=
Những chuyện bi đát và khôi hài
Monday, 16 February 2009 20:22 Quê Hương,
Những Điều Trông Thấy
Hai tuần sau Tết Nguyên Đán, TP. Sài Gòn như mang một sắc thái mới, cũng có thể nói là mang một bộ mặt mới. Có lẽ trong những ngày Tết, mọi nhà, mọi người cố tạo ra vẻ "thanh bình, yên ấm" theo cái kiểu "vui thì vui gượng kẻo là"... cho qua những ngày đầu năm. Thật sự, tự trong đáy sâu tâm tư hầu hết những gia đình từ đủ ăn đủ mặc trở xuống đều nhận thấy rất rõ một năm đầy khó khăn trước mặt. Ngay từ những ngày trong Tết, rất nhiều gia đình đã "thắt lưng buộc bụng", bớt xén đủ thứ, không mua sắm những thứ không cần thiết.
Một cành hoa cũng đủ, không cần tới một chậu hoa. Nhung quả thật người ta không thể ngờ rằng cả một khu công viên 23-9 tràn đầy hoa trái năm nào cũng bán gần hết thì năm nay chỉ bán được rất ít, có cửa hàng chỉ bán được 10 đến 20%. Còn bao nhiêu bán "xon", bán "bỏ" cũng chẳng ai mua. Một chậu hoa bán có giá 200 ngàn đồng, 30 Tết bán 20 ngàn, thiếu điều nhờ người ta khuân hộ cũng chẳng ai ngó ngàng tới.
Không chỉ có hoa mà nhiều mặt hàng cũng ở trong tình cảnh ấy. Những bà bán rau ở chợ cũng ế hàng vì số công nhân vắng hẳn.
Bước vào hai tuần đầu năm, điều này được biểu lộ rõ rệt. Thành phố đã trở lại nhịp sống bình thường quen thuộc, nhưng mọi hoạt động uể oải hơn. Thêm vào đó là cảnh những cái lô cốt "sống lại", nhiều hơn, ở những con đường chật chội hơn. Hứa hẹn sẽ còn có thêm nhiều con đường khác được đào xới, sẽ còn vô số những cảnh kẹt đường, chen lấn, toát mồ hôi. Ngay trong quý 1-2009, Thành phố sẽ còn rào chắn gần 100 vị trí trên 80 tuyến đường.
Dân Sài Gòn tha hồ ăn no "lô cốt".
Công nhân mất việc làm long đong đi kiếm việc. Nhiều công ty xí nghiệp đóng cửa luôn hoặc chỉ nhận một số ít công nhân cũ. Có công ty nhân cơ hội này còn "thay máu" công nhân. Họ nhận công nhân mới để khỏi trả tiền làm việc lâu năm. Nhiều văn phòng được trả lại cho chủ cũ.
Tóm lại, sinh hoạt của thành phố bắt đầu chịu ảnh hưởng khá nặng nề trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hành hương hay hành hình?
Tuy nhiên, nhìn ra các lễ hội trên toàn quốc, thường bắt đầu vào những ngày đầu xuân, lễ hội nào cũng chật cứng. Có lẽ năm nay đông hơn mọi năm vì người dân không còn biết tin vào cái gì khác hơn là "số mệnh".
Sau Tết cổ truyền, từ Nam chí Bắc, các lễ hội lại liên tiếp mở ra. Có thể kể một số lễ hội nổi tiếng từ xưa tới nay. Hà Nội có hội Chùa Hương, hội Thánh Gióng Phù Linh, hội vật Triều Khúc; Bắc Ninh có hội Lim; Cao Bằng có lễ hội Kỳ Sầm Hòa An; Bắc Cạn có lễ hội Nam Mẫu; Ba Bể, Tuyên Quang có hội chọi trâu Hàm Yên; Lao Kay, Ninh Bình có hội chùa Bái Đính; Quảng Ninh có hội Yên Tử; Hải Dương có hội Côn Sơn; Thừa Thiên-Huế có hội làng Sình...
Tổ chức lễ hội nhằm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở nhiều địa phương có di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh mang bản sắc văn hóa của mỗi vùng, miền, đó cũng là việc làm đáng khích lệ. Song nhìn vào sự tổ chức lễ hội thì chúng ta không khỏi thất vọng vì ở rất nhiều nơi có những cảnh đúng nghĩa là "vô tổ chức".
Việc khoán trắng cho các "cai thầu" tổ chức bán vé vào hội, thuyền đò lừa đảo khách, hàng ăn quán xá bẩn thỉu, chặt chém khách hành hương vô tội vạ. Hàng trăm trò làm tiền, bịp bợm của những kẻ buôn thần bán thánh công khai diễn ra. Năm nào cũng như năm nào, năm nay "khắc phục" rồi năm sau lại y chang năm trước. Mỗi năm dường như cường độ lại mạnh hơn. Đến nỗi nhiều người ví cuộc hành hương không khác gì một cuộc "hành hình". Vệ sinh môi trường ở nhiều lễ hội chưa bảo đảm, nhất là vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được giám sát, chẳng ai quản lý. Đi hội là để tham gia trò vui, nhưng nhiều nơi trò vui bị biến tướng thành những sòng bạc trá hình, nhiều khách bị "lột" không còn một xu dính túi. Tệ hại hơn nữa là nạn trộm cắp tung hoành ở khắp các lễ hội, các cơ quan an ninh đành bó tay.
Ở một số lễ hội, phần "lễ" nặng hơn phần "hội" và các trò vui chơi giải trí lành mạnh còn ít. Lễ nặng nhưng nặng về phần "diễn" của quan chức, "diễn" của những đạo diễn quá sáo mòn, nhàm chán chứ không tạo được ấn tượng, ý nghĩa thực sự cho mọi người.
Con buôn lừa dân, cơ quan chức năng phe lờ
Trở lại với cuộc sống của người Sài Gòn, trong mấy ngày gần đây, dư luận lại một phen hoảng hốt vì nhiều nhà sản xuất sữa đánh lừa người dân. Mà điều đáng kinh ngạc hơn là cơ quan chức năng, trong đó gồm các phủ bộ lớn như Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ biết từ 5 tháng trước, nhưng... không hiểu sao không công bố cho người dân biết. Và nếu Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam không tự đi kiểm tra thì mọi chuyện sẽ chìm vào hư không. Người tiêu dùng cứ tiếp tục bị lừa và nguy hiểm hơn là người uống sữa, hầu hết là các cụ già, trẻ em, bệnh nhân sẽ mang vô số mầm bệnh tật, suy yếu mà khó tìm ra nguyên nhân.
Sự việc bắt đầu từ tháng 9-2008, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (từ đây xin gọi tắt là Hội Người Tiêu Dùng) đã mua ngẫu nhiên 20 mẫu sữa bột gồm 20 loại sữa khác nhau - được bán tại các chợ, siêu thị tại TP. Sài Gòn. 20 mẫu sữa được tách nhãn hiệu, đánh mã số riêng và gửi tới phòng thí nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật 3 để phân tích hàm lượng đạm có trong sữa.
Kết quả rất bất ngờ: 10 mẫu (chiếm 50%) số mẫu không đạt tỉ lệ đạm như công bố trên nhãn, trong đó có 1 mẫu không công bố hàm lượng đạm trên nhãn. Có 6 mẫu (chiếm 30%) có tỉ lệ đạm rất thấp dưới 10% và đặc biệt có 4 mẫu sữa có tỉ lệ đạm cực thấp - dưới 2%; điển hình là mẫu sữa bột béo Hà Lan trên nhãn ghi thành phần đạm là 24%, song kết quả thử nghiệm chỉ có 0,5%...
Đã "kính chuyển" và xin được xem xét, nhưng vẫn biệt vô ấm tín
Ông Thắng - Phó Chủ tịch Hội Người tiêu Dùng Việt Nam - cho biết hàm lượng đạm trong sữa không đạt và ở mức rất thấp như kết quả kiểm nghiệm là rất đáng lo ngại. Sữa mà hàm lượng đạm thấp là chất dinh dưỡng thiết yếu đã không có, lừa dối người tiêu dùng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ, sức khỏe của người già, người bệnh...
Ngay sau khi có kết quả khảo sát về chất lượng 20 mẫu sữa bột trên thị trường TP. Sài Gòn, ngày 5.10.2008, Hội Người Tiêu Dùng đã có công văn gửi tới Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, với mong muốn kết quả này được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm.
Hội đã đề nghị, ngoài việc kiểm tra melamine, các cơ quan có trách nhiệm cần mở rộng kiểm tra các chỉ tiêu quan trọng khác của sữa và sản phẩm sữa. Kiểm tra chặt chẽ chỉ tiêu thực của hàng hóa so với chỉ tiêu ghi trên nhãn. Xử lý nghiêm khắc những vi phạm. Công bố công khai kết quả kiểm tra chất lượng sữa trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết...
Nhưng 5 tháng đã trôi qua, cho đến ngày 4-2-2009, Hội Người Tiêu Dùng vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ các cơ quan trên. Mặc dù trước đó, đại diện của các bộ này đã đồng ý (bằng miệng) sẽ cấp kinh phí để Hội mở rộng việc khảo sát chất lượng sữa tại các thành phố, địa phương khác, song đến giờ mọi việc vẫn trong yên lặng.
Phải tự công bố thông tin
Vào tháng 10-2008, tại hội nghị sơ kết về "cơn bão" melamine của Bộ Y Tế, đại diện của Trung tâm Kỹ thuật 3, đã cảnh báo tình trạng hàm lượng đạm trong sữa đang rất báo động. Và ngay cả khi có bằng chứng rõ ràng về những mẫu sữa không đạt chỉ tiêu về hàm lượng đạm, do Hội Người Tiêu Dùng "kính chuyển" tới, cũng không thấy cơ quan chức năng của Bộ Y Tế xem xét.
Không thể hiểu nổi các quan chức năng có ý định gì mà có thái độ thờ ơ quá đáng như vậy, nên Hội Người Tiêu Dùng Việt Nam đã phải tự công bố những thông tin trên để bảo vệ người tiêu dùng. Ông Thắng rất bất bình cho biết: "Chúng tôi không có kinh phí để có thể tiến hành một khảo sát lớn, nhưng chỉ với 10/20 mẫu sữa không đạt tỉ lệ đạm là một phần nhỏ của bức tranh về tình hình chất lượng sữa và cũng đã rất đáng phải báo động. Hiện nay, trên thị trường đang có khoảng 120 mác sữa, việc quản lý không đơn giản, song chỉ quản lý ở khâu cấp phép mà không tăng cường kiểm tra sau đó thì chưa đầy đủ trách nhiệm. Như thế người dân luôn phải chịu thiệt thòi".
Chuyện ông Ninh ông Nang:
Sợ người dân hoang mang nên... ém nhẹm thông tin (?!)
Ông Nguyễn Nam Vinh, Chủ nhiệm Văn phòng Giải quyết khiếu nại Người Tiêu Dùng phía Nam - đơn vị trực tiếp thực hiện đợt khảo sát nêu trên, cho biết hội khảo sát hàm lượng đạm trong sữa bột vì thành phần chủ yếu của sữa là đạm, song thực tế đạm có trong sữa rất ít. Đây là điều rất đáng lo ngại. Theo ông Vinh, vào thời điểm khảo sát, thị trường sữa tại Việt Nam đang lao đao vì chuyện melamine, vì thế hội đã gửi báo cáo đến các bộ Y Tế, Khoa học - Công nghệ và Công Thương. Chính ông Vinh cũng đã gọi điện thoại ngay cho giám đốc Sở Y Tế TP. Sài Gòn. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lo ngại việc tung thông tin này ra trong thời điểm melamine đang nóng sẽ gây thêm tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng.
Vậy là cùng lúc với nỗi lo lắng của người dân về sữa có melamine, sữa thiếu đạm đã bị các cơ quan chức năng ém nhẹm. Lâu nay, người dân cứ vô tư sử dụng những loại sữa này mà không hề hay biết thành phần quan trọng nhất là đạm lại không có hoặc rất ít. Chỉ mới đây, khi Cục Quản lý Cạnh tranh vào cuộc, cho biết sẽ kiểm tra các thành phần căn bản trong sữa, thông tin này mới được hé lộ!
Không thể vin vào bất cứ lý do gì không công bố thông tin
Đối với sữa chưa công bố tiêu chuẩn, khi kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm cho thấy 100% số mẫu sữa chưa công bố tiêu chuẩn đều không đạt về hàm lượng protein và những loại sản phẩm chưa công bố thường bán trôi nổi.
Ngày 6-2, trả lời báo chí xung quanh việc sữa kém chất lượng, ông Nguyễn Văn Nhiên, phụ trách Thanh tra Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế, cho biết thông tin trên là kết quả báo cáo của Sở Y Tế TP. Sài Gòn tại một đợt thanh tra thực hiện trong tháng 8-2008.
Liên quan đến chất lượng sữa đang được người dân quan tâm, ông Nhiên cho biết thêm theo báo cáo của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Sài Gòn, với 99 mẫu sữa bột bán lẻ trên thị trường được lấy mẫu giám sát chủ động từ tháng 4-10-2008 có 37/99 mẫu (37,4%) không đạt về hàm lượng đạm so với ghi trên bao bì. Trong đó, sữa bột nhập khẩu có 19/50 mẫu không đạt (38%); sữa bột sản xuất trong nước có 18/49 mẫu không đạt (36,7%).
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Hoàng Ninh - Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP. Sài Gòn cũng cho hay: Khi "giám sát chủ động" chất lượng sữa bột bán lẻ trên thị trường TP. Sài Gòn năm 2008, Viện phát hiện 31/49 mẫu sữa bột nội địa có hàm lượng protein thấp hơn công bố.
Ông Ninh nói: "Chúng tôi đã lấy 99 mẫu, các địa điểm thu thập mẫu là các cơ sở bán lẻ trên thị trường quận, huyện, cửa hàng, siêu thị trong thành phố và chợ vùng ven. Do vậy, đây chỉ là các mẫu sữa để giám sát, nhằm cảnh báo nguy cơ cho người tiêu dùng và báo cáo để các cơ quan có chức năng thanh tra tiếp tục xử lý".
Theo đó, nhiều loại sữa mức chênh lệch giữa hàm lượng protein kiểm tra thực tế thấp hơn nhiều so với ghi trên bao bì sản phẩm đã công bố chất lượng từ 1-30 lần. Điều đáng quan ngại là một số sản phẩm sữa dành cho trẻ em có hàm lượng thực tế thấp hơn tiêu chuẩn công bố trên bao bì sản phẩm.
Nói gì thì nói, với những sản phẩm sữa gian dối như vậy mà không cơ quan nào công bố rộng rãi cho người dân biết để đề phòng đã trực tiếp gây một mối nguy hiểm trong xã hội. Không thể viện cớ vì "cơn bão melamine" sợ người dân hoang mang mà ém nhẹm thông tin. Và cũng không thể vì bất cứ lý do nào khác để con buôn lộng hành. Đây không chỉ là việc mua rẻ bán đắt kiếm lời mà còn là sức khỏe của người dân. Mọi gia đình cần biết và phải biết bởi nó liên quan tới sinh mạng con người. Các cơ quan chức năng cần phải có thái độ dứt khoát, công bố và loại trừ những sản phẩm gian dối, nếu cần phải truy tố trước pháp luật như các nước khác đã làm với sữa nhiễm melamine. Hai thứ đều có hại cho người dân như nhau.
Đến chuyện cướp gà thiêu hủy
Một thông tin khác khiến người dân ngỡ ngàng, không thể ngờ lúc này có một số người lại "đói" đến thế.
Chi cục Thú y Hà Nội cho biết vào 4g sáng ngày 5-2 (tức sau Tết 10 ngày), chốt kiểm dịch liên ngành tại Ba La (Hà Đông) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe vận tải vận chuyển gia cầm không có giấy kiểm dịch. Lực lượng liên ngành kiểm tra phát giác trên xe có 1.500 con gà thịt, trọng lượng khoảng 3 tấn, giấy kiểm dịch đã bị chữa ngày tháng. Lực lượng liên ngành đã quyết định tiêu hủy số gà này.
Chiều cùng ngày, số gia cầm bị bắt giữ trên đã được chở đến bãi cát xã Hồng Vân (Thường Tín) để tổ chức tiêu hủy. Tuy nhiên, tại đây, khi lực lượng chuyên ngành bắt đầu đưa gà xuống hố để chôn theo quy định thì người dân địa phương đã đổ xô vào cướp gà.
Người ta nhảy cả xuống hố để lấy gà, ném lên cho người bên trên cho vào bao tải. Tiếp đến, người dân đổ xô vây lấy xe chở gà và trèo lên xe để cướp. Thậm chí, để tiện cho việc lấy gà, có người dân đã leo lên ca-bin và lái luôn chiếc xe chở gà ra giữa bãi cát. Và, 1.500 con gà không giấy tờ kiểm dịch bị bắt giữ đi tiêu hủy nhưng lượng tiêu hủy không được 20%. Khắp nơi, những con gà chết bị bỏ lại vương vãi.
Trong khi đó, chính quyền địa phương lại không có hành động nào trước sự việc này.
Tham hay quá đói? Liều mình vì gà
Chi cục phó Thú y Hà Nội Nguyễn Xuân Vui kể về vụ tiêu hủy gà ở xã Hồng Vân (Thường Tín): "Lực lượng chức năng gần 30 người, nhưng không thể ngăn được. Thậm chí, khi chúng tôi đổ 20 lít xăng xuống hố chôn và châm lửa đốt, vẫn có người nhảy xuống lấy gà".
Ông Vui kể lại: "Gò cát cách xa khu dân cư, chỉ có người làm gạch, xúc cát bán. Thấy gà tiêu hủy còn khỏe, rất nhiều người đã kéo đến cướp. Gần 30 người gồm công an, quản lý thị trường, thú y thành phố, thú y huyện Thường Tín và an ninh xã Hồng Vân không thể ngăn chặn được dân".
Theo ông Vui, rất nhiều người sau khi cướp được, thấy gà chết, hoặc ướt sũng do được phun thuốc khử trùng, đã vứt khắp gò cát. Lực lượng thú y lại phải đi thu gom từng con để đốt. "Chúng tôi không tính đến khả năng dân cướp gà tiêu hủy, nên bố trí lực lượng mỏng. Từ trước đến nay, địa bàn Hà Nội và Hà Tây cũ chưa bao giờ có hiện tượng này".
Hiện cơ quan thú y rất khó xác định chính xác bao nhiêu gà bị cướp, chỉ ước đoán sau khi thu gom gà vứt bừa bãi khắp gò cát, số tiêu hủy chiếm khoảng 3/4. Hiện, không thể kiểm soát được số gà này đang ở đâu. Đề phòng gà tiêu hủy có thể mang mầm bệnh và lây lan dịch cho địa phương, thú y huyện và xã đã khoanh vùng bán kính 1 km, tính từ vị trí chôn lấp, để phun thuốc khử trùng và giám sát dịch bệnh.
Nguy cơ dịch lây lan từ các địa phương là rất có thể xảy ra. Gần đây nhất, vào chiều ngày 3-2-2009 vừa qua, tại Quảng Ninh đã phát hiện một trường hợp nhiễm virus H5N1.
Đó là bệnh nhân Lý Tài Múi, 23 tuổi, người dân tộc Dao, thôn Nà Cáng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh.
Bệnh nhân đã được xét nghiệm lần thứ nhất bằng test nhanh, nhưng kết quả cho được là âm tính. Lần thứ hai được xét nghiệm bằng phương pháp PCR (phương pháp tích hợp gen), kết quả là dương tính.
Theo kết luận ban đầu, bệnh nhân Lý Tài Múi đã nhiễm virus H5N1. Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới và Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có mặt tại Quảng Ninh để xem xét trường hợp này và địa phương nơi xuất hiện nguồn bệnh.
Nếu 1.500 con gà bị cướp ở Hà Tây, trong đó mang mầm mống dịch bệnh thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Và hành động này của một số người dân, phải chăng đã chứng tỏ sự thiếu đói ở những vùng quê đã đến lúc báo động. Họ đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Bi đát và khôi hài
Bên cạnh đó có một thông tin cũng khiến người dân sững sờ. Một ông trưởng công an xã chuyên... bắt trộm gà của dân.
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã có kết luận Phạm Ngọc Minh Tâm, Trưởng Công an xã An Chấn, thường đi bắt trộm gà của người dân hàng xóm và nhiều lần bị... bắt quả tang.
Tất nhiên, Ban Thường vụ huyện ủy Tuy An ra quyết định kỷ luật và đề nghị cách chức Trưởng Công an xã An Chấn đối với ông Tâm và Trường Trung cấp Cảnh sát II, nơi ông Tâm đang theo học lớp trung cấp Trưởng Công an xã, hệ "vừa học, vừa làm", cũng đã buộc ông này thôi học.
Quả là một thông tin "bi đát và khôi hài", chẳng còn gì phải "bình loạn", phải không bạn?
Văn Quang
Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Pages
▼
Saturday, February 28, 2009
ĐỖ DOÃN HOÀNG * THỜI LUẬN
Ảnh: christopherphynn.blogspot ( Một chuyến tàu lên Lào Cai qua ống kính du khách )
Những chuyến tàu phản nhân văn…!
Thứ tư , 18 / 2 / 2009, 3: 23 (GMT+7)
"...Con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ” về các bé thơ tôi đã chăm sóc đêm ấy, tôi lại càng thấy rớt nước mắt..”.
Tàu LC1, khởi hành từ Ga Hà Nội lúc 22h ngày 6/2/2009.
Tuyệt nhiên, tôi xin thề, là suốt cái đêm hãi hùng ấy, không có bất cứ một nhân viên đường sắt nào đi kiểm tra vé của hành khách. Có người mua ghế ngồi, nhưng không được ngồi, có người mua ghế đứng, tức là đứng suốt đêm, có người mua ghế gì đó, thì họ được anh nhân viên đứng đầu toa xe phát cho một cái ghế nhựa hình vuông, tự tìm chỗ mà đặt vuông ghế chỉ to hơn cái bánh trưng vuông một tí đó. Tôi đoán: anh nhân viên tàu hỏa không bao giờ kiểm tra vé của toa tàu chợ này, vì anh ta không có chỗ mà đặt chân bước vào. Cả đêm, tàu đi chậm đến mức, có khi hơn chục phút nó lại hực lên, giật nhào như con rắn bị đánh ngang thân một cái: nó dừng lại. Rồi nó lại hực lên, nhiều người chúi ngã về phía trước, có người ướt lép nhép nước giải bởi tàu hực khi đang… ngồi trong nhà vệ sinh. Ga nào tàu chợ nó cũng dừng.
Gần 10 tiếng đồng hồ như thế, khó có ai không đi… tiểu tiện một lần. Ai cũng phải “đi”, nhưng ai đi thì cũng bị tất cả mọi người sợ như sợ… hủi. Vì người ấy phải giơ cao chân, trình diễn cơ thể, trang phục qua hàng chục cái đầu đàn ông đàn bà đang gục gù ngủ giữa lối đi. Phải giơ cao một chân, xoạc cẳng, chúi mũi giày về phía toa lét mà lựa giữa nhung nhúc người rồi chọn chỗ đặt chân xuống. Cứ thế, anh (chị) phải bước qua khoảng 50 cái đầu ngủ gật, giữa các cái đầu tuyệt nhiên không có một khoảng trống.
Sợ nhất là lúc người ta đi vào nhà vệ sinh rồi quay lại chỗ “ngủ ngồi” của mình: lúc ấy, giày dép của hành khách mới “giải quyết xong nỗi buồn” nhễ nhại nước bẩn, nước khai nước thối (vì toa lét của nhà tàu lênh láng bẩn), và anh (chị) ta buộc phải giễu đôi giày ấy qua vai, qua đầu đồng bào của mình. Tiếng chửi cứ ran lên. Tôi nói sai tôi sẽ xuống địa ngục, rằng mông và các thứ của nhiều cô chà chịn qua đầu các anh thanh niên ngủ gật là chuyện phổ biến.
Tôi không dám ngồi. Bởi nhìn xuyên qua hai đùi tôi là các gương mặt trẻ thơ và thiếu phụ. Họ không ngủ, mũi, mắt, miệng họ chỉ cách mông tôi 3 - 5cm. Tôi cố gắng không thải ra cái mùi gì, cũng cố gắng nhét kỹ bít tất vào trong ba lô, không lẽ cứ di mãi cái xú uế ấy vào mũi các bé thơ? Lũ muỗi cái tấn công chúng tôi cả đêm, tôi trở thành bảo mẫu cho lũ trẻ nằm dưới sàn tàu. Trừ số người được ngủ ngồi gà gật hàng nghìn tư thế khác nhau trên các cái ghế vốn có của toa tàu, 60% số người còn lại là nằm, ngồi ở gậm ghế và lối đi.
Chua chát thay, họ đều ngủ trong tư thế rúc vào mông, vào đùi đồng bào không quen biết của mình. Nhiều cô cả đêm không dám đi tiểu, vì cô ta không thể hình dung, bằng cách nào, mình lại dám xỏ giày, xoạc mông trườn qua mặt 40 nam phụ lão ấu dọc đường ra toa lét? Ai bần cùng, không nhịn được mới phải đi. Một cô gái rầu rĩ: con bé bịt khăn mùi xoa ngồi ở cửa toa lét, khổ thì khổ thật, nhưng cũng có cái sướng, là muốn “đi” lúc nào thì đi.
Trong cái đêm không ngủ hãi hùng của tôi, có vài vị khách Tây ngồi chán nản xem đồng bào tôi khổ sở. Tôi đã quay được 3 cái clip rất sinh động, sẽ tải lên đâu đó để quốc dân đồng bào cùng xem một cách lành lẽ. Nhưng xin nhắc lại là: nhiều năm nay, hằng ngày hằng đêm, những toa tàu “chợ” nhục nhằn kia vẫn quặn mình, khục khoặc đi, bà con tôi coi chuyện đó là bình thường. Và, sự bất thường nằm ở đó, sự đáng xấu hổ nằm ở đó. Tôi không làm sao trả lời câu hỏi của Duy, đứa con 8 tuổi của tôi, khi bước xuống ga Lào Cai, rằng “con tàu này nó sẽ đi đâu hả bố”; không trả lời, bởi tôi thấy xấu hổ. Bởi chính tôi cũng đang tự hỏi: những toa tàu phản nhân văn như thế này sẽ đưa chúng ta về đâu?
Tôi không chê con tàu nghèo khổ, đất nước còn khó khăn, “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”; nhưng tôi cực lực công kích lối làm ăn cẩu thả, sự buông lỏng quản lý, sự nhếch nhác tội nghiệp không đáng phải có của các toa tàu như vừa miêu tả.
Trên đây là “hoạt cảnh” do sự thiếu trách nhiệm của ngành đường sắt, quý vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể kiện tôi ăn nói hồ đồ. Dẫu bút sa gà chết, tôi vẫn dám ưỡn ngực khẳng định chắc chắn là như vậy. Thưa quý vị, con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ”, lại càng thấy rớt nước mắt!
