Pages

Tuesday, October 11, 2011

HÌNH ẢNH HUẾ


Thành phố Huế ở miền Trung


Việt Nam, cách thành phố Hà Nội 654km, xưa là kinh đô của triều Nguyễn, nay là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thành phố Huế được bao bọc bởi huyện Hương Trà, huyện Hương Thuỷ và huyện Phú Vang, có toạ độ địa lí 107034'Đ - 16028'B.Các đơn vị hành chánh của thành phố bao gồm 24 phường là Phú Hậu, Phú Bình, Phú Hiệp, Phú Cát, Thuận Lộc, Thuận Thành, Tây Lộc, Thuận Hoà, Kim Long, Phú Hoà, Vĩ Dạ, Phú Hội, Xuân Phú, Phú Nhuận, Vĩnh Ninh, Phước Vĩnh, An Cựu, Trường An, Phú Thuận, Phường ̣Đúc, An Tây, An Đông, An Hoà, Hương Sơ và 3 xã Hương Long, Thuỷ Biều, Thuỷ Xuân.Địa hình thành phố Huế là đồng bằng vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 - 4 m so với mực nước biển nên thường hay bị ngập lụt.

Vùng đồng bằng này tương đối bằng phẳng

trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình cao 105m, đồi Vọng Cảnh.Giao thông trong thành phố thuận lợi do có đường Quốc lộ I và đường sắt Bắc - Nam chạy qua thành phố. Các đường phố được kết cấu theo kiểu bàn cờ. Đường thuỷ có cảng Thuận An có thể cho phép tàu có tải trọng lớn ra vào. Đường hàng không có sân bay Phú Bài phục vụ nhu cầu chuyên chở hành khách nội địa.Lịch sử Thuận Hoá




Nhiều người cho rằng, tên gọi Huế là tên đọc chệch từ chữ Hoá. Vùng đất ngày trong những thế kỷ đầu công nguyên thuộc huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam thời thuộc Hán. Từ năm 192 sau CN, thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12 thế kỷ. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị.


Vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông đặt làm thừa tuyên Thuận Hoá, là vùng đất nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân.Phú Xuân
Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687, chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Đàng Trong.




Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712-1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở bên tả phủ cũ, tức góc Đông Nam kinh thành Huế hiện nay.Sự nguy nga bề thế của Đô thành Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Đôn mô tả trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776. Đó là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Tiếp đó, Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945).Thị xã Huế - thành phố Huế
Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái chính thức ban hành dụ thành lập thị xã Huế. Ngày 12/12/1929, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định nâng cấp thị xã lên thành phố, địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, đến năm 1934 được sắp xếp thành 11 phường.





Sau Cách mạng tháng Tám, thị xã Huế bao gồm cả khu vực nội ngoại thành, là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên.Năm 1956 Ngô Đình Diệm ban hành dụ 37A cải tổ hành chính, Huế là thành phố ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế. Sau năm 1975, Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) gồm 18 phường, 22 xã. Năm 1989 Thừa Thiên tách khỏi tỉnh Bình Trị Thiên, Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm 18 phường, 5 xã và hiện nay là 24 phường, 3 xã.Phong cách Huế Thiên nhiên




Huế là một vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không kì vĩ, không phô trương nhưng nhẹ nhàng, đằm thắm. Ở thành phố Huế nổi tiếng nhất là sông Hương. Có thể nói đây là dòng sông mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn Huế, hình thành nên tín


h cách Huế. Chính dòng sông cùng với quần thể thiên nhiên, kiến trúc hai bên bờ sông đã xác lập nên sắc thái văn hoá đậm chất tâm linh của Huế.Kiến trúc



Sông Hương - ảnh : Đào Hoa NữHuế từng một thời là kinh đô của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Không những vậy, Huế còn là một trung tâm Phật giáo lâu đời. Những thành quách, lâu đài, lăng tẩm cổ kính, cùng với những ngôi chùa uy nghiêm nằm ẩn mình trong thiên nhiên của hai bên bờ sông Hương là những nét chính của kiến trúc Huế.


Trong cuộc sống hằng ngày, người Huế luôn hướng về thiên nhiên, gần gũi và hoà hợp với thiên nhiên, điều này được thấy rõ trong kiến trúc nhà vườn Huế. Dường như, khi xây dựng đô thị của mình, người Huế không có ý muốn chế ngự thiên nhiên mà chỉ hoà vào thiên nhiên một cách có văn hoá, để có thể tham dự hài hoà vào cuộc sống của con người.Ngày 11/12/1993, UNESCO đã chính thức công nhận quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một di sản văn hoá Việt Nam được cộng đồng thế giới thừa nhận là di sản chung của nhân loại.Con người




