Pages

Wednesday, October 29, 2008

LÊ DINH * NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY


  NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY
Lê Dinh


--------------------------------------------------------------------------------


Một buổi chiều cuối tuần, tôi lang thang trên những con đường ở khu Phố Tàu để nhìn thiên hạ mua bán, tình cờ tôi gặp một gương mặt quen quen, nhưng nghĩ mãi không biết là aì vì gương mặt thì rất giống một người tôi biết, nhưng đầu thì trọc lóc và điều lạ làm tôi bối rối là người này mặc một chiếc áo nâu sồng của những kẻ tu hành. Sau khi bắt tay chào hỏi, thấy tôi có vẻ lúng túng, ông bạn mới lên tiếng:

- Anh Lê Dinh không nhớ em sao?

- Dạ, nhìn mặt thì quá quen, nhưng không biết đã gặp anh ở đâu?

- Em là Lưu Ph. nè, Ph. thổi sáo, anh nhận ra em chưa?

- À ra là Lưu Ph., anh đã nhớ ra rồi. Trên 30 năm rồi, hèn gì.

Thuở đó, đồng bào mình ở thành phố này không có nhiều như bây giờ, tình đồng hương rát là thắm thiết. Thỉnh thoảng, vào dịp Tết hoặc Giáng sinh, tôi thường hay tổ chức những đêm ca nhạc, trình bày lại những bản nhạc ngày xưa trước 1975, có nhạc sống, có ăn nhẹ, giải khát vả khiêu vũ. Vé vào cửa lúc đó là 8$ một người, gọi là để sưởi ấm lòng người tha hương. Với số khách tham dự lên đến cả ngàn người một lần cho nên tôi có thể mời những ca sĩ cũ, nổi tiếng trước 1975 ở gần cũng như ở xa đến giúp vui đồng bào. Tôi có mời Chế Linh đến từ Toronto, Phương Hồng Hạnh đến từ Madison (Wisconsin)…, những ca sĩ này không phải định cư ở Montréal nhưng không quá xa thành phố Montréal, để cho đỡ tốn kém.




Tôi nhớ ra ngay anh Lưu Ph., vì lúc đó anh là người duy nhất biết thổi sáo ở Montréal, cho nên mỗi khi có mục ngâm thơ, tôi thường hay mời anh Ph. đến giúp phần thổi sáo phụ họa cho giọng ngâm. Tôi cũng còn nhớ rất rõ thuở đó, mỗi lần trình diễn văn nghệ, anh thường hay dẫn bà vợ người Québec đi theo, nên tôi liền hỏi:

- Anh nhớ dường như lúc trước em có vợ đầm mà, còn bây giờ sao… sao…, tôi tìm không ra lời để diễn tả con người của anh với cái đầu bóng nhẵn và chiếc áo cà sa trên người anh…

Hiểu ý tôi, anh liền nói:

- Em ly dị con vợ đầm rồi, bây giờ em đi tu, lên Thượng tọa rồi. Chùa em ở bên Verdun, em mời anh hôm nào ghé qua chùa em chơi. Nói xong, anh lục trong túi mang trên vai ra một mảnh giấy nhỏ và ghi tên chùa cùng địa chỉ và trao cho tôi. Cầm mảnh giấy của Thượng tọa Lưu Ph. trao cho, tôi đọc sơ qua rồi bỏ vào túi.

- Vâng, khi nào rảnh anh sẽ đến viếng chùa của em.

Quên bẵng đi một thời gian chuyện chùa chiền của Thương tọa Lưu Ph., đến khi trực nhớ lại tôi tìm mảnh giấy để biết chùa tên gì và ở vùng nào bên thành phố Verdun, một thành phố ngọai ô của Montréal, nhưng mảnh giấy nhỏ đã không còn nữa.

Tôi cũng áy náy mỗi khiù nhớ tới lời hứa “viếng thăm chùa” do Thượng tọa Lưu Ph. trụ trì, nhưng tấm giấy đã mất và không biết làm sao để mà đến chùa thăm sư Ph. một lần cho biết và cho trọn lời hứa. Rồi mọi việc trôi vào quên lãng, mãi cho đến hôm nay…






Cho đến hôm nay, việc sư công an đầu trọc, sư quốc doanh, sư ăn McDonald’ s tại chỗ, sư đi dạo mát với gái… là một mối bận tâm không nhỏ cho những vị sư chân chính và người Việt tị nạn chúng ta. Ở thành phố nho nhỏ như Montréal mà hiện nay cũng có đến 7, 8 ngôi chùa, nhỏ có lớn có. Mới đầu hôm sớm mai đã có một ngôi chùa, một niệm phật đường, một tịnh xá, một tịnh thất… Mới đầu hôm sớm mai, một nghệ sĩ tài tử bỗng trở thành Thượng tọa. Dễ quá, thuê một căn ấp, xin phép, trương bảng tên chùa và treo cờ ngũ sắc lên, rồi đi VN mang về một số sách kinh Phật… rồi cạo đầu, mang bộ áo cà sa vào là thành chùa, thành sư chẳng mấy hồi. Thiện nam tín nữ hả, người nào trước khi thành thầy chùa lại không có người quen biết, không có bạn bè? Thôi thì đến chùa nào cũng để lạy Phật, để thọ trai, bá tánh đến chùa tôi hay chùa khác cũng vậy thôi. Xin mời đạo hữu đến một lần cho biết, chùa tôi cũng có Phật vậy. Mô Phật! Phật nào cũng là Phật mà. Có một ngôi chùa mới thành lập trong thành phố của chúng tôi – tôi nói ra thì có lẻ quý độc giả nói tôi lộng ngôn, nhưng lời tôi nói có Trời Phật chứng giám – vừa ở trên một con đường khá náo nhiệt – không thích hợp với chốn trang nghiêm của chùa chiền - vừa lại không xa một “club des danseuses nues” bao nhiêu, chỉ bước vài bước là tới. Tội nghiệp cho những nhà sư thật sự là sư, những ngôi chùa thật sự là chùa, vàng thau lẫn lộn trong thời buổi suy vong, mạt pháp này!




Một hôm, tham dự đám cưới con của một người bạn, tôi rất “hân hạnh” được gặp lại vợ chồng một ông bạn ngày xưa. Nói ngày xưa cho dễ phân biệt với ngày nay. Ngày xưa là thời sau 1975, chứ không phải xa xưa lắm, lúc những tàu thuyền vượt biên tới tấp đến các trại tị nạn, lúc mà tất cả những người tị nạn là người tị nạn thật sự, được định cư ở một xứ tự do. Lúc ban đầu, người tị nạn đầu tắt mặt tối, lo làm ăn, gầy dựng lại gia đình từ con số không, trong đầu óc chỉ biết có căm thù Cộng sản, vì bọn chúng cho nên mình phải ra đi, bỏ quê hương, xa lìa người thân thuộc. Còn ngày nay, là thời bây giờ, sau hơn 30 năm chí thú làm ăn, nuôi con cái nên nguời… người tị nạn rảnh rỗi rồi sanh chứng này, tật nọ.

Thú thật trong lòng tôi cũng khấp khởi vui mừng khi lâu quá mới gặp lại người bạn đã từ lâu rồi không gặp, tôi hỏi anh chị giờ làm gì, đã hưu trí chưa:

- Tôi làm nhân đạo.

Làm nhân đạo là làm gì?

- Chúng tôi làm từ thiện.




Rồi anh kề miệng vào tai tôi giải thích dài dòng về việc làm nhân đạo, từ thiện của vợ chồng anh. Thì ra tôi được biết mỗi năm vợ chồng anh đi VN đôi ba lần, đem tiền bạc quyên được của những người quen ở bên này về VN giúp cho trẻ mồ côi, mổ mắt người già, tặng thuốc cảm cúm cho người bệnh, tặng mì gói cho những gia đình nghèo túng, cho những đứa trẻ này vài thỏi chocolat, những đứa bé kia vài cục kẹo… À, như vậy thì tôi biết rồi, tôi tự nói thầm với tôi như vậy. Bây giờ không những chỉ riêng ở tại thành phố của chúng tôi - mà cũng như ở các thành phố khác trên thế giới - có rất nhiều người làm từ thiện như anh chị này, nào là Hội “Help the Poor”, nào là chương trình “Sưởi ấm” nào là “Mái ấm tình thương”, “Căn nhà nhân đạo”, “Căn nhà tình nghĩa”, “Căn nhà may mắn”, “Les Enfants du Mékong”, “Les amis du Vietnam” v.v.. À thì ra vậy. Cái nghề này dễ làm, xin việc là có ngay, khỏi cần phải có “Curriculum Vitae”, khỏi cần phải có kinh nghiệm. Vì vậy cho nên hiện nay có rất nhiều người từ ca sĩ, đến nhạc sĩ, từ anh thất nghiệp đến chị có nghề nghiệp (nhưng lương ít), từ ông vợ chết đến bà chết chồng… bỗng nhiên nổi lên tấm lòng từ bi, bác ái bao la, thương đồng bào ta vô hạn, xin gia nhập vô nghiệp đoàn làm cái nghề nhân đạo này. Không cần phải tốn công sức, chỉ dùng miệng lưỡi, nêu ra những khốn khó của lớp người sống cơ cực dưới chế độ CS, dùng năm tất lưỡi để xin tiền thiên hạ đem về… nuôi CS. Rồi lại trở qua xứ họ định cư, xin tiền nữa, rồi lại về nữa. Thật khỏe ru, như đi du lịch, đi nghỉ hè không tốn tiền vậy, khỏi phải sáng lái xe đi, chiều tối lái xe về, khỏi phải tốn công sức ở nhà máy, cơ xưởng, khỏi phải hao tổn trí óc ở văn phòng, khỏi phải bị chủ ăn hiếp, khỏi phải bị xếp xài xể, mà lại được tiếng là… làm nhân đạo.



Nhưng bằng vài thùng mì gói, vài trăm ổ bánh mì, vài ngàn viên thuốc cảm cúm, mà dân chúng nghèo đói bệnh tật thì cả ấp, cả xã, cả huyện… cả nước, quý vị làm thế nào để lo cho xuể, chẳng qua cũng như đem muối bỏ biển mà thôi. Quý vị có biết tài sản gửi ở các ngân hàng ngọai quốc của những tên chóp bu CSVN lên đến cỡ nào không? Quý vị có biết gia sản của Nguyễn Tấn Dũng trải dài từ Saigon ra Hà Nội là bao nhiêu không? Sao những tên ăn trên ngồi trước này không bỏ ra, chỉ một phần ngàn tài sản của chúng thôi, để lo cho dân? Dân thì nghèo đói, chạy ăn từng bữa không đủ, không nhà không cửa trong khi họ thì ở nhà cao năm, bảy tầng, đi xe hàng triệu mỹ kim. Có quý vị lo rồi, họ rảnh tay để cho mặc quý vị lo, thì giờ của họ, họ lo tìm những phương pháp ranh ma hơn, quỉ quyệt hơn để cướp đất cướp nhà của dân. Mà quý vị lo cho đến bao giờ mới thôi lo, quý vị có phải là Bộ Xã Hội hay Bộ Y Tế của nhà nước CS đâu?



Những người đó – những người làm nghề nhân đạo đó – có khi nào quý vị nằm đêm suy nghĩ coi nguyên do vì sao mà đồng bào mình bị khốn khổ như thế không? Cái nghề của quý vị làm, nghe qua thì thật là nhân đạo – vì là cái nghề có tên là “nghề nhân đạo” mà – nhưng thật ra rất là vô nhân đạo. Quý vị cứ đem tiền về nuôi những tên cán bộ CS vương giả, thêm mập phì ra để chúng có thêm sức mà áp bức dân mình nhiều thêm nữa. Tôi tin rằng quý vị cũng nghe, cũng biết chuyện những người dân oan dãi nắng dầm mưa đi đòi đất, đòi nhà mà CS ngang nhiên chiếm cứ của họ, quý vị cũng biết chuyện kẻ thù của quý vị đã bán nước buôn dân như thế nào không? (Lập đi lập lại hoài những chuyện này nghe xấu hổ thêm). Dân của nhà nước sao nhà nước không lo mà quý vị lại đi lo. Quý vị cứu được 100 người, nhưng quý vị giúp cho CS bức hại 100 000 người, quý vị cứu được 1000 người, nhưng quý vị tiếp tay cho CS giết 1 000 000 người. Căn nhà lá ọp ẹp, mái lá rách nát, mưa xuống dột nước lai láng, quý vị cứ lấy bồn hứng nước phía dưới cho đỡ trơn trợt. Tại sao quý vị không giúp người chủ cái nhà lá đó, tháo gỡ băng hết cái mái nhà cũ kỹ, rách nát đó đi, cho vào đống rác và thay bắng lớp lá mới cho nước mưa không rơi vào nhà nữa? Nhà dột chỗ nào, quý vị hứng nước chỗ đó. Quý vị cứ làm vá víu mãi vậy sao? Cho đến bao giờ? Cái gốc gây ra sự nghèo đói, bệnh tật, khốn khổ của dân mình là đảng CS ác ôn, thì hỏi tại sao quý vị không gom góp tiền bạc tặng những phong trào chống đối ở trong nước để giúp họ dẹp tan bè lũ bán nước buôn dân đó đi? Tôi chắc quý vị, vì bận làm việc “nhân đạo”, cho nên không có thì giờ để đọc những bài viết rất hữu ích như “Chính trị và thua cuộc” (Nguyễn Bách), ”Chuyện Trọng Thủy thời nay” (Đỗ văn Phúc), “Có nên cứu trợ VN không?” (An Pha), “Không cho một cắc” (Hoàng Nguyên), “Thế lực nào giúp CSVN sống đến ngày nay?” (Trịnh Việt Bắc), “Những kẻ nối giáo cho giặc” (Trần Thanh), “Nối giáo cho giặc” (Mũ Nâu Thiện Xạ)… Chính quý vị là những kẻ nối giáo cho giặc đó, quý vị có biệt không?





Ngày trước, căm thù CS, trốn chui trốn nhủi, liều chết bỏ xứ ra đi cho bằng được, quyết xa lìa bầy thú dữ cho bằng được, ngày nay, kẻ thù còn sờ sờ ra đó, thú rừng vẫn còn dày nát quê hương, xứ sở mà quý vị lại quay về – chẳng những không phải về tay không – mà lại còn bòn tiền bạn bè thân quyến, đem về nước nuôi kẻ thù. Kẻ cướp nhà của quý vị, đuổi quý vị ra khỏi nhà, thân sơ thất sở, lạc loài tận chân trời gốc bể, sau mấy mươi năm làm ăn có tiền có bạc, quý vị mang tiền về lòn cuối dâng cho kẻ cướp. Ôi sao thật trớ trêu và cay đắng!

Thời buổi tân tiến của thế kỷ 21, có nhiều nghề nghe rất lạ tai: nghề làm thấy chùa, nghề làm nhân đạo. Tất cả đều có vẻ hương nhang tam bảo, có vẻ nam mô a di đà phật, nhưng thật ra với những nghề làm thầy chùa bất chánh và nghề làm nhân đạo giả hiệu của quý vị, dù quý vị có dộng chuông, gõ mõ mười kiếp nữa, chắc chắn quý vị sẽ rơi xuống chín tầng địa ngục vì đi với quỷ thì sẽ sống với quỷ.




--------------------------------------------------------------------------------

Lê Dinh

Tuesday, October 28, 2008

MỘT BÀI THƠ HAY




Mời các bạn thích thơ và thẩn, đọc bài thơ này.

Đặc biệt bài thơ này có tám cách đọc mà vẫn hay.

Chỉ có tiếng Việt mới phong phú như thế!



1. Bài thơ gốc (bài 1):

Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời

Thú vui thơ rượu chén đầy vơi

Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc

Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi

Qua lại khách chờ sông lặng sóng

Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người

Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng

Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.



2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:

Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha

Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa

Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược

Sóng lặng sông chờ khách lại qua

Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá

Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa

Vơi đầy chén rượu thơ vui thú

Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.



3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,

ta được bài 3 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Cảnh xuân ánh sáng ngời

Thơ rượu chén đầy vơi

Giậu trúc cành xanh biếc

Hương xuân sắc thắm tươi

Khách chờ sông lặng sóng

Thuyền đợi bến đông người

Tiếng hát đàn trầm bổng

Bóng ai mắt mỉm cười.



4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên,

ta được bài 4 (ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):

Mắt ai bóng thướt tha

Đàn hát tiếng ngân xa

Bến đợi thuyền xuôi ngược

Sông chờ khách lại qua

Sắc xuân hương quyện lá

Cành trúc giậu cài hoa

Chén rượu thơ vui thú

Ánh xuân cảnh mến ta.




5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,

ta được bài 5 (tám câu bốn chữ) :

Ta mến cảnh xuân

Thú vui thơ rượu

Hoa cài giậu trúc

Lá quyện hương xuân

Qua lại khách chờ

Ngược xuôi thuyền đợi

Xa ngân tiếng hát

Tha thướt bóng ai.



6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên,

ta được bài 6 (tám câu bốn chữ )

Cười mỉm mắt ai

Bổng trầm đàn hát

Người đông bến đợi

Sóng lặng sông chờ

Tươi thắm sắc xuân

Biếc xanh cành trúc

Vơi đầy chén rượu

Ngời sáng ánh xuân.




7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,

ta được bài 7 (tám câu ba chữ )

Ánh sáng ngời

Chén đầy vơi

Cành xanh biếc

Sắc thắm tươi

Sông lặng sóng

Bến đông người

Đàn trầm bổng

Mắt mỉm cười.



8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên,

ta được bài 8 (tám câu ba chữ)

Bóng thướt tha

Tiếng ngân xa

Thuyền xuôi ngược

Khách lại qua

Hương quyện lá

Giậu cài hoa

Thơ vui thú

Cảnh mến ta



Monday, October 27, 2008

LÊ XUÂN NHUẬN * CỐ TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM


CỐ TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
BÍ-MẬT TIẾP-XÚC VỚI CỘNG-SẢN VIỆT-NAM



Đến nay thì việc họ Ngô bắt tay với ông Hồ Chí Minh cộng-sản Bắc Việt không còn là một nghi-vấn, như vài nhân-vật thân-Diệm trước đây đã cố che-giấu vụ này (xin xem thêm phần "PhụLục1" dưới cùng).



Theo Ông QUÁCH TÒNG ĐỨC

(Cựu Đổng Lý Văn Phòng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm):



Theo tiến-sĩ Lâm Lễ Trinh, cựu Bộ-Trưởng Bộ Nội-Vụ dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa, trong bài “Mạn Đàm với cựu Đổng-Lý (Văn-Phòng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm) Quách Tòng Đức” thì:

[Ông Ngô Ðình Nhu đã tìm cách thương-lượng với Bắc Việt để loại ảnh-hưởng của Hoa Kỳ. Ông Nhu đã mời Manelli, Trưởng Phái-Đoàn Ba Lan trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến để nhờ liên-lạc với Hà Nội qua Ðại-Sứ Pháp là Roger Lalouette đưa đề-nghị mở cuộc tiếp-xúc giữa 2 bên. Bắc Việt chấp-nhận ngay. Ông Nhu giả vờ đi săn với ông Cao Xuân Vĩ ở Cao Nguyên rồi nửa đường rẻ xuống vùng Tánh Linh ở Phước Tuy để gặp đại-diện của Bắc Việt. Cụ Cao Xuân Vĩ đã xác-nhận điều này. Trong cuộc gặp-gỡ, 2 bên đồng ý tái-lập trước tiên về liên-lạc bưu-điện và sau đó về giao-thương để tiến tới thống-nhất đất nước trong hòa-bình. Sau cuộc tiếp-xúc đó, ông Nhu cố ý tiết-lộ nội-dung cuộc tiếp-xúc cho báo-chí biết để ngầm thông-báo cho Washington.



Ông Quách Tòng Đức xác-nhận là “chính ông Nhu có đề-cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng-lãnh tại Bộ Quốc-phòng và ngày 23.7.1963 tại suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán-bộ xây-dựng Ấp Chiến lược khoá 13.”


Một nguồn tin khác cho biết ông Nhu xử dụng trung gian cuả bốn đại sứ: Roger Lalouette (Pháp), d’Orlandi (Ý), Goburdhun (Ấn Độ) và Manelli (Ba Lan), (hai ông sau là thành viên của Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến) cũng như Tổng lãnh sự Pháp ở Bắc Việt Jacques de Buzon, để liên lạc với Hànội. Ông QTĐ nói có nghe dư luận này nhưng không bieát rỏ chi tiết. Ông cũng có nghe xầm xì rằng ông Nhu đã gặp một đại diện Văn phòng Chính trị CS (Phạm Hùng?) trong lần đi săn tại Quận Tánh Linh, Bình Tuy.




