Pages

Thursday, January 20, 2011

GIA HỘI * TỔNG KẾT ĐẠI HỘI XI


TỔNG KẾT ĐẠI HỘI XI

Ngày 20-1-2011

Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương


Kết quả hàng đầu là bầu bộ máy lãnh đạo:
Nguyễn Phú Trọng, 67 tuổi, quá tuổi hưu , thân Trung cộng, làm tổng bí thư, thay Nông Đức Mạnh về hưu.
Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, ở lại bộ chính trị và chức thủ tướng,
Trương Tấn Sang, 61 tuổi, Thường trực Ban bí thư, chủ tịch Nước thay Nguyễn Minh Triết hồi hưu.
Nguyễn Sinh Hùng, 65 tuổi, chủ tịch quốc hội, thay Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng bí thư .

Các ông Nguyễn Phú Trọng,Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng (từ trái qua phải ). Ảnh AFP
Các ông Nguyễn Phú Trọng,Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng (từ trái qua phải ). Ảnh AFP

Trung ương ủy viên
Sáng thứ Ba 18/01, một danh sách gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa XI đã được công bố. Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 người

1- Trương Tấn Sang
2- Phùng Quang Thanh
3- Nguyễn Tấn Dũng
4- Nguyễn Sinh Hùng
5- Lê Hồng Anh
6- Lê Thanh Hải
7- Tô Huy Rứa
8- Nguyễn Phú Trọng
9- Phạm Quang Nghị
10- Trần Đại Quang
11- Tòng Thị Phóng
12- Ngô Văn Dụ
13- Đinh Thế Huynh
14- Nguyễn Xuân Phúc


Các nhà lãnh đạo mới được bầu chọn của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng trên sân khấu tại lễ bế mạc Đại hội đảng lần thứ 11 tại Hà Nội, ngày 19/1/2011


Thông tin rò rỉ từ bên trong cho biết một số lãnh đạo cấp cao, như các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng... đều đạt tỷ lệ phiếu bầu cao trên 70% - trên 80% trong cuộc bỏ phiếu chiều thứ Hai.

Nhiều nhân vật thuộc quân đội và công an cũng được đại biểu dành cho phiếu bầu lớn.

Một trong những người đạt tỷ lệ thuộc hàng cao nhất là Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ông Thanh được nói nhận trên 95% phiếu bầu.

Trong số 175 ủy viên chính thức, Bộ Công an có tám người, Quốc hội Việt Nam có chín người và Bộ Quốc phòng 19 người.

Một nguồn tin cho hay ông Tô Huy Rứa, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị khóa X, được số phiếu thuộc "hạng trung".

Một trong những điều gây bất ngờ là việc một ủy viên Bộ Chính trị khác, ông Phạm Gia Khiêm, 67 tuổi, hiện đang giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, đã không được đủ số phiếu bầu để vào Ban Chấp hành khóa XI.

Tuy quá tuổi, trước Đại hội vẫn có tin nói ông Khiêm sẽ tiếp tục ở lại Bộ Chính trị và tiếp tục lãnh đạo ngành ngoại giao.

Có nhận định ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, có thể sẽ đảm nhiệm cương vị này.

Theo thông lệ, các chức vụ về chính phủ sẽ phải chờ tới sau bầu cử Quốc hội 22/05 tới mới được quyết định.

Tân Tổng Bí thư sẽ ra mắt và chủ trì một cuộc họp báo sau phiên bế mạc.

Ông Đào Ngọc Dung, Bí thư Yên Bái, cũng tiếp tục trúng cử vào ban chấp hành khóa mới.

Nhân vật duy nhất tự ứng cử vào ban chấp hành, ông Nguyễn Xuân Kiên, đã không trúng cử.

Trước khi Đại hội XI khai mạc, một số nhân sự đề cử của Bộ Chính trị đã bị bác tại hội nghị trung ương, dẫn tới bình luận trong giới chuyên gia rằng Ban Chấp hành Trung ương đang ngày càng có tính độc lập trong các quyết định.

Trong khi đó nhiều đồn đoán hiện đang được lưu truyền quanh danh sách 17 thành viên Bộ Chính trị.

Với các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Văn Chi, Hồ Đức Việt và Phạm Gia Khiêm thôi chức, sẽ phải có tám tên tuổi mới tham gia Bộ Chính trị.

Trong các nhân vật được cho là có nhiều cơ hội vào Bộ Chính trị khóa XI có bà Tòng Thị Phóng, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội; và ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an.

