Pages

Tuesday, March 17, 2009

LÊ LỰU, TRÁI TIM VÀ NGỌN BÚT CHÂN THẬT


Lê Lựu là tên thật, sinh năm 1942tại Khoái Châu, Hưng Yên. Tácphẩm Hai nhà của ông làm ôngnổi tiếng nhưng hài nhi này đã bịbóp mũi khi mới ra đời!

Tác phẩm:
-Người cầm súng (1970);
Phíamặttrời(1972);
Ranh Giới (1976);
Thời Xa Vắng (1986);
Đại Tá khôngbiết đùa (1989) ;
Chuyện làng cuôi (1991)


A. ThờI Xa Vắng

Truyện gồm 13 chương, 244 trang, đưa ta trở về những xã thôn miền Bắc thời kỳ đi lên hợp tác xã. Trước tiên, tác giả chỉ trích tinh thần cách mạng cực đoan và không tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng tháng tám và đánh Pháp coi như là tiến dến thiên đường, nông dân không còn đói khổ, không còn phải làm thuê, làm mướn, cho nên ủy ban ra lệnh cấm dân nghèo bỏ ruộng đi làm thuê .Người ta chống đói bằng mệnh lệnh, và hễ ai cứng đầu là bị kết tội là phản động:

Cuộc họp toàn xã tối nay đã công bố những quyết đinh gắt gao của ủy ban kháng chiến hành chính của xã Hạ Vi. Kể từ ngày mai, tất cả mọi công dân của xã không được đi làm mướn ở bất cứ nơi nào. Không được đi buôn bán và làm thuê nghề phụ như giấy thông hành đã cho phép, giấy thông hành đều không có giá trị. Những người đang ở xa, các gia đình tìm cách đi báo để họ có mặt ở địa phương trong vòng một tuần lễ kể từ hôm nay. Tất cả các ngành, giới, các đoàn thể nam phụ lão ấu đều tập trung vào nhiệm vụ sống còn: chống đói và cứu đói. [..]. Ai chống lại mênh lệnh này sẽ bị coi là kẻ phản động và bị trừng trị đích đáng (20).


Dẫu sao, những ông ủy ban, huyện ủy, tỉnh ủy ở thời kỳ này chưa đến lúc và đến trình độ bán dân, bán đất như thời kỳ của Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh.Cũng như truyện Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma của Nguyễn Khắc Trường, tác phẩm này cho ta biết những thủ đoạn gian manh của lũ tân cường hào thôn quê, nhất là lũ huyện ủy, tỉnh ủy. Để che dấu tội lỗi hủ hóa của thằng Sài, cháu mình, cũng như bảo vệ danh tiếng và địa vị của mình, ông Hà đã vu vạ cho người khác. Ông cũng đưa Mỹ ngụy ra hù dọa và chụp mũ người dân vô tội. Chiến tranh là một lợi điểm cho cộng sản dựa vào đó mà cướp bóc, khủng bố và tàn sát nhân dân:

Chúng tôi vừa được phổ biến hiện nay bọn Mỹ ngụy đã tung gián điệp, biệt kích, chúng dở mọi thủ đoạn xảo quyệt phá hoại ta. Việc ông này bịa đặt tung tin bịa đặt làm mất uy tín của đồng chí Sài, trưởng ban phụ trách thanh thiếu niên xã ta có khi cũng là do âm mưu của địch, ta phải có thái độ rõ ràng (40).


Ngoài ra, tác giả cũng cho ta thấy phần nào đời sống của người bộ đội bị kìm kẹp trong cái tổ tam tam và các sĩ quan của chế độ, nhất là việc phê bình, kiểm thảo đấu tố. Đó là cái nếp sống xã hội chủ nghĩa, là cuộc khủng bố, trường kỳ đổ lên toàn dân cho đến đảng viên, bộ đội, công an:

Tưởng đã phải đi tù về cuốn nhật ký đó ( trời ơi những đêm ''diễn đàn'' anh cứ run bắn lên vì những từ phản động, chống đối, phá hoại, tư sản, phong kiến, bóc lột, an bám. . . ) (59).