Đỗ Doãn Hoàng
http://60s.com.vn/index/1964022/18022009.aspx
Những chuyến tàu phản nhân văn…!
Thứ tư , 18 / 2 / 2009, 3: 23 (GMT+7)
"...Con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ” về các bé thơ tôi đã chăm sóc đêm ấy, tôi lại càng thấy rớt nước mắt..”.
Tàu LC1, khởi hành từ Ga Hà Nội lúc 22h ngày 6/2/2009.
Kinh hoàng. Vừa bước vào toa tàu ấy, tôi đã thấy Nguyễn Thanh Bình, một biên tập viên nổi tiếng của Nhà xuất bản Thanh Niên văng tục chí mạng, kiểu: ông mất tiền, sao bắt ông ngồi dưới gầm… ghế, hả? Thấy vài em xinh ơi là xinh, ngồi ở cửa cái toa lét thối oẳng, tay cầm khăn mùi xoa bịt mũi, mông em đặt vào ghế nhựa thấp, mềm, lểu bểu… ngắm người ta “ôm bụng, kéo khóa quần”, ra vào cái lỗ gạch thông xuống đường ray (toa lét). Bên cạnh là hai bạn gái ở Cục Môi trường gà gật ngủ bị chửi té tát. Tôi đếm, gần chỗ tôi có bốn cái ghế, mỗi ghế thiết kế giành cho 2 người, lẽ ra chỉ có 8 người được phép ngủ gà ngủ gật cả đêm trường rét mướt trên đó; đằng này, con số thực tế lên tới… 16 người.
Công an ta cứ mải đi bắt xe nhồi xe nhét trên quốc lộ, chứ trên tàu hỏa, sự nhồi nhét còn dã man hơn nhiều. Tôi co người, ngồi nửa mông trên ghế gỗ, dưới chân tôi là 3 mẹ con bé Linh, cả ba nằm la liệt như sau một cuộc thảm sát, họ nhắm mắt chờ qua đêm dài khổ sở, chứ không hề ngủ. Bé Linh 9 tuổi, em gái cháu 2 tuổi, nhà ở phường Kim Tân, TP Lào Cai. Ba mẹ con Linh mang theo manh chiếu và cái chăn chiên, từ nhà đã xác định lên tàu nằm dưới gầm ghế. Giữa lối đi là 4 người đàn bà nằm xếp lớp, họ nằm úp thìa nghiêng nghiêng mà vẫn chưa vừa, họ phải “tráo đầu đuôi”, mặt người nọ úp vào… ống quần người kia.
Một sản phụ trật vú cho con bú, nằm giữa lối đi, đầu, bụng và… toàn cơ thể cô được bao bọc bởi những bàn chân đeo giày khăn khẳn thối. Cô nói vọng từ dưới chân giày của tôi lên: mũi giày nào cựa quạy cũng khiến cô thấy buồn buồn. Đứa bé chỉ nhỏ bằng quả bí đao, nó bú chùn chụt rồi khóc suốt đêm, có thể vì mùi thuốc lá, mùi giày tất dí sát mũi nó. Ai đó cho sản phụ trẻ mượn cái chăn che nhễ nhại bầu ngực và khoanh bụng trắng mịn kia lại. Tôi lại kéo bỏ bớt chăn, bởi khi mẹ cháu bé ngủ, tôi sợ người qua kẻ lại, họ sẽ giẫm phải cháu nhỏ.
Công an ta cứ mải đi bắt xe nhồi xe nhét trên quốc lộ, chứ trên tàu hỏa, sự nhồi nhét còn dã man hơn nhiều. Tôi co người, ngồi nửa mông trên ghế gỗ, dưới chân tôi là 3 mẹ con bé Linh, cả ba nằm la liệt như sau một cuộc thảm sát, họ nhắm mắt chờ qua đêm dài khổ sở, chứ không hề ngủ. Bé Linh 9 tuổi, em gái cháu 2 tuổi, nhà ở phường Kim Tân, TP Lào Cai. Ba mẹ con Linh mang theo manh chiếu và cái chăn chiên, từ nhà đã xác định lên tàu nằm dưới gầm ghế. Giữa lối đi là 4 người đàn bà nằm xếp lớp, họ nằm úp thìa nghiêng nghiêng mà vẫn chưa vừa, họ phải “tráo đầu đuôi”, mặt người nọ úp vào… ống quần người kia.
Một sản phụ trật vú cho con bú, nằm giữa lối đi, đầu, bụng và… toàn cơ thể cô được bao bọc bởi những bàn chân đeo giày khăn khẳn thối. Cô nói vọng từ dưới chân giày của tôi lên: mũi giày nào cựa quạy cũng khiến cô thấy buồn buồn. Đứa bé chỉ nhỏ bằng quả bí đao, nó bú chùn chụt rồi khóc suốt đêm, có thể vì mùi thuốc lá, mùi giày tất dí sát mũi nó. Ai đó cho sản phụ trẻ mượn cái chăn che nhễ nhại bầu ngực và khoanh bụng trắng mịn kia lại. Tôi lại kéo bỏ bớt chăn, bởi khi mẹ cháu bé ngủ, tôi sợ người qua kẻ lại, họ sẽ giẫm phải cháu nhỏ.
Tuyệt nhiên, tôi xin thề, là suốt cái đêm hãi hùng ấy, không có bất cứ một nhân viên đường sắt nào đi kiểm tra vé của hành khách. Có người mua ghế ngồi, nhưng không được ngồi, có người mua ghế đứng, tức là đứng suốt đêm, có người mua ghế gì đó, thì họ được anh nhân viên đứng đầu toa xe phát cho một cái ghế nhựa hình vuông, tự tìm chỗ mà đặt vuông ghế chỉ to hơn cái bánh trưng vuông một tí đó. Tôi đoán: anh nhân viên tàu hỏa không bao giờ kiểm tra vé của toa tàu chợ này, vì anh ta không có chỗ mà đặt chân bước vào. Cả đêm, tàu đi chậm đến mức, có khi hơn chục phút nó lại hực lên, giật nhào như con rắn bị đánh ngang thân một cái: nó dừng lại. Rồi nó lại hực lên, nhiều người chúi ngã về phía trước, có người ướt lép nhép nước giải bởi tàu hực khi đang… ngồi trong nhà vệ sinh. Ga nào tàu chợ nó cũng dừng.
Gần 10 tiếng đồng hồ như thế, khó có ai không đi… tiểu tiện một lần. Ai cũng phải “đi”, nhưng ai đi thì cũng bị tất cả mọi người sợ như sợ… hủi. Vì người ấy phải giơ cao chân, trình diễn cơ thể, trang phục qua hàng chục cái đầu đàn ông đàn bà đang gục gù ngủ giữa lối đi. Phải giơ cao một chân, xoạc cẳng, chúi mũi giày về phía toa lét mà lựa giữa nhung nhúc người rồi chọn chỗ đặt chân xuống. Cứ thế, anh (chị) phải bước qua khoảng 50 cái đầu ngủ gật, giữa các cái đầu tuyệt nhiên không có một khoảng trống.
Sợ nhất là lúc người ta đi vào nhà vệ sinh rồi quay lại chỗ “ngủ ngồi” của mình: lúc ấy, giày dép của hành khách mới “giải quyết xong nỗi buồn” nhễ nhại nước bẩn, nước khai nước thối (vì toa lét của nhà tàu lênh láng bẩn), và anh (chị) ta buộc phải giễu đôi giày ấy qua vai, qua đầu đồng bào của mình. Tiếng chửi cứ ran lên. Tôi nói sai tôi sẽ xuống địa ngục, rằng mông và các thứ của nhiều cô chà chịn qua đầu các anh thanh niên ngủ gật là chuyện phổ biến.
Tôi không dám ngồi. Bởi nhìn xuyên qua hai đùi tôi là các gương mặt trẻ thơ và thiếu phụ. Họ không ngủ, mũi, mắt, miệng họ chỉ cách mông tôi 3 - 5cm. Tôi cố gắng không thải ra cái mùi gì, cũng cố gắng nhét kỹ bít tất vào trong ba lô, không lẽ cứ di mãi cái xú uế ấy vào mũi các bé thơ? Lũ muỗi cái tấn công chúng tôi cả đêm, tôi trở thành bảo mẫu cho lũ trẻ nằm dưới sàn tàu. Trừ số người được ngủ ngồi gà gật hàng nghìn tư thế khác nhau trên các cái ghế vốn có của toa tàu, 60% số người còn lại là nằm, ngồi ở gậm ghế và lối đi.
Chua chát thay, họ đều ngủ trong tư thế rúc vào mông, vào đùi đồng bào không quen biết của mình. Nhiều cô cả đêm không dám đi tiểu, vì cô ta không thể hình dung, bằng cách nào, mình lại dám xỏ giày, xoạc mông trườn qua mặt 40 nam phụ lão ấu dọc đường ra toa lét? Ai bần cùng, không nhịn được mới phải đi. Một cô gái rầu rĩ: con bé bịt khăn mùi xoa ngồi ở cửa toa lét, khổ thì khổ thật, nhưng cũng có cái sướng, là muốn “đi” lúc nào thì đi.
Trong cái đêm không ngủ hãi hùng của tôi, có vài vị khách Tây ngồi chán nản xem đồng bào tôi khổ sở. Tôi đã quay được 3 cái clip rất sinh động, sẽ tải lên đâu đó để quốc dân đồng bào cùng xem một cách lành lẽ. Nhưng xin nhắc lại là: nhiều năm nay, hằng ngày hằng đêm, những toa tàu “chợ” nhục nhằn kia vẫn quặn mình, khục khoặc đi, bà con tôi coi chuyện đó là bình thường. Và, sự bất thường nằm ở đó, sự đáng xấu hổ nằm ở đó. Tôi không làm sao trả lời câu hỏi của Duy, đứa con 8 tuổi của tôi, khi bước xuống ga Lào Cai, rằng “con tàu này nó sẽ đi đâu hả bố”; không trả lời, bởi tôi thấy xấu hổ. Bởi chính tôi cũng đang tự hỏi: những toa tàu phản nhân văn như thế này sẽ đưa chúng ta về đâu?
Tôi không chê con tàu nghèo khổ, đất nước còn khó khăn, “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”; nhưng tôi cực lực công kích lối làm ăn cẩu thả, sự buông lỏng quản lý, sự nhếch nhác tội nghiệp không đáng phải có của các toa tàu như vừa miêu tả.
Trên đây là “hoạt cảnh” do sự thiếu trách nhiệm của ngành đường sắt, quý vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể kiện tôi ăn nói hồ đồ. Dẫu bút sa gà chết, tôi vẫn dám ưỡn ngực khẳng định chắc chắn là như vậy. Thưa quý vị, con tàu chuyển bánh, nó chuyển bánh vì cái gì, nếu không phải vì cái quyền lợi dân sinh, vì cái lẽ nhân ái, cái quyền được không rúc vào sát sàn sạt mông quần và giày tất của người khác để ngủ đại trà suốt đêm như thế kia? Càng “cả nghĩ”, lại càng thấy rớt nước mắt!
Đỗ Doãn Hoàng
http://60s.com.vn/index/1964022/18022009.aspx
LỜI BÌNH CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ
Khoảng 1986, bỉ nhân còn ở Việt Nam và đã đi những chuyến tàu như thế. lúc này chỉ có tàu Thống Nhất vá các tàu địa phương, gọi là tàu chơ. Chưa có tàu đặc biệt cho du khách quốc tế.Nay hơn 20 năm sau, Việt Nam "đổi mới", tiền vào hàng tỷ, mà sao vẫn thế a?
MAI PHÚC * TRUYẸN NGẮN
Chuyến vượt biên đẫm máu
Mai Phúc
Nói về cuộc sống ở Mỹ của những người Việt Tỵ Nạn mà không nhắc đến những cuộc hành trình gian nguy của họ để rời nơi cố hương thì quả là một thiếu sót! Riêng với tôi, chuyến vượt biên đẫm máu tôi đã từng trải qua sẽ còn mãi ám ảnh tôi cho đến hết những ngày tháng còn lại của mình.
Đó là lần đầu tiên tôi được đặt chân xuống tàu để mong rời khỏi quê hương đầy hận thù! Đó là những ngày cuối năm, sau khi được người thân ở Mỹ gửi về cho ít tiền viện trợ, má tôi đã lo cho tôi đi vượt biên... Người ta dặn má tôi về nói tôi hãy chờ, khi họ cho người xuống kêu là đi ngay. Ngày ngày, tôi vẫn đi rừng đốn cây như thường lệ trong khi chờ đợi những thay đổi quan trọng sắp đến cho mình.
Đúng như tôi đã lường trước, khi đứa em trai út vào rừng báo cho tôi biết chuyến đi lúc trời đã tối hẳn rồi, đám thợ rừng chúng tôi vừa dựng được cái sàn gỗ mới cưa xong để chuẩn bị làm chỗ ngủ. Tôi vội vàng vừa đi vừa chạy về nhà với đủ thứ âu lo hồi hộp. Sáng sớm hôm sau, tôi đón chuyến xe đò đầu tiên chạy về Saigon, để rồi từ đó đón xe đi Bà Rịa.
Nhớ lời dặn, để tránh sự theo dõi của du kích và công an, tôi đã thận trọng xuống xe ở cách địa điểm "tập kết" của chuyến đi chừng một cây số để đi bộ đến đó. Đêm đầu tiên tôi ngủ trong nhà bà chị cùng đi trong chuyến vượt biên đó, rồi đêm sau tôi được chuyển tới địa điểm ẩn náu khác mà dân ở đó gọi là "nơi nhốt gà". Phía trước nơi này cũng chỉ là một mái nhà tranh bình thường như mọi ngôi nhà khác, nhưng phía sau có một gian nhà tranh khác được dựng tường kín đáo hơn.
Đi theo người dẫn đường vào bên trong, tôi thấy đã có hơn 50 người khác đang chờ đợi chuyến đi như tôi. Đến đây, tôi bắt đầu sống giữa những tiếng thì thầm, những lời bàn luận; cùng những hy vọng và âu lo do từ những bàn luận của họ. Ngày hôm sau, tôi có dịp làm quen và chia sẻ những quá khứ điêu linh cùng những kinh nghiệm vượt biên và tù đày của họ.
Chúng tôi được chủ nhà cho ăn trưa và ăn tối tại chỗ. Ngay sau bữa tối, họ dắt từng tốp đi ra ngõ sau vườn rồi băng qua những đám ruộng hoang cỏ mọc lộn xôn để đến "bãi"! Trời tối đen như mực nên chúng tôi phải đi sát vào nhau cho khỏi bị lạc và để cho đỡ sợ. Không phải chúng tôi sợ bóng tối mà là sợ những bất trắc bị VC phát giác trên đường đi ra bãi.
Vì là dân rừng, tôi đã giúp nhiều người vượt qua các khe suối, những vũng lầy; và dần dần tôi vượt qua hầu hết đoàn người để nhập vào toán dẫn đầu. Khi người ta đi chậm dần và đứng lại, tôi nhìn thấy đám người vượt biên đến "tập kết" ở bãi đông như cái sân nhà thờ vào ngày lễ chủ nhật, lúc đó tôi có thể thấy lập lờ chiếc tàu vượt biên của chúng tôi đang chập chờn dưới bóng đêm ở ngay con lạch trước mặt.
Thành tàu khá cao nên nhiều người không tự leo lên nổi; tuy nhiên khi tới phiên tôi, chỉ cần vươn hai tay đu lên thành tàu và búng mạnh hai chân một cái là cả thân hình tôi đã hoàn toàn ở trên boong tàu rồi. Vừa lên tới đó, tôi đã bị người ta lùa ngay xuống hầm tàu.
Cửa hầm tàu là một lỗ vuông tối om nằm ở phía gần mũi tàu, chỉ vừa một người chui xuống. Đúng ra đó chỉ là cái hầm đựng cá. Bên ngoài dù trời tối nhưng tôi còn có thể nhìn thấy những người gần mình; trái lại sau khi bị dồn xuống hầm cá, hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa, ngoại trừ cái ô vuông ở miệng hầm. Tôi không thể biết cái hình dáng hay kích thước phía trong của nó như thế nào, mà chỉ cảm giác được chỗ ngồi bằng 2 tay của mình thôi! Họ lùa người xuống sau dồn người xuống trước tiến sâu hơn nữa vào phía cuối hầm tàu, vừa đi vừa mò mẫm. Tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ, lỡ tàu chìm thì làm sao mình thoát ra ngoài được đây? Vì thế tôi chùn bước không dám tiến sâu vào hướng tối đó, mà nép người sang một bên ở gần ô vuông cửa hầm, nhường chỗ cho những người xuống sau theo nhau mà bước sâu vào phía trong. Không nhìn thấy gì nữa; nhưng qua cảm giác với những tiếng nói và tiếng động sột soạt, tôi biết là người ta đang lũ lượt nhảy xuống! Những âm thanh đó kéo dài chừng gần một tiếng, có lẽ mọi người đã được dồn hết vào "chiếc quan tài" trôi nổi đó rồi thì có giọng ra lệnh cho tàu nổ máy chạy. Khi tàu vừa chạy, lại có giọng nói lớn "bây giờ anh em nào công giáo, mình đọc kinh đi"; và tàu vẫn cứ đều đều chạy.
Tiếng kinh râm ran hòa nhịp với tiếng máy tàu làm tâm hồn tôi cảm thấy yên ổn hơn một chút. Nhưng chợt có giọng nói khác trên tàu ra lệnh "Tất cả im lặng. Gần đến trạm công an!" Tiếng máy lúc đó cũng trở lên nhẹ nhàng hơn, làm như nó đang thận trọng trước những hiểm nguy đang rình chờ...
Có tiếng trẻ thơ khóc trong tàu làm mọi người lo lắng; một vài tiếng người thì thầm phản đối. Có tiếng nói "bóp mũi nó lại, không cho nó khóc nữa!" Rồi bỗng có tiếng ra lệnh "cho máy dzọt lẹ lên, chạy hết ga đi!"
Trong khoảnh khắc sau đó, tôi nghe tiếng súng nổ; thế là rồi! Tôi phải ngồi nghiến răng, ghì mạnh hai tay vào ván tàu để nghe tiếng súng! Tàu đang chạy hết tốc lực, có lúc tiếng súng xa dần để nhường chỗ cho những hy vọng trở lại... Tiếng súng nghe xa, nhưng vẫn tiếp tục nổ. Căng thẳng! Chúng tôi đặt hy vọng vào người tài công đang điều khiển chiếc tàu, và dồn những hy vọng khác vào động cơ tàu để mong đẩy chiếc tàu vọt nhanh hơn cho mau thoát khỏi chốn nguy nan!
Những giây phút căng thẳng này là những khoảnh khắc tranh chấp giữa sống và chết, giữa hạnh phúc và đau khổ, giữa may mắn và ngục tù; giữa đấu tranh chịu đựng và những chọn lựa! Đây chính là giai đoạn khó nhất mà chúng tôi phải trải qua để tìm được tự dọ Hàng trăm người trên tàu, nhưng không ai dám nói chuyện và cựa quạy; mọi người đều tập trung một ý nghĩ mong sao chiếc tàu lướt nhanh hơn và êm hơn để thắng lướt những giờ phút nguy kịch đó!
Đột nhiên, có những tiếng súng nổ chát chúa gần bên tàu. Tôi cảm thấy chiếc tàu bẻ cua sang tay trái và chạy sượt vào mé bờ. Có nhiều tiếng kêu trời ơi cứu tôi! Chiếc tàu chỉ lệch sang một bên nhưng chưa chìm, nó gượng lại thăng bằng và tiếp tục chạy giữa tiếng súng nổ liên hồi. Trong bóng tối, tôi nghiến răng ghì mạnh tay vào ván tàu để nỗi lo sợ của mình không buột ra khỏi miệng, như một số người khác. Có tiếng nói trong tàu bảo tài công ngừng lại, nhưng có tiếng nói khác ra lệnh cứ tiếp tục chạy.
Đạn đã bắn xuyên nhiều vào trong tàu, nhiều tiếng rên la bên trong nhưng lúc đó tôi chỉ chú ý lắng nghe tiếng đạn bay xeo xéo sựơt vào thành tàu! Rồi tôi nghe tiếng chiếc tàu khác gạt vào mũi tàu tôi làm nó bị lệch hướng đâm xập vào bờ! Con tàu chênh vênh một lần nữa tưởng như muốn bị lật úp; Nhiều người giành nhau chui ra cái lỗ ô vuông cửa hầm tàu ngay phía gần đầu tôi. Có khi hai ba người giành nhau chui ra một lúc làm cho những người muốn thoát ra mất thì giờ hơn. Nhìn qua ô vuông đó, tôi thấy những ánh đèn pha sáng chói bên ngoài.
Tôi không giành chui ra với họ là vì còn nuối tiếc chiếc tàu. Đến khi trống trải không còn ai dám chui ra nữa thì tôi lại lo sợ, tại sao mình lại ngồi trong đó để cho tàu chìm mà chờ chết; và tôi liền quyết định chui lên!
Vừa chui lên, tôi đã bị chói mắt bởi ánh đèn pha từ phía chiếc tàu VC; Sau này vào tù thì tôi mới biết được rằng đó chính là chiếc tàu của những người tù chung với tôi, họ bị bắt trong chuyến vượt biên trước chúng tôi. Công an VC đứng dàn hàng ngang trên boong tàu đó, họ đang nhắm bắn từng người đang bơi dưới con lạch nhỏ như những thợ săn nhắm bắn những chiếc gáo dừa đang trôi lềnh bềnh dưới nước!
Vừa chui từ dưới hầm cá lên khỏi cái lỗ ô vuông, tôi giơ hai tay lên đầu hàng. Một tên công an nó hỏi tôi hai, ba câu; sau đó chúng chú ý nhắm bắn những "chiếc gáo dừa" kia, nên đột nhiên tôi quyêt định nhảy trở lại xuống hầm tàu! Sáng hôm sau, ngay chỗ cửa hầm tàu là xác chết của một đứa cháu họ của tôi, nó bị bắn bể thái dương và rớt trở lại xuống dưới!
Sau khi hoàn toàn làm chủ tình hình, không còn ai dám nhảy xuống nước bỏ trốn nữa, công an VC vẫn để những đèn pha chỉa vào chung quanh chiếc tàu và cho phép một số chúng tôi leo lên boong nằm đợi lệnh. Nằm trên boong và dưới ánh đèn pha, tôi nhìn thấy xác chết của người thợ máy chiếc tàu chúng tôi nổi lềnh bềnh cạnh đó. Suốt đêm, lẫn trong tiếng vi vu của gió biển là những tiếng rên la não nề của những người bị thương nằm dứơi hầm tàu.
Đến sáng thì những người bà con của tôi đi kiểm điểm người thân trên tàu, thấy mất một số, có thể họ đã nhảy xuống nước bơi và trốn được rồi. Nhưng lại có người không biết bơi mà tìm mãi vẫn không thấy họ; Có người cho biết ở cái sàn phía sau máy tàu có ba, bốn người bị bắn chết nằm chồng lên nhau. Tôi vội vã ra đó kiểm chứng kỹ xem có người thân nào của tôi không.
Lần này tôi mới chú ý nhìn mặt những xác chết, ....đúng rồi, nó chết rồi! Nó bị bắn vỡ một góc đầu ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dựa lên xác của một thanh niên khác cũng bị trúng đạn ngay tai. Còn một xác chết nữa ngay cạnh đó bị bắn trong tư thế quỳ chổng mông lên trời trông như một trái núi, đầu cúi khom xuống sát sàn gỗ, có lẽ để núp đạn; nhưng tôi cũng thấy một đường máu khô trên sàn tàu chảy ra từ phía đầu của nạn nhân. Cả ba xác đó đều mở trợn trừng mắt... nhìn tôi! Thế là đã có hai ngườI thân của tôi chết trong chuyến đi này! Còn hai xác khác bên trong tàu là một ông già bị đạn bắn nát ngực, và xác đứa bé khóc lúc tàu chạy gần trạm công an. Không biết nó bị người ta xô lấn hay bị bóp mũi cho chết lúc nó đang khóc!
Mãi tới chừng 10 giờ sáng hôm sau, công an mới đem một chiếc tàu khác đến chở những người bị thương đi. Có người trong tàu đứng ra quyên tiền và vàng để đút cho công an. Sau khi mang số vàng bạc sang nộp cho công an, mọi người đều hy vọng chờ đợi; nhưng chờ hoài cũng chẳng có gì.
Mãi tới lúc chiều tối, có chiếc tàu công an khác chạy tới, bọn chúng lùa tất cả mọi người lên tàu này chở vào nhà tù. Một số người là thân nhân của những nạn nhân bị chết, bọn công an "cho" ở lại để dọn xác những người chết xuống bãi, người ta hy vọng sẽ được thả. Tôi ở trong nhóm khoảng 10 thanh niên đuơc ở lại đó, đến chiều gần tối mới có một tên công an cấp lớn hơn đến giải quyết với chúng tôi. Đầu tiên hắn hăm dọa chúng tôi, dí họng súng K54 vào đầu từng người để khám xét. Ông chú họ của tôi bị hắn hăm dọa dữ quá đã phải chắp tay lạy hắn! Sau đó hắn ra lệnh chúng tôi phải khiêng các xác người chết trên tàu xuống.
Hắn ra lệnh và bắt chúng tôi phải làm thật nhanh. Tôi rất sợ xác chết và sợ máu nên đi sau cùng và phải đứng dưới nước để đỡ những xác chết được chuyền xuống. Lúc này chiếc tàu không còn người nữa nên nó nổi rất cao, tôi phải giơ thẳng hai tay lên mới đỡ tới những xác chết chuyền trên boong xuống. Thấy tôi nhút nhát, tên công an VC để ngón tay trỏ vào cò súng và dí mạnh họng súng K54 vào gáy tôi bắt phải làm việc cho nhanh.
Khi những xác chết được lần lượt chuyền xuống, máu và óc của những nạn nhân đó đã chảy đầy xuống đầu, mặt và toàn thân tôi. Lúc đó tôi quên cả cảm giác với máu và óc vì cái cảm giác lạnh và cứng của họng súng K54 sau gáy nó chi phối hết nỗi sợ hãi của mình, không may tên VC đó lỡ tay thì trong khoảnh khắc cái mạng của tôi cũng sẽ tương tự như các nạn nhân kia thôi! Sau khi làm xong việc chuyển xác, tên công an bắt chúng tôi rửa sạch những vết máu trên tàu. Rồi hắn đưa chúng tôi lên tàu nhỏ của hắn cho đồng bọn chở vể bãi Lam Sơn ở gần Bà Rịa. Vì tên công an VC này sợ chúng tôi chạy trốn nên đã bắt chúng tôi di chuyển bằng cách bò từ đó qua xóm nhà dân, qua chợ Lam Sơn ra tới đường lộ. Hắn dồn chúng tôi lên một xe lam chở về nhập chung với nhóm người bị giải đi trước tại trạm Gò Dầu. Từ đây, sau khi VC lột hết vàng bạc của mọi người, chúng dùng xe công an chở thẳng chúng tôi vào trại giam B5 ở Biên Hòa. Giữa đêm hàng trăm người chúng tôi đã bị nhét chung vào một chiếc phòng chỉ bằng phòng ngủ master room của một gia đình ở Mỹ. Tôi đã phải ngồi khít giữa khối người chen chúc và ngủ thiếp đi vì mệt mỏi và tuyệt vọng.
