Pages

Tuesday, March 17, 2009

NGUYỄN THIÊN THỤ * BÙI NGỌC TẤN



Bùi Ngọc Tấn



Ông sinh năm 1934 tại Câu Tử, Hợp Thành, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954, làm phóng viên báo Tiền Phong, Hà Nội, được nhiều giải thưởng trong khoảng 55-60. Ông thuộc lớp văn nghệ sĩ đồng thời với Lê Bầu, Lê Mạc Lân (là con Lê Văn Trương), Vũ Thư Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão. Sau Bùi Ngọc Tấnông về tỉnh nhà làm báo Hải Phòng Kiến Thiết. Sau bị mất tín nhiệm về việc mất lập trường, phải đi làm việc hành chánh cho công ty thủy sản Hải Phòng.


Năm 1968, ông bị bắt trong vụ án xét lại hiện đại, bị tù năm năm (1968-1973), và bị treo bút 20 năm. Ông đã trở lại văn đàn với bài Nguyên Hồng, Thời đã mất đăng trên tạp chí Cửa Biển tại Hải Phòng năm 1993 ( tài liệu khác ghi 1989). Khoảng tháng 4-2001, ông được giải nhân quyền Hellman-Hammett của HRW về tác phẩm Chuyện Kể Năm 2000. Ông bị cộng sản gây rắc rối nên chưa nhận được tiền thưởng.


Ông viết thư cho Hội NhàVăn về việc nhận giải thưởng này:Tôi được tặng giải là do tập tiểu thuyết Chuyện Kể Năm 2000 của tôi, trong đó tôi thuật lại trung thực cuộc đời tù tội oan ức của tôi với một thái độ chân thành và xây dựng[. .]. Nếu đó là quyển sách phản động, chắc chắn tôi không nhận giải. Ông hiện sống tại Việt Nam.



Tác phẨm
Đã xuẤt bẢn:
Một Thời Để Mất. Hồi ký. (NXB Hội Nhà Văn, 1995)
Những Người Rách Việc. Tập truyện ngắn: (NXB Hà Nội, 1996)
Một Ngày Dài Đẵng Đẵng. tập truyện ngắn.
Chuy?n K? N?m 2000. Thanh Niên, Hà Nội, 2000.
Rừng Xưa Xanh Lá. Hải Phòng, 2003.



A. Chuyện Kể Năm 2000
Sách xuất bản ngày 13-6 nhưng đến ngày16/3/2000, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã ra quyết định đình chỉ phát hành và thu hồi, tiêu hủy. Tác phẩm này được chuyển ra ngoại quốc, Thời Mới, ( Toronto , Canada) tái bản năm 2000. Sau Trăm Hoa, USA tái bản gồm hai tập, dày khoảng 600 trang. Bản này cũng được dịch ra Anh ngữ và các ngôn ngữ khác.


Nguyên bản thảo viết trên ngàn trang giấy pelure với chữ rất nhỏ, khởi thảo từ tháng 6/1990 đến 30/11/91, rồi được xem lại lần cuối vào tháng 8/98. Đây là công phu và tâm tư một đời tác giả, đã đi viết lại 9 lần trong tám năm. Nhân vật chính là Nguyễn Văn Tuấn, tù số CR880, và các tù nhân khác trong trại của ông là tiêu biểu, là tổng hợp của nhiều lớp tù nhân của chế độ cộng sản từ 1945 cho đến nay.


Cũng như các trại giam của cộng sản, được dán nhãn hiệu học tập cải tạo, trại của ''hắn'' có khoảng một ngàn tù nhân Qua Bùi Ngọc Tấn, chúng ta thấy trại gồm nhiều thành phần: Dân tộc thiểu số và Trung Quốc,quân đội miền Nam,Việt kiều, văn nghệ sĩ trong đó có tác giả. Vũ Lượng là một nghệ sĩ thổi kèn clarinette, bị bắt về tội ''chính trị''. Đa số bị tù vì "lập trường tư tưởng" và "thái độ chính tr?", "phản cách mạng, tuyên truyền chống chế độ" . Phần lớn là những bộ đội, đã tham gia chống Pháp, hân hoan trong ngày trở về Hà Nội, nhưng vì tính yêu thích tự do, độc lập, không nịnh hót cho nên bị cơ quan coi là những thành phần nguy hiểm, báo cáo công an, đem nhốt tù vô thời hạn.


