*
TRẦN THANH THỦY (Vietnam)
> > >
> > > Việt Báo: Đây là một "tự sự đặc
> > > biệ"t gửi ra từ trong nước. Theo bài
> > viết,
> > > tác giả lớn lên tại miền Bắc, sau 1975
> > mới
> > > theo cha hồi hương miền Nam, có hai bằng
> > đại
> > > học, nói thông thạo tiếng Anh tiếng Nhật,
> > từng
> > > là một “tour guide chuyên nghiệp”; đi
> > nước
> > > ngoài như đi chợ, đi Mỹ thì thích lúc nào
> > đi
> > > lúc đó… Và tâm sự: “Vậy mà tôi vẫn
> > không
> > > có cảm giác tự hào về vị thế công dân
> > của
> > > mình và đất nước mình.”
> > > Tự mô tả mình là “con cái của những
> > > người cộng sản” nhưng tác giả vẫn
> > viết
> > > “chế độ độc đảng và tư tưỏng cộng
> > sản
> > > đã làm cho dân mình không tiếp nhận
> > được
> > > những giá trị chung của nhân loại về dân
> > chủ,
> > > tự do, quyền con người… tạo nên một
> > lực
> > > cản không đáng có cho đất nước.” Đề
> > cập
> > > tới lá cờ của nước Mỹ, tác giả viết
> > > “Người ta yêu lá cờ là vì nó đại diện
> > cho
> > > vô số điều tốt đẹp ẩn phía sau.” Và
> > ngậm
> > > ngùi thấy mình là “Một công dân không
> > > có lá cờ tổ quốc!”
> > >
> > > *Bài viết được phổ biến nguyên vẹn,
> > không
> > > thêm bớt, cắt xén:
> > >
> > > CỜ MỸ - NƯỚC MỸ
> > > -Tôi để tâm tới lá cờ nước Mỹ từ
> > trước
> > > khi đến xứ này. Nguyên cớ cũng là từ tên
> > con
> > > trai của tôi. Năm ngoái tên này 5 tuổi. Tôi
> > nhớ
> > > là bữa đó tôi đang xem lại bộ phim”Sinh
> > ngày 4
> > > tháng 7″ trên kênh Star Movie thì hắn ta đi
> > ngang
> > > qua và hỏi:
> > > -Ba ơi ba! Lá cờ đó là cờ của nước nào
> > vậy
> > > ba?
> > > Lúc đó phim đang chiếu cảnh mấy người
> > thanh
> > > niên đốt cờ Mỹ.
> > > -Cờ đó là cờ nước Mỹ.
> > > -Sao họ lại đốt cờ vậy ba?
> > > -Tại vì họ muốn phản đối chính quyền.
> > > Rồi hắn còn hỏi … và …. nữa nên tôi
> > > cũng giải thích cho hắn như thế và
> > > như thế… Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên
> > là
> > > tại sao một tên nhóc 5 tuổi lại thắc mắc
> > về
> > > lá cờ của quốc gia hợp chủng xa xôi này
> > nên
> > > tôi có hỏi hắn: -Sao con lại hỏi về lá
> > > cờ này?
> > > -Tại vì trong mấy phim con coi có mấy lần
> > > con thấy lá cờ này, mèo Tom cũng có lần
> > > mặc đồ cờ Mỹ này, mà mấy phim ba coi
> > thỉnh
> > > thoảng con cũng có thấy vậy!
> > > À ra vậy! Hèn chi…
> > > Tên nhỏ này thì toàn coi phim hoạt hình, là
> > mấy
> > > bộ phim mà Cartoon network ngày nào cũng
> > chiếu,
> > > kiểu như “Tom and Jerry” hoặc “Teen
> > Titan” mà
> > > mấy phim này có cờ Mỹ không tôi cũng
> > không
> > > chắc! Hắn cũng coi phim thiếu nhi Walt Disney
> > trên
> > > đĩa, rồi phim thiếu nhi trên kênh Star Movie
> > và
> > > HBO. Thỉnh thoảng hắn cũng có coi mấy phim
> > Việt
> > > Nam nhẹ nhàng như “Kính vạn hoa” hay ”
> > Gọi
> > > giấc mơ về”… Và từ đó tự nhiên tôi
> > lại
> > > hay tò mò về lá cờ này khi xem những phim
> > của
> > > Mỹ sản xuất. Thật bất ngờ đối với
> > tôi và
> > > có thể với rất nhiều người khác! Trong
> > tất
> > > cả những bộ phim này, lần nào lá cờ Mỹ
> > > cũng xuất hiện.Từ phim hành động tới
> > phim
> > > hài, phim tình cảm rồi phim kinh dị, phim ma,
> > phim
> > > viễn tưởng… Lá cờ Mỹ hiện hữu khắp
> > nơi
> > > nơi! Từ cơ quan chính phủ, đồn cảnh sát,
> > > trường học đến trang trại, nhà riêng
> > của
> > > người dân Mỹ, trên đồi cao hoặc trong
> > > vùng rừng núi, bên hông xe bus, trên nóc
> > > xe hơi cá nhân…Nơi này nơi kia, lúc này
> > lúc
> > > khác tôi luôn luôn có thể nhìn thấy lá cờ
> > này,
> > > lá cờ nước Mỹ! Tên nhóc nhà tôi
> > cũng có
> > > ý nghĩ giống tôi, hắn nói với tôi như
> > vầy:
> > > -Ba, sao con coi phim Mỹ con thấy có nhiều cờ
> > Mỹ
> > > mà phim Việt Nam mình ít thấy cờ Việt Nam
> > hả
> > > ba?!…
> > > Xin nhắc lại là tên nhóc nhà tôi năm ngoái
> > mới
> > > chỉ có 5 tuổi!
> > > Thắc mắc của hắn thật ra cũng chưa chính
> > xác,
> > > vì phim Việt Nam cũng có thấy cờ Việt Nam
> > chứ
> > > không phải không có nhưng chỉ có điều là
> > ít
> > > xuất hiện, hoặc thường xuất hiện trong
> > mấy
> > > phim chiến tranh, tuyên truyền chính trị mà
> > thôi.
> > > Chưa hết, trong những chương trình thời
> > > sự trên tivi dù là kênh Việt nam hay nước
> > > ngoài, lá cờ Mỹ cũng xuất hiện với
> > tần
> > > suất khá dày đặc. Cũng
> > > đúng thôi, Mỹ bây giờ là siêu cường, tin
> > tức
> > > trên thế giới cứ 10 tin thì
> > > hết 3-4 tin là liên quan đến Mỹ! Quốc gia
> > này
> > > mà hắt hơi, sổ mũi là cả thế giới rung
> > rinh!
> > > Mà tin tức liên quan đến Mỹ thì đủ
> > kiểu. Từ
> > > tin đưa về Nhà trắng và tổng thống Obama
> > đến
> > > thị trường chứng khoán phố Wall, những
> > quyết
> > > định của FED, rôbôt chinh phục sao Hỏa…
> > Và
> > > nói đi cũng phải có nói lại: Chúng ta có
> > thể
> > > dễ dàng thấy những cảnh người Mỹ
> > > “nhiệt tình” đốt cờ nước họ lắm!
