Pages

Friday, November 13, 2009

BANG GIAO MỸ VIỆT

**
Mối quan hệ công khai và kín đáo giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
2008-03-17

Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

Liên quan đến chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Ban Việt Ngữ chúng tôi được Giáo Sư Tiến Sĩ Carl Thayer, một chuyên gia hàng đầu về Việt Nam dành cho cuộc phỏng vấn đặc biệt. Giáo Sư Thayer hiện đang giảng dạy môn chính trị học ở Ðại Học New South Wales, đồng thời cũng là Giám Ðốc Diễn Ðàn Nghiên Cứu Quốc Phòng của trường. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và ông Chủ tịch ban điều hành NYSE kiêm Phó chủ tịch NYSE Euronext Marshall Carter hôm 19-6-2007. AFP PHOTO

Nguyễn Khanh: Cám ơn Giáo Sư đã nhận lời mời trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Ông đánh giá ra sao về chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ Tịch Nước Việt Nam?

Giáo Sư Carl Thayer: Chuyến viếng thăm Washington của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nhắm vào mục đích chính là xây dựng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Ðây là một lãnh vực rất quan trọng, và những doanh gia Việt Nam tháp tùng ông sẽ có cơ hội tiếp xúc với những người đang lãnh đạo các tập đoàn thương mại Mỹ. Nhưng bên cạnh đó có 2 vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng cần phải nói đến, một công khai và một kín đáo.

Công khai là vấn đề nhân quyền, sẽ được đặt trên bàn để hai nhà lãnh đạo thảo luận với nhau. Câu hỏi được đặt ra là sau chuyến viếng thăm của ông Triết, Hoa Kỳ sẽ làm gì để có thể cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Kín đáo là phát triển quan hệ chiến lược mà hai bên đang âm thầm làm, dù sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Bush hồi năm ngoái, đã có một vài tiến bộ trong lãnh vực này. Thành ra ngoài những điểm được công khai nói đến, chuyện bàn thảo kín đáo về hợp tác chiến lược cũng là điều quan trọng không kém.


Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam


Nguyễn Khanh: Tại sao Hoa Kỳ lại chú ý đến Việt Nam?

Chuyến viếng thăm Washington của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nhắm vào mục đích chính là xây dựng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Ðây là một lãnh vực rất quan trọng, và những doanh gia Việt Nam tháp tùng ông sẽ có cơ hội tiếp xúc với những người đang lãnh đạo các tập đoàn thương mại Mỹ. Nhưng bên cạnh đó có 2 vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng cần phải nói đến, một công khai và một kín đáo.

Giáo Sư Carl Thayer: Theo tôi, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của Hoa Kỳ vì 2 lý do. Thứ nhất là mức phát triển kinh tế của Việt Nam đã khiến cho hồi gần đây -gần nhất là mới đầu năm nay- các quan chức cao cấp của Washington phải công nhận rằng Việt Nam có khả năng nắm giữ một vai trò quan trọng hơn trên bàn cờ chính trị trong vùng, nhất là trong tổ chức ASEAN.

Ðiểm thứ nhì là không bao lâu nữa, vào tháng 10 tới đây có nhiều khả năng Việt Nam sẽ được chọn làm thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đại diện cho Châu Á. Lúc đó, Việt Nam sẽ ngồi ở một vị trí rất quan trọng về mặt chiến lược, và lá phiếu của Việt Nam sẽ có ảnh hưởng từ Washington đến Bắc Kinh, như lá phiếu của những thành viên khác trong Hội Ðồng Bảo An.

Nguyễn Khanh: Thưa Giáo Sư, hiện giờ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ai cần ai? Mỹ cần Việt Nam? Việt Nam cần Mỹ? Hay hai bên cần có nhau?

Giáo Sư Carl Thayer: Câu trả lời của tôi là sức ép của 9 tỷ đô la. Tôi hy vọng ông hiểu ý tôi muốn nói thế nào. Chín tỷ đô la là mức trao đổi hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó Việt Nam thu được 8 tỷ nhờ xuất khẩu hàng sang Mỹ, và Hoa Kỳ hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Mức trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay ở khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm, hàng từ bên Hoa Lục đổ sang Việt Nam chiếm 9 tỷ, Việt Nam bán được có 1 tỷ đô la hàng cho nước láng giềng to lớn này. Thành ra Việt Nam rất cần Mỹ, cần thị trường Hoa Kỳ để cân bằng mức thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc, nếu không thì sẽ bị lôi cuốn vào quỹ đạo của Bắc Kinh.

