Pages

Tuesday, June 13, 2017

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 471

VỤ NỔ Ở FORMOSA

Người Hà Tĩnh nói gì sau vụ nổ ở Formosa

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2017-06-02
Vụ nổ ở lò vôi Formosa hà Tĩnh hôm 30/5/2017.
Vụ nổ ở lò vôi Formosa hà Tĩnh hôm 30/5/2017.
Courtesy of tuoitre
Nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh, thuộc tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan mặc dù chỉ mới xây dựng và chưa chính thức đi vào hoạt động nhưng đã gây ra hàng loạt biến cố tại miền Trung Việt Nam. Vụ tai tiếng mới đây nhất, sau vụ xả độc vào biển gây chết hàng loạt hải sản các tỉnh miền Trung là vụ nổ lò luyện vôi vào tối ngày 30 tháng 5 năm 2017. Vụ nổ này thêm một lần nữa gây hoang mang trong nhân dân.
Những chuyện chưa nói
Ông Hàng, cư dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ ở Formosa: “Nó nổ mấy phát lớn như tiếng mìn nổ ấy. Mặc dù tôi ở xa khoảng công ty Formosa 3km nhưng nghe nổ to lắm. Mình không biết được tin gì chỉ biết nghe nổ ở đó thôi. Người dân hoang mang lắm, vì tiếng nổ to lắm, giống tiếng mìn vào đêm mà tiếng nổ này rõ ràng không bình thường, nên dân không được yên tâm, hoang mang lắm!”
Ông Hàng cho biết thêm, Formosa xây dựng trên vị trí hiện nay có quá nhiều vấn đề để bàn, trong đó, từ chuyện tâm linh đến chuyện hành xử với môi trường đều có khuất tất. Ở vấn đề tâm linh, Formosa đã xây dựng bên trên một nghĩa trang của đất Kỳ Anh, và quá trình xây dựng không hề có chuyện di dời các ngôi mộ mà cứ xây đến đâu, múc đến đâu gặp hài cốt thì nhặt đi chôn hoặc đổ ra biển.
Việc này diễn ra như vậy cho đến khi một giàn giáo trong công trình bị sập, 13 người tử vong thì Formosa mời cho xây dựng một khu miếu thờ các oan hồn bên ngoài khuôn viên của tập đoàn này. Khu miếu thờ nằm sát quốc lộ 1A, có thùng phước sương để người qua đường cúng nhang.
Người dân hoang mang lắm, vì tiếng nổ to lắm, giống tiếng mìn vào đêm mà tiếng nổ này rõ ràng không bình thường.
- Ông Hàng, Hà Tĩnh
Và còn một vấn đề khác là Formosa có tham vọng dẹp bỏ Giáo xứ Đông Yên để mở rộng địa bàn kinh doanh. Việc mở rộng này không được sự đồng thuận của các giáo dân Đông Yên nhưng Formosa đã bằng mọi giá chiếm cho được toàn bộ Giáo xứ Đông Yên bằng cách mượn sức mạnh công an để đàn áp, đập phá và xua đuổi người dân đi đến vùng định cư mới.
Tất cả những việc làm trái đạo đức và thiếu lương tri của Formosa cũng như của nhà cầm quyền Hà Tĩnh, kẻ đã toa rập với Formosa để giẫm đạp lên số phận của người sống cũng như người đã khuất, theo ông Hàng, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và khó nói. Bởi dù sao đi nữa, khi câu chuyện tâm linh cũng như lòng dân chưa giải quyết được, thậm chí mạo phạm thì e rằng khó mà trụ nổi cho dù chỉ là xây nhà để ở.
Và sau vụ sập giàn, Formosa xả ống súc hệ thống ra biển, kéo theo sự cố biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt, Formosa cũng như nhà cầm quyền Hà Tĩnh thay vì bình tĩnh xem lại vấn đề để nhận thấy cái lỗi thì họ tiếp tục cố chấp, lên gân đàn áp người dân. Cứ tiếp tục lỗi nối lỗi cho đến vụ nỗ lò vôi và không biết sẽ còn bao nhiêu sự cố khác đời rình rập.
Ông Hàng cho rằng qua những gì đã xảy ra, chỉ chứng tỏ Formosa thiếu văn hóa trầm trọng trong kinh doanh. Bởi muốn kinh doanh thành công, trước tiên phải có lương tri, phải tôn trọng văn hóa, tâm linh và quyền con người bản xứ. Những ai cố gắng toa rập với quyền lực địa phương để đạp lên trên nhân quyền và tâm linh bản xứ đều phải trả giá đắt.
Những ngày khói mù
Một thanh niên Công Giáo tên Lộc, cư dân Hà Tĩnh, chia sẻ sau vụ nổ: “Lúc 10 giờ đêm ấy, nghe 2, 3 tiếng nổ to lắm, ban đầu dân ở đây tưởng đâu mìn nổ ngoài biển. Nhưng sau đó biết được là ở Formosa, tiếng nổ to lắm, to đến nỗi người dân rất hoang mang. Nói chung là có chút phấn chấn, có chút giải tỏa tâm trạng mấy hôm nay, bởi mấy hôm nay kể từ khi Formosa chạy thử lò cao đó thì bầu trời mù tịt, xám xịt. Người dân mong có sự cố để nó ngừng hoạt động nhưng cũng lo lắng lắm khi xảy ra sự cố, bởi sợ không biết còn tai họa gì trong tương lai. Cũng có mấy ông bà nói là có thể do Đức Mẹ làm cho nó nổ, bởi từ hồi nó ngưng hoạt động sau nổ, trời quang mây tạnh trở lại. Formosa đó trước đây xây dựng trên nền một nghĩa địa mà.”
Anh Lộc cho biết thêm là kể từ khi Formosa chạy thử lò cao, không khí ở Hà Tĩnh xuống cấp trầm trọng, toàn bộ bầu trời có màu xám chì và mặc dù đã trưa nắng nhưng có cảm giác bầu trời bị một lớp sương mù bao phủ. Suốt thời gian Formosa xả khói đều bị như vậy, mãi cho đến tối 30 tháng 5, sau vụ nổ, Formosa tạm dừng hoạt động thì bầu không khí trở lại bình thường.
Về tiếng nổ phát ra từ Formosa, anh Lộc cho biết là cuồng độ âm thanh của nó chẳng khác gì ba quả bom, nhà của anhh cách nơi nổ hơn 3 kilomet, nhưng liên tục ba tiếng nổ to một cách lạ thường, chát chúa khiến cho tường nhà rung lên bần bật.
Anh Lộc nói thêm là đúng với tâm lý người Hà Tĩnh, một khi có sự cố hỏng hóc khiến cho Formosa ngưng hoạt động là bà con hà Tĩnh thấy vui mừng, nhưng lần này thì khác. Liên tục những tai họa do Formosa gây ra, rồi những khó khăn liên đới và gần đây nhất là vụ nổ rung nhà rung cửa chỉ cho thấy sự tồn tại, hiện hữu của Formosa là một mối họa khó lường.
Người dân mong có sự cố để nó ngừng hoạt động nhưng cũng lo lắng lắm khi xảy ra sự cố, bởi sợ không biết còn tai họa gì trong tương lai.
- Anh Lộc, Hà Tĩnh
Hay nói cách khác, an ninh lương thực và an ninh quốc phòng của Hà Tĩnh được đánh đổi bởi các mẻ thép của Formosa. Đặc biệt, môi trường đã bị vứt vào sọt rác để nhận lấy thép không miễn phí của Formosa.
Anh Lộc nói rằng anh dám khẳng định chỉ riêng khoản tiền đóng thuế của toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn liên quan đến du lịch biển miền Trung đóng cho nhà nước mỗi tháng đã cao hơn nhiều so với tiền thuế hằng năm của Formosa đóng cho chính phủ Việt Nam.
Lạ ở chỗ là bài toán kinh tế Việt Nam không biết được tính theo loại công thức nào mà lại mang cả một vùng cư dân, từ kinh tế, an ninh quốc phòng cho đến môi trường, con người để đánh đổi những mẻ thép không hề miễn phí chút nào của Formosa.
Tính theo kiểu gì thì sự tồn tại của Formosa tại miền Trung Việt Nam cũng có tính chất lợi bất cập hại và càng để nó tồn tại lâu bao nhiêu thì mối nguy hiểm do nó gây ra càng cao bấy nhiêu!