> > Có lẽ
> > > họ coi lá cờ giống như người yêu nên có
> > lúc
> > > thương có lúc giận và lúc giận dữ họ
> > cứ
> > > thẳng thắn biểu lộ cảm xúc đôi khi rất
> > cực
> > > đoan!
> > > Còn chuyện giữa tôi và tên nhóc nhà tôi,
> > > kể từ lần đó có một cuôc đua
> > > ngầm về việc ai là người thấy lá cờ
> > này
> > > nhiều hơn trên màn hình! Thường thì lúc
> > rảnh
> > > rỗi vào buổi tối hoặc những ngày cuối
> > tuần,
> > > mấy ngưới trong nhà lâu lâu lại nghe
> > một
> > > tên nhỏ và một tên lớn hồ hởi giành nhau
> > về
> > > lá cờ:
> > > -Ba ơi! Con thấy cờ Mỹ trước rồi nha!
> > > Những lúc đó tôi thường làm bộ cay cú:
> > > -Đâu phải cờ Mỹ, cờ nước khác mà!
> > > -Cờ Mỹ mà ba, có sao và vạch tùm lum
> > kìa!
> > > -Ờ ờ! Đúng rồi! Tên này lợi hại ghê
> > vậy
> > > ta…!?
> > > Hoặc có lúc:
> > > -Ê ê! Góc đường có một lá cờ Mỹ nha!
> > > Thì hắn bao giờ cũng làm tài lanh:
> > > -Con cũng thấy rồi!
> > > Còn không thì là:
> > > -Biết rồi!
> > > Và tôi lại làm bộ cho hắn đi tàu bay
> > giấy:
> > > -Sao anh tinh mắt quá vậy anh?
> > > Vậy là hắn có lý do để cười khanh khách
> > > khoái chí vì đã thắng được ba hắn!
> > > Tất nhiên đây chỉ là chuyện đùa vui của
> > hai
> > > cha con tôi. Nhưng nghiêm túc mà nói, thì rõ
> > ràng,
> > > có nhiều điều rất đáng để suy nghĩ.
> > Không
> > > nói trong các chương trình tin tức mà chỉ
> > nói
> > > trong phim ảnh thôi thì cũng phải đặt câu
> > hỏi
> > > là tại sao lá cờ Mỹ xuất hiện nhiều
> > như
> > > vậy? Tại sao lá cờ Viêt nam không xuất
> > > hiện nhiều trong phim ảnh Việt nam? Phải
> > chăng
> > > nhưng nhà làm phim Hollywood muốn thể hiện
> > lòng
> > > yêu nước hay là thực tế cuộc sống của
> > > người Mỹ là như vậy? Và các nhà làm phim
> > đã
> > > thể hiện phim như những gì
> > > cuộc sống hiện hữu? Mà nếu như thế thì
> > > người Mỹ họ yêu nươc dữ vậy sao ?
> > > Câu hỏi này của tôi đã được giải
> > đáp
> > > trong những lần tôi đi tham quan, tìm
> > > hiểu nước Mỹ. Tôi đã đi qua gần 30
> > tiểu
> > > bang bằng đường bộ để cố ý quan sát
> > kỹ
> > > càng nhiều mặt xứ sở Hợp chúng quốc.
> > > Quả đúng là như vậy. Người Mỹ rất yêu
> > > nước!
> > > Chẳng phải riêng gì trong việc treo cờ. Mà
> > cả
> > > trong sinh hoạt thường ngày,
> > > trong những hoạt động nơi công cộng cũng
> > như
> > > trong việc tổ chức xã hội của họ… Ta
> > có
> > > thể thấy tình cảm của họ đối với
> > quốc gia
> > > là rất đồng thuận và rất trân trọng.
> > Về
> > > những lá cờ, đúng như trong phim ảnh, cờ
> > > Mỹ hiện diện khắp nơi nơi !
> > > Đầu tiên là phi trường Los Angeles . Nơi nhà
> > ga
> > > đến, những lá cờ to tổ chảng treo khắp
> > trần
> > > nhà cùng những hàng chữ lớn “We are a face
> > of
> > > country”- Chúng tôi là bộ mặt của quốc
> > gia !
> > > Chẳng biết chúng tôi đây là ai ? Nhân viên
> > trong
> > > terminal thì nhiều lắm! Mà dẫu có là ai thì
> > bộ
> > > mặt của quốc gia phải gắn liền với
> > > những lá cờ rồi! Khỏi thắc mắc!
> > > Tiếp đó là đến những thành phố của
> > tiểu
> > > bang Cali và những tiểu bang khác khắp nước
> > Mỹ,
> > > đâu đâu tôi cũng thấy chúng, những lá cờ
> > Mỹ.
> > > Từ San Francisco xuống San Jose, rồi San Diego
> > ở CA,
> > > sau đó là hành trình băng ngang nước Mỹ
> > theo
> > > đường interstate 40 qua miền sa mạc của AZ
> > và NM,
> > > đến những thành phố nhỏ như Snyder ở
> > TX,
> > > qua bờ đông nơi SC và NC, và ngược lên
> > Washington
> > > DC và New York… phía Bắc. Vào những ngày
> > đẹp
> > > trời thì ôi thôi mấy lá cờ này! Luôn tung
> > bay
> > > giữa không trung đầy kiêu hãnh !
> > > Ở những cơ quan công quyền thì không nói
> > làm
> > > gì. Đằng này trong dân chúng lá cờ Hiệp
> > chúng
> > > quốc cũng luôn phấp phới và được
> > ngước
> > > nhìn. Tôi có thể thấy chúng được treo
> > phía
> > > trước vườn hoặc trên mái của những
> > ngôi
> > > nhà Mỹ trên mọi con đường, trong những
> > > lần dạo phố ở Little Saigon, Cali hoặc
> > cả
> > > ở những nơi hẻo lánh như Tucumcari
> > city, New
> > > Mexico. Tôi cũng thấy chúng
> > > trong những lần ra biển hoặc leo đồi và
> > cả
> > > những khi đi mua sắm ở các Mall,
> > > trong sân trước của những apartement, những
> > > condo, trên cửa kiếng xe hơi của dân Mỹ,
> > trong
> > > khu vui chơi, resort, trong nghĩa trang… và cả
> > trong
> > > nhà thờ ! Phải,trong nhà thờ. Nói có sách
> > mách
> > > có chứng, lần tôi đi lễ ở nhà thờ
> > St.Barbara
> > > trên đường Euclid ở Santa Ana city tôi đã
> > thấy
> > > lá cờ Mỹ được cắm trang trọng bên trái
> > bục
> > > giảng đạo của cha Nguyễn Đăng Đệ.
> > Điều này
> > > đối với tôi thật lạ lùng. Không biết
> > ở
> > > các nhà thờ Mỹ khác như thế nào chứ ở
> > Việt
> > > nam từ trước đến giờ tôi chưa từng
> > thấy nhà
> > > thờ nào có treo cờ quốc gia bên trong cả !
