Pages

Saturday, August 30, 2008

V. NGƯỜI BỘ ĐỘI NĂM XƯA

Cách mạng tháng tám bùng lên thì tôi đang còn nhỏ. Lúc đó, tôi cũng như phần đông dân chúng hăng hái tham gia và ủng hộ cuộc cách mạng chống Pháp.
Quê tôi đã nhiều lần đổi chủ. Sau 1947, Pháp trở lại và xây đồn bót khắp nơi. Ban ngày thì quốc gia hoạt động , nhưng ban đêm ,Việt Minh về treo cờ và giết người. Khoảng 1950, người Pháp rút bớt đòn bót, Cộng sản làm chủ hoàn toàn.
Từng đoàn bộ đội thỉnh thoảng ghé qua làng tôi. Họ chỉ đóng lại một buổi hay một hai ngày rồi kéo đi nơi khác. Họ thường ở nhà nhửng người giàu trong làng, trong số đó có nhà tôi(1). Dân chúng , nhất là trẻ con rất hồ hởi khi bộ đội về làng.Các anh bộ đội rất vui vẻ,họ hát rất hay,đôi khi có anh bộ đội lên ngâm thơ trong nhửng buổi sinh hoạt với dân làng. Các cô thiếu nử thường quấn lấy các anh bộ đội để cười đùa, để chép bài hát, hay học đàn hát. Cũng có nhửng mối tình vụng trộm, những ân ái qua đường,và cũng có những tình yêu đi đến hôn nhân.


Hồi đó khoảng 1953, một nhóm bộ đội đến ở nhà tôi. Lúc tôi chơi ở trước sân,tôi nghe họ lên tiếng gay gắt chỉ trích một anh bộ đội. Sau tôi thấy một anh bộ đội đi ra,sắc mặt buồn thảm. Anh gửi lại nhà tôi một chiếc ba lô nhẹ. Ông nội của tôi bỏ chiếc ba lô lên gác.Tôi chẳng bao giờ mở ra vì tôi nghĩ rằng trong đó chẳng có gì cả.


Ít lâu gia đình tôi từ trung nông bị ghép là phú nông, rồi lên địa chủ. Tất cả người trong nhà tôi bị gọi lên chất vấn về vàng bạc, ruộng nương. Họ khuyên tôi nên tố cáo ông nội tôi. Nếu tôi theo lời họ, sẽ được họ cho đi học Trung quốc.Trong khi chúng tôi mỗi người bị giam giử một nơi, bọn chúng vào nhà tìm vàng bạc,ghi số lúa,số mâm thau, chậu đồng, bát chén, quần áo. Đêm đêm,xung quanh nhà tôi đều có người rình để nghe chúng tôi nói gì, và giám sát mọi hành động của chúng tôi. Ngày đêm, xung quanh nhà tôi đều có người canh gác vì họ sợ chúng tôi phân tán tài sản.Không ai đưọc đến nhà tôi, và chúng tôi tất nhiên chẳng dám đến nhà ai.


Một ngày nọ, anh bộ đội năm xưa trở lại nhà tôi,xin lại chiếc ba lô rồi vội vã ra đi.Sau đó, tôi được biết khi anh ra khỏi nhà tôi thì bị bắt vì tội liên lạc với gia đình địa chủ.Tôi không hiểu số phận anh sẽ ra sao nhưng tôi nghĩ dù thế nào đi nửa số phận anh chẳng hơn gì chúng tôi vì lúc bấy giờ nhửng cán bộ, bộ đội được đön vị cho về thăm nhà đều là con địa chủ mà đảng đã nghiên cứu kỹ hồ sơ nay đuổi về để chịu tội với bố mẹ.

Trước ngày thôn tôi tổ chức đấu tố, một địa chủ trong khi bị giam giử,thừa lúc buổi trưa ăn cơm,đã lấy thanh mã tấu của tên du kích canh gác đâm cổ tự tử, cả làng nhốn nháo,tôi thừa cơ vượt tuyến. Từ đó, tôi ra rời quê hương, xa rời bao người thân yêu, đồng thời cũng xa luôn hình ảnh của anh bộ đội và cán bộ cộng sản ở quê tôi.


