TỶ GIÁ ĐỒNG YUAN VÀ
CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI
MỸ VÀ TẦU
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
UNICODE: http://viettudan.net
Geneva, 18.03.2009
Trước đây người Pháp dùng cái tên IndoChine để chỉ khu vực địa lý giữa Aán độ và Tầu, trong đó có Việt Nam. Tuần vừa rồi, chúng tôi viết bài nhận định theo dòng thời sự: ẤN ĐỘ, MỘT CƯỜNG QUỐC KINH TẾ TƯƠNG LAI Á CHÂU và chúng tôi định viết bài QUAN ĐIỂM hôm nay với những phân tích về hướng phát triển của Kinh tế Aán độ trong phạm vi chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ.
Chúng ta ở giữa hai nước đông dân số, Trung quốc và Aán độ, cả hai được xếp vào những nước bắt đầu phát triển (Pays émergents). Kinh tế Trung quốc tập trung những phát triển dưới quyền lực độc tài độc đảng, chú tâm vào xuất cảng, nghĩa là hướng ngọai. Kinh tế Aán độ tản những họat động phát triển tới dân chúng trong nước, nghĩa là hướng nội, dưới chủ trương tản quyền kinh tế hay cũng gọi là dân chủ hóa kinh tế.
Định viết bài QUAN ĐIỂM hôm nay về Ấn độ như một tỉ dụ cho chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ. Nhưng tình hình căng thẳng về vấn đề Tiền tệ và Mậu dịch giữa Hoa-kỳ và Trung quốc trở thành gay gắt sau cuộc Họp báo Chúa Nhật vừa rồi, 14.03.2010, của Thủ tướng Oân Gia Bảo tại Bắc Kinh. Oâng công kích mạnh Hoa kỳ và coi Hoa kỳ đang đi đến Che Chở Mậu Dịch (Protectionnism). Đồng thời từ Hoa Thịnh Đốn, 130 Nghị viên Quốc Hội và một số Thương Nghị sĩ viết thư yêu cầu Obama phải làm mạnh với Trung quốc về tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ, thậm chí yêu cầu xử dụng quan thuế để chế tài Trung quốc nếu Trung quốc vẫn ương ngạnh.
Tuần trước, chúng tôi đã viết một bài QUAN ĐIỂM về phạm vi này với đầu đề: TRUNG QUỐC XUỐNG NƯỚC VÌ LO SỢ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI. Chúng tôi nói Trung quốc xuống nước theo những tuyên bố của Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, và của Dương Khiết Trì, Ngọai trưởng Trung quốc. Nhưng tuần này, Thủ tướng Oân Gia Bảo lại lên nước cứng nhắc, khiến chúng tôi tạm để một bên về Kinh tế Aán độ và viết tiếp về sự căng thẳng đấu đá giữa Trung quốc và Hoa kỳ về Tiền tệ và Thương mại.
Trong bốn ngày gần đây, thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm hôm nay, nhiều bài viết về vấn đề căng thẳng đấu đá này trên các Nhật Báo lớn quốc tế. Nguyên xem những đầu đề viết, chúng ta đã thấy tầm căng thẳng đã lên cao như thế nào và những căng thẳng này không thể giải quyết một sớm một chiều mà yên. Nó còn kéo dài. Chính vì vậy mà chúng tôi xin liệt kê những đầu đề đó để qúy độc giả thấy tầm quan trọng của căng thẳng và cũng để qúy độc giả tiện vào đọc những bài sau đây để nhận định thêm :
* Le Figaro 15.03.2010, trang 18 :
PEKIN REJETTE LES CRITIQUES AMERICAINES
* Financial Times 15.03.2010, trang 1 :
CHINA PREMIER BRANDS PRESSURE OVER RENMINBI PROTECTIONISM
* The Wall Street Journal 15.03.2010, trang 1:
CHINA TAKES AIM AT U.S. OVER ECONOMY
* Le Monde 16.03.2010, trang 16:
CHINE: LE PREMIER MINISTRE RECONNAIT L’AGGRAVATION DES INEGALITES SOCIALES
* The Wall Street Journal 16.03.2010, trang 23 :
BEIJING IS STILL THE TOP HOLDER OF U.S.DEBT
* Financial Times 16.03.2010, trang 1:
CONGRESS LETTER URGES ACTION ON RENMINBI
* Fiancial Times 17.03.2010, trang 3:
BEIJING ON OFFENSIVE OVER RENMINBI
* The Wall Street Journal 17.03.2010, trang 1 & 3:
CHINA ATTACKS QUALITY OF FOREIGN GOODS
* Le Monde 18.03.2010, trang 16:
TAUX DE CHANGE DU YUAN: PUGILAT AMERICANO-CHINOIS
* Financial Times 18.03.2010, trang 2 :
WORLD BANK OPTIMISTIC ON CHINA ?
