Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam
Huỳnh Ái Tông
Huỳnh Ái Tông
LTS. Chúng tôi tìm thấy một đoạn biên khảo về văn học miền Nam của Huỳnh Ái Tong. Xin đăng tải làm tài liệu chung.
Văn Chương truyện Tàu
Truyện Tàu là tiểu thuyết của Trung Quốc, đương nhiên nó là bộ môn văn chương. Đối với văn chương Trung Quốc, về thi phú thì cô ?o.ng nội cái tên Tứ Tuyệt chúng ta cũng đủ thấy nó cô ?o.ng biết chừng nào. Một bài thơ tứ tuyệt chỉ có 28 chữ, tạo thành áng văn chương xúc tích, mô tả tình cảm, tâm sự. Ví dụ như bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, mà nhiều người chúng ta đã biết :
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Nhà thơ Tản Đà đã dịch :
Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ,
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nữa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
hay bài Tiết Phụ Ngâm của Trương Tịch
Quân tư thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh châu.
Cảm quân triền miên ý,
Hệ tại hồng la nhu.
Thiếp giá cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Quang Minh lý.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phu thệ nghĩ đồng sanh tử.
Hoàn quân minh châu song lệ thùy,
Hận bất tương phùng vị giá thú.
Ngô Tất Tố dịch :
Chàng hay em có chồng rồi,
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành.
Vấn vương những cảm mối tình,
Em đeo trong áo lót mình màu sen.
Nhà em vườn ngọc kề bên,
Chồng em cầm kích tại đền Minh Quang.
Như gương vâng biết lòng chàng,
Thờ chồng há dám phủ phàng thề xưa.
Giả ngọc chàng giọt lệ như mưa,
Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng.
Thi phú cô ?o.ng, xúc tích như vậy, ngược lại tiểu thuyết thì lại trường thiên, truyền thống ấy dẫn đến những chuyện kiếm hiệp của Kim Dung và phim bộ của Hồng Kông sau nầy, nói chung là nó kéo dài lê thê. Truyện Tàu, một truyện chia thành nhiều Hồi, mỗi Hồi mở đầu có một câu chữ hay hai câu thơ giới thiệu tổng quát nội dung của Hồi ấy.
Ví dụ như truyện Đại Hồng Bào Hãi Thoại, Hồi thứ nhất có một câu giới thiệu :
Diệu Tiết phụ dạy con học chữ .
Hoặc trong Thủy Hử, Hồi thứ bảy mươi (kết cuộc)
Trung nghĩa đường, hào kiệt nhận bảng trời,
Lương Sơn Bạc anh hùng kinh ác mộng.
Cuối hồi thì có cả một bài hay hai câu thơ. Cũng trong truyện Đại Hồng Bào Hãi Thoại, cuối Hồi thứ nhất, có một bài thơ
Trời già đã định nợ ba sinh,
Bèo nước gặp nhau há tại mình ?
Rõ thiệt Hằng Nga đành ý trước,
Nhành hoa cung Quảng khéo đem tin.
Cuối Hồi sáu mươi chín của truyện Thủy Hử, có hai câu thơ :
Băm sáu thiên cang hợp số định
Bảy hai địa sát đủ cơ mầu
Còn cuối Hồi bảy mươi, tác giả dùng bốn chữ ˜ “Thiên Hạ Thái Bình” để kết thúc, nó bao trùm cả truyện, bao hàm cả ước nguyện của mọi người, nên chẳng có hai câu thơ.
Trong mỗi Hồi, cứ mở đầu bằng : “ Nói về ...” hoặc “Khi ấy ..”, còn chấm dứt mỗi Hồi thì : “Muốn biết việc thế nào, xin xem hồi sau phân giải”. Người ta thường hay nói : “Hạ hồi phân giải”, ấy là bắt chước nói theo cách hành văn của truyện Tàu.
Trong khi đối thoại thì luôn luôn dùng :”Hỏi rằng, Thưa rằng, Nói rằng, Bảo rằng…”, còn đọc thơ hay bảng ghi chép chi thì : " Thơ như vầy ...".