CHUYẾN ĐI MỸ

Chuyến đi Mỹ của ông Phúc làm giảm bớt sự lo lắng về Biển Đông


Tàu sân bay củ Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson.
Chuyến đi thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc không có tính đột phá, nhưng lại mở ra triển vọng hợp tác quốc phòng, giúp giảm bớt sự lo lắng về xung đột Biển Đông, một chuyên gia hàng đầu của Việt Nam cho biết.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại Tòa Bạch Ốc, ngày 31/5/2017.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại Tòa Bạch Ốc, ngày 31/5/2017.
Giáo sư Tương Lai nhận định về chuyến thăm Mỹ ba ngày của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kết thúc ngày 31/5 như sau:
“Chuyến đi không có những thành công manh tính đột phá nhưng mở ra những triển vọng tương đối tốt đẹp.”
Chuyến đi không có những thành công manh tính đột phá nhưng mở ra những triển vọng tương đối tốt đẹp.
Theo ông Tương Lai, các triển vọng đó là tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, như Mỹ quyết định chuyển giao tàu tuần tra cho Việt Nam, nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, và đặc biệt “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.”
“Trong tuyên bố chung nêu nhiều yếu tố cho thấy rõ mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, đặc biệt quan hệ quốc phòng, quân sự theo chiều hướng Mỹ giúp Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát vùng biển của mình, còn Việt Nam thì sẵn sàng mua tàu tuần tra biển của Mỹ.”
Binh lính Việt Nam tại quần đảo Trường Sa
Binh lính Việt Nam tại quần đảo Trường Sa
Giáo sư Tương Lai cũng lưu ý một chi tiết quan trọng trong tuyên bố chung Việt – Mỹ: “Hai nhà lãnh đạo trao đổi về khả năng tàu sân bay Hoa Kỳ thăm cảng Việt Nam và các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các lực lượng hải quân hai nước.”
Tuyên bố “hợp tác hơn nữa giữa hải quân hai nước”, theo nhận định của ông Tương Lai, phần nào làm giảm đi nỗi lo lắng việc Hoa Kỳ có khả năng “đi đêm” với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, nơi cả Việt Nam và Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
“Ông Trump không chủ trương xoay trục sang châu Á như ông Obama, nhưng qua thông cáo chung giữa hai nước và qua thái độ đón tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc một cách trọng thị, thân tình, thì tôi đánh giá rằng mối lo đối với tình hình Biển Đông, đối với âm mưu của Trung Quốc, đối với việc Mỹ có khả năng đi đêm với Trung Quốc phần nào giảm bớt.”
Mối lo đối với tình hình Biển Đông, đối với âm mưu của Trung Quốc, đối với việc Mỹ có khả năng đi đêm với Trung Quốc phần nào giảm bớt.
Một chi tiết nữa trong tuyên bố chung, mà theo ông Tương Lai, là rất đáng chú ý: “Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.”
Ông Tương Lai nói rằng mặc dù bản tuyên bố chung “không điểm mặt chỉ tên Trung Quốc” trong tranh chấp Biển Đông, nhưng thể hiện rõ quan điểm của Mỹ:
Tuyên bố chung của hai bên không nói nhiều đến Biển Đông, nhưng nói nhiều đến vấn đề hợp tác quân sự. Quân đội Mỹ lưu trữ những thiết bị vật tư y tế trên lãnh thổ Việt Nam để có thể sử dụng ngay khi cần thiết. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không, và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác. Tôi đặc biệt lưu ý việc hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kìm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tuy không điểm mặt chỉ tên, nhưng ai cũng biết, đó là hành động ăn cướp của Trung Quốc, đang gây căng thẳng ở Biển Đông và xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế.”
Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do TNS John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)
Đoàn các nhà lập pháp Hoa Kỳ do TNS John McCain dẫn đầu đến thăm tàu USS John McCain tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, ngày 2/6/2017. (Ảnh Người Lao động)
Ngoài ra, vị giáo sư 81 tuổi này còn cho rằng Mỹ thể hiện rõ quan điểm có trách nhiệm trong vấn đề Biển Đông:
“Khi mà bản tuyên bố nói rằng Tổng thống Trump nhấn mạnh việc Hoa Kỳ tiếp tục cho các tàu và máy bay di chuyển, hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép – điều đó thể hiện rằng Mỹ có thái độ trách nhiệm đối với vấn đề Biển Đông, Mỹ không làm lơ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.”
Ông Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng Giêng. Đài truyền hình CNBC nói rằng Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.
Trong một diễn biến liên quan, tại diễn đàn Đối thoại Shangri - La hàng năm ở Singapore vào ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói việc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông làm suy yếu sự ổn định của khu vực và cáo buộc Trung Quốc coi thường lợi ích của các quốc gia khác và không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trang Zing.vn cho biết Việt Nam không tham dự cấp bộ trưởng nên không phát biểu tại phiên toàn thể tại Đối thoại Shangri-La 2017.
Tuy nhiên, thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Bùi Văn Nam, đại diện Đoàn Việt Nam nêu quan điểm để giải quyết xung đột trên Biển Đông như sau: “Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Việt Nam tiếp tục trao đổi với mọi đối tác có liên quan để thống nhất mọi vấn đề trên biển được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, tôn trọng lợi ích chủ quyền của nhau, giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Đồng thời, chúng ta cũng tạo sự tin cậy và tăng cường hợp tác, tránh hiểu lầm và cố gắng để các nước gần nhau hơn”.

