Pages

Tuesday, October 7, 2008

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN * BIẾN ĐỘNG HỆ THỐNG TÀI CHÁNH HOA KỲ



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Web: http://vietTUDAN.net/11604/index.html




Ghi chú của Diễn Đàn Quốc Tế: Đây là một bài cực kỳ quan trọng phân tích các biến động xảy ra trên thị trường tài chánh Hoa Kỳ và các ảnh hưởng của nó cùng những biện pháp đã được chính phủ Hoa Kỳ và kỹ nghệ tài chánh tiến hành nhằm giải cứu hệ thống này khỏi sự sụp đổ sẽ có ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nhưng cuối cùng thì chính phủ Mỹ đã quyết định cứu AIG với 85 tỷ Mỹ Kim, còn Ngân Hàng LEHMAN BROTHERS thì bị buông để cho phá sản. Tác giả - GS Tiến Sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN - một chuyên viên kinh tế, tài chánh tại Thụy Sĩ, phân tích những uẩn khúc trong vấn đề này: tại sao chính phủ Mỹ cứu AIG mà không ra tay cứu LEHMAN BROTHERS.





Chắc chắn những biến động tại Wall Street trong ba ngày 15, 16, 17-9-2008 sẽ có những ảnh hưởng quan trọng trên thị trường tài chánh toàn cầu trong những ngày sắp tới, kể cả VN (mà một biến động đã được ghi nhận tại một thị trường chứng khoán Nga trong những ngày vừa qua đã phải tạm ngưng giao dịch vì bị rớt giá tới 10% trong vòng 1 ngày). Việt Nam cũng khó tránh khỏi hệ lụy của thị trường tài chánh toàn cầu, trong đó lạm phát, xuất cảng và đầu tư của VN sẽ bị ảnh hưởng.
Hy vọng rằng tác giả sẽ tiếp tục theo dõi và phân tích các biến động sắp tới của thị trường tài chánh toàn cầu, đặc biệt các ảnh hưởng đối với VN, và sẽ có những bài nghiên cứu mới cống hiến bạn đọc. Xin vào web Viettudan.net dẫn bên trên để cập nhật các thông tin cần thiết.

Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
(vietmarketing2@eol.ca)


* * *





Chúng tôi quan tâm theo rõi cuộc Khủng hoảng Tài chánh tại Hoa kỳ và tầm ảnh hưởng của nó qua Aâu châu và Á đông. Khi mà Thị trường Tài chánh Thế giới giao động như vậy, thì ảnh hưởng của nó tất nhiên không thể tránh được ở Việt Nam, nơi mà hệ thống Ngân Hàng và việc phát triển Kinh tế đang bị vi trùng Tham nhũng Lãng phí hoành hành do sự cấu kết giữa Độc tài Chính trị và Độc quyền Kinh tế trong tay một nhóm người. Việt Nam thiếu vốn nội địa, nghĩa là lệ thuộc vào vốn nước ngoài. Phát triển Kinh tế Việt Nam cũng lệ thuộc Thị trường ngoại quốc. Khi mà có khủng hoảng Tài chánh Thế giới, thì tầm ảnh hưởng chắc chắn sẽ phải xẩy ra ở Việt Nam. Tầm ảnh hưởng ấy trở thành tai hại hơn nữa khi chính vấn đề vốn và kinh tế của mình đang trong cơn bệnh hoạn như ngày nay. Đó là mục đích tìm hiểu quan trọng khi chúng tôi theo rõi những biến chuyển Khủng hoảng của Thị trường Tài chánh hoàn cầu.




Bài này ghi lại những biến động chung quanh Wall Street từ THỨ HAI ĐEN 15.09.2008 cho đến hết ngày THỨ TƯ 17.09.2008. Tất nhiên tại New York, trong những tuần trước và liền sát với THỨ HAI ĐEN, những cuộc Hội Họp liên tục giữa các Thủ lãnh Ngân Hàng và Tài chánh, rồi với Đại diện Ngân khố Nhà nước diễn ra. Xin độc giả đọc thêm những bài về Tín dụng Subprime Địa ốc (Mortgage Subprime Credit) mà chúng tôi đã viết từ năm ngoái và đầu năm nay đăng lại trong số báo này. Chính Tín dụng Subprime (Toxic) Địa ốc này là nguyên nhân gây mất mát của những Ngân Hàng và những Tập đoàn Tài chánh, rồi tạo biến động tất nhiên ở Wall Street và các Thị trường chứng khoán trên khắp Thế giới.