Song song với sự tiết-lộ của ông Nhu, Tổng-Thống Pháp De Gaulle lên tiếng kêu gọi loại bỏ “ảnh-hưởng ngoại-quốc” ra khỏi VN, còn Hồ Chí Minh lên tiếng nói rằng "một cuộc ngưng bắn có thể được 2 bên thỏa-thuận.”



Ông Nhu đã hội kiến với Maneli lần đầu vào ngày 25/8/63 tại Bộ Ngoại giao VNCH và kế đó là vào ngày 2/9/63 tại phòng đọc sách của ông (“War of the Vanquished”, Mieczyslaw Maneli).

Ông Quách Tòng Đức xác-nhận: một Tết Nguyên-Đán trước 1963, một cành đào đỏ lộng-lẫy được trưng-bày nơi phòng khánh-tiết Dinh Độc-lập với tấm thiệp in tặng của “Chủ tịch Nhà nước Cọng hoà Xã hội Miền Bắc”. Ông Đức kết-luận: “hành-động độc-lập (không cho Mỹ biết) của ông Nhu đã làm Washington tức-giận hơn. TT Kennedy bật đèn xanh cho Lodge tiến-hành cuộc đảo-chánh nhanh chóng hơn."



Theo một tài-liệu cho là di-chúc của Hồ Chí Minh, thì: “Ðầu năm 1963, hồi đó tôi (Hồ Chí Minh) còn chưa bị bọn quanh tôi bao vây chặt-chẽ quá, tôi có nhờ mấy nhân-viên Ủy-Hội Kiểm-Soát Quốc Tế Ðình-Chiến chuyển vào Nam bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô đình Diệm, kèm theo một bức thư, trong thư đó, tôi có chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân chúng hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giàu, nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người. Truyện này lộ ra, làm cụ Ngô bị giết trong Nam.”]

*

Ta thử so-sánh giữa 2 con đường, vì chỉ có 2 con đường mà thôi:

-- Con đường thứ nhất là tạm uyển-chuyển nhường-nhịn Đồng-Minh Hoa-Kỳ để đạt thắng-lợi diệt Cộng, rồi sẽ tranh-đấu giành lại thế mạnh của mình, một việc dễ làm đối với chú Sam trong bối-cảnh khai-phóng của Thế-Giới Tự-Do. Về điểm này, ông Hồ Chí Minh có một câu nói để đời. Năm 1946, họ Hồ rước Pháp, đuổi Tàu; được hỏi, ông trả lời: “Tôi thà chịu ngửi cứt Tây 5 năm, còn hơn phải ăn cứt Tàu suốt đời”. Ông giải-thích thêm: “Pháp là ngoại-bang, ở xa, sẽ cút; còn Tàu, láng-giếng, sẽ ở lại luôn”. Vậy ta cũng có thể nói: “Mỹ là ngoại-bang, ở xa, sẽ rút; còn Cộng, nội-thù, sẽ diệt chúng ta.”

-- Con đường thứ hai là chịu hòa-giải hòa-hợp với họ Hồ (nghĩa là nạp mạng cho địch) để rồi nếu không bị họ thảm-sát như các nhân-vật Quốc-Gia trong vụ Ôn Như Hầu (CSVN bất-thần tấn-công vào trụ-sở VN Quốc Dân Đảng ở Hà Nội trong đêm 27-6-46 thảm-sát hầu hết các lãnh-tụ các đảng-phái đối-lập) thì cũng trở thành bù-nhìn tay-sai cho họ nuốt gọn Miền Nam; nhưng đã vào tròng cộng-sản độc-tài thì khó lòng mà tháo cũi sổ lồng.

Ông Diệm đã chọn con đường thứ hai.

Mãi đến hôm nay, có người vẫn cho con đường thứ nhất là sai (nghĩa là bị Mỹ cướp hết, hoặc đa-số, quyền-lợi của quốc-gia mình. Vậy thì Nhật-Bản, Tây-Đức, Nam-Hàn (ngay cả Pháp nữa)... thì sao? họ cũng bị Mỹ "chèn-ép" lúc đầu, sao họ trở nên giàu mạnh từ bao lâu nay?

Thử hỏi: một người dân Việt miền Nam nào đó mà có lời-lẽ hoặc cử-chỉ cho là xúc-phạm đến Ngô Tổng-Thống thì người đó có yên thân hay không, huống gì tự ý hành-động (độc-lập) ra ngoài chính-sách đường-lối của gia-đình họ Ngô thì bị mất mạng là chuyện tất-nhiên. Vậy thì, khách-quan mà nói, họ Ngô đơn-phương thương-lượng với kẻ thù chung là cộng-sản Bắc Việt mà không hội-ý với Mỹ trước (điều mà Đồng-Minh cần làm với nhau), lại với ý-đồ đầu-hàng cộng-sản, loại bỏ ảnh-hưởng của Hoa Kỳ, tức là phản bội Đồng Minh, thì có lẽ nào Hoa-Kỳ khoanh tay chịu đựng hay sao? (Huống chi then-chốt vẫn là lòng dân miền Nam Việt-Nam).

Phản-bội Đồng-Minh tức cũng đồng-thời phản-bội cử-tri, ân-nhân, và chí-hữu của mình.



LÊ XUÂN NHUẬN


Phụ chú: Vị nào muốn tin là cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, nếu không bị giết, có thể giữ vững Miền Nam; và ông Hồ Chí Minh thật lòng khen ngợi, muốn "sống chung hòa-bình" với ông Ngô Đình Diệm, cùng thành-tâm tiếc-thương khi ông Diệm chết (chuyện này do một đồ-đệ của họ Ngô bịa ra), xin mời đọc bài của Lê Chân-Nhân (một bút-danh khác của Lê Xuân Nhuận) đã được phổ-biến trên các diễn-đàn liên-mạng mấy năm vào cuối thế-kỷ thứ 20:



A



Giã-Từ Thế-Kỷ Hai Mươi:

CỐ TỔNG-THỐNG NGÔ ÐÌNH DIỆM MUỐN DÂNG MIỀN NAM VIỆT-NAM CHO CỘNG-SẢN BẮC-VIỆT



Trước khi giã-từ Thế-Kỷ 20, tôi tưởng chúng ta cũng nên thử tìm giải-đáp cho một thắc-mắc vẫn còn tồn-đọng từ thập-niên '60 của Thế-Kỷ 20:


1/ Cứ theo nhiều người (trong đó có tôi) thì chúng ta phải đặt chủ-quyền quốc-gia lên trên hết; nói cách khác, vì tinh-thần dân-tộc, chúng ta không chấp-nhận để cho ngoại-bang lấn-lướt quyền quyết-định việc nước của chúng ta. Do đó, việc cố Tổng-Thống Ngô Ðình Diệm chống lại Hoa-Kỳ trong dự-định đổ thêm nhiều quân vào VNCH (Mỹ-hoá chiến-tranh Việt-Nam) là một việc đúng.

2/ Cứ theo một số nhân-vật Hoa-Kỳ (trong đó có cựu Bộ-Trưởng Quốc-Phòng McNamara, cựu Ngoại-Trưởng Henry Kissinger) thì Mỹ không nên tán-đồng hay nhúng tay vào việc lật đổ chế-độ Diệm, và họ rất tiếc là Hoa-Kỳ đã làm như thế.

3/ Một số nhân-vật Quốc-Gia thân-Diệm dựa vào các ý-kiến trên của phiá Hoa-Kỳ để khẳng-định rằng nếu không có cuộc chính-biến 1-11-1963, nghiã là nếu cố Tổng-Thống Diệm vẫn còn sống và tiếp-tục lèo-lái công-cuộc chống Cộng của quốc-dân Việt-Nam (bất-chấp thời-lượng nhiệm-kỳ, từ 1955 đến 1975 là 20 năm!), thì Việt-Nam Cộng-Hoà hẳn vẫn còn tồn-tại và phát-triển, giàu-mạnh chứ không sụp-đổ như vào Tháng Tư Đen năm 1975.

4/ Thế nhưng, nếu ta đọc hết và đọc kỹ các ý-kiến của Mỹ chống việc chống Diệm, nghiã là ước chi Hoa-Kỳ hồi đó không gia-tăng lực-lượng và hoạt-động quân-sự mà cứ để cho ông Diệm trực-tiếp tiếp-xúc với Bắc-Việt để cả hai miền Nam Bắc cùng tự giải-quyết vấn-đề nội-bộ Việt-Nam với nhau, thì ta thấy rằng các nhân-vật Mỹ tên-tuổi kể trên đã lý-luận khác hẳn, về kết-quả của việc ông Diệm bắt tay với Bắc-Việt: Không phải là VNCH vẫn còn đứng vững, mà là Bắc-Việt “thống-nhất Việt-Nam” (nuốt chửng Miền Nam) sớm hơn, chiến-tranh Việt-Nam chấm dứt sớm hơn, và, quan-trọng hơn hết là, Mỹ đã có thể tránh được thiệt-hại lớn-lao (về vật-chất là lên đến hơn năm-vạn-tám mạng ngưòi, và trăm-tư-tỷ đô-la; và về tinh-thần là ô-danh bại-trận, thay vì “được” ông Diệm – ông Diệm sau ngày thỏa-hiệp với CSVN -- yêu-cầu rút ra, rút ra trong danh-dự -- xem "Phụ-Lục 2").


5/ Có một số người vẫn còn tin rằng: nếu để cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm toàn-quyền và tự-lực lo lấy, thì Mỹ đã khỏi tổn-thất như trên, mà Việt-Nam cũng đã thoát được các thảm-cảnh đã xảy ra, nhất là không bị cộng-sản tràn ngập. Vấn-đề tôi xin đặt ra hôm nay là: Về phiá cộng-sản thì họ đã có quyết-tâm và kế-hoạch thôn-tính Miền Nam (qua việc cài lại cán-bộ nằm vùng tại Miền Nam sau Hiệp-Định Geneva 1954, nhất là qua Nghị Quyết 15 đầu năm 1959 chủ-trương bạo-lực cách-mạng giải-phóng Miền Nam khiến Tổng-Thống Diệm phải ban-hành Luật 10-59, cụ-thể là việc thành-lập "Mặt Trận Giải-Phóng Miền Nam" từ năm 1960) với sự viện-trợ tối-đa của Khối cộng-sản quốc-tế; về phía Hoa-Kỳ thì họ hẳn thấy chỉ dùng chính-trị, kinh-tế, ngoại-giao... thì vẫn chưa đủ, nên phải dùng đến quân-sự (đổ thêm quân vào Việt-Nam).




Vậy thì, về phiá VNCH, nghiã là về phần cố Tổng-Thống Diệm, -- người đã tin dùng cán-bộ tình-báo chiến-lược Vũ Ngọc Nhạ của Bắc-Việt làm cố-vấn cho mình, cùng với nội-tuyến-viên Phạm Ngọc Thảo được Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục nhận làm con nuôi -- “chúng ta” làm cách thế nào mà thắng cộng-sản (ít nhất thì cũng còn nguyên, không bị cộng-sản lấn chiếm) khi mà cộng-sản chắc-chắn là quyết tiến lên, Hoa-Kỳ rút ra, phủi tay, không còn phối-hợp và yểm-trợ về quân-sự, dĩ-nhiên giảm-thiểu nếu không cắt hết viện-trợ kinh-tế và các mặt khác, trong lúc chúng ta không được nước ngoài giúp đỡ (Mỹ mà rút đi thì ai mà chịu nhảy vào?), thua sút Cộng-Sản cả về dân-số, quân-số, vũ-khí, tiếp-liệu, viện-trợ, khả-năng tự-túc, nhất là đoàn-kết và ổn-định nội-tình?



LÊ CHÂN-NHÂN


B



Ông Hồ Chí Minh trả lời phái-bộ ngoại giao Ấn-Độ rằng "He is a patriotic man”: ông Ngô Đình Diệm là một người yêu nước (Cũng như sau này -- thật không? -- họ Hồ tỏ ý thương tiếc trước cái chết của họ Ngô). Câu nói (khen) cuả họ Hồ đối với họ Ngô chỉ là một câu nói "chính trị", và "ngoại giao".



Ông Hồ Chí Minh cần (tự) đánh bóng thêm con người cuả mình, nên phải học đòi nói-năng lịch-sự, nhất là khi nói với một nhà ngoại-giao nước ngoài. (Ngày xưa, bên Tàu, tướng của phe này bắt được tướng của phe kia, đã công-khai khen tài-năng & tiết-tháo của kẻ thù, rồi mới ra lệnh chém đầu!) Quan-trọng hơn hết, ông ấy còn mong thuyết-phục ông Ngô Đình Diệm chịu tổ-chức tổng-tuyển-cử, và xa hơn nữa là chịu "về" với mình, thì không lẽ chê-bai người ta để rồi mình lại sẽ ngồi chung bàn hội-nghị, ký chung văn-bản với người ta? hoặc giả mình sẽ thu-dụng người ta làm người hợp-tác với mình?

Câu nói (khen) cuả ông Hồ Chí Minh về ông Ngô Đình Diệm thật ra là một câu nói cố ý "giết người".



a) Trước ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1945 và 1946, ông Hồ Chí Minh đã "khen" các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam... nồng-nhiệt đến mức nào để các ông ấy chịu đứng chung vào "Chính-Phủ Liên Hiệp" do ông Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch; để rồi sau đó, may mà họ trốn kịp chứ không thì họ cũng đã bị giết cùng với các nạn-nhân khác trong vụ Ôn Như Hầu rồi.



b) Sau ông Ngô Đình Diệm: vào các năm 1973, 1974, và đầu năm 1975, ông Hồ Chí Minh (qua các lãnh-tụ Đảng thừa-kế chủ-trương đường-lối cuả mình) đã "khen" ông Dương Văn Minh ngon-ngọt đến mức nào (Hà Nội tuyên bố chỉ nói chuyện với ông DVM mà thôi, tức là công-nhận ông nầy là một "nhà yêu nước") để ông Dương Văn Minh sa vào bẫy, nhận chức Tổng-Thống miền Nam trong tình-hình đã nát bét vô-phương cứu-chữa rồi, tức là giết chết ông ấy, vì đầu-hàng tức là tự-sát (thân-bại danh-liệt, chết cả về mặt tinh-thần).



c) Đối với ông Ngô Đình Diệm: ông Hồ Chí Minh biết chắc là những gì đại-sứ Ấn Độ nói với, và những gì ông này nghe từ, ông Hồ Chí Minh, đều sẽ lọt vào tai CIA (Ấn Độ trung-lập nghiã là "đu dây" giữa cộng-sản và tư-bản, chứ không phải thuần-túy thân cộng-sản). Trong trại "cải-tạo", tôi có đọc một cuốn sách dịch từ tác-phẩm của Liên-Xô, kể thành-tích Liên Xô (chỉ một mình Liên Xô mà thôi) đánh thắng Đức Quốc-Xã, và (cũng chỉ một mình) Liên Xô lôi được Đức Quốc-Xã ra Toà-Án Quốc Tế, tác-giả đã để lộ ra là hầu hết phương-tiện tổ-chức TAQT, kể cả từng chiếc xe Jeep cho các sĩ-quan Liên Xô đi, từng vật-phẩm văn-phòng, v.v... đều do Hoa Kỳ cung-cấp. Trong chiến-tranh Việt-Nam cũng thế, sau 1954 với Ủy-Hội Quốc Tế Kiểm-Soát Đình Chiến, là 1973 với Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Và Giám-Sát Ngưng Bắn gồm Ba Lan, Hung Ga Ri, Iran, và Canada (sau đó thì Indonesia thay thế) cũng như Ban Liên-Hợp Quân-Sự 4-Bên rồi 2-Bên (có Cộng-Sản Bắc-Việt và MTGPMN trong đó), tất cả trụ-sở làm việc, phương-tiện di-chuyển (như tàu bay, xe hơi), tài-xế, công-nhân, thậm chí lương-thực, v.v... đều do Hoa Kỳ đài-thọ. Dĩ-nhiên tai+mắt cuả CIA đã được gài vào (xem hồi-ký “Cảnh Sát Hóa” của Lê Xuân Nhuận).



Ông Hồ Chí Minh lại còn công-khai gửi vào miền Nam biếu ông Ngô Đình Diệm một cành hoa đào để chúc Tết nữa!

Do đó, ông Hồ mà "khen" (và làm thân với) ông Ngô là một câu hỏi mà CIA cần tìm câu trả lời.




Rốt cuộc, ông Ngô Đình Diệm đã mắc mưu ông Hồ Chí Minh, tìm cách lén-lút liên-lạc với đối-phương, và bị CIA biết được, nên đã đánh mất tín-nhiệm và hậu-thuẫn cuả Hoa-Kỳ, kết-quả là cái chết.



(Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên '60, cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông NĐD thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960, cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960, vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962, rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường, v.v...




Chính ông+bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha+mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô. Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam. Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua. Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Việt-Cộng thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống NĐD cải-tổ (nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!).

Như thế, thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.



LÊ CHÂN-NHÂN


Phụ-Lục 1:



Theo ông NGUYỄN HƯNG ĐẠT

(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam, Moscow):



"Vì Mỹ muốn đổ quân vào, nên để thương thuyết, cụ Hồ đã thông qua Đại tá Phạm Ngọc Thảo liên hệ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cho Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài - Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH đến Sài Gòn. Ông Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Nhân chứng Đại tá Thảo nói rõ với ông Diệm mình là người CS trước lúc môi giới thương thuyết.


Tướng Huỳnh Văn Cao (trong hồi ký "Một Kiếp Người") đã viết : [Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổng Thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: "Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được."



Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: "Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?" Cụ Diệm đáp lại: "Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?" Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng Thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản].Ông Diệm cho ông Tài ở ngay bên cạnh mình trong Dinh Gia Long. Nhân vật mà Thiếu tướng Đỗ Mậu, Phụ trách An ninh Quân đội, viết (trong hồi ký "Làm Thế Nào Để Giết Một Vị Tổng Thống") là những nhân vật cao cấp cuả Chính phủ có thấy một người mang một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng con tem trên ve áo, chính là người này.



Ông Nguyễn Tài bị bắt ngay sau Đảo chính 11.1963, bị biệt giam đến cuối tháng 4.1975, may nhờ một hạ sỹ không theo lệnh chỉ huy ném lựu đạn vào xà lim. Anh này báo với Ủy ban Quân quản đến cứu con người liệt hai chân này.Tết Việt nam 1963, thông qua Ủy hội Quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mang vào tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm một cành đào. Tiếc thay,vì không thay đổi được lập trường thoả hiệp với CS mà Mỹ giết ông Diệm. Nhà độc tài Pinochett không bị giết vì không làm điều này."(trong bài viết "Tiểu sử cuả Cụ Hồ Chí Minh cần phải được xem xét lại" – BBC 05-05-2005)



Theo ông NGÔ KỶ

(Ký-giả):



(Tháng 9 năm 1963) ... Trong thời điểm này, Hoa Thịnh Đốn bất mãn việc Pháp đứng làm trung gian giải quyết chiến tranh Việt Nam. Đại Sứ Pháp đến miền Nam Việt Nam thảo luận bí mật với Hồ Chí Minh và Tổng Thống Diệm qua trung gian của người Ba Lan tên Mieczyslaw Maneli, thành viên Polish Member of the International Control Commission, cơ quan này được thiết lập để quan sát Hiệp Định Genève. Trong suốt nhiều tháng, Maneli qua lại Sài Gòn - Hà Nội nhiều lần để tìm giải pháp thương thảo. Vào tháng 07 năm 1963, Bắc Việt đồng ý căn bản là lập chính phủ Liên Hiệp cầm đầu bởi Tổng Thống Diệm để miền Nam trở thành trung lập. Họ muốn Mỹ phải rút quân.(trong bài "Khui hồ sơ "Tối Mật": Mỹ chủ mưu thanh toán anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm")



Theo ông VIỆT THƯỜNG

(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-Sản Việt-Nam):



"... Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm ngọc Thảo là rất quan trọng. Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật. Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.




Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai trung uý của quân đội ông Diệm là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm. Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan như "Tự Đức" và cũng có mộng Việt Nam sẽ gồm cả Miên và Lào và phải là cường quốc ở châu Á.




Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line, Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệu chứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳng tôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải pháp phòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch. Những điều này còn là bí ẩn đi theo ông Nhu xuống tuyền đài.



Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.



Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả. Nội dung cuộc họp vẫn còn nằm trong bí mật cho đến nay.