Sáng hôm sau tới giờ làm việc, bọn công an VC lại bắt đầu một màn điều tra, khám xét nữa. Chúng hỏi cung, làm hồ sơ lý lịch, rồi từng người chúng tôi phải cởi hết quần áo đưa cho chúng khám xét. Rồi lần lượt mỗi người phải đi ngang chiếc bàn và há miệng ra cho tên công an VC kiểm kê mấy chiếc răng vàng hoặc "khâu" vàng nào giấu trong miệng? Phòng bên cạnh là một công an khác chuyên "điều trị" lỗ đít. Từng người phải đến đó, chổng đít lên gần mặt nó và banh lớn lỗ đít ra cho nó kiếm vàng bên trong chỗ đó!
Sau đủ thứ thủ tục kỳ dị ấy, mọi đồ đạc đều bị cướp hết. Mọi người được đưa vào một khu vực có tường dầy cao và hàng rào kẽm gai phía trên, cùng những chòi canh trên cao ở bốn góc. Vào trong khu này tôi nghe thấy tiếng rì rào như những đàn ong đang bay. Đến khi được đưa lại gần các căn phòng phát ra những âm thanh đó thì mới biết đó là nơi cư trú mới của tôi. Từng phòng nhìn vào tối om, có cánh cửa sắt và hàng chấn song sắt lớn. Nhìn mãi tôi mới nhận ra một số người ở trần, mặc xà lỏn và đầu trọc lóc đang đứng gần song sắt nhìn chúng tôi, trông họ ốm nhom như lũ khỉ.
Khoảng 5 phút sau, tên quản giáo đến mở khóa đưa chúng tôi vào nơi cư trú mới, nhập bọn với "lũ khỉ" bên trong! Vì quá tối, nên phải đứng chớp mắt một lúc tôi mới nhìn rõ hết được căn phòng. Cả một xã hội mới, chẳng bao lâu chính tôi cũng trở nên y hệt "lũ khỉ" đó; nhưng sau một thời gian tôi cảm thấy cái xã hội trong đó còn có tình nghĩa hơn xã hội bên ngoài mà tôi đã sống!
. . .
Nhiều năm đã qua. Sau cùng, tôi cũng đã tới được xừ sở tự do, nhưng mãi mãi, chuyến vượt biên đẫm máu ấy còn ám ảnh tôi.
Như đã nói, nhiều vị có nói là phải quên quá khứ. Riêng tôi, quá khứ của tôi tuy không đẹp nhưng tôi không có gì mặc cảm với những gì tôi đã kinh qua. Nó là những bài học quý giá cho chính tôi về con người và nhất là về xã hội nơi cố hương tôi đã từng sống.
Quá khứ đó cũng là những kinh nghiệm xương máu, mồ hôi và nước mắt; và bằng chính mạng sống của những nạn nhân đã cùng cảnh ngộ như chúng tôi khi còn ở đó. Những hy sinh của họ đã xúc động lương tâm thế giới để chúng ta được cơ hội đến đây tỵ nạn và xây dựng cuộc sống mới hôm nay... Cuộc sống của chúng ta hôm nay, há chẳng phải được xây dựng trên nền tảng qúa khứ thương đau đó sao?
oOo
www.vn.net/article.php/20060505154150484
SAROYAN VANN PHAN * TRUYỆN NGẮN
==
Chuyến xe lửa ngày Tết
Truyện ngắn của Saroyan Vann Phan
Bà Tư Quảnh, đặt được cái đít xuống sàn toa xe lửa, thở phào nhẹ nhõm. Cũng may mà cái đít của bà không đụng phải đống dao, búa của đám kiếm củi từ ven rừng Long Khánh mới túa ra và nhảy lên xe lửa khoảng năm phút trước đó. Mà thằng con trai của bà cũng ác, nó gần như là liệng đại bà vào giữa cái khoảng trống nhỏ xíu còn lại của toa xe, vì nó bảo rằng giờ này mà còn lo đi tìm chỗ tốt thì chỉ có “Tết Ma-rốc” mới có!
“Mới Hăm Lăm Tết mà xe lửa đã chật cứng như thế này, không biết tới Hăm Bảy Tết tao đi thêm một chuyến nữa thì liệu có còn chỗ nào cho tao để cái chưn lên hay không đây?”, bà Tư Quảnh, vừa cố lấy cái nón lá ra khỏi đầu sao cho khỏi đụng vào mặt một ông sư áo vàng ngồi sát bên hông, vừa càu nhàu với thằng Bảy, con trai út của bà, hiện đang đi cùng chuyến để hộ tống cho bà đi tới nơi, về tới chốn.
“Thì má cũng phải để cho người ta tranh thủ buôn bán ngày Tết như mình chớ! Một năm chỉ có một dịp này là buôn may, bán đắt, không lẽ họ lại chịu ở nhà?”, thằng nhỏ, mới mười bảy tuổi đầu, đã ăn nói khôn ngoan như một ông già nhờ quanh năm phải lăn lộn ngoài đường để kiếm sống kể từ ngày Miền Nam được “giải phóng” tới nay.
Như bao đứa trẻ con nhà nghèo khác trong xóm Tôn Ðản bên Khánh Hội của Bà Tư Quảnh, thằng Bảy chỉ đi học tới lớp bốn rồi bỏ học, theo mẹ buôn bán. Ba nó là một thượng sĩ già trong quân đội của chế độ cũ. Ngày quân “giải phóng” vào Sài-gòn, tuy ổng thoát khỏi bị bắt đi “học tập cải tạo” như chú Sáu của nó trên Thủ Ðức nhưng, chưa đầy một năm sau, thì lại phải khăn gói đi vùng “kinh tế mới” là vùng mà chính quyền cách mạng vẫn dành ưu tiên cho những thành phần có dính dáng tới chế độ cũ, dân buôn bán bất hợp pháp hoặc dân “cắm dùi” lậu tại mười một quận đô thành, để cho đám người này đi khai hoang lập nghiệp, trực tiếp sản xuất đặng làm giàu cho đất nước. Gia đình nó chỉ lên Sông Bé cuốc đất, trồng màu đâu được chín tháng thì bỏ chạy về Sài-gòn vì đói quá. Ðâu đâu, những vùng kinh tế mới cũng chỉ là những chốn lưu đày đám dân cô thế, bởi vì những vùng đất mà họ tới khai khẩn hầu như đều là những vùng khô cằn, “chó ăn đá, gà ăn muối,” có khi là những căn cứ quân sự đầy mìn, bẫy hoặc ít ra cũng đầy dầu mỡ, bê-tông do Quân Ðội Miền Nam bỏ lại sau khi họ thua chạy. Không vốn liếng, không tiền bạc và không thuốc men vì nhà cầm quyền địa phương coi như chẳng hề biết tới họ, những người này, sau một thời gian ăn toàn khoai mì và chống chỏi kịch liệt với bệnh sốt rét, đã tự động “rã ngũ,” trốn về nguyên quán để buôn gánh, bán bưng kiếm sống, số khác thì đi xì-ke, ma-túy hay hành nghề ma-cô, đĩ điếm đặng sống cho qua ngày. Mộng ước chung của đám người này là, một ngày đẹp trời nào đó, họ sẽ có được cái may mắn vượt biên thành công tới Mỹ hay các nước tự do khác để làm lại cuộc đời.
Chiếc xe lửa rúc lên một hồi còi thê thảm trước khi ì ạch, khọt khẹt rời khỏi nhà ga Long Khánh, mang theo mẹ con Bà Tư Quảnh là hai trong số những hành khách, tuy có mua vé hẳn hoi, đã nhảy lên tàu như bọn đi lậu vì cả mười mấy toa khách đều đã đầy cứng người, gần một phần ba trong số đó là dân đi lậu vé, kể cả mấy anh “bộ đội” ham vui nữa.
Ði xe lửa tại Việt Nam, bất kể vào thời đại nào, cũng là một trò phiêu lưu nguy hiểm, có thể mất mạng như chơi. Thành thử phải có công, có chuyện gì hệ trọng lắm - như đi buôn bán để kiếm sống hay đi thi cho kịp khóa chẳng hạn - thì người ta mới đi, chỉ vì đi xe lửa thiệt ra vẫn còn rẻ tiền hơn đi xe đò rất nhiều. Hồi thời ông Diệm mới lên chấp chính ở Miền Nam Việt Nam, chính phủ đã ra sức sửa chữa lại tuyến đường “Xe Lửa Xuyên Việt” từ Quảng Trị vào tới Sài-gòn, từng bị Việt Minh đào phá, đặng cho dân chúng đi lại. Những năm đầu, đi trên tuyến đường này thiệt là thú vị, vì hành khách còn được tha hồ ngắm nhiều cảnh đẹp của núi non hùng vĩ cũng như biển cả bao la, xanh ngắt tận chân trời, nhứt là tuyến đường từ Ðà Nẵng đi Huế hay từ Bình Ðịnh vào Phan Thiết thường có những đèo cao và hầm dài.
Nhưng rồi nền hòa bình của đất nước đã không tồn tại được lâu, cho nên cái chuyện đi xe lửa để ngắm cảnh này cũng đành phải chấm dứt. Khi Việt Cộng bắt đầu thành lập Mặt Trận Giải Phóng để rồi từ đó khởi sự các cuộc tấn công vào các đồn bót và căn cứ quân sự lẻ loi của chính phủ cũng như đêm đêm về “làm thịt” các cán bộ xã, ấp của chính quyền thì cũng chính là lúc họ gia tăng các cuộc phá hoại cầu, đường trên các trục lộ giao thông, đặc biệt là các quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 19, Quốc lộ 13, và Quốc lộ 4. Cùng chung số phận với những cầu, đường - mà Việt Cộng gán cho là giữ vai trò chiến lược yểm trợ các cuộc hành quân càn quét của quân đội “Mỹ-Diệm” trên toàn lãnh thổ Miền Nam - là những chuyến xe đò liên tỉnh và xe lửa xuyên Việt vô tội, ngày ngày chỉ biết chăm chỉ chuyên chở người đi, người về xuôi ngược buôn bán làm ăn, phần đông là dân nghèo từ ngoài Trung vô Nam và ngược lại.
Gần như cứ vài, ba ngày là trên bản tin chiến sự của Ðài Phát Thanh Sài-gòn thế nào cũng có loan báo một vài vụ xe đò hoặc xe lửa bị giựt mìn và tấn công đâu đó trên toàn quốc, với số thương vong là người chết, người bị thương và người què, cụt kèm theo. Vì tầm mức hệ trọng của xe lửa cũng có và vì thương dân cũng có, chính phủ đã cho những toán “an ninh thiết lộ,” tức là quân đội biệt phái cho hỏa xa, để đi hộ tống các chuyến xe lửa, những mong giảm thiểu thiệt hại cho dân nhờ. Nhưng dù cho có rà mìn kỹ lưỡng đến mấy hay có võ trang hùng hậu đến mấy, những vụ giựt mìn và tấn công xe lửa vẫn cứ xảy ra, đặc biệt là những chuyến có móc theo mấy toa chở quân dụng, quân nhu cho Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng thì đâu có cần biết tới hay phân biệt gì toa nào là chở đồ lính, toa nào là chở dân - thường là dân nghèo, vì dân giàu chẳng có mấy khi lại dại dột đem tánh mạng của mình ra đánh bạc với Thần Chiến Tranh. Riết rồi ai cũng ớn, cũng sợ khi phải đi xe lửa.
Nhưng có điều, đối với dân nghèo phải buôn bán, làm ăn kiếm sống qua ngày, không đi xe lửa cũng chết (vì đói nhăn răng ra) mà đi xe lửa cũng chết (vì khi xe lửa “lật gọng” mình cũng chết nhăn răng ra), chỉ có điều khác biệt là ngày nào người ta cũng đói, cũng phải ăn, trong khi đó tới vài ba hôm mới có chuyện Việt Cộng giựt mìn xe lửa, và cũng phải mấy lần bị giựt mìn như vậy một người nào đó mới xui xẻo bị “dính chấu!” “Trời kêu ai, nấy dạ,” dân chúng Miền Nam Việt Nam hiền hòa vẫn cứ cố bám vào cái triết lý bình dân này để mà tiếp tục nhẫn nại, đợi chờ ngày cuộc chiến tàn phai và thanh bình trở lại trên đất nước cho đỡ bớt những thảm cảnh như Cộng sản pháo kích vào xóm lao động chen chúc nơi thị thành hay giựt mìn xe lửa chốn đồng không, mông quạnh.
“Hòa bình chi mà đi xe lửa coi bộ còn cực hơn hồi thời còn chiến tranh nữa đó!” vị sư áo vàng, với giọng nói hơi nặng của người Miền Trung, bâng quơ thốt lên lời bình luận. Ông không phải chờ đợi lâu mới nghe thấy hồi âm, vì bên trái bà Tư Quảnh đã có tiếng của một cô gái góp chuyện:
“Càng hòa bình thì dân càng nghèo, càng đi xe lửa đông, biểu làm sao mà không chen lấn, giành giựt và đánh lộn nhau để lên tàu? Thôi kệ, ăn thì nhiều chớ ngồi xe thì có bao nhiêu lâu đâu mà lo cho nó mệt!” cô gái dường như cũng muốn mọi người cùng toa chia sẻ cái triết lý muôn đời “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” của người bình dân Việt Nam.
“Nhưng không thể cứ mãi như thế này được khi mấy ổng vẫn nói là đất nước mình đang trên đà đi lên,” một ông, dáng chừng là một cựu công chức thuộc chế độ cũ còn sót lại, lên tiếng phản đối. Ông này, tuổi chừng ngoài sáu mươi, đang ngồi vắt vẻo trên một cái “xắc ma-ranh” có màu xanh xám loang lổ những vết thâm nâu. Ðó là cái túi đồ thứ nhì của ổng, trong khi cái túi thứ nhứt của ổng là cái bao bố đen đúa đựng cái gì như than củi thì lại nằm quá về phía chỗ nhà sư đang gác cẳng lên.
Một người có dáng một thương binh, nãy giờ ngồi gọn lỏn trong một góc toa tàu, bỗng lên tiếng:
- Mấy người còn lạ gì những chuyến tàu “xã hội chủ nghĩa” nữa? Ở ngoài Bắc chúng tôi, hàng mấy mươi năm nay, với biết bao đợt cải cách và thi đua mà “trâu vẫn lại hoàn trâu,” tàu lửa ngày càng xạc xệ ra chớ có thấy cải tiến thêm được chút nào đâu mà đòi phải được ngồi cho sướng cái đít khi đi xe lửa? Phải biết rằng cánh thương binh, liệt sĩ, được ưu tiên cùng mình như tôi, mà chúng còn nhét bố vào đây thì, xin lỗi, bà con đừng có tiếp tục mơ giữa ban ngày nữa!
Xe lửa hình như đang đổ dốc về phía ga Trảng Bom, làm cho một số củi bó không chặt và dao, rựa nhét không kỹ nơi mấy cái giá sát trần sút ra, rơi xuống chỗ mọi người đang đứng, ngồi ngổn ngang phía dưới, kêu lách cách, rầm rầm, loảng xoảng, leng keng.
“Trời ơi! Ðau quá!”, có tiếng la của một cô bé đang nằm cong đuôi tôm bên mấy cái rọ heo. Cô bé đã bị mấy thanh củi khô, nặng rớt trúng mình.
“Chết cha! May mà mấy con dao này không rớt phần lưỡi vào đầu tôi! Ai để dao chi bất nhơn quá, lại cột không kỹ nữa! Dao của ai đây, không nhận, tôi liệng đi à?,” một bà, mặt mũi coi bộ bặm trợn, đang thu gom đống dao, rựa dưới tay mình, mắt dáo dác nhìn quanh kiếm chủ nhân mớ dụng cụ dễ sợ đó.
“Của tôi, của tôi. Thôi xin lỗi bà nghe! Bà nên thông cảm: Tôi có một thước mốt, làm sao mà chồm cho tới để nhét mấy cái dao cho sâu vào trong giá? Mà cũng tại ai để mấy cái chum nước mắm quỷ sứ này choáng đường, choáng lối nữa! Mà bà có sao hông? Có bị thương gì hông? Ðể tôi lấy dầu nhị thiên đường thoa cho bà nghe!”, người đàn bà lùn tịt trong bộ quần áo thợ điện đầy những túi đã cũ mèm, chủ nhân của mớ dao, rựa, lúi húi lục xắc tay của mình, sau khi đã lại nhét mớ của nợ suýt gây tai họa đó vào chỗ cũ, lần này có sâu hơn một chút.
Bà có khuôn mặt bặm trợn bỗng dưng cười vui, quên mất sự quạu quọ. Có lẽ vì bà thấy thái độ săn giòn trước tình cảnh nguy hiểm của mình của người đàn bà tự xưng là cao có một thước mốt đó. Mà cũng có lẽ vì bả nghe cái bà lùn lùn kia tính dùng dầu nhị thiên đường xoa vào chỗ đau cho mình, bất kể người ta có bị thương hay là chảy máu gì cũng vậy. Dân Việt Nam có tật hễ bị cái gì cũng xài dầu nhị thiên đường, coi như là thứ thuốc trị bá bịnh, dù đó là cảm mạo, thương hàn hay trầy da, chảy máu. Ai có ở đâu, đi đâu cũng thủ trong mình một chai dầu cay xè đến chảy nước mắt này, không đếm xỉa gì tới lời tuyên truyền rằng nền y tế công cộng thời Cộng sản hiện tại tiến bộ hơn nhiều so với thời “Mỹ-Ngụy” trước đây.
Ðoàn tàu đang đi chậm lại, có lẽ còn phải chờ nhân viên đường sắt bẻ ghi để vào ga Trảng Bom. Không khí ngột ngạt và nóng bức gia tăng vì thiếu gió. Xe đang rập rình tiến vào ga thì bỗng nghe đánh rầm một cái, ngay liền đó có tiếng la chói lói từ toa tàu bên cạnh:
“Oái! Trời ơi là Trời! Bể cái đầu tôi rồi! Trời đất ơi! Chết tao rồi, Nga ơi!”.
Người phát ra tiếng kêu la điếc cả tai và thảm thiết đó là một bà già khoảng bảy mươi tuổi, trước đó chừng vài phút đang ngồi ôm ô trầu nhai bỏm bẻm thiệt vô tư, thanh bình gần cửa lên xuống của toa tàu. Con Nga, đứa cháu của bà lão, một cô bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi, nhào tới ôm lấy bà:
“Ngoại ơi là ngoại! Ðừng có la nữa! Tổ cha đứa nào liệng bó củi bất nhơn, trúng đầu ngoại tao! Thôi, ngoại ơi, để con lấy khăn băng bó cho ngoại đỡ chảy máu, nghen! Con băng liền đây, ngoại ơi!”.
Bà lão, rõ ràng là chịu không nổi cái đau đớn từ chỗ bị thương, chảy máu trên đầu, nằm lăn ra sàn như nằm ăn vạ ai vậy đó. Mà quả thiệt là máu đang chảy tuôn xuống gò má bên trái của bà. Một thanh niên mặc bộ đồ ka-ki xanh xám của lính Sài-gòn cũ, có lẽ là người mới ném mấy bó củi lên tàu gây thương tích cho nạn nhơn, lật đật chạy tới nâng cái đầu của bà lão lên cho đứa cháu bà quấn chiếc khăn lông vòng quanh như một giải băng cá nhân. Cũng may là vết thương không có gì trầm trọng lắm, vì bó củi có lẽ đã đụng vào thành toa trước, rồi mới rớt xuống đầu bà lão...
Gã thanh niên, vừa xoa đầu bà già khốn khổ, vừa rối rít xin lỗi:
“Trời ơi! Cháu xin lỗi bác nhé! Tụi cháu phải lo ném củi lên trước rồi mới leo lên sau, vì nếu chậm chưn thì người khác sẽ giành mất chỗ... Bác thông cảm cho cháu đi, nghe bác!”.
Người Việt Nam mới thiệt là dễ tính. Bất kỳ gây thiệt hại hay thương tích cho ai, miễn là người đó đừng chết và không bị hao tiền, tốn bạc gì đáng kể, thì kẻ gây ra tai nạn cho người khác chỉ cần “xin lỗi”, qua quít hoặc xuýt xoa tùy từng trường hợp, là xong!
Nhóm thợ rừng đi kiếm củi này vẫn hay làm vậy khi tàu lửa chạy chậm lại để vào ga. Ngày thường thì chất đốt vẫn là thứ hiếm, quý tại thành phố, huống hồ hôm nay Tết đã cận kề. Bọn thợ này coi như chuyên đi lậu vé, chỉ lợi dụng lúc người ta lơ là là quẳng đại củi lên tàu để chiếm chỗ trước, rồi cứ dùng phương pháp chuyền toa mà đi từ Long Khánh về tới Sài-gòn không tốn một đồng xu! Ðiều bậy nhứt là vì muốn tranh thủ thời gian, mà tàu lửa lại chật, cho nên rất nhiều lần bọn họ ném củi lên gây thương tích cho hành khách vô tội trên tàu, may mà cho tới nay chưa có ai chết, hay đã có người chết rồi mà chưa ai hay biết, cũng nên!
Thương hại cho bà lão này, nghe nói đang trên đường về nhà ở Xóm Gà, Gia Ðịnh, sau khi đã ghé Trại Xuân Lộc thăm nuôi đứa con trai đang “học tập cải tạo” tại đây hồi sáng nay. Cậu con trai út của bà, mới cưới vợ được vài tháng gì đó thì “cách mạng” vào, đã cùng bao nhiêu sĩ quan, viên chức chế độ cũ khác của Miền Nam Việt Nam khăn gói quả mướp đi tập trung “học tập cải tạo,” lúc đầu thì nghe đâu chỉ đi có mười ngày, sau lại biến thành mấy năm trời mà vẫn chưa có ngày về. Cô vợ trẻ của anh ta, có lẽ chịu không nỗi cảnh đợi chờ mòn mỏi cái ngày về vô định của chồng, đã lặng lẽ cùng một ông chủ tàu ở Rạch Giá - mà cô quen được trong chỗ buôn bán, làm ăn - đóng tàu vượt biên sang tới đảo Bi-Ðông hồi năm ngoái, bỏ lại đứa con trai của bà lão trong trại Xuân Lộc chẳng ai ngó ngàng hay thăm nuôi, vất vơ, vất vưởng và đói dài.
Khi xe lửa còn cách Suối Máu khoảng ba, bốn cây số thì diễn ra cảnh bố ráp dân đi tàu lậu. Cả đoàn tàu nhốn nháo như loạn tới nơi vì tiếng chưn chạy, nhảy bình bịch hòa với tiếng kêu réo ơi ới, thông tin cho nhau của bọn người này. Họ tha hồ trổ tài đánh đu cửa sổ, núp vào cầu tiêu hay chuyền từ toa này sang toa khác để tránh né nhân viên kiểm soát vé trên tàu. Thậm chí, nhiều người còn leo tuốt lên nằm trên nóc tàu, chờ khi người kiểm vé đã sang toa bên cạnh thì mới nhảy xuống, leo vào chỗ cũ của mình. Vì chuyện này, một số tai nạn đã xảy ra, trong đó có vụ một người đàn ông trạc ba mươi mấy tuổi bị một đà cầu đập bể đầu chết khi đoàn xe lửa mà anh ta đi lậu chạy qua một cây cầu gần ga Biên Hòa. Bọn trộm cắp cũng thừa nước đục thả câu dữ lắm: Nhiều người, sau khi chạy sang các toa khác trốn khỏi bị soát vé, lúc trở về mới khám phá ra rằng đồ đạc của mình đã không cánh mà bay, vì đã bị quân gian lấy đem sang toa khác, giấu mất tích.
Lúc xe lửa gần đến ga Biên Hòa, Bà Tư Quảnh bảo thằng con trai:
“Bảy, mày lấy tiền đi mua cái gì ăn cho đỡ đói. Hồi sáng nay, tao lấy cơm đem theo mà ít quá, sợ tao với mày ăn không đủ. Ở toa hàng ăn cách đây bốn toa, về phía cuối tàu, có bán cơm dĩa đó mày! Ðây, để tao đưa tiền cho mày nghe...”
Vừa nói, Bà Tư Quảnh liền lấy tay mò vào lưng quần, chỗ mà bà đã giấu cục giấy bạc và ba chỉ vàng mà Thắm, con gái lớn của bả, mới đưa cho hồi hôm khi bà sửa soạn đi Sài-gòn sắm thêm hàng về bán chợ Tết. Bà Tư Quảnh bỗng thấy như bị điện giựt bất thình lình, toàn thân chết điếng khi cảm nhận được rằng phía sau lưng quần của bà, nơi mà bà nghĩ là có cục bạc, dường như đã bị ai khoét một lỗ lớn, và cục giấy bạc mà bà đã cẩn thận lận vào đó tới hai lần cho chắc ăn đã tự nhiên biến mất, chẳng còn sờ thấy đâu nữa!
“Chết cha rồi! Chắc cái thằng đánh giày hồi nãy lấy... của tao chớ không ai hết!”, người đàn bà la to như muốn cho mọi người cùng nghe, cùng biết cái mất mát tức tưởi của mình. Mới ba phút trước, thằng bé đó, không biết muốn giở trò gì, mà lại đi ngang sau lưng bà, lấn bà một cái như đang cố chen lối ra, rồi lĩnh tới phía trước, đứng ngay chỗ cửa lên xuống của toa tàu, tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra...
Thằng bé đánh giày, mới chừng mười ba tuổi, da ngăm đen, tay chân khô đét, nghe Bà Tư Quảnh la chói lói, lật đật cầm lấy thùng đồ nghề, dợm chưn nhảy phóng xuống khỏi toa tàu; đầu nó suýt đâm chúi xuống đất theo với trớn đoàn tàu đang lao tới.
Sự thể đã quá rõ ràng, Bà Tư Quảnh la thất thanh:
“Bắt lấy nó! Bắt lấy nó! Trời ơi, nó rạch túi tiền của tôi rồi, bà con ơi! Bảy ơi, mày đuổi theo, chạy mau theo nó đi mày!”.
Thằng Bảy, nghe má nó la inh ỏi, lại thấy thằng bé đánh giày bất thình lình nhảy phóc ra khỏi toa tàu rồi chạy bay biến vào xóm nhà tôn ven đường, thì đã hiểu hết mọi sự. Nhưng nó cũng hiểu rằng tình thế không thể nào cứu vãn được nữa, vì đã trễ quá rồi. Con tàu đã chạy quá chỗ xóm mà thằng bé đánh giày lủi vào trốn đến hơn trăm thước, không cách gì thằng Bảy đuổi kịp. Vả lại, nơi đó chắc chắn đang có đồng bọn của nó, toàn là bọn dao búa, chờ sẵn để bảo vệ cho nó đặng cùng nhau chia chác “chiến lợi phẩm” trong ngày.