THỨ TƯ 17.09.2008:
ĐỂ LEHMAN BROTHERS CHẾT NHƯNG CỨU AIG (AMERICAN INTERNATIONAL GROUP)

Trước quan điểm được tuyên bố bởi ông Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, trong những ngày trước về quan điểm cứng rắn của Nhà Nước Liên Bang Mỹ về số phận những Ngân Hàng, và việc nhất định từ chối hỗ trợ của FED để BARCLAYS có thể mua LEHMAN BROTHERS, khắp Thế giới chờ mong tin về số phận của Tập đoàn Bảo Hiểm khổng lồ AIG (American International Group). Cả Thế giới trông tin vì lãnh vực hoạt động của AIG bao trùm rộng lớn mọi nơi.



Quan điểm của Nhà Nước Liên Bang Mỹ về các Ngân Hàng và Tập đoàn Tài chánh

Từ năm ngoái đến giờ, những thua lỗ và những biến động xẩy ra ở nơi những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh và tại những Thị trường Chứng khoán. Người ta cũng quan sát thấy rằng những Ngân Hàng và những Tập đoàn Tài chánh thua lỗ nhiều và có thể đi đến phá sản là vì họ đã nhúng tay vào lãnh vực Tín dụng Subprime Địa ốc với tất cả những cái rủi ro (Risks) của Business. Trong những năm trường, những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh này đã thu vào những lợi nhuận rất cao. Thực vậy muốn ăn lớn thì phải có rủi ro. Họ đã vào hang cọp để bắt cọp con.




Ông Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, đã từng điều hành Ngân Hàng GOLMAN SACHS, nên hiểu rõ những cái nguy hiểm (risks) thuộc lãnh vực này. Quan điểm của Nhà Nước Liên Bang Mỹ, qua lời khẳng định của Henry PAULSON là khi đã quyết định chơi với nguy hiểm để có lợi nhuận cao, thì phải chịu cái hậu quả của nguy hiểm, dù đó là phá sản. Nói đơn giản: được ăn thua chịu.

Về phương diện phát triển Kinh tế quốc gia, người ta thấy lãnh vực Sản xuất, Thương Mại, Việc làm cho Nhân lực, ít có những xáo trộn xong hành với lãnh vực Tài chánh. Nền Kinh tế có chút đình trệ, nhưng không có những biến động coi là Khủng hoảng như những năm 1929-30.




Có thể nói rằng thái độ của Nhà Nước Liên Bang là:
=> Nhà Nước để cho phía các Tổ chức Ngân Hàng, Tài chánh chơi với nguy hiểm, tự đào thải
=> Nhà Nước canh chừng và bảo vệ nền Kinh tế phát triển đều đặn, tránh những biến động mạnh.
=> Không thể lấy tiền của Dân đóng thuế để cứu những Ngân Hàng, những Tập đoàn Tài chánh tư nhân chơi với rủi ro để kiếm lợi nhuận cao bỏ túi riêng. Khi họ có lợi nhuận cao, họ có chia cho Dân đâu. Vậy khi họ gặp phá sản, tại sao lấy tiền của Dân ra cứu họ.




Ngân Hàng LEHMAN BROTHERS với 158 tuổi đã bị để cho chết trong quan điểm trên của Nhà Nước.