Tôi tạm trú ở trên đường Lê Văn Duyệt,là một trong nhửng con đường tiến quân của cộng sản trong ngày 30 tháng tư 1975. Sáng đó, tôi ra ban công trông đoàn quân cộng sản tiến vào thủ đô. Họ ngồi trên xe tăng rất có khí thế. Họ chỉa súng vào dân chúng bắt phải hoan hô họ.Một bạn tôi,vón là sinh viên tranh đãu, sau trở thành luật sư, giáo sư đại học, rất có cảm tình với cộng sản, trong ngày 30 tháng tư, dắt con ra đường đón bộ đội nhưng khi thấy họ, anh chán nản tột độ, và từ đó, anh tham gia một cuộc đấu tranh chống cộng sản, phải ngồi tù Phan Đăng Lưu vài năm. Chúng tôi thường ngồi chung với nhau uống cà phê bên bờ sông Thanh Đa, nhưng tôi quên hỏi anh tại sao hình ảnh người bộ đội cụ Hồ lại làm cho anh ghê tởm chế độ.

Sau 1975, má tôi vào thăm tôi. Sau vài tháng, má tôi trở về quê. Chúng tôi phải chầu chực hàng tuần mới mua được một tấm vé xe lửa cho má tôi. Ngày má tôi về quê, chúng tôi ra ga Bình Triệu tiễn đưa. Trong và ngoài sân ga đông nghịt người. Phần lớn là bộ đội.Họ kêu nhau ơi ớI rất to. Đó là một điểm rất đặc biệt chưa từng có trước nay ở miền Nam.Mỗi anh bộ đội đều mang nhiều hàng hóa,nào là xe đạp, phụ tùng xe đạp, radio, honda,vải, quần áo,đồ điện. Họ còn chở hàng tạ gạo,hàng bao bố nồi niêu song chảo,và đồ nhựa.Khi tàu đến, họ đổ xô lên tàu, người này chen lấn người nọ tạo thành một cuộc hỗn chiến. Má tôi suýt bị dẫm chết trong khi lên tàu.Tôi phải bồng má tôi đẩy lên bằng cửa sổ. Nhìn các anh bộ đội tả xung hữu đột, tích cực làm chủ chiến trường, tôi thầm nghĩ đến những anh bộ đội năm xưa hiền lành dễ thương biết bao ! Họ làm công tác dân vận rất tốt. Đến nhà ai, họ đều kính cẩn gọi các bà già bằng Mẹ
( Mẹ chiến sĩ ), và xưng con ngọt ngào.Họ gánh nước,tưới rau,bổ củi,làm mọi việc trong nhà như là một người con hiếu thảo.Nay thì họ không còn là một anh bộ đội thuần túy, mà họ trở thành những con buôn, những tên cướp, để lộ bộ mặt hung hãn,gian ác, bất chấp lễ nghĩa,bất chấp mọi thủ đoạn chỉ vì cái lợi cơm áo !


Gần nhà tôi ở tại Sài gòn là nhà một ông chủ tiệm vàng, đã bỏ nước ra đi trong dêm 30-4. Bộ đội đến tiếp quản căn nhà này.Họ ở được vài tháng thì có lệnh sang Cao Miên. Ngày ra đi, họ lấy mọi thứ như là quạt bàn, bàn ghế, tủ, ấm chén, và tháo mọi thứ như là quạt trần, cánh của, bàn ghế...và tháo ngay cả dồng hồ điện,đồng hồ nước mang theo.Hôm sau,toán bộ đội khác đến ở. Tôi không hiểu toán này sẽ xử trí ra sao với căn nhà này bởi vì tôi không dám dòm ngó nơi họ ở, và không biết hỏi ai những việc xảy ra ở hồi sau tấn kịch.

Tôi thầm nghĩ ngôi nhà này đã trở thành trại quân, là của chung của quân đội nhân dân,lớp người này đi , lớp sau sẽ đến, nếu lớp trưóc tháo gở tất cả, thì lớp sau ăn ở làm sao . Tại sao họ lại hành động như vậy ?

