Pages

Tuesday, October 7, 2008

VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ

VĂN HÓA VÀ CHÍNH TRỊ
====



Trịnh Khải

Qua cuộc tham gia buổi gặp gỡ văn hóa ngày 29/08-01/09/2008 tại Bruxelles. Chúng tôi thành thật nhận xét Ban tổ chức rất chu đáo, đầy nhiệt tình, thiện chí…..ngoài ra tiện nghi vật chất rất là đầy đủ, vệ sinh thật là tòan hảo và chi phí rất là thấp. Đây là một thành công trên phuơng diện tổ chức và tiếp đón một số đông tham dư viên.

Trên phuơng diện nội dung trong việc chủ tọa điều khiển chuơng trình chúng tôi nhật xét vài điều cần đuợc ghi nhận:

- Điều kiện cơ bản của văn hóa chưa đuợc hòan toàn tôn vinh đúng mức đó là : tự do tư tuởng - độc lập hành đô.ng. Quốc gia hữu sự - xâm luợc VN của TC - thì sỹ phu phải hữu trách, tham luận về liên hệ giữa Chính trị và Văn hóa đã trở nên tối cần thiết.
- Vài lúc ban chủ tọa đã không phân định rõ ràng thời gian cho mỗi tham khảo viên nên đã có chênh lệch quá mức, lại tỏ rõ chưa thấu triệt đuợc giữa : trình diễn văn hóa (*) và tìm huớng đi để bảo vệ và phát triển văn hóa – như Anh Nguyễn Đăng Trúc đã nhắc nhở về sự đứt quãng của văn hóa VN hiện nay.
- Chỉ cần 1 băng nhạc “Thúy Nga” đâu cần chúng ta phải đi xa ngàn dặm để gặp nhau.

Trong bài “Hại muôn đời “ GS Vũ Quốc Thúc dã nhắc lời Lão Tử :
" Làm thầy thuốc sai lầm có thể hại một mạng người
Làm chính trị sai lầm có thể hại một thế hệ
Làm văn hóa sai lầm có thể hại muôn đời ."

Muốn đóng góp vào tuơng lai của chuơng trình văn hóa, chúng tôi thấy cần nói thiện ý và nhật xét của chính mình mà không bắt buộc ai phải đồng ý hay đồng thuận (chấp nhận đi theo) cả......

- Vì mục tiêu không rõ ràng, chuơng trình hoạt động cụ thể chưa có đuợc: kinh nghiệm cho thấy các đề án sinh mà không có khả năng duỡng thì sẽ đi đến tử. Sau khi đúc kết chúng tôi thấy quả thực quá mơ hồ, không có “móc” bám vào để bắt tay vào việc cụ thể.
- Chuơng trình họp năm tới lại mơ hồ một lần nữa sao ? !. Giới trẽ “Việt kiều” khoa bảng chưa thể kể là “trí thức”, ngoại ngữ hầu hết thuộc “chuyên môn” và Việt ngữ chỉ để nói chuyện thông thuờng (langage parlé) khó hiểu nổi văn hóa Việt với quá nhiều Hán Tự. Trong chuơng trình “Duo “ Bạn Văn đã dùng Pháp Việt để cố gắng đi tới găp gỡ giới trẽ. Hiện nay hầu hết các vị có trình độ Văn Hóa Việt thì đã thuộc loại “nhân sinh thất thập cổ lai hy “...thì sẽ “lão nhân, tài tận...trí đoản” đâu còn bao thì giờ truyền bá Văn hóa Việt cho hậu sinh.

Chúng tôi nhận xét rằng chuơng trình văn hóa của nguời Việt hải ngoại cần thông qua các giai đoạn rất cần thiết để tránh mơ hồ trong chủ truơng, mờ ảo trong tham luận và ảo tuởng trong hành động :

Ạ- Thông triết văn hóa : phải là tự do tư tuởng, độc lập hành động ? Đây mới là sự đồng ý chưa phải đồng thuận hoặc đồng tâm.

