Pages

Monday, March 16, 2009

TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM CAO NGUYÊN

==





TRUNG QUỐC KHAI THÁC TÂY NGUYÊN
VÔ DANH



Đến trung tâm thị trấn, ngay chỗ chợ Bảo Lâm, theo mũi tên chỉ dẫn quẹo trái vào 200m sẽ đến khu điều hành khai thác Bauxit.



Nơi đây bao gồm nhà ở của các chuyên gia Trung Quốc và các quan chức của tập Đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam. Còn mỏ Bô Xít thì cách đó chừng 5 km.

Cả một vùng trên 100 mẫu đã được san bằng nằm giữa 3 khu vực: Thị trấn Lộc Thắng- xã Lộc Phú và xã B’Lá. Hai xã này đều thuộc huyện Bảo Lâm.

Khác với sự dè dặt trên ĐăkNông, tại Bảo Lâm người ta thoải mái nói về Bauxit hơn. Từ quốc lộ 20 có bảng chỉ dẫn đường vào vùng khai thác mỏ và nơi điều hành khai thác. Và an ninh cũng có phần lỏng lẻo hơn ĐăkNông.






Người Trung Quốc bao gồm các chuyên gia và công nhân tràn ngập thị trấn Lộc Thắng. Các hàng quán phục vụ người Trung Quốc mọc lên rất nhiều bằng các bảng hiệu song ngữ Việt - Tàu.


Theo một cán bộ phòng Lao Động thương binh tại thị xã Bảo Lộc thì hiện nay có khoảng 500 người Trung Quốc gồm các chuyên gia và công nhân đang phục vụ mỏ và cho biết khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có hơn 6000 người Trung Quốc phục vụ tại đây.

Các chuyên gia Trung Quốc thì ở ngoài thị trấn Lộc Thắng trong khu cao cấp biệt lập nằm ven thị trấn trên một hồ nước thơ mộng. Cuối tuần khu này vắng vẻ do họ về Sài Gòn hay lên Đà Lạt ăn chơi. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B do tỉnh Lâm Đồng cung cấp.

Còn công nhân Trung Quốc thì ở ngay tại khu mỏ. Từ thị trấn Lộc Thắng đi 5 Cây số về hướng ĐăkNông đến ngã 3 Cát Quế, họ sống trong những ngôi nhà thấp lè tè lợp tôn màu xanh. Hiện có khoảng 8 dãy nhà dành cho công nhân ở.


=



Chúng tôi gặp chị Hương đang lo nấu ăn cho 1 dãy nhà gồm 45 công nhân Trung Quốc cho biết: “ Hiện có khoảng 300 công nhân Trung Quốc ở đây, mỗi dãy nhà họ thuê 2 người nấu ăn, lương mỗi người là 150 000 VND".

Theo chị Hương thì cách ăn uống của công nhân Trung Quốc khác lạ, buổi sáng ăn cháo trắng với cá khô kho mặn và họ sống rất hà tiện. Họ giao 700 ngàn đồng cỡ 40 Mỹ Kim cho chị Hương bảo phải đi chợ nấu ăn cho 45 người.

Không riêng gì nhóm chị Hương mà người nấu cho các nhóm khác đều kêu ca.

Người dân thị trấn Lộc Thắng cho hay mỗi sáng sớm và chiều tối hàng tốp công nhân Trung Quốc kéo nhau đi dạo và vào các hàng quán. Một điều dễ nhận là họ mua cái gì cũng trả giá từ cục xà phòng, hộp kem dù giá bán lẻ in ngay ngoài vỏ hộp nhưng họ cũng trả thấp hơn một phân nữa.





Anh HVX, một công nhân lao động phổ thông, 20 tuổi ở ngay thị trấn Lộc Thắng cho hay hiện có rất nhiều người dân địa phương và người miền Bắc vào làm công nhân tại mỏ. Giá tiền công là 90 ngàn cho một ngày làm việc. Đó là công giá sau khi qua các tay cò trung gian, nếu làm trực tiếp cho các người thầu Trung Quốc thì giá được trả là 150 ngàn VND .








Công việc chính của các công nhân Việt Nam là đào móng và các việc lặt vặt khác. Mỗi ngày có khoảng 300 người Việt nam làm việc nơi đây.

Anh NVQ, 25 tuổi, người Đà Nẵng, kỹ sư tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng làm việc tại đây được 3 tháng cho biết anh đang làm việc chung với nhóm chuyên gia Trung Quốc và có 4,5 thông dịch viên.