> > > Còn nói chuyện leo đồi, có lần tôi đã
> > lên
> > > một ngọn đồi vô danh ở vùng thung lũng
> > Pinole,
> > > phía bắc vùng vịnh San Francisco- Oakland. Bữa
> > đó,
> > > tôi đến thăm một người bạn có tiệm
> > Nails ở
> > > đây nhưng nhằm lúc tiệm đông khách quá
> > nên
> > > không muốn làm rộn bạn, nhân thấy ngọn
> > đồi
> > > gần đó phủ đầy hoa vàng đặc trưng của
> > miền
> > > bắc Cali, vừa đẹp lại vừa dễ leo nên
> > cũng tò
> > > mò thử lên ngắm hoa và vùng vịnh từ trên
> > cao
> > > cho biết. Leo lên mất khoảng một tiếng
> > đồng
> > > hồ, khi đến đỉnh tự nhiên thấy có cắm
> > một
> > > lá cờ lớn trước mặt, trên cao gió lộng
> > nên
> > > có thể nghe tiếng cờ quẫy gió phần phật.
> > Cột
> > > cờ đã cũ
> > > nhưng lá cờ còn mới chứng tỏ được thay
> > > thường xuyên, vì dãi dầu sương gió trên
> > cao nên
> > > không thể mới hoài được. Nhìn lá cờ cô
> > độc
> > > trên đỉnh đồi không thể không thắc mắc
> > ai có
> > > công vác lá cờ lên cắm trên này. Tiếng lá
> > cờ
> > > reo cùng gió khiến cho bất kỳ ai leo đến
> > đỉnh
> > > cũng cảm thấy đỡ mệt và phấn chấn
> > trước
> > > quang cảnh vùng vịnh bao la. Xuống dưới tôi
> > có
> > > hỏi bạn tôi về lá cờ thì bạn tôi cũng
> > ngạc
> > > nhiên lắm, không ngờ trên đó có cắm lá
> > cờ.
> > > Hắn ta cũng thật tình mà rằng:
> > > -Tao cắm rễ ở thung lũng này đã lâu nhưng
> > chưa
> > > bao giờ leo lên đồi đó, nên cũng chẳng
> > giải
> > > đáp được thắc mắc của mày !
> > > Mấy lá cờ Mỹ mà tôi từng thấy thì quả
> > > thật đẹp lắm, theo đúng nghĩa đen của
> > từ
> > > này. Thường tôi thấy những lá cờ xứ
> > khác
> > > được may bằng vải kate, nhưng cờ Mỹ thì
> > đa
> > > phần được làm bằng cotton nên sao và
> > vạch
> > > thường rất nổi bật, nhất là những lá
> > cờ có
> > > chất liệu thêu. Mà thấy cờ size lớn
> > nhiều
> > > lắm, nhất là ở những nơi công cộng toàn
> > là
> > > mấy lá cờ to như cái nhà vậy. Còn cờ size
> > nhỏ
> > > thường được để trên bàn hoặc cắm trên
> > nóc
> > > xe hơi trong
> > > mấy ngày lễ, chắc có lẽ xứ sở giàu có
> > nên
> > > không bao giờ phân vân về chuyện lớn nhỏ.
> > Còn
> > > vật dụng để treo cờ cũng rất đa dạng
> > và
> > > chắc chắn lắm chứ không “lả lơi” và
> > tạm
> > > bợ như những lá cờ mà tôi từng thấy. Rõ
> > ràng
> > > việc treo cờ là chuyện quốc gia đại sự
> > !
> > > Nhìn cách người Mỹ đối xử với lá cờ
> > > nước họ tôi hiểu rằng họ thực sự
> > > trân
> > > trọng lá cờ của họ. Nhưng điều gì
> > khiến
> > > họ yêu lá cờ và yêu nước của họ đến
> > > vậy? Có phải do nó đẹp hay chăng? Lá cờ
> > sao
> > > và vạch đó? Nếu trên lá cờ đó không
> > phải là
> > > sao và vạch liệu họ có yêu nó hay không?
> > Câu
> > > trả lời chắc vẫn là như thế, một tình
> > yêu
> > > với lá cờ. Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng
> > sao
> > > và vạch chỉ là hình thức và mang tính
> > biểu
> > > tượng.
> > > Người ta yêu lá cờ là vì nó đại diện
> > cho vô
> > > số điều tốt đẹp ẩn phía sau: Tự do,
> > dân
> > > chủ, tam quyền phân lập, quyền lực thứ
> > tư
> > > của báo chí…, cũng như sự đồng thuận
> > của
> > > tất cả mọi công dân trong việc tạo nên
> > một
> > > xã hội công bằng, văn minh, thịnh vượng
> > và
> > > nhân bản. Một xã hội mà trong đó mỗi
> > người
> > > đều có quyền lựa chọn cuộc sống cho
> > riêng
> > > mình và có quyền thực hiện ước mơ của
> > mình.
> > > Họ yêu thương trẻ em, tôn trong phụ nữ,
> > > nâng đỡ người tàn tật và chăm sóc
> > người già
> > > (dẫu còn nhiều ý kiến khác nhau về việc
> > > này)…
> > > Tôi đã rong ruổi trên nhiều nẻo đường
> > của
> > > các tiểu bang nước Mỹ và tôi có thể
> > thấy sự
> > > phát triển vượt bậc và khá đồng đều
> > của
> > > đất nước này. Có những lúc tôi đã
> > phải
> > > ngạc nhiên tự hỏi tại sao người Mỹ có
> > thể
> > > tạo dựng được một quốc gia ngoại hạng
> > như
> > > vậy. Cơ sở vật chất của họ đồ sộ
> > và
> > > trải rộng khắp liên bang như vậy hẳn là
> > đòi
> > > hỏi một sự tích tụ tư bản khổng lồ
> > của
> > > nhiều thế hệ xuyên suốt thời gian mà bản
> > thân
> > > tôi không thể nào tưởng tượng được.
> > Nước
> > > Mỹ đích thực khác hẳn những gì báo chí
> > trong
> > > nước hay viết
> > > và cũng khác với nước Mỹ tôi từng hình
> > dung.
> > > Tôi nhớ lần lang thang ở tiểu bang Utah, xe
> > chạy
> > > 70-80 mile một giờ trên
> > > freeway interstate 80 mà chạy hoài cũng chưa
> > qua
> > > khỏi những cánh đồng muối. Còn khi đi qua
> > tiểu
> > > bang Kansas , freeway interstate 70 chạy giữa
> > những
> > > cánh đồng lúa bạt ngàn đến cuối đường
> > chân
> > > trời. Xe chạy từ sáng đến chiều mà vẫn
> > thấy
> > > mênh mông nối tiếp mênh mông những sóng
> > lúa như
> > > không bao giờ dứt. Đi vào làng của nông
> > dân Hoa
> > > Kỳ thấy toàn là biệt thự rộng rãi, tiện
> > nghi
> > > đầy đủ, sạch sẽ vô cùng. Cảnh trí
> > được
> > > sắp đặt đẹp như tranh vẽ, cây cối hoa
> > lá
> > > giống như một resort 5 sao của mấy khu du
> > > lịch. Ai cũng biết Hoa Kỳ được thiên
> > > nhiên ưu đãi rất nhiều, nhưng để biến
> > > đất đai tài nguyên thành của cải không
> > thể
> > > thiếu bàn tay của con người và có cảm
> > giác bàn
> > > tay lao động của người Mỹ hiện diện ở
> > mọi
> > > miền, mọi vùng.