Những điểm vừa trình bày làm cho người đọc thường nhàm chán, nhưng chúng ta nhớ lưu ý truyện Tàu là chuyện kể, cho nên phải giới thiệu từng hồi, cho người nghe biết được Hồi ấy sẽ nói gì, cuối Hồi có bài thơ để bình phẩm tình tiết khen chê nhân vật. Còn : “Hỏi rằng, thưa rằng, bảo rằng, trả lời rằng...” có như vậy mới phân biệt tình tiết mô tả và câu văn đối đáp.
Một trăm le? tám anh hùng Lương Sơn Bạc, người ta đã dựng cho mỗi nhân vật một cá tính đặc thù, ngoài ra những truyện khác, người ta cực tả thành những nhân vật điển hình, như nói đến gian nịnh phải kể Tần Cối, đa nghi như Tào Tháo, nóng tính như Trương Phi, chính trực như Quan Công, công minh như Bao Công, tài giỏi như Khổng Minh.
Hiểu được cốt lõi của truyện Tàu vốn là chuyện kể, viết ra thành văn để đọc cho người khác nghe, sở trường của nó là mô tả nhân vật và thuật chuyện, cho nên nhân vật được mô tả đậm nét sắc sảo và tình tiết câu chuyện thật rõ ràng, có đầu có đuôi.
Trong truyện hiếm tả cảnh, nhưng thi ca thì có khá nhiều, chứng tỏ ảnh hưởng rơi rớt của thời Đường truyền sang Tống.
V.- Ảnh hưởng của truyện Tàu
Truyện Tàu rất có ảnh hưởng đối với người miền Nam . Hai ảnh hưởng lớn nhất ấy là cá tính và văn chương. Đất miền Nam hay nói rõ hơn là Lục tỉnh được các chúa Nguyễn khai mở từ năm 1623 đến năm 1759, Nếu kể từ năm khởi đầu 1623 cho đến năm 1954 thì người Việt Nam đã sống trên ba thế kỷ ở da?i đất nầy.
Qua ba thế kỷ đó, người miền Nam gồm có 2 thành phần chính; một là di dân, mà những người di dân là những người nghèo khó, trừ một thiểu số là tôn thất nhà Nguyễn, khi giao tranh với Tây Sơn, lúc chúa Nguyễn bôn tẩu, họ bị thất lạc nên ẩn cư ở vài nơi (Như Long Xuyên có chi phái Nguyễn Phước) và một số người Trung Hoa theo phong trào phản Thanh phục Minh đã đến miền Nam giúp chúa Nguyễn và lập nghiệp ở Cù Lao Phố Biên Hòa, Mỹ Tho vùng Chợ Mới Long Xuyên, Hà Tiên dần dần từ đời nọ sang đời kia họ đã bị Việt hóa.
Người di dân đến miền Nam vì Miền Nam trù phú, đất rộng người thưa, xa cách xã hội phong kiến, không bị kiềm tỏa bởi triều đình và quan lại.
Thiên nhiên và hoàn cảnh đã là những nhân tố tác động cho người miền Nam có cá tính như họ thích sống đời bình dị, tự do, ưa chuộng công bằng, sẵn sàn giúp đỡ kẻ thế cô.
Cá tính đó, người miền Nam đã sẵn có, lại được truyện Tàu un đúc về Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, cho nên cá tính của người miền Nam là rất trung trực, nhân nghĩa và bình dị, do đó chúng ta hiểu tại sao người miền Nam tận tâm với chúa Nguyễn. Câu văn nhẹ nhàng, giản dị đã nói lên nghĩa khí của người miền Nam , đó là 2 câu trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu :
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trao mình
Nếu không chịu ảnh hưởng của truyện Tàu, thì những năm 1945 cho đến năm 1954 làm gì miền Nam có những người như các Tướng giáo phái Hòa Hảo là Tướng Năm Lửa vợ biệt danh là Phàn Lê Huê, Tướng Lâm Thành Nguyên (biệt danh cậu Hai Ngoán), Tướng Nguyễn Thành Vinh (biệt danh Ba Cụt), Tướng Nguyễn Giác Ngộ (biệt danh ông Nguyễn), Tướng Cao Đài Trình Minh Thế, Tướng Bình Xuyên Lê Văn Viễn (biệt danh Bảy Viễn).
