu. Tâm có dáng cao, rất thông minh, cách nói chuyện của cô thật khéo léo và cuốn hút. Tâm chăm chú nghe anh nói về việc nghiên cứu khoa học của Tình với vẻ rất say mê. Có một điều đặc biệt là Tâm không bao giờ hỏi chuyện gia đình của Tình. Cô thẳng thắn và cũng rất tôn trọng Tình. Không bao giờ cô gọi điện, nhắn tin vòi vĩnh anh bất cứ điều gì, cũng chẳng hề đòi hỏi Tình phải có bất cứ trách nhiệm nào với mình. Ngày trước, Tình tưởng phụ nữ nào cũng chỉ thích hoa thơm và áo đẹp, thích õng ẹo, vòi vĩnh trước mặt người yêu. Nhưng với Tâm thì hoàn toàn ngược lại. Rất tự nhiên, Tình coi cô là tri kỷ, một người sẵn lòng nghe anh tâm sự, cho anh lời khuyên trong cuộc sống. Tình càng cảm thông hơn khi biết hoàn cảnh hiện tại của Tâm. Cô đã ly hôn chồng được gần 2 năm. Chồng Tâm làm kinh doanh ở Công ty lớn, vốn không chịu được công việc đi tối ngày của cô nên muốn vợ nghỉ việc chỉ ở nhà sinh con và làm nội trợ. Tâm không thể chấp nhận điều đó. Và họ đã chia tay.
***


Tình thắp nến. Ánh sáng lung linh khắp gian phòng. Chiếc bánh ga tô 2 tầng màu hồng và lọ hoa hướng dương – loài hoa Tâm thích nhất đã sẵn sàng chào đón chủ nhân của bữa tiệc sinh nhật. Tâm mở cửa bước vào, ngạc nhiên và tràn đầy sung sướng khi thấy Tình ngồi bên bàn tiệc. Cô nhào tới ôm chặt anh. Tình thì thầm "Chúc mừng công chúa của anh bước sang tuổi 28". Tâm khóc, đã rất lâu rồi, cô mới lại có cảm giác êm đềm như vậy. Hôm nay, biết Tâm đi làm sự kiện muộn, Tình đã đến chung cư, chuẩn bị món quà bất ngờ chờ đón cô về.
Tình kéo ghế giúp Tâm ngồi xuống, anh mở điệu valse nhè nhẹ, rồi rót rượu. Ly rượu vang đỏ sóng sánh in hình hai người đang chìm đắm trong hạnh phúc ngất ngây. Tình tiến tới ôm eo Tâm: "Em hãy thổi nến và hãy ước nguyện một điều đi".
"Em ước anh luôn được hạnh phúc"- Tâm nhắm mắt, chắp tay trước ngực mỉm cười.
"Sao em lại ước cho anh, hôm nay sinh nhật em, em phải ước cho mình chứ"- Tình ngạc nhiên.
"Đương nhiên là em ước cho em rồi. Vì anh hạnh phúc, em cũng sẽ hạnh phúc".
Tâm xoay người lại, đôi mắt ươn ướt của cô ngước nhìn Tình đắm đuối.
Tình cảm động thật sự, anh hiểu cô nói thật lòng. Lúc này cảm xúc dâng lên trong anh không chỉ là tình yêu, đó còn là sự biết ơn, đúng là anh đang biết ơn Tâm vì đã ở bên anh, thấu hiểu và sẵn sàng sẻ chia với anh. Thời buổi này, tình yêu chân thật hiếm lắm. Người ta gắn mác hai chữ tình yêu nhưng thực ra đến với nhau vì vụ lợi, người ham nhục dục, kẻ muốn đổi tiền tài, địa vị từ thân xác. Nhưng Tình cảm nhận được tình yêu Tâm dành cho mình khác xa những điều ấy. Chuyện tình cảm không giống như việc nghiên cứu khoa học mà anh sẽ chứng minh được tính chính xác ở trong phòng thí nghiệm. Gia đình Tâm có điều kiện kinh tế, chưa đầy 30 tuổi cô đã có một căn hộ hạng sang ở chung cư, ngoài làm phóng viên mảng sự kiện của Đài Truyền hình, cô còn là chủ một shop thời trang đắt khách. Còn anh, một Phó Giáo sư gần nửa đời người mài đũng quần cho việc nghiên cứu, tài sản nhiều nhất, quý giá nhất chỉ là kho sách vở. So với bạn bè cùng trang lứa, kinh tế của anh không giàu cũng chẳng nghèo. Vậy, chắc chắn Tâm đến với anh không phải vì tiền? Thế còn địa vị? Anh cũng chỉ là Viện Phó Viện Nghiên cứu Khoa học sự sống của vùng, có hề gì với chức danh Giám đốc Doanh nghiệp làm ăn phát đạt như bố của Tâm. Tình cảm vốn dĩ bắt đầu và chỉ bền chặt khi hai con tim biết đồng cảm. Tình hiểu rất rõ điều ấy. Với những gì Tâm dành cho anh, anh tin mình đang đón nhận một tình yêu chân thành. Tâm rất cá tính, mạnh mẽ, hiện đại nhưng cũng rất truyền thống, điều ấy đã hấp dẫn, lôi cuốn anh.