TAI HỌA CỘNG SẢN

Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm

Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2017-06-02
Chân dung của Karl Marx, Vladimir Lenin và Vladimir Putin trên mặt tiền một ngôi nhà riêng ở làng Severnaya Griva, quận Shatura, khu vực Moscow chụp hôm 5/8/2011.
Chân dung của Karl Marx, Vladimir Lenin và Vladimir Putin trên mặt tiền một ngôi nhà riêng ở làng Severnaya Griva, quận Shatura, khu vực Moscow chụp hôm 5/8/2011.
AFP photo
Ngày 15 Tháng Ba này, Liên bang Nga chính thức kỷ niệm 100 năm việc Sa hoàng Nicolai Đệ nhị thoái vị, mở đầu cho một chuỗi biến động dẫn tới cái gọi là “Cách mạng Tháng 10” là khi chế độ cộng sản lần đầu tiên thành hình trên mặt địa cầu vào năm 1917. Từ đó, nhân loại đã gặp tai họa mà nhiều thế hệ ngày nay lại không biết. Diễn đàn Kinh tế xin trở lại biến cố mà người ta không thể quên được….
Nguyên Lam: Nguyên Lam và Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hàng năm, người Nga vẫn kỷ niệm ngày Sa hoàng Nicôlai Đệ nhị thoái vị, vào ngày 15 Tháng Ba năm 1917. Biến cố đó kết thúc hơn 300 năm cầm quyền của dòng Romanov và mở đầu cho những biến động dồn dập dẫn tới cuộc Cách mạng Tháng 10 và sự ra đời của Liên bang Xô viết dưới chế độ Cộng sản, cách nay đúng trăm năm.
Vì vậy, năm nay Liên bang Nga mới tổ chức lễ kỷ niệm đặc biệt long trọng, nhưng có lẽ vẫn chưa biết giải thích sự thể một cách khách quan vì khó nói về những tai họa do chủ nghĩa cộng sản gây ra tại nước Nga và trên toàn thế giới. Vì các thế hệ trẻ tại Việt Nam không được biết về những gì đang xảy ra trong đất nước mình, huống hồ nhiều biến cố đau thương khác trong lịch sử nhân loại, kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông nhắc lại trăm năm đó… Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đến thế kỷ 21 nhân loại đã tiến tới một trạng thái khá phổ biến dù chưa toàn cầu, là không ai được độc quyền chân lý, để áp đặt một sự thật nào đó mà mọi người phải theo. Trạng thái ấy được gọi là “sự cởi mở” là điều kiện tiên quyết của nền dân chủ, nơi mà người ta chấp nhận tinh thần đa nguyên về văn hóa, đa đảng về chính trị và là nơi mà người dân có quyền sống và suy nghĩ tự do. Tuy nhiên, nhiều xã hội chưa có được sự tiến hóa ấy khi nhà nước độc tài vẫn giữ độc quyền về tư tưởng chẳng những cho tương lai mà còn về những gì xảy ra trong quá khứ. Thí dụ như tương lai nhân loại tất yếu phải dẫn tới xã hội chủ nghĩa và quá khứ là những thành tựu chói lọi của chủ nghĩa cộng sản, vốn dĩ là một tai họa lịch sử!
Trở lại chuyện nước Nga, nơi chủ nghĩa cộng sản đã lần đầu tiên ngự trị từ Tháng 11 năm 1917 đến Tháng 12 năm 1991, chế độ đương quyền ngày nay đang lúng túng tường thuật những gì đã xảy ra từ trăm năm trước, khi Đế quốc Nga tiêu vong, Đế quốc Xô viết ra đời và cai trị trong hơn 70 năm với một số thành tựu và rất nhiều thảm họa cho người dân và cả thế giới. Chế độ chính trị của Liên bang Nga vẫn duy trì ách độc tài bên dưới hình thức bầu bán dân chủ và biết rằng xã hội đã đổi thay nên không thể áp đặt một chân lý khiên cưỡng sai lệch nhưng vẫn cố loay hoay nói về quá khứ hay lịch sử một cách thiên lệch méo mó. Trường hợp Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn hay Cuba cũng thế thôi. Họ đều có nét chung là cái chất cộng sản!
Nguyên Lam: Như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ nước Nga, rồi qua nước Tầu, nước Ta, để nhớ lại chuyện trăm năm về trước. Xin mời ông khởi đầu….
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta khởi đầu cái chuyện nhức đầu từ Âu Châu vì lục địa này đi trước trong nhiều lĩnh vực và chi phối thế giới từ mấy trăm năm. Trước hết, cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 xuất phát từ một cuộc cách mạng khai phóng về tư tưởng trước đó hai trăm năm đã tiến dần tới một chế độ dân chủ hơn, là người dân có nhiều quyền hạn hơn nhờ hiểu biết nhiều hơn. Nối tiếp, sự hiểu biết mở rộng dẫn tới cuộc cách mạng về công nghiệp vào cuối thế kỷ 19, nó đảo lộn trật tự sản xuất cũ với một hình thái mới. Vào buổi bình minh của nền sản xuất kỹ nghệ và sinh hoạt kinh tế mới lạ, tất nhiên nhiều sự bất toàn đã xảy ra khiến người ta tìm hiểu, nghiên cứu và mỗi người hay mỗi trường phái lại tìm ra một cách giải thích. Nếu được cởi mở và có dân chủ thì xã hội có thể áp dụng giải pháp này hay giải pháp khác hầu tránh được sự bất công trong tiến trình phát triển. Đấy là quy luật chung cho mọi xã hội.
Trong buổi bình minh của nền sản xuất công nghiệp, Karl Marx và nhiều nhà lý luận khác đã nghiên cứu và tìm hiểu về hình thái sản xuất mới để giải thích và đề nghị. Cách giải thích của Marx có vài điểm mới lạ nhưng cũng có đầy mâu thuẫn và sai lầm như nhiều học thuyết khác. Điều tai hại là nước Nga khi đó lại có một trí thức xuất sắc và chiến lược gia đại tài là Lenin. Ông áp dụng học thuyết của Marx có chọn lọc và đảo lộn nhiều lý luận để cướp chính quyền và thiết lập bộ máy độc tài với nền độc quyền chân lý đi ngược với sự tiến hóa chung. Vụ cướp chính quyền ấy được gọi là “Cách mạng Tháng Mười” và đánh dấu một tai họa mới. Marx chỉ là kẻ mơ ngủ, Lenin mới là có công và có tội khi đặt ra chủ nghĩa Mác-Lenin đầy thảm khốc!
Vai trò của Lê Nin
033_3041368-400.jpg
Nguyên Lam: Khi nhắc lại chuyện trăm năm bao trùm lên nhiều lĩnh vực sinh hoạt từ kinh tế đến tư tưởng, ông cố tóm lược nhiều vấn đề khá phức tạp của lịch sử. Nhưng thưa ông, liệu chúng ta có thể hiểu sự thể đã diễn biến ra sao không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chính diễn biến đó mới làm nhà cầm quyền Liên bang Nga lúng túng, như nhiều chế độ cộng sản độc tài còn lại trên mặt địa cầu khi giải thích lại quá khứ. Chế độ quân chủ của Sa hoàng, là Hoàng đế Nga, bó tay trước nhiều đổi thay của xã hội và lâm khủng hoảng khi người dân bị đói và công nhân biểu tình. Chế độ ấy tiêu vong với việc Sa hoàng thoái vị và một chính quyền mới ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Hai.