Ðó cũng chỉ là một trong những chuyện thường tình xảy ra như cơm bữa trên những chuyến tàu lửa ngược xuôi từ Nam ra Bắc và từ Bắc vô Nam trên mảnh đất Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, một tình trạng mà các cụ giỏi chữ ngày xưa vẫn than thở là “bần cùng sinh đạo tặc!”. Ðã thế, cái ngày xui xẻo của mẹ con Bà Tư Quảnh lại trùng vào dịp thiên hạ đang rộn rịp lo chuẩn bị Tết nhứt, kẻ đi Ðông, người đi Tây, chen chúc, dập dìu trên những toa tàu lửa chật cứng và mất trật tự, vốn là phương tiện đi lại hằng ngày vừa thiết yếu vừa rẻ tiền của đại đa số dân nghèo.
==
VÕ VĂN ÁI * NHÂN QUYỀN TẠI TRUNG QUỐC
*Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human RightsQue Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’HommeB.P. 63 - 94472 Boissy Saint Léger cedex ( France ) - Tel.: ( Paris ) (331) 45 98 30 85Fax : Paris (331) 45 98 32 61 -
E-mail : http://us.mc330.mail.yahoo.com/mc/compose?to=queme@free.fr - Web : http://www.queme.net/
*************************************************************************************THÔNG THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARISNGÀY 26.2.2009
Ông Võ Văn Ái nói lên mối quan tâm của những người đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam về sự giáng cấp nhân quyền thông qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton khi đề cập Trung quốcPARIS, ngày 26.2.2009 (QUÊ MẸ)- Hôm nay từ Paris, 26.2.2009, ông Võ Văn Ái gửi thư tán trợ cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn do các nhà ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tổ chức, với sự hỗ trợ của bốn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Mike Pence, Frank Wolf, Joe Pitts dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.
Bức thư đã được gửi đến các nhân vật trên đây 3 giờ đồng hồ trước khi cuộc họp báo khai diễn.Nhân danh Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam , ông Ái viết bức thư bằng tiếng Anh mà chúng tôi xin dịch nguyên văn như sau :“Tôi xin biểu đạt mối đoàn kết tương thân với các nhà lãnh đạo ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tại cuộc họp báo dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.
Tôi cũng cất lời hoan nghênh quý vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Frank Wolf, Mike Pence và Joe Pitts đã bảo đảm cho tiếng nói nhân quyền được Quốc hội lắng nghe vào thời điểm quyết định cho liên hệ ngoại giao Mỹ - Trung.“Những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo và bất đồng chính kiến tại Việt Nam chia sẽ mối quan tâm của các bạn trước lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du Trung quốc, khi bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực Trung quốc trên các vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và nhân quyền, nhưng “áp lực của Hoa Kỳ trên các lĩnh vực này sẽ không làm cản trở [việc giải quyết] cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu trái đất và cuộc khủng hoảng an ninh”.
Quan điểm của Ngoại trưởng Clinton như gáo nước lạnh xối vào những niềm hy vọng mà Tổng thống Obama làm dấy lên qua bài diễn văn nhậm chức, cam kết sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho “bất cứ nam, nữ hay thiếu nhi nào đang kiếm tìm tương lai cho hòa bình và nhân phẩm”. Những nam-phụ-lão-ấu bình thường tại Tây Tạng, Uyghur, Trung quốc, Việt Nam, Miến Điện, Lào và Bắc Hàn đang kiếm tìm tương lai đó, phấn đấu bằng các phương tiện ôn hòa cho sự thành công này. Đáp lại nỗ lực ấy họ chỉ gặt hái lấy khổ đau bằng tù đày, tra tấn, bạo hành và kỳ thị.“Chúng tôi biết rằng ngoại viện, doanh thương, liên hệ ngoại giao rất phức tạp.
Chẳng ai chối cãi rằng các mối đe dọa hiện tiền do cuộc khủng hoảng kinh tế, môi sinh và an ninh đang lay chuyển thế giới ngày nay. Nhưng chính sách đối ngoại cần, và phải toàn diện. Ly khai nhân quyền với các nan đề nói trên, Ngoại trưởng Clinton đã hạ giá nhân quyền và làm vỡ tan niềm hy vọng cùng ngưỡng vọng của tất cả những ai đang đau khổ dưới sự thống trị của Trung quốc.“Hơn nữa, lời bình luận của Ngoại trưởng Clinton mang những hàm ý nghiêm trọng cho những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam . Việt Nam Cộng sản luôn đứng trong vị thế chư hầu của Bắc Kinh. Sau hai nghìn năm bị Trung quốc xâm lược và áp chế, rồi 60 năm khi-hữu-nghị-khi-thù-địch dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội luôn bắt chước các chính sách của người phương Bắc.
Giới lãnh đạo Hà Nội tán đồng luận điểm Trung quốc về nguyên tắc cấm các nước ngoài “không được can thiệp vào nội bộ” trên lĩnh vực nhân quyền, và họ sung sướng biết bao khi Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì lập lại luận điệu này với Ngoại trưởng Clinton. Đúng vậy, nếu Hoa Kỳ hạ giá nhân quyền tại Trung quốc, là đã để yên cho nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt.“Tại Việt Nam ngày nay, mọi tiếng nói bất đồng chính kiến đều bị đàn áp. Cuộc đàn áp gần đây đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, với rất nhiều nhà ly khai sử dụng Internet, với nhà báo, công nhân và hàng lãnh đạo tôn giáo bị bắt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009, vừa bước vào năm thứ 27 của tù đày và quản chế chỉ vì Hòa thượng đòi hỏi ôn hòa cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.“Hôm nay đây, tôi xin góp lời với các bạn tại cuộc họp báo này để thỉnh cầu Chính phủ Hoa Kỳ kiên trì áp lực cho sự thăng tiến nhân quyền như một bộ phận quan yếu trong chính sách đối ngoại, và tôi cất lời kêu gọi các nhà đấu tranh cho nhân quyền Châu Á sát cánh chung lòng trong phong trào đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ và pháp quyền tại Á châu.
Võ Văn ÁiChủ tịch Quê Mẹ :
Hành động cho Dân chủ Việt Nam
Paris , ngày 26.2.2009
=
E-mail : http://us.mc330.mail.yahoo.com/mc/compose?to=queme@free.fr - Web : http://www.queme.net/
*************************************************************************************THÔNG THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARISNGÀY 26.2.2009
Ông Võ Văn Ái nói lên mối quan tâm của những người đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam về sự giáng cấp nhân quyền thông qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton khi đề cập Trung quốcPARIS, ngày 26.2.2009 (QUÊ MẸ)- Hôm nay từ Paris, 26.2.2009, ông Võ Văn Ái gửi thư tán trợ cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn do các nhà ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tổ chức, với sự hỗ trợ của bốn Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Mike Pence, Frank Wolf, Joe Pitts dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.
Bức thư đã được gửi đến các nhân vật trên đây 3 giờ đồng hồ trước khi cuộc họp báo khai diễn.Nhân danh Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam , ông Ái viết bức thư bằng tiếng Anh mà chúng tôi xin dịch nguyên văn như sau :“Tôi xin biểu đạt mối đoàn kết tương thân với các nhà lãnh đạo ly khai Trung quốc Ngụy Kinh Sinh, Harry Wu, Bob Wu, Sharon Hom và nhà ly khai Uyghur Rebiya Kadeer tại cuộc họp báo dưới tiêu đề : “Báo động về sự kiện Ngoại trưởng Clinton bỏ rơi nhân quyền tại Trung quốc”.
Tôi cũng cất lời hoan nghênh quý vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Chris Smith, Frank Wolf, Mike Pence và Joe Pitts đã bảo đảm cho tiếng nói nhân quyền được Quốc hội lắng nghe vào thời điểm quyết định cho liên hệ ngoại giao Mỹ - Trung.“Những người đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo và bất đồng chính kiến tại Việt Nam chia sẽ mối quan tâm của các bạn trước lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hilary Clinton trong chuyến công du Trung quốc, khi bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp lực Trung quốc trên các vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và nhân quyền, nhưng “áp lực của Hoa Kỳ trên các lĩnh vực này sẽ không làm cản trở [việc giải quyết] cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng thay đổi khí hậu trái đất và cuộc khủng hoảng an ninh”.
Quan điểm của Ngoại trưởng Clinton như gáo nước lạnh xối vào những niềm hy vọng mà Tổng thống Obama làm dấy lên qua bài diễn văn nhậm chức, cam kết sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho “bất cứ nam, nữ hay thiếu nhi nào đang kiếm tìm tương lai cho hòa bình và nhân phẩm”. Những nam-phụ-lão-ấu bình thường tại Tây Tạng, Uyghur, Trung quốc, Việt Nam, Miến Điện, Lào và Bắc Hàn đang kiếm tìm tương lai đó, phấn đấu bằng các phương tiện ôn hòa cho sự thành công này. Đáp lại nỗ lực ấy họ chỉ gặt hái lấy khổ đau bằng tù đày, tra tấn, bạo hành và kỳ thị.“Chúng tôi biết rằng ngoại viện, doanh thương, liên hệ ngoại giao rất phức tạp.
Chẳng ai chối cãi rằng các mối đe dọa hiện tiền do cuộc khủng hoảng kinh tế, môi sinh và an ninh đang lay chuyển thế giới ngày nay. Nhưng chính sách đối ngoại cần, và phải toàn diện. Ly khai nhân quyền với các nan đề nói trên, Ngoại trưởng Clinton đã hạ giá nhân quyền và làm vỡ tan niềm hy vọng cùng ngưỡng vọng của tất cả những ai đang đau khổ dưới sự thống trị của Trung quốc.“Hơn nữa, lời bình luận của Ngoại trưởng Clinton mang những hàm ý nghiêm trọng cho những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam . Việt Nam Cộng sản luôn đứng trong vị thế chư hầu của Bắc Kinh. Sau hai nghìn năm bị Trung quốc xâm lược và áp chế, rồi 60 năm khi-hữu-nghị-khi-thù-địch dưới chế độ Cộng sản, giới lãnh đạo Hà Nội luôn bắt chước các chính sách của người phương Bắc.
Giới lãnh đạo Hà Nội tán đồng luận điểm Trung quốc về nguyên tắc cấm các nước ngoài “không được can thiệp vào nội bộ” trên lĩnh vực nhân quyền, và họ sung sướng biết bao khi Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì lập lại luận điệu này với Ngoại trưởng Clinton. Đúng vậy, nếu Hoa Kỳ hạ giá nhân quyền tại Trung quốc, là đã để yên cho nhà cầm quyền Hà Nội thẳng tay vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt.“Tại Việt Nam ngày nay, mọi tiếng nói bất đồng chính kiến đều bị đàn áp. Cuộc đàn áp gần đây đối với các cuộc biểu tình ôn hòa, với rất nhiều nhà ly khai sử dụng Internet, với nhà báo, công nhân và hàng lãnh đạo tôn giáo bị bắt. Nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hòa bình 2009, vừa bước vào năm thứ 27 của tù đày và quản chế chỉ vì Hòa thượng đòi hỏi ôn hòa cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.“Hôm nay đây, tôi xin góp lời với các bạn tại cuộc họp báo này để thỉnh cầu Chính phủ Hoa Kỳ kiên trì áp lực cho sự thăng tiến nhân quyền như một bộ phận quan yếu trong chính sách đối ngoại, và tôi cất lời kêu gọi các nhà đấu tranh cho nhân quyền Châu Á sát cánh chung lòng trong phong trào đấu tranh cho tự do, nhân quyền, dân chủ và pháp quyền tại Á châu.
Võ Văn ÁiChủ tịch Quê Mẹ :
Hành động cho Dân chủ Việt Nam
Paris , ngày 26.2.2009
=
Friday, February 27, 2009
TRẦN BÌNH NAM * BÌNH LUẬN
=
Tư Bản và Xã Hội
Hai mặt của một vấn đề
Trần Bình Nam
Không có gì giải thích rõ ràng sự khác biệt giữa khuynh hướng Cộng Hòa và khuynh hướng Dân Chủ tại Hoa Kỳ bằng hai câu nói của tổng thống Ronald Reagan và Barack Obama về vai trò của chính phủ.
Ngày 20/1/1981 trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Reagan nói: “Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ không phải là giải pháp, chính phủ chính là vấn đề của chúng ta” (nguyên văn: In this present crisis, government is not the solution to our problem; government is the problem).
Tổng thống Obama, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2008 thì nói: “Chúng ta không còn thắc mắc chính phủ quá lớn hay quá nhỏ, thay vào đó chúng ta hỏi chính phủ có làm việc hữu hiệu không – có tạo ra công ăn việc làm lương đủ sống, có chế độ săn sóc sức khỏe tốt, có hưu bổng đầy đủ cho người nghỉ hưu không…” (nguyên văn: The question we ask today is not whether our government is too big or too small, but whether it works -- whether it helps families find jobs at a decent wage, care they can afford, a retirement that is dignified.)
Đối với tổng thống Reagan, đại diện cho khuynh hướng Cộng Hòa, nguyên tắc cung cầu là bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế quốc gia. Và chính sách thuế khóa của chính phủ nếu thích hợp (chính yếu là giảm thuế) sẽ tạo điều kiện cho giới tư bản đầu tư tiền bạc đúng lúc đúng chỗ mang lại sự phồn thịnh. Nếu chính phủ dùng quyền viết ngân sách để đánh thuế cao rồi dùng tiền thuế bỏ vào các chương trình chi tiêu và trợ cấp để ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội thì nền kinh tế sẽ héo mòn như một cái cây cần đất khô lại được trồng vào một vùng đất lắm nước. Nói cách khác chính phủ sẽ là nguyên nhân của mọi vấn đề nếu can thiệp vào sự vận hành của luật cung cầu.
Những người Dân Chủ hiểu luật cung cầu là cốt tủy của một nền kinh tế tự do, và vai trò quan trọng của các ngân hàng và các đại công ty trong một nền kinh tế, nhưng họ không khoán trắng vào tay các nhà tư bản. Nếu để hoàn toàn tự do không có sự kiểm soát của chính phủ, lòng tham (bản tính tự nhiên của con người) sẽ làm các nhà tư bản bóp méo sinh hoạt kinh tế và đến một lúc nào đó khủng hoảng kinh tế sẽ bộc phát.
Mặt khác trong thế giới tư bản của luật cung cầu thành phần có khả năng trí tuệ và đa năng sẽ chiếm thế thượng phong, tích lũy một tỉ số lớn tài sản quốc gia tạo ra sự chênh lệch khả năng kinh tế giữa các tầng lớp trong xã hội. Cho nên những người Dân Chủ chủ trương chính phủ phải nhúng tay vào sinh hoạt kinh tế, dùng quyền ngân sách để phân phối tài nguyên quốc gia sao cho sự vận hành dưới bảng chỉ đường của luật cung cầu không trở thành méo mó tạo ra bất công xã hội.
Nói chung người Cộng Hòa hay người Dân Chủ đều biết giới hạn kinh tế tư bản và sự cần thiết của sự can thiệp của chính phủ. Cái khác biệt là mức độ.
Kinh tế thị trường huy động sức người sức của hữu hiệu nhưng thỉnh thoảng theo chu kỳ tạo ra khủng hoảng kinh tế. Trong khi sự can thiệp quá nặng tay của chính phủ tạo ra sự trì trệ kinh tế. Cho nên ai cũng thấy sự cân bằng giữa sự vận hành của luật cung cầu và sự can thiệp của chính phủ là cần thiết.
Và đó là lý do tại sao tại Hoa Kỳ qua các cuộc bầu cử định kỳ đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa thay phiên nhau cầm quyền để sinh hoạt kinh tế (và qua đó sinh hoạt chính trị) được điều chỉnh vĩ mô qua thời gian, và tại sao nếu đảng này vào tòa Bạch cung thì đảng kia thường nắm Quốc hội để làm nhiệm vụ đối lập điều chỉnh vi mô các chính sách kinh tế làm cho sinh hoạt xã hội được hài hòa.
Trên thực tế, Lực lượng Tư bản và Sự Can thiệp của Chính phủ là hai điều đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Tuy nhiên mỗi lần do điều kiện kinh tế phải chuyển đổi “chính trị” từ phương thức này sang phương thức khác bởi quyết định của dân qua bầu cử thì phe mất quyền chính trị thường có khuynh hướng đối kháng để kềm hãm phe thắng thế không đi quá đà trong các chính sách mới, đồng thời chuẩn bị thế chính trị cho khuynh hướng của mình.
Và khi sự chuyển đổi chính trị là kết quả của một tình trạng khủng hoảng xã hội và kinh tế thì phản ứng đối kháng càng mạnh mẽ. Và điều này giải thích sự phản kháng đầy mầu sắc đảng phái của đảng Cộng Hòa đối với luật kích thích kinh tế 787 tỉ vừa được tổng thống Obama ký ban hành ngày 17/2/2009. Các lý lẽ phản kháng (như quá nhiều chương trình chi tiêu, quá nhiều chương trình trợ cấp, chương trình phi lý như giúp những người mất nhà do họ thiếu trách nhiệm khi vay tiền mua nhà biết rằng mình không có khả năng trả ...) đều hữu lý trên mặt lý thuyết nhưng không hữu lý trên mặt thực tế. Khi con bệnh đang hồi thập tử nhất sinh phương thuốc cần nặng về chữa trị biến chứng hơn là nặng về chữa trị nguyên nhân có tính dài hạn. Và đó là bản chất và nội dung của luật kích thích kinh tế 787 tỉ mỹ kim.
Trong 8 năm cầm quyền tổng thống George W. Bush áp dụng đường lối kinh tế thuần tư bản đặt nặng trên hai nguyên tắc làm kim chỉ nam từ thời tổng thống Reagan là (1) giúp đỡ cho các đại công ty phát triển làm ăn, tin rằng người nghèo sẽ được hưởng phúc lợi theo (trickle –down economics) và (2) giảm thuế - nhất là giảm thuế cho những người giàu có, những tay tư bản – để các nhà tư bản có thêm tiền đầu tư làm cho nền kinh tế chuyển vận mang lại phúc lợi cho xã hội (supply-side economics).
Tuy nhiên chính phủ Cộng Hòa đã tạo ra một khung cảnh sinh hoạt kinh tế thiếu kiểm soát đưa đến quá đáng và lợi dụng. Giới tư bản (tượng trưng là Wall Street và Main Street – Thị trường Chứng khoán và Ngân hàng) được tự do do sự phá bỏ các khâu kiểm soát (regulations) trở nên làm ăn thiếu nguyên tắc. Ngân hàng Trung ương giảm lãi xuất quá thấp và quá lâu, các dân biểu kiếm phiếu bằng cách khuyến khích mọi người mua nhà dù không đủ điều kiện và làm ngơ trước mọi dấu hiệu bất ổn đã đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nỗ vào tháng 9/2008. Sau gần 6 tháng (9/2008 – 2/2009) các cơ sở tài chánh lớn và các ngân hàng kếch xù trụ cốt của kinh tế quốc gia hoàn toàn sụp đổ và mới nhất là sự lung lay của hai đại ngân hàng còn sống sót là Bank of America và City Bank. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1929.
Và đã có khủng hoảng kinh tế thì chính phủ phải can thiệp.
Đó là điều từng xảy ra như một nguyên tắc, mặc dù mỗi lần xẩy ra đều có cuộc tranh cãi giữa các chính trị gia và các nhà kinh tế về mức độ và sự hữu hiệu của phương pháp chữa trị.
Trong cuộc đại khủng hoảng năm 1929 tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thành lập Tổng Cục Tìm Việc Làm (Work Projects Administration – WPA) tạo ra 8 triệu công ăn việc làm, thành lập chương trình An sinh Xã hội (Social Security) cho người nghỉ hưu và người già cũng như các cơ chế bảo vệ và kiểm soát như FDIC (Federal Deposit Insurance Commission) và SEC (Securities & Exchange Commisssion). Trong cuộc khủng hoảng tháng 9/2008 tổng thống Bush cũng đã khẩn cấp quốc hữu hóa hai đại công ty cho vay tiền (chính yếu để mua nhà) sạt nghiệp Fannie Mae và Fredie Mac và vội vàng thông qua luật cho phép Bộ Tài chánh tiêu 700 tỉ mỹ kim cứu nguy các cơ sở tài chánh nòng cốt của nền kinh tế quốc gia đang trên đà sụp đổ.
Và sau khi tổng thống Obama nhậm chức, công việc đầu tiên của ông là thúc đẩy quốc hội, và chưa đầy một tháng đã ký ban hành ngân sách kích thích kinh tế (stimulus package) 787 tỉ mỹ kim gồm gần 25% giảm thuế theo yêu sách của đảng Cộng Hòa, và còn lại cho các chương trình tạo công ăn việc làm ngay trước mắt và xây dựng căn bản hạ tầng cho sự phát triển bền vững như sửa chữa đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện toán đa dẫn (broadband), chương trình tự túc năng lượng ...
Các nhà kinh tế tư bản cũng như một số dân biểu nghị sĩ đảng Cộng Hòa cho rằng ngân sách 787 kích thích kinh tế của tổng thống Obama không giúp đặt căn bản cho sự phát triển dài lâu như sự giảm thuế cho giới tư bản và khuyến khích giúp đỡ các đại công ty. Họ quên rằng các chính sách trên đã được thi hành trong 8 năm của Bush và vì quá tin vào sự nhiệm mầu của thuyết supply-side và trickle-down quên cả nhiệm vụ kiểm soát đã đưa đến tình trạng nguy ngập hôm nay.
Người ta phê bình đảng Dân Chủ và ông Obama đang áp dụng nguyên tắc xã hội chủ nghĩa của Âu châu, hậu quả sẽ làm cho Hoa Kỳ trở nên nghèo khó thiếu thốn như tại Âu châu. Sự phê bình này có giá trị ở chỗ Hoa Kỳ là một nước tư bản và nền kinh tế tư bản cung cầu của nó đã giúp nước Mỹ thành cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng sự phê bình không có giá trị ở chỗ là nếu không tạm thời Âu châu hóa nền kinh tế Hoa Kỳ thì trận bão táp kinh tế 2008 này có thể sẽ làm tê liệt quốc gia. Các nước Âu châu không phải bỗng nhiên có một chế độ kinh tế tư bản đậm mầu sắc xã hội như hiện nay, trong đó sự giúp đỡ người yếu kém trong xã hội cũng cần thiết như sự phát triển kinh tế.
Là một lục địa già và cũ (Old Europe - theo lời của cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld) Âu châu đã trải qua mọi thử thách, và có thể họ đang chọn cái giải pháp mà họ cho là tối hảo.
Chương trình kích thích kinh tế tổng thống Obama vừa ký ban hành sẽ làm chậm lại đà suy thoái kinh tế hiện nay, đó là điều không cần bàn cãi. Điều cần bàn cãi là nó có giúp cho nền kinh tế phục hồi hoàn toàn hay không, và một câu hỏi then chốt khác là hệ lụy thâm thủng ngân sách (để có tiền kích thích kinh tế) là một gánh nặng con cháu chúng ta có kham nổi hay không.
Vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới sau cuộc khủng hoảng này hoàn toàn lệ thuộc vào đáp số của hai câu hỏi trên.
Nhìn rộng ra, hình như chính trị và kinh tế thế giới biến chuyển qua lại giữa hai quan niệm phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Khi tình trạng phát triển kinh tế gặp trở ngại như suy thoái kinh tế đe dọa an sinh xã hội thì các biện pháp mang lại an sinh xã hội trở thành ưu tiên. Khi các biện pháp quá chú trọng về an sinh xã hội làm cho kinh tế bị ngưng trệ thì đó là lúc giảm sự can thiệp của chính phủ đề nền kinh tế được tự do.
Khi những người lập quốc Hoa Kỳ hình thành trên căn bản một chế độ lưỡng đảng, một bên Cộng Hòa chủ trương phát triển là chính (dân sinh sẽ được phục vụ do thành quả của kết quả kinh tế), một bên Dân Chủ chú trọng đến dân sinh (phát triển là một quan tâm nhưng ưu tiên sau dân sinh) bảo đảm bởi một Hiến pháp đa đảng họ đã thấy sự vận hành này của xã hội mà mọi chế độ chính trị đều phải tuân theo như một quy luật. Cho nên sự tranh cãi giữa Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ không là một vấn đề.
Đó là một sinh hoạt dân chủ để làm cho Hoa Kỳ luôn là một quốc gia hùng mạnh trong khi nhân dân được bảo đảm một đời sống tự do, phóng khoáng và đầy đủ.
Thuyết Mác xít do Karl Marx và Angel chủ trương trên bản chất là một nỗ lực giải quyết bất công xã hội do cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Anh quốc (cuối thế kỷ 18 kéo dài sang đầu thế kỷ 19) mang lại như môi trường bị hủy hoại, đời sống kinh tế chênh lệch, thành phần thợ thuyền bị bóc lột... Nhưng lý thuyết cải tạo xã hội của Marx chủ trương tiêu diệt tư hữu và thị trường đã đi quá đà, chệch hướng, và đã cung cấp một căn bản lý thuyết cho những tay đầu cơ chính trị thiết lập những chế độ độc tài.
Chế độ độc tài Mác xít tại Liên bang Xô viết (trong đó chính phủ nắm toàn bộ sinh hoạt kinh tế) đã tàn tạ cùng với các nước Đông Âu, và các chế độ cộng sản tại Trung quốc, và Việt Nam cũng trên con đường tàn tạ nhường chỗ cho kinh tế thị trường.
Tại Việt Nam chính quyền cộng sản từ năm 1986 đã tạm từ bỏ chế độ kinh tế tập trung trả quyền quyết định kinh tế cho nông dân và các thương gia nhưng vẫn kéo dài cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” trong một nền kinh tế mệnh danh là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Lý thuyết “định hướng” này không có gì sai trái nếu nó được dùng như một phương thức để tránh những thái quá của kinh tế thị trường như sự phân nhiệm “Cộng Hòa, Dân Chủ” tại Hoa Kỳ . Rất tiếc tại Việt Nam nó là một công thức để bảo vệ đảng cầm quyền. Đảng nắm các sinh hoạt quốc doanh nói là để bảo vệ xã hội nhưng thực chất là để bảo vệ quyền lợi của đảng.
Tại Trung quốc có một biến chuyển đáng quan tâm do ông Cheng Li nêu ra trong bài viết nhan đề “China’s Team of Rivals” đăng trong tạp chí Foreign Policy số Tháng Ba/Tháng Tư 2009. Theo ông Cheng Li, Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc đã có một quyết định độc đáo trong Đại hội đảng thứ 17 (10/2007) là cất nhắc hai Ủy viên Trung ương đảng trẻ tuổi vào Ủy ban Thường trực của Bộ chính trị là hai ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Lý Khắc Cường (Li Keqiang) để chuẩn bị cho một trong hai trở thành Tổng bí thư đảng vào đại hội đảng thứ 18 năm 2012.
