Pages

Saturday, April 17, 2010

LÊ HÙNG * NHÀ TÙ CỘNG SẢN



LÊ HÙNG
Chuyện Trong Tù
(Riêng tặng các cựu tù của các trại tù Cọng Sản ở tỉnh Quảng Nam)


Từ sau ngày Cọng sản Việt Nam cướp nước, hàng trăm ngàn chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cọng hòa đã bị đưa vào những nhà tù khổ sai, cùng cực. Bọn CSVN đã không từ chối bất cứ một hành động dã man nào để đàn áp, đánh đập và bỏ đói để trả thù những người mà bọn chúng gọi là “ngụy quân, ngụy quyền”! Kết quả của những năm tháng được Bác và Ðảng tận tình giúp đở để trởû thành “con người mới xã hội chủ nghĩa” ù là không biết bao nhiêu chiến hữu trong chúng ta đã bỏ mạng trong lao tù CS vì bị đánh đập, bị đói khát, bị kiệt sức vì lao động khổ sai và cũng không biết bao nhiêu anh em đã trở thành...”con người mới XHCN”: tàn phế, điên loạn và xác xơ y như hình ảnh của cái xã hội miền Bắc ngày nào và cả Việt Nam trong hiện tại.


Ðặc biệt là, để “hướng dẫn, giảng dạy” những viên chức và Sĩ quan QLVNCH bị chúng giam cầm, những người đáng bậc Thầy, bậc Cha, Chú của chúng, CSVN đã chỉ định những tên vô học, mất dạy và non choẹt ra làm cán bộ quản giáo, cảnh vệ dẫn giải và “giáo viên lên lớp chinh trị”.
Người ta nói:”Thà làm đầy tớ của người khôn còn hơn làm thầy người ngu”. Ðàng này chúng tôi lại bị làm “học trò” của kẻ ngu mới chết người!
Chính vì sự ngu dốt của bọn cán bộ CS trong các trại tù mà đã xảy ra rất nhiều chuyện cười ra nước mắt của anh em chúng tôi trong những năm tháng đày đọa như một số chuyện sau đây:


1/ “QUÂN ÐỘI NHÂN DÂN CHẾ TẠO VŨ KHÍ”!
Năm 1976, chúng tôi bị đưa lên vùng núi Hiệp Ðức (Tỉnh Quảng Nam) và bị giam trong mật khu của liên khu 5 Việt cọng cũ. Thời gian đầu mới lên, chúng tôi dự một lớp học tập chính trị 15 ngày do những “cán bộ quân huấn” của bộ chỉ huy Tổng trại 1 Hiệp Ðức phụ trách giảng dạy. Trong những cán bộ đó có tên Trung tá Trần đình Vọng, mỗi khi giảng bài là lúc nào hai khóe miệng cũng sùi bột mép trắng xóa trông phát khiếp. Miệng tên nầy nói rất dẽo và nói như vẹt .


Phảng phất trong lời nói của y là cả một sự mĩa mai, chua chát nhắm vào chúng tôi. Lúc nào y cũng đưa ra một câu gì của Tố Hữu hay Hồ chí Minh nói (mà khổ nỗi, có phải HCM nói đâu mà hễ câu gì của cha ông, tổ tiên ta ngày xưa nói là y bảo đó là lời của “ Hồ Chủ tịch kính yêu”! (?). Chẳng hạn những câu ca dao, tục ngữ như “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thươngng nhau cùng”, mà y cũng cho là của Hồ chí Minh nói!) là y như là mĩa mai chúng tôi bằng một câu quen thuộc:”Các anh có tin hay không là tùy các anh chứ chúng tôi thì tin lắm các anh ạ!”.
Một hôm nhân giảng về bài “Quân đội nhân dân VN anh hùng”, y khoát loát nói rằng:”Vào năm 2000 chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc duyệt binh đại quy mô mà trong đó toàn bộ vũ khí từ lớn đến nhỏ đều do Quân đội nhân dân VN chế tạo và sản xuất. Các anh có tin hay không là tùy các anh nhưng chúng tôi thì tin lắm. Các anh hãy chờ xem!”.
Cả bọn chúng tôi nhìn nhau mà không dám cười ồ lên cho cái trò khoát loát không thể tưởng tượng nỗi của tên cán bộ “vẹt” Cọng sản. Ðúng là xấu hay làm tốt, dốt hay khoe khoang!