Nhưng về văn chương miền Nam , truyện Tàu ảnh hưởng rõ nét và làm nhịp cầu cho giai đoạn tiểu thuyết sau nầy.
Chú thích
1 - Giạ: là đơn vị đong đếm lúa gạo, 1 giạ bằng 40 lít, nữa giạ là 1 táo.
2 - Phú lang sa : Phiên âm chữ Francaise
3 - Hai trăm ngươn bạc, là hai trăm đồng bạc. Vào thời Pháp thuộc, Pháp phát hành cho Đông Dương (Việt, Miên, Lào) một đơn vị tiền tệ đúc bằng bạc, hình tròn, đường kính chừng 5 cm, cân nặng 37.5 grame, một mặt có hình con cò, gọi là đồng bạc trắng, hay đồng bạc con cò, sau thay vì đúc đồng bạc bằng bạc, người Pháp in tiền giấy chữ Hán ghi Nhứt Nguyên cũng đọc Nhất Ngươn, chữ Quốc ngữ ghi Một Đồng Bạc, nghĩa là tờ giấy ấy có giá trị là 37.5 gờ ram bạc. Về sau đồng bạc giấy không còn được bảo chứng giá trị như thế nữa.
4 - Ở Tân Châu có nghề dệt lụa gia truyền, nổi tiếng vải Mỹ A, nó là lụa nhuộm trái Mạt Nưa, mặt vải láng bóng, quần mới may mấy bà đi nghe có tiếng sột sạt.
5 - Quyển Tây Hớn có ghi người xuất bản. Publié par Huỳnh Hữu Phú, Néogicent Mỹ Tho, Imprimerie J. Viết Lộc et Cie.
6 - Quyển nầy có ghi Publié par Huỳnh Khắc Thuận Secrétaire du Secretariat du Gouvernement - Saigon - Imprimerie F.H.Schneider 1908
7 - Con gái ông, Bà Nguyễn Thị Nguyệt tự Minh Nghĩa, giáo học, từ trần năm 1929.
8 - Bài văn tế ông Dương Minh Chí (1862-1836) người xã Long Phú, quận Tân Châu tỉnh Châu Đốc, ông là bậc thâm nho, giỏi Nôm và Quốc ngữ. Thường xướng họa với Trần Kim Phụng, Nguyễn Quang Chiêu, Cao Nhật Tân, Trần Thới Hanh, Nguyễn Chánh Sắt. Bài nầy đăng trên Lục Tỉnh Tân Văn ngày 31-12-1936.
9 - Bộ nầy có 9 cuốn, cuốn 1 Nguyễn Chánh Sắt dịch năm 1906, cuốn 2 không rõ ai dịch, từ cuốn 3 đến cuốn 8 Nguyễn An Khương dịch năm 1907, và cuốn 9 dịch năm 1908.
10 - Tín Đức Thư xã ở đường Tạ Thu Thâu, bên hông chợ Sàigòn.
Sách tham khảo :
Trần Phong Sắc Đại Hồng Bào Hải Thoại, Imprimerie Saigonnaise, Sàigòn, 1907
Nguyễn Huy Khánh Khảo Luận Tiểu Thuyết Trung Hoa, Khai Trí, Sàigòn, 1955
Tiết 5 : Tiểu Thuyết
I.- Đại Cương và thời điểm tiểu thuyết ra đời
Tiểu thuyết miền Nam tuy sinh sau đẻ muộn hơn báo chí, thơ, truyện Tàu, nhưng nó đã mang lại cho văn học miền Nam thêm một bước tiến trong quá trình của chữ quốc ngữ.
Tiểu thuyết miền Nam khai sinh từ lúc nào ? Ấy là một điểm quan trọng cần được tìm hiểu.