Hoa Kỳ không thật sự cần Việt Nam để phát triển kinh tế, thương mại, nhưng Washington nhận biết rằng Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng, và trong thời gian qua Việt Nam đã hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực, đặc biệt trong lãnh vực an ninh thế giới, và đó chính là điều thu hút chính phủ của Tổng Thống Bush.


Cân bằng thế lực với Trung Quốc


Nguyễn Khanh: Giáo Sư vừa dùng chữ cân bằng. Muốn hỏi Giáo Sư là có phải Hoa Kỳ muốn dùng Việt Nam để cân bằng thế lực với Trung Quốc ở Ðông Nam Á hay ở toàn vùng Châu Á không?

Giáo Sư Carl Thayer: Ðồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ là Nhật Bản, Nam Hàn, Australia, và thời gian gần đây Washington tìm cách lôi kéo thêm Ấn Ðộ đứng về phía mình.

Câu trả lời của tôi là sức ép của 9 tỷ đô la. Tôi hy vọng ông hiểu ý tôi muốn nói thế nào. Chín tỷ đô la là mức trao đổi hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó Việt Nam thu được 8 tỷ nhờ xuất khẩu hàng sang Mỹ, và Hoa Kỳ hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Nhưng Washington cũng thấy Việt Nam là một trong những nước có thể giúp mình cân bằng thế lực và nhờ mình để cân bằng thế lực, đặc biệt là với những hành động của Bắc Kinh hồi gần đây khi họ bắt đầu thực hiện chương trình dò tìm dầu khí ở vùng Biển Ðông, khiến giới lãnh đạo Việt Nam phải quan tâm nhiều hơn về áp lực đến từ phía Trung Quốc.

Tuy nhiên mãi hồi gần đây Việt Nam mới bày tỏ cho thấy muốn mở rộng quan hệ với Mỹ, điển hình là sau Hội Nghị Trung Ương hồi tháng Bảy năm 2003 ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam mới sang thăm Hoa Kỳ, và nhiều người trong Ðảng mới bày tỏ ý tưởng muốn đến gần với Mỹ hơn, và ngay tức khắc, được Hoa Kỳ phản ứng tích cực.

Nguyễn Khanh: Quan hệ quốc phòng của hai nước là điều thường được nói đến, nhưng theo tôi hiểu thì cho đến bây giờ vẫn chỉ ở mức rất hạn hẹp. Thưa Giáo Sư tại sao vậy? Liệu có bước đột phá nào sau buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo hay không?

Giáo Sư Carl Thayer: Câu trả lời của tôi là không. Việt Nam có vẻ không mặn mà gì lắm khi được mời tham dự vào Chương Trình Giáo Dục Huấn Luyện Quân Sự Quốc Tế IMET.

Hiện mỗi năm chỉ có khoảng 20 quân nhân Việt Nam tham gia vào chương trình này, tức hàng năm Hoa Kỳ chỉ tốn chừng 200,000 đô la. Biến chuyển quan trọng nhất xảy ra hồi cuối năm ngoái khi Hoa Kỳ quyết định bán thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng dù có bán thì cũng chẳng được bao nhiêu vì một mặt Việt Nam không có tiền, mặt khác quân đội Việt Nam quen sử dụng khí cụ do Nga sản xuất.

Trong những năm qua có 4 tầu chiến Mỹ ghé cảng Việt Nam, nhưng nếu nhìn vào các nước khác như Australia chẳng hạn, chúng ta sẽ thấy ngay tàu hải quân Mỹ ghé thăm nhiều hơn những lần ghé Việt Nam. Theo ý riêng của tôi, có lẽ lãnh vực chống khủng bố toàn cầu và chống phổ biến võ khí hạt nhân là những lãnh vực mà Việt Nam sẽ hợp tác quy mô hơn với Hoa Kỳ.


Theo khuôn khổ


Nguyễn Khanh: Liệu Chủ Tịch Nước Việt Nam có quyền tự quyết định mọi chuyện để thỏa thuận một điều gì đó với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush trong thời gian ông Triết có mặt ở Washington hay không?