Mọi thành phần ở chung một nhà giam, một xã hội xã hội chủ nghĩa. Có thể nói là rất đông dân chúng là tù nhân, hết lớp này đến lớp kia liên tiếp vào những trại tù khác nhau. Già Đô tiêu biểu cho những người Việt Nam yêu nước từ ngoại quốc trở về cứu nước. Già Đô cũng là một nhân vật đại diện cho nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam chóa mắt vì các danh từ độc lập, tự do, dân chủ của cộng sản. Già Đô yêu nước, bỏ nước Pháp, bỏ vợ con mà về giúp nước dù ông chỉ là một tên lính quèn!Rồi già biết quê nhà được độc lập. Niềm sung sướng lớn lao và nỗi nhớ quê hương, nỗi sầu biệt xứ bỗng cồn cào trong lòng không chịu nổi. Càng không chịu nổi khi biết tin hiệp nghị Genève đã ký kết. Mộtnửa đất nước được độc lập. Lại thêm thôi thúc vì chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo đất nước là người từng lâu năm ở Pháp, cũng từng là một mạch lô. Già về nước. . Đất nước đang cần những bàn tay như già. (33-34). ..



Già Đô đã tự hào về công lao của mình:Mấy năm sống gian khổ, nhưng già sung sướng vì đã toại nguyện. Già đã được làm việc cho Tổ quốc. (35)Và cũng như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, già Đô đã lên tiếng chỉ trích tên giam đốc tham nhũng. Ông quên rằng ông là cái gai của chế độ. Ông là lính của Pháp, ở Pháp về, ông có thể bị nghi là gián điệp. Ông ở Pháp về sau 1954, chưa hiểu cuộc sống ở Bắc Việt là một cuộc sống đầy dối trá, phải giấu nguồn gốc, thân phận có liên quan phong kiến, thực dân Pháp và tư sản. Thế mà trước mặt nhiều người, già Đô dám nói tiếng Tây, hát tiếng Tây! Ông bị sa thải và bị bắt giam vô thời hạn vì ông có rất nhiều tội, trong đó có tội dám phê bình lãnh đạo.


Bùi Ngọc Tấn cũng vậy. Sau này khi ra tù, tác giả khiếu nại và được biết lý do:Hắn chẳng thể nào khen được cách mạng văn hoá Trung Quốc. [. ]. Hắn mâu thuẫn với bí thư chi bộ. Hắn không muốn vào Đảng, hắn trọn đời là một nhân sĩ yêu nước và tiến bộ. Hắn không giống mọi người. Hắn lại còn nói sẽ bẻ bút không viết nữa. Bất mãn quá rồi còn gì.[ .]. Sau này hắn còn được biết ông bí thư thành ủy K rất ghét hắn. Vì ông nghe tin là hắn khinh ông, coi thường ông. (Không biết có kẻ nào đặt điều bảo rằng hắn nói ông K mồm thối. Điều ấy đến tai ông K. Thật là một sự bịa chuyện bẩn thỉu, giết người) (245).Theo tác giả, đa số tù nhân đều chung một tội ''Sự ngây thơ. Nhẹ dạ. Cả tin. Và đều phải trả giá ''(26).


Tuấn, nhân vật trong truyện là một nhà văn, là chân dung tác giả. Họ tra khảo Bình, bạn của Tuấn:Có chuyện gì mà anh và anh Tuấn không nói với nhau. Anh Tuấn viết truyện ấy là viết xỏ xiên. Những con gián chuyên sống trong bóng tối, béo nức hôi sì là ai. Anh đừng tưởng chúng tôi không biết đâu (106).Nghe tin Phương bị bắt, những người khác hoảng sợ vì ai cũng có thể bị bắt giam. Họ nhận thấy cái phi lý và dã man của cộng sản độc tài:'Tuyên truyền phản cách mạng" tội danh của Phương cũng là tội danh của hắn. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó ch? có thể là Phương đã nhìn thấy và báo động về những cái xấu xa đang mọc lên trên lưng chế độ như nạn móc ngoặc đang hình thành và bắt rễ trong các ngành mậu d?ch. Nạn cửa quyền trong các cơ quan tiếp xúc với dân.. [. . ]. Và như vậy là nhìn đời đen tối. Là bất mãn. Là chống đối. Là vào rừng ch? nhìn thấy cây mà không thấy rừng. [..].Chẳng lẽ mình không còn có quyền yêu nước. Chẳng lẽ lòng yêu nước cũng bị độc quyền ? (64).