2/ “NHẠC BUNGARY LỜI VIỆT”
Trong thời gian bị giam giữ trong tù, chúng tôi rất thèm nghe và hát những bản nhạc tình cảm sáng tác trước 1975 nhưng điều đó thật khó mà xảy ra, bởi vì bọn cán bộ quản giáo và cả mấy tên cảnh vệ (những tên VC thường dẫn và canh chừng chúng tôi trong lúc đi lao động) lúc nào cũng theo dõi chúng tôi. Hơn thế nữa, còn một số “ăng-ten” ngay trong hàng ngũ chúng tôi sẵn sàng báo cáo nếu nghe ai hát “nhạc vàng” (những bản nhạc sáng tác trước 75 và cả trong thời tiền chiến, bọn CS đều gọi là nhạc vàng mà theo chúng đánh giá thì đó là loại nhạc mềm yếu, ủy mị...) và sẽ bị chụp mũ là hát nhạc “phản động” (?).
Chừng giữa năm 1977, khi một số đông trong chúng tôi bị đưa từ trại Kỳ Sơn (thuộc Tổng trại 2) xuống Phú Ninh (thuộc huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) để phá vườn, phá làng, phá xóm của dân thuộc mấy xã của quận Tam Kỳ để chúng ngăn con sông Kỳ Trà làm con đập lấy tên là đập Phú Ninh. Bọn giám thị trại đã gom chúng tôi tập trung ơ ûtrên một ngọn đồi.


Gần đến ngày Noel năm 1977 không hiểu nhận được nguồn tin gì mà bọn chúng ra lệnh cho chúng tôi thay nhau canh gác suốt mấy đêm trước và trong Noel.
Lợi dụng tình hình thuận lợi nầy (có người của mình gác), chúng tôi dự định tổ chức một đêm văn nghệ mừng Noel. Sáng ngày 24.12.1977 chúng tôi bí mật thông báo cho nhau trong khi đi lao động là đêm nay sẽ có một chương trình “ca hát tự do”.

Suốt ngày hôm đó cảnh vệ vẫn dẫn chúng tôi đi phá làng (chặt hết tất cả cây cối � bất kể là cây ăn quả hay là cây công nghiệp � bằng hay cách mặt đất 40 cm để sau nầy làm lòng hồ chứa nước) của dân như thường lệ. Chiều tối trở về lán trại, sau khi cơm nước xong, chúng tôi tập trung tại căn lán ở giữa để khó bị phát hiện hơn (căn lán của bọn cảnh vệ và quản giáo ở cách chỗ chúng tôi khoảng 300 mét).
Trời vừa tối, chúng tôi đã bắt đầu chương trình. Ban nhạc gồm có Hồ Dân Thính (guitar), Nguyễn Ngọc Thuyết (mandoline) và tôi (trống). Có một điều mandoline và guitar thì có mà trống thì lấy đâu ra! Tôi bèn dùng cái thùng đạn để dưới đất và dùng gót chân đạp vào thay cho trống bass. Còn giàn trống trên thì tôi xử dụng tất cả các vật dụng có được như cái ca uống nước US, cái tô, cái soang hay cái lon guigoz để tạo ra những âm thanh khác nhau.


Mở đầu chương trình, chúng tôi vẫn phải hát bài “như có bác H. trong ngày vui đại thắng” để đánh lừa bọn cảnh vệ VC. Sau đó là những bản nhạc, những bài hát mà đã lâu lắm chúng tôi thèm hát, thèm đàn và thèm nghe kinh khủng, được lần lượt, khi thì hát tập thể, khi thì đơn ca. Số người tập trung mỗi lúc một đông. Số người canh gác lại càng cẩn thận hơn.
Ðêm đó chính Hạ Quốc Huy đã ngâm thơ và hát những tác phẩm do chính anh sáng tác. Hạ Quốc Huy là Thiếu úy TÐ 10 CTCT, là một võ sĩ, thi sĩ, họa sĩ và cũng là nhạc sĩ. Sau đêm văn nghệ đó, anh đã được gia đình tổ chức vượt ngục và vượt biên luôn.


Ðến một lúc, bọn cảnh vệ VC đã nghe âm thanh ồn ào của tiếng hát tập thể, cọng với âm thanh mhộn nhịp của đủ mọi dụng cụ mà người nghe hòa theo nên bắt đầu đến kiểm tra. Nhận được tín hiệu từ bên ngoài khi có bọn cảnh vệ gần tới, ban nhạc chúng tôi liền chuyển ngay qua nhạc VC:”Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng”...Thế là bọn chúng bỏ đi chỗ khác xem như những sinh hoạt bình thường của chúng tôi. Thế nhưng cũng có vài tên quản giáo hay cảnh vệ có máu văn nghệ nên ưa đứng lại nghe và có tên còn tham gia hát nữa. Kẹt quá! Chẳng lẽ cuộc vui chấm dứt nửa chừng (mà chấm dứt nửa chừng trong lúc bọn chúng có mặt ở đó thì cũng bị nghi, mà tiếp tục nữa thì chẳng lẽ nhai đi nhai lại hoài những bản nhạc VC chán ngấy hàng ngày?). Chúng tôi bèn đổi chiến thuật.


Biết là đa số bọn quản giáo và cảnh vệ VC đều ngu dốt (có đứa mới học lớp hai mà làm đại úy, dạy chính trị chúng tôi- xin xem tiếp những mẫu chuyện kể khác trong loạt bài nầy), nên chúng tôi bắt đầu chuyển qua chơi nhạc không lời, rồi dần dần thấy bọn chúng vẫn im lặng thưởng thức, chúng tôi tiến thêm một bước nữa là hát bằng âm điệu là lá la la mà không phát ra lời. Ví dụ: la la la la la, là la la la la là (tôi đưa em sang sông...). Thấy cũng vui thú lắm.