* The Wall Street Journal 18.03.2010, trang 14:
MULTINATIONAL COMPANIES SOUR ON THEIR DEALINGS WITH CHINA.
Chỉ nguyên đọc những đầu đề trên đây, chúng ta đã mường tượng ra tầm quan trọng của đấu đá giữa Hoa kỳ và Trung quốc và những vấn đề phức tạp chạm đến nồi cơm của mỗi nước. Chúng tôi không thể đi vào những chi tiết của những bài trên đây với phạm vi một bài QUAN ĐIỂM hôm nay. Phải cần những bài QUAN ĐIỂM tiếp theo nữa để đi vào chi tiết và nhất là theo rõi công việc đấu đá cho nồi cơm mỗi nước sẽ đi về đâu, sẽ có những trừng phạt quan thuế hay không (Sanctions par Taxes douanìeres), mỗi nước đưa ra những biện pháp không giá biểu như thế nào (Mesures non-tarifaires) và những biện pháp trả thù ra sao (Mesures de représailles).
Vì vậy bài QUAN ĐIỂM hôm nay chỉ nêu ra những điểm chính căng thẳng về Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ và những dự phóng xử dụng trừng phạt quan thuế về Thương mại từ hai phía Trung quốc và Hoa kỳ.
Thái độ từ phía Trung quốc
Chúng tôi nghĩ rằng những công kích từ phía Trung quốc về vụ việc Google, về việc Hoa kỳ bán võ khí cho Đài Loan, về việc Obama gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma... dần dần rồi cũng quên đi. Nhưng vấn đề gai góc tạo căng thẳng là Trung quốc coi việc giữ Tỷ giá thấp của đồng Yuan như một chính sách Tiền tệ chung cho phát triển Kinh tế Trung quốc. Trung quốc làm việc cho xuất cảng. Nếu xuất cảng tụt dốc, thì sản xuất kinh tế Trung quốc chết. Chính sách giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp đối với Đo-la là nhằm cạnh tranh tăng xuất cảng, nghĩa là đồng thời nuôi dưỡng sản xuất. Chính vì vậy đối với Trung quốc, khi nói đến Tiền tệ, thì cũng phải nói đến tình trạng kinh tế chung của nước này.
Một số báo chí đã thổi phồng Kinh tế Trung quốc khi chỉ nhìn những thành phố ven biển, khi thấy những “gadgets” Made in China tràn ngập ở các Siêu thị bên này, khi nghĩ rằng chế độ chính trị Trung quốc cũng giống những chế độ dân chủ Tây phương.
Chúng tôi xin lập lại đây hình ảnh tóm tắt rất xác thực về Kinh tế Mafia độc đảng Trung Cộng với tất cả những tính tóan cho quyền lợi cá nhân của độc đảng cầm quyền:
Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết về hiệu quả Kinh tế/Thương mại Trung quốc như sau: “It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay).
Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung cộng, ở trong lòng nền Kinh tế như trên vừa tóm tắt, “ở trong chăn”, nên biết rõ tỏ tường chăn có rận rệp như thế nào. Vì vậy trong bài diễn văn nhân Mùa Xuân kết thúc Khóa họp Quốc Hội Nhân Dân ở Bắc Kinh, Chúa Nhật 14.03.2010, ông đã nhấn mạnh đến hai điểm chính: (i) Tình hình Kinh tế có những đe dọa để dẫn đến bất ổn xã hội; (ii) Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ/Đo-la là chính sách Tiền tệ cứu vãn Kinh tế.