Tác giả nói rất đúng. Cộng sản muốn giữ độc quyền tất. Vì muốn độc quyền yêu nước, độc quyền cai trị mà cộng sản tiêu diệt Quốc dân đảng, Đại Việt đảng, không cho ai phát biểu ý kiến mình.Vào truyện, tác giả cho biết thân phận người tù và thời gian ngồi tù:
Người một lệnh, người hai lệnh, người ba lệnh. Nhiều người tới sáu, bảy lệnh. Mỗi lệnh ba năm. [. . ] Nhưng chưa ai tù một lệnh (ba năm) mà được trở về. Chưa hết bọp này đã được dí thêm bọp khác. Cái án cao-su. Cái án tù mù. (2).



Số phận người tù không phải là do công an một mình quyết định, mà còn do đảng, và cơ quan văn hóa (161, 267). Hơn nữa là do thái độ của tội nhân, nếu than khóc, nhận tội có lẽ đuợc về sớm, còn không nhận tội, tỏ vẻ cứng đầu, thế là ngồi tù mãi. Họ đã gọi anh lên, trước mặt vợ anh, tên công an đã dò xét thái độ anh và anh đã trả lời họ:


Trước hết anh phải xác định được những sai lầm của mình. Phải nhận thức được thiếu sót của bản thân. Chúng tôi giam giữ anh không ngoài mục đích ấy Còn gì trắng trợn hơn. Gian dối hơn. Đạo đức giả hơn. Đểu hơn.
Hắn bình tỉnh :- Thưa ông. Cho đến giờ tôi chưa được biết tội của tôi. Chưa ai nói cho tôi biết tôi có tội gì.Ông Lan cười nhạt, quay về phía Ngọc và như thanh minh : "Đấy. Anh ấy cứ thế! " (98).
Ông cho biết bọn tù nhân ( cũng như bọn địa chủ) không được đảng cộng sản xem là con người. Họ là những nô lệ, những súc vật biết nói, phải xưng con với công an, quản giáo, phải gọi cả đứa trẻ con bằng ông, bằng bà mỗi khi gặp. Quân chủ và phát xít không đến nỗi tàn ác và khinh khi con người đến thế! Sự việc này gây ra những cảnh hài hước. Bà công an với con nhỏ hóa ra như vợ chồng:Gặp ai cũng phải gọi là ông, là bà. Gặp bà công an kế toán bế con trai lên bốn đi chơi, là phải kính cẩn:-Bà với ông đi chơi ạ!" (31)