> > > Tất nhiên Hoa Kỳ không phải là một quốc
> > gia
> > > hoàn hảo, nhưng so với những quốc gia khác
> > rõ
> > > ràng Hoa Kỳ đã vượt lên trước rất xa.
> > Họ có
> > > những điều dở nhưng luôn luôn biết nhìn
> > nhận
> > > thẳng thắn lỗi lầm và tìm cách khắc
> > phục
> > > bằng những điều tốt hơn! Những người
> > tốt
> > > luôn làm một điều gì đó để cái xấu
> > không
> > > thể thắng thế và lẽ phải luôn được
> > bảo
> > > vệ.
> > > Quan sát xã hội Hoa Kỳ tôi thấy điều cốt
> > lõi
> > > của xã hội này là mỗi công dân đều
> > hiểu rõ
> > > giá trị của bản thân mình với các quyền
> > > đương nhiên của con người và hiểu biết
> > rất
> > > cao về luật pháp để phân biệt rõ ràng
> > những
> > > điều được phép và không được phép làm.
> > Và
> > > chính quyền đảm bảo cho điều đó luôn
> > được
> > > duy trì. Khi một xã hội đạt đến trình
> > độ
> > > như vậy thì sự đồng thuận và sự minh
> > triết
> > > sẽ xuất hiện và cùng với nó sự thịnh
> > vượng
> > > sẽ đến với tất cả mọi người dân.
> > Người
> > > đọc có thể cho rằng tôi lý luận lẩn
> > thẩn
> > > về một điều đương nhiên, nhưng bất cứ
> > ai
> > > từng sống trong những chế độ độc tài
> > đều
> > > rất dễ nhận thấy rằng để đạt được
> > > điều tưởng như đơn giản đó là cả
> > > một quá trình rất dài và gian khó. Mà nếu
> > nói
> > > là trăm năm chưa đạt được cũng không
> > phải là
> > > quá đáng! Ngay như trong khu vực Đông Nam Á,
> > ai
> > > từng quan tâm tìm hiểu Thailand cũng đều
> > > phải công nhận Thailand đang phát triển
> > > trước Việt Nam khoảng 30 năm. Người
> > Việt
> > > mình qua Thailand mà có dịp đi khắp nước
> > họ
> > > sẽ thấy cuộc sống của người Thai khá
> > thoải
> > > mái, cơ sở hạ tầng của họ dân mình
> > thấy
> > > lần đầu quả thật sẽ ngạc nhiên vì
> > không
> > > ngờ ở
> > > gần Việt Nam mà sao họ khá quá và hẳn ai
> > cũng
> > > tự nhủ không biết bao giờ Việt Nam mình
> > mới
> > > được như Thailand. Nhưng nếu thăm Thailand
> > xong
> > > rồi qua Hoa Kỳ và nếu theo dõi tình hình
> > xã
> > > hội Thailand trong thời gian qua thì thấy rõ
> > ràng
> > > khoảng cách phát triển giữa Thailand và Hoa
> > > Kỳ vẫn xa thăm thẳm.
> > > Cảm giác ghen tỵ với lá cờ nước Mỹ
> > lần
> > > đầu xuất hiện trong tôi là khi tôi dừng
> > chân
> > > ở thành phố Jackson của tiểu bang Mississippi
> > ,
> > > trên đường xuôi xuống New Orleans từ
> > St.Louis
> > > city. Tôi nhớ bữa đó tôi đang ăn trưa trong
> > một
> > > nhà hàng trên đường Wilson gần freeway
> > interstate
> > > 55, trời mùa thu tháng 11 phương Nam, mưa rơi
> > tầm
> > > tã, nhìn mưa nơi này không khỏi nhớ về
> > những
> > > cơn mưa miền Trung ở Việt Nam, mưa không
> > ngừng
> > > nghỉ với gió từng cơn và sấm chớp dọc
> > ngang
> > > bầu trời. Trong lúc nhìn mưa mông lung bất
> > giác
> > > tôi phát hiện phía bên kia đường có một
> > lá
> > > cờ. Cột cờ nằm trước một center bán
> > lốp xe
> > > hơi, với một lá cờ lớn. Dù mưa rơi tầm
> > tã,
> > > bầu trời đen kịt, nhưng lá cờ vẫn
> > ngạo
> > > nghễ tung bay. Đơn độc và bền bỉ, dường
> > như
> > > nó muốn chống chọi cùng sấm chớp, quét
> > sạch
> > > mây mù ! Sự kiêu dũng của lá cờ khiến
> > tôi
> > > không khỏi thầm khen “anh bạn khá lắm,
> > thật
> > > là một tay can trường!”. Và cũng lúc đó
> > tôi
> > > chợt cảm thấy buồn! Hôm đó đã gần
> > đến
> > > đoạn cuối của hành trình, sau những ngày
> > thăm
> > > thú nhiều tiểu bang tôi cảm nhận sâu sắc
> > sự
> > > trân trọng lá cờ quốc gia của người Mỹ,
> > dù
> > > thấy lá cờ rất là đẹp (theo cả nghĩa
> > đen và
> > > nghĩa bóng) và cảm mến lá cờ này nhưng rõ
> > ràng
> > > nó không phải là lá cờ của tôi. Lá cờ
> > sao và
> > > vạch đó,
> > > nó là của họ, những người dân quốc gia
> > hợp
> > > chủng !
> > > Tôi nhớ rất rõ cảm giác khó chịu len
> > lỏi
> > > trong tôi lúc đó, một cảm giác thèm muốn
> > mình
> > > cũng có một lá cờ để trân trọng và
> > ngước
> > > nhìn, để có lúc tôi có thể đặt bàn tay
> > lên
> > > con tim mình và cảm nhận tình yêu tổ quốc,
> > tình
> > > yêu đồng bào của mình đang hiện hữu trong
> > tôi!
> > > Điều đó tôi chưa bao giờ từng trải qua !
> > >
> > > II. Nước tôi cũng có một lá cờ…
> > > Và lá cờ tổ quốc của tôi, mỗi lần
> > đến
> > > dịp lễ hoặc Tết là bác tổ trưởng
> > > dân phố lại đi từng nhà nhắc nhở (hay
> > năn
> > > nỉ) người dân trong tổ treo cờ, bác này
> > là
> > > cựu chiến binh, trong chiến tranh được phong
> > anh
> > > hùng, giờ nghỉ hưu làm công tác dân phố.
> > Mỗi
> > > lần gặp bác tôi hay trêu là nhờ chuyện
> > treo cờ
> > > mà bác có cơ hội đi bộ thể dục! Thêm
> > nữa
> > > tivi và báo đài cũng lại nhắc cho dân
> > chúng
> > > biết về lịch treo cờ tổ quốc! Vậy đó
> > mà có
> > > nhà họ cũng chẳng treo ! Nhưng những ngày
> > này
> > > thì công tâm mà nói cờ Việt Nam được
> > > mùa, phấp phới tung bay, nếu nói là “rợp
> > trời
> > > cờ hoa” cũng không phải là quá đáng. Còn
> > vào
> > > những ngày thường thì tuyệt nhiên không
> > thấy
> > > dân chúng treo
> > > cờ, ngay cả cơ quan nhà nước cũng vậy!
> > Sau
> > > lễ, Tết mấy lá cờ này như có chân vậy,
> > chúng
> > > trốn mất tiêu, siêu tốc độ, chẳng còn
> > mấy
> > > lá !
> > > Tôi là dân có tập luyện, đại thể sáng
> > nào
> > > cũng chạy khoảng 5-6 cây số, mà tính hay
> > cầu
> > > toàn nên bữa nào có gió mạnh thường hay
> > căn
> > > hướng gió để chạy. Nói ra có nhiều
> > người
> > > ngạc nhiên! Tôi muốn tìm một cây cờ để
> > xem
> > > hướng gió nhưng hiếm khi nào thấy. Nhiều
> > lần
> > > chạy buổi sáng ở nhiều thành phố của
> > Việt
> > > Nam mình mỗi khi đi công tác hoặc du lịch
> > tình
> > > trạng cũng tương tự. Nếu đứng tại một
> > > điểm cao làm chuẩn mà lia tầm mắt trong
> > vòng
> > > bán kính 5 cây số, 10 cây số, có lúc 20 cây
> > số
> > > cũng không hề thấy lá cờ nào cả. May ra
> > mà
> > > đứng gần ủy ban nhân dân thành phố hoặc
> > > phường xã thì mới thấy, mà lá cờ cũng
> > “nhỏ
> > > như con thỏ” chứ ít thấy cờ lớn, có
> > lẽ là
> > > được mua ở chợ chỉ chung một size! Không
> > biết
> > > từ bao giờ người Việt mình thờ
> > > ơ với lá cờ như vậy ?
> > > Tôi nhớ lúc nhỏ sống ở miền Bắc, dù
> > chưa
> > > đủ hiểu biết để suy nghĩ sâu xa về lá
> > cờ,
> > > nhưng lá cờ đỏ sao vàng lúc đó cũng gần
> > gũi
> > > với lũ trẻ bọn tôi lắm. Vì miền Bắc
> > hồi
> > > đó nặng về tuyên truyền lên cờ hoa hay
> > xuất
> > > hiện, thời bao cấp mỗi dịp lễ Tết dẫu
> > có
> > > khó khăn nhưng tôi nhớ bọn tôi luôn được
> > cho
> > > quà bánh. Mọi người được nghỉ ngơi nên
> > ba
> > > tôi và mấy người bạn
> > > hay tụ tập khi nhà người này, khi nhà
> > người
> > > kia ăn uống “cải thiện”. Lại
> > > nhớ có lần ba tôi chở tôi đi cùng một
> > người
> > > bạn đi ăn liên hoan Quốc khánh, hai vị
> > đạp xe
> > > chầm chậm nói chuyện, tôi ngồi phía sau
> > mải mê
> > > nhìn mấy lá cờ đỏ treo hai bên đường
> > thế
> > > nào mà rơi khỏi yên xe lúc nào không hay,
> > còn hai
> > > vị cha chú cũng ham chuyện đến nỗi đi cả
> > trăm
> > > mét mới phát hiện con cháu mất tích,
> > hớt
> > > hải quay lại tìm “thằng nhóc suy dinh
> > dưỡng”.
> > > Chuyện thật như bịa! Mấy chục năm sau
> > gặp
> > > lại chú bạn vẫn nhắc:
> > > - Mày hồi đó lỳ lắm con nhá, rơi xuống xe
> > mà
> > > không hề khóc, vẫn lon ton chạy theo cho kịp
> > tao
> > > với ba mày, mà cũng không thèm gọi bọn tao
> > đâu
> > > nhá, rõ ông tướng chứ lị !
> > > Sau này khi chiến tranh kết thúc gia đình tôi
> > theo
> > > ba trở về quê hương miền Nam , tôi lớn
> > lên, đi
> > > nhiều đọc nhiều biết nhiều, rồi lá cờ
> > nhạt
> > > nhòa dần trong tôi hồi nào không hay. Dân
> > chúng
> > > Việt Nam chắc cũng như vậy, chung suy nghĩ
> > > như tôi. Cuộc sống vất vả mưu sinh, thời
> > gian
> > > trôi nhanh, chiến tranh đã qua hơn 30 năm rồi
> > mà
> > > thực sự đất nước vẫn chưa có gì
> > chuyển
> > > biến lớn lao cả. Xã hội công bằng, dân
> > chủ,
> > > văn minh thì chưa thấy mà những cái xấu
> > thì
> > > dường như ngày càng trầm trọng. Khi ẩn sau
> > lá
> > > cờ không phải là những điều tốt đẹp
> > thì
> > > màu đỏ và sao vàng sẽ thực sự chỉ còn
> > là
> > > hình thức, những thành phần trong xã hội
> > mà năm
> > > cánh sao vàng tượng trưng sẽ chẳng thấy
> > mình
> > > trong đó và họ dần trở nên lãnh đạm
> > với lá
> > > cờ cũng là điều dễ
> > > hiểu. Tôi cũng như họ, nhiều lần tôi nhìn
> > lá
> > > cờ đỏ sao
> > > vàng đó và tôi không hề thấy tôi trong
> > đó.
> > > Tôi không hề cảm nhận được đó là lá
> > cờ
> > > tổ quốc của tôi! Trường hợp của tôi là
> > con
> > > của những người cộng sản mà còn vậy,
> > còn con
> > > em của những người ở “bên kia chiến
> > tuyến”
> > > chắc là cực đoan hơn nữa.
> > > Tôi là một tour guide chuyên nghiệp và đã
> > đi
> > > khắp Việt nam, nhiều lúc khách nước ngoài
> > họ
> > > hỏi mà không biết trả lời thế nào cho
> > đỡ
> > > mất sĩ diện. Trẻ em bán vé số, kẹo cao
> > su, hủ
> > > tiếu gõ… có mặt trên mọi ngả đường.
> > Lên
> > > vùng Tây Bắc hoặc về miệt sông nước Cà
> > Mau
> > > thấy trường lớp của con trẻ xập xệ,
> > dột
> > > nát mà muốn rơi nước mắt. Trong khi ở các
> > đô
> > > thị người ta mua xe triệu đô, xây các
> > công
> > > trình thì cứ 10 tầng họ bỏ túi 1 tầng
> > nên
> > > chất lượng chỉ còn 9 tầng! Phụ nữ bị
> > bạo
> > > hành là chuyện nội bộ gia đình, khi nào
> > sắp
> > > xảy ra án mạng chính quyền mới can thiệp.
> > Có
> > > lần tôi thấy một người chồng đánh vợ
> > bằng
> > > một chiếc ghế nhựa, cú phang lên đầu
> > người
> > > vợ mạnh và tàn nhẫn đến nỗi chiếc ghế
> > vỡ
> > > tan thành mấy mảnh, máu chảy
> > > tèm lem trên mặt cô. Cũng có đông người
> > nhưng
> > > không thấy ai ra tay nghĩa hiệp cả. Có chị
> > phụ
> > > nữ xấn vào còn bị chồng lôi ra mắng:
> > > -Xen vào làm gì! Vợ chồng mình có lúc còn
> > quá
> > > nhà người ta!?
> > > Tôi nhảy vào can thiệp thì tên chồng
> > trừng
> > > mắt nạt:
> > > -Tôi đánh vợ tôi thì liên quan gì đến
> > ông!
> > > Đánh hắn thì mình phạm luật mà không
> > chừng
> > > lại bị hắn “tẩn” cho no đòn !? Bực
> > quá móc
> > > điện thoại ra gọi cảnh sát 113 thì thất
> > vọng
> > > vô cùng! Họ hỏi nhanh nhưng cặn kẽ sự
> > việc,
> > > khi biết là chồng đánh vợ họ nói
> > “chuyện
> > > này là xung đột gia đình, anh gọi qua bên
> > phụ
> > > nữ nhờ họ giải quyết!”. Nghe họ nói
> > tự
> > > nhiên bao nhiêu nhiệt huyết trong tôi tan như
> > mây
> > > khói và cảm thấy bất lực, đơn độc
> > biết bao
> > > nhiêu.
> > > Quả thật hiện trạng xã hội khắp mọi
> > > miền đất nước rất đáng lo ngại, thành
> > > phố có nhiều nhân tài hội tụ nhưng toàn
> > là
> > > “siêu sao kiếm tiền” chứ hiếm thấy
> > người
> > > có tinh thần thiện nguyện, sẵn sàng cống
> > hiến
> > > cho cộng đồng, “lĩnh ấn tiên phong”
> > quyết
> > > liệt đấu tranh với cái xấu, định hướng
> > cho
> > > đất nước đi lên. Mà dân nhập cư vào
> > thành
> > > phố tự phát, tạo áp lực lớn lên toàn
> > thể,
> > > những là kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm…
> > bây
> > > giờ là bài toán nan giải đối với cấp
> > lãnh
> > > đạo các thành phố.
> > > Chị của tôi đang tính mở tiệm thuốc tây,
> > tôi
> > > nghe mấy chị bàn bạc mà đau hết cả
> > ruột,
> > > “mở tiệm đừng ham chi mặt tiền đường
> > lớn,
> > > cứ vào mấy khu lao động mà mở, mấy khu
> > lao
> > > động bây giờ dân họ ưa bịnh lắm đảm
> > bảo
> > > kinh doanh sẽ phát đạt”. Còn nông thôn bây
> > giờ
> > > vấn đề con người rất đáng bàn, làm
> > việc
> > > với cán bộ cấp huyện hoặc xã, sau bao
> > nhiêu
> > > năm thấy vẫn dậm chân tại chỗ. Người
> > giỏi
> > > thì bỏ xứ đi, người ở lại trình độ
> > > thấp mà không có tư tưởng cầu tiến, làm
> > chưa
> > > được việc đã cầu lợi, báo đài vừa
> > rồi
> > > đồng loạt đưa tin về mấy chuyện cán bộ
> > các
> > > xã ăn chặn tiền hỗ trợ Tết cho dân
> > nghèo,
> > > nghĩ mà xấu hổ cho “con rồng cháu tiên”.
> > Còn
> > > nam thanh niên nông thôn khoảng 6 giờ chiều
> > muốn
> > > gặp khó lòng thấy mặt, 8
> > > giờ tối gặp tên nào nói chuyện cũng nghe
> > mùi
> > > rượu bia. Hỏi ra mới hay nông thôn bây
> > giờ
> > > chẳng có gì vui chơi giải trí, “bọn em
> > thanh
> > > niên lao động chân tay, buổi tối làm mấy
> > ly
> > > cũng đỡ nhức mỏi anh ạ!”.
> > > Điều này chẳng riêng gì nông thôn, các
> > đô
> > > thị loại 1, loại 2 bây giờ quán nhậu thì
> > tràn
> > > lan mà thư viện, nhà văn hóa ngày càng
> > xuống
> > > cấp, toàn xã hội đề cao “chủ nghĩa kim
> > > tiền”, đồng tiền lên ngôi trở thành
> > thước
> > > đo mọi giá trị, mọi mặt của đời sống
> > đều
> > > tụt hậu. Ngay như vợ tôi cũng là dân trí
> > thức,
> > > yêu chồng thương con cũng thuộc loại “số
> > một
> > > thế giới”, vậy mà thấy thiên hạ tiêu
> > xài
> > > cũng phát hoảng. Có lần giận tôi nàng
> > mắng là
> > > chồng gì mà toàn lo chuyện bao đồng, nhà
> > người
> > > ta thì nhà lầu xe hơi, tiêu xài như nước
> > mà nhà
> > > mình cứ bình bình hoài, làm mãi cũng chẳng
> > thấy
> > > phát tài, tiêu pha thứ gì cũng phải cân
> > nhắc!
> > > Mà thật ra gia đình tôi có thể được xếp
> > vào
> > > dạng trung lưu, hai vợ chồng ba đứa con -
> > một
> > > gái hai trai- ăn uống, chi tiêu cũng không
> > đến
> > > nỗi thiếu thốn.Thêm nữa gia đình sum vầy
> > hạnh
> > > phúc, không đau ốm, bệnh tật, cuộc sống
> > bình
> > > an, nếu học theo Lão Tử kể như cũng là
> > “bến
> > > bờ ngay sau lưng ” rồi! Vậy mà cũng có
> > lúc
> > > cũng bị vợ nhằn, chẳng qua nàng thấy xã
> > hội
> > > suy tôn đồng tiền quá đáng nên mất khôn
> > chứ
> > > không thực nghĩ như vậy.
> > > Thành phố Đà Nẵng là đô thị trực
> > thuộc
> > > trung ương mà thư viện chẳng có bao nhiêu
> > sách,
> > > tôi vào tham quan cho biết thấy chẳng được
> > mấy
> > > cuốn có giá trị, sách truyện thì có mà
> > toàn
> > > sách cũ, còn sách nghiên cứu thì thấy
> > chẳng
> > > nhiều hơn tủù sách nhà tôi bao nhiêu! Mấy
> > cô
> > > thủ thư nói giọng bất mãn:
> > > - Lãnh đạo thành phố mê đá banh chứ đâu
> > có
> > > mê sách mà anh bảo sao cho có nhiều hả anh?
> > > Xuống Nhà văn hóa thanh niên ở 30 Bạch
> > Đằng
> > > thì thấy mấy chục năm vẫn không thay
> > đổi, có
> > > phần tệ hơn và thua xa thời năm 1986 khi
> > bọn
> > > choai choai chúng tôi ghé thăm và nhảy đầm.
> >
> > > Sài Gòn cũng chẳng hơn gì, muốn đưa con
> > trẻ
> > > đi chơi không phải là chuyện
> > > dễ dàng. Mấy điểm đu quay trong xóm thì
> > rẻ
> > > nhưng chật chội và không an toàn, đi Đầm
> > Sen
> > > một gia đình 2-3 đứa con chơi vài ba trò
> > chơi
> > > cộng tiền vé vào cửa, ăn uống…tốn
> > gần
> > > triệu như không! Đại thể là ngoài việc
> > ăn
> > > uống mà muốn vui chơi, giải trí thì cứ
> > phải
> > > có tiền mới dám chơi, chứ dân nghèo thì
> > đành
> > > chịu vì nhà nước ít cho không cái gì cả.
> > Mấy
> > > người đạp xích lô, xe thồ Sài Gòn có
> > một
> > > thời hay lai rai loại nước giải khát lên
> > men,
> > > chẳng
> > > biết được sản xuất bằng thứ gì mà
> > chiều
> > > nào anh em ta cũng làm vài chai. Dân nghèo đâu
> > có
> > > mồi xịn để lót bao tử, cứ sẵn gì
> > nhậu
> > > nấy! Mười mấy hai mươi năm trôi qua, “phe
> > ta”
> > > bây giờ đường ruột, dạ dày ai cũng hư
> > hết.
> > > Đi bác sỹ khai ra mới biết cứ 10 người
> > thì
> > > hết 9 người uống loại nước rẻ tiền
> > đó. Mà
> > > nghĩ cũng tội nghiệp cho “ông” nhà
> > nước,
> > > tiền thuế thu không được bao nhiêu thì
> > lấy gì
> > > lo cho dân. Mấy anh thuế vụ ngoài chợ thu
> > tiền
> > > của các cô, các chị bán rau thấy cũng tích
> > cực
> > > lắm, nhưng môt sạp rau chẳng bao nhiêu
> > tiền, thu
> > > không biết đến bao giờ mới bằng một
> > chai
> > > rượu ngoại mấy tên “cá mập” uống
> > trong vũ
> > > trường ?
> > > Còn nói về công viêc mưu sinh của người
> > dân
> > > cũng trần ai, khổ ải. Mấy anh em lái xe tour
> > du
> > > lịch tôi quen, dần dần chuyển nghề gần
> > hết.
> > > Lâu lâu gặp lại cố nhân, nghe kể chuyện
> > mà
> > > không biết nên vui hay nên buồn. Họ than
> > công
> > > việc thì cực mà thu nhập không nhiều,
> > chạy xe
> > > tour thì phải đi sớm về trễ, 7-8 giờ tối
> > còn
> > > phải đưa khách đi ăn tối, về tới nhà
> > bữa
> > > nào cũng 11giờ đêm, sáng ra 5 giờ phải lo
> > dậy,
> > > chạy lên bãi xe xong đua xuống khách sạn ở
> > trung
> > > tâm, vừa chạy vừa lo kẹt xe. Đi tham quan
> > tuyến
> > > điểm thì lúc nào cũng như “bơi” giữa
> > biển
> > > người, nóng nực, căng thẳng “không điên
> > mới
> > > lạ !?”. Nghề nghiệp đặc thù, nếu
> > tiền
> > > nhiều thì cũng ráng, chứ xương quá
> > thì…Cuối
> > > cùng mạnh ai nấy “binh”, dù tiền ít
> > nhưng
> > > tiện tặn cũng qua ngày mà có thời gian lo
> > cho gia
> > > đình. Trò chuyện với anh em taxi cũng thấy
> > buồn
> > > lòng, họ tâm sự :
> > > -Bon chen kiếm sống, giành giật khách,
> > giở
> > > mánh khóe này nọ, về nhà nhìn
> > > con cái ngây thơ vui học, nghĩ đến công
> > việc
> > > mình làm cũng tự thấy mắc cỡ ghê lắm
> > nhưng
> > > xã hội mình nó vậy, mình không làm người
> > khác
> > > họ cũng làm, mà chậm chân thì vợ con mình
> > đói,
> > > coi như đời mình kể như bỏ chỉ hy vọng
> > mai sau
> > > các con mình…
> > > Mà cũng hy vọng cầu may vậy thôi chứ không
> > có
> > > cơ sở nào để tin đến đời con
> > > mình, cuộc sống sẽ khấm khá cả. Con cháu
> > ra
> > > trường muốn có việc vẫn cứ phải
> > > “chạy”, mà lương cũng chỉ đủ tiêu
> > thôi
> > > chứ không có dư, chuyện mua nhà, mua xe vẫn
> > còn
> > > xa vời lắm. Báo chí Việt nam thì sau bao
> > nhiêu
> > > năm vẫn ngoan ngoãn đi “lề bên phải”,
> > cả
> > > một đất nước 80 triệu dân mà không có
> > tờ
> > > báo nào “đáng mặt anh tài”. Có lần tôi
> > đi
> > > Hongkong về, do bận rộn quá nên không đọc
> > > được thông tin trong nước, lên máy bay
> > của
> > > Vietnam Airlines thấy có báo Thanh Niên thì
> > mừng
> > > húm. Vậy mà đọc được vài trang là muốn
> > bỏ
> > > xuống! Báo chí gì mà không đọc thì thấy
> > thiếu
> > > thông tin, mà nếu cầm báo đọc
> > > thì lại chẳng có gì đáng đọc cả !
> > Trước
> > > đây đã viết “dưới tầm” rồi, từ
> > hồi
> > > mấy vị Tổng biên tập các báo bị cất
> > chức,
> > > thấy còn tệ hơn, bài vở đọc giống
> > > như ăn cơm nguội vậy! Đất nước thiếu
> > > một môi trường tự do ngôn luận và một
> > > tầng lớp tinh hoa dẫn dắt xã hội, mà quy
> > luật
> > > phát triển cho thấy trong một xã hội ai
> > nấy bo
> > > bo ôm “nồi cơm” của mình thì tự do, dân
> > chủ
> > > vẫn sẽ là chuyện của muôn năm !
> > > Ở Việt Nam bây giờ nói chuyện chính
> > > trị và thời cuộc, mấy người thợ hớt
> > tóc và
> > > xe ôm lại có vẻ là những người quan tâm
> > hơn
> > > mấy vị quan lớn!? Ngồi chờ khách giở
> > sách báo
> > > ra đọc họ bàn luận đủ thứ chuyện trên
> > > đời. Một anh xe ôm nói với tôi là anh
> > ngồi ở
> > > mấy chỗ đèn xanh đèn đỏ mà anh thấy Sài
> > Gòn
> > > 1 ngày lãng phí không biết bao nhiêu xăng
> > dầu và
> > > siêu ô nhiễm. Vì dân số Sài Gòn đông mà
> > thời
> > > gian chờ đèn lẹ quá nên ai cũng để nổ
> > máy
> > > ngồi chờ,
> > > phải chi người ta điều chỉnh thời gian
> > lâu
> > > hợp lý thì mọi người sẽ tắt máy,
> > > “tiết kiệm được bao nhiêu là xăng dầu
> > chú
> > > nhỉ!”. Tôi động viên:
> > > -Anh quan sát thực tế được bao nhiêu điều
> > hay
> > > như vậy mà sao không viết thư góp ý với
> > chính
> > > quyền ?
> > > Anh giãy nảy:
> > > - Ôi dào! Bọn nó đời nào quan tâm đến
> > thư
> > > của mình, có viết cũng như không thôi chú
> > ạ !
> > > Xã hội Việt Nam đang diễn ra như vậy,
> > cuộc
> > > sống thì bát nháo, chính quyền thì luôn nói
> > lời
> > > hay ý đẹp, dân chúng thì mất niềm tin nên
> > lá
> > > cờ tổ quốc chẳng được mấy ai đoái
> > hoài
> > > đến. Điều này thường xảy ra trong những
> > chế
> > > độ độc đảng.
> > > Sau mấy giải bóng đá quốc tế, chính
> > quyền hay
> > > tuyên truyền về tình yêu lá cờ của
> > người dân
> > > như minh chứng cho lòng yêu nước, báo đài
> > > thường nói là “80 triệu con tim đang
> > hướng về
> > > đội tuyển Việt Nam” trước những trận
> > cầu
> > > quan trọng hoặc nói “cờ Việt Nam tung bay
> > trên
> > > mọi nẻo đường thể hiện tinh thần yêu
> > nước
> > > cao độ của người dân” sau khi đội
> > tuyển
> > > chiến thắng một đối thủ mạnh. Nhưng có
> > lẽ
> > > họ cố ý nói sai hoặc làm như nhầm lẫn
> > giữa
> > > lòng yêu nước và tinh thần hâm mộ thể
> > thao. Ít
> > > nhất trong nhà tôi có hơn một nửa
> > > thành viên là không hướng về đội tuyển,
> > vì
> > > ba má và vợ tôi không hề mê bóng
> > > đá, mọi người toàn coi phim bộ. Còn mấy
> > tên
> > > nhỏ nhỏ trong nhà chẳng hề biết bóng đá
> > là
> > > gì, nhất là mấy tên dưới 5-6 tuổi.
> > > Cầm cờ ủng hộ đội tuyển Việt Nam cũng
> > > không có nghĩa là yêu nước. Chẳng qua ủng
> > hộ
> > > màu cờ, sắc áo của đội tuyển nhà thì
> > cầm
> > > cờ hoặc mặc áo của đội tuyển thì thích
> > hợp
> > > hơn cả. Tôi đã chứng kiến trận cầu chung
> > kết
> > > EURO 2008 giữa Tây ban nha và Đức cùng dân
> > hâm
> > > mộ ở nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Sài Gòn
> > qua
> > > màn ảnh lớn. Dân hâm mộ chia thành 2 phe
> > ủng
> > > hộ hai đội rất cuồng nhiệt, cũng cờ
> > quạt,
> > > áo sống y như người Tây ban nha và Đức
> > thứ
> > > thiệt. Khi Tây ban nha ghi bàn dân hâm mộ
> > ủng hộ
> > > đội này cũng vẫy cờ Tây ban nha và hò hét
> > vang
> > > trời, nhưng rõ ràng nhìn cảnh đó chẳng ai
> > nói
> > > là người hâm mộ Việt Nam yêu nước Tây
> > ban nha
> > > cả. Điều đó là rõ ràng !
> > > Phần tôi mắc cái tội hay tò mò tìm hiểu,
> > lại
> > > thêm số bay nhảy nên suốt ngày chu du xa
> > nhà.
> > > Việt Nam thì không nói làm gì mà nước
> > ngoài
> > > cũng đi tìm
> > > hiểu nhiều nơi, rồi quan sát, so sánh mới
> > tự
> > > băn khoăn với mình. Điều tôi rút ra về
> > sự
> > > chậm lụt của Việt Nam là chế độ độc
> > đảng
> > > và tư tưỏng cộng sản đã làm cho dân
> > mình
> > > không tiếp nhận được những giá trị chung
> > của
> > > nhân loại về dân chủ, tự do, quyền con
> > > người… tạo nên một lực cản không đáng
> > có
> > > cho đất nước. Bên cạnh đó nó cũng khiến
> > cho
> > > chính quyền luôn tìm cách nói dối để mị
> > dân
> > > cho dễ cai trị nên dân chúng càng ngày càng
> > mất
> > > niềm tin. Tôi cảm thấy rất bất an khi nghĩ
> > về
> > > vận mệnh của đất nước.
> > > Với những gì đang diễn ra, tôi có cảm
> > giác
> > > như cơ thể Việt Nam đang bị bệnh nặng,
> > mà
> > > người bệnh vẫn tin hoặc giả bộ tin là
> > cơ
> > > thể sẽ có khả năng tự điều chỉnh dần
> > hết
> > > bệnh. Trong khi ai cũng biết là phải giải
> > phẫu
> > > toàn thân may ra mới có thể cứu được
> > bệnh
> > > nhân. Cả hai điều đều sẽ rất đau đớn,
> > tuy
> > > nhiên lối thoát chỉ có một! Mà bệnh nhân
> > không
> > > thể tự mình giải phẫu và phải cần sự
> > trợ
> > > giúp của bác sỹ! Bác sỹ đó là ai? Có
> > phải Hoa
> > > Kỳ hay chăng? Dù là ai thì cũng cần rất
> > nhiều
> > > thời gian và tôi e rằng tôi không sống đủ
> > thọ
> > > để thấy ngày đất nước tôi thay đổi
> > và
> > > người dân sẽ có một cuộc sống hạnh
> > phúc.
> > > Như vậy cũng có nghĩa là tôi vẫn sẽ
> > chẳng có
> > > lá cờ tổ quốc
> > > của mình để yêu mến và trân trọng.
> > > Tôi vẫn sẽ phải ghen tỵ với lá cờ
> > nước
> > > Mỹ, ghen tỵ với sự trân trọng mà nó
> > được
> > > dành tặng bởi những công dân của Hợp
> > chúng
> > > quốc. Những người mà qua quan sát và trò
> > chuyện
> > > với họ, tôi thấy họ chẳng hơn tôi bao
> > nhiêu.
> > > Có khi còn thua tôi!?. Tôi là một người có
> > sức
> > > khỏe, sống điều độ và lành mạnh, luôn
> > yêu
> > > mến mọi người. Học thức thì hai bằng
> > đại
> > > học, nói thông thạo 2 ngoại ngữ Anh, Nhật
> > chưa
> > > kể miệt mài tự học từ hồi thanh niên
> > đến
> > > giờ… Đi nước ngoài như đi chợ, đi Mỹ
> > thì
> > > thích lúc nào đi lúc đó nếu không quá
> > bận…
> > > Vậy mà tôi vẫn không có cảm giác tự hào
> > về
> > > vị thế công dân của mình và đất nước
> > mình.
> > > Dù đôi khi trong cuộc sống có những lúc
> > bộc
> > > phát muốn làm người dấn thân, nhưng tuổi
> > tác
> > > ngày càng thêm, gia đình
> > > đề huề, tôi nghĩ mình chắc sẽ vẫn mãi
> > chỉ
> > > là một công dân bình thường và an phận.
> > >
> > > Một công dân không có lá cờ tổ quốc! Và
> > luôn
> > > chạnh lòng mỗi khi nhìn thấy lá cờ sao và
> > sọc
> > > !
> > >
> > > Trần Thanh Thuỷ
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> > >
> >
> >
> >
> >
>
Chào Hoa Hậu Thanh Thúy
ReplyDelete