Đầu tháng 11-1963, các tướng trong quân đội của ông Diệm làm đảo chánh thành công. Anh em ông Diệm, Nhu theo đường hầm trốn vào Chợ-lớn ở nhà Mã Tuyên. Phải chăng hai anh em ông Diệm, Nhu định chờ người của Phạm Hùng và Nguyễn công Tài đến đón ra bưng biền?




Người duy nhất còn lại là Nguyễn công Tài, sau này "tình cờ" làm cái việc xét căn cước, cảnh sát của miền Nam đã bắt được Nguyễn công Tài. Người Mỹ đã cho giam Nguyễn Công Tài ở Bạch Đằng (Sài-gòn), cho hưởng mọi tiện nghi vật chất rất cao và cũng được ngồi xe hơi (tất nhiên có bảo vệ) đi "tham quan" phố xá Sài-gòn. Đến 1975, trước khi đứt phim miền Nam, Mỹ đã thả Nguyễn công Tài ra..."





Theo ông QUANG PHỤC

(Ký giả, chủ nhiệm “Góp Gió”):



“Chúng tôi nhận định rằng chính gia đình ông (Ngô Đình Diệm), cụ thể là ông bà Ngô Đình Nhu, và Đảng Cần Lao của ông ta đã làm hại ông, khi âm mưu thỏa hiệp với CS Hà Nội từ năm 1958 khi ra lệnh cho các Tỉnh trưởng ngưng bắt các cán bộ cộng sản và thu hồi vũ khí tự động của Bảo An, Dân Vệ, thay vào đó bằng súng mousqueton và dao găm.” (Hồi ký “Công và Tội” của Nguyễn Trân, trang 269)


(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 39)



Theo Trung Tướng HUỲNH VĂN CAO:



“Đọc hồi ký Một Kiếp Người của Trung tướng Huỳnh Văn Cao, tới đây thì vấn đề ông Nhu có liên hệ với CS không cần bàn cãi nữa. Cả tướng (Trần Văn) Đôn, tướng Huỳnh Văn Cao và Nha An Ninh Quân Đội của Đại tá Đỗ Mậu đều báo cáo (rằng) Đại tá Phạm Ngọc Thảo là VC nằm vùng, nhưng cả 2 ông Diệm và Nhu lẫn cha Thục vẫn cứ cố ý bảo vệ cho Thảo.


Trong hồi ký Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao cho biết Đ/tá Thảo còn dám cả gan “móc nối” ông Cao (lúc còn Đại tá), đòi giới thiệu để ông Cao làm quen với Tổng bí thư Lê Duẫn, Các sĩ quan dưới quyền ông Cao rất tức giận vì biết Thảo là VC nằm vùng, đòi giết Thảo (các trang 79-80). Ông Nhu nghe Thảo báo cáo bèn dọa “Kẻ nào đụng tới Thảo (tôi) sẽ bỏ tù rục xương” (trang 90). Đồng thời, nơi trang 84, Tướng Huỳnh Văn Cao còn cho biết cả Đại tướng Harkins cũng nghi ngờ TT Diệm. Bỏi vì cuộc hành quân nào của QLVNCH sắp mở ra mà báo cho Tổng Thống phủ thì VC đều biết trước! Cho thấy người Mỹ, CIA đã biết và theo dõi bám sát ông Ngô Đình Nhu từ lâu. Và người Mỹ nhiều lần đòi Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu. Các tướng lãnh cũng đòi loại trừ ông Nhu nhưng ông Diệm cương quyết giữ ông Nhu!
(trích từ hồi ký “Một Kiếp Người” của tướng Huỳnh Văn Cao - theo Quang Phục trong cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 30)




Theo NEW YORK TIMES và THE WASHINGTON POST:



Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài: Người Mỹ Làm Thế Nào Để Giết Tổng Thống Việt Nam? Ba tác giả Lan Vi, Hồng Hà và Dương Hùng đã sưu tầm, phiên dịch các bài báo đăng trên 2 tờ báo kể trên, trong đó có tiết lộ về những cuộc thảo luận bí mật giữa Tổng Thống Diệm và Hà Nội đằng sau lưng người Mỹ...

(trích từ cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 41)





Theo Trung Tướng TÔN THẤT ĐÍNH

(Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Thượng Nghị Sĩ VNCH):



“Trong khi đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu lại phạm vào một lỗi lầm ngoại giao to lớn là khước từ sự giúp đỡ về an ninh của Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge, chạy vào nhà Mã Tuyên là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Không phải cuộc binh biến 1-11-63 đã đưa đến cuộc thảm sát 2 ông, mà chính quyết định liều lĩnh này đã làm cho 2 ông gánh lấy thảm họa! Sao lại đi đến một trung tâm liên lạc với cộng sản mà Mỹ đã biết từ lâu rồi!”
(trích trong cuốn hồi-ký “Nghĩa Bỉển Tình Sông (Hai Mươi Năm Binh Nghiệp” của Tôn Thất Đính, trang 443)



Theo Luật Sư HOÀNG DUY HÙNG

(Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt-động cộng-đồng tại Texas):



(Phỏng dịch:) "Các cuộc gặp họp bí mật với Cộng Sản.Sau Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 15 vào năm 1959, Lê Duẫn câu kết với Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn để củng cố quyền lực ở Miền Bắc. Do đó, họ gây sức ép với Hồ Chí Minh, và kể từ năm 1965 trở đi thì quyền lực thực sự đã nằm trong tay họ. Năm 1963, Hồ đã hai lần gửi người vào tiếp xúc với Ngô Đình Nhu. Hồ muốn liên minh với chính phủ Diệm để chống lại áp lực của Duẫn. Diệm và em là Nhu cũng muốn nhân cơ hội này để chống lại áp lực của Hoa Kỳ. Ngô Đình Nhu giả vờ đi săn ở các khu rừng Tánh Linh, Khánh Hòa và Bình Long, nhưng trong thực tế là hội họp với các cán bộ cao cấp của Miền Bắc do Hồ Chí Minh phái vào. Có một lần Phạm Hùng, người mà sau năm 1975 thì được cử làm Thủ Tướng, đã mang vào trao cho Nhu những thông điệp trực tiếp của Hồ Chí Minh. Các cuộc thương thảo đã phải ngưng lại vì vài tháng sau thì Diệm và Nhu bị sát hại. Vì các cuộc họp mật này mà Hoa Kỳ đâm ra nghi ngờ Diệm và Nhu. Ngày 1-11-1963, các tướng QLVNCH phổ biến trên đài tin tức về các cuộc gặp mật giữa Nhu và cộng sản để mong dân chúng hậu thuẫn trong việc lật đổ chính phủ Diệm... Nhiều năm sau đó, vào ngày 1-11-2001, tờ Newsweek đã đăng tải một bài với hình của Tổng Thống Diệm, bình luận rằng Hành Pháp Kennedy vào năm 1963 đã khám phá ra rằng Diệm và Nhu là "công cụ của cộng sản" nên kết quả là họ phải lật đổ chính phủ Diệm..."

(trích từ bản thảo tác phẩm "A Common Quest for Vietnam's Future - a brief of Vietnam War, the First and Second Republic of Vietnam" của Hoàng Duy Hùng)





Theo ông MINH VÕ

(Nhà bình luận thời sự):



Ngô Đình Nhu: Hiệp thương Nam-Bắc -- Đài Tiếng nói VNHN – Phỏng vấn Minh Võ

Người hỏi là nhà báo Hồng Phúc Lê Hồng Long, chủ nhiệm báo Thế Giới Ngày Nay. Cuộc phỏng vấn này đã được phát thanh ngày chủ nhật 07/10/2007 trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại.


Hỏi: Trong cuộc mạn đàm giữa ông và ông Cao Xuân Vỹ đăng trên DCVOnline mới đây, ông Cao Xuân Vỹ có nói đến cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đình Nhu với... Phạm Hùng, cán bộ cao cấp của Việt Cộng.Hỏi: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những đìều kiện họ đưa ra là gì?



Đáp: Theo bà Hammer, tác giả cuốn A Death In November, thì khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Sóat Đình Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh thì thấy ông ta chẳng những không thấy có gì ngăn cản cuộc hiệp thương với Saigon...Khi Maneli đến Hà Nội trình bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, thì chỉ hai ngày sau Hà Nội đã có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng trình lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền. Còn điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, thì sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề gì?

(trích từ Tài Liệu ĐÀN CHIM VIỆT – 30-10-2007)



Theo Linh Mục An-Tôn TRẦN VĂN KIỆM

(Bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm):



"Về sau khá lâu, tôi nghe một nguồn tin nói rằng: Khi bị Hoa kì dồn ép tới đường cùng, ông Diệm có nhờ giáo sư Bửu Hội làm trung gian mở một vài cuộc hoà đàm bí mật với đại diện ông Hồ tại Tánh Linh, khiến cho một số chính khách Mĩ đã dựa vào đó mà gỡ tội cho ông Cabot Lodge, đại sứ Tổng Thống J.F.Kennedy…"

(trích từ bản thảo cuốn hồi-ký "Có phải Hoa thịnh đốn đã đưa ông Diệm về làm Tổng thống Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam?" của L.m. An-tôn Trần văn Kiệm)



(Trở Lui)



Phụ Lục 2:



Theo báo Mỹ “Chicago Tribune”

(June 1, 1997):



While the coup against him was being plotted, Diem was negotiating a political compromise with Ho, who was just as troubled by his dependence on Chinese support in the North as Diem was by the growing American presence in the South. In retrospect, the elimination of Diem destroyed the only realistic prospect for a negotiated settlement and the honorable withdrawal of the U.S. from the conflict.

(trích từ bài viết "A Fatal Mistake: Looking anew at Ngo Dinh Diem's 1963 ouster as president of South Vietnam")



(Trở Lui)







http://LeXuanNhuan.tripod.com/NgoDinhDiem.html
http://LeXuanNhuan.tripod.com/ThuongDe.html




ĐAN TÂM * NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG XUẤT KHẨU PHỤ NỮ VIỆT NAM


Tháng 4 năm 1975, vận nước suy đồi, miền Nam sụp đổ. Chế độ Cộng Hoà đã bị thay thế bằng một chế độ tồi tệ, vô nhân tính: Chế độ cộng sản. Không vô nhân tính sao được, khi vừa đặt chân vào miền Nam đã đem nhốt cả mấy trăm ngàn người vào trong các trại tù cải tạo, đầy ải đi các vùng rừng thiêng nước độc. Cả triệu người khác vì hải hùng, xô nhau chạy ra biển đem tính mạng của mình và gia đình đánh bạc với tử thần để mong tìm hai chữ “tự do”.

(Hình ảnh:
Những cô gái Việt ở "phố đèn đỏ" Singapore)

Chế độ vô nhân tính, rỗng tuếch được che dấu bằng những biểu ngữ hoa mỹ để khoa trương: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa” giàu mạnh. Độc lập mà sao phải cắt đất dâng hiến cho Trung Quốc? Tự do mà sao người dân bị quản lý bằng chế độ hộ khẩu? Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh đâu không thấy chỉ thấy thịt cá, thuốc men, vải vóc, thứ gì cũng bị hạn chế theo tiêu chuẩn. Muốn có thêm ngoài tiêu chuẩn thì phải mua “chui” tức là mua hàng lậu. Mà đã nói hàng lậu tức là bất hợp pháp, bị công an rình mò, theo dõi, bắt bớ khốn khổ.




Nhưng có một thứ mua bán lại được nhà nước dung túng là “bán phụ nữ ra nước ngoài”. Ta hãy nhìn những tấm hình chụp ngay khách sạn thành phố HCM: các cô gái còn rất trẻ, cởi hết quần áo, đứng thành hàng dài để các ngoại nhân Đài Loan hoặc Đại Hàn chọn lựa. Tại Đài Loan, tờ Trung Hoa thời báo đã phê phán gay gắt việc khuyến mãi gái Việt trên đất Đài Loan bằng những quảng cáo “Cô dâu Việt Nam, giá bán 18 vạn đài tệ. Bảo đảm là gái trinh, nếu không trả tiền lại”. Tại Đại Hàn, các công ty môi giới công khai rao hàng “Người chưa vợ, goá vợ, hoặc khuyết tật đều có thể tìm cô dâu Việt”. Tại Singapore, 3 cô gái Việt Nam được trưng bày tại trung tâm mua sắm Golden Mile Complex làm cho Hội Phụ Nữ Singapore vô cùng xúc động và bất bình.




Nhưng còn Đảng và Nhà Nước Việt Nam thì phản ứng ra sao trước cảnh người phụ nữ Việt Nam bị xúc phạm và làm mất nhân phẩm như vậy? Các vị lãnh đạo có nhìn thấy trách nhiệm của mình hay không? Các vị lãnh đạo hãy nhìn kỹ những bức hình loã thể và thử tưởng tượng xem nếu một trong những cô gái ấy là con hay em của mình thì các vị nghĩ sao? Các vị còn lương tâm không? Các vị có thấy xứng đáng để còn lãnh đạo đất nước hay không?




Trong lịch sử Việt Nam , chưa bao giờ người phụ nữ bị bôi nhọ, hạ phẩm cách tới như vậy. Các cô gái trẻ này, đáng lẽ được cắp sách tới trường, nay lại phải bán mình cho các ngoại kiều già yếu, tàn tật để đổi lấy một số tiền mưu sinh. Tương lai của họ thật là mịt mù nơi đất khách quê người. Ai nghe thấy cũng phải đau lòng, hoảng hốt, và lo sợ cho họ. Đất nước đã tiến lên xã hội chủ nghĩa trên 30 năm rồi, ấm no, giàu mạnh ở đâu đây? Những phụ nữ chân yếu tay mềm thì phải bán thân để mưu sinh trong khi ông bộ trưởng thì dùng công quỹ cả triệu đồng để cá độ đá banh. Có phải ý nghĩa và mục tiêu hai chữ “Cộng sản” là san bằng giai cấp, san bằng tài sản để mọi người cùng ngang bằng với nhau là vô sản để riêng lãnh đạo nắm hết, quản lý hết tài nguyên, tiền của đất nước? Nếu đúng như vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam tiến ngược đường rồi.




Chúng tôi sống xa đất nước đã lâu, nhưng tâm hồn Việt Nam làm chúng tôi lúc nào cũng khắc khoải với dân Việt. Chúng tôi muốn Đảng và Nhà Nước Việt Nam đừng im hơi lặng tiếng nữa, đừng ngậm miệng ăn tiền nữa. Xin hãy lên tiếng giải thích với nhân dân Việt Nam , với dư luận quốc tế vì sao lại để cho tình trạng này xảy ra? Xin hãy cấp thời tìm biện pháp ngăn chận để chấm dứt cảnh buôn bán phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài.




Bao lâu nay, chúng tôi đã từng được nghe những lời nói hoa mỹ, của các bậc lãnh đạo dành cho chúng tôi, coi chúng tôi là “khúc ruột xa ngàn dặm”. Đảng và Nhà Nước cũng dành cho chúng tôi những đặc ân được mua nhà ở Việt Nam , được lấy 2 quốc tịch. Tuy nhiên, chúng tôi thấy những việc làm này không cần thiết. Chuyện cần thiết là Đảng và Nhà Nước hãy lãnh đạo đất nước cho tử tế, không tham nhũng, không bè phái, không cắt đất dâng biển cho Trung Quốc, không xuất khẩu phụ nữ trẻ thơ, và hãy lo cho những khúc ruột ngay trên quê hương. Ngày nào nhân dân Việt Nam được sống như những con người đúng nghĩa, có nhân phẩm, ngày ấy không cần kêu gọi chúng tôi cũng xin xếp hàng để trở về Việt Nam phục vụ đất nước.




Đan Tâm




Xin độc giả nghe bản nhac của Trần Chi Phúc viết về vấn đề xuất khẩu phụ nữ Việt Nam:







Sunday, October 26, 2008

NGUYỄN THANH NAM * TUYÊN NGÔN

TUYÊN NGÔN


Tuyên Ngôn Dân Chủ và Nhân QuyềnTuyên Ngôn. The Declaration


TỔ QUỐC VIỆT NAM

__________________


Tuyên Ngôn
Dân Chủ và Nhân Quyền


Kính gửi đồng bào Việt Nam,



Chúng tôi nhân danh người Việt, nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam vì sự khát vọng Tự Do trên nền tảng Dân Chủ và Nhân Quyền. Nay long trọng công bố bản Tuyên Ngôn Dân Chủ và Nhân Quyền đến quốc dân Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.



I. NIỀM TỰ HÀO VÀ KHÁT VỌNG TỰ DO, NHÂN QUYỀN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Kể từ khi dựng nước, dân tộc Việt đã trải qua nhiều thế hệ cứu quốc và kiến quốc. Nước ta nhiều lần bị giặc ngoại bang xâm chiếm và đô hộ. Họ âm mưu đồng hoá người Việt về ngôn ngữ, phong tục tập quán và muốn xoá vĩnh viễn nền văn hoá ngàn xưa của dân tộc Việt. Với tinh thần bất khuất, người Việt đã đánh đuổi giặc ngoại xâm dành lại độc lập, bảo vệ giang sơn, giữ vững nền văn hoá cùng với truyền thống dân tộc và thực thi quyền dân tộc tự quyết mà lịch sử đã vinh danh tinh thần Hội Nghị Diên Hồng. Từ đó khẳng định rằng: dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc khác trên thế giới đều tôn trọng nhân quyền, có khát vọng giống nhau về quyền sống bình đẳng, quyền mưu cầu nguồn sống ấm no hạnh phúc và quyền được hưởng đầy đủ các quyền tự do căn bản của con người. Luôn đề cao giá trị tự do-dân chủ và sự độc lập vẹn toàn lãnh thổ.



- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập nǎm 1776 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đã minh định: “mọi dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

- Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của cách mạng Pháp Quốc nǎm 1791, khẳng định rằng: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời bảo vệ giá trị và nhân phẩm con người sống trên toàn thế giới là bất khả xâm phạm được gọi là Nhân Quyền, đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948.

- Ngay trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Chính Phủ Lâm Thời Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, cũng đã nhấn mạnh thêm một lần nữa: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thế nhưng, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bội tín và chà đạp nhân quyền, tước đoạt quyền sống và các quyền tự do căn bản của con người, đồng thời đàn áp khốc liệt bắt người dân Việt phải làm nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản. Đây là một sự thật tang thương của dân tộc đã ghi vào lịch sử. Không ai có thể thay đổi sự thật của lịch sử, nhưng người cộng sản đã gian manh uốn nắn và bẻ cong lịch sử để che dấu sự thật nhằm lừa bịp toàn dân Việt Nam.



II. CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI CÁO CHUNG.


Vào thập niên cuối thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Cộng Sản đã cáo chung. Cái nôi của Chủ Nghĩa Cộng Sản là Liên Xô sụp đổ. Các nước thuộc khối Cộng Sản Đông Âu tan rã. Các quốc gia này nhận thức rõ ràng là chủ nghĩa Cộng Sản đã đi ngược lại khát vọng của nhân loại sống trên quả địa cầu, đã tước đoạt quyền sống bình đẳng và các quyền tự do của con người. Hành trang cách mạng của họ không có một tấc sắt trong tay, mà chỉ có khát vọng Tự Do và lòng mong muốn quyền sống của con người, cùng với sự dũng cảm quyết tâm đoạn tuyệt chủ nghĩa cộng sản phi nhân bản để thoát khỏi sự sợ hãi trước cường quyền có đầy đủ khí giới và phương tiện đàn áp. Cuộc cách mạng đã thành công, chính nghĩa, chân lý và ý dân đã thắng chủ nghĩa cộng sản phi nhân tàn bạo. Họ ý thức được chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn phá đất nước, nên cùng quay trở về với cội nguồn dân tộc, xây dựng lại quốc gia tự do-dân chủ, nhân bản và phú cường. Đây chính là một lộ trình tự do-dân chủ thuận theo thiên ý và lòng dân,đã đánh dấu trang sử mới của nhân loại và báo hiệu chủ nghĩa cộng sản trên thế giới cáo chung.



III. THỰC TRẠNG VIỆT NAM KHÔNG CÓ TỰ DO, DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN



Kể từ năm 1945, đảng Cộng Sản Việt Nam đã áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai lên miền Bắc nước Việt Nam. Nỗi khốn khổ một cổ bị tròng 2 gông, vừa làm nô lệ cho Quốc Tế Cộng Sản, vừa làm nô lệ cho đảng Cộng Sản Việt Nam, người dân miền Bắc sống trong sự áp bức, bóc lột, đàn áp, nghèo đói, bất công xã hội và hoàn toàn không còn quyền tự do. Một bức tường sắt vô hình cách ly miền Bắc với thế giới bên ngoài, như một nhà tù khổng lồ để che chắn cho đảng Cộng Sản Việt Nam lộng hành, cai trị tàn ác và giết người dã man, mà lịch sử đã lên án mạnh mẽ cuộc cách mạng cải cách ruộng đất ở miền Bắc.