Theo các nhà văn hay các nhà khảo cứu thì tiểu thuyết sơ khai được in trong các tập sách quảng bá của các nhà thuốc Tây (Pharmacie) hay nhà thuốc Nhị Thiên Đường thời bấy giờ, những quyển sách ấy cũng chỉ còn lại trong ký ức của họ, sách xuất hiện vào khoảng những năm 1910.
Khi nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh, chúng ta biết rằng quyển tiểu thuyết đầu tay của ông là quyển Ai Làm Được khởi thảo từ năm 1911, là thời gian ông làm việc tại Cà Mau và bối cảnh chuyện cũng được ông chọn nơi đó, theo sự tiết lộ của gia đình thì quyển tiểu thuyết nầy ông khởi hứng viết sau khi đọc chuyện Hoàng Tố Oanh Hàm Oan của Gilbert Trần Chánh Chiếu. Như vậy Trần Chánh Chiếu còn viết tiểu thuyết sớm hơn Hồ Biểu Chánh. Nhưng sau nầy người ta lại còn tìm thấy Truyện Thầy LAZAZO Phiền của Nguyễn Trọng Quản đã được ấn hành năm 1887.
Như vậy có thể nói rằng tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ miền Nam có từ năm 1887, nhưng nó không gây được ảnh hưởng gì cho người sáng tác và giới thưởng ngoạn, nó bị chìm trong lãng quên, mãi cho tới khoảng 25 năm sau, tiểu thuyết mới gây được phong trào sáng tác và thưởng ngoạn.
Không kể Nguyễn Trọng Quản, những nhà văn tiền phong viết tiểu thuyết như Trần Chánh Chiếu, Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt là những tiểu thuyết gia truyền thống miền Nam, tiếp nối có Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Tân Dân Tử, Hồ Hữu Tường, Phi Vân, sau nầy còn có Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.
Cho họ là tiểu thuyết gia truyền thống miền Nam, bởi vì văn chương của họ có những nét đặc thù miền Nam, nó không mang tính chất diễm lệ qua lối hành văn, không tiểu thuyết hóa những câu đối thoại. Một vài nhà văn như Hồ Biểu Chánh chẳng hạn, chúng ta thấy văn chương của ông là thứ văn " ròng miền Nam ", có lẽ vì đặc tính ấy mà trước đây những nhà khảo cứu đã bỏ quên hay xem nhẹ tiểu thuyết miền Nam.
Trong phần nầy, mặc dù chúng tôi cố gắng trình bày những hiểu biết của mình để làm rõ nét vai trò tiểu thuyết miền Nam trong văn học chữ quốc ngữ, nhưng cũng là để đặt lại đúng vị trí tiểu thuyết miền Nam trong nền văn học nước nhà.
Công việc tập trung các tài liệu thật là khó khăn, bởi vì những quyển tiểu thuyết ban đầu không còn nữa, báo chí buổi sơ khai càng quí hiếm, các bài khảo cứu trong thập niên 70 cũng chỉ trưng ra được một số ít chi tiết nhờ vào ký ức các bậc lão thành, nhà văn tiền bối, nhờ vậy, chúng ta mới có cơ sở để khảo cứu.
II.- Các tiểu thuyết gia đầu tiên
Trong tiết nầy, chúng tôi thiết nghĩ phải đành cho Nguyễn Trọng Quản nhà văn tiên phong một chỗ xứng đáng là tiểu thuyết gia đầu tiên của miền Nam, tiếc rằng tiểu thuyết của ông không gây được ảnh hưởng cho nền văn học tiểu thuyết, có lẻ vì chưa có nhịp cầu nối liền từ nền văn học cũ sang nền văn học mới. Kế đó Gilbert Trần Chánh Chiếu, vì ông chẳng những là nhà văn viết tiểu thuyết gây được ảnh hưởng cho phong trào viết tiểu thuyết, mà còn là nhà cách mạng có tâm huyết với nước nhà.