Tình hình Kinh tế có những đe dọa
dẫn đến bất ổn xã hội, chính trị
Bình thường, thì những Lãnh đạo chính trị độc tài bưng bít không dám nói ra những khuyết điểm. Nhưng lần này, một Thủ tướng đành phải thú nhận những đe dọa cho Kinh tế Trung quốc có thể dẫn đến những bất ổn Xã hội và Chính trị. Oân Gia Bảo nói rõ rệt như sau:
“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Tại sao Thủ tướng Oân Gia Bảo phải thú nhận như vậy. Một số những nhà quan sát cho rằng việc thú nhận này có lẽ được xử dụng làm cái cớ để Trung quốc nhất thiết duy trì Tỷ giá thấp đồng Yuan mong cứu nền kinh tế đang chao đảo.
=> Lạm phát (Inflation)
Trung quốc đang lo sợ lạm phát. Tháng hai vừa rồi lạm phát tăng 2.7% và Nhà nước đang lo sợ rằng lạm phát tòan năm có thể lên 2 con số. Chính Oân Gia Bảo đã nhắc lại rằng năm 1989, vụ đẫm máu tại Thiên An Môn là do lạm phát tăng lên hai con số.
=> Sự phân phối không đồng đều những thu nhập
(Redistribution inéquitable des revenus)
Đúng theo hình ảnh Kinh tế Trung quốc mà Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, đã tóm tắt như trên đây. Đó là Kinh tế Mafia đảng CSTQ, bóc lột nhân lực đại đa số dân Trung quốc mà không cho họ hưởng tương xứng với thu nhập, đám Mafia đảng trở thành giầu sụ và tiền thu nhập lại chuyển ra nước ngòai đầu tư chứ không đầu tư trong nước để đa số dân nghèo có thể được hưởng. Đồng Nhân Dân Tệ là tiền của Tầu mà chính đám Mafia giầu có lại sợ giữ tiền Tầu, nên mua đồng Đo-la để trữ. Tờ Le Monde ngày 16.03.2010, trang 16 viết: “La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)
Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16)
=> Tham nhũng (Corruption)
Tham nhũng mọi cấp tràn lan. Không cho hối lộ, thì công việc không chạy. Đó là lời nhận xét của một doanh nhân nước ngòai làm việc với Trung quốc. Ký giả Jamil ANDERLINI từ Bắc kinh đã viết trên tờ FINANCIAL TIMES ngày 27.01.2010, trang 17, viết về con trai của Oân Gia Bảo, Oân Yunsong, và con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ Heifeng:
“The children of China’s Leaders enjoy unparalelled access to decision-makers and are seen as essential facilitators by foreign businesses operating in the country. But while their names can help attract investors, any public perception in China that they are trading on their family’s name can be politically devastating and details of their activities are often regarded as state secrets. Internet searches for information on NEW HORIZON and Winston WEN were blocked in China yesterday. In similar situation in July last year, the Central Propaganda Department ordered all Chinese search engines to block searches related corruption probe in Namibia involving Nuctech, the airport scanner group controlled by Hu Haifeng, 38-year-old son of Hu Jintao, China’s president“. (Những con cái của các Lãnh đạo tại Trung quốc được hưởng liên hệ không sánh được về việc liên hệ trực tiếp với những người có quyền quyết định và được coi như là những người dàn xếp chính yếu bởi nhà kinh doanh nước ngòai làm việc trọng xứ Tầu. Nhưng trong khi tên của những con cái các Lãnh tụ này có thể quyến rũ những nhà đầu tư, thì bất cứ những sự biết đến của quần chúng rằng những người con này đang làm ăn dựa trên tên gia đình của họ có thể gây tàn phá về mặt chính trị, và những chi tiết họat động của họ thường được coi là những bí mật nhà nước. Những truy tìm tin tức bằng Internet về Tập đòan New Horizon và về Winston ÔN (On Yunsong) đã được ngăn chặn lại hôm qua tại Trung quốc. Trong hòan cảnh giống như vậy vào tháng Bẩy năm ngóai, Bộ Tuyên truyền Trung ương đã ra lệnh xử dụng tất cả những phương tiện tìm kiếm đóng chặt những truy tìm bằng chứng tham nhũng ở Namibia liên hệ đến NUCTECH, Tập đòan Air Scanner dưới quyền kiểm sóat của Hồ Haifeng, con trai 38 tuổi của Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung quốc).