Chính đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh Bắc Nam tương tàn, nhất quyết xé nát Hiệp Định Geneve 1954 và Hiệp Định Paris 1973, đưa quân cưỡng chiếm miền Nam nước Việt Nam, gây ra biết bao nhiêu cảnh sinh ly tử biệt, nhà cửa hoang tàn đổ nát, dân chúng điêu linh lầm than trong chiến tranh, trong đó lịch sử đã nghiêm khắc lên án cộng quân bất nhân đã thảm sát hàng ngàn đồng bào vào năm 1968 tại Huế đó là biến cố tết Mậu Thân. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, đảng Cộng Sản cai trị toàn nước Việt Nam bằng chủ nghĩa Cộng Sản phi nhân bản. Đã giam cầm tra tấn các thành phần dân, quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hoà. Chiếm đoạt tài sản của ngưòi dân miền Nam qua chính sách cải tạo tư sản. Thực hiện chính sách quản lý hộ khẩu, bắt đi kinh tế mới, ngăn sông cấm chợ … Người dân miền Nam sống trong cảnh lầm than, đói khổ, mọi quyền tự do căn bản đều bị tước đoạt. Từ đó đã dẫn đến những cuộc vượt biên chạy trốn chủ nghĩa Cộng Sản bằng đường bộ hay đường biển để tìm đến thế giới Tự Do. Đã có những cuộc hành trình vượt biên tìm tự do trở thành nạn nhân trong các thảm cảnh kinh hoàng làm chấn động lương tâm nhân loại toàn thế giới. Giá trị Tự Do và khát vọng Tự Do đã được người Việt Nam dùng sinh mạng khắc lên trang sử oai hùng để khẳng định với thế giới rằng: “Tự Do hay là chết”.



Năm 1977, đảng Cộng Sản Việt Nam tiến quân đánh Khmer Đỏ, gọi là “thi hành nghĩa vụ quốc tế”. Bắt thanh niên đi nghĩa vụ quân sự, tập trung tất cả tiềm năng, tiềm lực quốc gia vào chiến tranh, đã làm cho đảng Cộng Sản Việt Nam khủng hoảng chính trị, bị thế giới lên án nên mất uy tín về ngoại giao, kiệt quệ về kinh tế và sa lầy về quân sự. Đến năm 1979, Trung Cộng đem quân tấn công các tỉnh phía bắc Việt Nam gọi là “dạy cho Cộng Sản Việt Nam một bài học”, vì dựa vào Liên Xô xua quân đánh chiếm Cambodia và chống lại Trung Cộng.Vừa bị tiêu hao binh lực ở chiến trường Campuchia, vừa phải dồn binh lực chống Trung Cộng ở phía bắc, nên đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị sa lầy và kiệt quệ hoàn toàn. Người dân Việt Nam điêu linh đói khổ và hy sinh xương máu chỉ vì sự tham vọng điên cuồng của đảng Cộng Sản. Sau khi Liên Xô sụp đổ nên bị mất điểm tựa, đảng Cộng Sản Việt Nam tự quay lại van xin thần phục Trung Cộng, để được chấp nhận tiếp tục làm thân nô bộc trung thành với chủ nghĩa Cộng Sản. Còn nỗi nhục nào hơn nỗi nhục làm tay sai, ươn hèn khiếp nhược, cúi đầu nghe sự chỉ dạy của quan thầy Trung Cộng, rồi quay về đè đầu cởi cổ, đàn áp dân ta. Đảng Cộng Sản Việt Nam chính là tập đoàn vong bản, phản dân hại nước, mãi quốc cầu vinh.



IV. CSVN ĐÀN ÁP NHÂN DÂN ĐỂ GIỮ ĐỘC QUYỀN LÃNH ĐẠO



Sau hơn 60 năm cai trị miền Bắc và hơn 30 năm cai trị miền Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tước đoạt hết tất cả quyền tự do căn bản của con người, chiếm đoạt quyền tự quyết của dân tộc, áp đặt bằng bạo lực bắt buộc toàn dân Việt Nam phải đi theo con đường chủ nghĩa Cộng Sản phi nhân tính, làm cho đất nước đói nghèo, lạc hậu, tạo nên nhiều oan nghiệt chất chồng cho người dân. Thanh trừng các đảng viên cộng sản chủ trương xét lại. Bắt giam và trù dập những thành phần cấp tiến hay đảng viên cộng sản phản tỉnh. Đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ, có khuynh hướng và chủ trương dân chủ hoá đất nước. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm mưu áp đặt và kiên quyết duy trì điều 4 Hiến Pháp để giữ vị thế độc quyền và độc tài lãnh đạo đất nước, khinh thường pháp luật, thực thi chính sách phi dân chủ và chà đạp nhân quyền. Nạn tham nhũng lan tràn bất trị từ trung ương đến địa phương, đã làm băng hoại toàn diện tinh thần dân tộc Việt Nam trên tất cả mọi lãnh vực từ: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục … Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một tập đoàn độc tài phát xít (fascist) hay có thể nói đúng hơn là một đảng cướp. Bằng một lý luận kỳ dị là: “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính cái lý luận này đã giúp cho tập toàn độc tài này trở nên những nhà tư bản đỏ, vơ vét tài nguyên và bòn rút tiềm năng kinh tế quốc gia để làm giàu bất chính. Nhà nước Cộng Sản đã tạo ra những món nợ khổng lồ mà toàn dân Việt nghèo khổ phải gánh chịu để trả cho các chủ nợ quốc tế. Cho dù đảng Cộng Sản Việt Nam có sụp đổ trong tương lai thì chính quyền hậu cộng sản cũng phải gánh chịu món nợ khổng lồ này.




V. QUỐC NẠN CỘNG SẢN TÀN PHÁ ĐẤT NƯỚC.



Ngày nay, đảng Cộng Sản Việt Nam đã phạm tội mãi quốc cầu vinh, dâng đất, biển và hải đảo cho Trung Cộng, để mưu cầu được nhận sự bảo hộ nhằm bám víu quyền lực, gây thêm nhiều quốc nạn tang thương cho dân tộc Việt Nam:

Quốc nạn Cộng Sản là một đại hoạ của dân tộc Việt Nam. Đã làm suy yếu tiềm năng, tiềm lực quốc gia, xã hội băng hoại, điều hành đất nước bằng luật pháp bất minh. Gây cảnh quốc phá gia vong, nghèo nàn lạc hậu. Người dân sống trong oan nghiệt lầm than. Nhân phẩm người Việt Nam bị chà đạp một cách tàn nhẫn và thô bạo.
Chính đại nạn Cộng Sản đã sinh ra các quốc nạn khác tàn phá quốc gia.

Quốc nạn tham nhũng đã làm cho luân thường đạo lý bị lộn nhào tan nát, tàn phá kinh tế quốc gia đến lụng bại. Đảng Cộng Sản dùng cường quyền đàn áp người dân từ tinh thần đến thể xác để vơ vét cho đầy túi tham làm giàu bất chính. Tạo ra nhiều cảnh oan ức, ngang trái và tuyệt vọng trong lòng dân tộc.
Quốc nạn lạm phát đã làm cho người dân đói nghèo thêm tuyệt vọng, đời sống lầm than cơ cực nay lại chồng chất thêm khó khăn khốn khổ.
Quốc nạn băng hoại xã hội, tệ nạn xã hội lan tràn khắp mọi miền đất nước, đã hủy diệt sinh lực và luân thường đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Quốc nạn cũng là Pháp nạn. Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương tiêu diệt tôn giáo, tịch thu và quốc hữu hoá tài sản của các tôn giáo, cưỡng đoạt quyền hạn sắc phong các chức sắc tôn giáo. Mọi hoạt động tôn giáo đều bị khống chế, giám sát và theo dõi của Mặt Trận Tổ Quốc, Ban Tôn Giáo và cơ quan An Ninh.
Quốc nạn ô nhiễm môi trường, môi sinh đã tàn phá thiên nhiên, đất nước và con người qua nhiều thế hệ, làm tổn hại đến sức khoẻ và đời sống, trực tiếp ảnh hưởng đến sự tồn vong của giống nòi Việt Nam.
Quốc nạn dân trí lụng bại. Chính sự nghèo đói và tham nhũng đã đẩy trình độ dân trí ngày càng yếu kém, đẩy các thế hệ trẻ xa rời trường học. Cộng Sản thực thi chính sách ngu dân để trị, kìm hãm sự tiếp cận và học hỏi nền văn minh của thế giới. Dân trí lụng bại ảnh hưởng sâu sắc đến vận mạng tương lai dân tộc.

Quốc nạn đạo đức suy đồi. Đây chính là tình nhân loại nghĩa đồng bào. Tình thương nhân loại đã không còn tồn tại từ lãnh vực y tế đến lãnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục … Luân thường đạo lý dạy nhân cách làm người từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam đã bị hủy diệt.


Quốc nạn buôn người. Nhân phẩm của người Việt Nam bị chà đạp. Phụ nữ mang thân đi làm dâu, làm lao nô bị hành hạ ở xứ người, bị rao bán như súc vật, bị bán vào con đường mãi dâm. Ngay cả trẻ em Việt Nam cũng bị bán vào chốn phong trần đầy đau thương ngang trái. Nam giới thì đi làm lao nô khắp thế giới bị chủ bóc bột, đày đoạ và đánh đập. Đây là niềm đau thương tột cùng của dân tộc Việt Nam.



VI. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH



Làm sao diệt trừ quốc nạn để thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam?

Quyền con người không có thì làm sao có quyền công dân?

Quyền tự do không có thì làm sao có quyền dân tộc tự quyết?

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Chỉ có người Việt cứu lấy đất nước và dân tộc Việt. Không có dân tộc nào có thể giúp, khi người Việt không đoàn kết một lòng quyết tâm đứng lên cứu lấy quốc gia suy vong bởi quốc nạn Cộng Sản. Thể chế chính trị cộng sản chỉ có thay thế bằng thể chế chính trị tự do-dân chủ chứ không thể thay đổi.


Chính vì lẽ đó, khẩn thiết kêu gọi đồng bào trong nước và các cộng đồng người Việt ở hải ngoại thống nhất ý chí và đoàn kết đấu tranh cứu quốc, để đáp ứng sự khát vọng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của dân tộc Việt Nam, chủ trương đấu tranh hoà bình, bất bạo động, lấy chính nghĩa quốc gia và ý dân làm nền tảng.



Thiết tha kêu gọi toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng đồng tâm đoàn kết tạo thành lực lượng đấu tranh đòi đảng Cộng Sản Việt Nam phải trao trả lại quyền dân tộc tự quyết và các quyền tự do căn bản của con người. Bằng giải pháp đối thoại, kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam đồng thuận một lộ trình chuyển giao quyền dân tộc tự quyết trong hoà bình. Phải công nhận và trao trả vô điều kiện các quyền tự do căn bản cho người dân Việt Nam như:

Quyền tự do tư tưởng.
Quyền tự do ngôn luận.
Quyền tự do tôn giáo.
Quyền tự do lập hội.
Quyền tự do hội họp.
Quyền tự do cư trú….



Đồng thời khẩn thiết kêu gọi các cộng đồng người Việt ở hải ngoại bằng khả năng và vận dụng mọi phương tiện thuận lợi ngõ hầu tích cực vận động Liên Hiệp Quốc, các cường quốc tự do-dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế và các cơ quan tài chính thế giới … tác động mạnh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế và ngoại giao …để đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử công bằng và các bên phải tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Khi người dân đã có quyền dân tộc tự quyết thì họ có đủ quyền hạn của một công dân Việt Nam dùng lá phiếu để quyết định vận mạng chính trị cho đất nước thông qua phương thức phổ thông đầu phiếu.



Chủ trương và mục tiêu đấu tranh:

Đấu tranh ôn hoà, bất bạo động dành lại quyền dân tộc tự quyết, để thay thế thể chế chính trị cộng sản bằng thể chế chính trị tự do dân chủ.
Xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Bản và phú cường trên nền tảng một xã hội dân sự, thượng tôn pháp luật, với cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng và tam quyền phân lập là hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Cầu nguyện hồn thiêng sông núi cùng anh linh tiền nhân phù trợ cho toàn dân Việt đoàn kết một lòng để cứu nước và kiến tạo tổ quốc Việt Nam phú cường.





Việt Nam, ngày 2 tháng 5 năm 2008.

Người viết Tuyên Ngôn

Kỹ Sư Nguyễn Thanh Nam


http://www.gopetition.com/online/19199.html.
==
Kính mong đồng bào trong và ngoài nước đồng thuận

và ủng hộ bản Tuyên Ngôn, bằng cách tiếp tay phổ biến

rộng rãi và tham gia ký tên để bài tỏ lòng khát vọng

Tự Do Dân Chủ của dân tộc Việt Nam.

* Riêng đồng bào trong nước, vì điều kiện an ninh

nên có thể dùng bí danh để ký tên.

Kính mời đồng bào bấm vào cái Link này để ký tên:



http://www.gopetition.com/online/19199.html.



http://www.gopetition.com/online/22622.html



tuyenngondanchunhanquyen@gmail.com

Saturday, October 25, 2008

PHAN TÂN KHÔI * THỬ BÀN VỀ TÊN THỦ ĐÔ VIỆT-NAM

Phan Tấn Khôi
 THỬ  BÀN  VỀ  TÊN  THỦ  ĐÔ  VIỆT-NAM


Đến năm 2010 này là kỷ niệm một nghin năm hoàng đế Lý Thái Tổ thiết lập thủ đô Việt-Nam đầu tiên hoàn toàn độc lập, với cái tên thần thoại, huy hoàng, vẻ vang Thăng-Long.
Tên một thành phố có thể gợi cho chúng ta niềm hãnh diện, nỗi vui mừng hoặc những kỷ niệm đau buồn, thương tiếc như tên thủ đô xưa Thăng Long oai hùng, tráng lệ mà vì thời cuộc đổi thay đã bi thay thế bằng cái tên khởi đầu có ý nghĩa tầm thường Hà-Nội, gọi theo vị trí địa phương : một tỉnh nằm trong (Nội) khúc quanh của con sông (Hà).


THĂNG-LONG, thủ đô vuơng quốc

Thăng-Long gợi cho chúng ta triều đại độc lập đầu tiên của Việt-Nam, nhà Lý, một thủ đô hùng mạnh và vẻ vang của dân tộc Việt. Sau khi tái lập được hòa bình và loại bỏ mối đe dọa Trung-Quốc, triều đại mới nhà Lý tự cảm thấy đủ mạnh để thiết lập thủ đô của vương quốc tại miền đồng bằng. Hoàng đế Lý Thái Tổ quyết định thiên đô từ Hoa-Lư về kinh thành cũ Đại-La, nơi đã có một quá khứ vẻ vang..
Vào tháng bẩy âm lịch năm 1010, trong lúc đoàn tùy tùng hoàng gia đi đến gần Đại-La, nhà vua nhìn thấy một con rồng vàng óng xuất hiện trên bầu trời và, coi đó như là một điềm xuất sắc, ông đặt cho thành phố cái tên nó sẽ mang trong suốt chín thế kỷ (1010-1805), Thăng-Long, “thành phố của con rồng bay lên”. Hơn nữa, tại Việt-Nam cũng như tại Trung-Quốc từ thời nhà Hán, rồng còn là con vật biểu tượng hoàng đế, tượng trưng cho lễ đăng quang của tân hoàng đế.
Tuy nhiên, việc xác nhận chủ quyền và độc lập của tân triều đại phải có một giới hạn nào đó, vì trên lý thuyết họ còn ở dưới sự bảo hộ của người láng giềng phương Bắc. Vì vậy, để dung hòa quyền lợi đôi bên, triều đình nhà Lý đã chọn một chữ nho cổ xưa và hiếm để có thể tuyên bố nền độc lập của các vị vua Việt-Nam đối với Trung-Quốc mà không đoạn giao với xứ này (thay vì sử dụng chữ “Thăng” thường được dùng 升, người ta chọn một chữ phức tạp hơn, có dấu “mặt trời” ghi thêm lên trên chữ gốc 昇. Cách viết chữ này đã được thấy từ thời cổ Trung-Quốc, chắc chắn để làm giảm nghĩa bóng của từ ngữ = lễ đăng quang một vị vua, bằng cách nhấn mạnh đến truyền thuyết lấy từ gốc chữ = con Rồng bay lên trời, vậy về phía mặt Trời).
Vậy, vị vua thứ nhất nhà Lý thiết lập thủ đô của Đế-quốc tại nơi có những tường thành kiên cố, có nghĩa là trong thành phòng thủ Đại-La xưa, lúc đó đủ lớn để chứa gia đình ông và tập đoàn hành chánh của vương quốc. Chính vào thời điểm này hồ Tây được đặt tên như vậy, dựa vào vị trí của nó đối với hoàng thành.. Dần dần, với sự phát triển của triều đình và nền hành chánh quan lại, thành lũy phòng thủ cùa người Trung-Quốc trở nên quá hẹp và người ta đã phải xây dựng ngoài tường thành.
Ngay từ năm 1014, người ta đã xác định vị trí thành phố bằng một bờ tường đất bao bọc bên ngoài gồm cả hồ Tây; và chạy vòng theo dòng sông Tô-Lịch và sông Kim-Ngưu. Hai thế kỷ sau, vào năm 1230, vị vua thứ nhất nhà Trần dời bờ tường gần hai cây số về phía nam. Người ta có thể giải thích phần lớn hình thể thành phố do nhu cầu phải dựng lên một tường thành chống lũ, lụt của sông Hồng và các sông nhánh. Đó cũng là lý do người ta không thấy được hình thể cổ điển ba thành phố lồng vào nhau theo hệ thống : cấm thành, nơi hoàng gia trú ngụ; hoàng thành, nơi triều đình sinh hoạt cùng các bộ và cơ quan hành chính, sau cùng là thành phố dân sự, nơi người dân cư ngụ và sinh hoạt theo đúng mẫu thủ đô Trung-quốc. Khác với nhiều thủ đô khác, thành phố không vượt quá giới hạn xác định vào thế kỷ XIII về phía Nam, giới hạn xác định vào thế kỷ XI ở mọi phía khác. Trong thời kỳ quân chủ, kế đó thực dân và xã hội chủ nghĩa, cái “Hà-nội phi thường” cũng chỉ nằm trong cùng khoảng không gian ấy. Chỉ trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX thành phố mới lấn ra ngoài lề của nó.
Thế kỷ thứ XV là thời kỳ huy hoàng, thời kỳ vàng son của Thăng-Long. Triều đại vẻ vang nhà Lê lo chấn hưng thủ đô và xác định quyền hành trên khắp lãnh thổ đang từ từ phát triển, vương quốc ngày càng lớn rộng về phía Tây cũng như về phía Nam. Số đông trí thức, văn nhân sống trong thành phố từ nay tượng trưng cho niềm tự hào vương quốc, sự hùng mạnh của giới hành chánh và trung tâm tỏa rộng văn hóa.


HÀ-NỘI, thủ phủ một tỉnh

Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, một phong trào đại chúng hùng mạnh quét sạch trong vài năm các gia đình đang trị vì – nhà Lê, họ Trịnh và họ Nguyễn – và chấm dứt với sự thắng lợi của người cuối cùng thuộc dòng họ Nguyễn (người sống sót duy nhất, Nguyễn Ánh, đã thoát được cuôc tàn sát cả dòng họ Nguyễn tại Saigon năm 1777) với sự trợ giúp của các cố đạo người Pháp và Bồ Đào Nha. Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia-Long, thống nhất xứ sở và dời thủ đô vào Huế năm 1806. Bị đặt ngoài lề, bị giới trí thức ưu tú bỏ rơi, lần đầu tiên kể từ hơn tám thế kỷ, Thăng-Long không còn là trung tâm của Lịch-sử.
Thăng-Long mất tên gọi này vào năm 1805. Vì cái tên gọi này quá quen thuộc với đại chúng, triều đình đành thay đổi chữ nho 龍 (long) có nghĩa là “con rồng, hoàng đế”, bằng một chữ đồng âm 隆 (long), mượn tên hiệu vua (Gia- Long) có nghĩa là “phồn thịnh”. Cách viết khác nhau nhưng cách phát âm không thay đổi, Thăng-Long vẫn tên Thăng-Long, nhưng “thành phố con Rồng bay lên” chỉ còn là “thành phố sự Phồn thịnh bay lên”. Sự thay đổi này làm mất đi mọi tự hào vương quốc và cùng năm đó, tỉnh hoàng tộc cũ được đặt tên mới là Hoài-Đức để xóa bỏ mọi vết tích của quá khứ.
Một phần tư thế kỷ sau đó, vào năm 1831, hoàng đế Minh-Mạng, người con thứ tư của Gia-Long, bãi bỏ các trấn và chia Việt-Nam thành ba mươi mốt tỉnh. Chính trong cuộc cải tổ này thành phố mất hẳn tên Thăng-Long và mang tên mới Hà-Nội có nghĩa là “bên trong (Nội) khúc quanh con sông (Hà)”, được chọn bởi hình thể dòng sông nhưng nhất là để cho giống tên thủ phủ một quản hạt quân sự thời nhà Hán, ở ven sông Hoàng-hà. Tên mới cùa thành phố đã bị mất đi ý nghĩa con rồng, nay lại mất cả ý nghĩa bay lên, thế vào đó là một trích dẫn dựa vào thời kỳ xa xôi trong miền Bắc nước Tầu.


