Pages

Thursday, July 29, 2010

JASON MIKS * TRUNG QUỐC & MỸ


Điều gì sẽ đến từ Trung Quốc?

Nguồn: Jason Miks, The Diplomat

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

26.07.2010



Chúng tôi đã có tương đối đầy đủ các tường thuật gần đây về câu hỏi liệu chính quyền Obama có bắt đầu chống lại phía Trung Quốc sau khi đã bị chỉ trích rộng rãi là có vẻ như ve vãn Bắc Kinh.

Một bằng chứng nữa đã được đưa ra ngay sau khi chúng tôi đưa ra một một bài phê phán có tính phản đối với văn từ mạnh mẽ (và thuyết phục) bởi Patrick Cronin nội dung cho rằng Trung Quốc đã đi quá xa với những tuyên bố về chủ quyền trên biển Đông và đe dọa đến sự tự do đi lại vốn là một huyết mạch của nền tự do thương mại trong khu vực.

Cronin có lý đúng khi cho rằng quyết định khẳng định vùng biển như một lợi ích cốt lõi (cùng với vấn đề Tây Tạng và Đài Loan) của Trung Quốc đang gây ra phiền toái và độc đoán, như ông lưu ý với tuyên bố của Bắc Kinh về "quyền kiểm soát các hoạt động các hoạt động nghiên cứu và đi lại, không phải chỉ việc đánh bắt cá và tài nguyên dưới đáy biển, trong Khu kinh tế độc quyền của họ".

Và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dường như đã đồng ý trong tuyên bố hôm thứ Sáu tại Hà Nội rằng việc giải quyết tranh chấp lãnh hải ngoài khơi bờ biển phía nam Trung Quốc là "ưu tiên ngoại giao hàng đầu ".

Lời công bố này sẽ làm phía Trung Quốc giận dữ ngang ngửa với sự thỏa mãn của phía Việt Nam, đất nước đã từng chống trả lại (trong các giới hạn ngoại giao) một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán từng khẳng định 80 phần trăm biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang tranh chấp và đã từng đâm thủng tàu thuyền đánh cá của Việt Nam.

Lời bình của Clinton được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các cuộc thao dượt quân sự đã định với Hàn Quốc liên quan đến con tàu hàng không mẫu hạm USS George Washington và máy bay chiến đấu F-22 tàng hình cùng các loại máy bay khác, các cuộc thao diễn từng làm Bắc Kinh cáu tiết.

Vậy Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao? Một chỉ hướng tốt của việc các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc sẽ nhìn tình huống xoay chuyển ra sao đã đến từ một ý kiến trong bài "Bóng che của Hoa Kỳ trên vùng Biển Nam Trung Hoa" của tờ Global Times.

Tờ báo này cảnh báo rằng sẽ khó duy trì được sự ổn định trong khu vực nếu các quốc gia Đông Nam Á để mình "bị lèo lái bởi các hướng dẫn chiến lược của Hoa Kỳ" và cảnh báo rằng: "Với sức mạnh kinh tế đang lên, Trung Quốc và Mỹ có thể gặp phải xung đột nhiều hơn trong các vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc".

Tôi hỏi Dan Lynch, một chuyên gia Trung Quốc của Đại học Nam California, cho nhận định của ông về vấn đề này, và ông đã không nghi ngờ gì về tầm quan trọng của những gì đang hé mở ra.

"Hiện nay Hoa Kỳ đã tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng lợi ích quốc gia của mình không thể hòa giải được với chủ quyền lãnh thổ độc đoán của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ biển Nam Trung Hoa", do đó đã cố ý chọc giận một tham vọng quan yếu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông nói với tôi.

Lynch cho biết sự việc này sẽ có hiệu lực hai giai đoạn, với việc làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc "cực kỳ tức giận" và "tìm cách để chống lại các động thái của phía Mỹ" nhưng có lẽ không đi đến được bất cứ điều gì có hiệu quả. "Những điều cần để ý trong giai đoạn này sẽ là những bước tiến của Trung Quốc vốn cuối cùng chỉ gây hại nhiều hơn lợi".

Còn giai đoạn thứ hai? Ông cho rằng:




"Khi tình huống trở nên rõ ràng là Hoa Kỳ đã ngăn chặn được việc Trung Quốc đạt được quyền lợi quốc gia cốt lõi của mình, đất nước này sẽ phải chịu một mất mát uy tín trên quốc tế - đó là một cú đánh quan trọng đến sĩ diện của một nhà nước thực dụng đang tìm cách nhanh chóng vươn lên qua việc đe doạ gần xa. Trung Quốc sẽ không còn là quá vô địch nữa. Thực tế là, tùy theo cách khai triển của tình huống này mà đất nước này sẽ có vẻ như bị sỉ nhục.".

Vậy Trung Quốc có thể làm gì bây giờ? Lynch bảo tôi rằng rất khó nói, đơn giản bởi vì thực không có một di chuyển hợp lý nào mà Bắc Kinh có thể làm được.

"Tôi nhận thấy rằng trong tuyên bố của mình, vị bộ trưởng ngoại giao đã cố gắng để thu hút chủ thuyết Liên Á. Điều ấy có khả năng là sẽ hoàn toàn không có kết quả gì ... Vì vậy, chúng ta có thể nhận được một loạt các chiến thuật có vẻ như bị không có liên hệ với nhau để rồi cuối cùng không thay đổi được tình hình cơ bản" ông nói.


Tôi cũng hỏi Lynch, người từng đã nghiên cứu khá sâu về chính sách tuyên truyền nhà nước Trung Quốc, là các nhà lãnh đạo sẽ đáp ứng cho các khán giả trong nước ra sao, và họ có sẽ bị cám dỗ để mà lên gân những lời hùng hổ về vấn đề này.

Ông cho biết rằng Đảng Cộng sản sẽ phải "cẩn trọng không gây kích động quá NHIỀU giận dữ trong các công dân Trung Quốc, chính xác bởi vì họ chẳng làm được gì nhiều. Nếu họ cứ quyết định khiến tạo nên nhiều xáo trộn qua sự khai triển của tình huống sẽ là một sai lầm, bởi vì điều ấy sẽ hiển thị những giới hạn sức mạnh của mình cho người dân Trung Quốc nhìn thấy".

No comments:

Post a Comment