Hai nhân vật này có khuynh hướng và đường lối chính trị khác nhau. Ông Tập Cẩm Bình thuộc nhóm có khuynh hướng cởi mở chủ trương kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế tư nhân (gọi là nhóm Con Dòng – Elitism) (1) trong khi ông Lý Khắc Cường thuộc nhóm có khuynh hướng chăm lo các vấn đề xã hội và sự ổn định của đời sống nông thôn là chính (gọi là nhóm Dân Túy – Populist).
Hình như ông Hồ Cẩm Đào có ý chuẩn bị hai khuynh hướng đối chọi nhau trong đảng như một cơ chế điều chỉnh những thái quá của sự nhắm mắt phát triển bất chấp hậu quả hay sự can thiệp quá sâu đậm của nền kinh tế xã hội tàn dư của nền kinh tế Mác Xít. Có thể đảng Cộng sản Trung quốc đã cảm nhận được rằng đảng không thể giữ tính chính thống và tồn tại nếu tiếp tục đường lối kinh tế dựa vào xuất cảng là chính như hiện nay và đàn áp mọi tiếng nói đối lập của nhân dân. Với công thức mới đảng Cộng sản Trung quốc chuẩn bị cho đối lập lên tiếng qua khuynh hướng Lý Khắc Cường (hoặc ngược lại qua khuynh hướng Tập Cẩm Bình nếu khuynh hướng Lý Khắc Cường cầm quyền). Mèo trắng mèo đen đều có ích nếu duy trì được sự chính thống của đảng. Và vào đại hội thứ 18 tùy theo đảng Cộng sản Trung quốc chọn đường lối ưu tiên phát triển hay ưu tiên chăm lo dân sinh ổn định xã hội mà ông Tập Cẩm Bình hay Lý Khắc Cường sẽ được bầu vào chức vụ Tổng bí thư.
Nếu quả thật đây là thâm ý chính trị của đảng Cộng sản Trung quốc thì chuyển biến này sẽ tạo ra tại Trung quốc một khung cảnh chính trị không khác gì Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ.
Âu, Á, Tư Bản chủ nghĩa và Xã Hội chủ nghĩa gặp nhau ở đây. Và cuối cùng công thức xã hội Âu châu, một xã hội có tự do dân chủ, có một nền chính trị đa đảng và một chế độ xã hội trong đó người không may mắn và ít khả năng vẫn có thể sống chứ không bị chôn vùi dưới lớp gạch nặng nề của các đại ngân hàng và của các đại công ty sẽ là cái xã hội mà Hoa Kỳ và Trung quốc vốn khởi đầu từ những xuất phát hoàn toàn đối nghịch với nhau sẽ cùng đi đến.
Trần Bình Nam
Feb. 27, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Có nơi dịch là nhóm “bảo hoàng” hay nhóm “vương tử”
=
Tư Bản và Xã Hội
Hai mặt của một vấn đề
Trần Bình Nam
Không có gì giải thích rõ ràng sự khác biệt giữa khuynh hướng Cộng Hòa và khuynh hướng Dân Chủ tại Hoa Kỳ bằng hai câu nói của tổng thống Ronald Reagan và Barack Obama về vai trò của chính phủ.
Ngày 20/1/1981 trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Reagan nói: “Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ không phải là giải pháp, chính phủ chính là vấn đề của chúng ta” (nguyên văn: In this present crisis, government is not the solution to our problem; government is the problem).
Tổng thống Obama, trong bài diễn văn nhậm chức ngày 20/1/2008 thì nói: “Chúng ta không còn thắc mắc chính phủ quá lớn hay quá nhỏ, thay vào đó chúng ta hỏi chính phủ có làm việc hữu hiệu không – có tạo ra công ăn việc làm lương đủ sống, có chế độ săn sóc sức khỏe tốt, có hưu bổng đầy đủ cho người nghỉ hưu không…” (nguyên văn: The question we ask today is not whether our government is too big or too small, but whether it works -- whether it helps families find jobs at a decent wage, care they can afford, a retirement that is dignified.)
Đối với tổng thống Reagan, đại diện cho khuynh hướng Cộng Hòa, nguyên tắc cung cầu là bàn tay vô hình điều khiển nền kinh tế quốc gia. Và chính sách thuế khóa của chính phủ nếu thích hợp (chính yếu là giảm thuế) sẽ tạo điều kiện cho giới tư bản đầu tư tiền bạc đúng lúc đúng chỗ mang lại sự phồn thịnh. Nếu chính phủ dùng quyền viết ngân sách để đánh thuế cao rồi dùng tiền thuế bỏ vào các chương trình chi tiêu và trợ cấp để ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội thì nền kinh tế sẽ héo mòn như một cái cây cần đất khô lại được trồng vào một vùng đất lắm nước. Nói cách khác chính phủ sẽ là nguyên nhân của mọi vấn đề nếu can thiệp vào sự vận hành của luật cung cầu.
Những người Dân Chủ hiểu luật cung cầu là cốt tủy của một nền kinh tế tự do, và vai trò quan trọng của các ngân hàng và các đại công ty trong một nền kinh tế, nhưng họ không khoán trắng vào tay các nhà tư bản. Nếu để hoàn toàn tự do không có sự kiểm soát của chính phủ, lòng tham (bản tính tự nhiên của con người) sẽ làm các nhà tư bản bóp méo sinh hoạt kinh tế và đến một lúc nào đó khủng hoảng kinh tế sẽ bộc phát.
Mặt khác trong thế giới tư bản của luật cung cầu thành phần có khả năng trí tuệ và đa năng sẽ chiếm thế thượng phong, tích lũy một tỉ số lớn tài sản quốc gia tạo ra sự chênh lệch khả năng kinh tế giữa các tầng lớp trong xã hội. Cho nên những người Dân Chủ chủ trương chính phủ phải nhúng tay vào sinh hoạt kinh tế, dùng quyền ngân sách để phân phối tài nguyên quốc gia sao cho sự vận hành dưới bảng chỉ đường của luật cung cầu không trở thành méo mó tạo ra bất công xã hội.
Nói chung người Cộng Hòa hay người Dân Chủ đều biết giới hạn kinh tế tư bản và sự cần thiết của sự can thiệp của chính phủ. Cái khác biệt là mức độ.
Kinh tế thị trường huy động sức người sức của hữu hiệu nhưng thỉnh thoảng theo chu kỳ tạo ra khủng hoảng kinh tế. Trong khi sự can thiệp quá nặng tay của chính phủ tạo ra sự trì trệ kinh tế. Cho nên ai cũng thấy sự cân bằng giữa sự vận hành của luật cung cầu và sự can thiệp của chính phủ là cần thiết.
Và đó là lý do tại sao tại Hoa Kỳ qua các cuộc bầu cử định kỳ đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa thay phiên nhau cầm quyền để sinh hoạt kinh tế (và qua đó sinh hoạt chính trị) được điều chỉnh vĩ mô qua thời gian, và tại sao nếu đảng này vào tòa Bạch cung thì đảng kia thường nắm Quốc hội để làm nhiệm vụ đối lập điều chỉnh vi mô các chính sách kinh tế làm cho sinh hoạt xã hội được hài hòa.
Trên thực tế, Lực lượng Tư bản và Sự Can thiệp của Chính phủ là hai điều đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Tuy nhiên mỗi lần do điều kiện kinh tế phải chuyển đổi “chính trị” từ phương thức này sang phương thức khác bởi quyết định của dân qua bầu cử thì phe mất quyền chính trị thường có khuynh hướng đối kháng để kềm hãm phe thắng thế không đi quá đà trong các chính sách mới, đồng thời chuẩn bị thế chính trị cho khuynh hướng của mình.
Và khi sự chuyển đổi chính trị là kết quả của một tình trạng khủng hoảng xã hội và kinh tế thì phản ứng đối kháng càng mạnh mẽ. Và điều này giải thích sự phản kháng đầy mầu sắc đảng phái của đảng Cộng Hòa đối với luật kích thích kinh tế 787 tỉ vừa được tổng thống Obama ký ban hành ngày 17/2/2009. Các lý lẽ phản kháng (như quá nhiều chương trình chi tiêu, quá nhiều chương trình trợ cấp, chương trình phi lý như giúp những người mất nhà do họ thiếu trách nhiệm khi vay tiền mua nhà biết rằng mình không có khả năng trả ...) đều hữu lý trên mặt lý thuyết nhưng không hữu lý trên mặt thực tế. Khi con bệnh đang hồi thập tử nhất sinh phương thuốc cần nặng về chữa trị biến chứng hơn là nặng về chữa trị nguyên nhân có tính dài hạn. Và đó là bản chất và nội dung của luật kích thích kinh tế 787 tỉ mỹ kim.
Trong 8 năm cầm quyền tổng thống George W. Bush áp dụng đường lối kinh tế thuần tư bản đặt nặng trên hai nguyên tắc làm kim chỉ nam từ thời tổng thống Reagan là (1) giúp đỡ cho các đại công ty phát triển làm ăn, tin rằng người nghèo sẽ được hưởng phúc lợi theo (trickle –down economics) và (2) giảm thuế - nhất là giảm thuế cho những người giàu có, những tay tư bản – để các nhà tư bản có thêm tiền đầu tư làm cho nền kinh tế chuyển vận mang lại phúc lợi cho xã hội (supply-side economics).
Tuy nhiên chính phủ Cộng Hòa đã tạo ra một khung cảnh sinh hoạt kinh tế thiếu kiểm soát đưa đến quá đáng và lợi dụng. Giới tư bản (tượng trưng là Wall Street và Main Street – Thị trường Chứng khoán và Ngân hàng) được tự do do sự phá bỏ các khâu kiểm soát (regulations) trở nên làm ăn thiếu nguyên tắc. Ngân hàng Trung ương giảm lãi xuất quá thấp và quá lâu, các dân biểu kiếm phiếu bằng cách khuyến khích mọi người mua nhà dù không đủ điều kiện và làm ngơ trước mọi dấu hiệu bất ổn đã đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nỗ vào tháng 9/2008. Sau gần 6 tháng (9/2008 – 2/2009) các cơ sở tài chánh lớn và các ngân hàng kếch xù trụ cốt của kinh tế quốc gia hoàn toàn sụp đổ và mới nhất là sự lung lay của hai đại ngân hàng còn sống sót là Bank of America và City Bank. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1929.
Và đã có khủng hoảng kinh tế thì chính phủ phải can thiệp.
Đó là điều từng xảy ra như một nguyên tắc, mặc dù mỗi lần xẩy ra đều có cuộc tranh cãi giữa các chính trị gia và các nhà kinh tế về mức độ và sự hữu hiệu của phương pháp chữa trị.
Trong cuộc đại khủng hoảng năm 1929 tổng thống Franklin D. Roosevelt đã thành lập Tổng Cục Tìm Việc Làm (Work Projects Administration – WPA) tạo ra 8 triệu công ăn việc làm, thành lập chương trình An sinh Xã hội (Social Security) cho người nghỉ hưu và người già cũng như các cơ chế bảo vệ và kiểm soát như FDIC (Federal Deposit Insurance Commission) và SEC (Securities & Exchange Commisssion). Trong cuộc khủng hoảng tháng 9/2008 tổng thống Bush cũng đã khẩn cấp quốc hữu hóa hai đại công ty cho vay tiền (chính yếu để mua nhà) sạt nghiệp Fannie Mae và Fredie Mac và vội vàng thông qua luật cho phép Bộ Tài chánh tiêu 700 tỉ mỹ kim cứu nguy các cơ sở tài chánh nòng cốt của nền kinh tế quốc gia đang trên đà sụp đổ.
Và sau khi tổng thống Obama nhậm chức, công việc đầu tiên của ông là thúc đẩy quốc hội, và chưa đầy một tháng đã ký ban hành ngân sách kích thích kinh tế (stimulus package) 787 tỉ mỹ kim gồm gần 25% giảm thuế theo yêu sách của đảng Cộng Hòa, và còn lại cho các chương trình tạo công ăn việc làm ngay trước mắt và xây dựng căn bản hạ tầng cho sự phát triển bền vững như sửa chữa đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện toán đa dẫn (broadband), chương trình tự túc năng lượng ...
Các nhà kinh tế tư bản cũng như một số dân biểu nghị sĩ đảng Cộng Hòa cho rằng ngân sách 787 kích thích kinh tế của tổng thống Obama không giúp đặt căn bản cho sự phát triển dài lâu như sự giảm thuế cho giới tư bản và khuyến khích giúp đỡ các đại công ty. Họ quên rằng các chính sách trên đã được thi hành trong 8 năm của Bush và vì quá tin vào sự nhiệm mầu của thuyết supply-side và trickle-down quên cả nhiệm vụ kiểm soát đã đưa đến tình trạng nguy ngập hôm nay.
Người ta phê bình đảng Dân Chủ và ông Obama đang áp dụng nguyên tắc xã hội chủ nghĩa của Âu châu, hậu quả sẽ làm cho Hoa Kỳ trở nên nghèo khó thiếu thốn như tại Âu châu. Sự phê bình này có giá trị ở chỗ Hoa Kỳ là một nước tư bản và nền kinh tế tư bản cung cầu của nó đã giúp nước Mỹ thành cường quốc kinh tế thế giới. Nhưng sự phê bình không có giá trị ở chỗ là nếu không tạm thời Âu châu hóa nền kinh tế Hoa Kỳ thì trận bão táp kinh tế 2008 này có thể sẽ làm tê liệt quốc gia. Các nước Âu châu không phải bỗng nhiên có một chế độ kinh tế tư bản đậm mầu sắc xã hội như hiện nay, trong đó sự giúp đỡ người yếu kém trong xã hội cũng cần thiết như sự phát triển kinh tế.
Là một lục địa già và cũ (Old Europe - theo lời của cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld) Âu châu đã trải qua mọi thử thách, và có thể họ đang chọn cái giải pháp mà họ cho là tối hảo.
Chương trình kích thích kinh tế tổng thống Obama vừa ký ban hành sẽ làm chậm lại đà suy thoái kinh tế hiện nay, đó là điều không cần bàn cãi. Điều cần bàn cãi là nó có giúp cho nền kinh tế phục hồi hoàn toàn hay không, và một câu hỏi then chốt khác là hệ lụy thâm thủng ngân sách (để có tiền kích thích kinh tế) là một gánh nặng con cháu chúng ta có kham nổi hay không.
Vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới sau cuộc khủng hoảng này hoàn toàn lệ thuộc vào đáp số của hai câu hỏi trên.
Nhìn rộng ra, hình như chính trị và kinh tế thế giới biến chuyển qua lại giữa hai quan niệm phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Khi tình trạng phát triển kinh tế gặp trở ngại như suy thoái kinh tế đe dọa an sinh xã hội thì các biện pháp mang lại an sinh xã hội trở thành ưu tiên. Khi các biện pháp quá chú trọng về an sinh xã hội làm cho kinh tế bị ngưng trệ thì đó là lúc giảm sự can thiệp của chính phủ đề nền kinh tế được tự do.
Khi những người lập quốc Hoa Kỳ hình thành trên căn bản một chế độ lưỡng đảng, một bên Cộng Hòa chủ trương phát triển là chính (dân sinh sẽ được phục vụ do thành quả của kết quả kinh tế), một bên Dân Chủ chú trọng đến dân sinh (phát triển là một quan tâm nhưng ưu tiên sau dân sinh) bảo đảm bởi một Hiến pháp đa đảng họ đã thấy sự vận hành này của xã hội mà mọi chế độ chính trị đều phải tuân theo như một quy luật. Cho nên sự tranh cãi giữa Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ không là một vấn đề.
Đó là một sinh hoạt dân chủ để làm cho Hoa Kỳ luôn là một quốc gia hùng mạnh trong khi nhân dân được bảo đảm một đời sống tự do, phóng khoáng và đầy đủ.
Thuyết Mác xít do Karl Marx và Angel chủ trương trên bản chất là một nỗ lực giải quyết bất công xã hội do cuộc cách mạng kỹ nghệ tại Anh quốc (cuối thế kỷ 18 kéo dài sang đầu thế kỷ 19) mang lại như môi trường bị hủy hoại, đời sống kinh tế chênh lệch, thành phần thợ thuyền bị bóc lột... Nhưng lý thuyết cải tạo xã hội của Marx chủ trương tiêu diệt tư hữu và thị trường đã đi quá đà, chệch hướng, và đã cung cấp một căn bản lý thuyết cho những tay đầu cơ chính trị thiết lập những chế độ độc tài.
Chế độ độc tài Mác xít tại Liên bang Xô viết (trong đó chính phủ nắm toàn bộ sinh hoạt kinh tế) đã tàn tạ cùng với các nước Đông Âu, và các chế độ cộng sản tại Trung quốc, và Việt Nam cũng trên con đường tàn tạ nhường chỗ cho kinh tế thị trường.
Tại Việt Nam chính quyền cộng sản từ năm 1986 đã tạm từ bỏ chế độ kinh tế tập trung trả quyền quyết định kinh tế cho nông dân và các thương gia nhưng vẫn kéo dài cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” trong một nền kinh tế mệnh danh là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Lý thuyết “định hướng” này không có gì sai trái nếu nó được dùng như một phương thức để tránh những thái quá của kinh tế thị trường như sự phân nhiệm “Cộng Hòa, Dân Chủ” tại Hoa Kỳ . Rất tiếc tại Việt Nam nó là một công thức để bảo vệ đảng cầm quyền. Đảng nắm các sinh hoạt quốc doanh nói là để bảo vệ xã hội nhưng thực chất là để bảo vệ quyền lợi của đảng.
Tại Trung quốc có một biến chuyển đáng quan tâm do ông Cheng Li nêu ra trong bài viết nhan đề “China’s Team of Rivals” đăng trong tạp chí Foreign Policy số Tháng Ba/Tháng Tư 2009. Theo ông Cheng Li, Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc đã có một quyết định độc đáo trong Đại hội đảng thứ 17 (10/2007) là cất nhắc hai Ủy viên Trung ương đảng trẻ tuổi vào Ủy ban Thường trực của Bộ chính trị là hai ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) và Lý Khắc Cường (Li Keqiang) để chuẩn bị cho một trong hai trở thành Tổng bí thư đảng vào đại hội đảng thứ 18 năm 2012.
Hai nhân vật này có khuynh hướng và đường lối chính trị khác nhau. Ông Tập Cẩm Bình thuộc nhóm có khuynh hướng cởi mở chủ trương kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế tư nhân (gọi là nhóm Con Dòng – Elitism) (1) trong khi ông Lý Khắc Cường thuộc nhóm có khuynh hướng chăm lo các vấn đề xã hội và sự ổn định của đời sống nông thôn là chính (gọi là nhóm Dân Túy – Populist).
Hình như ông Hồ Cẩm Đào có ý chuẩn bị hai khuynh hướng đối chọi nhau trong đảng như một cơ chế điều chỉnh những thái quá của sự nhắm mắt phát triển bất chấp hậu quả hay sự can thiệp quá sâu đậm của nền kinh tế xã hội tàn dư của nền kinh tế Mác Xít. Có thể đảng Cộng sản Trung quốc đã cảm nhận được rằng đảng không thể giữ tính chính thống và tồn tại nếu tiếp tục đường lối kinh tế dựa vào xuất cảng là chính như hiện nay và đàn áp mọi tiếng nói đối lập của nhân dân. Với công thức mới đảng Cộng sản Trung quốc chuẩn bị cho đối lập lên tiếng qua khuynh hướng Lý Khắc Cường (hoặc ngược lại qua khuynh hướng Tập Cẩm Bình nếu khuynh hướng Lý Khắc Cường cầm quyền). Mèo trắng mèo đen đều có ích nếu duy trì được sự chính thống của đảng. Và vào đại hội thứ 18 tùy theo đảng Cộng sản Trung quốc chọn đường lối ưu tiên phát triển hay ưu tiên chăm lo dân sinh ổn định xã hội mà ông Tập Cẩm Bình hay Lý Khắc Cường sẽ được bầu vào chức vụ Tổng bí thư.
Nếu quả thật đây là thâm ý chính trị của đảng Cộng sản Trung quốc thì chuyển biến này sẽ tạo ra tại Trung quốc một khung cảnh chính trị không khác gì Cộng Hòa và Dân Chủ tại Hoa Kỳ.
Âu, Á, Tư Bản chủ nghĩa và Xã Hội chủ nghĩa gặp nhau ở đây. Và cuối cùng công thức xã hội Âu châu, một xã hội có tự do dân chủ, có một nền chính trị đa đảng và một chế độ xã hội trong đó người không may mắn và ít khả năng vẫn có thể sống chứ không bị chôn vùi dưới lớp gạch nặng nề của các đại ngân hàng và của các đại công ty sẽ là cái xã hội mà Hoa Kỳ và Trung quốc vốn khởi đầu từ những xuất phát hoàn toàn đối nghịch với nhau sẽ cùng đi đến.
Trần Bình Nam
Feb. 27, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
(1) Có nơi dịch là nhóm “bảo hoàng” hay nhóm “vương tử”
=
TRẦN THỊ HỒNG SƯƠNG * BÌNH LUẬN
(Thần Janus)
==
Tỉnh thức trên mặt trận tri thức
Trần Thị Hồng Sương
Gửi hoạ sĩ Brian Đoàn
Tri thức đa dạng như Vị thần Janus hai mặt là thần của tháng thứ nhất trong năm: Januar/January/Janvier (Tháng Giêng). Theo thần thoại với nhiều dị bản, thần Janus có hai khuôn mặt nhìn về hai hướng đối nghịch. Mặt nhìn lui về quá khứ, mặt nhìn tới về hiện tại và tương lai, hai mặt còn là tượng trưng sự khởi đầu và hồi kết thúc. Thần Janus gắn trên cửa mặt quay ra ngoài mặt hướng vào trong nên còn được xem là thần giữ cửa.
(Aron)
Cũng có người muốn ví thần Janus biểu tượng hai nhận thức khác nhau về cùng một hiện thực xã hội, như trường hợp Nguyễn Nễ theo Tây Sơn, Nguyễn Quýnh phò Lê chống Tây Sơn, dù là anh em một nhà. Cặp Descartes và Pascal là cặp đối lập của tình - lý, Corneille và Racine là cặp đối lập của hai quan niệm bi quan-lạc quan, như Tố Hữu và nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm...Có ba triết gia phương tây cùng có một dạo rất ngưỡng mộ chủ nghĩa cộng sản, đó là Bertrand Russell, Jean Paul Sartre và Aron. Chỉ có Aron được coi là người tỉnh thức trong mặt trận tri thức, Bertrand Russell chết sớm (1970) nên không thấy ngày tàn của chủ nghĩa Cộng Sản, còn Jean Paul Sartre thất vọng và nhận ra sự lầm lạc của mình! Nhiều người còn ngụy biện khi trích dẫn những tư tưởng lầm lạc của Bertrand Roussel mà không nói đến sự phản tỉnh của người bạn cùng chung tư tưởng với Bertrand Russell là Jean Paul Sartre.
Bertrand Russell (18 May 1872 – 2 February 1970) một thời được công nhận là một bậc trí thức với hai lần đoạt giải Nobel Bertrand Russell phản chiến nhất, thân Cộng nhất, đòi thiết lập một Toà Án Quốc Tế để xét xử Mỹ trong cuộc “chiến tranh nhơ bẩn” ở Việt Nam, kêu giải trừ vũ khí hạt nhân. Năm 1950, Bertrand Russel được tặng Giải Nobel Văn học, "tác phẩm ý nghĩa đề cao lòng nhân đạo và tự do tư tưởng". Nhưng Bertrand Russell không sống đủ lâu để có thể có mặt thứ hai nhìn về kết thúc của chủ nghĩa Cộng Sản mà ông ủng hộ để nếm trải sai lầm như Jean Paul Sartre.
Giải Nobel của ông cho vấn đề nhân đạo và tự do nhưng cá nhân ông rất sai lầm trong tinh thần chống Mỹ điên cuồng và thiên Cộng sản. Có gì rất giống như giải Nobel hoà bình vì hoàn tất Hiệp định Paris của con người không có đạo đức cá nhân bị dân VN căm giận nhất vì quá độc ác với cán bộ với dân và với cả người thân trong gia đình là ông Lê Đức Thọ!Jean-Paul Sartre (21 tháng 6 năm 1905 – 15 tháng 4 năm 1980) đã sống lâu hơn để thấy ra sai lầm của Cộng Sản. Ông là nhà văn, nhà triết học hiện sinh Pháp được trao giải Nobel Văn học năm 1964.. Jean-Paul Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Algérie, Trung Quốc, Cuba, cùng với Bertrand Russell thành lập Ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông được giải Nobel nhưng không nhận.
( Bertrand Roussell)
Raymond-Claude-Ferdinand Aron (14 March 1905 — 17 October 1983) là học giả đồng thời với Sartre. Sau chiến tranh ông chống lại Sartre và người khuynh tả. Do từng chứng kiến Phát xít đốt sách ở Berlin nên Aron kiên định chống chủ nghĩa độc tài toàn trị.Raymond Aron mất vào năm 1983, trở thành một biểu tượng duy nhất còn lại trong đời sống công cộng của Pháp.
(J.P.Sartre)
Hầu như ông được mọi người thán phục và kính trọng ý kiến được xem là khuôn thước bao hàm nhiều lãnh vực của công luận, hàn lâm và trí thức.Ông là người duy nhất kiên định chống lại mọi âm mưu toàn trị của thời đại từ Phát Xít đến Cộng Sản. Thế mà mãi tận 1968, Aron còn bị coi là hiện thân ma quỷ của giới trí giả quan cách đầy dẫy sai lầm của nước Pháp, nhưng từ 1983 những người đã vỡ mộng về những ảo tưởng Cộng Sản hay tả khuynh của chính họ thì tư duy của Aron là nền tảng cho việc phục hoạt tư tưởng dân chủ tự do.Sartre được Jacques Audiberti khen là “một người tỉnh thức trên mặt trận tri thức”vê các hoạt động sau 1945.
Ở miền Nam trước năm 1975, do tầm hiểu biết thấp khó thể có chọn lựa khó khăn mang tính độc lập, ngược lại phong trào khuynh tả của Pháp, nơi mà người VN chịu nhiều ảnh hưởng về văn hoá cho nên tư tưởng chống độc tài toàn trị của Cộng Sản của Aron còn xa lạ . Tác phẩm Thuốc phiện của người trí thức (L'Opium des intellectuals) mang tinh thần “chống cộng”. Giai đoạn 1954-1963 miền Nam chọn lựa tiếp nhận “chủ nghĩa nhân vị” làm hệ tư tưởng chính thống, lấy tư tưởng “nhân vị” của Mounier làm chủ thuyết “Cần Lao Nhân Vị” của Ngô Đình Nhu, truyền bá công khai để chống lại hệ tư tưởng Mác-xít. Sartre nói: “Dứt khoát từ đây tôi không còn tin tưởng là lịch sử tuân thủ những mệnh lệnh của lý trí và những khao khát của những người thiện chí nữa” (Chủ nghĩa hiện sinh).Trước đó Sartre từng xác định đồng hành với đảng CS Pháp và nói: “Quan điểm của tôi đã biến chuyển...