Nhà Nước Liên Bang vào phút chót cứu AIG (American International Group) với 85 tỉ


AIG là một Tổ chức Bảo Hiểm có tầm hoạt động rộng lớn khắp Thế giới. AIG xử dụng 116000 nhân viên và có 74 triệu khách hàng bảo hiểm trên 130 quốc gia. Những khách hàng ấy không phải hẳn là những cá nhân nhưng là những Tập thề, Ngân Hàng hay Quốc gia. Với trị giá tài sản 180 tỉ đo-la, AIG là một trong 5 Tập đoàn Kinh tế tư nhân lớn nhất của Hoa kỳ. Lãnh vực hoạt động của AIG liên hệ đến hệ thống Tài chánh Thế giới và nhất là về những bảo hiểm nhân mạng, cuộc sống và tuổi già của nhiều triệu dân chúng. AIG còn bào hiểm rộng lớn cho những Quốc gia về những Obligations. Tuy nhiên lãnh vực rủi ro của AIG là đã đụng chạm đến Tín dụng Subprime địa ốc. Mộ lãnh vực nữa là đã đưa ra sàn phẩm CDS-CREDIT DEFAULT SWAP, một Hợp đồng Bảo Đảm Rủi ro cho Tín dụng. Số lượng Bảo Đảm này năm 2004 là 6,396 tỉ đô-la và cuối năm 2007 lên vọt tới số lượng 57,894 tỉ đô-la.




Trong suốt những ngày vừa rồi, chính ông Henry PAULSON đã hết lòng dàn xếp với giới Ngân Hàng tư nhân, ngay cả thúc đẩy những Ngân Hàng Trung ương Aâu châu trợ lực để cứu AIG.

Cuới cùng Tổng thống Bush, Chủ tịch Ngân Hàng Trung ương Hoa kỳ (FED) và Bộ trưởng Ngân khố Mỹ phài quyết định bỏ ra 85 tỉ đô la để cứu AIG vì nếu AIG phá sản thì hậu quả bao trùm Thế giới.

Nhà Nước Liên Bang Mỹ, sau khi cứu AIG, còn phải cứu ai nữa không khi mà quan điểm của Nhà Nước quyết theo như chủ trương vừa trình bầy ở đoạn trên? Ông Marco ANNUNZIATA, Trưởng Bộ phận Phân tích Tài chánh của UNICREDIT đã cho ý kiến:’L’accélération de la consolidation du secteur financier américain prend des allures certes dramatiques, mais nous arrivons au stade final de la crise’ (Journal LE TEMPS, Suisse, 18.09.2008, p.2) (Việc tiến hành nhập lại của lãnh vực tài chánh Mỹ thực mang những bước đi bi thảm, nhưng chúng ta đi tới chặng cuối cùng của khủng hoảng).



Một số người có khuynh hướng Xã Hội Chủ Nghiã, qua việc Nhà Nước Liên Bang cứu FANNIE MAE, FREDDIE MAC, BEAR STEARNS và AIG, đã vội miệng công kích rằng đó là một việc can thiệp của Chính trị Nhà Nước vào lãnh vực Kinh tế tư nhân trong một nền Kinh tế Tự do và Thị trường.

Xin nhớ rằng đây là việc tư nhân yêu cầu Nhà Nước cứu giúp mình khi hoạn nạn, chứ không phải Nhà Nước tìm đến để can thiệp xen lấn. Cũng nói ngay rằng Nhà Nước Liên Bang Mỹ là một Nhà Nước Dân chủ chứ không phải là Nhà Nước độc tài.

Một Bình luận gia trên Đài Truyền hình TSR1, ngày 14.09.2008 đã nói một câu có ý khen ngợi tính cách rộng lượng của Nhà Nước Mỹ trong việc trợ lực này: “Quand il y a des Profits, on désire de les privatiser; mais quand il y a des Pertes, on souhaite de les nationaliser“. (Khi có nhiều Lợi nhuận, thì người ta muốn tư nhân hóa; nhưng khi có những Mất mát, thì người ta mong mỏi quốc hữu hóa).

