Pages

Wednesday, October 8, 2008

THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

===


Từ 1954 cho đến 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho 58.000 người Mỹ và hai triệu người Việt chết. Mỹ dùng hiệp định Paris để cắt cái ung bướu chiến tranh Việt Nam với bất cứ giá nào. Chiến tranh Việt Nam đã làm tốn kém tài nguyên nước Mỹ, và chia rẽ nhân dân Mỹ. Mỹ thất bại tại Việt Nam vì Mỹ không có quyết tâm chiến đãu. Mỹ không quyết tâm vì sợ Liên Xô, Trung Quốc, sợ gây ra một cuộc chiến tranh thứ ba. Cũng có thể Mỹ bỏ rơi Việt Nam là vì lý do chiến lược, chiến thuật bí mật nào đó!Hiệp định Paris là một cuôc tháo chạy của Mỹ và bỏ mặc Việt Nam cộng hòa cho cộng sản. Trước đây, với sự viện trợ của Mỹ, Việt Nam cộng hòa không thể chiến thắng Việt Cộng vi họ đưọc Liên Xô, Trung Quôc viện trợ tích cực của mặc dầu sau này Trung quốc không còn ủng hộ Lê Duẩn nữa. Nay một mình Việt Nam, bị bỏ rơi , lại bị cắt viện trợ kinh tế và vũ khí, một không thể chọi ba, bốn. Việt Nam cộng hòa thất bại là lẽ đương nhiên. Dẫu sao, Mỹ đã giúp Việt Nam tồn tại thêm 20 năm mà số phận Việt Nam tự do đáng lẽ bị cộng sản thu tóm với cuộc tổng tuyển cử 7- 1956 theo hiệp định Genève 1954.




Như đã trình bày, đáng lẽ Ngô Đình Diệm phải xây dựng dân chủ, đoàn kết nhân dân thành một khối vững chắc để chống cộng, thì gia đình họ Ngô lại tham nhũng, độc tài, tiêu diệt các đảng phái quốc gia, cướp bóc dân chúng, ăn cắp viện trợ Mỹ, và mượn danh nghĩa chống cộng sản mà thực tế là bắt tay với cộng sản như Ngô Đình Cẩn bán gạo cho Cộng Sản, Ngô Đình Thục bắt tay với Cộng sản để vào rừng khai thác lâm sản, và Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đã toan tính đầu hàng cộng sản khi bị Mỹ lên tiếng chỉ trích[1].
Sau 1963, mọi sự do Mỹ quyết định đàng sau, các tướng lãnh Việt Nam không thể làm gì hơn. Họ chỉ là con cờ trong bàn tay người Mỹ. Một số trong sạch và có khả năng nhưng vài con én không làm nổi mùa xuân. Chúng ta còn gượng lại được sau 1968 đã là một sự nhiệm mầu. Một số chính trị gia và văn nhân, thi sĩ cho rằng chính chúng ta cũng có trách nhiệm, bởi vì dân ta một số tin tưởng vào cộng sản, còn số không tin cộng sản thì không tích cực chiến đãu. Nguyễn Chí Thiện khi nghe tin miền Nam thất thủ, đã cho rằng thất bại là vì ta hèn nhát.