"Anh nghĩ gì mà thần người ra thế?"- Tâm khẽ lay vai anh.
"À, anh chỉ đang hạnh phúc thôi, chưa có ai quan tâm và hiểu anh như em?"
"Suỵt"- Tâm giơ tay bịt miệng Tình, rồi khẽ đặt vào đó một cái hôn dài, nồng cháy. Nụ hôn lẫn men rượu vang đỏ và cả hương thơm, hơi thở nồng nàn của người phụ nữ đương xuân thì mãnh liệt lửa yêu.
***
Suốt hai năm sau phẫu thuật chữa trị ung thư cho vợ, Tình đã phải bán gần như toàn bộ gia sản. Vợ chồng anh bây giờ ở trong một ngôi nhà nhỏ cách xa trung tâm thành phố. Nhưng may sao, sau ca phẫu thuật, sức khỏe vợ anh đã hồi phục nhanh chóng. Bác sĩ nói rằng, chính tình yêu, sự quan tâm của người thân đã khiến tâm lý cô ấy hưng phấn, giúp liệu trình điều trị hiệu quả hơn rất nhiều. Vợ anh là tuýp phụ nữ hết lòng với công việc và chu toàn với gia đình. Cũng bận rộn với chuyên môn ở Viện Nghiên cứu như anh nhưng chuyện nhà cô ấy vẫn lo chu toàn. Chị lúc nào cũng nhận phần thua thiệt về mình để chồng vui, giữ hạnh phúc gia đình yên ấm. Trong nhà anh chưa bao giờ xảy ra chuyện vợ chồng to tiếng. Vợ anh cũng chưa bao giờ nghi ngờ anh có tình cảm với một cô gái nào khác. Ai cũng nói, gia đình anh đúng là hình mẫu hôn nhân lý tưởng của giới trí thức.
Khi tỉnh táo trở lại, nhìn thấy anh vừa việc cơ quan, vừa chăm nom con cái, lại chạy vào viện lo cho vợ, chị đã rất xúc động. Điều đó phần nào khiến cảm giác tội lỗi của anh nhẹ đi rất nhiều. Dù đôi lúc căng thẳng trong công việc, mệt mỏi vì áp lực kiếm tiền khiến anh cồn cào nhớ Tâm, muốn đến dựa vào vai cô để nghỉ, trút mọi tâm sự buồn vui. Nhưng mỗi lần nhìn vợ đau đớn trên giường bệnh, suy nghĩ ấy trong anh lại bị dập tắt. Anh thấy quyết định rời xa Tâm của mình là hoàn toàn đúng đắn. Khi phải dứt bỏ đam mê của mình, ai mà không xót xa, nuối tiếc. Nhưng rồi mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi. Anh tự nhủ: "Vợ mày thật tội nghiệp. Nếu mày đến với Tâm lúc này, chẳng phải mày là một thằng đàn ông khốn nạn hay sao. Còn Tâm, cô ấy phải xây dựng hạnh phúc mới chứ đâu thể mãi là tình nhân của mày được!". Anh nhớ lại buổi chiều hôm ấy, anh đã phải rất dũng cảm để đến gặp và nói lời chia tay Tâm. Thật ngạc nhiên khi nghe xong, cô ấy rất bình thản. Tâm còn cảm ơn anh vì đã dành cho mình quãng thời gian hạnh phúc vừa qua và dặn dò anh hãy chăm sóc vợ thật tốt. Điều ấy, càng làm Tình cảm thấy day dứt hơn. Hóa ra, trong lòng mỗi người đàn ông cũng có những hố sâu vực thẳm tưởng chừng không bao giờ có thể vượt qua được. Từ đó đến nay, Tâm chủ động cắt liên lạc với Tình. Cô đổi số và chuyển luôn chỗ làm. Cái thành phố này tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng khi ta muốn tránh mặt ai thì việc tìm thấy nhau cũng không phải dễ. Tình coi khoảng thời gian bên Tâm chỉ là một giấc mơ đẹp, mà giấc mơ vốn không lặp lại hai lần. Anh dành toàn tâm, toàn ý cho gia đình, động viên và luôn bên vợ mỗi ngày.