Khi mấy tên VC vẫn “hồ hởi”, “phấn khởi” thưởng thức, chúng tôi biết cái dốt của chúng nên bạo hơn một chút nữa. Chúng tôi lựa những bản nhạc không quá phổ biến và không phải ai cũng biết như những bản nhạc của Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên hay Lê Thương, Ðoàn Chuẩn...và một số bài hát ca tụng tình yêu ra hát, đàn và giới thiệu thật lớn cho chúng nghe: “Thưa các bạn, sau đây là bản “Giọt Mưa Trên Lá” nhạc...Bungary lời Việt (xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy) do bạn ... trình bày. Rồi hàng loạt những bản nhạc khác được giới thiệu tương tự, khi thì Hungary, khi thì Ba Lan, Liên Xô, Cuba...miễn sao cứ kêu tên mấy nước Cọng sản “anh em” của chúng ra là bọn quản giáo hay cảnh vệ tin ngay. Trong trường hợp nầy chúng tôi đúng là ...súng không sợ điếc! Chứ không phải điếc, không sợ súng, và không ngờ đêm văn nghệ mừng Giáng Sinh năm ấy thành công đến thế. Cả trại tù chúng tôi được hưởng một đêm NOEL thật sung sướng trong lòng vì những gì từ lâu bị cấm nay được công khai thốt ra. Ðúng là một đêm văn nghệ đáng ghi nhớ

.
3- CỨÙ QUA ÐI, CHẾT TÔI CHỊU!
Năm 1976, bọn CS giam chúng tôi trong một cái trại nằm giữa rừng đầy khí độc của miền rừng núi tỉnh Quảng Nam. Trại nằm sát một con suối tuy không lớn và sâu như một con sông nhưng vào những ngày mưa rừng, nước cuồn cuộn chảy và dâng cao trông khủng khiếp lắm. Thường ngày chúng tôi phải lội qua con suối đó để leo lên những ngọn đồi nhổ sắn (tức khoai mì) về làm thực phẩm.
Một hôm, hai tên cảnh vệ dẫn toán chúng tôi đi nhổ sắn như thường lệ. Vì hai ngày hôm trước mưa liên miên nên nước suối dâng cao và chảy xiết. Ða số trong chúng tôi đều không biết bơi. Chỉ có anh nào đã qua các khóa huấn luyện trong rừng rậm hay tác chiến trong sình lầu ở Mã Lai, Ðồng Ðế hay Dục Mỹ thì còn không ngán chứ đa số còn lại đều e ngại không dám qua. Trước hết vì mang giày lính, áo quần đã dày lại còn vá trăm mảõnh nên nên dày thêm. Rồi nào thì cơm gói, bi- đông, cuốc, dao và bao tải để đựng sắn nên làm sao mà vượt sông với trang bị lỉnh kỉnh, nặng nề như thế? Mặc khác, những hòn đá dưới suối lại rất trơn, dễ trượt chân, mà trượt chân là bị dòng nước cuốn đi ngay nên chúng tôi bèn năn nỉ tên cảnh vệ cho quay về để ngày mai hãy đi nhưng mặt tên cảnh vệ VC hầm hầm không nói. Y nhất quyết bảo chúng tôi phải thi hành lệnh, nhưng chúng tôi vẫn còn ngần ngừ. Nếu qua thì thế nào cũng có người trượt ngã. Mà đã trượt ngã thì...chẳng có ngày về (dù là về lại trại tù)!


Thấy chúng tôi cứ lừng khừng chưa chịu qua, một tên cảnh vệ liền lên đạn, chĩa họng AK về phía chúng tôi và quát lớn: “Các anh có qua không? Nước như thế nầy mà sợ cái gì? Hồi chống Mỹ, chúng tôi bị các anh rượt đuổi, trên đầu bị máy bay các anh bắn xuống, nước còn gấp mấy lần thế nầy mà chúng tôi còn qua được. Bây giờ các anh qua một cách tự do mà không qua được hả? Rồi hắn buông một câu sắc gọn:
-Các anh cứ qua đi. Anh nào chết tôi chịu! (?)
Trước lời nói và họng súng của tên VC không còn một chút tình người đó, chúng tôi bắt đầu nhúc nhích. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm cách câu giờ để xem còn có cách nào khác hơn là phải liều mạng như thế. Trước hết chúng tôi cởi bỏ bớt áo quần và gói những thứ mang theo lại cho gọn gàng để có qua cũng đỡ vướng. Nhưng cũng chưa có ai nhúng chân xuống nước. Cuối cùng chúng tôi đề nghị với tên VC cho người chạy về trại để lấy sợi giây mây kéo qua trước cho những người qua sau vịn mà qua. Nhờ thế mà ngày hôm đó không một ai bị chết mặc dầu vẫn có vài người bị trượt chân nhưng nhờ được vịn sợi giây mây nên chỉ bị ướt áo quần và thức ăn trôi lềnh bềnh để rồi suốt ngày hôm đó phải lao động nặng trong lạnh cóng mà không có một hột cơm!
Nếu không nhờ sợi giây mây do anh em đề nghị giăng qua trước thì hôm đó tên cảnh vệ VC kia phải “chịu” cái gì khi mà mạng sống của anh em chúng tôi đã mất?