Trong trại giam, nhất cử nhất động, tù nhân phải báo cáo với cán bộ, ngay cả việc tiểu, tiêu:
- Báo cáo ! Tôi, Nguyễn Văn Tuấn, số tù CR880. Dậy hút điếu thuốc. - Tôi, Nguyễn Văn Dự, số tù BM229, dậy bắt cái tóp của anh Tuấn.(33)-Báo cáo ông, tôi, Lê Bá Di, tù số 127 vào nhà mét đi đái (38).
Thứ hai, Cộng sản dùng cái đói để hành hạ bao gồm hành hạ tinh thần và thể xác để giết chết tù nhân, hoặc làm cho họ chết dần, chết mòn. Bên cạnh cái đói, cộng sản còn dùng lao động và khí hậu lạnh lẽo, thiếu quần áo, cùng sơn lam, chướng khí để giết tù nhân. Phần lớn truyện, tác giả đều nói việc này. Ngoài ra, nhà tù cộng sản tàn ác hơn nhà tù thực dân. Cộng sản đã nâng cấp dã man cho nhà tù của họ. Nhiều người đã phát biểu như vậy.- Ông cộng sản bị tù đày nhiều, ông ấy cải tiến nhà tù khiếp thật. Đúng là nhà tù của ta đã cải tiến rất nhiều. Những khe hở của nhà tù đế quốc đã bị bịt kín. Một cái bánh chưng gửi vào cũng được cắt ngang dọc, xem có tài liệu gì trong ruột bánh không.[. .] Trong tù rất thận trọng.[. .]. . tù chính trị ai cũng giữ mồm giữ miệng. Chỉ cởi mở với rất ít người đã qua thử thách (21).
Nhà tù là địa ngục mà xã hội chủ nghĩa cũng là một địa ngục, chỉ khác là một bên là địa ngục nội và một bên là địa ngục ngoại. Một to, một nhỏ khác nhau nhưng tất cả là địa ngục và con người là tù nhân, là súc vật. Một số ít tù nhân đã dùng nhiều phương thức để đối kháng. Một trong những phương thức được dùng là mộng mơ, là tin tưởng, là ý chí. Mộng mơ đã dẫn dắt con người qua những tháng năm đen tối và hãi hùng của địa ngục.Truyện Kể Năm 2000 ban đầu có tên là Mộng Du. Mộng du, hay mộng mơ, hay tưởng tượng là phương pháp nối hiện tại với quá khứ, gia đình với trại tù. Tác giả gọi đó là "mặc niệm tới gia đình" (25).
Ông già Đô kể lể:Đêm qua, tôi mơ thấy con bé con bên Pháp. Nó vẫn như lúc tôi từ biệt nó. Tôi mơ thấy quán rượu của bà Jeannette. (22)Tác giả buồn lắm vì từ lâu không mơ thấy gia đình:- Tôi mất khả năng nằm mơ rồi. Đã bao lần tôi ao ước nằm mơ thấy vợ, thấy con. Nhất là các cháu (22)
Tác giả đành dùng phương pháp tưởng tượng và hồi tưởng về người vợ :
Đầu gối lên cùm sắt rỉ han
Nghĩ tóc em xanh mười chín tuổi
Mái sương đêm những vì sao Hà Nội
Trong nhật ký anh.
Tóc em xanh trang nhật ký
Trong hồ sơ mật an ninh
Cả đến tình yêu chúng ta cũng bị nhục hình
Cắn răng lại, em ơi, đừng khóc
( 67).
Sống trong tù và khi ra tù, tác giả căm hận chế độ cộng sản phi nhân, đã giết hại không những một người mà toàn gia đình người ta theo kiểu tru di tam tộc:Tịch thu hàng nghìn trang bản thảo của mười năm lao động miệt mài. Vợ đang học đại học, bị gọi về. Còn con nữa, chắc chắn vào đại học sẽ khó khăn... Những điều đó xảy ra trong chế độ ta, chứ đâu ở chế độ cũ. Điều không ch?u được chính là chỗ ấy. . .Nhức nhối lắm. Uất lắm. Hận lắm. Đau lắm (243)
Bùi Ngọc Tấn không những viết về nhà tù nhỏ, ông còn viết về nhà tù lớn. Người tù được thả, nghĩa là bước ra khỏi nhà tù nhỏ để đến nhà tù to lớn hơn, trong đó có làng xóm, thành phố, bạn bè và gia đình anh. Đoạn cuối tác giả viết về Già Đô rất xuất sắc. Già Đô được trả tự do, nhưng già yếu, không hộ khẩu, không nơi cư trú, ông tìm cách trở lại nhà tù. Tác giả muốn nói nhà tù khắc nghiệt nhưng xã hội, nhà tù lớn lại khắc nghiệt hơn cho nên con người đã chọn nhà tù. Đó là cái bi đát của người dân trong chế độ cộng sản. Sống quả thực khó khăn vất vả, nhất là với những người như già, không một ai thân thích. Không nơi nương tựa. Không một chỗ đặt ba-lô một chốn dung thân. Người bình thường đã khó.Với cái lý lịch đi tù, lại là tù chính trị, với tuổi tác như già, cuộc sống thật là một con đường hầm tối tăm, tắc tị (252).
Già Đô cuối cùng đã nằm yên trong một cái đình bỏ hoang.Từ khi chiến tranh bắn phá, thành phố sơ tán, người ta không đưa lợn về đây nữa. Ngôi đình hoàn toàn hoang phế. Không một dấu vết thờ phượng. Cứt lợn cũng hết lâu rồi. Chỉ còn dơi treo mình lủng lẳng.Thật là một chỗ nằm yên tĩnh lý tưởng để phiêu diêu. (262).