HÀ-NỘI thủ đô một thuộc địa

Người Pháp bắt đầu xâm nhập Việt-Nam vào hậu bán thế kỷ XVII qua các hội truyền giáo và mượn danh nghĩa cứu giúp, bảo vệ giáo dân Việt-Nam, mang quân sang xâm chiếm nước ta. Vua Gia-Long chấp nhận việc dân chúng gia nhập đạo Thiên chúa để trả ơn giám mục Pigneau de Béhaine, nhưng người kế vị ông, vua Minh-Mạng (1820-1840), rất tức giận thấy vương quốc có nhiều địa phận Thiên chúa giáo thoát ra khỏi sự kiểm soát của ông và ra lệnh cấm đạo ngay từ năm 1825, xử tử nhiều cố đạo Việt, Tây-ban-nha và Pháp.
Hiệp ước Nhượng địa Hà-Nội lần thứ nhất (1875) cung cấp cho chính phủ Pháp một miếng đất tươm tất ở gần sông Hồng làm chỗ cư ngụ cho viên công sứ Pháp và đoàn tùy tùng, và sau này cho các thương gia Pháp, có nghĩa là miếng đất nằm trong công sự phòng thủ Nam Hà-Nội. Hiệp ước thứ nhì cùng năm công nhận chính phủ Pháp có quyền thiết lập một tòa lãnh sự tại Hà-Nội. Đến năm 1882, viên quan hải quân Pháp Henri Rivière đem quân đánh chiếm hẳn Hà-Nội, kế đó các hiệp ước Harmand (1883) , Patenôtre (1884) công nhận quyền bảo hộ của Pháp tại Trung kỳ và Bắc kỳ và Hà-Nội trở thành “đất Pháp”.
Hiệp ước Nhượng địa Hà-nội lần thứ hai (1888) nhường cho Pháp tất cả đất đai Hà-Nội. Vậy nước Pháp chứng tỏ quyền hành trong một thành phố đã bị giới trí thức ưu tú quan lại bỏ rơi từ lâu, đền đài dinh thự bị tàn phá trong các cuộc nội chiến,và kể từ khoảng 1870, đám người dân thấp cổ bé miệng cũng tủa về nông thôn để lánh nạn chiến tranh, các cuộc tấn công của Garnier và Rivière, những xách nhiễu của giặc Cờ đen và quân đội chính quy Tầu. Chính viên công sứ Bonnal cũng phải than : “Thành phố này xưa kia có hơn tám mươi nghìn người cư ngụ mà nay thì vắng tanh; Hà-nội có cái vẻ buồn thảm của một thành phố chết.” (1) Tuy nhiên cái thành phố tỉnh nhỏ, được Pháp tôn làm thủ đô của Đông-Dương năm 1902, đã phát triển một cách nhanh chóng, khởi từ 50 000 dân vào khoảng 1880 lên đến khoảng 200 000 năm 1940.
Trong thời gian đầu, nhà cầm quyền thuộc điạ tiếp tục sử dụng nhóm quan lại người Việt trong các công tác hành chính, nhưng ngay từ tháng ba 1889, Hà-nội trở thành đất Pháp, thủ phủ của tỉnh phải rời đi nơi khác, kéo theo khối quan lại và giới trí thức ưu tú. Ngay sau đó, thành phố đạt được một cơ chế tư pháp tự trị : một người Việt sống trong thành phố không bị xét xử cùng một phương thức với người anh em trong tỉnh. Vậy, ngoại trừ lãnh vực chính trị, người Hà-Nội được luật pháp nước Pháp bảo vệ và nhiều người Việt-Nam biết khai thác tình trạng này để chống lại sự tham lam về thuế thổ trạch của tòa đô chính, sự lạm dụng việc truất hữu hay sự đánh thuế bất công.
Cuốn Atlas colonial illustré đã mô tả Hà-Nội vào năm 1925 như sau : “Thủ đô và thành phố đông dân cư nhất Bắc-kỳ, ở giữa một hệ thống giao thông đường thủy trên sông Cái hay sông Hồng và cách biển 150 cây số. Dân số 105.000 người gồm 3.000 dân Tây phương, 100.000 dân An-nam và 2.000 dân Tầu. Được thành lũy phòng thủ và nhiều đường đi dạo đẹp đẽ vây quanh, Hà-Nội bao gồm khoảng trăm làng và chia thành bẩy khu phố cộng với một ngoại ô. Một thành phố quan trọng và duyên dáng, người ta thấy một khu dân Tây phương và một thành phố dân bản xứ. Một phần dân chúng sống nổi trôi trên thuyền bè. Đường khu Tây phương được lát bằng đá cẩm thạch, một hồ nhỏ có hình ảnh đẹp đẽ và dễ thương. Tương lai Hà-nội sẽ là trụ sở của chính phủ Đông-dương”.(2)
Nếu người Pháp đã theo đuổi một chính sách xây dựng những công thự to lớn, phi lý và tốn kém, nhất là đối với người Việt-Nam và người Tầu, chính là vì Hà-Nội có ba sứ mạng. Trụ sở của nền bảo hộ xứ Bắc-kỳ (kể từ 1885) và của hội đồng thị chính Pháp (kể từ 1888), thành phố trở thành vào năm 1902 thủ đô của năm <> thuộc Đông-dương - Bắc-kỳ (Tonkin), Trung-kỳ (Annam), Nam-kỳ (Cochinchine), Lào (Laos) và Cao-mên (Cambodge) - và vì vậy quy tụ cả một dẫy văn phòng..Các kỹ sư Pháp, rất quan tâm đến việc diễn tả qua gach đá sự hùng mạnh và sự tân tiến của chế độ thuộc địa, đã xây dựng rất nhiều công thự to lớn và huy hoàng để phục vụ từ những công vụ lớn thuộc Đông-dương (Chính quyền, Quân đội, Nội vụ, Kiểm soát tài chính, Thuế vụ, Các Sở thương mại và nông nghiệp, Sở tư pháp, Bưu chính, v.v.) cho đến những công vụ tương đương thuộc địa phương hoặc hàng nghìn dịch vụ khác dành cho nền hành chính Bắc kỳ và thành phố.


HÀ-NỘI trong mắt ai

Di sản thực dân Pháp để lại thật nặng nề và hiểm độc. Với chính sách chia để trị, chính quyền Đông Dương đã chia cắt đất nước Việt-Nam làm ba phần, Bắc-kỳ có Hà-Nội, Trung-kỳ có Huế và Nam-kỳ có Sài-Gòn. Vùng nào sống theo vùng đó và yêu thích thủ phủ của mình, vô hình chung Việt-Nam có tới ba “xứ sở” gần như biệt lập với ba lối cai trị khác nhau.
Bắc-kỳ và Trung-kỳ đều là những vùng đất theo quy chế bảo hộ của thực dân Pháp, theo lý thuyết chính phủ Pháp cai trị chung với quan lại của triều đình Huế, nhưng trên thực tế, người ta chỉ thấy sự liên hiệp này qua sự hiện diện của quan Pháp và quan An-Nam (theo tên gọi thời bấy giờ) trong các ngày lễ hội, còn tất cả mọi việc đều do viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp quyết định. Hà-Nội là thủ đô của Đông Dương do Pháp dựng lên nên đã là mục tiêu của các cuộc nổi dậy, đánh phá của toàn dân quân kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng. Người Pháp rút về nước, Hà-Nội trở thành thủ đô của miền Bắc, niềm hãnh diện vô biên của người dân miền này.
Trong suốt thời kỳ Pháp chiếm đóng, triều đình Huế vẫn hiện diện song song với chính quyền Bảo hộ và như vậy, đối với người dân bản xứ, Huế vẫn là thủ đô của Việt-Nam cho đến khi vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, Bảo Đại, thoái vị vào năm 1945. Hội nghị quốc tế Genève 1954 tạm thời chia nước Việt-Nam thành hai miền : miền Bắc với thủ đô là Hà-Nội, miền Nam thủ đô là Sài-Gòn. Huế mất hẳn ngôi vị thủ đô Việt-nam.
Nam kỳ là vùng đất duy nhất được coi như thuộc địa của Pháp, chịu sự cai trị trực tiếp của chính quyền thuộc địa, và vì vậy được hưởng một quy chế đặc biệt với những ưu đãi riêng. Sài-Gòn, thủ phủ của miền Nam, cũng được xây cất lai với những công thự lớn lao và tráng lệ, những đại lộ rộng rãi. Tất cả những điều này đã gây cho người dân miền Nam có cảm tưởng như sống trong một xứ sở riêng biệt, một thứ “Nam-kỳ quốc” với Sài-Gòn là thủ đô. Hà-Nội đối với họ là cái gì mơ hồ, ở một nơi xa xôi nào đó. Sau này, khi Pháp rút khỏi Đông-dương, nước Việt-Nam lại bị chia cắt làm hai phần, ý niệm về Hà-Nội trở thành sâu sắc hơn, nặng nề và kém thân thiện hơn. Đến khi Việt-nam thống nhất, tư tưởng này chỉ còn bàng bạc trong lòng một số dân miền Nam mà thôi.


Trở về nguồn

Để xóa bỏ mọi tàn tích ác hại của chính sách chia để trị của thực dân Pháp đã làm cho bao nhiêu thế hệ con người có đầu óc thiển cận, đố kỵ hay ganh ghét và ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân mà quên đi quyền lợi chung, cho đến nay còn rơi rớt lại trong một số người, để xóa bỏ những tỵ hiềm giữa người Bắc, người Trung, người Nam, những ý niệm xưa cũ về các thủ đô Hà-Nội, Huế, Sài-Gòn, chúng tôi xin đề nghị trở về nguồn, đổi tên thủ đô Hà-Nội thành Thăng-Long, cái tên đã tượng trưng cho một nước Việt-Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và hùng mạnh từ thời xa xưa để hoàn thành một quốc gia tiêu biểu : nước Việt-Nam là một, dân tộc Việt-Nam là một.


1- Histoire de Hanoi, Philippe Papin, trang 225
2- www.belleindochine.free.fr, Sommaire/Hanoi



Tài kiệu tham khảo :

- Histoire de Hanoi, Philippe Papin, Fayard – Paris 2001
- Histoire de l’Indochine, Philippe Héduy, Société de Production Littéraire – Paris 1983
- Indochine, Charles Daney, Flammarion – Paris 1992
- www.belleindochine.free.fr


Sunday, October 19, 2008

TRẦN BÌNH NAM * GIẢI PHẨU MỘT VỤ ÁN


 GIẢI PHẨU MỘT VỤ ÁN

Trần Bình Nam



Vụ án xử hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh niên), Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và hai sĩ quan công an, thiếu tướng hồi hưu Phạm Xuân Quắc và đại tá Đinh Văn Huynh trong hai ngày 14 & 15/10/2008 tại Hà Nội đã kết thúc với những bản án tương đối nhẹ hơn so với mức án đề nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (tức Viện Công tố).



Vụ án này khởi tố vào tháng 5/2008 với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” và từng làm dư luận trong nước và thế giới xôn xao xem là một vụ đàn áp báo chí vì hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã xông xáo đưa tin về vụ án PMU18 (Project Management Unit 18, một bộ phận của bộ Giao thông Vận tải phụ trách xây dựng đường sá và cơ sở hạ tầng) trong thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2006 trên hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là hai tờ báo có nhiều độc giả nhất trong nước.



Do sự chú ý của dư luận thế giới, đảng cộng sản Việt Nam đã cho xử 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải cùng với hai sĩ quan công an Phạm Xuân Quắc và Đinh Văn Huynh một cách công khai hơn các vụ án khác. Công khai với nghĩa tòa án tương đối dễ dãi đối với số lượng người tham dự (báo chí, thân nhân), luật sư biên hộ được bênh vực bị can trước tòa mà không bị quan tòa cắt máy vi âm hay cắt lời như thường thấy, các bị can cũng được góp lời biện hộ cho mình.




Nhờ sự công khai mà sau khi vụ án kết thúc người ta có thể ráp các mảng thông tin lại với nhau và thấy được chân dung của tình trạng tham nhũng của các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, sự dùng các vụ truy tố tham nhũng để đánh lẫn nhau, và khi hũ mắm được khui ra trước dư luận de đọa sự tồn tại của đảng thì đảng vội vàng lấp liếm bằng một vụ án gọi là vụ án “lợi dụng chức vụ” để khỏa lấp tất cả dưới cái vỏ công lý.



Tham nhũng, làm tiền là chuyện hằng ngày của cán bộ đảng tại Việt Nam hôm nay, đến nổi dân kháo với nhau rằng “tại Việt Nam hôm nay tham nhũng đâu có gì lạ, không tham nhũng mới là chuyện lạ!” Nhưng bài trừ tham nhũng vẫn là khẩu hiệu đầu môi của những người lãnh đạo Việt Nam, và chống tham nhũng được dùng để hạ nhau trong nội bộ đảng.




Chuyện xẩy ra từ đầu năm 2006. Ông Nguyễn Tấn Dũng (lúc đó còn là Phó thủ tướng) một ủy viên đang lên của Bộ chính trị và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vốn không hợp nhau về chủ trương và đường lối.Tháng Giêng năm 2006, trước đại hội 10 của đảng (triệu tập vào tháng 4/2006) ông Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 bị điều tra về việc đã dùng 1.8 triệu mỹ kim tiền đầu tư của nước ngoài để cá độ bóng đá. Cuộc điều tra phanh phui thêm ông Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng dính líu đến vụ PMU 18. Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến đều là đảng viên cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam và là đàn em của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Cả hai ông Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến đều bị tạm giam và tước đảng tịch.




Trong quá trình điều tra, các sĩ quan công an phụ trách như tướng Phạm Xuân Quắc và đại tá Đinh Văn Huynh đã theo vết tiền gần 2 triệu mỹ kim cá độ bóng đá truy ra vụ ăn chơi đàng điếm bê tha của ông Bùi Tiến Dũng và vụ Bùi Tiến Dũng cho mượn hoặc cho không hàng chục chiếc xe của Bộ Giao thông Vận tải và tiêu 500.000 mỹ kim để chạy án. Tướng Phạm Xuân Quắc và đại tá Đinh Văn Huynh đã cung cấp tin tức cho hai tờ báo có nhiều độc giả nhất nước là tờ Thanh niên và tờ Tuổi Trẻ và hai tờ báo này qua hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã nhanh chóng khai thác với những bản tin nẩy lửa hằng ngày chưa bao giờ thấy trên các trang báo tại Việt Nam.



Lúc đó đại hội 10 của đảng cộng sản Việt Nam sắp được triệu tập và phe ông Nguyễn Tấn Dũng muốn nhân vụ này đẩy ông Nông Đức Mạnh ra khỏi chức Tổng bí thư hay xa hơn nữa trục ra khỏi Bộ chính trị. Ông Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cởi mở, và thời gian này nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đang trăn trở tìm một con đường thoát ra khỏi áp lực đang đè nặng của Trung quốc (một số nhận định trước đây cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng thân Trung quốc không có cơ sở).



Vụ án cá độ và các hành vi tham nhũng, trụy lạc của Bùi Tiến Dũng, một đảng viên cao cấp vào thời điểm trước đại hội 10 của đảng cộng sảnViệt Nam bày ra một bức tranh không lấy gì đẹp đẻ cho đảng và chế độ, làm cho những người đang cầm quyền nằm trong Trung ương đảng cảm thấy bị đe dọa vì trên thực tế vị nào cũng dính líu đến tiền bạc và có một gia tài lớn cần bảo vệ.



Và không những quyền lợi cá nhân bị đe dọa mà căn bản cầm quyền của đảng (dù được bảo vệ bởi Điều 4 Hiến Pháp) cũng bị đe dọa. Trước nguy cơ này đảng cộng sản Việt Nam ngồi lại tính kế thoát hiểm.
Đại hội 10 của đảng diễn ra êm thắm và không ai đả động đến vụ án PMU18. Nông Đức Mạnh tiếp tục giữ chức vụ Tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng trở thành thủ tướng. Thời gian sau đại hội 10 là thời gian đảng tìm giải pháp ổn định nội bộ và trả lại son phấn cho đảng. Vụ án PMU 18 được hiểu được tiếp tục điều tra, nhưng không phải để kết mà để gỡ.




Sau gần 2 năm, tháng 3/2008 Viện Kiểm sát Nhân dân tuyên bố nhiều chi tiết trong vụ án PMU 18 không có cơ sở, ông thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được trả tự do và hai tháng sau được trả lại thẻ Đảng. Hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị truy tố và bắt giam. Tiếp theo tướng Phạm Xuân Quắc (được cho nghỉ hưu trước đó) cũng bị truy tố tại ngoại, đại tá Đinh Văn Huynh bị truy tố và bắt giam. Cả 4 người đều bị kết tội danh: lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tiến trình điều tra kéo dài cho đến phiên tòa ngày 13 & 14/10 vừa qua tại Hà Nội. Tội danh trong bản cáo trạng của 4 bị can được thay đổi để phù hợp với án định sẵn.Tướng Phạm Xuân Quắc và đại tá Đinh Văn Huynh được đổi tội danh từ “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội danh “cố ý làm lộ bí mật công tác”. Hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đổi tội danh từ “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ ” sang tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”




Trước tòa, phóng viên Nguyễn Văn Hải, đảng viên, nhận đã vô tình phạm tội. Tòa xử Nguyễn Văn Hải hai năm tù treo và được trả tự do tại chỗ.
Phóng viên Nguyễn Việt Chiến (không phải đảng viên) cương quyết cho rằng mình chỉ làm nhiệm vụ thông tin như nghề nghiệp quy định. Những tin ông viết đều được chính thiếu tướng Phạm Xuân Quắc cung cấp và đều được ghi băng (đã trình tòa). Tòa án không cho nghe các băng đã ghi và phạt Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù ở .
Tướng hồi hưu Phạm Xuân Quắc phủ nhận không tiết lộ tin tức cho ai cả. Điều này trái với lời khai của phóng viên Nguyễn Việt Chiến (với bằng chứng có ghi băng và đã nộp cho cơ quan điều tra), nhưng tòa không kiểm chứng đúng sai, tuyên bố Phạm Xuân Quắc có tội và phạt cảnh cáo.




Đại tá Đinh Văn Huynh nói không tiết lộ tin tức điều tra. Tội trạng không khác tội của ông Phạm Xuân Quắc. Tòa tuyên án 1 năm tù ở .
Phiên tòa làm việc như một cái máy không áp dụng thủ tục kiểm chứng, bất chấp lời biện hộ của luật sư và lời khai của bị can trước tòa.
Phiên tòa đóng một lúc hai vụ án: vụ thứ nhất (PMU 18) liên quan đến dùng tiền tham nhũng để đánh bạc, cán bộ đảng viên dùng công quỹ sống sa đọa, dùng hằng trăm ngàn mỹ kim đút lót cả một hệ thống tư pháp để chạy án. Vụ thứ hai viên chức công an tiết lộ tin tức điều tra, và phóng viên báo chí lợi dụng đảng đang lúng túng (vì sắp họp đại hội đảng và nội bộ đang muốn thanh toán nhau) để loan tin làm xấu mặt đảng.
Hai vụ án vô tình bày ra trước thế giới một đảng cầm quyền tham nhũng, bê tha và trụy lạc không còn chút uy tín đối với nhân dân. Nhưng đảng cũng đã khéo dùng hai vụ án PMU 18 và vụ án “Quắc, Hưng, Chiến, Hải” để giáo dục đảng viên các cấp rằng:


1. Nếu biết rằng đảng ta là một tập đoàn tham nhũng thì đừng tố cáo lẫn nhau (cảnh cáo qua Nguyễn Tấn Dũng)


2. Đảng viên khi tham nhũng, ăn chơi sa đọa thì phải kín đáo một chút (cảnh cáo qua Bùi tiến Dũng và Nguyễn Việt Tiến)


3. Khi nào các “anh lớn” đánh nhau thì công an các cấp, dù là cấp tướng, đừng có a dua hùa theo đánh hôi mà mang họa (cảnh cáo qua tướng Phạm Xuân Quắc và đại tá Đinh Văn Huynh)


4. Dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam không có tự do báo chí. Tưởng có báo chí tự do sẽ lãnh đủ (cảnh cáo qua hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải).


