Pages

Wednesday, January 11, 2012

CỘNG SẢN CHIẾM ĐẤT


Ngày xưa cộng sản hô hào độc lập
Ngày nay cộng bán nước
Ngày xưa cộng sản hô hào chia ruộng cho nông dân;"
Ngày nay cộng sản cướp đất của nhân dân


6 nhân viên công lực Việt Nam bị bắn trong lúc thi hành lệnh cưỡng chế

4 cảnh sát và 2 cán bộ huyện bị thương khi tìm cách cưỡng chế tịch thu đất đai từ một nông dân ở miền Bắc Việt Nam bị cáo buộc không chịu nộp thuế dù đã hết hạn đấu thầu canh tác lâu nay.

Hãng thông tấn Đức DPA ngày 6/1 cho hay 2 cảnh sát bị bất tỉnh và trúng thương vì một quả mìn tự chế khi họ tiếp cận ngôi nhà của ông Đào Văn Vươn ở Hải Phòng hôm 5/1.

4 nhân viên công lực khác trong toán thi hành lệnh cưỡng chế cũng bị ông Vươn dùng súng bắn bị thương.

Nghi can là người thuê đất cùng với một số tòng phạm đã tẩu thoát. Chính quyền địa phương nói ông Vươn đã thuê khu đất này để nuôi cá và trồng hoa lan nhưng nhiều tháng qua không chịu trả tiền thuế thuê đất.

Nguồn: AFP, DPA


Dân bị chính quyền lấy đất
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2012-01-03

Ở một nước có đa số cư dân liên quan đến nông thôn thì vấn đề đất đai là quan trọng, ngoài giá trị là một tài sản, đất đai còn là môi trường lao động của người nông dân.

Photo courtesy of nhadat.vn

Một khu đất nông nghiệp chuyển thành đất ở

Trong mấy năm qua, tình trạng khiếu kiện thậm chí dẫn đến biểu tình về những vấn đề liên quan đến đất đã trở nên phổ biến trong cả nước. Đâu là nguyên nhân thực tế dẫn đến các sự việc này, thông tín viên Nhân Khánh có bài tìm hiểu sau.

Lấy đất của dân chia nhau

Các vụ việc tố cáo, khiếu nại liên quan đến đền bù, giải tỏa đất đai xảy ra khắp cả ba miền Bắc Trung Nam. Mọi việc diễn ra không thể đổ lỗi cho cơ chế, vì phải thấy rằng cơ chế cũng do chính con người tạo ra nhằm mục đích cuối cùng là phục vụ lại cho lợi ích của đa số quần chúng trong xã hội.

Gần đây, qua loạt bài “Chuyện "động trời" ở tỉnh Kiên Giang: Dân mất đất kêu than, “quan” biến thành địa chủ!” của phóng viên Mạc Hồng Kỳ trên báo Người Cao Tuổi đã minh chứng một phần thực tế này. Nhiều người nông dân ở xã Bình Giang huyện Hòn Đất bị lấy toàn bộ đất canh tác mà không được bồi thường, thậm chí có người còn cho hay, do thấy thu hồi đất trái luật nên ông không chịu giao đất thì bị công an xã bắt trói, nhốt vô hầm tối, hay có người còn bị chích roi điện. Những sự việc tương tự cũng diễn ra ở những khu vực khác như ở huyện Kiên

Lương, huyện Giang Thành, con số hộ nông dân bị lấy đất lên đến con số hàng trăm.
Rốt cuộc những miếng đất bị thu hồi không có bồi thường này được chia cho các quan chức trong toàn tỉnh Kiên Giang. Chẳng ai có thể trả lời được cho câu hỏi về số phận những người nông dân này và gia đình của họ sẽ trôi dạt về đâu nếu mất đất canh tác. Để có cái nhìn khách quan hơn về sự việc, phóng viên đài Á Châu Tự do đã liên hệ với người tỉnh Kiên Giang, được người địa phương tại huyện Hòn Đất cho biết như sau:

"Cái đó là của Đài Loan, hồi xưa Nhà nước cho người ta mướn. Đất đó thực sự là của dân. Sau khi Đài Loan làm ăn không được giải thể, coi như là cắt hợp đồng, nhà nước lấy cái đất này lại, thay vì trả cho dân, hổng trả mà chia chác với nhau, rồi bán tùm lum hết trơn. Thành ra nó nhiều trường hợp lắm."