Tác giả cũng gặp khó khăn nhưng được vợ hiền, bạn tốt giúp đỡ mà qua được hiểm nghèo. Ra khỏi tù, anh đi dạo phố và nhận ra phần lớn là những khuôn mặt quen thuộc trong tù. Đó là một điều kinh khủng. Cảm giác này, ấn tượng này luôn theo tác giả mỗi khi ra phố. Khi ra tù, người cựu tù nhân thấy dường như đâu cũng là bạn tù: Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ. Nhìn những người đi trên đường, hắn giật mình : "Quái nhỉ, ở trại nào nhỉ. Quen quá. Không biết đã gặp ở đâu rồi. Được về bao giờ nhỉ [.. .]. Hắn luôn gặp những khuôn mặt tù quen quen. Những khuôn mặt tù ngờ ngợ. Không biết ở trại nào. Hẳn họ cũng như hắn. Mới được ra trại (165).Kết thúc buồn nhưng mang một ý nghĩa lờn lao: Xã hội cộng sản nhân danh tự do dân chủ nhưng đã giết chết con người dù nó ở trong tù hay ra ngoài tù. Dự, Min, Giang (220-223), già Đô ra tù còn khổ hơn ở trong tù (169).



Chuyện Kể Năm 2000 là một tác phẩm mang tinh cách hiện thực lịch sử, tố cáo tội ác của cộng sản. Cũng như đa số tác phẩm viết về nhà tù cộng sản như tác phẩm của Nguyễn Chí Thiện, Phan Lạc Phúc, Lucien Trọng, Bùi Ngọc Tấn đã tả được hết cái ác của chế độ cộng sản, đồng thời nêu lên được tấm lòng nhân ái còn tồn tại ở một số người đồng cảnh ngộ, hoặc bạn bè. Lời văn của ông rất trong sáng, thành thực, điểm chút hài hước. Đoạn hồi ức về tình yêu của ông dưới ánh trăng ngoài đồng rộng (102-103) là một trong những đoạn văn hay, không bay bướm nhưng chân thành và cảm động. Đoạn kể việc gặp vợ thăm nuôi ( 10-15), việc vợ chồng đoàn viên (131,132) cũng rất đặc sắc. Những nhân vật như A Thềnh, già Đô là những nhân vật sống động.