5. Trấn an các tướng lãnh công an và quân đội là đội ngũ bảo vệ đảng họ sẽ được che chở (tướng Phạm Xuân Quắc tội trạng giống như tội trạng của đại tá Đinh Văn Huynh nhưng không bị bắt giam điều tra và chỉ bị án treo, trong khi đại tá Đinh Văn Huynh bị bắt giam điều tra và bị phạt 1 năm tù ở).


6. Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam sẽ được ưu đãi nếu biết điều. Phóng viên Nguyễn Văn Hải đảng viên, tội trạng giống như tội trạng của Nguyễn Việt Chiến (không phải đảng viên) nhưng được tù treo, trong khi chứng cớ vô tội trình bày rành rành trước tòa Nguyễn Việt Chiến vẫn bị một năm tù ở.
Màn kịch thi hành công lý của đảng gần như trọn vẹn. Thông điệp của đảng cộng sản Việt Nam gởi các đảng viên đã được gởi đi. Chỉ còn cái gân gà PMU18, bỏ không xong, nuốt vào nghẹn cổ. Cho đến nay vụ án PMU 18 vẫn chưa có Trưởng ban chuyên án mới thay thế tướng Phạm Xuân Quắc. Nhìn gương ông Quắc trong mê hồn trận đấm đá lẫn nhau ai là người có đủ can đảm tiếp tục điều tra ông Bùi Tiến Dũng?
Rút dây động rừng. Và cái dây của ông Bùi Tiến Dũng đã leo rất cao và bò rất sâu vào lục phủ ngủ tạng của Đảng./.


Trần Bình Nam
Oct. 17, 2008
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com


PHAN NHẬT NAM * NGUYỄN CHÍ THIỆN

Sự thật chỉ có một nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Thursday, October 16, 2008



Phan Nhật Nam



Lời người viết.- Người bạn Trần Phong Vũ đã viết đủ trong “Nghĩ về Nguyễn Chí Thiện” (NV số 8339 ngày 6 tháng 10/2008), nhưng Trần Huynh chưa đề cập đến những “chung quanh, đằng sau Nguyễn Chí Thiện”, bài nầy vì thế được viết nên. Xin lỗi với quý độc giả nếu phải đọc lại thêm một lần những nội dung về người/việc mà bài viết của Trần Phong Vũ đã nêu ra. Tất cả chỉ do ý hướng muốn nói rõ ra sự việc mà thôi. Trang trọng.

PNN

Diễn tiến tổng quát


Tình hình sinh hoạt chính trị, văn hóa, xã hội vùng Nam Cali lâu lâu bùng vỡ một vài sự kiện bất thường có tính cách định kỳ, và điểm rõ nét nhất có thể kết luận đối với loạt hiện tượng nầy là tính dân chủ của những hình thức sinh hoạt ấy - Người Việt tự do bày tỏ ý kiến của mình về người/việc xẩy ra trong cộng đồng hải ngoại - Tốt, xấu chúng ta chưa thể đánh giá, chỉ biết đấy là một hiện tượng thường trực, chung nhất.



Khởi đầu từ Tháng Chín và hiện đang kéo dài, một nhân vật đã gây nên bàn cãi qua các diễn đàn trên hệ thống Net mà danh tính xuất hiện thường xuyên trên trang nhất (và chiếm toàn phần 2, 3 trang trong) của báo Sàigòn Nhỏ đấy là Nguyễn Chí Thiện. Trước và song song với vụ việc nầy, ông thường có mặt nơi các diễn đàn, hội thảo chính trị... Trở nên là đối tượng nhận được sự hoan nghênh, chào đón nồng nhiệt, lâu dài nhất so với những nhân vật được đám đông biết đến (cho dù là công dân, viên chức của VNCH) suốt từ thời gian ông đến đất Mỹ, 1995 đến nay, 2008. Nhưng đồng thời cũng gặp phải những chống đối do từ những cá nhân, tổ chức khác - Diễn tiến chống đối nầy có thể tóm tắt theo thứ tự giai đoạn và mang những hình thái, lý do như sau:




1. Giai đoạn 1995-1996:

Sự chống đối, phủ nhận đầu tiên khởi từ người, tổ chức của báo Vạn Thắng (Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử Lê Tư Vinh, Washington DC giữ chức chủ nhiệm); hoặc những người viết như Duy Xuyên (Houston, Texas) với những lý do:

- Nguyễn Chí Thiện có mặt nơi đất Mỹ (từ 1 Tháng Mười Một 1995) kia là một “cán bộ (tình báo) Cộng Sản” giả dạng. Người và tổ chức kể trên “khẳng định”: Có một Nguyễn Chí Thiện “thật”, tác giả tập thơ Vô Ðề/Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực/Hoa Ðịa Ngục, nhưng người ấy đã bị (Cộng Sản) giết chết trong trại tù ở miền Bắc Việt Nam, và Nguyễn Chí Thiện “giả” hiện nay thay thế.

- Tập thơ mang những tiêu đề khác nhau: Vô Ðề/Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực/Hoa Ðịa Ngục... trên có xuất xứ (từ tinh thần và nội dung) của Huyết Hoa, Ðạo Trường Ngâm của Nhà Cách Mạng Thái Dịch Lý Ðông A - Nguyễn Hữu Thanh (không rõ năm sinh), nhân vật lịch sử đã gia nhập tổ chức Phục Quốc của Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể; thành lập Ðại Việt Duy Dân tại Trung Hoa, 1941-1942; bị Cộng Sản giết năm 1946 cùng lần với nhiều thành viên Duy Dân. Phong trào còn lại những cán bộ cốt cán: Phạm Xuân Ninh, Giám đốc Thanh Niên Thể Thao Bắc Việt (1947); Lê Quang Luật, Ðại Biểu Chính Phủ (1954); Nghiêm Xuân Thiện, chủ nhiệm báo Thời Luận (Sàigòn, 1963); Ngọc Hoài Phương, Chủ Nhiệm Báo Hồn Việt (CA) hiện nay lúc ấy giữ nhiệm vụ thư ký tòa soạn. Cao điểm của tố cáo nầy là một bài viết của Giáo Sư Trần Ngọc Ninh đăng trên báo Vạn Thắng về sự mạo danh của NCT (dụng thơ của họ Lý). Sau đó, giáo sư TNNinh có lời đính chính về sự nhầm lẫn của mình.

- Nhóm nầy đánh giá, Hoa Ðịa Ngục II (Hạt Máu Thơ), US.1996 chỉ là những “bài vè” (cốt để ) nối kết dòng thơ “đánh tráo, giả danh” kể trên.

Chúng tôi gọi nhóm nầy là “Nhóm chống đối/Lý Lịch/Chính Trị/Văn Học”.


2. Giai đoạn 2001-2008:

Sau một thời gian im lặng khi báo Vạn Thắng không còn hoạt động, những thành viên gốc quân đội (Bạn thân, cùng khóa sĩ quan, cùng đơn vị nhảy dù với người viết-PNN) dần rời bỏ tổ chức. Những năm 2001, 2006... vấn đề NCT dần trở lại khi ông ra mắt Hỏa Lò (Tập Truyện, NXB Cành Nam, TH/XB/MÐHK, VA, US. 2001), và quan trọng hơn là Hoa Ðịa Ngục Toàn Tập (NXB Cành Nam, TH/XB/MÐHK, VA, US 2006). Lần nầy, phía chống đối tấn công với ý hướng mới: Chấp nhận có một Nguyễn Chí Thiện “thật” do, từ lý lịch gia đình, cá nhân, nhưng vẫn không là “Nguyễn Chí Thiện thật của Hoa Ðịa Ngục (I)” - Và thời điểm, sự kiện đưa tập thơ Vô Ðề/Hoa Ðịa Ngục vào Sứ Quán Anh ngày 16 Tháng Bảy 1979 cần phải được xác chứng lại để minh định: Ai là tác giả đích thực của những dòng thơ bi tráng hào hùng kia.



Năm 2008 vấn đề trở nên quan trọng hơn qua loạt bài của người viết tên là Trần Thanh, phổ biến trên hệ thống Net và gởi đến tòa soạn SGN (Garden Grove, CA) khiến Chủ biên Hoàng Dược Thảo chú ý, dẫu “không hiểu tại sao có hiện tượng (xét lại thật hay giả)” nầy - Ðào Nương, Những điều nên nói “Chuyện Dài... Ông Nguyễn Chí Thiện”, SGN số #14; 9/4 2008. Từ khởi đầu “không biết từ đâu” của ngày (9/4) trở thành biếm nhẻ “Thi Sĩ” hay “Vè Sĩ” qua bài viết của Triệu Lan mà người chủ biên dẫu “không biết rõ xuất xứ” nhưng đánh giá, “những dẫn chứng (của người viết nầy-TL) thì rất xác đáng và hiện thực”. Và mong nhận được bài trả lời của ông NCT - Một người mà Ðào Nương không xa lạ và (không) ác cảm gì. Báo số #21; 9/13. Sự cáo buộc không ngừng ở phạm vi chữ nghĩa (Thi sĩ/Vè sĩ -Thơ hay/Thơ dở), tiến tới đánh giá tư cách, tính hạnh của người gọi là “Thi sĩ/Vè sĩ” kia với xác định: “ông Nguyễn Chí thiện là một người gian dối, không lương thiện”; “Thi sĩ/Vè sĩ” thật chân tướng là “Láo Sĩ”. SGN số #32; ngày 9/28. Và cuối cùng, qua bài viết liên tiếp trong những số báo 32, 33, 34, 35, 36, 37... với lời mời (mang nội dung, tinh thần có tính cách bắt buộc): Ông Nguyễn Chí Thiện (phải) chấp nhận một cuộc “giảo nghiệm chữ viết” để làm sáng tỏ một “Nghi Án Văn Học” - Ai là tác giả thực sự của Vô Ðề/Hoa Ðịa Ngục/Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực - Tập thơ mà ông Nguyễn Chí Thiện (“thật” của hôm nay) đã đưa vào Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội ngày 16/7/1979 mà hiện đã được Bộ Ngoại Giao Anh hoàn trả (Tổng Thư Ký Ðinh Quang Anh Thái, Việt Tide, Westminster, CA mang lại tại địa chỉ 4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 trao tận tay cho ông Nguyễn Chí Thiện -PNN). Cuối cùng, vấn đề được bạch hóa không phải là văn học, thơ phú nữa, Nguyễn Chí Thiện “hiện nguyên hình với dấu ấn trên trán “Made in Yết Kiêu -Triệu Lan; SGN # 257; 10/4” - Có nghĩa, NCT là một cán bộ tình báo Cộng Sản được huấn luyện ở Trung tâm phản gián Yết Kiêu, Hà Nội. Hơn thế nữa, anh ông Thiện, Trung Tá Nguyễn Công Giân, Phòng II/BTTM/QLVNCH theo phát hiện “mới nhất” đã đi Hà Nội hai lần, 1958 và 1972 (ÐN, SGN # 37; 10/4). Và toàn bộ bài viết về, của NCT... “sáng hôm nay (10/5) trên Web Site của giáo sư Dan Ruffy (ÐH/Yale), và giáo sư Jean Libby (ÐH/San Jose) đã bị xóa đi... NCT hẳn đã biết số phận mình sẽ ra sao vì, “tôi (ÐN) nghĩ giới hữu trách Hoa Kỳ đã biết ai là giả ai là thật rồi...” <<< (Bold, Italic trong nguyên bản)>>>




Song song cùng lần với vụ việc (nêu trên) của SGN, có những bài viết khác trên hệ thống Net (tháng 8, 9/2008) điển hình với Tôn Nữ Hoàng Hoa (Texas), Thế Huy (Pháp)... qua phân tích kỹ thuật làm thơ, tu từ, tượng trưng, hư cấu của Nguyễn Chí Thiện trong Hoa Ðịa Ngục (I), so với Hoa Ðịa Ngục (II, Hạt Máu Thơ)... Những người nầy đồng kết luận: Nguyễn Chí Thiện “thật” đang hiện diện (giữa cộng đồng) nhưng không thể là “tác giả của Hoa Ðịa Ngục (I) - Tác phẩm nầy “phải” là của một tác giả Vô Danh.

Chúng ta có thể gọi khuynh hướng chống đối trên đây là: “Nhóm chống đối/Văn Học/Chính Trị”.




3. Nhóm chống đối/Thuần túy chính trị:

Ngoài hai nhóm chống đối kể trên, có những người viết khác, như Nguyễn Văn Chức (Houston, Texas); Ðặng Văn Nhâm (Ðan Mạch)... cũng thường xuyên nhập trận với những phê phán nặng nề về quan điểm, thái độ, hành vi chính trị của NCT. Những tác giả nầy không chú ý đến yếu tố lý lịch cá nhân, những nội dung (thơ, truyện) do NCT viết nên nhưng đồng có chung một quy kết nhất định (bất khả tương nghị): Nguyễn Chí Thiện là cán bộ “Cộng Sản nằm vùng”, hoặc là một tên “trá hàng” trong hàng ngũ cộng đồng người Việt hải ngoại do Hà Nội bí mật gài vào qua thủ tục nhập cư hợp pháp ở Mỹ. Cách quy chụp nầy không trưng một bằng chứng cụ thể nào, thiếu tính lý luận, cố ý tấn công, mạt sát cá nhân NCT nên chúng tôi sẽ không đề cập trong bài viết nầy.



Tóm lại, do có những quan hệ cụ thể (tinh thần và vật chất) với Nguyễn Chí Thiện trong một thời gian gian dài (từ 2001), và nay ông ta đã rời khỏi nơi trú ngụ chung (4117 McFadden, Santa Ana 92714 #410 từ 7/2008), nên chúng tôi nhận thấy đã đến lúc có đủ yếu tố khách quan để khỏi mang tiếng “cố ý bênh người cùng nhà” - Ðồng thời cũng do quan niệm “phải nói lên những điều nên nói...” như báo Sàigòn Nhỏ hằng chủ trương thực hiện giữa “Người Việt Nam không Cộng Sản”. Lời cuối cùng, dẫu có thể dư thừa nhưng cũng phải xác định thêm một lần: Chúng tôi không ám chỉ, quy chụp những đối tượng nhắc đến trong bài viết là “Cộng Sản/Cộng Sản nằm vùng/ tay sai Cộng Sản” như thói quen quy kết, chụp mũ rất đáng chê trách trong cung cách sinh hoạt chính trị thiếu tính dân chủ và lòng tự trọng (trọng mình và trọng người) thường xẩy ra giữa những cá nhân/tổ chức người Việt”... Mà chỉ do nhu cầu cần làm sáng tỏ những vấn đề từ những cá nhân/cơ quan nầy đặt nên. Chúng tôi không thực hiện lần “binh hay chống” một cá nhân tên gọi Nguyễn Chí Thiện - Nhưng sử dụng chữ nghĩa, tài liệu (hiện có) để trình bày về Một Sự Thật - Và Sự Thật luôn là điều Hợp Lý.




Và thật lòng mong muốn sau bài viết nầy; lần trình chiếu hai Talk Show của Chu Tất Tiến (đã thâu hình) trên hệ thống SBTN (Ðề cập đến người/việc liên quan sự kiện NCT); lần hoàn tất thủ tục Giảo Nghiệm Chữ Viết do Chuyên Viên Giám Tự dự trù (nếu được) thực hiện giữa ông Nguyễn Chí Thiện và báo Sàigòn Nhỏ - Vấn đề ắt sẽ có một kết luận chung nhất, cuối cùng - Nguyễn Chí Thiện, Ông là Ai? Ai là Thực Tác Giả của tập thơ Vô Ðề/Hoa Ðịa Ngục (I)/Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực? Lần đưa tập thơ vào Tòa Ðại Sứ Anh (16/7/1979) đã (thực) xẩy ra như thế nào? Và tại sao đã xẩy ra hiện tượng chống đối hôm nay? Tất cả để dồn sức mạnh tổng hợp của Cộng Ðồng Hải Ngoại vào những mục tiêu: Hệ thống gọi là Cộng Sản hiện cầm quyền tại Hà Nội (qua hiện tượng đàn áp khu nhà chung Thái Hà); Và cấp thiết hơn nữa là sự đe dọa (rất có khả năng ) đến từ Bắc Kinh với đất, biển quê hương càng ngày càng bị đe dọa, thâu hẹp lại... Mong lắm thay.





Nguyễn Chí Thiện,

Người có thực giữa những người chịu khổ nạn vì không chấp nhận Cộng Sản

1. Về lý lịch, gia cảnh:


Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939, chánh quán Thôn Thượng Thọ, Xã Mỹ Thọ, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam, con Cụ Ðồ Nguyễn Công Phụng. Ðiều nầy được xác nhận không phải ai khác mà là chính người đã mạt sát NCT thậm tệ qua bài đăng trên Net ngày 4/10/08 - Ðặng Văn Nhâm: “Ðúng, tên Nguyễn Chí Thiện là thật, thật 100%... Nhưng...” ÐVNhâm xác nhận với Nguyễn Thanh Hùng (Dallas, TX), người thân cận “mầy tao chi tớ” với ÐVN, cũng là người cùng quê với NCT từ tấm bé. Xác nhận còn nói rõ: “Nó (NCT) thua mầy với tao sáu tuổi (Sinh 1939- pnn)”. NCThiện và NTHùng vẫn giữ nguyên liên lạc (qua điện thoại), hoặc gặp mặt (Lần NCT ra mắt sách Hỏa Lò tại Hội Quán Little Sàigòn, 5/2006). NTHùng là người đọc bài văn tế Chiến Sĩ Trận Vong trong buổi lễ Ngày Tù Nhân Chính Trị VNCH tại Dallas, 4 tháng 10, 2008 vừa qua.

NCT sinh tại Phố Lò Ðúc (Hà Nội) năm 1939, đến năm 1957 Nguyễn Chí Thiện theo gia đình dọn hẳn về Hải Phòng. Nhưng không phải chỉ đến 1957 NCT mới đi Hải Phòng, cuối năm 1954 đã một lần xuống đấy để đưa người bạn thiếu thời đi Nam: Nguyễn Ngọc Bội (Giáo sư văn hóa Võ Bị Ðà Lạt trước 1975); hiện ngụ tại Westminster, CA.


2. Về liên hệ nơi trại tù:


Ðợt tù đầu tiên (1961-1964/Trại Phú Thọ) do Án Lệnh Tập Trung Cải Tạo (Ba năm/Một lệnh tập trung) bắt đầu áp dụng cho toàn Miền Bắc (vẫn tiếp áp dụng cho cả nước sau 1975) từ Sắc Lệnh “An Ninh Tổ Quốc” - Biện pháp chuyên chế (bắt giam người vô thời hạn không cần án lệnh của tòa) được thi hành sau Ðại Hội 3 Trung Ương Ðảng (5/1960), tiến tới lần thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (20/11/1960). Lần đi tù nầy gặp Nguyễn Văn Phổ (Con Cụ Nguyễn Văn Vĩnh - Một trong bốn nhà văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ: Phạm Quỳnh-Nguyễn Văn Vĩnh-Phạm Duy Tốn-Nguyễn Văn Tố); Trần Thiếu Bảo, NXB Minh Ðức, Hà Nội, nhà in ấn hành Nhân Văn-Giai Phẩm.



Lần tù thứ hai (1966-77/Phần lớn thời gian bị giam ở Trại Thanh Phong, Yên Bái), chung với các bạn tù:

- Cụ Vũ Thế Hùng (Nhân sĩ Hà Nội trước 1954); thân phụ Linh Mục Vũ Khởi Phụng (hiện tại là một trong những vị chủ chăn ở Thái Hà); Bà Vũ Triều Nghi (hiện là cư dân San José, Ca). Bà VTNghi đã về VN sau 1991 thăm cụ VTHùng, gặp NCThiện, Phùng Cung.