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con rể của Tướng Võ Nguyên Giáp, tại Việt Nam, nhờ quyền lực độc tài đảng, mà làm ăn giầu có, lại thêm môi giới quyền lực ăn hối lộ.
=> Tác hại đến ổn định Xã hội, ngay cả ổn định Nhà nước
(Affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement)
Oân Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội Nhân Dân rằng những sự việc trên đây đang diễn ra trong nền Kinh tế Trung quốc và sẽ đưa tới sự bất ổn Xã Hội và Chính trị. Sự nổi dậy của khối dân nghèo nếu có lạm phát làm họ thiếu ăn. Những bóc lột sức lao động đã làm giầu có cá nhân thuộc đảng CSTQ đến một lúc sẽ làm nhân công không thể chịu đựng được và nổi dậy. Sự tị hiểm, uất hận sẽ tăng lên trong giới trẻ và trí thức khi nhìn những tệ đoan, bất công trên đây. Hình ảnh nổi dậy Thiên An Môn là một tỉ dụ cụ thể lịch sử.
Thú nhận những điểm như trên đây rồi, Oâng Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên: “Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16)
Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ/Đo-la
là chính sách Tiền tệ cứu vãn Kinh tế.
Sau khi thú nhận những nguy hiểm của Kinh tế Trung quốc như trên, Thủ tướng Oân Gia Bảo nhất quyết bảo vệ chính sách Tiền tệ của Trung quốc nhằm bảo vệ xuất cảng và do đó sản xuất kinh tế trong nước. Có thể việc thú nhận này là để làm bối cảnh cho ông khẳng định cứng nhắc về chính sách Tiền tệ của Trung quốc.
Trước cuộc Họp báo ngày thứ Bẩy 06.03.2010, Chu Tiểu Xuyên, Thống đốc Ngân Hàng Trung ương Trung quốc, đã mạnh mẽ kêu gọi việc phế bỏ Đo-la để chọn một đơn vị Tiền tệ khác. Nhưng trong cuộc Họp báo này, ông đã xuống nước. Bản tin của Reuters đánh đi từ Bắc Kinh ngày 08.03.2010, tóm tắt như sau (Bản dịch Pháp ngữ của Gwénaelle BARZIC):
“Lors de la session annuelle de l’Assemblée nationale populaire (Parlement), le gouverneur de la Banque populaire de Chine Zhou Xiaochuan a déclaré que Pékin serait un jour ou l’autre contraint d’abandonner cette politique “spéciale” du yuan, qui fait partie des diverses mesures prises par les autorités pour limiter l’impact de la crise. L’expérience a montré que ces politiques ont été positives, en contribuant à la fois au resdressement de notre économie et de l’économie mondiale. Les problèmes concernant le retrait de ces politiques apparaitront tôt ou tard. Si nous devons retirer ces politiques inhabituelles et revenir à des politiques économiques ordinaires, nous devons être extrêmement prudents dans le choix du calendrier. Cela inclut également la politique de taux de change du renminbi.” (Nhân dịp họp hàng năm của Quốc Hội Nhân dân, Thống dốc Ngân Hàng nhân dân Trung quốc Chu Tiểu Xuyên đã tuyên bố rằng Bắc Kinh, một ngày nào đó, buộc phải bỏ chính sách “đặc biệt” của đồng Yuan, chính sách làm thành phần của những biện pháp quyết định bởi Nhà Nước nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của khủng hỏang. Kinh nghiệm cho thấy rằng những chính sách này là tích cực, đóng góp vào việc khôi phục nền kinh tế của chúng ta và nền kinh tế của thế giới. Những vấn đề liên quan đến việc rút lại những chính sách này sớm muộn sẽ đến. Nếu chúng ta phải rút lại những chính sách bất thường này, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn lịch trình. Điều này cũng bao gồm cả chính sách tỷ giá của đồng nhân dân tệ.)