Chính quyền non yếu này, nói theo người cộng sản thì thuộc giai cấp tư sản với lý luận cải lương, đang vất vả giải quyết bài toán mới thì bị Lenin và hạt nhân cộng sản cướp chính quyền mà gọi là cách mạng, hàm ý là tiến bộ và triệt để hơn giải pháp cải lương. Sau đó là năm năm khủng hoảng và nội chiến lồng trong Thế chiến thứ nhất.
Hiện tượng này cũng được thấy bên Tầu và nhất là tại Việt Nam sau cái gọi là “Cách mạng Tháng Tám” năm 1945 khi Chính phủ Trần Trọng Kim bị lật đổ, chương trình cải cách bị tiêu diệt để dẫn tới hỗn loạn và chiến tranh cho tới 1975. Sau đó, tàn dư tai hại của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn làm các quốc gia này điêu đứng. Kẻ chủ chốt của thảm họa chính là Lenin.
Nguyên Lam: Thế hệ trẻ về sau như Nguyên Lam thật ra cũng không nắm vững sự thể ấy và chẳng hiểu gì nhiều về vai trò của Lenin. Xin đề nghị ông  giải thích thêm cho đoạn này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Vào giai đoạn đen tối ấy, cống hiến của Lenin gồm hai phần. Thứ nhất là kỹ thuật tổ chức và cướp chính quyền từ một chế độ non yếu mới ra đời. Thứ hai là đảo lộn lý luận của Marx để kiểm soát tư tưởng hầu bảo vệ ách độc tài. Về đại thể, Marx lý luận rằng kinh tế dưới hạ tầng chi phối thượng tầng chính trị ở trên và mọi chế độ tư bản đều tiến bộ hơn chế độ nông nghiệp đi trước nhưng cũng tất nhiên bị chế độ cộng sản thay thế như một quy luật lịch sử. Lý luận ấy sai vì thời trước đó nước Nga còn lạc hậu so với Âu Châu như nước Đức là quê hương của Marx, vậy mà cách mạng cộng sản lại xuất hiện tại Nga chứ không tại Đức, là nhờ  tài tổ chức và lũng đoạn của Lenin. Sau đó, Lenin đảo ngược quy luật tiến hóa của Marx khi quy định rằng tư tưởng ở trên mới chi phối chính trị và kinh tế ở dưới nên nhà nước phải giữ độc quyền chân lý về tư tưởng, bất cứ ai nghĩ sai nói khác đều là kẻ có tội phải bị diệt trừ. Về văn bản thì đấy là cốt lõi của tài liệu “Chủ nghĩa Duy vật và Chủ nghĩa Kinh nghiệm Phê phán”.
Chính là lý luận đó của Lenin mới làm chủ nghĩa cộng sản lụn bại và tiêu vong. Ngày nay, chế độ độc tài của Tổng thống Vladimir Putin tại Liên bang Nga chỉ cho nhấn mạnh đến sự thành tựu và ổn định của Liên bang Xô viết mà xóa bỏ những trang sử đen tối và không cho thấy là cả trăm triệu người đã chết trong thế kỷ 20 vì chủ nghĩa cộng sản, là một kỷ lục lịch sử. Thật ra, họ vẫn mặc nhiên duy trì chế độ độc quyền chân lý! Cái khác là Putin châm thêm chủ nghĩa ái quốc của dân tộc Nga vào chân lý nhà nước để bảo vệ quyền lực của mình, chứ nước Nga của ông đã lụn bại vì 74 năm cai trị của chủ nghĩa cộng sản.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh”
000_Hkg4085563-400.jpg
Một cửa hàng bán các mặt hàng tuyên truyền cho đảng cộng sản với chân dung Karl Marx và Vladimir Lenin ở Hà Nội hôm 29/9/2010. AFP photo
Nguyên Lam: Thế thì ông giải thích thế nào về những thành tựu kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc trong những thập niên gần đây?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chủ nghĩa cộng sản dẫn tới khủng hoảng là điều đã có tại Trung Quốc sau khi Mao Trạch Đông chiến thắng tại Hoa lục vào năm 1949, và tại Việt Nam sau khi người cộng sản chiến thắng và thống nhất Việt Nam từ 1975. Khi bị khủng hoảng thì chế độ độc tài quăng lý luận của Marx của Mao của Hồ Chí Minh vào sọt rác mà áp dụng lý luận kinh tế thị trường. Nhờ vậy kinh tế có tăng trưởng so với thời trước, nhưng thật ra chưa có phát triển như các quốc gia khác. Lý do là chế độ vẫn duy trì ách độc tài và tai họa độc quyền chân lý với các trò ma như học thuyết Mác-Lenin, chủ nghĩa Mao hay “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, v.v…. Vì vậy hai xứ này bị khủng hoảng về văn hóa và đạo đức với hậu quả nghiêm trọng cho tương lai.
Nhưng điều tai hại nhất là lãnh đạo Bắc Kinh châm vào chân lý nhà nước cho thần dân của họ nuốt chửng một số lý luận về chủ nghĩa dân tộc của người Hán. Tức là họ trở lại bài toán xa xưa về chủ nghĩa quốc gia dân tộc của thế kỷ 19 để vuốt ve tự ái người dân. Trong khi đó, lãnh đạo Hà Nội lại triệt phá chủ nghĩa quốc gia dân tộc của người Việt để khỏi xúc phạm Bắc Kinh. Phê phán chế độ độc tài đã là có tội và có thể bị đàn áp, chứ chống lại chính sách bành trướng của Bắc Kinh là chắc chắn vào tù.
Cũng do chế độ độc quyền chân lý và tư tưởng, Việt Nam không có tự do báo chí và đa số người dân không hề biết gì về những thảm họa đang xảy ra tại nơi này nơi khác bên trong. Đã vậy, người ta còn không được biết hết về sự thật của thế giới bên ngoài vì báo chí tường thuật có chọn lọc với lý luận sai lạc. Báo chí trở thành công cụ độc tài về tư tưởng và kiến thức khi làm cho người dân hiểu sai về thực tế đang thay đổi.
Nguyên Lam: Thưa ông, chắc chắn là suốt năm nay, cả thế giới sẽ còn nói về thảm họa trăm năm của chủ nghĩa cộng sản nhưng trong một chương trình có thời lượng nhất định, xin đề nghị ông tạm nêu ra một số kết luận cho thính giả của chúng ta.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Có lẽ chúng ta cần một cuốn sách! Đầu tiên thì đã có bộ sách tên là “Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản” do bốn học giả Pháp thu thập và xuất bản cách nay đúng 20 năm. Dù chưa đủ và thiếu hẳn nhiều tai họa cộng sản tại Châu Á thì bộ sách dầy 840 trang này cũng đáng tham khảo và thật ra đã được nhà báo Hồ Văn Đồng dịch ra Việt ngữ thành hai cuốn 1.200 trang trước khi tạ thế mươi năm về trước tại tiểu bang Virginia. Chuyện thứ hai đáng nhớ và vẫn có giá trị cho ngày nay là nếu xuất phát từ cộng sản chủ nghĩa thì xã hội chủ nghĩa cũng tất yếu dẫn đến nạn độc tài làm cho xứ sở lụn bại vì thu hẹp khả năng hiểu biết và quyết định của người dân, là chuyện đang thấy ngày nay tại Việt Nam.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về cuộc phỏng vấn kỳ này.
 http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/42years-april30/the-centennial-communism-disaster-nxn-03152017081529.html