Tôi khẳng định người nào chống cộng là đồ chó má”Năm 1956, bản báo cáo mật của Khrouchtchev đọc trong Đại hội Đảng CS Liên Xô lần thứ XX lên án “tệ sùng bái cá nhân” cùng với những sai lầm nghiêm trọng của Stalin đã làm sững sờ những người “khuynh tả không cộng sản” còn mơ hồ về những thực tế ở bên kia “bức màn sắt” khiến Sartre bàng hoàng, nhưng Sartre đã làm chuyện sai lầm là muốn che giấu với ngụy biện là sợ những người liên quan chưa đủ tinh thần để tiếp nhận thất bại vỡ mộng đổi đời, trong khi Liên Xô đã công bố cho quốc dân tức là những người dân Liên Xô vốn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bất kỳ ai! Ông Sartre nói: “Phải biết điều gì người ta muốn đến chỗ nào người ta muốn đi, muốn thực hiện những cải cách, không nên công bố rộng, mà phải thực hiện một cách tuần tự”.Theo Sartre, Khrouchtchev đang làm việc sai lầm là phát hiện chân lý cho đám đông chưa sẵn sàng tiếp nhận.
Trình bày cặn kẽ tội ác của một nhân vật thần thánh đã là biểu tượng khá lâu cho chế độ là một điều điên rồ nếu một việc trung thực như vậy không được quần chúng tiếp nhận hiểu rõ. Theo Sartre sự việc đã làm rung động những người trí thức và công nhân cộng sản, thì người Hung chẳng hạn còn thiếu sửa soạn biết chừng nào để hiểu câu chuyện kinh khủng về những tội ác và sai lầm này.Từ quan điểm này Sartre bị chê trách là không công bố sai lầm kịp thời để ngăn cản thảm hoạ đổ lên đầu bao nhiêu người tại các trại tù cưỡng bách lao động Gulag của Liên Xô.Bertrand Russell chỉ kịp chứng kiến sai lầm của Cộng Sản là đánh Hungary. Aron, Bertrand Russell ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Liên Hiệp Quốc có những biện pháp bảo vệ đất nước dân tộc Hungary trước sự đàn áp tàn bạo và khủng bố của quân đội Liên Xô. Cuộc cách mạng Hungary 1956 và mở cửa biên giới với Áo năm 1989 là mở đường cho sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Sartre và bạn bè cũng ký một thỉnh nguyện thư khác “chống sự can thiệp của Liên Xô”, lên án “việc sử dụng đại bác và xe tăng để phá sự nổi dậy của dân tộc Hung và ý chí độc lập của họ”.Sartre chết năm 1980 và không chứng kiến Liên Xô tan rã ngày 25 tháng 12 năm 1991 để suy nghiệm thêm rằng tội ác sai lầm dù có giấu giếm bao lâu cũng không thể biến thành chân lý để tồn tại bền vững trong dòng chảy văn minh.. Một sai lầm tội ác cần mau chóng định hình để tránh gây tai hoạ càng sớm chừng nào tốt chừng nấy!Người CSVN và nhà văn phản kháng Dương Thu Hương cũng đang trong tầm suy nghĩ kiểu Sartre khi còn muốn giữ gìn thần tượng Nguyễn Tất Thành, cần phải suy nghiệm điều này.
Aron trái lại không ngạc nhiên về nội dung của báo cáo, ông chỉ nhận xét: “Chân lý thường không đạt đến đúng mức, còn những chuyện ghê gớm của những chế độ chuyên chính lại vô độ quá mức”.Từ sau thỉnh nguyện thư, Sartre công khai đoạn tuyệt với đảng cộng sản Pháp vì “mỗi lời nói, mỗi cử chỉ của những người lãnh đạo đảng vào lúc này là kết quả của ba mươi năm dối trá và khép kín” mặc dầu không lâu trước đó ông ca ngợi “sự thông minh khách quan ngoại hạng” của đảng CS Pháp cùng với kết luận là “hiếm khi nào đảng CS sai lầm”.
Từ biến cố lịch sử này, Sartre đi đến kết luận là “điều mà dân tộc Hung dạy cho chúng ta với xương máu của họ, chính là sự phá sản toàn bộ của chủ nghĩa xã hội như một món hàng nhập khẩu từ Liên Xô”.Hoạt động trong nửa sau thế kỷ cùng với những tác phẩm nổi tiếng của ông, khiến Jacques Audiberti cho ông là “ một người tỉnh thức trên mọi mặt trận của tri thức”.Những năm cuối đời vào 1979-1980 Sartre đã đứng về phía thuyền nhân (boat people). Thuyền nhân là chứng tích tương phản rõ nét với tuyên bố của CS là chiến đấu “vì mọi người” chống Mỹ để thống nhất đất nước, giải phóng miền Nam!Aron đáng khâm phục vì có nhận định đúng ngay từ đầu từ năm 1973 đến Hồi ký sau này ông đều nói là: “Vào năm 1965 hay 1968, hiện diện một chế độ Cộng hoà ở miền Nam Việt nam đối vói tôi vẫn đáng ưa hơn là chế độ chuyên chính ở miền Bắc”.
Ngày 20 tháng Sáu năm 1979, Sartre và Aron cùng hiện diện ở khách sạn Lutétia để kêu gọi ủng hộ sáng kiến cứu hộ “thuyền nhân” Việt Nam, tổ chức “con tàu cho Việt Nam” để tìm kiếm cứu vớt những người vượt biển tìm tự do đang lênh đênh đối mặt với sống chết trên biển Đông. Hai kẻ đối đầu tri thức suốt ba mươi năm đã hoà giải trước một sự thật cả hai đều phải công nhận và cùng nhau tranh đấu cho quyền của con người. Chừng nào trí thức trong và ngoài đảng CSVN mới có cuộc hội ngộ tư tưởng đẹp như biểu tượng thời đại giữa Aron và Jean Paul Sartre?Một điều sai lầm của tất cả triết gia Pháp nữa là tất cả đều thống nhất mục tiêu chung cùng de Gaule bảo vệ chủ nghĩa đô hộ và chống Mỹ một cách cao ngạo đến kỳ quặc, như cho rằng tiếng Mỹ là tiếng Pháp đọc sai! Họ tưởng là vì Pháp lâu đời tất có văn hoá cao có tính dân tộc cao thật ra là vì chủ nghĩa thực dân đô hộ mà Mỹ chống lại.
Nước Pháp có lịch sử lâu đời hơn Mỹ nhưng óc cao ngạo khiến sai lầm hơn nước Mỹ rất nhiều. Chiến tranh và lầm lạc chánh trị khiến Pháp thành nước Châu Âu nghèo và lạc hậu kỷ thuật so với Anh nước Đức...Xin những ai hay trích dẫn Bertrand Russell (như ông Trần Chung Ngọc chẳng hạn) hãy hiểu cho đúng lầm lạc của trí thức tả phái nước Pháp và phương tây một thời. Xin đừng tự nguyện làm trạng sư cho phía sai của lịch sử!
Trần Thị Hồng Sương(12.2.2009)
=
NGUYỄN XUÂN VINH * TRẢI HƯƠNG THEO GIO
Nguyễn Xuân Vinh:
TRẢI HƯƠNG THEO GIO
Vào khoảng cuối năm 1988, tôi được đọc một bài viết của bác sỉ Trần Quang Đệ, giáo sư thạc sĩ y khoa và là cựu viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn. Cụ viết mấy lời nhắn nhủ các y sĩ gốc Việt trong một bài đăng trên đặc san của Hiệp Hội Y Sĩ Việt Nam ở Canada. Bài viết bằng tiếng Pháp chứa đầy chân tình của một nhà trí thức nặng lòng với đất nước, trong những tháng năm cuối của cuộc đời, hằng mong sao thế hệ sau tiếp nối công cuộc xây dựng một chương trình bảo vệ sức khỏe tân tiến và hữu hiệu cho quê hương.
TRẢI HƯƠNG THEO GIO
Vào khoảng cuối năm 1988, tôi được đọc một bài viết của bác sỉ Trần Quang Đệ, giáo sư thạc sĩ y khoa và là cựu viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn. Cụ viết mấy lời nhắn nhủ các y sĩ gốc Việt trong một bài đăng trên đặc san của Hiệp Hội Y Sĩ Việt Nam ở Canada. Bài viết bằng tiếng Pháp chứa đầy chân tình của một nhà trí thức nặng lòng với đất nước, trong những tháng năm cuối của cuộc đời, hằng mong sao thế hệ sau tiếp nối công cuộc xây dựng một chương trình bảo vệ sức khỏe tân tiến và hữu hiệu cho quê hương.
Tôi đã dịch lại bài viết sang tiếng nước nhà, và vì tôi coi đó như là lời tâm tình bằng tiếng Việt của giáo sư Đệ với các môn sinh y khoa, tôi đã cố gắng để không làm sai trật những ý tưởng cao siêu của nguyên bản. Tôi đã gửi bản dịch cho một người bạn là cháu của cụ và sau này bản tiếng Việt đã được đăng trên báo Hồn Việt ở Cali để tớí một số độc giả rộng lớn hơn. Giáo sư Trần Quang Đệ đã mở đầu bài viết bằng câu:
‘‘ Trong buổi chiều tàn bóng xế của cuộc đời, không còn điều kiện để dậy học, cũng không còn hành nghề, tôi thường hay tự hỏi: mình còn làm được điều gì lợi ích?’’
Tôi nghĩ rằng giáo sư Đệ lúc đó đã ngoài tám mươi tuổi, đã là một giáo sư thạc sĩ đi tiền phong giảng dậy nhiều thế hệ bác sĩ y khoa ở Pháp và nhất là đã hy sinh mười lăm năm lợi tức dư giả ở nước người để về nước chấn chỉnh nền đại học quốc gia, nay cụ có thể tự mãn để tìm thú tiêu dao thanh nhàn. Vậy mà theo lời giáo sư Đệ, cụ vẫn còn muốn có cơ hội để góp phần gánh vác nhỏ nhoi, tầm thường của mình cho tập đoàn y sĩ Việt Nam. Cụ viết tiếp theo :
‘‘ Trong buổi chiều tàn bóng xế của cuộc đời, không còn điều kiện để dậy học, cũng không còn hành nghề, tôi thường hay tự hỏi: mình còn làm được điều gì lợi ích?’’
Tôi nghĩ rằng giáo sư Đệ lúc đó đã ngoài tám mươi tuổi, đã là một giáo sư thạc sĩ đi tiền phong giảng dậy nhiều thế hệ bác sĩ y khoa ở Pháp và nhất là đã hy sinh mười lăm năm lợi tức dư giả ở nước người để về nước chấn chỉnh nền đại học quốc gia, nay cụ có thể tự mãn để tìm thú tiêu dao thanh nhàn. Vậy mà theo lời giáo sư Đệ, cụ vẫn còn muốn có cơ hội để góp phần gánh vác nhỏ nhoi, tầm thường của mình cho tập đoàn y sĩ Việt Nam. Cụ viết tiếp theo :
‘‘Tôi nói tầm thường nhỏ nhoi với hết chân thành vì tôi nghĩ rằng tôi chưa làm tròn bổn phận công dân. Mặt khác, tôi còn thắc mắc trong lòng vì quê hương và dân Việt chưa cằn cỗi và tiêu diệt mà còn phải mãi mãi tồn tại, tiến hoá không ngừng, còn tôi, tuy còn đó mà chẳng thể làm thêm được gì để phụng sự cho quê hương dân tô.c. Tôi hy vọng điều gì tôi để lại sau cuộc đời không làm tôi bị liệt vào những kẻ đã làm điều sái quấy đối với quốc gia và điều đó, cùng vơí tình yêu hiến dâng cho nghề nghiệp, làm cho đồng bào và tổ quốc tôi được tốt đẹp hơn. ’’
Từ ngày tôi được đọc những lời tâm sự chí tình đó bằng tiếng Pháp, và tự mình ngồi dịch sang tiếng Việt, tới nay cũng đả hơn một giáp, một khoảng thời gian cho một thế hệ trẻ lớn lên, trưởng thành trong nghề nghiê.p. Và cũng là một khoảng thời gian đưa cả một thế hệ tráng niên dần về bóng hoàng hôn của cuộc đời. Tuy không phải là một y sĩ nhưng tôi trân trọng lưu giữ bài của giáo sư Trần Quang Đệ vì tôi coi những lời nhắn nhủ của cụ như là những lời khuyên chung cho cả lớp hậu sinh và, từ nhiều năm nay, lúc nào tôi cũng cố gắng trong bổn phận của một ngươì dân gốc Việt đang sống lưu vong, xa quê nhà.
Ở Đại Học Michigan là nơi tôi đã giảng dậy trong ba mươi năm, tuy không có hạn tuổi về hưu cho những giáo sư chính ngạch, nhưng tôi cũng đã xin nghỉ vào đầu mùa xuân của năm 1999. Và cũng như vị thầy tiền bối đã làm cách đây nhiều năm, mới đây theo lời yêu cầu của một vị chủ nhiệm một tờ báo tranh đấu cho Nhân Quyền tôi đã viết một bài bằng tiếng Anh với đề là: ‘‘In The Twilight of My Career as an Educator’’. Qua bài viết, nói về cảm nghĩ cuả mình trong ánh hoàng hôn của cuộc đời một nhà giáo, tôi nhìn lại chặng đường đã qua, duyệt những thành quả của thế hệ trẻ Việt đang vươn lên ở hải ngoại, của những thanh thiếu niên, cả nam và nữ mà tôi đã được tiếp xúc và nói chuyện với họ, để rồi tự hỏi rằng: mình còn làm được điều gì lợi ích cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, và rồi đây cho quốc gia và dân tộc?
Theo đề nghị của ông Viện truởng Đại Học Michigan, trong buổỉ họp cuối năm 1998, Hôị Đồng Nhiếp Chính đã vinh tặng tôi chức vị Professor Emeritus of Aerospace Engineering, một chức vị hoàn toàn có tính cách hành chánh để tôi được tiếp tục hưởng những quyền lợi và xử dụng những phương tiện của đại học như những giáo sư tại chức. Điều này cũng tránh cho tôi phải dùng những danh từ như cựu giáo sư, cựu tư lệnh,. .., và một số những từ khác về những chức vụ đã khoác lên vai tôi dàn trải suốt một nửa thế kỷ kể từ khi bước chân vào đờì.
Nhưng điều làm cho tôi cảm kích hơn nữa là cùng một lúc tôi nhận được bản tuyên dương của hội đồng, lồng trong khung kính với triện đóng của đại học, và chữ ký của ông Viện trưởng Lee C. Bollinger, một luật gia lỗi lạc về hiến pháp Hoa Kỳ, và cũng là một trong những người đã được những Đại Học Harvard và Columbia chú ý đến và muốn mời vào chức vụ Viện trưởng. Đoạn cuối của bảng tuyên dương được viết như sau :
‘‘Besides his outstanding career as a researcher and educator, Professor Vinh is widely recognized for his leadership and mentor-ship to the Vietnamese community. A widely-read novelist and poet, he was awarded the prestigious Vietnam National Literature Prize in 1961. He has been much in demand as a speaker for Vietnamese organizations on such topics as education, culture, society, and the future of Vietnam and the Vietnamese people. He is widely recognized as a role model within the Vietnamese community in North America and elsewhere’’.
Theo đề nghị của ông Viện truởng Đại Học Michigan, trong buổỉ họp cuối năm 1998, Hôị Đồng Nhiếp Chính đã vinh tặng tôi chức vị Professor Emeritus of Aerospace Engineering, một chức vị hoàn toàn có tính cách hành chánh để tôi được tiếp tục hưởng những quyền lợi và xử dụng những phương tiện của đại học như những giáo sư tại chức. Điều này cũng tránh cho tôi phải dùng những danh từ như cựu giáo sư, cựu tư lệnh,. .., và một số những từ khác về những chức vụ đã khoác lên vai tôi dàn trải suốt một nửa thế kỷ kể từ khi bước chân vào đờì.
Nhưng điều làm cho tôi cảm kích hơn nữa là cùng một lúc tôi nhận được bản tuyên dương của hội đồng, lồng trong khung kính với triện đóng của đại học, và chữ ký của ông Viện trưởng Lee C. Bollinger, một luật gia lỗi lạc về hiến pháp Hoa Kỳ, và cũng là một trong những người đã được những Đại Học Harvard và Columbia chú ý đến và muốn mời vào chức vụ Viện trưởng. Đoạn cuối của bảng tuyên dương được viết như sau :
‘‘Besides his outstanding career as a researcher and educator, Professor Vinh is widely recognized for his leadership and mentor-ship to the Vietnamese community. A widely-read novelist and poet, he was awarded the prestigious Vietnam National Literature Prize in 1961. He has been much in demand as a speaker for Vietnamese organizations on such topics as education, culture, society, and the future of Vietnam and the Vietnamese people. He is widely recognized as a role model within the Vietnamese community in North America and elsewhere’’.
Nếu tôi là một giáo sư Việt Học thì chắc không ai thấy ngạc nhiên về câu tuyên dương ở trên. Nhưng vì tôi lại là một giáo sư chuyên giảng dậy và làm khảo cứu về toán học và khoa học không gian nên theo tôi nghĩ thì sự ghi nhận đó đã chứng tỏ rằng những bạn đồng nghiệp và giới chức đại học ở Michigan đã biết tôn trọng những cố gắng ngoại vi của tôi ngoài sự đóng góp chuyên môn vào sự phát triển nền khoa học không gian Hoa Kỳ cả trong hai phương diện huấn luyện và khảo cứu.
Suốt hai thập niên cuối của thế kỷ 20, vào những dịp đi dự những hôị nghị khoa học và thuyết trình theo lời mời của nhiều đại học từ Âu sang Á và Mỹ châu, kể cả hai miền Nam và Bắc và xuống cả Úc châu, tới những đô thị nào mà có đông người Việt cư ngụ tôi đều dành thì giờ để tiếp súc và nói chuyện với người đồng hương, đặc biệt là với giới trẻ, niềm hy vọng cho tương lai sáng lạn của chúng ta. Qua những chuyến đi, tôi đã quan sát và được biết những cố gắng, những đấu tranh và thành công của ngươì Việt ở khắp năm châu.
Vào năm 1992, ở một hội nghị để luận về sự thiếu hụt những chuyên gia ở Gia Nã Đại, ông William Winegard, lúc đó là Bộ Trưởng Khoa Học và Kỹ Thuật đã nói rằng: ‘‘Chúng ta không thể nào có một xã hội có sự ganh đua để tiến hóa, nếu không có nhân sự có khả năng để ganh đua’’. Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và sau hai mươi lăm năm kể từ ngày lớp người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân xuống Hoa Kỳ, hiện nay kể cả những con cháu đời thứ hai và đời thứ ba, dân tộc chúng ta đã có vào khoảng một triệu rưởi người sinh sống trên giải đất này, và như thế đã trở thành một nhân lượng đáng kể, còn lớn hơn dân số của nhiều tiểu bang trong Hợp Chủng Quốc. Vậy chúng ta thử đặt câu hỏi là chúng ta có phải là một sắc tộc đóng góp hữu hiệu vào sự ganh đua để tiến hóa của Hoa Kỳ hay không ?
Nếu ai nhìn vào bất kỳ một sự phát triển nào trên giải đất Hoa Kỳ cũng phải công nhận rằng có sự đóng góp của ngươì dân gốc Viê.t. Lấy một thí dụ là theo Bộ Thương Mại thì có hơn 300 người Mỹ gốc Việt đã có ít ra là 3 bằng sáng chế cho mỗi người. Riêng kỹ sư Đoàn Chính Trung, hiện nay là một trong những phó chủ tịch của Micron Corporation ở tỉnh Boise, tiểu bang Idaho, đã được cấp 132 bằng sáng chế. Người Việt Nam đặc biệt là xuất sắc trong những ngành kỹ thuật và khoa học bao gồm cả y, nha và dược ho.c. Trong số hàng trăm trường y khoa ở khắp mọi nơi, nếu chỉ kể những trường thật nổi tiếng như ở những đại học Harvard, Yale, Johns Hopkins ở miền Đông và Michigan, Chicago, Northwestern ở miền Trung Tây. . . cho tới những trường ở miền Tây như Stanford và những đại học của California ở San Francisco, Los Angeles. . . thì ở nơi nào người ta cũng thấy những sinh viên Việt Nam mặc áo trắng chuyên cần theo học những lớp ở giảng đường hay theo thầy tập sự ở các bệnh viện và nhiều người đã tốt nghiệp ở khoảng đầu lớp khi ra trường.
Theo một ước lượng thật dè dặt thì hiện nay ở Hoa Kỳ có vào khoảng 4200 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề và như thế thì cứ một ngàn người chúng ta lại có 4 bác sĩ. Nói chung cho toàn thể đất nước thì tỷ lệ này chỉ có được ở những vùng thật trù phú. Nhiều bác sĩ, ở lớp đàn em và con cháu sau này, cũng đã trở thành giáo sư y khoa ở những đại học danh tiếng như những vị thầy tiền bối khi xưa. Một trong những người nổi tiếng là bác sĩ Nghiêm Đạo Đại, giáo sư tại trường đại học y khoa ở Pittsburgh và là người đã đưa ra một phẫu thuật tân kỳ khi ghép tụy tạng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại I. Ông cũng đã đăng gần hai trăm bài khảo cứu trên những báo y khoa ở Bắc Mỹ.
Trên một tờ báo y học ở miền Hoa Thịnh Đốn, hàng năm có đăng một danh sách các bác sĩ ưu hạng do chính các bạn đồng nghiệp chọn lư.a. Đọc trên tập san ta có thể thấy trong bốn năm liền tên bác sĩ Trịnh Đức Phương trong bộ môn y khoa truyền nhiễm. Một người em trai của bác sĩ cũng là giáo sư y khoa ở đại học nổi tiếng Johns Hopkins. Ở thành phố Long Beach thuộc tiểu bang California, khi tới thăm bệnh viện và phòng khảo cứu về chứng bệnh Parkinson của hệ thần kinh của bác sĩ Trương Dũng chúng ta có thể gặp nhiều bệnh nhân đã vì nghe tiếng ông mà từ nước ngoài tới xin chữa cha.y.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi chúng ta còn sống êm đềm ở nước nhà thì ngoại trừ ở thành phố Sàigòn là một nơi đô thị rộn rịp, còn ở các tỉnh khác từ Nam chí Bắc thì chiếc xe đạp hai bánh là phương tiện di chuyển thông thường của mọi người. Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ Việt Nam khi gia nhập quân đội Hoa Kỳ đã không ngần ngại chấp nhận những thử thách tập luyện tân kỳ như lái những phi cơ phản lực siêu thanh. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quốc tế như là một tấm gương thành công đặc sắc của người Việt di cư là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ỏ Colorado Springs.
Sau này anh lại được học bổng Rhodes là một học bổng thật danh tiếng để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Bây giờ anh là một bác sĩ không quân chuyên về giải phẫu vi ti, phục vụ ở San Antonio, tiểu bang Texas cùng với ngươì vợ hiền cũng là một bác sĩ y khoa. Vào năm 1999, những ai coi tin tức truyền hình toàn quốc về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều được thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân đậu Á khoa ở một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan, cả nam lẫn nữ. Qua những buổi nói chuyện ở nhiều nơi, tôi đã gặp nhiều người gốc Việt là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là bác sĩ đại tá quân y chỉ huy một hệ thống bệnh viện ở cả một vùng rộng lớn. Thế hệ trẻ hơn có người đã lên tới cấp bậc trung tá và cũng đã có nhiều người từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh ở Trung Đông.
Một trong những sĩ quan trẻ tôi đã gặp và hỏi chuyện là thiếu tá không quân Phạm Hoàng Thư, một huấn luyện viên trên phản lực cơ siêu thanh F-16. Cũng như tôi đã từng đào tạo nhiều kỹ sư chế tạo phi cơ, anh đã là người huấn luyện những phi công xử dụng và như thế cả hai thế hệ chúng tôi đều đã đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển của đất nước tạm dung này.
Cộng đồng người Việt cũng đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia không gian. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên Mỹ là Egene H. Trinh, một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuôỉ năm mươi vào đầu thế kỷ mới, và là người đã được bay vào không gian bao la trên con thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ngoài ông ra cũng có hàng trăm kỹ sư và khoa học gia khác làm việc trong đủ mọi ngành chuyên môn về hàng không và không gian. Ở các hãng kỹ nghệ tư cũng có nhiều người đạt được những thành tích đặc sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp của tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh đã là kỹ sư trẻ nhất đạt tới điạ vị là Chief Division Technologist của Hugues Aircraft Company.
Người Á Đông vốn tôn trọng sự học nên một số những người thành đạt đã đi theo ngành giáo du.c. Ở hai bên bờ Đại Tây Dương, dưói trời Âu cũng như dưới trời Mỹ, ở những đại học nổi tiếng, dù cho là ở Sorbonne hay ở Harvard, hay ở một nơi nào mà sự giảng dậy có được một trình độ cao cấp là ta cũng thấy có những giáo sư người Việt ở đủ mọi ngành. Không phải là chỉ ở Âu châu hay Mỹ châu mà người mình mới đóng vai giảng dậy chữ nghiã, mà qua những lần thăm viếng phương xa, tôi đã được gặp và nói chuyện với những giáo sư gốc Việt ở Đông Kinh, đất nước Phù Tang, và ở Melbourne, hay là ở Brisbane, tận mãi Úc châu về Nam bán cầu.
Những thành công của người Việt không phải chỉ được biết đến trong giới hạn cộng đồng chúng ta mà thôi, mà nhiều lần đã được giới thiệu đến đại chúng Hoa Kỳ qua những cơ quan truyền thông quốc gia. Ở Đại Học California ở San Diego, một chiếc máy do giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là một nguồn khảo cứu quốc gia. Với sự tài trợ để duy trì và điều hành của NIH, chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học, phải ghi tên để đợi đến lượt được được xử dụng, goị là Xương Machine, đã giúp rất nhiều cho sự nghiên cứu các tế bào liên hệ đến ung thư. Ở Gia Nã Đại, bà Hoàng Thiếu Quân đã là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám Đốc Tài Chánh cho Thành Phố Montréal, với ngân sách hàng năm lên tới ba tỷ Gia kim.
Một tin tức nữa mà tôi đã được đọc trong một đặc san kỷ niệm lễ về hưu trí của giáo sư Lê Thành Trai của Đại Học Notre Dame ở South Bend, Indiana, là bà đã là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm là giáo sư thực thụ tại Trường Luật Khoa. Trong suốt hai mươi năm, cho tới ngày giáo sư Trai nghỉ hưu vào năm 1997, bà đã là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại, ngoài những phần chuyên môn khác, và như vậy tất cả các sinh viên luật tốt nghiệp trong khoảng thời gian đó đều đã thụ huấn bà.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi chúng ta còn sống êm đềm ở nước nhà thì ngoại trừ ở thành phố Sàigòn là một nơi đô thị rộn rịp, còn ở các tỉnh khác từ Nam chí Bắc thì chiếc xe đạp hai bánh là phương tiện di chuyển thông thường của mọi người. Vậy mà giờ đây, thế hệ trẻ Việt Nam khi gia nhập quân đội Hoa Kỳ đã không ngần ngại chấp nhận những thử thách tập luyện tân kỳ như lái những phi cơ phản lực siêu thanh. Một bạn trẻ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ W. J. Clinton nhắc đến trong một bài diễn văn quốc tế như là một tấm gương thành công đặc sắc của người Việt di cư là anh Trần Như Hoàng, người đã tốt nghiệp thủ khoa từ Trường Sĩ Quan Không Quân Hoa Kỳ ỏ Colorado Springs.