Cuộc thất trận 1975 là một điều tất yếu. Và cuộc thất trận này đã đưa cộng sản làm chủ toàn quốc, và nhân dân miền Nam phải chịu đau khổ dưới ách thống trị bạo tàn của cộng sản.
-Dân nghèo bị bắt buộc phải đi vùng nước độc làm kinh tế (khu kinh tế mới). Tuy dùng từ kinh tế nhưng đây là một chính sách chính trị nhắm đày ải dân nghèo và các nhà tư sản, vì khi đã ra đi khỏi thành phố thì mất hộ khẩu, mất quyền cư trú và sinh sống tại thành thị. Thành thị trong quan niệm của cộng sản chỉ để dành cho công nhân và đảng viên cộng sản. Các tầng lớp quân nhân, viên chức, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài Hòa Hảo, dân di cư, tư sản, tiểu tư sản . . . đều được tập trung trong những vùng kinh tế mới.
-Dân chúng không còn quyền tự do sinh sống. Họ phải từ bỏ lối làm ăn cá thể mà tham gia vào hợp tác xã, nghĩa là phải đem tài sản của mình nộp cho tập đoàn, hợp tác xã hay cho nhà nước, mình mất quyền làm chủ và trở thành nô lệ của nhà nước và đảng.
-Các nhà tư sản bị truy thuế, tịch thu tài sản và bị tù. Toàn bộ nền sản xuất, kinh doanh đều nằm trong tay đảng và nhà nước.
-Các quân nhân, viên chức chế độ cũ trong đó có những thi văn sĩ bị giam giữ tại rừng sâu, trở thành nô lệ và tù nhân của cộng sản. Nếu không có việc Pol Pot phá các vùng kinh tế mới tại miền Nam, Trung quốc đánh miền Bắc, và không có sự can thiệp của Liên Hiệp quốc, họ và gia đình sẽ phải vĩnh viễn sống trong những nông trường hay vùng ma thiêng nước độc dưới roi vọt của cộng sản.
-Cộng sản chủ trương tiêu diệt văn hóa miền Nam, khủng bố văn nghệ sĩ, các tay sai của đảng lên tiếng chỉ trích văn hóa miền nam . Gần 60 nhà văn bị kết tội. Họ lập một danh sách dài các tác phẩm gọi là văn hóa đồi trụy và cấm lưu hành. Từ nay chỉ có văn nghệ sĩ cộng sản là có quyền cầm bút và chỉ tác phẩm của họ là được nhà nước xuất bản.
-Sách vở bị tịch thâu và thiêu hủy.
Tầt cả sách miền Nam bị thiêu hủy ngoại trừ sách về khoa học kỹ thuật, các từ điển. Những tiểu thuyết, sử ký, kinh tế, cho đến thơ văn của Nguyễn Du, Cao Bá Quát cũng không qua khỏi nạn phần thư của cộng sản.
Nguyễn Hiến Lê đã viết về việc đốt sách, tịch thu sách như sau:
Một luật sư tủ sách có độ 2000 quyển, đem đốt ở trước cửa nhà, chú ý cho công an phường biết.. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ quý, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho sở Thông tin văn hóa, giọng chua xót xin giữ đuợc tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách.




Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thế nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết.
Bà Đông Hồ quen ông giám đốc thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới ( Hồi Ký III, 76).
Các nhà sách , nhà xuất bản bị chiếm cứ, chủ nhân bị tù đày như ông Khai Trí. Sách báo, ấn loát từ nay tại miền Nam thuộc độc quyền của cộng sản. Nguyễn Hiến Lê cũng nói về tình trạng các nhà xuất bản như sau:
Một nhà xuất bản khá lớn có nhà in riêng, có nhiều cao ốc cho Mĩ mướn, con đã đi ngoại quốc hết từ trước 30-4-75, đem hiến hết cho chính phủ. . . và đuợc chính phủ cho lại một ngôi nhà khá để ở, và họ đưọc sống yên ổn.
Trái lại,. một nhà xuất bản và nhà sách khác lớn hơn nhiều, tin rằng mình làm ăn đứng đắn, quen nhiều nhà văn cách mạng sẽ được yên, nên chỉ tặng chính phủ một phần nhỏ tài sản thôi, và rốt cuộc mất gần hết nhẵn mà lại phải đi cải tạo mấy năm. Trong mấy ngôi nhà chứa hàng triệu cuốn sách, hàng vạn nhan đề, thế nào nhân viên kiểm kê chẳng kiếm ra được vô số cuốn thuộc loại phản động, đồi trụy hay lạc hậu, và như vậy có thể bị tịch thu tài sản rồi.



Một hai nhà khác làm việc phát hành bị bắt giam và tịch thu gia sản trước hết vì bị trù từ trước. Nhưng một nhà khác cũng phát hành lớn lại được tương đối yên ổn nhờ trước có giúp kháng chiến kha khá (61).








Trong những tháng cuối 1974, trước tòa đại sứ Mỹ tại Sài gòn, hàng ngàn người đứng vòng trong vòng ngoài xin nhập cảnh Hoa Kỳ. Trong lúc này, những tin tức thất thủ Quảng Trị, rồi Huế, Đà Nẵng đã đưa về thủ đô Sài gòn. Ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố bỏ súng, và cộng sản chiếm dinh Độc Lập. Đêm 30-4-1975, hàng ngàn đồng bào và binh sĩ đã ra di bằng nhiều phương tiện. Họ đã ra đi theo quân đội Mỹ, họ đã theo hải quân Việt Nam hay theo những thương thuyền đi ra biển cả. Cũng có những gia đình theo phi cơ sang các nươc lân cận. Đó là những chuyến đi an toàn nhất.
Trong lúc này, một số người bỏ nước ra đi bằng đường bộ. Những người miền Nam đã ra đi qua ngã ba biên giới, vượt qua những cánh rừng đầy mìn, Khmer đỏ và lính Việt Cộng luôn sẵn sàng nổ súng vào đám đàn bà, trẻ con và ông già. Cuối cùng một số đã đến Thái Lan. Khoảng 1978, tình hình bang giao Việt Nam- Trung quốc thêm xấu. Năm 1979, Trung Quốc dạy Việt Nam một bài học. Việt Nam đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ và xô đuổi các Hoa kiều ra khỏi nước. Tại miền Bắc, Hoa kiều theo đường bộ hoặc đường thủy mà về Trung quốc. Tại miền Nam, Mai Chí Thọ tổ chức cho người Hoa kiều ra đi để lấy vàng. Một số người Việt Nam thay tên đổi họ ra đi với những Hoa kiều. Tại miền bắc, một số đã sang Trung quốc và phải làm việc trong những nông trường. Một số sang Hồng Kông và bị giam trong trại tị nạn xung quanh có hàng rào kẽm gai.