Tại Kiên Giang đã hình thành một đại phong trào cấp đất cho cán bộ, chỉ riêng số đất cấp cho các cán bộ cấp tỉnh đã lên đến hàng ngàn ha. Nếu tính xuống cả cấp cán bộ xã và thân nhân của họ thì con số cả chục ngàn ha là có trong thực tế. Dĩ nhiên các cán bộ này không thể vừa đảm đương công việc cơ quan Nhà nước vừa đi làm ruộng được, việc mua bán xảy ra là tất yếu, đồng thời hình thức cho thuê đất thu tô cũng được thực hiện. Tình hình này nếu không được xem xét đúng mức, có lẽ bối cảnh đại địa chủ và tá điền đang manh nha hình thành tại nông thôn miền Tây Nam bộ.

Gần đây cơ quan Thanh tra Chính phủ cho biết, khiếu nại liên quan đến đất đai, đền bù, giải tỏa chiếm tới gần 80% tổng số vụ khiếu nại phát sinh. Nhiều vụ việc bị tồn đọng, kéo dài vì trong thực tế có quá nhiều quan điểm khác nhau trong cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề ở các cơ quan hữu trách.

Đất đó thực sự là của dân. Sau khi Đài Loan làm ăn không được, giải thể, nhà nước lấy cái đất này lại, thay vì trả cho dân, hổng trả mà chia chác với nhau.

Người dân huyện Hòn Đất

Liệu chính sách tam nông ở Việt Nam có thể thành công hay không một khi người nông dân không có đất để làm nông nghiệp và phải bỏ nông thôn để lên thành thị làm thuê trái nghề. Hiện nay, không riêng gì thành phố, cuộc sống người nông dân ở nông thôn bị phân hóa mãnh liệt về thu nhập và tài sản. Bên cạnh những phú ông bỗng chốc giàu lên với những cánh đồng cò bay thẳng cánh là những nông dân không có một cục đất chọi chim.

Khi được hỏi về việc tỉnh lấy đất ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất giao cho Công ty Kiên Tài Đài Loan mà không hề có quyết định thu hồi và bồi hoàn thiệt hại, sau khi công ty này giải thể thì sự việc này đã được xử lý như thế nào và đã giải quyết đến đâu, ông Phùng Quốc Bình, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang kiêm Chánh Thanh tra Sở, người phụ trách giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai cho đài Á Châu Tự do biết như sau:

"Cái việc đó thì bây giờ theo quy định, cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý thì người gởi đơn đến đó để xem coi là người ta sẽ trả lời cho việc đó đã xử lý tới đâu rồi. Còn như mà hỏi chung chung như vậy thì đâu có biết vụ việc cụ thể nào mà trả lời được."

Không ai giải quyết

Cũng câu hỏi trên, phóng viên đài Á Châu Tự do đặt ra với ông Vũ Ngọc Phước, Phó Chánh Thanh tra thứ nhất Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thì được biết:

vietnamexodus-250.jpg
Người dân biểu tình đòi đất là hình ảnh thường thấy ở VN hiện nay. Photo courtesy of vietnamexodus

"Tôi cũng không rõ nữa tại vì tôi cũng mới về đây, có gì tôi hỏi lãnh đạo, có gì anh có thể gặp trực tiếp lãnh đạo. Đất đai thì hỏi Phòng Tiếp dân Ủy ban tỉnh hoặc Thanh tra Sở Tài nguyên, nhưng mà cái vụ việc này thì là lính mới nên cũng không rành được cái vụ việc này."

Và khi yêu cầu thêm một lần nữa, nếu không hỏi được sự việc liên quan khu đất 300 ha ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất ở cơ quan này thì có thể liên hệ tìm hiểu đến cơ quan nào, bởi quá trình xử lý đã kéo dài đến 15 năm rồi, ông Vũ Ngọc Phước cho đài Á Châu Tự do biết:

"Thì có gì anh liên hệ với Lãnh đạo Thanh tra rồi có thể liên hệ với Phòng Tiếp dân Ủy ban tỉnh. Cái đó ở đây tôi không biết chính xác và cụ thể thì làm sao trả lời cho anh được… thì cái cơ quan tham mưu thụ lý đó. Mà không biết trước đây là ai tham mưu thụ lý giải quyết vụ đó thì anh có thể trực tiếp gặp cơ quan thụ lý giải quyết cái đó. Hồi trước đến giờ ai làm thì mình hỏi ở đó. Anh có thể trực tiếp lên huyện Hòn Đất, rồi anh hỏi."