B.- Đoàn kết tư tuởng : bảo vệ tổ quốc - bảo đảm dộc lập tự do dân Việt - bảo toàn văn hóa đang bị huỷ diệt – phát triển văn hoá theo đà tiến hóa thế giới - ... ? Đây là đồng ý cùng với đồng thuâ.n.
Truớc hiểm họa mất nuớc và diệt vong dân tộc, Lý tưởng Văn hóa là bảo vệ tổ quốc VN (*) đạt đuợc muc tiêu : ” Sửa đổi Hiến Pháp để trả lại chủ quyền cho nhân dân, như vậy là giải phóng dân tộc khỏi sự khống chế của Trung Cộng : chỉ có những tay sai của Trung Cộng mới chống lại việc này”. ( Bài “ Hại muôn đời” của GS Vũ Quốc Thúc)

Chúnh tôi hoàn tòan không thể Đồng thuận với chủ truơng tách rời văn hóa ra ngoài chính trị, xem “mất nuớc và diệt vong dân tộc” là thứ yếu, chỉ là “chùm gửi” (parasite végétal) trên cây văn hóa : Làm văn hóa sai lầm có thể hại muôn đời .

Qua “Nam Phong Tạp Chí”, “Tự Lực Văn Đoàn”..v. v., duới chế độ thực dân các tiền nhân Việt, rất can đảm, đã đặt cao Lý Tuởng Văn Hóa : “chủ quyền của nhân dân”.

C.- Kết đoàn hành động : ? Đây đến lúc đi tới tam đồng : đồng ý nguyên tắc - đồng thuận lý tuởng – đồng hành nhiệm vụ ? đồng chí (danh từ đã bị lạm dụng và lừa đảo bởi CSVN).

Vói kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp ở hải ngoại, chúng tôi nhận định rằng chuơng trình hoạt động của cuộc gặp gỡ văn hóa hải ngoại cần nên qua các giai đoạn (étapes) như sau (*) :
1.- Soạn Thảo Đề án (proposition du Projet)
2.- Thành Lập Dự án (élaboration du Projet)
3.- Thi Hành Dự án (réalisation du Projet ….par étape).


Ngày nay chúng ta nên « trông nguời (TC) mà ngẫm đến ta (VC) ». Qua báo chí chúng ta thấy TC đuợc thổi phồng với tin tức, thống kê do Đảng đưa ra, nào là kinh tếâ sẽ vuợt qua Mỹ, nào là kỹ nghệ, khoa học sẽ tiến vuợt bực hơn cả Âu Châu,... Sau đây là những sự thật :

Ạ- Tổng số học sinh thi tú tài của TC (1.350 triệu người) , tức chỉ có hơn 1 triệu thí sinh. Pháp (60 triệu dân) đã có 800.000 thí sinh. Ta chỉ thấy tuơng lại nô bộc của dân Trung Hoa khai thác bởi ngoại bang do Đảng quyết đi.nh.
B.- Tổng sản luợng (PIB = produit intérieur brut) = TSL.
Theo kết quả sưu tầm báo chuyên nghiệp kinh tế :

TSL Nhật (1) = TSL Trung Cộng (2) + TSL Ấn Độ (3)
(1) Dân số Nhật = 125 triệu
(2) Dân số Trung Cộng = 1.350 triệu
(3) Dân số Ấn Độ = 1.000 triệu

Mức sản xuất của 1 nguời Nhật :
==> 125 triệu Nhật = 1.350 triệu (Trung Hoa) + 1.000 triệu Ấn)
==> 01 nguời Nhật = (1.350 + 1.000)/ 125, tuơng đuơng = 19.000 nguời (Hoa và Ấn).

Cũng giống như Mỹ, Nhật còn đầu tư khắp 5 Châu – Úc, Á, Phi, Âu, Mỹ - TSL của thế giới cũng phần nào phải chia cho các nuớc này. Nếu đem so sánh chúng ta thấy đâu là tuơng lai đất nuớc, đâu là vinh quang dân tộc, đâu là hạnh phúc và tự do nhân dân.