Tại miền Nam, người Việt và người Hoa đã theo sóng gió mà đến Thái Lan, Indonésia, Malaysia, và Phi Luật Tân. Sau đó thì có nhiều người ra đi trên những thuyền gỗ mong manh. Một nửa bị chết trên biển cả và bị cướp bóc, hãm hiếp. Những tấm hình chụp trên biển cả cho thấy thân phận các thuyền nhân thật đáng tội nghiệp. Những thuyền nhân tới Mã Lai, Phi Luật Tân thì bị xua đuổi. Một số tới Thái Lan thì bị đối xử tàn tệ, nhất là bị hải tặc Thái Lan cướp bóc, hãm hiếp. Đảo Kokra tại Thái Lan đã trở thành nỗi kinh hoàng cho thuyền nhân Việt Nam. Một số nạn nhận và chứng nhân đã tố cáo hành động dã man của hải tặc. Nhà văn Nhật Tiến, nhà báo Dương Phục, nhà giáo Nguyễn Thị Thương đã đưa ra ánh sáng việc này. Có 157 thuyền nhân Việt Nam từ nhiều nơi khác nhau đã bị hải tặc bắt nhốt trên đảo Kokra, rồi hãm hiếp, cướp bóc, giết hại. Bà Nguyễn Thị Thương lúc đó 36 tuổi, đã du học tại Mỹ, giáo sư trường Bách Khoa Thủ Đức, cùng chồng là giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Huy của trường Đại Học Văn Khoa Sai gòn, thân mãu của bà, hai em trai, hai em dâu và bảy đứa cháu, cùng giáo sư Phạm Văn Đang trường Đại Học Sư Phạm, Sài gòn, tất cả 107 thuyền nhân đi trên một chuyến thuyền nhỏ, khởi hành tại Rạch Giá ngày 1-12-1979. Đi được ba ngày thì đến Thái Lan thì bị bọn cướp tấn công. Chúng ra lệnh cho 27 người qua thuyền chúng, chúng lục soát và cướp bóc. Chúng bắt bảy người đàn ông nhảy xuống biển, chúng làm đắm tàu để giết 80 người trên tàu. Các phụ nữ bị đưa lên đảo Kokra. Giáo sư Phạm Văn Đang thấy cảnh phụ nữ bị hãm hiếp đã chống cự lại nên bị chúng giết. Tại đảo Kokra có nhiều người đàn ông lẫn đàn bà bị bắt từ trước. Chúng dùng dây thắt cổ ông Trần Minh Đức, treo ông cổ ông Nguyễn Minh Hoàng lên cành cây, cành gãy, chúng đá ông xuống dốc núi, em trai ông chạy lại đỡ bị chúng dùng búa chém vào đầu. Một thiếu nữ sau khi bị hiếp trốn vào lùm cây, chúng nổi lửa đốt rừng, cô chịu chết thiêu mà không chạy ra. Nhưng cô không chết, thân thể cháy đen , máu mủ chảy đầy nguời, cô nằm úp mặt xuống đất, chúng vẫn tiếp tục dùng gậy đánh cô. Một nữ kỹ sư hóa học 23 tuổi, sau khi bị ô nhục đã nhảy xuông biển, nhưng sóng đã nâng cô và xô vào hang đá. Sau một vài ngày, nhân viên Liên Hiệp quốc đã tìm ra cô. Những hình ảnh và tin tức đó đã khơi động lương tâm nhân loại. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp quốc muốn giải quyết vân đề này. Họ đã triệu tập cuộc họp quốc tế gồm Việt Nam và 26 quôc gia khác bàn về vấn đề thuyền nhân. Quốc tế phải hứa hẹn giúp kinh tế cho Việt Nam để Việt Nam chấp thuận chương trình tị nạn của Liên Hiệp quốc. Chương trình này đuợc gọi là ‘‘Ra Đi Trật Tự’’ (Orderly Departure Program) ra đời vào năm 1979 để ngăn chận những cuộc phiêu lưu mạo hiểm trên biển cả. Những đồng bào miền núi, sĩ quan, viên chức cao cấp Việt Nam Cộng Hòa, và những người cộng tác với Mỹ ngồi tù lâu năm được uu tiên thu nhận qua các nước tự do. Họ phải nộp đơn từ và giấy chứng minh, và phải qua các cuộc phỏng vấn. Trong khi đó, Liên Hiệp quốc và các quốc gia lân cận đã lập ra các trại tị nạn tại Hồng Kông, Pulau Bidong, Thái Lan. Những người có điều kiện sau cuộc phỏng vấn sẽ đuợc nhận đi các quốc gia đệ tam như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Úc châu. . . Một số không đuợc lựa chọn, họ phải trở về Việt Nam theo chương trình ‘‘Tái Tạo Cơ Hội Cho Người Việt Trở Về’’ ( Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees). Những người này phần nhiều là dân Bắc Việt chạy qua Hồng Kông, sau đợt phỏng vấn, đa số bị từ chối nhận vào các quốc gia đệ tam. Họ được cấp tiền bạc để trở về nhưng bị chính phủ Việt Nam đổi lấy ngoại tệ và ăn chận, ăn bớt. Nhiều người trở về rồi lại ra đi vì họ nghĩ là sẽ tìm được đất Hứa, nếu phải trở về thì cũng được một món tiền dù là đảng đã ăn chận một số lớn còn hơn là sống mòn mõi ở quê nhà đói rét, bệnh tật!