Vợ anh khỏe lại, vui vẻ như xưa. Rồi bất ngờ chị quyết định sang Pháp để hoàn thành nốt luận án nghiên cứu sinh mà cách đây ba năm chị đang thực hiện dang dở. Ngày bố con anh tiễn vợ ra sân bay, chị cúi xuống hôn và ôm hai bố con thật chặt. Cậu con trai vít cổ mẹ nói lớn: "Mẹ ơi, mẹ đi nhanh nhanh về với con, con nhớ mẹ lắm". Anh nhìn chị, đôi mắt tràn đầy hy vọng.
... Chưa đầy 1 tháng nữa là ngày vợ về nước. Tình vừa xem lịch vừa mỉm cười đánh dấu. Anh muốn dành cho vợ một bất ngờ nho nhỏ ở tổ ấm mới.
Đang miên man trong dòng suy nghĩ, chợt Tình nghe tiếng người bưu tá gọi báo có bưu phẩm. Anh mở cổng, bước ra ký nhận. Đó là một hộp quà, địa chỉ từ Paris - Pháp. Chẳng lẽ là vợ anh? Cô ấy vẫn thường gửi những món quà nho nhỏ cho cha con anh trong suốt thời gian bên đó. Anh mở hộp quà, đập vào mắt anh là bức thư vợ anh viết: "Anh ơi! Em là một phụ nữ không ra gì. Xin anh hãy cứ mắng và chửi em đi. Nhưng em đã yêu và chuẩn bị cưới một Việt Kiều bên này, tên anh ấy là John Việt. Em đang mang giọt máu của anh ấy. Chúng em cùng làm việc ở một Viện Nghiên cứu ngay Paris". Tình bỏ cặp kính, anh choáng váng, mồ hôi vã ra và ngồi bệt xuống bậc cửa. Tay anh run run dở tiếp bức thư đọc dở: "Anh hãy tha thứ cho em bởi những lời em nói trong đây đều là sự thật. Em yêu John thật lòng từ đợt nghiên cứu sinh trước đó. Khi trở về biết mình bị bệnh, em đã suy sụp hoàn toàn. 2 năm qua, anh làm tất cả, luôn bên em khi em đau yếu. Em thấy ân hận quá. Em đã quyết tâm quên anh ấy. Nhưng rồi em nhận ra, em không thể sống thiếu John. Nếu cứ duy trì hôn nhân với anh để che mắt mọi người, e rằng chúng ta chỉ càng làm khổ nhau hơn. Xin anh hãy tha thứ cho em. Em chỉ mong, anh hãy chăm sóc tốt con trai chúng ta. Em tin anh sẽ tìm được người phụ nữ tốt hơn em. Ngàn lần tạ lỗi và chúc anh hạnh phúc!"...
Tình gục xuống bậc cửa. Chiếc hộp vuông đựng chiếc nhẫn đính hôn của vợ anh kèm và bức thư rơi xuống. Trước mắt anh bỗng hiện ra rõ rệt vòng xoay sáng màu của Đại lộ Champs-Elysées cho đến Quảng trường Concorde tại thủ đô Paris hoa lệ. Nơi này ngày trước, anh và vợ qua sự mai mối của cô em họ đã gặp nhau, cùng viết lên câu chuyện tình yêu ngọt ngào. Vòng quay bỗng quay rất nhanh, ánh sáng của nó làm anh bị lóa mắt, mất phương hướng. Bỗng, anh va phải một phụ nữ mặc chiếc váy len đỏ đi ngược chiều làm chiếc cốc đựng nến và hộp nhạc trên tay cô ta rơi xuống đất. Anh cúi xuống nhặt, cố gắng chạy theo đưa trả nhưng người phụ nữ rảo bước nhanh quá, phút chốc đã mất hút giữa những quầng sáng đổi màu liên tục trên đại lộ...
Mai Linh Lan

No comments:

Post a Comment