4- KIỂM ÐIỂMÛ NGƯỜI CHẾT!
Cũng tại trại 2 Hiệp Ðức (thuộc tổng trại 1) do tên đại úy VC Trần Kim Lội (Lội, quê ở Gò Nổi, Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm giám thị trưởng.
Vào tháng 5. 76, Lội ra lệnh cho chúng tôi chuyển gỗ từ trên rừng về trại bằng đường sông. Hôm đó nước chảy xiết nên qua những khúc quanh, dòng nước lại càng xoáy mạnh hơn. Mỗi người phải chuyển một tấm ván dày 20 cm, rộng từ 60 đến 80 cm và dài 3 mét (số ván nầy cũng do các anh em chúng tôi đã lên rừng hạ và cưa xẽ từ trước) xuôi theo dòng nước mà đưa về trại bằng cách ôm phía sau tấm ván, dùng hai chân để làm bánh lái, dùng hai tay và sức mạnh của con người hướng dẫn tấm ván trôi theo dòng nước và độ cong của con sông.

Ðến một đoạn con sông con và nước chảy quá mạnh, một người bạn của chúng tôi, một Trung úy Dược Sĩ, vì không biết bơi và dòng nướcù xoáy nên anh không làm chủ được hướng đi của tấm ván. Tấm ván đã bị lật, người điều khiển cũng bị lật theo và dòng nước cùng tấm ván đã nhận chìm anh bạn xấu số của chúng tôi. Khi bạn bè vớùt lên thì anh chỉ còn một cái xác mềm nhũn, trắng nhợt và phình trướng vì uống nước quá nhiều.
Sáng ngày hôm sau, trước khi chôn anh, cả trại đã phải tập họp lại để nghe tên cán bộ quản giáo trực trại đọc bản kiểm điểm để “giáo dục” người chết vì lý do: “bất cẩn trong lao động, thiếu tinh thần trách nhiệm...”!?


Bọn CS nói vậy chứ ai mà sợ chết để gỗ trôi mất là cũng bị kết án “làm thất thoát tài sản Xã hội chủ nghĩa” và có biện pháp kỷ luật ngay. (Ðã có người đói quá, nhổ một củ sắn ăn liền bị kết án là phá hoại nền kinh tế XHCN). Miệng lưỡi của các tên CS, từ trên xuống dưới, đều nói sao cũng được!


5-HÁT MÀ CÒN CÓ NGƯỜI NHẮC!
Tháng 8/1978 chúng tôi lại bị chuyển từ Phú Ninh về trại tù An Ðiềm (một trong hai trại tù nỗi tiếng của CS tại Quảng Nam. Mỗi trại nhốt trên 2000 tù nhân đủ mọi thành phần, kể cả chính trị do bọn công an trực tiếp “săn sóc”. Kể từ 1978 bọn cầm quyền CS Hà Nội đã chuyển sự quản lý “ngụy quân, ngụy quyền” như chúng tôi từ Bộ Quốc Phòng qua Bộ Nội Vụ và giao cho bọn công an trực tiếp cai quản).
Chúng tôi đến An Ðiềm đúng vào dịp bọn VC đang chuẩn bị chào mừng ngày” Quốc Khánh” 2 tháng 9 của chúng nên bọn chúng ra lệnh cho chúng tôi phải đóng góp vào hai đêm văn nghệ cùng với hai khối ï kia. (Kể từ khi chúng tôi đến trại nầy, bọn giám thị đã chia 2000 tù nhân ra làm ba khối: Khối “ngụy quyền” gồm những công nhân viên chức làm việc cho chính phủ VNCH trước 75, kể cả Hạ sĩ quan, Cảnh sát hoặc cán bộ Xây dựng Nông thôn, Aáp trưởng...; Khối “ngụy quân” gồm các sĩ quan của QL.VNCH còn bị kẹt lại Việt Nam bị chúng bắt đi “tập trung cải tạo”; và khối còn lại là khối hình sự gồm những người có án hình sự như giết người, cướp của, xì ke...


Vì lần đầu tiên có khối “ngụy quân” nên bọn chúng muốn tổ chức hai đêm văn nghệ thật xôm trò để làm công tác tâm lý chiến với chúng tôi nên bọn giám thị đã chấp thuận theo đề nghị của chúng tôi là được nghỉ lao động một tuần để tập dượt. (Ðối với VC mà để tù nhân nghỉ 1 tuần lao động là chúng tiếc đứt ruột nhưng vì “lý do chính trị” nên bọn chúng đành chấp nhận).