15 năm trời trôi qua, bao chuyện vật đổi sao dời, các nhân vật có liên quan trực tiếp đến sự việc này, kẻ về hưu người lên trung ương, vì không đương nhiệm nên khó có thể yêu cầu họ giải quyết. Một câu trả lời thỏa đáng cho người dân Kiên Giang về khoảnh đất trao nhầm địa chỉ cộng lại lớn gấp 6 lần thành phố Hà Đông vẫn còn bỏ ngỏ. Nghiêm trọng hơn, cũng theo phóng viên Mạc Hồng Kỳ tường thuật, những người từng tiếp xúc với phóng viên đều được công an mời lên làm việc, thậm chí có người được căn dặn sau này có liên hệ với nhà báo thì phải báo cho công an biết. Trong số người được mời trao đổi với công an có cả ông Hoàng Văn Hưng, một nhân vật từng được lên chương trình Người Đương thời của VTV về chống tham nhũng năm 2007.

Thì có gì anh liên hệ với Lãnh đạo Thanh tra rồi có thể liên hệ với Phòng Tiếp dân Ủy ban tỉnh. Cái đó ở đây tôi không biết chính xác và cụ thể thì làm sao trả lời cho anh được…

Ô. Vũ Ngọc Phước

Bên cạnh các lý lẽ chính trị riêng để thiết chế quyền sở hữu đất đai của mình, quyền lợi của người dân cần được nhìn nhận cách thỏa đáng hơn, vì đó là đạo lý ở đời đối với những công dân lương thiện trong một quốc gia.

Suy ra, phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa XI quả là quan trọng. Sinh mệnh của đảng Cộng sản và sự tồn vong của chế độ rất liên quan đến việc chỉnh đốn đảng; thiết thực hơn, trước khi tiến hành trên khắp cả nước thì cần thực hiện việc chỉnh đốn này đầu tiên ở những địa phương như tỉnh Kiên Giang trong vấn đề đất đai. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/farmers-are-taking-land-nk-01032012130238.html



Thêm một vụ cưỡng chế đất đai ở Dak Nong
Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-04-28


Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa.

Kêu cứu ra công luận quốc tế

Khác với một số đơn kêu cứu lâu nay thường xuất hiện trên mạng, mà địa chỉ nơi nhận thường là các vị lãnh đạo cấp nhà nước, và các cấp liên quan ở trung ương cũng như địa phương.

Đơn tố cáo khẩn cấp của 56 hộ dân với trên 500 nhân khẩu tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong lại chỉ gửi cho công luận quốc tế. Đơn đề ngày 21 tháng tư vừa qua.

Vụ việc cưỡng chế đến mức khiến người dân điạ phương phải có đơn kêu cứu như thế được những người trong cuộc giải thích. Trước hết, một số người dân tộc Mơ Nông sinh sống tại đó cho rằng đó là đất của cha ông họ từ xưa đến nay nên họ mong muốn được sinh sống tại đó:

"Từ ngày 19 cho đến 20, 56 hộ dân bản địa đã sống ổn định tại đó từ ‘thời khai thiên lập địa’, ngay trước thời Mỹ- Ngụy đồng thời có công chống Mỹ, ổn định rồi. Đến ngày 19 tháng tư, không hiểu lý do các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện họ chặt phá hết cây trồng của chúng tôi, phá nhà cửa, đốt hết.

Họ yêu cầu bà con di dời nhà cửa, súc vật nuôi… để trả lại đất cho dự án, cho lâm nghiệp… Họ không chỉ lấy số đất đó cho công ty này, công ty kia mà còn sang nhượng với nhau. Tôi chỉ thấy giấy thông báo chứ họp dân không có. "

Trong khi ấy, một số người kinh đến lập nghiệp tại đó cũng cho biết:

"Đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi, mình phải tự dọn ra để làm. Chúng tôi là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi.

Đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi. Chúng tôi là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi.

Một người dân xã Dak Ngo

Tôi là dân xã Dak Ngo, bây giờ bị ‘màn trời, chiếu đất’. Họ còn bắt nhốt năm người. Họ đọc lệnh, xét nhà, thu tài liệu như điã ghi hình, giấy tờ đi khiếu kiện. Họ còng tay ông Lộ Văn Phải luôn mà…"

Theo những người dân bị cưỡng chế thì có người được cấp hộ khẩu, và địa phương có cấp chính quyền xã quản lý họ, "Có một số có hội khẩu tại đó, còn số khác có hộ khẩu ở chỗ khác tại tỉnh Dak Nông."

Còn vấn đề giấy tờ sử dụng đất vẫn không được cấp và tình trạng đó được giải thích như sau:

"Họ không làm cho người bản địa chúng tôi mà chỉ cấp giấy phép, quyền sử dụng đất cho các nhà doanh nghiệp, nhà giàu mua đất mỗi cuốn sổ trên 200-300 héc ta một lô."

Phía chính quyền địa phương có giải thích ra sao về những cáo buộc mà người dân đưa ra?