Tình trạng mất mát của các Ngân Hàng vì vào lãnh vực rủi ro Tín dụng Subprime Địa ốc

Có những Ngân Hàng, Tập đoàn Tài chánh không muốn công bố vì muốn giữ thế giá hoặc chỉ mất chừng mấy trăm triệu hay bên dưới 4 hay 5 tỉ đô la. Tính cho đến hôm nay, việc mất mát vì Mortgage Subprime (Toxic) Credit được một số Ngân Hàng tuyên bố như sau:



* CITIGROUP (Mỹ) : mất 55.1 tỉ đô la
* MERRILL LYNCH (Mỹ) : mất 52.2 tỉ đô la
* UBS (Thụy sĩ) : mất 44.2 tỉ đô la
* HSBC (Anh) : mất 27.4 tỉ đô la
* WACHOVIA (Mỹ) : mất 22.7 tỉ đô la
* BANK OF AMERICA (Mỹ) : mất 21.2 tỉ đô la
* WASHINGTON MUTUAL (Mỹ) : mất 14.8 tỉ đô la
* MORGAN STANLEY (Mỹ) : mất 14.4 tỉ đô la
* IKB (Đức) : mất 14.4 tỉ đô la
* JP MORGAN CHASE (Mỹ) : mất 14.3 tỉ đô la

(Theo nguồn của BLOOMBERG)

THỨ BA 16.09.2008:
KHỦNG HOẢNG CREDIT CARDS ? (CREDIT CARDS CRISIS?)

Thiết lập Quỹ Chống Phá Sản
(Anti-Bankruptcy Funds/ Fonds Anti-Faillite)

Đây là một ý tưởng theo mẫu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF/ FMI) được thiết lập năm 1944. Thời kỳ này, Tiền tệ của các nước còn trong hệ thống bảo chứng bằng Vàng (Regime Etalon-Or). Nhưng Thế Chiến Thứ Hai đã làm cho các nước Aâu châu mất hết Vàng, vì thế Tiền Aâu châu đã mất hết giá vì không còn bảo chứng. Hoa kỳ đã triệu tập Hội Nghị Thế Giới về Tiền tệ tại Bretton-Woods năm 1944 để quyết định việc bảo chứng bằng đồng Dollar vì chỉ có Hoa kỳ mới còn Vàng. Tiền tệ chuyển sang hệ thống bảo chứng bằng đồng tiền mạnh Dollar (Regime Etalon-Devise-Or/ Regime Etalon-Dollar-Or).



Hội Nghị cũng quyết định thành lập Quỹ Tiền Tệ Quốc tế với mục đích hỗ trợ những nước thành viên có biến động yếu kém đi về Tiền tệ.

Cũng theo mẫu và mục đích tiên khời của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, ngày Chúa Nhật 14.09.2009, mười Ngân Hàng lớn Hoa kỳ và ngoại quốc đã quyết định thành lập QUỸ CHỐNG PHÁ SẢN (Anti-Bankruptcy Funds/ Fonds Anti-Faillite) mà mục đích là để hỗ trợ giữa các Ngân Hàng thành viên khi đứng bên bờ phá sản. 10 Ngân Hàng lớn đó là: BANK OF AMERICA (Mỹ), BARCLAYS (Anh), CITIGROUP (Mỹ), CREDIT SUISSE (Thụy sĩ), DEUTSCHE BANK (Đức), GOLDMAN SACHS (Mỹ), JP MORGAN CHASE (Mỹ), MERRYLL LYNCH (Mỹ), MORGAN STANLEY (Mỹ) và UBS (Thụy sĩ). Mỗi Ngân Hàng đóng vào Quỹ đó 7 tỉ đô la

Có lẽ cũng nhờ Quỹ này mà Bank Of America mua lại Merrill Lynch vì cùng là thành viên.



Vấn đề AIG (American International Group) vẫn còn sôi bỏng

AIG là Tập đoàn Bảo Hiểm lớn nhất của Mỹ. Những mất mát lớn mới đây của Tam cá nguyệt 2 của Tập đoàn được ghi nhận như sau:
* Bảo Hiểm Tổng Quát (General Insurance) : mất 827 triệu đô la
* Bảo Hiểm Sinh mạng và Dịch vụ Hưu trí (Life Insurance & Retirement Services): mất 2.4 tỉ đô la.
* Quản trị Tài sản (Asset Management): mất 314 triệu đô la
* Những Dịch vụ Tài chánh (Financial Services): mất 5.9 tỉ đô la

Với những mất mát mới đây, AIG ở trong tình trạng giao động gay gắt. Trị giá của AIG tại Thị trường Chứng khoán Wall Street tụt dốc: 60% mất giá trong ngày thứ HAI và 19% thêm nữa trong ngày thứ BA. Việc phá sản của AIG không những làm giao động mạnh hệ thống Tài chánh của Hoa kỳ, mà còn cả cho Aâu châu và Á châu nữa. Phải cứu AIG bằng mọi giá.