Nhưng trong bài diễn văn của Thủ tướng Oâng Gia Bảo, Chúa Nhật 14.03.2010, ông khẳng định nhất quyết không để những nước khác chỉ tay áp lực bắt Trung quốc phải nâng tỷ giá tiền tệ:
“We oppose all countries engaging in mutual finger-pointing or taking strong measures to force other nations to appreciate their currencies. (Chúng tôi chống lại tất cả những nước chỉ tay ra lệnh hay lấy những biện pháp mạnh để buộc những nước khác phải nâng tỷ giá tiền tệ của họ) (Financial Times 15.03.2010, trang 1).
Đồng thời Oân Gia Bảo cũng tuyên bố ngược lại lời khẳng định của Thống đốc Ngân Hàng Chu Tiểu Xuyên cho rằng đồng Yuan đã có tỷ giá thấp sánh với Đo-la. Oân Gia Bảo nói:
“The Chinese currency is not undervalued” (Đồng tiền Trung quốc không đánh giá thấp xuống). (Financial Times 15.03.2010, trang 1).
Chối bỏ rằng đồng Yuan không bị đánh thấp giá xuống, Oân Gia Bảo chuyển sang thế tấn công Hoa kỳ:
“What I don’t understand is depreciating one’s own currency, and attempting to pressure other to appreciate, for the purpose of increasing exports. In my view, that is protectionism !” (Điều mà tôi không hiểu nổi là một đàng hạ tỷ giá đồng tiền của mình, và một đàng làm áp lực để bắt người khác nâng tỷ giá tiền của họ, chỉ vì mục đích làm tăng xuất cảng của mình. Theo quan điểm của tôi, đó là Che Chở Kinh tế !) ((Financial Times 15.03.2010, p.1).
Theo như việc trình bầy những nguy hiểm của nền Kinh tế Trung quốc như Oân Gia Bảo nói trong đọan trên, thì việc cứng nhắc giữ chính sách Tỷ giả Tiền tệ của Trung quốc là điều bó buộc bởi những lý do sau đây:
=> Trung quốc bị cắt giảm việc đặt mua hàng từ Hoa kỳ và Liên Aâu. Nếu bây giờ tăng Tỷ giá đồng Yuan nữa, thì Trung quốc mất thêm xuất cảng nữa.
=> Việc tăng tỷ giá đồng Yuan cũng là việc làm giảm cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc tại những nước nghèo và đối với hàng hóa của những nước bắt đầu phát triển cùng sản xuất những hàng hóa giống như Trung quốc.
=> Một nguy hiểm nữa: những nhà Tài chánh đầu cơ khi biết đồng Yuan có khuynh hướng tăng tỷ giá, họ thẩy vốn vào Trung quốc để hưởng lợi khi đồng Yuan tăng giá lên.
=> Khi những vốn đầu cơ này vào Trung quốc, tình trạng lạm phát càng trở thành nguy cơ và tác hại đến ổn định xã hội và chính trị. Đây là điều mà Nhà Nước độc tài CSTQ sợ hãi nhất. Đảng CSTQ sẽ không chịu đựng được sức nổi dậy của 4/5 dân số nghèo Trung quốc.
Thái độ cứng rắn từ phía Hoa-kỳ
Phía Hoa kỳ cũng có những lý do phải cứng rắn đối với việc giữ tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp đối với Đo-la. Tỷ giá thấp ấy đã giúp Trung quốc tăng cạnh tranh hàng hóa, nghĩa là tăng xuất cảng. Trung quốc tăng xuất cảng không phải chỉ cạnh tranh với hàng Hoa kỳ tại chính đất Mỹ, mà còn đối với những vùng Kinh tế khác nữa, như Liên Aâu, Khu vực Thái Bình Dương, Trung Đông và Nam Mỹ. Lý do thúc đẩy quyết định mạnh hơn cả và trực tiếp cho Chính quyền Obama là:
=> Tình trạng thất nghiệp ở Mỹ tăng gần 10%
=> Lương bổng theo chiều hạ xuống tại Mỹ
=> Những Công ty Liên quốc gia (Multinationales) chuyển sản xuất sang Tầu để có giá thành hạ xuống. Việc này càng làm tăng thất nghiệp tại Mỹ.