Trong trường hợp Sài được anh chính ủy săn sóc và được anh em bộ đội yêu mến là một trường hợp hiếm hoi. Thực ra cái chút tình này vốn là do phe phái, quen biết. Đây là nếp sống của cộng sản mang óc địa phương, cục bộ và thiên vị. Nhất thân, nhì thế, tam tiền, tứ chế. Ghét ai chúng bịa ra muôn tội, thương ai chúng bênh vực, che chở vì vậy mà co truyền thống''xử lý nội bộ''.Tác giả cũng cho ta biết về công việc của nông nghiệp xã. Làm ruộng theo lối tập đoàn thì quan liêu, mệnh lệnh và lãng phí thì giờ:

Ai làm đất ''phần trăm'' thì tự ý mà ra ruộng ngay. Ai theo công điểm với đội, ra ngồi ở bờ tre đầu nhà ông đồ Khang tập trung. Cũng như mọi ngày, mọi buổi phải tiếng rưỡi, hai tiếng, những người đến trước, thả sức tán chuyện trên trời và dưới đất, chuyện thanh cao và trần tục đến lúc van vản mới tập trung đầy đủ theo người trong ban chỉ huy đội đi làm công việc gì đó (78).


Tuy nói vắn tắt đôi giòng nhưng tác giả đã nói lên đưọc nỗi cơ cực của nông dân.Nông dân sống bằng gì? Tác giả chỉ nói qua một chữ thôi, đất ''phần trăm''. Người nông dân làm ăn tập thể tập đoàn thì được tính công, tính điểm. Nông dân bị bóc lột, một năm một công chỉ có ba xu, trong khi một cân gạo năm hào (78).

Ai làm giỏi thì được thưởng một công ba xu, còn không thì một hay hai xu một ngày. Ngoài ra, mỗi hộ được cấp khoảng 5% ( đất phần trăm) đất đai canh tác riêng, dân sống là do đất này!Mỗi hộ được một, hai, ba thước ? Không biết. Việc này tùy địa phương và tùy các lãnh đạo tại đây! Nông nghiệp xã có nhiều năm thất bát nhưng trong báo cáo của xã không năm nào chịu đi xuống (78)

Ngày xưa dân chúng mất mùa, quan lại tâu vua xin giảm thuế và xin cứu đói, nhưng cộng sản luôn luôn báo cáo nông nghiệp đi lên, luôn vượt chi tiêu để lập thành tích thi đua! Thành thử dân chúng không được cứu đói mà còn bị cướp hết thóc lúa nộp cho trung ương. Dân chúng đói khổ nhưng cộng sản thì quang vinh!Ngoài ra, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật rất sâu sắc.Nhìn chung, tác giả viết nhẹ nhàng xa xôi nhưng đầy ý nghĩa.


B. TRUYỆN LÀNG CUÔI


Tác phẩm dày 77 trang. Qua tên tác phẩm, chúng ta có thể biết sơ nội dung của tác phẩm.Trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam, cuội là dối trá, là khoác lác.


Khởi đầu là truyện một xác chết trôi, không ngở là xác của mẹ ông Hiếu, phó chủ tịch tỉnh. Một lũ cường hào thôn quê đầy mưu lược đã ăn nhậu say sưa trong khi hội họp tìm cách làm tiền thiên hạ trong dịch vu xác chết. Cái tục ăn uống, nhậu nhẹt đã bị Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn hiện thực phê phán đả kích, và đảng cộng sản cũng ra sức bài trừ trong những ngày đầu tháng 8-1945 nhưng nay vẫn sống và sống mạnh hơn trước.

Tác giả đem chuyện 1931 để tố cán bộ xã huyện:Các quan trên như quan huyện đây dâm đãng, tham lam, vu oan, giá họa, hà hiếp dân chúng, làm cho hàng ngàn dân làng điêu đứng, sống dở chết dở, còn bẩn hơn thằng ăn mày. (10)


Tác giả đã dắt ta trở về những ngày Việt Minh lên. Việt Minh là một đảng khủng bố gây hãi hùng cho dân chúng:

Việt Minh là gì ?. . . Đừng nói ra! Mất đầu như chơi (22). Việt Minh là một cuộc khủng bố và cũng là một trò cuội: Mai kia Việt Minh lên là dân chúng không còn bị cùm kẹp giam hãm, không còn bị đói rét như bây giờ đâu (22).