Công việc của anh là hướng dẫn công nhân Việt nam đào các móng. Mỗi trụ móng 1mét vuông nhưng chiều sâu đến 13,5 mét. Khu nhà máy rộng đến 60 hecta, chỉ làm đúng kích cỡ do các chuyên gia Trung Quốc chỉ dẫn, sau đó họ đem nhà máy của họ qua đây lắp vào các trụ móng đào sẵn.

Anh Q. cũng cho biết lương kỹ sư của anh là 6 triệu đồng 1 tháng thấp hơn lương công nhân Trung Quốc là 10 triệu đồng. Công nhân Trung Quốc họ đến từ các vùng miền núi, nông thôn không có học hành gì.

Anh Q. dẫn chúng tôi vào sâu trong vùng mỏ. Đi đâu cũng thấy bảng chỉ dẫn bằng 2 thứ tiếng: Việt- Hoa.

Một cán bộ làm việc tại văn phòng UBND huyện Bảo Lâm cho biết nhà máy đã khởi công gần 1 năm nay rồi, nhưng công tác đào tạo đã chuẩn bị trước đây 4 năm. Học Đại Học 4 năm thì học ở Trung Quốc, các sinh viên là con em địa phương, thi đại học Bách Khoa Sài Gòn hay Bách Khoa Đà Nẵng bị rớt mà trên 10 điểm cho 3 môn thì được gởi đi học 4 năm ở Trung Quốc. Toàn bộ chi phí do phía Trung Quốc đài thọ. Khóa đầu tiên hơn 50 em đã học được 3 năm rồi. Còn học hệ Cao Đẳng thì học tại Hải Phòng, công nhân học hệ Trung cấp thì học ở Bảo Lộc

Anh Nguyễn Tín, người dân thị trấn Lộc Thắng cho biết thêm, toàn bộ đợt đầu đi học là con của cán bộ huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc, còn dân thường muốn gởi con đi học thì phải tốn 25 triệu đồng lo lót. Các đợt sau thì rẻ hơn chỉ 20 triệu thôi, anh cũng muốn gởi con anh đi học xuất ngoại cho biết nhưng con anh không chịu do sợ tốn kém gia đình.

Người dân Lộc Thắng thì đi đâu cũng bàn tán xôn xao về mỏ Bauxit.



Họ kể về những gia đình được nhận đền bù tiền giải tỏa để giao mặt bằng nhận trên 1 tỷ đồng nhưng ra thị trấn hay xuống thị xã mua nhà vẫn không đủ.


Có người không chịu đi bị cưỡng chế, sau đó tiền đền bù mất hơn 400 triệu trừ vào chi phí cưỡng chế. Có người tiếc vườn cà phê, vườn chè quyết ôm cột nhà không đi ...còn bị kết tội là chống người thi hành công vụ.


Cũng có nhiều người nhận ra là Bauxit rất độc hại. Họ biết rõ là Trung Quốc đóng cửa các nhà máy Bauxit của họ và qua đây khai thác Bauxit của mình nhằm tránh độc hại cho dân họ, còn dân mình thì lãnh hết hậu quả.





Từ ngã 3 Cát Quế ngay tâm điểm vùng mỏ tại Bảo Lâm đi khoảng 40 cây số nữa sẽ đến mỏ Bô Xít ở ĐăkNông . Dọc đường chúng tôi bắt gặp nhiều người dân tộc Châu Mạ sống đói khổ trong những căn nhà sàn xập xệ rách nát. Họ vẫn hồn nhiên trên những nương chè ngút màu xanh. Mùa này chè tươi được mua với giá 1000 đồng cho 1 kí lô.


Những thung lũng mát màu xanh của thông, chè, cà phê có nguy cơ bị hủy diệt lần này không phải bởi chất độc màu da cam mà bởi những bụi đỏ và bùn đỏ của Bauxit.

Rồi đây 20 năm nữa vùng hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, và Hồ Trị An sẽ nhiễm độc và các cháu bé bại liệt, què quặt, ngây ngô chắc sẽ được công kênh qua Tàu để kiện Bắc Kinh chăng?

Những người đang nhẫn tâm đặt bút ký đủ loại quyết định cho Trung Quốc vào khai thác Bauxit tại Tây Nguyên liệu lúc đó có còn sống để thấy hậu quả việc họ làm không?


==









==

No comments:

Post a Comment