Ngược lại, cũng để chứng tỏ cho bọn giám thị biết rằng bọn chúng tôi thuộc “đẳng cấp” nào nên chúng tôi cũng soạn một chương trình đặc biệt có tính nghệ thuật cao. Ngoài những bài đơn ca, hòa tấu, còn có tiết mục tập dượt công phu nhất là bản hợp xướng nhiều bè do anh Vĩnh Ðiện soạn nhạc và điều khiển. (Nhạc sĩ Vĩnh Ðiện là sĩ quan hành chánh tài chánh trước ở Tiểu đoàn 10 CTCT, sau về làm Sĩ quan tài chánh tại Bộ TL/SÐ 3BB) và cũng nhờ tiết mục nầy mà chúng tôi có cớ để đề nghị bọn giám thị cho nhiều người trong chúng tôi được nghỉ lao động để tập.


Ðêm văn nghệ hôm đó chúng tôi đánh giá là đặc sắc hơn những lần ở trại trước vì có chuẩn bị tập dượt công phu, (chương trình văn nghệ bên khối “ngụy quyền” do nhạc sĩ Trần Ðình Quân điều khiển cũng không kém). Thế nhưng trong ngày họp “kiểm điểm công tác” sau đó, chúng tôi đã bị ban giám thị trại khiển trách nặng nề. Tên giám thị trưởng đã mắng chúng tôi trong buổi họp như sau: “Tôi không ngờ để cho các anh một tuần lễ để tập đi tập lại mà vẫn không thưộc bài hát! Các anh mang danh là “sĩ quan” mà còn thua mấy thằng hình sự. Bọn chúng hát có ai “nhắc” đâu,mà các anh, cả mấy chục người lên sân khấu còn phải có người đứng “nhắc” và ra “dấu” mới hát được?(!!!).
Thế là kể từ đó về sau bọn tôi đã bị ban giám thị chiếu cố và kiếm chuyện để đánh đập thẳng tay chỉ vì đứng hát mà còn có người đứng “nhắc” trước mặt”.


6- CÂY THÁNH GIÁ
Cũng tại trại tù An Ðiềm nầy, ngay trong tuần đầu tiên mới, đến chúng tôi đã bị buộc phải học “nội quy” của trại. Trong nội quy có rất nhiều điều cấm, như cấm hát nhạc vàng, cấm nói tiếng nước ngoài, cấm quan hệ lẫn nhau giữa khối nầy với khối khác vv... Ngoài những điều cấm trên còn có lệnh cấm thờ cúng, đọc kinh truyền bá tôn giáo trong trại. Vào một đêm, sau một ngày lao động khổ sai rã rời thân xac, cả đội chúng tôi phải ngồi sắp hàng để nghe tên quản giáo kiểm điểm đến 10 giờ đêm vẫn chưa xong và còn hẹn đến mai tiếp tục. Chúng tôi chán đến tột cùng nhưng cũng phải ngồi im lặng nghe tên quản giáo lải nhải.


Hắn ta cứ cầm trên tay cái rút dép cao su và một thanh tre đưa lên trước mặt và đi từ đầu nầy tới đầu kia nhà giam, trước mặt chúng tôi, ngồi hai hàng đối diện nhau, bất động. Tên quản giáo VC hỏi lớn:”Các anh có thấy đây là cây Thánh giá không? Các anh có thấy việc làm của anh Ðặng văn Bi là có tính cách truyền đạo không? Lần khám xét trước, anh Bi đã cố tình dấu quyển Thánh kinh để giảng đạo (?) . Lần nầy lại cố tạo ra cái Thánh giá cũng để giảng đạo! Ðã vào đây để cải tạo mà còn mơ tưởng tới Chúa, tới Phật. Các anh có thấy việc làm của anh Ðặng văn Bi là sai trái không?”
Tất cả vẫn im lặng và cười thầm trong bụng, ngoại trừ tiếng “dạ có” của mấy tay “ăng-ten” đang giữ chức đội trưởng hay thư ký ghi chép biên bản kiểm điểm.


Nguyên nhân sự việc thật giản dị như sau:
Thiếu tá Ðặng văn Bi sau hơn 3 năm tù (75-78) vì thiếu tiếp tế của gia đình ( gia đình anh ở tận Sài Gòn) nên anh bị bệnh co rút các khớp xương (mà lúc đó gọi là thần kinh tọa). Các đầu ngón tay của anh Bi bị cong lại nên không thể đi lao động nặng được. Anh Bi được ở nhà để dọn dẹp vệ sinh, lãnh cơm cho anh em. Vì không có chỗ treo quần áo nên anh tạm dùng một thanh tre ngang kẹp giữa cái rút dép (đôi dép râu của VC làm bằng lốp và ruột xe hơi, trời mưa đi thường bị tuột quai nên mỗi người phải tự làm một cái kẹp bằng cật tre vót mỏng hoặc bằng thiết, nhôm để kẹp đầu quai dép bị tuột và rút lên xuyên qua lỗ của cái đế dép) tạo thành hình chữ T để móc vào áo. Chỉ có vậy thôi mà khi tên quản giáo VC đi khám phòng bắt gặp cái móc áo dã chiến của anh Bi đã chụp mũ cho anh Bi là làm cây Thánh giá để truyền đạo (!) và chúng tôi đã phải ngồi hai đêm để nghe chúng hạch tội anh Bi và buộc anh phải ký biên bản nhận tội là “cố ý truyền đạo trong nhà giam”!(?)
Lê Hùng