1.- P.J.B. Nguyễn Trọng Quản : Cho đến nay chưa có tài liệu tra cứu rõ ràng về ông, chỉ biết ông là học trò Trương Vĩnh Ký, bạn đồng học với ông Diệp Văn Cương, từng du học tại Lycée d’Alger, có làm Hiệu Trưởng Trường Sơ Học tại Sàigòn. Ngoài Truyện Thầy LAZAZO Phiền, có lẽ ông còn có những bài viết đăng trên Gia Định Báo, tiếc rằng chúng ta chưa có tài liệu tra cứu thêm.
Truyện Thầy Lazazo Phiền được Nguyễn Trọng Quản sáng tác năm 1886, ông viết tựa đề ngày 1 tháng 12 năm 1886, và được nhà in J. Limage, Librairie - Editeur, đường Catinat (1) Sàigòn, ấn hành năm 1887 (2)
Về tiểu thuyết Truyện Thầy Lazazo Phiền thuộc loại thuật sự, cốt truyện như sau : Đêm 12-1-1884, tác giả xuống tàu tại bến Sàigòn đi Bà rịa, lúc lên pont (sàn) tàu, tác giả gặp một thầy tu Lazazo Phiền, thầy Phiền có tâm sự buồn đi Vũng Tàu nghỉ dưỡng bệnh. Thầy Phiền tâm sự năm 1850 Thầy được 13 tuổi thì mẹ mất, sống với cha là Trùm họ đạo ở Đất Đỏ Bà rịa. Năm 1860, Pháp đánh Biên Hòa các người có đạo bị bắt cầm tù, khắc trên mép tai 4 chữ " Biên Hòa tả đạo ". Năm 1862 Pháp đến Bà rịa thì nhà tù bị quan Annam đốt thiêu ba trăm tù nhân, số còn sống chạy thoát chừng 10 người trong ấy có thầy. Hai chân bị phỏng, thầy té xỉu bên bụi cây, được quan ba Pháp cứu sống và nuôi dưỡng sau đó quan ba Pháp về nước gửi thầy cho đức cha Lefèvre, Thầy được học chữ Quốc ngữ đến năm 1864 vào học trường chữ La tinh. Ở trong trường Thầy kết nghĩa với người bạn là Vero Liễu, Liễu có người em bạn dì, sau cha mẹ Liễu gả cho Thầy. Thầy xuất thân trường College d’Adran nên đi làm thông ngôn tại Bà rịa. Khi làm thông ngôn Thầy có quen quan Pháp nên hay vào đồn ăn cơm, có vợ viên quan ba Pháp là người Việt sanh tâm yêu Thầy, Thầy trốn tránh.
Trong khi đó Liễu thôi làm việc ở Sàigòn, xuống Bà rịa buôn ngựa hay ở nhà Thầy, Thầy được thơ nặc danh tố cáo bạn và vợ xằng bậy, nên Thầy lập tâm dẫn lính phục kích bắn chết Liễu, rồi nữa tháng sau Thầy lại dùng thuốc độc của người Thượng dạy bỏ vào siêu thuốc của vợ Thầy, vợ Thầy uống lầm bệnh ngày càng trầm trọng hơn 11 ngày thì mất. Trước khi vợ Thầy mất, có lẽ hiểu được mưu độc của Thầy, nhưng người đàn bà ấy đã nói :
" Tôi biết vì làm sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin chúa thứ tha cho Thầy."
Sau khi chôn cất vợ xong, Thầy Phiền xin thôi việc về Sàigòn xin vào nhà dòng Tân Định tu và chuyến tàu ấy Thầy đi dưỡng bệnh.
Khi tác giả về đến Sàigòn ngày 27-1-1884 thì được thơ của Thầy Phiền viết từ Bà rịa ngày 25-1-1884 thuật lại là khi Thầy về đến nơi, người vợ của quan ba Pháp kia hối hận nên có được thư của cô ta viết cho Thầy thuật lại là chính cô ta đã cáo gian cho vợ Thầy và Vero Liễu Và Thầy Lazazo Phiền chết ngày 27-1-1884.
Truyện nầy tác giả viết in ra 28 trang khổ 12 x 19 cm
Trích văn :
Ai xuống Bà rịa mà có đi ngang qua đất thánh ở trong cát tại làng Phước Lễ thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng gần một bên nhà thờ những kẻ Tử đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp Vì đã hai năm nay không ai thăm viếng, không ai màng ngó tới.