Mạc dầu đã được hứa 50 tỉ đô la hỗ trợ từ FED, nhưng AIG cần tới con số tối thiểu 70 tỉ đô la. FED đã kêu gọi những Ngân Hàng còn mạnh như Goldman Sachs, JP Morgan Chase hỗ trợ. Đồng thời FED cũng kêu gọi sự tiếp sức từ những Ngân Hàng Trung ương của Aâu châu. Thống đốc Tiểu bang New York cũng cho biết có thể hỗ trợ 20 tỉ đô la. Oâng Hank GREENBERG, cựu Chủ tịch AIG, trong một Thư đăng trong Financial Times, cũng nhấn mạnh rằng nếu hệ thống Ngân Hàng tư nhân không đủ cứu AIG, thì nhất thiết FED phải tăng cường thêm.

Quan điểm của FED trong cơn Khủng hoảng Tài chánh

Quan điểm của FED, qua những tuyên bố của Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân khố, và của Oâng Tim GEITHNER, Chủ tịch của FED New York, trong những cuộc Hội họp cứu nguy các Tập đoàn Tài chánh, gồm những điểm sau đây:



=> Đây là việc Khủng hoảng về Tài chánh liên hệ thiết yếu đến những Tập đoàn quá đi sâu vào những Nghiệp vụ Thương mại, nhất là vào lãnh vực Tín dụng Subprime Địa ốc. Vì vậy, nếu có một số Tập đoàn phải chết đi, thì đó cũng là việc họ đã chấp nhận trước đây những rủi ro (Risks). Do đó không thể bắt quỹ đóng góp của những người trả thuế đến cứu vớt những rùi ro nghề nghiệp của tư nhân.

=> Việc khủng hoảng Tài chánh này chưa mang đến hậu quả là Khủng hoảng Kinh tế Hoa kỳ. Cái lỗi phá sản là do hoạt động thương mại của các Ngân Hàng ở Thị trường Tài chánh. Việc chết đi của một số Ngân Hàng có thể làm sạch sẽ hơn Thị trường Tài chánh.

=> Chính vì vậy mà FED nhất định giữ Lãi suất 2%. Việc thay đổi Lãi suất có thể gây thiệt hại cho những Tập đoàn sản xuất Kinh tế.

Từ Khủng hoảng Tín dụng Subprime Địa ốc Đến Khủng hoảng Tín dụng Tiêu dùng (Credit Cards Crisis)



Giới Tài chánh không muốn dùng chữ Subprime Credit nữa mà gọi thẳng là Toxic Credit (Tín dụng nhiễm độc). Người ta đang lo ngại từ Khủng hoảng Tín dụng Toxic Địa ốc, có thể các Ngân Hàng sẽ phải chịu một cơn lốc thứ hai là Thẻ Tín dụng Tiêu dùng (Credit Cards Crisis).

Thực vậy, người ta dễ lạm dụng Thẻ Credit để Tiêu dùng trở thành một món nợ không thể hoàn lại. Tại Hoa kỳ, chỉ cần mang theo người Credit Card và Driver License là đủ mua bán mọi nơi. Việc mua bán qua Internet cũng xử dụng Credit Cards và lan rộng ngoài phạm vi Hoa kỳ.

Giới quan tâm đến cuộc Khủng hoảng Credit Cards đã ước tính Toxic Credit cho Thẻ Tiêu dùng có thể lên tới con số rất lớn. Mỗi Gia đình tại Mỹ trung bình xử dụng tới 6 Credit Cards. Mỗi Credit Card mang nợ trung bình là 10,000 đô-la. Giới Ngân Hàng tính tổng cộng tại Hoa kỳ số tiền Toxic Credits cho những Cards này lên tới 1000 tỉ đô-la.