Chuyện "Vui" Trong Tù
(Tặng các cựu tù của Quảng-Ðà)
THG


Lời người viết:
Một năm người có mười hai tháng
Riêng một mình ta, chỉ tháng TƯ.
(THANH-NAM)
Ðúng là cái tháng TƯ đầy oan nghiệt, cái tháng mà toàn dân miền Nam không thể nào quên được. Cũng bắt đầu từ tháng nầy, miền Nam rơi vào địa ngục trần gian. Mất hết, mất tất cả...Trên khắp nẽo miền Nam thân yêu, các trại tù mọc lên như nấm. Bọn chúng tôi phải bị lùa vào các trại cải tao (đó chỉ là danh từ hoa mỹ để lừa bịp, thật ra chỉ là những trại tù không hơn không kém). Với thân phận của kẻ chiến bại, là một dịp để cho bọn Cọng Sản trả đòn thù hận lên chúng tôi - những QUÂN, CÁN, CHÍNH của chế độ Cọng Hòa, kể cả các Văn nghệ sĩ của miền Nam.
Hàng ngày chúng tôi phải bị lao động khổ sai, ăn “Peu” làm “Bien”, cái đói, cái khát cứ bám chặt đời mình. Từ cái đói đó, con người gầy còm, tiêu hao sức lực, mất hết ý chí và sinh lực, thậm chí, còn bị chúng chưởi rủa hàng ngày. Chúng vẽ “rắn” thêm chân, vẽ “rồng” thêm cánh, đầy nanh, đầy vuốt như thể chúng tôi là loài quỷ dữ, chỉ biết bóc lột và hút máu người dân miền Nam . Sau những năm tháng dài tù tội, có nhiều người trong chúng tôi chịu đựng không nỗi đòn thù trên phải bỏ mình một cách oan khiên, tức tưởi. Những mả cũ, mả mới, trùng trùng, điệp điệp mỗi ngày quanh bìa rừng, hóc núi. Ðúng là “Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay”.
Không làm sao kể hết được những sự dã man, hèn hạ của CS đối xử với chúng tôi. Tôi xin ghi lại mấy câu thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết trong trại tù Cọng Sản:
Hitler giết tù còn thua Cọng Sản
Cọng Sản giết tù không cần súng đạn
Không cần lửa điện, lò thiêu
Chỉ cần cho ăn ít, bắt làm nhiều.
Sau thời gian “Nín thở qua sông” trong các trại tù, chúng tôi cầm cái “Giấy Tạm Tha” để trở về nhà(có nghĩa là có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào), để trở về trong một nhà tù lớn hơn. Như một người bị vất ra ngoài lề xã hội, không có thẻ căn cước, không có tên trong tờ khai gia đình, bị cấm làm rất nhiều nghề, chỉ có nghề “dân biểu” (dân biểu chi làm nấy) là không bị cấm thôi. Sống một cuộc sống lây lất, tạm bợ của một giai cấp thấp nhất trong tận cùng giai cấp vì chúng tôi là những cựu Sĩ quan...ngụy.
Bây giờ được may mắn ở xứ người, tôi xin kể lại vài mẫu chuyện “vui” trong tù để nhớ lại một thời NÍN THỞ QUA SÔNG.


1/ VÌ AI MÀ CHÂN TÔI RA NÔNG NỖI NHƯ RI!
Ngày thê thảm nhất của đời mình rồi cũng đã đến. Tôi cùng 500 bạn khác bị đưa đến trại 2 Hiệp Ðức (thuộc Tổng trại 1, Quảng Nam , có 5 trại) để lao động. Trại 2 cách Khâm Ðức khoảng 5 km về hướng đông, nằm giữa một thung lũng được bao vây bởi rặng Trường Sơn. Hằng ngày chúng tôi đi phát rẫy để trồng sắn (củ mì). Ðặc biệt ở trại nầy có Khối 1 (đa số là binh chủng Không Quân). Ngoài sự đói khát, lao động cực nhọc, chúng tôi hàng ngày phải nghe những lời chửơi rủa, mĩa mai, lên án...đủ điều. Một hôm có tên quản giáo tên Hy, cà thọt đi tới và đứng trước Khối 1 đang phát rẫy, hắn ta xăn ống quần lên tận háng, lòi ra những vết sẹo ngang dọc, và nói lớn:
“Nè, nè! Xem nè...Vì ai mà chân tôi ra nông nỗi như ri! Chính các anh - những tên giặc lái của đế quốc Mỹ đã bắn tôi. Các anh đâu có thoát khỏi bàn tay của nhân dân.”
Tưởng gì, những lời nhục mạï,chửơi bới tương tự như thế nầy chúng tôi đã nghe quá nhiều, nghe riết rồi cũng quen nhưng trong đám đông, có ai đó lên tiếng:
- ”Ở đây toàn giặc lái A37, F4, F5... của nhà 1. Cán bộ qua bên nhà 2 hỏi thử xem! Bên đó giặc lái máy bay lên thẳng nhiều lắm.” Hắn ta bỏ ống quần xuống và bước đi. Tôi hỏi các bạn, mới biết: Năm 1972, hắn ta lò dò ra bìa rừng ở quận Duy Xuyên, trực thăng của SÐ1 Không Quân đuổi bắn, hắn bị thương, suýt chết. Bây giờ làm quản giáo của khối 4, mỗi lần thấy Khối 1 làm ở đâu cũng xấn tới và nói những câu tương tựï như trên.