- Các bạn văn, Phùng Cung, Vũ Thư Hiên (Tù miền Bắc thuộc diện “chống đối văn hóa”)



- Các biệt kích miền Nam, Nguyễn Hữu Luyện, Ðặng Chí Bình, Lưu Nghĩa Lương, Lê Văn Bưởi (người biệt kích kiên cường vượt sông Bến Hai ra Bắc từ 6/1961)... Những người thuộc “Nhóm BK - đọc là Bê-Ka/Biệt Kích” sau 1977 chuyển về Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa (Tại trại nầy, người viết (pnn) lần đầu nghe chuyện kể về NCT: “Ði tù do tội bị ‘nghi’ làm thơ chống đối chế độ (Diện văn hóa)”; chưa có vụ việc đưa thơ vào Tòa Ðại Sứ Anh, 16/7/1979 - Pnn. Buổi Hội Ngộ Biệt Kích Quân (7/7/2007) tại nhà hàng Emerald Bay (Fountain Valley, Ca), NCT được mời phát biểu về Tinh Thần/Khí Phách của Người Lính Biệt Kích (DVD Ðại Hội Biệt Kích ND), ngồi cùng bàn khách danh dự với các ông Vũ Quang Ninh, Nguyễn Hữu Luyện. BK/LNLương (hiện ngụ tại 4117 McFadden, Santa Ana 92714 # 19) vẫn thường giúp đỡ, đưa đón NCT trong các sinh hoạt hằng ngày do quý trọng phẩm chất, tư cách của NCT thực chứng nơi trại giam từ 30 hơn năm trước.



Lần đi tù thứ ba (1979-1991): Lần đi tù nầy chuyển qua nhiều trại: Hỏa Lò (Hà Nội);Thanh Phong, Thanh Cẩm (Thanh Hóa); Thanh Liệt (Hà Ðông).. Tại trại Ba Sao (Nam Hà), Hà Nam Ninh, NCT ở tù chung với Linh Mục Nguyễn Văn Lý (Cha Lý chuyển đến trại nầy ngày 8/1/1988 từ trại Thanh Cẩm chung cùm tay (hai người một cùm) với người viết-Pnn.


3. Về diễn tiến thủ tục Nguyễn Chí Thiện nhập cư vào Mỹ:


11/1995, Nguyễn Chí Thiện đến Mỹ do vận động của Bác Sĩ Norobu Masuoka (Hiện ở San José, Ðặc phái viên của chính phủ Mỹ phụ trách những tù nhân đặc biệt), người đã thành công đưa được Thiếu Tá Nguyễn Quý An (phi công trực thăng bị thương nặng mất hai tay khi cố cứu viên phi công Mỹ); nhà văn Ðặng Chí Bình qua Mỹ trong dịp Tết 1993/1994. Ðặng Chí Bình, điển hình thành phần biệt kích bị bắt trước 1968 (không được trao trả theo điều khoản của Hiệp Ðịnh Paris 1973 vì khi xâm nhập ra Bắc họ phải giải ngũ khỏi QL/VNCH) chỉ đến Mỹ được bởi kết quả từ vận động nầy (Trước đợt vận động quy mô của Sedgwick Tourison để đưa toàn bộ Biệt Kích Quân VN qua Mỹ).



Hồ sơ nhập cư INS do người anh ruột thiết lập - Trung Tá Nguyễn Công Giân, Sĩ Quan Quân Báo/Phòng II/BTTM/QLVNCH, Khóa 4 Thủ Ðức (1954) - Cùng khóa với Cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (NCT cùng người anh thường đến thăm viếng thân hữu trung tướng khi người còn sinh tiền); gia đình Trung Tá Giân hiện ngụ tại 11XX Alabama, Hendron, VA 20170.



Từ những yếu tố khách quan, cụ thể kể trên kéo dài từ năm sinh 1939 dài đến hôm nay (2008) với chứng kiến/sống cùng của những bạn hữu thời thơ ấu: Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Ngọc Bội; những bạn văn: Phùng Cung, Nguyễn Hữu Ðang, Vũ Thư Hiên; bạn tù: Phan Hữu Văn, Vương Long, Kiều Duy Vĩnh (Sĩ quan Quân Ðội Quốc Gia bị tập trung cải tạo sau 1954 ở miền Bắc); Nguyễn Hữu Luyện, Lưu Nghĩa Lương, Ðặng Chí Bình... (Biệt Kích VNCH bị bắt trước 1975); LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ (Những người tù lương tâm miền Nam bị tù sau 1975)... Và trong thời gian 13 năm nơi hải ngoại (tính đến tháng 8/2008) giữa cộng đồng Người Việt khắp trên thế giới, với những nhân vật thuộc giới văn hóa, chính trị toàn cầu - Nguyễn Chí Thiện thật sự (đầy đủ) xác chứng với chúng ta - Ông là một điển hình của Lương Tâm, Bản Lãnh Việt Nam tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ.



Cuối cùng, nếu như những yếu tố trên chưa thuyết phục được sự công nhận về chứng chỉ, lý lịch, việc làm của Nguyễn Chí Thiện, chúng tôi xin trình bày biện pháp, yếu tố pháp lý, sự kiện thực tế hầu có kết thúc quyết định vấn đề nầy.



- Xin thông báo đến đến cơ quan FBI về lần nhập cư bất hợp pháp của một “cán bộ (tình báo văn hóa) Cộng Sản” giả danh Nguyễn Chí Thiện, vì luật pháp Mỹ vẫn còn rất nhiều ràng buộc đối với đảng viên đảng Cộng Sản khi nhập cư, lúc thiết lập chứng chỉ thường trú nhân, khi tuyên thệ vào quốc tịch. Trong những ngày tới, chúng ta, cư dân tỵ nạn Cộng Sản của tiểu bang California sẽ chuẩn bị đối phó với Dự Luật SB 1322 nhằm hủy bỏ những điều khoản “Cấm hoạt động Cộng Sản trong trường học.”



- Giáo Sư Jean Libby, Ðại Học San Jose (CA) đã hoàn tất phần giảo nghiệm hình ảnh của Nguyễn Chí Thiện qua so sánh giữa những bức hình: Một của Nguyễn Chí Thiện tuổi thanh niên (Phụ bản bìa tập thơ Hoa Ðịa Ngục I) và những ảnh chụp năm 2006 do chính bà bấm máy. Bản kết quả giảo nghiệm thực hiện bởi Viện Giảo Nghiệm Stutchman, 421 Walnut Street, #120, Napa, CA 94559 kết luận: “Có 8 điểm dị biệt đặc thù phân bố trên mặt và trên tai của người đàn ông trong hai tấm hình #1 và #2 và hình in trên bìa sách. Căn cứ trên sự xét đoán, so sánh, và phân tích của bản thân cá nhân, thì tôi có nhận định rằng: Người đàn ông trong những tấm hình chỉ là một người”. Chúng tôi đính kèm bản văn kết quả giảo nghiệm (Phụ bản 1). Về những tấm hình giảo nghiệm, NCT sẽ trình bày trong một cuộc họp báo chính thức trong ngày gần đây -Pnn.



Cuộc giảo nghiệm do đích thân Giáo Sư Jean Libby lập thủ tục tiến hành (3 Tháng 8/2006), vì dẫu rất mến mộ tư cách cá nhân cũng như tài năng của NCT nhưng do tinh thần làm việc thực tế, chính xác của người Mỹ, bà muốn có bảo đảm về lý lịch Nguyễn Chí Thiện (nhỡ sau nầy có những tranh tụng về pháp lý - Như hiện nay đang xẩy ra với vụ việc SGN) trước khi Ðại Học Yale tiến hành việc in Hỏa Lò dịch sang Anh ngữ. Cũng bởi, người Mỹ với tính thuần lý và tâm lý thực tiễn, họ không nghĩ một con người như thế mà sống sót sau 27 năm tù... Lại là tù Cộng Sản Việt Nam, mà không những chỉ sống sót mà còn viết văn, làm thơ. Nghi ngờ cũng hợp lý đối với những người (dẫu) có hảo ý khác. Và nếu người viết không lầm đó cũng là ý hướng đầu tiên của báo Sàigòn Nhỏ với Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo, nhưng qua đến tháng 10/2008 vấn đề tập thơ và sự việc đã được (hay bị) đẩy đi quá xa theo một hướng khác. Chúng tôi trình bày tiếp theo sau.




Nguyễn Chí Thiện “thật”/sống sót và Nguyễn Chí Thiện “giả”/thơ văn


Khi bắt đầu loạt bài viết, chúng tôi có ý nghĩ, sự việc sẽ được giải tỏa toàn diện khi NCT trình bày bản thảo viết tay (mà bản thân đã xem qua tại nhà riêng, 4117 McFadden #410, Santa Ana trước ngày ông Thiện dọn ra) nhận được từ tay Ðinh Quang Anh Thái (7/2008) trước một cử tọa đông đảo thuộc giới truyền thông báo chí (lẽ tất nhiên có tham dự của SGN). Ý nghĩ nầy càng thêm cụ thể khi bài viết của Trần Phong Vũ được phổ biến (Người Việt, 10/6; trên hệ thống NET, 10/4) Nhưng sự việc không còn giới hạn trong phạm vi thơ văn nữa (Về vấn đề “Ai là tác giả ‘thật’ của Thơ Vô Ðề”) mà đã qua một lĩnh vực khác với những khẳng định về tư cách, hành vi chính trị của NCT với những phát hiện mới của SGN (ÐN (nt, #37). Bài viết nầy cần phải viết thêm phần ba để nêu rõ hơn về diễn tiến của Người (NCT) và Việc (Thơ Vô Ðề). Nếu những luận cứ cáo buộc trình bày sau đây mâu thuẫn với nhau (Thật/Giả chen lẫn) là do: 1/Những người (tố cáo) viết nhiều “nội dung/cách thức” khác (biệt) với nhau cho dù cùng nhắm đến một đối tượng duy nhất: NCT và Tập Thơ Vô Ðề. 2/Bài họ viết tại những thời điểm khác nhau. 3/Những người nầy trích giải “Thơ Vô Danh/Vè NCT” do những mục đích khác nhau. Chúng tôi (PNN) chỉ là người ghi lại.



Sau đây là những cáo buộc căn cứ từ lời Thơ (Có lúc được xem như là “thật” của NCT; có lúc được gọi là của Vô Danh) Tất cả đồng có mục đích chung kết với ba cáo buộc (không rơi vào một trường hợp nầy thì (phải) rơi vào một “xác định” khác): 1/Ðấy là một Nguyễn Chí Thiện “giả”. 2/Nếu là Nguyễn Chí Thiện “thật” thì (lại) mang tội dùng Thơ “thật” của Vô Danh. 3/ Nếu là thơ “thật” của NCT “thật” thì thơ đó (phải) gọi là “Vè”, tóm lại NCT (hiện sống) trước sau chỉ là một “cán bộ tình báo cộng sản trá hình”, làm vè cốt để đóng trọn vai trò của một “Thi Sĩ tên gọi Vô Danh (?)kiên cường chống cộng mà nay đã bị giết chết/hoặc biến mất đâu đó từ một lúc nào không ai xác định (1979?) - Một thi sĩ có ba điều Không: Không tính danh-Không xuất xứ-Không có liên hệ với bất cứ ai đang còn sống, đang viết báo”

Chúng ta cùng lượt qua những luận cứ cáo buộc.




3.1: Cáo buộc thứ nhất về xuất xứ

Báo Vạn Thắng (Lê Tư Vinh chủ nhiệm), thời điểm 1995, 1996 cho rằng, Nguyễn Chí Thiện là “cán bộ tình báo cộng sản giả dạng” mạo Thơ Huyết Hoa, Ðạo Trường Ngâm của Thái Dịch Lý Ðông A. Cáo buộc nầy không thể đứng vững vì nhà cách mạng Lý Ðông A bị cộng sản giết từ 1946. Thơ của họ Lý mang không khí lãng mạng, hùng tráng cổ điển: Ta về đây đứng bên bờ thác Nậm. Mặc heo may hun hút gió hờn oan... Thơ (“tạm” gọi là) của NCT thì đề cập đến thời sự: Khi Mỹ chạy bỏ Miền Nam cho cộng sản. Cả nước thu về một mối. Một mối hận thù. Một mối đau thương (1975). Hoặc miêu tả thực tế đời sống lao tù: Thơ của tôi không phải là thơ... Tiếng cửa nhà giam đen ngòm khép mở... (1970)




3.2: Cáo buộc thứ hai về thể chất

Thơ (cứ xem như “thật” của NCT) nhưng lại không phù hợp với thực tế thể chất của NCT (hiện sống): Thơ của tôi không có gì là đẹp. Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao... Căn cứ vào những dòng thơ nầy, có những tố cáo từ nhiều người: 1/ TNHHoa (Houston, TX): Nguyễn Chí Thiện không ho lao, NCT khỏe mạnh, béo tốt. 2/ Trần Thanh: Nghi vấn về sức khỏe (Ông Thiện dỏm rất khỏe mạnh chớ không bị ho lao.) ÐN trích đăng NÐNN: SGN số # 14; 9/4). 3/ Triệu Lan: “thi sĩ, văn sĩ, vè sĩ” Nguyễn Chí Thiện “mang bệnh” ung thư phổi, ho lao, ung thư và bị “tù” 27 năm nhưng khi NCT bước chân xuống Hoa Kỳ ngày1/11/1995 trông Thiện phương phi, khỏe mạnh, với y phục thời trang veston, áo pullover... như một “lãnh tụ” phường tuồng (SGN # 527; 10/4). Chúng tôi có thể trích dẫn thêm nhiều cáo buộc về “thể chất” về NCT “dỏm” nữa, nhưng nghĩ đã đủ.




Những suy diễn cáo buộc trên không đúng vì: 1/ NCT thật có bị bệnh phổi nhưng ÐÃ CHỮA TRỊ XONG cơ quan IOM mới cho nhập cảnh Mỹ. Y chứng NCT còn sẹo ở phổi, phải chữa trị tiếp trong thời gian ở DC (1995/1996). 2/ Những từ ngữ “trào máu; ho lao; gông cùm; cùm kẹp...” thường dùng để chỉ tình trạng tồi tệ về thể chất bị đầy ải mà bất cứ ai khi mô tả, nói về ngục tù cộng sản cũng đều sử dụng đến. 3/ Thơ không là hồ sơ y bạ, tiểu thuyết cũng thế. Nhất Linh viết Bướm Trắng với nhân vật chính bị bệnh lao không bắt buộc văn hào họ Nguyễn phải có bịnh phổi. Thanh Tâm Tuyền viết Ung Thư; Solzhenitsyn viết Cancer Ward... Họa chăng chỉ riêng trường hợp Hàn Mặc Tử với căn bịnh nan y của ông. Quách Thoại chết năm 28 tuổi (1957) vì bệnh lao, nhưng nào có viết một câu thơ liên quan đến máu me mà chỉ viết nên những lời thơ hùng tráng: Trước mặt là cộng sản. Sau lưng là nội thù. Một mình tôi đứng giữa... 4/ Thơ (tiểu thuyết cũng thế) không bắt buộc phản ảnh đúng tình cảnh, sinh hoạt thực tế vật chất, tinh thần của người viết nên những nội dung văn, thơ ấy... Tìm đâu ra một một người gọi là Từ Hải như Nguyễn Du mô tả: Râu hùm hàm én. Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Nguyễn Du lại càng không phải dạng hình hùng vĩ nầy. Vũ Trọng Phụng là nhà văn mực thước, cổ điển, ông không dính dấp gì đến những nhân vật quỷ quái của Số Ðỏ. 5/ Nguyễn Chí Thiện không là người “khỏe mạnh, phương phi”. Những tỉnh từ nầy phải kể về Ðại Úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (tù 21 năm, 4 tháng, 14 ngày); tù hơn 16 năm: Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Ðảo, Trung Tá Tình Báo Trần Duy Hinh (Hãy nhìn nhà văn Thảo Trường, chiến hữu rất đáng hãnh diện của tất cả người lính VNCH. Không ai có thể nghĩ rằng đấy là người đã qua hẳn bên kia cái chết tại trại tù Hàm Tân, 1988). Những người tù tồn tại bền bỉ (trong nhà giam cộng sản) không do từ sức mạnh cơ bắp, nhưng từ chiếc đầu nung lửa ý chí của họ. Chỉ có những kẻ hèn kém mới ngã gục, quy hàng trước đói khổ của lao tù do cai ngục cộng sản dựng nên (Kẻ ấy là ai, cuối bài, phần kết luận chúng tôi sẽ chỉ ra, trước đây ở Trại Z30D, Hàm Tân, Thuận Hải). Và cuối cùng, NCT ăn mặc bảnh bao (suy diễn ra do được tình báo cộng sản cung cấp?!). Chỉ với vài đồng, một, hai chục, chứ không cần phải bạc trăm, bước vào những khu Outlet, hoặc cơ sở bán đồ Clearance, Goodwill... Tất cả sẽ có đủ. Chúng ta có thể hiểu, kẻ viết nên những cáo buộc mang tính săm soi nhỏ nhặt nầy đang ở Anh, ở Pháp nơi Tây Âu tàn lụi, hết là những “cường quốc thực dân”.




3.3. Cáo buộc về mâu thuẫn thân thế, tuổi tác, thời điểm sáng tác

Phần nầy, những người nêu cáo buộc căn cứ những câu “Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời. Tuổi đôi mươi nhìn đời thơ dại. Ngỡ cờ sao rực rỡ...” nên đề quyết rằng: Phải hai mươi tuổi mới làm những câu thơ hàm súc ấy trong dịp xẩy ra sự kiện 2/9/1945 - Năm 1945 NCT mới 6 tuổi (sinh 1939) - Vậy, Thơ ấy phải do Tác Giả (tên gọi là) Vô Danh. Quả thật, chúng tôi vô cùng não nề khi viết đến những dòng nầy bởi đang phải nói với những con người “quái đản”, đề cập những câu chuyện tầm phào, kiểu cãi cọ lý sự những anh tổng lý bang bạnh đâu từ nông thôn miền Bắc đầu thế kỷ 20. Bởi, Thơ không hề là Bản Biên Niên sự kiện chính trị, quân sự, xã hội, ngay cả tiểu thuyết lịch sử cũng không hẳn là phải thế. Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977) viết sách Vua Quang Trung đâu phải là người đã tham dự xung trận Hà Hồi (1789); Vũ Hoàng Chương mô tả giờ phút hiển linh Thượng Tọa Thích Quảng Ðức hóa thân trong lửa không hề có mặt tại ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Ðình Phùng, Sài Gòn ngày 11/6/1963. Solzhenitsyn sinh 1918 viết August 1914 để gióng lên phần khởi đầu của cách mạng vô sản 1917. Cũng thế, bản thân cá nhân có đủ thẩm quyền (nếu muốn) để viết về Di Cư 1954 dẫu rằng năm ấy còn trong tuổi thiếu niên đang ở Ðà Nẵng. Cáo buộc như thế để làm gì? Viết hai ba trang báo dựng nên những “cái gọi là luận chứng”: “Ở Hà Nội năm 1959 không thể có sinh hoạt (qua hồi tưởng của NCT). Mùa Hè ăn bánh tôm bên Hồ Tây. Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy” để tố cáo (tố cáo cái gì?), mạ lý, vu khống, chụp mũ... Hoặc “cái gọi là phân tích”: “Ở đất Bắc, thời đó (trước 1954 -PNN) người thanh niên có học, gia đình nề nếp, biết uống rượu, có bạn gái phải là tuổi trên dưới 20...” (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Trời đất, như vậy phải trình ra Bằng Lái Xe (nếu ở Mỹ), hoặc Chứng Chỉ Căn Cước (VN) trước khi viết thơ về rượu, về cô bạn gái sao? Chúng tôi có thể nêu danh tính hằng loạt bằng hữu (những người sinh khoảng trước, sau 40) đã hoặc không ăn bánh tôm, có hay không có bạn gái cùng đi chơi bờ hồ (trước 1954) ở Hà Nội... để thời gian sau họ có thể viết về kỷ niệm Hà Nội bất cứ ở đâu, ngay bây giờ năm 2008 ở Mỹ. Và cũng không cần nữa, ai cấm Dương Nghiễm Mậu viết “Quảng Trị, Ðất Ðợi Về (1972)” và Nguyễn Mạnh Trinh viết “Huế, nơi tôi chưa tới...” khi Phí Ích Nghiễm (DNMậu) đang ở Sàigòn và NMTrinh biệt phái hành quân ở Pleiku. Và cô gái Ði Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp vừa đủ 15 tuổi; hai cô Kiều của Nguyễn Du mới đến “tuần cập kê”... Chẳng lẽ những thiếu nữ lẫy lừng trong văn học, thi ca nầy “là con nhà bần cố (nông), loại vô lại (cộng sản)”? Mà dù là người trong chế độ cộng sản đi chăng nữa, Dư Thị Hoài vẫn còn khả năng/đầy đủ quyền tự do sáng tác để viết nên những câu thơ thăm thẳm cảm tính, ăm ắp thương yêu: Một lần như đêm nay. Sau phút giây êm đềm trên ghế đá. Anh không cài lại khuy ngực áo cho em... (Văn Nghệ, Hà Nội; Số tháng 7/1988) Không ai có thể truy kết: Dư Thị Hoài không là “con nhà nề nếp”.