Mồ đó là mồ một Thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã mười năm, bây giờ mới đặng nằm yên nơi ấy.
...................
Đồng hồ nhà thờ nhà nước (3) vừa đánh 8 giờ; đồ tôi đã đem xuống tàu mà đi Bà rịa rồi.
Chiếc Jean Depuis định 10 giờ mới chạy, nên còn 2 giờ chẳng biết làm đi gì. Lên đến sân thấy trăng thanh gió mát (Rằm tháng chạp Annam là 12 Janvier 1884), thì tôi lại đứng nơi be tàu mà hóng gió.
Đứng đó lòng buồn một ít vì phải xa cách cửa nhà vợ con hơn tám bu+~a cho nên dẫu mà trên bờ đèn sáng như ngày, kẻ qua người lại xe ngựa rầm rầm, nhà hàng dẫy đầy những kẻ vui chơi, tôi cũng chẳng đem trí mà xem các sự ấy, cứ một xem phía bên sông Thủ Thiêm mà thôi; vì phía đó chẳng chơi sự sang trọng vui chơi, chẳng tỏ bày sự phàm xác thịt. Nơi ấy là nơi nghèo khổ làm ăn ban ngày, thong thả mà nghỉ ngơi ban đêm, nên còn một hai chỗ còn đèn leo lét mà chỉ vài nhà chưa ngủ mà thôi.
Còn dưới sông mặt trăng dọi xuống làm cho nước giọng ra như tấm lụa vàng có kim sa.
Đọc đoạn văn trích trên đây, chúng ta sẽ có dịp so sánh với các nhà văn sau nầy như Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt viết sau ông trên dưới 30 năm, Nguyễn Trọng Quản đã hành văn trong sáng.
Lời tựa đề tặng Diệp Văn Cương và các bạn người Việt cùng học ở Lycée d’Alger; ngoài ước muốn cho Miền Nam có tương lai rực ro+~û, tiến bộ và văn minh, ông còn viết :
" ...Tôi một có dụng ý lấy tiếng thường mọi người hàng ngày nói mà làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay; trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng : người Annam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai ".
Qua lời tựa nầy, chúng ta xác định được, trước ông chưa có ai viết tiểu thuyết, cũng như Trương Vĩnh Ký, trước ông chưa có ai viết " Chuyện đời xưa " vậy, thứ nữa là dùng tiếng thường nói sao viết vậy : Đó chính là truyền thống của văn chương miền Nam.
2.- Trần Chánh Chiếu (1868-1919): Trần Chánh Chiếu tự Gilbert Chiếu, bút hiệu Tố Hộ và Trần Nhựt Thăng, ông sinh tại làng Vân Tập, sau đổi là Vĩnh Thanh Tân, tỉnh Rạch Giá, cha là Trần Thọ Cửu, hương chức trong làng.
Gia đình ông khá giả, sau khi học xong trường tỉnh, ông lên Sàigòn học trường College d’Adran và khi thành tài, ông làm giáo học rồi làm thông ngôn cho Tham biện Chủ tỉnh Rạch giá (4).
Ông có khẩn đất vùng Tràm Vẹt, có phố xá tại chợ Rạch giá, nên sau đó ông thôi làm công chức, trở về làng làm Xã trưởng (5) một thời gian, ông được phong chức Phủ hàm và gia nhập Pháp tịch.
Khoảng năm 1906, ông lên Sàigòn hoạt động trong phong trào Minh Tân - Danh từ nầy có lẽ lấy chữ trong sách Đại Học. " Đại học chi đạo, tại minh minh đức. tại tân dân tại chí ư thiện ", phong trào Minh Tân là một bộ phận trong phong trào Duy Tân.