Nuớc Nhật Bản cũng như các nuớc tiền tiến đều đặt tuơng lai và vận mệnh của chính mình trên 04 chính sách cơ bản :

1.- Cách mạng về Tuệ Giác (La Révolution de la Connaissance) : Thế giới ngày nay đều chấp nhận nguyên lý cơ bản này vì máy điện tử, máy tính điện tử, internet……

2.- Kinh tế của Tuệ Giác (L’Économie de la Connaissance ou de l’intelligence). Kinh tế TC và VNCS chỉ bắt dân làm tôi mọi (des esclaves) cho ngoại bang khai thác. Các thí dụ :
Microsoft là Kinh tế của Tuệ Giác …. không cần thợ chân tay, nhưng giá trị chứng khoán của họ (valeur boursière) hơn cả : Renault + Peugeot + tất cả Xa lộ của Pháp (lên hơn 200.000 công nhân) ; SAP của Đức , Dassault Système của Pháp, SSII của Ấn….. .

3.- Kiến tạo về Tuệ Giác (L’Entreprise de la Connaissance). Phát triển ngành Giáo Dục từ Tiểu Học, Đại Học và trung tâm Nghiên Cứu (công và tư)……Ngân quỹ thuờng niên của Đại học Mỹ HARVARD lên đến 4.000 triệu dollars.

4.- Xã Hội của Tuệ Giác. (La Société de la Connaissance). Qua nhiều đợt hy sinh rất đáng kể Nuớc Nhật từ thập niên 1980 đã chuyển qua Xã Hội của Tuệ Giác (Société de la connaissance) đi từ « recherche appliquée » (nghiên cứu ứng dụng) tới « recherche fondamentale»(nghiên cứu cơ bản), mở rộng ra toàn quốc.

Ngày nay nói đến Văn Hóa VN chúng ta không thể quên đuợc chính trị CSVN, « tam đại bấn cố nông » và « chuyên chính vô sản », đã hủy diệt tòan diện nền văn hóa, văn minh và văn hiến VN. Truớc hiểm họa « mất nuớc và diệt vong », vào đời Nhà Trần các Cụ đã họp « Hội Nghị Diên Hồng », ngày nay chúng ta đâu thể : Uống Trà Mạn Sen, ngâm thơ Thúy Kiều hoặc Cháy nhà hàng xóm, bình chân như va.i.

Qua bài đăng trong báo Le Figaro le 01.09.08 Ông Jean d’ORMESSON (Hội viên Hàn Lâm Viện Pháp) đã nhắc chúng ta : TC vẫn thi hành chính sách bành truớng CS đối với Á Châu và Nga của V. Poutin vẫn không quên chính sách này ở Âu Châu…… Đất nuớc ta, Dân ta đang là nạn nhân, tất cả chúng ta có thể nhắm mắt , bịt tai , ngâm miệng đuợc không ? ! Thật là:
« Củi đậu (CS Việt) nấu đậu (Dân Việt),
Hạt đậu khóc hu hu,
Cùng một gốc mà ra,
Sao nỡ thế ru .....“
..... để Đảng triều cống Nhà Nuớc Trung Cô.ng. Ải Nam Quan, núi non hiểm trở, đã là tiền đồn chống ngoại xâm qua bao nhiều đời, vừa qua Chính trị của Đảng đã dâng Ải này và mở đuờng xâm lăng cho TC. Sống đừng để tiếng đời ta thán, chúng ta nên mở mắt nhìn : Văn hóa và Chính trị phải xem như chim liền cánh, như cây liền cành.

Paris Septembre 2008
TRỊNH Khải

(*) Đây là kinh nghiệm của những ai đã có trách nhiệm về các dự án (chef de projet ou responsable de projet).

No comments:

Post a Comment