Tác giả cũng nói đến trò ''cuội'' '' cải cách'' của cộng sản. Kiêm, chồng của Đất, là một cán bộ Việt Minh từ những ngày đầu. Kiêm đã bị Pháp bắt và tra tấn, sau đuợc thả, trở về hoạt động, làm huyện ủy viên kiêm bí thư chi bộ xã. Kiêm tổ chức phong trào cải cách rầm rộ, giới thiệu đội cải cách. Nhưng đội cải cách ra mặt đêm hôm trước, đến đêm hôm sau đã ra lệnh bắt Kiêm, cùm hai chân và trói hai tay ''giật cánh khỉ'' để ở miếu ông Cuội [. . .]. Tối hôm trước là người đứng đầu xã, tối hôm sau là đầu sõ (60-61).


Không phải riêng Kiêm mà nhiều người khác cũng bị tương tự.Tối hôm trước, anh đội Quyền vẫn bắt rễ, nằm ba cùng, tối hôm sau đã thành kẻ tội phạm nguy hiểm không ai có thể đến gần.[. . ] Nhà anh ba đời là cố nông. Cố nông nghĩa là không có tấc đất cắm dùi. Đời ông đi ở. Đời cha đánh dậm, và chạy te. Đời anh lại đi ở ( 61)


Một hai ngày sau, anh đội Lãng đã tìm ra hồ sơ của Kiêm:Nguyễn Văn Kiêm đại phản động địa chủ, cường hào ác bá gian ác [. . ] .Kiêm vốn xuất thân gia đình trung nông lớp trên đã lưu manh hóa.[ .. ]. Kiêm liên lạc với tổng Lời làng Cuội Trung làm tay sai cho Pháp Nhật.[. ..] Kiêm được cài vào làm cán bộ Việt Minh huyện rồi chuyển sang bộ đội [. . ]. Hắn đã leo lên đến chức huyện ủy viên trực tiếp làm bí thư chi bộ thực chất là chi bộ Quốc dân đảng và v. v. . (65).


Lê Lựu là một trong những người hiếm hoi viết về sự thật cải cách ruộng đất tại miền Bắc. Thời kỳ này thân phận người dân thật bi đát vì ai cũng có quyền bắt họ, trói họ:Ngày ấy sức mạnh của cán bộ đội và xóm là lệnh bắt.Lúc nào trong túi áo cũng có một nắm giấy lệnh bắt người,lệnh tịch thu, lệnh tịch biên, lệnh tạm giữ. Có lệnh đã viết từ trước. Có lệnh đến chỗ tội phạm mới kê xuống đầu gối viết vào tờ lệnh có dấu lưu không.Còn vũ khí của du kích là thừng. Anh nào cũng có vài ba dây thừng cuốn kiểu khoanh giò dài chừng gang tay nhét vào cạp quần, bất cứ lúc nào cũng có thể rút ra trói. Lệnh giấy hay lệnh mồm cũng trói.


Trưởng xóm, phó xóm, xóm đội ai cũng có quyền ra lệnh trói (67)

Cộng sản dùng cải cách ruộng đất để khủng bố dân chúng cho nên không những cán bộ gốc vô sản như Kiêm, Quyền, ngay cả thị Đất cũng bị quy là địa chủ, là phản động. Kiêm bị giết. Tình mẹ con, vợ chồng không còn nữa. Cộng sản lợi dụng quyền thế để hãm hiếp phụ nữ và vu oan giá họa cho người mà chúng ghét. Phải dẫm lên xác chết của người khác để lên cao. Đó là phong cách của cộng sản, và đó là kết quả của cải cách ruộng đất.Lê Lưụ là một cây viết về nông thôn, ông viết rất chi tiết và trung thực về nông thôn Việt Nam. Truyện của ông là một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại

No comments:

Post a Comment