2/ CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Sau một tháng gọi là “học tập đường lối, chính sách của Ðảng”, cứ mỗi bài học, chúng tôi trở về mỗi Khối của mình để thảo luận, kiểm điểm bản thân, kê khai tội ác...Một hôm đến phần có công với cách mạng, ai có thì khai. Chúng tôi vẫn biết rằng, đối với chúng tôi ở trong trại tù chỉ có đầy dẫy những tội ác như lá rừng, như nước biển Ðông, nào là” chống phá cách mạng”, là “công cụ của đế quốc Mỹ”, là “chống lại nhân dân”...làm sao mà có “công” với cách mạng được. Thế nhưng cũng có hai ông bạn tôi lần lượt đưa tay ghi “công”:

Anh thứ nhất, Trung úy Ðại Ðội Trưởng Ðịa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Nam :
- ”Mỗi lần cho lính đi phục kích, tôi ra lịnh toán đi phục kích phải đi nhè nhẹ, không được gây ra tiếng động để...cách mạng ngủ ngon có sức đi chiến đấu”.
Anh thứ hai, Thiếu úy Tiền sát Viên Pháo Binh phát biểu ghi “công” cũng không kém:
- ”Mỗi lần hướng dẫn phi cơ oanh kích cách mạng, tôi cho bắn khói màu trước để cách mạng biết mà rút lui”.
Chúng tôi ai nấy nhìn nhau cười thầm. Tên cán bộ quản giáo sau một hồi lâu đứng phắt dậy, mặt đỏ au như muốn ăn tươi nuốt sống chúng tôi, nói lớn:
- ”Giỡn mặt với cách mạng hả! Như vậy là có công với cách mạng à?”
Ngay ngày hôm sau, hai ông bạn “to gan, bạo mồm” đó liền khăn gói vào nhà...cùm để “cười thầmØ” 2 tuần lễ cho lời phát biểu “tưởng như thật” của mình.


3/” CON GÀ RÙ”
Ở tại trại Kỳ Sơn được nửa năm, chúng tôi chuyển xuống Phú Ninh để làm đập thủy điện. Trong thời gian nầy các khối 1, 2 và 3 luân phiên nhau đi cuốc đất trồng sắn, vớt sạn dưới lòng sông Kỳ Trà, đi đốn củi ở Ðức Phú...Một hôm, khối 2 của tôi đi trồng sắn ở các đồi bên kia sông, dưới cái nắng ùchang chang của mùa hè, anh em chúng tôi phải phơi lư ng suốt 8 giờ mỗi ngày từ đồi nọ đến đồi kia, bao la bát ngát. Tôi cùng anh em giăng hàng ngang cuốc đất moi lỗ để anh em phía sau bỏ hom sắn xuống trồng. Ðang làm với anh em bình thường, thoáng thấy tên quản giáo Túc đi tới , dừng lại sau lưng tôi, hai tay tôi như chùng lại, cứ tà tà phang từng lát cuốc xuống đất như người đau mới dậy. Ðứng chặp lâu, chắc tên Túc ngứa mắt, nói lớn:
- ”Anh Th, anh làm gì giống như CON GÀ RÙ vậy? Anh phấn đấu, năng nổ lên chứ,ù để còn về với vợ con. Bộ anh không muốn lao động tốt sao?”.


Tôi nghĩ thầm trong bụng: “ Xưa như trái đất, tốt vớøi không tốt. Tốt cũng về, xấu cũng về nhưng chưa biết lúc nào về thôi”. Rồi tôi quay lại nói với hắn:
- ”Hôm nay tôi bị bệnh, cán bộ.”. Tên quản giáo trước khi bỏ đi còn nói:
- ”Lúc nào cũng nghe anh nói bệnh cả. Bệnh gì mà bệnh lắm thế!”.
Hắn đi rồi, anh em nhao nhao chọc tôi: “Ê! GÀ RÙ! GÀ RÙ! Làm đi để sớm về với “má”.
Tôi nói đùa lại với anh em: “Lao động là vinh quang, không lao động thì vinh quang hơn”. Cũng may, không có tên ăng-ten nào nghe nên cũng khỏi đau lưng ngồi nghe kiểm điểm hết đêm nầy sang đêm khác.
Cái tên “đáng yêu” nầy cũng còn đeo mãi theo tôi khi gặp lại bạn bè ngoài phố hay trong điện thoại, tên Th thì có kẻ nhớ người quên nhung xưng là CON GÀ RÙ là anh em nhớ ngay.