Sunday, June 4, 2017

TIN QUỐC TẾ



Ông Mattis đảm bảo Mỹ cam kết lâu dài với châu Á


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu về An ninh Mỹ-Á tại Singapore, 3/6/2017



Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis hồi cuối tuần đã sử dụng một diễn đàn hàng đầu về an ninh khu vực để trấn an châu Á rằng Hoa Kỳ không rút khỏi cam kết lâu dài của họ đối với khu vực.
Ông Mattis lưu ý rằng ông chủ yếu tham gia Đối thoại Shangri-La để lắng nghe.
Sáng Chủ nhật, ông đã có cuộc gặp đặc biệt với toàn bộ 10 lãnh đạo quốc phòng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu của ông, là diễn văn thực sự đầu tiên của chính quyền ông Trump trước toàn khu vực, ông Mattis nói về tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và làm thế nào để mọi quốc gia, cả lớn lẫn nhỏ, đều có tiếng nói trong việc định hình hệ thống quốc tế.

Ông nói Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, cả ông Mattis lẫn Ngoại trưởng Rex Tillerson đều đã thực hiện một số chuyến đi đến khu vực, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, điều này thể hiện rõ cam kết lâu dài của Washington đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Ông phát biểu: "Sự cam kết lâu dài này dựa trên các lợi ích chiến lược và các giá trị chung là người dân tự do, các thị trường tự do, và một quan hệ đối tác kinh tế sôi động và mạnh mẽ, một quan hệ đối tác cởi mở đối với tất cả các quốc gia bất kể quy mô, dân số hay số lượng tàu trong hải quân, hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác".
Ông cũng cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục mở rộng khả năng làm việc với các nước khác để đảm bảo một châu Á hòa bình, thịnh vượng và tự do, một châu lục tôn trọng tất cả các quốc gia đang duy trì luật pháp quốc tế.
Ông nói: "Chúng tôi không nhận thấy không quốc gia nào là một hòn đảo cô lập khỏi các quốc gia khác, chúng tôi sát cánh với các đồng minh và cộng đồng quốc tế cùng giải quyết các thách thức an ninh bức bách”.
Ông Kurt Campbell, cựu trợ lý Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Đông Á và Thái Bình Dương, nói bài phát biểu của ông Mattis đã mô tả tốt tính liên tục về quan điểm của Hoa Kỳ đối với khu vực.
Theo đánh giá của ông Campbell, bài phát biểu rất mạnh mẽ và có tác dụng trấn an, nhưng nó được đưa ra ngay sau khi Tổng thống rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Tuần trước, tại NATO, Tổng thống Trump đã không khẳng định điều 5 của Hiến chương NATO, là điều quy định rằng tấn công vào một nước là tấn công cả khối.
Ông Campbell nói ông Trump là tổng thống đầu tiên làm như vậy.

Những động thái chính sách của Tổng thống Donald Trump, dù là việc rút khỏi hiệp định Paris, hay việc ông rút khỏi nhóm các nước tham gia TPP, đều đã đặt ra những câu hỏi về con đường phía trước ở châu Âu và châu Á.
Ông Campbell nói rằng điều thấy rõ từ bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là có một khoảng cách không thể phủ nhận giữa các phương pháp tiếp cận truyền thống mạnh mẽ của các bộ trưởng Mattis, Tillerson, và những người khác so với cách làm của tổng thống.
Ông Campbell nói: "Chúng ta chưa có câu trả lời về việc chúng ta đang đi đến đâu liên quan đến TPP, chúng ta chưa có câu trả lời về thương mại, chúng ta chưa có câu trả lời về sự ủng hộ của chúng ta đối với các định chế. Khu vực hiện đang kiên nhẫn, họ đã chấp nhận là Hoa Kỳ đúng dù không có bằng chứng, nhưng điều đó sẽ không kéo dài được lâu hơn nữa".
Tuy nhiên, một số người không lo lắng, họ lưu ý rằng tổng thống Mỹ mới nắm quyền vài tháng và các quan chức của ông đã thường xuyên thăm khu vực, những điều này nêu bật cam kết liên tục với khu vực.
 https://www.voatiengviet.com/a/mattis-dam-bao-my-cam-ket-lau-dai-voi-chau-a/3886354.html

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ tại Trung Quốc từ nhiệm



Đại biện lâm thời của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, David Rank, rời bỏ Bộ Ngoại giao sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump quyết định rút lui khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris 2015, một giới chức cấp cao của Mỹ cho biết ngày 5/6.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận tin từ nhiệm của ông Rank, nhưng nói rằng bà không thể xác minh các tin tức đăng trên Twitter rằng ông Rank từ chức vì cảm thấy không thể thông báo chính thức với Trung Quốc về quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris tuần trước.
“Ông ấy đã từ nhiệm, phát ngôn nhân Anna Richey-Allen thuộc Văn phòng phụ trách Đông Á trong Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết. “Đó là quyết định cá nhân. Chúng tôi cảm kích những năm tháng ông tận tụy cống hiến cho Bộ Ngoại giao.”
Thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad, người được Tổng thống Trump chọn làm đại sứ Mỹ kế tiếp tại Bắc Kinh, dự kiến sẽ đảm nhiệm công tác cuối tháng này.
Một tin nhắn từ một chuyên gia về Trung Quốc, ông John Pomfret, dẫn các nguồn tin không nêu danh cho biết ông Rank từ nhiệm vì không thể ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris.
Một giới chức cấp cao khác của Mỹ xác nhận những thông tin trên các dòng tin Twitter và cho biết thêm rằng sau khi ông Rank loan báo ý định từ chức hôm 5/6 ở Bắc Kinh, ông được chỉ thị của Bộ Ngoại giao yêu cầu rời khỏi nhiệm sở ngay tức khắc.
Ông Rank có tổng cộng 27 năm phục vụ trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chiến dịch “Đá Vành Khăn”: Trump mạnh tay với Trung Quốc ở Biển Đông