Ý kiến riêng: Tốt hơn hết là khi mấy ông ra ngoài buổi tối, nên để Credit Cards ở nhà cho các bà xã giữ. Chỉ nên bỏ vào túi tiền mặt chừng 20 đô-la. Uống bia hết tiền mặt thì về nhà. Còn nếu có sẵn Credit Cards trong túi, thì khi hơi men bốc lên rồi, mà ngồi cạnh nữ giới với ánh đèn mầu, thì dễ dàng mang Credit Cards ra trả cho lên mặt anh hùng !.



THỨ HAI ĐEN 15.09.2008:
BIẾN ĐỘNG TÀI CHÁNH TẠI WALL STREET

THỨ HAI ĐEN 15.09.2008 cho Wall Street. Mà Wall Street giao động, thì tầm ảnh hưởng lan rộng ra Thế Giới. Hệ thống Ngân Hàng và Tài chánh Thế giới bị bệnh. Những Ngân Hàng mất tiền, thậm chí phá sản. Cái nguyên do của tình trạng bệnh tật này là Khủng hoảng Tín dụng Địa ốc của Hoa kỳ (Mortgage Subprime Credit Crisis)

Ngày 13.12.2007, chúng tôi đã viết về Tín dụng Subprime Địa ốc là gì nhân việc Ngân Hàng UBS của Thụy sĩ tuyên bố mất 11 tỉ đô la.

Ngày 24.01.2008, chúng tôi đã viết về Khủng hoảng Thị trường Chứng khoán từ Mỹ, Aâu, Á cũng do nguyên nhân Tín dụng Subprime Địa ốc.

Chúng tôi nhấn mạnh hai bài này để hiểu cái nguyên nhân Tín dụng Subprime Địa ốc là gì nhân THỨ HAI ĐEN 15.09.2008

Từ tuần trước, Ngân Hàng Trung ương Hoa kỳ FED đã đứng ra trách nhiệm cứu và kiểm soát hai Đại Tập đoàn Tài chánh Địa ốc của Mỹ FANNIE MAE và FREDDIE MAC với 200 tỉ đô la. FED cũng cứu AIG, American International Group, một Tập đoàn Bào Hiểm lớn nhất của Mỹ, với 50 tỉ đô la. FED cũng trợ lực 30 tỉ đô la để JP MORGAN CHASE mua BEAR STEARNS vào tháng 3 vừa rồi. Nhắc lại rằng JP MORGAN CHASE là sự nhập lại của JP MORGAN và CHASE MANHATTAN vào cuối năm 2000.



Lần này đến lượt MERRILL LYNCH và LEHMAN BROTHERS. Suốt cuối tuần vừa rồi, Những Đại diện Ngân Hàng lớn họp liên hồi để cứu hai Tập đoàn này. Đây là hai Tập đoàn đầu tư nhiều trong lãnh vực Subprime Địa ốc Hoa kỳ. Đối với hai Tập đoàn này, FED không muốn cứu nữa. Ông Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân khố, và Oâng Tim GEITHNER, Chủ tịch của FED New York, cũng đến họp về trường hợp của Merrill Lynch và Lehman Brothers. Nhưng hai ông yêu cầu phải tìm giải pháp Kỹ nghệ chứ FED không thể xử dụng tiền Dân đóng thuế để cứu hai Tập đoàn tư nhân này.

BANK OF AMERICA quyết định mua MERRILL LYNCH. Nhưng còn LEHMAN BROTHERS ? Một số Ngân Hàng như BARCLAY’S, BANK OF AMERICA cũng có ý định xét mua LEHMAN BROTHERS, nhưng muốn FED trợ lực chịu những nguy hiểm. Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, nhất quyết từ chối.

Thứ Hai 15.09.2008, LEHMAN BROTHERS tuyên bố phá sản. Wall Street giao động, nhất là giá các Ngân Hàng và các Tập đoàn Tài chánh. Tập đoàn LEHMAN BROTHERS được thành lập từ năm 1850 và được 158 tuổi. Số nhân viên làm việc lên tới 15,000 người.



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


===

No comments:

Post a Comment