Pages

Friday, November 13, 2009

BANG GIAO MỸ VIỆT

**
Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam – Hoa Kỳ qua chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết
2007-06-20

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và ông Chủ tịch ban điều hành NYSE kiêm Phó chủ tịch NYSE Euronext Marshall Carter hôm 19-6-2007. AFP PHOTO

Trước khi chính thức sang Mỹ công du, Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã phải sang Trung Quốc để nói chuyện là vấn đề mà nhiều người cho rằng mất thể diện quốc gia.

Tuy nhiên, ông Trần Bình Nam ,người có nhiều bài viết bình luận thời cuộc thường được đăng tải trên các báo Việt ngữ hải ngoại đã có những nhận xét sâu sắc về những nguyên nhân mà nhà cầm quyền hiện nay không thể tránh khỏi khi phải vừa quan hệ tốt với Hoa Kỳ để tìm đối tác kinh tế nhưng cũng không được bỏ rơi người cựu thù Trung Quốc đang chăm chú nhìn từng bước đi của một đất nước vừa thóat ra được đói nghèo lạc hậu.

Mời quý thính giả theo dõi ý kiến của ông Trần Bình Nam qua trao đổi với biên tập viên Mặc Lâm.

Mặc Lâm: Thưa ông, chung quanh việc công du Hoa Kỳ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết có vài điều đáng suy nghĩ đối với người Việt chúng ta, nhất là đồng bào đang sống tại hải ngoại.

Việc đầu tiên là trước khi sang Mỹ, Chủ Tịch Nước đã bất thình lình sang thăm Trung Quốc vài tuần trước đây, chúng tôi xin được hỏi ông câu đầu tiên là dưới nhãn quan của một người có kinh nghiệm trong môi trường chính trị ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ trước hết cái việc của ông Chủ Tịch Nước Nguyễn minh Triết đi Trung Quốc theo như mình biết thì hoàn toàn không có dự trù trước trước khi có quyết định đi Hoa Kỳ thành ra chuyến đi đó rất là đột ngột, mà đi đột ngột như vậy rõ ràng là Việt Nam bị áp lực của Trung Quốc nghĩa là Trung Quốc muốn ông Triết phải sang Trung Quốc trước khi đi Mỹ.

Hình thức việc đi Trung Quốc cũng giống như một nước nhỏ phải sang triều cống nước lớn và chắc chắn trong việc đi như vậy thì ông Triết sẽ sang trình bày với Trung Quốc những dự định mà ông Triết sẽ sang Hoa Kỳ những vấn đề được sắp xếp như thế nào và hai nước có những đồng ý với nhau về những nguyên tắc lớn chẳng hạn như vấn đề buôn bán vấn đề chiến lược như thế nào.

Nói chung cái việc lựa chọn này thật hết sức khó khăn nhưng có lẽ họ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cho nó êm chuyện, và tôi nghĩ rằng khi đi như vậy họ hy vọng rằng có lẽ là Mỹ cũng coi việc này là một vấn đề ngoại giao bình thường nhưng họ không ngờ rằng việc đi như vậy đã làm cho chính phủ Mỹ rất là bực mình, mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình như vậy thì cũng hợp lý thôi vì đây là vấn đề hơi sĩ nhục Hoa Kỳ một chút

Tôi nghĩ đi như vậy là quyết định rất là vụng về và chắc Việt Nam cũng thấy được điều này nhưng áp lực của Trung Quốc nó quá mạnh và có thể trong ban lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam cái thành phần thân Trung Quốc còn khá mạnh cho nên họ áp lực ông Triết phải đi cho yên chuyện. Nói tóm lại tôi cảm thấy việc đi như vậy là một hành động ngoại giao hết sức vụng về.

Mặc Lâm: Thưa ông hãy cho một ví dụ nếu vì tự ái dân tộc ông Triết không sang Trung Quốc thì hệ quả sẽ thấy trước mắt là phe bảo thủ tại Việt Nam sẽ gây bất lợi cho ông Triết ngay lập tức.

Giữa hai điều ông Triết phải chọn một và sự chọn lựa này cho thấy phái bảo thủ vẫn còn khá mạnh trong guồng máy tại Việt Nam phải không thưa ông?

Ông Trần Bình Nam: Thì chắc như vậy, có lẽ là họ đã bàn tính rất là kỹ cho nên ông Triết phải chọn giải pháp phải đi Trung Quốc để trong nội bộ được êm ả một chút.