Một số dịch chuyển khác là ông Tô Huy Rứa có thể trở thành Thường trực Ban Bí thư, thay ông Trương Tấn Sang; ông Ngô Văn Dụ trở thành trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thay ông Hồ Đức Việt.

1.Quốc dân đồng bào qua bao đại hội cộng đảng đã nhận định đầy là một màn bi hài nhàm chán của Vũ Như Cẩn, do những tay hề ngu dốt và vô duyên cũ, không có gì thay đổi vì " vô ra cũng thằng cha khi nãy". Cũng là bọn chúng, chỉ là thay vai, đổi đào thay kép. Còn đường lối chính sách thì vẫn lạc hậu, bán nước, hại dân, tham nhũng, và bè phái.

2.Trước thời Đặng Tiểu Bình. Lenin, Stalin và Mao, Hồ đều ngồi đến chết. Đặng Tiểu Bình thấy đó là một tệ nạn, cần thay đổi cho nên đặt ra hạn tuổi về hưu để tránh tham quyền cố vị và tranh chấp trong đảng. Sau khi Lê Duẩn chết , nội bộ tranh dành, xâu xé, Lê Đức Thọ và Trường Chinh tranh nhau, Trường Chinh thắng nhưng rồi không hiểu sao tổng bí thư thiếu gì kẻ hầu người hạ thế mà để tổng bí thư một ông già 80 ở nhà một mình rồi té cầu thang mà chết! Từ đó cộng đảng Việt Nam rút ra bài học về hưu nhường chức hơn là chết thảm!


Vì vậy mà từ Nguyễn Văn Linh người ta thực thi hạn tuổi về hưu. Cũng vì Stalin, Mao , Hồ độc tài, người ta phải hạ bớt uy quyền của tổng bí thư. Nếu Lê Duẩn theo trung lập chế, không đánh Kampuchia, chiếm Lào, không theo Nga mà chống Trung Quốc kịch liệt thì tụi cộng sản bây giờ đâu phải nhục nhã trăm đường. Đã đành trước sau gì Trung Cộng cũng chiếm Việt Nam, nhưng khôn khéo một chút, đừng thừa thắng xông lên , với hào quang kẻ thù nào cũng đánh thắng thì nay bọn Việt Cộng có nhục nhã lắm cũng chỉ bị chủ mắng chửi là cùng. Vì Lê Duẩn thô bạo, độc tài, hống hách mà Trung Cộng căm thù và khinh bỉ thằng đầy tớ phản chủ cho nên bọn Việt cộng ngày nay đã bị chửi, lại bị bợp tai, đá đít, khổ sở trăm bề.Và nếu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười không sợ hãi trước cảnh Liên Xô và Đông Âu sụp đổ mà theo trung lập chế , đừng quỳ lạy, van xin Trung, quốc bảo hộ thì đâu đến nỗi!

Nay một số cao cấp đảng phải về hưu như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn Chi, Trương Vĩnh Trọng. Đại hội đảng thời Mao, Hồ chỉ là cúi đầu chấp thuận việc tại vị trường kỳ của độc tài bá chủ, nay thì việc hồi hưu đã thành lệ. Tuy nhiên, kỳ này có lẽ theo lệnh của Trung Hoa mẫu quốc, Việt Cộng phải để Nguyễn Phú Trọng, 67 tuổi, quá tuổi hưu , thân Trung cộng, làm tổng bí thư, thay Nông Đức Mạnh về hưu.

3.Cộng sản Việt Nam thật ra là một tập họp hổ lốn. Họ không vì vô sản, vì Mác Lê, vì quốc gia dân tộc mà chỉ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Họ tranh giành nhau như đàn kên kên bên xác chết. Tranh giành nhưng không tiêu diệt nhau như phe Bolchevish và Menshevish, đệ tam và đệ tứ vì tình hình không khắc nghiệt như thời bạo chúa Stalin. Cộng đảng Việt Nam nay cùng chia chác.

Tinh thần địa phương là một yếu tố phân hủy cộng đảng. Sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Việt cộng, nhất là người miền Bắc nhận ra rằng họ đã chịu đàn áp, đè nén trong bao nhiêu năm dài bởi bọn cộng sản miền Trung như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.. . Từ đó mà cộng đảng phân chia theo ba miền Trung Nam Bắc.

Miền Bắc tự hào thông minh tài giỏi nên bao giờ cũng giành lấy chức vụ Tổng bí thư. Miền Nam xưa nay bị khinh thị là dốt nát, chính trị kém nhưng sau 1975, miền Nam đóng góp hơn nửa ngân sách toàn quốc, và sau 1975, năm tỷ mỹ kim là tiền ngoại quốc gửi về miền Nam. Để khuyến khích vú sữa miền Nam, sau thời Nguyễn Văn Linh, chức vị thủ tướng để cho người Miền Nam. Do đó mà có Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng.

Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh làm chủ tịch nước, dân Bắc ăn mừng lớn vì hơn mấy trăm năm Trung Kỳ cai trị ( từ vua Lê chúa Trịnh, nhà Nguyễn cho đến Hồ Chí Minh, Lê Duẩn), Bắc Kỳ nay mới được làm vua!

Sau Nguyễn Chí Công, Lê Đức Anh, Trung Kỳ hơi yếu, giờ còn Nguyễn Sinh Hùng người Nghệ An trước làm Phó thủ tướng nay làm chủ tịch quốc hội. Phe Nam Kỳ mạnh lên với Nguyễn Tán Dũng và Trương Tấn Sang.

Ngày nay tình thế gay cấn, cộng đảng Việt Nam chia ra it nhất hai phe: phe thân Tàu và phe chống Tàu có Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh theo Trung Quốc. Nay nội bộ đảng cả hai phe tồn tại chia chác nhưng phe Tàu mạnh hơn vì Tổng bí thư là người theo Trung Cộng.Nguyễn Chí Vịnh đã phạm tội dựng lên T2-T4 vu khống Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt là CIA đáng lẽ phải bị trừng trị nhưng nhờ phe thân Tàu của Nông Đức Mạnh mà leo lên làm thứ trưởng Quốc Phòng nay chui vào trung ương đảng, có thể sẽ làm bộ trưởng. Trong khi những bộ trưởng lên tiếng hùng hồn về dự án bauxite Tây Nguyên – ông Phạm Khôi Nguyên, hay đường sắt cao tốc – ông Hồ Nghĩa Dũng – đều nghỉ hưu.

4. Cộng sản xưa oang oang cái miệng bài phong đả thực, chống bóc lột nhưng nay bọn họ tham nhũng cực kỳ, và còn theo tệ " cha truyền con nối" như Bắc Hàn. Những con ông cháu cha bất tài tuổi trẻ mà cũng nhanh chóng có địa vị cao nhờ thế lực cha ông, đó là Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang con Nông Đức Mạnh, Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP HCM (ủy viên dự khuyêt), con Nguyễn Tấn Dũng.

5. Đại hội là những con rối vô cảm, họ cúi đầu lặng nghe không thảo luận khi nghe 24 bản báo cáo nhàm chán. Nhưng họ đã phủ quyết dự thảo cương lĩnh của đại hội về " công hữu tư liệu sản xuất" mà Tân tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn bảo lưu.
Theo RFI, trong bài Đảng CS Việt Nam giữ nguyên đường lối, bất chấp nguy cơ bất ổn kinh tế có đoạn:
Có một chi tiết đáng chú ý là đa số các đại biểu dự Đại hội Đảng đã bác bỏ cái gọi là « chế độ công hữu về tư liệu sản xuất » được ghi trong bản dự thảo Cương lĩnh, một bước lùi về đường lối kinh tế, gây quan ngại cho giới chuyên gia và giới doanh nghiệp. Khoảng 65% đại biểu đã bỏ phiếu tán thành phương án thứ hai, định nghĩa đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa là « nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ». Thật ra thì cái định nghĩa được thông qua vẫn cho thấy sự bế tắc về học thuyết của cái gọi là « kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa », một nền kinh tế mà trong đó, khu vực Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo, cho dù đa số các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ và phần đóng góp của khu vực này vào tổng sản phẩm nội địa ( GDP ) ngày càng thấp, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử và gặp khó khăn trong việc huy động vốn từ ngân hàng.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110119-dang-cs-viet-nam-giu-nguyen-duong-loi-bat-chap-nguy-co-bat-on-kinh-te

Ông Nguyễn Phú Trọng đã phải tạm chấp nhận quyết định của đa số nhưng thua keo này bày keo khác, họ vẫn đủ cách để trấn lột tiền bạc của nhân dân, quốc gia và quốc tế khi thuận lợi. Như dự án đường cao tốc đã bị quốc hội phủ quyết nhưng họ vẫn cố cách thực hiện theo lệnh của Trung Quốc.

Tóm lại, bên cạnh Trung Quốc xâm lược, vấn đề nguy nan là tình hình kinh tế suy sụp. Sau vụ Vinashin, Air Vietnam rồi sẽ lộ ra nhiều vụ khác nữa... Cộng thêm đó nhân dân bất mãn, Việt Cộng khó có thể bền vững lâu dài.

No comments:

Post a Comment