Sau này anh lại được học bổng Rhodes là một học bổng thật danh tiếng để đi tu nghiệp ở Anh Quốc trước khi trở về theo học và tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại đại học Harvard. Bây giờ anh là một bác sĩ không quân chuyên về giải phẫu vi ti, phục vụ ở San Antonio, tiểu bang Texas cùng với ngươì vợ hiền cũng là một bác sĩ y khoa. Vào năm 1999, những ai coi tin tức truyền hình toàn quốc về lễ mãn khóa tại Trường Sĩ Quan Hải Quân Hoa Kỳ ở Annapolis đều được thấy một thiếu nữ Việt Nam là cô Nguyễn Thị Cẩm Vân đậu Á khoa ở một lớp có tới 737 sinh viên sĩ quan, cả nam lẫn nữ. Qua những buổi nói chuyện ở nhiều nơi, tôi đã gặp nhiều người gốc Việt là những sĩ quan cao cấp trong quân đội, có người là bác sĩ đại tá quân y chỉ huy một hệ thống bệnh viện ở cả một vùng rộng lớn. Thế hệ trẻ hơn có người đã lên tới cấp bậc trung tá và cũng đã có nhiều người từng tham dự chiến cuộc Vùng Vịnh ở Trung Đông.
Một trong những sĩ quan trẻ tôi đã gặp và hỏi chuyện là thiếu tá không quân Phạm Hoàng Thư, một huấn luyện viên trên phản lực cơ siêu thanh F-16. Cũng như tôi đã từng đào tạo nhiều kỹ sư chế tạo phi cơ, anh đã là người huấn luyện những phi công xử dụng và như thế cả hai thế hệ chúng tôi đều đã đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển của đất nước tạm dung này.
Cộng đồng người Việt cũng đã có người đại diện trong hàng ngũ những phi hành gia không gian. Đó là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu, tên Mỹ là Egene H. Trinh, một nhà vật lý học lỗi lạc ở tuôỉ năm mươi vào đầu thế kỷ mới, và là người đã được bay vào không gian bao la trên con thuyền con thoi vào đầu tháng bẩy năm 1995. Ngoài ông ra cũng có hàng trăm kỹ sư và khoa học gia khác làm việc trong đủ mọi ngành chuyên môn về hàng không và không gian. Ở các hãng kỹ nghệ tư cũng có nhiều người đạt được những thành tích đặc sắc. Chúng ta có thể kể trường hợp của tiến sĩ Cai Văn Khiêm. Với nhiều bằng phát minh thực dụng, anh đã là kỹ sư trẻ nhất đạt tới điạ vị là Chief Division Technologist của Hugues Aircraft Company.
Người Á Đông vốn tôn trọng sự học nên một số những người thành đạt đã đi theo ngành giáo du.c. Ở hai bên bờ Đại Tây Dương, dưói trời Âu cũng như dưới trời Mỹ, ở những đại học nổi tiếng, dù cho là ở Sorbonne hay ở Harvard, hay ở một nơi nào mà sự giảng dậy có được một trình độ cao cấp là ta cũng thấy có những giáo sư người Việt ở đủ mọi ngành. Không phải là chỉ ở Âu châu hay Mỹ châu mà người mình mới đóng vai giảng dậy chữ nghiã, mà qua những lần thăm viếng phương xa, tôi đã được gặp và nói chuyện với những giáo sư gốc Việt ở Đông Kinh, đất nước Phù Tang, và ở Melbourne, hay là ở Brisbane, tận mãi Úc châu về Nam bán cầu.
Những thành công của người Việt không phải chỉ được biết đến trong giới hạn cộng đồng chúng ta mà thôi, mà nhiều lần đã được giới thiệu đến đại chúng Hoa Kỳ qua những cơ quan truyền thông quốc gia. Ở Đại Học California ở San Diego, một chiếc máy do giáo sư Nguyễn Hữu Xương chế tạo đã được National Institutes of Health (NIH) công nhận là một nguồn khảo cứu quốc gia. Với sự tài trợ để duy trì và điều hành của NIH, chiếc máy mà các nhà khảo cứu sinh hóa học, phải ghi tên để đợi đến lượt được được xử dụng, goị là Xương Machine, đã giúp rất nhiều cho sự nghiên cứu các tế bào liên hệ đến ung thư. Ở Gia Nã Đại, bà Hoàng Thiếu Quân đã là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám Đốc Tài Chánh cho Thành Phố Montréal, với ngân sách hàng năm lên tới ba tỷ Gia kim.
Một tin tức nữa mà tôi đã được đọc trong một đặc san kỷ niệm lễ về hưu trí của giáo sư Lê Thành Trai của Đại Học Notre Dame ở South Bend, Indiana, là bà đã là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm là giáo sư thực thụ tại Trường Luật Khoa. Trong suốt hai mươi năm, cho tới ngày giáo sư Trai nghỉ hưu vào năm 1997, bà đã là người độc nhất phụ trách dậy môn Luật Thương Mại, ngoài những phần chuyên môn khác, và như vậy tất cả các sinh viên luật tốt nghiệp trong khoảng thời gian đó đều đã thụ huấn bà.
Những nhân vật nổi tiếng lẫy lừng như những người kể trên, thuộc thế hệ đầu tiên của người Việt di cư, phần lớn đều là những người đã có căn bản học lực theo chương trình Pháp, và không ít thì nhiều cũng đã có kinh nghiệm sống ở nước ngoài, nên đã dễ dàng hội nhập vào xã hội mới. Điều này cũng đúng cho những tài năng ở thế hệ thứ hai, những em đã lớn lên ở trên dải đất này. Nhiều bạn trẻ đã đạt được những thành tích thật đặc biê.t. Ở Massachusetts Institute of Technology, mà mọi người thường biết đến dưới tên đọc ngắn gọn là MIT, anh Nguyễn Tuệ đã đạt được một kỷ lục phi thường là đậu được năm bằng cử nhân kể từ Vật Lý và Toán học cho tới Kỹ Thuật Điện Tử để rồi sau cùng lấy thêm một bằng cao học và một bằng tiến sĩ về kỹ thuật nguyên tử lư.c.
Như thế là anh đã đoạt được bẩy văn bằng trong vòng bẩy năm tại đại học nổi tiếng MIT. Vào tháng Năm năm 1996, ở một buổi loan tin trong ngày cho toàn quốc, đài truyền hình ABC đã chọn một bạn trẻ Việt Nam là bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang là người được vinh danh trong tuần lễ (ABC Person’s of the Week). Khi còn là sinh viên, anh đã bị một tai nạn xe hơi làm hư hại nặng tới não bộ. Vậy mà sau này anh đã cố gắng luyện tập để học lại được tất cả những gì bị quên lãng để rồi tốt nghiệp bác sĩ với hạng danh dự ở Trường Y Khoa Baylor ở Texas. Những người Á Đông, và đặc biệt là những người Việt Nam, thì thường là hâm mộ thể thao, nhưng ít ai có đủ tầm vóc và sức khỏe để chơi môn bóng bầu du.c.
Nhưng nay chúng ta đã có anh Nguyễn Đạt, khi còn là sinh viên ở Texas A & M University đã chiếm được giải Lombardi vào năm 1998 là giải hàng năm dành cho người phòng vệ tiền đạo xuất sắc nhất trên toàn quốc. Sau đó anh còn được lựa chọn để làm cầu thủ nhà nghề cho Hội Bóng Dallas. Vào cuối thiên niên kỷ vừa qua, tất cả những người Việt Nam, dù ở trên đất nước hay đang sinh sống ở hải ngoại, ai cũng cảm thấy hãnh diện về sự thành công vẻ vang của nhà đạo diễn phim ảnh trẻ tuổi Tony Bùi, người đã đoạt ba giải thưởng quan trọng là Grand Jury Prize, Audience Award và Cinematography Award với cuốn phim Three Seasons.
Sau cùng, một chuyện cũng nên nhắc lại là vào ngày 21 tháng Bảy năm 1999, đài phát thanh National Public Radio, là một đài phát thanh toàn quốc với những lời phẩm bình văn chương và chính trị rất được lắng nghe, đã có một buổi phát thanh đặc biệt trong chương trình ‘‘Talk of the Nation’’ để kỷ niệm sinh nhật bách niên của ký gỉả và văn hào Ernest Hemingway, một trong những người đã mang giải Nobel về văn chương cho Hoa Kỳ.
Thường ngày là có hàng triệu người theo dõi chương trình này, nhưng ít ai có thể nghĩ rằng một học giả trẻ tuổi nguời Việt đã góp phần vào việc viết bài khảo luận và trong buổi phát thanh anh cũng đã giả giọng nói của Hemingway trong màn đối thoại giữa tác giả nổi tiếng này và một nữ văn sĩ người Pháp ở Paris vào những năm cuối hai mươi.
Ngoài những sự việc kể trên, còn nhiều tin tức thành công khác của giới trẻ Việt Nam, thường hay được loan tin sâu rộng trong cộng đồng chúng ta ở hải ngoại, nhưng lại ít khi đuợc chú ý và quảng bá tới quần chúng Mỹ. Tuy vậy có một số học giả mà tôi quen biết, là những người thực tâm ngưỡng mộ nền văn hoá Việt Nam và có những chương trình khảo cứu về sự hội nhập của người mình vào miền đất mới, đã viết một số bài trung thực, nêu lên những thành công đáng khen ngợi của giới trẻ. Trong nguyệt san Scientific American, số tháng Hai năm 1992, có một bài viết của các tiến sĩ Caplan, Choy và Whitmore thuộc đại học Michigan về sự thành công ở học đường của các học sinh đến từ Đông Dương.
Bài viết dựa trên những cuộc phỏng vấn và sưu tầm tài liệu, hầu hết là ở những cộng đồng lớn của người Việt ở Seattle, San Jose, Orange County và Houston và các tác giả đã quy định rằng sự học hành tấn tới của các em là nhờ ở sự liên hệ gia đình, phụ mẫu đã có nhiều hy sinh, đã khuyến khích con em và đã tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc dưới mái nhà, rất thuận lợi cho sự mở mang trí tuệ của con cái.
Gia đình chúng tôi cũng có kinh nghiệm về điều này. Để nuôi dưỡng bốn đứa con trở nên những người hữu dụng, chúng tôi cũng đã phải gánh chịu nhiều khó khăn, khổ sở, nhất là trong những năm đầu di cư, khi mà ở chung quanh không có ai là họ hàng thân thích, và thiếu bóng cả những người đồng hương. Chúng tôi tới Mỹ từ sớm vào năm 1962, nhờ ở một học bổng đặc biệt của Không Quân Hoa Kỳ (USAF). Thoạt mới nghe thì ai cũng nghĩ rằng sang trước được ít lâu cũng giúp thêm cho tôi được phần nào trong sự nghiê.p. Thật ra thì không hẳn như vâ.y.
Trong những năm đầu tiên bước chân vào ngành giáo dục và nghiên cứu khoa học, giữa những bạn đồng nghiệp, tôi thật cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Đi tới đâu tôi cũng trở thành giáo sư Việt Nam đầu tiên được tuyển lựa, và tự mình phải chứng tỏ khả năng của những người con Rồng cháu Tiên, lúc đó còn xa lạ đối với xứ này. Nhiều lúc tôi nghĩ đến câu ‘‘one is a lonely number’’, là tựa đề của một cuốn truyện và cũng là tên của một cuốn phim, với tôi lúc đó có nghiã là số một là một số cô đơn.
Tôi xin kể lại câu chuyện từ đầu. Vào trước năm tôi xin nghỉ hưu, tuần báo US News and World Report, trong số đặc biệt phát hành hàng năm để xếp hạng những trường đại học Hoa Kỳ, theo từng cỡ, lớn hay nhỏ, và từng ngành chuyên môn, thì Trường Kỹ Thuật (College of Engineering) ở Đại Học Michigan được xếp thứ ba, sau trường MIT và Đại Học Stanford ở California. Nếu kể theo chuyên khoa thì về môn Kỹ Thuật Hàng Không và Không Gian (Aerospace Engineering) , phân khoa này ở Michigan được xếp thứ tư, sau những trường MIT, California Institute of Technology, gọi tắt là Caltech, và Đại Học Stanford. Vì tôi đã dậy ở Michigan được ba mươi năm, và được bổ nhiệm làm giáo sư thực thụ từ năm 1972, nên tất nhiên là tôi đã có công lao đóng góp xứng đáng vào thành tích được xếp hạng cao của trường.
Ngoài những sự việc kể trên, còn nhiều tin tức thành công khác của giới trẻ Việt Nam, thường hay được loan tin sâu rộng trong cộng đồng chúng ta ở hải ngoại, nhưng lại ít khi đuợc chú ý và quảng bá tới quần chúng Mỹ. Tuy vậy có một số học giả mà tôi quen biết, là những người thực tâm ngưỡng mộ nền văn hoá Việt Nam và có những chương trình khảo cứu về sự hội nhập của người mình vào miền đất mới, đã viết một số bài trung thực, nêu lên những thành công đáng khen ngợi của giới trẻ. Trong nguyệt san Scientific American, số tháng Hai năm 1992, có một bài viết của các tiến sĩ Caplan, Choy và Whitmore thuộc đại học Michigan về sự thành công ở học đường của các học sinh đến từ Đông Dương.
Bài viết dựa trên những cuộc phỏng vấn và sưu tầm tài liệu, hầu hết là ở những cộng đồng lớn của người Việt ở Seattle, San Jose, Orange County và Houston và các tác giả đã quy định rằng sự học hành tấn tới của các em là nhờ ở sự liên hệ gia đình, phụ mẫu đã có nhiều hy sinh, đã khuyến khích con em và đã tạo nên một không khí đầm ấm, hạnh phúc dưới mái nhà, rất thuận lợi cho sự mở mang trí tuệ của con cái.
Gia đình chúng tôi cũng có kinh nghiệm về điều này. Để nuôi dưỡng bốn đứa con trở nên những người hữu dụng, chúng tôi cũng đã phải gánh chịu nhiều khó khăn, khổ sở, nhất là trong những năm đầu di cư, khi mà ở chung quanh không có ai là họ hàng thân thích, và thiếu bóng cả những người đồng hương. Chúng tôi tới Mỹ từ sớm vào năm 1962, nhờ ở một học bổng đặc biệt của Không Quân Hoa Kỳ (USAF). Thoạt mới nghe thì ai cũng nghĩ rằng sang trước được ít lâu cũng giúp thêm cho tôi được phần nào trong sự nghiê.p. Thật ra thì không hẳn như vâ.y.
Trong những năm đầu tiên bước chân vào ngành giáo dục và nghiên cứu khoa học, giữa những bạn đồng nghiệp, tôi thật cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Đi tới đâu tôi cũng trở thành giáo sư Việt Nam đầu tiên được tuyển lựa, và tự mình phải chứng tỏ khả năng của những người con Rồng cháu Tiên, lúc đó còn xa lạ đối với xứ này. Nhiều lúc tôi nghĩ đến câu ‘‘one is a lonely number’’, là tựa đề của một cuốn truyện và cũng là tên của một cuốn phim, với tôi lúc đó có nghiã là số một là một số cô đơn.
Tôi xin kể lại câu chuyện từ đầu. Vào trước năm tôi xin nghỉ hưu, tuần báo US News and World Report, trong số đặc biệt phát hành hàng năm để xếp hạng những trường đại học Hoa Kỳ, theo từng cỡ, lớn hay nhỏ, và từng ngành chuyên môn, thì Trường Kỹ Thuật (College of Engineering) ở Đại Học Michigan được xếp thứ ba, sau trường MIT và Đại Học Stanford ở California. Nếu kể theo chuyên khoa thì về môn Kỹ Thuật Hàng Không và Không Gian (Aerospace Engineering) , phân khoa này ở Michigan được xếp thứ tư, sau những trường MIT, California Institute of Technology, gọi tắt là Caltech, và Đại Học Stanford. Vì tôi đã dậy ở Michigan được ba mươi năm, và được bổ nhiệm làm giáo sư thực thụ từ năm 1972, nên tất nhiên là tôi đã có công lao đóng góp xứng đáng vào thành tích được xếp hạng cao của trường.
Chính ở Đại Học Michigan là nơi tôi được một lần tặng giải xuất sắc về giáo dục và hai lần được tặng giải xuất sắc về khảo cứu cũng đã phải công nhận là ở Phân Khoa Hàng Không và Không Gian tôi là người có kỷ lục đã đào tạo được nhiều tiến sĩ, cả nam lẫn nữ. Vào đầu năm 1962, khi tôi chuẩn bị giấy tờ để gửi xin nhập học vào các đại học Hoa Kỳ, tôi đã đề theo thứ tự ưu tiên là MIT rồi sau đến Đại Học Stanford. Trong trường hợp tôi phải theo học một trường đại học công lập, thì tôi đề ưu tiên là Đại Học California ở Berkeley, rồi sau đến Đại Học Michigan ỏ Ann Arbor. Đó là những trường đại học có uy tín ở Á châu là những trường đại học giỏi đã đào tạo được nhiều chuyên gia nổi tiếng, và trong ban giáo sư cùng giữa những cựu sinh viên có nhiều người được giải Nobel về khoa ho.c.
Nhưng tôi chưa kịp gửi đơn đi thì đã được tin từ cơ quan cấp phát học bổng ở Hoa Kỳ là họ đã chọn sẵn cho tôi để nhập học, hoặc là trường Đại Học Arizona ở Tucson, hay là trường Đại Học Colorado ở Boulder. Những trường này là những trường công lập vào hạng khá, nhưng không được xếp hạng vào 25 trường đứng đầu bảng. Vì tôi ưa thích miền núi non nên đã chọn Colorado để tới ho.c. Tuần lễ đầu tiên ở trường, khi được hướng dẫn đi ghi tên và chọn lớp thì tôi khám phá ra được rằng trường học này, và ngay cả toàn tiểu bang Colorado chăng nữa, thì chưa bao giờ đã cấp phát văn bằng tiến sĩ về môn Khoa Học Hàng Không và Không Gian, vì môn này lúc đó còn mới mẻ.
Tuy vậy tôi vẫn chuyên tâm vào học và vào ngày 14 tháng Chạp năm 1964, tức là sau hai năm và bốn tháng kể từ ngày tôi tới Colorado, tên tôi được ghi vào lịch sử của tiểu bang như là người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ về môn Hàng Không và Không Gian. Năm sau đó tôi cũng được mời làm giảng sư tại Đại Học California ở Berkeley, nhưng tôi từ chối để ở lại trong ban giảng huấn của Đại Học Colorado. Tuy vậy vào năm 1967 tôi cũng đã tới Berkeley làm giáo sư thỉnh giảng để dậy một khóa ho.c. Và đúng mười năm, sau khi tôi được nhắc khéo là vì tôi còn bỡ ngỡ với nền học vấn ở Hoa Kỳ nên nếu đến theo học ngay ở Michigan thì thật là một cao vọng, tôi được thăng chức giáo sư thực thụ ở trường này.
Nhưng tôi chưa kịp gửi đơn đi thì đã được tin từ cơ quan cấp phát học bổng ở Hoa Kỳ là họ đã chọn sẵn cho tôi để nhập học, hoặc là trường Đại Học Arizona ở Tucson, hay là trường Đại Học Colorado ở Boulder. Những trường này là những trường công lập vào hạng khá, nhưng không được xếp hạng vào 25 trường đứng đầu bảng. Vì tôi ưa thích miền núi non nên đã chọn Colorado để tới ho.c. Tuần lễ đầu tiên ở trường, khi được hướng dẫn đi ghi tên và chọn lớp thì tôi khám phá ra được rằng trường học này, và ngay cả toàn tiểu bang Colorado chăng nữa, thì chưa bao giờ đã cấp phát văn bằng tiến sĩ về môn Khoa Học Hàng Không và Không Gian, vì môn này lúc đó còn mới mẻ.
Tuy vậy tôi vẫn chuyên tâm vào học và vào ngày 14 tháng Chạp năm 1964, tức là sau hai năm và bốn tháng kể từ ngày tôi tới Colorado, tên tôi được ghi vào lịch sử của tiểu bang như là người đầu tiên được cấp văn bằng tiến sĩ về môn Hàng Không và Không Gian. Năm sau đó tôi cũng được mời làm giảng sư tại Đại Học California ở Berkeley, nhưng tôi từ chối để ở lại trong ban giảng huấn của Đại Học Colorado. Tuy vậy vào năm 1967 tôi cũng đã tới Berkeley làm giáo sư thỉnh giảng để dậy một khóa ho.c. Và đúng mười năm, sau khi tôi được nhắc khéo là vì tôi còn bỡ ngỡ với nền học vấn ở Hoa Kỳ nên nếu đến theo học ngay ở Michigan thì thật là một cao vọng, tôi được thăng chức giáo sư thực thụ ở trường này.
Trong những năm qua, khi tiếp xúc với giới trẻ ở khắp năm châu, tôi thường được hỏi là tôi đã cộng tác thế nào với Nha Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (National Aeronautics and Space Administration, gọi tắt là NASA ), và trong quãng đời làm công tác khoa học, sáng tác nào đã làm tôi thích thú nhất. Trong giòng họ tôi, nguyên quán ở Nam Định, có rất ít người ra làm quan dù rằng theo trong gia phả, trong các tổ tiên đã có những người đỗ đại khoa, nhưng có xuất chính rồi ít lâu sau cũng cáo quan về nhà dậy ho.c. Cũng vì vậy mà từ khi ra trường tôi đã đi theo những bước chân của các bậc tiền nhân mà chọn con đường giáo du.c. Trải hương thơm theo gió, tôi muốn hoàn trả lại bốn phương những gì tôi đã thu lượm được trong cuộc đời tầm học, và như thế dậy học và viết những tài liệu khảo cứu là con đường hữu hiệu nhất để thực hiện điều này. Nhưng thực sự ra, để trở thành giáo sư đại học ở đất nước này lại không phải dễ dàng như khi chúng ta còn ở trên quê hương mà theo thông lệ sự tuyển lựa chỉ căn cứ vào một văn bằng tiến sĩ là đủ. Từ nhiều năm nay, chúng tôi là những người trong ngành giáo dục ở đủ mọi bộ môn ở các đại học Bắc Mỹ đã lập ra một hội thân hữu gọi là Vietnamese North-American University Professors, viết tắt là VNAUP, để trao đổi tin tức qua máy điện tử và họp với nhau mỗi năm một lần, nhưng tựu trung chúng tôi tuy giầu thiện chí, nhưng thực lực vẫn còn nghèo nàn, thưa thớt.
Danh sách hội viên, nhất là những đồng nghiệp trẻ, vẫn chưa được dài như chúng tôi mong muốn. Được chọn làm giáo sư ở một trường đại học tại Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại, đặc biệt là ở những đại học có uy tín, trước hết phải qua một cuộc tuyển lựa rất gay go, khởi đầu với vào khoảng trên dưới một trăm ứng sinh, để rồi chọn ra một người, qua nhiều giai đoạn từ giới thiệu đến tham khảo, phỏng vấn, và khi được vào chung kết, trong một danh sách từ 3 đến 5 người, ứng viên phải đến làm một bài thuyết trình để toàn thể các giáo sư và sinh viên trong phân khoa có dịp được thẩm đi.nh.
Lúc được bổ nhiệm làm giảng sư, với những người mới ra trường, thì theo thông lệ chỉ có hạn kỳ là ba năm, rồi sau đó nếu công việc dậy học và khảo cứu được tiến triển điều hòa thì được triển hạn thêm ba năm nữa. Sau thời gian sáu năm thử thách ấy, những giáo sư thâm niên hơn mới họp bàn để duyệt xét thành tích của người bạn đồng nghiệp trước khi đề nghị lên hội đồng khoa xin lưu nhiệm vĩnh viễn.
Lúc được bổ nhiệm làm giảng sư, với những người mới ra trường, thì theo thông lệ chỉ có hạn kỳ là ba năm, rồi sau đó nếu công việc dậy học và khảo cứu được tiến triển điều hòa thì được triển hạn thêm ba năm nữa. Sau thời gian sáu năm thử thách ấy, những giáo sư thâm niên hơn mới họp bàn để duyệt xét thành tích của người bạn đồng nghiệp trước khi đề nghị lên hội đồng khoa xin lưu nhiệm vĩnh viễn.
Dù đã qua được sự gạn lọc này cũng không chắc chắn là được nhận ngay vào chính ngạch vì tôi đã nhìn thấy những trường hợp đề nghị này cho một vài giáo sư Hoa Kỳ được gửi đi nhưng không được hội đồng khoa chấp thuâ.n. Chính những trở ngại đó đã làm cho một số những tài năng trẻ Việt Nam chọn đi những ngành khác đỡ chông gai hơn. Trong trường hợp của tôi, một khi đã quyết tâm theo ngành giáo đục và khảo cứu, tôi cũng phải hành xử theo như các bạn đồng nghiệp khác để được ở cùng một bình diện với họ.
Ở các đại học có một thành ngữ mà ai cũng nhớ là ‘‘Publish or Perish’’ có nghiã là không công bố được trên sách báo chuyên môn những sáng tác hay những kết quả khảo cứu của mình thì sẽ bại liê.t. Tuy theo bề ngoài mà nói thì khi cứu xét sự lưu nhiệm các giáo sư chưa vào chính ngạch, ở đại học nào cũng công bố trên giấy tờ thứ tự ưu tiên là giảng huấn rồi mới đến khảo cứu, hay sáng tác cho những giáo sư theo khoa học nhân văn, và sau cùng sẽ đến sự phụ giúp công việc hành chánh trong đại học, như dự các buổi họp, lãnh những nhiệm vụ được giao phó hay tự tình nguyện, nhưng trên thực tế các giáo sư được đánh giá qua những kết quả khảo cứu, được thể hiện bằng những bài đăng trên những báo chuyên khoa, những cuốn sách đã xuất bản, và những lần được mời đi thuyết trình ở các đại học trong và ngoài nước hay ở những hội nghị tầm vóc quốc gia và quốc tế. Tất cả những điều này liên hệ với nhau.
Muốn làm khảo cứu, tìm ra những điều mới lạ, ở một thời đại văn minh tuyệt đỉnh, ai cũng cần có một ngân khoản, thường thì do một cơ quan quốc gia, hay một xí nghiệp đài thọ, và muốn xin được những tài trợ này giáo sư phải sẵn có một uy tín trong lãnh vực của mình, nghiã là đã phải có một số những bài khảo luận đăng trên sách báo, và muốn viết được những bài này lại cần phải có những phuơng tiện để làm khảo cứu nghiã là phải có ngân sách để quản lý. Trong cái vòng lẩn quẩn đó, nhiều người không tìm ra đầu mối bắt đầu từ đâu, và đã phải giải nghệ, nghiã là đi tìm cách tiến thân theo con đường khác.
