Pages

Wednesday, September 1, 2010

TẠP CHÍ TỰ DO NGÔN LUẬN * GIÁO DỤC VIỆT NAM





NỀN GIÁO DỤC CỘNG SẢN

TỰ DO NGÔN LUẬN
SỐ 106 NGÀY 1-10-2010




Mỗi năm, đúng hôm 03-09, nhà cầm quyền VN lại rùm beng tổ chức “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Cái tên nghe thật kêu, như chứng tỏ “đảng ta” quan tâm về giáo dục lắm. Nhiều bích chương có hình 2 trẻ nhỏ, một nam một nữ, mang khăn quàng đỏ của Đội thiếu nhi Tiền Phong, đứng dưới cờ đỏ sao vàng với giòng chữ ở đỉnh hay đáy bích chương: “Từ ngày có Đảng”, được treo khắp phố phường, làm như thể dân Việt chỉ được đến trường từ ngày đảng CS xuất hiện. /span>

Thế nhưng, ngoại trừ kẻ mắc bệnh tâm thần, ai cũng biết rằng nền giáo dục của CSVN là nền giáo dục khốn nạn nhất trên thế giới. Với đủ thứ thành tích rất đáng xấu hổ và tệ trạng vô phương chữa trị. Về tư cách lãnh đạo thì trước hết là chuyện đích thân bộ trưởng giáo dục kiêm phó thủ tướng (nay chỉ còn chức PTT) được các trang blogs bầu chọn là nhân vật tồi tệ nhất trong 2 năm liền (2007-2008), vì đã đẩy nền giáo dục ngày càng xuống hố thẳm. Thầy có một thành tích nổi bật là đã lệnh cho các hiệu trưởng đại học từ Nam chí Bắc (chính các vị này cũng nhất trí đồng lòng) ra văn thư cấm cản sinh viên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Trường Sa năm 2007-2008. Còn đích thân thầy thì chủ tọa cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh qua Sài Gòn ngày 30-04-2008 với thái độ thản nhiên trước bản đồ Trung Hoa do thanh niên Tàu giương cao trong đó Hoàng Trường Sa được ghi là lãnh thổ Trung Cộng…


Kế tiếp là chuyện thầy hiệu trưởng trường trung học thị trấn Việt Lâm (tỉnh Hà Giang) đứng ra thành lập đường dây mua bán trinh trẻ vị thành niên, những nữ sinh yêu quý của thầy, để phục vụ sinh lý” cho các quan chức lớn trong tỉnh... Gần đây nhất, hôm tháng 8, là chuyện hai nhân vật lớn từ Bộ Giáo dục (trong đó có một Thứ trưởng) đã tìm cách gây khó khăn cho Đại học tư thục Phan Châu Trinh tại Hội An, Quảng Nam nhằm mục đích loại ban quản trị để chiếm lấy trường… Còn vô số “gương lành lãnh đạo” khác nữa…


Về đạo đức học đường thì hầu như ngày nào cũng có chỗ xảy ra cảnh dân phòng hay công an tra tấn học sinh sinh viên kiểu xã hội đen; thầy giáo hiếp dâm học trò, đổi tình lấy điểm, lén coi nữ sinh thay y phục; cô giáo bắt học trò liếm ghế, cho bạn tát tai bạn, sờ chỗ kín của nam sinh; học trò đánh thầy giáo, đánh bạn học (thậm chí nữ sinh cũng đấm đá nhau chí tử rồi tung lên mạng), học trò vay nóng, lãi cao để chơi game hay hút xì ke bị xã hội đen dọa giết, nữ sinh viên để kiếm tiền trả học phí đành làm gái gọi v.v…


Rồi nạn dối trá tràn lan, như lời nhà văn Trần Mạnh Hảo (trong tham luận gởi Đại hội Hội Nhà văn mới đây): “Đạo đức trong giáo dục VN hôm nay đồng nghĩa với dối trá : thày dối trá thày, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo cốt lấy thành tích, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước đang là đại họa của nền giáo dục. Hầu hết sách giáo trình, sách giáo khoa… là sách đạo văn. Cán bộ có chức có quyền đua nhau làm thạc sĩ, tiến sĩ… lấy bằng thật nhưng học giả. Nạn dùng tiền mua bằng cấp, mua học hàm học vị đang diễn ra công khai trong cái chợ trời giáo dục VN…”.


Ngoài ra còn phải kể đến nạn ban giám hiệu, sở giáo dục hay cả bộ giáo dục hăm dọa, cấm cản học sinh sinh viên sống niềm tin tôn giáo (như tại Nghệ An), sách nhiễu, loại trừ các thầy cô có tinh thần độc lập hay dân chủ (như Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đỗ Việt Khoa, Vũ Hùng...); dửng dưng trước việc các nữ sinh nạn nhân ở trường Việt Lâm đã bị tuyên là tội phạm, chịu những án tù dài; bỏ mặc cho công an đày đọa giáo sư Phạm Minh Hoàng chỉ vì thầy có chính kiến khác với đảng thống trị… Về thành tích giáo dục thì kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm nào cũng dưới 50% nhưng lại được đôn lên gần 100%...