3.4. Cáo buộc về thay đổi thể thơ

Trước (Thi Sĩ Vô Danh) làm thơ dài câu, có nhạc điệu, thi tính cao, khẩu khí hùng tráng. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó. (1968); Sau nầy (“Vè Sĩ” NCT) chỉ có những câu ngắn như vè: Dầu đầu bạc. Dù đói rạc. Dù lực tàn. Vẫn bền gan.. (1988). (Thế Huy, SGN #33; 10/01). Chúng tôi có nhận xét từ kinh nghiệm 40 năm cầm bút, đọc sách: Thơ hay/Thơ dở không có nguyên tắc cố định nào để xét nghiệm; người làm thơ một đời chỉ để lại vài câu được đời sau nhớ đến. Anh cũng không thể buộc người khác đồng ý với cách anh bình giải về thơ của một người thứ ba cho dù anh đủ tư cách của người phê bình văn học lão luyện, được xác chứng từ độc giả, thử thách bởi thời gian qua tác phẩm, quá trình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Anh càng không có một khả năng nào buộc người khác phải viết và diễn đạt THƠ (của người ta) theo “quan điểm chính trị” của anh?! Ở đâu phát sinh ra quyền “ngự sử văn nghệ” nơi thế kỷ 21 mà thực chất chỉ là loại “chữ nghĩa” mang ác tâm từ những tay viết ẩn danh gọi là “kẻ nghiên cứu ti tiểu” nầy. Nhưng, NCT cũng đã “làm vè” từ 1970: Vợ con có thể bỏ. Cha mẹ có thể từ. Cộng sản thời sinh tử.. Vậy đây là thơ hay vè? Tôi chúng xin trả lời ngay theo ý các anh: Thơ của Vô Danh/Vè của NCT. Xin mách thêm: Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền cũng làm rất nhiều vè khi đi tù vác nứa ở Yên Bái. Chúng tôi ngừng trò vui nơi đây để đề cập đến một màn hài hước cuối cùng...


3.5. Cáo buộc

Từ khi ra hải ngoại (1995) không còn (khả năng) làm thơ. Cáo buộc nầy được lập đi lập lại bởi nhiều người do căn cứ trên thực tế: NCT viết tập truyện Hỏa Lò (2006) thay vì tiếp tục làm thơ - Vậy thơ Vô Ðề hùng tráng trước kia chỉ là của Tác Giả (tên gọi) Vô Danh - Khẳng định nầy có tính chung quyết. Chúng tôi bổ tức thêm vào luận chứng nầy những cớ chứng: Sau những câu Thơ Lịch Sử: Nam Quốc sơn hà Nam Ðế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư.. Danh Tướng Lý Thường Kiệt không làm một câu thơ nào nữa! Và nơi vùng Nam Cali nầy, chúng ta phải trả lời sao về trường hợp các thi sĩ (Thật Thi Sĩ) tên gọi Trần Dạ Từ, Trần Thị Thu Vân, Ðỗ Quý Toàn, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Ðình Toàn... ba mươi ba năm sau 1975 không mấy khi (tiếp tục) làm thơ nơi đất Mỹ?! Và sau đỉnh cao Ta Về thì Tô Thùy Yên hầu như cũng cho bút nghỉ nhiều hơn... Như vậy là thế nào? Và không những đối với Thơ, những bạn của chúng ta, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... những dòng nhạc trữ tình bất diệt của Miền Nam đã viết gì thêm về tình yêu sau mấy mươi năm ở Mỹ? Và trái lại, chỉ khi trên đất Mỹ vào buổi cuối đời, Mai Thảo, Võ Phiến mới làm thơ... Vậy trước kia họ là ai? Chúng tôi không đủ cố gắng để kéo dài tham dự thêm màn khôi hài rất nhạt do những kẻ tiểu tâm, trí đoản dựng nên.


Bài 4


Chiến dịch được chuẩn bị từ 15 năm


Trước khi bài viết kết thúc, chúng tôi xin trưng một tài liệu liên quan đến vụ việc (NCT/Giả/Thật/Thi Sĩ/Vè Sĩ) và một đề nghị. Tài liệu ấy là: Chứng Thư của Chuyên Viên Khảo Nghiệm Thủ Bút Dorothy Brinkerhoff (Trung Tâm Giảo Nghiệm Quốc Gia) Văn Phòng 4316 Boyar Ave, Long Beach, CA90807 gởi đến ông Joe Nguyễn (giáo sư, nhà báo Nguyễn Sỹ Hưng) 3024 East Anaheim, Long Beach, Ca 90804. Chứng Thư có kết luận: “Căn cứ vào những điểm tương đồng trọng yếu giữa tài liệu cần giảo nghiệm trong Văn Bản A và những mẫu ghi chép trong Văn Bản B, theo ý kiến của cá nhân tôi, người viết (cần được minh chứng) đã viết Văn Bản A và những ghi chép trong Văn Bản B có những điểm tương đồng thích ứng với nhau và chỉ do một người viết.” (Phụ Bản 2). Chứng Thư Giảo Nghiệm Thủ Bút do nhà báo, nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng yêu cầu trung tâm giảo nghiệm thực hiện từ tháng 11/1995 căn cứ trên hai văn bản: Bản A gồm Lá Thư viết bằng Pháp Ngữ trang đầu tập thơ đưa vào Tòa Ðại Sứ Anh ở Hà Nội ngày 16/7/1979, và photocopy bản viết tay bài thơ Ðồng Lầy, Trang 21/Ðánh số lại 34. Bản B là photocopy thư viết tay ký tên Chí Thiện gởi đồng bào hải ngoại 11/1995, tuần lễ thứ hai sau khi đến Mỹ của người có tên Nguyễn Chí Thiện. Nhà báo, nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng do tính thận trọng giảo nghiệm thủ bút của NCT để có xác tín lý lịch, căn cước của một cá nhân đã lập kỳ tích đáng nể phục: Tồn tại sau 27 năm tù cộng sản với một ý chí tuyên dương Con Người Tự Do. Nhà giáo Nguyễn Sỹ Hưng giữ kín giảo nghiệm nầy do lòng kính trọng đối với Nguyễn Chí Thiện - Ðầu tháng 10/2008, ông giao lại cho NCT nhân vụ Báo SGN yêu cầu giảo nghiệm mẫu chữ viết của Thi sĩ/Vè sĩ/NCT Thật/Giả.

Và tiếp đề nghị như đã một lần đề nghị đối với vụ việc giảo nghiệm hình ảnh. Nếu như Chứng Thư Giảo Nghiệm Chữ Viết nêu trên chưa đủ yếu tố khả tín để thuyết phục vấn nạn: “Ai viết tập thơ Vô Ðề? Vô Danh ông là ai?” thì những người không đồng ý về quyền sở hữu (tập thơ) của NCT xin hãy tập trung tất cả tài liệu có được (về NCT/giả/Vô Danh/thật) gởi đến những cơ quan như Trung Tâm Văn Bút Quốc Gia Pháp, Hòa Lan, Mỹ... để những nơi nầy thu hồi những giải thưởng, bằng khen đã phát cho NCT về văn phẩm đã bị chiếm đoạt từ một tác giả Vô Danh. Cũng cần phải nêu rõ những yếu tố lý lịch, quá trình sáng tác, sản phẩm thành văn của tác giả Vô Danh nầy để các cơ quan hữu trách kia có chứng cớ hành sử với “Nguyễn Chí Thiện giả mạo”. Chúng tôi trình bày với ý hướng truy cầu Sự Thật mà Báo Sài Gòn Nhỏ đã nêu ra khi đặt vấn đề từ ngày 4 tháng 9, 2008 nơi trang nhất số báo 14. Tôi tin Chủ Nhiệm Hoàng Dược Thảo lúc khởi đầu vụ việc có ý hướng tốt lành nầy.


Hậu Từ


Ðến phần cuối của bài viết, tất cả sự việc trên đã hóa ra những điều vô ích! Bởi chúng tôi dần tìm ra/thấy được/biết rõ con người thủ vai trò đạo diễn, diễn viên, khán giả của vỡ hài kịch “tình báo/văn học gọi là Nguyễn Chí Thiện” mà từ phần đầu bài viết bản thân, Phan Nhật Nam đã nói lên lời nghi ngại. Nhân vật “sợi chỉ hồng xuyên suốt - chữ của cộng sản trả lại cho người cộng sản” kia là Việt Thường Trần Hồng Văn, đầu mối của Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân, Thế Huy, Trọng Tín v.v... Với Trần Hồng Văn, Nguyễn Chí Thiện chỉ là một “Cái Cớ/Cái Cớ xứng đáng nhất”. Và SàiGònNhỏ là một phương tiện/Phương tiện hữu hiệu nhất do 16 trung tâm phát hành toàn nước Mỹ, ba hệ thống xuất bản, nhật báo, tuần báo, và nguyệt san với những cây bút chủ lực, chuyên nghiệp (gồm số đông thân hữu, huynh đệ của người viết, PNN) - Chủ nhiệm Hoàng Dược Thảo đến đây hẳn hiểu tại sao tôi giữ im lặng đến bài viết nầy. Cũng bởi, tôi luôn nhớ và hằng nói: Tôi là biên tập viên của SàiGònNhỏ, “Anh hai Hoàng Hải Thủy”, bác Hinh, Thảo Trường đã là những người qua sống/chết với chính bản thân. Tôi biết: Ðã (hoặc sẽ) ăn cây nào phải rào cây ấy. Nhưng chúng ta buộc phải nói rõ về Trần Hồng Văn.

Trước khi định hình con người nầy, chúng ta cần xem thử anh ta (và những đứa con tư sinh Trần Thành, Triệu Lan...) đã làm những gì.

4.1. Lắng nghe từng âm nói của NCT để tìm ra nét “giả tạo” của lý lịch. Vì NCT khai sinh quán Hà Nội, nhưng lại phát âm “đó... ạ” của cư dân Hải Phòng! Nên từ nước Anh, Trần Hồng Văn/Việt Thường trong gần 15 năm (1993-2008) TÔI “đã cho người” về Hải Phòng và Hà Nội “điều tra” để biết thêm về nhân vật “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện! (TL- SGN; #21, 9/13) Nguyễn Chí thiện chạy đâu cho thoát, Thi sĩ “Vô Danh” đã “được chuẩn bị” từ 1993 - NCT đến Mỹ 11/1995.

4.2. Không chỉ lắng tai nghe NCT nói không thôi, trong suốt 15 năm kia “Triệu Lan tôi” đã thâu thập hơn 100 cuộc phỏng vấn, hội thảo, nói chuyện, từ khi NCT đến Mỹ đã bỏ rất nhiều thời gian đánh máy ra dạng chữ viết để chuẩn bị đưa ra trình bày cùng độc giả khắp nơi... (TL-SGN #972; 10/3). Chuẩn bị một trận đánh đến cả 15 năm hỏi thử “địch thủ” nào lại không ngã gục?!

4.3. Không những chỉ chuẩn bị kỹ (Ðúng chiến thuật Trung Cộng, Lâm Bưu “Tứ Khoái Nhất Mạn”- Bốn Nhanh Một Chậm - Chuẩn Bị Chậm) mà Văn và những đứa con của y còn tìm cách giải mã “decode” thơ của ông Vô Danh. Trong bài “Tôi Muốn Sống Với”, những tên Athos, D'Artagnan, Porthos, Aramis!, Jesus Christ, Jack London... viết đúng với ngôn ngữ gốc, duy chỉ có từ “AiVanHô” và “ALaÐanh” được viết theo ngôn ngữ Việt Nam (nt) Tại sao Vô Danh viết như vậy? Lẽ tất nhiên NCT không trả lời được. THVn/VThg tiếp dạy dỗ: Trước 1954 ở Hà Nội chưa có sách Ả Rập, sách nầy, “Ivanhoe” bản tiếng Anh chưa dịch sang tiếng Việt thì làm sao NCT được biết “IvanHô” là gì?! Sở dĩ “Thi sĩ Vô Danh” viết như vậy vì đó là... “code” của người Irap truyền cho nhau về nước đánh đổ Saddam Hussein!! (nt). Quả thật ông thi sĩ Vô Danh nầy có cái nhìn quán thế. Từ Việt Nam, năm 1960 ông đã thấy ra chiến tranh Iraq với Mỹ trong thế kỷ 21 (Sic), và phải đến 1965 Mỹ mới đổ bộ lên Ðà Nẵng. Nhưng có điều THVn/VThg không biết: Thi Sĩ Vô Danh tuy không đọc Ivanhoe của Walter Scott, nhưng NCT hẳn đã đi xem phim Ivanhoe do Robert Taylor và Elizabeth Taylor thủ diễn trước 1954 ở Hà Nội nên về kể lại cho thi sĩ Vô Danh kia để sau nầy (hơn 20 năm) viết Hoa Ðịa Ngục. Hai người từ lâu vốn là Một.

4.4. Xuyên suốt lịch sử Ðông-Tây, từ quá khứ của thập niên 60, Trần Hồng Văn hay Việt Thường hay Triệu Lan v.v... nay đến Long Beach, Ca. “để có Bằng Chứng (Viết hoa trong bài-PNN) rõ ràng, hơn nữa chưa ai thấy con gái của Nguyễn Tấn Dũng mua sắt thép ở Mỹ chở về Việt Nam bao giờ vì những tàu sắt thép nầy đã đi từ cảng Long Beach tới Thượng Hải. Triệu Lan “tôi” còn có bằng chứng. Và, Triệu Lan “tôi” còn bằng chứng để chứng minh Nguyễn Chí Thiện và nhóm tình báo đặt trách về văn hóa của Hà Nội đã thật sự làm việc cho Bắc Kinh trong nhiều năm qua. (Vâng, Triệu Lan “tôi” chứ không ai khác luôn có bằng chứng như những bằng chứng về Thi sĩ Vô Danh/Vè sĩ NCT&Pnn)(TL- SGN)#526 Ấn Bản Houston, TX; 9/27.

4.5. Và cuối cùng, “bằng chứng” mới nhất “Triệu Lan tôi” bày ra để đẩy SGN sụp hầm: “Trong số ra ngày Thứ Năm 2 tháng 10, tôi (chủ nhiệm HDT/ÐN) có nhờ anh Nam hỏi ông Nguyễn Công Giân, anh ông Nguyễn Chí Thiện: Là một sĩ quan QLVNCH vì lý do gì ông Giân lại được ra Bắc thăm gia đình hai lần trước năm 1975 (!)...Hôm nay tôi lập lại câu hỏi nầy và cho biết thêm chi tiết (chỉ có thể từ với VThg/TLn/TTh mà thôi): Lần đầu năm 1958, lần thứ hai, 1972. (ÐN-SGN#7; 10/5).

Thắc mắc trên không cần hỏi ông NCGiân, tôi có thể trả lời chính xác, ngay lập tức: Người sĩ quan QLVNCH đến đất Bắc đầu tiên là Ðại úy Biệt Kích Nguyễn Hữu Luyện (22/6/1966); người thứ hai và thứ ba là Thiếu Tá Phạm Huấn, Trung Úy Dương Phục, ngày 26/2/1973; và người thứ tư chính là... tôi, ngày 4/3/1973. Có thể kiểm chứng với ông niên trưởng: Nhà văn Thảo Trường, trung tá tình báo Trần Duy Hinh. Ba người ra Bắc (trong đó có bản thân) luôn có sĩ quan Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo đi kèm. Ông Nguyễn Công Giân thuộc ngành Quân Báo (Phòng II/BTTM) không hề có nhiệm vụ (được phái đi Hà Nội) bất cứ ở thời điểm nào. Năm 1958 ấy, Trung Úy Nguyễn Công Giân làm sĩ quan liên lạc ở Washington DC, và cố vấn Ngô Ðình Nhu/Bác Sĩ Trần Kim Tuyến chưa thành lập văn phòng đặc biệt để đưa người ra Bắc. Kế hoạch 43A (thả biệt kích VNCH ra Bắc) của McNamarra cũng chưa thành hình do Tổng Thống Kennedy chưa lên chức. Năm ấy Trần Hồng Văn chạy hiệu cho báo Nhân Dân ở Hà Nội, nhưng trước tháng 2/1979 bị tống vào tù do tội danh “nằm vùng cho Cục Tình Báo Hoa Nam của Trung Cộng” - Tội của THVn thật hư thế nào chúng tôi không rõ. Chỉ biết, tại Trại Z30D, Văn áp dụng “bần tiện kế” để tránh đòn thù của công an trại (Mức độ bần tiện như thế nào, chúng tôi toàn trại chứng kiến, tôi không thể kể ra đây vì quá bẩn thỉu hèn hạ; đàn ông, người lính Miền Nam chúng tôi nghĩ tới cũng thấy xấu hổ lây dẫu anh ta là người Hoa ở miền Bắc). Từ kế sách hèn hạ kia cộng thêm kỹ thuật tố cộng rất có bài bản, Văn gây lòng tin với những anh em tù người Nam. Cuộc nổi dậy Tết 1981/1982 ở trại Z30D bị đánh vỡ vì có nội gián. Toán tù Nam Hà (từ ngoài Bắc về đầu năm 1981 và 1982) còn giữ nguyên hùng khi bất khuất tính chuyện khởi động tiếp. Dự mưu bị đánh vỡ từ trong trứng nước (Chủ nhiệm SàigònNhỏ có thể kiểm chứng sự việc nầy về Trần Hồng Văn, chúng tôi đưa người tới tòa soạn, cũng là nơi quen biết lâu dài với SGN).

Ðể kết thúc bài viết, chúng tôi, Phan Nhật Nam kết luận về nhân vật Việt Thường, Trần Hồng Văn với những tay em (hoặc chính là bản thân thay danh tính): Trần Hồng Văn muốn lên ngôi “thủ lĩnh chống Cộng” tại hải ngoại nhưng kẹt những tên tuổi như Lý Tống, Nguyễn Chí Thiện... Chiến dịch được chuẩn bị từ 15 năm (như y ta đã viết nên), nhưng cụ thể chí ít cũng phải hai năm (thời gian NCT ở Pháp và y ta từ Anh qua hỏi về “Thi Sĩ Vô Danh” với Nguyễn Chí Thiện chứ không ai khác), Thế Huy cũng xuất hiện trong thời gian nầy với “Vè sĩ”.. Nay chiến dịch tiến hành với thành quả giai đoạn đầu rất đáng khích lệ: SUỐT THÁNG 9 NHỮNG DIỄN ÐÀN TRÊN HỆ THỐNG NET HẦU NHƯ KHÔNG MỘT CHỮ NÓI VỀ HOÀNG SA/TRƯỜNG SA!!

Trần Hồng Văn/Việt Thường có chống (Việt) cộng không? Có. Trần Hồng Văn/Việt Thường chưởi (Việt) cộng đúng không? Ðúng. Nhưng Trần Hồng Văn chống/chưởi Việt Cộng vì quyền lợi Trung Cộng với NHIỆM VỤ của một cán bộ CÁN BỘ HOA CỘNG chính gốc. Nay quyền lợi của Trung Cộng/Việt Cộng là MỘT, Trần Hồng Văn/Việt Thường giương cao khẩu hiệu: Chúng ta hãy nói về Nguyễn Chí Thiện! Hãy viết về Nguyễn Chí Thiện! Hãy loại bỏ Hoàng-Trường Sa ra khỏi trí nhớ!! Khu Thái Hà còn trên lãnh thổ Việt Nam, Công Giáo có thể (rất có thể) lấy lại... Hoàng Sa, Trường Sa biết đến bao giờ? Hở biết đến bao giờ? Việt Thường, Triệu Lan, Trần Thành, Nam Nhân... là người, địa danh của miền Nam sông Dương Tử. Triệu Lan cùng họ Triệu Ðà, vua nước Nam Việt bao gồm Quảng Ðông, Quảng Tây; Việt Thường Thị, tên của Chu Thành Vương gọi những bộ tộc phương Nam - Không hề là của Việt Nam. Càng không là Việt Nam Cộng Hòa.

Tháng 10/2008

26 tháng 10, Quốc Khánh Ðệ Nhất Cộng Hòa.

Phan Nhật Nam