Tôi cũng đã trải qua những năm thử thách đó trong xã hội rất mực cạnh tranh ở Hoa Kỳ, và trong phần vụ nghiên cứu cũng đã xin được những ngân khoản khảo cứu của các cơ quan chính phủ và kỹ nghệ tư. Vì tôi làm việc về lý thuyết nên đã dùng những nguồn tài trợ này làm học bổng cho những nghiên cứu sinh của tôi, giúp cho họ qua được khoa kỳ. Những kết quả khảo cứu, hoặc được đăng trên các nguyệt san khoa học và kỹ thuật như những bài khảo luận, hay dưới hình thức những bản báo cáo chuyên ngành, đều được phổ biến qua các thư viện chuyên môn trên toàn thế giới. Một số những báo cáo chuyên môn tôi viết ra, hoặc đứng tên một mình, hoặc làm chung với các bạn đồng nghiệp hay các môn sinh, đã được Không Quân Hoa Kỳ (USAF), hay NASA là những cơ quan đã trợ cấp ngân khoản, in ra như là nhũng tài liệu chuyên môn (technical report).
Những tài liệu này đều có thể tìm được ở các thư viện, hay gửi mua ở Clearinghouse for Federal Scientific and Technical Information địa chỉ gửi về là Springfield, Virginia 22151. Trong niên học 1974-1975 tôi được mời sang Pháp để làm khảo cứu ở Office National d’Etudes et de Recherches Aérospatiales gọi tắt là ONERA, ở Châtillon là vùng ngoại ô của Paris, và làm giáo sư thăm viếng ở Trường Quốc Gia Cao Đẳng Hàng Không và Không Gian Pháp, thường được các sinh viên các Truờng Lớn ở Pháp ưu ái gọi tắt là SupAéro.
Ở các đại học có một thành ngữ mà ai cũng nhớ là ‘‘Publish or Perish’’ có nghiã là không công bố được trên sách báo chuyên môn những sáng tác hay những kết quả khảo cứu của mình thì sẽ bại liê.t. Tuy theo bề ngoài mà nói thì khi cứu xét sự lưu nhiệm các giáo sư chưa vào chính ngạch, ở đại học nào cũng công bố trên giấy tờ thứ tự ưu tiên là giảng huấn rồi mới đến khảo cứu, hay sáng tác cho những giáo sư theo khoa học nhân văn, và sau cùng sẽ đến sự phụ giúp công việc hành chánh trong đại học, như dự các buổi họp, lãnh những nhiệm vụ được giao phó hay tự tình nguyện, nhưng trên thực tế các giáo sư được đánh giá qua những kết quả khảo cứu, được thể hiện bằng những bài đăng trên những báo chuyên khoa, những cuốn sách đã xuất bản, và những lần được mời đi thuyết trình ở các đại học trong và ngoài nước hay ở những hội nghị tầm vóc quốc gia và quốc tế. Tất cả những điều này liên hệ với nhau.
Muốn làm khảo cứu, tìm ra những điều mới lạ, ở một thời đại văn minh tuyệt đỉnh, ai cũng cần có một ngân khoản, thường thì do một cơ quan quốc gia, hay một xí nghiệp đài thọ, và muốn xin được những tài trợ này giáo sư phải sẵn có một uy tín trong lãnh vực của mình, nghiã là đã phải có một số những bài khảo luận đăng trên sách báo, và muốn viết được những bài này lại cần phải có những phuơng tiện để làm khảo cứu nghiã là phải có ngân sách để quản lý. Trong cái vòng lẩn quẩn đó, nhiều người không tìm ra đầu mối bắt đầu từ đâu, và đã phải giải nghệ, nghiã là đi tìm cách tiến thân theo con đường khác.
Tôi cũng đã trải qua những năm thử thách đó trong xã hội rất mực cạnh tranh ở Hoa Kỳ, và trong phần vụ nghiên cứu cũng đã xin được những ngân khoản khảo cứu của các cơ quan chính phủ và kỹ nghệ tư. Vì tôi làm việc về lý thuyết nên đã dùng những nguồn tài trợ này làm học bổng cho những nghiên cứu sinh của tôi, giúp cho họ qua được khoa kỳ. Những kết quả khảo cứu, hoặc được đăng trên các nguyệt san khoa học và kỹ thuật như những bài khảo luận, hay dưới hình thức những bản báo cáo chuyên ngành, đều được phổ biến qua các thư viện chuyên môn trên toàn thế giới. Một số những báo cáo chuyên môn tôi viết ra, hoặc đứng tên một mình, hoặc làm chung với các bạn đồng nghiệp hay các môn sinh, đã được Không Quân Hoa Kỳ (USAF), hay NASA là những cơ quan đã trợ cấp ngân khoản, in ra như là nhũng tài liệu chuyên môn (technical report).
Những tài liệu này đều có thể tìm được ở các thư viện, hay gửi mua ở Clearinghouse for Federal Scientific and Technical Information địa chỉ gửi về là Springfield, Virginia 22151. Trong niên học 1974-1975 tôi được mời sang Pháp để làm khảo cứu ở Office National d’Etudes et de Recherches Aérospatiales gọi tắt là ONERA, ở Châtillon là vùng ngoại ô của Paris, và làm giáo sư thăm viếng ở Trường Quốc Gia Cao Đẳng Hàng Không và Không Gian Pháp, thường được các sinh viên các Truờng Lớn ở Pháp ưu ái gọi tắt là SupAéro.
Trong thời gian này tôi cũng viết mấy bài về toán học và qũy đạo tối ưu để đăng trên nguyệt san khoa học La Recherche Aérospatiale của ONERA, và sau này có hai bài viết chung với những khoa học gia người Pháp lại được chuyển dịch sang Anh ngữ và đăng như là báo cáo kỹ thuật của Cơ Quan Không Gian Âu Châu (European Space Agency).
Một vài bài báo tôi viết với nghiên cứu sinh, đăng trên báo chuyên môn ở Hoa Kỳ cũng đã được dịch sang Nga ngữ và đăng lại ở Liên Sô. Sau này, khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, sự trao đổi văn hoá và khoa học được cởi mở, tôi cũng đã viết chung bài với một viện sĩ khoa học người Nga và bài nào cũng được in theo hai văn bản ở hai trời Âu và Mỹ. Nhờ những hoạt động như thế, cùng với ba cuốn sách giáo khoa tôi đã viết và được dùng ở các nơi trên thế giới, mà những đóng góp của tôi vào khoa học không gian được chú ý ở Âu châu. Một báo cáo kỹ thuật đặc biệt do tôi ký tên được ấn hành bởi North Atlantic Treaty Organization thường được biết đến như là Liên Minh NATO vào năm 1990.
Một vài bài báo tôi viết với nghiên cứu sinh, đăng trên báo chuyên môn ở Hoa Kỳ cũng đã được dịch sang Nga ngữ và đăng lại ở Liên Sô. Sau này, khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu, sự trao đổi văn hoá và khoa học được cởi mở, tôi cũng đã viết chung bài với một viện sĩ khoa học người Nga và bài nào cũng được in theo hai văn bản ở hai trời Âu và Mỹ. Nhờ những hoạt động như thế, cùng với ba cuốn sách giáo khoa tôi đã viết và được dùng ở các nơi trên thế giới, mà những đóng góp của tôi vào khoa học không gian được chú ý ở Âu châu. Một báo cáo kỹ thuật đặc biệt do tôi ký tên được ấn hành bởi North Atlantic Treaty Organization thường được biết đến như là Liên Minh NATO vào năm 1990.
Tổ chức này, tuy là liên minh chính trị và quân sự Bắc Đại Tây Dương, nhưng cũng có một ủy ban cố vấn kỹ thuật gọi là Advisory Group for Aeronautical Recherche and Development, viết tắt là AGARD, hàng năm vẫn tổ chức những khoá hội thảo. Tại một kỳ hội luận về Flight Mechanics of Space Flight, vào những ngày 13-16 tháng Một năm 1989 ở Luxembourg tại Âu châu, để những chuyên gia thuộc các nước trong liên minh trình bầy những dự án đóng góp của nước họ vào chương trình bay vào không gian, tôi được mời để làm tổng thư ký viết báo cáo kỹ thuật của buổi ho.p. Sự việc này cũng là một vinh dự đặc biệt cho tôi, vì giấy mời được sự hội ý và thoả thuận của hai vị đồng chủ tịch buổi hội luận, một vị người Pháp và một vị người Mỹ. Bản báo cáo của tôi, định phẩm hơn ba mươi bài thuyết trình kỹ thuật của mười bốn quốc gia trong ba ngày hội luận ở Luxembourg, được xếp loại chuyên môn theo thủ tục của AGARD như là một Technical Evaluation Report (TER), đã được ấn hành năm sau đó sau khi đã được hai vị đồng chủ tịch duyệt y. Tuy theo khế ước ký kết cho chuyến đi này tôi còn được ba tháng sau hội nghị để viết bài tổng kết nhưng theo lời yêu cầu của vị đồng chủ tịch người Pháp, ở buổi kết thúc tôi được mời trình bầy trong vòng nửa giờ những nhận xét cuả tôi về những cao điểm của cuộc hội luâ.n. Khi giới thiệu tôi ông chủ tịch hội nghị cũng dùng những lời lẽ thật trịnh tro.ng.
Ngoài những ngân khoản trợ cấp khảo cứu từ NASA, gửi thẳng đến đại học để nơi này thiết lập ngân sách cho tôi điều hành, có một lần trong một chương trình dành cho các giáo sư đại học vào mùa hè năm 1982 tôi làm việc trực tiếp trong ba tháng tại Jet Propulsion Laboratory, viết tắt là JPL, là một cơ sở quan trọng phụ trách những chương trình thám hiểm những hành tinh trong Thái Dương Hệ của Hoa Kỳ, nhưng lại trực thuộc Đại Học Caltech ở Pasadena. Ở nơi đây tôi cũng gặp lại một số cựu sinh viên và sau này cũng giới thiệu được một số sinh viên mới tốt nghiệp tới làm viê.c.
Một trong những sinh viên tôi đã đào tạo, hiện nay vẫn làm việc tại JPL, là tiến sĩ Jennie R. Johannessen, một nữ chuyên gia rất xuất sắc đã là người quản nhiệm nhóm tính qũy đạo cho vệ tinh nhân tạo Galileo bay lên thám hiểm Mộc Tinh. Trong số vào khoảng ba mươi tiến sĩ đã được tôi hướng dẫn tại Đại Học Colorado và Đại Học Michigan thì có chừng một phần ba là ở nước ngoài như Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Lục, Đài Loan, Ba Tây và Pháp, còn đều là ở Hoa Kỳ, và hầu hết đã đạt được những địa vị khả quan trong xã hô.i. Giữa các môn sinh, họ vẫn liên lạc với nhau chặt chẽ, coi người thầy cũ như là môt tụ điểm.
Trở lại câu hỏi là tôi thấy thích thú nhất về sáng tác nào thì thật khó trả lời vì trong khi làm về khoa học tôi để chen vào một chút văn nghệ tính, và giống như một họa sĩ vẽ tranh, tôi không hay sao lại một tác phẩm nào đã thực hiện trước đây. Vì vậy khi đọc lại bất kỳ bài viết nào đã đăng, mỗi bài có một vẻ đẹp khác nhau làm tôi vẫn thấy hào hứng như lần đầu tiên tìm ra được phương pháp giải bài toán này còn ở trong vòng bí hiểm.
Tháng Tám năm 1994, tại hội nghị thường niên về cơ học không gian của American Institute of Aeronautics and Astronautics họp ở Scottsdale, là một nơi nghỉ mát danh tiếng thuộc tiểu bang Arizona, ở bữa tiệc chính có vào khoảng một ngàn kỹ sư và khoa học gia danh tiếng tham dự, tôi được mời lĩnh giải Mechanics and Control of Flight Award cho năm ấy. Ngoài bằng tưởng lục và một nút tròn để đeo vào ve áo, tôi được ông Chủ Tịch đương nhiệm của Viện choàng vào cổ tấm huy chương vàng danh dự.
Ở một mặt tấm huy chương có khắc hình chiếc phi cơ cánh đôi của hai anh em Wilbur và Orville Wright chế tạo và vết chân đầu tiên của phi hành gia Neil Armstrong in trên mặt trăng, những hình vẽ biểu dương cho sự phát triển khoa học hàng không và không gian Hoa Kỳ trong thế kỷ XX. Ở mặt bên kia có khắc tên tôi và hàng chữ tưởng thưởng ‘‘For outstanding contributions to the mathematical theory of optimal control, applied to the flight mechanics of aerospace vehicles in the atmosphere and in space’’.
Được tặng giải này trước hết phải có những đồng nghiệp đề nghị, và sau đó được một uỷ ban chọn lựa và vì mỗi năm chỉ chọn một người nên cái hy vọng nhận được huy chương này thật không bao giờ đến vói ý tưởng tôi. Ở xã hội này, mỗi ai nhận được huy chương cao nhất ở một chuyên môn nào thì thường là được choàng vào cổ lần đầu tiên ở trên bục danh dự. Sau đó nếu bộ môn được nhiều người hâm mộ, như thường thấy ở các môn thể thao, thì lần thứ hai lực sĩ tự choàng huy chương vào cổ là để chụp tấm hình bán cho báo chí hay để in trên những hộp ngũ cốc ăn sáng. Danh dự nhận được, nay đem ra thương mại hoá.
Dĩ nhiên là tấm huy chương tôi nhận được không có giá trị thương mại, mà chỉ hoàn toàn về tinh thần. Nhưng tôi nghĩ sẽ có một ngày tôi choàng lại vào cổ để tới dự liên hoan với hàng trăm, hàng ngàn tuổi trẻ Việt ly hương khác, lúc đó cũng đạt được những thành tích hơn người ở mọi ngành và nhất là được quốc gia này công nhâ.n. Như ở trên tôi đã nêu lên nhiều gương sáng thành công của dân tộc chúng ta là những con Rồng cháu Tiên nhưng tôi vẫn còn thắc mắc trong lòng khi thấy cộng đồng người Việt trên đất này chưa có tiếng nói được lắng nghe trên bình diện quốc gia. Chỉ khi nào lời nói của cộng đồng người Việt được chính quyền chú ý, trong hàng ngũ lãnh đạo công và tư trên giải đất này có những khuôn mặt gốc Lạc Hồng quen thuộc, thì lúc đó mới là mốc thời gian để chúng ta tưng bừng mở hội liên hoan. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần đến sự cố gắng thêm nữa và sự tiếp tay của các bạn trẻ. Đó là những điều tôi thường nhắc nhở các bạn trong những lần đi nói chuyện và giờ đây tôi rất vui mừng thấy xuất hiện những khuôn mặt trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cộng đồng.
Tuy không dậy nhiều kỹ sư gốc Việt nhưng tôi đã gặp rất nhiều chuyên gia trẻ thuộc thế hệ thứ hai của chúng ta đang làm trong các cơ quan chính phủ liên bang và tiểu bang và ở mọi ngành kỹ nghệ ở các nơi và tôi đã thật vui mừng khi thấy các bạn còn lưu tâm tới cội nguồn. Do sự vận động của các kỹ sư người Việt tại Lyndon B. Johnson Space Center, viết tắt là JSC, tại Houston ở Texas, trong tuần lễ vinh danh sự đóng góp của những người Mỹ gốc Á châu, vào ngày 8 tháng Chín năm 1989, ba khoa học gia gốc Việt đã được ghi tên vào Bảng Danh Nhân Mỹ Gốc Á (Asian Pacific American Hall of Fame) ở Trung Tâm Không Gian này. Theo tin đưa ra từ ban giám đốc, hình ảnh và thành tích họat động của phi hành gia không gian tiến sĩ Eugene Trinh thuộc JPL, giáo sư Nguyễn Hữu Xương thuộc Đại Học California ở San Diego và giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thuộc Đại Học Michigan, đã được trình bầy tại Trung Tâm Khách Thăm Viếng trong một tuần lễ và sau đó những tấm bích chương đưọc tàng trữ làm tài liệu tại thư viện của JSC. Không cứ riêng với những người gốc Việt ở Hoa Kỳ, được coi như là sắc tộc mới thành lập thế hệ đầu tiên di cư, những người gốc Á châu khác như Hoa, Nhật, Ấn, Phi, vân vân. .. dù đã đến lập nghiệp ở xứ này từ lâu đời, họ cũng phải đợi đến cuối thế kỷ vừa qua mới vận động thành công để Quốc Hội Hoa Kỳ ra sắc luật dành tháng Năm của mỗi năm là tháng để vinh danh những người dân Mỹ gốc Á, cũng như tháng Hai đã được chính thức công nhận từ lâu để vinh danh những người da đen.
Tuy không dậy nhiều kỹ sư gốc Việt nhưng tôi đã gặp rất nhiều chuyên gia trẻ thuộc thế hệ thứ hai của chúng ta đang làm trong các cơ quan chính phủ liên bang và tiểu bang và ở mọi ngành kỹ nghệ ở các nơi và tôi đã thật vui mừng khi thấy các bạn còn lưu tâm tới cội nguồn. Do sự vận động của các kỹ sư người Việt tại Lyndon B. Johnson Space Center, viết tắt là JSC, tại Houston ở Texas, trong tuần lễ vinh danh sự đóng góp của những người Mỹ gốc Á châu, vào ngày 8 tháng Chín năm 1989, ba khoa học gia gốc Việt đã được ghi tên vào Bảng Danh Nhân Mỹ Gốc Á (Asian Pacific American Hall of Fame) ở Trung Tâm Không Gian này. Theo tin đưa ra từ ban giám đốc, hình ảnh và thành tích họat động của phi hành gia không gian tiến sĩ Eugene Trinh thuộc JPL, giáo sư Nguyễn Hữu Xương thuộc Đại Học California ở San Diego và giáo sư Nguyễn Xuân Vinh thuộc Đại Học Michigan, đã được trình bầy tại Trung Tâm Khách Thăm Viếng trong một tuần lễ và sau đó những tấm bích chương đưọc tàng trữ làm tài liệu tại thư viện của JSC. Không cứ riêng với những người gốc Việt ở Hoa Kỳ, được coi như là sắc tộc mới thành lập thế hệ đầu tiên di cư, những người gốc Á châu khác như Hoa, Nhật, Ấn, Phi, vân vân. .. dù đã đến lập nghiệp ở xứ này từ lâu đời, họ cũng phải đợi đến cuối thế kỷ vừa qua mới vận động thành công để Quốc Hội Hoa Kỳ ra sắc luật dành tháng Năm của mỗi năm là tháng để vinh danh những người dân Mỹ gốc Á, cũng như tháng Hai đã được chính thức công nhận từ lâu để vinh danh những người da đen.
Từ mấy năm nay, tuy ở các công sở liên bang hay tiểu bang, và ở một số hãng kỹ nghệ lớn vẫn có những ngày đặc biệt trong tháng Năm dành để vinh danh sự đóng góp của những người gốc Á châu nhưng sắc tộc Việt Nam vẫn chưa nổi bật lên vì nói chung địa vị trong xã hội của mình vẫn còn khiêm nhường. Ngày 7 tháng Năm năm 1990 là một ngày đáng ghi nhớ cho những người Mỹ gốc Á vì trong một buổi lễ làm ở Vườn Hồng ở toà Bạch Ốc, Tổng Thống George Bush đã ký quyết định từ nay tháng Năm được chính thức là ‘‘Asian Pacific American Heritage Month’’, nghĩa là tháng Truyền Thống của những người gốc Á châu và miền Thái Bình Dương. Cùng với nhà cách mạng và hoạt động chính trị là bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn tôi có may mắn được mời dự buổi lễ lịch sử này. Ngoài hai chúng tôi còn ba người đồng hương khác, tổng cộng là 5 người, so với tổng số khách gốc Á châu được mời dự lễ giới hạn là 200 người thì thật là ít ỏi. Tính theo sự kiểm tra dân số vào năm ấy, cộng đồng người Việt có ước lượng vào khoảng gần một triệu người thì chúng ta phải có chừng 20 người được mời dự buổi lễ mới phải.
Sau buổi lễ còn có phần thuyết trình của một vài nhân vật cao cấp trong chính phủ, và trong khi chờ đợi, tôi đã gặp và nói chuyện và cùng một lúc nhận ra được một số danh nhân Á châu hiện diê.n. Có những người như Trung Tướng William S Chen, Cục Trưởng Cục Quân Y Không Quân, Đô Đốc Ming E Chang, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, giáo sư Đại Học Chicago Subrahmanyan Chandrasekhar, khôi nguyên giải Nobel vật lý học mà tên tuổi đã được lưu vào hậu thế khi mới đây, kính viễn vọng thường trực trên không gian, sau khi phóng vào vũ trụ, đã được đặt tên là Chandra, có những người như nhạc sĩ đại hồ cầm Yo-Yo Ma, nữ minh tinh màn ảnh Nancy Kwan, dân biểu Norman Y Mineta, sau này thành bộ trưởng và tên ông được đặt cho phi trường quốc tế ở San Jose, bang California, và còn nhiều người khác tên tuổi và thành tích sáng chói, làm tôi thấy phải nhận rằng trong thành phần thiểu số người Mỹ gốc Á vào thời điểm ấy, tức là mới mười lăm năm sau ngày ly hương và di cư sang Hoa Kỳ, sự đóng góp của người mình vẫn chưa nổi bâ.t. Từ ngày đó, trong những dịp gặp gỡ và nói chuyện với học sinh, sinh viên và thanh niên Việt ở khắp mọi nơi tôi dã khuyến khích các bạn không nên tự mãn về thành tích đã đạt được của mình mà phải luôn luôn học hỏi, cố gắng không ngừng.
Các chuyên gia Việt ở mọi ngành, như cũng đã ý thức được sự hợp đoàn để có sự hiện diện đặc thù của con cháu Lạc Long trong liên minh Á châu, nên đã tranh đấu để dành chỗ cho người mình đến làm diễn giả ở những ngày lễ truyền thống hàng năm được tổ chức vào tháng Năm như đã được quy định bởi sự ký kết của Tổng Thống Hoa Kỳ. Riêng tôi đã được mời tới làm diễn giả danh dự ngày lễ năm 1994 tổ chức tại Ủy Ban Điều Hợp Nguyên Tử Lực Hoa Kỳ tại đại bản doanh ở Maryland và ngày lễ năm 2001 của Hãng DuPont tổ chức ở Đại Học Delaware. Những lần mời này đều do đề nghị của chuyên gia người Việt lên ban tổ chức vì thật ra công việc làm của tôi không liên hệ gì đến nguyên tử lực hay kỹ nghệ hoá chất để được giới lãnh đạo của các cơ quan nói trên biết tới. Trong những lần nói chuyện của tôi mà nếu phần lớn thính giả là người Hoa Kỳ thì tôi thường nhắc đến lời nói cuả mục sư tiến sĩ Martin Luther King Jr. rằng: ‘‘Everybody can be great because everybody can serve’’ để nhấn vào điểm là dù cho sự đóng góp cuả cộng đồng người Việt còn ít ỏi nhưng vì chúng ta có giầu thiện chí nên cũng có thể coi như là đáng kể.
Từ mấy năm nay tôi chỉ làm cố vấn về kỹ thuật cho mấy chương trình khảo cứu và nhận lời dậy những khoá học ngắn cho một vài cơ quan ở nước ngoài. Vì đã bớt được áp lực phải đăng bài khảo cứu, tôi có nhiều thì giờ hơn để giúp cho mấy Hội Khuyến Học ở một vài nơi mà tôi đã tham gia như là một cố vấn. Chúng ta đã sống ly hương được quá một phần tư thế kỷ, và thế hệ con cháu đời thứ hai, và tiếp nối đã bắt đầu nhập cuô.c.
Là những người đi tiên phong, cùng với nhiệm vụ mở đường, chúng ta cũng cần hướng dẫn cho thế hệ đi sau theo cho đúng hướng và không có gì quan trọng hơn là làm cho con cháu nhớ đến cội nguồn, giữ cho tiếng Việt được bảo tồn đời đời ở hải ngoa.i. Để đóng góp vào sáng tác văn học Việt ở một xứ văn minh nhất trên thế giới, và để cung cấp thêm tài liệu đọc tiếng nước nhà cho các bạn trẻ, tôi đã soạn xong một cuốn sách đề là ‘‘Vui Đời Toán Học’’, với mục đích quảng bá đến mọi người rằng toán học không phải là một môn học khô khan mà lại cần thiết cho đời sống của con người, và tôi đã tìm thấy nguồn vui trong môn học này trong một thời gian dài hơn một nửa thế kỷ.
Từ mấy năm nay tôi chỉ làm cố vấn về kỹ thuật cho mấy chương trình khảo cứu và nhận lời dậy những khoá học ngắn cho một vài cơ quan ở nước ngoài. Vì đã bớt được áp lực phải đăng bài khảo cứu, tôi có nhiều thì giờ hơn để giúp cho mấy Hội Khuyến Học ở một vài nơi mà tôi đã tham gia như là một cố vấn. Chúng ta đã sống ly hương được quá một phần tư thế kỷ, và thế hệ con cháu đời thứ hai, và tiếp nối đã bắt đầu nhập cuô.c.
Là những người đi tiên phong, cùng với nhiệm vụ mở đường, chúng ta cũng cần hướng dẫn cho thế hệ đi sau theo cho đúng hướng và không có gì quan trọng hơn là làm cho con cháu nhớ đến cội nguồn, giữ cho tiếng Việt được bảo tồn đời đời ở hải ngoa.i. Để đóng góp vào sáng tác văn học Việt ở một xứ văn minh nhất trên thế giới, và để cung cấp thêm tài liệu đọc tiếng nước nhà cho các bạn trẻ, tôi đã soạn xong một cuốn sách đề là ‘‘Vui Đời Toán Học’’, với mục đích quảng bá đến mọi người rằng toán học không phải là một môn học khô khan mà lại cần thiết cho đời sống của con người, và tôi đã tìm thấy nguồn vui trong môn học này trong một thời gian dài hơn một nửa thế kỷ.
Bài viết này là bài mở đầu cho cuốn sách. Cùng một lúc với mấy dòng chữ kể sơ qua cuộc đời tầm học của tôi, tôi đã nhắc tới những thành tích đóng góp vào sự mở mang phồn thịnh ở xứ này của những người đồng hương với nỗi vui mừng rằng cộng đồng Việt ở hải ngoại đang ở trên đà tiến triển mạnh mẽ.
Rồi đây, trải hương thơm theo gió, chúng ta sẽ đưa đến khắp nơi trên giải đất này những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của quê hương.
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh
Rồi đây, trải hương thơm theo gió, chúng ta sẽ đưa đến khắp nơi trên giải đất này những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của quê hương.
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh