Pages

Saturday, January 16, 2010

TIN TỔNG HỢP * HÀNG ĐỘC HẠI TRUNG QUỐC

**

Hoa kỳ và Liên Âu cấm hàng độc hại
Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc

HÀNG ĐỘC HẠI TRUNG QUỐC GIẾT THƯƠNG HIỆU “MADE IN VIETNAM”
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế http://viettudan. net

Từ khi cuộc Khủng hỏang Tài chánh/Kinh tế bắt đầu, các nước, nhất là Trung quốc và Nga luôn luôn lo sợ về tình trạng Ce Chở Mậu Dịch (Protectionnisme/Protectionism) lớn mạnh. Ngỏ lời đầu tiên trong WEF Davos 2008 (World Economic Forum Davos), Thủ tướng Nga và Thủ tướng Trung quốc nhấn mạnh đến những nguy cơ Che Chở Mậu Dịch này.

Suốt trong ba cuộc Họp của G20, tình trạng căng thẳng vẫn là vấn đề Che Chơ Mậu Dịch. Trước cuộc Họp G20 tại Pittburgh, Hoa kỳ tăng thuế nhập cảng lốp xe đến từ Trung quốc. Trung quốc phản ứng ngay bằng việc bù trừ về việc nhập gà từ Mỹ. Đồng thời Trung quốc đòi buộc chứng chỉ về trùng cúm heo đến từ Liên Aâu và Mỹ.

Tin tức mới về biện pháp kiểm sóat đối với hàng Việt Nam :

Vào năm 2010, hàng thủy sản Việt Nam nhập vào Châu Âu sẽ phải tuân thủ quy định IUU, yêu cầu chứng nhận là sản phẩm được đánh bắt và khai thác hợp pháp. Cùng lúc, hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ (và một số sản phẩm khác) cũng phải đạt chuẩn mực do đạo luật CPSIA quy định. Các rào cản kỹ thuật này đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại.

Trong tuần qua, một công văn của Ủy ban Châu Âu được báo chí tiết lộ cho biết là định chế này sẽ đề nghị Liên Hiệp Châu Âu kéo dài thêm 15 tháng thời hạn áp thuế chống phá giá lên giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2006, mức thuế đối với sản phẩm Việt Nam là 10%.

Việc áp đặt thuế chống phá giá này là một trong những khó khăn mà ngành xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh các nước nhập khẩu hàng hoá ngày càng dựng thêm các rào cản để bảo vệ nền sản xuất nội địa. Vấn đề lại càng hệ trọng đối với Việt Nam khi mà các chướng ngại vật này lại được các thị trường chủ yếu của hàng Việt dựng lên, như tại Châu Âu hay Hoa Kỳ.

Quy định của Châu Âu về nguồn gốc hợp pháp của thủy sản.

Tại Châu Âu chẳng hạn, trong lúc mặt hàng giày da dự trù sẽ tiếp tục bị áp thuế chống phá giá, thì kể từ tháng giêng năm 2010, đến lượt thủy sản bắt đầu gặp khó khăn về mặt thủ tục khi nhập vào thị trường Liên Hiệp Châu Âu. Vào lúc ấy, Châu Âu bắt đầu áp dụng những quy định gọi tắt là IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing) nhằm chống các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trái phép trên toàn thế giới.

Cá tra và cá ba sa xuất khẩu phải lọc đi toàn bộ phần mỡ.

Theo các quy định này, thì tất cả các lô hải sản từ Việt Nam xuất qua châu Âu đều phải được chứng nhận về tính hợp pháp, có tên tàu đánh bắt, vùng biển khai thác vân vân, những vấn đề khó đáp ứng do phương thức đánh cá còn cá thể, manh múm và thủ công của ngư dân Việt Nam.

Chuẩn mực mới về an toàn do Hoa Kỳ áp dụng.

Khó khăn cũng có thể đến từ Mỹ, thị trường quan trọng nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam. Trên nguyên tắc, kể từ tháng 2/2010, chính quyền Mỹ sẽ áp dụng đạo luật có tên là Consumer Product Safety Improvment Act (CPSIA), tạm dịch là Luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Theo đó luật này, các mặt hàng nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải hội đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.

Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thứ hai tuần trước đã nêu bật một ví dụ liên quan đến hàng may mặc, theo đó nhà sản xuất phải cung cấp nhiều loại giấy tờ như giấy kiểm tra về tính an toàn của vải khi bị cháy, kèm theo hàm lượng chì trên vải chẳng hạn. Đạo luật CPSIA đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại vì đã đặt ra nhiều loại tiêu chuẩn cao về chất lượng và tính an toàn, buộc giới sản xuất tại Việt Nam phải cố gắng rất nhiều mới thỏa mãn được.

Cùng trong WTO/OMC, nhưng có thể áp dụng những Biện pháp không giá biểu
(Mesures non-tarifaires).

Giá biểu chính thức trong Tổ chức Mậu dịch quốc tế có những Giá biểu độc lập của mỗi nước (Tarifs douaniers autonomes) và Giá biểu quan thuế ký kết (Tarifs douaniers contractuels). Nhưng mỗi nước có thể nại ra những lý do để áp dụng những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires). Những biện pháp này có thể là:
=> Hạn chế về Lượng nhập cảng (Mesure de contingentement)
=> Hạn chế về Ngọai tệ (Mesure de Change)
=> Biện pháp Hành chánh (Mesure administrative) : Tạo ra những chậm trễ hành chánh cho nhập cảng
=> Biện pháp Kỹ thuật (Mesure Technique) : Đòi hỏi những thỏa mãn Kỹ thuật
=> Biện pháp Vệ sinh (Mesure d’Hygiène) : Đây là Biện pháp mà các nước dễ lấy ra nhất để hạn chế nhập cảng. Mỗi nước đặt ra những điều kiện Vệ sinh để bảo vệ Dân tiêu dùng của họ. Khi nói đến vấn đề Vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho Dân, thì những nước khác khó lòng chống lại. Hiện nay, những hàng đồ chơi cho trẻ con đang được đề cập đến nhiều nhất từ những hàng Trung quốc. Thực phẩm đến từ Trung quốc, Thuốc sản xuất từ Tầu, cũng phải được kiểm sóat gắt gao về vệ sinh.

Cách đây hai tuần, khi đề cập đến câu hỏi của Đài RFI xem có cách nào chống hàng Trung quốc đang lan tràn ở Việt Nam, chúng tôi đã đề nghị những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires), nhưng đã phải thất vọng nói rằng:”CSVN sợ hãi Tầu, làm sao có thể cứng rắn áp dụng những Biện pháp này !”

Hoa kỳ và Liên Âu ngăn cản hàng Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc.

Những nhà chuyên môn Quan Thuế rất tinh ý về sự liên hệ giữa Việt Nam và Trung quốc. Hai nước có những điểm giống hệt nhau:
=> Cùng một Cơ Chế chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế
=> Bộ máy hành chánh đầy tham nhũng, bưng bít
=> Chỉ có thông tin một chiều của Nhà nước. Cấm cản mọi thông tin, báo chí có thể phanh phui sự thật.
=> Đàn áp tất cả những ai dám động chạm đến những sai trái, xậm xụi, tham nhũng của độc đảng Cộng sản.
=> Luật pháp do Nhà Nước tùy nghi xét định.

Những khắng khít che đậy cho nhau giữa hai nước là công khai.

Chính vì vậy, nếu muốn ngăn cản hàng Trung quốc, mà thả lỏng Việt Nam, thì không thể có hiệu quả mong muốn, bởi vì Việt Nam sẽ gian giảo biến những hàng độc hại của Trung quốc thành “Made in Vietnam” để xuất cảng cho Trung quốc.

Hoa kỳ và Liên Âu tuyên bố kiểm sóat chặt chẽ hàng hóa Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc:
=> Lần thứ nhất năm năm 2006 về hàng bằng da đến từ Trung quốc và Việt Nam
=> Lần này mới được tuyên bố cũng cho Trung quốc và Việt Nam về thực phẩm
Những cơ quan chuyên môn về Quan Thuế rất hiểu những quan hệ gian giảo giữa hai nước. Những hàng phế thải, mang độc chất của Trung quốc, khi bị cấm trực tiếp xuất cảng, đang tràn ngập vào Việt Nam. Những hàng này không những diệt Kinh tế Việt Nam, mà còn làm hại sức khỏe những thế hệ sau này. Đây là một cách diệt chủng.

Trước đây, khi Trung quốc chưa vào WTO/OMC (Tổ chức Mậu dịch Thế giới), giới Quan Thuế phải rất vất vả kiểm sóat nguồn gốc hàng hóa của Trung quốc. Hồi ấy, Hồng Kông vẫn thuộc Anh quốc và có quyền xuất cảng hàng hóa sang Thị trường Chung Aâu châu. Vì vậy, một số hàng hóa sản xuất ở Trung quốc, tại những khu vực quanh Hồng Kông, đã gian lận đề là “Made in HongKong”.

Giới Quan Thuế hiểu rằng ngày nay, với những liên hệ không kiểm sóat nổi, những hàng bị cấm xuất cảng trực tiếp từ Trung quốc, có thể được chuyển qua Việt Nam và đề là “Made in Vietnam”. Những gian thương hay ngay cả Nhà Nước Việt Nam, vì lợi lộc mà quên tương lai thiệt hại cho Dân tộc, có thể chấp nhận làm công việc gian lận này cho Trung quốc. Thương hiệu “Made in China” đang xuống dốc trầm trọng. Việt Nam chấp nhận làm công việc gian lận sẽ kéo theo sự xuống dốc của Thương hiệu “Made in Vietnam”. Việc phá Thương hiệu này sẽ tạo thiệt hai lâu dài.

Khi Quốc tế kiểm sóat hàng hóa xuất cảng của Trung quốc và Việt Nam cùng một lúc, đó là họ đã hiểu sự gian lận này của hai nước cấu kết với nhau như Anh Em hay như Thầy Tớ.

* Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế *

**

Mỹ phản ứng mạnh với hàng Trung Quốc chứa độc
12/01/2010 23:54
Dây đeo cổ cùng loại với sản phẩm được AP phát hiện có chứa cadmi ở mức nguy hiểm - Ảnh: Ebay

* Cảnh giác với đồ trang sức rẻ tiền Trung Quốc

Một số cửa hàng bán lẻ tại Mỹ đã ngưng bán các mặt hàng trang sức trẻ em bị nghi nhiễm độc. Giới chức mở cuộc điều tra.

Hãng tin AP hôm qua cho hay chuỗi siêu thị Walmart ở Mỹ đã thu hồi các mặt hàng trang sức trẻ em nhập từ Trung Quốc bị nghi nhiễm chất cadmi (cadmium). Phát ngôn viên Melissa Hill nói Walmart đã “phản ứng tức thì” sau khi cuộc điều tra của AP phát hiện có một lượng cadmi nguy hiểm trong một số mặt hàng trang sức rẻ tiền “made in China” dành cho trẻ em. Bên cạnh Walmart, Claire’s và một số tập đoàn bán lẻ lớn khác tại Mỹ cũng đã ngưng bán các sản phẩm bị nghi có chứa độc.

Trước đây, nhiều mặt hàng đồ chơi Trung Quốc đã bị cấm bán vì chứa lượng chì nguy hiểm. Để thay thế chì, một số nhà sản xuất đã sử dụng cadmi, với độc tính cao gấp nhiều lần chì. “Không có điều gì tích cực mà bạn có thể nói về kim loại này. Đó là một chất độc”, AP dẫn lời Bruce Fowler, chuyên gia về cadmi và chất độc hại tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ.

Cuộc điều tra của AP, với các mẫu hàng được mua tại nhiều siêu thị trên khắp nước Mỹ, đã phát hiện lượng camid có khi lên tới 91% trong một số sản phẩm trang sức trẻ em do Trung Quốc sản xuất. Giáo sư Jeff Weidenhamer ở Đại học Ashland, tiểu bang Ohio, đã phân tích để phát hiện cadmi trong cuộc điều tra của AP. Chính ông Weidenhamer trước đây là người đã cung cấp cho Ủy ban An toàn hàng tiêu dùng của Mỹ (CPSC) về lượng chì nguy hiểm trong các sản phẩm đồ chơi nhập từ Trung Quốc, dẫn đến một cuộc thu hồi vào năm 2008.

Ngay sau khi AP công bố phát hiện, CPSC đã mở cuộc điều tra đối với các mặt hàng nữ trang chứa cadmi nhập từ Trung Quốc. CPSC đang hợp tác chặt chẽ với giáo sư Weidenhamer trong cuộc điều tra. AP dẫn lời Chủ tịch CPSC Inez Tenebaum phát biểu tại Hội nghị về An toàn cho đồ chơi của APEC ở Hồng Kông vào hôm qua: “Chúng ta phải cam kết không sử dụng kim loại nặng ở mức nguy hiểm hoặc ở mức gây độc vào việc mạ bề mặt hoặc làm chất nền cho đồ chơi cũng như các sản phẩm cho trẻ em”. Cũng trong hội nghị, lần đầu tiên Bắc Kinh đã lên tiếng phản hồi về kết quả điều tra của AP. Đại diện của Tổng cục Giám sát kiểm nghiệm chất lượng và kiểm dịch Nhà nước Trung Quốc nói: “Chúng tôi chỉ mới nhận được thông tin này và chúng tôi sẽ điều tra ngay”.

Phát hiện của AP về chất cadmi trong đồ trang sức trẻ em được bán ở siêu thị, và chắc chắn đã được nhiều người Mỹ sử dụng, cũng làm xôn xao chính trường. Nhiều nghị sĩ phẫn nộ trước việc một số mặt hàng được nhập từ Trung Quốc lọt lưới kiểm soát. AP dẫn lời thượng nghị sĩ Bill Nelson nói ông đang rà soát lại tất cả các luật liên quan để xem có cần thắt chặt thêm quy định hay không. Một luật cấm bán đồ trang sức có chứa cadmi đang được thượng nghị sĩ James Alesi đề xuất áp dụng cho tiểu bang New York.

Sự kiện đồ trang sức rẻ tiền dành cho trẻ em bị phát hiện chứa cadmi ở mức nguy hiểm là vụ bê bối mới nhất liên quan đến hàng hóa Trung Quốc. Những năm gần đây, thế giới từng biết đến những sản phẩm nguy hại của Trung Quốc như sữa chứa melamine, đồ chơi có lượng chì quá cao, thực phẩm dành cho thú cưng nhiễm độc... Mỹ - nước nhập nhiều hàng hóa Trung Quốc nhất - đang nhận ra rằng họ cần phải có những biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. “Đây là ví dụ mới nhất cho thấy chúng ta cần có những luật lệ chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với các sản phẩm dành cho trẻ em. Điều này cũng một lần nữa cho thấy tại sao cần có những biện pháp giám sát chặt hơn đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc”, AP dẫn lời hạ nghị sĩ Rosa DeLauro. Bà này nói rằng “nước Mỹ cần tiếp tục lo ngại về hàng hóa đến từ Trung Quốc”.

Đỗ Hùng

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201003/20100112235415.aspx

*



Giày Trung Quốc Gây Ung Thư Phổi
Càng ngày càng thế giới càng sợ hàng Trung Quốc: cả giày cao cấp do Trung Quốc làm nhái giày Ý cũng có thể gây bệnh ung thư phổi.

Thứ Sáu tuần qua (26/9/08) chính phủ Ý cho biết đã tịch thu 1.7 triệu đôi giày da do Trung Quốc sản xuất theo mẫu Ý: không chỉ ăn cắp tác quyền, giày này còn chứa các hóa chất độc hại. Dẫn lời một phát ngôn viên của cảnh sát Ý, Hãng thông tấn AFP cho biết cuộc điều tra ‘Giày độc’ (Toxic Shoes) bắt đầu vào tháng 5/2008 và đến nay đã bắt giữ 21 người Trung Quốc và 7 người Ý, tất cả sẽ bị truy tố về tội xâm phạm tác quyền và cố tình gây hại sức khỏe cho cộng đồng.

Số giày nói trên được sản xuất tại Trung Quốc, tuy nhiên nhãn mác lại ghi rõ là ‘làm bằng da thật’ và ‘sản xuất tại Ý’. Các kết quả xét nghiệm cho thấy giày giả Ý này có hàm lượng hexavalent chromium vượt mức cho phép, do đó có thể gây ung thư cho người sử dụng.

Chất hexavalent chromium, gọi tắt là Cr (VI), đuợc sử dụng trong kỹ nghệ nhuộm làm mực, sơn, thuộc da, bảo quản gỗ. Chất này có tác dụng chống mài mòn nhưng phải đuợc sử dụng với hàm lượng cho phép. Vuợt quá mức này Cr(VI) sẽ bốc ra và tương tác với màng dịch sẽ tạo nên chất carcinogen, là chất tạo ra nguy cơ ung thư phổi.

Hiện chính phủ Ý đã cấm sử dụng chất này và Cộng đồng châu Âu cũng đã cấm hexavalent chromium trong kỹ nghệ điện tử.

Cảnh sát Ý đã lục xét 45 nhà kho và tiệm giày, tịch thu số giày trị giá 20 triệu Âu kim, tức khoảng 35 triệu Úc kim.

Vụ “giày ung thư phổi” này diễn ra giữa lúc chính phủ Trung Quốc còn đang lúng túc với vụ sữa nhiễm melamin gây sạn thận và ung thư bàng quang, xem như không có thứ gì của Trung Quốc là an toàn cho con người.

Con số chính thức cho thấy sữa bột Tam Lộc của Trung Quốc đã khiến 8 trẻ sơ sinh mất mạng và 54,000 em bị sỏi thận, tuy nhiên con số thực có thể lớn hơn nhiều.

Không chỉ là sữa bột, chất độc trên hiện diện trong đủ lọai thực phẩm của Trung Quốc. Cuối tuần qua chính quyền Hong Kong và Nhật ra thông báo cho biết họ phát hiện melamine trong bột dinh dưỡng của Heinz và khoai tây sấy khô Silang House nhập từ Trung Quốc.

Chính phủ Nhật đã ra lệnh cấm nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa từ Trung Quốc trong khi Hong Kong ra lệnh thu hồi bột dinh dưỡng Heinz.

Chính phủ Macau đã phát hiện chất melamine trong bánh kẹo của Koala's March đóng tại Nhật, tuy nhiên công ty này là thành viên của Lotte China Foods Co. Sau thông báo của phía Macau, các siêu thị tại Hong Kong cũng đã ngừng bán các loại bánh có nhân chocolate.

Vì vụ tai tiếng này hiện tại nhiều người Trung Quốc đổ xô sang Lào Cai mua sữa về dùng cho an toàn.

Báo Công An Nhân Dân ngày 29/09/2008 trích báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường Lào Cai cho biết số lượng khách nước ngoài, đặc biệt là người bên thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc), đổ xô sang Lào Cai mua sữa đã tăng đáng kể. Các khách hàng Trung Quốc này chủ yếu mua các loại sữa mang nhãn hiệu không phải Trung Quốc Dutch Lady, Vinamilk, hay các loại sữa mang nhãn hiệu Đại Hàn, Mỹ. Tờ báo này cho biết dù ở sát bên Trung Quốc, thị trường sữa Lào Cai được xem là an toàn khi các cơ sở kinh doanh hầu như không lưu hành sữa Trung Quốc.

Hiện tại công nghiệp bánh kẹo, kem và sữa Việt Nam nhập tới 80 phần trăm nguyên liệu sữa, đa phần từ Trung Quốc nên hiểm họa rất lớn. Trước mắt chính quyền đã yêu cầu công ty kem ở Hà Nội không được dùng bột sữa Trung Quốc.

Tại Úc chính phủ cũng đang tiến hành kiểm nghiệm các loại bánh kẹo có nguồn gốc từ Trung Quốc để xét xem có bị nhiễm độc chất melaimin gây sỏi thận hay không.

@Vietluanonline.com
Reply With Quote


*
Nga thu giữ hàng lậu và độc hại từ Trung Quốc
22/06/2009 | 14:00:00

Ngày 22/6, Cơ quan An ninh Kinh tế thuộc Bộ Nội vụ Nga cho biết, Công an kinh tế nước này đã phát hiện và thu giữ một khối lượng hàng hóa trị giá 1 tỷ rúp (khoảng 32,2 triệu USD) được coi là hàng buôn lậu và có hại cho sức khỏe con người từ Trung Quốc vận chuyển tới các chợ Mátxcơva, trong đó có khu chợ Cherkizovo mà người Việt quen gọi là chợ Vòm.

Trong một chiến dịch đặc biệt tiến hành đồng thời tại tỉnh Mátxcơva, các khu Primorie và Khabarov, các nhân viên Cơ quan An ninh Kinh tế Nga cũng đã bắt giữ một nhóm gồm 7 người bị buộc tội buôn lậu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc sang Nga, trong đó trùm sỏ là người Trung Quốc.

Thông thường, hàng lậu được chở từ Trung Quốc qua các cửa khẩu ở Primorie và Khabarov, sau đó được vận chuyển bằng tàu hỏa hoặc máy bay tới tỉnh Mátxcơva và thủ đô Nga để tiêu thụ.

Hàng hóa đã bị thay đổi chủng loại và số lượng khi khai hải quan để giảm mức đóng thuế xuống hàng chục lần.

Bộ Nội vụ Nga đã khởi tố vụ án hình sự với nhóm người bị bắt trên đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

http://www.vietnamplus.vn/Home/Nga-thu-giu-hang-lau-va-doc-hai-tu-Trung-Quoc/20096/5379.vnplus

*

HÀNG TRUNG QUỐC TRÀN NGẬP VIỆT NAM
Việt Báo

Không nhãn mác, không hạn dùng...

Nguy co doc hai tu hang Trung Quoc
Các loại thực phẩm Trung Quốc được bày bán tràn ngập tại chợ Bình Tây, TP.HCM (ảnh chụp ngày 3-6) - Ảnh: T.T.D.
Từ biên giới đến thành thị tràn ngập hàng thực phẩm Trung Quốc (TQ) không nhãn mác nên người tiêu dùng không thể biết thành phần của sản phẩm gồm những gì. Giá các sản phẩm này rẻ đến bất ngờ và có đặc điểm để lâu vẫn... không hư!

Tại chợ Bình Tây (Q.6, TP.HCM), trước các sạp hàng thực phẩm khô có đủ loại, từ kim châm, hạnh nhân, măng tây, nấm đông cô, rong biển… Một tiểu thương tại đây cho biết phần lớn những mặt hàng này được nhập từ TQ dưới dạng đóng thùng cactông nên không có bao bì, không nhãn mác, không hạn sử dụng, cũng chẳng biết nó được sản xuất từ những chất gì. Thế nhưng những mặt hàng này đang được tiêu thụ rất mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh.

Tút” lại là đẹp

Thực phẩm khô TQ dồi dào, giá nhập vào tương đối rẻ, kích thước lớn, khá bắt mắt nên tiêu thụ mạnh. Nấm đông cô có dáng to, nấu nhanh chín nên người tiêu dùng rất thích. Đặc biệt để lâu bao nhiêu cũng được! Khi nấm có bụi mốc “chỉ cần về nhà ngâm nước là nhả hết” - một tiểu thương cho biết. Các mặt hàng được bày bán nhìn có vẻ cũ cũ, một số còn bị mốc, đen nhưng chỉ cần người mua về “tút” lại theo một số bí quyết của người bán là... đẹp như thường. Với bánh kẹo, hàng TQ thường được bán theo ký, bao bì xanh đỏ rất bắt mắt. Những chiếc bánh gạo, sôcôla hoa hồng, kẹo mềm… giá cực rẻ. Chúng có vị... lạ lạ, dễ ăn, lại được đóng gói nhỏ, tiện sử dụng. Có điều bánh không hề có hạn sử dụng, nhãn mác cũng như nơi sản xuất...

Nguy co doc hai tu hang Trung Quoc
Các loại thực phẩm Trung Quốc được bày bán tại chợ Bình Tây, TP.HCM ngày 3-6 - Ảnh: T.T.D.

Tại các chợ Bình Tây, An Đông, Bến Thành... có bày bán nhiều loại nước giải khát dạng bột hoặc đóng gói của TQ, ngoài bao bì không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. La hán quả trong hộp màu xanh, bên trong chứa 12 miếng nhỏ hình chữ nhật, có mùi hắc xộc vào mũi. Theo chị H. - chủ một tiệm cà phê, loại này có ba loại, bề ngoài giống nhau như đúc nhưng quan sát kỹ sẽ thấy loại xịn nhất có dán tem, giá cao hơn.

Đủ loại bột nêm, gia vị

Sôi động hơn cả vẫn là tại các khu chợ vùng biên của Lạng Sơn. Tại chợ Đồng Đăng, một quầy hàng thực phẩm ngay cổng chợ Đồng Đăng đồ thực phẩm bày cao ngất, để tràn cả lối đi, phần lớn chúng được nhập từ TQ, từ xì dầu, bột canh, bột nêm, mì chính, gia vị lẩu, nước chấm cho đến các loại thực phẩm tẩm ướp đều được đóng gói trong những bao bì, chai lọ chi chít chữ TQ. Những gói rau quả ướp bằng thứ nước màu đỏ sền sệt, đóng trong túi nilông trong suốt, bên ngoài in lòe loẹt chữ TQ. Không có bất kỳ dòng chữ nào ghi hạn sử dụng trên các túi.

Các hộp hương liệu nước ép trái cây có xuất xứ TQ với nhiều hương vị dứa, dâu, nho... đang được các chợ bán với mức giá chỉ 4.000 - 7.000 đồng/hộp.