Những lý do này buộc Hoa kỳ phải cứng rắn:
=> Yêu cầu Trung quốc phải tăng tỷ giá đồng Yuan, một yếu tố chính của cạnh tranh Trung quốc.
=> Nếu Trung quốc vẫn ương ngạnh giữ cứng nhắc tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thấp để thủ lợi, thì Hoa kỳ phải dùng những biện pháp mạnh (Mesures fortes) như tăng thuế quan nhập khẩu, xử dụng những Biện pháp không giá biểu (Mesures non-tarifaires) hay những Biện pháp trả đũa (Mesures de représailles.
Đây là nội dung của Lá thư của các Nghị sĩ và một số Thượng nghị sĩ yêu cầu TT.Obama phải thi hành.
Ký giả Daniel DOMBEY từ Hoa Thịnh Đốn đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau:
“More than 100 memebers of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing”
(Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải kêu Trung quốc là người xử dụng biến hóa tiền tệ, trong một phong trào nhấn mạnh áp lực lên Washington để lấy vị trì chạm trán mạnh hơn với Bắc Kinh)
Hai Thượng nghị sĩ Chuck SCHUMER, Dân chủ New York, và Lindsey GRAHAM, Cộng hòa South Carolina, cũng lên tiếng tố cáo:
“Beijing’s refusal to let its currency appreciate was damaging the US economic recovery and hurting American competitiviness”.
“China’s currency manipulation would be unacceptable even in good economic times. At a time of 10 per cent of unemployment, we will simply not stand for it.”
(Việc từ chối của Bắc Kinh không để tỷ do tiền của họ tăng đã làm hại việc phục hồi Kinh tế Hoa kỳ và làm tổn hại tính cạnh tranh của Mỹ)
(Việc uốn nặn điên đảo đồng tiền Trung quốc không thể chấp nhận được ngay cả trong thời nền kinh tế yên lành. Ơû thời điểm có 10% thất nghiệp, chúng ta không thể đứng khoanh tay như vậy được.) (Financial Times 17.03.2010, p.3)
Trên đây là một số áp lực từ phía Quốc Hội và hai Thượng nghị sĩ áp đặt lên Chính quyền Obama để mạnh mẽ đòi hỏi việc tăng tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. Nhưng Oân Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc đã có phản ứng cứng nhắc về vấn đề tỷ giá đồng Yuan mà Trung quốc coi như chính sách bao trùm quốc gia chứ không chỉ nguyên bảng cân đối thương mại. “La Chine considère la question du taux de change relève des affaires politiques nationales, et pas de la balance commerciale.” (Trung quốc kể vấn đề tỷ giá hối đóai liên hệ đến những phạm vi chính trị quốc gia, chứ không chỉ nguyên bảng cân đối thương mại) (Le Monde 18.03.2010, p.16). Chính vì vậy mà Oân Gia Bảo đã trình bầy dài dòng đến tình trạng Kinh tế chung nguy hiểm của Trung quốc như chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên đây.
Một số chuyên viên Thương mại đã hình dung cho Hoa kỳ một số những biện pháp như:
=> Hoa kỳ có thể yêu cầu IMF/FMI (Qũy Tiền Tệ Quốc tế) để đưa ra những trừng phạt về tiền tệ.
=> Hoa kỳ có thể đưa Trung quốc ra WTO/OMC (Tổ Chức Mậu Dịch Thế giới) để khiếu nại về vấn đề xử dụng tỷ giá hối đóai nâng đỡ sản xuất và thương mại.
=> Hoa kỳ cũng có thể lấy những lý do nội tại để định thuế quan cho những hàng nhập cảng từ Trung quốc. Chúng ta đi vào những biện pháp trả đũa vậy (Mesures de représailles).
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 18.03.2010
No comments:
Post a Comment