VN không có đại học nào chất lượng được thế giới công nhận. Chẳng cơ sở nào của VN có tên trong mọi danh sách các đại học hàng đầu châu Á. Trong số các bài viết xuất bản trên các tạp chí khoa học năm 2007, thì Đại học Quốc gia Seoul (Hàn quốc) có 5.060 bài, Đại học Quốc gia Singapore: 3.598, Đại học Bắc Kinh (TQ): 3.219, Đại học Mahidol (Thái Lan): 950, Đại học Malaya (Malaysia): 504, Đại học Manila (Philippin): 220, còn Đại học Quốc gia VN (Hà Nội lẫn Sài Gòn) chỉ có 52 bài. (x. Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters). Đến nay VN vẫn lẹt đẹt như vây. Chỉ số sáng tạo thì trong số bằng sáng chế được cấp năm 2006, Hàn Quốc có 102.633 bằng, Trung Quốc: 26.292, Singapore: 995, Thái Lan: 158, Malaysia: 147, Philippines: 76, còn VN ta là một con số 0 vĩ đại (x. World Intellectual Property Organization, 2008 Statistical Review). Đến nay ta vẫn chưa khá lên nổi. Dĩ nhiên còn nhiều tệ nạn khác trong ngành giáo dục như tham nhũng từ cao xuống thấp, cơ sở và giáo viên thiếu thốn, trường ốc xập xệ, học cụ nghèo nàn, giáo khoa đắt đỏ, môn chính trị quá nặng, học sinh nghèo bỏ học…



Có người cho tất cả những tệ nạn trên là do đất nước đã trải qua một cuộc chiến tàn phá tổn hại, do sự yếu kém trong quản lý giáo dục, do nền kinh tế của đất nước và quốc dân còn nghèo nàn, do việc đào tạo thầy cô ở mọi cấp chưa được chu đáo hoàn chỉnh, do sự thiếu cọ xát giao lưu với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới…. Theo chúng tôi thiết nghĩ, đó chỉ là những nguyên nhân phụ. Nguyên nhân chính vẫn là đường lối giáo dục, bao gồm triết lý giáo dục và mục tiêu đào tạo, vốn do đảng Cộng sản đề ra. Điều này được trình bày rõ ràng trong Luật Giáo dục do Quốc hội khóa 11 ban hành ngày 14-06-2005. “Điều 2: Mục tiêu giáo dục: Đào tạo con người VN phát triển toàn diện, có đạo đức… trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội….”. “Điều 3: Tính chất, nguyên lý giáo dục: 1. Nền giáo dục VN là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”. “Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất… hình thành nhân cách con người VN xã hội chủ nghĩa…”. “Điều 40: Nội dung giáo dục đại học phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản… và các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…” Tất cả các điều này rõ ràng cho thấy đảng và nhà cầm quyền Cộng sản VN quyết tâm đào tạo con người VN theo một chủ nghĩa đã bị nhân loại vất vào sọt rác từ mấy chục năm nay vì phi nhân và bất lực, dối trá và cưỡng bức, sai lầm và ảo tưởng, noi gương một con người mà đạo đức là vô luân và tư tưởng là vô thực, hướng đến một mục tiêu, lý tưởng và nhân cách chưa bao giờ xác định được là “chủ nghĩa xã hội”. Rồi để bảo đảm đi đúng đường lối giáo dục này, Điều 56 cho biết trong mọi trường (có lẽ trừ mẫu giáo của các Giáo hội) đều có Tổ chức Đảng: “Tổ chức Đảng Cộng sản VN trong nhà trường lãnh đạo nhà trường…”. Cụ thể là mọi hiệu trưởng các cấp đều phải là đảng viên và trong mỗi trường đều có đảng ủy, chưa kể Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh (với nhiều đoàn viên đóng vai công an học trò theo dõi thầy giáo và bạn học) hoặc Đội thiếu nhi Tiền Phong trong các trường cấp 1 (với nhiều đội viên có nhiệm vụ báo cáo về cô giáo). Tổ chức đảng này còn nằm trong những Sở giáo dục tỉnh, thành, quận, huyện mà mục tiêu chủ yếu là theo dõi chính kiến của phụ huynh và học sinh.


Một chính đảng cầm quyền và một chính phủ công cụ mang trong mình ba đặc tính cố hữu: “tàn ác cách lạnh lùng, dối trá cách bình thản, ngu dốt cách cố chấp”, sáu yếu tố tự hủy: “vô thần, duy vật, hận thù, bạo lực, bất công và gian trá”, đã và đang thất bại trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng… thì làm sao có một nền giáo dục lành mạnh, nhân bản và hiệu quả? làm sao đào tạo được những công dân trưởng thành, tự do và độc lập cho đất nước? Có chăng là chỉ đào tạo được những thần dân hoặc trung thành tối mặt với đảng, hoặc khiếp nhược im lặng trước đảng, nghĩa là thành nô lệ hay công cụ cho đảng. Và tất cả những tệ nạn trên kia chỉ là hậu quả của đường lối chính trị hóa giáo dục đó.

Đến đây, không thể không ngậm ngùi luyến tiếc nền Giáo dục của VN Cộng Hòa trước năm 1975. Triết lý giáo dục thời đó theo ba nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc" và "khai phóng" (liberal), được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp VNCH (1967). Nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản; xem con người như cứu cánh chứ không như phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái hay tổ chức nào. Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. Dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia; bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc.


Khai phóng nghĩa là mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới. Còn Mục tiêu giáo dụcPhát triển toàn diện mỗi cá nhân trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của từng học sinh; cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, đường hướng định sẵn.


Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh, bằng cách giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường và lối sống của người dân; biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở, ca ngợi tinh thần đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; học và sử dụng tiếng Việt cách hiệu quả; biết bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia, có tinh thần tự tin, tự lực và tự lập. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại (theo Wikipedia)

Làm văn hóa giáo dục sai là giết chết cả một thế hệ. Từ 1954 tới nay, CS đã giết chết bao thế hệ? Ngày nào nó mất đi, thì làm sống lại các thế hệ cũng không phải là điều dễ dàng!!!



No comments:

Post a Comment