Chị Tâm, một tiểu thương tại chợ An Đông (TP.HCM), cho biết “do giá bán quá rẻ cộng với mùi vị trái cây như thật nên những hộp hương liệu này hiện đang được nhiều nhà hàng, tiệm cà phê mua sỉ về pha chế”.

Cũng có nhiều mặt hàng “bổ dưỡng” như sữa bột, sữa hương vị trái cây, các loại hạt nấu sẵn đóng gói trong những chiếc bao hút chân không được nhiều người mua về nấu chè... đều không có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng. “Người dân mình vẫn xài vì cứ nghĩ ăn vào đâu có... chết ngay” - chị Loan nói.

Chỉ riêng xì dầu đã có đến hàng chục loại, bình xì dầu dung tích 2 lít loại ngon nhất giá 20.000 đồng, các loại khác chỉ 8.000 - 15.000 đồng/bình 2 lít. Phần lớn những loại xì dầu này được đựng trong can nhựa màu trắng đục, không có niêm phong. Nhãn mác của những can xì dầu này đều in chữ TQ, hầu hết không ghi hạn sử dụng, nơi sản xuất, thành phần… Bà chủ hàng đồ khô báo giá chỉ lấy bằng 2/3 giá bán lẻ nếu có nhu cầu lấy nhiều về xuôi bán.

Trong khi đó tại chợ Lũng Vài (TQ), dân buôn đồ khô người Việt vẫn thường qua đây lấy hàng, sau đó thuê cửu vạn vác hàng theo đường mòn về tập kết tại các kho hàng thuộc khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn), chờ đêm xuống xé lẻ đưa về xuôi. Giá bán các loại thực phẩm TQ tại chợ Lũng Vài khá rẻ, chỉ vài nhân dân tệ (1 NDT khoảng 2.000 đồng VN) là được một món. Cụ thể một can xì dầu 2 lít loại ngon giá chỉ 5-6 tệ; gói gia vị lẩu, rau củ quả tẩm ướp khoảng 0,8 - 1,5 nhân dân tệ/gói tùy loại…

Tươi nhờ chất bảo quản

Không giống như các mặt hàng khác, phần lớn hàng hoa quả TQ về VN bằng con đường hợp pháp qua cửa khẩu Tân Thanh. Chị Hoa, một người buôn bán hoa quả lâu năm tại chợ khu vực Tân Thanh, cho biết giá hoa quả TQ rẻ hơn 30-40% so với hoa quả cùng loại ở trong nước. Đặc điểm của hoa quả TQ là có hình thức rất đẹp, để được lâu, không bị nẫu. Cam, quít TQ luôn có vỏ bóng sáng, đều màu, không bị rám như cam, quít của VN. Còn hồng TQ có vỏ màu hồng đậm rất đẹp...

Chị Hoa cho hay hoa quả của TQ để được lâu, vỏ đẹp là do sau khi thu hoạch chúng được ngâm qua các bể nước hòa lẫn hóa chất bảo quản hoa quả khoảng vài giờ, sau đó mới vớt lên xuất đi. Dẫn chứng cho tôi xem, chị Hoa cầm lên một quả táo, sau đó bóc lớp sợi xốp bọc bên ngoài ra thì có những hạt màu trắng nhỏ li ti bám trên cuống của quả táo.

Chị Hương, tiểu thương chợ An Đông (TP.HCM), cho biết: “Khi bóc lưới xốp bọc quả táo ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả chính là hóa chất bảo quản”. Nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng tăng lên khi người bán hay “lên đời” hàng TQ thành sản phẩm Úc, Mỹ để đánh lừa người tiêu dùng.

Gần đây, ngoài cà rốt, gừng, khoai tây TQ, thị trường VN còn làm quen với loại bông cải của TQ. Bông cải trắng TQ to, đẹp, rẻ hơn cải Đà Lạt nên tiêu thụ khá mạnh. Tuy vậy, không ai biết nó có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng hay bảo quản trong đó hay không.

NHƯ BÌNH - TRỌNG PHÚ

Nguy co doc hai tu hang Trung Quoc
Các loại đồng hồ giả Trung Quốc bị tịch thu. Trung Quốc hiện là nguồn hàng giả lớn nhất châu Âu - Ảnh: AFP


http://vietbao.vn/Kinh-te/Nguy-co-doc-hai-tu-hang-Trung-Quoc/40204070/87/


*

No comments:

Post a Comment