Năm 1906 và 1907, ông làm Chủ bút tờ Nông Cổ Mín Đàm và năm 1907 tờ Lục Tỉnh Tân Văn ra đời, ông Làm Chủ bút tờ nầy dưới bút hiệu Trần Nhựt Thăng. Ông có hoạt động bí mật với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ở Sàigòn ông lập Minh Tân Công Nghệ Xã, Nam Trung khách Sạn, ở Mỹ Tho có Minh Tân khách sạn là những nơi mà ông muốn người Việt Nam kinh doanh, để đương đầu với người nước ngoài, và cũng là nơi gặp gỡ của những người trong phong trào.
Vì hoạt động bí mật và cạnh tranh thương mại, nên ông bị người Pháp theo dõi, đến tháng 10 năm 1908 ông bị bắt cho đến tháng 4 năm 1909 ông mới được thả ra, sau đó ông vẫn hoạt động bí mật trong phong trào Đông du, và ông mất tại Sàigòn năm 1919.
Ngoài việc làm báo, hoạt động cách mạng ra, ông dịch và viết một số tác phẩm sau :
- Tiền căn hậu báo (dịch le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas), trước đăng trong Lục Tỉnh Tân Văn. Năm 1914, nhà in Imprimerie de l’Union ấn hành sách.
- Hoàng Tố Oanh hàm oan.
- Văn ngôn tập giải.
- Gia phổ (1917)
Trích văn :
Thương hải tang điền
Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Theo luật lệ tạo hóa, hễ hữu hình thì hữu hoại. Vật chi hễ có hình, hoặc chẳng lâu thì mau cũng phải hư nát. Còn trong đám trần ai hễ hữu sanh thì hữu tử, có sanh sản thì có tử táng, có sống thì có chết.
Va?õ lại, sông biển núi non cũng hay đổi dời, ruộng dâu hóa ra biển, biển cạn bày đất thành ruộng dâu. Núi cao sập lỡ thành ao hồ, non nhỏ có ngày cao lớn. Mỗi người đều thấy, hễ chiêm nghiệm thì đều hiểu.
Nói sang qua phong tục thì lại thấy nó mỏng manh hơn bánh tráng. Xưa vẽ mình, ở dã, ở bãi, nhờ ba con cá nuôi lỗ miệng, đầu trọc, mình đóng khố. Sau lần lần bắt chước lân bang, Sắm áo quần ngày càng tao nhã thanh lịch. Nay lại muốn bỏ đồ xưa, đổi áo thay xiêm, đổ dài thay vắn, cúp tóc cho gọn. Xưa đi giày hàm ếch lượt bượt. Nay đi giày đính gót gọn gàng. Xưa bịt khăn, nay đội nón. Muôn việc cũng đều bắt chước các nước, còn việc cơ xão, việc thông minh, bày vẽ cho cận tiện thì mình thua sút xa thăm thẳm.
Nghĩ lại sự bắt chước cũng không mau được, ban đầu thì xài quần tây, đến sau cúp tóc, đội nóm, bây giờ muốn đổi áo. Mấy ông tưởng vậy là đủ cuộc trí thời thức thế sao ?
Tôi tưởng chưa, là vì việc hủ lậu còn đầy, sự nghi nan còn nặng. Việc đọc sách, đọc nhựt trình còn sơ, việc cơ xão công nghệ còn hẹp. Nay lo chuyện sua se là dọn quần đánh áo. Hà tất duy tân. Ấy là có vỏ nõ có ruột. Phải ráng mà bươn chải với đời, lo cho con nhà nước Nam thông nghề buôn, giỏi nghiệp nghệ, tiện tặn chắt lót, thủ quyền lợi vì hễ có hằng sản mới có hằng tâm; bằng tay không chân rồi, dầu có mặc áo gấm cũng chẳng làm chi, bất quá thì hơn con công một thí mà thôi.
Xin tri túc thường túc. Có 10$ ăn 5$ dành để 5$. Đến khi có gặp điều phải mà thi ân được. Chớ " đồng rằng trong túi vắng hoe, thì ắt là kiến nghĩa nan vi, lâm nguy nan cứu ".
Tố Hộ
Bài nầy in ra chắc có các vị Minh Tâm công luận. Phận tôi làm chủ bút sẽ cầm cân.
No comments:
Post a Comment