Chiều Đầm Chuồn - Ảnh : Đào Hoa NữHuế nghèo, cuộc sống của người dân còn rất khó khăn, chủ yếu dựa vào nghề nông và các nghề thủ công truyền thống. Nhưng bù lại, người Huế rất cần mẫn và sáng tạo. Từ những cụ già, thanh niên nam nữ và cả các em bé thiếu nhi, đều miệt mài lao động. Sự sáng tạo của người Huế được thể hiện qua các sản phẩm thủ công truyền thống, các nghề chạm khắc kiến trúc nổi tiếng khắp trong ngoài, các món ăn đặc sản được nhiều người biết đến.Văn hoá Huế Lễ hội
Khó có thể kể hết những lễ hội diễn ra hằng năm ở Huế. Từ lễ hội rước Bà, điện Hòn Chén, đến lễ hội của cư dân vùng đầm phá, như lễ hội làng Chuồn. Từ những lễ thánh trong cộng đồng Thiên Chúa, đến hội hoa đăng rực rỡ trên sông Hương trong đêm Phật Đản. Sinh hoạt lễ hội của Huế có từ ngàn xưa, bắt nguồn từ những truyền thống, tập tục lâu đời, gắn bó cộng đồng trong một tâm thế thống nhất.Nhạc cung đình Huế - loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc ở Việt Nam



Theo sử sách để lại thì nhạc cung đình xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào đời nhà Trần (thế kỷ 14), nhưng mãi đến đời Nguyễn (cuối thế kỷ 18) nhạc cung đình mới chính thức được phổ biến và phát triển mạnh tại Cung đình Huế. Tuy được sử dụng trong cung đình, nhưng việc sáng tác và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ dân gian nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ triều đình. Vì vậy, nhạc cung đình tuy mang tính bác học nhưng cũng mang đầy âm hưởng các làn điệu dân gian của các miền Việt Nam. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

o tím…

Đã gần 50 năm trôi qua, sắc tím trong tôi nhạt nhòa. Vậy mà sắc màu năm xưa lại ùa về và òa vỡ khi tôi nghe những giai điệu da diết, nhớ nhung của chương trình Thay lời muốn nói (Đài truyền hình TP.HCM) với chủ đề “Sắc tím”…





Nhạc cung đình Huế sử dụng những nhạc cụ dân tộc như đàn tam, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, sáo trúc, bộ gõ. Các nhạc cụ này thể hiện đầy đủ các âm vực từ tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng. Nhạc cung đình Huế có hai loại là Đại nhạc và Tiểu nhạc. Dàn Đại nhạc gồm có khèn, trống, bộ gõ và có thể có thêm đàn nhị. Đại nhạc thường được dùng trong dịp Tết và những ngày lễ lớn. Dàn Tiểu nhạc gồm những nhạc cụ dùng dây tơ, sáo trúc và bộ gõ. Các dàn nhạc biểu diễn thường có kèm theo đội múa. Dàn nhạc và đội múa là cả một sự phối hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ điệu và màu sắc trang phục.Nhạc cung đình có nhiều thể loại khác nhau được biểu diễn trong những dịp lễ hội khác nhau.


Giao nhạc được dùng trong tế Lễ Nam Giao khi nhà Vua làm lễ tế trời đất được thực hiện ba năm một lần; Miếu nhạc được dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc sử dụng trong năm lễ tế thần; Đại triều nhạc được tấu trong các lễ lớn như Lễ Vạn thọ, tiếp Sứ thần; Thường triều nhạc được tấu khi Vua lâm triều thường lệ; Đại Yến nhạc được tấu trong các buổi yến tiệc; Cung trung chi nhạc được dùng trong cung phủ; Cứu nhật nguyệt giao trung nhạc được dùng trong các dịp nguyệt thực và nhật thực; và còn bao gồm tất cả các bộ môn âm nhạc khác như nhạc thính phòng, sân khấu và múa.Ca Huế


Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang... Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian,


Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó nên có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Ca Huế - Ảnh : Đào Hoa NữCa Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán.


Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ đại cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848-1883). Bài bản ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.Ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng.


Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Một đêm ca Huế thường bắt đầu với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc. Tiếp theo là những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long ngâm, Tứ đại cảnh... Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc những điệu Nam Ai, Nam Bình, Tương tư khúc... cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như Mưa trên phố Huế, Huế thương, Đêm tàn bến Ngự, Ai ra xứ Huế, Ðây thôn Vĩ Dạ....Nghệ thuật Tuồng

Nghệ thuật tuồng Huế phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.Videos Co Do Hue do VBS Television Canada thuc hien.

VBS TELEVISION CANADA VBS Television Canada đã post một chương trình nói về li6ch sử và mọi sinh hoạt của Huế. Cố đô Huế rất phong phú.Huế trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn bình lặng ít đổi thay như các thành phố khác.







Tuy nhiên có một điểm nhỏ làm giảm cái hay của thiên phóng sự, là người dẫn chương trình không phải người Huế nên khán thính giả mất một dịp được nghe lối nói truyền cảm, nhỏ nhẹ và rất dễ thương của giọng Huế chính thống... ...Xem rồi thấy nhớ Huế quá! Đường Chi Lăng, trường Gia Hội, Đường Huỳnh Thúc Kháng, cầu Đông Ba, sông Đông Ba .... Tôi chỉ mới coi Cố Đô Huế 1 thôi mà thấy hấp dẫn quá! . Xin chia sẻ đến quý vị coi cho vui . Xem có ai nhìn lại được cái nhà của mình ngày xưa không ? Tôi thì có nhìn được cái dốc cầu Gia Hội xuống đường Chi Lăng tới rạp xi-nê Hoàn Mỹ ...Coi đi các bạn, cho bớt nhớ! Dieu Huynh

CỐ ĐÔ HUẾ

No comments:

Post a Comment