Năm 1998, ở Việt Nam có đứa cháu gọi bằng cậu cưới vợ, tôi có gởi cho cháu chút quà. Sau đám cưới cháu gởi qua cho cuốn video tape. Cả nhà đang ngồi xem, bỗng tôi đứng dậy như cái lò xo, nói lớn:
- ”A, cố nhân đây rồi! Cố nhân lại gặp cố nhân”.
Bà Xã và mấy đứa con trố mắt ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi bèn giải thích:
- ”Cái tên đội nón cối, mang kiến đen, mặc cái áo kaki Nam Ðịnh 4 túi đứng bên họ nhà gái là tên quản giáo trại tù Phú Ninhø trước đây đó”.
Vợ tôi nghe vậy, liền phán một câu nghe cũng hả dạ lắm:
- ”Ðã bỏ đi qua đến Mỹ rồi mà cũng còn gặp lại “oan gia”. “Oan gia lại gặp oan gia”.


4/ THƠ VỚI...THẨN
Một người bạn khác, Nguyễn Thuần quê ở Hội An, Ðại Ðội Trưởng Biệt Ðộng Quân thuộc Quân Khu I thường hay nằm trên võng nghêu ngao ngâm thơ của tên bồi bút Tố Hữu làm cho nhiều anh em bực mình, khó chịu:
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hay
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
Tôi lại nghĩ khác vì có nhiều lần nói chuyện với Thuần, tôi biết Thuần là người không đến nỗi “tệ” lắm mà có ý mĩa mai ngầm tên gia nô Tố Hữu mà thôi.
Một hôm nghe Thuần cũng ngâm mấy câu thơ đó, tôi buột miệng kêu lên:
- ”Trời ơi là Trời”.
Ða số anh em đều đọc được cái ý nghĩ trong đầu tôi nên chỉ nhìn tôi cười thôi nhưng khối trưởng sợ trại biết được nên tổ chức họp kiểm điểm tôi cho qua chuyện. Trước khi nhận khuyết điểm tôi cũng chống chế vài câu:
- ”Tôi thường nghe cán bộ nói, nhân dân ta bắt Trời làm mưa, nghiêng đồng đổ nước...Tôi tưởng có Trời thiệt nên tôi la vậy thôi. Tư bản tin duy linh là tầm bậy quá. Không có số, không có mạng gì cả. Tôi nhận khuyết điểm và không la Trời nữa”.
Khối trưởng tuyên bố: “Ði ngủ”
Xem như hòa cả làng.


5/ CŨNG TẠI VÌ...THƠ
Cũng tại trại Phú Ninh, sau khi chúng tôi đốn củi chất thành khối tại rừng Ðức Phú, mỗi người phải gánh một gánh củi về cho nhà bếp trại.Trước khi vô trại, chúng tôi lội xuống bờ sông để tắm, đang tắm tôi nhìn lên phía trên đường cái, thấy có nhiều “Rau Răm” cũng đang vác cuốc đi về trại, tôi bỗng đọc câu thơ của tên Tố Hữu ca tụng cái chủ nghĩa xã hội của hắn:
“Ðường ta rộng thênh thang tám lối”.
Các bạn quanh tôi hiểu ý, im lặng nhìn bâng quơ lên đường nhưng có một tay ăng-ten (lâu quá nên quên mất tên) liền đưa tôi ra phê bình kiểm thảo ngay tối hôm đó, rằng tôi cố ý sửa thơ của cách mạng, rằng tôi mĩa mai, bôi bát chế độ...bằng cách đọc hai chữ “tám thước” thành “tám lối”. “Tám lối” nói lái là “tối lắm”.
Biết là đã “sa” vào tình thế có thể bị cùm nên tôi cố ráng gân cổ lên cãi lại:
- ”Anh...nói như vậy là hoàn toàn suy diễn, không đúng. Tôi nghĩ “tám thước” cũng giống như “tám lối” mà thôi, có thua gì ở các nước tư bản đâu? Và tôi tố anh ta ngược lại cho bỏ tật “chụp mũ” người khác, đó cũng là kinh nghiệm đầy mình của chúng tôi khi phản pháo.
- ”Tôi không có ý mĩa mai chế độ, không sửa thơ của cách mạng. Chỉ có anh cố ý suy diễn để sữa thơ, để bôi bát mà thôi”.


Tôi vẫn giữ lập trường của mình đến cùng, suốt hai đêm như vậy tôi cũng không nhận khuyết điểm. Khối trưởng bèn trình biên bản lên quản giáo khối để khỏi chịu trách nhiệm. Ngày hôm sau đang lao động, tên quản giáo khối kêu tôi ra riêng để “làm việc”, tôi vẫn một mực chối phăng, chỉ nhận là nhớ lộn “tám thước” thànhø “tám lối” mà thôi, không có ý sửa thơ, không có ý nói lái để mĩa mai như anh kia đã nói. Sau đó tôi cũng không nghe ai nhắc đến nữa. Xem như thoát nạn.

THG

No comments:

Post a Comment