Ông Nguyễn Văn Tư, trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra của huyện Tuy Đức khi trả lời:

"Thực tế chuyện cưỡng chế, giải tỏa có thông báo rõ ràng, chứ không phải tự làm thế được. Sống phải có luật pháp, không nói tầm bậy như thế được, sống phải có hợp pháp chứ không thể sống vô gia cư bất hợp pháp như thế."

Giải thích của chính quyền

Ông Lê Văn Minh, chủ tịch xã Dak Ngo đưa ra giải thích:

"56 hộ dân này không phải là người đã có hộ khẩu tại địa phương. Hộ khẩu của họ ở tỉnh Bình Phước, họ đã được hưởng chế độ ‘dân tộc’ tại đó. Nay về đây họ muốn lập buôn làng cũ. Do gia đình con cái đông, họ muốn mở rộng thêm đất cho con cái họ với lý do mồ mả ông bà, tổ tiên của họ trên đây.

Chúng tôi cũng đã xác minh làm rõ; nếu khó khăn sẽ giúp; nhưng thực tế họ về đây để phá rừng nên phải cưỡng chế. Thực tế số có đất là do phá rừng mà có. Chính quyền không quản lý được. Nay phải làm thế nào để chấp hành ‘kỷ cương, phép nước’. Họ đâu có đăng ký tạm trú tạm vắng gì mà đòi hỏi chính quyền địa phương phải giải quyết vấn đề này.

Đòi hỏi của họ, chính quyền địa phương khó giải thích, họ không trình báo. Họ có hộ khẩu nơi khác, có nhà cửa nơi khác rồi, lên đây mua bán không qua chính quyền. Khi cưỡng chế chúng tôi có thông báo, mà họ không thông.

Ông Minh, CT xã Dak Ngo

Tôi làm chủ tịch xã từ năm 2006, đã xác minh nhiều và đề nghị chính quyền tỉnh nếu hợp thức hóa được thì hợp thức. Nhưng thực tế nằm ngoài khu vực qui hoạch để thành lập thôn, mà đất là đất thuộc công ty lâm nghiệp, diện tích rừng sản xuất, chưa được chuyển đổi nhưng bà con vào thâm canh, phá rừng làm nương rẫy.

Đòi hỏi của họ, chính quyền địa phương khó giải thích, họ không trình báo. Họ có hộ khẩu nơi khác, có nhà cửa nơi khác rồi, lên đây mua bán không qua chính quyền. Khi cưỡng chế chúng tôi có thông báo, mà họ không thông."

Tình trạng thu hồi đất cuả người dân để thực hiện các dự án phát triển hiện gây ra bao vụ khiếu kiện ở khắp các điạ phương tại Việt Nam. Phía người dân trong cuộc và chính quyền điạ phương, trong hầu hết các vụ việc đều không thống nhất được phương án giải quyết. Người dân bị mất đất cho rằng họ bị xử ép không thỏa đáng trên nguyên tắc giải quyết ổn định cuộc sống cho dân.

Trung Quốc: biểu tình ủng hộ người dân làng Ô Khảm
RFA 18.12.2011

Công an Quảng Đông đã bắt giữ 3 người đứng biểu tình ủng hộ cuộc tranh đấu của dân làng Ô Khảm.

AFP photo Người dân làng Ô Khảm tham dự tang lễ của ông Tiết Cẩm Ba ngày 16 tháng 12 năm 2011. Ông Tiết Cẩm Ba chết khi đang bị công an bắt giữ. Những người này bị bắt hồi trưa hôm qua, ngay sau khi họ căng biểu ngữ ở một quảng trường nằm tại trung tâm tỉnh. Trước đó 3 người này còn phổ biến lời kêu gọi trên internet, mời mọi người cùng tham gia để tranh đấu cho công bằng xã hội và cho quyền tự do bày tỏ tư tưởng.

Bản tin của hãng thông tấn AFP đánh đi từ Bắc Kinh nói là lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh vẫn hiện diện khắp nơi trong làng Ô Khảm, trường học và nhiều cơ sở thương mại vẫn đóng cửa.
Cuộc biểu tình của dân làng kéo dài đã hơn một tuần lễ, sau khi dân chúng tụ tập để phản đối việc chính quyền địa phương trưng dụng đất mà không bồi thường thỏa đáng.
Khoảng mười ngày trước đây vụ việc bùng nổ lớn hơn sau khi cảnh sát bắt giữ ông Tiết Cẩm Ba, 42 tuổi, cáo buộc ông này nằm trong nhóm chủ trương biểu tình chống đối. Hai ngày sau đó cảnh sát cho hay ông Tiết Cẩm Ba chết vì bệnh tim, nhưng dân làng tin rằng ông bị công an đánh chết.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/demo-in-cn-backs-protest-village-12182011114537.html

No comments:

Post a Comment