Giáo Sư Carl Thayer: Không. Ông Triết phải theo những gì Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam đề ra, thực hiện những gì đã được bàn thảo trước khi ông ta sang Mỹ. Ngay cả chuyện nếu ông Triết và ông Bush có đưa ra bản thông cáo chung thì bản thông cáo này cũng không đi ra ngoài khuôn khổ của những bản thông cáo đã từng được ký kết trước đây, tức chỉ nói chung chung là hai bên sẽ hợp tác với nhau thôi.

Không. Ông Triết phải theo những gì Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam đề ra, thực hiện những gì đã được bàn thảo trước khi ông ta sang Mỹ. Ngay cả chuyện nếu ông Triết và ông Bush có đưa ra bản thông cáo chung thì bản thông cáo này cũng không đi ra ngoài khuôn khổ của những bản thông cáo đã từng được ký kết trước đây, tức chỉ nói chung chung là hai bên sẽ hợp tác với nhau thôi.

Ông Triết có nhấn mạnh chuyến viếng thăm Hoa Kỳ nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế, thương mại, tức kêu gọi các công ty Mỹ bỏ thmê vốn đầu tư vào Việt Nam và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Mỹ. Về khoản này thì các công ty hai nước tự quyết định ký kết giao kèo với nhau, tức nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Triết.

Nhưng trong cuộc thảo luận ở cấp chính phủ, trách nhiệm của ông Triết là thúc đẩy Hoa Kỳ bồi thường cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất mầu da cam, kêu gọi Washington bãi bỏ hoặc giới hạn lệnh cấm bán kỹ thuật cao để các công ty Mỹ khi đầu tư ở Việt Nam có thể sử dụng, kêu gọi phía Mỹ nên có quy chế công bằng hơn với các mặt hàng thủy sản do Việt Nam sản xuất, để lượng tôm cá từ Việt Nam có thể vào thị trường Mỹ nhiều hơn.

Tất cả mọi người đang chờ đợi xem ông Triết vận động được những gì với Quốc Hội và Hành Pháp Mỹ.

Nguyễn Khanh: Nhân quyền và chất da cam là hai điểm nằm trong những khác biệt giữa hai chính phủ. Làm sao hai bên có thể giải quyết được các vấn đề tồn đọng từ bao nhiêu năm qua?

Giáo Sư Carl Thayer: Về vấn đề nhân quyền, chuyện Việt Nam mới thả hai người bất đồng chính kiến vẫn không giúp cải thiện được tình trạng hiện giờ, và mọi chuyện cũng đâu lại hoàn đó khi ông Triết từ Mỹ về lại nước.

Ðiều mà Hoa Kỳ phải làm là trình bày cho phía Việt Nam biết rằng luật lệ của Việt Nam đã lỗi thời, không thể tiếp tục sử dụng để kết tội những người bất đồng chính kiến là những kẻ phạm pháp. Cũng ở lãnh vực này, Việt Nam nên nghe theo đề nghị của Hoa Kỳ, của Australia và của những nước khác là cho người dân được quyền tự do bày tỏ tư tưởng và tuân thủ những công ước về quyền làm người mà Việt Nam đã ký kết với thế giới, vì làm những điều này sẽ giúp cho Việt Nam phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.

Về vấn đề chất da cam, trong thời gian gần đây chúng ta thấy Hoa Kỳ đã có quyết định quan trọng, điều tra 6 địa điểm được gọi là những “điểm nóng” nằm gần các căn cứ quân sự của Mỹ thời chiến tranh Việt Nam xem chất da cam có gây ảnh hưởng ra sao và nếu có, ảnh hưởng như thế nào.

Tôi cho rằng cả hai bên đều phải ghi nhận những ý kiến khoa học nghiêm chỉnh, để cùng nhau giải quyết vấn đề. Còn chuyện kiện tụng trước tòa và con số người bảo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất da cam thì theo tôi, đây là chuyện quá lớn, hai chính phủ không thể nào giải quyết với nhau được, nhưng ngay trong lúc này, cả hai bên nên chú trọng đến những “điểm nóng” mà phía Hoa Kỳ đã ấn định xem coi ảnh hưởng đến mức nào và phải giải quyết làm sao.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư Carl Thayer.

*

No comments:

Post a Comment