Nói chung cái việc lựa chọn này thật hết sức khó khăn nhưng có lẽ họ không có một sự lựa chọn nào khác là phải đi cho nó êm chuyện, và tôi nghĩ rằng khi đi như vậy họ hy vọng rằng có lẽ là Mỹ cũng coi việc này là một vấn đề ngoại giao bình thường nhưng họ không ngờ rằng việc đi như vậy đã làm cho chính phủ Mỹ rất là bực mình, mà tôi nghĩ chính phủ Mỹ bực mình như vậy thì cũng hợp lý thôi vì đây là vấn đề hơi sĩ nhục Hoa Kỳ một chút

Mặc Lâm: Cứ cho rằng Chủ Tịch Nước đã thực hiện được một vế là làm yên lòng Trung Quốc nhưng ngược lại hành động này cũng có thể làm Mỹ phản ứng.

Ông có cho rằng Mỹ sẽ coi việc ông Triết sang Trung Quốc trước khi sang Mỹ là một việc làm bẽ mặt Hoa Kỳ hay không và mặc dù vẫn tiếp đón ông Triết nhưng Hoa Kỳ sẽ có những đối sách về sau?

Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy cái vấn đề khó khăn của Việt Nam nhưng qua bao nhiêu trục trặc như vậy chẳng hạn những phản ứng rất rõ ràng về cung cách đón tiếp cũng như tung tin có thể hủy bỏ chuyến đi, đồng thời tiếp 4 nhà đấu tranh dân chủ của Việt Nam tôi nghĩ tất cả những việc đó đều là những message để báo cho Hà Nội biết rằng Hoa Kỳ hết sức bất mãn việc ông Triết đi Trung Quốc và gần như muốn hủy bỏ chuyến đi Mỹ của ông Triết.

Tuy nhiên trong thâm tâm Hoa Kỳ cũng không muốn hủy bỏ chuyến đi này, vì dù sao trong chuyến đi này về mặt chiến lược cũng có lợi cho Hoa Kỳ. Và cuối cùng với bao nhiêu trục trặc như vậy Hà Nội vẫn cố gắng vượt qua nên tôi nghĩ đây cũng là một nổ lực của Việt Nam trong vấn đề dù có phải thần phục Trung Quốc cũng chứng tỏ ra sự độc lập của mình.

Cộng đồng Việt Nam bây giờ như mình biết, đồng bào hải ngoại từ nhiều nơi trên nước Mỹ đã tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chuẩn bị cho những hoạt động biểu tình sắp tới để chống ông Triết.

Mặc Lâm: Thưa ông, việc ông Chủ Tịch Nước sang Mỹ chắc chắn sẽ gặp sự chống đối của đồng bào hải ngoại, đặc biệt sau khi Hà Nội cho đàn áp các nhà đấu tranh trong nước.

Ông có nghĩ rằng nếu cộng đồng hải ngoại tiếp tục chống Việt Nam trong đề tài này thì sẽ có ảnh hưởng đến bộ mặt dân chủ của Hoa Kỳ và vì vậy những sức ép từ nhiều phía sẽ khiến bang giao Việt Mỹ bị trục trặc đưa đến những bất lợi về lâu về dài hay không?

Ông Trần Bình Nam: Cộng đồng Việt Nam bây giờ như mình biết, đồng bào hải ngoại từ nhiều nơi trên nước Mỹ đã tập trung về miền Đông Hoa Kỳ để chuẩn bị cho những hoạt động biểu tình sắp tới để chống ông Triết.

Tôi nghĩ đây là một vấn đề hết sức tế nhị vì khi mình biểu tình chống đối như vậy thì mình phải có một cái message đối với ông Triết và tôi nghĩ cái quan trọng nhất là chứng tỏ rằng nhân cái sự hiện diện của ông Triết thì truyền thông thế giới sẽ chú mục vào mình nhân dịp này báo cho thế giới biết cũng như ông Triết biết rằng cộng đồng Việt Nam phản đối những hành động đàn áp dân chủ tại Việt Nam chứ không phải chống đối chuyến đi của ông Tríêt.

Tôi nghĩ Việt Nam sang Hoa Kỳ lúc nào cũng có lợi cho việc bàn thảo của hai nước nhất là chuyến đi này có lợi về mặt chiến lược cho Việt Nam và Hoa Kỳ.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

No comments:

Post a Comment