mediaKhu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Dewey quá cảnh Biển Đông ngày 06/05/2017. Ảnh tư liệu của Hải Quân Mỹ.Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. Navy/Handout via REUTERS
Phải chờ đến bốn tháng sau ngày tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ngày 25/05/2017 vừa qua mới thấy một chiến hạm Mỹ tiến vào tuần tra bên trong khu vực 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông).
Trong bài phân tích đăng trên nhật báo Singapore The Straits Times ngày 02/06 vừa qua, tiến sĩ Lynn Kuok, nhà nghiên cứu tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, thỉnh giảng tại Trung Tâm Luật Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã nhận định rằng: chiến dịch khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông đầu tiên thời chính quyền Trump là một dấu hiệu cho thấy là Mỹ vẫn tiếp tục dấn thân vào khu vực.
Bên cạnh đó, căn cứ vào một số thông tin hiếm hoi có được về chiến dịch được khu trục hạm USS Dewey, thuộc Hạm Đội 3 Hoa Kỳ thực hiện ở khu vực Đá Vành Khăn (Mischief reef), có thể thấy là lần này, so với thời tổng thống Obama, Washington đã bắn đi một tín hiệu cứng rắn hơn về phía Trung Quốc.
Một cuộc tuần tra cho thấy quyết tâm tiếp tục dấn thân
Mở đầu bài viết mang tựa đề « Chiến dịch tuần tra đầu tiên của chính quyền Trump vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông: Trễ còn hơn không », tác giả bài phân tích trước hết ghi nhận tâm lý nóng ruột của cả giới quan sát lẫn các đối tác và đồng minh trong khu vực trước sự kiện chính quyền mới tại Mỹ có vẻ như bất động về Biển Đông.
Ngay từ đầu, các nhà quan sát đã tự hỏi là liệu chính quyền Donald Trump có tiến hành chiến dịch tự do hàng hải gần những đảo tranh chấp ở Biển Đông hay không, và nếu có thì vào lúc nào, và như thế nào. Theo họ, việc sẵn sàng tiến hành chiến dịch là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ luật quốc tế, đặc biệt là những quyền về hàng hải được quy định trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Nói một cách rộng hơn, đó là một chỉ dấu quan trọng của sự dấn thân của Mỹ trong khu vực.
Năm 2016, tức là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của chính quyền Obama, chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông đã được thực hiện theo nhịp độ 3 tháng một lần, và dù như thế, vẫn vấp phải lời chỉ trích là quá ít. Đồng minh và đối tác của Mỹ bên trong và cả bên ngoài khu vực đã càng lúc càng lo ngại khi thấy đã 4 tháng trôi qua mà chính quyền Trump vẫn không cho tiến hành một chiến dịch tự do hàng hải nào. Điều đó đã khiến nhiều người tự hỏi là phải chăng chính quyền Mỹ đã bỏ rơi Biển Đông để đánh đổi lấy hợp tác của Trung Quốc ở nơi khác, như trên vấn đề Bắc Triều Tiên chẳng hạn.
Tàu Mỹ tập trận thực sự bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn
Thông tin về chiến dịch mới đây của chiến hạm Mỹ USS Dewey bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa, như vậy đã chấm dứt hàng tháng trời thắc mắc. Một quan chức Mỹ xin giấu tên, nhấn mạnh rằng « chiến hạm USS Dewey đã thực hiện một cuộc « diễn tập bình thường », với bài tập « điều khiển con tàu » bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Một số thông tin còn nói rõ là chiếc tàu cũng đã di chuyển ngang dọc theo hình chữ Z, thậm chí còn thực hiện một cuộc diễn tập cứu « người bị rơi xuống biển ».
Đối với chuyên gia Lynn Kuok, như vậy là hiển nhiên chiến hạm Mỹ đã không áp dụng thủ tục « qua lại vô hại » khi đi qua vùng biển của một nước khác.
Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, khi đi qua vùng 12 hải lý của một lãnh thổ nào đó, kể cả đảo, tàu một nước khác phải thực hiện cái gọi là thủ tục « qua lại vô hại - innocent passage ». Dù không cần phải xin phép nước có chủ quyền, nhưng khi đi qua thì phải đi thẳng và liên tục, không được có hành vi hay hoạt động không tốt cho « hòa bình, trật tự hay an ninh » đối với quốc gia có chủ quyền, ví dụ như hoạt động quân sự hay do thám. Một bài tập kiểu « cứu người rơi xuống biển » rõ ràng là không phù hợp với quy định về quyền qua lại vô hại.
Còn ở bên ngoài vùng 12 hải lý, theo UNCLOS, đó là quyền tự do hàng hải, với một loạt quyền trong đó có tự do lưu thông hàng hải, hàng không... Tự do hàng hải đối với phần đông các quốc gia trong cộng đồng quốc tế còn bao hàm quyền thao diễn quân sự, hoạt động do thám.
Khi một quan chức Mỹ mô tả là chiếc tàu USS Dewey đã thực hiện những « nhiệm vụ bình thường » và một bài tập « điều khiển con tàu », thì điều đó có nghĩa là Mỹ không áp dụng thủ tục qua lại vô hại, dùng khi đi qua hải phận quốc gia, mà là thực hiện quyền tự do hàng hải, một quyền khi di chuyển trên biển khơi và trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển.
Không công nhận lãnh hải quanh Đá Vành Khăn
Đối với chuyên gia Lynn Kuok, cách thức được chiến hạm Mỹ áp dụng đầy ý nghĩa, vì nếu chiếc USS Dewey tuân theo quy định trong thủ tục qua lại vô hại, thì điều đó có nghĩa là Mỹ ngầm công nhận Đá Vành Khăn là một hòn đảo đích thực có quyền có lãnh hải.
Chiến dịch tự do hàng hải đầu tiên của chính quyền Trump tại Biển Đông như vậy đã phù hợp với phán quyết tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye tháng 7 năm 2016 về Biển Đông, cho rằng Đá Vành Khăn nguyên là một thực thể nửa chìm, nửa nổi, cho nên không thể có hải phận hay vùng đặc quyền kinh tế, bất kể việc Trung Quốc đã bồi đắp đá này thành đảo nhân tạo.
Theo chuyên gia trên tờ The Straits Times, hiện không có cơ chế nào để thực thi phán quyết của Tòa Thường Trực La Haye, nhưng các chiến dịch tự do hàng hải phù hợp với quy chế các thực thể ở Trường Sa là một cách hậu thuẫn gián tiếp cho phán quyết.
Nói một cách khái quát thì việc thực hiện thường xuyên các chiến dịch này, phù hợp với luật quốc tế, sẽ giúp ngăn chận nỗ lực của Trung Quốc thực hiện trên thực tế việc kiểm soát Biển Đông.
Trung Quốc phản đối nhưng với lập luận không thuyết phục
Trước tiên Bắc Kinh tố cáo Mỹ tác hại đến « chủ quyền và an ninh » của Trung Quốc. Thế nhưng, như phán quyết của Tòa Trọng Tài đã xác định, Trung Quốc không thể có chủ quyền gì trên các bãi ngầm hay thực thể nửa chìm nửa nổi, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia khác. Đá Vành Khăn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines
Điểm thứ hai, Bắc Kinh phản đối việc chiếc USS Dewey đã đi vào  « vùng biển tiếp giáp của các đảo trong quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi Trường Sa) của Trung Quốc mà không được phép của chính quyền Bắc Kinh ».
Thật ra cho dù Mischief Reef là một thực thể có lãnh hải, điều mà phán quyết Tòa Thường Trực đã hoàn toàn phủ nhận, thì tàu chiến vẫn có quyền đi qua theo thủ tục qua lại vô hại mà không cần xin phép trước.
Thứ ba, bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Trung Quốc đã đưa ra một loạt những lời tố cáo các chiến dịch tự do hàng hải: « hành động sai trái », « khiêu khích », « phô trương sức mạnh », « thúc đẩy quân sự hóa khu vực », « hành vi lệch lạc ».
Tuy nhiên, quan điểm của Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia là hoạt động đó chỉ là sự khẳng định quan điểm pháp lý một cách hợp pháp, ôn hòa...
Mỹ cần có thêm hành động dứt khoát chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Với việc chính quyền Trump thể hiện thái độ sẵn lòng tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, nhiều quốc gia trong khu vực đã thở phào nhẹ nhõm, mặc dù một cách kín đáo và tránh xa ánh mắt giận dữ của Trung Quốc...
Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Lynn Kuok, Bắc Kinh nên hiểu rằng cách tiếp cận của Mỹ không phải là chống Trung Quốc, mà bắt nguồn từ việc bảo vệ nguyên tắc của một trật tự dựa trên luật pháp, từ đó thúc đẩy hòa bình và ổn định.
Về phần Hoa Kỳ, nước này không thể chỉ dừng lại một chiến dịch duy nhất, nếu muốn duy trì ảnh hưởng chiến lược rộng lớn của mình trong khu vực. Mỹ cần thường xuyên khẳng định các quyền trên Biển Đông, theo tinh thần phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đồng thời nên công bố rõ ràng và nhanh chóng các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải đó.
Riêng đối với chính quyền Trump, cần phải nghiêm túc thúc đẩy việc phê chuẩn UNCLOS để khỏi bị chỉ trích là đạo đức giả
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170605-chien-dich-da-vanh-khan-trump-tq-bd

 
 
 

Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ về Biển Đông

media 
 
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis (G) cùng các đồng nhiệm Nhật Bản, bà Tomomi Inada (T) và Úc, bà Marise Payne, tai Đối thoại An ninh Shangri-La, Singapore 03/06/2017.REUTERS/Edgar Su
Hôm nay, 05/06/2017, Trung Quốc cực lực bác bỏ những tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông tại hội nghị an ninh Shanghri-la cuối tuần qua.
Hôm thứ Bảy 03/05, tại Đối thoại An ninh Shangri-la, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc dùng sức mạnh để áp đặt chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Ông Mattis lên án thái độ « khinh miệt » của Trung Quốc đối với các nuớc láng giềng và thái độ bất chấp luật pháp quốc tế khi tiến hành « quân sự hóa » Biển Đông. Lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng « tầm mức và những tác động » của các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại những vùng đang tranh chấp ở Biển Đông khác hẳn các nước khác.
Trong một thông cáo đưa ra cuối chiều Chủ Nhật 04/05, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cực lực bác bỏ những tuyên bố « vô trách nhiệm » của ông Mattis và lên án một số nước bên ngoài khu vực đưa những tuyên bố « sai lạc » vì những lý do mà họ muốn che giấu. Bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Trung Quốc có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên quần đảo Trường Sa và các vùng biển chung quanh.
Wahsington vẫn thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo họ, điều này đe dọa đến tự do hàng hải tại con đường giao thương rất quan trọng này.
Sau cuộc hội đàm với đồng nhiệm Úc Julie Bishop tại Sydney hôm nay, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ và Úc bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Hoa Kỳ muốn có quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng không thể chấp nhận việc Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế để tránh né các vấn đề khác, như việc quân sự hóa Biển Đông hoặc không gây đủ áp lực lên Bình Nhưỡng.
Ông Tillerson nói :« Họ phải chấp nhận rằng vai trò ngày càng lớn với tư cách cường quốc kinh tế và thương mại phải đi kèm với trách nhiệm về an ninh. » Cho nên ông Tillerson kêu gọi Trung Quốc và các nước khác gia tăng nỗ lực để ngăn chận chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20170605-trung-quoc-qp-my-bd-qt

No comments:

Post a Comment