Sau này, các giáo sư đại học tại một building ở đường Trần Hưng Đạo phải ra đi để nơi này lại cho Thương nghiệp .Các giáo sư vốn mang đầu óc cũ, nên khi ra đi đều để lại y nguyên nhửng gì của nhà nước cung cấp. Nhưng chỉ một buổi sau ngày tiếp thu căn lầu này, mọi thứ đều biến mất, kể cả quạt trần, cửa sỗ, đồng hồ điện, nước !
Tôi quen một ông trung úy bộ đội người Nam hồi kết, tánh tình bộc trực, vui vẻ và rất nhạy bén ,tinh khôn trong việc làm ăn. Tôi đem thắc mắc của tôi ra hỏi. Ông vui vẻ đáp :
Trước khác, nay khác. Hồi trước,người bộ đội chỉ mang ba lô, nhưng nay ổn định,họ có nhà cửa, có chức vụ, có vợ con cho nên họ cần nhiều thứ, như là cái rương để đựng quần áo, cái xe đạp, xe gắn máy để di chuyển , tiền bạc để tiêu dùng. Nhà nước không cung cấp đủ cho họ, thì họ phải linh động,sáng tạo để tạo cho mình một đời sống vật chất cao hơn.
Nghe xong lời giải thích của ông, tôi rụng rời chân tay. Như vậy rõ là chủ nghĩa xã hội làm cho con người nghèo khổ, cán bộ bần cùng, cho nên dân chúng muôn đời vẫn đói rách. Và con đường thoát thân duy nhất của cán bộ là cướp bóc, tham nhũng, gian dối, lường gạt để tồn tại.

Để tự bào chửa về hành vi xấu xa của mình, người cộng sản nói : 'Cái khó, ló cái khôn ' là như thế đấy ! Nhưng cổ nhân đã nói :' Ăn trộm quen tay, ngủ ngày quen mắt ' . Đứa bé ban đầu ăn trộm gà,sau sẽ ăn trộm trâu bò, và đi xa nưã có thể cướp của giết người. Người cán bộ cộng sản ban đàu ăn cắp từng ký gạo, từng ký bột ngọt,đương nhiên khi trở thành giám đốc sẽ ăn cắp hàng triệu,hàng tỷ mà không bị trừng phạt vì mọi ngườì đều tham nhũng như nhau.Nếu kẻ nào đó bị báo chí phanh phui,bị ra tòa, dù ở tù trên giấy tờ,là vì họ làm ăn lộ liễu quá, cấp trên không thể lấy tay che mặt trời, cho nên phải xì ra một hai phần trăm của sự thực. Hoặc họ là kẻ bị sa thải, hoặc là kẻ thù của phe đang lên.


Trong chế độ phong kiến và tư bản, chỉ có một số ít tham nhũng, hối lộ, nhưng hầu hết cán bộ cọng sản đều tham ô, nhũng lạm vì đó là lẽ sống và tập quán. Càng nghèo, càng là cộng sãn, sự tham nhũng và tàn ác càng mạnh mẽ và tinh vi. Làm sao đổi mới cho một đãt nước mà người lãnh đạo hầu hết là già nua, ngu si và tham ô, tàn ác?


Tôi đã về thăm quê nhiều lần. Mọi người vô ra cỗng xe lửa và lên tàu thì bị khám xét kỹ càng.Nhưng ở chế độ cộng sản, con kiến đi không lọt mà con voi đi lọt. Người dân chỉ được mang vài ký gaọ đi đường nhưng bọn con buôn,phần lớn là vợ con đảng viên chở hàng tấn gạo thì vẫn được. Tôi đã từng thấy trước giờ mở cửa, từng đoàn thương binh chở hàng hoá vào ga một cách dễ dàng. Và tại Sàigòn, có nhiều xe chở hàng hóa mà đứng trên mui xe áp tải là nhửng anh thương binh mang súng đang ở trong tư thế sẵn sàng. Họ vượt qua đèn đỏ nhưng không một công an nào dám thổi còi ngăn xe lại. Và cũng trên nhiều chuyến ra quê hương miền Trung, chúng tôi đã nghe kể nhiều lần chuyện thương binh chận xe lấy tiền dân chúng . Và tại Sàigon, quân khu 7 đã lấy đãt xây nhà,bán nhà bán đãt lấy tiền bỏ túi. Tại đây ( khu vực Tân Sơn Nhất ) đã trở thành một quốc gia riêng biệt,nào chiếu phim sex, mở quán bia ôm...mà công an cùng ủy ban thành phố cũng chẳng làm gì được.
Tại Việt Nam ngày nay có nhiều thế lực nhưng hai thế lực mạnh nhất là công an và quân đội. Họ là nhửng Mafia độc quyền về kinh tế trong đó có độc quyền buôn lậu, kể cả buôn lậu ma tuý.
Làm sao đổi mới với một lực lượng tham nhũng, gian ác to lớn như thế ? Đất nước Việt Nam bao giờ cho hết nạn này ?

No comments:

Post a Comment