Trong thời gian này, Việt Nam phải trả nợ cho Liên Xô. Họ đã đưa hàng hóa sang nhưng không đủ, họ phải bán người lao động. Tại Việt Nam dân chúng quá nghèo khổ, cho nên họ mong muốn ra đi nước ngoài để kiếm chút tiền bạc. Việt Nam đưa người lao động sang Liên Xô và Đông Âu, người lao động hưởng khoảng 60% còn nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hưởng 40%. Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã (1989-1990), những người lao động đã ở lại Liên Xô, Đông Âu hoặc chạy qua Tây Âu và châu Mỹ.
Cuối 1997, tại Việt Nam có 15.000 người Cambodia tị nạn, 281.000 người Việt tại Trung quốc, bao gồm 1.200 người tại Hồng Kông, và 100.000 ở các quốc gia khác. Khoảng 280.000 người đã ở lại Trung quốc, còn lại xin đi qua các quốc gia khác. Chương trình ODP đã định cư 7.200 người Việt Nam tại Mỹ trong năm 1997. Sau hai mươi năm hoạt động, chương trình này đã mang khoảng 500.000 người Việt Nam đến Âu Mỹ mà nhiều nhất là Mỹ.




Chương trình ODP đã đưa một số người đi tị nạn tại các quốc gia đệ tam, nhưng một số người này còn để lại gia đình tại Việt Nam. Để hàn gắn nỗi đau thương này, sau chương trình ‘‘Ra Đi Trật Tự’’, người ta đã nghĩ đến việc đoàn tụ gia đình. Do đó chương trình đoàn tụ gia đình đã cho phép các thân nhân người tị nạn đươc sang Âu Mỹ đoàn tụ với chồng, cha, con.
Và cuối cùng, chính phủ Mỹ và hội Quốc Tế Nhân Quyền đã can thiệp để trả tự do cho một số tù nhân chính trị như Thích Quảng Độ, Tuệ Sĩ, Đoàn Viết Hoạt, Võ Đại Tôn, Nguyễn Chí Thiện. . . và đưa một số sang Hoa Kỳ, Pháp.
Tại Canada, năm 1998, chính phủ đã mở một cuộc triển lãm về thuyền nhân Việt Nam. tại Bảo tàng văn hóa Ottawa. BOAT PEOPLE NO LONGER: VIETNAMESE CANADIANS. Rất đông đảo người Việt và người Mỹ, Canada đã đến xem.



[1] Xin xem các Hồi Ký của Nguyễn Chánh Thi, Trần Văn Đôn, Đỗ Mău, và quyển Ngô Đình Diệm Nỗ Lực Hoà Bình Dang Dở của Nguyễn Văn Châu. Và xin xem: Dân Tộc Việt Nam hai lần bị lường gạt của Sơn Trung, Bên Kia Bờ Đại Dương số 43 tháng 4 năm 2002 .




===

No comments:

Post a Comment