B. RỪNG XƯA XANH LÁ
Đây là một tập truyện ngắn do Hải Phòng, Việt Nam, xuất bản năm 2003, 86 trang. Gồm 8 truyện, viết trong khoảng 1997-2000. Toàn tập là một bức tranh về đời sống nhân dân Việt Nam miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cả nước sau 1976, đặc biệt là đời sống của các nhà văn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 1980. Đó là một cuộc sống khốn khổ về tinh thần và vật chất.
Trước tiên, ông cho chúng ta biết tổng quát tình hình xã hội, một xã hội đói khổ cuối thập niên 80: Cơm áo không đùa với bất kỳ ai. Lại càng không đùa với các nhà văn nhà thơ. Nhất là vào cái thời cuối thập niên 80 (của thế kỷ trước) nền kinh tế cả nước đang chuyển từ hệ thống bao cấp sang kinh tế thị trường. Biến động mạnh từ suy nghĩ, quản lý, hàng hó a, giá cả tới bản thân giá trị đồng tiền (1).
Sau đó, ông vẽ nên những mảnh đời khốn khổ của văn nghệ sĩ. Đinh Kính, đại úy, nhà văn quân đội, phải nuôi bố mẹ và hai con nhỏ, đã làm một nghề mới, là viết thuê, ca tụng nông trường. Các giám đốc, chủ nhiệm muốn đạt thành tích, muốn được danh vọng, đã bỏ tiền thuê người ca tụng mình, công ty mình. Đồng tiền chi phối con người. . Phải có tiền. Tiền là tiên, là Phật , sức bật tuổi trẻ, sức khỏe tuổi già. Và chỉ còn mỗi cách kiếm tiền: Viết thuê.. Thật ra đây không phải nghề mới, và Đinh Kinh không phải là người đầu tiên làm nghề này trong chế độ dân chủ cộng hòa. Trong chế độ ưu việt này, các văn thi sĩ, văn công họa sĩ, nông dân, nông dân, chiến sĩ đều là kẻ làm thuê, làm muớn, nếu không nói là nô lệ cho chủ nhân ông cộng sản.Ông cũng tả một xã hội lưu manh từ giám đốc công ty cho đến đám gái đứng đường (Rừng xưa thay lá, 1-6).
Nhiều người bị cấm viết phải viết thuê, nghĩa là viết cho người khác, là những mầm non văn nghệ hay mầm già nhưng không có tiếng tăm để được chia tiền nhuận bút. (22). Cũng có văn hữu hảo tâm, đứng dùm tên cho bạn có tiền sống. Đám văn nghệ sĩ ngoài việc vắt óc viết bài theo lệnh đảng để kiếm tiền sinh nhai, nhưng không đủ. Tiền thù lao thường xuyên bị đe dọa. Có.Nhưng ít. Và muộn (28). Họ còn phải làm nhiều nghề khác. Dương Tường, Lê Bầu. Mạc Lân phải đi bán máu. Về tinh thần, họ là những người bị cấp trên cho là có vấn đề, bị công an theo dõi, bị bạn bè, thân thuộc xa lánh. Vấn đề của họ đơn giản thôi. Mạc Lân ăn nói không giữ gìn, luôn khen ngợi Nhân Văn Giai Phẩm.
Nguyên Binh bị trừng phạt vì tác phẩm của ông đã tố cáo tính dã man, vô nhân đạo của cộng sản:
Trong Cô gái mồ côi và hòn đảo, anh bắt những kẻ xấu phơi lộ mặt. Những kẻ xấu mới gian manh quỷquyệt làm sao! Chúng đều nấp sau cái vỏ đạo đức, chúng đều nhân danh đạo đức, nhân danh những người đang làm điều thiện trong khi chúng dồn mấy đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ (bố chết dưới bom đạn Mỹ) phải thôi học, phải về một nơi "nghỉ ngơi", thực chất là một thứ tù giam lỏng (56).
Lê Đại Thanh vì bạn bè ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và người ta tìm thấy tên anh ủng hộ nhóm này 20.000 đồng, người ta đày ải ông, Mọi người dần dần xa lánh ông (62).
Cuối cùng, ông phải xin nghỉ hưu non. Mạc Lân, Lê Bầu, Lê Đại Thanh bị chuyển công tác. Họ phải làm lao động, hay một công tác khác, không báo nào đăng, không nhà xuất bản nào in tác phẩm của họ. Họ bị tuyệt thông. Bị bao vây kinh tế, chính trị. Nội dung sâu thẳm của Bùi Ngọc Tấn đã nói lên cái ước muốn rất đơn giản của các văn nghệ sĩ là được tự do: tự do sống và tự do sáng tác. phẩm chất rất khác thường, rất đặc biệt của văn nghệ sĩ đó là sự tự do thoải mái, điều không thể thiếu được là sự thoải mái. . .Chúng tôi cần nhất sự thoải mái. Văn nghệ sĩ mà..(44).Và ông muốn nói nữa là tinh thần bất khuất của văn nghệ sĩ: Vòng kim cô không xiết được đầu ông vì trong đó đầy ắp thi ca, đầy ắp tình yêu cuộc sống (66).

Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn trung thực và nghệ thuật của ông đã làm cảm động người đọc, đưa người đọc đi sâu vào điạ ngục trần gian, hiểu tổ chức của nó, hiện thực của nó và các ngõ ngách tâm hồn của giai cấp thống trị.




No comments:

Post a Comment